Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

(Tiểu luận) phân tích môi trường vĩ mô, những cơ hội và thách thức của coffee trung nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 24 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

<b>TIỂU LUẬN</b>

<b>PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG VĨ MƠ, NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA COFFEE TRUNG NGUYÊN</b>

<b>Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN THANH MỸSinh viên thực hiện : NHÓM 1</b>

<i><b>Lớp: A26</b></i>

<i>Thứ năm ngày 10 tháng 6 năm 2022</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>I. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ THUỘC MÔI </b>

<b>II. Kỹ thuật, phương pháp phân tích SWOT:8</b>

<b>B. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG VĨ MƠ TÁC ĐỘNG LÊN NGÀNH CHỌN NGHIÊN CỨU (KINH DOANH CÀ PHÊ):12</b>

1. Yếu tố điều luật, quy định, chính sách: 13

<b>III. MƠI TRƯỜNG VĂN HĨA – XÃ HỘI:14</b>

<b>VII. MƠI TRƯỜNG CẠNH TRANH QUỐC TẾ:16C. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CỦA TẬP ĐOÀN CÀ PHÊ TRUNG </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

4. Thách thức ( Threasts): 19

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

Thế giới ngày nay đang ngày càng phát triển. Các nhà quản trị đã phải làm thay đổi nhiều cách thức của nhiều tổ chức để tiến hành các hoạt động kinh doanh, sự gia tăng các tổ chức dịch vụ đã làm thay đổi cấu trúc nền kinh tế. Trong lý thuyết quản trị, có một đóng góp hết sức quan trọng cho ngành quản trị cho rằng khơng có một tổ chức nào có thể hồn tồn tự biệt lập với mơi trường bên ngồi nó, mà hoạt động của một tổ chức phải vừa phụ thuộc vào các yếu tố nội tại bên trong, vừa phải chịu sự tác động của các yếu tố khác bên ngoài.

Các nhà quản trị cần có năng lực quản trị cần thiết để thích ứng với yêu cầu mỗi thời đại. Bên cạnh đó, những biến động thường xun của mơi trường lên tổ chức là điều không thể tránh khỏi, làm xuất hiện những cơ hội và các mối đe dọa đến cơng tác của nhà quản trị. Chính vì thế, mỗi nhà quản trị cần có thời gian để thích ứng, nghiên cứu và dự báo xu hướng biến động của môi trường.

Hiện nay, ngành hàng cà phê ở Việt Nam là một ngành sản xuất kinh doanh phát triển. Cà phê từ lâu đã gắn với đời sống xã hội và văn hóa của nhiều cộng đồng quốc gia. Việc dùng cà phê buổi sáng đã trở thành thói quen của tất cả người dân từ lao động chân tay đến lao động trí thức. Cái tên cà phê Trung Ngun khơng cịn xa lạ với người dân Việt Nam. Ra đời vào giữa năm 1996 – Trung Nguyên là một nhãn hiệu cà phê còn non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngồi nước. Chỉ trong vịng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trổi dậy thành một tập đồn hùng mạnh với 6 cơng ty thành viên. Tuy nhiên, để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường cà phê thì Tập đồn Cà phê Trung Ngun ln phải tìm hiểu các tác động của mơi trường để có thể tận dụng những cơ hội và đối mặt với nhiều thách thức. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố môi trường vĩ mô, các cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên”.

A. KHÁI QUÁT LÝ THUY T:<b>Ế</b>

I. PHÂN TÍCH TÁC Đ NG C A CÁC Y U T THU C MÔI <b>ỘỦẾỐỘ</b>

TR<b>ƯỜ</b> NG VĨ MÔ LÊN T CH C:<b>ỔỨ</b>

1. Môi tr<b>ườ</b>ng kinh t :<b>ế</b>

1. Những diễn biến của môi trường kinh tế vĩ mô bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và nguy cơ khác nhau đối với từng tổ chức trong các ngành khác nhau, và có ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiến lược của tổ chức. Nói khái qt, mơi trường kinh tế tác động đến tổ chức ở hai

