Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.12 KB, 25 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH</b>
<b>MƠN: CƠNG TÁC CÁN BỘ CỦA ĐẢNG TRONG THỜI KỲ ĐỔIMỚI</b>
<b>Giảng viên : Học viên: </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">1.1.2. Phân cấp với giao quyền...6
<i>1.1.3. Ràng buộc trách nhiệm khi phân công, phân cấp giao quyền...8</i>
1.2. Khái niệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực...9
<i>1.2.1. Khái niệm kiểm tra, giám sát...9</i>
<i>1.2.2. Khái niệm quyền lực và kiểm sốt quyền lực trong cơng tác cán bộ củaĐảng...9</i>
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÂN CẤP GIAO QUYỀN GẮN VỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ SAI PHẠM TRONG CÔNG TÁC CÁN BỘ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY...11
2.1. Phân cấp, giao quyền trong công tác cán bộ...11
2.2. Kiểm sốt quyền lực trong cơng tác cán bộ...12
2.3. Vấn đề xử lý sai phạm trong công tác cán bộ của Đảng...17
2.4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác cán bộ của Đảng...18
<b>KẾT LUẬN...22</b>
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...23</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>MỞ ĐẦU</b>
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội VI của Đảng đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khoá đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế,... về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, từng bước hồn thiện chủ trương, quan điểm của Đảng về cơng tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ; đặc biệt đến Đại hội XII, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế,... về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ để thực hiện. Trong đó việc phân công, phân cấp với giao quyền cũng như ràng buộc trách nhiệm đã được Đảng hết sức quan tâm, sửa đổi trong cơng tác cán bộ nói chung cũng như trong xây dựng quy chế hoạt động công vụ của quản lý nhà nước nói riêng. Đây là một chủ trương lớn, nội dung quan trọng được đề cập một cách có hệ thống và nhất quán trong các văn kiện của Đảng trong thời gian gần đây.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII) đề ra phương hướng “phân định trách nhiệm, thẩm quyền giữa các cấp chính quyền theo hướng phân cấp rõ hơn cho địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ”. Văn kiện Đại hội Đảng IX xác định “phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương” và “phân cấp mạnh và toàn diện giữa các cấp trong hệ thống hành chính nhà nước” là một trong những định hướng nhằm cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước. Đặc biệt nghị quyết số Số: 26-NQ/TWngày 19 tháng 5 năm 2018 đã chỉ rõ những nguyên nhân hạn chế trong xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp như: “Phân công, phân cấp, phân quyền chưa gắn với ràng buộc trách nhiệm, với
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">tăng cường kiểm tra, giám sát và chưa có cơ chế đủ mạnh để kiểm sốt chặt chẽ quyền lực. Chưa có biện pháp hữu hiệu để kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chạy chức, chạy quyền và những tiêu cực trong công tác cán bộ. Thiếu chặt chẽ, hiệu quả trong phối hợp kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm. Cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức”.
Phân cấp quản lý cán bộ chưa theo kịp tình hình, cịn tập trung nhiều ở cấp trên. Một số chủ trương thí điểm chỉ đạo chưa quyết liệt, tổ chức thực hiện thiếu nhất quán, đồng bộ và chưa kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm. Việc kiểm tra, giám sát thiếu chủ động, chưa thường xuyên, còn nặng về kiểm tra, xử lý vi phạm, thiếu giải pháp hiệu quả để phịng ngừa, ngăn chặn sai phạm. Cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ cịn bị động, chưa theo kịp tình hình, tổ chức bộ máy thiếu ổn định. Đầu tư xây dựng đội ngũ làm công tác tổ chức, cán bộ chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ; tổ chức bộ máy cơ quan tham mưu còn nhiều đầu mối, chức năng, nhiệm vụ chưa thật sự hợp lý; phẩm chất, năng lực và uy tín của khơng ít cán bộ làm công tác tổ chức, cán bộ chưa đáp
<i><b>ứng u cầu. Chính vì vậy, “Việc phân tích luận điểm: Phân công, phân cấp</b></i>
<i><b>với giao quyền, ràng buộc trách nhiệm, đồng thời tăng cường kiểm tra,giám sát, kiểm soát quyền lực và xử lý nghiêm minh sai phạm” là cần thiết,</b></i>
góp phần nâng cao chất lượng cơng tác cán bộ của Đảng trong thời kỳ đổi mới.
