Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Luận văn thạc sĩ Luật học: Đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo pháp luật lao động và an sinh xã hội Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.3 MB, 105 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

PHAN DIỆU LĨNH

Chuyén nganh: Luat Kinh té Mã số: 60380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

<small>(Định hướng nghiên cứu)</small>

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Thị Hằng

HÀ NỘI - 2018

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

PHAN DIỆU LĨNH

DAM BẢO QUYÈN LỢI CUA NGƯỜI LAO DONG BI TAI NAN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHE NGHIỆP THEO PHAP

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

<small>(Định hướng nghiên cứu)</small>

HÀ NỘI - 2018

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>riêng tdi.</small>

Các kết quả nêu trong luận văn chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng

<small>trình nào khác. Các sơ liệu trong luận văn là trung thực, có ngu6n gơc rõ ràng,</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Pháp luật Kinh tẾ - Trường Đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là cô giáo PGS.TS. Đào Thị Hang đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và gia đình, ban bè đã ln

<small>đơng hành, cơ vũ giúp tơi hồn thành luận văn này.</small>

<small>Tác giả luận văn</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

1. Lý do chọn đề tài...--- 5-56 ST E111 11111111111. 1111 111111111 xe. | 2. Tình hình nghiên cứu đề tài... 2-52 52s ke EEeEEEErkerkrkees 2

<small>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu... - --- 5 +55 +*+£*ssx+seexeseereess 3</small>

4. Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu...-- - 2 + s+S+keEE+EeExeErkerxexees 3

<small>5. Các phương pháp nghiên CỨu... 5 5 2225 33+ E+evseeereeesreeses 4</small>

6. Ý nghĩa khoa hoc và thực tiễn của đề tài ...---- 5c 5 7. BO cục của luận văn... --¿- c9 1E E1 1111111111111 11 1111111 6 CHUONG 1. MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE DAM BẢO QUYEN LỢI CUA NGUOI LAO DONG BI TAI NAN LAO DONG, BENH NGHE NGHIỆP VA PHÁP LUAT VE LĨNH VUC NÀY...--- 55552 7 1.1. Khái niệm người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp... 7

<small>1.1.1. Khái niệm người lao động bị tai nạn lao động...-‹--- 7</small>

1.1.2. Khái niệm người lao động bị bệnh nghề nghiệp...-- 5-5. 9 1.2. Quan niệm về đảm bảo quyền lợi của người lao động bi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ...- -- - 2 2 SE E£EE£EEE£EE+EEEEEEEEkEEkrkerkererkd II

1.3. Sự cần thiết phải đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp...-- - G5 SE SE EEEEEEEEEEEEEEEErrkrkerrred 13

1.4. Pháp luật về đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp...-- - - 2S SE*EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkererkred 15 1.4.1. Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh ngh nghiệp ...-- - 5 5cccceerereered 15 1.4.2. Nội dung pháp luật về đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao dong, bệnh nghé nghiệp... - -- 5S TS EEEEEgererrrkg 17 KET LUẬN CHUONG I...-- 2-5 2 SSk‡EEEEEE+EEEEEEEEEEEEEEEEkEEkrkerkerrrkd 29 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VÀ AN SINH XÃ HỘI HIỆN HANH VE DAM BẢO QUYEN LỢI CUA NGƯỜI LAO

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

2.1. Các quyền lợi của người lao động bị tai nan lao động, bệnh nghề

<small>nghiệp do người sử dụng lao động đảm bảo...-- -- 5555 <<<<<<s+2 30</small>

2.2. Các quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đảm bảo... 44

2.3. Các biện pháp đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ...- 2 - k + S#EE+E£EE£EEEEEEEEEEEEEErkerkrkerkerrkd 52 2.3.1. Khiếu nại, 16 GúO...- S6 St EEEEEEEEE1E111211111111111211111111 11 xe. 52

<small>2.3.2. XW PNaAt Vi PR 87 6ốố.ốốỐốỐốỐốỐố..Ắ... 57</small>

2.3.3. Yêu cầu giải quyết tranh CRAP ...ccccccccccccsesccsessescssessestssesssvessseseenesseees 60 KET LUẬN CHƯƠNG 2...-- 2-5-5 SSk EEEEE2EE112111111111111 1111k. 65 CHUONG 3. MOT SO KIÊN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUÁ THUC HIEN PHÁP LUAT VE DAM BẢO QUYEN LOI CUA NGUOI LAO DONG BI TAI NAN LAO DONG BENH NGHE

<small>NGHIEP 1... . 1+1... 66</small>

3.1. Yéu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật ...--- 2 ¿ 66 3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp... 70

3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Trong đời sống của mỗi quốc gia vị trí của người lao động là vơ cùng quan trọng, trung bình chiếm khoảng 50 - 60% tổng dân số ở các nước. Bằng sức lao động cua mình, người lao động đã tạo ra toàn bộ những giá tri vật chất, tinh than, họ gop phan duy tri tất cả các hoạt động xã hội khác và đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội. Do vị trí quan trọng không thê thiếu của người lao động mà van dé an tồn, sức khoẻ, tính mạng của người lao động cũng trở

<small>thành môi quan tam hang đâu của môi quôc gia.</small>

Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta dang day mạnh chuyền dich cơ cau kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vu, cùng với sự phát triển của ngành cơng nghiệp thì tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp cũng gia tăng cả về số lượng và những tác hại của nó đối với người lao động trong các đơn vị sử dụng lao động qua các năm. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra những tôn thất lớn lao về người và của cho các cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Đối với người lao động và thân nhân của họ là những mat mát về sức khoẻ, giảm sút thu nhập và nỗi đau về tinh thần. Nguyên nhân của tinh trạng này có nhiều lý do nhưng một trong những lý do có ảnh hưởng lớn đến tình trạng trên là chúng ta cịn thiếu những hiểu biết cơ bản về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như các quy định của pháp luật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Để trợ giúp người lao động trong trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường của người sử dụng lao động, trách nhiệm chi trả trợ cấp của Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các biện pháp đảm bao quyên lợi của người lao động tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trong những năm qua, chính sách, chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã nhiều lần được bổ sung, sửa đôi cho phù hợp, đặc biệt là

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chưa kip thời, thỏa đáng,... Chính vì vậy, nghiên cứu nội dung pháp luật về đảm bảo quyền lợi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là van dé cấp thiết hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay có một số luận án, luận văn về đề tài liên quan tới tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như: ở bậc khóa luận tốt nghiệp có đề tài “Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với vẫn đề tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp”, tác giả Nguyễn Thị Bình, Đại học Luật Hà Nội, năm 2016. Ở bậc Thạc sĩ có đề tài “Chế độ tai nạn lao động - Thực trạng và giải pháp hoàn

<small>thiện” của tác giả Phạm Thị Phương Loan, Đại học Luật Hà Nội, năm 2011;</small>

đề tài “Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam -Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” của tác giả Vũ Tuấn Đạt, Đại học Luật Hà Nội, năm 2014; đề tài “Pháp luật về giải quyết tai nạn lao động và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Sơn La” của tác giả Nguyễn Thị Kim Chi, Đại học Luật Hà Nội, năm 2016; đề tài “Pháp luật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thực tiễn thi hành tại tỉnh Yên Bái” của tác giả Triệu Ngọc Thơ, Đại học Luật Hà Nội, năm 2017. Ngồi ra cịn có một số sách, tạp chí, bài báo nghiên cứu về lĩnh vực này. Tuy nhiên những cơng trình nghiên cứu này phần nhiều đã khơng cịn mang tính cập nhật do pháp luật lao động hiện hành đã có nhiều thay đổi so với thời kỳ cơng trình được cơng bố. Đặc biệt, chưa có cơng trình nghiên cứu khoa học nào chuyên sâu về bảo đảm quyền lợi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Do đó, tác giả chọn dé tài “Dam bảo quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo pháp luật lao động và an sinh xã hội Việt Nam” dé nghiên cứu trong luận

<small>văn trình độ thạc sĩ của mình.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

van dé lý luận và thực tiễn liên quan đến pháp luật Việt Nam về đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, luận văn xác định các quan điểm lý luận về đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nan lao động, bệnh nghé nghiệp, yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về đảm bảo quyên lợi của người lao động bị tai nan lao động, bệnh nghề

<small>nghiệp hiện nay.</small>

<small>- Nhiệm vụ nghiên cứu:</small>

<small>Đê thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có các nhiệm vụsau đây:</small>

Nghiên cứu, làm rõ một số van dé lý luận về về đảm bảo quyên lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và pháp luật về lĩnh vực

Nghiên cứu nội dung pháp luật lao động và an sinh xã hội hiện hành về đảm bảo quyên lợi của người lao động bi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thực tiễn thực hiện.

