Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN: XƯỞNG SẢN XUẤT GỖ RỪNG TRỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 47 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BÁO CÁO ĐỀ XUẤT </b>

<b>CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN: XƯỞNG SẢN XUẤT GỖ RỪNG TRỒNG </b>

<b>ĐỊA ĐIỂM: CỤM CÔNG NGHIỆP THUẬN ĐỨC, XÃ THUẬN ĐỨC, THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH </b>

<i><b>Đồng Hới, tháng 4 năm 2023 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC </b>

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ... 4

1. Tên chủ dự án đầu tư ... 4

2. Tên dự án đầu tư ... 4

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án ... 6

<i>3.1. Công suất hoạt động của dự án ... 6 </i>

<i>3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở ... 6 </i>

<i>3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư ... 7 </i>

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở ... 8

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư ... 9

Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG... 11

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường ... 11

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường ... 11

Chương III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ ... 13

1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật ... 13

2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án ... 13

3. Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án ... 14

<i>3.1. Chất lượng mơi trường khơng khí ... 14</i>

<i>3.2. Chất lượng môi trường nước ... 16</i>

Chương IV. ĐỀ XUẤT CÁC CƠNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ... 18

1. Các cơng trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án ... 18

<i>1.1. Về công trình, biện pháp xử lý nước thải, nước mưa chảy tràn ... 18</i>

<i>1.2. Về cơng trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng và chất thải nguy hại ... 19</i>

<i>1.3. Về cơng trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải ... 21</i>

<i>1.4. Về cơng trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung ... 22</i>

<i>1.5. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác ... 23</i>

2. Các cơng trình, biện pháp bảo vệ mơi trường đề xuất thực hiện giai đoạn dự án đi vào hoạt động ... 24

<i>2.1. Về cơng trình, biện pháp xử lý nước thải, nước mưa chảy tràn ... 24</i>

<i>2.2. Về cơng trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải ... 28</i>

<i>2.3. Về cơng trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại) ... 29 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i>2.3.1. Cơng trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường ... 29</i>

<i>2.3.2. Cơng trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (CTNH) ... 31</i>

<i>2.4. Về cơng trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường... 32 </i>

<i>2.5. Phương án phịng ngừa, ứng phó sự cố mơi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành ... 32 </i>

3. Tổ chức thực hiện các cơng trình, biện pháp bảo vệ mơi trường ... 34

4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo ... 36

Chương V. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG ... 38

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải ... 38

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn ... 39

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với độ rung ... 39

Chương VI. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CƠNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MƠI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ... 40

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải ... 40

<i>1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm ... 40 </i>

<i>1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các cơng trình, thiết bị xử lý chất thải ... 40 </i>

2. Chương trình quan trắc chất thải và định kỳ theo quy định của pháp luật ... 41

Chương VII. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ ... 44

PHỤ LỤC BÁO CÁO ... 45

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>PHỤ LỤC BẢNG BIỂU </b>

Bảng 1. 1. Danh mục các loại máy móc thiết bị của dự án... 9

Bảng 3. 1. Chất lượng mơi trường khơng khí và tiếng ồn trong khuôn viên dự án ... 15

Bảng 3. 2. Chất lượng nước mặt khe nước ... 17

Bảng 4. 1. Tổng thể tích của hầm cầu tự hoại của dự án ... 25

Bảng 4. 2. Thống kê chất thải rắn của dự án ... 30

Bảng 4. 3. Chất thải nguy hại phát sinh tại dự án ... 32

Bảng 4. 4. Danh mục các cơng trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án ... 34

Bảng 4. 5. Đánh giá độ tin cậy của các phương pháp sử dụng trong báo cáo ... 36

Bảng 5. 1. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ơ nhiễm theo dịng nước thải .. 38

Bảng 6. 1. Thống kê vị trí quan trắc nước thải sinh hoạt ... 42

Bảng 6. 2. Danh mục thông số quan trắc nước thải... 42

<b>DANH MỤC HÌNH ẢNH </b> Hình 1. Vị trí khu vực dự án ... 5

Hình 2. Dây chuyền cơng nghệ cưa xẻ gỗ ... 6

Hình 3. Dây chuyền cơng nghệ sản xuất dăm gỗ ... 6

Hình 4. Sản phẩm cưa xẻ gỗ ... 7

Hình 5. Sản phẩm của dăm gỗ ... 8

Hình 6. Cấu tạo của hầm cầu tự hoại ... 26

Hình 7. Hố ga thốt nước mưa phía Tây Nam dự án... 27

Hình 8. Mặt bằng thốt nước mưa của dự án ... 28

Hình 9. Sơ đồ hệ thống thu gom Chất thải rắn của cơ sở ... 31

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>CHƯƠNG I </b>

<b>THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH Hiếu Đại Phát QB. </b>

- Địa chỉ liên hệ: Cụm Tiểu thủ công nghiệp Thuận Đức, xã Thuận Đức, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

- Người đại diện: Ơng Đỗ Hữu Việt; Chức vụ: Chủ tịch Công ty kiêm Giám đốc. - Điện thoại: : 0912.098.489.

