Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến nay ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.12 KB, 42 trang )



1



Luận văn
Nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp xuất khẩu
thủy sản Việt Nam đến nay


2
Contents
LỜI MỞ ĐẦU 5
1. Tính cấp thiết của luận án 5
2. Mục tiêu nghiên cứu 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 5
5. Những công trình nghiên cứu có liên quan trước luận án 6
6. Đóng góp mới của luận án 6
7. Kết cấu của luận án 7
CHƯƠNG 1 7
1.1. KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
7
1.2. Một số yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh (các yếu tố nội bộ) của
doanh nghiệp 9
1.3. Một số yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp 10
1.4. MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI 11


1.5. THIẾT KẾ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM 12


3
CHƯƠNG 2 17
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT
KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM 17
2.1.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 17
CHƯƠNG 3 30
3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP 30
Hội nhập rộng và sâu của Việt Nam vào kinh tế thế giới 30
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
33
3.2.1.1. Giải pháp 1: Gia tăng năng lực cạnh tranh về giá của DNXKTS Việt
Nam 33
3.2.1.2. Giải pháp 2: Gia tăng năng lực quản trị của DNXKTS Việt Nam 34
3.2.1.3. Giải pháp 3: Nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai của
DNXKTS Việt Nam 34
3.2.1.4. Giải pháp 4: Gia tăng năng lực công nghệ sản xuất của DNXKTS Việt
Nam 34
3.2.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao năng lực xử lý tranh chấp thương mại của
DNXKTS Việt Nam 34
3.2.2.2. Giải pháp 2: Đẩy mạnh năng lực phát triển quan hệ kinh doanh của
DNXKTS Việt Nam 35


4
3.2.1.3. Giải pháp 3: Tăng cường sức cạnh tranh thương hiệu của DNXKTS

Việt Nam 35
3.2.1.4. Giải pháp 4: Nâng cao năng lực marketing của DNXKTS Việt Nam 35
3.2.2.5. Giải pháp 5: Phát triển nguồn nhân lực của DNXKTS Việt Nam 36
3.2.2.6. Giải pháp 6: Nâng cao năng lực tài chính của DNXKTS Việt Nam 36
3.2.3.1. Giải pháp 1: Xây dựng chiến lược cạnh tranh – phát triển thị trường
của DNXKTS Việt Nam 37
3.2.3.2. Giải pháp 2: Đẩy mạnh liên kết giữa DNXKTS với nông dân – nhà
cung ứng nguyên liệu chế biến và xuất khẩu 37
3.2.3.3. Giải pháp 3: Phát triển dịch vụ kho lạnh để bảo quản nguyên liệu và
sản phẩm trong xuất khẩu thuỷ sản của doanh nghiệp 37
3.2.3.4. Giải pháp 4: Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chí “thuỷ
sản xanh” đối với doanh nghiệp 38
3.3. KIẾN NGHỊ 38
KẾT LUẬN 41



5
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận án
Thuỷ sản là một trong 4 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong
những năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản (DNXKTS) Việt Nam
không ngừng lớn mạnh, nhưng vẫn còn nhiều điểm yếu, đặc biệt là về năng lực
cạnh tranh (NLCT). Trong thời gian qua, việc nghiên cứu NLCT đã được quan
tâm, nhưng nhìn chung, các công trình nghiên cứu vẫn mang tính cục bộ trên
từng lĩnh vực, ở từng địa phương, hoặc còn nhiều điểm bất cập. Do đó, việc
nghiên cứu một cách toàn diện NLCT của các DNXKTS Việt Nam là một việc
làm cấp thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là dùng lý thuyết cạnh tranh để phân tích và
xác định NLCT của các DNXKTS Việt Nam theo các tiêu chí đặc trưng của
ngành, đánh giá tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực cạnh tranh
này. Từ đó, đề xuất các nhóm giải pháp cùng với các kiến nghị đối với nhà nước
và ngành thuỷ sản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNXKTS Việt Nam
đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các DNXKTS Việt Nam. Phạm vi khảo
sát là các DNXKTS ở Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ, nơi
chiếm đến 87% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dữ liệu nghiên cứu
được thu thập đến hết năm 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu


