Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Nông thu huế 23031428

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.64 KB, 14 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI</b>

<b> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNKHOA LƯU TRỮ HỌC & QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG</b>

<b>----BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ</b>

<b>HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHMã học phần: POL1001 5</b>

<b>Giảng viên: TS Nguyễn Thị Kim HoaHọ và tên: Nông Thu Huế</b>

<b>MSSV: 23031428Ngày sinh: 27/12/2005</b>

<b>Ngành đào tạo: K68 Quản trị văn phòng</b>

<b>Hà Nội, 03/2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Câu 1: Phân tích luận điểm “Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phảiđi theo con đường cách mạng vô sản”.</b>

Trong lịch sử thế giới đã diễn ra rất nhều cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc bảo vệ đất nước theo các khuynh hướng và con đường cách mạng khác nhau nhưng để quyết định đúng đắn con đường cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam, từ nhận thức những kinh nghiệm, bài học thực tế và bối cảnh thời đại chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản”. Vậy như thế nào được gọi là cách mạng? Theo phương diện chung (nghĩa rộng) thì cách mạng là phương pháp của nhân dân hay một tổ chức thực hiện các hoạt động đấu tranh diễn ra liên tục nhằm cải tiến một chính quyền, tư tưởng, cơng nghệ kỹ thuật,… Đây là một cuộc biến đổi dẫn đến sự thay đổi lớn về chất, phát triển theo chiều hướng tiến bộ tích cực trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Hoặc có thể hiểu đơn giản theo quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng đủ sức vượt qua thử thách của thời gian và có giá trị bền vững theo lịch sử “Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt” và “ Không phải chỉ có chính phủ là đối tượng của cách mệnh. Tất cả những biến đổi xảy ra trong mọi sự vật trên thế giới cũng đều có thể gọi là cách mệnh”. Qua phương diện lịch sử, trong tác phẩm Đường Kách mệnh năm 1927, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người, thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”[1]. Về nghĩa hẹp, Hồ Chí Minh quan niệm: Cách mạng xã hội “thì đem một chế độ mới thay hẳn cho một chế độ cũ” nghĩa cách mạng xảy ra ở lĩnh vực chính trị đó là sự thay đổi mơ hình, thể chế, hình thái kinh tế - xã hội theo chiều hướng tích cực và phát triển tốt hơn. Tóm lại, cách mạng là q trình xóa bỏ cái cũ, thiết lập và xây dựng ra cái mới tiến bộ và ở trình độ cao hơn so với cái cũ diễn ra ở tất cả các lĩnh vực.

Để hiểu sâu hơn con đường cách mạng vơ sản mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn thì trước hết cần hiểu như thế nào là một cuộc cách mạng vô sản. Cách mạng vô sản là một cuộc cách mạng xã hội do giai cấp vô sản (công nhân và nông dân, nhưng chủ yếu là công nhân) lãnh đạo nhằm lật đổ các chế độ phong kiến, tư bản để thiết lập nên chế độ mới cụ thể là chế độ xã hội chủ nghĩa. Khác với cách mạng vô sản là cuộc cách

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

mạng tư sản, đó là cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo lật đổ chế độ phong kiến thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa.

