Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Vai trò của biên tập viên với công tác cộng tác viên tác giả trong quá trình tổ chức bản thảo sách thiếu nhi Ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.12 KB, 56 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỞ ĐẦU</b>

<b>I. Lí do chọn đề tài</b>

Sách là sản phẩm của nền văn hoá vật chất và tinh thần của xã hội, là phương tiện sinh hoạt tinh thần không thể thiếu của quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó sách cịn là cơng cụ nâng cao trình độ văn hố, là vũ khí đấu tranh cải tạo thiên nhiên, cải tạo xã hội, góp phần đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân loại. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, sách là cơng cụ chính trị, tư tưởng của giai cấp thống trị, là hàng hoá, là phương tiện kinh doanh nhằm đầu độc và bóc lột nhân dân lao động. Trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lê nin cho

<i>rằng: “Khơng có sách thì khơng có tri thức, khơng có tri thức thì khơng có chủnghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản". Và trong thời kì hiện nay, đất nước ta đang</i>

tiến hành sự nghiệp công nghiệp hố - hiện đại hố, thì sách là một phương tiện không thể thiếu để thực hiện tuyên truyền, phổ biến các đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, phổ biến những kiến thức trong khoa học kỹ thuật, trong lao động sản xuất và đặc biệt là hoàn thiện nhân cách con người.

Tương lai đất nước ở trong tay thế hệ đang lớn lên. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Bác Hồ - người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam trước lúc đi xa cịn khơng qn căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. Đối với trẻ thơ, sách vừa là công cụ học tập vừa là phương tiện giải trí lành mạnh. Sách trao cho các em kinh nghiệm thực tiễn của nhân loại, và có thể nói sách là “con kênh”, là chiếc cầu nối dẫn dắt các em đến với những chân trời tri thức đầy mới lạ và thổi vào các em những ước mơ hồi bão, trí tưởng tượng phong phú, và đặc biệt sách cịn góp phần giáo dục các em trở thành người có ích cho xã hội. Giá trị của nó có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành và phát triển tư duy, nhân cách các em. Ở tuổi các em nhất là lứa tuổi mầm non khi mà ý thức đang hình thành, tư duy cịn “chập chững”, sự cảm nhận và thích ứng với thế giới bên ngoài được thể hiện bằng cảm xúc, tưởng tượng thì khơng có gì gây tác động mạnh mẽ bằng những lời hát, những truyện kể, những tập tranh hay những vần thơ bay bổng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Thật vậy, giáo dục thiếu nhi có vai trị quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, nhất là trong thời đại kinh tế tri thức hiện nay. Việc làm giàu tri thức và nuôi dưỡng tâm hồn các em không chỉ là nghĩa vụ cao cả của gia đình, nhà trường mà cịn là trách nhiệm của tồn xã hội. Các em có thể thu thập được nhiều kiến thức bổ ích từ xã hội thơng qua các hoạt động ngoại khóa, các kênh truyền hình, mạng Internet… và đặc biệt là từ sách vở. Đối với thiếu nhi, sách là phương tiện thơng tin thực sự cần thiết.

Cùng với tồn xã hội bồi dưỡng thế hệ “măng non” cho đất nước, ngành xuất bản ln giữ được vai trị quan trọng. Xuất bản sách cho thiếu nhi luôn lấy các em làm mục tiêu hướng tới trong hoạt động của mình. Để có được một cuốn sách hay, ngồi vai trị chính thuộc về tác giả, trước hết phải nói đến công lao của người làm biên tập (biên tập viên). Mặc dù vậy, những người cầm bút, người biên tập chỉ là những “chiến sĩ vơ danh”, bởi vì nghề biên tập vốn là một công việc thầm lặng. Để làm tốt vai trị của mình, biên tập viên phải là người hiểu sâu và biết rộng. Họ phải ý thức được đầy đủ về chức năng của mình, có tác phong làm việc cụ thể, chi tiết và quán xuyến, có khả năng phát hiện vấn đề và sửa chữa mọi sai sót trong bản thảo. Trong tịa soạn, biên tập viên phải biết chịu trách nhiệm trong công tác biên tập và nắm chắc được quá trình diễn biến của mỗi bản thảo khi đưa vào nhà in. Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của biên tập viên, em đã quyết định chọn đề tài: “Vai trị của biên tập viên với cơng tác cộng tác viên tác giả trong quá trình tổ chức bản thảo sách thiếu nhi ở nước ta hiện nay”. Với hy vọng góp thêm tiếng nói khẳng định vị trí, vai trị của người biên tập viên trong cơng tác xuất bản sách thiếu nhi nói riêng và ngành xuất bản sách nói chung.

<b>II. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu</b>

1. Mục tiêu

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác tổ chức bản thảo sách thiếu nhi ở nước ta hiện nay thông qua nhà xuất bản Kim Đồng và nhà xuất bản Trẻ để từ đó thấy được vai trị của biên tập viên đối với công tác cộng tác viên tác giả.

2. Nhiệm vụ

Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài cần triển khai một số nhiệm vụ sau: - Tiến hành khảo sát công việc của biên tập viên ở nhà xuất bản Kim Đồng và nhà xuất bản Trẻ trong quá trình tổ chức bản thảo sách. Đặc biệt là trong cơng tác cộng tác viên tác giả.

- Từ đó rút ra vai trò của biên tập viên, thấy được ưu nhược điểm và đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác cộng tác viên tác giả.

<b>III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu</b>

1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung vào nghiên cứu công việc của biên tập viên với công tác cộng tác viên tác giả trong quá trình tổ chức bản thảo sách thiếu nhi ở nhà xuất bản Kim Đồng và nhà xuất bản Trẻ.

2. Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát ở hai nhà xuất bản: nhà xuất bản Kim Đồng, nhà xuất bản Trẻ.

<b>IV. Phương pháp nghiên cứu</b>

Đề tài được xây dựng trên cơ sở lý luận và phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Sử dụng tài liệu trong giáo trình, các bài giảng được học trên lớp, tham khảo các sách, báo, tạp chí.

Sử dụng các phương pháp: Tổng hợp, phân tích tài liệu, thống kê, đánh giá, so sánh… nhằm rút ra kết luận làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp.

<b>V. Kết cấu của đề tài</b>

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận bao gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lí luận để giải quyết vấn đề.

Chương II: Thực trạng cơng tác cộng tác viên tác giả trong q trình tổ chức bản thảo sách thiếu nhi ở nước ta hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Chương III: Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác cộng tác viên tác giả trong quá trình tổ chức bản thảo sách ở nước ta hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI. Các khái niệm liên quan</b>

<b>1. Biên tập xuất bản, biên tập viên1.1. Biên tập xuất bản</b>

Biên tập là hoạt động lựa chọn, gia công chỉnh lý đối với tác phẩm đã có, sẽ có, khơng phải là hoạt động sáng tác. Công tác biên tập nảy sinh trên cơ sở có các tác phẩm đã sáng tác, khơng thể thay thế khâu sáng tác.

Biên tập là công việc của người làm truyền thông, làm xuất bản, sử dụng các thành tựu của tác giả, lựa chọn, gia công để truyền bá, xã hội hóa các sản phẩm sáng tác, biến các giá trị tinh thần của tác giả sáng tạo thành giá trị văn hóa của xã hội. Đối tượng của hoạt động biên tập là bản thảo gốc hoặc các giá trị đang được sáng tạo của tác giả. Công tác biên tập là khâu trung tâm của hoạt động xuất bản. Nó cung cấp hạt nhân tinh thần để tạo nên giá trị sử dụng của xuất bản phẩm, quyết định phương hướng phát triển và ý nghĩa của hoạt động xuất bản.

Theo nghĩa rộng, biên tập là một hoạt động, gồm việc tổ chức khai thác, lựa chọn các tác phẩm để in, nhân bản, để phát trong các chương trình phát thanh, truyền hình. Đồng thời góp phần tu chỉnh, sửa chữa, nâng cao chất lượng tác phẩm; kiểm tra những sai xót khi nhân bản; góp phần vào việc phổ biến tác phẩm. Hoạt động biên tập là khâu công tác quan trọng của mọi hoạt động truyền thơng, cơng tác báo chí, thơng tin, tuyên truyền.