6
Luận án này được thực hiện chủ yếu dựa trên phương pháp chuyên gia,
phương pháp hệ thống và phương pháp thống kê mô tả. Các dữ liệu thống kê
được xử lý bằng phần mềm SPSS.
5. Những công trình nghiên cứu có liên quan trước luận án
Thời gian qua, việc nghiên cứu NLCT đã được sự quan tâm của nhiều tổ
chức và cá nhân. Có thể đơn cử các công trình tiêu biểu như: Nguyễn Ngọc Bảo
(2001), với “Thị trường Nhật Bản đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong
giai đoạn 2002 – 2006 và dự báo đến năm 2015”; Nguyễn Vĩnh Thanh (2005),
với “Nâng cao NLCT của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”;
Võ Minh Long (2005) với “Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
marketing trong xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, giai đoạn
2005 – 2010”… Các công trình đã đánh giá hiện trạng, phân tích chiến lược xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam và chỉ ra những hạn chế về chất lượng sản phẩm, công
nghệ, thương hiệu…
Các công trình nêu trên cũng đã đề ra một số giải pháp nâng cao NLCT cho

doanh nghiệp, song chưa có công trình nào tiến hành đo lường các yếu tố cấu
thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để xây dựng được hệ thống giải
pháp tổng thể nâng cao NLCT cho DNXKTS Việt Nam.
6. Đóng góp mới của luận án
Luận án đã hệ thống hoá sự phát triển về lý thuyết cạnh tranh của doanh
nghiệp, đã tiến hành đo lường các yếu tố cấu thành NLCT, một số yếu tố môi
trường bên ngoài ảnh hưởng đến NLCT, phân tích thực trạng các điểm mạnh,
điểm yếu, để từ đó đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao NLCT của
DNXKTS Việt Nam đến năm 2020. Bên cạnh đó, luận án cũng nêu ra các kiến
nghị đối với nhà nước và ngành thuỷ sản để tạo điều kiện khả thi thực hiện các
giải pháp. Đây là tài liệu tham khảo, là những gợi ý để các doanh nghiệp vận


7
dụng phù hợp với điều kiện thực tế của mình.
7. Kết cấu của luận án
Luận án có 197 trang, 49 bảng và 15 hình vẽ. Ngoài phần mở đầu và kết
luận, luận án kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu
thuỷ sản Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020.





CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1. Cạnh tranh


8
Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế trên cơ sở sử dụng hiệu
quả nguồn lực để thoả mãn nhu cầu khách hàng mục tiêu, qua đó giành lấy
những vị thế tốt trên thị trường.
1.1.2. Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh là tập hợp những giá trị có thể sử dụng vào việc nắm bắt
cơ hội, là những gì mà chủ thể kinh tế đang có và có thể có, so với các đối thủ
cạnh tranh của họ. Lợi thế cạnh tranh tạo ra sức mạnh của NLCT.
1.1.3. Năng lực cạnh tranh
Các lý thuyết cổ điển
Đại diện tiêu biểu cho lý thuyết cổ điển về NLCT là Adam Smith và David
Ricardo. Theo Adam Smith, nguồn gốc của quá trình thương mại giữa hai hay
nhiều quốc gia là do mỗi quốc gia có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối về một ngành
nào đó so với quốc gia khác. David Ricardo cho rằng, các quốc gia không có lợi
thế cạnh tranh tuyệt đối vẫn có thể mua bán trao đổi nhờ có lợi thế tương đối.
Lý thuyết năng lực cạnh tranh của Michael Porter
Tâm điểm trong lý thuyết cạnh tranh của Michael Porter là việc đề xuất mô
hình 5 áp lực: sự cạnh tranh giữa các công ty đang tồn tại; mối đe doạ về việc
một đối thủ mới tham gia vào thị trường; nguy cơ xuất hiện các sản phẩm thay
thế; vai trò của các công ty bán lẻ và cuối cùng là các nhà cung cấp đầy quyền
lực. Ông đã đề xuất mô hình kim cương để đo năng lực cạnh tranh quốc gia
dựa vào phân tích các yếu tố: vốn, chiến lược, nhu cầu thị trường, sự phát triển
ngành dịch vụ hỗ trợ và 2 yếu tố tác động là chính phủ và cơ hội.
Các trường phái khác



