Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 92 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b> NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH </b>
<b> NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH </b>
Vốn lưu động là nhu cầu cần thiết của mỗi doanh nghiệp, được sử dụng để chi trả cho các chi phí phát sinh bất ngờ hay các khoản nợ mua nguyên vật liệu. Vốn lưu động thường được dùng để đánh giá mức độ hiệu quả và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy, vốn lưu động được quản lý như thế nào cũng có ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Khóa luận được thực hiện nhằm phân tích ảnh hưởng của hoạt động quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam giai đoạn 2012-2022.
Khóa luận sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính của 30 doanh nghiệp sản xuất thực phẩm Việt Nam đã kiểm toán từ năm 2012 tới năm 2022. Khóa luận đã sử dụng tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) làm đại diện cho biến phụ thuộc khả năng sinh lợi. Ngoài các biến độc lập chính như: kỳ thu tiền bình qn (AR), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV), kỳ thanh tốn bình qn (AP), chu kỳ ln chuyển tiền (CCC); để thiết lập được mối liên hệ chuẩn xác nhất trong các biến, bài nghiên cứu còn sử dụng các biến kiểm sốt khác gồm: quy mơ doanh nghiệp (SIZE), tỷ số thanh toán hiện hành (CR), tỷ số nợ trên tài sản (DR), tỷ lệ tăng trưởng GDP ngành công nghiệp chế biến và chế tạo (GDP). Dựa vào yếu tố trên, khóa luận đã xây dựng hai mơ hình nhằm tránh xảy ra đa cộng tuyến (CCC = AR+ INV- AP). Khóa luận nghiên cứu đã thực hiện ba phương pháp ước lượng mơ hình hồi quy gồm: Pooled OLS, FEM và REM. Thêm vào đó, khóa luận cũng thực hiện phương pháp GLS để khắc phục hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai sai số thay đổi tồn tại trong mơ hình nhằm thu được kết quả bền vững và hiệu quả.
Khóa luận nghiên cứu đã tìm ra tác động ngược chiều của kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho và chu kỳ luân chuyển tiền đến khả năng sinh lợi. Dựa vào đó, khóa luận đề ra một số giải pháp liên quan đến vốn lưu động, giúp nâng cao khả năng sinh lợi cho các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam.
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">Working capital is an essential need of every firm, used to cover unexpected costs or debts to purchase raw materials. Working capital is often used to evaluate a firm's efficiency and financial health. Therefore, how firm manage working capital also affects the profitability and efficiency of the firm. The discussion is conducted to analyze the effect of working capital management on profitability of Vietnamese food firms in the period 2012-2022.
The study uses secondary data collected from audited financial statements of 30 Vietnamese food firms from 2012 to 2022. This discussion used return on assets (ROA) as a proxy for the dependent variable of profitability. In addition to the main independent variables such as: average receivables period (AR), inventory turnover period (INV), average payables period (AP), cash conversion period (CCC); in order to establish the most accurate correlation between variables, the study also uses other control variables such as: firm size (SIZE), current ratio (CR), debt-to-asset ratio (DR), economic growth rate of processing and manufacturing industry (GDP). Based on the above variables, the study has built two research models to avoid multicollinearity between working capital management variables (CCC = AR+ INV- AP). The study used three regression estimation methods including: Pooled OLS, FEM and REM. In addition, this study also uses the FGLS method to resolve the autocorrelation phenomenon and heteroscedasticity that exists in the model to obtain sustainable and effective research results.
The results of this study found a negative impact of average receivables period, inventory turnover period and cash conversion cycle on profitability. Thereby, the study proposes some solutions related to working capital management, helping to improve profitability for Vietnamese food firms.
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">Tôi tên là Trần Thị Ngọc Uyên, sinh viên lớp DH36TC06 thuộc Khoa Tài chính, mã số sinh viên: 030136200739, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
<i><b>Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp thực phẩm tại Việt Nam” là nghiên cứu độc lập của tác </b></i>
giả, được hoàn thành dưới sự chỉ dẫn của TS. Đỗ Thị Hà Thương. Kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm cho những cam đoan của tơi.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024
<b> Tác giả </b>
<b> Trần Thị Ngọc Uyên </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã là một mơi trường học tập lý tưởng để tơi có điều kiện tham gia và hồn thành khóa học. Tơi xin gửi niềm biết ơn sâu sắc đến các Thầy/Cơ ở Khoa Tài chính đã luôn tận tâm hỗ trợ và truyền đạt kiến thức cho sinh viên chúng tôi. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đỗ Thị Hà Thương đã hướng dẫn và chỉnh sửa tận tình những thiếu sót mà tơi mắc
<i><b>phải trong q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp thực phẩm tại Việt Nam”. Sau </b></i>
cùng, tơi rất cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã bên cạnh, ln hỗ trợ và khích lệ tinh thần để tơi hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù khóa luận đã được hồn thành nhưng vì kiến thức cịn hạn chế và kinh nghiệm nghiên cứu chưa thực sự sâu rộng nên khóa luận khơng tránh khỏi những sai sót. Tơi rất mong nhận được sự góp ý của Thầy/Cơ và nhà trường. Tôi xin lắng nghe và chỉnh sửa để hồn thiện nội dung khóa luận một cách tốt nhất.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024
<b> Tác giả </b>
<b> Trần Thị Ngọc Uyên </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><b>1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ... 2</b>
<b>1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ... 2</b>
<b>1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ... 2</b>
<b>1.3. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ... 3</b>
<b>1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI CỦA BÀI NGHIÊN CỨU ... 3</b>
<b>1.4.1. Đối tượng của bài nghiên cứu ... 3</b>
<b>1.4.2. Phạm vi của bài nghiên cứu ... 3</b>
<b>1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ... 4</b>
<b>1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ... 4</b>
<b>1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ... 4</b>
<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><b>2.2.2. Chỉ tiêu đo lường hiệu quả quản trị vốn lưu động ... 12</b>
<b>2.2.2.1. Vòng quay vốn lưu động ... 12</b>
<b>2.2.2.2. Vòng quay hàng tồn kho ... 13</b>
<b>2.2.2.3. Vòng quay khoản phải thu... 13</b>
<b>2.3. KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA DOANH NGHIỆP ... 14</b>
<b>2.3.1. Khái niệm ... 14</b>
<b>2.3.2. Chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi ... 15</b>
<b>2.3.2.1. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ... 15</b>
<b>2.3.2.2. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) ... 15</b>
<b>2.3.2.3. Tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp (GOP) ... 16</b>
<b>2.4. TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA DOANH NGHIỆP ... 16</b>
<b>2.4.1. Tác động của kỳ thu tiền bình quân đến khả năng sinh lợi ... 17</b>
<b>2.4.2. Tác động của kỳ luân chuyển hàng tồn kho đến khả năng sinh lợi ... 17</b>
<b>2.4.3. Tác động của kỳ thanh tốn bình qn đến khả năng sinh lợi ... 18</b>
<b>2.4.4. Tác động của chu kỳ luân chuyển tiền đến khả năng sinh lợi ... 18</b>
<b>2.5. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ... 19</b>
<b>2.5.1. Các nghiên cứu nước ngoài... 19</b>
<b>2.5.2. Các nghiên cứu trong nước... 21</b>
<b>2.6. KHOẢNG TRỐNG CỦA ĐỀ TÀI ... 28</b>
<b>CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ... 29</b>
<b>3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ... 29</b>
<b>3.2. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ... 31</b>
<b>3.2.1. Cơ sở đề xuất mơ hình nghiên cứu... 31</b>
<b>3.2.2. Giải thích các biến ... 32</b>
<b>3.2.2.1. Biến phụ thuộc ... 32</b>
<b>3.2.2.2. Biến độc lập ... 32</b>
<b>3.2.3. Giả thuyết của mô hình nghiên cứu ... 34</b>
<b>3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ... 36</b>
<b>3.3.1. Mẫu nghiên cứu ... 36</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><b>3.3.2. Dữ liệu nghiên cứu ... 36</b>
<b>3.3.3. Công cụ nghiên cứu ... 36</b>
<b>3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 36</b>