<small>Nghiên cứu các yêu câu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật vê đảm bảo</small>

quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Nghiên cứu một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đảm bảo quyên lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp .

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nội dung pháp luật về đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp theo pháp luật lao động

<small>và an sinh xã hội Việt Nam tập trung nghiên cứu nội dung quy định của pháp</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>nhóm người lao động là cơng chức, viên chức nhà nước và người lao độngViệt Nam đi làm việc ở nước ngoài.</small>

- Phạm vi nghiên cứu: Nội dung pháp luật về đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghè nghiệp được hiểu là những quy định của pháp luật lao động và an sinh xã hội hiện hành về giải quyết chế độ, bảo đảm quyền lợi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cụ thể là những quy định trong Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Bảo hiểm xã

<small>hội năm 2014, Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 và các văn bản hướng</small>

dẫn đang có hiệu lực.

<small>5. Các phương pháp nghiên cứu</small>

Phương pháp liệt kê: Liệt kê một số quy định của pháp luật liên quan đến dé tài nhằm giúp người đọc dé dàng hiểu những van dé phân tích.

<small>Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa</small>

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật và các quan điểm của Dang va Nhà nước dé làm rõ những van dé lý luận cơ bản cũng như các quy định pháp luật về bảo đảm quyền lợi của người lao động nói chung và bảo đảm quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

<small>nói riêng.</small>

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nghiên cứu, phân tích các nội dung

<small>quy định của pháp luật thực định, phân tích thực trạng thực hiện pháp luật; từ</small>

đó tổng hợp, đưa ra đánh giá, nhận định về những thành tựu cũng như hạn chế. Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh những quy định của pháp luật Việt Nam với thé giới, quy định của pháp luật từng thời kỳ với nhau. Từ đó rút ra những điểm tiến bộ, dé học tập, duy tri và hoàn thiện hệ thống

<small>pháp luật.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<small>Luận văn nghiên cứu một sô vân đê lý luận vê đảm bảo quyên lợi củangười lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghê nghiệp và pháp luật vê lĩnh vựcnày.</small>

<small>Luận văn cũng tập trung nghiên cứu nội dung pháp luật lao động và an</small>

sinh xã hội hiện hành về đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ đó rút ra những thành tựu và hạn chế làm cơ sở

<small>hồn thiện pháp luật.</small>

Luận văn đã góp phần ở mức độ nhất định vào việc nhận thức đầy đủ hơn một số van dé lý luận về đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp, đồng thời, đóng góp vào hệ thống kiến thức lý luận pháp luật về đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Ý nghĩa thực tiễn

Từ việc nghiên cứu thực tiễn thực hiện quy định pháp luật, luận văn sẽ phân tích những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đảm bảo quyên lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Luận văn có thê là tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc học tập, nghiên

<small>cứu tại Trường Đại học Luật Hà Nội và các cơ sở đào tạo luật khác. Ngoài ra,</small>

luận văn có thể cung cấp và làm phong phú thêm vào nguồn tai liệu tham khảo cho hoạt động thi hành các quy định pháp luật về đảm bảo quyên lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như trong công tác

<small>xây dựng pháp luật.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và pháp luật về lĩnh vực này. Chương 2: Nội dung pháp luật lao động và an sinh xã hội hiện hành về đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thực tiễn thực hiện.

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

NGUOI LAO DONG BI TAI NAN LAO DONG, BENH NGHE NGHIEP VA PHAP LUAT VE LINH VUC NAY

1.1. Khái niệm người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

<small>1.1.1. Khái niệm người lao động bị tai nạn lao động</small>

Trong quá trình lao động sản xuất, tai nạn lao động ln tiềm An, có thé xảy ra ở mọi lúc, mọi ngành nghề, mọi quốc gia. Tai nạn lao động có thé gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản, đặc biệt là đối với người lao động bị tai nạn lao động. Chính vì thế, tai nạn lao động khơng chỉ là van dé cần được

<small>quan tâm của môi quôc gia mà cịn là vân đê chung của tồn câu.</small>

<small>Khái niệm “người lao động bị tai nạn lao động” chưa được quy định cụ</small>

thé ở pháp luật quốc gia nào, hay được đưa ra ở các tài liệu khoa học nao. Vì thế, để đưa ra khái niệm người lao động bị tai nạn lao động phải thơng qua

<small>phân tích những khái niệm về tai nạn lao động.</small>

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tai nạn lao động được hiểu là tai nạn bất ngờ xảy ra do lao động hay trong q trình lao động, có thé gây tử vong hoặc gây cho cơ thé tốn thương hoặc một rối loạn chức năng vĩnh viễn hay tạm thời'. Có rất nhiều loại tai nạn lao động: ngã, đụng dập, điện giật, cháy, bỏng, các trường hợp nhiễm độc hóa chat cấp tính do sự cơ (ví du: khí clo thốt ra nhiều làm cho cơng nhân bị ngạt thở, phù phối cap), tai biến giảm áp cấp xảy ra đối với thợ lặn,..v.v....

Theo từ điển Sức khỏe môi trường và nghề nghiệp Lewis, tai nạn lao động là một sự kiện không được lập kế hoạch, không biết trước và khơng mong muốn có thê hoặc gây thiệt hại về thể chất và/hoặc phá hủy tài sản;

<small>' Trung tâm từ điển học (2003), Tir điển bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 1, Nxb Từ điển</small>

<small>bách khoa.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Theo giáo trình Bảo hiểm xã hội của trường Đại học Lao động - Xã hội, tai nạn lao động là tai nạn xảy ra gây tác hại đến cơ thê người lao động do tác

<small>^ 2 AR AR cA ` r ° ° A, 3</small>

<small>động của yêu tô nguy hiêm và có hại trong sản xuât.</small>

Tuy có nhiều khái niệm về tai nạn lao động, nhưng nhìn chung các khái niệm về tai nạn lao động đều có điểm chung, đó là tai nạn được xem là tai nan

lao động khi thỏa mãn ba điều kiện: thứ nhất, là tai nạn xảy ra bất ngờ; thứ

hai, tai nạn lao động xảy ra gắn với quá trình làm việc của người lao động ,øăn với việc thực hiện nhiệm vu lao động; thứ ba, tai nạn phải dé lại hậu quả hoặc làm chết người hoặc làm tôn thương, hoặc hủy hoại chức năng hoạt động bình thường của một bộ phan nao đó của cơ thé.

Tai nạn lao động không phải là tai nạn rủi ro, phân biệt ở chỗ tai nạn gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ của người lao động (bị tai nạn).

<small>Chỉ được coi là tai nạn lao động khi tai nan đó xảy ra trong q trình ngườilao động thực hiện các nghĩa vụ lao động được pháp luật quy định, nội quy,</small>

quy chế của đơn vị sử dụng lao động quy định hoặc theo sự thỏa thuận của hai bên trong thỏa ước lao động tập thé, hợp đồng lao động... Những trường hợp khác đều được coi là tai nạn rủi ro và áp dụng chế độ bảo hiểm ốm đau dé giải quyết quyền lợi của người lao động.

