Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 124 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ <b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM </b> Ngày sinh: ... Nơi sinh: ... Chuyên ngành: ... Mã sinh viên: ... Tôi đồng ý cung cấp tồn văn thơng tin đồ án/ khóa luận tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho Thư viện Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối tồn văn thơng tin đồ án/ khóa luận tốt nghiệp vào hệ thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

Ký tên

<i>(Ghi rõ họ và tên) </i>

………

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Ý KIẾN CHO PHÉP BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN </b>

<b>Giảng viên hướng dẫn: ... </b>

<b>Sinh viên thực hiện: ... Lớp: ... </b>

<b>Ngày sinh: ... Nơi sinh: ... </b>

<b>Tên đề tài: ... </b>

<b>... ... </b>

<b>…... ... </b>

<b>... ... </b>

<b>Ý kiến của giảng viên hướng dẫn về việc cho phép sinh viên được bảo vệ đồ án/ khóa luận trước Hội đồng: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Trong quá trình học tập tại khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, tơi đã được các Thầy, Cơ giáo tận tình truyền đạt những kiến thức bổ ích và rất quan trọng. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu nhà Trường cùng quý Thầy, Cô đã tận tâm giảng dạy và giúp tơi hồn thành tốt khóa học của mình.

Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Nguyên Phong vì thầy đã sắp xếp thời gian quý báu để hướng dẫn, nhận xét, góp ý một cách chi tiết và tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện khóa luận. Chính nhờ sự động viên của Thầy mà tơi có thêm động lực kiên trì hồn thành khóa luận này.

Tơi xin kính chúc quý Thầy, Cô luôn luôn khỏe mạnh, vui vẻ và đạt được nhiều thành cao trong công tác giảng dạy. Chúc Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh sẽ ln là nền tảng vững chắc cho nhiều thế hệ sinh viên trên bước đường học tập.

Ngoài ra xin cảm ơn Thư viện trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tơi trong suốt q trình tìm kiếm tài liệu làm khóa luận. Tơi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các Quý cơ quan, các cơ sở kinh doanh và các cá nhân đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình hồn thiện khóa luận.

Xin chân thành cảm ơn!

<b>Tác giả </b>

<b>Đặng Thị Thu Hương </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tơi cam đoan rằng đề tài khóa luận “Phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh” là nghiên cứu của chính tơi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nội dung nhỏ trong khóa luận này chưa từng được cơng bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Khơng có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong khóa luận này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định. Khóa luận này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

<b>Tác giả </b>

<b>Đặng Thị Thu Hương </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC BẢNG </b>

Bảng 2.1: Đặc điểm đối tượng khảo sát

Bảng 2.2: Mức chi tiêu cho việc mua sản phẩm lưu niệm của khách du lịch Bảng 2.3: Đánh giá nhóm sản phẩm lưu niệm dùng để trưng bày

Bảng 2.4: Đánh giá nhóm sản phẩm lưu niệm dùng để mặc hoặc làm trang sức

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ </b>

Biểu đồ 2.1: Đánh giá về vị trí cửa hàng dễ nhìn thấy, dễ tiếp cận Biểu đồ 2.2: Đánh giá cửa hàng có diện tích, quy mơ lớn

Biểu đồ 2.3: Đánh giá cách bày trí sản phẩm đẹp và thu hút

Biểu đồ 2.4: Đánh giá toàn bộ sản phẩm trong cửa hàng đều có giá niêm yết Biểu đồ 2.5: Đánh giá cửa hàng có quy trình bán hàng chuyên nghiệp

Biểu đồ 2.6: Xu hướng chọn địa điểm mua sản phẩm lưu niệm của khách du lịch Biểu đồ 2.7: Sản phẩm lưu niệm yêu thích của khách du lịch

Biểu đồ 2.8: Mục đích sản phẩm lưu niệm của khách du lịch Biểu đồ 2.9: Những đặc điểm của sản phẩm thu hút khách du lịch Biểu đồ 2.10: Những rào cản khiến khách du lịch không mua sản phẩm

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT </b>

UBND Ủy ban Nhân dân VNĐ Việt Nam Đồng

UNESCO <sup>United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization </sup>

(dịch sang tiếng Việt: Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc)

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

OCOP <sup>One Commune, One Product </sup>

(dịch sang tiếng Việt: Mỗi xã một sản phẩm) HTX Hợp tác xã

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU ... 1</b>

<i><b>1. Lý do chọn đề tài ... 1</b></i>

<i><b>2. Mục đích nghiên cứu ... 3</b></i>

<i><b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 3</b></i>

<i><b>4. Tổng quan nghiên cứu ... 4</b></i>

<i><b>5. Phương pháp nghiên cứu ... 9</b></i>

<b>PHẦN NỘI DUNG ... 12</b>

<b>CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM LƯU NIỆM DU LỊCH ... 12</b>

<i><b>1.1. Sản phẩm lưu niệm du lịch ... 12</b></i>

<i><b>1.2. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm lưu niệm trong nước và quốc tế ... 24</b></i>

<b>CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LƯU NIỆM DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ... 30</b>

<i><b>2.1. Điều kiện phát triển du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh ... 30</b></i>

<i><b>2.2. Tình hình kinh doanh du lịch và mức độ chi tiêu của du khách tại Thành phố Hồ Chí Minh ... 37</b></i>

<i><b>2.3. Khái quát các điểm tham quan tại thành phố Hồ Chí Minh ... 39</b></i>

<i><b>2.4. Hệ thống sản phẩm lưu niệm du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh ... 46</b></i>

<i><b>2.5. Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh51</b></i> <b>CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LƯU NIỆM DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ... 76</b>

<i><b>3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ... 76</b></i>

<i><b>3.2. Giải pháp phát triển sản phẩm lưu niệm tại Thành phố Hồ Chí Minh ... 82</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>KẾT LUẬN ... 92DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 94PHỤ LỤC ... 97</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Lý do chọn đề tài </b>

Trong giai đoạn hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đều xem phát triển du lịch là mục tiêu chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng sức hút của khách du lịch. Trong đó, phát triển sản phẩm lưu niệm gắn với du lịch là một trong những chiến lược mà nhiều địa phương ngày càng chú trọng nhằm tạo dấu ấn riêng của điểm đến và góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch. Tính đến tháng 05/2023 Việt Nam đã có 32 di sản được UNESCO công nhận (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, 2023). Trong số các điểm đến ở Việt Nam, di sản văn hóa vật thể chiếm số lượng khá lớn. Nhiều di sản của Việt Nam đã trở thành biểu tượng của địa phương, là nguồn cảm hứng cho các nghệ nhân thiết kế các sản phẩm lưu niệm độc đáo như Vịnh Hạ Long, Kinh Thành Huế, Phố Cổ Hội An,...

Bàn về sản phẩm lưu niệm, đây được xem là thành quả được hình thành từ bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, trí tuệ sáng tạo của các nghệ nhân. Sản phẩm lưu niệm thường mang đậm nét dân gian và chứa đựng tính nhân văn sâu sắc, tơn vinh các giá trị văn hóa (Nguyễn Thị Hồi Thanh, 2022). Phát triển sản phẩm lưu niệm không chỉ giúp tăng sức hấp dẫn cho điểm đến, làm gia tăng giá trị thặng dư cho ngành du lịch quốc gia mà còn là phương tiện để quảng cáo cho một điểm du lịch, một địa phương, một trung tâm du lịch, một vùng du lịch hay một quốc gia. Thông qua sản phẩm lưu niệm, du khách sẽ được gợi nhớ về một địa danh, một dân tộc mà họ đã đặt chân đến thăm. Việc phát triển sản phẩm lưu niệm không chỉ giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân mà cịn góp phần bảo tồn, phát triển các nghề và làng nghề thủ cơng truyền thống. Vì thế việc phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch cũng góp phần xây dựng du lịch bền vững của một địa phương hoặc một quốc gia.

Thành phố Hồ Chí Minh, với sự pha trộn hài hịa, đặc sắc giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại, đã trở thành một trong những địa điểm du lịch hàng đầu

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam và là điểm đến du lịch đặc sắc. Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều tài ngun du lịch tự nhiên về sơng nước, khí hậu phù hợp phát triển du lịch quanh năm, hệ sinh thái rừng đước độc đáo của khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ và nhiều tài nguyên du lịch văn hóa như: di tích lịch sử như: Dinh Độc Lập, Bến Nhà Rồng, Ngã Ba Giồng, địa đạo Củ Chi, Chợ Bến Thành, Nhà Thờ Đức Bà và nhất là các làng nghề, phố nghề truyền thống như: Làng nghề làm lồng đèn Phú Bình, làng nghề dệt vải Bảy Hiền, làng nghề truyền thống đúc lư đồng An Hội,…Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh có đa dạng các loại sản phẩm lưu niệm du lịch làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: Móc khóa kim loại khắc chữ, tranh thêu thủ cơng, túi mây, ví thổ cẩm, bình hoa khảm xà cừ, vịng tay làm bằng đá…Qua những yếu tố trên có thể thấy rằng Thành phố Hồ Chí Minh có đầy đủ điều kiện và tiềm năng để phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch. Tuy nhiên, thực tế hiện nay các sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh vẫn cịn nhiều hạn chế về mặt mẫu mã, hình thức. Trên thị trường hiện nay đa số là các sản phẩm lưu niệm như: quạt, nón lá, đồ gốm, dĩa khảm trai, thiệp in nổi, các vật trang trí mạ vàng…Nhìn chung, các sản phẩm lưu niệm cịn đơn điệu và thiếu yếu tố độc đáo, mới lạ, đặc biệt là rất ít có sản phẩm lưu niệm du lịch toát lên đặc trưng riêng của thành phố Hồ Chí Minh. Nói cách khác, khách du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh khơng bị hấp dẫn bởi các mặt hàng sản phẩm lưu niệm vì chưa có nhiều sản phẩm mang tính địa phương, chưa đại diện cho hình ảnh điểm đến du lịch của thành phố năng động, đầy sức sống.

