Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu luận quản lý nhà nước về kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.79 KB, 28 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT</b>

<b>------TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ</b>

<b>ĐỀ TÀI: CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VĨ MÔ NỀNKINH TẾ VIỆT NAM. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2

4. Phương pháp nghiên cứu...2

5. Bố cục tiểu luận...3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VĨ MÔ NỀN KINH TẾ...4

1.1. Khái niệm chức năng quản lý Nhà nước đối với vĩ mô nền kinh tế...4

1.2. Đặc điểm chức năng quản lý Nhà nước đối với vĩ mô nền kinh tế...5

1.3. Nội dung thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế vĩ mô...6

1.3.1. Thiết lập khuôn khổ pháp luật và các công cụ quản lý kinh tế...6

1.3.2. Tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế...7

1.3.3. Định hướng phát triển kinh tế...7

1.3.4. Tổ chức thực hiện điều hành nền kinh tế...8

1.3.5. Kiểm soát sự phát triển nền kinh tế...8

1.3.6. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tập đoàn kinh tế Nhà nước...8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VĨ MÔ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM...10

2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển chức năng quản lý Nhà nước đối với vĩ mô nền kinh tế Việt Nam...10

2.2. Thực trạng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với vĩ mô nền kinh tế Việt Nam...11

2.2.1. Thực trạng thiết lập khuôn khổ pháp luật và công cụ quản lý kinh tế...11

2.2.2. Thực trạng tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế...12

2.2.3. Thực trạng định hướng phát triển kinh tế...14

2.2.4. Thực trạng tổ chức điều hành nền kinh tế...15

2.2.5. Thực trạng kiểm soát sự phát triển nền kinh tế...16

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

2.2.6. Thực trạng quản lý đối với doanh nghiệp Nhà nước và tập đoàn kinh tế

Nhà nước...16

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VĨ MÔ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025...18

3.1. Giải pháp về hệ thống pháp luật và công cụ quản lý kinh tế...18

3.2. Giải pháp về định hướng phát triển kinh tế...19

3.3. Giải pháp về tổ chức điều hành nền kinh tế...19

3.4. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra và giám sát...20

KẾT LUẬN...21

TÀI LIỆU THAM KHẢO...

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu</b>

Nhà nước và các chính sách của Nhà nước đã và vẫn đóng vai trị quan trọng trong q trình phát triển kinh tế và chính trị xã hội của một quốc gia (Szirmai, 2015). Vì vậy, khơng có gì ngạc nhiên khi chức năng quản lý của Nhà nước đối với vĩ mô nền kinh tế là một trong những cuộc tranh luận gay gắt nhất của các nhà nghiên cứu kinh tế và chính sách. Trong thời đại mới – nền KTTT, mục đích chiến lược của tất cả các quốc gia trên toàn cầu là phát triển kinh tế. Việt Nam – một quốc gia đang phát triển ở khu vực châu Á cũng đang tiếp cận với dịng chảy kinh tế thế giới thơng qua các tổ chức, diễn đàn kinh tế lớn như Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Cộng đồng kinh tế ASEAN (ACE)…

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Đảng và Chính phủ Việt Nam tiếp tục khẳng định đường lối, chủ trương xây dựng nền KTTT định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận quan trọng hợp thành của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

Tuy nhiên, đáng chú ý là, Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, do vậy, nền KTTT định hướng XHCN đang ở chặng đường đầu của quá trình hình thành và phát triển. Nên chức năng quản lý của Đảng và Nhà nước càng quan trọng nhằm định hướng cho các thành phần kinh tế. Trái lại, nếu thiếu sự kiểm soát và can thiệp của các cơ quan Nhà nước, nó sẽ dẫn đến sự khủng hoảng, độc quyền trong nền kinh tế. Nói theo một cách khác, sự khủng hoảng nền kinh tế và cạnh tranh thị trường sẽ gây trở ngại các nguồn lực, hàng hóa cơng khan hiếm, thơng tin thị trường nhiễu loạn, môi trường tự nhiên bị tàn phá cùng với sự phân hóa giàu nghèo gia tăng, từ đó là tiền đề cho sự bất ổn của nền kinh tế vĩ mơ. Chính vì vậy đáp án quan trọng để khắc phục những hạn chế trên là nhất thiết phải có sự quản lý linh hoạt, kịp thời của Nhà nước. Nhận thức được tầm quan trọng trong phát triển kinh tế của quốc gia, chức năng quản lý của Nhà nước là một tất yếu khách quan để hướng đến các mục đích phát triển trên

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

nền tảng phát huy mạnh mẽ những khía cạnh tích cực của nền KTTT và khắc phục tối đa những tiêu cực phát sinh trong cơ chế thị trường.

Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Chức năng quản lý Nhà nước đối với vĩ mô nền kinh tế Việt Nam. Lý luận và thực tiễn” làm đề tài tiểu luận môn Quản lý Nhà nước về kinh tế của mình.

<b>2. Mục đích nghiên cứu</b>

Hệ thống hóa chức năng QLNN đối với vĩ mơ nền kinh tế. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng thực hiện QLNN đối với vĩ mô nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Các kết quả phân tích thu được là minh chứng quan trọng để nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng QLNN đối với vĩ mô nền kinh tế Việt Nam đến năm 2025.

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>

- Đối tượng nghiên cứu: tiểu luận tập trung nghiên cứu dưới góc độ lý luận về chức năng QLNN đối với vĩ mô nền kinh tế Việt Nam và thực trạng thực hiện chức năng QLNN đối với vĩ mô nền kinh tế Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: nền kinh tế Việt Nam.

+ Phạm vi thời gian: đánh giá thực trạng QLNN đối với vĩ mô nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010-2020 và giải pháp đến năm 2025.

+ Phạm vi nội dung: tiểu luận tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc thực hiện chức năng QLNN đối với vĩ mô nền kinh tế Việt Nam.

<b>4. Phương pháp nghiên cứu</b>

Phân tích chức năng QLNN đối với vĩ mô nền kinh tế là một quá trình khá phức tạp và trải qua những thời kỳ quản lý khác nhau. Để thực hiện nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm:

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

- Phương pháp duy vật biện chứng: phân tích các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu một cách toàn diện và trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau để nhận định đúng vấn đề đặt ra.

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: dữ liệu được thu thập từ các nghiên cứu về chức năng QLNN đối với vĩ mô nền kinh tế.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp:

+ Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến chức năng QLNN đối với vĩ mô nền kinh tế thông qua phân tích dữ liệu thu thập được thành từng nội dung để tìm hiểu sâu sắc. Tổng hợp, liên kết từng nội dung thông tin thu thập được để tạo ra cơ sở lý thuyết về chức năng QLNN đối với vĩ mơ nền kinh tế.

+ Phân tích thực trạng thực hiện chức năng QLNN đối với vĩ mô nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua.

<b>5. Bố cục tiểu luận</b>

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của tiểu luận được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chức năng quản lý Nhà nước đối với vĩ mô nền kinh tế.

Chương 2: Thực trạng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với vĩ mô nền kinh tế Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với vĩ mô nền kinh tế đến năm 2025.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐIVỚI VĨ MÔ NỀN KINH TẾ</b>

<b>1.1. Khái niệm chức năng quản lý Nhà nước đối với vĩ mô nền kinh tế </b>

Chức năng của Nhà nước XHCN là những hoạt động cơ bản của Nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp, ý nghĩa xã hội, mục đích và nhiệm vụ của Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng CNXH (Lê Minh Tâm, 2003).

Chức năng QLNN đối với kinh tế là những phương diện hoạt động chủ yếu của Nhà nước trong vai trò kiến tạo phát triển, chủ động tác động tới các ngành, lĩnh vực, khu vực khác nhau của nền KTTT định hướng XHCN nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội đề ra trong từng giai đoạn phát triển của đất nước (Nguyễn Hồng Sơn, 2019). Từ nội hàm khái niệm trên, có thể nhận định chức năng quản lý vĩ mơ nền kinh tế là chức năng có tầm quan trọng đặc biệt của Nhà nước, tác động trực tiếp đến các chủ thể trong xã hội và Nhà nước (Nguyễn Minh Đoan, 2010).

