Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ CƠ SỞ SẢN XUẤT NỘI THẤT PHÚ THỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 75 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<small>---   </small>

<b>---BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG </b>

<b>CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ </b>

<b>CƠ SỞ SẢN XUẤT NỘI THẤT PHÚ THỊNH </b>

<b>ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG </b>

<b>PHƯỜNG BẮC NGHĨA, THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH<small>Đã chỉnh sửa, bổ Kết 03/3/2020)/202</small></b>

<b>Đồng Hới, năm 2023 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i><small>Báo cáo đề xuất cấp giấp phép môi trường của dự án đầu tư: Cơ sở sản xuất nội thất Phú Thịnh </small></i>

<b>MỤC LỤC </b>

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ... 4

1.1. Tên chủ dự án đầu tư ... 4

1.2. Tên dự án đầu tư ... 4

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư ... 5

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư ... 6

Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG ... 7

2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường ... 7

2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường ... 7

Chương III. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ... 8

3.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật ... 8

3.2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án ... 9

3.3. Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án

4.1.1. Về cơng trình, biện pháp xử lý nước thải ... 13

4.1.2. Về công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại ... 16

4.1.3. Về cơng trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải ... 19

4.1.4. Về cơng trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung ... 29

4.2. Đề xuất các cơng trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành ... 34

4.2.1. Về cơng trình, biện pháp xử lý nước thải ... 34

4.2.2. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải ... 41

4.2.3. Về cơng trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn ... 41

4.2.4. Về cơng trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường ... 43

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i><small>Báo cáo đề xuất cấp giấp phép môi trường của dự án đầu tư: Cơ sở sản xuất nội thất Phú Thịnh </small></i>

4.2.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố mơi trường trong q trình vận hành

thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành ... 44

4.3. Tổ chức thực hiện các cơng trình, biện pháp bảo vệ môi trường ... 48

4.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo ... 49

Chương V. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG ... 51

Chương VI. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CƠNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ... 52

6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm cơng trình xử lý chất thải của dự án đầu tư... 52

Chương VII. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ... 54

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i><small>Báo cáo đề xuất cấp giấp phép môi trường của dự án đầu tư: Cơ sở sản xuất nội thất Phú Thịnh </small></i>

<b>DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT </b>

KKT : Khu kinh tế MT : Môi trường QT : Quan trắc

PTMT : Phân tích mơi trường TNMT : Tài ngun môi trường HC : Hydrocacbon

BOD<small>5</small> : Nhu cầu oxy sinh hoá đo ở 20<small>0</small>C - đo trong 5 ngày CBCNV : Cán bộ công nhân viên.

COD : Nhu cầu oxy hóa học. DO : Ơxy hịa tan

DSGĐTE : Dân số gia đình trẻ em

ĐTM : Đánh giá tác động môi trường.

MPN : Số lớn nhất có thể đếm được (phương pháp xác định vi sinh) GHCP : Giới hạn cho phép

PCCC : Phòng cháy chữa cháy TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam QCVN : Quy chuẩn Việt Nam UBND : Ủy Ban Nhân Dân UBMTTQ : Ủy ban mặt trận tổ quốc KTXH : Kinh tế xã hội

WHO : Tổ chức Y tế Thế giới VOC : Chất hữu cơ bay hơi HC : Hydrocacbon

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>Chương I </b>

<b>THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ </b>

<b>1.1. Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Phú Thịnh </b>

- Địa chỉ văn phòng: Số 33A Trần Quang Khải, phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Ông Phạm Văn Khưỡng Chức vụ: Giám đốc.

- Điện thoại:

- Giấy chứng nhận kinh doanh số 3100283290 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình cấp lần đầu ngày 28/5/2002.

<b>1.2. Tên dự án đầu tư: Cơ sở sản xuất nội thất Phú Thịnh </b>

<i><b>1.2.1. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: </b></i>

- Địa điểm thực hiện dự án: Thửa đất số 62, tờ bản đồ số 2, địa chỉ phường Bắc Nghĩa, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình có ranh giới được xác định như sau::

+ Phía Bắc giáp đất phi nơng nghiệp; + Phía Đơng giáp nhà dân;

+ Phía Tây giáp đường đất ; + Phía Nam giáp đường bê tông.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Tổng diện tích đất là: 5.318,0m<small>2</small>. Hiện trạng sử dụng đất là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Khu đất đã được san nền theo thiết kế. Cao độ từ +8,5m đến +11,4m. Độ dốc thấp dần từ Tây sang Đông.

<i>* Một số đối tượng ở lân cận khu đất Dự án như sau: </i>

- Nhà dân gần nhất tiếp giáp dự án về phía Đơng.

- Khu vực xung quanh dự án chủ yếu là hoạt động trồng rừng sản xuất và ni trồng thủy sản. Ngồi ra có một số cơ sở sản xuất phi nơng nghiệp.

- Cách dự án 70m về phía Đơng có hồ nước. Đây là nơi tiếp nhận nước mưa chảy tràn của dự án.

- Dọc theo tuyến đường đất phía Tây dự án có tuyến mương thủy lợi. Tuyến mương này lấy nước từ hồ Phú Vinh.

<i><b>1.2.2. Quy mô của dự án đầu tư: </b></i>

- Với diện tích dự án là 5.318m<small>2</small> thiết kế các hạng mục như sau:

- Tổng mức đầu tư: 20.000.000.000 đồng (Hai mươi tỷ đồng).

- Nhóm dự án (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư cơng): Dự án nhóm C (Dự án thuộc lĩnh vực cơng nghiệp có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng).

<b>1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư: </b>

<i><b>1.3.1. Công suất của dự án đầu tư: Dự kiến cung cấp ra thị trường khoảng </b></i>

10.000m<small>3 </small>sảnphẩm đồ gỗ nội thất/năm.

<i><b>1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, mô tả việc lực chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: </b></i>

<i><b>a. Quy trình sản xuất đồ gỗ nội thất cơng nghiệp </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>Bước 1: Ván ép công nghiệp được thu mua từ các cơ sở sản xuất trong tỉnh về </i>

tập kết tại nhà xưởng sản xuất gỗ công nghiệp. Sau đó, các tấm ván ép lớn sẽ được cắt thành các tấm ván nhỏ với kích thước phù hợp với từng món đồ.

<i>Bước 2. Dán cạnh các tấm gỗ đã cắt: </i>

Sau khi cắt tấm gỗ theo các kích thước quy chuẩn của món đồ nội thất theo bản sơ đồ cắt gỗ bằng máy. Bước tiếp theo là dán nẹp cạnh gỗ bằng chỉ nhựa PVC hoặc các chỉ theo bề mặt phủ như melamine, laminate….

Công đoạn này chủ yếu sử dụng bằng máy dán cạnh tự động với nhiều chức năng như: dán cạnh, cắt đầu đuôi, cắt trên dưới, bo cạnh, đánh bóng. Sau khi xử lý ở bước này thì các tấm gỗ được hồn thiện với tính thẩm mỹ cao, cạnh dán đẹp.

<i>Bước 3. Khoan lên tấm gỗ các lỗ khoan liên kết. </i>

Trong quy trình sản xuất nội thất gỗ cơng nghiệp, bước khoan tạo liên kết đóng vai trị rất quan trọng. Sau khi hoàn thiện thẩm mỹ ở bước dán cạnh của từng tấm ván, cần phải ghép các cạnh gỗ với nhau để thành sản phẩm hoàn thiện.

Sử dụng các ốc cam, mộng gỗ giúp giấu đi các mối nối mang tính thẩm mỹ cao hơn. Trừ các vị trí cánh cửa, ổ khóa vẫn cần sử dụng bản lề.

Việc thực hiện tạo liên kết bằng máy sẽ mang đến độ chính xác cao, tiết kiệm thời gian hơn so với khoan bằng tay. Ngoài máy khoan để tạo các liên kết trong tấm gỗ. Cịn có các loại máy khoan tạo bản lề, cửa tủ, hoặc các ổ khóa.

<i>Bước 4. Các chi tiết cần phay hay soi rãnh thì làm thêm bước này: </i>

Trong quy trình làm đồ gỗ cơng nghiệp hay nội thất gỗ cơng nghiệp, có nhiều sản phẩm địi hỏi tính thẩm mỹ cao hơn ở các viền cạnh, soi rãnh. Máy phay gỗ công nghiệp là loại máy có chức năng tạo hình, tạo các chi tiết cho món đồ nội thất mang

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>Bước 5. Công đoạn lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) và nhập </i>

kho

Cơng đoạn cuối cùng là lắp ráp món đồ nội thất theo bản thiết kế. Sau khi sản phẩm được hoàn thiện, cần khâu kiểm tra đồ cong vênh, mối nối, các cạnh sứt mẻ trong quy trình sản xuất nội thất gỗ công nghiệp. Bước này kiểm tra phát hiện lỗi sai sót lần cuối thì kịp thời sửa chữa để mang đến các món đồ nội thất tốt nhất cho khách

<small>Bụi, mùn cưa, gỗ vụn, tiếng ồn Vỏ bào, bụi, tiếng ồn </small>

<small> Gỗ vụn, mùn cưa, bụi,tiếng ồn </small>

<small>Giấy nhám, bụi Tiếng ồn, chi tiết lỗi Keo dư, giẻ lau dính keo </small>

<small>Bụi sơn, vỏ hộp sơn, </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>Bước 1: Gỗ nguyên liệu được thu mua từ các đầu mối đã qua sơ chế (bóc vỏ) ở </i>

các lâm trường trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Gỗ sau khi được thu mua sẽ tập kết về kho chứa ngun liệu có mái che, khơng đổ ngun liệu ra khu vực dọc các tuyến đường nội bộ.