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">Phân công, phân cấp với giao quyền, ràng buộc trách nhiệm trong giới hạn của đề tài được hiểu là những hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ, hoạt động công vụ của cán bộ công chức. Công vụ là một khái niệm rộng về phạm vi và quan trọng về ý nghĩa trong nền hành chính nhà nước. Nói đến cơng vụ là nói đến hoạt động của nhà nước, với nhiều yếu tố hợp thành như thể chế công vụ, đội ngũ cán bộ công chức, các cơ quan, tổ chức của nhà nước….Theo như một số quan điểm của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu hành chính ở Việt Nam cho rằng: Cơng vụ là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước được thực thi bởi đội ngũ Cán bộ, Cơng chức nhằm thực hiện các chính sách của nhà nước trong quá trình quản lý các mặt của đời sống xã hội. Hoạt động công vụ được điều chỉnh bởi ý chí của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Công vụ là hoạt động mang tính quyền lực được thực thi bởi đội ngũ Cán bộ cơng chức nhằm thực hiện các chính sách của Nhà nước trong q trình quản lý tồn diện các mặt của đời sống XH. Quan niệm này đã nên bật được những đặc điểm:
Chủ thể của hoạt động cơng vụ là Cán bộ cơng chức. Mục đích nhằm thực hiện những chính sách của nhà nước trong q trình quản lý tồn diện các mặt của đời sống XH.
Hoạt động cơng vụ mang tính quyền lực nhà nước, gắn liền với nhà nước. Có tính chất thường xuyên, chuyên nghiệp, đảm bảo cho hoạt động của nhà nước diễn ra bình thường, liên tục. Hoạt động thực thi công vụ được đảm
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">bảo bằng ngân sách nhà nước. Dựa trên những đặc trưng cơ bản ấy, có thể
<i>đưa ra khái niệm về Cơng vụ như sau: “ Công vụ là thuật ngữ được sử dụng</i>
<i>để chỉ một dạng hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, do các Cán bộ,Công chức tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ của nhà nước, phục vụ lợi ích của nhà nước và tồn XH”.</i>
Hoạt động cơng vụ là một loại hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước (quyền lực cơng). Nói đến hoạt động cơng vụ là nói đến trách nhiệm của cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ nhằm mục tiêu phục vụ người dân và xã hội. Về mặt pháp lý, trách nhiệm của cán bộ, công chức thường được xem xét trong mối quan hệ thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ. Do đó, hoạt động công vụ thể hiện trách nhiệm của cán bộ, công chức nhân danh quyền lực công thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, bất kỳ Nhà nước nào cũng phải xây dựng một nền công vụ hiệu lực, hiệu quả và nhấn mạnh đến trách nhiệm công vụ. Nền công vụ của mỗi quốc gia ln phải tương thích với thể chế chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước hiện hành. Các quốc gia có thể chế chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước khác nhau thì quan niệm về hoạt động công vụ cũng có những điểm khác nhau. Tuy nhiên, xét đến cùng thì bản chất và mục tiêu cuối cùng của hoạt động công vụ đều giống nhau. Công vụ là lao động đặc thù của cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước, nhân danh quyền lực công để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống và phục vụ nhân dân.
<i><b>1.1.1. Phân công</b></i>
Phân công công việc hay giao việc được hiểu theo một cách chung nhất là giao cho ai đó trách nhiệm và quyền hạn để thực hiện công việc nào đó. Song song với phân cơng cơng việc, người phân công cần cung cấp những
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">phương tiện, nguồn lực cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người được phân cơng hồn thành cơng việc.