9
a) Các quan điểm không đồng tình với Michael Porter: Scott Hoenig (nhấn
mạnh việc nâng cao doanh thu hơn việc giảm chi phí), Gary Hamel (cho rằng
cạnh tranh là cuộc chiến giành cơ hội trong tương lai nên không thể dùng mô
hình “5 yếu tố” của Michael Porter để phân tích), Paul Krugman (chứng minh
rằng nỗi ám ảnh về NLCT có thể làm cho quốc gia bị lạc hướng).
b) Các trường phái lý thuyết NLCT khác như: trường phái “quản trị chiến
lược”, trường phái “NLCT hoạt động”, trường phái “NLCT dựa trên tài sản”,
trường phái “NLCT theo quá trình”.
c) “Chiến lược đại dương xanh” của Chan Kim và Renée Mauborgne: theo
hai ông quan niệm, chiến lược đại dương xanh là làm cho cạnh tranh trở nên
không cần thiết. Chiến lược này chính là chiến lược đột phá để doanh nghiệp
khai phá con đường riêng, tìm kiếm những khoảng trống thị trường tiềm năng,
làm cho đối thủ mất thế cạnh tranh.
Quan điểm của tác giả về năng lực cạnh tranh
Tổng hợp các cách tiếp cận của nhiều tác giả, luận án đề xuất định nghĩa:
“Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế
cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và
sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao và bền
vững. Đó là việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài
nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và
phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ
cạnh tranh trên thị trường".
1.2. Một số yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh (các yếu tố nội bộ) của
doanh nghiệp
Có nhiều yếu tố bên trong cấu thành NLCT của doanh nghiệp. Trong luận



10

án này, tác giả phân tích về vai trò của các yếu tố sau đây:
1.2.1. Năng lực quản trị
1.2.2. Trình độ công nghệ sản xuất
1.2.3. Nguồn nhân lực
1.2.4. Năng lực tài chính
1.2.5. Năng lực marketing
1.2.6. Năng lực nghiên cứu và triển khai
1.2.7. Vị thế của doanh nghiệp
1.2.8. Năng lực cạnh tranh về giá
1.2.9. Năng lực phát triển quan hệ kinh doanh
1.2.10. Năng lực xử lý tranh chấp thương mại
1.2.11. Văn hoá doanh nghiệp
1.2.12. Thương hiệu.
1.3. Một số yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp, song có 3
nhóm yếu tố có vai trò quan trọng nhất, đó là:
1.3.1. Thị trường
1.3.2. Luật pháp và chính sách


11

1.3.3. Kết cấu hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ.
1.4. MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI
1.4.1. Ma trận SWOT
SWOT là ma trận đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của

doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích chính xác các yếu tố trên, doanh nghiệp có
thể xác định được chiến lược cạnh tranh phù hợp nhằm phát huy hiệu quả năng
lực, nắm bắt các cơ hội và vượt qua các thách thức.
1.4.2. Mô hình kim cương của Michael Porter
Mô hình này đã lý giải những lực lượng tác động đến doanh nghiệp và qua
đó, nâng cao NLCT của doanh nghiệp. Bốn nhóm yếu tố trong mô hình kim
cương phát triển trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và tạo nên NLCT quốc tế
của các doanh nghiệp.
Mô hình này đã được vận dụng trong đánh giá xếp hạng NLCT cấp tỉnh ở
Việt Nam. Michael Porter cho rằng, rất nhiều ngành hàng của Việt Nam đã có vị
trí cao trên thế giới như gạo, điều, cà phê, tiêu, thuỷ sản…, trong khi đó không ít
ngành thì NLCT còn kém so với nước ngoài.
1.4.3. Phương pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh
Phương pháp này cho phép so sánh trực tiếp giữa doanh nghiệp được
nghiên cứu với các đối thủ cạnh tranh. Để đánh giá NLCT cần tiến hành các
bước: xác định các yếu tố cấu thành NLCT; xác định trọng số của các yếu tố;
cho điểm từng yếu tố năng lực đối với doanh nghiệp; tính điểm của từng yếu tố
đối với từng doanh nghiệp, tính tổng điểm của từng doanh nghiệp và cuối cùng
là so sánh điểm số của các doanh nghiệp để xác định thứ hạng của các doanh