<i>Bước 2: Sau đó, gỗ sẽ được đưa vào xưởng cưa. Tại đây, các khối gỗ được cắt </i>

bằng máy theo kích thước thiết kế và sau đó được cưa xẻ thành từng tấm theo kích thước thiết kế (ở công đoạn này sẽ phát sinh mùn cưa, bụi gỗ và tiếng ồn).

<i>Bước 3: Công đoạn sơ chế: </i>

- Ngâm tẩm gỗ: Nhằm hạn chế gỗ dễ bị hư hại trong quá trình sử dụng thì gỗ sau khi cưa xẻ sẽ được ngâm qua hoá chất chóng mối mọt, làm gỗ bền và sáng hơn. Sử dụng phương pháp ngâm tẩm gỗ theo quy trình Ngâm tẩm gỗ chân khơng áp lực. (cơng đoạn này phát sinh chất thải, nước thải).

- Sấy: Sau thời gian ngâm, gỗ được chuyển sang công đoạn sấy. Gỗ sẽ được thành xếp chồng thành nhiều lớp và đưa vào sấy ở các buồng sấy. Trong thời gian sấy phải thường xuyên đảm bảo nhiệt độ trong lị ln nằm trong giới hạn tiêu chuẩn, nhiệt độ trong lị ln phải ổn định để tránh tình trạng gỗ bị cong vanh, nứt nẻ. Gỗ sau khi sấy được đảm bảo ở mức độ ẩm 12-15%. (công đoạn này phát sinh nhiệt và khí thải).

- Rong cạnh, cắt, ghép: Sau khi sấy, gỗ sẽ được chuyển sang xưởng cưa, các tấm gỗ sẽ được rong cạnh, cắt theo các kích thước thiết kế và ghép thanh. Sử dụng các máy cưa nghiêng trục để phách gỗ theo chiều dài thiết kế. Ngoài ra, sử dụng máy cưa lọng, cưa đu để vanh các chi tiết cong, cắt ngang, cắt chéo các chi tiết theo thiết kế như tay cầm, tay vịnh cầu thang, chân bàn ghế, giường, tủ. Các sản phẩm yêu cầu kích thước lớn như bàn ghế, tủ, …thì sử dụng ghép thanh. (cơng đoạn này phát sinh lượng mùn cưa, bụi tương đối ít; gỗ vụn trong q trình rong cạnh, cắt theo kích thước; keo trong q trình ghép thanh và tiếng ồn)

- Bào: Các chi tiết được cắt theo kích thước thiết kế sẽ được chuyển sang cơng đoạn bào. Sử dụng máy bào thẩm (bào 1 mặt) và máy bào cuốn (bào 4 mặt) để bào các chi tiết trên. (công đoạn này phát sinh lượng vỏ bào tương đối ít và phát sinhh tiếng ồn).

- Phay, tubi, làm mộng, cắt chốt: các chi tiết sau khi được bào sẽ đem vào gá máy và các dụng cụ tubi, cắt, gọt cho chi tiết có hình dáng với chi tiết cần sử dụng. Sau đó, sẽ được đánh mộng và tạo chốt đảm bảo công tác lắp ghép sau này được chính xác. (cơng đoạn này phát sinh phơi bào, gỗ vụn và tiếng ồn).

- Trang trí các hoa văn trên bề mặt sản phẩm: sử dụng máy Router cao tốc trục trên để soi các đường chỉ trang trí, bóc nền tạo hoa văn. (cơng đoạn này phát sinh gỗ vụn và tiếng ồn)

<i>Bước 4: Công đoạn tinh chế: </i>

- Chà nhám thùng tự động và chà nhám góc, cạnh, các chi tiết cong: yêu cầu của công đoạn này là làm nhẵn bề mặt, loại bỏ vết cưa, bào trong q trình hồn thiện thô. (công đoạn này phát sinh giấy nhám, tiếng ồn)

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

- Lắp ghép sản phẩm: Sau khi hoàn thành các chi tiết, tiến hành lắp ghép hồn thiện sản phẩm. (cơng đoạn này phát sinh chủ yếu là tiếng ồn và các chi tiết bị lỗi)

- Kiểm tra, sửa lỗi: kiểm tra các sản phẩm và sửa lỗi trước khi qua giai đoạn phun sơn. Công tác sửa lỗi như bả bột keo nhằm lấp đầy các tim gỗ cũng như khuyết tật nhỏ trên gỗ và một số chi tiết khơng đạt u cầu có thể bị loại bỏ nếu không sửa chữa được. (công đoạn này phát sinh keo rơi vãi, giẻ lau và các chi tiết bị lỗi)

- Phun sơn: Sau khi kiểm tra khơng cịn khuyết tật trên gỗ thì chuyển sang cơng đoạn phun sơn. (công đoạn này phát sinh bụi sơn và khí thải, vỏ hộp sơn, giẻ lau dính sơn)

<i>Bước 5: Nhập kho thành phẩm. </i>

Sau khi sơn khô, bộ phận kỹ thuật của cơ sở sẽ kiểm tra sản phẩm lần cuối trước khi nhập kho thành phẩm để xuất theo các đơn hàng.

<i><b>d. Đánh giá việc lực chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư </b></i>

Dự án không nằm trong danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên cơ sở sẽ lựa chọn những công nghệ tốt nhất với quy trình hợp lý để đảm bảo an tồn, chất lượng và đảm bảo khơng gây ô nhiễm môi trường. Công ty chọn lựa áp dụng là công nghệ tiên tiến, hiện được các doanh nghiệp lâm sản và đồ mộc hàng đầu tại Việt Nam mới áp dụng trong những năm trở lại đây và được các nhà nhập khẩu gỗ Quốc tế cơng nhận.

Do đó việc lựa chọn cơng nghệ thực hiện dự án là phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.

<i><b>1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư: </b></i>

- Các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp: 5.000 m<small>3</small>/ năm; - Các sản phẩm đồ gỗ nội thất tự nhiên: 5.000 m<small>3</small>/năm.

<b>1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư: </b>

<i>1.4.1. Trong giai đoạn xây dựng: </i>

Trong giai đoạn thực hiện thi công các hạng mục của dự án, các nguyên vật liệu sử dụng được thống kê trong bảng sau.

<b>Bảng 1.1. Khối lượng và chiều dài vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng Dự án </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i><b>- Cấp nước: Nguồn nước được lấy từ giếng khoan trong khuôn viên dự án. </b></i>

- Cấp điện: Nguồn điện được lấy từ nguồn điện hạ thế của khu vực.

- Nhiên liệu chạy máy phục vụ thi công dự án chủ yếu là dầu Diesel (DO) và xăng. Nguồn nhiên liệu cần thiết khác sẽ được mua trên địa bàn thành phố Đồng Hới.

<i>1.4.2. Trong giai đoạn hoạt động a. Nhu cầu nguyên liệu </i>

- Sản xuất nội thất gỗ công nghiệp: 5.263m<small>3</small> ván ép công nghiệp/năm - Sản xuất đồ gỗ nội thất tự nhiên: 5.555m<small>3</small> gỗ nguyên liệu/năm

<i>b) Nhu cầu điện, nước, hóa chất và dầu DO cho các hoạt động sản xuất - Nguồn điện: </i>

Nguồn điện cung cấp cho cơng trình là lưới điện 3 pha lấy từ đường điện trung thế 22kV nằm về phía Tây Nam của dự án. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất được an toàn, ổn định dự án lắp đặt 01 trạm biến áp 100KVA để phục vụ cho hoạt động của dự án.

<i>- Nguồn cấp nước </i>

Dự án sử dụng nước từ giếng khoan.

Nhu cầu về nước sử dụng sinh hoạt và sản xuất: Nước cấp cho cơ sở chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và vệ sinh của cơng nhân. Ngồi ra cịn một số nhu cầu sử dụng nước khác như: nước bổ sung vào bể ngâm tẩm gỗ, tưới cây …

Nước cấp cho sinh hoạt: nước cấp cho công nhân vệ sinh. Với 20 công nhân, mức sử dụng khoảng 100 lít/người/ngày. Tổng lượng nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt khoảng: 100 lít/người/ngày × 20 cơng nhân = 2 m<small>3</small>/ngày.đêm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Lượng nước dự trữ cấp cho chữa cháy được tính cho 1 đám cháy trong 2h liên tục với lưu lượng 15 l/s/đám cháy. Lượng nước này được được trữ tại bể chứa nước của trạm cấp nước với dung tích là: Wcc= 15 l/s/đám cháy x 2h x 1 đám cháy x 3.600s/1.000 = 108 m<small>3</small>.

<i>- Hóa chất sử dụng: </i>

+ Keo dán: Sử dụng các loại keo như Keo PUR (Polyurethane), Keo dán CA (Cyanoacrylates), Keo gỗ PU (Polyurethanes)…với khối lượng ước tính khoảng 500 lít/năm.

+ Sơn: Sử dụng các loại sơn như: Sơn PU (Polyurethane), Sơn Varnish, Sơn dầu…với khối lượng ước tính khoảng 500 lít/năm.

+ Hóa chất ngâm tẩm gỗ: Sử dụng hóa chất XM5 có thành phần hóa học CuSO<small>4</small> 50% + K<small>2</small>Cr<small>2</small>O<small>7</small> 50%. Khối lượng sử dụng ước tính khoảng 4.000 kg/năm.