Theo Nguyễn Vinh Hưng (2015) nhận định chức năng quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế có 4 nội dung cốt lõi và chúng có mối liên hệ mật thiết khơng thể tách riêng biệt, gồm:

+ Một là, Nhà nước tạo mơi trường đầu tư an tồn, minh bạch, thuận lợi và công bằng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh nền KTTT, đảm bảo ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội phục vụ tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, thực thi pháp luật, duy trì an ninh xã hội, ban hành và thực hiện đồng nhất các chính sách phát triển kinh tế và thể chế theo hướng đổi mới, ổn định môi trường kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, điều phối các quan hệ thị trường và xây dựng cơ sở hạ tầng bảo đảm điều kiện cơ bản cho hoạt động kinh tế trong nền KTTT.

+ Hai là, Nhà nước với chức năng định hướng, dẫn dắt và hỗ trợ phát triển các hoạt động kinh tế thông qua việc ban hành các chiến lược, kế hoạch và chính sách kinh tế để sử dụng hiệu quả các nguồn lực, khai phá các quan hệ kinh tế…

+ Ba là, Nhà nước có chức năng hoạch định và thực thi các chính sách xã hội, đảm bảo sự hài hòa và đồng nhất giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội hướng đến phát triển bền vững.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

+ Bốn là, Nhà nước có chức năng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của nền kinh tế trong công tác sử dụng tài nguyên, tài sản quốc gia, bảo vệ môi trường, quy luật phát triển của nền kinh tế.

Tóm lại, chức năng QLNN đối với vĩ mô nền kinh tế trong bối cảnh nền KTTT định hướng XHCN được hiểu là quản lý đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân gồm nhiều thành phần kinh tế với đa dạng các loại hình sở hữu và Nhà nước quản lý tổng thể các hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh tế.

<b>1.2. Đặc điểm chức năng quản lý Nhà nước đối với vĩ mô nền kinh tế</b>

Một là, chức năng tổ chức, quản lý vĩ mô nền kinh tế Việt Nam được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo đó, “Đảng CSVN là đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, thực hiện theo chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” (Điều 4 Hiến pháp năm 1992). Đảng chỉ ra đường lối, kế hoạch xây dựng và phát triển đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng, cụ thể là: (i) phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần gồm kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế cá thể - tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có nguồn vốn đầu tư nước ngồi, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trị chủ đạo của nền kinh tế; (ii) việc phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ mơi trường, lấy cơng nghiệp hóa làm trọng tâm của thời kỳ quá độ; (iii) xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp chặt chẽ với kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh.

Hai là, thực hiện chức năng tổ chức, quản lý vĩ mô nền kinh tế Việt Nam phải đảm bảo được định hướng XHCN, đó là “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp lực, bất cơng, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1986).

Ba là, Nhà nước quản lý vĩ mô nền KTTT định hướng XHCN bằng pháp luật và các công cụ quản lý kinh tế khác nhau như kế hoạch, chương trình, quy hoạch phát triển kinh tế, các chính sách kinh tế, bộ máy hành chính và đội ngũ cán bộ công chức nhà nước.

<b>1.3. Nội dung thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế vĩ mô</b>

Trong bối cảnh hiện nay – nền KTTT định hướng XHCN, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng của nền kinh tế quốc tế, thì chức năng QLNN đối với vĩ mô nền kinh tế được thực hiện bằng pháp luật và các công cụ quản lý kinh tế khác nhau như xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội... Đồng thời Nhà nước cũng tập trung xây dựng, phát triển các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế Nhà nước để đảm bảo cho hoạt động kinh tế của Nhà nước đi theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.

<i><b>1.3.1. Thiết lập khuôn khổ pháp luật và các công cụ quản lý kinh tế</b></i>

