Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận quản trị Điều hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.09 KB, 16 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐẠI HỌC UEH</b>

<b>TRƯỜNG KINH DOANHKHOA QUẢN TRỊ</b>

<b>TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌCBỘ MÔN QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH</b>

<b>ĐỀ TÀI: </b>

<b>NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 TRONG LĨNHVỰC DỰ BÁO NHU CẦU</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

Lời nói đầu tiên em xin được cảm ơn thầy ThS. vì đã tận tình giảng dạy, chia sẻ những kiến thức bổ ích, thực tế về bộ mơn Quản trị điều hành và rèn luyện khả năng áp dụng thực tiễn thông qua các bài tập thầy giao. Từ đó, em đã có thể nắm được lý thuyết và kỹ năng tính tốn về dự báo nhu cầu, thiết kế chuỗi cung ứng, quản trị hàng tồn kho… Một cách khoa học, chính xác nhất.

Chính vì vậy, để giúp đỡ các doanh nghiệp ở Việt Nam đang dần hội nhập, bước chân vào thời đại kỷ nguyên số. Chúng ta cần phải có một đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ 4.0 vào việc quản trị điều hành. Cụ thể là việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào việc dự báo nhu cầu. Vì dự báo nhu cầu là điều tiên quyết cho việc lên kế hoạch ban đầu của mỗi doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, một nơi có thị trường biến động liên tục, tình trạng dự báo sai nhu cầu, dự báo theo cảm tính dẫn đến lên kế hoạch ban đầu sai, nhập hàng thừa hoặc thiếu là chuyện thường thấy ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ (đặc biệt là về quần áo, thực phẩm), khiến hằng năm chi phí xử lí hàng tồn kho phải đội lên rất nhiều. Theo kết quả khảo sát, có 20,2% doanh nghiệp nhận định khối lượng thành phẩm tồn kho quý III/2023 tăng so với quý II/2023. Bên cạnh đó, độ chính xác của dự báo nhu cầu cao cịn giúp tránh tình trạng thiếu hàng bán, góp phần tăng doanh thu của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc đưa số liệu dự báo nhu cầu càng chính xác thì càng quan trọng. Số liệu dự báo nhu cầu đúng 100% có khả năng giúp giảm chi phí tồn kho bằng không và tiết kiệm tối đa chi phí nhân cơng. Theo ơng Julien từ CEL, cứ tăng 1.5% độ chính xác thì lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên 1%. Tuy nhiên, việc đó khơng dễ dàng dù chỉ là tăng 1.5%.

Từ những phân tích trên, ta thấy cơng nghệ 4.0 trong tương lai có thể là kỳ vọng và cơ hội để cải tiến việc dự báo nhu cầu trong tương lai, là một đề tài mà em tất yếu phải nghiên cứu và trình bày dưới đây.

Bên cạnh đó, em đã cố gắng hồn thành bài tiểu luận cuối kỳ chỉnh chu nhất có thể và đã áp dụng những kiến thức đã học, cộng với việc học hỏi, nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, việc sai sót do thiếu kinh nghiệm và kiến thức chưa đủ sâu có lẽ là khơng thể tránh khỏi. Rất mong thầy sẽ nương tay và có những nhận xét tích cực.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>SƠ LƯỢC ĐỀ TÀI</b>

<b>+ Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực dự báo nhu cầu</b>

<b>+ Lý do nghiên cứu đề tài: Phục vụ cho công cuộc cải tiến lĩnh vực dự báo nhu cầu của</b>

doanh nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0

<b>+ Mục tiêu nghiên cứu: Gồm mục tiêu chung và mục tiêu chi tiết</b>

<b>- Mục tiêu chung: Xác định được công nghệ 4.0 ứng dụng được vào lĩnh vực dự báo</b>

nhu cầu

<b>- Mục tiêu chi tiết: Xác định được cơ sở lý thuyết về dự báo nhu cầu</b>

Xác định được cơ sở lý thuyết về công nghệ 4.0

Xác định được ứng dụng công nghệ 4.0 vào dự báo nhu cầu Xác định được thực trạng, thách thức ở Việt Nam

<b>+ Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp cơ sở lý thuyết từ các giáo trình, bài báo, phân</b>

tích SWOT, các thống kê, tài liệu từ trên mạng.

