Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

sáng kiến kinh nghiệm sinh học THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.06 MB, 42 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN</b>

<b>1. Xuất phát từ yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thơng và mơnSinh học trong chương trình giáo dục trung học phổ thơng 2018</b>

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 đã được Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) thơng qua đề ra quan điểm chỉ đạo về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hồ đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.”

Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THPT, tạo được sự ấn tượng về các chỉ số phát triển của nhà trường THPT Vũ Văn Hiếu qua 1 số năm học gần đây đặc biệt với bộ môn Sinh học. Đồng thời, thực hiện kế hoạch triển khai chương trình sách giáo khoa mới, đổi mới phương pháp dạy và học được từng bước thực hiện tạo ra những chuyển biến rõ rệt. Công tác kiểm tra, đánh giá, phân loại học sinh dựa trên những tiêu chí nhất định đảm bảo đánh giá đúng năng lực và phẩm chất của học sinh. Chú trọng công tác giáo dục và định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Việc cải cách tồn diện giáo dục trung học phổ thơng (THPT) và đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một yêu cầu cấp thiết nhằm đạt mục tiêu giáo dục phổ thơng. Trong đó, đổi mới PPDH là nhiệm vụ quan trọng của đổi mới giáo dục.

Như chúng ta đã biết, Sinh học là môn học được lựa chọn trong nhóm mơn khoa học tự nhiên ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, có mục tiêu hình thành, phát triển ở học sinh năng lực sinh học, năng lực chung và các phẩm chất chủ yếu. Cùng với các môn học khác ở THPT, mơn Sinh học góp phần phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh nền cơng nghệ 4.0, do đó, việc ứng dụng cơng nghệ thông tin trong dạy học là vô cùng quan trọng,cần thiết. Tuy nhiên, tuỳ vào đặc điểm của môn học, của từng chủ đề/bài học mà giáo viên lựa chọn hình thức, mức độ ứng dụng, thời điểm ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp, nhằm khai thác tối đa giá trị của các phần mềm, thiết bị công nghệ, công cụ hỗ trợ và phù hợp với trình độ tư duy, đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh. Đối

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

phương tiệntrực quan điện tử (hình ảnh, video, ...) thơng qua các thiết bị máy tính, điện thoại thơng minh, máy chiếu (projector), kính hiển vi, camera để tổ chức học sinh quan sát, đi sâu tìm hiểu các cấu trúc hình thái, giải phẫu, cơ chế quá trình... của sinh vật. Tuỳ thuộc vào từng loại nội dung mà giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin cho phù hợp, phát huy được giá trị của các thiết bị, học liệu điện tử, các công cụ hỗ trợ, ...

Hơn thế nữa Sinh học(SH) là môn khoa học tự nhiên vô cùng lí thú và cũng rất gần gũi. Khi học mơn SH, HS có thể phát huy, khai thác trí tưởng tượng và khả năng vận dụng những hiểu biết thực tế của bản thân trong cuộc sống hàng ngày giúp các em khám phá và giải thích được các hiện tượng trong cuộc sống, qua đó tạo động lực, niềm u thích mơn học ở các em, nhờ đó kiến thức bộ mơn được các em nắm chắc và bền lâu hơn. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, trường phổ thông và GV đã áp dụng một số phương pháp dạy học như phương pháp dạy học truyền thống. HS chỉ cần học theo bài giảng; không tham khảo tài liệu liên quan và những kiến thức được ứng dụng trong thực tế đời sống. Những phương pháp dạy học này thường thấy là vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức. Từ đó, chất lượng sản phẩm đào tạo về năng lực ở phổ thông trung học là không đáp ứng được yêu cầu của đào tạo và của xã hội.

<b>2. Xuất phát từ thực tế khi sử dụng công cụ, phương tiện trong dạy học</b>

<i>Để khắc phục lối “truyền thụ một chiều” (thầy giảng-trò ghi), phải kiên </i>

quyết loại bỏ hình thức dạy học truyền thụ 1 chiều, HS chỉ nhớ lại kiến thức đã học được ghi chép, tiếp thu một cách thụ động. Việc lựa chọn dạy học có sử dụng cơng cụ hỗ trợ là cần thiết, cấp bách.