Mặt khác, nhu cầu mua sản phẩm lưu niệm của khách du lịch luôn tồn tại trong mỗi chuyến đi và đang ngày một tăng cao. Chính vì thế, xu hướng nghiên cứu sản xuất mặt hàng sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch nên được quan tâm nhiều hơn nữa. Nhận thấy được sự cần thiết tất yếu của sản phẩm lưu niệm trong việc phát triển du lịch, cùng với lịng u thích tìm hiểu sản phẩm lưu niệm tơi đã chọn đề tài “Phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh” để góp phần nhận diện hình ảnh điểm đến và xây dựng du lịch bền vững tại thành phố Hồ Chí Minh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>2. Mục đích nghiên cứu </b>

<i><b>- Mục đích nghiên cứu </b></i>

Trên cơ sở áp dụng những kiến thức đã học tại trường vào thực tế để đánh giá, phân tích thực trạng, những ưu điểm, tồn tại trong kinh doanh lữ hành nội địa khách đồn tại Cơng ty Đất Việt Tour để có thể đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ trong thời gian hiện tại và tương lai.

<i><b>- Nhiệm vụ nghiên cứu: </b></i>

+ Phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về sản phẩm lưu niệm du lịch; + Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch thơng qua việc tìm hiểu tại một số điểm du lịch, cơ sở kinh doanh sản phẩm lưu niệm du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh;

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm quà lưu niệm du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.

<i><b>- Câu hỏi nghiên cứu: </b></i>

+ Những điều kiện nào phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch tại TPHCM? + Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?

+ Những giải pháp nào là cần thiết để phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch góp phần phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh?

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>- Đối tượng nghiên cứu: Các sản phẩm lưu niệm du lịch được kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh. </b></i>

<i><b>- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: </b></i>

+ Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2018 đến năm 2023. + Số liệu sơ cấp được khảo sát trong tháng 03/2024.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i><b>- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh, cụ </b></i>

thể là các địa điểm bán sản phẩm lưu niệm sau: + Chợ Bến Thành

+ Sài Gòn Square

+ Phố Lồng đèn, đường Lương Nhữ Học, Quận 5 + Chợ vải Sối Kình Lâm

<i><b>- Phạm vi nghiên cứu về nội dung </b></i>

Khóa luận tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sản phẩm lưu niệm du lịch. Phân tích thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2018 đến hiện tại để đưa ra các giải pháp phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh hướng đến phát triển du lịch bền vững.

<b>4. Tổng quan nghiên cứu </b>

<i><b>- Các nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm du lịch tại nước ngoài </b></i>

Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm trong lĩnh vực du lịch đã nhận được sự quan tâm ngày càng tăng trong những thập kỷ qua. Các sản phẩm lưu niệm không chỉ đóng vai trị là những mặt hàng thương mại, mà còn là phương tiện quan trọng trong việc truyền đạt giá trị văn hóa, lịch sử và tinh thần của một địa điểm đến với du khách. . Có thể kể đến một số sách như “Souvenirs: The Material Culture of Tourism” (Tạm dịch: Quà lưu niệm: Chất liệu văn hóa của Du lịch) do Michael Hitchcock và Ken Teague biên soạn, xuất bản ngày 01/8/2000, đã đề cập đến sản phẩm lưu niệm như sản phẩm văn hoá vật thể của du lịch, bên cạnh đó tác giả đã nêu ra những thực trạng của việc sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm lưu niệm trong thời kỳ hậu công nghiệp.

Cuốn “Shopping tourism, retailing and leisure” (Tạm dịch: Mua sắm trong Du lịch, bán lẻ và giá trị) của tác giả Dallen J.Timothy xuất bản ngày 01/01/2005 chủ yếu nêu lên các vấn đề về du lịch kết hợp với mua sắm. “Tourism and souvenirs glocal

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

perspectives from the margins” (Tạm dịch: Du lịch và quà lưu niệm: Các quan điểm khách quan bên lề) do Jenny Cave, Lee Jolliffe và Tom Baum biên soạn, phát hành ngày 08/7/2013 đã miêu tả, phân tích sản phẩm lưu niệm như những biểu tượng văn hoá của địa phương, của quốc gia; và nghiên cứu trường hợp về việc người tiêu dùng và nhà cung cấp sử dụng quà lưu niệm tác động đến sự phát triển du lịch bền vững.

“Tourism Arts and Souvenirs: the material culture of tourism” (Tạm dịch: Nghệ thuật du lịch và quà lưu niệm: Giá trị văn hóa của du lịch) của tác giả David L.Hume, xuất bản 04/9/2013 đã xem xét mối quan hệ giữa nghệ thuật và du lịch thông qua việc nghiên cứu các giá trị văn hóa vật thể của du lịch, đó là: nghệ thuật du lịch và sản phẩm lưu niệm. Tác giả đã bàn về vấn đề làm thế nào để thiết kế các sản phẩm lưu niệm đáp ứng được sự mong đợi của người tiêu dùng và những yếu tố ảnh hưởng đến đặc tính của sản phẩm lưu niệm; cũng như cách thức các nhà sản xuất tạo ra những sản phẩm lưu niệm giá trị và tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó cịn có các bài viết trên các tạp chí nghiên cứu như: “Souvenir-purchase behavior of women tourists” (Tạm dịch: Hành vi chi tiêu mua quà lưu niệm của khách du lịch nữ) số 22 phát hành năm 2005, Annals of the University of Petrosani, Economics, 13(1), 2013, p.15-34, cơng trình này đã nghiên cứu ra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua quà lưu niệm của khách du lịch nữ đồng thời xác định được mức độ hưởng của các yếu tố đó đến hành vi mua quà lưu niệm của khách du lịch nữ, cuối cùng tác giả đưa ra những giải pháp để phát triển quà lưu niệm làm hài lịng nhóm khách du lịch nữ.

“Factors influencing choice of souvenirs by international tourists” (Tạm dịch: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quà lưu niệm của khách du lịch quốc tế), African Journal of Hospitality, Tourism and Leisure, Volume 8 (5) vào năm 2019 của tác giả Tembi M. Tichaawa đã đưa ra 6 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quà lưu niệm của khách du lịch quốc tế và phân tích mưc độ của từng yếu tố đó và đưa ra một số phương pháp để phát triển hoạt động kinh doanh quà lưu niệm tại Ghana.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Ngoài ra, cịn có các bài khóa luận tốt nghiệp đại học “Souvenir Product Development to Promote Tourism in Klong Rang Chorakhe, Thailand” (Tạm dịch: Phát triển sản phẩm lưu niệm để khuyến khích du lịch tại Klong Rang Chorakhe, Thái Lan). Đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả Aunkrisa Sangchumnong, Tanikarn Nubwandee, Rungnapa Lertpatcharapong, Thiraporn Sangpiroon - Suan Dusit University, Thailand, được công bố ngày 03/06/2021, đã nghiên cứu mức độ hài lòng trong trải nghiệm mua sản phẩm lưu niệm và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn sản phẩm lưu niệm của khách du lịch tại Klong Rang Chorakhe để nêu lên thực trạng sản phẩm lưu niệm tại đây. Cuối cùng tác giả đề ra các giải pháp để hoàn thiện hệ thống sản phẩm lưu niệm của khách du lịch tại Klong Rang Chorakhe.

“Souvenirs Development Related to Cultural Heritage” (Tạm dịch: Phát triển quà lưu niệm gắn liền với di sản văn hóa). Nhóm tác giả Qiuxia Zhu, Rizal Rahman, Hassan Alli, Raja Ahmad Azmeer Raja Ahmad Effendi - University Putra Malaysia, Serdang 43400, Selangor, Malaysia, được công bố ngày 06/02/2023. Nhóm tác giả đã đưa ra những lý luận chứng minh tầm quan trọng của di sản văn hóa trong phát triển quà lưu niệm. Bên cjanh đó, nhóm tác giả cũng phân tích thực trạng phát triển quà lưu niệm tại Malaysia để đề xuất những phương pháp nhằm phát triển hệ thống quà lưu niệm mang giá trị văn hóa di sản của quốc gia.

Ngồi ra cịn có các báo cáo như: Báo cáo về Hội thảo Quốc tế về Du lịch và nghề thủ công mỹ nghệ diễn ra 13-15/5/2006 tại Tehran (Cộng hòa Hồi giáo Iran) “Tourism and Handicraft: A Report on the International Conference on Tourism and Handicraft” của Tổ chức Du lịch thế giới phát hành năm 2008; Báo cáo toàn cầu về du lịch mua sắm “Global Report on Shopping Tourism” của Tổ chức Du lịch thế giới năm 2014…

Các bài viết, cơng trình nghiên cứu nước ngồi đã góp phần xây dựng một hệ thống lý thuyết cơ bản về sản phẩm lưu niệm. Trong đó, các tài liệu chủ yếu đề cập đến khái niệm, quan niệm về sản phẩm lưu niệm, những vai trò, giá trị, ảnh hưởng của sản phẩm lưu niệm đối với phát triển du lịch, và các vấn đề về sản xuất, tiêu thụ

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

sản phẩm lưu niệm. Ngồi ra, một số cơng trình đã tiến hành nghiên cứu về thị trường sản phẩm lưu niệm tại những khu vực cụ thể, khảo sát ý kiến, đánh giá của khách du lịch và nghiên cứu về mơ hình kinh doanh sản phẩm lưu niệm tại khu vực nghiên cứu.

