Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 26 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
Trong quá trình hình thành và phát triển của Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim cho ta thấy được hoạt động của Qũy tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của huyện nhà. Chính sự ra đời của Qũy tín dụng đã hỗ trợ rất nhiều cho bà con nơng dân trên địa bàn xã nói riêng và cả địa bàn huyện nói chung. Nhờ nguồn vốn hỗ trợ của Qũy tín dụng mà đời sống của nhiều người dân ngày càng được nâng cao; thu nhập của họ ngày càng được ổn định hơn và họ không cịn phải lâm vào cảnh bần hàn, đói khổ và thiếu vốn sản xuất như trước đây. Điều đó làm giảm đáng kể các tệ nạn xã hội tại địa phương, góp phần làm ổn định và nâng cao chất lượng cụơc sống để có thể theo kịp sự phát triển của nền kinh tế cả nước. Chính vì những vấn đề đó mà em chọn Qũy tín dụng xã Vinh Kim làm đơn vị thực tập để em có thể tìm hiểu thêm về Qũy tín dụng một cách cặn kẽ hơn, để em có thể nghiên cứu sâu hơn quá trình hoạt động và quá trình huy động vốn cũng như quá trình hỗ trợ vốn vay cho các hộ nông dân để họ chuyển đổi cơ cấu sản xuất và ổn định thu nhập. Bởi vì Qũy tín dụng nhân dân Vinh Kim có thể được xem là huyết mạch của địa phương trong việc huy động vốn cho bà con nơng dân đồng thời góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều bà con trong địa bàn xã.
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN1.1 Địa Chỉ Đơn Vị Thực Tập:</b>
Tên : Quỹ tín dụng nhân dân xã Vinh Kim Viết tắt: QTD ND Vinh Kim
Địa chỉ: Ấp Chà Và, Xã Vinh Kim, Huyện Cầu Ngang, Tỉnh Trà Vinh.
<b>1.2. Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển:</b>
Xã Vinh Kim thuộc huyện Cầu Ngang có quốc lộ 53 chạy qua, phía Đơng giáp sơng Tiền, phía Tây giáp xã Kim Hồ, phía Nam giáp xã Mỹ Hồ, phía Bắc giáp sông Tiền. Xã Phước Hảo, xã Hưng Mỹ thuộc huyện Châu Thành. Xã Vinh Kim có 10 ấp gồm 3.766 hộ với 17.046 nhân khẩu, hầu hết là dân tộc kinh, là địa phương mang tính chất tơn giáo: đạo Công Giáo, đạo Phật, đạo Cao Đài, đông nhất là Công Giáo với 7448 giáo dân chiếm 43,7% tổng số dân; Đạo Phật 2.409 phật tử, chiếm 14,1% tổng số dân; Cao Đài 663 người theo đạo, chiếm 3,8% tổng số dân.
Xã có diện tích tự nhiên 3918 ha, diện tích canh tác 1891 ha, 70% làm nơng 30% còn lại làm ngành nghề khác.
Địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân xã Vinh Kim gồm 5 xã: Vinh Kim, Kim Hoà, Mỹ Long Bắc huyện Cầu Ngang và xã Hưng Mỹ, Phước Hảo huyện Châu Thành. Người dân sống bằng các nghề như: trồng lúa, trồng màu, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi, buôn bán nhỏ, dịch vụ, ghe tải, máy xới, ...Vinh Kim còn là điểm trao đổi hàng hố, nơng thuỷ sản các nơi trong huyện. Vì thế nhu cầu về vốn rất cần cho người dân. Trước đây khi Quỹ tín dụng chưa ra đời, xã Vinh Kim là một trong những điểm nóng về cho vay nặng lãi dưới mọi hình thức như: cầm cố, vay ngày, vay tuần, vay tháng với lãi suất rất cao ( từ 4 đến 10%).
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">Quỹ tín dụng nhân dân xã Vinh Kim được thành lập theo giấy phép số: 09/NH-GP. Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20/01/1996, với vốn ban đầu là 100 triệu đồng, do 19 thành viên đóng góp.
Cuối nhiệm kỳ 2004-2006 vốn điều lệ được 298 triệu trong đó vốn từ 1 triệu đồng trở lên (tức cổ phần thường xuyên) là 243 triệu đồng.