12

nghiệp về NLCT.
1.4.4. Phương pháp của Thompson – Strickland
Thompson và Strickland đã đề xuất phương pháp đánh giá NLCT của
doanh nghiệp thông qua ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ, với các bước cụ
thể là: lập danh mục các yếu tố quyết định NLCT của doanh nghiệp; xác định
tầm quan trọng của các yếu tố đối với ngành; tính tổng điểm cho toàn bộ các yếu
tố được đưa vào ma trận bằng cách cộng điểm số các yếu tố thành phần NLCT

của doanh nghiệp. Tổng số điểm này phản ánh NLCT tuyệt đối của doanh
nghiệp. Nếu tổng số điểm T ≥ T* = 2,50 trở lên thì doanh nghiệp có NLCT tuyệt
đối trên mức trung bình. Nếu T < T* thì NLCT tuyệt đối của doanh nghiệp thấp
hơn mức trung bình. Trường hợp nếu thang đo 5 bậc (từ 1 đến 5) thì T* = 3.
1.5. THIẾT KẾ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM
1.5.1. Khung phân tích
Mục tiêu và nội dung nghiên cứu là căn cứ để lựa chọn phương pháp
nghiên cứu NLCT, xác định tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành NLCT, đo
lường các yếu tố NLCT nội bộ và yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến
NLCT của doanh nghiệp. Phương pháp chuyên gia được vận dụng để thu thập ý
kiến về NLCT của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó ma trận các yếu tố nội bộ được
xây dựng cho phép rút ra các kết luận về NLCT, từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao NLCT cho DNXKTS Việt Nam.
Quy trình đó được mô tả trong sơ đồ sau đây.




13




















M

c tiêu nghiên c

u:

Đo lường NLCTcủa DNXKTS Việt Nam,
tìm giải pháp nâng cao NLCT
Nghiên cứu lý
thuyết về phân tích
NLCT của DN
Xác định mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố
cấu thành NLCT của
DNXKTS V
N

Thảo luận với chuyên gia về giải pháp nâng cao
NLCT của DNXKTS Việt Nam
Xác định sức mạnh của từng yếu tố NLCT
Đánh giá tổng hợp về NLCT của DNXKTS Việt Nam

Giải pháp và kiến nghị
nhằm nâng cao NLCT của
DNXKTS VN đến năm 2020

Vấn đề nghiên cứu:
NLCT
c
ủa DN XKTS VN

Đánh giá mức
độ ảnh hưởng
yếu tố môi
trường bên
ngoài đến
NLCT của
DNXKTS VN


14









Hình 1.2: Khung phân tích NLCT của doanh nghiệp XKTS Việt Nam
Nguồn: Theo kết quả nghiên cứu của tác giả

1.5.2. Lựa chọn phương pháp đánh giá NLCT của DNXKTS Việt Nam
Có 4 phương pháp cơ bản để đánh giá NLCT của doanh nghiệp: (1) sử
dụng ma trận SWOT, (2) mô hình kim cương của Michael Porter, (3) phương
pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh, và (4) phương pháp của Thompson –
Strickland. Các phương pháp (1), (2), (3) đều có những hạn chế. Luận án chọn
phương pháp do Thompson – Strickland đề xuất vì phương pháp này phù hợp
với điều kiện khó thu thập được đầy đủ thông tin về các đối thủ cạnh tranh trên
thị trường quốc tế. Để triển khai phương pháp này có 2 bước quan trọng, đó là:
(1) xác định tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành NLCT ngành thủy sản, (2)
xác định NLCT của DNXKTS Việt Nam.
1.5.3. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng (tầm quan trọng) của các
yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt


15

Nam (xác định trọng số cạnh tranh ngành)
Lựa chọn các yếu tố quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của ngành
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Trên cơ sở 14 yếu tố cơ bản phản ánh NLCT trong xuất khẩu do Thompson
– Strickland đề xuất, tiến hành tham khảo ý kiến chuyên gia cho thấy, có 10 yếu
tố quan trọng đối với điều kiện doanh nghiệp Việt Nam là: năng lực quản trị;
năng lực nghiên cứu và triển khai; năng lực công nghệ sản xuất; năng lực phát
triển quan hệ kinh doanh; nguồn nhân lực; năng lực tài chính; năng lực
marketing; NLCT về giá; NLCT thương hiệu và năng lực xử lý tranh chấp
thương mại.
Tiến hành phỏng vấn chuyên gia
Tiến hành phỏng vấn chuyên gia về mức độ quan trọng của 10 yếu tố kể
trên đối với ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Kết quả được tổng hợp bằng
phương pháp thống kê để tính trọng số ngành.