Đầu thế kỷ XX, trên thế thới đang xảy ra các cuộc cách mạng tư sản và cách mạng vô sản nhưng Hồ Chí Minh đã lựa lựa chọn con đường cách mạng vô sản bởi các lý do thiết thực. Ngày 1/9/1858 thực dân Pháp bắt đầu nổ súng tiến hành xâm lược và đặt ách thống trị nước ta. Hàng loạt các phong trào yêu nước và các cuộc đấu tranh của ông cha ta đã nổ ra để giải phóng dân tộc thốt khỏi ách áp bức, thống trị của đế quốc thực dân Pháp nhưng đều thất bại và chìm trong biển máu. Đầu thế kỷ XX, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, bế tắc về đường lối, giai cấp lãnh đạo cách mạng. Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, dân tộc chịu cảnh lầm than khổ cực, Nguyễn Ái Quốc ln có một lịng nồng nàn u nước và ý chí, tinh thần quyết tâm tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc. Người đã được chứng kiến con đường cứu nước của ông cha ta và các vị tiền bối đi trước. Người nhận thấy chủ trương cứu nước “dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp” của Phan Bội Châu chẳng khác nào “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”, mượn một nước tư bản để chống lại một nước tư bản, mượn một nước đồng chủng, đồng văn nhưng mang bản chất của một nước bóc lột của chế độ tư bản để chống lại một nước từ phương xa đến (nước Pháp) là rất nguy hiểm. Con đường cứu nước theo xu hướng “cải cách dân chủ” của Phan Châu Trinh cũng được Nguyễn Ái Quốc nhận xét: “Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, đó là sai lầm chẳng khác gì đến xin giặc rủ lịng thương”[2], Pháp từ xa đến xâm lược có ý đồ âm mưu rõ ràng nên không thể xin kẻ thù để nhân nhượng để giải hóng dân tộc vì con đường cứu nước của Phan Châu Trinh thông qua cải cách địi quyền dân chủ cơ bản sau đó cố gắng xây dựng phát triển Việt Nam đến khi khang hàng với Pháp sẽ trự tiếp đấu tranh chống Pháp, điều đó hồn tồn sai lầm, cả hai con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Còn đối với Hoàng Hoa Thám trực tiếp đấu tranh chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến, tuy có thực tế hơn nhưng vẫn nặng cốt cách phong kiến. Thực tế cứu nước theo khuynh hướng vô sản phải phát triển hơn so với phong kiến nhưng ở một khía cạnh khác, Hồ chí Minh lại đề cao phong trào yêu nước của Hồng Hoa Thám bởi vì phong trào trực tiếp đấu tranh chống Pháp, xác định rõ ràng phươg thức đấu tranh tuy nhiên tất cả các phong trào đó đều đi đến thất bại và khơng đáp ứng được nhiệm vụ của lịch sử. Rất khâm phục lòng yêu nước của các vị tiền bối nhưng khi nhìn nhận ra những hạn chế, Nguyễn Ái Quốc đã không tán

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

thành con đường cách mạng của họ và quyết tâm tìm một con đường cứu nước mới. Sau khoảng 10 năm bơn ba, tìm đường cứu nước ở các châu lục, quốc gia khác nhau đều đang trong quá trình đấu tranh, đặc biệt là ở phương Tây Nguyễn Ái Quốc đã tiếp cận và tìm hiểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ năm 1776 với bản Tuyên ngôn Độc lập nổi tiếng và Người tìm hiểu cách mạng tư sản ở Pháp năm 1791, nghiên cứu bản Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền đều nhận thấy một số giá trị tích cực nhưng đều nhận xét đó là các cuộc cách mạng đã triệt để (vì đã đạt được mục tiêu đề ra đó là lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nên chế độ tư bản chủ nghĩa) nhưng khơng đến nơi vì chưa đạt đạt đến trình độ cao nhất (giải phóng con người), khơng giải phóng dân tộc thuộc địa, khơng giải phóng nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột, khơng đáp ứng được khát vọng, mong muốn của Hồ Chí Minh nói riêng và tồn thể nhân dân Việt Nam nói chung như Hồ Chí Minh từng nói “Cách mạng Mỹ thì cơng nơng vẫn cứ cực khổ, vẫn lo tính cách mạng lần nữa. Cách mạng Pháp tiến lên cộng hòa dân chủ, trong thì tiếp tục cơng nơng, ngồi thì áp bức thuộc địa”. Đến năm 1971, cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi gây tiếng vang lớn, ảnh hưởng tới việc lựa chọn con đường cứu nước của Hồ Chí Minh. Người kết luận rằng “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành cơng, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật, khơng phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh nga đã đuổi được vua, tư bản địa chủ rồi lại ra sức cho công nông các nước và dân bị áp bức thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới. Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành cơng thì phải dân chúng (cơng nơng) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hi sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và lênin”[3] đồng nghĩa với việc tán thành cách mạng tháng Mười Nga là một cuộc cách mạng vô sản, cách mạng giải phóng dân tộc. Đến tháng 12/1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Người hoàn toàn tin tưởng khi đã thấy rõ Lênin và Quốc tế thứ ba đã bênh vực cho các dân tộc bị áp bức. Đúc rút kinh nghiệm từ sự thất bại của các phong trào yêu nước trước đó, nhận thức rõ tính chất khơng đến nơi của cách mạng tư sản Mỹ và Pháp, sự thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga và sự tin tưởng vào Lênin, Quốc tế thứ 3, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