Vào tháng 5/2003 được sở kế hoạch đầu tư cấp giấy phép ưu đãi đầu tư . Năm 2005 tham gia hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam.
Vào tháng 12/2005 được ngân hàng Nhà nước tỉnh Trà Vinh chấp thuận cho mở điểm giao dịch xã Mỹ Long Bắc.
Cuối nhiệm kì 2007 – 2008 vốn điều lệ đạt được 499 triệu đồng.Trong đó vốn từ 1 triệu đồng trở lên(tức cổ phần thường xuyên) là 417 triệu đồng.
Từ khi thành lập Quỹ tín dụng đến nay nạn cho vay nặng lãi giảm rõ rệt, đời sống của người dân dần được cải thiện và được nâng cao lên.
<b>2. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH, CHỨC NĂNGVÀ NHIỆM VỤ CỦA QUỸ TÍN DỤNG VINH KIM</b>
<b> 2.1.Lĩnh Vực Hoạt Động Kinh Doanh Của Quỹ Tín Dụng NhânDân Vinh Kim:</b>
Quỹ tín dụng nhân dân Vinh Kim hoạt động theo cơ chế kinh doanh tương đối đầy đủ, có chức năng huy động mọi khoản tiền gửi của mọi thành phần kinh tế từ đó đầu tư tín dụng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế Nhà nước và nông thơn cùng với các nghiệp vụ thanh tốn gồm các hoạt động như sau:
<b>2.1.1 Huy động vốn:</b>
Khai thác và huy động vốn của mọi tổ chức dân cư thuộc mọi thành phần kinh tế bao gồm các loại tiền gửi có kì hạn và khơng kì hạn.
<b>2.1.2 Đầu tư tín dụng :</b>
Cho vay ngắn hạn : Đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">Cho vay trung hạn : Đối với các mục tiêu hiệu quả hoặc mục tiêu tuỳ tính chất và khả năng vốn.
<b>2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Quỹ tín dụng nhân dân Vinh Kim:</b>
Quỹ tín dụng nhân dân Vinh Kim thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Trà Vinh, thực hiện chức năng kinh doanh đa năng, tổng hợp trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng đối với các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nhận làm đại lí ủy thác cả nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn của Chính phủ, các tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân trong nước và quốc tế.
Quỹ tín dụng nhân dân Vinh Kim thực hiện việc cất giữ và quản lí những khoản kí thác bằng cách mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, đồng thời nhận những khoản chi trả theo lệnh của chủ tài khoản.
Ngoài ra Quỹ tín dụng nhân dân Vinh Kim cịn thực hiện nhiệm vụ cơ bản là bảo tồn ngân quỹ và phát triển nguồn vốn kinh doanh của đơn vị, thực hiện tốt kế hoạch chỉ đạo của cấp trên. Thực hiện kế hoạch cân đối tài chính, làm tốt vai trò trung gian quan trọng là việc huy động và phân phối nguồn vốn, tạo động lực phát triển kinh tế huyện nhà.
<b>2.3. Những thuận lợi và khó khăn của Quỹ tín dụng nhân dân VinhKim:</b>
<b>2.3.1 Thuận lợi:</b>
Xã Vinh Kim có hệ thống giao thơng thuỷ, bộ thuận lợi, thông tin liên lạc thông suốt trong địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng, đất đai thuộc loại phì nhiêu nhất trong huyện Cầu Ngang, trình độ dân trí khá cao.
Dự án thuỷ lợi Nam Mang Thít tương đối hoàn chỉnh.
Trong các năm 2004 – 2006 Ủy ban nhân dân xã Vinh Kim và các cấp tiếp tục tuyên truyền và phổ biến kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo từng tiểu vùng, được nhân dân đồng tình cao và áp dụng khả quan.
Hầu hết thành viên sáng lập đều có uy tín về chính trị, kinh tế, xã hội, tơn giáo từ đó tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền, thuận lợi cho việc huy động vốn, có lúc vốn huy động trên 8 tỷ đồng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">Thành viên hội đồng quản trị có ý thức tổ chức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực, cơ cấu gồm nhiều thành phần kinh tế, xã hội nhanh nhạy, nắm bắt diễn biến kinh tế tại địa phương.
