Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

skkn ngữ văn thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 31 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức phát động tồn quốc tri<i>ển khai “Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì </i>

<i>một trường học hạnh phúc”. Thông điệp được đưa ra để hướng đến môi trường </i>

sư phạm lành mạnh, văn minh, thân thiện với giá trị cốt lõi: “Yêu thương, an

<i>toàn và tơn tr</i>ọng”.

Ch<i>ủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng khẳng định: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Như vậy, </i>

hạnh phúc là mưu cầu của mỗi cá nhân, là cái đích vươn đến, là mục tiêu phấn đấu trong cuộc đời của mỗi con người. Đó cũng là nền tảng vô cùng quan trọng để xây dựng một đất nước phồn vinh, giàu mạnh. Vì vậy, với mỗi người được sống trong một đất nước phồn vinh, giàu mạnh là một khát vọng cao đẹp. Giáo dục sẽ góp phần khơng nhỏ trong q trình xây dựng một đất nước phồn vinh, giàu mạnh ấy.

Với học sinh, để có thể được hạnh phúc, trước hết là được sống trong một gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân. Bên cạnh đó, các em cần được trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc - nơi các em được học tập, được vui chơi, được chia sẻ, thấu hiểu, yêu thương và tôn trọng.

Câu h<i>ỏi lớn đặt ra là: Làm như thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường </i>

<i>là một ngày vui, giáo viên đến trường mỗi ngày là một niềm hạnh phúc? </i>

Đặc biệt, đối với các em học sinh lớp 8,9 - những học sinh cuối cấp tại mái trường THCS, các em đang có sự phát triển phức tạp về tâm sinh lí, làm thế nào để các em khơng chỉ được tiếp thu tri thức mới mẻ, mà còn cảm thấy “hạnh phúc” trong từng tiết học?

Môn Ng<i>ữ văn có một lợi thế rất lớn để xây dựng “giờ học hạnh phúc”.</i>

B<i>ởi ở bộ mơn này, người ta tìm được “cánh cửa bước vào tâm hồn con người”.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<i>Bởi “Văn học là nhân học”. Câu chữ trên mỗi tác phẩm còn là hơi thở, huyết </i>

mạch của cuộc đời, nhịp đập trái tim của tác giả. Và con đường của Ngữ văn cũng là con đường kết nối trái tim với trái tim.

Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: <i><b>“Một số giải pháp góp phần xây </b></i>

<b>II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT</b>

<b>II.1. Mô tả giải pháp kỹ thuật trước khi tạo ra sáng kiến:</b>

<i><b>Đề tài sáng kiến: “Một số giải pháp góp phần xây dựng giờ học hạnh phúc trong chương trình Ngữ văn lớp 8, lớp 9 THCS” được nghiên cứu với </b></i>

mục đích:

- Giúp cho mỗi học sinh được hạnh phúc mỗi khi đến trường, trong mỗi tiết học, đặc biệt là giờ học Ngữ văn. Học sinh khơng chỉ được học kiến thức mà cịn được bồi dưỡng tâm hồn, giáo dục đạo đức, trau dồi kĩ năng sống, có nguồn hứng thú học tập lớn lao. Xây dựng lớp học hạnh phúc cịn góp phần giúp những học sinh chậm tiến bộ trở nên tiến bộ nhanh hơn, yêu thích giờ học hơn, nâng cao chất lượng học tập.

- Giúp giáo viên có những giải pháp thiết thực để giải tỏa những áp lực, căng thẳng trong quá trình dạy học và giáo dục của mình. Từ đó, giáo viên u nghề hơn và thành công hơn trong sự nghiệp trồng người của mình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

- Giúp cho mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thành công. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh các khối học, đặc biệt là học sinh lớp 8,9.

-Đề tài nghiên cứu thực trạng tâm lý học sinh và giáo viên khi đến trường và giải pháp nhằm xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THCS Trần Đăng Ninh.

- Thời gian nghiên cứu đề tài từ năm học: 2021 – 2022 đến năm học 2022 – 2023.