<i><b>- Các nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm du lịch tại Việt Nam </b></i>

Bên cạnh đó, trong q trình tìm hiểu, tác giả đã tìm thấy những cơng trình nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm tại Việt Nam mang lại giá trị tham khảo lớn, góp phần hình thành nên cơ sở lý luận cho đề tài. Đó là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị giúp cho bài nghiên cứu có tính chun mơn và khoa học hơn. Có các nghiên cứu như:

Tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung - Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội, luận văn thạc sĩ với đề tài “Phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch” được công bố năm 2015. Tác giả đã phân loại rõ các nhóm sản phẩm lưu niệm căn cứ theo nguyên liệu sản phẩm, theo công dụng, cách thức sản xuất. Bên cạnh đó tác giả đã xác định được 3 yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch đó là: Chủ trương, chính sách phát triển sản phẩm Thị trường; Đối tượng khách du lịch; Tài nguyên và tính chất đặc thù của điểm đến du lịch.

“Sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch ở Thành phố Cần Thơ”. Tác giả Tăng Tấn Lộc, Lê Văn Hiệu, Dương Thanh Xuân - Trường Đại Học Tây Đơ. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô được công bố ngày 21/02/2019. Đề tài này đã phân tích hiện trạng phát triển sản phẩm lưu niệm và quà tặng trong du lịch thông qua khảo sát 185 khách du lịch và phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quan, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hiệu quả sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch như: Phát triển các sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch mang tính biểu tượng của Thành phố Cần Thơ; Đầu tư phát triển các sản phẩm lưu niệm được du khách yêu thích; Quan tâm đến chất lượng, mẫu mã và giá cả hợp lý cho các sản phẩm lưu niệm…

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

“Nghiên cứu phát triển sản phẩm quà lưu niệm nhằm phục vụ khách du lịch ở Hạ Long”. Tác giả Nguyễn Thị Mai Phương, Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội, được công bố năm 2013. Đề tài này đưa ra những định hướng thị trường và sản phẩm; khai thác sâu hơn những giải pháp đã được các bài nghiên cứu trước đây đề xuất như xây dựng sản phẩm quà lưu niệm biểu trưng, đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư các trung tâm nghiên cứu, tư vấn, triển lãm và thiết kế sản phẩm, đào tạo nguồn lao động, quy hoạch điểm bán sản phẩm, xây dựng thương hiệu cũng như bảo vệ bà quyền sản phẩm.

Đặc biệt, đã có một số đề tài nghiên cứu về ứng dụng thực tiễn sản phẩm lưu niệm như: đề tài “Nghiên cứu sản xuất sản phẩm lưu niệm đặc trưng của Bình Thuận phục vụ du lịch” do trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận thực hiện, và TS. Phạm Thị Minh Hạnh làm chủ nhiệm đề tài đã được nghiệm thu. Đề tài được thực hiện từ tháng 11/2012 đến tháng 1/2015 và ngày 17/4/2015 đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận tổ chức nghiệm thu. Đề tài đã đưa ra 45 mẫu sản phẩm mới được thiết kế công phu, tinh xảo cùng với quy trình sản xuất thử nghiệm, và mở ra một hướng đi đầy triển vọng cho sản xuất sản phẩm lưu niệm nhằm phát triển du lịch Bình Thuận. Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Đất Tổ từ hệ thống biểu tượng truyền thuyết Hùng Vương phục vụ phát triển du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng” do Trường Đại học Hùng Vương chủ trì thực hiện, chủ nhiệm đề tài là TS. Phạm Tuấn Anh - Trưởng khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn đã được nghiệm thu vào ngày 01/4/2015 tại Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Phú Thọ.

Một số sinh viên đã nghiên cứu về đề tài sản phẩm lưu niệm tại Thành phố Hồ Chí Minh , có thể kể đến đề tài “Vai trò của quà lưu niệm trong phát triển du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Tác giả Châu Thị Phượng - Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh được cơng bố năm 2010. Tác giả đã nêu rõ vai trò quan trọng của quà lưu niệm đối với phát triển du lịch, đồng thời đề ra những định hướng, giải pháp cải thiện chất lượng sản phẩm quà lưu niệm của thành phố và nâng cao hiệu quả kinh tế của mặt hàng này. Bên cạnh đó có những bài báo viết về thực trạng sản

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

phẩm quà lưu niệm ở Thành phố Hồ Chí Minh song các bài viết nhìn chung đều đánh giá sản phẩm lưu niệm du lịch hiện nay chưa độc đáo, mang tính đại trà, thiếu những sản phẩm mang tính đặc trưng văn hóa địa phương. Có thể kể đến một số bài báo điện tử như: "Phát triển sản phẩm lưu niệm để góp phần nâng tầm điểm đến”. Tác giả Thanh Trà, báo Vietnam Plus được đăng ngày 15/08/2022; “Thiếu sản phẩm lưu niệm đặc trưng Sài Gòn”. Tác giả Nguyên Vân, báo Thanh Niên, được đăng tải ngày 08/12/2016…

Tóm lại, ít có một cơng trình nghiên cứu nào khai thác cụ thể về việc phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh . Những bài báo, những nghiên cứu về thực trạng vấn đề này đều đem lại kết quả gần giống nhau đó là tại Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều loại sản phẩm lưu niệm du lịch tuy nhiên không có nhiều sản phẩm mang tính đặc trưng cho văn hóa địa phương. Đề tài “Phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh” của tơi thơng qua tìm hiểu về các cơng trình nghiên cứu có liên quan, vẫn dùng cách tiếp cận theo đường lối cũ nhưng sẽ phân tích cụ thể hơn về thực trạng để độc giả thấy được những mặt hạn chế, tiềm năng và giá trị của các sản phẩm lưu niệm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó tìm ra những giải pháp thiết thực để góp phần cải thiện sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch hướng đến phát triển du lịch bền vững.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>- Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu </b></i>

Để hoàn thành đề tài này phải cần đến nhiều nguồn tư liệu từ các ban ngành có liên quan do đó tác giả đã thu thập, tổng hợp, lựa chọn nguồn tư liệu phù hợp nhất cần cho nội dung nghiên cứu. Trên cơ sở những tài liệu đó cần tiến hành sàng lọc, phân tích thơng tin để tìm ra những lý luận đúng đắn và mối quan hệ giữa các vấn đề

<i><b>liên quan đến nội dung đề tài. - Phương pháp khảo sát thực địa </b></i>

Tác giả trực tiếp đến điểm du lịch: Chợ Bến Thành, khu tổ hợp mua sắm Saigon Square, Phố lồng đèn đường Lương Nhữ Học và Chợ Sối Kình Lâm tại Quận 5. Tại

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

đây, giả tiếp cận những cơ sở kinh doanh sản phẩm lưu niệm trong chợ để quan sát, tìm hiểu và phỏng vấn sâu những người bán hàng. Thông qua phương pháp này thông tin và số liệu thu thập được có phần chính xác hơn, thuyết phục hơn.

<i><b>- Phương pháp phỏng vấn sâu </b></i>

Tác giả lựa chọn nghiên cứu thực địa kết hợp phương pháp phỏng vấn sâu 2 chủ cửa hàng sản phẩm lưu niệm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phỏng vấn này nhằm giúp tác giả nắm được thực trạng tổ chức kinh doanh mặt hàng sản phẩm lưu niệm du lịch, đồng thời hiểu rõ về những khó khăn, thuận lợi mà những người kinh doanh mặt hàng này đang gặp phải. Qua góc nhìn của người kinh doanh, tác giả có thể nắm bắt được những sở thích, xu hướng của khách du lịch trong việc mua sản phẩm lưu niệm.

<i><b>- Phương pháp điều tra bảng hỏi </b></i>

Thời gian thực hiện khảo sát kéo dài từ ngày 01/03/2024 đến ngày 16/03/2024, với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Nhằm thu nhận những thông tin nhận xét, đánh giá của các đối tượng nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu này sử dụng một thiết kế khảo sát bằng bản câu hỏi thang đo Likert 5 điểm (hoàn toàn đồng ý -> hồn tồn khơng đồng ý) để quan sát xu hướng của một nhóm lớn các cá nhân dựa trên thái độ, ý kiến và hành vi của họ.

Nhóm đối tượng chính để khảo sát đó là khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh. Khảo sát này nhằm thu thập và thống kê các thông tin về: Nhu cầu mua sản phẩm lưu niệm giữa các nhóm khách có độ tuổi, giới tính, quốc tịch khác nhau; mức độ hài lịng về 2 nhóm sản phẩm lưu niệm tại Thành phố Hồ Chí Minh và đánh giá trải nghiệm khi mua sản phẩm tại cửa hàng. Từ đó, tác giả đúc kết được thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.

<i><b>- Phương pháp xử lý số liệu </b></i>

Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm phân tích thực trạng phát triển quà lưu niệm. Bên cạnh đó, đề tài phân tích đánh giá của khách du lịch đối

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

với 2 nhóm sản phẩm lưu niệm du lịch thơng qua phương pháp thống kê mô tả. Cụ thể là các yếu tố này đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ từ 1 đến 5, dựa trên giá trị trung bình để xác định mức độ hài lòng của khách du lịch.