<b>2.3.2 Khó khăn:</b>
Gía cả nông sản thực phẩm không ổn định , đặc biệt con heo con bò rớt giá, dịch rầy nâu, sâu hại, bệnh vàng lùn xoắn lá đã ảnh hưởng đến năng suất cây lúa.
Sự cạnh tranh về lãi suất của các ngân hàng thương mại làm cho các thành viên có nhu cầu vay vốn lớn tách rời khỏi Quỹ tín dụng.
<b>3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA QUỸ TÍN DỤNG VINH KIM3.1. Sơ Đồ Tổ Chức:</b>
<b>3.2 Cơ Cấu Tổ Chức:</b>
Hội Đồng Quản Trị:
Ông Cao Vân Thiên Chủ tịch hội đồng quản trị Ông Đỗ Kim Lăng Phó chủ tịch hội đồng quản trị Ơng Cao Văn Bơ Thành viên hội đồng quản trị Ông Nguyễn Văn Nghiệp Thành viên hội đồng quản trị Ông Nguyễn Văn Truân Thành viên hội đồng quản trị Ban Kiểm Sốt
Ơng Trần Đình Lam Trưởng ban kiểm sốt
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Ơng Nguyễn Hữu Mến Thành viên ban kiểm sốt Ơng Nguyễn Minh Chiến Thành viên ban kiểm soát Giám đốc:
Ông Đỗ Kim Lăng Giám đốc
Thủ quỹ:
Kế Tốn:
Bà Trần Thị Mơ Linh Tổ trưởng tổ kế tốn
Tín Dụng:
Bà Nguyễn Thị Ái Hương Tổ trưởng tổ tín dụng Ơng Huỳnh Minh Đáng Cán bộ tín dụng
<b>3.3 Nhiệm Vụ Và Chức Năng Của Các Phòng Ban:</b>
Hội đồng quản trị: Chủ tịch Hội đồng quản tri:
Chịu trách nhiệm trước đại hội thành viên và Hội đồng quản trịvề các công việc được giao.
Đại diện cho Quỹ tín dụng nhân dân trước pháp luật. Giám sát việc điều hành của Giám độc Quỹ tín dụng. Kí các văn bản thuộc thẩm quyền Hội đồng quản trị. Quyết định các khoản vay vượt quá thẩm quyền của Giám đốc.
Ban Giám đốc:
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Điều hành tồn bộ hoạt động của Quỹ tín dụng, tiếp nhận chỉ thị cấp trên sau đó phổ biến cho cán bộ cơng nhân viên tín dụng. Đồng thời chịu mọi trách nhiệm quản lí về mọi hoạt động của Quỹ tín dụng.
Bộ phận tín dụng:
Hoạt động tín dụng là nhiệm vụ trung tâm của Quỹ tín dụng.Tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của Quỹ tín dụng. Do đó bộ phận tín dụng có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay, kiểm tra theo dõi việc thực hiện hợp đồng tín dụng, kiểm tra tài sản của người đi vay, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, đề ra biện pháp xử lí nợ khó địi. Phịng tín dụng có quan hệ chặt chẽ thường xun với các phịng ban khác. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp nghiên cứu và xử lí công việc thuộc các ngiệp vụ đầu tư, nắm bắt thơng tin, phân tích khách hàng, đề xuất cho vay hoặc không cho vay đối với từng khách hàng để báo cáo và xử lí khi có tình huống xấu ảnh hưởng đến vốn đầu tư của Quỹ tín dụng. Đôn đốc khách hàng thực hiện theo đúng chế độ của Quỹ tín dụng.
Bộ phận kế tốn:
Phịng kế tốn là nơi khách hàng làm thủ tục gởi tiền, làm thủ tục thu chi tài chính, hạch tốn kinh doanh đảm bảo nhanh chóng kịp thời, chính xác tạo điều kiện cho công tác kinh doanh phát triển tốt, củng cố và nâng cao uy tín phục vụ khách hàng.