Ngày nay khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng cơng nghệ thông tin vào giảng dạy, học tập là một vấn đề tất yếu. Tuy nhiên so với nhu cầu thực tế hiện nay việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các trường còn rất hạn chế. Chúng ta cần nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy và quản lí và khơng nên từ chối những gì có sẵn mà CNTT mang lại, người giáo viên nên biết cách tận dụng nó, biến thành cơng cụ hiệu quả, hỗ trợ đắc lực

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

cho công việc và mục đích của mình. Để một tiết dạy thành công và thu hút sự chú ý của các em học sinh cần phải có các hình ảnh sống động mơ tả thí nghiệm, việc làm bằng tay thì rất khó khăn nhưng nếu biết ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào việc giảng dạy thì rất dễ dàng và có hiệu quả góp phần nhằm nâng cao chất lượng.

Thực tế hiện nay, giáo viên thường tìm hình ảnh minh họa cho bài giảng trên google. Phương pháp này thường mất nhiều thời gian để tìm kiếm, nhưng đơi khi lại khơng ra hình ảnh như mong muốn, khơng có hình ảnh chất lượng và đơi khi cịn có thể có các vấn đề về bản quyền. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc tạo ra các slide bài giảng đẹp, thu hút được sự chú ý của học sinh.

Để thành công trong việc thiết kế slide bài giảng môn sinh học 11 cần rất nhiều yếu tố quyết định như: bố cục, màu sắc, cách trình bày kiến thức, hình ảnh minh hoạ... Trong đó, đóng vai trị then chốt là chọn được những hình ảnh minh hoạ hấp dẫp. Tuy nhiên việc sử dụng google thì thường mất nhiều thời gian và công sức để chọn được một hình ảnh đẹp, phù hơp với bài giảng của mình.

Chúng tôi luôn mong muốn làm thế nào để tiết kiệm được thời gian cơng sức và chọn được hình ảnh đẹp, để rồi mỗi lần thiết kế slide bài giảng việc tìm kiếm, chọn lựa hình ảnh minh hoạ khơng cịn là vấn đề khó khăn và mất quá nhiều thời gian nữa.

<i><b>Đặc biệt, sau khi tập huấn mô đun 9 “Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinhTrung học phổ thông môn Sinh học” theo quyết định số 4660/QĐ-BGDĐT (kí </b></i>

<i>ngày 04 tháng 12năm 2019) về việc ban hành danh mục các mô đun bồi dưỡng</i>

giáo viên cốt cán và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán để thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông. Các mô đun bồi dưỡng này nhằm hỗ trợ giáo viên tổ chức và thực hiện được các hoạt động dạy học đáp ứng u cầu của chương trình giáo dục phổ thơng 2018, đồng thời giúp giáo viên nâng cao năng lực, phát triển chuyên môn và nghiệp vụ theo các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. Chúng tôi càng nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thực sự cần thiết.

Thông qua thực tế thiết kế slide giảng dạy cũng như tìm kiếm hình ảnh nhiều năm, chúng tôi đã mạnh dạn sử dụng cơng cụ trí tuệ nhân tạo Bing AI để việc tạo ra những hình ảnh minh hoạ vừa đẹp vừa nhanh chóng. Từ đó việc thiết kế slide bài giảng của chúng tôi trở lên nhanh và không mất quá nhiều sức lực cho việc tìm kiếm chọn lọc hình ảnh. Vì những lí do trên, chúng tơi mạnh dạn đề xu<i><b>ất sáng kiến: “Sử dụng công cụ BING AI để tạo ra hình ảnh sinh động chất </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

1. Mô tả giải pháp trước khi có sáng kiến

Trong những năm học vừa qua, hoạt động dạy học môn Sinh học tại trường THPT Vũ Văn Hiếu có những mặt thuận lợi và hạn chế như sau:

<b>1.1. Thuận lợi</b>

Nhà trường và phụ huynh HS luôn tin tưởng, quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất phục vụ cho hoạt động dạy và học trong nhà trường. Hệ thống Smart tivi đã được lắp đặt tại ở tất cả các phòng học;

GV mơn Sinh học say mê chun mơn, có ý thức trau dồi phát triển năng lực cá nhân. Nhiều GV đã thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học và có những bài giảng chất lượng chia sẻ cùng đồng nghiệp;

HS nhà trường đa số đã có điện thoại thơng minh hoặc máy tính có kết nối internet, HS khá năng động, hoạt bát, nhạy bén với công nghệ mới. Các em luôn muốn khẳng định cái tơi của mình và muốn khám phá những điều thú vị.