Phương pháp tính trọng số
Trọng số từng yếu tố được tính theo công thức: Ti = Ki / ∑∑Kij (j = 1, 10),
trong đó: ki là số điểm đánh giá của chuyên gia thứ j về yếu tố i.
1.5.4. Phương pháp đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam
Xây dựng thang đo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Trên cơ sở các lý thuyết về NLCT, có 66 biến đo lường NLCT được lựa
chọn để khảo sát và dùng Cronbach Alpha kiểm định thang đo. Kết quả cho thấy
các thang đo đều có thể sử dụng được. Có 8 biến quan sát bị loại nên bộ thang


16

đo NLCT của DNXKTS gồm 10 nhóm yếu tố, 58 biến quan sát.
Triển khai khảo sát
Việc khảo sát được thực hiện với kích thước mẫu là 330. Đối tượng phỏng
vấn là lãnh đạo và các cán bộ quản lý của các DNXKTS. Kết quả thu về 318
phiếu hợp lệ.
Xử lý dữ liệu khảo sát
Từ 318 phiếu khảo sát hợp lệ, dữ liệu được tập hợp và xử lý bằng phần
mềm SPSS. Giá trị trung bình điểm đánh giá của chuyên gia cho NLCT của yếu
tố T
i
được xếp hạng. Nếu 3.0 ≤ T
i
< 3.7 thì NLCT của yếu tố « i » là trung bình.
Nếu 3.7 ≤ T
i
< 4.5 thì NLCT của yếu tố « i » là khá.
1.5.5. Phương pháp đo lường các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng

đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Thiết kế thang đo mức độ ảnh hưởng của yếu tố môi trường bên ngoài
Tổng hợp và cân nhắc các yếu tố trong 3 nhóm (yếu tố thị trường, yếu tố
luật pháp và chính sách, yếu tố kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ), tác giả đề
xuất bộ thang đo với 21 biến quan sát.
Kiểm định thang đo mức độ ảnh hưởng của yếu tố môi trường bên ngoài
Sau khi dữ liệu được thu thập dữ liệu khảo sát chuyên gia, hệ số Cronbach
Alpha được sử dụng để kiểm định thang đo. Qua kiểm định, tất cả các thang đo
đều có thể sử dụng được. Có 3 biến bị loại, thang đo còn lại 18 biến quan sát.
Khảo sát mức độ ảnh hưởng của yếu tố môi trường bên ngoài
Đối tượng phỏng vấn là các doanh nhân kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản, các


17

nhà kinh tế, nhà quản lý xuất khẩu thuỷ sản.
Phương pháp xử lý kết quả khảo sát
Giá trị trung bình điểm đánh giá của chuyên gia cho mức độ ảnh hưởng của
của yếu tố môi trường M
i
được xếp hạng. Nếu 3.0 ≤ M
i
< 3.7 thì ảnh hưởng của
yếu tố « i » là trung bình. Nếu 3.7 ≤ M
i
< 4.5 thì ảnh hưởng của « i » là khá.
1.5.6. Phương pháp chuyên gia nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Một cuộc toạ đàm với các giảng viên, nghiên cứu viên của trường Đại học
Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Ngoại thương và các nhà quản

lý thuộc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã được tổ chức. Những ý
kiến thu thập được là cơ sở quan trọng để tác giả nghiên cứu và đề xuất các giải
pháp nâng cao NLCT của DNXKTS Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT
KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản
Tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 2009 đạt 2.569 ngàn tấn. Sản
lượng khai thác hàng năm có thể đạt khoảng 200.000 tấn. Với việc đẩy mạnh