Thực hiện việc thanh toán, ghi chép, thể hiện tất cả các nghiệp vụ phát sinh một cách đầy đủ, chính xác, trung thực, kịp thời và có hệ thống. Nhờ đó Ban lãnh đạo kịp thời nắm bắt tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng tổng hợp, tình hình thực hiện việc thu chi tín dụng, tổng hợp nguồn vốn hoạt động để có kế hoạch sử dụng vốn có hiệu quả.
Là nơi quyết tốn tài chính, quyết tốn tiền lương, phụ cấp, bồi dưỡng, khen thưởng cho nhân viên trong đơn vị mình, được Giám đốc uỷ quyền quản lí.
Thực hiện các khoản giao nộp, tham gia thị trường thanh tốn, thị trường tiền gửi.
Phịng ngân quỹ:
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Là trung tâm tiền mặt của Quỹ tín dụng, là nơi thu hút điều hồ, phân phối vốn tiền mặt, kết hợp chặt chẽ với phòng kế tốn để phục vụ khách hàng nhanh chóng, chính xác, thực hiện việc thu chi tiền mặt.
Quản lí an tồn ngân quỹ và thực hiện các quy chế về thực hiện thu chi, vận chuyển tiền mặt trên đường đi.
Có trách nhiệm giám sát và kiểm tra đồng tiền để phát hiện tiền giả nhằm hạn chế lượng tiền giả lưu thơng trên thị trường, góp phần ổn định giá trị của đồng tiền Việt Nam.
Đề xuất định mức tồn quỹ tiền mặt tại đơn vị. Kiểm soát:
Kiểm soát việc chấp hành quy chế và hoạt động kinh doanh. Kiểm tra về tài chính, kế tốn, phân phối thu nhập. Xử lí các khoản lỗ, sử dụng tài sản, vốn vay, sử dụng các quỹ của Quỹ tín dụng và các khoản hỗ trợ Nhà nước.
Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại.
Kiểm tra các khoản thu chi, tạm ứng, tạm trích và tình hình cơng nợ.
<b>4.CHIẾN LƯỢC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦAQUỸ TÍN DỤNG</b>
Tăng cường hơn nữa việc phối hợp chặt chẽ giữa Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành để thu hồi nợ ngoại bảng, hạn chế nợ xấu, cuối năm tỉ lệ dưới 3%.
Mở rộng tín dụng ở 2 xã Phước Hảo - Hưng Mỹ trên cơ sở thận trọng. Tiếp tục mở nhiều cuộc hội thảo khách hàng, thông tin trên các trạm thông tin địa phương để tuyên truyền, quảng bá loại hình hoạt động của Quỹ tín dụng đến tận người dân trên tồn địa bàn hiệu quả.
Tiếp tục động viên toàn thể nhân viên ra sức học tập chun mơn nâng cao trình độ kiến thức.
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Tạo điều kiện cho công đoàn cơ sở phát huy được tinh thần làm chủ tập thể nhằm bảo vệ quyền lợi của nhân viên trên tinh thần cơng bằng hợp lí và đúng pháp luật.
Tiếp tục hoàn chỉnh tổ chức bộ máy hoạt động. Phấn đấu và vượt chỉ tiêu kế hoạch năm.
Tăng thu nhập cho nhân viên nhằm ổn định tư tưởng, khích lệ tinh thần làm việc.
Vốn huy động mỗi năm tăng ít nhất 10%, tăng vốn điều lệ hàng năm ít nhất 10%, dư nợ mỗi năm tăng ít nhất 10%.
Tiếp tục củng cố chất lượng tín dụng, đảm bảo an tồn nguồn vốn. Đảm bảo kinh doanh phải có lãi đủ trang trải chi phí, chia cổ tức và tích lũy, tạo điều kiện cho QTD phát triển bền vững và lâu dài.
Phấn đấu đến cuối năm 2009 đạt được các chỉ tiêu cơ bản như sau: Tổng nguồn vốn hoạt động ít nhất 17400 triệu. Trong đó:
Vốn tự có ít nhất 14000 triệu bao gồm: Vốn điều lệ ít nhất 600 triệu; vốn các quỹ ít nhất 800 triệu.