Khi đổi mới phương pháp dạy học mang lại nhiều lợi ích cho giáo dục hiện đại. Khi sử dụng các công cụ hỗ trợ hiện đại và phần mềm giảng dạy để tăng cường tính tương tác và minh họa cho các bài học. Điều này giúp giáo viên truyền tải kiến thức một cách trực quan và dễ hiểu hơn, và đồng thời giúp các học sinh phát triển kỹ năng tin học và tương tác xã hội, phát huy năng lực tự chủ, sáng tạo trong học tập. Thêm vào đó, việc sử dụng các cơng nghệ hiện đại cũng giúp tăng cường tính tiện lợi và hiệu quả trong việc chuẩn bị, tổ chức và lưu trữ tài liệu giảng dạy, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian và nỗ lực cho giáo viên và học sinh.

Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực mang lại nhiều lợi ích cho người học. Đối với người học, phương pháp sử dụng công cụ hỗ trợ mang lại nhiều thuận lợi. Phương pháp này giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, khuyến khích việc khám phá, thử nghiệm trực tiếp với kiến thức để tự đưa ra phân tích và kết luận của bản thân. Khi dạy học bằng phương pháp này, giáo viên chỉ là người định hướng, hướng dẫn học sinh, cịn người học

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

đóng vai trị trung tâm. Vì vậy, phương pháp này giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được nội dung bài học.

Phương pháp dạy học có sử dụng cơng cụ hỗ trợ thúc đẩy tính sáng tạo, chủ động và phát triển tư duy, kỹ năng sống và khả năng ứng dụng lý thuyết vào thực tế của học sinh. Học sinh khơng chỉ phát triển các góc nhìn khác nhau về sự vật hiện tượng mà còn được rèn tư duy phản biện. Những kiến thức trong sách vở cũng từ đó trở nên thú vị, hấp dẫn và kích thích tinh thần học tập. Hơn thế nữa, phương pháp này giúp học sinh phát triển nhiều kỹ năng mềm quan trọng như: kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình và kỹ năng phản biện. Những kỹ năng này khơng chỉ hữu ích trong học tập mà còn trong cuộc sống sau này.

Học tập có sử dụng cơng cụ hỗ trợ cịn giúp tạo tâm lý hào hứng, thoải mái cho việc học, khơi gợi cảm giác hứng khởi, thích thú so với phương pháp học truyền thống. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp có sử dụng cơng cụ hỗ trợ trong giảng dạy sẽ giúp tăng cường hiệu quả và động lực học tập cho học sinh, phát huy năng lực tự chủ, sáng tạo trong học tập.

Đối với giáo viên, dạy học có sử dụng cơng cụ hỗ trợ thơng qua các công cụ giảng dạy giúp nâng cao kỹ năng giảng dạy và tạo ra những con người phát triển toàn diện. Để áp dụng phương pháp này, giáo viên cần luôn cập nhật kiến thức mới và sử dụng đa dạng các kỹ năng để tăng tính hấp dẫn cho bài giảng.

<b>1.2. Hạn chế</b>

Đổi mới theo định hướng phát triển năng lực là một quá trình khá phức tạp và đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian, nỗ lực và tư duy. Việc thay đổi cách dạy truyền thống để tạo ra một môi trường học tập tích cực, khuyến khích học sinh phát triển năng lực, tư duy sáng tạo và kỹ năng thực hành không phải là một việc đơn giản.

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, các kênh thông tin giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT đang ngày càng đa dạng. Tuy nhiên, việc học sinh tiếp cận thông tin trực tuyến cũng mang đến những tác động tiêu cực, thông tin tiêu cực trên mạng xã hội.