Để thực hiện đề tài này, tơi đã thực hiện các nhóm phương pháp sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các văn bản, tài liệu, kế hoạch… có liên quan đến đề tài.

-Nhóm phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Q trình làm cơng tác chủ nhiệm và giảng dạy của bản thân và tình hình giáo dục tại nhà trường, đặc điểm của học sinh lớp 8,9 trong các giờ học Ngữ văn.

-Phương pháp điều tra xã hội học: thực hiện phiếu lấy ý kiến từ giáo viên và học sinh trong trường.

-Phương pháp sử dụng toán thống kê.

- "Hạnh phúc" là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần. Hạnh phúc của mỗi cá nhân gắn liền với hạnh phúc của gia đình, nhà trường, xã hội.

-“Hạnh phúc” của học sinh thường được biểu hiện cụ thể ở các khía cạnh như:

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

+ Đạt được kết quả cao trong học tập, hoạt động đồn thể...

+ Được đón nhận sự động viên, khen ngợi, khích lệ của gia đình, thầy cô, bạn bè…

+ Được sống và học tập trong mơi trường thân thiện, được chăm sóc về cả vật chất và tinh thần.

+ Được tiếp thu tri thức và hiểu được ý nghĩa sâu sắc của quá trình học tập, rèn luyện. Từ đó, đem tri thức, kĩ năng và các bài học giáo dục nhân cách làm hành trang cho bản thân trong tương lai.

+ Được chia sẻ thông tin, được chia sẻ tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ cùng mọi người.

+ Được khẳng định bản thân và thấy được vị trí của mình trong tập thể,… - Hạnh phúc của mỗi cá nhân gắn liền với hạnh phúc xã hội.

<i><b>1.2. Khái niệm “giờ học hạnh phúc”</b></i>

- "Giờ học hạnh phúc" là giờ học mà cả giáo viên và học sinh hình thành và duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi giờ học hạnh phúc sẽ tạo nên một lớp học hạnh phúc. Các lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên trường học hạnh phúc. Các em học sinh được thiết lập các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp.

- Lớp học hạnh phúc là lớp học có sự tương tác, chủ động, tích cực từ cả hai phía: giáo viên và học sinh. Lớp học hạnh phúc khiến mỗi cá nhân đều có được hứng thú, niềm vui, mong chờ… Lớp học hạnh phúc là nơi có thể cảm nhận được sự an toàn, sự nâng đỡ hay sự thú vị khi có nhiều điều nằm trong nhu cầu bản thân được thỏa mãn.

- Học sinh hạnh phúc trong giờ học khi có thể chủ động, tích cực lĩnh hội tri thức, có niềm tin tươi sáng, rung cảm sâu, động lực mạnh mẽ khi đến lớp và cả nỗi nhớ nhung nếu không được tới trường,…

<b>2. Thực trạng vấn đề</b>

<i><b>2.1. Về phía giáo viên</b></i>

Trường THCS Trần Đăng Ninh có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng được đào tạo bài bản, tâm huyết, trách nhiệm, nhiệt

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

tình trong giảng dạy và giáo dục học sinh. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên hằng năm luôn biến động. Hai năm gần đây, dưới ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Co-vid 19, việc dạy và học trực tuyến gặp nhiều khó khăn thử thách mới. Nhiều thầy cô giáo tập trung nghiên cứu các phần mềm, ứng dụng dạy học trực tuyến mới. Việc soạn một giờ dạy trực tuyến cũng cần nhiều thời gian và công phu hơn trước, đặc biệt là về phần công nghệ, nhất là đối với các giáo viên nhiều tuổi lại càng khó khăn trong cách thức tiếp cận. Những yếu tố trên đã tạo thành áp lực không nhỏ cho các thầy cô.

Trong cuộc khảo sát đầu năm nhằm tham khảo ý kiến của giáo viên trong trường và tìm hiểu thêm một số trường lân cận, tôi đã thực hiện câu hỏi phỏng v<i>ấn: “Thầy cơ có hạnh phúc khi đến trường không? Hãy kể tên các áp lực mà </i>

<i>thầy cô đang trăn trở khi đứng lớp”. Kết quả đa số các thầy cô cảm thấy hạnh </i>

phúc với nghề, yêu nghề, yêu học trò. Tuy nhiên, các thầy cô nhận thấy một số áp lực sau:

+ Áp lực đến từ nội dung, chương trình. Đặc biệt là hướng tới thay sách giáo khoa, đổi mới chương trình dạy học.