Pháp luật là cơng cụ có hiệu lực nhất để Nhà nước điều chỉnh các quan hệ kinh tế diễn ra theo một trật tự an toàn, tạo hành lang pháp lý vững chắc, đảm bảo cho các thành phần kinh tế hoạt động ổn định và đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sử dụng pháp luật trong quản lý vĩ mô nền kinh tế đã được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, được quy định trong hiến pháp và thể chế hóa trong các văn bản pháp quy của Nhà nước: “Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách” (Điều 26 Hiến pháp năm 1992). Bằng pháp luật, Nhà nước có thể thừa nhận, cho phép ngăn cấm, khuyến khích, hạn chế… các quan hệ kinh tế xã hội, bảo đảm và khuyến khích các yếu tố tích cực của thị trường chẳng hạn tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ môi trường cũng như khắc phục những khiếm khuyết của nền kinh tế. Ngoài ra, pháp luật không chỉ là công cụ của Nhà nước mà các thành phần kinh tế cũng sử dụng pháp luật làm căn cứ để xác định các mục tiêu, phương hướng hoạt động phù hợp và tránh sự lạm quyền của các cơ quan thực thi pháp luật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Bên cạnh việc sử dụng pháp luật, Nhà nước cịn sử dụng các cơng cụ quản lý kinh tế khác để thực hiện quản lý vĩ mơ nền kinh tế và đảm bảo vai trị quản lý, định hướng của Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân như xây dựng và hồn thiện chính sách phát triển kinh tế vĩ mơ, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước quản lý kinh tế. Trong đó, việc xây dựng các chính sách kinh tế là một trong những nội dung cơ bản của Nhà nước để quản lý vĩ mô nền kinh tế gồm chính sách kinh tế vĩ mơ, chính sách điều tiết hoạt động kinh tế, chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách phát triển kinh tế” (Lê Minh Tâm, 2003). Tùy vào tình hình cụ thể của nền kinh tế trong từng giai đoạn phát triển mà Nhà nước ban hành và thực thi các chính sách kinh tế vĩ mơ phù hợp để đảm bảo các hoạt động kinh tế phát triển ổn định, vững chắc đạt được các mục tiêu của nhà nước. Ngoài ra, trong các văn kiện đại hội của Đảng xác định và thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và nhiều hình thức sở hữu. Trên cơ sở chế độ sở hữu, hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành của nền KTTT định hướng XHCN, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trị chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi, tạo điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển.

<i><b>1.3.2. Tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế</b></i>

Về cơ bản, tạo lập môi trường là tập hợp của các yếu tố tạo nên điều kiện, hoàn cảnh, khung khổ cho sự tồn tại và phát triển của cả nền kinh tế. Công tác tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế có 4 yếu tố cơ bản:

+ Sự huy động, sử dụng tối đa các nguồn lực trong và ngồi nước. + Việc điều hành, bình ổn giá cả hàng hóa.

+ Sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả lao động, sản xuất. + Phát triển khả năng thiết lập, dự toán nguồn ngân sách quốc gia.

Để thực hiện các hoạt động trên, Nhà nước thường chú trọng, chú ý đến các nội dung: Duy trì ổn định kinh tế vĩ mơ; Giữ vững, đảm bảo ổn định về chính trị; Bảo đảm

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

ổn định xã hội; Bảo đảm cơ sở hạ tầng cho phát triển nền kinh tế; Xây dựng và thực thi hệ thống các chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế-xã hội...

<i><b>1.3.3. Định hướng phát triển kinh tế</b></i>

Trong nền KTTT, định hướng phát triển kinh tế là việc Nhà nước xác định con đường hay xu hướng, xu thế vận động của cả nền kinh tế để có thể đạt được các mục tiêu xác định trong từng thời kỳ phát triển. Công tác định hướng phát triển nền kinh tế 3 yếu tố cơ bản gồm (i) nhận định, dự tính các mục tiêu mang tính chất dài hạn; (ii) xác định các mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn, thời kỳ; (iii) xác định, lựa chọn các giải pháp để tiến hành các mục tiêu.

Thực tế là, QLNN thường định hướng phát triển nền kinh tế vĩ mô bằng các công cụ chủ yếu như Chiến lược phát triển kinh tế; Quy hoạch tổng thể phát triển nền kinh tế - xã hội; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế; hoặc Các dự án để phát triển kinh tế...

<i><b>1.3.4. Tổ chức thực hiện điều hành nền kinh tế</b></i>

Với quyền lực của mình, Nhà nước chi phối và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh tế đang hoạt động. Nói một cách khác, Nhà nước buộc các chủ thể kinh tế phải tuân thủ theo các quy tắc hoạt động để nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả cho nền kinh tế. Nhìn chung, nội dung tổ chức thực hiện điều hành nền kinh tế của Nhà nước bao gồm:

+ Tổ chức bộ máy QLNN về kinh tế từ trung ương tới địa phương. + Tổ chức bộ máy sản xuất nền kinh tế quốc dân.