đường cách mạng vô sản". Đây là con đường cách mạng triệt để nhất, phù hợp với tình hình Việt Nam lúc bấy giờ.

Cuộc cách mạng vô sản ở Việt Nam trải qua ba giai đoạn chính là cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng dân chủ nhân dân (cách mạng ruộng đất) và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đầu tiên, đối với cách mạng giải phóng dân tộc Hồ chí Minh khơng bàn về vấn đề dân tộc nói chung mà xuất phát từ nhu cầu khách quan của dân tộc Việt Nam và tình hình thời đại, Người quan tâm đến vấn đề dân tộc ở thuộc địa đó là vấn đề đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, lật đổ ách áp bức bóc lột của đế quốc, giải phóng dân tộc và giành độc lập. Hồ Chí Minh tiếp cận vấn đề dân tộc từ quyền con người, Người đã tìm hiểu các quyền về con người như quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do,... trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của của Pháp năm 1791và khái quát nâng thành quyền dân tộc “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Cách mạng giải phóng dân tộc trong điều kiện của Việt Nm muốn thắng lợi phải do đảng cộng sản lãnh đạo. Trong tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin , Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc thành lập đảng cộng sản và khẳng định vai trò to lớn của đảng đối với cách mạng giải phóng dân tộc trong tác phẩm Đường cách mệnh (1927), Người viết: Cách mệnh trước hết phải có gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngồi thì liên lạc với các dân tộc bị áp bữ và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững, cách mệnh mới thành cơng, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng vừa là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cũng là đảng của cả dân tộc Việt Nam.

Lực lượng của cách mạng giải phóng dân dân tộc là tồn dân, Hồ Chí Minh lưu ý: “công nông là người chủ cách mệnh…Công nông là người gốc cách mệnh” do đó mặt trận dân tộc thống nhất có thể quy tụ, tập hợp quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng để tạo ra sức mạnh chống lại chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “cách mệnh là việc chung của dân chúng chứ không phải việc một hai người” và kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Na, thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”, dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Do nhận thức được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc, do đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ngay từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã có luận điểm mới và sáng tạo cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vơ sản. Đó là điểm khác biệt so với phong trào cộng sản quốc tế lúc bấy giờ bởi từ năm 1919 đến năm 1928, Quốc tế Cộng sản vẫn ln cho rằng: “Chỉ có thể thực hiện hồn tồn cơng cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến”. Người đã chỉ rõ cái sai của Quốc tế cộng sản là đánh giá thấp vị trí, vai trị của cách mạng thuộc địa trong mối quan hệ với cách mạng vơ sản ở chính quốc và đưa ra quan điểm khác “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa… nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa…” đồng thời vực dậy các cuộc cách mạng ở thuộc địa. Hồ Chí Minh đã lấy hình ảnh con đỉa làm ví dụ minh họa “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vịi bám vào giai cấp vơ sản ở chính quốc và một cái vịi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vịi thơi, thì cái cái vịi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ lại mọc ra” đồng nghĩa với việc gây tổn thất cho cách mạng ở chính quốc và ảnh hưởng nặng nề đến bóc lột ở thuộc địa. Cách mạng thuộc địa là tất yếu, Hồ Chí Minh cho rằng nhân dân thuộc địa là một lực lượng to lớn, có thể tự dùng sức mình tự đứng lên giải phóng và làm nên sự nghiệp cách mạng. Cách mạng ở chính quốc và cách mạng thuộc địa cần đoàn kết tiến hành cách mạng triệt để, tấn cơng đồng thời ở chính quốc và thuộc địa, khi bị tấn cơng ở cả hai đầu thì “con đỉa” sẽ có xu hướng co lại để bảo vệ lực lượng, khi đó tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc cách mạng thuộc địa giành thắng lợi và sức mạnh của chủ nghĩa tư bản giảm dần tạo đà cho cuộc cách mạng chính quốc giành thắng lợi để chấm dứt hồn tồn. Tư tưởng đó chứng minh cho kết luận của Hồ Chí Minh “Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vơ sản ở chính quốc”.

Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách mạng. Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ăngghen nhắc lại: “Bạo lực cịn đóng một vai trò khác trong lịch sử, vai trò cách mạng; nói theo Các Mác, bạo

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

lực cịn là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén trong một xã hội mới; bạo lực là công cụ mà trong sự vận động xã hội dùng để tự mở đường cho mình và đâhp tan tành những hình thức chính trị đã hóa đá và chết cứng”, tất cả làm sáng tỏ vấn đề bạo lực cách mạng trong học thuyết về cách mạng vô sản: Khơng có bạo lực cách mjang thì khơng thể thay nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản được. Tiếp thu các quan điểm đó, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo phù hợp với thực tiến cách mạng Việt Nam và nói rõ: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và dân tộc, cần dùng bạo lực chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyềnn bảo vệ chính quyền”. Hình thức bạo lực cách mạng gồm đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, theo Hồ Chí Minh cần phải “tùy tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp, sử dụng đúng và khéo léo kết hợp các hình thức đấu tranh cũ trang và đấu tranh chính trịđể giành thắng lợi cho cách mạng” với hình thức bạo lực cách mạng toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh.

Giai đoạn thứ hai là cách mạng dân chủ nhanh dân, từ khi thực dân Pháp xâm lược trong bối cảnh thuộc địa nửa phong kiến, giai cấp công nhân bị áp bức, bóc lột nặng nề cùng với mối thù mất nước đã đưa công nhân sớm trưởng thành về ý thức dân tộc và ý thức giai cấp và nhận thức mối quan hệ giữa đấu tranh giải phóng dân tộc và đấu tranh giải phóng gia cấp dẫn đến các cuộc đấu tranh tự phát. Nhưng từ sau khi giai cấp công nhân Việt Nam tổ chức được chính đáng của mình đã chuyển sang đấu tranh tự giác tiêu biểu với cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ( 8/ 1925). Đó là lý do giai cấp công nhân Việt Nam không đấu tranh dưới ngọn cờ của giai cấp tư sản, mà sớm lãnh đạo đấu tranh với những yêu sách riêng, nêu cao ngọn cờ độc lập dân tộc và hướng tới xã hội chủ nghĩa. Ở Việt Nam, chính sách bóc lột của thực dân Pháp và gia cấp địa chủ theo lối thuộc địa nửa phong kiến, trong đó chủ yếu là quyền lực của thực dân Pháp đã đẩy người nơng dân vào tình thế đối mặt với hai kẻ thù cùng lúc đó là thực dân và địa chủ phong kiến đồng thời rút ngắn khoảng cách gữa số phận của người nông dân và vận mệnh của dân tộc, thúc đẩy hơn nữa nguyện vọng dân chủ nhân dân (trước hết là ruộng đất) và giải phóng dân tộc. Tầng lớp tiểu tư sản, cũng bị thực dân phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần, cùng với giai cấp công nhân và nông dân, tầng lớp tiểu tư sản ngay từ đầu đã tham gia các phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc và dân chủ hướng tới xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chính từ thực tiễn Việt Nam và các nước thuộc địa, năm 1921 Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thơi”. Chính vì thế, trong Chánh cương vắn tắt của Đảng năm 1930, Hồ Chí Minh chỉ rõ phương hướng chiến lược cách mạng Việt Nam là “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Trong văn kiện Đại hội VI Quốc tế cộng sản, khái niệm “cách mạng tư sản dân quyền” không bao hàm đầy đủ nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Trong Chánh cương vắn tắt, Hồ Chi Minh nêu rõ Cách mạng tư sản dân quyền trước hết là phải đánh đổ đế quốc và bọn phong kiến, làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập. từ đó Hồ Chí Minh coi hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến không phải thực hiện đồng thời và khăng khít như Quốc tế cộng sản đã đưa ra mà Người đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu cịn nhiệm vụ chống phong kiến, mang lại ruộng đất cho nhân dân sẽ từng bước thực hiện. Đấy là một trong những nét độc đáo, sáng tạo của Hồ Chí Minh.