<b>Too long to read onyour phone? Save</b>

to read later on your computer

Save to a Studylist

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

khía cạnh chính là cầu thị trường và chi phí đầu vào của tổ chức. Dưới đây là những yếu tố cơ bản của môi trường kinh tế:

<b>a. Xu hướng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩmquốc dân (GNP):</b>

Khi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển nghĩa là giai đoạn mà hai thước đo GDP và GNP đạt mức độ tăng cao. Như vậy, thời kỳ nền kinh tế phồn vinh đã mang lại cho các tổ chức một cơ hội phát triển trong thị trường tăng trưởng nhanh. Trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái hay khủng hoảng với tốc độ tăng trưởng âm, tương ứng với việc thu nhập của người tiêu dùng thấp hơn và người dân đối mặt với nguy cơ mất việc lớn hơn. Điều này khơng những gây ra những khó khăn trong việc tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức kinh doanh, mà cả những tổ chức phi kinh doanh cũng gặp bất lợi.

<b>b. Lãi suất và xu hướng của lãi suất:</b>

Lãi suất chính là chi phí vốn đối với một tổ chức, do vậy khi lãi suất tăng cao sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh, và ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm hay dịch vụ và hệ quả là làm giảm sức cạnh tranh về giá của các tổ chức. Đối với lãi suất huy động vốn tăng dẫn đến việc khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, do vậy cũng làm cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội giảm xuống.

<b>c. Cán cân thanh toán quốc tế:</b>

Cán cân thanh toán là lưu lượng tiền tệ giao dịch của một quốc gia với các nước khác trên thế giới. Vấn đề ở đây là tình trạng cán cân thanh tốn của một quốc gia là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và đến lượt tỷ giá hối đối sẽ tác động khơng nhỏ đến các tổ chức. Thơng thường, chính phủ sẽ sử dụng cơng cụ này để điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu theo hướng có lợi cho nền kinh tế.

<b>d. Mức độ lạm phát:</b>

Lạm phát và vấn đề chống lạm phát cũng là những nọ i dung quan trọng cần phải xem xét và pha n tích. Nếu tỷ lẹ lạm phát ta ng làm giá trị của đồng tiền bị suy giảm sẽ ảnh hu ởng xấu đến các hoạt đọ ng kinh tế, đến viẹ c tạo vốn và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Ngu ợc lại, nếu tỷ lẹ lạm phát giảm hoạ c kiềm chế đu ợc lạm phát, sẽ đảm bảo đu ợc giá trị của đồng tiền, thúc đẩy viẹ c phát triển kinh tế và phát triển sản xuất kinh doanh.

<b>e. Hệ thống thuế và mức thuế:</b>

Chính phủ sử dụng linh hoạt chính sách thuế trong từng thời kỳ nhất định, bằng việc tác động vào cung-cầu nhằm điều chỉnh chu kỳ kinh doanh- một đặc

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

trưng vốn có của nền kinh tế thị trường. Có thể thấy sự tác động của thuế có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, đến việc điều tiết kinh tế thị trường của Nhà nước. Thông qua thuế, Nhà nước thực hiện định hướng phát triển sản xuất. Chính sách thuế có định hướng phân biệt, có thể góp phần tạo ra sự phát triển cân đối hài hoà giữa các ngành, các khu vực, các thành phần kinh tế, làm giảm bớt chi phí xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

<b>f. Các biến động trên thị trường chứng khoán:</b>

Thị trường chứng khoán giúp các tổ chức đa dạng hố các hình thức huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu, giúp doanh nghiệp tránh được các khoản vay ngân hàng với lãi suất cao. Doanh nghiệp có chứng khốn được niêm yết trên thị trường chứng khốn chắc chắn có uy tín hơn đối với cơng chúng, và chứng khốn cũng có tính thanh khoản hơn. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn, sử dụng vốn tiết kiệm, linh hoạt và có hiệu quả hơn. Việc mở cửa thị trường chứng khốn cịn giúp doanh nghiệp thu hút thêm nguồn vốn trên thị trường quốc tế. Đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế và mở rộng các cơ hội kinh doanh của các công ty trong nước.