Tác giả đã thiết kế bảng hỏi khảo sát khách du lịch nội địa và quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm 03 phần: (1) Thông tin cá nhân, (2) Nhu cầu mua sản phẩm lưu niệm du lịch và (3) Đánh giá mức độ hài lòng đối với 22 biến quan sát (thang đo Likert từ 1: Hồn tồn khơng hài lịng, đến 5: Hồn tồn hài lịng). Kích cỡ mẫu trong phân tích nhân tố là số lượng mẫu ít nhất gấp 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hair và cộng sự, 1998). Nghiên cứu này sử dụng 22 biến nên quy mô mẫu tối thiểu là 110. Tuy nhiên, để đảm bảo đủ số lượng mẫu cần thiết cũng như để loại bỏ những bảng hỏi điều tra không đủ chất lượng, tác giả tiến hành điều tra 170 khách du lịch nội địa đến Thành phố Hồ Chí Minh và đã thu về 150 phiếu hợp lệ.

<b>6. Bố cục của đề tài </b>

Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục và phần mở đầu, đề tài được bố cục thành 3 chương chính:

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM LƯU NIỆM DU LỊCH

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SẢN PHẨM LƯU NIỆM DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LƯU NIỆM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>PHẦN NỘI DUNG </b>

<b>CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM LƯU NIỆM DU LỊCH </b>

<b>1.1. Sản phẩm lưu niệm du lịch </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm </b></i>

Nghiên cứu về sản phẩm quà lưu niệm, q tặng, nhìn từ khía cạnh phát triển, quảng bá du lịch, nhiều chuyên gia cho rằng, quà lưu niệm là khái niệm rộng, thường được hiểu đơn giản là đồ vật được sử dụng làm quà tặng hay được giữ lại để làm kỷ niệm (Thanh Trà, 2022). Mục đích sử dụng khơng chỉ giới hạn ở du lịch, quà lưu niệm có thể được tặng trong các dịp kỷ niệm, lễ hội, sự kiện quan trọng cá nhân hoặc đơn giản là một cách để thể hiện tình cảm.

Ngược lại, sản phẩm lưu niệm du lịch thì được hiểu là loại quà lưu niệm được thiết kế và sản xuất để phản ánh văn hóa, phong cảnh, đặc sản hoặc biểu tượng của một điểm du lịch có giá trị về mặt văn hóa, tinh thần, giáo dục. Mục đích sử dụng chủ yếu được khách du lịch mua về làm kỷ niệm hoặc làm quà tặng sau một chuyến đi du lịch, gắn liền với trải nghiệm và kỷ niệm tại địa điểm đó. Sản phẩm lưu niệm du lịch thường có kích thước nhỏ, linh hoạt để khách du lịch có thể dễ mang theo bên người. Sản phẩm lưu niệm du lịch tuy cũng có mẫu mã đa dạng nhưng sẽ được sản xuất trên nhiều chất liệu khác nhau, đặc biệt ưu tiên chất liệu có sẵn tại địa phương đó.

Thơng thường sản phẩm lưu niệm du lịch được sản xuất hàng loạt với mẫu mã đa dạng nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng, tiêu biểu cho điểm du lịch đó, dễ dàng nhận biết và mang tính đại diện cao. Các sản phẩm như mơ hình, biểu tượng liên quan đến địa phương, một bức tranh hay đơn giản là những đồ vật có giá trị sử dụng như túi xách, mũ đội, móc khóa, hộp đựng, bình hoa, đều là những sản phẩm lưu niệm, qua đó gửi gắm, truyền tải nhiều thông điệp liên quan đến nét văn hóa đặc trưng, phong tục, tập quán của cư dân sinh sống tại một vùng đất cụ thể.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Ngành công nghiệp du lịch thiết kế những sản phẩm quà lưu niệm du lịch như hàng kỷ niệm tương ứng với một địa phương, thường bao gồm những thông tin về địa lý và thường được sản xuất theo cách mà khuyến khích việc sưu tầm sản phẩm quà lưu niệm. Trên khắp thế giới, buôn bán sản phẩm quà lưu niệm là một phần quan trọng của ngành công nghiệp du lịch phục vụ hai vai trò, đầu tiên là giúp phát triển kinh tế của địa phương, và thứ hai là để du khách mang theo họ một vật kỷ niệm tại nơi họ tham quan, sau cùng cũng để khuyến khích họ quay lại, hoặc để quảng bá đến những du khách khác theo cách truyền miệng. Có lẽ sản phẩm quà lưu niệm được sưu tập nhiều nhất bởi khách du lịch là những bức ảnh như là một phương tiện để dẫn chứng bằng tài liệu những sự kiện và địa điểm đặc biệt cho sự tham khảo trong tương lai. Sản phẩm quà lưu niệm như những đồ vật bao gồm các sản phẩm sản xuất hàng loạt như quần áo: áo phông và mũ, những vật sưu tầm: bưu ảnh, nam châm dán dù lạnh, bức tượng người nhỏ; sản phẩm gia dụng: chén, bát, đĩa, khay, đồng hồ bấm giờ quả trứng, thìa, giấy nhắn và nhiều thứ khác. Sản phẩm quà lưu niệm cũng bao gồm những sản phẩm được làm với số lượng ít như nghệ thuật dân gian, thủ cơng mỹ nghệ, tác phẩm mỹ thuật cổ, và những thứ phi thương mại như những vật thuộc về tự nhiên, và những thứ khác mà một người gắn liền với những giá trị hoài cổ và sưu tập trong số những gì thuộc về cá nhân người đó.

Ở Nhật Bản, sản phẩm quà lưu niệm được biết đến như là meibutsu (Sản phẩm của một vùng cụ thể); và omiyage (những món quà nhỏ tặng mọi người khi mới đi xa về hoặc thăm hỏi ai đó), kẹo và những thứ có thể ăn được để chia sẻ với những đồng nghiệp. Kinh doanh Omiyage là ngành kinh doanh lớn tại các điểm du lịch Nhật Bản. Du khách có thể mua sản phẩm quà lưu niệm như những món quà cho những người khơng đi tham quan. (Nguyễn Đình Nghĩa và cộng sự, 2022).

Như vậy có thể rút ra được khái niệm sản phẩm lưu niệm du lịch như sau: Sản phẩm lưu niệm du lịch là vật mà phản ánh được phần nào đặc trưng văn hỏa của điểm đến, có giá trị về mặt văn hóa, tinh thần, giáo dục, được người ta mua, nhận như quà tặng và giữ để nhắc ta nhớ tới một người, một địa điểm hoặc một sự kiện nào đó. Sản

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

phẩm quà lưu niệm thường nhỏ, gọn, dễ mang theo người, có mẫu mã đa dạng và được sản xuất trên nhiều chất liệu khác nhau (Nguyễn Thị Mai Phương, 2013).

<i><b>1.1.2. Đặc điểm sản phẩm lưu niệm du lịch </b></i>

Sản phẩm lưu niệm du lịch thường có các đặc điểm sau:

- Sản phẩm lưu niệm là sản phẩm chứa đựng sự kết tinh sức lao động của những nghệ nhân truyền thống, gợi nhớ về những truyền thuyết, sự kiện đã gắn với lịch sử của dân tộc. Ví dụ như hình tượng Thánh Gióng được in trên tranh đồng để nhắc nhớ về một truyền thuyết vô cùng đặc biệt và ý nghĩa. Hoặc những chiếc móc khóa với kích thước nhỏ nhưng khắc họa rõ được hình ảnh qn giải phóng cầm cờ lá cờ Việt Nam trong chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng ngày 07/05/1954.

- Sản phẩm quà lưu niệm là những sản phẩm nhỏ gọn, nhẹ, dễ mang theo người. Điều này bắt nguồn từ việc khách du lịch thường đi tham quan trong một khoảng thời gian, có khi chỉ một ngày, có khi hàng tháng. Tại mỗi điểm tham quan có thể có những sản phẩm quà lưu niệm đặc trưng riêng khiến du khách muốn mua để lưu lại dấu ấn từng nơi họ đi qua. Do đó sản phẩm quà lưu niệm thường được làm nhỏ gọn, bằng những vật liệu nhẹ, có thể khơng dễ gãy, vỡ và tiện mang theo trong quá trình di chuyển như chất liệu cói, thân tre, gáo dừa, vải, len,...

- Sản phẩm quà lưu niệm phải mang tính đặc trưng của khu vực, tức là phải có tính truyền thống, phản ánh được phần nào hình ảnh của khu vực và con người sinh sống nơi đó. Chẳng hạn như ở chợ Bến Thành, khơng khó để du khách tìm thấy những chiếc quạt giấy in hình chợ Bến Thành hay những tấm thiệp được thiết kế đẹp mắt với hình ảnh 3D lấy cảm hứng từ các biểu tượng thành phố như tòa nhà Bitexco, Bến Nhà Rồng,...

- Sản phẩm lưu niệm thường được làm thủ công theo phong cách truyền thống. Được sản xuất chủ yếu ở các làng nghề, phố nghề và gắn với những làng nghề, phố nghề đó. Đồ lưu niệm đặc biệt là các đồ thủ công mỹ nghệ có nét riêng độc đáo mang đậm dấu ấn của nơi sản xuất. Do vậy, nhiều khi tên của sản phẩm luôn kèm theo tên của làng nghề, phố nghề làm ra nó. Sản phẩm nổi tiếng cũng làm cho làng nghề, phố

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

nghề đó nổi tiếng theo. Tại Thành phố Hồ Chí Minh có làng nghề đan đát xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, làng nghề se nhang xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, làng lồng đèn Phú Bình quận 11, làng dệt Bảy Hiền (quận Tân Bình)...Tại thủ đơ Hà Nội có gốm sứ Bát Tràng, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế có làng hương Thủy Xuân, làng nón lá Mỹ Lam,...

