Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Thảo luận học phần lịch sử đảng cộng sản việt nam đề tài tìm hiểu về thời cơ trong cách mạng tháng tám năm 1945 rút ra nhận xét

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.3 KB, 34 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI</b>

<b>KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>MỞ ĐẦU...3</b>

<b>CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ THỜI CƠ...4</b>

<b>1.1. Khái niệm thời cơ...4</b>

<b>1.2. Vai trò của thời cơ...5</b>

<b>CHƯƠNG 2: THỜI CƠ TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945...7</b>

<b>2.1. Bối cảnh lịch sử nổ ra Cách mạng Tháng 8 năm 1945...7</b>

2.1.1. Thế giới...7

2.1.2. Trong nước...7

<b>2.2. Thời cơ trong Cách mạng Tháng 8 năm 1945...8</b>

2.2.1. Dự đoán thời cơ...8

2.2.2. Xác định thời cơ...10

2.2.3. Chớp thời cơ - Thời cơ Cách mạng Tháng 8 năm 1945 là “thời cơ ngàn năm có một”...11

<i>2.2.3.1. Nghệ thuật chớp lấy thời cơ...11</i>

2.2.3.2. Thời cơ Cách mạng Tháng 8 năm 1945 là “thời cơ ngàn năm có một”

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>3.2. Vận dụng bài học về nắm bắt thời cơ trong giai đoạn hiện nay...24KẾT LUẬN...31TÀI LIỆU THAM KHẢO...32</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Việt Nam ta là một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiêu, nằm trong ngã ba Đông Dương nên được xem như là miếng mồi béo bở của nhiều nước trên thế giới lúc bây giờ. Do đó, nước ta đã trở lọt vào tầm ngắm của tư bản phương Tây, trở thành mục tiêu để chúng xâm lược, mở rộng thuộc địa. Năm 1958, Pháp nổ súng xâm lược nước ta, nhân dân phải chịu cảnh lầm than do sự bóc lột, đàn áp của chúng. 

Dưới sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng, và sự đồng lịng, anh dũng, ý chí kiên cường bất khuất của nhân dân Việt Nam, ta đã phá tan xiềng xích của thực dân Pháp kéo dài hơn 80 năm, chế độ bóc lột của Nhật và sự cai trị của chế độ phong kiến đã tồn lại hàng ngàn năm, lập ra nhà nước dân chủ cộng hòa mở ra một kỷ nguyên mới. Để đem lại tự do dân tộc chúng ta không thể không nhắc tới một sự kiện lịch sử vĩ đại, một chiến thắng hào hùng của dân tộc, đó là cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm em đã nghiên cứu đề tài: “Thời cơ trong cách mạng tháng Tám năm 1945”

Do kiến thức còn hạn chế, và tính phúc tạp của đề tài nên trong q trình làm bài khơng tránh khỏi những sai sót, chúng em mong thầy cô đưa ra nhận xét để bài thảo luận được hoàn thiện hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ THỜI CƠ</b>

<b>1.1. Khái niệm thời cơ</b>

Thời cơ là tình thế xuất hiện trong thời điểm nhất định có lợi nhất cho việc chủ động phát huy mọi sức mạnh để giành thắng lợi; là sự kết hợp hàng loạt nhân tố chủ quan và khách quan khi điều kiện đã chín muồi. Thời cơ có thể do thực lực cách mạng trong nước tạo ra, cũng có thể do hồn cảnh bên ngồi đưa đến. Hồ Chí Minh đã xác định tầm quan trọng có tính khái qt của khái niệm đó qua hai câu thơ trong bài thơ “Học đánh cờ”:      

“Lạc nước, hai xe đành bỏ phí, Gặp thời, một tốt cũng thành cơng.”

Trong cuộc sống thường ngày ta cịn bắt gặp một số khái niệm khác có nghĩa tương tự như “vận hội”, “cơ hội”.