+ Áp lực trước các kì thi, thành tích trong giáo dục. Đặc biệt là hai kì thi lớn: Thi học sinh giỏi khối 8,9 và thi vào lớp 10 THPT hệ chuyên và không chuyên.

+ Áp lực đến từ các phụ huynh học sinh, đặc biệt là trong các trường hợp phụ huynh quá kì vọng vào con em mình, yêu cầu cao với các thầy cô giáo hoặc trường hợp phụ huynh hồn tồn “phó thác” việc giáo dục con cho giáo viên và nhà trường.

+ Áp lực đến từ xã hội khi ngày càng có nhiều các câu chuyện về giáo dục thu hút sự quan tâm đông đảo của cộng đồng. Nhiều tồn tại rất nhỏ của một vài giáo viên, hoặc một số sơ suất không đáng có của các thầy cơ cũng được truyền thơng, báo chí “thổi phồng”, đưa lên với các tiêu đề giật gân, dẫn đến cộng đồng có cái nhìn đơi khi cịn chưa thoả đáng.

+ Áp lực đến từ bản thân mỗi giáo viên ln muốn làm “trịn vai” nhiệm vụ cao cả của mình. Do đó, nhiều thầy cơ đã tự đưa bản thân và học trị vào những

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

khn khổ, những đích do chúng ta tự đặt ra mà đôi khi không phù hợp với người học. Giáo viên nào cũng mong muốn học sinh học tốt bộ mơn của mình, học đều các mơn, ngoan ngỗn lễ phép…

Nhưng trên thực tế, không phải học sinh nào cũng học đều các môn. Không phải mong mỏi nào của thầy cơ, học sinh cũng đáp ứng được. Khi học trị khơng đạt được như kì vọng, thành tích thấp hoặc thái độ không chuẩn mực, nhiều giáo viên sinh ra chán nản, mệt mỏi, giảm đi nhiệt huyết đam mê, thậm chí có người có ý nghĩ bỏ nghề.

Thêm nữa, đại dịch Co-vid 19 đem lại quá nhiều hệ quả buồn cho từng gia đình học trị, kể cả gia đình riêng của các thầy cơ. Nhiều thầy cơ cịn chịu áp lực của gánh nặng kinh tế, tinh thần, sức khỏe… dẫn đến chất lượng giờ dạy ít nhiều bị ảnh hưởng.

<i><b>2.2. Về phía học sinh</b></i>

Trường THCS Trần Đăng Ninh có 1165 học sinh (tính đến tháng 5/2023), tỉ lệ học sinh nữ chiếm: 590 em.

Trường thuộc khu vực trung tâm của thành phố rất phát triển. Là trung tâm giáo dục chất lượng cao của thành phố, của tỉnh. Học sinh được tuyển chọn, do đó các em có nhận thức tốt và tương đối đồng đều, có ý thức phấn đấu và có khát vọng chinh phục các giải thưởng trong các kì thi. Bên cạnh đó, gia đình các em cơ bản thuộc các gia đình có thu nhập cao, ổn định, có điều kiện chăm sóc tốt; cha mẹ thường là cán bộ, cơng chức, doanh nhân, buôn bán nhỏ, công nhân,… khá cao.

Tuy nhiên, vẫn có một số học sinh chưa thực sự cố gắng trong học tập và rèn luyện. Một số học sinh do nhiều hồn cảnh gia đình khác nhau nên còn chểnh mảng học tập. Nhiều bố mẹ do mải làm ăn nên chưa chú tâm đúng mức đến việc giáo dục con cái, phó thác hồn tồn việc học của con cho nhà trường.