18

nuôi trồng và đánh bắt, năm 2009 ngành thuỷ sản đã đạt 4,846 triệu tấn, tăng
hơn 2 lần so với năm 2000.
Tình hình chế biến thuỷ sản
Năm 2009, Việt Nam có khoảng 600 cơ sở chế biến thuỷ sản. Công nghệ
chế biến thuỷ sản đã được các doanh nghiệp quan tâm hiện đại hoá. Nhiều cơ sở
đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên một số mặt đã tiếp cận được trình độ
thế giới. Tuy nhiên, chế biến thuỷ sản còn thiếu quy hoạch tổng thể, thường ở
dạng quy mô nhỏ, nhiều cơ sở công nghệ còn lạc hậu.
Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
Thuỷ sản Việt Nam đã có mặt ở 170 nước và vùng lãnh thổ. Năm 2009,
Việt Nam xuất khẩu 1.216 ngàn tấn, đạt 4,25 tỷ USD. Tôm là mặt hàng xuất
khẩu chủ lực, tuy nhiên, xuất khẩu cá đang tăng nhanh, đặc biệt là cá tra, cá
basa. Thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của nước ta là EU, Mỹ, Nhật Bản.

2.1.2. Tình hình doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa
Năm 2009, Việt Nam có 281 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa, trong
đó 20 doanh nghiệp lớn nhất có tổng kim ngạch 883,5 triệu USD. Công ty
NAVICO đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu.
Doanh nghiệp xuất khẩu tôm
Năm 2009, Việt Nam có trên 300 doanh nghiệp xuất khẩu tôm, trong đó 60
doanh nghiệp dẫn đầu chiếm 80% tổng kim ngạch. MINH PHU SEAFOOD
CORP là doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.
Các doanh nghiệp xuất khẩu hải sản khác


19

Xuất khẩu cá ngừ có 185 doanh nghiệp, xuất khẩu mực và bạch tuộc có 195
doanh nghiệp. KISIMEX là doanh nghiệp dẫn đầu với tổng kim ngạch là 14
triệu USD.
Nhận xét về doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
DNXKTS Việt Nam không ngừng lớn mạnh cả về số lượng, quy mô và
năng lực. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này vẫn còn yếu về hệ thống phân phối,
sản phẩm chưa đa dạng và thương hiệu chưa mạnh
2.2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM
2.2.1. Tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh đối với
ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (xác định trọng số ngành)
Tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh thương hiệu
Theo khảo sát, yếu tố quan trọng nhất của NLCT đối với ngành xuất khẩu
thuỷ sản Việt Nam là NLCT thương hiệu với điểm trung bình là 3.7759, trọng số
là 0.142. Thương hiệu có vai trò lớn vì đó là nền tảng để thâm nhập thị trường,
tăng doanh số, giảm chi phí quảng cáo.

Tầm quan trọng của năng lực marketing
Marketing là yếu tố quan trọng thứ 2 với điểm trung bình được đánh giá là
3.4828. Marketing dẫn dắt toàn bộ hoạt động, giúp doanh nghiệp phát hiện và
thoả mãn nhu cầu của khách hàng, xây dựng giải pháp khách hàng và xây dựng
thương hiệu mạnh.
Tầm quan trọng của năng lực công nghệ sản xuất
Năng lực công nghệ sản xuất là một yếu tố cạnh tranh mạnh, có tầm quan


20

trọng thứ 3 (đạt trung bình 3.1379 trên tổng số 5 điểm). Công nghệ sản xuất hiện
đại cho phép đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới về sản lượng, chất lượng và
mẫu mã sản phẩm.
Tầm quan trọng của năng lực tài chính
Đây là điều kiện giải quyết các vấn đề về đổi mới công nghệ, tăng cường
nghiên cứu, thu hút nhân tài, thực hiện các chương trình thị trường, phát triển
liên doanh, liên kết. Theo kết quả khảo sát, năng lực tài chính đạt điểm bình
quân là 2.8621.
Tầm quan trọng của năng lực nghiên cứu và triển khai
Năng lực nghiên cứu và triển khai quyết định khả năng áp dụng công nghệ
hiện đại, quy trình sản xuất phù hợp, nghiên cứu thị trường, hoạch định chiến
lược, phát triển sản phẩm mới… Qua kết quả khảo sát, các chuyên gia cho điểm
trung bình là 2.3621.
Tầm quan trọng của năng lực quản trị
Năng lực quản trị là một yếu tố quyết định việc hoạch định chiến lược, ảnh
hưởng trực tiếp đến phương hướng phát triển, khả năng cung ứng, sản xuất và
tiêu thụ, tuyển dụng và đào tạo nhân lực. Các chuyên gia đánh giá trọng số yếu
tố này là 0.087, điểm bình quân 2.3276.
Tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh về giá