Nhiều giáo viên lớn tuổi vẫn giữ định kiến về cách dạy truyền thống và không muốn thay đổi. Nhiều thầy cô cho rằng cách dạy này đã mang lại hiệu quả tích cực trong q khứ và khơng cần phải thay đổi. Điều này đặt ra một thách thức lớn cho những người muốn thực hiện đổi mới, bởi vì các giáo viên phải thuyết phục những giáo viên này về ý tưởng mới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Một số HS chưa sẵn sàng cho việc học, chưa chịu khó tìm tịi, khám phá nên HS cịn chưa u thích và hứng thú học tập môn Sinh học.

Nhiều GV cho rằng việc sử dụng công cụ dạy học là không cần thiết, tốn thời gian vì cho rằng HS đã lĩnh hội được kiến thức trong quá trình đọc sách giáo khoa. Do đó, họ dùng thời gian để giảng giải, truyền đạt kiến thức.

Nhiều GV thiết kế bài dạy chưa khoa học nên nhiều HS chưa thực sự hứng thú.

Từ những hạn chế và thuận lợi trên cho thấy, việc sử dụng các công cụ dạy học theo định hướng đánh giá năng lực của HS để tạo ra các hình ảnh sinh động chất lượng cao theo yêu cầu cần được đẩy mạnh hơn nữa nhằm đạt được kết quả dạy và học như mong muốn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục THPT 2018 và sự phát triển của xã hội.

2. Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến

<b>2.1. Hiểu rõ về Bing AI</b>

Bing AI là công cụ tích hợp AI với trình duyệt Bing vào để trả lời những câu hỏi từ người dùng tương tự như ChatGPT. Điều đặc biệt của Bing AI chatbot online là hỗ trợ dữ liệu mới nhất trong khi ChatGPT bị giới hạn đến năm 2021. Công cụ giúp mọi người trả lời những câu hỏi, một số người còn áp dụng để tạo ra những nội dung mới mẻ, sáng tạo. Bing AI sau khi được nâng cấp lên phiên bản GPT-4 đi kèm với nhiều tính năng hay và thao tác xử lý thơng tin chính xác, nhanh hơn. Và một trong những tính năng cực kỳ tuyệt vời đó là tạo hình ảnh. Bing AI có thể tự tạo những hình ảnh sống động theo từ khố mà nhập vào. Những hình ảnh có thể tải về máy để sử dụng một cách dễ dàng.

Microsoft đã tối ưu hóa cơng cụ của mình để giúp cho người dùng có thể sử dụng một cách dễ dàng. Những kết quả trả lại Bing AI sẽ là những thông tin được cập nhật mới nhất, một điều khác biệt hơn so với phiên bản Chat GPT trước đó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Kết quả hiển thị chính xác, mong muốn mang lại giải pháp tìm kiếm tốt nhất cho người dùng, hiển thị kết quả chính xác và cụ thể đến từng từ khóa mà nhập. Khơng chỉ thế, Bing AI cịn có một thanh “sidebar” mới để giúp hiển thị câu trả lời toàn diện hơn nếu người dùng mong muốn.

Mang đến câu trả lời hoàn chỉnh, để đưa ra được câu trả lời tối ưu nhất cho người dùng, Bing sẽ xem xét kết quả từ khắp các trang Web và tóm tắt lại. Lấy một ví dụ: tơi đang muốn hình ảnh cây xồi, cơng cụ này sẽ đưa ra hình ảnh cây xồi,và thậm chí nó cịn cho tơi biết trạng thái người đứng bên cây xồi mà không cần đặt thêm câu hỏi.

Hoặc khi đưa 1 câu hỏi lệnh: “ có thể tạo cho tơi hình ảnh một phi hành gia đi bộ qua thiên hà hoa hướng dương được không”.

<i>Như vậy Bing AI Chat đem lại câu trả lời chính xác, kể cả hình ảnh</i>

Ngồi ra cịn có khả năng tóm tắt nội dung trang Web có nghĩa là Bing sẽ tận dụng những nguồn thơng tin mới nhất trên Internet. Nó sẽ qt qua các trang Web chứa thông tin liên quan và thậm chí cịn trích dẫn tất cả các nguồn đấy. Đó là lý do mà người dùng sẽ thấy các liên kết đến nhiều trang Web khác nhau khi Bing trả kết quả.