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Mã số doanh nghiệp: 3101086256. Đăng ký lần đầu ngày 26 tháng 05 năm 2020, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 05 tháng 08 năm 2022.

- Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư số 83/QĐ-UBND ngày 13/1/2023 của UBND tỉnh Quảng Bình, cấp lần đầu ngày 06/5/2019, điều chỉnh lần thứ 1 ngày 01/9/2020, điều chỉnh lần thứ 2 ngày 13/1/2023.

<b>2. Tên dự án đầu tư: Xưởng sản xuất gỗ rừng trồng. </b>

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Tại Cụm công nghiệp Thuận Đức, xã Thuận Đức, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Khu đất có các phía tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc: Giáp đường giao thơng nội Cụm cơng nghiệp rộng 15,0m. - Phía Đơng: Giáp kho sắt thép Cơng ty TNHH TM Hải Thủy.

- Phía Nam: Giáp bãi đất trống Cụm cơng nghiệp.

- Phía Tây: Giáp đường giao thông nội Cụm công nghiệp rộng 15,0m.

Khoảng cách gần nhất đến khu dân cư khoảng 300m về phía Tây (khu dân cư thơn Đức Điền, xã Thuận Đức).

<b><small>Khu dân cư gần nhất </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i><b><small>Hình 1. Vị trí khu vực dự án </small></b></i>

- Dự án đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận chủ trương đầu tư theo Quyết định số 1515/QĐ-UBND ngày 06/5/2019; và được điều chỉnh chủ trương lần thứ 1 theo Quyết định số 3127/QĐ-UBND ngày 01/9/2020; điều chỉnh chủ trương lần 2 theo Quyết định số 83/QĐ-UBND ngày 13/1/2023.

- Quyết định số 983/QĐ – UBND ngày 05/4/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc thu hồi đất và cho Công ty TNHH Hiếu Đại Phát QB thuê đất tại Cụm công nghiệp Thuận Đức, xã Thuận Đức, thành phố Đồng Hới.

- Quy mô của dự án đầu tư: Tổng mức đầu tư của dự án là 09 tỷ đồng thuộc nhóm C. Dự án thuộc nhóm III quy định tải điểm b khoản 5 điều 28 Luật Bảo vệ mơi trường trình UBND cấp huyện (nơi thực hiện dự án) cấp phép theo quy định tại khoản 1 điều 39 và khoản 4 điều 41 Luật BVMT năm 2020.

+ Mục tiêu đầu tư dự án: Chế biến gỗ rừng trồng như: Cưa xẻ, hấp sấy, bảo quản gỗ; Sản xuất gỗ xây dựng và các sản phẩm gỗ khác từ rừng trồng; Cung cấp gỗ rừng trồng đã qua sơ chế (bạch đàn, keo...) cho thị trường trong và ngoài tỉnh; Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cảu xã hội, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và tạo nguồn thu ngân sách cho tỉnh.

+ Các hạng mục của dự án: Văn phòng và nhà ăn nghỉ giữa ca; Xưởng sản xuất; Trạm cân; Bãi chứa sản phẩm và vật liệu đầu vào, nhà kho và các hạng mục phụ trợ khác.

+ Tổng số cán bộ nhân viên làm việc tại dự án là 05 người.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư </b>

<i><b>3.1. Công suất của dự án đầu tư </b></i>

- Công suất thu mua gỗ rừng trồng: 6.000 tấn/năm.

<i><b>3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư </b></i>

<i>a. Lựa chọn công nghệ: </i>

Công nghệ lựa chọn là công nghệ tiên tiến trong sản xuất, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của sản phẩm và giảm thiểu tối đa sự tác động tới môi trường và sức khỏe của con người.

<i>b. Công nghệ sản xuất của dự án: </i>

Dự án cưa xẻ gỗ, phần dư thừa tận dụng xay dăm gỗ bán cho các đơn vị thu mua, do đó sẽ có 2 q trình cơng nghệ sản xuất như sau:

- Cưa xẻ gỗ:

<i><b><small>Hình 2. Dây chuyền công nghệ cưa xẻ gỗ </small></b></i>

Mô tả quy trình cơng nghệ cưa xẻ gỗ:

Gỗ trịn nhận về được phân loại theo lồi gỗ, sau đó phân loại theo đường kính và chiều dài, độ cong vênh. Sau đó đặt lên máy cưa xé bán theo quy cách đã đặt hàng, tiếp đến đưa đến công đoạn rong cạnh. Tiếp tục quy trình được phân loại lên Palet. Sản phẩm hoàn thiện được xuất bán ra thị trường.

- Chế biến dăm gỗ:

<small>Gỗ trịn nhận về được phân loại theo lồi gỗ </small>

<small>Phân lồi theo </small>

<small>Phần dư thừa từ q </small>

<small>trình cửa xẻ gỗ Băng tải Máy băm dăm </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Mơ tả quy trình sản xuất và chế biến dăm gỗ:

Nguyên liệu dư thừa từ quá trình cưa xẻ gỗ theo băng chuyền đến máy băm dăm. Tại đây gỗ nguyên liệu sẽ được chế biến thành dăm mảnh và dăm mảnh theo băng chuyền đến sàng dăm. Sàng dăm có nhiệm vụ chọn lọc và phân loại dăm. Dăm tốt, đúng kích thước, đạt yêu cầu sẽ được hệ thống băng tải chuyển đến bãi chứa dăm; Dăm to khơng đúng kích thước sẽ quay trở lại máy băm dăm để chế biến lại thành kích thước chuẩn và khi đạt yêu cầu sẽ chuyển đến bãi chứa.