Nhiều DNXKTS hiện nay chủ yếu cạnh tranh dựa vào giá. Theo kết quả
khảo sát, điểm trung bình là 2.2931 phản ánh mức độ ảnh hưởng yếu đến NLCT
của ngành. Sở dĩ như vậy là vì việc cạnh tranh dựa vào gia tăng giá trị cho khách
hàng ngày càng quan trọng hơn việc cạnh tranh về giá.


21

Tầm quan trọng của năng lực xử lý tranh chấp thương mại
Theo kết quả khảo sát, đa số các chuyên gia cho rằng yếu tố này ảnh hưởng
rất ít đến NLCT của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, với điểm trung bình là
2.2586.
Tầm quan trọng của nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố đảm bảo kịp thời các đơn hàng về số lượng và
chất lượng, có tầm quan trọng trong việc tổ chức bán hàng, quảng bá, phát triển
quan hệ kinh doanh. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của nguồn nhân lực đến
NLCT của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam được các chuyên gia đánh giá
thấp hơn so với các yếu tố khác, với điểm bình quân là 2.1724.
Tầm quan trọng của năng lực phát triển quan hệ kinh doanh
Khả năng phát triển quan hệ kinh doanh thể hiện ở năng lực tìm kiếm
khách hàng, tìm kiếm đối tác liên kết, liên doanh. Điểm bình quân về mức độ
quan trọng của yếu tố này đối với ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam là 2.0862.
Trọng số của các yếu tố năng lực cạnh tranh đối với ngành xuất khẩu
thuỷ sản Việt Nam
Sau khi lấy ý kiến chuyên gia, kết quả tính toán các trọng số phản ánh vai
trò của 10 yếu tố NLCT đối với ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam như sau:
Bảng 2.26. Trọng số của các yếu tố NLCT đối với ngành XKTS Việt Nam
Yếu tố NLCT Tổng điểm yếu tố Trọng số
1. Năng lực cạnh tranh thương hiệu 219
0.142



22

2. Năng lực marketing 202
0.130
3. Năng lực công nghệ sản xuất 182
0.117
4. Năng lực tài chính 166
0.107
5. Năng lực nghiên cứu và triển khai 137
0.088
6. Năng lực quản trị 135
0.087
7. Năng lực cạnh tranh về giá 133
0.086
8. Năng lực xử lý tranh chấp thương mại 131
0.084
9. Nguồn nhân lực 126
0.081
10. Năng lực phát triển quan hệ kinh doanh 121
0.078
Tổng 1.552 1.000
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
2.2.2. Phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Năng lực cạnh tranh về giá


23


Kết quả khảo sát cho thấy, giá là yếu tố có sức cạnh tranh lớn nhất của
DNXKTS Việt Nam, trong đó ưu thế lớn nhất là giá thành thấp. Tuy nhiên, so
với Trung Quốc, thì năng lực này cũng chưa phải đã cao.
Bên cạnh đó, sự điều chỉnh giá chưa nhanh do năng lực nghiên cứu còn hạn
chế, nên chậm phát hiện chiến lược giá của đối thủ cạnh tranh.
Năng lực quản trị
Năng lực quản trị của DNXKTS Việt Nam chỉ đạt 2.99 trên thang đo 5
điểm. Xét theo chuẩn trung bình (3.0 ≤ Ti < 3.7) thì năng lực này chỉ đạt xấp xỉ
mức trung bình.
Các khía cạnh được đánh giá cao là: nhà lãnh đạo, chiến lược kinh doanh.
Mặt hạn chế là khả năng bố trí nguồn lực, khả năng ra quyết định chưa kịp thời
và hệ thống kiểm soát chưa hữu hiệu.
Năng lực nghiên cứu và triển khai
Điểm số bình quân năng lực nghiên cứu và triển khai của DNXKTS Việt
Nam được các chuyên gia đánh giá là 2.90 (dưới mức trung bình).
Những mặt khá nhất là nghiên cứu để đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất
lượng và đổi mới mẫu mã. Điểm yếu là thiếu am hiểu về tác quyền, năng lực đội
ngũ chưa đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu.
Năng lực công nghệ sản xuất
Năng lực công nghệ được đánh giá là yếu tố đứng thứ 4, với điểm số bình
quân là 2.84. Tuy nhiên, năng lực này cũng dưới chuẩn trung bình. Điểm yếu
nhất là nhiều doanh nghiệp công nghệ còn lạc hậu, chưa đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm.