2. Mơi tr<b>ườ</b> ng chính tr và pháp lu t:<b>ịậ</b>

Mo i tru ờng chính trị và pháp luật bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách, hệ thống pháp luật hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại giao của nhà nước và những diễn biến chính trị trong nước. Có thể hình dung sự tác động của mơi trường chính trị và pháp luật đối với các tổ chức như sau:

<b>a. Luật pháp: </b>

Chính phủ đưa ra những quy định cho phép hoặc không cho phép, hoặc những ràng buộc đòi hỏi các tổ chức phải tuân thủ. Các tổ chức cần phải hiểu rõ tinh thần của pháp luật và chấp hành tốt những quy định của pháp luật.

<b>b. Chính phủ: </b>

Chính phủ đóng vai trị quan trọng trong điều tiết nền kinh tế vĩ mô, quản lý kinh tế và quyết định việc phân phối nguồn tài nguyên của thị trường; chức năng của thị trường biểu hiện bằng các hoạt động cung- cầu, cạnh tranh tự do và điều tiết giá cả. Chính phủ vừa là người kiểm sốt, khuyến khích, tài trợ, quy định, ngăn cấm, hạn chế, vừa đóng vai trò là khách hàng quan trọng đối với các tổ chức và sau cùng chính phủ cũng giữ vai trò là một nhà cung cấp dịch vụ cho các tổ chức.

<b>c. Các xu hướng chính trị và đối ngoại: </b>

Những biến động phức tạp trong mơi trường chính trị sẽ tạo ra những cơ hội và rủi ro đối với các tổ chức. Sự bất ổn định sẽ gây ra khơng ít khó khăn cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

các tổ chức. Trái lại, sự ổn định chính trị sẽ tạo ra môi trường thuận lợi đối với hoạt động của các tổ chức nhờ vào các cam kết của chính phủ trong việc thực thi các chính sách kinh tế - xã hội. Hịa bình, hợp tác và tơn trọng quyền tự quyết của các dân tộc đang là xu thế chủ đạo hiện nay.

3. Môi tr<b>ườ</b>ng văn hóa – xã h i:<b>ộ</b>

Mơi trường văn hóa - xã hội bao gồm những chuẩn mực và giá trị được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể. Sự thay đổi của các yếu tố văn hóa - xã hội một phần là hệ quả của sự tác động lâu dài của các yếu tố vĩ mơ khác, do vậy nó thường biến đổi chậm hơn so với các yếu tố khác. Một số đặc điểm mà các các tổ chức cần chú ý là: sự tác động của các yếu tố văn hóa - xã hội thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu tố khác. Mặt khác, phạm vi tác động của các yếu tố văn hóa - xã hội thường rất rộng: "nó xác định cách thức người ta sống, làm việc, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ". Các khía cạnh hình thành mơi trường văn hóa - xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh, như: những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, về nghề nghiệp; những phong tục, tập quán, truyền thống; những quan tâm ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội... Tất cả các tổ chức cần phân tích rộng rãi các yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra.

4. Mơi tr<b>ườ</b>ng dân s :<b>ố</b>

Những khía cạnh cần quan tâm của môi trường dân số bao gồm: tổng dân số, số người trong độ tuổi lao động, tỷ lệ tăng dân số, các biến đổi về cơ cấu dân số (tuổi tác, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, thu nhập), hơn nhân, cơ cấu gia đình, trình độ văn hóa, di chuyển dân cư giữa các vùng... Những thay đổi trong môi trường dân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội và hoạt động kinh doanh của tổ chức. Tóm lại, mơi trường dân số tác động đến hoạt động của tổ chức trên hai khía cạnh chính là: cầu thị trường (quy mô tiêu dùng) và nguồn nhân lực đầu vào của tổ chức.