<i><b>3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư </b></i>

- Sản phẩm của quá trình cưa xẻ gỗ khoảng 3.000 tấn/năm: Là các tấm ván gỗ các kích thước và quy cách theo đơn đã được đặt hàng. Gỗ xẻ sau khi gia công xong sẽ được phân loại thành: Gỗ xẻ từ cây gỗ mềm và gỗ xẻ từ cây gỗ cứng. Dựa vào tính năng này mà gỗ xẻ được sử dụng với các mục đích khác nhau. Đối với loại gỗ xẻ cứng thường được dùng để gia công, sản xuất ván sàn, bàn ghế hoặc pallets gỗ. Cịn gỗ xẻ mềm vì khả năng dễ cưa, đục và chế tác nên thường dùng sản xuất nội thất, xây dựng hoặc sản xuất giấy. Gỗ xẻ chính là nền tảng để sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm từ gỗ. Vì thế, đầu tư cho công đoạn cưa xẻ gỗ trịn là vơ cùng đúng đắn.

<i><b><small>Hình 4. Sản phẩm cưa xẻ gỗ </small></b></i>

- Sản phẩm của quá trình chế biến dăm gỗ 3.000 tấn/năm: Phần dư thừa từ quá trình cưa xẻ gỗ sẽ được tận dụng để chế biến dăm gỗ. Dăm gỗ là nguyên liệu đầu vào trong sản xuất bột giấy, gỗ nén, làm nhang, ván dăm,...

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i><b><small>Hình 5. Sản phẩm của dăm gỗ</small></b></i>

<b>4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư </b>

- Nguồn nguyên liệu đầu vào: Hiện nay chủ đầu tư đã hợp đồng thu mua với hộ ông Hồ Khánh Thiện. Hộ ông Hồ Khánh Thiện hiện đang trồng rải rác trên diện tích đất khoảng 400 ha cây keo, cây tràm tại xã Thuận Đức, thành phố Đồng Hới.

- Chủ đầu tư sẽ cùng tiến hành rà soát trên địa bàn trong khu vực, các hộ dân, tổ chức có đất trồng rừng để hợp đồng thu mua nguồn nguyên liệu gỗ thô phục vụ sản xuất và chế biến.

- Nguồn cấp nước: Xưởng sẽ sử dụng nước máy trong CCN để hoạt động, thông qua các đường ống của hệ thống cấp nước sạch của thành phố Đồng Hới.

+ Đặc thù hoạt động của Xưởng là không phát sinh sử dụng nước trong sản xuất mà chỉ phát sinh sử dụng nước trong sinh hoạt.

+ Nước cấp phục vụ cho hoạt động vệ sinh của cán bộ, cơng nhận: Trung bình mỗi ngày 1 người sử dụng khoảng 100 lít nước cho hoạt động ( rửa tay chân, vệ sinh cá nhân...).

- Nguồn cấp điện: Nguồn điện thành phố từ lưới điện hạ áp của thành phố cấp CCN Thuận Đức.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư </b>

<i><b>a. Máy móc thiết bị </b></i>

<i>* Lựa chọn thiết bị: </i>

Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã sản xuất được rất nhiều loại máy móc và thiết bị phục vụ cho ngành chế biến gỗ với chất lượng tốt và đa dạng về chủng loại. Các nước vùng Đơng Nam Á và nhiều nhà máy cơ khí trong nước cũng đã sản xuất được các máy móc và thiết bị tương tự.

Xét về cơng suất, giá cả và độ bền thì thiết bị do các nước Châu Âu sản xuất thường có cơng suất lớn hơn, độ bền cao hơn nhưng giá cả lại rất cao, không phù hợp với khả năng đầu tư, những cơng đoạn gia cơng địi hỏi sự chính các và độ bền cao thì chúng tơi chọn các loại máy ngoại nhập, các cơng đoạn cịn lại chúng tơi đều sử dụng các loại máy móc thiết bị được sản xuất trong nước.

<i>* Các loại máy móc thiết bị: </i>

<i><b><small>Bảng 1. 1. Danh mục các loại máy móc thiết bị của dự án </small></b></i>

<b>TT Tên máy móc thiết bị Nước sản xuất Công suất động cơ (KW/h) Số lượng </b>

<i><b>b. Nhu cầu sử dụng lao động </b></i>

Trong giai đoạn Dự án đi vào hoạt động: Tổng số cán bộ công nhân là 05 người.

<i><b>c. Thiết bị xử lý môi trường khác </b></i>

- Loại thùng rác 20 lít gồm 2 cái thu gom rác ở khu vực văn phòng làm việc và nhà ăn nghỉ.