<b>+ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Lĩnh vực dự báo nhu cầu, cơng nghệ 4.0 trong</b>

nước và ngồi nước

<b>+ Nguồn thơng tin: Dữ liệu thứ cấp có được từ những nguồn có sẵn, thu thập thơng qua</b>

việc đọc tài liệu, chọn trên những trang uy tín

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

MỤC LỤC

<b>LỜI MỞ ĐẦU...2</b>

<b>SƠ LƯỢC ĐỀ TÀI...3</b>

<b>CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN...5</b>

<b>1. Dự báo nhu cầu:...5</b>

<b>b. Lý thuyết...</b>

<b>a. Phân loại:...</b>

<b>2. Sơ lược về công nghiệp 4.0:...6</b>

<b>a. Khái niệm về công nghiệp 4.0:...</b>

<b>b. Vai trị của cơng nghệ 4.0 hiện nay:...</b>

<b>CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 VÀO DỰ BÁO NHU CẦU...8</b>

<b>1. Một số ứng dụng của công nghệ 4.0...8</b>

<b>a. Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI):...</b>

<b>b. Internet of things (IoT):...</b>

<b>c. Big Data Analytics:...</b>

<b>d. Blockchain:...</b>

<b>e. Machine Learing và Analytis:...</b>

<b>CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ THÁCH THỨC Ở VIỆT NAM...13</b>

<b>1. Thực trạng sử dụng công nghệ 4.0 ở Việt Nam...</b>

<b>2. Thách thức ở Việt Nam:...</b>

<b>CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN...15</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...15</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN1. Dự báo nhu cầu:</b>

<b>b. Lý thuyết</b>

Dự báo là một khoa học và nghệ thuật nhằm tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được.Dự báo nhu cầu trong tương lai đối với thành phẩm và dịch vụ, từ đó dự báo nhu cầu vật tư, máy móc thiết bị, vốn, cơng nghệ.

Việc dự báo vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật: Để có được kết quả dự báo người ta dựa vào số liệu thu thập được ở kỳ trước kết hợp với những phương pháp tốn học hay những mơ hình dự báo tiên tiến và có nhiều phương pháp dự báo khác nhau và kết quả dự báo cũng khác nhau. Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp hay điều chỉnh kết quả dự báo là nghệ thuật của người dự báo.

<b>a. Phân loại:</b>

Có 2 loại dự báo: Theo thời gian dự báo và theo lĩnh vực dự báo.

<b>Dự báo theo thời gianDự báo theo lĩnh vựcDự báo ngắn hạn: là những dự báo có thời</b>

<b>gian ngắn, ví dụ như dự báo dưới 1 năm</b>

như hoạch định tiến độ sản xuất, hoạch định mua hàng, hoạch định nhu cầu lao động ngắn hạn.

<b>Dự báo kinh tế: cung cấp thông tin về tỷ lệ</b>

thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, xu hướng kinh doanh hoặc tổng sản phẩm của xã hội.

<b>Dự báo trung hạn: là những dự báo có thời</b>

<b>gian trên 1 năm đến dưới 5 năm. Dự báo</b>

trung hạn được sử dụng cho hoạch định sản lượng, doanh số, hoạt động điều hành….

<b>Dự báo kỹ thuật: nói đến mức độ phát triển</b>

khoa học trong tương lai. Dự báo này quan trọng trong những ngành có hàm lượng kỹ thuật cao như : năng lượng, máy tính, điện tử.

<b>Dự báo dài hạn: là những dự báo có thời</b>

<b>gian từ 5 năm trở lên. Dự báo dài hạn được</b>

sử dụng để hoạch định sản phẩm mới, phân bổ nguồn vốn, mở rộng quy mô và nghiên

<b> Dự báo nhu cầu: giúp cho doanh nghiệp</b>

xác định số chủng loại và số lượng sản phẩm, dịch vụ mà họ tạo ra trong tương lai, thơng qua đó sẽ quyết định về quy mô sản

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

cứu phát triển xuất, quy mô hoạt động của doanh nghiệp, là cơ sở để dự tốn tài chính, nhân sự, tiếp thị.

<b>2. Sơ lược về công nghiệp 4.0:</b>

<b>a. Khái niệm về cơng nghiệp 4.0:</b>

<b>Cơng nghiệp 4.0 nói đơn giản chính là xu hướng số hóa và tự động hóa trong việc ứng</b>

dụng các kỹ thuật cơng nghệ từ máy móc. Dựa trên nền tảng mạng lưới Internet toàn cầu và điện tốn đám mây. Mọi số liệu, tính tốn của máy móc, dữ liệu thơng tin và sự kết nối của xã hội được xóa bỏ hồn tồn khoảng cách vật lý. Đem đời thật vào thế giới ảo, chuyển đổi thế giới thực thành thế giới số.