<small>Từ những khái niệm về tai nạn lao động trên, có thê xác định một sơ utơ liên quan như sau:</small>

<small>? Jeffrey W. Vincoli (2000), Từ điển Sức khỏe môi trường và nghề nghiệp Lewis, Boca</small>

<small>Raton: CRC Press LLC trích trong tài liệu: Nguyễn Thi Kim Chi (2016), Pháp luật về giảiquyết tai nạn lao động và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Sơn La, Luận văn thạc sĩ luật học,Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.5.</small>

<small>3 Trường Dai hoc Lao động - Xã hội (2010), Giáo trình Bao hiểm xã hội, Hà Nội, tr.371.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

biểu hiện ra bên ngồi dé nhìn thấy, nhưng cũng có những trường hợp nhìn bề ngồi khơng thấy tơn thương nhưng thực chất đó là tai nạn ảnh hưởng đến một bộ phận nào đó của cơ thê (trường hợp bị ngạt khói hoặc bị ngộ độc cấp dẫn đến tử vong).

Hai là, về phạm vi, tai nạn lao động có thê xảy ra ở phạm vi rộng, khơng

<small>chỉ giới hạn trong khu vực của doanh nghiệp như trong thời gian nghỉ giải lao,</small>

ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc cơng việc tại nơi làm việc, mà cịn có thể xảy ra ở ngoài doanh nghiệp. Điều quan trọng

<small>là, tai nạn lao động là tai nạn xảy ra khi người lao động thực hiện nghĩa vụ lao</small>

động hoặc nhiệm vụ mà người sử dụng lao động yêu cầu hoặc giao cho. Nếu đáp ứng được yếu tô bị tai nạn trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực

<small>hiện cơng việc, nhiệm vụ lao động thì đó được xác định là người lao động bịtai nạn lao động.</small>

Như vậy, có thể hiểu khái niệm người lao động bị tai nạn lao động như sau: Người lao động bị tai nạn lao động là người lao động bị tai nạn gây ton thương cho bat kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liên với việc thực hiện nghĩa vụ lao động.

1.1.2. Khái niệm người lao động bị bệnh ngh nghiệp

Tương tự như tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng xuất hiện gắn liền với quá trình lao động của con người, là những rủi ro nghề nghiệp của người lao động. Trong quá trình lao động người lao động có thê phải tiếp xúc với những yếu tơ có hại của mơi trường làm việc, dần dan gây ảnh hưởng đến

<small>sức khỏe của người lao động.</small>

Theo quy định của ILO thì một bệnh mà người lao động mắc phải do

<small>ảnh hưởng của một yêu tô có hại nào đó trong q trình làm việc của mình</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

được gọi là bệnh nghề nghiệp. Các yếu tơ ảnh hưởng này có tính chất thường xuyên và kéo dai gây nên sự tích lũy tiềm tàng về bệnh tật cho cơ thê. *

Theo giáo trình Bảo hiểm xã hội của trường Đại học Lao động - Xã hội, bệnh nghé nghiệp là một hiện trạng bệnh ly mang tinh chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân gây bệnh do tác

<small>^ é ^ XY r ve 2 eA Sons A kK 5</small>

<small>động thường xuyên và kéo dai của điêu kiện lao động xâu.</small>

Cũng tương tự như tai nạn lao động, dấu hiệu "sắn liền với công việc, nhiệm vu lao động” chính là dấu hiệu quan trọng dé phân biệt giữa bệnh nghề nghiệp và bệnh thông thường. Điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp có thé là hệ qua của các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ âm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại... do các yếu tổ hóa học như các chất độc các chất phóng xạ... do các yếu tơ sinh hóa như sinh vật, vi sinh vật, các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, côn trùng... hoặc các yếu tố về tư thé lao động, độ tiện nghi về không gian nơi làm việc, mất vệ sinh, các yếu tố tâm lý khơng thuận lợi... Điều kiện có hại của nghé nghiệp tác động dan dan, phá hủy các bộ phận, chức năng của

<small>người lao động và sinh ra bệnh.</small>

Việc xác định bệnh nghề nghiệp phụ thuộc vào khả năng xác định yếu tố độc hại của môi trường lao động và trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi

<small>quôc gia.</small>

Bệnh nghề nghiệp không phải là loại bệnh lý thơng thường mang tính bam sinh hoặc phát sinh từ điều kiện sống, môi trường sống tự nhiên va xã hội mà phải xuất phát từ yêu tổ “nghề nghiệp”. Bệnh nghề nghiệp dứt khoát phải là loại bệnh lý do yếu tô độc, hại của nghề tác động vào cơ thé, qua các

<small>khí quan gây bệnh, có trường hợp tích tụ trong thời gian dài sau đó gây bệnh</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

(viéc tich tu bui phối, carbon, silicat nhiều năm gây ung thư, tiếp xúc TNT

nhiều năm gây đục thuỷ tinh thể mắt...), có trường hợp gây bệnh nhanh chóng (ví dụ nhiễm độc, nhiễm trùng nghề nghiép...).

Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh phát sinh có nguồn gốc từ nghề nghiệp đều được pháp luật cơng nhận là bệnh nghé nghiệp, nói cách khác, hiện đang có sự phân biệt giữa bệnh nghề nghiệp pháp định và bệnh nghề

<small>nghiệp y khoa.</small>

Theo các nhà khoa học, số lượng và loại bệnh nghề nghiệp trong thực tế nhiều hơn số lượng các bệnh đã được pháp luật quy định dé thực hiện chế độ đối với người lao động. Nói cách khác, chỉ những bệnh được pháp luật xác định, thừa nhận mới được coi là bệnh nghề nghiệp dé người lao động bị bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ.

Từ những phân tích trên, có thé đưa ra khái niệm người lao động bị bệnh nghề nghiệp như sau: Người lao động bị bệnh nghé nghiệp là người lao động bị bệnh phát sinh do làm việc ở mơi trường có yếu to độc hại.

1.2. Quan niệm về đảm bảo quyên lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trong bất kỳ xã hội nào người lao động luôn đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển, ồn định của một quốc gia và cũng là yếu tô quyết định việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ở đâu có lực lượng lao động hùng mạnh thì ở đó kinh tế và xã hội được đảm bảo, phát

<small>triên một cách ôn định và thịnh vượng.</small>

<small>Cùng với người lao động, công cụ lao động là thành tô cơ bản của lựclượng sản xuât ngày càng được cải tiên. Chính sự chun đơi, cải tiên và hồnthiện khơng ngừng này đã gây ra những biên đơi sâu sắc trong tồn bộ tư liệusản xt, xét cho cùng đây cũng là nguyên nhân cơ bản của sự cải tiên xã hội.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Trải qua các cuộc cách mạng khoa học, cùng với sự phát triển của sản xuất, khoa học ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Mặc dù vậy, lao động van là nhân tố hàng đầu khơng thé thiếu của mọi q trình sản xuất kinh doanh. Cho dù ngày nay, khoa học công nghệ đã phát triển đến trình độ tự động hố ở một số lĩnh vực, nhưng người lao động vẫn đóng vai trò then chốt trong việc quản lý và sử dụng các thiết bị, máy móc và cơng

<small>nghệ hiện đại.</small>

Song trên thực té người lao động luôn bi phụ thuộc về mặt tô chức, phụ thuộc về kinh tế, phụ thuộc về mơi trường làm việc vì người lao động là người trực tiếp thực hiện các công việc được người sử dụng lao động giao, do đó họ có thé sẽ phải thực hiện cơng việc của mình trong điều kiện môi trường 6 nhiễm, độc hại, không đảm bảo an toàn,... Những yếu tố nay anh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của họ. Do đó quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, trong đó có quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, đặc biệt là quyền lợi khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động trong q trình lao động là khó có thể được đảm bảo.