- Loại thùng rác 120 lít gồm 1 cái đặt tại kho chứa CTNH để thu gom CTNH.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i><b>d. Cơ sở pháp lý có liên quan </b></i>

- Quyết định số 1515/QĐ-UBND ngày 06/5/2019 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Cơ sở sản xuất đá ốp lát của hộ kinh doanh Trương Minh Hiếu.

- Quyết định số 3172/QĐ-UBND ngày 01/9/2020 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cơ sở sản xuất đá ốp lát của hộ kinh doanh Trương Minh Hiếu.

- Quyết định số 83/QĐ-UBND ngày 13/1/2023 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Xưởng sản xuất gỗ rừng trồng của Công ty TNHH Hiếu Đại Phát QB.

- Quyết định số 983/QĐ – UBND ngày 05/4/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc thu hồi đất và cho Công ty TNHH Hiếu Đại Phát QB thuê đất tại Cụm công nghiệp Thuận Đức, xã Thuận Đức, thành phố Đồng Hới.

- Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số CT 10535 ngày 31/5/2021 của Công ty TNHH Hiếu Đại Phát QB.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>CHƯƠNG II </b>

<b>SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG </b>

<b>1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường </b>

Căn cứ theo Quyết định số: 952/QĐ-TTg ngày 23/06/2011 của Thủ tướng chính phủ, phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình, có nội dung: Chú trọng phát triển cơng nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu; Phát triển công nghệ mới, công nghệ sau thu hoạch; Tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến sâu để nâng cao hiệu quả kinh tế. Vì vậy, dự án này phù hợp với quy hoạch quốc gia.

Dự án đặt tại CCN Thuận Đức là phù hợp với quy hoạch của CCN Thuận Đức, mục tiêu phát triển của thành phố và của tỉnh, đồng thời giải quyết việc làm cho một số lao động địa phương.

dân tỉnh Quảng Bình về việc thu hồi đất và cho Công ty TNHH Hiếu Đại Phát QB thuê đất tại Cụm Công nghiệp Thuận Đức; Theo Quyết định số 83/QĐ-UBND ngày 13/01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án “Xưởng sản xuất gỗ rừng trồng”. Vì vậy, việc đầu tư dự án là hồn toàn phù hợp với định hướng phát triển quy hoạch của tỉnh Quảng Bình.

Dự án đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận chủ trương đầu tư theo Quyết định số 1515/QĐ-UBND ngày 06/5/2019; Và được điều chỉnh chủ trương lần thứ 1 theo Quyết định số 3127/QĐ-UBND ngày 01/9/2020; Điều chỉnh chủ trương lần 2 theo Quyết định số 83/QĐ-UBND ngày 13/1/2023.

Hiện nay, chưa có quy hoạch bảo vệ mơi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng mơi trường nên khơng có cơ sở đánh giá được tính phù hợp đối với các quy hoạch này. Đồng thời, cơ sở phù hợp với quy hoạch chung CCN Thuận Đức nói riêng và của thành phố nói chung.

<b>2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường </b>

Trước mắt, khi cơ sở hạ tầng của CCN Thuận Đức chưa hoàn thiện, nước thải của dự án sau khi được xử lý sơ bộ tại bể tự hoại được dẫn về hố ga rồi thoát ra hệ thống thoát nước mưa chung của CCN Thuận Đức, rồi thoát ra khe Trùng Trương cách dự án 250m về phía Tây. Sau khi cơ sở hạ tầng của CCN hoàn thiện, nước thải từ dự án sẽ được đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải (qua ống nối chờ) rồi về hệ thống xử lý cục bộ của

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

CCN, sau khi xử lý xong được dẫn thốt về khe Trùng Trương. Do đó, nguồn tiếp nhận nước thải từ dự án là khe nước Trùng Trương.

Khe Trùng Trương có bề rộng trung bình khoảng 3m, sâu khoảng 2,5m, có nước quanh năm, khe khơng phục vụ cho mục đích cấp nước sinh hoạt hay cấp nước sản xuất… Dự án “Xưởng sản xuất gỗ rừng trồng” được xây dựng tại CCN Thuận Đức. Cụm công nghiệp này đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 3577/QĐ-UBND ngày 02/12/2005. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Xây dựng Cụm công nghiệp Thuận Đức” (Hạng mục: Hạ tầng kỹ thuật) của UBND tỉnh Quảng Bình đã dự báo và đánh giá những tác động môi trường, các biện pháp xử lý chất thải phát sinh và khả năng chịu tải khi xây dựng các nhà máy trong cụm công nghiệp.

Tại thời điểm hiện nay vẫn chưa có cơng bố nào về sức chịu tải mơi trường của khu vực tiếp nhận nước thải của CCN theo quy định của Luật bảo vệ môi trường nên chưa có cơ sở để đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của khe Trùng Trương. Vì vậy, Chủ dự án cam kết nước thải sau xử lý, chất lượng nước thải đạt quy chuẩn cho phép QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (Cột B) trước khi thải ra môi trường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>CHƯƠNG III </b>

<b>ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật </b>

Hệ sinh thái tại khu vực thực hiện dự án rất nghèo nàn, thực vật chủ yếu là các loài cây trồng như bạch đàn, dừa, cây phượng trong khuôn viên dự án, cỏ dại với mật độ thưa thớt; Động vật chủ yếu là các loại cóc, nhái, cơn trùng… với số lượng rất ít.