Bing AI là một trong những công nghệ trí tuệ nhân tạo AI mới nhất, nên nó có thể cập nhật sự kiện hay tin tức nóng hổi trên toàn thế giới rất nhanh. chỉ

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i><b>Hướng dẫn sử dụng Bing AI</b></i>

Bước 1: Truy cập link: Bước 2: Click vào “Tham gia và sáng tạo”

Bước 3: Đăng nhập với tài khoản Microsoft. ( Nếu chưa có tài khoản Microsoft có thể tham khảo cách đăng ký phía dưới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Bước 4: Sau khi đăng nhập thành cơng, màn hính sẽ chuyển đến màn tìm kiếm hình ảnh. Nhập từ khố của hình ảnh muốn tạo vào thanh tìm kiếm > Nhấn tạo và chờ kết quả.

Một số lưu ý:

+ Không giới hạn số lần tạo ảnh.

+ Tuy nhiên sau 100 lần tạo ảnh đầu tiên tốc độ có thể chậm hơn.

<i><b>Hướng dẫn đăng ký tài khoản Microsoft:</b></i>

Bước 1: truy cập 2: Nhập vào email của , ví dụ là > Chọn Tiếp theo. Tiến hành đặt mật khẩu cho tài khoản > Chọn Tiếp theo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Bước 3: Nhập vào mã xác minh được gửi về email của .

Chú ý: Mở email dùng đăng ký ở bước 2 để lấy mã xác thực từ hộp thư của Microsoft.

Bước 4: nhấn Tiếp theo > Nhập các kí tự nhìn thấy để xác thực khơng phải người máy > Nhấn Tiếp theo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Như vậy là tạo thành công tài khoản Microsoft bằng email thành cơng rồi.

<b>2.2. Cách ra u cầu để có hình ảnh như mong muốn</b>

<i><b>Mẫu câu lệnh: Danh từ + Tính từ + Động từ + Phong cách</b></i>

Theo công thức trên, để tạo một câu nên cân nhắc mô tả đủ 4 yếu tố: - Tính từ: Tính từ, mơ tả đặc trưng của bức ảnh.

Ví dụ: nền màu đỏ, màu xám, máu trắng…

- Danh từ: Danh từ, mô tả chủ thể hoặc các yếu tố có trong bức ảnh. Ví dụ: Quả cân, cái nồi, đồn tàu hoả, ngọn nến.

-Động từ: Động từ, mô tả các hành động, diễn biến của chủ thể trong khoảnh khắc bức ảnh được ghi lại.

Ví dụ: đốt cháy, đang bay, đứng yên, nhảy lên cao, bơi…

- Phong cách: Phong cách/kiểu ảnh, áp dụng với cả ảnh chụp lẫn tranh vẽ. Ví dụ: ảnh, điện ảnh, hiện thực, vẽ chì, sơn dầu, nghệ thuật khái niệm. Ví dụ câu lệnh hồn chỉnh:

- Quả cân màu xám, ảnh minh hoạ

- Ngọn nến màu hồng đang cháy, sơn dầu:

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

1 đống than, hiện thực:

1 quả bóng bay trên trời:

1 chiếc thuyền đi trên sông, hiện thực:

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

- Vi khuẩn:

- Cây nấm:

<i><b>Cách tải ảnh về sau khi tạo:</b></i>

Ví dụ: Từ khố “Năng lượng mặt trời” sẽ trả ra kết qua sau.

Click vào 1 hình muốn tải về > Chọn tải xuống.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>2.2.1. Vai trò c</b><i><b>ủa Bing AI trong dạy học</b></i>

<b>2.2.2.1. Đối với GV</b>

Bing AI được phát triển dựa trên công nghệ AI từ Microsoft. Tích hợp trực tiếp vào trình duyệt Edge hoặc ứng dụng Bing trên điện thoại, máy tính. Điểm nổi bật là có thể trả lời những tin tức, câu hỏi về thông tin cập nhật mới nhất. Mục đích là hỗ trợ giáo viên tìm kiếm những kết quả chính xác, hữu ích. Dựa trên những ngữ cảnh và nhu cầu thực tế với những tin tức mới nhất.