+ Đảm bảo sự vận hành bộ máy quản lý và sản xuất hoạt động theo hướng kế hoạch.

Ngoài ra, đối với tổ chức thực hiện điều hành nền kinh tế, Nhà nước còn tiến hành một số nội dung gồm Xây dựng các chính sách hỗ trợ nhân dân sản xuất, kinh doanh; Xây dựng hệ thống các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mơ (chính sách: tài khóa, tiền tệ, thu nhập...); Cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho nền kinh tế trong các giai đoạn

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

quan trọng, hoặc Nhà nước tham gia các lĩnh vực mà tư nhân không làm hoặc khơng được phép làm.

<i><b>1.3.5. Kiểm sốt sự phát triển nền kinh tế</b></i>

Kiểm tra, kiểm soát là việc điều tra, theo dõi, giám sát, hoặc xem xét tình trạng tốt xấu của các hoạt động trong nền kinh tế. Nội dung kiểm tra, kiểm soát nền kinh tế bao gồm các yếu tố:

+ Kiểm tra việc thực hiện các chức năng của các cơ quan quản lý kinh tế. + Kiểm tra việc sử dụng các nguồn lực phát triển kinh tế.

+ Kiểm tra các chương trình, kế hoạch, định hướng phát triển kinh tế.

+ Kiểm tra việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về quản lý vĩ mô nền kinh tế.

Để thực hiện công tác này, Nhà nước có sự phối kết hợp các hoạt động như: Thanh tra; Kiểm tra; Giám sát; và Kiểm soát nền kinh tế...

<i><b>1.3.6. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với doanh nghiệp Nhà nước vàcác tập đoàn kinh tế Nhà nước</b></i>

Chức năng QLNN đối với vĩ mô nền kinh tế không chỉ được thực hiện thông qua sự quản lý, điều tiết và định hướng bằng pháp luật hoặc các công cụ quản lý kinh tế như các chính sách kinh tế, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội mà còn bằng thực lực của kinh tế nhà nước đó là các DNNN, các tập đồn kinh tế nhà nước. Việc tăng cường, củng cố, xây dựng và phát huy vai trò của kinh tế nhà nước nói chung và các DNNN nói riêng trong các lĩnh vực kinh tế trọng yếu của đất nước vừa là công cụ quản lý kinh tế vừa là cơ sở kinh tế để Nhà nước thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế xã hội. Xuất phát từ chức năng của Nhà nước gồm chức năng đối nội nhằm giải quyết các vấn đề xấp bách, liên quan vấn đề quốc kế dân sinh ở trong nước và chức năng đối ngoại nhằm giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách liên quan đến quan hệ hợp tác với các quốc gia trên thế giới. Do đo, để thực hiện hai chức năng này, Nhà nước phải có cơ sở kinh tế đủ mạnh, vì vậy Nhà nước phải thực hiện chức năng tổ chức và quản lý kinh tế để bảo đảm thể chế chính trị và các mục tiêu, định hướng phát

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, chức năng quản lý của Nhà nước đối với các DNNN và các tập đồn kinh tế nhà nước là chìa khóa để thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và xây dựng thành công nền KTTT định hướng XHCN.

Đảng ta khẳng định “kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006). Việc xác định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân là yếu tố quan trọng nhất để giữ vững định hướng XHCN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là đúng đắn. Cho nên việc cần làm đối với việc quản lý các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay là phải tạo ra khung pháp lý cho các chủ thể kinh tế này hoạt động theo các tiêu chí về tổ chức, thành lập, hoạt động và quản lý giám sát đối với hoạt động của tập đoàn kinh tế; tách bạch được cách thức quản lý, giám sát nguồn vốn chủ sở hữu nhà nước tại các DNNN và tập đồn kinh tế Nhà nước.

Tóm lại, hoạt động quản lý đối với các DNNN, tập đoàn kinh tế Nhà nước là một nội dung cơ bản của chức năng QLNN đối với vĩ mô nền kinh tế trong việc xây dựng và hoàn thiện nền KTTT định hướng XHCN, đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

</div>

×