Tơi đã tiến hành khảo sát tâm lí của học sinh 4 lớp 9A4, 9A7 (năm học 2021-2022)<i>8A2, 8A8 (năm học 2022- 2023) với câu hỏi: “Các em có hạnh phúc </i>

khi đến trường không?” qua bảng sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>M</b>ức độ 9A4 9A7 8A2 8A8

<i>Có lúc cảm thấy hạnh phúc nhưng</i>

<i>Thỉnh thoảng cảm thấy hạnh phúc</i> 43,8% 46,1% 45% 48%

<i>Thường xuyên cảm thấy hạnh phúc</i> 17,2% 20,7% 18,7% 17,1% Từ kết quả trên cho thấy: Vẫn có học sinh thường xuyên cảm thấy hạnh phúc nhưng tỉ lệ thấp. Tỉ lệ học sinh hiếm khi hạnh phúc và thỉnh thoảng cảm thấy hạnh phúc khi đến trường cịn rất cao. Cá biệt cịn có học sinh hồn tồn khơng cảm thấy hạnh phúc.

Trong một cuộc khảo sát khác hướng vào 200 học sinh trong một nhóm trên mạng xã hội hướng về điều học sinh mong muốn từ giáo viên, kết quả thống kê như sau:

- 93,3% học sinh mong giáo viên cười nhiều hơn.

- 84,7% mong giáo viên nhẹ nhàng hơn khi học sinh làm sai.

- 85,1% học sinh mong giáo viên đừng phê bình mình trước mặt bạn bè. - 75,2% học sinh mong giáo viên đừng bắt học thuộc lòng quá nhiều.

- 89% học sinh mong giáo viên đừng nhắc đi nhắc lại là môn học này đặc biệt quan trọng.

- 70,2% học sinh mong giáo viên khen thưởng nhiều hơn trách móc. - 66,5% học sinh mong giáo viên giảm bớt các bài tập về nhà.

- 89,3% học sinh mong giáo viên tăng cường thực tế, liên hệ bài học với thực tiễn của tuổi các em.

- 69,8% mong giáo viên công nhận suy nghĩ và hành vi của các em dù nó khác thường và khơng được như mong đợi.

Như vậy những mong muốn của các em càng củng cố cho việc trong mỗi giờ học, các em có hạnh phúc hay khơng phụ thuộc khá nhiều vào cách thức tác động từ phía người giáo viên khi lên lớp, ứng xử,…

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

CHƯƠNG 2

<b>2.1. Giáo viên mạnh dạn thay đổi bản thân để xây dựng lớp học hạnh phúc</b>

Qua số liệu điều tra nêu trên, ta thấy rằng học sinh có hạnh phúc khơng phụ thuộc rất lớn vào giáo viên. Vì vậy mỗi thầy cô cần phải là người tiên phong cho việc mạnh dạn thay đổi những lối mòn cũ trong lời nói, hành động, tư duy để hướng tới phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của học sinh. Thầy cô thay đổi, thầy cô hạnh phúc; học sinh hạnh phúc, trường học cũng sẽ hạnh phúc. Cụ thể:

-<i><b>Giáo viên nên cười nhiều hơn với học sinh để tạo bầu khơng khí thân </b></i>

<i><b>thiện, vui vẻ trong giờ học.</b></i>

Dân gian ta có câu: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Khoa học cũng đã chứng minh nụ cười giúp giảm các hooc-mon gây căng thẳng, tăng tuần hoàn máu, cải thiện thái độ tiêu cực, thay đổi quan điểm của con người theo hướng tích cực… Trong mỗi giờ học, những nụ cười hạnh phúc được ví như ánh sáng hoa thơm, có sức lan tỏa mạnh mẽ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Trong bối cảnh giáo dục hiện nay, vì rất nhiều lý do mà HS khơng cịn thực sự tha thiết với mơn Văn, các em học đối phó, học để lấy điểm mà không thực sự hào hứng với môn học, không tìm thấy niềm vui khi học tập. Điều đó đang trở thành nỗi trăn trở của mỗi người thầy dạy văn.