Trong bán kính khoảng 300m xung quanh khu vực thực hiện dự án khơng có khu dân cư, trường học, trung tâm thương mại…; Xung quanh dự án là các nhà máy, trụ sở đang hoạt động trong Cụm công nghiệp. Thực vật xung quanh dự án chủ yếu là các loại cây như bạch đàn, thông, cây phượng, cây dừa… với mật độ thưa thớt và số lượng không đáng kể; Động vật chủ yếu là các loại cóc, nhái, cơn trùng… với số lượng rất ít.

Nhìn chung, các lồi động, thực vật trong khu vực dự án rất nghèo nàn cả về số lượng, thành phần loài và chủng loại, khơng có các lồi nằm trong danh mục q hiếm cần được bảo vệ. Trong bán kính khoảng 300m xung quanh khu vực thực hiện dự án khơng có các đối tượng nhạy cảm về môi trường.

<b>2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án </b>

Qua khảo sát thực tế tại khu vực thực hiện dự án cho thấy, trong Cụm cơng nghiệp khơng có hệ thống sơng, suối, kênh, rạch nào chảy qua. Cụm công nghiệp Thuận Đức hiện tại đã có hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn nhưng chưa có hệ thống thu gom nước thải. Nước thải phát sinh tại các nhà máy được xử lý tại chỗ rồi thoát ra hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn của Cụm cơng nghiệp Thuận Đức và thốt ra khe Trùng Trương phía Tây CCN. Hiện tại, phía Tây khu vực thực hiện dự án đang thi công hệ thống thu gom và thoát nước thải của CCN. Trong tương lai, khi cụm công nghiệp này được đầu tư xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải hồn thiện, các nhà máy tại cụm cơng nghiệp sẽ làm thủ tục đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của cụm công nghiệp. Theo quy hoạch, nước thải sau xử lý cục bộ của CCN sẽ được dẫn xả ra khe Trùng Trương. Do đó, nguồn tiếp nhận nước thải của dự án là khe Trùng Trương cách dự án 250m về phía Tây.

Khe Trùng Trương có bề rộng trung bình khoảng 3m, sâu khoảng 2,5m, có nước quanh năm. Vào mùa mưa lũ, dòng nước trong khe tăng lên mức +1,2m.

Vị trí lấy mẫu nước mặt (M): Nước mặt khe Trùng Trương phía Tây dự án cách vị trí xả thải 250m. Tọa độ kinh tuyến trục 106<small>o</small>, múi chiếu 3<small>o</small>, hệ tọa độ VN2000: X =

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Qua kết quả phân tích trên cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho

Trùng Trương chưa có dấu hiệu ơ nhiễm bởi các tác động khác.

<b>3. Hiện trạng các thành phần mơi trường đất, nước, khơng khí nơi thực hiện dự án </b>

Khu đất dự kiến thực hiện dự án thuộc cụm công nghiệp Thuận Đức. Để đánh giá chất lượng môi trường của khu vực dự án, Công ty TNHH Hiếu Đại Phát QB đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình tiến hành quan trắc, lấy mẫu và phân tích mẫu các thành phần mơi trường để đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án.

<i><b>3.1. Chất lượng mơi trường khơng khí </b></i>

<i>a. Chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh </i>

Khu đất dự kiến thực hiện dự án thuộc cụm công nghiệp Thuận Đức nên trên khu đất và xung quanh khu vực thực hiện dự án khơng có sự hiện diện của nước mặt. Để đánh giá chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh của khu vực dự án, Công ty TNHH Hiếu Đại Phát QB đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc Tài ngun và Mơi trường Quảng Bình tiến hành quan trắc, lấy mẫu và phân tích mẫu khơng khí tại khu vực dự án trong ba thời điểm khác nhau. Thông số và nồng độ các chất có trong mơi trường khơng khí của khu vực được thể hiện cụ thể ở bảng dưới đây:

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i><b><small>Bảng 3. 1. Chất lượng môi trường khơng khí và tiếng ồn trong khn viên dự án </small></b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

- Quy chuẩn áp dụng:

+ QCVN 05 :2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng khơng khí xung quanh. + (*) : Áp dụng theo QCVN 26 : 2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

+ (**): Áp dụng theo QCVN 27: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung đối với khu vực sản xuất thông thường.

(-): Không quy định. - Vị trí đo:

<i>Nhận xét: </i>

- Đối với chất lượng khơng khí xung quanh: Kết quả đo được ở Bảng trên so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng khơng khí xung quanh (TB 1 giờ) cho thấy, các chỉ tiêu quan trắc đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn.

- Đối với độ ồn: Mức ồn đo được tại khu vực dự án dao động trong khoảng từ 54,1 – 59,4 dBA, so sánh với quy chuẩn 26: 2010/BNTMT - Quy chuẩn kỹ thuâ ̣t quốc gia về tiếng ồ n cho thấ y, mứ c ồn chung tại khu vực dự án có giá trị nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn.