Trong đề tài này phân công công việc được hiểu là: Trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của Đảng, cơ quan Nhà nước, hay các tổ chức chính trị xã hội khác trong Hệ thống chính trị sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề, công việc phức tạp khiến nhà lãnh đạo, quản lý khó lịng mà hồn thành hết được một cách trọn vẹn nhất. Do đó, vấn đề đặt ra là các nhà lãnh đạo, quản lý, với vai trò là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải biết phân công công việc của mình, sắp xếp và chia nhỏ chúng để mạnh dạn giao việc cho cán bộ, công chức, viên chức của mình tùy vào năng lực của từng người. Từ đó, mọi người sẽ cùng nhau thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành chúng một cách an toàn, hiệu quả và nhanh chóng.
<i><b>1.1.2. Phân cấp gắn với giao quyền</b></i>
Hiện nay, có một số quan niệm khác nhau xung quanh khái niệm “phân cấp”. Theo một số tác giả, phân cấp chính là phân quyền giữa trung ương và địa phương<small>1</small>. Phân cấp là phân ra, chia thành các cấp, các hạng. Phân cấp có sự chuyển giao quyền lực quản lý xuống các cấp dưới để thực hiện cho sát dân và sát tình hình thực tiễn, đồng thời, để giảm bớt khối lượng cho cấp trên khỏi phải trực tiếp giải quyết những việc sự vụ. Việc phân cấp phải gắn trách nhiệm với quyền hạn rõ ràng và bảo đảm tính thống nhất từ trung ương đến cơ sở<small>2</small>. Có quan niệm khác cho rằng, phân cấp có thể theo hai hướng: một hướng nằm ngang là sự phân chia căn cứ vào sự khác nhau của các công việc của một cấp; hướng nằm dọc (thẳng đứng) là sự phân chia theo cơ cấu thứ bậc công việc giữa các cấp khác nhau.
Có ý kiến cho rằng, cần phân biệt “phân cấp” với một số khái niệm gần với nó là phân cơng, phân nhiệm, phân quyền vì “phân công và phân nhiệm
<small>Nội, 1997, Số 4, tr. 12</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">đều để chỉ sự xác định quyền hạn, trách nhiệm cả theo chiều ngang và chiều dọc. Thông thường, người ta sử dụng khái niệm phân công để chỉ quan hệ theo chiều ngang với dụng ý phân biệt nó với phân cấp. Nếu phân quyền được hiểu là phân giao quyền hạn cho một cơ quan hoặc một cấp chính quyền nào đấy thì thực ra sử dụng thuật ngữ phân công và phân cấp là đầy đủ và chính xác hơn”<small>3</small>.
Như vậy, cho đến nay, mặc dù được sử dụng một cách rộng rãi, song cách hiểu về phân cấp cịn chưa hồn tồn thống nhất.
Dưới góc độ ngơn ngữ, “cấp” được hiểu là loại hạng trong một hệ thống (xếp theo trình độ cao thấp, trên dưới). Từ đó, phân cấp quản lý được cắt nghĩa là giao bớt một phần quyền quản lý cho cấp dưới, quy định nhiệm vụ và quyền hạn cho mỗi cấp (8). Như vậy, ở đây có hai nội dung cần lưu ý là chuyển giao thẩm quyền cho cấp dưới và xác định thẩm quyền của mỗi cấp trong đó.
Hiện nay, căn cứ vào cách phân chia đơn vị hành chính - lãnh thổ mà ở Việt Nam hình thành các cấp chính quyền: trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Phân cấp quản lý nhà nước, trước hết được hiểu là phân cấp giữa trung ương với chính quyền cấp tỉnh; đồng thời, cịn bao hàm cả phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau.