Để các em không rơi vào “buồn ngủ” hay “chán ngấy” trong mỗi tiết học, thiết nghĩ người giáo viên cần biết tạo cảm hứng và động lực học tập. Đây là một yêu cầu, một nhiệm vụ tối cần thiết. Vì khi khơng có cảm hứng và động lực thì làm bất cứ việc gì cũng khơng xong, và mọi việc sẽ trở nên thành gánh nặng đeo đẳng mỗi người. Bởi vậy, để có được một giờ học văn lắng đọng, đầy xúc cảm, tâm hồn được thăng hoa, các giá trị của lòng bao dung từ ái được thắp sáng, để học sinh đồng điệu với những tâm tình của thầy cơ… sẽ phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của người thầy, phụ thuộc vào cái cách mà người thầy truyền thụ và gieo đến tâm hồn, nhận thức của các em. Bởi vì, kiến thức là vô tận, học bao nhiêu cũng là không đủ, và rồi theo thời gian có thể hoặc là bị bào mòn, hoặc là thay đổi, lỗi thời, nhưng kĩ năng và cảm xúc là thứ tồn tại mãi mãi với con người, giúp con người nuôi dưỡng và thắp sáng những giá trị tinh thần cao đẹp.

Tuy nhiên, nhiều giáo viên chưa thực sự thấy được vai trò của nụ cười trong lớp học. Vì một lí do nào đó, vụ việc cơ giáo Trần Thị Minh Châu - giáo viên trường THPT Long Thới, huyện Nhà Bè, TP HCM năm 2019 suốt ba tháng lên lớp không giảng bài, chỉ ghi bài, không nở một nụ cười với học sinh là một ví dụ hi hữu, đau xót, khơng hiểu rồi HS sẽ ra sao.

Một số giáo viên chưa biết cách quản trị cảm xúc của mình, đặc biệt là trước những thái độ chưa đúng của học sinh. Cá biệt cịn có giáo viên đem những bực tức, giận dữ ở bên ngoài vào trong lớp học, khiến các em rất căng thẳng, áp lực theo.

Để có thể đem lại tiếng cười hạnh phúc cho cả bản thân và học sinh trong mỗi giờ Ngữ văn:

<i>- Thứ nhất, giáo viên cần đa dạng hố các hình thức dạy học, có thể thay đổi cách khởi động bài học bằng những câu ca dao, tục ngữ, đố vui có thưởng, </i>

<i>một vài động tác thể dục, một bài hát, một mẩu chuyện cười, một đoạn video </i>

<i>ngắn, thậm chí là tình huống ngẫu hứng…</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

GV cần chuẩn bị kĩ lưỡng từ khâu vào bài, cho HS chơi trò chơi, xem video, trải nghiệm thực tế ảo, nghe nhạc, ngâm thơ,… Tích cực làm mới bài giảng của mình bằng những câu chuyện, những tình huống từ thực tiễn. Từ đó, kích thích trí tưởng tượng và khả năng tư duy của học sinh. Không cố “nhồi nhét” kiến thức mà quên đi HS đang muốn gì ở thầy cô. Vận dụng linh hoạt, hiệu quả các PPDH tích cực, tránh tuyệt đối việc đọc chép một văn bản dài lê thê và yêu cầu HS học thuộc rồi đọc lại những điều đã thuộc mà không hiểu, khơng thực sự có xúc cảm văn chương…

Ví dụ: Khi dạy bài Tức nước vỡ bờ, Ngữ văn 8, tập 1:

Tôi cho học sinh xem video về hiện tượng đê vỡ, (địa chỉ có đường link sau:)

Gv: Tại sao đê lại vỡ?

Hs: Nước dâng cao quá, đê yếu không chịu nổi sức mạnh của nước... Gv: Đúng vậy, khi nước dâng lên cao quá, vượt quá khả năng chứa thì một điều đương nhiên xảy ra là sẽ bị vỡ bờ. Nhà văn Ngô Tất Tố đã mượn hiện tượng tự nhiên này để nói về hiện thực xã hội Việt Nam ở những năm 1930-1945 khi những người nơng dân bị bóc lột, chà đạp một cách dã man. Vậy phản ứng của họ ra sao khi bị dồn vào đường cùng? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích Tức nước vỡ bờ, trích trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố.