<b>3.4.1. Thống kê mơ tả ... 37</b>
<b>3.4.2. Phân tích tương quan ... 37</b>
<b>3.4.3. Phân tích hồi quy ... 37</b>
<b>CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 39</b>
<b>4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ ... 39</b>
<b>4.2. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN ... 43</b>
<b>4.3. KẾT QUẢ CÁC MƠ HÌNH HỒI QUY THEO POOLED OLS, FEM, REM 444.4. KIỂM ĐỊNH CÁC KHUYẾT TẬT ... 48</b>
<b>4.4.1. Kiểm định đa cộng tuyến ... 48</b>
<b>4.4.2. Kiểm định phương sai ... 50</b>
<b>4.4.3. Kiểm định tự tương quan ... 50</b>
<b>5.2.1. Đối với yếu tố kỳ thu tiền bình quân ... 58</b>
<b>5.2.2. Đối với yếu tố kỳ luân chuyển hàng tồn kho ... 59</b>
<b>5.2.3. Đối với yếu tố chu kỳ luân chuyển tiền ... 60</b>
<b>5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ... 61</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">5 FEM Mơ hình hồi quy tác động cố định
6 FGLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát 7 Pooled OLS Mơ hình bình phương nhỏ nhất thơng thường 8 REM Mơ hình hồi quy tác động ngẫu nhiên
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả các nghiên cứu đã khảo lược về ảnh hưởng của vốn lưu động
đến khả năng sinh lợi ... 24
Bảng 4.1: Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu………..39
Bảng 4.2: Ma trận tương quan các biến trong mơ hình nghiên cứu ... 43
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy của mơ hình 1 theo Pooled OLS, FEM, REM ... 45
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định F của mơ hình 1 ... 45
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Hausman của mô hình 1 ... 46
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy của mơ hình 2 theo Pooled OLS, FEM, REM ... 47
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định F của mơ hình 2 ... 47
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Hausman của mô hình 2 ... 48
Bảng 4.9: Kiểm định đa cộng tuyến của mơ hình 1 ... 49
Bảng 4.10: Kiểm định đa cộng tuyến của mơ hình 2 ... 49
Bảng 4.11: Kiểm định phương sai sai số thay đổi của mơ hình 1 ... 50
Bảng 4.12: Kiểm định phương sai sai số thay đổi của mơ hình 2 ... 50
Bảng 4.13: Kiểm định tự tương quan của mơ hình 1 ... 51
Bảng 4.14: Kiểm định tự tương quan của mơ hình 2 ... 51
Bảng 4.15: Kết quả hồi quy FGLS của mô hình 1 ... 52
Bảng 4.16: Kết quả hồi quy FGLS của mơ hình 2 ... 52
Bảng 4.17: Tổng hợp kết quả hồi quy của các biến theo phương pháp FGLS... 53
Bảng 4.18: Tổng hợp so sánh dấu kỳ vọng và kết quả nghiên cứu ... 56
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">Hình 2.1: Chu kỳ ln chuyển tiền và chu kỳ kinh doanh ... 11 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu………..29 Hình 4.1: Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam giai đoạn 2012-2022………40
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><i>Chương 1 sẽ trình bày lý do tại sao chọn đề tài và tính thiết thực của vấn đề này trong thực tế. Tiếp đến, tác giả tiến hành đặt mục tiêu cũng như các câu hỏi cho nội dung nghiên cứu nhằm xác định hướng đi cho khóa luận. Đồng thời trong chương này, tác giả cũng trình bày đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp để thực hiện nghiên cứu, những đóng góp và kết cấu chương của đề tài. </i>
<b>1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI </b>
Khả năng sinh lợi là một trong những chỉ số quan trọng và phản ánh hiệu quả hoạt động của của các tổ chức kinh tế (TCKT). Hầu hết các TCKT khi hoạt động đều tìm cách gia tăng khả năng sinh lợi cho mình. Vì vậy, các đề tài liên quan đến nghiên cứu hiệu quả sinh lợi của các TCKT nói chung cũng như các doanh nghiệp (DN) nói riêng thường nhận được nhiều sự chú ý. Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi được tìm thấy bao gồm: thu nhập ngồi lãi, nợ xấu, quản trị vốn lưu động, v.v. Trong đó, quản trị vốn lưu động được nhiều học giả nổi tiếng quan tâm đến như David M. Mathuva (2010); Marc Deloof (2003); Abdul Raheman và Mohamed Nasr (2007); Amarjit Gill, Nahum Biger và Neil Mathur (2010); A.K. Sharma và Satish Kumar (2011). Mặc dù, chủ đề này được khơng ít nhà khoa học trên thế giới quan tâm nhưng lại có khá ít nghiên cứu ở Việt Nam và các kết quả ngoài nước cũng chưa thật sự phù hợp để ứng dụng với thị trường doanh nghiệp Việt Nam.
“Quản trị vốn lưu động là thành phần rất quan trọng trong việc quản lý tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể tối đa hóa giá trị của mình với mức vốn lưu động tối ưu” (Marc Deloof, 2003). Do đó, các DN cần hiểu rõ tầm quan trọng của quá trình quản trị vốn lưu động để đưa ra chiến lược quản trị về vốn hợp lý và đem lại nhiều lợi ích cho mình. “Một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp của Việt Nam bị yếu kém so với các doanh nghiệp nước ngoài trong hội nhập quốc tế là năng lực quản trị tài chính cịn hạn chế, đặc biệt trong việc hoạch định nguồn tài trợ dài hạn và quản trị vốn lưu động, biểu hiện qua việc thiếu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và mất tính thanh khoản
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">trong ngắn hạn” (Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga, 2018). Các nhà quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam còn ít kinh nghiệm và tương đối mới mẻ trong hoạt động quản trị tài chính. Hơn nữa, giai đoạn 2019 – 2022 nền kinh tế tồn cầu cịn chịu những thiệt hại và tổn thất nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19. Hậu quả là nhiều DN tại Việt Nam ở trong trạng thái thiếu vốn trầm trọng dẫn đến tỷ lệ doanh nghiệp đóng cửa, phá sản tăng lên. Chính vì vậy, quản trị vốn lưu động tại các DN Việt Nam là vấn đề hết sức cấp bách và cần lưu tâm. “Việc lựa chọn phân tích một ngành sẽ giúp đưa ra được kết quả nghiên cứu với những nét đặc thù của ngành, từ đó mang lại giá trị thiết thực hơn so với việc phân tích một cách chung chung với dữ liệu của tất cả các ngành nghề” (Bùi Ngọc Toản, 2016). Để tăng tính hiệu quả tác giả sẽ lựa chọn ngành thực phẩm để nghiên cứu. Đây là ngành cơng nghiệp trọng điểm và có tiềm năng kinh tế rất lớn của Việt Nam. Trong tương lai, nền kinh tế đang dần hồi phục thì ngành thực phẩm hứa hẹn sẽ còn tăng trưởng hơn nữa, tạo ra những thuận lợi và thử thách trong hoạt động quản trị cho ban lãnh đạo các doanh nghiệp ở ngành này.
<i><b>Dựa vào những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp ngành thực phẩm tại Việt Nam” </b></i>
để phân tích rõ hơn những tác động giữa chúng. Thơng qua đó, đề ra các giải pháp tối ưu giúp DN hoạt động thuận lợi và đóng góp thêm lợi ích cho kinh tế nước nhà.
<b>1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI </b>
<b>1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát </b>
Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp ngành thực phẩm (DNTP) tại Việt Nam, đồng thời đề xuất các gợi ý chính sách giúp tăng khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam.
<b>1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể </b>
Với mục đích thực hiện mục tiêu nghiên cứu tổng quát đã nêu trên, đề tài sẽ đưa ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><i><b>Một là, xác định tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các </b></i>
doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam.
<i><b>Hai là, đo lường chiều hướng và mức độ tác động của quản trị vốn lưu động đến khả </b></i>
năng sinh lợi của các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam.
<i><b>Ba là, đề xuất hàm ý chính sách liên quan đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp </b></i>
ngành thực phẩm để cải thiện khả năng sinh lợi.
<b>1.3. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU </b>
Nhằm đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, khóa luận sẽ phải lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
<i><b>Thứ nhất, quản trị vốn lưu động có tác động đến khả năng sinh lợi của các doanh </b></i>
nghiệp thực phẩm tại Việt Nam?
<i><b>Thứ hai, mức độ ảnh hưởng và chiều hướng tác động của quản trị vốn lưu động đến </b></i>
khả năng sinh lợi?
<i><b>Thứ ba, những hàm ý chính sách liên quan đến quản trị vốn lưu động của các doanh </b></i>
nghiệp thực phẩm Việt Nam là gì?
<b>1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI CỦA BÀI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng của bài nghiên cứu </b>
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp ngành thực phẩm Việt Nam.
<b>1.4.2. Phạm vi của bài nghiên cứu </b>
Về khơng gian: Khóa luận phân tích mẫu dữ liệu gồm 30 DNTP tại Việt Nam. Đây là những doanh nghiệp có đầy đủ số liệu cần thiết để tiến hành nghiên cứu, được công khai đầy đủ và rõ ràng trên báo cáo tài chính (BCTC) đã kiểm toán.