Vì vậy một trong những nhiệm vụ hàng đầu là phải đảm bảo được quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Có thể hiểu, “đảm bảo quyên lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp” là việc pháp luật lao động một mặt ghi nhận những quyền, lợi ích

nhất định cho người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mặt khác tạo điều kiện, tạo cơ chế để các quyền và lợi ích đó được thực hiện trên thực tế.

Đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chính là bảo đảm quyền lợi của một chủ thể quan trọng của xã hội. Trước hết là đảm bảo người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghé nghiệp được kịp thời chữa trị, được hưởng day đủ lương, được bồi thường chi phí

<small>điêu tri cũng như các quyền lợi khác khi đủ điêu kiện hưởng. Và hơn nữa là</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

đảm bảo quyền lợi của các thân nhân của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghé nghiệp bởi thu nhập của người lao động không chỉ để nuôi sống

bản thân người lao động mà cả thân nhân như vợ/chồng, con, cha mẹ...của

người lao động. Khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, họ sẽ bị giảm sút sức khỏe, suy giảm khả năng lao động dẫn đến giảm hoặc mat nguồn thu nhập từ lao động hoặc khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì đời sống của những thân nhân này sẽ gặp rất nhiều khó

<small>khăn, họ rât cân một khoản trợ câp đê ôn định đời sông.</small>

1.3. Sự cần thiết phải đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người lao động là lực lượng chủ yếu sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Để đảm bảo sự vững mạnh của lực lượng này yêu cầu phải chăm lo tốt cho sức khoẻ của họ. Chỉ khi có sức khoẻ tốt tinh thần lành mạnh người lao động mới hăng say làm việc tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng và năng suất

<small>cao đem lại lợi ích to lớn cho gia đình và xã hội.</small>

Tuy nhiên, trong quá trình lao động sản xuất khó tránh khỏi những rủi ro bất thường xảy ra ngoài ý muốn của con người. Tai nạn lao động, bệnh nghề

<small>nghiệp là loại rủi ro đặc trưng, gây ra những hậu quả to lớn cho người lao</small>

động và thân nhân của họ không chỉ là những thiệt hại về vật chất mà cả những thiệt hại về tinh than.

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây tôn thất về kinh tế của người lao động và thân nhân của họ. So với một số rủi ro khác mà người lao động có thể gặp phải như ốm đau, thai sản, thất nghiệp - người lao động có thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe hoặc tìm kiếm việc làm dé quay trở lại làm việc và có thu nhập, thì rủi ro từ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lại thường lay mat di một phan hoặc toàn bộ kha năng lao động của người lao động. Do đó, người lao động khó có thể tìm kiếm việc làm hoặc có việc làm nhưng với thu nhập thấp hơn trước. Ngoài ra, hậu quả của tai nạn lao động, bệnh nghề

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<small>nghiệp cịn kéo theo gia đình, con cháu người lao động bị tai nạn lao động,</small>

bệnh nghề nghiệp phải chịu nhiều thiệt thịi trong cuộc sống. Nhiều gia đình đã rơi vào tình trạng điêu đứng khi người lao động chính trong nhà chết vì tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà họ lại có nhiều con cịn q nhỏ hoặc gia

<small>đình chỉ cịn người già khơng cịn khả năng lao động mà trong khi nhà lại quá</small>

nghèo, không cịn nguồn thu nhập nào khác hoặc chỉ có nguồn thu nhập ít ỏi. Bên cạnh những tơn thất về kinh tế, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn khiến cho người lao động và thân nhân của họ chịu tổn thất nặng nè về tinh thần. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có thé làm chết người, gây ra nỗi đau đớn mất người thân của thân nhân người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hoặc làm cho nhiều người lao động bị suy giảm khả năng lao động, mất khả năng lao động nghĩa là bản thân họ phải chịu tàn tật đến suốt

<small>đời. Họ khơng có kha năng tự phục vụ bản thân, trở thành gánh nặng cho gia</small>

đình, khiến cho người lao động chịu tổn thất nặng né về tinh thần bởi không ai muốn trở thành người khuyết tật, người tàn phế.

Chính vì vậy, đảm bảo qun lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo đời sống, giảm gánh nặng về vật chat và tinh than cho người lao động và thân nhân của ho.

Tóm lại, vì rất nhiều lý do khác nhau, việc đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cần được đặt ra một cách cấp thiết. Điều này được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó pháp

<small>luật lao động và pháp luật an sinh xã hội đóng vai trị đặc biệt quan trọng bởi</small>

đây là ngành luật liên quan và bảo vệ trực tiếp người lao động.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

1.4. Pháp luật về đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1.4.1. Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo quyên loi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Nhà nước xây dựng, tô chức thực hiện pháp luật dé thực hiện chức năng

<small>quản lý xã hội. Pháp luật có đặc trưng là: do Nhà nước ban hành hoặc thừa</small>

nhận, có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với mọi cá nhân, tổ chức khi cá nhân, tổ chức đó vào những hồn cảnh, tình huống mà pháp luật dự liệu sẽ được Nhà nước đảm bảo thực hiện băng biện pháp cưỡng chế. Người lao động là chủ thê trực tiếp tham gia quá trình lao động, sản xuất tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội, tuy nhiên, trong q trình lao động khó tránh khỏi những nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Dé bảo vệ người lao động Nhà nước phải xây dựng, tổ chức thực hiện những quy định pháp luật đảm bảo quyên lợi của người lao động bị tai

nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được thể hiện như sau:

Thứ nhất, pháp luật là phương tiện thể chế hóa chính sách của Nhà nước thành các của quyên của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Các quyền đó được pháp luật xác định và mang tính bắt buộc, được xã hội và Nhà nước thừa nhận, bảo vệ. Nếu khơng có sự thừa nhận của xã hội thông qua pháp luật thì các quyền vốn có của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chưa trở thành quyền thực sự. Ngược lại, quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đã được quy định trong pháp luật thì nó sẽ trở thành quyền pháp định, là ý chí chung của

<small>5 Nguyễn Văn Động (2014), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 281-283.</small>

<small>7 Triệu Ngọc Tho (2017), Pháp luật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thực tiễn thi</small>

<small>hành tại tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.9</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<small>toàn xã hội, được xã hội thừa nhận phục tùng, được quyên lực Nha nước tôntrọng bảo vệ.</small>

Thứ hai, pháp luật là công cụ sắc bén của Nhà nước trong việc đảm bảo thực hiện các quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tính sắc bén của pháp luật trong việc thực hiện bảo vệ quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được thể hiện ở việc, các quyền đã được quy định, được đảm bảo băng bộ máy, cách thức tác động quyền lực của Nhà nước, khi cần thiết thì Nhà nước sử dụng các biện pháp cưỡng chế bảo đảm cho các quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được thực hiện. Bên cạnh đó, nhờ hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật mà mọi hành vi vi phạm quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có khả năng bị phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp

Thứ ba, pháp luật là tiền dé, nên tảng tạo cơ sở pháp lý dé người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dau tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Ư đây pháp luật được xem xét không chỉ với tư cách

<small>là công cụ, phương tiện của Nhà nước mà cịn là cơng cụ, vũ khí của người</small>

lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dé thực hiện, bảo vệ quyền lợi của họ. Quyên của người lao động bi tai nạn lao động, bệnh nghé nghiệp có thé bị xâm phạm từ phía các cơ quan, tơ chức, đặc biệt là từ người sử dụng

lao động bởi trong mối quan hệ này, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh

nghề nghiệp là người bị quản lý và chịu sự điều hành nên họ luôn luôn ở vị thế bắt lợi. Trong điều kiện đó, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề

<small>nghiệp khơng có vũ khí, phương tiện nào khác hữu hiệu hơn là sử dụng pháp</small>

luật dé dau tranh tự bảo vệ lay các quyền và lợi ích của mình. Chi có pháp luật, bằng các quy phạm pháp luật quy định chặt chẽ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tô chức, các quyền và

