Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN - Ngữ văn THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.42 KB, 20 trang )

DÀN Ý ĐỀ TÀI
Tên đề tài:
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN
TRONG THỰC HÀNH VIẾT VĂN BẢN
I. Đặt vấn đề.
1. Lý do chọn đề tài
2. Phạm vi đề tài
II. Cơ sở lý luận
III. Cơ sở thực tiễn
IV. Nội dung nghiên cứu
- Tên đề tài
- Môn
- Lớp
1. Mục tiêu
2. Thời gian
3. Tài liệu
4. Quá trình lên lớp
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn văn
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu các cách xây dựng đoạn văn
@ Bước 1: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn diễn dịch
@ Bước 2: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn quy nạp
@ Bước 3: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn móc xích
@ Bước 4: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn song hành
@ Bước 5: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn tổng-phân-hợp
@ Bước 6: Hướng dẫn lưu ý
* Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành
Bài tập 1: Nhận diện đoạn văn
Bài tập 2: Nối các câu để trở thành đoạn văn theo yêu cầu
Bài tập 3: Xây dựng các kiểu đoạn văn theo các câu cho sẵn
Bài tập 4: Luyện tập tổng hợp
V. Kết quả nghiên cứu


VI. Kết luận
VII. Đề nghị
VIII. Phụ lục
IX. Tài liệu tham khảo
X . Mục lục
@ Lời cảm ơn.
Tên đề tài: PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN
1
TRONG THỰC HÀNH VIẾT VĂN BẢN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm trở lại đây, việc đổi mới sách giáo khoa và phương pháp
dạy học đ ã thực sự tạo ra một phong trào sôi nổi trong ngành Giáo dục nước
nhà. Trong qu á tr ình thay đổi đó, có một nội dung dạy học được đưa vào
chương trình rất mới lạ mà chương trình trước đây chưa từng đề cập: Chương
trình dạy học tự chọn. Giáo dục ở huyện Duy Xuyên chúng ta, bắt đầu từ năm
học 2006-2007 được áp dụng dạy học tự chọn rộng rãi cho nhiều môn học và cho
tất cả các khối lớp ở THCS từ lớp 6 đến lớp 9. Tuy nhiên, việc thống nhất các
chủ đề và nội dung giảng dạy thì còn khá nhiều bở ngỡ do chúng ta mới bắt tay
vào công việc đòi hỏi có nhiều kinh nghiệm này. Vì vậy, mỗi một giáo viên đứng
lớp luôn trăn trở và nghiên cứu rất nhiều mới đáp ứng được nhu cầu học tập của
học sinh. Người giáo viên được phân công giảng dạy các chủ đề tự chọn phải
biết điều gì cần cung cấp và rèn luyện thêm cho các em để đảm bảo yêu cầu môn
học mà chủ trương của ngành đã đề ra:
- Phát triển tư duy, rèn luyện và nâng cao kĩ năng, hổ trợ và đào tạo con người
toàn diện.
- Bổ sung và khai thác sâu chương trình kiến thức.
Bản thân tôi được phân công giảng dạy chủ đề tự chọn bộ môn Ngữ văn
khối lớp 9. Xét yêu cầu về kiến thức và kĩ năng còn thiếu của học sinh, tôi đã đi
vào lựa chọn và soạn thảo chủ đề Phương pháp xây dựng đoạn văn trong thực