- Dầu Diezel phục vụ cho hoạt động các phương tiện, máy móc: 15 m<sup>3</sup>/năm. - Xăng phục vụ máy móc, q trình tinh chế sản phẩm: 2.000 l/năm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>Chương II </b>

<b>SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG </b>

<b>2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường: </b>

Hiện nay, quy hoạch bảo vệ mơi trường quốc gia chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và công bố. Tuy nhiên, hoạt động của cơ sở phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Bình theo Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 12/4/2023 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngồi ra, theo phương án phân vùng mơi trường của Quyết định thì khu vực cơ sở thuộc Vùng khác (không thuộc Vùng bảo vệ nghiêm ngặt và Vùng hạn chế phát thải).

<b>2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của mơi trường </b>

Khu vực thực hiện dự án khơng có sông suối chảy qua, chưa ghi nhận các nguồn thải, nguồn tiếp nhận nước thải của khu vực hầu hết được xử lý cục bộ sau đó thấm tại chỗ. Chưa ghi nhận các dấu hiệu ô nhiễm môi trường. Hiện nay, tại khu vực này chưa có đánh giá khả năng chịu tải của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>Chương III </b>

<b>HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ </b>

<b>3.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật </b>

Hiện tại khu vực dự án chưa có dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật.

<b>3.2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án: </b>

Nước thải dự án sau khi được xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B) và QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải cơng nghiệp (cột B) thốt ra rãnh thốt nước dọc đường giao thơng phía Nam dự án thốt về hồ nước cách dự án 70m về phía Đơng. Hồ này có diện tích khoảng 1,5ha có chức năng như hồ điều hòa, tiếp nhận nước mưa chảy tràn của các khu vực xung quanh hồ chảy về.

<b>3.3. Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, khơng khí nơi thực hiện dự án: </b>

<i><b>a. Hiện trạng mơi trường khơng khí, tiếng ồn </b></i>

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng mơi trường khơng khí thể hiện ở bảng sau:

<i>- Thời gian phân tích: 17/6/2023-23/6/2023 </i>

<b>Bảng 3.1. Chất lượng mơi trường khơng khí, độ ồn </b>

<b>Bảng 3.2. Chất lượng mơi trường khơng khí, độ ồn </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

5 CO μg/m<small>3</small> 2715 2685 <sub>2722 </sub> <b>30.000 </b>

<b>Bảng 3.3. Chất lượng mơi trường khơng khí, độ ồn </b>

Dấu "-": Không quy định;

- Thời gian đo: Từ 7<small>h</small>30 - 14<small>h</small>00; hướng gió Tây Nam. - Vị trí đo:

+ K1: Tại trung tâm khu đất dự án;

+ K2: Tại đường giao thơng phía Nam dự án; + K3: Tại đường giao thơng phía Tây dự án. - Quy chuẩn so sánh:

<b>+ QCVN 05: 2013/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng khơng </b>

khí xung quanh (trung bình 1giờ).

+ <i><b><small>(1)</small></b></i><b> QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. </b>

Từ kết quả đo được ở bảng trên, so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng khơng khí xung quanh (TB 1 giờ) và QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn cho thấy, hàm lượng bụi, các khí như , NO<small>2</small>, SO<small>2</small> và tiếng ồn tại các vị trí đo đều rất thấp, mơi trường khơng khí ở đây chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.

<i><b>b. Chất lượng môi trường nước mặt </b></i>

Kết quả phân tích chất lượng nước mặt đoạn gần khu vực dự án được thể hiện ở Bảng sau:

<b>Bảng 3.4. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt đoạn gần dự án </b>

<b>STT Chỉ tiêu Đơn vị <sup>Kết quả thử nghiệm </sup></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Dấu "-": Không quy định;

- Thời gian đo: Từ 7<small>h</small>30 - 14<small>h</small>00; hướng gió Tây Nam. - Vị trí đo:

+ NM1: Mẫu nước tại mương nước phía Tây dự án (lấy ngày 16/6/2023); + NM2: Mẫu nước tại mương nước phía Tây dự án (lấy ngày 17/6/2023); + NM3: Mẫu nước tại mương nước phía Tây dự án (lấy ngày 18/6/2023). Qua kết quả phân tích ở bảng trên, so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt Cột B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tượng tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>Chương IV </b>

<b>ĐỀ XUẤT CÁC CƠNG TRÌNH, </b>

<b>BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ </b>

<b>4.1. Đề xuất các cơng trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án </b>

<i><b>4.1.1. Về cơng trình, biện pháp xử lý nước thải a. Nguồn phát sinh </b></i>

- Nước thải xây dựng bao gồm:

+ Nước thải từ các máy trộn, nước thải dư thừa từ quá trình trộn và làm ẩm ngun vật liệu, cơng trình.

+ Nước thải từ hoạt động rửa dụng cụ.

- Nước thải sinh hoạt: Sinh hoạt hàng ngày của công nhân bao gồm nước tắm rửa, vệ sinh chân tay (khoảng 10 công nhân tham gia xây dựng trên công trường không thường xuyên).

- Nước mưa chảy tràn trên mặt đất.

<i><b>b. Tải lượng và dự báo </b></i>

- Đối với nước thải từ hoạt động xây dựng: Nguồn thải này chủ yếu là nước thải từ các hoạt động trộn bê tông, vệ sinh thiết bị thi cơng, bảo dưỡng cơng trình. Thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải chủ yếu là xi măng, đất, cát,….. Tải lượng nguồn thải rất khó tính tốn vì nó phụ thuộc vào khối lượng các hạng mục thi công trong ngày, cách thức sử dụng nước của công nhân.

- Đối với nước thải sinh hoạt: Thành phần các chất ô nhiễm trong nguồn nước thải sinh hoạt gồm: Các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh vật gây bệnh( Coliform, Ecoli). Do đó nước thải sinh hoạt có thể gây ơ nhiễm nguồn nước mặt và nước dưới đất nếu không được xử lý.

Lượng nước thải sinh hoạt được tính tốn trên cơ sở định mức nước thải và số lượng công nhân thi công xây dựng lúc cao điểm khoảng 10 công nhân xây dựng trên công trường, lượng nước phát thải chiếm khoảng 80% mước cấp thì theo TCVN 33-2006- Cấp nước- mạng lưới đường ống và cơng trình tiêu chuẩn thiết kế, tổng lượng nước thải được tính như sau: 10 người x 80 lít/người/ngày đêm x 80% = 640 lít/ngày đêm = 0,64 m<small>3</small>/ngày.

Cơng nhân chủ yếu của dự án là người địa phương và không ở lại lán trại, số ít cơng nhân ở lại lán trại sẽ đi ăn ở ngoài hoặc mua đồ về lán ăn nên khơng có hoạt động nấu nướng vì vậy khơng phát sinh nước thải chế biến thức ăn, rửa chén bát.

Dựa vào hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (khi nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý) đối với những quốc gia đang phát triển có thể dự báo

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi cơng dự án được trình bày trong bảng sau:

<b>Bảng 4.1. Khối lượng chất ô nhiễm thải vào mơi trường </b>

<b>Khối lượng ước tính cho 10 công nhân (g/10người)</b>

<i>Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - 1993 </i>

Lượng chất thải phát sinh như tính tốn tại bảng trên nếu không được thu gom sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường rất lớn. Không những làm ơ nhiễm mơi trường khu vực cơng trình và các lưu vực tiếp nhận mà ảnh hưởng đến mỹ quan môi trường xung quanh. Tuy nhiên, công nhân chủ yếu là người địa phương, do đó sinh hoạt cá nhân chủ yếu được thực hiện tại nhà nên các tác nhân trên đưa vào môi trường được giảm đáng kể. Mặt khác, chủ đầu tư sẽ chỉ đạo nhà thầu thi cơng để có phương án thu gom hợp lý.

- Đối với nước mưa chảy tràn:

Tải lượng này cịn phụ thuộc vào thời tiết mưa hay khơng. Nước mưa xối tràn có thể xói lở, trơi bùn đất gây bồi lắng. Các loại nước thải xi măng, dầu mỡ khi gặp nước mưa sẽ bị cuốn trôi và tác động xấu đến môi trường xung quanh.

Đây là tác động bất khả kháng nhưng có thể giảm nhẹ các tác động bằng việc bố trí thời gian thời gian thi cơng thích hợp, tạo điều kiện thoát nước mưa hợp lý nhằm hạn chế tối đa khả năng gây ảnh hưởng môi trường. Vào mùa mưa, lượng mưa lớn nhất toàn khu vực dự án nhận được trong một ngày đêm được tính như sau:

+ Diện tích khu vực thi công: 5.318m<small>2 </small>

+ Lượng mưa lớn nhất trong một ngày: 747 mm:<i>Xuất hiện ngày 14/10/2016 (Trạm đo Đồng Hới).</i>

Vậy, lượng mưa lớn nhất toàn khu vực cơng trình nhận được trong một ngày đêm khoảng: 0,747m/ngày x 5.318m<small>2</small> = 3.972m<small>3</small>/ngày.

Lượng nước mưa chảy tràn trên tồn bộ diện tích khu vực xây dựng dự án phát sinh trong ngày là không lớn. Tuy nhiên, trên bề mặt công trường đang thi công, lớp đất bề mặt thường bị cày xới do quá trình san ủi đất, đào đắp đất, đổ đất,... và hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

động của các phương tiện vận tải. Khi trời mưa lớp đất bề mặt và các phế thải vật liệu xây dựng như nước thải xi măng, dầu mỡ, đất, cát, sạn sỏi,... dễ bị nước mưa cuốn trôi. Nguồn nước mưa chảy tràn bề mặt có hàm lượng lớn đất, cát sẽ làm gia tăng độ đục và hàm lượng chất rắn lơ lững sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước

<i>mặt khu vực (nếu khơng bố trí các hướng thoát nước hợp lý). </i>

Tuy vậy, đơn vị thi công sẽ thực hiện các biện pháp vệ sinh khu vực thi công hằng ngày và tạo mương thoát nước trên bề mặt khu vực dự án dẫn về các hố lắng tạm thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tác động của nguồn nước thải đến môi trường.