Thời cơ, đó là một thành tố khách quan, hồn tồn khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của một cá nhân nào, của một tổ chức chính trị nào. Nó xuất hiện một cách bất ngờ và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Nói như vậy khơng có nghĩa là thời cơ là một cái gì đó khơng thể biết trước được, khơng thể đốn định được. Tuy nhiên, điều lý thú là ở chỗ, nó có mà khơng có và ngược lại. Vì thế, khơng phải ai cũng có thể dự báo được thời cơ, theo dõi, nắm bắt nó và cuối cùng là lợi dụng nó để đạt tới cái đích của mình. Thời cơ xuất hiện một cách bất ngờ và có thể qua đi rất nhanh (chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định), vì vậy khi thời cơ đến, phải nhạy bén nắm bắt và phải kịp thời chớp lấy.

Theo chủ nghĩa Mác – Lenin thì có 3 nhân tố chủ yếu hợp thành thời cơ cách mạng:

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

- Thứ nhất: Giai cấp và tầng lớp thống trị đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, khơng thể kiểm sốt nổi tình hình, trở nên bất lực, khơng cịn chế độ thống trị như cũ nữa

- Thứ hai: Các giai cấp và tâng lớp bị trị cũng rơi vào tình trạng cơ cực, bị bần cùng không thể chịu đựng được nữa. Không thể sống nổi nữa. Mâu thuẫn đã gay gắt đến cực độ và quần chúng đã sẵn sàng đi tới một hành động giải phóng.

- Thứ ba: tầng lớp bộ phân trung gian những người trí thức yêu nước có tư tưởng dân chủ, tiến bộ, những người có tinh thần dân tộc, nhận thức được xu thế lịch sử, ngả về phía cách mạng , tương quan lực lượng có lợi cho phía cách mạng. Hội đủ những điều kiện đó về cơ bản thời cơ cách mạng đã chín muồi.

<b>1.2. Vai trị của thời cơ</b>

Trong chiến tranh, vấn đề thời cơ là vấn đề vô cùng quan trọng. Nó gắn liền với sự thành bại của mỗi cá nhân, các đảng phái chính trị và của mỗi cộng đồng với những quy mô khác nhau. Bên nào nắm được thời cơ thì chắc chắn bên đó sẽ giành được thắng lợi và Cách mạng tháng 8 năm 1945 chính là một minh chứng về việc chớp thời cơ Cách mạng.

 Một cuộc khởi nghĩa diễn ra thành công không phải dựa vào một âm mưu, một đảng phái mà dựa vào cao trào cách mạng của nhân dân, dựa vào một chuyển hướng lịch sử quyết định. Xét trên bình diện đó, chúng ta có thể nhận thấy ở Việt Nam vào đầu những năm 1940, đặc biệt sau khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra thất bại thì vấn đề thời cơ được bàn luận đến rất nhiều trước đó, sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng vào đầu tháng 2/ 1930 là một ví dụ điển hình về việc thời cơ chưa xuất hiện. Khi đó, những người đứng đầu Việt Nam Quốc dân Đảng đã coi khởi nghĩa như một giải pháp tình thế, như một trị

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

chơi - “khơng thành công cũng thành nhân”. Thế hệ cách mạng Việt Nam tiếp theo liền rút ra bài học: Không được đùa với khởi nghĩa.

Theo lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, thời cơ nổi dậy của quần chúng giành chính quyền về tay mình là lúc xảy ra khủng hoảng của giai cấp thống trị về kinh tế, chính trị, xã hội; quần chúng nhân dân và đội tiền phong sẵn sàng hành động; các lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng. Cách mạng vơ sản Pháp và cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã nổ ra và thắng lợi trong thời cơ đó.

