Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.82 KB, 5 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b><small>VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI</small></b>
<i><b>Ghi chú: Sinh viên nộp lại đề thi cùng bài làm</b></i>
<b>Sinh viên chọn 01 trong các đề sau:ĐỀ SỐ 01</b>
<b> Câu 1 (3đ): Một doanh nghiệp có hệ số nợ năm 2020 là 0,7. Hệ số tự tài trợ là 0,3.</b>
Đánh giá thế nào về mức độ độc lập tài chính và việc sử dụng lợi thế địn bẩy tài chính của doanh nghiệp năm 2020? Giả định các tình huống có thể ?
<b>Câu 2 (7đ)</b>
<b>Trích BCKQKD của công ty nhựa Hà Linh như sau :(ĐVT:trđ)</b>
<b>Chỉ tiêuQuý 1/2021Quý 2/2021Quý 3/2021</b>
Tổng doanh thu BH 64.200 91.800 97.000 Hàng bán bị trả lại 600 840 510 Chiết khấu thương mại 600 800 400 Doanh thu thuần 63.000 90.160 96.090 Giá vốn hàng bán 24.000 58.600 51.360 Lợi nhuận gộp 39.000 31.560 44.730 Chi phí bán hàng 2.460 2.690 2.512 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.240 2.410 2.200 Doanh thu hoạt động TC 11.040 11.360 9.180 Chi phí hoạt động TC 9.800 9.460 9.930 LN thuần hoạt động KD 35.540 28.360 39.268 Thuế TNDN 7.108 5.672 7.854 LN sau thuế 28.432 22.688 31.414
<i><b> Yêu cầu</b></i><b> : Đánh giá khái quát khuynh hướng tình hình thực hiện chỉ tiêu kết</b>
quả kinh doanh của doanh nghiệp 3 quý đầu năm 2021?
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>BÀI LÀMCâu 1: </b>
<b>1.1.Hệ số nợ (debt ratio) và hệ số tự tài trợ (equity ratio) cung cấp thông tinquan trọng về cấu trúc vốn của một doanh nghiệp.</b>
<b>-Hệ số nợ (Debt ratio): Đây là tỷ lệ giữa tổng nợ so với tổng tài sản của công ty.</b>
Trong trường hợp này, hệ số nợ là 0.7, tức là 70% của tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng nợ. Hệ số này càng cao, càng có nguy cơ cao về khả năng thanh toán nợ và càng phụ thuộc vào việc vay vốn từ bên ngoài.
<b>-Hệ số tự tài trợ (Equity ratio): Đây là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng tài</b>
sản của công ty. Trong trường hợp này, hệ số tự tài trợ là 0.3, tức là 30% của tài sản được tài trợ từ vốn chủ sở hữu. Hệ số này càng cao, càng cho thấy công ty phụ thuộc ít hơn vào việc vay mượn.
<i><b>giá về mức độ độc lập tài chính và việc sử dụng lợi thế địn bẩy tài chính củadoanh nghiệp như sau:</b></i>
<b>- Mức độ độc lập tài chính cấu trúc vốn: Hệ số nợ 0,7 cho thấy một phần lớn</b>
tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng nợ. Điều này có thể tạo ra rủi ro trong việc thanh toán nợ, đặc biệt khi có biến động trong hoạt động kinh doanh hoặc khi lãi suất vay tăng. Cơng ty có mức độ độc lập tài chính thấp vì phụ thuộc nhiều vào vốn nợ từ bên ngoài.
<b>- Sử dụng lợi thế địn bẩy tài chính tối ưu hóa lợi nhuận: Việc sử dụng địn bẩy</b>
tài chính (tỷ lệ nợ cao) có thể giúp tối ưu hóa lợi nhuận khi lãi suất vay thấp. Đây có thể là một cơ hội để đầu tư và mở rộng doanh nghiệp nhanh chóng hơn bằng việc sử dụng vốn vay.