<small>nghĩa vụ của người sử dụng lao động, các quyên và nghĩa vụ của người lao</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

động, mới tạo nên cơ sở pháp lý vững chắc để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hơn nữa, với việc tổ chức thực hiện pháp luật đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hiệu quả trong thực tế, người lao động có niềm tin vào vai trị quản lý và chính sách an sinh xã hội của Nhà nước cũng như niềm tin đối với người sử dụng lao động, qua đó người lao động sẽ cố găng khắc phục, vượt qua khó khăn trong cuộc sống, hăng say lao

<small>động khi phục hôi sức khỏe và trở lại làm việc.</small>

Từ những phân tích ở trên, có thé thấy pháp luật có vai trị quan trọng hàng đầu trong việc bảo đảm quyền lợi của người lao động bị tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp. Dé phát huy day đủ vai trò quan trọng của pháp luật trong việc bảo đảm quyền lợi của người lao động thì phải thể chế hóa quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghé nghiệp thành các quy định cu thé trong hệ thống pháp luật, phải có cơ chế bảo đảm cho các quyền đó được thực hiện trong thực tế, tạo thành cơ chế đảm bảo pháp lý quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nói cách khác, đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chính là đảm bảo thực hiện quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng pháp luật.

1.4.2. Nội dung pháp luật về đảm bảo quyên lợi của người lao động bị tai nạn lao dộng, bệnh nghề nghiệp

1.4.2.1. Pháp luật quy định các quyền lợi cụ thể của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Với tinh thần bảo vệ người lao động một cách toàn diện, bảo vệ tất cả các quyền của người lao động khi tham gia quan hệ lao động, pháp luật luôn coi trọng và bảo vệ các quyền nhân thân của người lao động, trong đó bao gồm việc đảm bảo quyên lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Các quyên lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghé nghiệp có thé do các chủ thé khác nhau đảm bao: đó có thé là người sử dụng lao động hoặc một loại Quỹ bảo hiểm cho người lao động. Nói cách khác, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có thể được hưởng các quyền lợi từ phía người sử dụng lao động va các quyền lợi từ chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Khi xảy ra bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm kịp thời sơ cứu, cấp cứu (đối với người lao động bị tai nạn lao động) và đưa người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đi điều trị tại cơ sở y tế. Bởi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra nguyên nhân chủ yếu do người sử dụng lao động không thực hiện tốt cơng tác an tồn

<small>vệ sinh lao động tại nơi làm việc.</small>

Người lao động được hưởng các chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có thể ké đến như: giám định y khoa, trợ cấp thương tật, bệnh tật; hỗ trợ chuyên đôi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc. Trong đó, trợ cấp thương tật, bệnh tật được xác định là chế độ có vai trò quan trọng đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghé nghiệp. Khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, họ có thé bi mat một phan hoặc toàn bộ khả năng lao động do đó thu nhập từ lao động bị giảm hoặc mất. Vì vậy, người lao động cần một khoản trợ cấp tương xứng dé đảm bảo cuộc sống cho

<small>bản thân và gia đình. Tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động mà</small>

người lao động có thể được hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng do người

<small>sử dụng lao động đảm bảo chi trả.</small>

Sau khi thương tật, bệnh tật được điều trị ôn định, người lao động được giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động. Việc giám định y khoa xác định mức suy giảm khả năng lao động là căn cứ dé tính mức

<small>trợ câp và mức hưởng các chê độ khác của người lao động. Nêu người lao</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

động bi tai phát thương tật, bệnh tat thì họ sẽ được di giám định y khoa lai dé xác định lại mức trợ cấp cho phù hợp.

Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghé nghiệp, người lao động có thé bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thê, trong trường hợp này người lao động được cấp một khoản tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt,

<small>dụng cụ chỉnh hình như xe lăn, nạng, chân giả, máy trợ thính... tùy thuộc vàotình trạng thương tật, bệnh tật của người lao động, người lao động bị tai nạn</small>

lao động, bệnh nghé nghiệp dẫn đến mức suy giảm lao động nặng, không thé tự phục vụ nhu cau sinh hoạt thiết u cho bản thân thì ngồi mức trợ cấp hàng tháng người lao động còn được bảo đảm thêm các khoản trợ cấp khác dé mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt và trợ cấp phục vụ. Đây là các quyền

<small>lợi mà Quỹ bảo hiém có trách nhiệm chi trả.</small>

Thu nhập của người lao động không chỉ để nuôi sống bản thân người lao

<small>động mà còn cả thân nhân của người lao động là những người người lao động</small>

có trách nhiệm chăm sóc, ni dưỡng. Vì vậy, khi người lao động chết do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dẫn đến mat nguồn thu nhập, ảnh hưởng đến cuộc sống của những người thân trong gia đình thì thân nhân của người lao động được hưởng một mức trợ cấp để đảm bảo giúp cho họ vượt qua khó khăn trước mat và nỗi đau tinh thân, giúp họ lây lại niềm tin trong cuộc sông.

Người lao động sau khi điều trị 6n định thương tật, bệnh tật do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa hồn tồn héi phục thì người lao động được nghỉ dưỡng sức đề phục hồi sức khỏe.

Theo Công ước số 121 của ILO, các chế độ mà người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ được hưởng là: chăm sóc sức khỏe và trợ cấp kèm theo cho người có tình trạng sức khỏe yêu như khám đa khoa và chuyên khoa nội trú và ngoại trú bao gom tham bénh tai nha; kham nha khoa, cham sóc sức khỏe tai nhà, tại bệnh viện, cung cấp thuốc men, trang thiết bị y té

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

(Điều 10, 11, 12); trợ cấp bằng tiền theo các chế độ nêu trong khoản b, c và d Điều 6, Điều 13 đến Điều 22. Quyền được hưởng trợ cấp không phụ thuộc vào thời gian làm việc, thời gian đóng bảo hiểm. Trợ cấp được trả trong suốt thời gian hưởng: trong trường hợp mất khả năng lao động thì khơng cần trả trợ cấp bằng tiền mặt trong 3 ngày đầu tiên nếu luật pháp của một nước thành viên quy định một khoảng thời gian chờ hưởng trợ cấp vào ngày Cơng ước này có hiệu lực, nhưng nước đó phải trình bày lý do thực hiện điều khoản này vào báo cáo Công ước nộp cho Tổ chức Lao động quốc tế theo Điều 22 của Điều lệ Tổ chức hoặc khi nước thành viên đó thực hiện một tuyên bố ngoại lệ. Đặc biệt, Công ước số 121 cũng quy định rõ ràng, cụ thé trách nhiệm chung của các nước thành viên đối với việc cung cấp các trợ cấp và phải thực hiện mọi biện pháp thực hiện mục tiêu đó. Các nước thành viên phải cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng để giúp người tàn tật trở lại công việc trước đây... (Điều 25, Điều 26).

Ở Đức, pháp luật quy định khi xảy ra tai nan lao động, bệnh nghé nghiệp, người lao động sẽ được người sử dụng lao động trả số tiền đền bù bằng 80% số tiền kiếm được và tối đa là bằng số tiền công thuần túy của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian điều trị. Tổ chức bảo hiểm chịu trách nhiệm chi trả chi phí y tế va các trợ cấp khác”. Theo đó, các quyền lợi cụ thể của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

Tứ nhất, chi phí chăm sóc y tế. Người lao động sẽ được cung cấp chi phí chăm sóc y tế tồn diện, bao gồm chăm sóc y tế, phục hồi chức năng, nghề nghiệp, phương tiện trợ giúp sinh hoạt và trợ cấp phục vụ giúp việc nhà).