Về thời gian: Thời gian nghiên cứu được lựa chọn nghiên cứu là trong vòng 10 năm, từ năm 2012 đến 2022. Giai đoạn này được chọn vì đây là giai đoạn mà các doanh nghiệp thực phẩm công bố đủ các số liệu cần thiết cho nghiên cứu và thời gian đủ để đại diện cho
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">ngành. Bên cạnh đó, ở những năm này tồn bộ hoạt động của nước ta bao gồm cả kinh tế đã có những biến động lớn do dịch Covid-19.
<b>1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI </b>
Khóa luận chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng để phân tích tác động giữa các biến với nhau. Phần mềm Stata 17 đã hỗ trợ tác giả xử lý vấn đề nghiên cứu. Phương pháp ước lượng hồi quy dữ liệu bảng được sử dụng thông qua các mô hình: ước lượng bình phương bé nhất (OLS), mơ hình các tác động cố định (FEM) và mơ hình các tác động ngẫu nhiên (REM). Sau khi đã ước lượng theo các phương pháp trên, tiến hành thực hiện kiểm định F và kiểm định Hausman để chọn ra mơ hình thích hợp nhất. Tiếp đó, kiểm định các khuyết tật như: đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai sai số thay đổi. Khi giả định hồi quy bị vi phạm, tác giả sẽ khắc phục bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy bình phương bé nhất tổng quát (GLS).
<b>1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI </b>
Ý nghĩa khoa học: nghiên cứu trình bày tổng quan về các lý thuyết liên quan tới vốn lưu động và khả năng sinh lợi của DN. Bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lợi của những DN ở Việt Nam, đặc biệt là các DN ngành thực phẩm.
Ý nghĩa thực tiễn: kết quả đề tài này là cơ sở giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra những chiến lược quản trị vốn lưu động. Từ đó, xây dựng chính sách quản trị vốn lưu động phù hợp, làm tăng hiệu quả sinh lợi kinh doanh và giảm bớt các rủi ro cho DNTP.
<b>1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI </b>
Khóa luận có kết cấu gồm 05 chương như sau:
<b>Chương 1: Giới thiệu đề tài </b>
Chương này tác giả trình bày tổng quan về khóa luận bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi, phương pháp, đối tượng, phạm vi để thực hiện nghiên cứu và bố cục của đề tài; đồng thời, nhắc đến những lợi ích ở hai mặt khoa học và thực tiễn mà đề tài mang lại.
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17"><b>Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước </b>
Chương 2 tác giả trình bày các khía cạnh bao gồm: lý thuyết quản trị vốn lưu động, lý thuyết khả năng sinh lợi của DN và tổng hợp nội dung chính ở các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài này, để làm nền móng cho việc thiết kế mơ hình ở chương 3.
<b>Chương 3: Mơ hình và phương pháp nghiên cứu </b>
Căn cứ vào các nội dung lý thuyết ở chương 2, chương 3 đề cập cụ thể về mơ hình nghiên cứu cũng như quy trình, dữ liệu và phương pháp mà tác giả đã cân nhắc để nghiên cứu; trong đó, mơ tả chi tiết ý nghĩa các biến và lý do hình thành dấu giả thuyết nghiên
<b>cứu. </b>
<b>Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận </b>
Chương này trình bày các kết quả phân tích thống kê mơ tả và phân tích tương quan các biến trong mơ hình, thực hiện phương pháp hồi quy và các kiểm định để chọn ra mơ hình thích hợp. Sau đó, thảo luận kết quả đạt được và đánh giá mức độ tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả sinh lợi của DNTP.
<b>Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách </b>
Dựa trên kết quả đạt được ở chương 4, chương 5 nêu ra một số kết luận và đề ra các giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực quản lý vốn lưu động. Hơn nữa, khóa luận cũng nêu ra các hạn chế của nghiên cứu này và đề xuất hướng mở cho các nghiên cứu phía sau.
<i><b>TĨM TẮT CHƯƠNG 1 </b></i>
<i>Ở chương 1, khóa luận đã đưa ra những lý do cấp thiết để quyết định thực hiện đề tài </i>
<b>“Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp ngành </b>
<i><b>thực phẩm tại Việt Nam”. Kế tiếp, xác định mục tiêu và đặt các câu hỏi nghiên cứu cũng </b></i>
<i>như trình bày đối tượng và phạm vi để nghiên cứu của khóa luận là 30 doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam giai đoạn 2012-2022. Thêm vào đó, tác giả cũng đề cập đến phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa đề tài và kết cấu khóa luận. </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18"><i>Chương 2, tác giả sẽ trình bày các lý thuyết liên quan đến vốn lưu động cũng như các lý thuyết đề cập tới khả năng sinh lợi và sự liên hệ giữa chúng. Tác giả khảo lược các nghiên cứu đã được cơng bố rộng rãi, có cùng đề tài và tổng hợp lại để làm nền móng xây dựng và phát triển nội dung của bài nghiên cứu này. </i>
<b>2.1. VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM 2.1.1. Vốn lưu động </b>
Trong Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Bùi Văn Vần và Vũ Văn Ninh, 2014), vốn lưu động được tác giả định nghĩa rằng: “Vốn lưu động của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của các tài sản lưu động trong doanh nghiệp”. Một định nghĩa khác khi nói về vốn lưu động của Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014), được dựa trên quá trình cấu thành vốn lưu động: “Vốn luân chuyển (Working Capital) được định nghĩa là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn phải trả. Theo nghĩa rộng, vốn luân chuyển là giá trị của toàn bộ tài sản ngắn hạn, những tài sản gắn liền với chu kỳ kinh doanh của công ty. Trong mỗi chu kỳ kinh doanh, chúng chuyển hoá qua tất cả các dạng - tồn tại từ tiền mặt đến hàng tồn kho, khoản phải thu và trở về hình thái cơ bản ban đầu là tiền mặt”.
Theo Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga (2018): “Vốn lưu động gộp để chỉ toàn bộ tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”. Tài sản ngắn hạn ở đây sẽ được bổ sung liên tục để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn phát sinh của doanh nghiệp. Đinh Thế Hùng và Trần Đức Lợi (2018) đã đề cập đến nguồn hình thành nên vốn lưu động của doanh nghiệp như sau: “Vốn lưu động cần phải được tài trợ và có thể địi hỏi chi phí hoạt động khác, chẳng hạn như tổn thất tín dụng của các khoản phải thu, chi phí lưu kho cho hàng tồn kho. Cùng với các tài sản
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">hữu hình và vơ hình, vốn lưu động cũng là một phần của nguồn vốn hoạt động. Nếu lượng vốn lưu động không được đảm bảo sẽ dẫn đến thiếu hụt và gặp khó khăn cho hoạt động kinh doanh hàng ngày”
Như vậy, vốn lưu động là một dạng tài sản ngắn hạn, phản ánh tính thanh khoản và đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp ln sẵn sàng cho q trình hoạt động kinh doanh được diễn ra đều đặn và khơng bị gián đoạn. Vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Nếu vốn lưu động của doanh nghiệp dương, đồng nghĩa với nợ ngắn hạn nhỏ hơn tài sản ngắn hạn, các tài sản lưu động của doanh nghiệp có tính thanh khoản cao và chi trả tốt các khoản nợ ngắn hạn; ngược lại, doanh nghiệp có vốn lưu động âm tức là tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn, thể hiện tính thanh khoản kém và khơng có đủ tiền mặt để trả các khoản nợ có thời hạn ngắn.
<b>2.1.2. Thành phần của vốn lưu động </b>
Dựa vào phần phân tích trên về vốn lưu động, có thể xác định được những thành phần chính trong vốn lưu động sẽ có tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Theo Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ (2005) trong Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, các thành phần trong hai yếu tố này như sau:
Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.
Tiền và các khoản tương đương tiền là toàn bộ tiền mặt và những khoản đầu tư ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt cao như tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng.
Đầu tư tài chính ngắn hạn thường bao gồm chứng khoán kinh doanh và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.
Khoản phải thu ngắn hạn là khoản tiền mà người mua phải trả cho doanh nghiệp khi mua hàng hóa trước và trả tiền sau. Đây là nguồn chủ yếu bổ sung cho vốn lưu động nên cần được giám sát và điều chỉnh thường xuyên. Dựa vào khoản phải thu khách hàng, doanh nghiệp sẽ xem xét và thay đổi chính sách bán chịu một cách hợp lý. Doanh nghiệp cần cân đối chính sách bán chịu là tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng thanh toán trước hạn và lãi suất
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">trả chậm cho phù hợp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải tính tốn và cân nhắc để tiếp tục duy trì lượng vốn lưu động đủ để triển khai những hoạt động khác.