- Đối với độ rung: Độ rung đo được tại khu vực dự án dao động trong khoảng từ 41,1 – 47,5 dB, so sánh với quy chuẩn QCVN 27: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung đối với khu vực sản xuất thông thường cho thấy, độ rung chung tại khu vực dự án có giá trị nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn.

<i><b>3.2. Chất lượng môi trường nước </b></i>

<i>a. Chất lượng nước mặt </i>

Qua khảo sát thực tế tại khu vực thực hiện dự án cho thấy, trong cụm công nghiệp khơng có hệ thống sơng, suối, kênh, rạch nào chảy qua. Cách dự án khoảng 250m về phía Tây có khe Trùng Trương. Cụm cơng nghiệp Thuận Đức hiện tại đã có hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn và chưa có hệ thống thu gom nước thải. Nước thải phát sinh tại các nhà máy được xử lý tại chỗ rồi thoát ra hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn của cụm công nghiệp Thuận Đức. Trong tương lai, khi cụm công nghiệp này được đầu tư xây dựng hệ thống thu gom nước thải, các nhà máy tại cụm công nghiệp sẽ làm thủ tục đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của CCN.

Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án là khe Trùng Trương. Hiện tại, CCN Thuận Đức chưa có HTXLNT tập trung nên một phần nước thải của CCN chảy về khe Trùng Trương kết hợp với các nguồn nước ở vùng xung quanh vào khe, một phần là nước mưa lắng đọng. Nước tại khu vực khe này khơng dùng vào mục đích sinh hoạt và ni trồng thủy sản. Bằng

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

cảm nhận cảm quan ban đầu thì nguồn nước ở đây khơng có màu và khơng mùi, các sinh vật dưới nước phát triển bình thường với các lồi chủ yếu như ốc, động vật phù du,… Nước mặt tại khu vực này từ trước đến nay chưa có hiện tượng bất thường nào xảy ra.

Để đánh giá chất lượng nguồn nước tiếp nhận chủ dự án đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc tài nguyên và Mơi trường tỉnh Quảng Bình tiến hành lấy mẫu 3 đợt và phân tích một số thơng số đặc trưng có trong nguồn nước tiếp nhận. Thơng số và nồng độ các chất ơ nhiễm có trong nguồn nước tiếp nhận của dự án được thể hiện cụ thể ở bảng dưới đây:

<i><b><small>Bảng 3. 2. Chất lượng nước mặt khe nước </small></b></i>

<b>TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị </b>

Kết quả phân tích chất lượng nước nguồn tiếp nhận qua 3 đợt lấy mẫu tại Bảng 3.2 nhận thấy tất cả các chỉ số đều nằm trong giới hạn cho phép so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Điều đó cho thấy chất lượng nguồn nước tiếp nhận chưa bị ô nhiễm, khi dự án xây dựng hoàn thành các hạng mục và bắt đầu đi vào hoạt động thì hoạt động xả nước thải vào nguồn tiếp nhận không ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước khu vực dự án.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>Chương IV </b>

<b>ĐỀ XUẤT CÁC CƠNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ </b>

<b>1. Các cơng trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án </b>

<i><b>1.1. Về cơng trình, biện pháp xử lý nước thải, nước mưa chảy tràn </b></i>

<i>* Đối với nước thải sinh hoạt: </i>

Tải lượng nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào mức độ sử dụng nước và số lượng công nhân xây dựng trên công trường. Với quy mơ và tính chất của Dự án, nhà thầu thi công sử dụng khoảng 05 công nhân lao động và số công nhân này chỉ hoạt động bán trú. Theo tính chất sử dụng nước tại khu vực, trung bình mỗi người một ngày sử dụng khoảng 100lít

80/2014/NĐ-CP lượng nước thải sinh hoạt phát sinh chiếm 100% lượng nước cấp sử dụng. Như vậy, lượng nước thải sinh hoạt của công nhân trên công trường phát sinh một

công thực biện các biện pháp thu gom, xử lý lượng nước thải sinh hoạt phát sinh như sau: - Nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý bằng nhà vệ sinh tạm bố trí phía Đơng Nam dự án.

+ Nước thải đen được xử lý qua bể phốt 3 ngăn rồi theo đường ống dẫn ra hố ga phía Tây Nam dự án rồi thốt ra hệ thống thốt nước mưa chung của CCN phía Tây dự án.

+ Nước thải xám được xử lý qua bể lắng rồi theo đường ống dẫn ra hố ga phía Tây Nam dự án rồi thốt ra hệ thống thốt nước mưa chung của CCN phía Tây dự án.