Theo các văn kiện của Đảng, phân cấp được tiến hành theo hướng “phân cấp rõ hơn cho địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ và trên cơ sở nguyên tắc “chính quyền trung ương quản lý tập trung một số lĩnh vực theo ngành dọc được xác định từ yêu cầu thực tế. Đối với một số lĩnh vực khác, trung ương trực tiếp quản lý một phần, còn một phần phân cấp cho địa phương quản lý”. Cũng với tinh thần đó mà hiện nay, phân cấp được hiểu là việc chuyển giao nhiệm vụ, thẩm quyền từ cơ quan quản lý nhà nước cấp trên xuống cơ quan quản lý cấp dưới nhằm đạt mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả quản lý.
<small>3 Trương Đắc Linh - Phân cấp quản lý trung ương và địa phương - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nghiêncứu lập pháp, 2002, Số 3, tr. 24-25</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Giao quyền tức là, việc chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn chỉ có thể được tiến hành một khi thẩm quyền và trách nhiệm của cấp chuyển giao và cấp được chuyển giao đã được xác định hết sức rõ ràng. Vì vậy, bản thân khái niệm phân cấp phải hàm chứa trong đó nội dung phân định thẩm quyền của từng cấp hay nói một cách khác, phân định thẩm quyền là tiền đề cho việc chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn (hoặc rộng hơn nữa, điều chỉnh khối lượng nhiệm vụ, quyền hạn cho phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của mỗi cấp chính quyền).
Trên cơ sở những lập luận đó, đề tài đưa ra khái niệm về phân cấp với giao quyền là cơ quan quản lý cấp trên giao quyền tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm trong công tác cán bộ cho cơ quan quản lý cấp dưới trên cơ sở các quy định hiện hành. Đồng thời, thực hiện kiểm tra, giám sát cơ quan quản lý cấp dưới bằng hệ thống luật pháp. Việc phân quyền nhằm bảo đảm quyền tự chủ trong thực hiện các khâu của công tác cán bộ.
<i><b>1.1.3. Ràng buộc trách nhiệm khi phân công, phân cấp giao quyền</b></i>
Hội nghị Trung ương 4 (Khóa XII) chỉ rõ "các cấp ủy, tổ chức đảng chỉ đạo rà sốt, hồn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền, theo hướng quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó; phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm tập thể, cá nhân trong từng công đoạn giải quyết công việc và có chế tài xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.
Tại Hội nghị lần thứ 7 (khóa XII), Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu "Quy định chặt chẽ và thực hiện nghiêm quy trình cơng tác cán bộ. Xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu trong công tác cán bộ." Để hạn chế, đi đến chấm dứt tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, bên cạnh việc nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, cần cụ thể hóa trách nhiệm của từng cá nhân trong mỗi vụ việc, tránh để trách nhiệm cá nhân “lẩn” trong trách nhiệm tập thể.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Quy định số 205-QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền, đã cụ thể hóa, quy rõ trách nhiệm trong thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước.
Cụ thể, đối với cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị, Khoản 1 Điều 3 Quy định 205-QĐ/TW nêu rõ: "Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình về cơng tác cán bộ; thường xuyên tự kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh những sai sót và chịu trách nhiệm về những hạn chế, khuyết điểm trong công tác cán bộ thuộc phạm vi, thẩm quyền, trách nhiệm được giao."
<b>1.2. Khái niệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực </b>
<i><b>1.2.1. Khái niệm kiểm tra, giám sát</b></i>
Theo Từ điển Tiếng Việt thì “kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”. Qua kiểm tra, các cơ quan quản lý có thể phân tích đánh theo dõi q trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý đề ra.
Trong Từ điển Tiếng Việt, “giám sát” được hiểu là “theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều đã quy định khơng”.
Như vậy, có thể nói: ở mức độ ý nghĩa chung nhất, giám sát được tiến hành trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ của chủ thể được giám sát và đối tượng chịu sự giám sát.