Hàng tồn kho là hàng hóa được dự trữ trong kho đang chờ được sản xuất, chế biến hoặc bán ra thị trường tiêu thụ. Hàng tồn kho có nhiều loại như: nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm; là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quản trị vốn lưu động. Việc kiểm soát số lượng hàng tồn kho sẽ tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng hàng tồn kho để dự phòng, đầu cơ khi nhu cầu sản phẩm cao hay có biến động giá cả; giúp doanh nghiệp hoạt động liên tục và khơng tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên dữ trữ lượng hàng vừa phải và phù hợp. Vì hàng tồn kho thực chất cũng là tài sản lưu động, việc dự trữ quá nhiều sẽ khiến doanh nghiệp thiếu hụt vốn để tiếp tục hoạt động.
Tài sản ngắn hạn khác là nhóm các tài sản ngắn hạn còn lại sau khi đã trừ các tài sản ngắn hạn phía trên, thể hiện giá trị tài sản hoặc chi phí khác có thời gian thu hồi hoặc sử dụng không quá 1 năm.
Nợ ngắn hạn bao gồm các mục như: phải trả người lao động, phải trả người bán ngắn hạn, vay ngắn hạn, thuế, v.v. Trong đó, phải trả người bán và vay ngắn hạn chiếm phần lớn trong mục nợ ngắn hạn.
Khoản phải trả là khoản nợ mà doanh nghiệp mua nguyên vật liệu nhưng chưa thanh toán cho người bán. Trả nợ sớm cho người bán thể hiện doanh nghiệp kinh doanh tốt, có lời. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thường sẽ được nhận phần trăm chiết khấu cao hơn khi thanh toán trước thời gian ấn định. Thanh toán chậm sẽ giúp doanh nghiệp có thêm thời gian để sử dụng vốn nhưng đồng thời sẽ chịu khoản chi phí lãi suất trả chậm.
Vay ngắn hạn ở doanh nghiệp thường là các khoản vay ngân hàng có thời hạn khơng q 12 tháng. Mục đích vay là nhằm trả nợ cho người bán, giải quyết các khó khăn tạm thời về vốn hay tận dụng thời cơ để phát triển doanh nghiệp. Các khoản vay này cũng có nhiều nguy cơ rủi ro vì lãi suất cao và thời gian ngắn. Khi vay ngắn hạn thường không cần tài sản bảo đảm nhưng một số trường hợp doanh nghiệp có thể dùng hàng hóa trong kho hoặc khoản nợ của khách hàng để thế chấp với ngân hàng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21"><b>2.1.3. Vốn lưu động của doanh nghiệp ngành thực phẩm </b>
Ngành sản xuất thực phẩm có ý nghĩa rất lớn trong việc xúc tiến và đẩy mạnh tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam. Sản phẩm của ngành thực phẩm thường là tươi sống, có thời gian sử dụng ngắn, được tiêu thụ đều đặn và gắn liền với đời sống hằng ngày. Vì vậy, mà vòng quay vốn lưu động ở lĩnh vực này thường nhanh hơn các lĩnh vực khác. Nếu chỉ dựa vào nguồn vốn có sẵn thì các doanh nghiệp thực phẩm sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu cấp bách về vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do vậy, các doanh nghiệp thực phẩm sẽ hay sử dụng tài trợ từ bên ngoài hoặc thu nợ khách hàng trước hoặc gia hạn thời gian trả nợ mua hàng để bổ sung vốn và giải quyết nhu cầu ngắn hạn của mình. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lớn mạnh thì vẫn có đủ nguồn vốn sở hữu và sử dụng vốn có sẵn để giải quyết chi phí ngắn hạn trong q trình doanh nghiệp hoạt động.
Trong khâu sản xuất, một trong những chỉ tiêu có tác động tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động là chu kỳ sản xuất. Hai quá trình quyết định độ dài của chu kỳ sản xuất ngành thực phẩm gồm: thời gian sản xuất và thời gian lưu kho. Với lượng khách hàng nhiều và ổn định như ngành thực phẩm thì các doanh nghiệp thực phẩm phải rút ngắn hai quá trình này để bảo quản hàng hóa và giải quyết nhu cầu tiêu thụ liên tục. Các doanh nghiệp thực phẩm sẽ thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng máy móc để thúc đẩy q trình sản xuất. Ngồi ra, còn nâng cấp hệ thống kho bãi để đảm bảo chất lượng cho nguyên vật liệu sản xuất và thành phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp thực phẩm thường có chu kỳ sản xuất ngắn và tối ưu nhằm đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động.
Qua những nhận định trên, cho thấy đặc điểm trong vốn lưu động của ngành thực phẩm là: hàng tồn kho có thời hạn lưu trữ ngắn và số vòng quay cao, chu kỳ chuyển hóa tiền mặt nhanh, khoản phải thu và phải trả nhiều nhưng có vịng quay nhanh. Mục đích quản trị vốn lưu động trong nghiên cứu này là giúp doanh nghiệp thực phẩm có thể sử dụng triệt để nguồn vốn sẵn có, tiêu tốn chi phí và rủi ro ít nhất có thể.
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22"><b>2.2. QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG 2.2.1. Khái niệm </b>
Theo Huynh Phuong Dong & Jyh-tay Su (2010): “Mục tiêu cơ bản của quản trị vốn lưu động là quản lý tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Vốn lưu động nên được duy trì ở mức vừa phải, khơng nên quá nhiều hay quá ít, chỉ cần vừa đủ”. Việc đầu tư vào vốn lưu động là điều nên làm nhưng nên đầu tư phù hợp với đặc điểm và cách thức hoạt động của doanh nghiệp.
Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga (2018) đã giải thích q trình quản trị vốn lưu động như sau: “Quản trị vốn lưu động là quá trình xây dựng chính sách vốn lưu động và thực hiện chính sách ấy trong hoạt động kinh doanh thường ngày của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo doanh nghiệp có khả năng duy trì tính thanh khoản và đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ ngắn hạn của doanh nghiệp. Quản trị vốn lưu động bao gồm việc quyết định mức tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho hợp lý và cách thức tài trợ cho chúng sao cho chi phí là nhỏ nhất”. Quản lý vốn lưu động là lựa chọn và xem xét cách sử dụng vốn lưu động bao gồm: các khoản phải thu, hàng tồn kho, khoản phải trả và tiền mặt một cách hợp lý, nhằm hoàn thành các mục tiêu ban đầu đặt ra và chi phí dùng cho vốn lưu động được giảm bớt.
Abdul Raheman & Mohamed Nasr (2007) cho rằng: “Quản lý vốn lưu động có ảnh hưởng đến tính thanh khoản cũng như lợi nhuận của cơng ty”. Khơng những vậy, Vương Đức Hồng Qn và Dương Diễm Kiều (2016) còn cho thấy sức ảnh hưởng lớn từ hoạt động này dù tình hình doanh nghiệp đang ổn định: “Một doanh nghiệp nếu kinh doanh có lãi vẫn có thể gặp khó khăn tài chính nếu khơng quản lý một cách hiệu quả ngân lưu từ hoạt động kinh doanh”.
Quản trị vốn lưu động không chỉ làm biến đổi khả năng sinh lợi mà còn gây tác động tới rủi ro, thanh khoản, sự tồn tại của doanh nghiệp. Vậy nên, quản trị vốn lưu động có vai trị rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, nên đầu tư vốn lưu động vừa đủ vì
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">nhiều hơn mức cần thiết sẽ làm mất nhiều chi phí cơ hội của đầu tư và chỉ được cung cấp từ nguồn vốn sẵn có của doanh nghiệp là không đủ.
Chu kỳ luân chuyển tiền (CCC) cũng là yếu tố được dùng để xem mức độ hiệu quả của quản trị vốn lưu động. Nó thể hiện thời gian mà tiền mặt được chuyển hóa từ hàng tồn kho, các khoản phải thu và phải trả. Vì vậy, chu kỳ luân chuyển tiền cũng phản ánh khả năng thanh khoản của các tài sản lưu động. Chỉ tiêu này cao có nghĩa là thời gian tài sản lưu động chuyển đổi thành tiền mặt dài, gây thiếu vốn cho quá trình sản xuất và kinh doanh tại doanh nghiệp; ngược lại, chỉ tiêu này thấp thể hiện khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của các tài sản lưu động cao và ít phụ thuộc tới vốn vay nợ. Chu kỳ luân chuyển tiền (CCC) được cấu thành từ ba yếu tố gồm kỳ thu tiền bình quân (AR), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV), kỳ thanh tốn bình qn (AP).