Biên tập xuất bản là khái niệm chỉ hoạt động biên tập các xuất bản phẩm trong nhà xuất bản, chủ yếu là biên tập sách. Đó là cơng việc khai thác, lựa chọn, tổ chức bản thảo; gia cơng sửa chữa, hồn chỉnh bản thảo để sẵn sang nhân bản thành xuất bản phẩm, nhằm đáp ứng các nhu cầu văn hóa tinh thần của xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Như vậy, biên tập xuất bản không bao gồm các hoạt động biên tập báo chí, điện ảnh, các chương trình biểu diễn nghệ thuật… mặc dù nội hàm biên tập trong các hoạt động này về cơ bản là giống nhau. Công tác biên tập tuy trở thành nghề chuyên nghiệp muộn hơn khâu nhân bản và phát hành, song có vị trí và chức năng quan trọng, xuyên suốt trong hoạt động xuất bản nói riêng và trong đời sống văn hóa tinh thần nói chung.

Công tác biên tập ở các nhà xuất bản gồm những nhóm cơng việc cụ thể diễn ra theo một quy trình chặt chẽ có quan hệ hữu cơ với nhau. Nó bao gồm các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Công tác đề tài và xây dựng kế hoạch đề tài:

Tìm chọn đề tài và xây dựng kế hoạch đề tài là khâu mở đường của hoạt động biên tập xuất bản. Trách nhiệm của biên tập viên hang năm là biết phát hiện, lựa chọn và đề xuất được những đề tài đúng và hay.

- Công tác tổ chức bản thảo:

Đây là nhiệm vụ tổ chức khai thác, sáng tạo bản thảo. Trước hết là công tác cộng tác viên sáng tạo tác phẩm. Đó là vấn đề biên tập viên phải lựa chọn được những cộng tác viên phù hợp với mỗi đề tài đã xây dựng, khai thác tác phẩm đã có hoặc tổ chức, sáng tạo các tác phẩm mới, biên soạn lại các tác phẩm đã có; định hướng giúp đỡ và khơng ngừng mở rộng đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn họ thực hiện kế hoạch đề tài đã xây dựng. Trong đó, công tác cộng tác viên là một trong những nhiệm vụ cơ bản, giữ vị trí then chốt trong cơng tác biên tập xuất bản.

- Công tác gia công biên tập sửa chữa bản thảo:

Là nhiệm vụ đặc trưng, quyết định trực tiếp chất lượng xuất bản phẩm trong công tác biên tập xuất bản. Yêu cầu chung của khâu gia công biên tập bản thảo là phải đánh giá chính xác giá trị bản thảo đạt được theo tiêu chuẩn chuyên môn học thuật và yêu cầu xuất bản đã định ra, gia công sửa chữa nâng cao chất lượng bản thảo; hoàn thiện bản thảo mẫu để đưa in.

- Theo dõi in và hỗ trợ phát hành:

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Là một trong những nhiệm vụ quan trọng của biên tập viên xuất bản hiện nay. Nhiệm vụ này bao gồm những việc cụ thể như đưa ra bản thiết kế maket cuốn sách cùng với bộ phận sản xuất của nhà xuất bản; theo dõi đôn đốc việc yêu cầu in sách đúng yêu cầu chất lượng và tiến độ thời gian, đọc sách mẫu và làm đính chính nếu cần thiết; viết bài giới thiệu sách theo yêu cầu của phát hành, tuyên truyền sách trên các phương tiện thông tin đại chúng; thu thập ý kiến phản hồi của bạn đọc để kiến nghị các đề tài và hướng xuất bản mới.

<b>1.2. Biên tập viên </b>

Biên tập viên là người hoạt động (công tác) trong các nhà xuất bản, chuyên làm việc với tác phẩm, tham gia q trình sửa chữa, gia cơng, làm cho tác phẩm trở nên hồn thiện hơn, có thể đáp ứng nhu cầu của xã hội về giá trị tinh thần là sách.

Biên tập viên đảm nhận khâu xây dựng chiếc cầu nối tác giả và độc giả, đưa đứa con tinh thần của họ và tác giả tới tay của người đọc, làm giàu cho vốn kiến thức và văn hóa của con người.

Người biên tập, trong quan niệm truyền thống, là những “bà đỡ” cho sự ra đời của các tác phẩm văn hóa tinh thần. Hiện nay, thế giới cho rằng: coi biên tập viên là “bà đỡ” chưa thể nói hết đặc trưng nghề nghiệp của họ. Biên tập viên còn là người “chữa bệnh” người “làm đẹp” cho bản thảo của tác giả. Biên tập viên là đọc giả đầu tiên bản thảo tác phẩm của tác giả. Họ phải đọc cẩn thận từng câu, từng chữ trong bản thảo với thái độ nhiệt tình và trách nhiệm rất to lớn, chuẩn đốn những hạn chế của bản thảo, để “kê thuốc đúng bệnh”, đưa ra những kiến nghị sửa chữa hợp lý và biết động viên tác giả sửa chữa. Diện mạo cuối cùng của một xuất bản phẩm, ở mức độ phổ biến nhất, đều là do tác giả và biên tập viên cùng tạo dựng.

Trách nhiệm của đội ngũ biên tập vơ cùng quan trọng, quyết định tồn bộ sự thịnh suy của hệ thống ngành xuất bản. Nếu khơng có những biên tập viên thì khơng thể có những xuất bản phẩm chất lượng tung ra thị trường, mang tri thức văn hoá đến với nhân dân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Trong xã hội, mỗi loại sách là thành quả của các hoạt động văn hóa khoa học khác nhau, thuộc những lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Người biên tập muốn làm tốt chức trách của mình phải am hiểu những tri thức chun mơn khoa học đó. u cầu của xã hội và đặc điểm nghề nghiệp đòi hỏi người biên tập phải là những nhà khoa học, có đủ khả năng thẩm định và góp phần nâng cao chất lượng các tác phẩm văn hóa, khoa học.

<b>2. Cộng tác viên, công tác cộng tác viên2.1. Cộng tác viên</b>

Trong lĩnh vực xuất bản, cộng tác viên là khái niệm chỉ những người có quan hệ cộng tác với nhà xuất bản để làm ra sách, tuyên truyền và phát huy tác dụng của sách.

Có nhiều loại cộng tác viên trong quá trình tổ chức biên tập xuất bản. Hoạt động biên tập xuất bản có bao nhiêu khâu thì có bấy nhiêu loại cộng tác viên. Có cộng tác viên gợi ý, giới thiệu đề tài. Họ thường là những cán bộ tư tưởng văn hóa của cơ quan chủ quản nhà xuất bản, hoặc là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các học viện,các viện, các trường đại học hoặc cán bộ lãnh đạo của các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp. Có thể chính là các tác giả đã nổi danh đã từng hợp tác với nhà xuất bản.

Có cộng tác viên là những người sáng tác, biên soạn, dịch giả… Họ là đội ngũ tác giả tạo ra các tác phẩm văn hóa tinh thần, tạo ra nguồn bản thảo dồi dào cho nhà xuất bản, là lực lượng chủ chốt biến kế hoạch của nhà xuất bản thành hiện thực.

Trong cơ chế thị trường, do tính chất xã hội hóa hoạt động xuất bản được mở rộng, khái niệm cộng tác viên lại bao quát thêm những đối tượng khác: Cộng tác viên phát hành sách, cộng tác viên liên kết với nhà xuất bản để in sách, các tác giả tự đầu tư liên kết làm sách với nhà xuất bản, các nhà sách tư nhân tham gia hoạt động liên kết với nhà xuất bản ở các khâu biên tập, in ấn và phát hành.