+ Giám sát mang tính quyền lực nhà nước được tiến hành bởi chủ thể là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với một hay một số hệ thống cơ quan nhà nước khác, chẳng hạn như: hoạt động giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ, Tồ án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao; hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đối với các cơ quan nhà nước ở địa phương.
+ Giám sát không mang tính quyền lực nhà nước: Là loại hình giám sát được tiến hành bởi các chủ thể phi Nhà nước như hoạt động giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận đối với bộ máy
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước; hay đơn giản chỉ là giám sát thi công một cơng trình.
<i><b>1.2.2. Khái niệm quyền lực và kiểm sốt quyền lực trong công tác cán bộ của Đảng</b></i>
Theo khái niệm chung: Quyền lực là năng lực, khả năng của một tổ chức hay cá nhân, tác động đến hành động, hành vi của những người khác, buộc họ phải thực hiện ý chí của mình thơng qua các phương tiện, phương thức nào đó như uy tín, quyền hành, cơ chế, chính sách, quy định, thậm chí cưỡng bức thực hiện.
Khái niệm kiểm soát được hiểu là một chức năng hiến định nhằm mục đích đảm bảo rằng các cơ quan quyền lực công đều bị đặt trong giới hạn mà Hiến pháp và pháp luật đã quy định. Chức năng kiểm soát được thể hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức đa dạng: ủy quyền, chấp thuận, xác minh, kiểm tra, xử phạt, phê bình. Các thiết chế kiểm soát được tổ chức theo hệ thống gồm nhiều cấp nhằm đảm bảo sự minh bạch, chính xác của hành động kiểm sốt.
Kiểm sốt quyền lực trong cơng tác cán bộ là việc sử dụng cơ chế, biện pháp nhằm thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác cán bộ; phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước, nhất là các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, lộng quyền hoặc không thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và những việc phải làm trên cương vị được giao trong công tác cán bộ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><b>Chương 2</b>
<b>THỰC TRẠNG PHÂN CẤP GIAO QUYỀN GẮN VỚI CÔNG TÁCKIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ SAI PHẠM TRONG CÔNG TÁC</b>
<b>CÁN BỘ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY</b>
<b>2.1. Phân cấp, giao quyền trong cơng tác cán bộ</b>
Thời gian qua Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng trong phân cấp quản lý cán bộ. Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước chỉ rõ cần:“Phân công, phân cấp quản lý cán bộ cho các cấp uỷ và các tổ chức đảng; đồng thời thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ của các ngành, các cấp, coi đây là một trong những công việc quan trọng bậc nhất của lãnh đạo”.
Việc phân cấp quản lý cán bộ được cụ thể hóa thơng qua một số quy định theo hướng ngày càng mở rộng việc giao quyền cho cấp dưới: Quyết định số 44-QĐ/TW ngày 14-11-1992 của Bộ Chính trị về việc quản lý cán bộ; Quyết định số 49-QĐ/TW ngày 3-5-1999 và sau đó là Quyết định số 67-QĐ/TW ngày 4-7-2007 của Bộ Chính trị quy định về phân cấp quản lý cán bộ (sau đây gọi tắt là Quyết định 49 và Quyết định 67).
Sau khi Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 67, Ban Tổ chức Trung ương đã có Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 26-9-2007 hướng dẫn thực hiện Quy định về phân cấp quản lý cán bộ, quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử. Đây là hai văn bản quan trọng nhằm cụ thể hoá các quan điểm, nguyên tắc, chính sách của Đảng về xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một bước các quy chế, quy định đã có trước đây phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ trong thời kỳ mới, góp phần đổi mới và hồn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng. Nội dung của Quy định thể hiện tinh thần đổi mới của Đảng trong phân cấp quản lý cán bộ; xác định rõ hơn trách nhiệm, quyền hạn của các cấp uỷ đảng, của tập thể và cá nhân, nhất là người đứng đầu, tạo sự liên thông, nhất quán trong công tác cán bộ.
</div>