CCC = AR + INV – AP
Mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền (CCC) và chu kỳ kinh doanh được thể hiện như sau:
<b>Hình 2.1: Chu kỳ luân chuyển tiền và chu kỳ kinh doanh </b>
<i>Nguồn: Từ Thị Kim Thoa & Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014) </i>
Mỗi doanh nghiệp sẽ có tình hình kinh doanh cũng như khả năng thanh khoản ở vốn lưu động khác nhau. Bởi vậy, việc đề ra các giải pháp cho quá trình quản trị vốn lưu động
Chu kỳ kinh doanh
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">nên được cân chỉnh thích hợp cho từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ tiến hành quản trị thông qua: khoản phải thu, hàng tồn kho, khoản phải trả để nâng cao khả năng chuyển hóa tiền mặt nhằm cung cấp vốn liên tục cho các hoạt động DN.
<b>2.2.2. Chỉ tiêu đo lường hiệu quả quản trị vốn lưu động </b>
<i><b>2.2.2.1. Vòng quay vốn lưu động </b></i>
Vòng quay vốn lưu động được sử dụng phổ biến để đo lường hiệu quả quản trị vốn lưu động. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về vòng quay vốn lưu động như: Lina Warrad (2013); C Lubis, BS Marpaung, AM Marpaung (2018); V Singh (2015). Cơng thức được tính như sau:
Vòng quay vốn lưu động = <sup>Doanh thu thuần</sup> Vốn lưu động bình qn
Theo Lina Warrad (2013): “Vịng quay vốn lưu động cho biết mức độ hiệu quả của công ty tạo ra doanh thu với vốn lưu động của mình”. Nó cho biết cứ một đồng vốn lưu động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp. Vòng quay vốn lưu động thể hiện số lần mà vốn lưu động được sử dụng và tạo ra trong khoảng thời gian nhất định. Chỉ số này cao cho biết doanh nghiệp đang vận hành hiệu quả và doanh thu được tạo ra từ vốn lưu động cao. Khả năng quản lý và dự trù tài sản lưu động qua hàng hóa trong kho, khoản nợ khách hàng của doanh nghiệp hợp lý; từ đó, gia tăng chất lượng hoạt động và mang lại doanh thu cao. Ngược lại, chỉ số này thấp thể hiện doanh nghiệp vẫn cịn nhiều vướng mắc, khó khăn trong q trình quản trị dẫn đến doanh thu thấp. Nguyên nhân có thể là vì vốn lưu động vẫn cịn tồn tại nhiều dưới dạng hàng tồn kho bị tồn đọng và các khoản phải nợ khó địi nên vốn lưu động có khả năng thanh khoản kém, dẫn đến q trình chuyển hóa thành doanh thu của doanh nghiệp dài. Tuy nhiên, vòng quay vốn lưu động quá cao cũng chưa hẳn là tốt vì nó thể hiện có thể doanh nghiệp đang thiếu vốn lưu động và gây cản trở khi doanh nghiệp đang cần chi trả các chi phí tạm thời.
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25"><i><b>2.2.2.2. Vòng quay hàng tồn kho </b></i>
Một số nghiên cứu của SSA Wibowo, E Rohyati (2018); Abidatul Khoiroh, Alkusani, Wasti Reviandani (2022) đã sử dụng chỉ số này trong nghiên cứu của mình để đánh giá hiệu quả của việc quản trị vốn lưu động. Cơng thức được tính như sau:
Vịng quay hàng tồn kho = <sup>Giá vốn hàng bán</sup>
Giá trị hàng tồn kho bình qn
Vịng quay hàng tồn kho thể hiện số lần mà hàng hóa được nhập vào và xuất ra ở kho hàng trong khoảng thời gian nhất định. Vốn lưu động cũng tồn tại dưới dạng hàng tồn kho; vì vậy, chỉ số này thấp tức là thời gian của một lần tồn kho dài, quá trình chuyển hóa hàng tồn kho thành tiền mặt chậm và khơng có sẵn vốn lưu động để trả nợ cho nhà cung cấp. Ngược lại, chỉ số này cao cho thấy tốc độ chuyển hóa thành tiền mặt của hàng tồn kho nhanh, làm tăng vòng quay vốn lưu động, giúp tiến độ công việc của doanh nghiệp được diễn ra liên tục và nhanh chóng.
<i><b>2.2.2.3. Vịng quay khoản phải thu </b></i>
Vòng quay khoản phải thu cũng là một thước đo tính hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động. Các nghiên cứu đã sử dụng vòng quay khoản phải thu như: DAKM Safitri, IK Suandi, AAP Suardani (2022); RI Amanda (2019). Vòng quay khoản phải thu được tính như sau:
Vịng quay khoản phải thu= <sup>Doanh thu bán chịu ròng</sup> Giá trị khoản phải thu bình quân
Chỉ số này cho biết số lần mà các khoản nợ của khách hàng chuyển hóa thành tiền mặt trong khoảng thời gian nhất định và phản ánh tốc độ chuyển hóa khoản phải thu. Chỉ số này cao cho thấy số lần khoản phải thu chuyển hóa thành tiền mặt cao, q trình thu hồi nợ ngắn và có hiệu quả. Qua đó, thấy được doanh nghiệp đang có chính sách bán chịu hợp lý, giúp tăng khả năng thu hồi nợ và giảm bớt các chi phí nợ khó địi. Ngược lại, vòng quay khoản phải thu thấp cho thấy vốn lưu động của doanh nghiệp bị ứ đọng ở khoản tiền mà khách hàng đang nợ, công tác thu hồi nợ trở nên khó khăn và làm tăng rủi ro nợ khó địi.
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">Điều này phản ánh chính sách bán chịu được xây dựng chưa hợp lý, cần điều chỉnh lại để giảm bớt thời gian thu hồi nợ và tăng tốc độ chuyển hóa các khoản nợ của khách hàng thành tiền mặt.
<b>2.3. KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA DOANH NGHIỆP 2.3.1. Khái niệm </b>
Theo Malik (2011): “Khả năng sinh lời là một trong những thước đo, mục tiêu quan trọng nhất của quản lý tài chính. Khả năng sinh lời liên quan chặt chẽ đến lợi nhuận nhưng có điểm khác biệt chính. Trong khi lợi nhuận là một số tiền tuyệt đối, khả năng sinh lời là tương đối. Khả năng sinh lời là thước đo hiệu quả về sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp”. Trong Từ điển kinh tế học của Nguyễn Văn Ngọc (2012), tác giả đã lý giải khả năng sinh lợi rằng: “Khả năng sinh lời là một con số đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp trong thời gian dài, giả sử tất cả các điều kiện hoạt động hiện tại nói chung là không đổi. Khả năng sinh lời là khả năng một doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực của mình để tạo ra doanh thu vượt quá chi phí của mình”.
Khả năng sinh lợi là chỉ số mà các doanh nghiệp tính tốn sau một khoảng thời gian hoạt động, bao gồm tài sản vật chất và tài sản tài sản tài chính, chứng minh hoạt động doanh nghiệp có hiệu quả khi tạo ra lợi nhuận trên vốn đầu tư. Với tình hình tranh đua khắc nghiệt như hiện nay, việc hiểu và nắm rõ các chỉ số liên quan tới khả năng sinh lợi sẽ ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của một DN.
Khả năng sinh lợi là chỉ tiêu mà nhiều nhà đầu tư rất quan tâm khi quyết định đổ vốn vào một DN nào đó. Lợi nhuận là đích đến cuối cùng mà các doanh nghiệp đều muốn đạt được. Đây là yếu tố đảm bảo cho doanh nghiệp duy trì hoạt động trong tương lai. Khả năng sinh lợi cao sẽ là cơ hội thuận lợi để doanh nghiệp mở rộng phạm vi kinh doanh và quy mô đơn vị, giúp nâng tầm thương hiệu doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ gặp khơng ít khó khăn trong kinh doanh nếu hiệu quả sinh lợi kém vì nguồn tài chính hạn hẹp, khó cân bằng giữa đầu tư và kinh doanh; đồng thời, uy tín và sức cạnh tranh cũng bị sụt giảm. Các yếu tố xuất phát từ phía doanh nghiệp khi thay đổi cũng gây biến đổi khả năng
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">sinh lợi như: quản lý và sử dụng nợ, quy mô, v.v. Không những vậy, các yếu tố vĩ mơ bên ngồi cũng làm biến đổi khả năng sinh lợi như: tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất, v.v.