<b>2.2. Công tác cộng tác viên</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Là công việc tổ chức mạng lưới những người cộng tác với nhà xuất bản, mà trước hết là hoạt động lựa chọn tổ chức các tác giả, soạn giả, dịch giả; hướng dẫn, bồi dưỡng, giúp đỡ họ để đạt hiệu quả cao trong cơng việc làm ra bản thảo, hồn thiện bản thảo, nhân bản và đưa xuất bản phẩm đến đúng đối tượng cần phục vụ.

Trong công tác biên tập, bản thảo đến nhà xuất bản có thể bằng nhiều con đường, từ nhiều nguồn khác nhau. Không phải tất cả bản thảo đều do nhà xuất bản tổ chức. Do vậy, nội hàm công tác cộng tác viên rộng hơn công việc tổ chức bản thảo. Song, trong các nguồn bản thảo, bản thảo do biên tập viên tổ chức, đặt hang một cách chủ động, có kế hoạch bao giờ cũng là nguồn bản thảo chủ yếu nhất, quan trọng nhất đối với sự tồn tại và phát triển của nhà xuất bản.

Có nhiều hình thức cộng tác viên trong quá trình tổ chức biên tập - xuất bản. Nhưng trong cơng tác tổ chức bản thảo thì tác giả là cộng tác viên chủ yếu vì họ là người trực tiếp làm ra bản thảo, tạo nguồn đầu vào quyết định cho sự phát triển của nhà xuất bản. Cộng tác viên cịn có thể là người gợi ý, phát hiện đề tài, biên soạn, dịch. Ngoài ra, có một đội ngũ cộng tác viên khơng kém phần quan trọng là những tác giả tự lo lấy việc phát hành sách của mình, những nhà tư nhân cộng tác với nhà xuất bản để tổ chức bản thảo, tìm đầu ra cho sách ngay từ khâu đầu tiên của quá trình biên tập.

Kế hoạch đề tài đặt nền móng, tạo tiền đề cho mỗi biên tập viên tổ chức lực lượng cộng tác viên để có những bản thảo theo kế hoạch đề ra. Biên tập viên phải tổ chức mạng lưới những người cộng tác, bồi dưỡng, giúp đỡ họ để đạt được chất lượng và hiệu quả cao trong việc làm ra bản thảo, nhân bản và đưa sách đến đúng đối tượng phục vụ. Khi nhìn vào đội ngũ cộng tác viên của nhà xuất bản có thể đánh gía một cách khách quan đó là điểm mạnh hay hạn chế.. Nhà xuất bản làm nhiệm vụ đỡ đầu cho những “đứa con tinh thần” của tác giả đến với bạn đọc.

Như vậy, công tác cộng tác giả là khâu then chốt để tạo ra lực lượng chủ lực thực hiện tơn chỉ, mục đích của các nhà xuất bản, quyết định việc hoàn thành

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

thắng lợi những kế hoạch đề tài đã vạch ra, là tiền đề để có được những bản thảo tốt, để công việc biên tập đạt chất lượng cao. Cơng tác cộng tác viên cịn là cơng việc thu hút đông đảo lực lượng xã hội vào hoạt động xuất bản, thực hiện xã hội hóa, dân chủ hóa việc xuất bản sách để thúc đẩy sự nghiệp xuất bản phát triển phong phú, đa dạng, hiệu quả.

Cộng tác viên là lực lượng nằm ngoài biên chế nhà xuất bản. Vì vậy, việc lựa chọn đúng cộng tác viên cho mỗi đề tài, mỗi loại cộng tác viên trong quá trình tổ chức biên tập là nội dung đầu tiên quyết định sự thành công. Sau khi lựa chọn được người cộng tác cần thiết, biên tập viên phải có những biến pháp để thu hút, tổ chức cộng tác viên, hướng họ vào việc thực hiện kế hoạch đề tài của nhà xuất bản. Công việc này đòi hỏi năng lực tổ chức, khả năng quan hệ rộng, năng lực vận động trí thức của người biên tập.

<b>II. Vai trị của biên tập viên trong cơng tác cộng tác viên tác giả</b>

Trong quy trình biên tập xuất bản, việc xác định phương hướng, kế hoạch đề tài là khâu có vị trí mở đường, thể hiện rõ nhất tính đảng của mỗi nhà xuất bản. Sau khi đã xây dựng được kế hoạch, công tác cộng tác viên lại là khâu có ý nghĩa then chốt vì nó quyết định đến việc biến những chỉ tiêu kế hoạch của nhà xuất bản thành hiện thực. Đối với cơng tác cộng tác viên thì biên tập viên giữ vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng bản thảo.

Biên tập viên trước hết là người tìm và lựa chọn những tác giả tiềm năng cho đề tài do nhà xuất bản đề ra. Ngay sau khi có kế hoạch đề tài, biên tập viên phải là người nắm được rõ yêu cầu của đề tài, hiểu đề tài, nắm bắt được đối tượng độc giả của đề tài, phạm vi đời sống mà đề tài hướng đến, hiểu được những ai là tác giả cần thiết cho việc thực hiện đề tài nhằm tạo tiền đề cho việc tổ chức công tác cộng tác viên tác giả. Điều này đòi hỏi người biên tập phải thành thạo nghiệp vụ biên tập, quan hệ giao tiếp rộng đồng thời phải có mối quan hệ tốt với các tác giả. Trước hết không thể bỏ qua những tác giả lâu năm phù hợp liên quan đến đề tài sau đó là các tác giả mới nhiều tiềm năng. Người biên tập cũng ln phải tìm hiểu về tác giả của mình thơng qua việc xây dựng

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

kho tư liệu về họ, kiên trì, tỉ mỉ, chu đáo và nhạy bén trong việc phát hiện tác giả mới. Bất luận ngay cả khi xem báo, hội họp hay bất kể những hoạt động ngoài đời sống cá nhân, thì người làm cơng tác biên tập ln không quên rèn luyện để phát hiện được những cộng tác viên mới có tiềm năng.

Cơng việc của biên tập viên là một thứ lao động tỷ mỷ và căng thẳng, địi hỏi phải tiêu hao nhiều tâm trí và bút lực chẳng kém bất kỳ một người lao động trí óc nặng nhọc chân chính nào. Dẫu là việc sửa chữa một dấu chấm, dấu phẩy hay một sơ xuất do lỗi đánh máy cho đến lỗi đoạn văn, văn bản, dẫu là tác phẩm mới in lần đầu và cả những tác phẩm văn học cổ điển được tái bản nhiều lần. Thông thường khi bắt tay vào viết, các tác giả đơi khi bị rơi vào tình trạng “ không tỉnh táo” dẫn đến xa dời đề tài. Công việc của biên tập viên lúc này là ln tỉnh táo “đánh thức” ý chí của tác giả, định hướng con đường đi đúng đắn cho tác giả, vì đây là bước khá quan trọng trong quá trình hình thành bản thảo. Để cùng nhau xây dựng một đề cương bản thảo hoàn chỉnh nhất, biên tập viên và tác giả cần phải vượt qua giai đoạn khó khăn này để từng bước xây dựng được bản thảo.

Bên cạnh đó, trong q trình sáng tạo ra bản thảo, biên tập viên phải luôn theo sát động viên tác giả, bồi dưỡng, giúp đỡ tác giả trong quá trình sáng tạo bản thảo. Biên tập viên phải thường xuyên gặp gỡ tác giả, trao đổi, góp ý hay đưa ra những ý kiến bổ sung hoặc thay đổi cho tác giả hoàn thiện tác phẩm. Đồng thời tạo được mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện giữa biên tập viên và tác giả cũng như với nhà xuất bản. Có như vậy, biên tập viên mới có thể hoàn thành được chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra để từ đó tác giả cũng mãn nguyện gửi gắm cơng sức và “đứa con tinh thần” mong muốn.