hành viết văn bản để hướng học sinh thực hiện. Đó là lí do chính để tôi lựa chọn
đề tài này.
2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Áp dụng cho học sinh 2 lớp 9.3 và 9.4 học chủ đề tự chọn Ngữ văn.
- Thực hiện từ tuần 2 đến tuần 7 trong năm học 2007-2008.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Một trong các cơ sở quan trọng của việc đổi mới giáo dục là tăng cường
hơn nữa tính "phân hoá" trong giáo dục. Vì vậy, giáo dục Việt Nam đã chú trọng
đến việc dạy học tự chọn trong Nhà trường phổ thông. Kế hoạch giáo dục THCS
ban hành kèm theo quyết định số 03/2002/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục & Đào tạo ngày 24 tháng 01 năm 2002 đã dành 2 tiết/ tuần cho dạy học
tự chọn ở các khối lớp 8 và 9. Đến năm học 2006-2007, quy định này được áp
dụng cho cả các khối 6 và 7. Ngành giáo dục Duy Xuyên cũng đã nhiều lần mở
Hội thảo chuyên đề về dạy học tự chọn.
2
Như vậy, dạy học tự chọn đã trở thành hình thức dạy học có tính chất pháp
quy, cần được nghiên cứu thực nghiệm và triển khai cho toàn cấp học. Dạy học
tự chọn Ngữ văn cũng nằm trong quy luật đó.
Mỗi thầy cô giáo đầu tư kĩ cho chủ đề dạy học tự chọn thì các năm học sau
chúng ta sẽ có một hệ thống chủ đề bài bản để thực hiện trong giảng dạy mang
lại hiệu quả cao. Đó là mục tiêu cần sớm phải đạt được.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Dạy học tự chọn Ngữ văn ở Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi trong những
năm qua cũng được chú trọng đúng mức. Mỗi năm, nhà trường có phân công cho
tổ thực hiện dạy học cho một khối lớp. Năm học 2007-2008, Nhà trường phân
công cho tổ thực hiện dạy học tự chọn Ngữ văn cho khối lớp 9. Ngay từ đầu năm
học, căn cứ vào tình hình học tập bộ môn của học sinh và điều kiện dạy học, các
thầy cô giáo trong tổ đã bàn bạc thống nhất một số các chủ đề cần tập trung để
giảng dạy cho các em trong cả năm học.
Thực tế học tập bộ môn Ngữ văn của học sinh trong nhiều năm liền đã cho

thấy các lỗ hổng về kĩ năng dựng đoạn khi các em thực hành xây dựng văn bản
là rất lớn. Vì vậy, cần phải tập trung giúp các em rèn luyện kĩ năng dựng đoạn
mới có thể giúp các em viết tốt trong các giờ thực hành viết văn cũng như sau
khi ra trường.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Tên chủ đề: PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN
TRONG THỰC HÀNH VIẾT VĂN BẢN
Môn: Ngữ văn.
Khối lớp: 9
` 1. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong chủ đề này, học sinh cần nắm được một số nội dung và
kĩ năng sau:
- Nhận biết được các kiểu đoạn văn thường gặp trong việc tạo lập văn bản.
- Viết được các kiểu đoạn văn và vận dụng vào việc tạo lập văn bản trong các
giờ làm văn.
2. THỜI GIAN: 6 tiết
3. TÀI LIỆU:
- Sách giáo khoa Ngữ văn 6,7,8,9.
- Các loại sách bài tập tham khảo bộ môn Ngữ văn.
- Các bài tập giáo viên tự biên soạn ( phần bài tập này cần photo để phát
cho học sinh trước khi học tập chủ đề)
3. QUÁ TRÌNH LÊN LỚP:
Tiết 1,2
3
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
đoạn văn.
Giáo viên cho học sinh đọc bất kì một đoạn văn
nào trong phần văn bản và trả lời câu hỏi
GV: Qua việc đọc các đoạn văn đã cho, em thử

cho biết: Về mặt hình thức, các đoạn văn có gì
giống nhau?
HS: Trả lời
GV: Chốt và cho HS ghi
GV: Về mặt nội dung, các em thấy các đoạn văn
đó có chức được một ý trọn vẹn hay chưa?
HS: Trả lời
GV Chốt
GV: Giảng: Câu mang ý chính, khái quát của
đoạn văn thì gọi là câu chủ đề (còn gọi là câu
chốt). Vậy, có phải là đoạn văn nào cũng có câu
chốt hay không? Vì sao?
HS: Trả lời.
GV: Chỉnh sửa và chốt ý
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiẻu
các cách xây dựng đoạn văn.
@ Bước 1: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn diễn
dịch.
HS: Đọc đoạn văn1
GV: Trong đoạn văn trên, câu nào mang ý nghĩa
khái quát bao trùm toàn đoạn văn? Xét vị trí của
nó so với những câu khác trong đoạn.
HS: Câu (1) là câu mang ý khái quát của cả
đoạn văn. Nó đứng ở đầu đoạn văn.
GV: Các câu còn lại trong đoạn văn có yêu cầu
gì?
HS: Các câu còn lại trong đoạn làm sáng tỏ
thêm ý cho câu 1
GV: Chốt: Đoạn văn có cách trình bày như trên
gọi là đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch,