5. Môi tr<b>ườ</b>ng t nhiên:<b>ự</b>

Điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sơng biển, các nguồn tài ngun khống sản trong lịng đất, tài nguyên rừng biển, sự trong sạch của môi trường nước, khơng khí... Tác động của các điều kiệu tự nhiên đối với các quyết sách trong kinh doanh từ lâu đã được các doanh nghiệp thừa nhận. Trong rất nhiều trường hợp, chính các điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Công chúng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng môi trường tự nhiên nên sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách của nhà nước ngày càng tăng. Các vấn đề ô nhiễm môi trường, sản phẩm kém chất lượng, lãng phí tài nguyên thiên nhiên cùng với nhu cầu ngày càng lớn đối với các nguồn lực có hạn khiến cơng chúng, cũng như các doanh nghiệp phải thay đổi các quyết định và biện pháp hoạt động liên quan.

6. Môi tr<b>ườ</b>ng công ngh :<b>ệ</b>

Công nghệ là một trong những yếu tố chủ động, chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa đối với các doanh nghiệp. Sự phát triển của công nghệ và những ứng dụng của nó đã cho ra đời các sản phẩm có mức độ tân tiên hơn qua hàng năm làm cho sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách tốt hơn. Bên cạnh đó, các ứng dụng công nghệ cũng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả, tiến độ quá trình sản xuất, tiết kiệm được nguồn nhân lực, nguyên vật liệu,… Những áp lực và đe dọa từ mơi trường cơng nghệ có thể là: sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu. Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện tại bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh.

II. K thu t, ph<b>ỹậươ</b> ng pháp phân tích SWOT:

Mơ hình phân tích SWOT là một cơng cụ hữu dụng được sử dụng nhằm

<b>hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths)</b>, Điểm yếu <b>(Weaknesses)</b>, Cơ hội

<b>(Opportunities) và Nguy cơ (Threats)</b> trong một dự án hoặc tổ chức kinh doanh. Thơng qua phân tích SWOT, tổ chức sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngồi tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà tổ chức đề ra. Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích SWOT đóng vai trị là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao giúp tổ chức có cái nhìn tổng thể khơng chỉ về chính tổ chức mà cịn những yếu tố ln ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của tổ chức.

1. S d ng SWOT:<b>ử ụ</b>

Phân tích SWOT giúp mang lại cái nhìn sâu sắc về một tổ chức, dự án, hay một hồn cảnh do đó phương pháp này đặc biệt hữu ích trong việc ra quyết định, hoạch định chiến lược và thiết lập kế hoạch. Sau đây hãy cùng xem phân tích SWOT thường được sử dụng trong những trường hợp cụ thể nào:

+ Các buổi họp brainstorming ý tưởng.

+ Giải quyết vấn đề (cơ cấu tổ chức, nguồn lực, năng suất lao động, văn hóa doanh nghiệp…).

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

+ Phát triển chiến lược (cạnh tranh; sản phẩm, công nghệ, thị trường mới v..v). + Lập kế hoạch.

+ Ra quyết định.

+ Đánh giá chất lượng sản phẩm. + Đánh giá đối thủ.

+ Kế hoạch phát triển bản thân.

Khi sử dụng kỹ thuật SWOT này, chúng ta sẽ vẽ ra trên một tờ giấy hoặc trên một chiếc bảng 4 khu vực được phân chia thành các mục S, W, O, T. Sau đó dùng kỹ thuật động não (brainstorming) để ghi các ý kiến hoặc nhận xét chủ quan của cá nhân hay tổ chức vào các khu vực tương ứng.

PHÂN TÍCH SWOT

TÍCH CỰC/CĨ LỢI trong việc đạt được mục tiêu

TIÊU CỰC/GÂY HẠI trong việc đạt được mục tiêu

Có thể thấy, mục đích của phân tích SWOT là nhằm xác định thế mạnh mà cá nhân hay tổ chức đang nắm giữ cũng như những điểm hạn chế cần phải khắc phục. Nói cách khác, SWOT chỉ ra cho chúng ta đâu là nơi để chúng ta tấn công và đâu là nơi chúng ta cần phòng thủ. Cuối cùng, kết quả SWOT cần phải được áp dụng một cách hợp lý trong việc đề ra một Kế hoạch hành động (Action plan) thông minh và hiệu quả.