Thứ hai, hỗ trợ đào tạo nghề. Các tô chức/hiệp hội bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có trách nhiệm thực hiện các biện pháp hỗ trợ nghề

<small>Š </small>

<small>:8080/index.php/tai-lieu/tai-lieu-bien-tap/item/407-cha-da-tai-na-n-lao-da-ng-ba-nh-ngha-nghia-p-a-ma-t-sa-nua-c-tra-n-tha-gia-i-va-kinh-nghia-m-cho-via-t-nam, truy cap ngay 15/4/2018.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

nghiệp nhăm khôi phục lại nghé, đặc biệt đảm bảo chi phi cho việc bồi dưỡng, đào tạo người lao động dé thích nghi lại với cơng việc. Trong thời gian thích nghi lại với cơng việc, người lao động cịn nhận được “tiền quá độ”, tiền này

<small>cũng được trả trong trường hợp người đó khơng có khả năng làm việc hoặckhơng đi làm được.</small>

Thứ ba, trợ cap thương tật. Sau 13 tuần nếu khả năng lao động của người bi tai nạn giảm it nhất 20% thì người lao động bị tai nạn lao động sẽ được hưởng chế độ trợ cấp thương tật. Nếu khơng cịn khả năng lao động, người lao động bị tai nạn lao động sẽ được đền bù tiền “trợ cấp thương tật đầy đủ”, có giá trị băng 2/3 số tiền kiếm được trong một năm lao động. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có it nhất một con được nhận số tiền quá độ bằng 80% tiền công và nếu ni vợ hoặc chồng khơng đi làm thì tiền quá độ là 70% đến tối đa là số tiền công thuẫn túy.

Thi tư, tiền tuất trong trường hợp người lao động bị chết. Nếu người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thân nhân sẽ nhận được một khoản tiền mai táng phí, tiền mai táng phí được quy định như nhau đối

<small>với mọi người lao động. Ngoài ra thân nhân của người lao động còn được</small>

nhận tiền dưỡng cấp. Mức dưỡng cấp là 20% thu nhập bảo hiểm cho mỗi trẻ m6 côi dưới 18 tuổi (dưới 27 tuổi nếu là sinh viên), nếu trẻ mơ cơi cả cha lẫn mẹ thì mức trợ cấp là 30% thu nhập. Trợ cấp còn được trả cho vợ hoặc chồng góa, thậm chí cả người vợ hoặc chồng cũ đã li di, cha mẹ của người lao động, mức trợ cấp là 20% thu nhập cho mỗi thân nhân.

<small>Pháp luật Thái Lan quy định người lao động bị tai nạn lao động, bệnh</small>

nghề nghiệp được hưởng các quyền lợi sau: được bồi thường ở tat cả các mức thương tật; được trả các chi phí y tế: quyền lợi khi bị thương tật tạm thời hoặc bị thương tật vĩnh viễn; được hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng; được hưởng các dịch vụ phục hồi chức năng gồm điều trị y tế, mổ, nằm viện bao gom cả trang thiết bị nếu họ bị tàn tật do bị thương dé giúp họ trở nên độc lập

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

về thé lực; được dao tạo lại nghề; quyền lợi bồi thường khi chết: tiền mai táng

phí, trợ cấp một lần, thân nhân người lao động được nhận trợ cấp hàng tháng theo luật định. Người lao động không được bồi thường trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động do bị ngộ độc hay say rượu do bản thân hoặc do cô y tự sát hoặc do cau tha vơ ý thức.”

Có thé thấy, pháp luật các nước đều quan tâm đến quyên lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và quy định cụ thể về các chế độ và mức hưởng chế độ cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhăm hỗ trợ một phần thu nhập bị giảm sút hoặc bị mất cho người lao

<small>động, giup người lao động va thân nhân của họ vượt qua khó khăn, đảm bảo</small>

cuộc sống. Tuy thuộc vào điều kiện kinh té - xã hội, chính sách an sinh xã hội

của từng nước mà các nước có quy định khác nhau về chế độ và mức hưởng các chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên các nước đều quy định mức hưởng trợ cấp phải đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

1.4.2.2. Pháp luật xác định các biện pháp bảo đảm quyên lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu hiện nay. Quan tâm bảo vệ quyên lợi cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đồng nghĩa với việc xác định các biện pháp đảm bảo quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Pháp luật xác định các biện pháp bảo đảm gồm: Khiếu nại, tổ cáo; Khởi kiện tại tòa án và xử phat vi

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<small>e Khiêu nai</small>

Theo từ điển Tiếng Việt, khiếu nai là sự đề nghị co quan có thâm quyền xét một việc làm mà mình khơng đồng ý, cho là trái phép hay không hợp lý. '°

Như vậy, khiếu nại là đề nghị của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính hay hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động. Đề nghị này xuất phát từ nhận thức chủ quan của người lao động cho rằng quyền và lợi ích chính đáng của mình bị xâm phạm. Cơ quan có thấm quyền chỉ có thể kết

<small>luận có vi phạm hay khơng sau khi đã xem xét một cách khách quan va thận</small>

trọng nội dung vụ việc với điều kiện được cung cấp day đủ tài liệu có liên

Khi nhận thấy quyên lợi của mình khơng được đảm bảo, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sử dụng quyền khiếu nại một cách tự giác ma không phải phụ thuộc vào hành vi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động và quyền này không thé bị hạn chế bởi các văn bản dưới luật. Pháp luật nghiêm câm mọi hành vi cản trở việc thực hiện quyên khiếu nại; de doa, trả thù, trù dập người khiếu nại; bao che cho người bị khiếu nại; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại.

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có thé thực hiện qun khiếu nại dưới hai hình thức: văn bản (đơn khiếu nại) hoặc trình bay trực tiếp.

Việc các co quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và giải quyết khiếu nại là một trong những biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; góp phần phát hiện

<small>'!_ Viện Ngơn ngữ học, Tir điển Tiếng Việt, Hoàng Phê (Chủ biên), Nxb Đà Nẵng — Trung</small>

<small>tâm từ điên học, Hà Nội — Da Nang, 1995, tr.483.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<small>những hành vi vi phạm của người sử dụng lao động va từ đó đưa ra những</small>

biện pháp khắc phục.

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện quyền khiếu nại phải là người có năng lực hành vi đầy đủ. Trường hợp, người lao động bi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có nhược điểm về thê chất hoặc vì lý do khách quan khác mà khơng thể tự mình khiếu nại thì phải thơng qua người đại diện theo pháp luật dé thực hiện quyên khiếu nại; khi thực hiện việc khiếu nại, người đại diện phải có giấy tờ để chứng minh với cơ quan nhà

<small>nước có thâm quyên về việc đại diện hợp pháp của minh.</small>

Có thé thay, một mặt, khiếu nại là hình thức phản ứng tích cực của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với những hiện tượng vi phạm các quyên và lợi ích của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được pháp luật bảo vệ; mặt khác, khiếu nại là biện pháp ngăn chặn và loại trừ

<small>vi phạm.</small>

Do vậy, có thé kết luận rằng khiếu nại là công cụ bảo vệ và khơi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

e TỐ cáo

Theo Từ điển Tiếng Việt, tố cáo là báo cho mọi người hoặc cơ quan có thâm quyên biết người hoặc hành động phạm pháp nào dó hay vạch trần hành

<small>^ HA = A* 7 . `" RK > ^ z = v 11</small>

<small>động xâu xa hoặc tội ác cho mọi người biệt nhăm lên án, ngăn chan.</small>

<small>Ở các nước, người ta quan niệm tô cáo là một hình thức thơng tin giúp</small>

<small>cho các cơ quan nhà nước đâu tranh có hiệu qua đơi với các hành vi vi phạmpháp luật và tô cáo vừa là quyên, vừa là nghĩa vụ của công dân. Pháp luật các</small>

nước đều có xu hướng khuyến khích mọi người phát hiện và thông báo cho

<small>!!_Từ điển Tiếng Việt, nxb Da Nẵng, 2002, tr.1008.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

cơ quan nhà nước về những hành vi vi phạm pháp luật. Ở nhiều nước như Mỹ,

Hàn Quốc,. .. nguoi ta lập ra các hom thư đặc biệt hoặc các đường dây điện

thoại nóng dé tiếp nhận các thông tin tố cáo 24/24 giờ. 7

<small>Tương tự như khiêu nại, tô cáo là việc người lao động báo cho cơ quan,tơ chức, cá nhân có thâm quyên biệt vê hành vi vi phạm pháp luật của bat cứcơ quan, tô chức, cá nhân, người sử dụng lao động nào gây thiệt hại hoặc đedọa gây thiệt hại lợi ích của người lao động.</small>