24

Năng lực tài chính
Năng lực tài chính của DNXKTS Việt Nam thấp, với điểm trung bình là

2.82. Năng lực tài chính thấp là do cả 4 tiêu chí cơ bản (khả năng thanh toán,
vòng quay vốn, lợi nhuận, khả năng huy động vốn) đều thấp.
Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của DNXKTS Việt Nam có sức cạnh tranh thấp (điểm
bình quân là 2.71). Tình hình này là do tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo cao,
năng suất lao động không cao. Nguyên nhân là tuyển dụng chưa tốt, doanh
nghiệp chưa chú trọng đào tạo và đào tạo lại một cách thường xuyên.
Năng lực marketing
Theo kết quả nghiên cứu, điểm số bình quân năng lực marketing của
DNXKTS Việt Nam là 2.70. Năng lực này thấp là do chưa đầu tư đúng mức cho
mở rộng thị trường, thương mại điện tử chưa được khai thác hiệu quả, đội ngũ
cán bộ chưa đáp ứng nhu cầu, thiếu kinh phí, thiếu nhân lực có trình độ.
Nhiều doanh nghiệp còn chưa có bộ phận marketing, hoặc nếu có thì năng
lực cũng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Năng lực cạnh tranh thương hiệu
Kết quả khảo sát cho thấy, điểm số bình quân NLCT về thương hiệu là 2.63
điểm. Đây là một điểm số phản ánh sức cạnh tranh thương hiệu yếu.
Việc xây dựng thương hiệu thời gian gần đây đã được nhiều doanh nghiệp
quan tâm, nhưng vẫn chưa tương xứng với yêu cầu. Thủy sản Việt Nam vẫn chủ
yếu phải xuất khẩu qua trung gian dưới tên thương hiệu khác. Nguyên nhân là
do các doanh nghiệp chưa xây dựng thương hiệu bài bản và còn thiếu kinh phí


25

cho hoạt động này.
Năng lực phát triển quan hệ kinh doanh
Năng lực phát triển quan hệ kinh doanh của DNXKTS Việt Nam còn rất
yếu, với điểm trung bình chỉ đạt 2.56.
Doanh nghiệp chưa thể kết nối với chuỗi cung ứng thuỷ sản toàn cầu, do đó

khó nắm bắt được khuynh hướng tiêu dùng của thị trường.
Năng lực xử lý tranh chấp thương mại
Các chuyên gia đánh giá năng lực xử lý tranh chấp thương mại của
DNXKTS Việt Nam là yếu nhất, với điểm bình quân là 2.34.
Có thể thấy, mặt yếu nhất của DNXKTS Việt Nam là thiếu kinh nghiệm
đối phó với các vụ kiện.
Một số doanh nghiệp chưa chủ động tham gia tranh tụng, mà có tâm lý ỷ lại
vào nhà nước và VASEP.
Ngoài ra do khả năng tài chính yếu và am hiểu luật pháp quốc tế chưa cao
nên thường thua thiệt trong các tranh chấp thương mại.
2.2.3. Đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu
thuỷ sản Việt Nam
Tích hợp những tính toán từ kết quả khảo sát các yếu tố cấu thành NLCT,
ma trận phản ánh NLCT của các DNXKTS Việt Nam được xây dựng như sau:
Bảng 2.38. Ma trận năng lực cạnh tranh của DNXKTS Việt Nam
Yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh Trọng số Điểm yếu Điểm số

×