<i><b>c. Dự báo mức độ tác động </b></i>

- Nước thải sinh ra từ hoạt động xây dựng: Nếu kỹ thuật thi cơng tốt như tính toán lượng nước vừa đủ để giữ ẩm cho cát, sạn...; tính đúng tỉ lệ giữa nước và nguyên vật liệu khi trộn bê tơng và cơng nhân làm việc có ý thức cao... thì lượng nước dư thừa khơng đáng kể. Hơn nữa, các dụng cụ xây dựng không phải được rửa thường xuyên cho nên lượng nước sinh ra khơng lớn. Do đó, tác động đến mơi trường gây ra do nguồn thải này là không đáng kể.

- Nước thải sinh hoạt: Mặc dù lượng nước thải sinh ra là không đáng kể song với đặc điểm của nước thải sinh hoạt chứa các tác nhân gây bệnh cho con người và có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe công nhân, các lưu vực nước tiếp nhận và mỹ quan khu vực nếu không được thu gom và xử lý.

Mùi hôi thối của nước thải sinh hoạt gây ra sự khó chịu cho chính cán bộ, cơng nhân trên công trường, là điều kiện tốt cho sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh. - Nước mưa chảy tràn cuốn trôi các chất bẩn tích tụ trên khu vực dự án làm ứ, tắc hệ thống cống thốt nước, gây ơ nhiễm nguồn nước tiếp nhận.

<i><b>d. Cơng trình, biện pháp xử lý nước thải * Nước thải sinh hoạt: </b></i>

- Ưu tiên sử dụng lao động địa phương để giảm thiểu chi phí ăn ở và hạn chế phát thải nước thải ra môi trường.

- Xây dựng nội quy cấm phóng uế, vứt rác sinh hoạt, đổ nước thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.

- Đối với nước thải đen: Sử dụng nhà vệ sinh lưu động để thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, hạn chế tác động của nguồn thải này đến môi trường xung quanh và giữ gìn mỹ quan khu vực. Cơng trình vệ sinh lưu động sau khi thi công xong sẽ được tháo dỡ, chôn lấp hợp vệ sinh để trả lại cảnh quan cho khu vực.

- Đối với nước thải xám: Đào một hố lắng 2 ngăn có thể tích mỗi ngăn khoảng 1m<small>3</small> (1mx1mx1m) có lót bạt gần khu vực lán trại để lắng rồi thoát ra hố tự thấm kích

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

thước 1m<small>3</small> (1mx1mx1m). Khối lượng nguồn thải này rất nhỏ so với khả năng tiếp nhận của môi trường, sau khi kết thúc hoạt động thi cơng thì hố này sẽ được lấp lại.

<i><b>* Nước thải xây dựng: </b></i>

- Không tập trung nguyên vật liệu, vật tư gần các tuyến thoát nước. - Lót đáy bằng các vật liệu như các tấm kim loại hay bạt lót.

- Sử dụng các loại máy trộn tại các vị trí trộn vữa bê tông, xi măng để hạn chế nước trộn thấm vào đất, gây ảnh hưởng môi trường.

- Đối với nước làm sạch dụng cụ xây dựng, đây nguồn thải khơng đáng kể có thể tái sử dụng cho việc vệ sinh dụng cụ. Do đó, bố trí khu vực rửa dẫn nước vệ sinh dụng cụ về hố lắng có lót bạt kích thước 1,5x1,5x1m. Sau q trình xây dựng sẽ hồn trả mặt bằng, tận dụng làm hố trồng cây, hoặc hố lắng cặn. Lượng cặn lắng sẽ được thu gom cùng phế thải xây dựng.

<i><b>* Nước mưa chảy tràn: </b></i>

Để giảm thiểu ảnh hưởng của nước mưa chảy tràn chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp sau:

- Hạn chế các hoạt động đào, đắp vào những ngày mưa lớn để hạn chế nước mưa chảy tràn cuốn trôi bùn đất, cát chảy gây bồi lấp các rãnh thốt nước.

- Chọn thời gian thi cơng vào mùa khơ, hồn thành trước mùa mưa lũ. - Thu dọn nạo vét các mương thoát nước trong quá trình thi cơng.

- Các điểm tập kết vật liệu, nhà xe, nhà chứa thiết bị thi công sẽ được che chắn cẩn thận để tránh nước mưa chảy tràn cuốn theo dầu mỡ, đất đá, bụi xi măng... vào các điểm tiếp nhận.. Đối với dầu mỡ rơi vãi và giẻ lau dầu máy nếu có sẽ được thu gom vào các thùng phi có nắp đậy kín và hợp đồng với đơn vị thu gom vận chuyển đi xử lý theo đúng quy định, tránh nước mưa chảy tràn cuốn trôi gây ô nhiễm mơi trường tiếp nhận.

- Tạo các rãnh thốt nước mưa trên khu vực đang thi công dẫn đến bể lắng 2m<sup>3</sup> (dài 2m, rộng 1m, sâu 1m) trong phạm vi dự án để lắng cặn tạm thời, sau đó thốt ra rãnh thốt nước dọc đường giao thơng phía Nam dự án.

- Thu gom triệt để rác thải sinh hoạt trong khu vực, nghiêm cấm phóng uế bừa bãi. - Đẩy nhanh tiến độ thi công vào mùa khô để hạn chế tác động do nước mưa chảy tràn cuốn trôi chất bẩn vào nguồn nước;

- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, khơi thông không để phế thải xây dựng xâm nhập vào hệ thống thoát nước gây tắc nghẽn các cống thốt nước.

<i><b>4.1.2. Về cơng trình, biện pháp lữu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại </b></i>

<i><b>a. Nguồn phát sinh </b></i>

Chất thải rắn trong quá trình thi cơng cơng trình chủ yếu được phát sinh từ các nguồn sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

- Rác thải từ quá trình sinh hoạt của cán bộ, công nhân lao động. - Chất thải xây dựng.

- Chất thải sinh hoạt cá nhân của công nhân tham gia trên công trường. - Chất thải nguy hại.

<i><b>b. Tải lượng </b></i>

- Rác thải từ quá trình sinh hoạt của cán bộ, cơng nhân: Thành phần chủ yếu của nguồn thải này gồm giấy loại, bao bì, thức ăn thừa, các vật dụng sinh hoạt loại

<i>thải,... Theo số liệu của “Vietnam Environment monitor 2004-Solid waste” quy ước </i>

lượng rác thải trung bình trên đầu người là 0,3 – 0,5 kg/ngày. Theo điều kiện và tính chất sinh hoạt tại các khu vực lán trại, thì trung bình một ngày mỗi người thải ra khoảng 0,3kg. Với số lượng công nhân thi công khoảng 10 người thì tổng lượng thải trung bình trong một ngày ước tính khoảng 3,0 kg/ngày.

- Chất thải sinh hoạt từ quá trình vệ sinh cá nhân thải ra có đặc điểm dễ phân hủy sinh học, chứa nhiều chất dinh dưỡng đối với sinh vật, vi khuẩn gây bệnh và có mùi hơi khó chịu. Tuy nhiên, công nhân chủ yếu sinh hoạt cá nhân ở nhà nên lượng chất thải sinh ra là không đáng kể.

- Khối lượng CTR sinh ra trong khi thi công xây lắp các hạng mục của Dự án gồm: đất đá, cốt pha gỗ, vật liệu xây dựng, xi măng, gạch vỡ, bao bì đựng vật liệu xây dựng, đầu thừa sắt, thép,... Tải lượng các nguồn rác thải này khó định lượng, tải lượng tuỳ thuộc vào khả năng tiết kiệm nguyên vật liệu, trình độ tay nghề của cơng nhân và biện pháp thu gom tái sử dụng các phế liệu sản xuất vào các mục đích khác. Khối lượng nguyên vật liệu xây dựng của Dự án là 2.220 tấn. Các QCXDVN hiện nay chưa xác định rõ căn cứ tính khối lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh từ thi cơng xây dựng các cơng trình. Do đó, căn cứ theo giáo trình Mơi trường trong xây dựng, Lê Anh Dũng, NXB Xây dựng, khối lượng CTR trong q trình thi cơng ước tính bằng 0,01% tổng khối lượng nguyên vật liệu (gồm nguyên vật liệu không đạt tiêu chuẩn, nguyên liệu rơi vãi) có khối lượng khoảng: 0,01% x 2.220 = 0,22 (tấn/thời gian thi công). Tác động do CTR xây dựng: Lượng CTR xây dựng phát sinh trong q trình thi cơng xây dựng dự án là lớn. Nếu nguồn thải này khơng có biện pháp quản lý, thu gom và xử lý tốt sẽ gây ảnh hưởng hoạt động của toàn khu vực dự án, đồng thời ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực và gây cản trở giao thông trong khu vực dự án.

<i><b>- Chất thải nguy hại: </b></i>

Thành phần chính là dầu mỡ thải, giẻ lau nhiễm dầu thải từ hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị các phương tiện vận chuyển và thi công trong khu vực dự án. Trọng lượng chất thải nguy hại có chứa nhiều hợp chất, dung mơi hữu cơ có khả năng tồn tại lâu bền ngồi mơi trường và có độc tính cao đối với sinh vật. Lượng

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

dầu mỡ, giẻ lau nhiễm dầu mỡ thải phát sinh tại khu vực dự án tùy thuộc vào các yếu tố sau:

- Lượng dầu nhớt thải ra trong một lần thay nhớt/bảo dưỡng. - Chu kỳ thay nhớt và bảo dưỡng máy móc.