Giai đoạn thứ ba là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta sự nghiệp giải phóng dân tộc được nâng lên trình độ một cuộc cách mạng xã hội. Cuộc cách mạng này kết hợp tiến trình của hai sự nghiệp giải phóng bao gồm giải phóng dân tộc bị áp bức và giải phóng giai cấp những người lao động bị bóc lột. Sau thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng Tám, thực dân pháp quay trở lại xâm lược nước ta thêm một lần nữa, sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta có sự thay đổi lớn là kết hợp khác chiến và kiến quốc như Hồ Chí Minh đã khẳng định “ Kháng chiến phải đi đơi với kiến quốc. Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành cơng. Kiến quốc có chắc thành công, kháng chiến mới mau thắng lợi” và đạt được một số thành tựu rực rỡ. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hình thành những điều kiện vật chất và tinh thần để nước ta chuyển sang thời kì đi lên xã hội chủ nghĩa.

Giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, trong đó giải phóng dân tộc là trước hết, trên hết. Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê nin vào điều kiện, tình hình thực tế của Việt Nam. Lênin cho rằng cách mạng vô sản ở châu Âu đi từ giải phóng giai cấp - giải phóng dân tộc - giải phóng xã hội - giải phóng con người nhưng Hồ Chí Minh cho rằng con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam không thể tiến hành theo con đường cách mạng vô sản ở châu Âu mà phải đi từ giải phóng dân tộc - giải phóng xã hội - giải phóng giai cấp - giải phóng con người để phù hợp với hồn cảnh lịch sử, điều kiện, đặc điểm của Việt nam lúc bấy giờ. Khi mâu thuẫn dân

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

tộc bao trùm tất cả thì phải giải quyết mâu thuân xdân tộc trước sau đó giải phóng xã hội mang lai quyền làm chủ cho nhân dân, nâng cao trình độ nhận thức, sau đó giải phóng giai cấp và con người. “Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản” là một lực chọn đúng của Hồ Chí minh phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn điều kiện Việt Nam và đã đi đến thắng lợi.

<b>Câu 2: Phân tích câu nói: “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.</b>