<b>1.2.Các tình huống có thể xảy ra:</b>
<b>- Tăng lãi suất: Nếu lãi suất vay tăng, công ty sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho việc</b>
trả nợ hàng tháng, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận.
<b>- Sự suy giảm trong hoạt động kinh doanh: Nếu doanh thu giảm, việc thanh tốn</b>
nợ có thể trở nên khó khăn hơn vì cơng ty đã phụ thuộc quá nhiều vào vốn nợ.
<b>- Cơ hội đầu tư và mở rộng: Nếu cơng ty có cơ hội đầu tư vào các dự án sinh lợi</b>
cao hơn hơn so với chi phí vay, việc sử dụng vốn vay có thể mang lại lợi ích lớn.
<b>- Rủi ro và cơ hội: Mức độ nợ cao mang theo rủi ro cao hơn, nhưng cũng có cơ hội</b>
tăng cường lợi nhuận nếu việc sử dụng vốn vay được quản lý hiệu quả.
<b>Điều quan trọng để lưu ý:</b>
<b>- Quản lý rủi ro: Công ty cần quản lý rủi ro tài chính, giữ cân đối giữa việc sử</b>
dụng vốn vay và việc bảo toàn vốn chủ sở hữu để đảm bảo sự ổn định tài chính.
<b>- Định hình chiến lược tài chính: Cơng ty cần xem xét lại chiến lược tài chính, có</b>
thể cần điều chỉnh cấu trúc vốn để giảm rủi ro và tối ưu hóa cơ hội lợi nhuận.
<b>- Đánh giá cuối cùng về việc sử dụng lợi thế đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp</b>
cần xem xét các yếu tố rủi ro và cơ hội, và cần có chiến lược cẩn trọng để duy trì sự ổn định tài chính và tối ưu hóa lợi nhuận.
<b>Câu 2 (7đ) : Từ đề bài ta có bảng phân tích như sau: Bảng 1</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>Chỉ tiêu<sub>1/2021</sub><sup>Quý</sup><sub>2/2021</sub><sup>Quý</sup><sub>3/2021</sub><sup>Quý</sup></b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">Doanh thu hoạt động
Đánh giá khái quát khuynh hướng tình hình thực hiện chỉ tiêu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 3 quý đầu năm 2021:
Dựa vào 2 bảng phân tích ở trên chúng ta có thể thấy được khuynh hướng tình thực hiện các chỉ tiêu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 3 quý đầu năm 2021 như sau: Nhìn chung tình hình 3 quý đầu năm của Doanh nghiệp có xu hướng phát triển tốt, Doanh thu liên tục tăng cao qua các thời kỳ, chứng tỏa doanh nghiệp đang có chiến lược kinh doanh ổn định và phát triển.
- Doanh thu: tại Quý 2 năm 2021 ta thấy Doanh thu bán hàng tăng 27.600 trđ tương đương với tốc độ phát triển là 43%, đây là tốc độ phát triển doanh thu lý tưởng của doanh nghiệp, đồng thời ta cũng thấy được khi so sánh chỉ tiêu Doanh thu của Quý 3 so với Quý 2 ta thấy Doanh thu vẫn tiếp tục tăng lên 5.200trđ tương đương với tốc độ phát triển là 6%, điều này chứng tỏa Doanh nghiệp đang duy trì chính sách bán hàng từ Q 2 qua Q 3 và có xu hướng điều chỉnh để ổn định tình hình tăng doanh thu của Doanh nghiệp.
- Hàng bán bị trả lại: Nhìn vào bảng phân tích ta thấy được ở Quý II Doanh thu tăng cao nhưng đồng nghĩa với đó là việc hàng bán bị trả lại của Doanh nghiệp cũng tăng đột biến tăng 240 trđ tương đương với 40%, chứng tỏa Doanh nghiệp đã thay đổi chính sách bán hàng tốt, nhưng việc chăm sóc khách hàng ở khâu hậu mãi đang thực hiện không tốt dẫn đến việc hàng hóa bị trả lại, vấn đề này đã được xử lý ở Quý III khi hàng bán bị trả lại đã giảm xuống 330 trđ tương đương với 39%.