- Số lượng phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trên công trường. Tham khảo thực tế cho thấy lượng dầu nhớt thải ra từ các phương tiện vận chuyển và thi cơng cơ giới trung bình 7lít/lần thay. Chu kỳ thay nhớt và bảo dưỡng máy móc trung bình từ 3 - 6 tháng/lần và cịn tùy thuộc vào cường độ hoạt động của các loại phương tiện. Đối với lượng giẻ lau nhiễm dầu mỡ thải, ước tính thải khoảng 1 kg/tuần tương đương khoảng 24 kg/thời gian thi công (6 tháng).

<i><b>c. Đánh giá mức độ tác động </b></i>

- Rác thải sinh hoạt và chất thải từ quá trình vệ sinh cá nhân: Mặc dù đa số công nhân lao động không lưu lại trên công trường và lượng thải này không lớn nhưng có mức độ ơ nhiễm cao, chứa nhiều vi trùng gây bệnh và làm mất mỹ quan khu vực. Vì vậy, trong thời gian thực hiện cơng trình nếu đơn vị thi cơng khơng tiến hành các biện pháp quản lý, thu gom và xử lý phù hợp, cùng với nước mưa chảy tràn nguồn thải này sẽ làm nhiễm bẩn nguồn nước mặt các khu vực trung thấp và đây cũng là nguồn lan truyền bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân cũng như cư dân trên địa bàn. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đơn vị thi công cần áp dụng nghiêm các biện pháp thu gom, xử lý thích hợp.

- Chất thải nguy hại: Nguồn thải này khơng lớn nhưng có mức độ gây ơ nhiễm cao, khó phân hủy, nếu không được thu gom triệt để sẽ gây ô nhiễm đến môi trường khu vực. Đặc biệt là khi thời tiết khu vực có mưa, nguồn thải này sẽ thấm vào đất và bị cuốn trôi theo nước mưa chảy tràn gây ô nhiễm nguồn nước mặt các khu vực xung quanh.

<i><b>d. Cơng trình, biện pháp lưu giữ * Rác thải sinh hoạt </b></i>

- Bố trí các thùng rác chuyên dụng (50 - 100lít) thu gom rác hàng ngày.

- Ưu tiên sử dụng lao động địa phương để hạn chế lượng chất thải phát sinh trên công trường.

- Hợp đồng với Công ty Cổ phần môi trường và phát triển đơ thị Quảng Bình để thu gom rác thải sinh hoạt vận chuyển đi xử lý đúng quy định.

<i><b>* Chất thải xây dựng </b></i>

- Phần lớn chất thải trong quá trình xây dựng đều được tái sử dụng vào các mục đích khác nhau như: Phế liệu tận dụng (đối với các dạng sắt thép loại, vỏ bao xi măng,...) sử dụng vào việc đắp nền (đối với gạch, đá vụn, vữa,...).

- Các loại khơng tận dụng được như bao bì rách nát... có thể thu gom và xử lý chung theo phương thức xử lý rác thải sinh hoạt.

<i><b>* Chất thải nguy hại </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

- Yêu cầu chủ phương tiện thay dầu mỡ tại các gara thuộc trung tâm thành phố Đồng Hới. Chủ dự án, thu gom giẻ lau dầu mỡ, bóng đèn hỏng ở khu vực dự án... vào thùng rác 90 lít có nắp đậy, có ký hiệu tại khu vực cơng trường.

- Khu vực chứa chất thải nguy hại phải có mái che và lưu giữ đúng quy định. - Hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển xử lý đúng quy định thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.

<i><b>4.1.3. Về cơng trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải </b></i>

<b>a. Nguồn gây ơ nhiễm </b>

- Bụi, khí thải từ q trình vận chuyển ngun vật liệu xây dựng tới công trường thi công;

- Bụi phát sinh tại bãi chứa vật liệu thi công;

- Bụi, khí thải do q trình thi cơng xây dựng các hạng mục dự án; - Khí thải từ q trình sinh hoạt của cơng nhân tại khu vực xây dựng.

<b>b. Thành phần, tải lượng các chất gây ơ nhiễm </b>

<i><b>* Bụi, khí thải từ q trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng tới công trường thi công </b></i>

<i>. Bụi trên các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu: </i>

Bụi phát sinh từ quá trình hoạt động của các xe vận chuyển bao gồm: Bụi cuốn từ mặt đất do xe vận chuyển và bụi do xe làm rơi vãi trên đường.

Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu 60 ngày và vận tốc vận chuyển của xe là 40km/h, sử dụng xe 10 tấn.

<b>Bảng 4.2. Tải lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu </b>

Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu 60 ngày và vận tốc vận chuyển của xe là 40km/h, sử dụng xe 10 tấn.

Tải lượng bụi từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng như sau: E = 621,6* 10<sup>6</sup> / (10<sup>3</sup> * (60 * 8 * 60 * 60)) = 0,5mg/m.s

Để đánh giá mức độ lan truyền chất ô nhiễm của các phương tiện giao thông người ta sử dụng mơ hình Sutton.

Kết quả tính tốn nồng độ các chất ơ nhiễm được trình bày ở bảng sau:

<b>Bảng 4.3. Nồng độ bụi trong không khí trên tuyến đườngvận chuyển nguyên </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

z = 1

Khối lượng nguyên vật liệu phục vụ việc thi công dự án chủ yếu là sắt, thép để lắp đặt nhà xưởng, gạch, đá, xi măng…khả năng phát tán bụi ít. Mặt khác, dựa theo kết quả tính tốn trên cho thấy, nồng độ bụi phát sinh trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu của dự án thấp hơn QCVN 05 : 2013/BTNMT (0,3 mg/m<small>3</small>).

<i> . Khí thải sinh ra từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu </i>

Áp dụng cách tính tốn khí thải như tính tốn khí thải phát sinh trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu.Với thời gian vận chuyển là 60 ngày, mỗi ngày làm việc 8h ta tính được nồng độ các chất ô nhiễm như bảng sau:

<b>Bảng 4.4. Nồng độ các chất ơ nhiễm trong khơng khí trên các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu </b> Theo QCVN 05 : 2013/BTNMT thì giá trị giới hạn các thơng số cơ bản trong khơng khí xung quanh là: TSP: 0,3mg/m<small>3</small>; SO2: 0,35mg/m<small>3</small>; CO: 30mg/m<small>3</small>; NOX: 0,2mg/m<small>3</small>.

Với kết quả tính tốn cho thấy, nồng độ khí thải phát sinh trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT. Vậy với tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ các phương tiện giao thơng trong q trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng nêu trên thì tác động của nó ảnh hưởng chủ yếu đến công nhân thi công trên công trường và dân cư sinh sống hai bên tuyến đường vận chuyển.

<i>. Bụi do xe vận chuyển ra vào công trường mang theo đất, cát </i>

Do khối lượng san lấp mặt bằng, khối lượng đất đổ thải của dự án là rất đáng kể nên đòi hỏi số lượng nhiều xe vận chuyển ra vào khu vực dự án. Với đặc điểm

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

đất san đắp thường dễ bám dính vào lốp xe, đặc biệt là vào lúc thời tiết khu vực có mưa. Lượng bùn, đất bám vào bánh xe vào mùa khô, đặc biệt là những ngày nắng, nhiều gió sẽ gây bụi cuốn trên tuyến đường.

Vào mùa khô, bùn đất bám vào bánh xe sẽ gây ô nhiễm bụi khi thời tiết nắng nóng, có gió, khơ hanh ảnh hưởng đến tầm nhìn của người tham gia giao thơng trên các tuyến đường. Ngồi ra, lượng bùn đất này dễ bị cuốn theo gió, khi có phương tiện vận chuyển đi qua sẽ ảnh hưởng đến dân cư sinh sống, các cơ sở dịch vụ, các hộ kinh doanh dọc các tuyến đường. Vào mùa mưa lượng bùn đất này bám vào mặt đường gây mất mỹ quan tuyến đường và lượng bùn bám này sẽ làm cho đường trơn hơn nên dễ mất an tồn giao thơng đặc biệt là đối với xe đạp, xe máy...

Vì vậy, chủ đầu tư sẽ đặc biệt quan tâm đến các biện pháp vệ sinh làm giảm thiểu ơ nhiễm bụi trong q trình vận chuyển nguyên liệu vào mùa khô và yêu cầu đơn vị trúng thầu thi công cam kết áp dụng các biện pháp giảm thiểu để giảm thiểu tác động đến mơi trường khơng khí khu vực và sức khỏe công nhân tham gia thi công cũng như người dân sống và làm việc gần khu vực Dự án.

<i><b>* Bụi phát sinh tại bãi chứa tập kết vật liệu thi công </b></i>

Bụi cũng phát sinh tại các vị trí tập kết nguyên, vật liệu. Tại bãi chứa vật liệu sẽ tập kết đá dăm, cát xây dựng, xi măng, sắt thép, gạch,… . Trong đó, xi măng được chứa trong các bao kín, gạch đá, sắt thép có tính ngun khối nên bụi phát sinh tại vị trí này khơng lớn.

Nếu tính cứ 1 tấn vật liệu bốc dỡ, tập kết phát sinh trung bình khoảng 0,134 kg bụi thì tổng lượng bụi phát sinh trong quá trình này ước tính là:

2.220 tấn x 0,134 kg bụi/tấn = 297,5kg bụi/thời gian thi công = 3,3 kg/ngày = 413g/h = 0,115g/s. (Thời gian thi công 3 tháng, mỗi ngày làm việc 8h)

<i>+ Tính nờng độ bụi phát sinh </i>

Bụi sinh ra trong quá trình bốc dở nguyên vật liệu phát tán trên diện tích rộng nên có thể áp dụng mơ hình khuếch tán nguồn mặt để tính tốn nồng độ bụi.