Thực hiện quyền tơ cáo, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không chỉ bảo vệ được các quyền và lợi ích chính đáng của mình mà cịn góp phần ngăn chặn, tiến tới loại trừ những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề

<small>nghiệp khác.</small>

<small>b. Xử phạt vi phạm</small>

<small>Xử phạt vi phạm hành chính là hành vi của cơ quan nhà nước, nhà chức</small>

trách có thâm quyền áp dụng chế tài hành chính dé xử lý đối với các hành vi

<small>vi phạm pháp luật khơng thuộc phạm vi các tội hình sự đã được quy định</small>

trong Bộ luật hình sự, và do các cá nhân, cơ quan hay tô chức thực hiện một cách cô ý hoặc vô ý.

Như vậy, xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quyên lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là việc các cá nhận, tổ chức, cơ quan có thấm quyền áp dụng chế tài hành chính dé xử lý đối với các hành vi vi phạm quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do người sử dụng lao động thực hiện một cách cỗ ý hoặc vô ý.

Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động cưỡng chế mang tính quyền

<small>lực nhà nước. Hoạt động này là việc áp dụng các hình thức xử phạt và các</small>

<small>'2 Van phịng Quốc Hội (1997), Kinh nghiệm giải quyết khiếu nại, tô cáo của một số nước</small>

<small>trên thé giới, Tài liệu lưu văn phòng Quoc Hội.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

biện pháp cưỡng chế hành chính đối với người sử dụng lao động vi phạm hành chính. Nói cách khác, thực chất của xử phat vi phạm hành chính là việc áp dụng các chế tài xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác do cơ quan nhà nước, người có thâm quyên tiến hành đối với

<small>người sử dụng lao động vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.</small>

Việc áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trước hết là nhằm mục đích răn đe, trừng phạt người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Ngoài ra, việc xử phạt vi phạm hành chính cũng nhằm giáo dục người sử dụng lao động ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng các quy tắc của đời sống xã hội; ngăn

<small>chặn và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật của người sử dụng lao</small>

động có thê xay ra, gop phan giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bao đảm quyên lợi hợp pháp của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề

c. Yêu cầu giải quyết tranh chấp

Ngoài quyên khiếu nại, tố cáo và xử phạt vi phạm, khi bị vi phạm quyền

<small>lợi từ phía người sử dụng lao động, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh</small>

nghề nghiệp cũng có thể yêu cầu giải quyết tranh chấp theo thủ tục về giải quyết tranh chấp lao động.

<small>Theo Từ điên Tiêng Việt thì tranh châp nói chung được hiêu là việc</small>

<small>_ A 7y bị ẻ F ais A ~ A x ^ X 1 Má ~ »</small>

giành nhau một cách giăng co cái không rõ thuộc về bên nào. ” Sở dĩ xảy ra tranh chấp là do mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên tranh chấp.

Hiện nay, vấn đề tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động đều được đặt ra trong pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới. Tuỳ theo đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia mà khái niệm tranh chấp

<small>lao động được hiêu khác nhau.</small>

<small>'S Trung tâm Từ điển học (1996), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Da Nẵng, tr.989.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>Theo pháp luật Malaysia tại Mục 2 Luật quan hệ lao động năm 1967</small>

định nghĩa: “Tranh chấp lao động là bat kỳ một sự tranh chấp nào giữa người sử dụng lao động với người lao động có liên quan đến việc làm hay không, hoặc các điều khoản của việc làm hoặc các diéu kiện việc lam của bất cứ

<small>người lao động nào)”.</small>

Theo pháp luật Singapore, tranh chấp lao động được hiểu là bất cứ tranh chấp nào xảy ra giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc giữa

<small>người lao động và người lao động, hoặc giữa người sử dụng lao động và</small>

người sử dụng lao động có liên quan đến việc làm hoặc không làm việc, hoặc các điều khoản của việc làm hoặc các điều kiện làm việc của bất cứ người nào (Điều 2 Đạo luật tranh chấp lao động). ”

Quan niệm về tranh chấp lao động của pháp luật hai quốc gia Singapore và Malaysia cho thấy tranh chấp lao động là các mâu thuẫn, xung đột về quyền và lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động dù có liên quan đến việc làm hay không, các điều khoản của việc làm hoặc các điều kiện

<small>làm việc của người lao động nào đó.</small>

Như vậy, khái niệm tranh chấp lao động giữa người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và người sử dụng lao động có thể hiểu như sau: Tranh chấp lao động giữa người lao động bi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và người sử dụng lao động là tranh chấp giữa người lao động hoặc một nhóm người lao động với người sử dụng lao động về quyên lợi hợp pháp của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do người sử dung

<small>lao động đảm bảo.</small>

<small>'* Trung tâm hỗ trợ phát triển quan hệ lao động (2012), 100 thuật ngữ thông dụng nhất vềquan hệ lao động được quốc tế sử dụng, Nxb. Lao động — xã hội, Hà Nội, tr.54.</small>

<small>' Trần Ngọc Thích (2008), Giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật Singapore và</small>

<small>Malaysia — Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào điều kiện thực tiễn ở Việt Nam,Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, tr.33.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Việc giải quyết tranh chấp lao động giữa người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và người sử dụng lao động nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thu nhập của người lao động không chỉ là nguồn sống chủ yêu của người lao động mà còn là của nhân thân người lao động. Khi tranh chấp xảy ra và khơng được giải quyết thỏa đáng thì khơng chỉ ảnh hưởng đến đời sống của bản thân người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà cịn khiến cuộc sống của gia đình họ gặp khơng ít khó khăn. Thơng qua việc giải quyết tranh chấp lao động giữa người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và người sử dụng lao động, những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của người lao động sẽ được đáp ứng, quyén và lợi ích hợp pháp của người lao động sẽ được đảm

Nhu vậy, có thé đưa ra khái niệm giải quyết tranh chấp lao động giữa người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghè nghiệp và người sử dung lao động như sau: Giải guyết tranh chấp lao động giữa người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và người sử dung lao động là việc các cơ quan nhà nước, tơ chức, cá nhân có thẩm quyền tiễn hành những thủ tục theo luật định nhằm giải quyết những tranh chấp lao động phát sinh giữa người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghệ nghiệp với người sử dụng lao động về việc dam bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động bị tai nan lao động, bệnh nghệ nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ở Chương 1, luận văn đã nghiên cứu khái niệm “người lao động bi tai nạn lao động” và “người lao động bị bệnh nghề nghiệp” thông qua những khái niệm, quy định về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

<small>Bên cạnh đó, chương này đê cập đên những quan điêm về việc đảm bảoquyên lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghê nghiệp cũng nhưsự cân thiệt của việc dam bảo các quyên lợi của những người lao động bị tai</small>

nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đó.