Vận dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện Việt Nam, bên cạnh việc chuẩn bị chu đáo mọi mặt cả về vật chất lẫn tinh thần cho phong trào cách mạng Hồ Chí Minh và Đảng ta cịn rất coi trọng vấn đề thời cơ. Hồ Chí Minh khẳng định: “làm cách mệnh phải biết dựa vào thời cơ và phải nhìn chung phong trào mọi nơi, mọi chốn mới chắc thắng”

Ngày nay,  đất nước chúng ta đang hội nhập toàn diện tất cả  các lĩnh vực thì vấn đề thời cơ càng đóng vai trị hết sức quan trọng. Nếu chúng ta nhận biết và tận dụng tốt thì nó sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, chính trị - ngoại giao,... Ngược lại nếu chúng ta không vận dụng hợp lý, bỏ sót sẽ gây thiệt hại đáng tiếc, thậm chí trở thành vật cản trên con đường phát triển của đất nước. Thời cơ khơng chỉ đóng vai trò quan trọng đối với vấn đề của dân tộc, của đất nước, của các tổ chức mà  rất có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân, đặc biệt trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>CHƯƠNG 2: THỜI CƠ TRONG CÁCH MẠNG THÁNGTÁM NĂM 1945</b>

<b>2.1. Bối cảnh lịch sử nổ ra Cách mạng Tháng 8 năm 1945</b>

2.1.1. Thế giới

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu  u, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin. 

Ngày 9-5-1945, phát xít Đức đầu hàng vơ điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. 

Ngày 8-8-1945, Hồng quân Liên Xô tiến công như vũ bão vào quân đội Nhật. Ngày 14-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, sau khi phát xít Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật. Trong khi đó, thực dân Pháp lăm le dựa vào Đồng minh hịng khơi phục địa vị thống trị của mình; đế quốc Mỹ đứng sau các thế lực này cũng sẵn sàng can thiệp vào Đông Dương; những phần tử phản động, ngoan cố trong chính quyền tay sai Nhật đang âm mưu thay đổi chủ, chống lại cách mạng.

2.1.2. Trong nước

Ở trong nước, trải qua các cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cách mạng dâng cao. Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3-1945,

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4-1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam. 

Từ tháng 4-1945 trở đi, cao trào kháng Nhật, cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức. Đầu tháng 5-1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Ngày 4-6-1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước. Tháng 8- 1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; đề ra ba nguyên tắc bảo đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: Tập trung, thống nhất, kịp thời. 23 giờ ngày 13-8-1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa. Ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thơng qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

<b>2.2. Thời cơ trong Cách mạng Tháng 8 năm 1945</b>

2.2.1. Dự đoán thời cơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Một cuộc khởi nghĩa hoặc tổng khởi nghĩa muốn thắng lợi đòi hỏi phải hội tụ đủ những điều kiện bên trong và bên ngoài (chủ quan và khách quan) mà chúng ta thường gọi là điều kiện chín muồi. Cách mạng tháng Tám đã hội đủ các điều kiện cần thiết. Đảng Cơng sản Việt Nam, một tổ chức chính trị mạnh mẽ và rộng lớn nhất lúc đó đã dự báo thời cơ cho cuộc vùng dậy xung thiên vào tháng 8-1945 từ rất sớm.

Tháng 5-1941, trong Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Quyền Tổng Bí thư Trường Chinh, tại Pác Bó, Cao Bằng. Nghị quyết đã dự báo một cách chính xác về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và hệ lụy của nó: “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó cách mạng nhiều nước thành cơng...”. Nghị quyết này được thông qua vào tháng 5-1941, khi Liên Xô chưa tham chiến; một tháng sau, tháng 6-1941, phát-xít Đức bất ngờ tấn công Liên Xô. Như vậy, thời cơ sẽ đến với nhiều nước trên thế giới khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phần thắng nghiêng về Liên Xơ và phe dân chủ. Đó là một khả năng làm xuất hiện thời cơ có lợi cho cách mạng nhiều nước, trong đó có cách mạng nước ta. 