2. Các y u t c a SWOT:<b>ếố ủa. Điểm mạnh (Strengths):</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Điểm mạnh chính là lợi thế của riêng cá nhân, doanh nghiệp, dự án, sản phẩm,... Đây phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà cá nhân, tổ chức đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Hãy trả lời các câu hỏi: Khách hàng u thích điều gì về doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn? Tổ chức của bạn làm gì tốt hơn các tổ chức khác trong ngành như thế nào? Đặc tính thương hiệu (brand attribute) thu hút nhất của doanh nghiệp của bạn là gì? Những ý tưởng bán hàng độc đáo mà doanh nghiệp của bạn đang ấp ủ? Hay những tài nguyên nào chỉ tổ chức của bạn có mà đối thủ thì khơng? Một vài lĩnh vực có thể được sử dụng làm cơ sở để tìm ra các điểm mạnh:

● Nguồn lực, tài sản, con người ● Kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu ● Kế thừa, văn hóa, quản trị

<b>b. Điểm yếu (Weaknesses):</b>

Một cách dễ hiểu nhất, điểm yếu chính là những việc cá nhân, tổ chức làm chưa tốt. Nếu cảm thấy lúng túng thì cách tìm ra điểm yếu đơn giản nhất chính là dò lại những lĩnh vực, yếu tố đã gợi ý ở mục trên như nguồn lực, tài sản, con người… Nếu ở khoản nào khơng có điểm mạnh thì ở đó sẽ tồn tại điểm yếu, kém. Ngồi ra phải luôn tự hỏi những câu hỏi sau:

● Khách hàng của bạn khơng thích gì về doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn?

● Những vấn đề hoặc khiếu nại thường được đề cập trong các review đánh giá về doanh nghiệp bạn là gì?

● Tại sao khách hàng của bạn hủy đơn hoặc khơng thực hiện/khơng hồn thành giao dịch?

● Thuộc tính thương hiệu tiêu cực nhất đang vướng phải là gì? ● Những trở ngại/thách thức lớn nhất trong kênh bán hàng hiện tại? ● Những tài nguyên nào mà đối thủ có mà bạn thì khơng?

Bạn chỉ cần nhớ một điều “Điểm yếu là những vấn đề đang tồn tại bên trong con người hoặc tổ chức mà chúng gây cản trở trên con đường đạt được mục tiêu”. Khi nhìn thẳng thắn vào sự thật, nhận ra những giới hạn, cá nhân hay tổ chức sẽ trả lời được câu hỏi “Đâu là điểm yếu?” để từ đó tìm ra giải pháp vượt qua.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>c. Cơ hội (Opportunities):</b>

Những tác động từ mơi trường bên ngồi nào sẽ hỗ trợ việc hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn? Tác nhân này có thể là:

● Sự phát triển, nở rộ của thị trường

● Đối thủ đang tỏ ra chậm chạp, yếu kém, tiếng xấu ● Xu hướng trong công nghệ và thị trường ● Xu hướng toàn cầu

● Hợp đồng, đối tác, chủ đầu tư ● Mùa, thời tiết

● Thay đổi trong chính sách chính phủ liên quan đến lĩnh vực của bạn ● Thay đổi về mặt xã hội, dân số, lối sống …

● Sự kiện địa phương ● Xu hướng của khách hàng

<b>d. Nguy cơ (Threats): </b>

Yếu tố cuối cùng của phân tích SWOT là Threat – Thách thức, Rủi ro hoặc các mối đe dọa, có nhiều tên gọi dành cho Threat, nhưng chung quy là mọi thứ có thể gây rủi ro đến khả năng thành công hoặc tăng trưởng của doanh nghiệp. Xem xét các mối đe dọa từ các góc độ như sau:

● Đối thủ mạnh, đối thủ mới nổi

● Những thay đổi bất ngờ trong môi trường vĩ mô

● Nhu cầu mới nổi cho sản phẩm, dịch vụ nhưng không nắm bắt ● Thơng tin báo chí, truyền thơng; những thơng tin tiêu cực ● Khách hàng thay đổi thái độ, cái nhìn về thương hiệu của tổ chức ● Điểm yếu của tổ chức có thể đe dọa đến hoạt động kinh doanh