<b>2.3.2. Chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi </b>
<i><b>2.3.2.1. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) </b></i>
Đây là chỉ số tiêu biểu về khả năng sinh lợi khi được nhiều nhà khoa học sử dụng. Một vài nghiên cứu trước đây đã sử dụng khả năng sinh lời trên tổng tài sản để đánh giá hiệu quả sinh lợi của doanh nghiệp gồm: A.K. Sharma & Satish Kumar (2011); Garcia-Teruel & Martinez-Solano (2007).
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)= <sup>Lợi nhuận sau thuế</sup> Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản doanh nghiệp sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Có thể đánh giá doanh nghiệp đang vận hành có tốt khơng hay xem xét doanh nghiệp đã phát triển đúng hướng chưa thông qua chỉ tiêu này. Tuy nhiên, rất khó để so sánh ROA ở các ngành nghề khác nhau, chỉ có thể so sánh ROA giữa các doanh nghiệp cùng ngành hoặc ROA qua các năm của một doanh nghiệp.
<i><b>2.3.2.2. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) </b></i>
Tương tự như ROA, ROE cũng khá phổ biến và có nhiều nhà học giả sử dụng để ước tính hiệu quả sinh lợi. ROE được tìm thấy trong các nghiên cứu như: Wang (2002); Samiloglu & Akgün (2016).
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)= <sup>Lợi nhuận sau thuế</sup> Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cổ đông rất quan tâm đến chỉ tiêu này và dựa vào đó để cân nhắc lựa chọn đầu tư. ROE quyết định lợi suất mà các nhà đầu tư nhận được cũng như thể hiện hiệu suất vốn đầu tư của họ. Nếu chỉ số này dương tức là doanh nghiệp kinh doanh có lãi, có tiềm năng phát triển; ngược lại, chỉ số âm thể hiện doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và cần phải thay đổi chính sách hoạt động phù hợp hơn.
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28"><i><b>2.3.2.3. Tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp (GOP) </b></i>
Huynh Phuong Dong & Jyh-tay Su (2010); Amarjit Gill, Nahum Biger & Neil Mathur (2010) đã sử dụng tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp để đo lường khả năng sinh lợi doanh nghiệp.
Tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp (GOP)= <sup>Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán </sup> Tổng tài sản - Tài sản tài chính
Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014) đã có nhận định về GOP rằng: “Chỉ số này loại bỏ tất cả các yếu tố liên quan đến hoạt động tài chính và khơng để bất kỳ hoạt động tài chính nào ảnh hưởng đến lợi nhuận tổng thể của doanh nghiệp. Tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp là chỉ báo đầu tiên về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, gắn với “thành công” hoặc “thất bại” của hoạt động kinh doanh, khơng tính đến hoạt động tài chính và biến này có mối quan hệ chặt chẽ với các biến hoạt động khác”.
Trong khóa luận, tác giả cân nhắc ROA là chỉ tiêu đại diện cho biến khả năng sinh lợi vì nó đơn giản, dễ tính tốn và thấy rõ được hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn được nhiều học giả sử dụng để nghiên cứu cũng như nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà quản lý khi muốn đo mức sinh lợi.
<b>2.4. TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA DOANH NGHIỆP </b>
Abdul Raheman & Mohamed Nasr (2007) đã nói về những tác động từ việc quản lý vốn lưu động rằng: “Quản trị vốn lưu động ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi cũng như khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, việc bảo tồn thanh khoản cũng là một mục tiêu quan trọng. Nếu khơng để ý đến lợi nhuận thì doanh nghiệp khơng thể tồn tại trong thời gian dài. Mặt khác, nếu khơng quan tâm đến thanh khoản, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với vấn đề mất khả năng thanh tốn hoặc phá sản. Vì những lý do này vốn lưu động quản lý cần được xem xét thích đáng và cuối cùng nó cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty”. Tác động của các thành phần chủ yếu trong quản trị vốn lưu động đến khả năng
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">sinh lợi bao gồm: quản trị khoản phải thu, quản trị hàng tồn kho, quản trị khoản phải trả và quản trị tiền mặt.
<b>2.4.1. Tác động của kỳ thu tiền bình quân đến khả năng sinh lợi </b>
Kỳ thu tiền khách hàng (AR) là trung bình thời gian mà doanh nghiệp bắt đầu bán chịu cho người mua đến khi thu tiền về. Một số nghiên cứu cho thấy khoản phải thu làm biến đổi khả năng sinh lợi như David M. Mathuva (2010); Bùi Ngọc Toản (2016). Cơng thức được tính như sau:
Kỳ thu tiền bình quân (AR) = <sup>Khoản phải thu</sup>
Doanh thu thuần<sup>× 365 </sup>
Thời gian thu tiền khách hàng mua chịu sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. Khách hàng thanh toán trước thời hạn ấn định sẽ giúp cho doanh nghiệp có vốn lưu động để tiếp tục kinh doanh, nhưng doanh nghiệp sẽ phải trả chiết khấu thanh toán cho người mua. Trường hợp người mua trả chậm, doanh nghiệp có thể sẽ thiếu nguồn vốn để hoạt động và phải vay nợ ngân hàng hoặc các tổ chức khác với lãi suất cao. Vì vậy, mà hầu như doanh nghiệp sẽ ít khi nào có thể thu lại toàn bộ doanh thu bán hàng do ảnh hưởng của chính sách bán chịu và sức ép từ đối thủ cùng ngành. Việc kiểm soát khoản nợ khách hàng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận đánh đổi giữa hai yếu tố là lợi nhuận và rủi ro.
<b>2.4.2. Tác động của kỳ luân chuyển hàng tồn kho đến khả năng sinh lợi </b>
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV) được nhiều học giả cho là có tác động đến hiệu quả sinh lợi như David M. Mathuva (2010); A.K. Sharma & Satish Kumar (2011); Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014). Kỳ luân chuyển hàng tồn kho có cơng thức như sau:
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV) = <sup>Hàng tồn kho</sup>
Giá vốn hàng bán <sup>× 365 </sup>
Những doanh nghiệp thương mại và sản xuất thường dự trữ hàng tồn kho từ các loại nguyên vật liệu, sản phẩm đang trong q trình chế biến, thành phẩm để có thể liên tục
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">hoạt động sản xuất và nhanh chóng cung ứng ra thị trường. Việc lưu trữ quá ít hàng tồn kho sẽ làm gián đoạn quá trình tạo ra thành phẩm và làm trì trệ q trình cung ứng hàng hóa liên tục của doanh nghiệp. Điều này sẽ làm giảm lợi nhuận hay có thể dẫn đến vấn đề nghiêm trọng hơn là khiến doanh nghiệp mất khách hàng, mất thị phần. Tuy nhiên, lưu trữ quá nhiều hàng hóa trong kho có thể làm tăng chi tiêu cho việc lưu trữ ở kho bãi và dự phòng hàng hóa hư hỏng trong q trình dự trữ. Chính vì thế, doanh nghiệp nên kiểm soát lượng hàng cần trữ thích hợp với nhu cầu và quy mơ của mình.
<b>2.4.3. Tác động của kỳ thanh tốn bình quân đến khả năng sinh lợi </b>
Kỳ thanh toán tiền cho đối tác cung cấp (AP) là trung bình thời gian mà doanh nghiệp bắt đầu mua nguyên vật liệu đến khi thanh toán tiền cho đối tác phân phối. A.K. Sharma & Satish Kumar (2011); Marc Deloof (2003) đã nghiên cứu và chỉ ra rằng thời gian thanh tốn cho người bán có tác động tới khả năng sinh lợi. Cơng thức kỳ thanh tốn bình qn như sau:
Kỳ thanh tốn bình qn (AP) = <sup>Phải trả người bán</sup>
Giá vốn hàng bán <sup>× 365 </sup>
Marc Deloof (2003) cho rằng: “Những cơng ty có lợi nhuận thấp sẽ thanh tốn hóa đơn của họ lâu hơn”. Các doanh nghiệp khi trả nợ cho nhà cung cấp trước hạn sẽ nhận được chiết khấu thanh tốn nhờ chính sách bán chịu. Từ đó, doanh nghiệp tăng thêm lợi nhuận, nâng cao độ uy tín và có thể trở thành khách hàng có mức tín nhiệm đáng tin cậy của các đối tác cung cấp. Đây sẽ là cơ hội để doanh nghiệp có thể nhận được các ưu ái khác từ nhà cung cấp như các loại chiết khấu thương mại, ưu tiên bán hàng cho doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp trả chậm cho thấy khả năng sinh lợi cịn chưa tốt và việc trì hỗn thanh tốn giúp doanh nghiệp có vốn để duy trì hoạt động cũng như giảm bớt áp lực về dòng tiền và chi phí sử dụng vốn.