Mỗi nhà xuất bản, tùy thuộc vào vị thế, đặc điểm loại sách xuất bản, đặc điểm đội ngũ cộng tác viên cụ thể mà có sự chủ động lựa chọn các phương thức bồi dưỡng, giúp đỡ cộng tác viên khác nhau, miễn sao bảo đảm được yêu cầu và mục tiêu xuất bản của các đơn vị đặt ra.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>III. Sách thiếu nhi</b>

<b>1. Khái niệm sách thiếu nhi</b>

Có nhiều quan niệm về sách thiếu nhi. Có quan niệm cho rằng, sách thiếu nhi là loại sách dành cho bạn đọc lứa tuổi từ 6 đến 15 tuổi lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng đang theo học trong các trường tiểu học và trung học cơ sở, gồm các em đã biết đọc, biết viết, đã đọc được các loại sách báo, tự khai thác được các loại xuất bản phẩm. Có người lại cho rằng, nói tới sách thiếu nhi có nghĩa là nói tới sách văn nghệ thiếu nhi. Cũng có ý kiến cho rằng, nói tới sách là nói chung, khơng cần thiết phải phân biệt đâu là sách cho trẻ em, đâu là cho người lớn.

Tóm lại, sách thiếu nhi là những xuất bản phẩm đặc biệt có nội dung phản ánh những lĩnh vực tri thức khoa học tự nhiên, xã hội, nhân văn, được thể hiện bằng các hình thức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, với khả năng, nhu cầu, thị hiếu của trẻ em thuộc các độ tuổi khác nhau.

<b>2. Chức năng, vai trò của sách thiếu nhi </b>

Sách thiếu nhi có đầy đủ chức năng, vai trị của sách nói chung. Nhưng do phục vụ một đối tượng đặc biệt, đó là các em nhỏ nên chức năng, vai trò cơ bản nhất là giáo dục.

Sách thiếu nhi cũng có nhiều chức năng, song có hai chức năng quan trọng hơn cả là chức năng nhận thức giáo dục và chức năng giải trí. Đây thực sự là công cụ quan trọng bậc nhất để hướng dẫn, giúp đỡ trẻ em tiếp xúc, tìm hiểu và

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Sách thiếu nhi là một loại xuất bản phẩm đặc biệt dành cho thiếu nhi nên nó mang đặc trưng riêng không lẫn với những loại sách khác dành cho người lớn.

- Về mặt nội dung:

+ Tính giáo dục: tất cả sách và xuất bản phẩm cho thiếu nhi đều nổi bật tính giáo dục. Tính giáo dục này được thể hiện ở chỗ, dù sách thuộc về đề tài gì, được viết dưới hình thức và thể loại nào, thuộc lĩnh vực tự nhiên hay xã hội đều nhằm vào mục đích là giáo dục trẻ em về tất cả các mặt để các em trưởng thành, làm việc, sống và làm người. Sách là công cụ để giáo dục cho các em những tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tư tưởng chính trị, và các tri thức thuộc các lĩnh vực khác. Đồng thời giáo dục cho các em trở thành những cơng dân có đầy đủ sức lực, trí tuệ và tình cảm lành mạnh để có thể đưa đất nước hội nhập với thế giới. Như vậy tính giáo dục là một đặc trưng lớn nhất của sách thiếu nhi, có thể nói thiếu nó sách khơng thể được coi là món ăn tinh thần cho trẻ em.

+ Tính vừa sức: tồn bộ những tri thức chuyển tải trong sách thiếu nhi cần phải phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, làm thế nào để các hiểu được những gì sách đề cập tới, phải “tiêu hóa” được những tri thức trong đó. Điều đó có nghĩa là những tri thức dù là thuộc lĩnh vực nào đều phải được cân nhắc, chon lựa kỹ càng trước khicung cấp cho trẻ em. Những người cầm bút viết cho trẻ em đều có chung quan điểm rằng, cái đích cuối cùng, cái hướng đi vững chắc nhất là phải chỉ cho các em con đường vươn tới chân - thiện - mỹ, phải làm cho các em tin tưởng ở cuộc sống, tin tưởng ở con người.

- Về hình thức thể hiện:

+ Ngơn ngữ phải đảm bảo tính chính xác, rõ ràng và chỉ có thể được hiểu theo một nghĩa. Vốn hiểu biết của các em còn đang bị hạn chế, nếu diễn đạt khơng chính xác các em sẽ khơng hiểu hoặc hiểu sai theo cách diễn đạt đó bởi các em chưa đủ trình độ suy luận theo đúng logic của bài viết.

+ Đảm bảo tính chính xác, mạch lạc, tính cụ thể cao, hạn chế tính trừ tượng khó hiểu. Chủ đề, đề tài phải rõ ràng và trong một bài viết chỉ nên nêu một chủ

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

đề và giải quyết chủ đề đã nêu ra, không nên đưa vào nhiều vấn đề và nhiều nhân vật khiến các em cảm thấy khó hiểu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CỘNG TÁC VIÊN TÁC GIẢTRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC BẢN THẢO SÁCH THIẾU NHI Ở</b>

<b>NƯỚC TA HIỆN NAY</b>

<b>I. Khái quát công tác xuất bản sách thiếu nhi ở nước ta hiện nay</b>

Từ lâu, cơng tác giáo dục chăm sóc về vật chất và tinh thần cho những chủ nhân tương lai của đất nước luôn được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người. Nhu cầu đọc là thiết yếu đối với các em. Vì vậy, để cho ra đời một sản phẩm phục vụ các độc giả nhí vừa mang tính giáo dục vừa lý thú là điều không hề đơn giản cho các nhà xuất bản.

Hiện nay sách thiếu nhi rất đa dạng và phong phú cả về nội dung và hình thức. Sách thiếu nhi được thiết kế hết sức khoa học, dàn trang sang trọng, màu sắc hợp lý và chất lượng giấy tốt. Về nội dung, bên cạnh những tác phẩm được nhiều trẻ em chú ý như “Dế mèn phiêu lưu ký” của Tơ Hồi, truyện nhiều kỳ của Nguyễn Nhật Ánh hay các bộ truyện như Harry Porter… các tác phẩm truyện tranh nước ngồi như Đơrêmon, Bảy viên ngọc rồng, Conan, Nữ hồng Ai Cập… là vơ số những cuốn “gối đầu giường” của nhiều trẻ em.

Thị trường sách cho thiếu nhi ở Việt Nam chủ yếu bao gồm sách văn học và truyện tranh. Tuy nhiên sách thiếu nhi hiện nay có rất nhiều điều hạn chế “nhiều lượng ít chất”. Do giới làm sách chỉ đầu tư vào những mảng sách dễ làm, dễ thu lợi nhuận nên sách thiếu nhi hiện rơi vào tình trạng thừa mà vẫn thiếu.

Bà Lê Phương Liên, Phó trưởng ban Văn học Thiếu nhi - Hội Nhà văn Việt Nam nói: “Đó là một thực tế khơng khó để nhận ra. Mặc dù các tác giả Việt Nam đã có nhiều cố gắng tìm tịi nhưng những sáng tác hiện nay của họ vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của các em, cả về mặt số lượng và chất lượng”.

Theo thống kê của Nhà xuất bản Kim Đồng, một trong những đơn vị đứng đầu trong việc cung cấp các loại sách dành cho thiếu niên nhi đồng, sách văn học thiếu nhi của các tác giả trong nước xuất bản mỗi năm chỉ chiếm khoảng

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

20% số lượng sách văn học thiếu nhi nói chung. Trong khi đó, Cơng ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thơng Nhã Nam cũng cho hay, tỷ lệ “nội” ở đơn vị mình chiếm khoảng 20% - 25% tổng số đầu sách hàng năm...

Nhiều tác phẩm mới ra đời trong thời gian gần đây như “Tấm Cám” (Vũ Kim Dũng), “Trận chiến giữa rừng xanh” (Nguyễn Toàn Thắng)… thực tế cũng chỉ là sự khai thác lại những tích truyện dân gian cũ. Những tác phẩm này đều thiếu vắng hơi thở cuộc sống đương đại và những thủ pháp hiện đại, chưa phát huy cao độ đặc trưng ngơn ngữ của loại hình này.

Riêng với truyện tranh, thể loại vốn thu hút sự quan tâm chú ý rất lớn của bạn đọc nhí, các tác giả vẫn “đi về” trên những “cung đường xưa”. Các thể tài chủ yếu được khai thác vẫn là truyện dân gian, truyện lịch sử và truyện đồng thoại.