Trong các phương pháp dạy học tích cực, đóng vai là phương pháp phù hợp với đặc trưng dạy - học của môn Ngữ văn. Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành để trình bày những suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử theo một vai giả định. Từ đó giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách đứng từ chỗ đứng, góc nhìn của người trong cuộc, tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được từ vai của mình. (Lưu ý, muốn học sinh thực hiện tốt, giáo viên cần giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị ở nhà từ tiết học trước).

Ví dụ: Khi dạy bài “Bài tốn dân số”, Ngữ văn 8, tập 1, tôi cho học sinh thể hiện tiểu phẩm đã được chuẩn bị ở nhà "Chuyện nhà Minh"

-Hai gia đình sống trong hai hồn cảnh khác nhau: nhà Sơn có hai anh em, có điều kiện, đi học cả hai anh em được đưa đón bằng ơ tơ, xe máy.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

-Nhà Minh 5 anh em, bố mẹ làm công nhân. Bố mẹ sinh nhiều con vì suy nghĩ "Trời sinh voi, trời sinh cỏ"; "Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào". Gia cảnh nghèo khó nên anh em Minh ăn mặc nhếch nhác, đi học bằng xe đạp cũ, khơng được chăm sóc, có nguy cơ phải bỏ học.

-Cơ giáo đến nhà vận động bố mẹ Minh cho con đến trường, xin nhà trường hỗ trợ học phí, tặng quà của các bạn cho → bố mẹ nhận ra việc sinh nhiều con nên không đủ điều kiện cho con ăn học, có điều kiện sống như mọi người.

Học sinh dưới lớp quan sát, tham gia nhận xét một cách hào hứng, sau đó Gv đánh giá: Từ giữa thế kỉ XX cho đến nay, dân số thế giới, nhất là dân số các nước kém phát triển tăng lên một cách chóng mặt. Làm thế nào để hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số nhằm tránh hiểm họa và nâng cao cuộc sống con người? Đây chính là vấn đề được tác giả Thái An đề cập đến trong bài “Bài toán dân số”.

Khởi động bằng cách kể chuyện cũng là một cách tuyệt vời để thay đổi “khẩu vị” bài giảng. Vì sao học sinh thường rất thích nghe kể chuyện? Đơn giản vì điều đó làm giải tỏa những căng thẳng trong quá trình học tập. Chúng được phép tưởng tượng theo những gì thầy cơ kể thay vì nhìn chằm chằm vào sách, vào vở hay chiếc bảng đen, những thứ đôi khi khiến chúng nhàm chán. Nhưng phải kể gì và phải kể như thế nào? Điều này phụ thuộc vào cách linh hoạt của mỗi thầy cô khi lồng ghép chuyện kể vào bài giảng của mình.

Ví dụ: Khi dạy bài “Từ địa phương và biệt ngữ xã hội”, Ngữ văn 8, tập 1, tơi kể câu chuyện cười:

Có một chàng trai về nhà người yêu ở Huế ra mắt. Vừa về tới cổng, con chó thấy người lạ chạy ra sủa inh ỏi.

Mẹ của cô gái vội chạy ra quát con chó và nói với chàng rể tương lai: - Nó khơng có răng mơ con.

Chàng rể nghĩ thầm trong bụng (nhe răng như răng cọp thế kia mà lại bảo khơng có răng).

Gv: Răng ở đây nghĩa là gì? Ý của mẹ cơ gái muốn nói là: Nó khơng có cắn đâu con, khơng sao đâu con. Cịn chàng rể tương lai lại hiểu là con chó khơng có cái răng nào.

Gv: Vậy tại sao chàng rể tương lai lại hiểu sai lời của bác gái?

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Hs: Đó là vì từ “răng” chỉ dùng ở một số địa phương miền Trung chứ không phải là từ tồn dân.