- Chiết khấu thương mại ở Quý II so với Quý I tăng 200trđ tương đương với 30% và tới Quý III so với quý II chiết khẩu thương mại đã giảm xuống 400 trđ tương đương với 50%. Việc này cho thấy Doanh nghiệp đã áp dụng chính sách chiết khẩu (mua nhiều được giảm giá) ở Quý II để đẩy mạnh sản phẩm tới tay người tiêu dùng, và khi sản phẩm của Doanh nghiệp đã đạt được lịng tin của khách hàng thì doanh nghiệp đã giảm dần chiết khẩu ở Quý III.
- Giá vốn bán hàng: Giá vốn bán hàng của Quý II tăng cao so với quý I cụ thể là 34.600 trđ tương đương với 144% điều này chứng tỏa tại Quý II Doanh nghiệp đã đầu tư rất nhiều vào việc phát triển và thay đổi chất lượng sản phẩm, và sang tới Quý III Doanh nghiệp đã ổn định được giá vốn bán hàng khi giá vốn bán hàng giảm xuống 7.240 trđ tương đương với 12%. Như vậy Doanh nghiệp đã phát triển thành công sản phẩm và đồng thời có các chính sách phù hợp để giảm chi phí giảm giá vốn.
- Lợi nhuận gộp: Như ta đã thấy ở trên Doanh thu bán hàng của DN ở Quý II so với Quý I tăng lên nhiều, tuy nhiên kéo theo đó giá vốn và các chi phí đi kèm
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">cũng tăng cao dẫn đến lợi nhuận gộp của Quý II giảm 7.440trđ tương đương với 19%, tuy nhiên sang Quý III, Doanh nghiệp đã sử dụng tốt các chính sách bán hàng đồng thời điều chỉnh và tiết kiệm các chi phí nên Lợi nhuận gộp của Doanh nghiệp đã tăng lên 13.170 trđ so với quý 2 tương đương với 42% đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy Doanh nghiệp đang có chính sách phát triển kinh doanh phù hợp.
- Theo bảng phân tích ta thấy được, Doanh nghiệp đang quản trị rất tốt chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thể hiện ở chỗ khi Doanh thu tăng đột biến ở Quý II nhưng chi phí bán hàng chỉ tăng 9%, và sang quý III chi phí bán hàng lại giảm xuống 7% so với quý 2, Cũng như vậy chi phí quản lý Doanh nghiệp chỉ tăng 8% ở quý 2 và 7% ở Quý III.
- Ở hoạt động tài chính, sang Quý III Doanh nghiệp đã rút vốn đầu tư cho hoạt động tài chính để chuyển sang đầu tư máy móc thiết bị cải tiến dây chuyền sản xuất, điều này đã góp phần làm giảm thiếu các chi phí liên quan đến sản xuất và bán hàng.
- Lợi nhuận sau thuế của Doanh Nghiệp tại Quý II Giảm 5.744 Trđ tương đương với 20% tuy nhiên sang Quý III Doanh nghiệp đã tăng trưởng trở lại khi Tăng 8.726Trđ tương đương với 38%.
Kết luận: Như vậy qua đánh giá cụ thể các chỉ tiêu trong bảng so sánh ta thấy được trong 3 quý đầu năm 2021 Doanh nghiệp đã thay đổi chính sách kinh doanh phù hợp thúc đẩy việc tăng trưởng doanh thu đồng thời giảm thiểu các chi phí liên quan nhất là đối với chiết khẩu hàng bán và giá vốn bán hàng, đã tạo nên bước tiến mới cho Doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì và phát triển để tăng cao lợi nhuận vào quý IV của năm, đảm bảo Doanh thu và lợi nhuận của Doanh nghiệp phát triển tương xứng.
</div>