<b>2.4.4. Tác động của chu kỳ luân chuyển tiền đến khả năng sinh lợi </b>
Các nghiên cứu trước kia cho thấy chu kỳ luân chuyển tiền có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả sinh lợi như Amarjit Gill, Nahum Biger & Neil Mathur (2010); Huynh Phuong
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">CCC = AR + INV – AP
Marc Deloof (2003) đã có nhận định về q trình chuyển đổi tiền mặt như sau: “Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt là khoảng thời gian từ khi mua nguyên vật liệu đến khi thu được doanh thu bán thành phẩm. Thời gian càng dài thì mức đầu tư vào vốn lưu động càng lớn. Một chu kỳ chuyển đổi tiền mặt dài có thể làm tăng lợi nhuận vì nó dẫn đến doanh số cao hơn. Tuy nhiên, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng có thể giảm theo chu kỳ chuyển đổi tiền mặt nếu chi phí đầu tư quá cao vào vốn lưu động và cao hơn các lợi ích của việc nắm giữ nhiều hàng tồn kho hoặc cấp thêm tín dụng thương mại cho khách hàng”. Thời gian chuyển đổi tiền dài sẽ khiến doanh nghiệp mất nhiều chi phí đầu tư; ngược lại chu kỳ ngắn sẽ khó thúc đẩy doanh số bán hàng. Vì vậy, chu kỳ luân chuyển tiền nên được cân đối cho phù hợp và có thể điều chỉnh q trình chuyển hóa tiền mặt bằng cách tăng hoặc giảm thời gian một trong các yếu tố gồm: thời gian thu nợ khách hàng, thời gian trữ kho và thời gian trả nợ cho người bán.
<b>2.5. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.5.1. Các nghiên cứu nước ngoài </b>
David M. Mathuva (2010) đã thực hiện nghiên cứu để tìm ra ảnh hưởng của các thành phần quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lợi doanh nghiệp được đại diện bởi tỷ lệ lợi nhuận hoạt động ròng (NOP). Mẫu nghiên cứu gồm 30 doanh nghiệp được lấy dữ liệu từ thị trường chứng khoán Nairobi (NSE) trong khoảng thời gian từ 1993 đến 2008. Nghiên cứu sử dụng 02 mô hình hồi quy gồm: pooled OLS và FEM. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng kỳ thu tiền bình quân, chu kỳ luân chuyển tiền có ảnh hưởng ngược chiều tới khả năng sinh lợi; trong khi đó kỳ thanh tốn bình qn và kỳ ln chuyển hàng tồn kho có ảnh hưởng cùng chiều với khả năng sinh lợi.
<b>Marc Deloof (2003) đã tiến hành nghiên cứu mối tương quan giữa các biến độc lập </b>
quản trị vốn lưu động và biến phụ thuộc khả năng sinh lợi với mẫu 1009 công ty phi tài chính từ năm 1992 đến năm 1996 ở Bỉ. Tác giả đã sử dụng 02 mơ hình gồm: FEM và OLS. Nội dung của bài nghiên cứu chỉ ra rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa khả năng sinh
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">lợi được đo lường bằng tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp với chu kỳ luân chuyển tiền cũng như thời gian khoản phải thu, thời gian dự trữ tồn kho và thời gian khoản phải trả. Tác giả cũng chỉ ra rằng các nhà quản lý doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận công ty bằng cách giảm số ngày của kỳ thanh tốn bình qn và kỳ ln chuyển hàng tồn kho. Lợi nhuận càng ít thì thời gian thanh toán đơn hàng của doanh nghiệp càng dài.
Abdul Raheman và Mohamed Nasr (2007) đã thu thập mẫu dữ liệu từ 94 doanh nghiệp Pakistani trên thị trường chứng khoán Karachi trong 6 năm từ 1999-2004. Hai phương pháp phân tích hồi quy được sử dụng gồm: pooled OLS và GLS để phân tích. Nội dung của nghiên cứu này cho thấy kỳ thu tiền trung bình, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ phải trả trung bình, chu kỳ ln chuyển tiền có tương quan ngược chiều đáng kể đối với khả năng sinh lợi doanh nghiệp được đại diện bằng lợi nhuận hoạt động rịng (NOP). Hai nhà khoa học cũng tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lợi, mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô doanh nghiệp và khả năng sinh lợi, mối quan hệ ngược chiều mạnh giữa tỷ lệ nợ và khả năng sinh lợi.
Amarjit Gill, Nahum Biger và Neil Mathur (2010) đã thu thập mẫu dữ liệu từ 88 doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán New York trong 3 năm từ 2005-2007 và thực hiện mơ hình WLS nhằm ước lượng ảnh hưởng của quản lý vốn lưu động tới khả năng sinh lợi được đo lường bằng lợi nhuận hoạt động gộp. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều mạnh giữa chu kỳ luân chuyển tiền và khả năng sinh lợi; trong khi đó, kỳ thu tiền bình qn có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lợi. Nhóm tác giả cũng chỉ ra rằng kỳ luân chuyển hàng tồn kho và kỳ thanh tốn bình qn khơng ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi doanh nghiệp.
<b>A.K. Sharma và Satish Kumar (2011) đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của hoạt động </b>
quản lý vốn lưu động tới khả năng sinh lợi của các công ty ở Ấn Độ. Tác giả đã thu thập mẫu dữ liệu gồm 263 doanh nghiệp phi tài chính trên thị trường chứng khoán Bombay (BSE) giai đoạn 2000-2008 và đánh giá kết quả thông qua phương pháp Pooled OLS. Khả năng sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) được sử dụng làm biến phụ thuộc và nội dung bài nghiên cứu chỉ ra các thành phần trong quản trị vốn lưu động có ảnh hưởng tới khả năng
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">sinh lợi. Cụ thể, thời gian thu tiền bình quân và chu kỳ luân chuyển tiền có quan hệ cùng chiều đến khả năng sinh lợi; ngược lại, thời gian thanh toán bình qn và thời gian tồn kho có quan hệ ngược chiều đến khả năng sinh lợi. Nghiên cứu cũng bổ sung thêm cho những tài liệu hiện có bằng việc xem xét và phân tích sự ảnh hưởng của hoạt động quản lý vốn lưu động trong bối cảnh thị trường vốn mới nổi như Ấn Độ.
<b>2.5.2. Các nghiên cứu trong nước </b>
Huynh Phuong Dong và Jyh-tay Su (2010) dựa trên số liệu thứ cấp mà các doanh nghiệp Việt Nam đã cung cấp trong báo cáo tài chính từ năm 2006 đến 2008; đã xem xét mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi được đo lường bằng tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp (GROSSPR), chu kỳ luân chuyển tiền và các yếu tố cấu thành nó trên mẫu 130 cơng ty. Nhóm tác giả chỉ dùng mơ hình FEM và tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, chu kỳ luân chuyển tiền với GROSSPR; trong khi đó, kỳ thanh tốn bình qn có tương quan cùng chiều với GROSSPR. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chu kỳ luân chuyển tiền có sự tác động đáng kể đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
<b>Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014) dựa trên dữ liệu thứ cấp từ 208 </b>
cơng ty phi tài chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong sáu năm, từ 2006 đến 2012. Tác giả kiểm định mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi ở các doanh nghiệp Việt Nam bằng 03 phương pháp gồm: pooled OLS, FEM và GLS. Nội dung nghiên cứu đã cho thấy quan hệ ngược chiều giữa các biến quản trị vốn lưu động gồm: kỳ thu tiền khách hàng, kỳ lưu kho, kỳ phải trả người bán, chu kỳ luân chuyển tiền với khả năng sinh lợi được đo lường bằng lợi nhuận hoạt động gộp (GOP). Tuy nhiên, các biến chưa thật sự ảnh hưởng đáng kể ngoại trừ chu kỳ luân chuyển tiền. Tác giả còn thực hiện đánh giá ở một vài lĩnh vực khác nhau và kết luận được rằng đặc điểm ngành khác nhau thì mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi giữa các ngành cũng khác nhau.
Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga (2018) đã sử dụng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) làm biến đại diện cho khả năng sinh lợi và thực hiện đánh giá ảnh
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">hưởng của vốn lưu động đến ROA. Bài nghiên cứu có dữ liệu mẫu gồm 42 doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2016. Nghiên cứu sử dụng 03 mơ hình gồm: pooled OLS, FEM, REM. Nội dung trong bài cũng chỉ ra rằng kỳ thu tiền bình qn có quan hệ ngược chiều với ROA, và kỳ thanh tốn bình qn có quan hệ cùng chiều với ROA. Hơn nữa, kết quả còn thể hiện doanh nghiệp có thể điều chỉnh ROA bằng cách thay đổi các yếu tố khác như: quy mô, tỷ số nợ và tỷ lệ tài sản cố định.
Bùi Ngọc Toản (2016) đã xem xét cụ thể trong lĩnh vực bất động sản Việt Nam và sử dụng tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) để làm thước đo cho biến phụ thuộc khả năng sinh lợi. Dữ liệu mẫu trong bài gồm 35 doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam từ năm 2010 đến 2014. Có 04 mơ hình được sử dụng trong bài gồm: OLS, FEM, REM và FGLS. Tác giả cho rằng kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có mối quan hệ ngược chiều với ROA. Hơn nữa, kết quả cũng cho thấy quy mơ cơng ty, địn bẩy tài chính và tỷ lệ tăng trưởng GDP có làm biến đổi tỷ suất sinh lời trên tài sản.
Đinh Thế Hùng và Trần Đức Lợi (2018) đã nghiên cứu mối liên hệ giữa việc quản trị vốn lưu động và tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) của 32 doanh nghiệp sản xuất hóa chất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả đã tiến hành phân tích mơ hình hồi quy và kết quả cho thấy ROA tương quan cùng chiều với các biến gồm: kỳ thu tiền bình quân và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu cũng cho thấy việc quản lý vốn lưu động không ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh lợi của ngành sản xuất hóa chất Việt Nam.
<b>Vương Đức Hoàng Quân và Dương Diễm Kiều (2016) đã đánh giá và so sánh mức </b>
độ ảnh hưởng của vốn lưu động đến khả năng sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) của 29 doanh nghiệp ở 4 lĩnh vực khác nhau như: dược phẩm, thực phẩm, thép và thủy sản; được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn HOSE trong giai đoạn 2010-2014. Mơ hình hồi quy đa biến của nghiên cứu gồm: 9 biến độc lập; trong đó, biến quản trị vốn lưu động gồm: chỉ số ngày thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán nợ phải trả, chu kỳ
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">chu chuyển tiền; biến kiểm soát gồm: kỳ luân chuyển vốn lưu động, tỷ số nợ, chỉ số nợ ngắn hạn/tổng tài sản, chỉ số tài sản ngắn hạn/tổng tài sản, logarit doanh thu. Nội dung bài nghiên cứu cho thấy rằng 4 ngành khác nhau sẽ có mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của quá trình quản trị vốn lưu động đến hiệu quả sinh lợi khác nhau; nó cịn bị chi phối bởi đặc điểm, tính chất hoạt động của từng ngành.
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36"><b>Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả các nghiên cứu đã khảo lược về ảnh hưởng của vốn lưu động đến khả năng sinh lợi</b>
David M. Mathuva (2010); Huynh Phuong Dong, Jyh-tay Su (2010); Marc Deloof (2003); Abdul Raheman,
Mohamed Nasr (2007); Amarjit Gill, Nahum Biger, Neil Mathur (2010); Từ Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014); Dương Thị Hồng Vân, Trần Phương Nga (2018); Bùi Ngọc Toản (2016); Vương Đức Hoàng Quân, Dương Diễm Kiều (2016)
Vương Đức Hoàng Quân, Dương Diễm Kiều (2016)
<b>Kỳ luân chuyển hàng tồn kho </b>
David M. Mathuva (2010) Huynh Phuong Dong, Jyh-tay Su (2010) ; Marc Deloof (2003); Abdul Raheman, Mohamed Nasr (2007); Từ Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014); Bùi Ngọc Toản (2016); Vương Đức Hoàng Quân, Dương Diễm Kiều (2016); A.K. Sharma, Satish Kumar (2011)
Amarjit Gill, Nahum Biger, Neil Mathur (2010); Dương
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">Marc Deloof (2003); Abdul Raheman, Mohamed Nasr (2007); Từ Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014); Vương Đức Hoàng Quân, Dương Diễm Kiều (2016); A.K. Sharma, Satish Kumar (2011)
Amarjit Gill, Nahum Biger, Neil Mathur (2010); Bùi Ngọc Sharma, Satish Kumar (2011)
David M. Mathuva (2010); Huynh Phuong Dong, Jyh-tay Su (2010); Marc Deloof (2003); Abdul Raheman,
Mohamed Nasr (2007); Từ Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014); Bùi Ngọc Toản (2016)
Dương Thị Hồng Vân, Trần Phương Nga (2018); Vương Đức Hoàng Quân, Dương
Từ Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014); A.K. Sharma, Satish Kumar (2011)
Amarjit Gill, Nahum Biger, Neil Mathur (2010); Vương Đức Hoàng Quân, Dương Diễm Kiều (2016)
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">Vương Đức Hoàng Quân, Dương Diễm Kiều (2016)
<b>Tỷ số nợ </b> Huynh Phuong Dong, Jyh-tay Su (2010); Vương Đức Hoàng Quân, Dương Diễm Kiều (2016)
David M. Mathuva (2010); Marc Deloof (2003); Abdul Raheman, Mohamed Nasr (2007); Amarjit Gill, Nahum Biger, Neil Mathur (2010); Dương Thị Hồng Vân, Trần Phương Nga (2018); Bùi Ngọc Toản (2016); Đinh Thế Hùng, Trần Đức Lợi (2018); Vương Đức Hoàng Quân, Dương Diễm Kiều (2016); A.K. Sharma, Satish Kumar (2011)
Từ Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014); Vương Đức Hoàng Quân, Dương
Abdul Raheman, Mohamed Nasr (2007); Amarjit Gill, Nahum Biger, Neil Mathur
Từ Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014); Dương Thị Hồng Vân, Trần Phương Nga (2018)
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39"><b>Tỷ lệ tăng trưởng GDP </b>
<b>Tuổi đời doanh </b>
Vương Đức Hoàng Quân, Dương Diễm Kiều (2016)
<b>Nợ ngắn hạn/tổng tài sản </b>
Vương Đức Hoàng Quân, Dương Diễm Kiều (2016)
Vương Đức Hoàng Quân, Dương Diễm Kiều (2016)
<b>Tài sản ngắn hạn/tổng tài sản </b>
Vương Đức Hoàng Quân, Dương Diễm Kiều (2016)
Vương Đức Hoàng Quân, Dương Diễm Kiều (2016)
<i>Nguồn: Tác giả tổng hợp</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40"><b>2.6. KHOẢNG TRỐNG CỦA ĐỀ TÀI </b>
Quản trị vốn lưu động thể hiện nguồn vốn sẵn có, khả năng thanh khoản và năng lực quản lý tài chính. Q trình quản lý vốn lưu động trong những nghiên cứu trước cho thấy rằng có tác động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp. Vì vậy, đây là vấn đề mà rất nhiều nhà khoa học trên thế giới chú ý đến. Đề tài này ở những nghiên cứu trước, các học giả thường đánh giá và nghiên cứu chung doanh nghiệp ở mọi ngành chứ không đi vào phân tích cụ thể từng ngành. Do đó, kết quả thu được ở các nước khác nhau tương đối khác biệt và có thể khơng thích hợp để áp dụng trong hồn cảnh và mơi trường khác. Trong khóa luận này, tác giả đã xem xét cụ thể các biến trong ngành thực phẩm Việt Nam; từ đó, đưa ra kết quả thích hợp nhất với đặc thù với lĩnh vực thực phẩm và thị trường doanh nghiệp Việt Nam. Hơn nữa, biến vĩ mơ cịn được sử dụng trong bài này là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo để tăng tính hiệu quả và khách quan cho mơ hình nghiên cứu.
<i><b>TĨM TẮT CHƯƠNG 2 </b></i>
<i>Nội dung chương này đã thể hiện tổng quan các lý thuyết bao gồm: khái niệm, các chỉ tiêu đo lường của quản trị vốn lưu động, khả năng sinh lợi, mối tương quan giữa chúng và các lý thuyết khác liên quan. Ngoài ra, tác giả cũng khảo lược các nghiên cứu trước về vốn lưu động ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi; từ đó, làm nền tảng để tác giả tiếp tục phát triển nghiên cứu. Nội dung chương 2 cũng là cơ sở để phân tích và thiết kế mơ hình nghiên cứu ở chương 3. </i>
</div>