Chính vì tốc độ chuyển đổi nhanh chóng gần như bằng khơng này, công nghệ 4.0 dần

<b>đang được cải tiến và phát triển. Một số cái tên tiên phong đã được hiện thực hóa như Trí tuệ</b>

<b>nhân tạo (AI), Cơng nghệ thực tế ảo (VR), In 3D, Đám mây lưu trữ (Cloud), Big Data,Tự động quy trình (RPA)…. Đã góp phần tạo nên xu hướng số hóa hoạt động kinh doanh và</b>

sản xuất, khiến cho lợi nhuận, năng suất và chất lượng ngày càng gia tăng vì sự tính tốn chính xác và nhanh chóng của việc số hóa.

<b>Hình 1.1. Các nền cách mạng cơng nghiệp</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>b. Vai trị của cơng nghệ 4.0 hiện nay:</b>

<b>+ Nói chung: cơng nghiệp 4.0 đang giúp các doanh nghiệp trong việc kết nối và chia sẻ</b>

nguồn dữ liệu từ khách hàng, nhà cung cấp, nhà sản xuất và các bên khác trong chuỗi cung ứng. Điều đó khiến cho việc nâng cao kỹ thuật, tăng tốc sản xuất và cải thiện hiệu suất giúp cho các doanh nghiệp hiện nay dễ dàng cạnh tranh toàn cầu và tồn tại bền vững trong thị trường. Có thể kể đến những lĩnh vực mà cơng nghệ 4.0 đã tiếp cận và có những thành cơng nhất định tại khu vực Đông Nam Á: Theo trang tạp chí Cộng Sản, “trong rất nhiều lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng nhờ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thương mại điện tử hiện là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất. Giá trị của ngành thương mại điện tử ở Đông Nam Á đạt 62 tỷ USD năm 2020, tăng 63% so với năm 2019. Dự báo, quy mô ngành thương mại điện tử sẽ chạm mốc 172 tỷ USD vào năm 2025”.

<b>+ Nói riêng: đối với ngành dự báo nhu cầu nói riêng, thì việc cơng nghệ 4.0 đang dần</b>

thay thế các phương pháp dự báo thủ cơng bởi thuật tốn được tính tốn siêu nhanh, siêu chính xác và nguồn dữ liệu được cập nhật liên tục có được từ cơ sở dữ liệu Bigdata, đám mây lưu trữ (Cloud). Khơng chỉ thu thập, xử lí dữ liệu bằng các cơng cụ mạnh mẽ, cơng nghệ 4.0 cịn có khả năng kết hợp các công nghệ khác nhau tạo nên sự linh hoạt trong việc dự báo. Điều này giúp cho các doanh nghiệp hiện nay tiếp cận tốt hơn với mơi trường kinh doanh và tối ưu hóa chiến lược.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>Hình 1.2. Tầm nhìn của lĩnh vực dự báo nhu cầu hiện nay</b>

<b>CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 VÀO DỰ BÁONHU CẦU</b>

<b>1. Một số ứng dụng của cơng nghệ 4.0</b>

<b>a. Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI):</b>

<b>+ Mơ hình dự báo thơng minh: hiện nay trí tuệ nhân tạo đang được phát triển và có khả</b>

năng thay thế việc làm của con người trong tương lai. AI hiện nay đã phát triển tới mức tự thu thập dữ liệu lịch sử, nhận dạng ra các xu hướng của thị trường để phân tích và tính tốn dự báo số lượng nhu cầu sản phẩm cho thời gian sắp tới của doanh nghiệp. Sử dụng AI sẽ rút ngắn tối đa thời gian thu thập, xử lí dữ liệu từ nhiều nguồn. Đồng thời nhanh chóng giải quyết những bài tốn dự báo phức tạp trong vài giây mà một người cần giải trong một vài ngày. Ngồi ra, AI này cịn có thể tự học để cải thiện độ chính xác và mong muốn của doanh nghiệp, khiến cho dự báo nhu cầu trở nên dễ dàng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>+ Xử lí ngơn ngữ tự nhiên (NLP): Bên cạnh việc đơn giản hóa để xử lí các dự báo phức</b>

tạp trong nội bộ cơng ty. AI cịn có khả năng thu thập dữ liệu từ các nguồn từ mơi trường bên ngồi, thậm chí từ mơi trường khác ngơn ngữ, khác văn hóa như tin tức xã hội đánh giá của khách hàng, phản hồi trên mạng xã hội. Doanh nghiệp có thể hiểu sâu hơn tâm lí hành vi khách để mở rộng thị trường, dự báo được những góc khuất trong nhu cầu khách hàng.