- Phương thức, quy trình, kỹ thuật sản xuất sản phẩm lưu niệm phần nhiều do cha truyền con nối nên vẫn giữ được phong cách truyền thống. Đây cũng chính là đặc điểm hấp dẫn du khách đặc biệt là du khách quốc tế. Ở các nước có cơng nghệ hiện đại làm việc với máy móc nên sản phẩm đưa ra hàng loạt khó thấy được những nét khác biệt giữa những sản phẩm. Còn theo phong cách thủ cơng thì một loại sản phẩm nhưng khơng có sản phẩm giống y ngun, bởi qua các cơng đoạn sản phẩm vẫn có những nét khác biệt ít có sản phẩm hàng loạt. Những chiếc nón lá sen khơng thể cái nào giống nhau hồn tồn bởi những chiếc lá có đường gân, màu sắc khác nhau. Hay những bơng hoa được thêu trên nón cũng tùy tay nghề của nghệ nhân mà đường nét cánh hoa có độ dài, mỏng khác nhau đơi chút.

- Sản phẩm lưu niệm mang đậm nét dân gian và chứa đựng tính nhân văn sâu sắc. Trên các sản phẩm thường biểu đạt phong cách sinh hoạt, con người cảnh quan thiên nhiên, lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, quan niệm về tự nhiên, biểu tượng thần phật... đều được thể hiện trong đồ lưu niệm, ví dụ như: những nét chấm phá trên tranh sơn mài, tranh lụa, bức chạm khắc gỗ, khảm xà cừ với cảnh cây đa,…đã thể hiện đất nước con người và tâm hồn tình cảm Việt Nam. Bởi vậy, sản phẩm lưu niệm là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng của nền văn hóa xã hội, mức độ phát triển kinh tế, trình độ dân trị nhân văn của dân tộc.

- Sản phẩm lưu niệm là mặt hàng xuất khẩu tại chỗ bởi vì nó được kinh doanh trong nước nhưng khi khách du lịch đến du lịch và mua đồ lưu niệm đó đã mang sản phẩm ra khỏi biên giới nên sản phẩm khi bán ra khơng chịu chi phí vận chuyển và thuế xuất cảnh, nói cách khác tức là sản phẩm lưu niệm được bản tại chỗ và thi ngoại tệ. Đặc điểm này không phải sản phẩm nào cũng có được.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

- Sản phẩm lưu niệm phong phú và đa dạng về thể loại, chất liệu từ đơn giản đến phức tạp, từ rẻ đến đắt, từ một đồ riêng lẽ đến một bộ sưu tập… Sản phẩm lưu niệm có thể là một chiếc nam châm hình cơ gái mặc áo dài trị giá 20.000 VNĐ cũng có thể là một bộ sưu tập các biểu tượng Thành phố Hồ Chí Minh dát vàng có giá trị lên đến hàng chục triệu đồng. Vì thế nghệ nhân có thể dồn hết tâm trí vào sản xuất nên sản phẩm lưu niệm làm ra mà không phải theo khuôn mẫu nhất định nào.

- Sản phẩm lưu niệm dễ vận chuyển có thể kinh doanh được ở nhiều địa điểm như: các điểm du lịch, các nhà hàng, khách sạn, các đầu mút giao thông, các làng nghề, các siêu thị, các chợ lớn...chính vì thế mà sản phẩm lưu niệm có thể tiêu thụ được một khối lượng sản phẩm lớn và mang lại doanh thu lớn cho ngành du lịch.

<i><b>1.1.3. Phân loại sản phẩm lưu niệm du lịch </b></i>

<i>1.1.3.1. Phân loại theo chất liệu làm ra sản phẩm </i>

Sản phẩm quà lưu niệm du lịch có thể được phân chia theo chất liệu làm ra chúng như sau:

- Sản phẩm lưu niệm làm từ gỗ: tượng gỗ, tranh gỗ, phù điêu, mơ hình biểu tượng, đồ gia dụng, đồ trang sức…

- Sản phẩm lưu niệm làm từ gốm sứ: tượng, tranh ghép, phù điêu, đĩa, ấm, chén, ly, gạt tàn, đồ dùng nhà bếp, đèn đốt tinh dầu, bình, vại, đồ trang trí…

- Sản phẩm lưu niệm làm từ vải vóc, thêu ren, len: sản phẩm may mặc, phụ kiện thời trang, đồ chơi, tranh thêu, sản phẩm gia dụng, sản phẩm trang trí…

- Sản phẩm quà lưu niệm bằng mây, tre đan, bèo tây, cỏ tế, cói: túi xách, giỏ, bình hoa, mành lót bàn, gối tựa lưng, khay, dĩa, mơ hình biểu tượng.

- Sản phẩm lưu niệm làm từ dừa: gáo dừa, mơ hình trưng bày, đồ gia dụng, chậu hoa, đèn lồng, thảm lót bàn…

- Sản phẩm lưu niệm sơn mài, khảm trai, ốc: tranh sơn mài, gốm sơn mài, gỗ sơn mài (hộp trang sức, hộp đựng giấy,...), chân nến, tranh khảm trai, lọ hoa khảm

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

trai…

- Sản phẩm lưu niệm bằng đá: tượng, chân đèn, hộp đá, lọ hoa, đĩa, vật dụng gia đình, đồ vật trang trí, trang sức, quả cầu đá phong thủy…

- Sản phẩm quà lưu niệm sắt, đồng nghệ thuật: lọ hoa, giá nến, chân đèn, khung tranh, móc treo chìa khóa, mơ hình trưng bày, đồ vật gia dụng,...

- Sản phẩm quà lưu niệm bằng giấy: tranh dân gian, thiệp, lọ hoa, hoa giả, đồ chơi, đồ vật trang trí,...

- Sản phẩm quà lưu niệm làm từ chất liệu quý: Trang sức, tranh, trang phục, phụ kiện thời trang, đồ vật trang trí,...

- Các sản phẩm làm từ chất liệu khác: làm từ nhựa, cao su, thủy tinh, pha lê, than đá đĩa CD, DVD…

<i>1.1.3.2. Phân loại sản phẩm lưu niệm du lịch theo mục đích sử dụng </i>

Phân loại theo mục đích sử dụng sản phẩm thì gồm có 02 mục đích chính như sau:

- Theo mục đích trưng bày: Gồm có sản phẩm trưng bày trong nhà (các loại tranh, đồng hồ treo tường, quạt giấy hay phù điêu…) và sản phẩm trưng bày ngoài trời (con vật bằng đá, gồm sử, hịn non bộ...(chủ yếu với mục đích phong thủy)

- Theo mục đích mặc hay làm trang sức: Sản phẩm may mặc (quần áo các loại), mỹ phẩm (phần, son, nước hoa, mỹ phẩm các loại), các loại phụ kiện (mũ, khăn, trang sức, thắt lưng, ví, túi xách, kính...), sản phẩm giày dép.

<i>1.1.3.3. Phân loại sản phẩm lưu niệm du lịch theo tính chất của sản phẩm </i>

Phân loại theo tính chất sản phẩm gồm có 02 nhóm chính như sau:

- Nhóm văn hóa phẩm: Các sản phẩm sách, báo, tạp chí, tranh, ánh, lịch, các tác phẩm, phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, hoạt hình...), các tác phẩm mỹ thuật (tranh, tượng, phủ điều, sản phẩm biểu trưng mơ phỏng...).

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

- Nhóm vật dụng: Sản phẩm gia dụng (bát, đĩa, bình, lọ, giỏ, ấm chén, hộp giấy ăn...), sản phẩm may mặc (quần áo các loại), sản phẩm phụ kiện (trang sức, giày dép, túi xách, khân...), sản phẩm mỹ phẩm (nước hoa, xi phóng, tính đầu...), sản phẩm văn phòng (chặn giấy, bút viết, hộp card...), sản phẩm để chơi, sản phẩm khác…

<i><b>1.1.4. Vai trò của sản phẩm lưu niệm du lịch </b></i>

<i>1.1.4.1. Vai trò chung của sản phẩm lưu niệm du lịch </i>

Sản phẩm lưu niệm du lịch gồm có 03 vai trị chính, cụ thể:

- Sản phẩm quà lưu niệm mang thông điệp đặc trưng văn hóa của nơi sản xuất ra nó. Thơng qua đó người mua sẽ hiểu được phần nào những giá trị về mặt văn hóa, tinh thần, giáo dục mà sản phẩm quà lưu niệm mang lại.

- Sản phẩm quà lưu niệm làm người mua nhớ đến những kỷ niệm của chuyển đi, của một sự kiện, là món quà ý nghĩa dành cho những người thân, làm người nhận nhớ người tặng quả, nhớ đến những tình cảm họ dành cho.

- Thơng qua những sản phẩm quà lưu niệm, khách hàng sẽ biết đến hình ảnh, biểu tượng, khẩu hiệu của một thương hiệu, có thể là thương hiệu của một doanh nghiệp, một địa phương, hoặc thậm chí cả một quốc gia.

<i>1.1.4.2. Vai trò của sản phẩm lưu niệm du lịch đối với điểm đến </i>

Q lưu niệm đóng một vai trị không thể phủ nhận trong việc phổ biến vẻ đẹp, giá trị văn hóa và tiềm năng du lịch của một điểm đến. Chính vì lẽ đó, mỗi sản phẩm quà lưu niệm cần phải là hiện thân của bản sắc văn hóa, lịch sử và những đặc điểm nổi bật của địa phương mà nó đại diện. Khi mọi người đến tham quan Grand Canyon, Paris, Bahamas, Disneyland, hoặc bất cứ nơi nào giữa chúng, họ thường tìm kiếm những thứ hữu hình liên quan đến nơi đó mà nhắc họ nhớ đến. Du khách muốn “đặt tay họ” lên những thứ mà cho họ những trải nghiệm du lịch thực sự và chứng minh rằng họ đã ở đó. Là một vật có thực, sản phẩm quà lưu niệm cụ thể hóa hoặc làm hữu hình những thứ mà nếu khơng chỉ là trạng thái vơ hình. Như vậy vai trò của sản phẩm quà lưu niệm là để nắm bắt được bản chất của sự trải nghiệm đặc biệt và mang những

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

phẩm chất thiêng liêng nơi du khách tham quan trở về nhà của họ (Stacey Menzel Baker và cộng sự, 2006).