Khối khơng khí tại khu vực bốc dỡ được hình dung như một hình hộp với các kích thước chiều dài L (m), chiều rộng W (m) và chiều cao H (m), một cạnh đáy của hình hộp khơng khí song song với hướng gió. Giả sử luồng gió thổi vào hộp là khơng ơ nhiễm và khơng khí tại khu vực dự án là sạch thì nồng độ bụi phát sinh trung bình trong 01 giờ được tính theo cơng thức:

<i>Trong đó: </i>

C : Nồng độ bụi phát sinh trung bình trong 1 giờ (mg/m<small>3</small>); E<small>s</small>: Lượng phát thải ơ nhiễm tính trên đơn vị diện tích:

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

U: Tốc độ gió lớn nhất thổi vng góc với một cạnh của hộp khơng khí (m/s), lấy u = 2,5 m/s;

H: Chiều cao xáo trộn (m), lấy H = 5 m;

L, W: Chiều dài và chiều rộng của hộp khí (m).

<i>(Ng̀n: Trần Ngọc Chấn, 2001, Ơ nhiễm khơng khí và xử lý khí thải, tập 3, NXB KH&KT, Hà Nội). </i>

Kết quả tính tốn nồng độ bụi phát tán theo chiều dài (L) và chiều rộng (W) của hộp không khí được trình bày trong bảng sau:

<b>Bảng 4.5. Nồng độ bụi phát tán trong khơng khí do hoạt động bốc dỡ </b>

Theo kết quả đã tính tốn ở trên cho thấy, nồng độ bụi phát sinh vào thời điểm trời khơ, có gió nhẹ và trong phạm vi 12m sẽ vượt quá phạm vi cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh cịn từ 12m đến 50m nằm trong phạm vi QCVN 05:2013/BTNMT. Do đó, đối tượng chịu tác động chính là cơng nhân trên cơng trường.

Ngồi tính tốn liên quan đến khối lượng và diện tích thi cơng như trên, nồng độ bụi còn phụ thuộc vào phương pháp bốc dỡ và đặc điểm thời tiết cụ thể tại từng thời điểm.

<b>* Khói hàn và nhiệt dư phát sinh từ các q trình thi cơng gia nhiệt </b>

Trong q trình hàn các kết cấu thép, hàn ván khn bằng sắt các loại hoá chất chứa trong que hàn bị cháy và phát sinh khói có chứa các chất độc hại như Fe<small>2</small>O<small>3</small>, SiO<small>2</small>, K<small>2</small>O, CaO,… tồn tại ở dạng khói bụi, có khả năng gây ơ nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cơng nhân lao động.

Thành phần bụi khói một số loại que hàn được tổng hợp ở bảng sau:

<b><small>Loại que hàn MnO2 (%) SiO2 (%) Fe2O3 (%) Cr2O3 (%) </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Bảng sau cho biết nồng độ các chất khí độc trong q trình hàn điện các vật liệu kim loại. Căn cứ vào khối lượng và chủng loại que hàn sử dụng sẽ dự báo được tải lượng các chất ô nhiễm khơng khí phát sinh từ cơng đoạn hàn.

<i><small>(Ng̀n: Mơi trường khơng khí, Phạm Ngọc Đăng. NXB KH&KT, 2003.) </small></i>

Với lượng que hàn cần dùng trung bình là 0,3kg/m<small>2</small> sàn và giả thiết sử dụng loại que hàn đường kính trung bình 3,2mm và 25que/kg, tổng diện tích sàn là 500m<small>2</small>. Tải lượng các chất khí được phát sinh từ cơng đoạn hàn khi thi công xây dựng các hạ tầng kỹ thuật như sau:

- Khói hàn: 3,41 kg/thời gian thi cơng. - CO: 0,12 kg/ thời gian thi công. - NO<small>x</small>: 1,19 kg/ thời gian thi công.

Tải lượng khói hàn và nhiệt dư phát sinh từ các quá trình thi cơng gia nhiệt là khơng cao, nhất là khi so sánh tải lượng khí CO và NOx với khí thải phát sinh từ các xe vận tải. Nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy, lượng bụi kim loại ở mức thấp và mang tính chất gián đoạn nên không gây tác động nghiêm trọng cho mơi trường khơng khí xung quanh. Tuy nhiên nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến người thợ hàn. Các bệnh mang lại cho công nhân nếu tiếp xúc với khói hàn nhiều: Viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn, ung thư phổi, các bệnh về mắt, về da…. Nếu khơng có các phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp, người thợ hàn khi tiếp xúc với các loại khí độc hại có thể bị ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, thậm chí ở nồng độ cao có thể bị nhiễm độc cấp tính.

<i><b>* Khí thải từ các phương tiện vận chuyển và thiết bị máy móc thi cơng </b></i>

Thành phần chính gây ơ nhiễm khơng khí bao gồm bụi lơ lửng, các khí CO, SO<small>2</small>, NO<small>2</small>, các hợp chất dễ bay hơi (VOC<small>S</small>)…

Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập đối với các loại xe vận tải sử dụng dầu Diezel có cơng suất 3,5-16 tấn, hàm lượng lưu huỳnh trong dầu Diezel là 0,5%. Tải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động vận chuyển được thể hiện như sau:

<b>Bảng 4.6: Tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ hoạt động vận tải </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

3 NO<small>x</small> 14,4

<i><small>Nguồn: (*)Assessment of sources of air, water and land pollution – WHO 1993 </small></i>

Động cơ xe ô tô gồm 2 loại: loại động cơ máy nổ, loại động cơ Điezen. Tỉ lệ phần trăm các loại khí độc hại trong khói thải của động cơ ơ tơ ở các chế độ làm việc khác nhau và lượng khí độc hại tính cho 1 tấn nhiên liệu do ơ tơ tiêu thụ được thể

<b><small>Chế độ làm việc của động cơ </small></b>

<b><small>Chạy chậm Tăng tốc Ổn định Giảm tốc </small></b>

<i><small>Nguồn: Ơ nhiễm khơng khí và xử lý khí thải- GS.TS Trần Ngọc Chấn Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật </small></i>

<b>Bảng 4.8: Lượng khí thải độc hại do ơ tô thải ra quy cho 1 tấn nhiên liệu tiêu thụ </b>

<b>Động cơ máy nổ chạy xăngĐộng cơ Điezen</b>

<i><small>Ng̀n: Ơ nhiễm khơng khí và xử lý khí thải- GS.TS Trần Ngọc Chấn Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật </small></i>

<b>Bảng 4.9: Lượng khí thải độc hại do ơ tơ thải ra trên 1km đoạn đường vận chuyển </b>

<b>Động cơ máy nổ chạy xăngĐộng cơ Điezen</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Muội khói (bụi lơ lửng) 0,22 1,28

<i><small>Ng̀n: Ơ nhiễm khơng khí và xử lý khí thải- GS.TS Trần Ngọc Chấn Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật </small></i>

Dự báo nồng độ các chất thải có trong thành phần khí thải động cơ trong mơi trường khơng khí dọc theo các tuyến đường vận chuyển sẽ tăng lên so với môi trường nền, đặc biệt là khi có sự tập trung của nhiều phương tiện tham gia vận chuyển cùng lúc.

Tuy nhiên, do khu vực dọc theo tuyến đường có mặt thoáng rộng, hai bên tuyến đường cây cối nhiều nên các chất ô nhiễm dễ dàng phát tán và pha lỗng vào trong mơi trường, do đó mức độ gây tác động đến mơi trường khơng khí và sức khỏe của người dân là không đáng kể. Dự báo nồng độ các chất ơ nhiễm có trong thành phần khí thải động cơ phát sinh dọc theo tuyến đường vận chuyển vẫn có giá trị nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05 : 2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng khơng khí xung quanh và QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong khơng khí xung quanh. Ơ nhiễm cục bộ chỉ xảy ra khi có nhiều phương tiện vận chuyển tập cùng lúc và tại những vị trí lên dốc, các đoạn cua ngoặt.

<i><b>* Khí thải, mùi hôi phát sinh từ khu vực lán trại </b></i>

Trong suốt q trình thi cơng, một số cơng nhân sẽ ở lại lán trại trong khu vực dự án. Hoạt động sinh hoạt tại lán trại như ăn uống, vệ sinh, đun nấu,... sẽ làm phát sinh khói và mùi hôi. Tải lượng các chất ô nhiễm này tùy thuộc số lượng công nhân ở lại và ý thức giữ gìn vệ sinh của cán bộ, cơng nhân. Khu vực thi công nằm gần khu vực dân cư nên tận dụng nguồn lao động tại phương. Chính vì thế, các hoạt động hay xảy ra ở các lán trại như ăn uống, vệ sinh, đun nấu xảy ra rất ít. Dự báo tải lượng khí thải rất nhỏ và ảnh hưởng khơng đáng kể đến môi trường và dân cư xung quanh khu vực.

<i><b>c. Đánh giá phạm vi, mức độ và đối tượng chịu tác động: </b></i>

- Phạm vi và đối tượng chịu ảnh hưởng:

+ Bụi và khí thải phát sinh trên bề mặt công trường do hoạt động của các phương tiện vận chuyển và các máy móc san đắp mặt bằng, khi xe vận chuyển ra

<i>vào công trường chủ yếu ảnh hưởng đến công nhân lao động (đây là đối tượng chịu </i>

<i>tác động chính), người tham gia giao thơng trên tuyến vận chuyển.... Đặc biệt, nếu </i>

thi công vào những giờ cao điểm (từ 6h -7h30; 11h – 13h và 16h30 – 17h30), thi công vào thời điểm hanh khơ, nắng, gió lớn, đặc biệt là vào thời kỳ gió Tây Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

thơng trên các tuyến đường, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, các hộ dân sinh sống dọc hai bên tuyến đường vận chuyển sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp do bụi cuốn. Nếu khơng có các biện pháp phù hợp để hạn chế bụi phát sinh sẽ dễ gây khiếu kiện trong nhân dân.