<b>2.2.2.2. Đối với HS</b>

Sử dụng công cụ học tập giúp HS biết mình phải làm gì, giúp HS tìm kiếm, tạo hình ảnh minh họa liên quan đến nội dung học tập và có thể khắc sâu một vấn đề nào đó và củng cố niềm tin với khoa học.

Giúp HS tìm kiếm, tạo hình ảnh sinh động gắn liền với nội dung học tập từ đó thêm u thích mơn học và thế giới sống.

<b>2.2.2. Ưu, nhược điểm của việc sử dụng công cụ BING AI2.2.2.1. Ưu điểm</b>

- Cung cấp thông tin mới nhất cho người dùng -Có tính năng so sánh giữa các đơn vị kiến thức

- Các dữ kiện cung cấp đều được trích dẫn nguồn và xác thực độ chính xác của chúng

- Trong một thời gian ngắn có thể tra cứu, tìm được nhiều hình ảnh khác nhau

- Dễ sử dụng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

- GV có thể giao nhiệm vụ cho cá nhân HS hoặc nhóm HS và HS dễ dàng thu thập hình ảnh liên quan đến bài học, có thể thiết kế các slide Powerpoint đẹp.

<b>2.2.2.2. Nhược điểm</b>

Cơng cụ này có thể khơng trả lời được tất cả các câu hỏi, lệnh tìm kiếm của người dùng.

<b>2.3. Cấu trúc, nội dung yêu cầu cần đạt phần Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật, Sinh học 11, bộ sách Cánh diều</b>

-Phân tích được vai trị của trao đổi chất và chuyển hố năng lượng đối với sinh vật.

- Nêu được các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng (thu nhận các chất từ môi trường, vận chuyển các chất, biến đổi các chất, tổng hợp các chất và tích luỹ năng lượng, phân giải các chất và giải phóng năng lượng, đào thải các chất ra mơi trường, điều hồ).

- Dựa vào sơ đồ chuyển hố năng lượng trong sinh giới, mơ tả được tóm tắt ba giai đoạn chuyển hoá năng lượng (tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng).

- Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể.

- Nêu được các phương thức trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng (tự dưỡng và dị dưỡng). Lấy được ví dụ minh hoạ.

-Nêu được khái niệm tự dưỡng và dị dưỡng.

-Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới.

<b>Bài 2: Trao </b>

đổi nước và

thực vật

- Trình bày được nước có vai trị vừa là thành phần cấu tạo tế bào thực vật, là dung mơi hồ tan các chất, môi trường cho các phản ứng sinh hố, điều hồ thân nhiệt và vừa là phương tiện vận chuyển các chất trong hệ vận chuyển ở cơ thể thực vật.

- Dựa vào sơ đồ, mô tả được quá trình trao đổi nước trong cây, gồm: sự hấp thụ nước ở rễ, sự vận chuyển nước ở thân và sự thốt hơi nước ở lá.

- Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở tế bào lông hút của rễ.

- Nêu được sự vận chuyển các chất trong cây theo hai dòng: dòng mạch gỗ và dòng mạch rây.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

năng điều tiết q trình thốt hơi nước. Giải thích được vai trị quan trọng của sự thoát hơi nước đối với đời sống của cây. - Nêu được khái niệm dinh dưỡng ở thực vật và vai trị sinh lí của một số nguyên tố khoáng đối với thực vật (cụ thể một số nguyên tố đa lượng, vi lượng).

- Quan sát và nhận biết được một số biểu hiện của cây do thiếu khoáng.

-Nêu được các nguồn cung cấp nitơ cho cây.

- Trình bày được quá trình hấp thụ và biến đổi nitrate và

- Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước ở thực vật và ứng dụng hiểu biết này vào thực tiễn.