Nhận thức được tầm quan trọng của thời cơ, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chi Minh đã sớm đưa ra những quan điểm, Người viết: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sơi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú phải thúc đẩy cho thời cơ đến mau”. Với sự phân tích chính xác, khoa học mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, đã dự báo cuộc đảo chính của Nhật ở Đơng Dương và vạch ra những kế hoạch hành động khi tình hình mới tới. Và sau khi phân tích mâu thuẫn ngày càng tăng trong hàng ngũ kẻ thù, Trường Chinh đã đi tới một nhận định đúng đắn là, sớm hay muộn cuộc đấu súng giữa chúng với nhau nhất định sẽ xảy ra: “Sự xung đột giữa Nhật

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

-Pháp ngày thêm sâu sắc. Cho nên Nhật gấp rút”. Đảng và phong trào cách mạng của quần chúng chủ động đón nhận. 

Có thể khẳng định, thời cơ của Cách mạng Tháng Tám chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn - từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Trong tình thế ngặt nghèo, Đảng ta đã hết sức khôn khéo, linh hoạt đẩy lùi nguy cơ để tạo ra thời cơ thuận lợi. Theo phân tích của nhiều chuyên gia, nếu khởi nghĩa sớm hơn, khi Nhật chưa đầu hàng, ta sẽ gặp sự kháng cự quyết liệt, có thể tổn thất lớn và khó giành thắng lợi, chính quyền cách mạng chưa thể thành lập trong tồn quốc. Còn nếu để muộn hơn, khi Đồng minh đã vào Đơng Dương, tình hình trở nên “vơ cùng nguy hiểm”.

2.2.2. Xác định thời cơ

Vào cuối năm 1941 đầu năm 1942, ở mặt trận Thái Bình Dương, chiến tranh nổ ra, Nhật tràn vào Đơng Dương thì lúc này khả năng đội quân kháng Nhật của Trung Quốc sẽ tràn vào đánh Nhật ở trên đất nước ta. Lúc này, vấn đề thời cơ lại một lần nữa được nêu ra. Tuy nhiên, Trung ương Đảng nhận định: “có nhiều đồng chí tưởng chiến tranh (Thái Bình Dương) nổ ra và Hoa qn nhập Việt thì lập tức ta có đủ điều kiện khởi nghĩa”… “sự thực, nói chung tồn quốc, ta chưa vào một tình thế cách mạng. Những điều kiện khởi nghĩa của Đơng dương chưa chín muồi.”, “Vì một là qn thù chưa có sự hoang mang đến cực điểm, chiến tranh chưa đẩy chúng đến một tình thế khủng hoảng phổ thơng; hai là tầng lớp nhân dân ngồi vơ sản tuy đã ghét Pháp và bắt đầu chán Nhật, nhưng chưa ngã hẳn về phía cách mạng, họ còn chịu ảnh hưởng của bọn Việt gian một phần nào...”.

Cho đến tháng 10 năm 1944, cục diện chiến tranh thế giới thứ hai đã bắt đầu được định hình, Hồng qn Liên Xơ đã đánh lùi quân Đức ở mặt trận châu Âu, quân Nhật thất bại thảm hại ở chiến trường Thái Bình Dương. Trong thư gửi cán bộ

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

và đồng bào, Nguyễn Ái Quốc đã nhấn mạnh: “phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các nước đồng minh quốc sắp tranh được sự thắng lợi cuối cùng”. Người cũng khẳng định thêm: “cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp, ta phải làm nhanh”. Tuy nhiên, Người cũng cho rằng “nhanh” nhưng khơng nóng vội.

Trong suốt đầu năm 1945, Trung ương Đảng luôn chú ý đến vấn đề “cuộc đảo chính của phát-xít Nhật” nhằm hướng công tác chuẩn bị của Đảng và phong trào cách mạng của quần chúng chủ động đón nhận nó. Vì vậy, ngày 9/3/1945, nhận thấy được tình hình Nhật sắp đảo chính Pháp tại Đơng Dương đến nơi, đồng chí Trường Chinh đã triệu tập Hội nghị Ban thường vụ Trung ương mở rộng ngay trong tối hơm đó. Nhận thấy sự thất bại của Pháp, thắng lợi tạm thời của quân đội Nhật và cuộc đảo chính sẽ tạo ra một tình hình khủng hoảng chính trị sâu sắc, làm cho những điều kiện khởi nghĩa của Đông Dương chưa chín muồi đang đi tới chín muồi nhanh chóng, Hội nghị đã ra Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” vào ngày 12/3/1945 và quyết định phát động cao trào chống Nhật cứu nước.