Du khách thường mang theo mong muốn sở hữu một món q lưu niệm đích thực, phản ánh trải nghiệm và ký ức về những vùng đất họ đã khám phá, dù là để ghi dấu ấn tình cảm, gợi lại những cảm xúc, hay đơn giản chỉ để chứng minh họ đã in dấu chân mình tại những nơi đó. Trên khắp thế giới, sự quan tâm đến việc phát triển quà lưu niệm độc đáo, đậm nét văn hóa địa phương như một phần không thể tách rời trong việc thúc đẩy du lịch. Từ biểu tượng nhân sư của Singapore, tháp đôi ở Malaysia, đến Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, tháp Eiffel của Pháp, hay búp bê lật đật Petrushka của Nga, mỗi địa danh đều tự hào giới thiệu những biểu tượng quốc gia, vùng miền qua các sản phẩm lưu niệm du lịch.

Sản phẩm lưu niệm vì lẽ đó đã dần trở thành những mảnh ghép tạo nên hình ảnh và tinh thần của những điểm đến, đồng thời giữ vai trò quan trọng trong mỗi chuyến đi của du khách. Phát triển sản phẩm lưu niệm không chỉ là cách để ghi nhận và bảo tồn bản sắc văn hóa địa phương mà cịn là chiến lược quan trọng để quảng bá hình ảnh của điểm đến, khơi dậy tình cảm giữa du khách và những nơi họ đã từng trải nghiệm.

<i><b>1.1.5. Giá trị của sản phẩm lưu niệm du lịch </b></i>

<i>1.1.5.1. Giá trị về mặt kinh tế </i>

Sản xuất sản phẩm lưu niệm du lịch tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương. Đặc biệt, để là ra những sản phẩm thủ công như nón lá, nón sen, khăn thêu…cần số lượng lớn những lao động lành nghề để thực hiện các công đoạn từ chuẩn bị nguyên liệu cho đến bước cuối tạo ra thành phẩm. Việc phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm thu hút nguồn lao động từ các vùng lân cận, tăng thêm thu nhập và góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân. Từ đó, góp phần ổn định cuộc sống và kinh tế của địa phương.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Ngoài ra, việc tiêu thụ sản phẩm lưu niệm làm tăng doanh thu cho ngành du lịch và nền kinh tế. Góp phần làm tăng doanh thu, tăng doanh số sản phẩm thủ công truyền thống trong các làng nghề thông qua việc bán hàng lưu niệm cho du khách. Đây cũng là một hình thức xuất khẩu tại chỗ khơng phải chịu thuế và hạn chế được rủi ro vì nó được bán trong nước nhưng khi khách du lịch đến du lịch và mua đồ lưu niệm đó đã mang sản phẩm ra khỏi biên giới nên sản phẩm bán ra khơng chịu chi phí vận chuyển và thuế xuất cảnh. Tìm được sản phẩm lưu niệm đặc trưng được sản xuất tại địa phương có đóng góp trong việc khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công đã bị mai một trong nền kinh tế thị trường và q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.

<i>1.1.5.2. Giá trị về mặt văn hóa, tinh thần </i>

Thơng qua các mặt hàng quà lưu niệm, du khách phần nào thấy được hình ảnh con người, đất nước Việt Nam nói chung và bản sắc văn hóa của người Việt Nam nói riêng. Từ đó, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với du khách.

Một trong những giá trị mà các sản phẩm lưu niệm mang lại đó là thơng qua phát triển sản phẩm lưu niệm đã góp phần khơi phục, gìn giữ và phát triển các làng nghề truyền thống. Sản phẩm lưu niệm là kết quả của óc sáng tạo, sự tài hoa, tỉ mỉ, khéo léo, vừa là trí tuệ, vừa là tình cảm gắn bó với đất nước, con người của những nghệ nhân làm ra các sản phẩm. Vì thế, sản phẩm lưu niệm được coi như các tác phẩm nghệ thuật tinh tế, thể hiện được tài năng và tâm huyết của các nghệ nhân.

<i><b>1.1.6. Các điều kiện phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch </b></i>

<i>1.1.6.1. Các chủ thể tham gia phát triển sản phẩm lưu niệm </i>

Sự phát triển của các sản phẩm lưu niệm đòi hỏi sự hợp tác và đồng lòng từ nhiều bên liên quan bao gồm các cơ quan quản lý, nhà sản xuất, doanh nghiệp và không thể thiếu người tiêu dùng. Mỗi bên đều đóng góp một vai trị khơng thể thiếu trong việc hình thành và phát triển những sản phẩm độc đáo và mang tính biểu tượng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Các cơ quan nhà nước, từ sở ban ngành đến cấp địa phương, chịu trách nhiệm định hình và hướng dẫn sự phát triển của những sản phẩm lưu niệm, đảm bảo chúng phản ánh đúng tinh thần và văn hóa địa phương. Họ là những người giữ vai trò quyết định trong việc đề ra các chính sách và khuyến khích sự đổi mới.

Nhà sản xuất, từ cá nhân đến doanh nghiệp và cả các làng nghề truyền thống, là những người sáng tạo ra các sản phẩm lưu niệm, quyết định mẫu mã và chất lượng, qua đó đưa ra thị trường những sản phẩm độc đáo và chất lượng. Họ có thể áp dụng cả phương pháp sản xuất hiện đại lẫn thủ công để tạo ra sản phẩm.

Các tổ chức thương mại và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đóng vai trị quan trọng trong việc giới thiệu sản phẩm đến với khách du lịch. Họ không chỉ cung cấp thông tin và bán hàng mà còn là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách du lịch thông qua các dịch vụ và sự kiện.

Khách du lịch, với vai trò là người tiêu dùng cuối cùng cho nên khách du lịch có ảnh hưởng trực tiếp quyết định đến sự thành công của sản phẩm lưu niệm. Sự hài lòng và nhu cầu của họ là yếu tố then chốt để định hình sản phẩm, từ đó đảm bảo sản phẩm được sản xuất khơng chỉ đáp ứng như cầu mà cịn vượt qua kỳ vọng của khách du lịch.

Tóm lại, việc phát triển sản phẩm lưu niệm thành cơng địi hỏi sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các bên liên quan, từ quyết định chính sách đến sản xuất và kinh doanh, tất cả đều hướng đến mục tiêu chung là đáp ứng và làm hài lòng nhu cầu của khách hàng và hướng đến du lịch bền vững.

<i>1.1.6.2. Phương thức phát triển sản phẩm lưu niệm </i>

Phát triển sản phẩm lưu niệm dành cho du lịch địi hỏi một chiến lược tồn diện, tập trung vào việc cải thiện cả chất lượng lẫn số lượng, đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo trong thiết để tạo ra những sản phẩm độc đáo, phản ánh bản sắc văn hóa của từng khu vực. Các sản phẩm không chỉ cần nhỏ gọn, tiện lợi cho việc di chuyển mà còn phải không ngừng được cải tiến về mức độ tinh xảo và chất lượng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Để mở rộng thị trường cho những sản phẩm lưu niệm du lịch đã sẵn có, việc tăng cường sự hợp tác và liên kết trong quảng bá và mở rộng đầu ra là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, cần ưu tiên phát triển các mơ hình mới để tăng hiệu quả trong sản xuất và tiếp thị sản phẩm lưu niệm như liên kết giữa bảo tồn nghề thủ công và sản xuất lưu niệm. Hơn nữa, việc chuyển đổi từ sản xuất quy mô nhỏ sang các mơ hình liên kết và hợp tác mở rộng không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của thị trường lưu niệm du lịch, đảm bảo sự đa dạng và phong phú của sản phẩm phục vụ du khách.

Các địa phương đặc biên nên chú trọng áp dụng các phương pháp phát triển bền vững. Sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên hoặc tái chế, nhằm vừa sản xuất ra sản phẩm lưu niệm chất lượng, vừa góp phần bảo vệ mơi trường, gắn công tác phục hồi, bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống với việc sản xuất sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.

<i>1.1.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch </i>

• Chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển sản phẩm lưu niệm

Các chính sách nhà nước và quyết định của địa phương đóng một vai trị khơng thể phủ nhận trong việc thúc đẩy sự phát triển của sản phẩm lưu niệm, nhằm phục vụ ngành du lịch. Các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương đều thông qua những chính sách và kế hoạch cụ thể nhằm định hình mục tiêu, nhiệm vụ và hướng đi cho việc phát triển các sản phẩm lưu niệm, bao gồm cả việc xác định loại sản phẩm, tính năng và chất lượng. Q trình này cũng liên quan mật thiết đến lực lượng lao động trong ngành, đặc biệt là những người làm việc trong các làng nghề truyền thống. Đồng thời, việc phát triển sản phẩm lưu niệm cũng đi đôi với sự phát triển của ngành du lịch và gắn kết chặt chẽ với văn hóa truyền thống. Vì vậy, các chính sách và quyết định liên quan đến phát triển làng nghề, hướng dẫn phát triển ngành du lịch, và việc bảo tồn văn hóa dân tộc đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc phát triển sản phẩm lưu niệm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Như vậy, sự hỗ trợ thông qua chính sách và quyết định đúng đắn, kịp thời cùng với sự đóng góp tích cực từ các bên liên quan sẽ là chìa khóa để thúc đẩy sự phát triển hiệu quả của sản phẩm lưu niệm, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Ngược lại, những chính sách và quyết định khơng phản ánh đúng thực tiễn có thể trở thành trở ngại lớn đối với sự phát triển của sản phẩm lưu niệm.