Huy động tiền gửi dân cư ít nhất 14000 triệu
Vay QTD Trung ương – Chi nhánh Trà Vinh ít nhất 2000 triệu Tổng dư nợ ít nhất 15500 triệu. Trong đó:
Nhóm nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5): Tỉ lệ nhiều nhất 3% tổng dư nợ. Tổng thu nhập ít nhất 2473,9 triệu. Trong đó:
Thu nhập từ cho vay ít nhất 2172,5 triệu. Thu nhập khác ít nhất 20 triệu.
Thu từ tiền gửi QTDTW ít nhất 134,4 triệu. Thu chênh lệch lãi suất năm 2008 ít nhất 130,2 triệu. Tổng chi phí nhiều nhất 2238,5 triệu. Trong đó gồm: Chi trả lãi tiền gửi khách hàng nhiều nhất 1394 triệu. Chi trả tiền vay QTDTW nhiều nhất 228 triệu.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Chi phí cho nhân viên ban điều hành và thù lao Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát nhiều nhất 392,5 triệu.
Chi cho các hoạt động của QTD nhiều nhất 223,6 triệu. Lợi nhuận cịn lại ít nhất 235,4 triệu.
Sau khi nộp thuế và trích lập các quỹ theo quy định, số lợi nhuận cịn lại đủ để chia lãi vốn góp cho các thành viên theo tỉ lệ tương đương lãi suất cho vay bình qn trong năm (khoảng 17%/năm)
<b>5.VAI TRỊ TÍN DỤNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN VINHKIM VỀ MẶT KINH TẾ - XÃ HỘI:</b>
<b>5.1. Đầu Tư Tín Dụng Góp Phần Giải Quyết Vốn Trong Sản XuấtKinh Doanh </b>
Trong nền sản xuất hàng hố, khơng ai có thể phủ nhận vai trò của bốn yếu tố: Vốn – tài nguyên – nhân lực – kinh tế. Đối với tình hình thực tế hiện nay, hiện có đến 80% người dân sống bằng nghề sản xuất nơng nghiệp và diện tích phần lớn là đất nơng nghiệp thì cái mà người dân đang cần là vốn kỹ thuật.
Theo thống kê hiện nay vẫn còn rất nhiều hộ dân sống ở mức nghèo khổ và có thu nhập thấp và hơn 50% số hộ nghèo là do thiếu vốn sản xuất, số còn lại một phần do thiếu tư liệu sản xuất phải đi làm thuê làm mướn theo thời vụ.Thiếu vốn thì họ sẽ kẹt trong vịng lẩn quẩn khơng thể thốt ra được.
Với sự hỗ trợ tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân Vinh Kim đã giúp người dân có điều kiện hội nhập vào quỹ đạo sản xuất hàng hố và cải thiện đời sống. Một số đơng các hộ đã có điều kiện hội nhập vào quỹ đạo sản xuất hàng hoá và cải
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">thiện đời sống. Một số hộ đã có điều kiện sản xuất, chăn nuôi làm ra một lượng sản phẩm khá lớn. Vì vậy khơng những giúp cho cuộc sống của họ tốt hơn mà cịn góp phần phát triển kinh tế cộng đồng.
<b>5.2. Đầu Tư Tín Dung Góp Phần Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế,Tăng Khả Năng Thăm Canh Tăng Vụ </b>
Với phương châm “an toàn, thận trọng và hiệu quả” Quỹ tín dụng đã tiếp tục ổn định và đầu tư phục vụ phát triển kinh tế cho địa phương. Vốn tín dụng thực sự là địn bẫy kinh tế đã giúp cho nhiều cá thể và tập thể mở rộng phát triển kinh doanh có lãi, đẩy nhanh cơng tác xố đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho hộ gia đình và giải quyết việc làm.Nhờ nguồn vốn của Quỹ tín dụng đã nhanh chóng chuyển dịch cây trồng vật ni hình thành vùng chun canh trang trại, mơ hình vườn - ao - chuồng…đã đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và xã hội.