còn gọi là đoạn diễn dịch.
GV: Vậy, cách trình bày diễn dịch là cách trình
I. Đoạn văn:
- Về hình thức: Đoạn văn được
quy ước từ chỗ viết hoa lùi đầu
dòng đến chỗ chấm xuống
dòng.
- Về mặt nội dung: Đoạn văn
diễn đạt một ý trọn vẹn.
- Đoạn văn có thể có câu chốt
hoặc không có câu chốt.
II. Các cách xây dựng đoạn
văn:
1. Trình bày đoạn văn theo
cách diến dịch:
- Diễn dịch là cách trình bày đi
4
bày như thế nào?
HS: Trình bày.
GV: Chốt lại ý.
HS: Ghi nhớ.
GV: Mô hình của đoạn văn 1 có thể biểu diễn
như sau:

(1)Câu chốt

(2.a) (2.b)… (2.c) (2.d)
GV: Ví dụ đoạn văn trình bày theo cách diễn
dịch có số lượng là (n) câu thì mô hình cho đoạn
văn đó sẽ như thế nào?

HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Cho nhận xét và chỉnh sửa.
@ Bước 2: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn quy
nạp.
HS: Đọc đoạn văn 2.
GV: Trong đoạn văn trên, câu nào mang ý nghĩa
khái quát bao trùm toàn đoạn văn? Xét vị trí của
nó so với những câu khác trong đoạn.
HS: Ở đoạn văn 2, câu mang ý khái quát là câu
số (2). Câu này nắm ở cuối đoạn văn.
GV: Vai trò của các câu ở trên làm gì trong
đoạn đó?
HS: TRả lời.
GV: Chốt: Đoạn văn có cách trình bày như trên
gọi là đoạn văn trình bày theo cách quy nạp, còn
gọi là đoạn quy nạp.
GV: Vậy, cách trình bày quy nạp là cách trình
bày như thế nào?
HS: Trình bày.
GV: Chốt lại ý.
từ ý chung khái quát đến các ý
chi tiết, cụ thể, làm sáng tỏ ý
chung, khái quát đó. Câu mang
ý chung, khái quát đứng trước
đoạn văn và có tư cách là câu
chốt của đoạn văn.
- Ví dụ: Đoạn 1
- Mô hình:
(1) Câu chốt


(2) (3)…... (n)
2. Trình bày đoạn văn theo
cách quy nạp:
- Quy nạp là cách trình bày đi
từ các ý chi tiết cụ thể , rút ra ý
chung, khái quát. Theo đó câu
mang ý chung đứng sau câu kia
và nó có tư cách là câu chốt của
đoạn văn đó.
- Ví dụ: Đoạn 2.
5
HS: Ghi nhớ.
GV: Mô hình của đoạn văn 2 có thể biểu diễn
như sau:
(1.a) (1.b) (1.c )
(2) Câu chốt
GV: Ví dụ đoạn văn trình bày theo cách quy nạp
có số lượng là (n) câu thì mô hình cho đoạn văn
đó sẽ như thế nào?
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Cho nhận xét và chỉnh sửa.
@ Bước 3: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn móc
xích.
HS: Đọc đoạn văn 3.
GV: Trong đoạn văn trên, các câu có mối liên hệ
như thế nào với nhau?
HS: Trong đoạn văn 3, ý của câu sau được lấy
lại một phần đã có ở ý câu trước
GV: Em hãy chỉ ra sự lặp lại đó.
HS: Trả lời

GV: Chốt: Đoạn văn có cách trình bày như trên
gọi là đoạn văn trình bày theo cách móc xích
còn gọi là đoạn móc xích.
GV: Vậy, cách trình bày móc xích là cách trình
bày như thế nào?
HS: Trình bày.
GV: Chốt lại ý.
HS: Ghi nhớ.
GV: Mô hình của đoạn văn 3 có thể biểu diễn
như sau:
(1)
(2)
(3)
- Mô hình:
(1) (2) (n-1)
(n) Câu chốt
3. Trình bày đoạn văn theo
cách móc xích:
- Móc xích là cách sắp xếp ý nọ
tiếp ý kia theo lối ý sau móc
nối vào ý trước ( qua những từ
cụ thể) để bổ sung, giải thích
cho ý trứơc
- Ví dụ: Đoạn 3
6
GV: Ví dụ đoạn văn trình bày theo cách móc
xích có số lượng là (n) câu thì mô hình cho đoạn
văn đó sẽ như thế nào?
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Cho nhận xét và chỉnh sửa.