- Giải thích được sự cân bằng nước và việc tưới tiêu hợp lí; các phản ứng chống chịu hạn, chống chịu ngập úng, chống chịu mặn của thực vật và chọn giống cây trồng có khả năng chống chịu. - Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình dinh dưỡng khoáng ở cây, đặc biệt là nhiệt độ và ánh sáng. Ứng dụng được kiến thức này vào thực tiễn.

- Phân tích được vai trị của phân bón đối với năng suất cây trồng.

-Thông qua thực hành, quan sát được cấu tạo khí khổng ở lá. - Thực hiện được các thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ; vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá. Thực hành tưới nước chăm sóc cây.

-Thực hiện được các bài thực hành về thuỷ canh, khí canh.

<b>Bài 4: Quang </b>

hợp ở thực vật

- Phát biểu được khái niệm quang hợp ở thực vật. Viết được phương trình quang hợp. Nêu được vai trị của quang hợp ở thực vật (vai trò đối với cây, với sinh vật và sinh quyển).

- Trình bày được vai trị của sắc tố trong việc hấp thụ năng

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

lượng ánh sáng. Nêu được các sản phẩm của quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học (ATP và NADPH).

- Nêu được các con đường đồng hoá carbon trong quang hợp. Chứng minh được sự thích nghi của thực vật C4 và CAM trong điều kiện mơi trường bất lợi.

-Trình bày được vai trị của sản phẩm quang hợp trong tổng hợp chất hữu cơ (chủ yếu là tinh bột), đối với cây và đối với sinh

- Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được một số biện pháp kĩ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng. - Thực hành, quan sát được lục lạp trong tế bào thực vật; nhận biết, tách chiết các sắc tố (chlorophyll a, b; carotene và xanthophyll) trong lá cây.

- Thiết kế và thực hiện được các thí nghiệm về sự hình thành tinh bột; thải oxygen trong q trình quang hợp.

<b>Bài 5: Hơ </b>

hấp ở thực vật

-Nêu được khái niệm hô hấp ở thực vật. -Phân tích được vai trị của hơ hấp ở thực vật.

-Trình bày được sơ đồ các giai đoạn của hơ hấp ở thực vật. - Phân tích được ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến hô hấp ở thực vật. Vận dụng được hiểu biết về hô hấp giải thích các vấn đề thực tiễn (ví dụ: bảo quản hạt và nông sản, cây ngập úng sẽ chết,...). Thực hành được thí nghiệm hơ hấp ở thực vật.

-Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và hơ hấp.

Các kiến thức phần trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật có vai trị đặc biệt quan trọng, gần gũi với học sinh, nhiều kiến thức có liên quan đến thực tế. Do vậy việc thiết lập bài học có khai thác các hình ảnh liên quan đến công cụ BING AI để tạo ra hình ảnh sinh động cho bài giảng là phù hợp và cần thiết khi dạy học phần này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

cao cho bài giảng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật - Sinh học 11, THPT, chúng tôi tuân thủ các nguyên tắc sau:

<i>Nguyên tắc 1: Bám sát mục tiêu dạy học</i>

Mục tiêu dạy học là được hiểu là đích và yêu cầu cần phải đạt được của quá trình dạy học. Mục tiêu dạy học cần phải đạt được bao gồm năng lực và phẩm chất người học. Cụ thể là sau mỗi bài học HS phải có sự chuyển biến, tiến bộ về kiến thức, về kĩ năng, hành động trí tuệ, hoạt động thực hành, về thái độ và hành vi đối với bảo vệ, chăm sóc cây xanh, bảo vệ mơi trường sống cũng như bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.

Để có được tiết học tốt, người GV cần định rõ các mục tiêu dạy học và xây dựng các phương pháp dạy học gắn chặt với mục tiêu này.

<i>Nguyên tắc 2: Đảm bảo phát huy tính tích cực của HS</i>

Trong bối cảnh kiến thức khoa học bùng nổ như hiện nay, giải pháp “tăng khối lượng kiến thức bằng phương pháp nhồi nhét”, học thuộc lịng khơng còn phù hợp và sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực cho nhiều thế hệ. Vì vậy, việc dạy học không dừng lại ở việc dạy kiến thức trong sách vở mà quan trọng hơn là dạy phương pháp để HS tự chiếm lĩnh kiến thức, bồi dưỡng NL tự học, tự nghiên cứu suốt đời. GV phải dạy cho HS phương pháp học. Cho nên, phương pháp dạy học của GV cần phát huy tối đa tính tích cực của HS để tạo dựng nên những con người mới thích nghi với sự biến đổi của xã hội và thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước ta trong giai đoạn đổi mới hiện nay.