Từ chế độ nô lệ và cổ đại Trung Hoa đã đề cao vai trò tri thức đối với phát triển kinh tế - xã hội lịch sử. Năm 1442, ông cha ta đã khẳng định trên văn bia ở Quốc Tử Giám - Hà Nội “Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Ngun khí suy thì thế nước yếu và thấp kém'' đánh giá cao tầm quan trọng của tri thức trong mọi thời đại, đặc biệt trong bối cảnh lịch sử. Lênin cũng từng chỉ rõ “khơng có tri thức thì khơng có chủ nghĩa xã hội” ngay sau khi cách mạng tháng mười Nga thành công bước vào xây dựng chế độ mới và yêu cầu mọi người “ học, học nữa, học mãi”. Từ đó, Hồ Chí Minh nhận thức được tác hại của dốt, quan niệm dốt cũng là một thứ giặc và khẳng định muốn chống giặc ngoại xâm trước hết phải chống giặc đói và giặc dốt. Giặc dốt là mối đe dọa, nguy hiểm lớn tới quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc nói riêng và q trình phát triển của Việt Nam nói chung. Sau cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước việt Nam Dân chủ cộng hòa, đất nước ta gặp phải khó khăn về chính quyền cịn non trẻ, lâm thời, bị chiến tranh tàn phá kiệt quệ, nạn đói nạn mù chữ hồnh hành trong khi đang phải chống giặc ngoại xâm và nội phản khiến Việt Nam rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Trong tình hình đó, ngay buổi họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu xếp chống nạn mù chữ là việc quan trọng thứ hai phải làm ngay chỉ sau việc chống nạn đói. Người đã khẳng định: “Nạn dốt là một trong những phương pháp thâm độc mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn 90% đồng bào bị mù chữ. Thế mà chỉ cần học ba tháng là đọc được, viết được tiếng nước ta. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ”[4]. Vậy, việc chống nạn mù chữ là một vấn đề cấp thiết và rất quan trọng đối với dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ. Trong khẳng định đó, Người có nói “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” cho thấy rõ được tư tưởng của Hồ Chí Minh, tầm quan trọng của việc học hành lúc bấy giờ và cả trong mọi thời đại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Theo nghĩa rộng (phạm vi thế giới) thì dân tộc mang ý nghĩa bao hàm một cộng đồng, là công dân của một quốc gia có chủ quyền được quản lý bởi nhà nước, có nền kinh tế, chính trị, văn hóa bền vững, có ngơn ngữ chung và được duy trì trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của đất nước, ví dụ như dân tộc Việt Nam, dân tộc Lào, dân tộc Thái Lan,… Về nghĩa hẹp (phạm vi trong một quốc gia), dân tộc được hiểu là một tập thể người có đặc điểm, hình thái và ngơn ngữ riêng, được hình thành và phát triển tự nhiên trên cùng một lãnh thổ, có sự liên kết cộng đồng một cách bền vững theo lịch sử, có tính tự giác và mang đậm bản sắc văn hóa đặc biệt chẳng hạn như dân tộc Tày, dân tộc Nùng, dân tộc Thái,…[5]. Dân tộc mà Hồ Chí Minh nhắc đến trong câu nói được hiểu theo dân tộc trong phạm vi quốc gia.

Dân tộc trong câu nói “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” mang nghĩa khái quát là cả một cộng đồng, cả một quốc gia vậy một dân tộc dốt sẽ được hiểu là một dân tộc thế nào. Có thể hiểu dân tộc dốt là chỉ một dân tộc có trình độ thấp kém, kém hiểu biết thì khó có thể tiếp thu và phát huy được những tinh hóa văn hóa của nhân loại, khoa học công nghệ mới của nhân loại. Dốt là yếu, yếu là hèn. Một dân tộc mà yếu thì sẽ khơng có tiếng nói trên thế giới, càng khơng thể hội nhập được với xu thế chung toàn cầu. Hơn nữa, dân tộc yếu khơng có sức mạnh và tiếng nói thì sẽ dễ bị đồng hố và thơn tính, bị thủ tiêu những nét đẹp văn hố truyền thống.

Hơn 80 năm đơ hộ Việt Nam, thực dân Pháp đã dùng chính sách “ đồng hóa”, “ngu dân” để dễ cai trị nhân dân ta gây hậu quả nặng nề khiến hơn 90% dân ta mù chữ. Chúng đồng hóa dân ta, khơng cho nhân dân biết chữ để dễ bề bóc lột và đàn áp. Thực dân Pháp gọi là khai hoá văn minh nhưng thực chất là đầu độc dân ta bằng rượu cồn và thuốc. Chúng đồng bóc lột nhân dân tàn bạo trên mọi phương diện đời sống kinh tế, chính trị, xã hội dẫn đến những hậu quả nặng nề như nạn đói 1945, nhân dân chịu cảnh “ một cổ hai tròng”, đất nước lâm vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, nhân dân khơng được học hành như Hồ Chí Minh từng viết trong Tuyên ngôn Độc lập “Chúng lập nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của chúng ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của chúng ta trong những bể máu”. Do đó, ngay sau khi giành được độc lập dân tộc, một trong những nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là diệt giặc dốt (xóa nạn mù chữ), nâng cao dân trí. Chính phủ lâm thời, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời mở cuộc chiến dịch xóa nạn mù chữ và tổ chức lại nền giáo dục nhà nước. Người đưa ra sáu vấn đề, trong đó có: “ Nạn dốt - Là một trong những phương pháp độc ác mà

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×