<b>Hình 2.1 Sự đa nhiệm của trí tuệ nhân tạo AI</b>

<b>b. Internet of things (IoT):</b>

<b>+ Thu thập dữ liệu thời gian thực: Trong những thế kỷ trước, cách phổ thơng để thực</b>

hiện dự báo chính là thu thập thơng tin cơ sở, tổng hợp, tính tốn và kiểm soát bằng sức lao động. Tuy nhiên, do là con người thực hiện các công đoạn trên nên việc sai sót xảy ra là điều tất yếu. Thậm chí là việc kiểm tra lại tính chính xác cũng tốn kém nguồn lực khơng ít.

<b>Internet sử dụng cảm biến và các thiết bị được kết nối với nhau để thu thập dữ liệu về tất</b>

cả mọi thứ trong chuỗi cung ứng. Có thể tưởng tượng đây là một người lao động tồn năng có khả năng ghi chép, cập nhật dữ liệu xuất nhập, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp từ nhiều bộ phận trong cùng một lúc và vơ cùng chính xác. Từ đó việc dự báo nhu cầu sẽ chính

<b>xác hơn, nhanh chóng hơn. Những thơng mà Internet quy nạp được có thể kể đến như hàng</b>

tồn kho, quy trình sản xuất và mơi trường kinh doanh…

<b>+ Giám sát chuỗi cung ứng: Ngồi việc có thể tổng hợp dữ liệu theo đúng thời gian thựctế. Internet cịn có thể tạo nên một mạng lưới liên kết các phần tử trong chuỗi cung ứng để</b>

kiểm soát các q trình diễn ra trong đó. Có thể kể đến như việc theo dõi sát sao việc sản xuất

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

và vận chuyển. Từ đó cung cấp thông tin quan trọng để dự báo nhu cầu vận chuyển, lưu kho nếu có vấn đề phát sinh xảy ra. Tốc độ dự báo sẽ nâng lên gần như ngay lập tức, khơng cịn phải chờ đợi các buổi họp hay các báo cáo.

<b>Hình 2.2. Mạng lưới kiểm sốt vạn vật Internet Of Things (IoT)</b>

<b>c. Big Data Analytics:</b>

<b>+ Phân tích dữ liệu lớn: Đây là một hệ thống sử dụng cơng nghệ phân tích dữ liệu cực</b>

<b>kỳ lớn từ nhiều nguồn khác nhau. Big Data thường là một quá trình phức tạp dùng để khám</b>

phá thơng tin như mẫu ẩn, mối tương quan, xu hướng thị trường và sở thích khách hàng. Đúng như tên gọi của nó, đây là một dạng phân tích nâng cao, liên quan tới các mơ hình thuật tốn thống kê, dự đốn nhu cầu.

Ngày nay, các doanh nghiệp muốn thành công phải chú trọng đến việc phân tích thơng tin, khai thác dữ liệu một cách triệt để thì mới có khả năng cạnh tranh trong thị trường. Ví dụ

<b>như Netflix là một thương hiệu điển hình cho khả năng tuyệt vời mà Big Data mang lại. Với</b>

hơn 200 triệu người đăng ký thành viên, công ty đã thu thập một nguồn cơ sở dữ liệu khổng lồ từ việc tìm kiếm của khách hàng. Thuật tốn này sẽ tổng hợp tìm kiếm trước đây của người dùng, các từ khóa đã được tìm kiếm để đề xuất cho họ phim tiếp theo mà họ nên xem.

<b>+ Khám phá tri thức từ dữ liệu: Bên cạnh việc sử dụng thuật toán siêu phức tạp cho</b>

<b>việc phân tích nhu cầu của khách hàng. Big Data cịn có thể khám phá tri thức tiềm ẩn trong</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

dữ liệu. Có nghĩa là các mối quan hệ và yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sẽ được cơ sở này thu thập, phân tích một cách triệt để. Nó giống như việc chúng ta sẽ khát nước khi ăn chạy bộ,

<b>Big Data dự báo nhu cầu khơng chỉ theo các thuật tốn phức tạp mà còn từ việc liên kết các</b>

yếu tố ảnh hưởng nhu cầu.

<b>Hình 2.3 Phân tích dữ liệu lớn Big Data </b>

<b>d. Blockchain:</b>

<b>+ Tăng cường tính minh bạch: cơng nghệ này là một cơ chế cơ sở dữ liệu dạng chuỗi</b>

cho phép chia sẻ thông tin một cách minh bạch trong mơi trường kinh doanh nội bộ nói riêng và thị trường nói chung. Ở đây dữ liệu được xem là các khối và được liên kết với nhau thành

<b>một chuỗi. Tính minh bạch của Blockchain hay ở chỗ là các đơn vị chủ quản không thể tự ý</b>

sửa thông tin mà khơng có sự đồng thuận từ mạng lưới tham gia chuỗi. Các thông tin được đưa lên đây theo trình tự thời gian nhất định, tạo ra sự nhất quán và minh bạch. Thông tin thu thập được để dự báo nhu cầu sẽ mang tính trung thực cao, góp phần cho các nền tảng khác tính tốn đồng bộ.