<small>Đơng thời, ở chương này luận văn cũng đã nêu ra được các khía cạnhcủa pháp luật vê đảm bảo quyên lợi của người lao động bị tai nạn lao động,</small>

bệnh nghề nghiệp như sau:

Một là, vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghé nghiệp. Theo đó, pháp luật có ba vai trị chính: (1) pháp luật là phương tiện thể chế hóa chính sách của Nhà nước thành các của quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; (2) pháp luật là công cụ sắc bén của Nhà nước trong việc đảm bảo thực hiện các quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; (3) pháp luật là tiền đề, nền tảng tạo cơ sở pháp lý để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đấu tranh bảo vệ các quyên và lợi ích hợp

<small>pháp của họ.</small>

Hai là, nội dung pháp luật về đảm bảo quyên lợi của người lao động bi tai nạn lao dong, bệnh nghề nghiệp, cụ thé: Pháp luật quy định các quyên lợi cụ thé của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đồng thời pháp luật xác định các biện pháp bảo đảm quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<small>CHƯƠNG 2</small>

NOI DUNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VA AN SINH XÃ HOI HIEN HANH VE DAM BẢO QUYEN LỢI CUA NGƯỜI LAO ĐỘNG

BI TAI NAN LAO DONG, BENH NGHE NGHIEP VA THUC TIEN

<small>THUC HIEN</small>

2.1. Các quyền lợi của người lao động bi tai nan lao động, bệnh nghề

<small>nghiệp do người sử dụng lao động đảm bảo</small>

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được người sử dụng lao động đảm bảo các quyên lợi sau đây:

Thứ nhất, được xử lý sự cỗ, ứng cứu khẩn cấp.

Căn cứ tại điểm a Khoản 2 Điều 19 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015

<small>quy định: “Người sw dung lao động phải ra lệnh ngừng ngay hoạt động của</small>

máy, thiết bị, việc sử dung vật tu, chat, hoat động lao động tại noi làm việc có nguy cơ gây tai nan lao động, sự cô kỹ thuật gây mat an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc nếu các nguy cơ xảy ra tai nan lao động de doa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động chưa được khắc phục; thực hiện các biện pháp khắc phục, các biện pháp theo phương án xử ly sự cố kỹ thuật gây mắt an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, ứng cứu khẩn cấp để tô chức cứu người, tài sản, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho

<small>người lao động, người xung quanh nơi làm việc, tài sản và môi trường; kịp</small>

thời thông báo cho chính quyên địa phương nơi xảy ra sự cố hoặc ứng cứu

<small>khan cáp”</small>

<small>Khi xảy ra tai nạn lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực</small>

hiện ngay các biện pháp xử ly sự cố, ứng cứu khan cấp, khắc phục hậu quả như: ra lệnh ngừng ngay hoạt động gây tai nạn lao động: sơ cứu, cấp cứu

<small>người lao động bị tai nạn lao động và đưa người lao động bị tai nan lao động,</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

bệnh nghề nghiệp di điều trị tại cơ sở y tế... Việc này nhằm làm giảm thiểu va

khoanh vùng thiệt hại xuống mức thấp nhất, ngăn chặn các tôn hại có thê lan

rộng và nghiêm trọng hơn. Đối với tính mạng, sức khỏe người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, việc ứng cứu khan cấp có thé làm giảm mức độ thương ton, đồng thời giúp ích cho quá trình điều trị, phục hồi sức khỏe.

Đề ngăn chặn, giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, pháp luật quy định người sử dụng lao động phải tổ chức diễn tập theo định kỳ và phải chuẩn bi đầy đủ các trang thiết bị y tế dé đảm bảo sơ cứu cho người lao động bị tai nạn lao động. Việc này trước hết nâng cao hiểu biết và tầm quan trọng của công tác khắc phục sự cố tai nạn lao động đối với cả người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời nâng cao kĩ năng, khả năng ứng cứu, cấp cứu kịp thời của người sử dụng lao động khi tai nạn xảy ra. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định người lao động có quyền từ chối làm cơng việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình và nghiêm cắm người sử dụng lao động buộc người lao động làm việc tại nơi có nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Thứ hai, được thanh tốn chỉ phí y tế sơ cấp, cấp cứu và điều trị.

Khoản 2 Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm trong việc thanh tốn chi phi y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ôn định cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

- Thanh tốn phần chi phí đồng chi trả và những chi phí khơng năm trong danh mục do bảo hiểmy tế chỉ trả đối với người lao động tham gia bảo hiểmy tế.

- Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<small>dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm</small>

khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.

- Thanh tốn tồn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểmy tế.

Theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014, người lao động ký kết hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên phải đóng bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều người lao động thuộc nhóm đối tượng bắt

buộc tham gia bảo hiểm khơng được đóng bảo hiểm. Vì thế, khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có tham gia bảo hiểm y té thi người sử dụng lao động va tổ chức bao hiểm sé cùng chia sẻ trách nhiệm chi trả chi phí điều trị lần đầu cho đến khi điều trị 6n định xuất viện cho người lao động. Trong trường hợp mà người lao động khơng tham gia bảo hiểmy tế thì

<small>người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả tồn bộ chi phí khám chữa</small>

bệnh cho người lao động từ khi sơ cứu, cấp cứu cho đến khi điều trị ôn định. Ở Việt Nam, phần lớn người lao động có thu nhập thấp hoặc trung bình, họ phải đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của bản thân đồng thời ni sống gia đình. Khi bị tai nạn lao động, người lao động vừa bị tôn hại về sức khỏe, tính

mạng, phải chi trả chi phí điều trị phục hồi, lại vừa mat đi sức lao động, mất

đi khoản thu nhập lẽ ra có thé kiếm được trong thời gian điều trị... Do đó, nếu như khơng quy định trách nhiệm đồng chi tra chi phí điều trị phục hồi của

<small>người sử dụng lao động, người lao động và những người phụ thuộc họ sẽ lâm</small>

vào tình cảnh khó khăn. Vì thế, pháp luật quy định trách nhiệm chi trả chi phí điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhằm đảm bảo nguyên tắc bảo vệ người lao động - bên yêu thế hơn của quan hệ lao động.

Thứ: ba, được trả đủ tiền lương theo hop đồng lao động trong thời gian

<small>điều tri.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Trong thời gian người lao động nằm viện điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu người sử dụng lao động không trả lương cho người lao động, ho sẽ mat đi nguồn thu nhập, điều này không những ảnh hưởng đến cuộc sống

<small>của người lao động mà còn cả những người người lao động có trách nhiệm</small>

chăm sóc, ni dưỡng. Vì thế, pháp luật quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghé nghiệp trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động (khoản 3 Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015) nhằm hỗ trợ về kinh tế cho người lao động dé họ có nguồn thu nhập lo cho bản thân và thân nhân của họ, giúp họ vượt qua khó khăn trong thời gian nằm viện điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Tuy nhiên, trường hợp hợp đồng lao động của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hết thời hạn trong quá trình điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc điều trị chưa 6n định sẽ xử lý như thế nào thì pháp luật chưa có quy định cụ thể về vẫn đề này. Nhưng theo nguyên tắc của các quy định pháp luật hiện hành, người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghé nghiệp trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.

<small>Thư tu, được giới thiệu di khám giảm định y khoa xác định mức độ</small>

suy giảm khả năng lao động, được điều trị điều dưỡng, phục hồi chức

<small>năng lao động.</small>

<small>Người sử dụng lao động có trách nhiệm giới thiệu người lao động bị tai</small>

nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đi khám giám định y khoa dé xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động (Khoản 6 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015).

<small>Người sử dụng lao động cịn có trách nhiệm trả phí khám giám định</small>

mức suy giảm kha năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<small>kha năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao</small>

động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa ( điểm b Khoản 2 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015).

Thứ năm, được bù dap thiệt hại bằng vật chất với một trong hai hình thức: bơi thường và trợ cấp.

e Về bồi thường:

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 04/2015/TT-BLDTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người lao động sẽ được người sử dụng lao động bồi thường trong các trường

<small>hợp sau đây:</small>

<small>- Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ</small>

5% trở lên hoặc bị chết mà không do lỗi của người lao động.

- Người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc của cơ quan pháp y có thâm quyên bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc trước khi chuyên làm công việc khác, trước khi thôi việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bệnh nghề nghiệp theo kết quả thực hiện khám giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ.

<small>Trường hợp người lao động bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân</small>

theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác (không

<small>phải là bản thân người lao động bị tai nạn) gây ra hoặc không xác định được</small>

</div>

×