<i>* Đối với nước thải xây dựng: </i>

Nguồn thải này chủ yếu là nước thải từ các hoạt động trộn vữa, bê tông, vệ sinh thiết bị thi cơng, bảo dưỡng cơng trình. Tải lượng nguồn thải này phụ thuộc vào khối lượng các hạng mục thi công trong ngày, cách thức sử dụng nước của công nhân. Thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải chủ yếu là xi măng, đất, cát,… Nguồn thải này thường có tải lượng khơng đáng kể nên ít có khả năng gây ảnh hưởng đến các thành phần môi trường của khu vực. Trong quá trình xây dựng, nhà thầu thi cơng thực biện các biện pháp thu gom, xử lý lượng nước thải xây dựng phát sinh như sau:

- Trộn vữa bằng thiết bị trộn bê tông chuyên dụng như máy trộn bê tơng. Lót đáy các vị trí trộn vữa, tập kết vữa xi măng bằng tấm kim loại để hạn chế nước trộn thấm vào đất gây ô nhiễm mơi trường.

- Bố trí thùng phuy loại 200l tại công trường thi công để chứa nước vệ sinh dụng cụ lao động. Nước sau đó được tái sử dụng cho mục đích trộn vữa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

- Sử dụng vòi tia để phun nước bảo dưỡng các hạng mục cơng trình nhằm đảm bảo lượng nước tưới vừa đủ, tránh làm phát sinh nước thải.

<i>* Đối với nước mưa chảy tràn: </i>

Nguồn thải này có tải lượng phụ thuộc vào lượng mưa của khu vực, do đó thay đổi theo mùa, theo ngày và diện tích khn viên thực hiện Dự án.

<b>Theo Wastewater Engineering – Treatment and Reuse – Metcalf & Eddy (4th </b>

Edition) - công thức 7.12b tính tốn lượng nước mưa chảy tràn, lưu lượng của nước mưa chảy tràn được tính tốn như sau:

Nước mưa chảy tràn được xem là nguồn thải ít tác động xấu đến môi trường xung quanh. Trong q trình xây dựng, nhà thầu thi cơng thực biện các biện pháp thu gom, xử lý lượng nước mưa chảy tràn phát sinh trong khuôn viên dự án như sau:

- Tiến hành hoạt động đào hố móng, đắp nền vào những ngày nắng ráo nhằm hạn chế tác động của nước mưa chảy tràn có thể rửa trơi đất, cát, gây xói lở đất; Gây bồi lấp các cơng trình thốt nước hiện có của CCN.

- Nạo vét hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn trong khuôn viên xưởng và các hố ga. Bùn cặn nạo vét định kỳ từ hố ga chủ dự án sẽ hợp đồng với công ty Cổ phần Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình đưa về bãi đổ thải chất thải rắn tại xã Lộc Ninh, TP. Đồng Hới.

- Các điểm tập kết nguyên, vật liệu được bố trí ở khu vực cao ráo, cách xa các tuyến mương thu gom nước mưa và được che chắn cẩn thận để tránh bị nước mưa chảy tràn cuốn trôi chất rắn lơ lửng ra môi trường xung quanh.

- Nhà xe, nhà chứa thiết bị thi công được che chắn cẩn thận để tránh nước mưa chảy tràn cuốn theo dầu mỡ, đất đá, bụi xi măng... vào các điểm tiếp nhận. Đối với các loại chất thải được thu gom, xử lý theo đúng quy định, tránh nước mưa chảy tràn cuốn trôi gây ô nhiễm môi trường tiếp nhận.

<b>1.2. Về cơng trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng và chất thải nguy hại </b>

<i>* Đối với chất thải rắn sinh hoạt: </i>

Theo điều kiện sinh hoạt tại khu vực Dự án, trung bình mỗi người một ngày thải ra khoảng 0,4kg rác thải sinh hoạt. Số lượng công nhân xây dựng trên công trường là khoảng 05 người, lượng rác thải phát sinh ước tính là khoảng 2kg/ngày. Trong quá trình xây dựng,

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

nhà thầu thi cơng thực hiện các cơng trình, biện pháp lưu giữ và xử lý lượng rác thải sinh hoạt phát sinh như sau:

- Tại khu vực lán trại của cơng nhân, bố trí các thùng chứa rác loại 20l, có nắp đậy kín để thu gom rác thải sinh hoạt.

- Thường xuyên nhắc nhở công nhân thực hiện việc giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định.

- Nhà thầu thi công sẽ hợp đồng với Công ty Cổ phần Môi trường và Phát triển đơ thị Quảng Bình hàng ngày đến vận chuyển đi xử lý theo quy định.

<i>* Đối với chất thải xây dựng: </i>

Chất thải xây dựng phát sinh từ dự án có các thành phần chính gồm bao bì đựng vật liệu xây dựng, các loại vật liệu xây dựng dư thừa như cát, đá, vửa xi măng, vữa bê tông rơi vãi,... Khối lượng các chất thải này tuỳ thuộc vào khối lượng thi công, khả năng tiết kiệm nguyên vật liệu, trình độ tay nghề của cơng nhân, biện pháp thu gom tái sử dụng các phế liệu này vào các mục đích khác. Trong quá trính xây dựng, nhà thầu thi cơng thực hiện các cơng trình, biện pháp lưu giữ và xử lý lượng chất thải xây dựng phát sinh như sau:

- Chủ dự án cử người giám sát nhà thầu thi công trong việc thu gom, xử lý chất thải xây dựng nhằm đảm bảo chất thải xây dựng và đất đá loại thải không bị đổ thải bừa bãi trên công trường và bên ngoài khu vực Dự án.