Những tác phẩm gây được tiếng vang vẫn là loạt truyện “Thần đồng đất Việt” hay seri truyện “Danh tác Việt Nam” - dự án chuyển thể sang truyện tranh những tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt nam như “Chí Phèo”, “Chị Dậu” “Chiếc lược ngà”...

Thêm vào đó, nhiều tác giả khi sáng tác còn thiếu cảm xúc, ý tưởng lạ để làm cho câu chuyện của mình trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

Theo thống kê của Công ty Cổ phần phát hành sách thành phố Hồ Chí Minh (với 60 nhà sách trong toàn quốc, được biết đến là hệ thống phát hành sách lớn nhất Việt Nam) từ tháng 5 trở lại đây, các sản phẩm truyện tranh nằm trong tốp 10 loại sách bán chạy nhất hoàn toàn là truyện tranh Nhật Bản, bao gồm: “Conan”, “Shin - Cậu bé bút chì” và “Doremon”.

Ở nhiều tác phẩm, các họa sỹ Việt Nam thể hiện dấu ấn của sự tiếp cận cách thức tạo dựng không gian, hình sắc… của những nước có nền truyện tranh phát triển trên thế giới. Đó là một hướng đi đúng đắn và tín hiệu đáng mừng bởi trên con đường hội nhập, chúng ta không thể không học hỏi. Tuy nhiên, họ vẫn chưa vượt qua được những hạn chế tồn tại lâu nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Trên diễn đàn văn học trẻ của trang Văn Nghệ Trẻ, tác giả Thy Ngọc có bài viết: “Kinh hồng truyện cho thiếu nhi” đã nêu lên một loạt thực trạng của truyện thiếu nhi của Việt Nam.

Truyện tranh cổ tích bị cắt bỏ những phần hay, những phần quan trọng nhất, không còn như nguyên bản. Các em thiếu nhi đang ngày càng xa rời, thờ ơ với kho tàng truyện cổ tích vốn là một mơi trường ni dưỡng tâm hồn trẻ, là ngọn gió tươi mát thổi bùng ngọn lửa tư duy và ngôn ngữ của trẻ. Những câu chuyện cổ giúp cho trẻ nhận biết được những nền tảng đạo đức, những hiểu biết về phong tục tập quán của dân tộc để các em lớn lên học làm người.

Truyện tranh là một nhu cầu không thể thiếu của trẻ em. Dù bất kỳ hoàn cảnh nào hay điều kiện sống nào đi nữa, thiếu nhi vẫn thích đọc truyện tranh, đó là điều khơng thể chối cãi.

Có rất nhiều nguyên nhân của việc truyện thiếu nhi Việt Nam thất thế trên thị trường. Trong những năm gần đây, cả nước khơng có cây bút nào chun viết cho thiếu nhi mới xuất hiện, quanh đi quẩn lại cũng là tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, Bùi Chí Vinh, Kim Hài, Lưu Thị Lương và một vài tác giả khác.

Cứ hai năm một lần, NXB Trẻ có cuộc vận động sáng tác “Văn học thiếu nhi - Vì tương lai đất nước” và NXB Kim Đồng có cuộc vận động sáng tác truyện, truyện tranh, thơ... cho thiếu nhi. Tuy nhiên, sáng tác văn học cho thiếu nhi những năm gần đây đang thực sự chùng xuống.

Các tác phẩm truyện cho thiếu nhi ngày càng ít ỏi. Các tác giả không nắm bắt được tâm lý lứa tuổi thiếu nhi và rất hiểu sở thích của các em, kèm theo lối kể chuyện khơng hấp dẫn, khơng có yếu tố gây cười. Các tập truyện áp đặt cho các em quá nhiều bài học, dễ tạo cảm giác nặng nề, chán nản cho các em ngay từ những trang viết đầu tiên.

Truyện tranh nước ngoài đang tràn ngập thị trường sách cho thanh thiếu nhi. Ngồi việc nó chiếm lĩnh thị trường truyện thiếu nhi trong nước, một vấn đề lớn hơn đó chính là việc xuất hiện quá nhiều quyển truyện ít tính văn học, thẩm mỹ, có tác dụng kích động bạo lực đối với tuổi mới lớn. Nguy hiểm hơn là chưa

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i>khi nào “sex” lại xuất hiện trong truyện tranh thiếu nhi với mức độ đậm đặc như</i>

hiện nay.

Tại các cửa hàng sách ở khắp các ngõ ngách trong nội thành Hà Nội, khơng khó để tìm những cuốn truyện tranh thiếu nhi có nội dung sex. Chúng mang những cái tên gợi dục, nội dung hàm chứa bên trong là những từ ngữ kích động; những chuyện tình tay ba éo le và khơng thiếu những cảnh "nóng" khơng phù hợp với lứa tuổi thiếu niên...

Thiết nghĩ, để khắc phục tình trạng thất thế của truyện thiếu nhi Việt Nam, người cầm bút khi viết cho thiếu nhi cần phải xác định rằng đây là một lĩnh vực cũng cần đầu tư rất nhiều cơng sức. Cần có nhiều hơn nữa những cuộc hội thảo văn học thiếu nhi, tổ chức các cuộc thi viết cho thiếu nhi để vừa thu hút người viết, vừa thu hút độc giả và qua mỗi cuộc hội thảo đó người viết được học hỏi, trao đổi, trang bị thêm kinh nghiệm viết truyện thiếu nhi.

Mong sao nỗi hoang mang của thị trường truyện thiếu nhi Việt Nam không kéo dài thêm nữa. Đừng để thế hệ tương lai của đất nước chìm ngập trong sách truyện thiếu văn hoá du nhập vào nước ta. Muốn thế thì việc thiết thực nhất vẫn là nâng cao chất lượng truyện thiếu nhi Việt Nam.

Tất cả địi hỏi tồn bộ cán bộ ngành xuất bản, các cộng tác viên đặc biệt là đội ngũ biên tập viên của các nhà xuất bản phải nỗ lực không ngừng để đạt được những kết quả tốt nhất trong hoạt động xuất bản Việt Nam hiện nay.

<b>II. Công tác xuất bản sách thiếu nhi ở nhà xuất bản Kim Đồng1. Khái quát chung</b>

Nhà xuất bản Kim Đồng thành lập ngày 17/6/1957 có trụ sở đặt tại 55 Quang Trung - Hà Nội. Nhà xuất bản Kim Đồng trực thuộc Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh là nhà xuất bản tổng hợp có chức năng xuất bản sách và văn hóa phẩm phục vụ thiếu nhi và các bậc phụ huynh trong cả nước, quảng bá và giới thiệu văn hóa Việt Nam ra Thế Giới.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, những trang sách Kim Đồng vẫn ln song hành và gắn bó với tuổi thơ Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay,

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i>sách Kim Đồng đã như mét “cuốn niên giám văn chương”,“thời sự”, gắn với 5</i>

điều Bác Hồ dạy thiếu nhi. Những mảng sách, tủ sách Kim Đồng (của các tác giả trong và ngồi nước) mang tính giáo dục nhân văn sâu sắc nhưng không khiên cưỡng áp đặt, nhất là nét vui nhén hài hước, khơi gợi trí tị mị, khám phá hợp tâm lí của các em.

Nhà xuất bản có nhiệm vụ tổ chức bản thảo, biên soạn, biên dịch, xuất bản và phát hành các xuất bản phẩm có nội dung: giáo dục truyền thống dân tộc, giáo dục về tri thức, kiến thức... trên các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật nhằm cung cấp cho các em thiếu nhi cũng như các bậc phụ huynh các kiến thức cần thiết trong cuộc sống, những tinh hoa của tri thức nhân loại nhằm góp phần giáo dục và hình thành nhân cách thế hệ trẻ.

Đối tượng phục vụ của Nhà xuất bản là các em từ tuổi nhà trẻ mẫu giáo (1 đến 5 tuổi), nhi đồng (6 đến 9 tuổi), thiếu niên (10 đến 15 tuổi) đến các em tuổi mới lớn (16 đến 18 tuổi) và các bậc phụ huynh.