2.2.3. Chớp thời cơ - Thời cơ Cách mạng Tháng 8 năm 1945 là “thời cơ ngàn năm có một”

<i>2.2.3.1. Nghệ thuật chớp lấy thời cơ</i>

Chọn đúng thời cơ khởi nghĩa là vấn đề vơ cùng quan trọng vì khởi nghĩa vũ trang chỉ thành công khi trước hết là đã có thể “dựa vào một bước ngoặt quyết định” trong lịch sử của cuộc cách mạng đang lên.

Giữa trưa ngày 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng các lực lượng Đồng minh trên sóng phát thanh của Nhật Bản. Tin đó đến với lãnh tụ Hồ Chí Minh

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

rất sớm qua bản tin đài BBC mà Người nghe được ở lán Nà Lừa, Tân Trào (Tuyên Quang). Thời cơ có một khơng hai đã đến với dân tộc chúng ta, bởi vậy, “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được tự do độc lập!” (Lời của lãnh tụ Hồ Chính Minh nói với đồng chí Võ Ngun Giáp ở lần Na Lừa). Lập tức, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra quân lệnh số 1, trong đó có đoạn viết: “Giờ tổng khởi nghĩa đã đánh! Cơ hội có một cho quân, dân Việt Nam cùng giành lấy quyền độc lập của nước nhà... Chúng ta phải hành động cho nhanh, với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng.... Cuộc thắng lợi hồn tồn nhất định sẽ về ta!”

Tiếp đó, Hội nghị Đảng tồn quốc và Quốc dân Đại hội nhóm họp tại Tân Trào quyết định phát động cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. Như trên đã nói, thời cơ xuất hiện và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Trong Cách mạng Tháng Mười Nga, thời cơ chỉ tồn tại trong vòng 24 giờ. Còn trong Cách mạng Tháng Tám, thời cơ tồn tại một cách khách quan trong vịng hai mươi hơm, bắt đầu từ khi Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng (ngày 15-8-1945) và kết thúc khi quân Đồng minh vào tước khí giới quân Nhật trên đất nước ta theo Hiệp định Pô-xđam (ngày 5-9-1945). Nếu phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên tồn quốc trước ngày 15-8-1945 và sau ngày 5-9-1945 đều khơng có khả năng thành cơng, bởi trước ngày 15-8-1945, qn Nhật cịn mạnh và sau ngày 5-9-1945, trên đất nước có nhiều kẻ thù (từ vĩ tuyến 16 trở ra là quân Tưởng - Mỹ và sau đó là những kẻ “theo đóm ăn tàn”, và từ vĩ tuyến 16 trở vào là quân Anh và sau nó là quân Pháp trở lại xâm lược). Chỉ có thể giành chính quyền thắng lợi trong ngưỡng thời gian khắc nghiệt này. Vì thế, vào tháng 7-1945, cho dù đang bị ốm giữa rừng Tân Trào, khi biết tin phát xít Đức Ý đã bại trận trên chiến trường Châu  u. Ở Châu Á, phát xít Nhật đang trên đường sụp đổ, Bác Hồ vẫn chỉ thị cho các đồng chí của mình: “ Lúc này, thời cơ đã đến, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết dành cho được độc lập!". 

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Sau đó hội nghị đại biểu tồn quốc của Đảng họp ở Tân Trào từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945 đã đi đến kết luận: “Những điều kiện khởi nghĩa ở Đơng Dương đã chín muồi", vì vậy, phải "Kịp thời hành động, không bỏ lỡ cơ hội”, khẩn trương “Đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay thôn quê, thành lập uỷ ban nhân dân ở những nơi làm chủ”, tất cả vì mục tiêu: “Việt Nam hoàn toàn độc lập". Đến 23 giờ ngày 13-8-1945, Uỷ ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1: Hiệu triệu tồn dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Tiếp đó, ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân tại Tân Trào đã thơng qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, thông qua lệnh tổng khởi nghĩa, quyết định Quốc kỳ nền đỏ sao vàng, Quốc ca và bầu Trung ương, tức Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi" Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn thể đồng bào hãy đứng lên đem sức ta mà giải phóng cho ta!". Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ca nước ta đã đồng loạt đứng dậy, tiến hành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong khắp cả nước. 