- Tận dụng các loại chất thải xây dựng vào các mục đích khác nhau như: Thu gom sắt thép loại, vỏ bao xi măng, thùng cát tông, mẫu dây cáp, dây điện loại bỏ... rồi bán cho các đơn vị thu mua phế liệu; Thu gom gạch, đá, cát, sỏi, vữa rơi vãi... rồi tận dụng vào việc san lấp mặt bằng, đắp nền móng. Lượng rác thải xây dựng dư thừa không tận dụng hết sẽ được nhà thầu xây dựng hợp đồng với các tổ chức có chức năng đến vận chuyển về đổ bỏ ở bãi đổ phế thải xây dựng.

- Các loại chất thải không tận dụng được như vỏ bao xi măng rách nát, dây nilon, túi nilon… sẽ được thu gom và xử lý theo phương thức xử lý rác thải sinh hoạt.

- Sau mỗi ngày làm việc, bố trí cơng nhân tiến hành thu gom triệt để các loại rác thải phát sinh và tập kết đúng nơi quy định.

- Bố trí cơng nhân tiến hành dọn dẹp sạch sẽ và trả lại hiện trạng ban đầu ở các khu vực ngay sau khi hồn thành cơng trình, hồn thành đến đâu dọn dẹp sạch đến đó.

<i>* Đối với chất thải nguy hại: </i>

Chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là giẻ lau, găng tay dính dầu máy, dính sơn, thùng chứa sơn loại thải, pin, bình ắc quy loại bỏ.... Trong quá trình xây dựng, nhà thầu thi công thực hiện các công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý lượng chất thải nguy hại phát sinh như sau:

- Chủ dự án yêu cầu nhà thầu thi công thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng phương tiện vận tải, thiết bị thi công tại các điểm gara ô tô lớn trên địa bàn, tránh thực hiện tại khu vực dự án (trừ trường hợp bất khả kháng) nhằm hạn chế phát sinh lượng dầu máy loại thải, dẻ lau dính dầu máy.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

- Tiến hành lót bạt, hoặc tơn tại các vị trí sửa chữa máy móc, thiết bị để tránh dầu máy rơi vãi xuống nền đất.

- Bố trí thêm 01 thùng phuy loại 200l, có nắp đậy kín, có nhãn chỉ dẫn chất thải nguy hại rõ ràng tại khu vực lán trại để lưu giữ giẻ lau, găng tay dính dầu máy, dính sơn, thùng chứa sơn loại thải, pin, bình ắc quy loại bỏ....

- Ngay sau khi hồn thiện cơng trình, nhà thầu thi cơng phối hợp với Chủ dự án hợp đồng với đơn vị có chức năng trong việc thu gom và xử lý chất thải nguy hại đến thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại đi xử lý theo quy định tại thông tư 02:2022/TT-BTNMT - Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (tại khu vực thực hiện Dự án, chủ đầu tư có thể hợp đồng với Công ty TNHH Môi trường Phú Hà chi nhánh Hà Tĩnh để thu gom vận chuyển đưa đi xử lý CTNH).

<b>1.3. Về cơng trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải </b>

Q trình xây dựng các hạng mục cơng trình của Dự án sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh. Các nguồn phát sinh bụi và khí thải trong q trình xây dựng chủ yếu là:

- Bụi phát sinh trong hoạt động đào các hố móng.

- Bụi phát sinh trong hoạt động tập kết vật liệu xây dựng.

- Bụi phát sinh trong hoạt động thi công xây dựng các hạng mục cơng trình. - Bụi phát sinh trên các tuyến đường vận chuyển vật liệu xây dựng. - Khí thải từ hoạt động hàn kim loại.

- Khí thải động cơ từ các phương tiện vận tải, thiết bị thi công với các thành phần

từ khu vực lán trại của công nhân trên công trường.

Để giảm thiểu tác động của nguồn thải trên đối với mơi trường, trong q trình xây dựng, nhà thầu thi công thực hiện các biện pháp giảm thiểu sau:

- Lựa chọn nhà thầu thi cơng có đủ năng lực với các phương tiện thi công mới, hoặc được đăng kiểm định kỳ nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn phát thải theo quy định của Quốc gia.

- Áp dụng biện pháp thi cơng các hạng mục cơng trình theo hình thức cuốn chiếu ở từng khu vực nhằm hạn chế lượng bụi phát tán trên diện tích rộng.

- Lựa chọn các điểm cung cấp nguyên, vật liệu gần dự án nhất nhằm rút ngắn tuyến đường vận chuyển, giảm thiểu lượng bụi và khí thải phát sinh.

- Có kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu thích hợp theo tiến độ thi công các công trình của dự án; Hạn chế tập kết nguyên, vật liệu quá nhiều cùng một lúc trên công trường gây phát sinh nhiều bụi.

- Sau mỗi ngày làm việc, bố trí cơng nhân qt dọn, thu gom rác thải, cát, sạn, vữa rơi vãi trên công trường.

- Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho cán bộ, công nhân để giảm thiểu ảnh hưởng của bụi tới sức khỏe.

</div>

×