<b>5.3. Đầu Tư Tín Dụng Góp Phần Giảm Cho Vay Nặng Lãi VàGiải Quyết Vấn Đề Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện </b>
Quỹ tín dụng ngày càng mở rộng thơng qua việc gia tăng số dư nợ, giảm lãi suất thì đồng vốn vay sẽ đến tay người dân nhiều hơn. Nếu như vậy nạn cho vay nặng lãi sẽ thu hẹp và nó khơng có điều kiện để phát triển, góp phần thực hiện chủ trương chống cho vay nặng lãi của Đảng và Nhà nước.
Mục tiêu khi cho vay là phải đảm bảo được sự an toàn của đồng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn phục vụ cho việc phát triển kinh tế theo hướng tích cực, giải quyết được vấn đề dân nghèo, không những mang tính nhân đạo xã hội mà cịn mang tính kinh tế nếu đời sống vật chất tinh thần của người dân được tăng lên thì nạn đói nghèo, thất học sẽ dần bị xoá bỏ, khoảng cách giữa người giàu và người
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">Tín dụng ra đời rất sớm so với sự xuất hiện của môn kinh tế học và được lưu truyền từ kỳ này sang kỳ khác. Tín dụng xuất phát từ chữ Latinh: Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Tiếng Anh là Credit.
Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hồn trả vốn và lãi trong một thời gian nhất định.
<b>1.2 Bản chất và chức năng của tín dụng:</b>
<b>1.2.1 Bản chất của tín dụng:</b>
Tín dụng biểu hiện ra bên ngoài sự chuyển giao quyền sử dụng tài sản giữa người cho vay và người đi vay nhưng thực chất bên trong của nó chứa đựng mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay. Chính mối quan hệ này quyết định bản chất của tín dụng.
Quan hệ tín dụng đã tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội, nhưng nó ln mang ba đặc trưng cơ bản:
Chỉ thay đổi quyền sử dụng mà khơng thay đổi quyền sở hữu vốn. Có thời hạn tín dụng được xác định do thỗ thuận giữa người cho vay và người đi vay.
Người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hình thức lợi tức.
Thiếu một trong ba đặc trưng trên thì khơng cịn là phạm trù tín dụng nữa, hay nói cách khác đi một quan hệ được gọi là tín dụng khi có ba mặt đầy đủ nêu trên.
<b>1.2.2 Chức năng của tín dụng:</b>
<b>1.2.2.1 Chức năng phân phối lại tài nguyên và vốn tiền tệ:</b>
<small>ỘI ĐỒ</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">Trong phần khái niệm đã nói, tín dụng là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Thơng qua sự chuyển nhượng này tín dụng góp phần phân phối lại tài nguyên thể hiện ở chỗ:
Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến thơng qua tín dụng, số tài ngun đó được phân phối lại cho người đi vay.
Ngược lại người đi vay cũng thơng qua quan hệ tín dụng nhận được phần tài nguyên được phân phối lại.
Thực hiện chức năng này, tín dụng thu hút đại bộ phận tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân phối lại vốn đó dưới hình thức cho vay để bổ sung vốn cho xí nghiệp cá nhân có nhu cầu nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Ngồi ra vốn tín dụng cịn là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong lĩnh vực vốn cố định.
Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, phân phối lại vốn tiền tệ dưới hình thức tín dụng được thực hiện bằng hai cách là phân pối trực tiếp và phân phối gián tiếp.
+ Phân phối trực tiếp: Là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp vốn đó cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Phương pháp phân phối này được thực hiện trong quan hệ tín dụng thương mại và việc phát hành trái phiếu của công ty.
+ <b>Phân phối gián tiếp</b>: Là việc phân phối vốn được thực hiện thông qua các tổ chức tài chính trung gian như: Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, cơng ty tài chính.
<b>1.2.2.2 Chức năng tiết kiệm tiền mặt:</b>
Trong nền kinh tế thị trường hoạt động tín dụng ngày càng mở rộng và phát triển đa dạng,từ đó nó thúc đẩy việc mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt và thanh tốn bù trừ giữa các đơn vị kinh tế, điều này sẽ làm giảm được khối tiền giấy bạc trong lưu thông làm giảm chi phí lưu thơng giấy bạc ngân hàng, đồng thời cho phép Nhà nước điều tiết một cách linh hoạt khối lượng tiền tệ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tiền tệ cho sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển.
</div>