<i><b>Các mảng sách chính của nhà xuất bản Kim Đồng:</b></i>

<i><b>Các tủ sách của nhà xuất bản Kim Đồng:</b></i>

- Tủ sách vàng (Các tác phẩm trong và ngồi nước hay, có giá trị) - Tủ sách tác giả

- Tủ sách tác phẩm

- Tủ sách danh tác thế giới - Tủ sách thơ với tuổi thơ

- Tủ sách nghệ thuật: Hội họa - Điện ảnh - Kiến trúc - Âm nhạc - Tủ sách kiến thức thế hệ mới

- Tủ sách tranh truyện

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

- Tủ sách hướng nghiệp nhất nghệ tinh

Từ nhiều năm nay, sách ở nhà xuất bản Kim Đồng luôn đạt tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao, nằm trong top dẫn đầu do người tiêu dùng bình chọn.

Trong 55 năm qua, Kim Đồng đã xuất bản được hơn 15.000 đầu sách với trên 300 triệu bản in. Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2012, Kim Đồng đã xuất bản được 700 cuốn sách, với 4500 triệu bản sách. Những con số này đã nói lên hiệu quả hoạt động sản xuất của nhà xuất bản. Một khối lượng sách đồ sộ với sự đa dạng về cả nội dung và hình thức. Phạm vi và biên độ tuổi phục vụ bạn đọc, mảng đề tài ngày càng mở rộng, chuyên sâu hơn, mở rộng thêm các tủ sách mới...

Đây là kết quả của quá trình kiên trì phấn đấu và nỗ lực của tập thể cán bộ nhà xuất bản cùng với đội ngũ cộng tác viên đông đảo gồm các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, các nhà khoa học, nhà giáo dục có tâm, có tài lớn dần theo thời gian trong đó có nhiều tên tuổi trong mọi lĩnh vực hoạt động trên cả nước,... Một bộ máy cán bộ làm việc với nhiều thế hệ cán bộ, biên tập viên kế tiếp nhau, ngày càng phát triển, miệt mài tâm huyết trong mọi khâu cơng việc để có thêm nhiều sách hay, sách đẹp cho thiếu nhi.

Nhà xuất bản Kim Đồng là nhà xuất bản chuyên viết cho lứa tuổi thiếu nhi. Từ khi thành lập, nhà xuất bản Kim Đồng đã xuất bản được nhiều sách hay, sách đẹp cho thiếu niên, nhi đồng với nội dung giáo dục. Được thể hiện sinh động qua nhiều đề tài phong phú với nhiều thể loại sách như truyện tranh, văn xi, thơ… Sách Kim Đồng thực sự góp phần lớn vào việc hình thành nhân cách và giáo dục ý tưởng cho thiếu nhi nhiều thế hệ Việt Nam.

Phong phú với nhiều đề tài, thể loại: văn xuôi, thơ, kịch, nhạc, tranh truyện... và các loại văn hoá phẩm khác: tranh ảnh, băng hình, nhạc, lịch... sách Kim Đồng đã góp phần hình thành nhân cách, tư tưởng và tri thức thiếu nhi Việt Nam. Khơng dừng lại ở vị trí là một nhà xuất bản lớn nhất làm sách cho trẻ em trong cả nước (trên 14 triệu bản của hơn 1000 đầu sách/năm và nhiều văn hoá phẩm khác), Kim Đồng còn tổ chức thường xuyên các cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi, tài trợ các loại sách có giá trị để động viên khuyến khích các tác

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

giả trong cả nước. Bên cạnh đó, Kim Đồng cũng tăng cường mở rộng quan hệ với nhiều nhà xuất bản trên thế giới, tham gia chương trình hợp tác xuất bản sách thiếu nhi khu vực Châu Á Thái Bình Dương (ACP)... giúp các em mở rộng thêm kiến thức, hướng tới cái đẹp trong thế giới mn màu của tuổi thơ.

Có thể nói trong 55 năm qua sách Kim Đồng đã có vị trí đặc biệt trong đời sống văn học thiếu nhi Việt Nam, ln được bạn đọc trân trọng và đón nhận. Nhà xuất bản Kim Đồng đã tiếp tục phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, góp phần tích cực vào sự nghiệp bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i><b>Lực lượng viết cho thiếu nhi của nhà xuất bản Kim Đồng:</b></i>

Đội ngũ tác giả viết sách cho thiếu nhi ở nhà xuất bản Kim Đồng khá đông đảo và có thể phân thành ba loại chính: Người lớn chun viết cho thiếu nhi; Người lớn có viết cho thiếu nhi (không chuyên); Thiếu nhi viết cho thiếu nhi.

Nếu như viết sách là cơng việc gian khổ thì viết sách cho thiếu nhi lại càng gian khổ hơn. Người viết, đặc biệt là người lớn dường như phải nhập tâm vào tâm hồn bạn đọc, phải sống lại cuộc sống niên thiếu của mình. Vừa là nghệ sĩ, họ vừa phải là nhà giáo dục, nhà khoa học.

Trong những ngày đầu cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến thì lực lượng viết cho các em chỉ có một số nhà văn chuyên nghiệp thỉnh thoảng có sách cho thiếu nhi như nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Tơ Hồi, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng…

Từ sau 1954 đội ngũ viết cho thiếu nhi phát triển nhanh. Bên cạnh các nhà văn trên, đã có thêm Võ Quảng, Phạm Hổ, Đồn Giỏi, Thi Ngọc, Trần Thanh Định, Hoàng Anh Đường, Vũ Tú Nam, Đào Vũ, Lê Minh, Văn Minh, Viết Linh, Bắc Thôn, Hà Ân, Hải Hồ…

Trong kháng chiến chống Mĩ ác liệt đội ngũ viết cho thiếu nhi càng phát triển nhanh với những cây bút mới như Xuân Quỳnh, Trần Hoài Dương, Văn Hồng, Nguyễn Thắng Vu, Quang Huy, Định Hải, Phong Thu, Hồng Đình Trọng, Nguyễn Thị Vân Anh, Lê Phương Liên…nổi bật nhất là cây bút Trần Đăng Khoa.

Nói tới sự phát triển khơng ngừng của văn học thiếu nhi phải kể đến công lao to lớn của đội ngũ tác giả - những người đã giành tấm lưng nhiệt huyết của mình cho tuổi thơ. Mỗi tác giả biểu hiện tính u trẻ của mình thơng qua những cách thức riêng và qua đó góp phần làm tăng them sự phong phú đa dạng cho văn học thiếu nhi.

Cuối những năm 80 đội ngũ viết cho các em mới dần dần khởi sắc và sự xuất hiện của những cây bút mới và trẻ đã trưởng thành qua những trại sáng tác

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

cho thiếu nhi hoặc qua những cuộc thi. Đó là các tác giả như Nguyễn Hoàng Sơn, Dương Thuấn, Mai Văn Hai, Phùng Ngọc Hùng, Nguyễn Nhật Ánh, Trần Thiên Hương, Hồng Tá, Nguyễn Trí Cơng, Lê Cảnh Nhạc, Nguyễn Ngọc Ký, Lê Hồng Thiên, Quách Liêu, Hà Lâm Kỳ…

Đội ngũ tác giả viết cho các em mà tác phẩm của họ luôn sống mãi với từng thế hệ thiếu nhi như Tơ Hồi, Tố Hữu, Đồn Giỏi, Nguyễn Huy Tưởng... đây là thế hệ tác giả được coi là “tượng đài” của văn học thiếu nhi.

Cùng với hoạt động sáng tác văn chương cịn có những tác giả tham gia vẽ minh hoạ như Mai Long, Tạ Thúc Bình... Một số nhà văn có tuổi và giàu kinh nghiệm như Vũ Ngọc Bình, Hồng Anh Đường, Văn Hồng cũng rất tích cực đóng góp về mặt phê bình và dịch thuật sách thiếu nhi. Tiếp sau các anh, dần dần xuất hiện những người trẻ tuổi bước đầu đi vào nghiên cứu, phê bình văn học cho thiếu nhi.