Sau khi tìm ra nguy cơ, điều cá nhân, tổ chức cần làm là đề ra phương án giải quyết và phương án này thường là nâng cao kỹ năng quản trị để không bị những nguy cơ nhấn chìm hồn tồn. Bạn hay tổ chức của bạn đã có cách đối phó với những rủi ro tiềm tàng này chưa? Nếu chưa, hãy nhanh chóng vạch ra và triển khai những cách khả thi để giảm bớt độ nghiêm trọng, hoặc né tránh (nếu được) những nguy cơ này.

3. M r ng c a SWOT:<b>ở ộủ</b>

Nếu chỉ làm sáng tỏ được 4 yếu tố trong SWOT và khơng có bất cứ động thái gì tiếp theo, thì việc phân tích này sẽ khơng thể phát huy bất kì tác dụng đặc biệt nào. Sau khi đã trả lời một cách chính xác 4 điều về cá nhân, tổ chức: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ thì đưa ra những chiến lược phù hợp. Và sau đây là 4 chiến lược căn bản có thể tham khảo để đạt được mục tiêu:

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

● Chiến lược <b>SO (Strengths – Opportunities)</b>: theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của công ty.

<b>● Chiến lược WO (Weaks – Opportunities): vượt qua điểm yếu để tận</b>

dụng tốt cơ hội.

<b>● Chiến lược ST (Strengths – Threats): xác định cách sử dụng lợi thế,</b>

điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra.

<b>● Chiến lược WT (Weaks – Threats): thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để</b>

tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ mơi trường bên ngồi.

B.PHÂN TÍCH MƠI TR<b>ƯỜ</b>NG VĨ MÔ TÁC Đ NG LÊN<b>Ộ</b>

NGÀNH CH N NGHIÊN C U (KINH DOANH CÀ<b>ỌỨ</b>

I. MÔI TR<b>ƯỜ</b>NG KINH T :<b>Ế</b>

Khi kinh tế phát triển, thu nhập tăng, nhu cầu cũng theo đó tăng lên, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển. Theo trang Thơng tin điện tử Tổng cục Thống kê, nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam qua các năm đều có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2020, mặc dù chịu tác động mạnh của đại dịch Covid-19, quy mô kinh tế số của Việt Nam vẫn đạt mức 14 tỉ USD, đóng góp khoảng 5,2% GDP với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghệ thông tin, thương mại điện tử; viễn thông. Các hoạt động kinh tế - xã hội quý IV và năm 2021 của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. GDP năm 2021 tăng 2,58% so với năm trước. Bên cạnh đó, 9 tháng đầu năm 2022, tăng trưởng GDP quý 3/2022 có sự phục hồi rõ nét với mức tăng trưởng ước tính 13,67% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đánh giá của Euromonitor, thị trường chuỗi cà phê và trà tại Việt Nam có quy mô khoảng 1 tỉ USD hằng năm, nhưng vẫn chưa có đơn vị nào giành thị phần áp đảo. Trung Nguyên, cùng với các tên tuổi phổ biện hiện nay như Highlands Coffee, Starbucks, The Coffee House và Phúc Long cũng chiếm chưa đến 20% thị phần. Nghiên cứu gần đây của World Bank cho thấy, tiềm năng thị trường nội địa của Việt Nam có thể tiêu thụ tới 70.000 tấn cà phê/năm. Nghĩa là với sản lượng cà phê 700.000-800.000 tấn/năm, lượng cà phê tiêu thụ nội địa đạt gần 10%. Trong khi đó, theo Hiệp hội Cà phê Thế giới, tiêu dùng nội địa của cà phê Việt Nam hiện chỉ đạt gần 3,6%, mức thấp nhất trong số các nước sản xuất cà phê.

Nhìn chung, thị trường cà phê ở Việt Nam là một thị trường lớn, kinh tế nước ta đều có sự tăng trưởng qua các năm, là cơ hội cho doanh nghiệp phát triển

</div>

×