• Thị trường, đối tượng khách du lịch

Sản phẩm lưu niệm được sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích tăng khả năng thu hút khách du lịch, vì thế yếu tố thị trường và khách du lịch có vai trị quyết định đến hướng phát triển sản phẩm lưu niệm.

Khách du lịch bao gồm nhiều độ tuổi khác nhau, từ bình dân đến cao cấp, đến từ những vùng miền, đất nước, khu vực khác nhau trên thế giới, mang theo một phạm vi rộng lớn của nhu cầu và sở thích. Điều này yêu cầu các địa phương và nhà sản xuất phải sáng tạo ra một loạt sản phẩm lưu niệm, từ thiết kế đến chất liệu, đảm bảo sự phong phú từ giá cả phải chăng đến cao cấp, để phục vụ mọi nhóm khách hàng.

Bên cạnh đó, xu hướng thị trường cũng đóng một vai trị khơng kém phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển sản phẩm lưu niệm. Sự biến động của thị trường du lịch và sự cạnh tranh giữa các sản phẩm lưu niệm khác nhau tạo ra một môi trường đầy thách thức nhưng cũng đầy cơ hội cho những ai biết nắm bắt. Điều này đòi hỏi các nhà sản xuất phải luôn nắm bắt được xu hướng, đồng thời không ngừng đầu tư vào việc phát triển sản phẩm khơng chỉ về mặt hình thức mà cịn về chất lượng, để khơng chỉ đáp ứng mà còn vượt qua kỳ vọng của khách hàng.

Qua đó, sự thành cơng trong lĩnh vực sản phẩm lưu niệm không chỉ dựa vào khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường mà còn phụ thuộc vào việc liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo mỗi tác phẩm lưu niệm khơng chỉ là một món q mà cịn là một vật tái hiện lại văn hóa và tinh thần địa phương.

• Tính chất đặc trưng của điểm đến du lịch

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Tính duy nhất và bản sắc văn hóa của mỗi địa điểm du lịch đóng vai trị quan trọng trong việc tạo nên giá trị của sản phẩm lưu niệm. Khách du lịch ngày nay ln tìm kiếm những món quà ghi dấu ấn cho những chuyến đi của mình đến với vùng đất mới, họ mong muốn mỗi sản phẩm lưu niệm không chỉ là một vật kỷ niệm mà còn là một phần của trải nghiệm du lịch, phản ánh vẻ đẹp thiên nhiên, tinh hoa văn hóa của những nơi họ đã ghé thăm. Điều này có nghĩa là mỗi sản phẩm lưu niệm phải chứa đựng tinh túy và đặc trưng của từng địa phương, từ nguyên liệu đến thiết kế, từ ý tưởng đến màu sắc.

Các địa điểm du lịch với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc chính là một lợi thế lớn trong việc phát triển những sản phẩm lưu niệm độc đáo mang đến khách du lịch. Tuy nhiên, không phải tất cả đều nhìn nhận ra và tận dụng hiệu quả tiềm năng này. Một thách thức lớn hiện nay là sự thiếu độc đáo và đặc trưng riêng biệt trong mẫu mã sản phẩm lưu niệm, khiến nó trở nên mờ nhạt và ít ấn tượng với du khách.

<b>1.2. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm lưu niệm trong nước và quốc tế </b>

<i><b>1.2.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển sản phẩm quà lưu niệm phục vụ du lịch </b></i>

Ở khắp nơi trên thế giới, việc tạo dựng những sản phẩm lưu niệm đặc sắc cho từng điểm đến đã trở thành một nghệ thuật thu hút và là cơng cụ ghi dấu ấn trong lịng khách du lịch. Như ở nước Nga, khách du lịch đến đây thường bị hấp dẫn bởi những con búp bê Matryoshka đầy màu sắc, mỗi con một vẻ, mặc lên mình trang phục truyền thống vơ cùng xinh đẹp qua từng đường nét họa tiết. Hơn thế nữa, hình ảnh búp bê này cịn được khéo léo biến tấu, thể hiện trên nhiều sản phẩm quà tặng khác, từ bưu thiếp đến kẹp tóc và móc khóa. Trong khi đó, nước Pháp tự hào với biểu tượng thành phố của sự lãng mạn - tháp Eiffel, nước Úc đặc trưng với hình ảnh chú Kanguru nhảy nô đùa, Hà Lan dịu dàng với guốc gỗ và cô gái vắt sữa và cối xay gió. Nước Ý lại mang đến sự hùng vĩ qua đấu trường La Mã, kiến trúc nghệ thuật của nhà thờ Duomo, tượng thần David. Mỗi sản phẩm lưu niệm khơng chỉ là một món q, mà cịn là một trải nghiệm văn hóa, một chuyến du lịch qua những giá trị văn hóa, lịch sử và nghệ thuật của mỗi quốc gia, làm phong phú thêm bộ sưu tập kỷ niệm của mỗi du khách.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Singapore, đảo quốc nổi tiếng với sự đa dạng văn hóa và di sản phong phú, đã phát triển khá thành công mặt hàng sản phẩm lưu niệm du lịch, mỗi sản phẩm là một câu chuyện, một kỷ niệm đáng nhớ về quốc gia này. Biểu tượng Merlion với đầu sư tử và thân cá là một hình ảnh khơng thể thiếu trong bộ sưu tập quà lưu niệm của bất kỳ khách du lịch nào đến đây. Singapore còn mang đến cho du khách sản phẩm lưu niệm là những viên gạch Peranakan độc đáo phản ánh nghệ thuật và kiến trúc đặc trưng, hoa thêu phong cách Peranakan trên trang phục nữ với màu sắc rực rỡ và hoa văn tinh xảo. Bên cạnh đó cịn có Singapore Sling - thức uống nổi tiếng của đất nước này được pha chế lần đầu tại Raffles Hotel. Giờ đây du khách không chỉ được thưởng thức ngay tại chỗ mà cịn có thể mua mang về nhà dưới dạng bộ kit cocktail để tự pha và thưởng thức. Singapore đã khéo léo tận dụng sự sáng tạo và công nghệ để tạo ra những sản phẩm lưu niệm độc đáo, mỗi món quà đều kể lên một phần của câu chuyện văn hóa phong phú, đa dạng mà quốc đảo này muốn mang ra thế giới.

Thái Lan đã dùng quà lưu niệm để quảng bá hình ảnh du lịch địa phương hết sức hữu hiệu bằng cách đề ra chiến lược “Mỗi làng nghề một sản phẩm du lịch" nhằm làm khách du lịch ấn tượng sâu sắc. Trong những chuyến khảo sát du lịch tại Thái Lan, dành riêng cho các doanh nghiệp lữ hành và báo chí Việt Nam tại Chanthaburi, món q lưu niệm đặc biệt mà ngành du lịch Thái Lan gửi tặng khách hàng là những chiếc hộp duyên dáng, tỉ mỉ được tạo nên từ sợi cói tự nhiên. Dưới bàn tay khéo léo và đầy tài năng của các nghệ nhân Thái, những sản phẩm thủ cơng từ cói như chiếu, thảm, hộp đựng khăn giấy, và hộp đựng trang sức không chỉ phản ánh nét đẹp truyền thống của Thái Lan mà còn dần trở thành những vật lưu niệm được khách du lịch đặc biệt yêu thích. Tại mỗi điểm đến, các đại diện du lịch địa phương Thái Lan đều tỏ ra vô cùng tỉ mỉ khi chọn lựa những đồ lưu niệm mang đậm bản sắc truyền thống và không quên giới thiệu chi tiết trong tờ rơi về ý nghĩa của chúng, qua đó tạo nên một sức hút mạnh mẽ, làm say lòng du khách (Lâm Văn Sơn, 2010).

Nhật Bản là một đất nước có nền văn hóa độc đáo, có nhiều sản phẩm văn hóa được u thích trên tồn thế giới, trong đó phải kể đến truyện tranh và nghệ thuật ẩm thực. Khơng chỉ đưa những hình ảnh văn hóa đó đến với thế giới, Nhật Bản cịn kết

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

hợp văn hóa đất nước trong sản xuất quà lưu niệm của mình để tạo ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm phong cách Nhật Bản. Những sản phẩm đó có thể kể đến như sản phẩm búp bê truyền thống Nhật khi kết hợp với phong cách manga Nhật sẽ tạo ra những con búp bê xinh xắn, mắt to tròn như các nhân vật truyện tranh. Độc đáo hơn người chơi có thể thay đổi quần áo, đầu tóc, trang điểm cho búp bê bằng các phụ kiện thời trang đi kèm theo sản phẩm. Du khách khi đến Nhật cùng rất thích thú với nghệ thuật làm bánh và trình bày món ăn của người Nhật Bản. Thậm chí với người Nhật, cơm hộp cũng là một nghệ thuật. Người Nhật Bản đã rất khéo léo khi tạo ra các sản phẩm quà lưu niệm bản sao bằng nhựa những món ăn Nhật Bản, được làm bằng tay, điêu khắc và sơn phết tỉ mỉ như thật. Sản phẩm này còn được gọi là Sampuru. Sản phẩm có thể to như bản gốc, hoặc có thể nhỏ bé như móc chìa khóa, nam châm trang trí...Ngồi ra, hiểu được tâm lý du khách, Nhật Bàn đã đem những sản phẩm thường dùng hàng ngày của họ trở thành sản phẩm lưu niệm được khách du lịch vô cùng yêu thích, trong đó phải kể đến Bento (hộp cơm), đũa Nhật, gốm sứ Nhật, quạt giấy, Wagasa (dù Nhật), guốc gỗ Nhật, đèn lồng giấy, chng gió Furin, khăn Nhật

<i><b>Tenugui... </b></i>

Không thể phủ nhận một số tỉnh và quốc gia trên thế giới đã và đang rất thành công trong việc phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch. Họ vô cùng sáng tạo trong việc tạo ra những mẫu mã mới cho sản phẩm lưu niệm du lịch đồng thời cũng vô cùng thông minh, nhạy bén khi lồng ghép được những giá trị văn hóa đặc trưng của nước mình vào đó. Những kinh nghiệm quốc tế kể trên có thể là tấm gương để Việt Nam học tập theo cách họ sáng tạo ra những sản phẩm lưu niệm du lịch - điều mà nước ta còn nhiều hạn chế. Ngoài ra những kinh nghiệm quốc nêu trên cũng là tài liệu quan trọng để tác giả vạch ra những phương pháp mới để góp phần phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.