Gvdẫn dắt vào bài: Trong ngơn ngữ tiếng Việt, bên cạnh những từ ngữ tồn dân cịn có những từ ngữ chỉ dùng trong một địa phương, một vùng nhất định như những từ ta vừa giải nghĩa ở trên. Và một số từ ngữ chỉ có trong hoàn cảnh giao tiếp của một vài đối tượng. Hơm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về những từ ngữ đó qua bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

Ví d<i>ụ như khi chuẩn bị vào tiết dạy bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không </i>

kính” của Phạm Tiến Duật năm học trước, khơng may trong q trình di chuyển từ phịng Hội đồng lên lớp, một chiếc giày của tơi bị bục gót. Không kịp để về nhà thay, không thể mượn ai, tôi vẫn bước lên lớp với một bên giày bị hỏng. Thay vào việc xấu hổ và cố giấu giếm hay ngồi im ở bục giảng, tơi cố tình xịe cái giày vừa hỏng cho học sinh nhìn và hào hứng chia sẻ:

- Các em biết không, ngay cách đây một phút, chiếc giày của cô hết hạn sử d<i>ụng rồi. (Cả lớp cười ồ). Nhưng chẳng sao cả, ơng cha ta ngày xưa cịn “chân</i>

khơng giày, áo rách vai, quần vài mảnh vá” vẫn có thể ung dung chờ giặc tới

<i>trong tư thế của những vị thần ánh sáng “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/Đầu </i>

súng trăng treo”. Vậy thì các điều kiện vật chất có là gì, nếu trong trái tim ta rực l<i>ửa? (Hs bắt đầu chăm chú lắng nghe, thích thú). Kể cả “chân khơng giày”, cơ</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

trị ta vẫn rực sáng trong từng tiết học văn của chúng ta. Cịn hơm nay, cơ trị ta lại được đến với những người lính trên những chiếc xe mất hết hệ số an tồn, khơng đèn, khơng kính, khơng mui… nhưng vẫn chạy bằng động lực trái tim vì mi<i>ền Nam ruột thịt. Đó là “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” của Phạm Tiến </i>

Duật – bức tượng đài về tuổi trẻ Trường Sơn những năm chống Mĩ.”

Vậy là tiết học hơm đó đã bắt đầu với tràng cười vui vẻ hào hứng và sự đồng tình, tán thưởng. Các em học sinh được kích thích những cảm xúc tích cực và từ đó thu nhận kiến thức dễ dàng hơn.

<i>- Thứ hai là giáo viên có thể lồng ghép sự hài hước của mình qua lời nói, </i>

<i>cử chỉ, biểu cảm:</i>

Ví dụ khi học sinh mắc lỗi khi đang nói, thay vì cắt ngang hay sửa lại, tôi thường làm gương mặt khơi hài, giả bộ cực kì sốc đối với điều kì lạ, sau đó là một nụ cười. Điều đó khiến học sinh nhìn ra được lỗi của mình những sẽ giảm bớt áp lực để học sinh sửa sai. Đơi khi, giáo viên có thể nhận xét và đưa ra những lời bình luận vui vẻ để học sinh có tâm lý thoải mái, khơng che giấu những lỗ hổng kiến thức của mình.

-<i><b>Giáo viên hướng dẫn nhẹ nhàng khi học sinh làm bài sai, giữ bình tĩnh</b></i>

<i><b>khi học sinh mắc lỗi và khơng phê bình nặng lời, gay gắt trước mặt người </b></i>

<i><b>khác; biết khích lệ, khen thưởng các em nhiều hơn.</b></i>

Thường xuyên tuyên dương khen thưởng kịp thời, trân trọng những thành quả, dù là nhỏ nhất của HS, nhận xét đánh giá cần thận trọng, tránh những câu từ mang năng lượng tiêu cực, hoặc có khả năng gây mất hứng thú ở HS,… khích lệ sự trao đổi cởi mở chân thành… và với cá nhân tôi, trách phạt HS cũng là một nghệ thuật, một sự tinh tế khéo léo, phạt thế nào, đủ để sau khi trách phạt, các em không chỉ nhận ra lỗi, sửa lỗi và khơng bao giờ tái phạm mà cịn thực sự cảm phục thầy cô, biến được lời dạy khuyên bảo, trách phạt ấy thành một bài học nhân sinh sâu sắc đi suốt cuộc đời.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Giáo viên cần học cách lắng nghe học sinh, đặc biệt là những học sinh cá biệt, có hồn cảnh đặc biệt. Giáo viên cần quan tâm tìm hiểu hồn cảnh riêng của các em, có sự động viên, quan tâm, giáo dục nhẹ nhàng. Khơng q cầu tồn, học sinh ln có thể phạm lỗi và có quyền sửa lỗi.