<b>Tiêu biểu cho thành công của Blockchain ở Việt Nam là trong lĩnh vực hệ thống ngân</b>

hàng. Nhờ có công nghệ này, hệ thống bảo mật liên ngân hàng đã được đẩy lên một tầm cao

<b>mới. Với thuật toán phức tạp và đồng bộ cao, Blockchain được ví như là “vệ sĩ” với đầy đủ</b>

các tích hợp bảo mật như sinh trắc học vân tay, mống mắt, giọng nói… Bạn có thể giao dịch bất cứ đâu trên thế giới với bất cứ ngân hàng nào mà vẫn bảo vệ được thông tin cá nhân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>+ Quản lí thơng tin giao dịch: ngồi việc mang tính minh bạch và bảo mật cao. Có thể</b>

<b>nói Blockchain cịn được ví như một hệ thống quản lí thơng tin, quản lí nhu cầu đáng tin cậy.</b>

Đây cũng được coi là một kênh lưu trữ thông tin số đáng tin cậy.

<b>Hình 2.4. chuỗi cơng nghệ khóa Blockchain</b>

<b>e. Machine Learing và Analytis:</b>

<b>+ Tối ưu hóa dự trữ: thuật ngữ “máy tính tự học” có thể dùng để miêu tả cho cơng nghệ</b>

<b>này. Đây là một nhánh của trí tuệ nhân tạo (AI) dựa trên ý tưởng rằng các máy móc thơng</b>

minh có thể tự học hỏi từ dữ liệu, thay vì máy tính chỉ xử lí những thơng tin khn mẫu được

<b>con người lập trình (điều này đã được đề cập đến ở Trí tuệ nhân tạo AI). Qua đó các thuật</b>

toán sẽ được tự động học hỏi và điều chỉnh tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp lẫn khách hàng. Góp phần tối ưu hóa quyết định về lượng hàng nhập, xuất, lưu kho và nhu cầu của lượng hàng hóa đó trong tương lai

<b>+ Phân tích đám đơng: vì thị trường là ln biến động, các bài tốn kinh doanh cũng sẽ</b>

thay đổi liên tục tùy theo nhu cầu, xu hướng và động thái chính trị, kinh tế. Việc tự học của máy tính để xử lí những bài toán phức tạp như vậy là hết sức cần thiết cho dự báo nhu cầu, làm giảm thiểu tối đa mức tồn kho hoặc sản xuất không cần thiết

Hãy xem một ví dụ như Google Lens, Shopee. Khi bạn cần mua sắm một vật dụng nào đó mà khơng biết phải gọi tên món đồ đó như thế nào. Bạn chỉ cần chụp hình và đưa vào cho hệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

thống xử lí, nó sẽ phân tích và gửi cho bạn hình ảnh chính xác nhất về vật phẩm, thậm chí đưa ra những vật phẩm tương tự vì máy móc đã phân tích và dự báo xong nhu cầu của chúng ta. Đó là tốc độ tự học của máy sau khi trải qua quá trình lưu trữ tìm kiếm của người sử dụng trước.

<b>Hình 2.5 Sự học hỏi của máy tính – Machine Learning</b>

<b>CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ THÁCH THỨC Ở VIỆTNAM</b>

<b>1. Thực trạng sử dụng công nghệ 4.0 ở Việt Nam</b>

Dù ngành công nghiệp 4.0 đã được biết tới và sử dụng ở quốc tế từ những năm 2013 (10 năm trước). Tuy nhiên, tại Việt Nam chúng ta chỉ vừa mới tiếp cận những cơng nghệ này trong vịng 2 năm trở lại đây. Để bắt kịp với các nước tiên tiến, chính phủ nước ta đang dần đi lên chính phủ số và kinh tế số để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Việt Nam đã có một số tầm nhìn cho nền cơng nghiệp 4.0 này được đầu tư từ rất sớm, có thể kể đến:

<b>+ Cơ sở hạ tầng: Mạng lưới cáp quang AAE1 (Châu Á – Châu Phi – Châu Âu) trị giá</b>

820 triệu USD với sự tham gia của 19 nước trên thế giới, được Việt Nam đưa vào sử dụng từ những năm 2017. Đây là cơ sở cho việc phát huy tối đa sức mạnh sử dụng công nghệ 4.0 bằng Internet.

</div>

×