+ Bụi và khí thải phát sinh trên các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu và bùn đất hữu cơ đi đổ thải... chủ yếu gây ảnh hưởng đến người tham gia giao thông, các hộ dân sinh sống dọc theo hai bên tuyến đường vận chuyển. Ngồi ra, bụi cịn gây ảnh hưởng đến thảm thực vật xung quanh khu vực Dự án và dọc tuyến đường vận chuyển.

+ Đối với bùn, đất, cát bám theo bánh xe từ khu vực thi công ra các tuyến đường vào mùa khô, nhiều gió sẽ gây bụi cuốn, ảnh hưởng đến người lưu thông trên tuyến đường và dân cư sống dọc tuyến đường, vào mùa mưa sẽ làm mất mỹ quan tuyến đường, ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến đường.

+ Khí thải, mùi hơi phát sinh từ các khu vực lán trại

Đối tượng chịu tác động của nguồn thải này là cán bộ, công nhân lưu trú lại tại khu vực lán trại. Nguồn thải này chỉ tác động cục bộ trong khu vực công trường, ít tác động đến người dân xung quanh. Tuy nhiên, chủ đầu tư sẽ có các biện pháp để hạn chế được tác động từ nguồn thải này.

- Đánh giá tác động

Đây là loại hình gây ô nhiễm lớn và dễ nhận thấy trong suốt quá trình thi cơng xây dựng. Bụi và khí thải chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân lao động trên công trường, các hộ dân cư sống hai bên tuyến đường và trên các tuyến đường vận chuyển vật liệu đến chân cơng trình. Các tác động này sẽ tăng lên trong những ngày có gió. Vào các ngày gió to, bụi và khí thải có thể bị cuốn gây ảnh hưởng đến người dân đang tham gia giao thông trên tuyến.

Tác hại do bụi và khí thải gây ảnh hưởng đến hệ động thực vật cũng như sức khỏe con người và cảnh quan trong khu vực:

+ Bụi bám vào cây xanh, vào các cơng trình xây dựng, bụi cuốn ở công trường và các tuyến đường vận chuyển làm mất mỹ quan khu vực.

+ Bụi trên công trường gây đau mắt và ảnh hưởng đến hệ hô hấp cho người dân sinh sống khu vực thực hiện dự án, người dân lưu thông trên đường cũng như dọc hai bên tuyến đường vận chuyển vật liệu. Bụi còn ảnh hưởng đến khả năng quan sát và có thể gây tai nạn lao động, tai nạn giao thơng.

+ Các khí độc SO<small>2</small>, NO<small>2</small> , CO, CO<small>2</small>, THC,... vượt giới hạn cho phép ảnh hưởng đến hệ hô hấp và thần kinh của công nhân lao động trên công trường và người dân sống trong khu vực dự án cũng như trên các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho dự án.

+ Sự có mặt của SO<small>2</small>, NO<small>2</small> trong khơng khí nóng ẩm sẽ làm tăng cường q trình ăn mịn kim loại, phá hủy vật liệu bê tơng và các cơng trình xây dựng, nhà cửa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Nhìn chung, nồng độ các chất khí ơ nhiễm trong môi trường không khí xung quanh khu vực Dự án sẽ khơng đáng kể nên nhiều tác hại, độc tính của các chất khí đến mơi trường và con người ở mức độ khơng lớn. Tuy nhiên, q trình tích tụ các chất ơ nhiễm này trong mơi trường cũng như trong cơ thể người (nhất là đối với công nhân thi công) về lâu dài sẽ gây ra những tác động ảnh hưởng tiêu cực nếu khơng có các biện pháp giảm thiểu. Tác động đáng kể nhất là bụi gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến hoạt động giao thông và gián tiếp gây ra các sự cố tai nạn giao thông.

<b>d. Cơng trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải </b>

<i><b>* Khí thải </b></i>

- Chọn các phương tiện cơ giới đồng bộ, hiện đại đảm bảo yêu cầu phát thải theo Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam cho phép nhằm giảm thiểu khí thải

- Sử dụng loại nhiên liệu ít gây ô nhiễm (dầu DO hàm lượng lưu huỳnh 0,05%.); - Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng định kỳ phương tiện vận tải và máy móc thi công

- Lập kế hoạch xây dựng và nhân lực chính xác để tránh chồng chéo giữa các quá trình thực hiện, áp dụng phương pháp xây dựng hiện đại. Bố trí các phương tiện vận chuyển hợp lý, tránh tập trung phương tiện vận chuyển trên các tuyến đường (đặc biệt là trên đường giao thơng phía Tây Bắc dự án). Vì đoạn đường này có nhiều phương tiện qua lại.

- Sử dụng các phương tiện, máy móc, thiết bị thi công đã qua kiểm định chất lượng của các Cơ quan chức năng.

<i><b>* Bụi </b></i>

- Tại công trường hạn chế bụi cuốn bằng biện pháp phun nước làm ẩm tại các khu vực có phát tán nhiều bụi vào các thời điểm khô, nắng để hạn chế ảnh hưởng đến người tham gia giao thông và dân cư sống gần khu vực thi công. Tần suất phun ẩm tối thiểu 2 lần/ngày, tăng tần suất lên 4 lần/ngày khi thời tiết khu vực khô hanh, có gió.

- Bố trí thời gian vận chuyển vật liệu vào cơng trình hợp lý, tránh tập trung phương tiện vận chuyển cùng lúc trên tuyến đường giao thơng phía Tây Bắc dự án. - Không chở vật liệu xây dựng cao quá thùng xe theo quy định để hạn chế cát rơi vãi dọc tuyến đường vận chuyển gây nên bụi cuốn, ảnh hưởng đến người tham gia giao thông và người dân sống hai bên tuyến đường vận chuyển;

- Yêu cầu lái xe giảm tốc độ khi lưu thông trên tuyến đường đi qua khu dân cư để hạn chế bụi cuốn trên mặt đường ảnh hưởng đến các hộ dân sinh sống hai bên tuyến đường;

- Sử dụng bạt che phủ thùng xe để hạn chế hiện tượng bụi cuốn gây ô nhiễm môi trường sống của dân và người tham gia giao thông trên các tuyến đường vận chuyển. Tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu chính của dự án chủ yếu theo

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

- Bố trí thời gian thi công, vận chuyển phù hợp, không vận chuyển vào thời gian nghỉ ngơi của người dân (11h30 – 13h và sau 21h hàng ngày).

- Thi công dứt điểm từng đoạn một, không để chồng chéo gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của người dân trong khu vực cơng trình; Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác trong q trình thi công xây dựng.

- Che chắn tạm thời các bãi để vật liệu chưa dùng đến (đất, cát, đá, sỏi) để tránh gây ô nhiễm bụi đến khu vực và hạn chế sự rửa trôi khi trời mưa.

- Trang bị cho công nhân các trang thiết bị lao động như kính mắt, khẩu trang, găng tay... để đảm bảo sức khoẻ lao động.

- Bố trí công nhân làm vệ sinh thường xuyên khu vực xung quanh sau mỗi ngày làm việc để hạn chế bụi.

- Có chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý cho công nhân làm việc trên công trường nhằm đảm bảo sức khoẻ và khả năng làm việc cho công nhân (đặc biệt vào những ngày thời tiết khơ nóng).

<i><b>4.1.4. Về cơng trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung a. Nguồn phát sinh: </b></i>

- Tiếng ồn phát sinh từ giai đoạn thi công công trình chủ yếu do phương tiện vận tải và phương tiện thi công cơ giới gây ra, đặc biệt là các thiết bị thi công như máy trộn bê tơng, máy dầm……

- Tiếng ồn cịn phát sinh do các máy móc, thiết bị khơng thường xun được bảo trì, bảo dưỡng.

<i><b>b. Tải lượng và dự báo </b></i>

- Tiếng ồn và độ rung phát sinh trong quá trình xây dựng chủ yếu do phương tiện vận chuyển vật liệu và phương tiện thi công cơ giới như máy đầm, máy trộn, máy đào....gây ra.

Nhìn chung mức độ cũng như phạm vi ảnh hưởng của tiếng ồn trong thi công phụ thuộc vào đặc tính kỹ thuật, thời gian, tần suất hoạt động của máy móc cũng như hướng vào khoảng cách tới đối tượng tiếp nhận. Mức áp âm đối với các loại máy, thiết bị xây dựng như sau:

<b>Bảng 4.10: Mức áp âm từ các phương tiện giao thông và máy xây dựng </b>

<i>Nguồn: Trung tâm Công nghệ và xử lý môi trường </i>

Dự báo về mức ồn trong các hoạt động xây dựng được đánh giá cụ thể như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

- Tiếng ồn đo được trong môi trường lao động được đánh giá theo QCVN 24:2016/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc. Tiếng ồn chung tối đa hoặc tiếng ồn chung cho phép trong suốt ca lao động 8 giờ không được vượt quá 85dBA, mức cực đại không được vượt quá 115dBA. Nếu tổng thời gian tiếp xúc trong ngày không quá:

+ 4 giờ, mức áp âm cho phép là: 88 dBA; + 2 giờ, mức áp âm cho phép là: 91 dBA; + 1 giờ, mức áp âm cho phép là: 94 dBA; + 30 phút, mức áp âm cho phép là: 97 dBA; + 15 phút, mức áp âm cho phép là: 100 dBA; + 7 phút, mức áp âm cho phép là: 103 dBA ;

Vì vậy, trong q trình thi cơng, tùy theo đặc điểm cơng việc mà bố trí số giờ làm việc khơng q thời gian quy định để đảm bảo sức khỏe cho công nhân.