Ở lớp tơi dạy, có một học sinh cá biệt, thường xuyên đánh bạn và không chịu ghi bài, làm bài. Qua tìm hiểu, tơi biết bố của em vi phạm pháp luật và đang thụ án. Em bị bạn bè chế giễu, nhiều người lớn xung quanh xa lánh, lâu dần nảy sinh tâm lý chán nản, bất cần, sẵn sàng dùng vũ lực để che giấu sự yếu đuối trong lịng. Tơi đã hẹn em một cuộc trò chuyện riêng, cùng em ăn bánh kẹo do tôi

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

chuẩn bị, lắng nghe tâm sự của em và từ đó, động viên, giáo dục em đi đúng

<i>hướng. Tôi chân thành tâm sự với em rằng: “Cô rất yêu thương em, cô không</i>

<i>bao giờ nỡ phạt em. Thế nhưng, khi em vi phạm nội quy, cơ phạt thì cơ đau lịng,</i>

<i>cơ khơng phạt em thì khơng làm gương được cho các bạn khác, thì sẽ khơng cịn ra trường học, lớp học của chúng ta nữa. Vậy nên, cơ mong em nếu thương cơthì hãy giúp đỡ cơ, đừng để cơ phải khó xử, có được khơng?”</i>

Quả nhiên, những buổi học sau đó, em ngoan hơn hẳn, hợp tác với các thầy cô. Tơi cũng khun nhủ lớp mình nâng cao tinh thần đồn kết, sự tương thân tương ái để tạo khơng khí ấm áp trong lớp học. Lời khun có thể đến từ các câu chuyện thực tế. Ví dụ: “Bạn A nhà nghèo, lại có tật ở mắt, nên thường bị các bạn trêu chọc. Bạn A rất tức, nên nhiều lúc phản kháng lại, càng phản kháng lại càng bị ghét. Một hơm, nhóm bạn hay ghét A nhất rủ nhau đi bơi, thấy A đi chơi gần đó, các bạn lại tiếp tục trêu chọc. Lúc lâu sau, trong nhóm có người bị chuột rút, đuối nước, những người còn lại luống cuống ra cứu nhưng không được. Bất ngờ, A lao đến, không chần chừ cứu các bạn lên bờ. A vốn bơi lội rất giỏi. Từ sau khi thoát nạn, các bạn trong lớp ai cũng yêu mến A, và hối hận vì mình đã khơng tơn trọng bạn trước đây.”

Các câu chuyện như trên của tôi luôn khiến các em rất thích nghe và tự rút ra được những bài học cho mình.

Khi trả bài, chữa bài của các em, trước các lỗi các em mắc phải, tơi ln dặn lịng bình tĩnh, khơng chê bai gay gắt, bộc lộ sự tin tưởng lần sau em sẽ làm tốt hơn. Sự chỉ trích sẽ làm thui chột nguồn động lực cố gắng của các em. Ngược lại, lời khen, phần thưởng dù nhỏ bé của thầy cơ cũng có ý nghĩa vơ cùng lớn đối với các em.

Hãy để học sinh cảm nhận được sự tin tưởng và tình yêu mà thầy cơ dành cho mình. Mỗi lời nói, hành động, tác phong của thầy cơ trên lớp sẽ có tác động khơng nhỏ đến nhận thức và tình cảm của học trị. Giáo viên sẽ khơng thuyết phục được học sinh nghe theo nếu như bản thân thiếu đi sự chuẩn mực và thiếu sự chân thành. Vì vậy, GV cần quan tâm đến tâm lí lứa tuổi, đời sống tình cảm của các em. Lứa tuổi HS THCS mà như một nhà nghiên cứu tâm sinh lý học đường

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×