<b>Diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945</b>

Ngày 16-8-1945, Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào, Đại hội tán thành quyết định tổng khởi nghĩa của Đảng, thơng qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chiều 16-8-1945, theo lệnh của Ủy ban Khởi nghĩa, một đơn vị Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên. Ngay sau Đại hội quốc dân, Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta... Chúng ta khơng thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước nhất tề vùng dậy ở cả thành thị và nông thôn, với ý chí dù có hy sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng kiên quyết giành cho được độc lập.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Từ ngày 14 đến ngày 18-8-1945, dù chưa nhận được lệnh tổng khởi nghĩa, nhưng do nắm vững tinh thần các nghị quyết, chỉ thị trước đó của Đảng, căn cứ vào tình hình thực tiễn, đảng bộ nhiều địa phương đã kịp thời, chủ động, lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa. Bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước là Hải Dương, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Nam. Các đơn vị Giải phóng qn lần lượt tiến cơng các đồn binh Nhật ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái... hỗ trợ quần chúng nổi dậy giành chính quyền ở tỉnh lỵ. Ngày 16-8-1945, một đơn vị Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên. Từ ngày 14 đến ngày 18-8, ở hầu hết các tỉnh miền Bắc, một số tỉnh miền Trung và miền Nam, quần chúng cách mạng nổi dậy giành chính quyền ở cấp xã và huyện. 

Ở Hà Nội, chiều ngày 17/8, quần chúng nội, ngoại thành tổ chức mít tinh tại Nhà hát Lớn, sau đó xếp thành đội ngũ, đi từ Nhà hát Lớn qua các phố trung tâm và hô vang các khẩu hiệu: "Ủng hộ Việt Minh!", "Đả đảo bù nhìn!", "Việt Nam độc lập!". Các đội viên tuyên truyền xung phong bất ngờ giương cao cờ đỏ sao vàng, kêu gọi nhân dân tham gia khởi nghĩa. Hàng vạn quần chúng dự mít tinh nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi của Việt Minh. Lính bảo an, cảnh sát của chính quyền Nhật có nhiệm vụ bảo vệ cuộc mít tinh cũng ngả theo Việt Minh. Ngày 18 – 8, cờ đỏ sao vàng xuất hiện trên các đường phố chính của Hà Nội. Cuộc mít tinh biến thành một cuộc biểu tình tuần hành, có cờ đỏ sao vàng dẫn đầu, rầm rộ diễu qua các phố đông người, tiến đến trước phủ tồn quyền cũ, nơi tư lệnh qn Nhật đóng, rồi chia thành từng tốn, đi cổ động chương trình Việt Minh khắp các phố.

Sau cuộc biểu dương lực lượng, Thành ủy Hà Nội nhận định đã có đủ điều kiện để phát động tổng khởi nghĩa. Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội quyết định khởi nghĩa giành chính quyền vào ngày 19-8-1945.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Sáng ngày 19-8, Thủ đô Hà Nội tràn ngập cờ đỏ sao vàng. Quần chúng cách mạng xuống đường tập hợp thành đội ngũ, rầm rộ kéo đến quảng trường Nhà hát thành phố trong tiếng hát “Tiến quân ca” và cờ đỏ sao vàng để dự cuộc mít tinh lớn do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Ủy ban quân sự cách mạng đọc lời hiệu triệu khởi nghĩa của Việt Minh. Cuộc mít tinh chuyển thành biểu tình vũ trang. Quần chúng cách mạng chia thành nhiều đoàn đi chiếm Phủ Khâm sai, Tịa Thị chính, Trại Bảo an binh, Sở Cảnh sát và các cơng sở của chính quyền thân Nhật. Trước khí thế và sức mạnh áp đảo của quần chúng, hơn một vạn quân Nhật ở Hà Nội không dám chống cự. Chính quyền về tay nhân dân. Tối 19-8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi.