- Tiếng ồn trong khu vực công cộng và dân cư: Trong giai đoạn thi công các hạng mục cơng trình dự kiến vận chuyển đất đai, cát, nguyên vật liệu xây dựng... đi theo các tuyến chính có dân cư sinh sống và gần khu vực xây dựng cơng trình.

Mức ồn trong mơi trường khơng khí xung quanh tại các khoảng cách 50m và 100m tính từ nguồn gây ồn được thể hiện trong bảng dưới đây.

<b>Bảng 4.11: Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới </b>

<i>Nguồn: GS.TS Phạm Ngọc Đăng, Mơi trường khơng khí, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội – 1997 </i>

<b>Bảng 4.12: Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn (Theo mức âm tương đương)</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i>- Khu vực đặc biệt là những khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác. </i>

<i>- Khu vực thông thường: gồm khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính. </i>

Từ các bảng trên cho thấy, dự báo tiếng ồn phát sinh do hoạt động vận tải dao động trong khoảng từ 85 - 95 dBA, mức áp âm sẽ gia tăng khi có nhiều phương tiện hoạt động cùng lúc và sẽ vượt mức giới hạn cho phép theo QCVN 26 : 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (áp dụng cho khu vực thông thường, từ 6h - 18h ≤ 70dBA). Như vậy, hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu trên các tuyến đường sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân sinh sống hai bên tuyến đường cũng như người tham gia giao thông trên các tuyến đường này. Tuy nhiên, theo bảng trên thì mức ồn trong mơi trường khơng khí xung quanh tại các khoảng cách 50m và 100m tính từ nguồn gây ồn được giảm dần.

<i><b>c. Đánh giá tác động </b></i>

Đối tượng chịu tác động của tiếng ồn và độ rung là công nhân trực tiếp lao động trên cơng trường, nhà dân phía Đơng dự án (đây là đối tượng chịu tác động chính). Ngồi ra, tiếng ồn và độ rung ảnh hưởng đến người đi đường và một số hộ dân sống hai bên đường tuyến đường vận chuyển ngun vật liệu đến cơng trình.

- Cơng nhân làm việc ở những nơi có độ ồn và độ rung lớn, kéo dài có thể mắc các chứng bệnh như: sần da, đau đầu, giảm thính giác, ảnh hưởng đến hệ thần kinh. - Tác động lớn nhất của độ rung là gây rạn nứt đường và các cơng trình hạ tầng xung quanh khi có sự tập trung của nhiều phương tiện vận tải hạng nặng hoạt động cùng một lúc.

Tuy nhiên, những tác động này chỉ mang tính chất tạm thời, diễn ra trong thời gian ngắn, không liên tục, trong khoảng thời gian từ 6h – 18h hàng ngày. Tuy nhiên, trong q trình thi cơng xây dựng Dự án phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu thích hợp như tránh các phương tiện vận chuyển hoạt động cùng một lúc và tránh hoạt động vào các giờ cao điểm.

<i><b>d. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung </b></i>

- Bảo dưỡng thiết bị, máy móc, kiểm tra định kỳ để bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, hoạt động trong tình trạng tốt nhất nhằm hạn chế khả năng gây ồn trong q trình thi cơng và vận chuyển;

- Sử dụng các máy móc, phương tiện đã được đăng kiểm định kỳ nhằm đảm bảo tiếng ồn nằm trong giới hạn cho phép;

- Áp dụng các công nghệ thi công tiên tiến nhằm giảm khả năng gây ồn, rung do các hoạt động thi công dự án gây ra;

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

- Đảm bảo đạt quy chuẩn tiếng ồn theo quy định của QCVN 24:2016/BYT; QCVN 26:2010/BTNMT; QCVN 27:2010/BTNMT;

- Công nhân làm việc ở gần nguồn gây tiếng ồn lớn, kéo dài có chế độ nghỉ dưỡng hợp lý và sử dụng các phương tiện bảo hiểm thích hợp dùng mũ giảm âm, hoặc nút tai chống ồn..

- Bố trí thời gian thi cơng, vận chuyển phù hợp. Khơng tập trung phương tiện vận chuyển vào cùng một thời gian, nhất là thời gian nhạy cảm (từ 21h đến 6h sáng hôm sau) để giảm thiểu tác động của tiếng ồn đến việc nghỉ ngơi của người dân gần dự án;

- Các máy trộn, máy dập ủi tránh hoạt động vào những giờ nghỉ ngơi của người dân xung quanh. (11h30 – 13h và sau 21h hàng ngày);

- Che chắn, rào tôn cao 2m quanh khu vực thực hiện dự án để hạn chế lan truyền tiếng ồn ra ngồi;

- Khơng tập trung các phương tiện máy móc thi cơng vào cùng một thời điểm, không sử dụng phương tiện thi công hạng nặng để giảm độ rung, tránh gây ảnh hưởng các công trình xung quanh;

- Bố trí thời gian thi công, vận chuyển phù hợp, không vận chuyển vào thời gian nghỉ ngơi của người dân (11h30 – 13h và sau 21h hàng ngày).

<i><b>4.1.5. Các biện pháp quản lý, phịng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng </b></i>

<i><b>a. Nguyên nhân phát sinh </b></i>

Hoạt động xây dựng nói chung chứa nhiều yếu tố tiềm tàng về tai nạn lao động và các sự cố mất an toàn khác tuỳ thuộc vào ý thức, tay nghề của công nhân cũng như điều kiện ngoại cảnh.

Các rủi ro, sự cố có thể là:

- Sự cố giao thông: Khi đang xây dựng hoạt đông trên các tuyến đường khu vực gia tăng do phương tiện vận tải chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng nên nguy cơ về sự cố mất an tồn giao thơng gia tăng;

- Tai nạn lao động do không tuân thủ đúng các quy trình quy phạm trong xây dựng, trình độ tay nghề, ý thức lao động cũng như các biện pháp an toàn khác; Tai nạn lao động khi vận hành các máy xây dựng, phương tiện vận tải, mang vác và vận chuyển các vật nặng…;

- Sự cố cháy nổ: Sự cố cháy nổ có thể xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng về người, kinh tế và mơi trường. Có thể xác định các ngun nhân như sau:

+ Các kho chứa nguyên nhiên liệu tạm phục vụ cho thi cơng, máy móc, thiết bị kỹ thuật (sơn, xăng, dầu DO, dầu FO,...) là các nguồn gây cháy nổ;

+ Hệ thống cấp điện tạm thời cho các máy móc, thiết bị thi cơng có thể gây ra

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

- Sự cố do thời tiết: Đây là sự cố xảy ra bất khả kháng như lũ, lụt... Do đó, đơn vị thi công cần tiến hành thi công vào mùa khô, thi công cuốn chiếu và đúng thiết kế để hạn chế những rủi ro này.

- Sự cố bom mìn sót lại sau chiến tranh: Đây là sự cố có thể xảy ra trong q trình thi cơng do cơng trình đi qua tuyến đường đất, đường mịn cũ, có thể bom mìn sau chiến tranh cịn sót lại. Do đó, cần thực hiện cơng tác rà phá bom mìn trước khi thực hiện thi cơng dự án nhằm hạn chế các rủi ro, sự cố có thể xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và của cải của đơn vị thi công và công nhân trên công trường.

Các trường hợp sự cố này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nên nhà thầu phải áp dụng các biện pháp phòng chống, khống chế hiệu quả nhằm hạn chế tối đa sự cố xảy ra.

<i><b>b. Phạm vi ảnh hưởng và mức độ tác động </b></i>

- Hư hại trang thiết bị và phương tiện phục vụ thi cơng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của công nhân trên công trường.

- Gây hư hại cho các hạng mục cơng trình tại khu vực đất đắp bị rửa trôi, ảnh hưởng đến đường giao thông bao quanh cũng như cảnh quan môi trường.

- Gây ảnh hưởng đến sức khỏe và của cải của con người.

<i><b>c. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng </b></i>

<i>* Đối với sự cố tai nạn giao thông, hư hỏng đường giao thông </i>

Để hạn chế hư hỏng các tuyến đường cũng như đảm bảo an tồn giao thơng trong khu vực chủ đầu tư sẽ phối hợp với đơn vị thi công để thực hiện các biện pháp sau:

- Nâng cao ý thức của lái xe, đảm bảo đi đúng tốc độ, chấp hành luật an toàn giao thơng trong q trình vận chuyển.

- Quy định tốc độ xe ra vào khu vực thi công phù hợp với tốc độ quy định của Dự án khoảng 10 km/h.

- Sử dụng xe vận chuyển nguyên vật liệu tải trọng 7 - 10 tấn để phù hợp với đường giao thơng khu vực;

- Có biện pháp khắc phục các tuyến đường hư hỏng do xe vận chuyển của dự án gây ra trong khu vực nhằm hạn chế ảnh hưởng hoạt động đi lại cũng như sản xuất của các xưởng trong khu vực.

<i>* Sự cố an toàn lao động </i>

- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong tổ chức thi cơng (bố trí các thiết bị, máy móc thi cơng, hệ thống điện,...) để phịng ngừa tai nạn.

- Các cơng nhân trực tiếp vận hành máy móc, thiết bị được đào tạo có chứng chỉ, thực hành theo nguyên tắc vận hành và bảo trì kỹ thuật.

- Các cơng nhân trong q trình thi cơng có đầy đủ các thiết bị an tồn, dụng

</div>

×