Để phát huy được tính tích cực của HS thì phương pháp dạy học cần sử dụng CNTT, trong đó việc sử dụng cơng cụ hỗ trợ để tìm kiếm thơng tin, tìm kiếm hình ảnh, tạo hình ảnh qua mơ tả đặc điểm kiến thức liên quan đến bài học đảm bảo tính vừa sức, tính kế thừa và phát triển phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của đa số HS nhằm phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập của từng cá nhân HS.

<i>Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính chính xác, khoa học về nội dung</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Hình ảnh dùng để mã hóa nội dung dạy học, cần được xây dựng đảm bảo tính chính xác, khoa học. Đây chính là một điều kiện để các hình ảnh được đáp ứng được mục tiêu dạy học.

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là một trong những đặc trưng sống quan trong nhất của sinh vật. Mỗi hệ thống sống dù ở cấp độ nào cũng đều phải có đặc trưng này. Các hình ảnh được xây dựng và sử dụng trong dạy học trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật không được phép chỉ dừng lại việc xem xét các biểu hiện rời rạc, bề ngoài của đối tượng thực vật mà cần giúp HS tìm tịi, phát hiện được dấu hiệu bản chất, mối liên quan mật thiết giữa các kiến thức và vận dụng được kiến thức đã học vào đời sống.

<i>Nguyên tắc 4: Đảm bảo nguyên tắc hệ thống</i>

Nội dung khoa học trong môn học là đối tượng trực tiếp của hoạt động nhận thức của HS. Nội dung này luôn được biên soạn một cách hệ thống, lôgic và phản ánh khách quan về đối tượng. Hình ảnh với tư cách là công cụ hoạt động của HS khi xây dựng phải quán triệt tính hệ thống, phải được sắp xếp và sử dụng cũng phải theo một hệ thống cho từng nội dung giáo khoa, cho một bài, cho một chủ đề để đảm bảo rằng kiến thức mà HS tiếp thu được phải theo đúng tính hệ thống của tri thức. Vì vậy, cần phải sắp xếp các hình ảnh từ cụ thể đến trừu tượng, có tính kế thừa và phát triển giúp người học nhận thức khách quan về sự vật, hiện tượng.

<i>Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính thực tiễn</i>

Việc xây dựng các hình ảnh để tổ chức dạy học các kiến thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cần phải gắn liền với cơ thể thực vật với việc bảo vệ thực vật, bảo vệ chính sức khỏe của bản thân HS đồng thời gắn liền với sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp, tăng năng suất và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Từ đó, HS nhận thức được ý nghĩa to lớn của tri thức mình đang khám phá và khơi dậy được hứng thú học tập của HS. Nguyên tắc này dựa trên nguyên lí như “ Lí luận gắn với thực tiễn”; “Học đi đơi với hành”.

<b>2.4.2. Quy trình thu thập hình ảnh nhằm phát triển NL sinh học cho HS</b>

Dựa theo các nguyên tắc đã trình bày ở trên kết hợp với việc nghiên cứu quy trình thiết kế hình ảnh trong các bài giảng, chúng tơi đề xuất quy trình thiết hình ảnh sinh động bằng công cụ Bing AI để phát huy năng lực sinh học cho HS như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>Bước 4: Thu thập tư liệu để thiết kế hệ thống</b>

Hình ảnh

<b>Bước 5: Thiết kế hệ thống hình ảnh phát triển NL sinh </b>

<b>Bước 6: Thử nghiệm, đánh giá, điều chỉnh</b>

<b>2.5. Ví dụ minh hoạ dạy học bài giảng trao đổi chất và chuyển hoá nănglượng ở thực vật mơn sinh học 11, bộ Cánh diều</b>

Từ khố 1: “Sinh vật tự dưỡng- cây xanh, tảo…” Kết quả:

</div>

×