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội ảnh hưởng nhanh chóng đến nhiều tỉnh và thành phố khác, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cả nước, làm cho chính quyền tay sai của Nhật ở nhiều nơi thêm hoảng hốt, tạo điều kiện thuận lợi lớn cho quá trình tổng khởi nghĩa.

Ở Huế, ngày 20-8, Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh được thành lập. Ngày 23-8, Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên - Huế huy động quần chúng từ các huyện đã giành được chính quyền ở ngoại thành, kết hợp với nhân dân trong nội thành Huế xuống đường biểu dương lực lượng. Bộ máy chính quyền và quân đội Nhật hoàn toàn tê liệt. Quần chúng lần lượt chiếm các công sở không vấp phải sức kháng cự nào.

Ở Nam kỳ, được tin Hà Nội và Tân An (tỉnh khởi nghĩa thí điểm của Xứ ủy) đã giành được chính quyền, Xứ ủy Nam kỳ quyết định khởi nghĩa ở Sài Gòn và các tỉnh. Đêm 24-8, các lực lượng khởi nghĩa với gậy tầm vông, giáo mác, từ các tỉnh xung quanh rầm rập kéo về Sài Gịn. Sáng 25-8, hơn 1 triệu người biểu tình tuần hành thị uy. Các đơn vị "Xung phong công đồn", "Thanh niên tiền phong", cơng nhân, nơng dân các tỉnh Gia Định, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Mỹ Tho kéo về thành

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

phố. Quần chúng chiếm Sở Mật thám, Sở Cảnh sát, nhà ga, bưu điện, nhà máy điện..., giành chính quyền ở Sài Gịn. Cuộc khởi nghĩa thành cơng nhanh chóng. 

Sáng ngày 26-8-1945, Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng, thống nhất những chủ trương đối nội và đối ngoại trong tình hình mới; đề nghị mở rộng hơn nữa thành phần của Chính phủ lâm thời, chuẩn bị ra Tun ngơn Độc lập, và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức cơng bố quyền độc lập và thiết lập chế độ dân chủ cộng hịa. Hồ Chí Minh nhấn mạnh những việc cần làm trước khi quân Trung Hoa dân quốc vào Đông Dương.

Những cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gịn và các đơ thị đập tan các cơ quan đầu não của kẻ thù có ý nghĩa quyết định thắng lợi trong cả nước và đã tác động mạnh đến các địa phương trong cả nước. Các địa phương nhiều nơi, từ rừng núi, nông thôn đến thành thị nối tiếp nhau khởi nghĩa. Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là những địa phương giành chính quyền muộn nhất, vào ngày 28-8. Danh sách Chính phủ lâm thời được chính thức cơng bố ngày 28-8-1945 tại Hà Nội. Một số thành viên là người của mặt trận Việt Minh tự nguyện rút khỏi Chính phủ, trong đó có Tổng Bí thư Trường Chinh, để mời thêm nhân sĩ ngồi Việt Minh tham gia. Đây được đánh giá là “một cử chỉ vô tư, tốt đẹp, không ham chuộng địa vị, đặt lợi ích của dân tộc, của đồn kết tồn dân lên trên lợi ích cá nhân”.

Như vậy, trừ một số thị xã do lực lượng của Trung Hoa Dân quốc và tay sai chiếm đóng từ trước (Móng Cái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Vĩnh Yên), cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành được thắng lợi trên cả nước trong vòng nửa tháng, từ ngày 14 đến ngày 28-8-1945, trong đó Hà Tiên là địa phương khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi cuối cùng.

Chỉ trong vịng 15 ngày cuối tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn. Lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền cả nước thuộc về nhân

</div>

×