GV: Theo em, đoạn văn trình bày theo cách móc
xích có câu chốt hay không?
HS: Phát biểu
GV: Chốt: Đoạn văn móc xích có thể có hoặc
không có câu chốt.
- Mô hình:
(1)
(2)
... (n)
- Đoạn văn trình bày theo cách
móc xích có thể có hoặc không
có câu chốt.

Tiết 3,4
@ Bước 4: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn song
hành
HS: Đọc đoạn văn 4
GV: Đoạn văn trên có câu nào mang ý chung,
khái quát của toàn đoạn văn không? Có chi tiết
nào ở câu trước được lặp lại ở câu tiếp theo
không?
HS: Trả lời: Đoạn văn tren không có câu nào
mang ý chung, khái quát.
GV: Chốt: Đoạn văn có cách trình bày như trên
gọi là đoạn văn trình bày theo cách song hành
còn gọi là đoạn song hành.
GV: Vậy, cách trình bày song hành là cách trình
bày như thế nào?
HS: Trình bày.
GV: Chốt lại ý.

HS: Ghi nhớ.
GV: Cho thêm ví dụ
GV: Mô hình của đoạn văn 4 có thể biểu diễn
như sau:
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
GV: Ví dụ đoạn văn trình bày theo cách song
hành có số lượng là (n) câu thì mô hình cho
đoạn văn đó sẽ như thế nào?
HS: Lên bảng thực hiện.
4. Trình bày đoạn văn theo
cách song hành.
- Song hành là cách trình bày
đoạn văn sắp xếp các ý ngang
nhau, không có hiện tượng ý
này bao quát ý kia hoặc ý này
móc nối vào ý kia.
- Ví dụ: đoạn 4
- Mô hình:
(1) (2) ... (n)
7
GV: Cho nhận xét và chỉnh sửa.
GV: Theo em, đoạn văn trình bày theo cách
song hành có câu chốt hay không?
HS: Phát biểu
GV: Chốt: Đoạn văn song hành không có câu
chốt.
@ Bước 5: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn tổng -
phân -hợp.
HS: Đọc đoạn văn 5
GV: Em hãy cho biết trong đoạn văn đó, có câu

nào mang ý chúng, khái quát của đoạn văn hay
không?
HS: Câu đầu và câu cuối đều là câu mang ý
chung, khái quát.
GV: Em hãy xét vị trí các câu còn lại so với 2
câu đó.
HS: Nhận xét.
GV: Nhận xét: Các câu còn lại làm sáng tỏ
thêm cho ý của câu đầu và câu cuối đoạn.
GV: Kiểu xây dựng đoạn văn trên là sự kết hợp
của cách xây dựng đoạn diễn dịch và quy nạp.
Đó là đoạn văn tổng - phân - hợp.
GV: Vậy, cách trình bày tổng - phân - hợp là
cách trình bày như thế nào?
HS: Trình bày.
GV: Chốt lại ý.
HS: Ghi nhớ.
GV: Cho thêm ví dụ
HS: Phân tích ví dụ.
GV: Theo em, đoạn văn trình bày theo cách này
câu chốt nằm ở vị trí nào trong đoạn văn?
HS: Phát biểu
GV: Chốt: Đoạn văn tông - phân - hợp có 2 câu
chốt nằm ở đầu và cuối đoạn văn.
GV: Mô hình của đoạn văn 5 có thể biểu diễn
như sau:
(1) Câu chốt 1
- Đoạn song hành không có
câu chốt.
5. Trình bày đoạn văn tổng -

phân - hợp:
- Đoạn văn tổng - phân - hợp là
cách trình bày nội dung đoạn
văn đi từ ý chung, khái quát rồi
đến các ý chi tiết, cụ thể, sau
đó tổng hợp thành ý khái quát
cao hơn.
- Đoạn văn trình bày theo cách
này có 2 câu chốt là câu đầu
đoạn văn và câu cuối đoạn văn.
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×