Hiện nay, nhà xuất bản có được đội ngũ tác giả lớn mạnh, có cả những tác giả lâu năm giàu kinh nghiệm và đội ngũ tác giả trẻ giàu tiềm năng.

<b>2. Vai trị của biên tập viên với cơng tác cộng tác viên tác giả trong quátrình tổ chức bản thảo sách thiếu nhi ở nhà xuất bản Kim Đồng</b>

Thị trường sách ở nước ta diễn ra khá sôi động trong đó có thị trường sách thiếu nhi. Nhu cầu đòi hỏi về khả năng cung cấp sách dành cho lứa tuổi thiếu nhi là khá cao. Điều này đồng nghĩa với việc đòi hỏi các nhà xuất bản phải nâng cao hơn nữa về cả số lượng và chất lượng sản phẩm. Nhà xuất bản Kim Đồng phải gánh lấy trách nhiệm nặng nề này để thỏa mãn nhu cầu của các em nhỏ đồng thời phải đảm bảo định hướng giáo dục thiếu nhi của Đảng và Nhà nước ta. Bản thảo phải được xem xét một cách kỹ lưỡng từng câu từng chữ, chau chuốt từ bìa cho đến chữ viết, hình vẽ nhằm nâng cao thị hiếu của các em cả về nội dung và hình thức. Các phịng, ban biên tập phải cố gắng tìm kiếm, lựa chọn cho được bản thảo có chất lượng đáp ứng kịp thời mục tiêu, nhiệm vụ của nhà xuất bản. Biên tập viên phải có cái nhìn xun suốt và bao quát cả quá trình biên tập để hồn thành tốt nhiệm vụ của mình. Biên tập viên là người trực tiếp tham gia vào

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

quá trình tìm và lựa chọn tác giả, tham mưu, bồi dưỡng, giúp đỡ họ trong q trình hồn thiện bản thảo.

Công tác cộng tác viên dựa vào hai nguồn bản thảo chủ yếu là bản thảo đặt các cộng tác viên quen biết và bản thảo do tác giả tự gửi đến. Nhưng chủ yếu vẫn là những cộng tác viên thường xuyên, quen biết với nhà xuất bản.

Kể từ những năm đầu thành lập, đội ngũ tác giả đã trở thành một bộ phận cốt lõi của nhà xuất bản Kim Đồng, có quan hệ “biện chứng” với nhà xuất bản, họ đã sáng tác một cách không ngừng nghỉ để tạo nên những bản thảo mẫu mực nhất của cả một thời kỳ. Có thể kể đến những cái tên tiêu biểu, “gạo cội” gắn bó

<i>với Kim Đồng ngay từ những ngày đầu như: Nguyễn Huy Tưởng (với Lá cờthêu sáu chữ vàng), Tơ Hồi (với Dế mèn phiêu lưu ký, Chim gáy, Bồ nông),Phạm Hổ (Chuyện hoa chuyện quả), Võ quảng (Quê nội),... đến các tác giả kế</i>

cận như: Ma Văn Kháng, Dạ Ngân, Nguyễn Quỳnh, Viết Linh, Hoài Dương,.. đến những cây bút trẻ như một lớp măng non bổ sung vào cánh rừng đại ngàn như: Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Ngọc Tư, Trang Thu, Thúy Loan, Nhã Thuyên, Ninh Ngọc, Lục Mạnh Cường, Nguyên Bình, Võ Hương Nam... và nhiều tác giả trẻ khác.

Tuy nhiên đội ngũ cộng tác viên của nhà xuất bản Kim Đồng vẫn không ngừng mở rộng. Trong thập niên 90 và 2000 đến những năm đầu thế kỷ 21, nhà xuất bản đã liên tục mở 4 cuộc vận động sáng tác và đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Cuộc vận động sáng tác đã thu hút hàng nghìn các cây bút chuyên và không chuyên trên khắp mọi miền Tổ quốc. Cuộc vận động này đã giúp cho nhà xuất bản lựa chọn được nhiều trong số đội ngũ những người sáng tác mới, giúp đưa đến những hơi thở mới, tiếng nói mới từ cuộc sống đời thường và giúp bạn đọc trẻ có dịp cảm nhận được vể đẹp muôn màu trong thế giới của cuộc sống công nghiệp hiện đại. Vai trò của biên tập viên lúc này được thể hiện thông qua việc nắm rõ yêu cầu của đề tài của cuộc vận động sáng tác, hiểu được đề tài hướng đến điều gì, và tiến hành phương thức vận động cho phù hợp, bên cạnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

đó khơng ngừng thu thập bản thảo cùng với việc tìm hiểu thơng tin về tác giả của bản thảo ấy từ đó đưa ra phương án lựa chọn ra những bản thảo phù hợp nhất.

Xuất bản sách thiếu nhi nói chung là thế mạnh của nhà xuất bản Kim Đồng. So với hoạt động biên tập sách nói chung, hoạt động biên tập sách thiếu nhi ở nhà xuất bản Kim Đồng có những nét đặc trưng riêng. Cán bộ biên tập là người rất gần với thiếu nhi, luôn luôn tiếp cận với thiếu nhi để hiểu được tâm lí trẻ em trong tình hình thế giới mỗi ngày một biến đổi. Biên tập viên thường xuyên đi sâu, đi sát vào thị trường xuất bản phẩm, làm việc tiếp xúc với thư viện, hiệu sách, đại lí… để nắm tình hình thị trường sách. Biên tập viên và cộng tác viên có quan hệ chặt chẽ. Biên tập viên đóng vai trị đắc lực cùng tác giả trong quá trình hình thành tác phẩm. Cộng tác viên quyết định việc hoàn thành thắng lợi những kế hoạch đề ra để biên tập viên thu được bản thảo tốt và biên tập đạt được chất lượng cao. Khơng có tác giả thì khơng có người viết sách và khơng có biên tập thì tác giả sẽ thiếu đi một trợ thủ đắc lực để hồn thành tác phẩm. Chính vì vậy cơng tác cộng tác viên là vơ cùng quan trọng. Để có đội ngũ cộng tác viên, nhà xuất bản phải làm tốt công tác cộng tác viên mà nhiệm vụ này thuộc về các biên tập viên.

Nhà xuất bản có đội ngũ cộng tác viên đơng đảo. Có cộng tác viên thường xuyên, cộng tác viên quen biết, nhưng nhìn chung đội ngũ cộng tác viên thường là những nhà văn lớn chun viết sách cho thiếu nhi như: Tơ Hồi, Võ Quảng, Phạm Hổ, Đồn Giỏi, Nguyễn Nhật Ánh… Cơng tác tổ chức cộng tác viên ở nhà xuất bản Kim Đồng đóng vai trị quan trọng. Mặc dù cơng việc biên tập, làm sách ở nhà xuất bản diễn ra liên tục nhưng đội ngũ biên tập viên của nhà xuất bản ln làm họ hài lịng. Với đội ngũ cộng tác viên đông đảo, hàng năm nhà xuất bản có thể hoạt động hết cơng suất, thậm chí cịn có bản thảo để đến kế hoạch năm sau. Bằng “lòng mến khách” của nhà xuất bản hầu như ngày nào cũng có cộng tác viên đến làm việc. Có thể họ là những người đến lấy sách biếu, lấy tiền nhuận bút, hoặc đưa bản thảo hoặc đến để tìm hiểu đề tài viết sách mới

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

cho thiếu nhi. Nhà xuất bản Kim Đồng thực sự là địa chỉ uy tín và đáng tin cậy để các tác giả gửi gắm bản thảo của mình.