<i><b>1.2.2. Kinh nghiệm trong nước về phát triển sản phẩm quà lưu niệm phục vụ du lịch </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Thủ đô Hà Nội, thành phố của những di sản văn hóa và lịch sử, đã khéo léo phát triển những sản phẩm lưu niệm du lịch mà qua đó có thể kể lại câu chuyện về một Hà Nội xưa và nay. Nơi đây, nghệ thuật thủ công mỹ nghệ truyền thống được tái hiện một cách sống động qua các sản phẩm lụa Vạn Phúc mềm mại, gốm sứ Bát Tràng tinh xảo, và các tác phẩm nghệ thuật từ tre, nứa…. Những góc phố quen thuộc của Phố cổ Hà Nội, đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho những người nghệ nhân làm ra những món quà lưu niệm như tranh phố cổ, mơ hình kiến trúc… từ đó mang vẻ đẹp của phố cổ Hà Nội phố đi khắp nơi. Không dừng lại ở đó, các sản phẩm văn hóa nghệ thuật như tranh Đông Hồ, rối nước, ca trù khơng chỉ là q lưu niệm mà cịn là cầu nối giúp du khách hiểu sâu sắc về nền văn hóa phong phú của người Việt. Và cuối cùng, sự sáng tạo trong các sản phẩm lưu niệm, nơi sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại tạo nên những món quà độc đáo, như quần áo, túi xách, trang sức với họa tiết văn hóa, chính là minh chứng cho sự phát triển khơng ngừng của thủ đô Hà Nội trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Bên cạnh đó để xúc tiến và quảng bá mặt hàng sản phẩm lưu niệm du lịch, Từ ngày 14/9 đến ngày 17/9/2023 diễn ra Hội chợ triển lãm hàng lưu niệm Thủ đô năm 2023 - Hanoi Great Souvenirs 2023. Tại đây, các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, nghệ nhân đã trưng bày và giới thiệu, quảng bá sản phẩm lưu niệm thủ công mỹ nghệ đậm đà bản sắc văn hóa của các làng nghề truyền thống của Hà Nội.

Nếu trước kia khi đến Thị xã Sapa, khách du lịch thường biết đến các sản phẩm quà lưu niệm như thổ cẩm, trà, cây thuốc, vịng bạc...thì hiện nay du khách cịn được biết thêm hai sản phẩm lưu niệm độc đáo khác như tranh đốt cháy và sản phẩm từ gỗ lùa. Tranh đốt cháy hiện đang được sản xuất và kinh doanh bởi cơ sở đồ gỗ Quang Vinh và một số cơ sở khác. Bằng cách tận dụng các cành, rễ và những miếng gỗ thửa được thu mua từ các cơ sở sản xuất gỗ hay dân địa phương, thiết bị sản xuất đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của người thợ đã tạo ra những sản phẩm tranh đốt cháy vô cùng đặc sắc mang vẻ đẹp của núi rừng Sapa như Sapa mùa thu, thác bạc, chợ tỉnh... Giá cả mỗi sản phẩm cũng chỉ khoảng dưới 100.000 đồng, phù hợp với nhu cầu mua về làm quà của khách du lịch. Xưởng cũng có những sản phẩm

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

cao cấp hơn giá từ vài trăm đến hàng triệu đồng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Ngoài ra khi đến Sapa hiện nay khách du lịch cũng bị thu hút bởi những sản phẩm gỗ lũa đẹp mắt, ấn tượng, có hồn và mang tính nghệ thuật cao như: bát mã, Phật Di Lặc ngồi gốc đào, tứ linh, tứ quý...Mỗi sản phẩm được bán với giá từ vài trăm nghìn đến hàng trăm triệu đồng. Có thể thấy rằng từ sự tỉ mỉ, óc sáng tạo, những nghệ nhân đã thổi hồn vào các sản phẩm lưu niệm, giúp mang lại thu nhập đáng kể cho người lao động, đồng thời làm phong phú thêm cho sản phẩm lưu niệm du lịch của Thị xã Sapa.

Để hiểu và đáp ứng được nhu cầu mua sắm sản phẩm quà lưu niệm của khách du lịch không đơn giản. Có khách thích mua sản phẩm q lưu niệm nổi tiếng tại mỗi địa phương đến tham quan, người lại thích những sản phẩm đặc biệt, có thể không nổi tiếng, không đẹp bằng nhưng họ lại thấy được trong đó bản sắc văn hóa nơi họ tham quan. Làng đá mỹ nghệ Non Nước ở Thành phố Đà Nẵng nổi tiếng ở với các sản phẩm đá phong thủy, trang trí, điêu khắc tỉ mỉ, đẹp mắt, nhiều sản phẩm mang vẻ đẹp văn hóa Việt Nam như cơ gái trong tà áo dài, thiếu nữ Chăm pa. Thế nhưng khách du lịch, đặc biệt khách nước ngoài khi đến đây thường không quá mặn mà với các sản phẩm đá. Trong khi những sản phẩm đá sa thạch được điêu khắc dưới bàn tay nghệ nhân như nghệ nhân Lê Bền lại được khách vô cùng ưa chuộng, đặc biệt là những pho tượng Phật theo phong cách điêu khắc Chăm pa thế kỷ XIV-XV. Quỹ phát triển văn hóa Thụy Điển đã đầu tư cho nghệ nhân Lê Bền thực hiện những tác phẩm trên đá sa thạch suốt ba năm gần đây, một dự án nhằm khuyến khích các nghệ nhân trẻ khai thác chất liệu truyền thống này tại miền Trung. Những tác phẩm của ông đắt gấp nhiều lần so với nhiều sản phẩm đá Non Nước nhưng vẫn chinh phục được du khách, đặc biệt là du khách nước ngồi. Qua đó có thể thấy điểm thu hút khách du lịch là những chiều sâu văn hóa bản địa được du khách chú ý rất nhanh và họ sẵn sàng chi tiêu một số tiền cao hơn dự định để có món quà lưu niệm thực sự mang dấu ấn của vùng đất họ mới đến.

Nhìn chung, các tỉnh và thành phố tại Việt Nam đều có những di tích lịch sử, những văn hóa đặc trưng riêng, đó được xem là “nguồn vốn” quý báu để vẽ nên những

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

câu chuyện hay trên món quà lưu niệm du lịch. Tuy nhiên mới chỉ có một số địa phương tận dụng tốt tiềm năng này để sản xuất ra những sản phẩm lưu niệm du lịch đặc sắc. Điều cần thiết hiện giờ là sự quan tâm, đầu tư đúng mức cả về tài chính và chất xám của các bên liên quan, cũng như chiến lược đường dài của Nhà nước để sản phẩm lưu niệm có thể thành cơng hơn nữa, góp phần xây dựng du lịch bền vững cho địa phương đó nói riêng và cho đất nước nói chung.

<b>Tiểu kết chương 1 </b>

Mua sắm sản phẩm lưu niệm đã trở thành một nhu cầu phổ biến của khách du lịch. Sản phẩm lưu niệm mang nét đặc trưng riêng, với sự phong phú về chủng loại tạo ra sức hấp dẫn đối với khách du lịch và đóng vai trị quan trọng đối với phát triển du lịch bền vững. Chương 1 đã nêu được những cơ sở lý luận để nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm du lịch đó là khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò và giá trị của sản phẩm lưu niệm du lịch. Bên cạnh đó chương 1 đã nêu rõ các điều kiện và các nhân tố quan trọng trong phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch. Những cơ sở lý luận này kết hợp với việc tham khảo kinh nghiệm sản phẩm lưu niệm của những địa phương và quốc gia khác chính là tiền đề quan trọng để ở chương tiếp theo tác giả có thể phân tích thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LƯU NIỆM DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<b>2.1. Điều kiện phát triển du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh </b>

<i><b>2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên </b></i>

<i>2.1.1.1. Vị trí địa lý và địa giới hành chính </i>

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10’ – 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 0 22’ – 106 054 ’ kinh độ đơng. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 7km (Cổng Thơng tin Thành phố Hồ Chí Minh, 2011). Từ thành phố đi các tỉnh miền Trung, miền Bắc qua quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất, sân bay Tân Sơn Nhất. Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí thuận lợi trong việc giao lưu với các địa phương trong vùng, cả nước và quốc tế với khoảng cách 1,600 km (90 phút bay), từ thành phố rất dễ dàng nối tuyến với thủ đô của các quốc gia trung khu vực Đông Nam Á.

Tính đến năm 2020, thành phố Hồ Chí Minh có tổng cộng 22 đơn vị hành chính. Trong đó gồm 1 thành phố (Thành phố Thủ Đức), 16 quận và 5 huyện, riêng Quận 2 và Quận 9 trước đó đã được sáp nhập vào Thành phố Thủ Đức.

</div>

×