Việc phát hiện và lựa chọn cộng tác viên tác giả thích hợp cho mỗi đề tài là nội dung đầu tiên quyết định sự thành công của việc tổ chức bản thảo. Để làm được điều này, biên tập viên vừa phải nắm vững yêu cầu của từng đề tài đồng thời phải hiểu rõ đội ngũ tác giả và các yêu cầu đặc thù đối với các tác giả cần lựa chọn. Đối tượng hướng đến của sách thiếu nhi là các em nhỏ nên loại sách này mang đặc trưng riêng chính vì thế mà đội ngũ cộng tác viên và biên tập viên là những người cần nắm rõ đặc điểm này. Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của việc lựa chọn tác giả, nhà xuất bản Kim Đồng luôn nỗ lực tạo điều kiện cho biên tập viên của mình những tài liệu thơng tin về tác giả để họ dễ dàng lựa chọn được người cộng tác phù hợp.

Bạn đọc hẳn sẽ yêu thích những cuốn tranh truyện mang lại những trận cười sảng khối nhưng cũng mang tính giáo dục như “Chú mèo máy Đôrêmon”, “Thám tử lừng danh Cônan”. Với “Đường dẫn đến khung thành” bạn đọc u thích bóng đá sẽ gặp một Jinđô với “đôi chân vàng” chuyên kiến tạo những đường chuyền, những cú sút bất ngờ và hiệu quả, là niềm mơ ước của bất kì cầu thủ chuyên nghiệp nào, và còn rất nhiều tên truyện khác mà các em rất u thích như “nữ hồng Ai Cập” hay “Thanh kiếm biến hình”, “Chú bé quyền năng”... là những món quà Nhà xuất bản Kim Đồng gửi tặng các em mang đến cho các em sự hào hứng, niềm vui khi đọc và giúp các em hoá thân vào từng nhân vật làm phong phú tâm hồn các em.

Các cán bộ trong nhà xuất bản Kim Đồng rất kín đáo và tế nhị trong việc quan tâm, chăm sóc cộng tác viên. Họ thường xuyên hỏi thăm sức khỏe và tình hình viết sách của cộng tác viên. Nhiều khi cộng tác viên gặp phải khó khăn, nhà xuất bản cử người đến thăm và động viên tác giả. Nếu có vấn đề về mặt tài chính nhà xuất bản sẽ giúp đỡ bằng việc ứng trước tiền nhuận bút cho tác giả. Mỗi khi sách của tác giả nào được xuất bản hay tái bản, biên tập viên có trách nhiệm thơng báo với tác giả hoặc mời tác giả đến lấy sách biếu và nhận tiền nhuận bút. Nếu tác

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

giả ở xa khơng đến lấy được thì biên tập viên mang đến tận nhà hoặc gửi qua đường bưu điện giúp họ. Nếu là sách tái bản nhiều lần mà tác giả đã chết thì sẽ gửi tiền và sách biếu tới vợ hoặc con tác giả theo đúng luật bản quyền tác giả. Đội ngũ biên tập viên ở nhà xuất bản Kim Đồng là những người có kiến thức, có trình độ chun mơn vững, mặt khác họ cũng là nhà tiếp thị sắc sảo.

Biên tập viên trước khi lựa chọn tác giả phải tìm hiểu kỹ càng một lần nữa yêu cầu của đề tài. Đây là cơng việc địi hỏi biên tập viên phải nhanh nhẹn nắm vững chủ đề tư tưởng cần đặt ra và giải quyết. Tìm hiểu yêu cầu đề tài để có thể tăng sức mạnh thuyết phục đối với tác giả, để tác giả nhìn thấy rõ hơn vị trí, ý nghĩa của đề tài, nhu cầu của thị trường, của bạn đọc, tính hợp lý của bản thiết kế đề tài, để tác giả có thể phấn khởi, tự tin khi đảm nhận công việc.

Biên tập viên dựa vào lực lượng cộng tác viên nòng cốt đã cộng tác để tác động lôi cuốn những người viết, tăng cường cho đội ngũ cộng tác viên của mình. Mới đây, Kim Đồng đã mở cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi năm 2012 với chủ đề: “Thiếu nhi mê truyện Tơ Hồi”. Đây là cuộc vận động với qui mơ lớn và rất có ý nghĩa. Đây là dịp để các em thiếu nhi có dịp hiểu biết thêm về nhà văn Tơ Hồi, người thầy thầm lặng viết sách cho thiếu nhi, mong mang đến cho thiếu nhi những tác phẩm tinh thần bổ ích, góp phần tạo một sân chơi lành mạnh văn hóa cho các em thiếu nhi. Cuộc vận động thi viết đã trao giải nhất cho cây bút trẻ Ngọc Linh, đây là cây bút mới của nhà xuất bản. Từ cuộc thi nhà xuất bản đã tìm thấy tiềm năng của tác giả này qua việc khai thác thông tin về tác giả, tìm hiểu kỹ các tác giả để từ đó thấy được khả năng của họ. Vậy nên, để có thể lựa chọn được bản thảo đạt yêu cầu nhất với đề tài, đòi hỏi mỗi biên tập viên phải luôn nỗ lực thực hiện đề tài đến cùng, tâm huyết với cơng việc của mình. Dù đó là một tác giả trẻ hay tác giả cũ, tác giả mới hay một tác giả nổi tiếng, việc lựa chọn tác giả phải dựa trên một cách nhìn khách quan. Nếu chọn sai hay bỏ sót bản thảo tốt đều có những ảnh hưởng khơng tốt đến uy tín của biên tập viên, của tác giả và đến danh tiếng, uy tín của nhà xuất bản.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Cộng tác viên chính là cầu nối để tổ chức bản thảo. Biên tập viên ln có quan hệ rộng với cộng tác viên. Và lực lượng này được mở rộng là nhờ đội ngũ cộng tác viên quen thuộc. Một nhà văn hay nhà thơ gắn bó với biên tập viên và họ lại có thể giới thiệu bạn của mình cùng cộng tác với biên tập viên. Và như vậy đội ngũ cộng tác viên này luôn được mở rộng thông qua các mối quan hệ quen biết cũ. Họ là lực lượng quan trọng góp phần cùng nhà xuất bản thực hiện tốt công việc làm sách. Bởi vậy công tác cộng tác viên được coi là khâu then chốt để tạo ra lực lượng chủ lực thực hiện mục đích của nhà xuất bản là có nhiều tác phẩm hay phục vụ cho nhân dân lao động. Và lúc đó, biên tập viên có vai trị là người tổ chức, khai thác bản thảo.

Hiểu biết về nhu cầu của độc giả là yêu cầu quan trọng đối với biên tập viên. Người biên tập luôn nắm được tình hình mảng sách thiếu nhi trên thị trường. Có như vậy mới tổ chức được bản thảo theo yêu cầu. Và thơng qua đó, biên tập viên sẽ tìm chọn được tác giả cho những cuốn sách theo ý tưởng hay trong kế hoạch đề tài của mình. Ban biên tập sách thiếu nhi với tình cảm dành cho các tác giả và uy tín của mình trong suốt thời gian qua đã tập hợp được đội ngũ cộng tác viên đông đảo. Công việc lựa chọn cộng tác viên ở nhà xuất bản Kim Đồng là công việc vơ cùng khó khăn với các biên tập viên. Vì đây là điểm mấu chốt quyết định việc tổ chức đề tài có thành cơng hay khơng. Tác giả viết cho lứa tuổi thiếu nhi phải là người có đủ phẩm chất chính trị tư tưởng, có thế giới quan khoa học, có quan điểm chính trị nhất trí với quan điểm của Đảng, có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng. Đồng thời người viết sách cho thiếu nhi (người lớn tuổi) không chỉ là người yêu đời, u trẻ mà đồng thời cịn là nhà tâm lí, nhà sư phạm, nhà khoa học. Tác giả được lựa chọn phải trên cơ sở nắm vững yêu cầu của đề tài và phù hợp với sở trường và mọi điều kiện khác của tác giả trong thời gian cụ thể. Tác giả thích hợp với đề tài khơng những hội tụ điều kiện về trình độ học thuật, quan điểm, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, năng lực sáng tác, biên soạn mà còn phải là người hiểu biết đầy đủ về yêu cầu có đề tài, có hứng thú và sở trường sáng tạo phù hợp với đề tài. Tác giả được lựa chọn còn

</div>

×