Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Luận án tiến sĩ luật học: Pháp luật về quản trị Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.75 MB, 174 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

<small>KHOA LUẬT</small>

NGUYEN NGỌC CƯỜNG

LUAN AN TIEN Si LUAT HOC

HA NOI - 2018

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

<small>KHOA LUẬT</small>

NGUYEN NGỌC CƯỜNG

Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9380101.05

LUẬN ÁN TIEN SĨ LUẬT HOC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THỊ THU THUỶ

HÀ NỘI - 2018

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỜI CAM ĐOAN

<small>Tôi xin cam đoan Luận án là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.</small> Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bat kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của

Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

NGƯỜI CAM ĐOAN

<small>Nguyễn Ngọc Cường</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được

sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thay cơ giáo, bạn bè và gia đình. Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tơi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:

<small>Ban chủ nhiệm Khoa Luật, Phong Đào tạo và Công tác hoc sinh sinh viên</small>

Khoa Luật, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong q trình học tập và <small>hồn thành luận án.</small>

Tôi xin chân thành cảm ơn các thay giáo, cô giáo đang công tác và giảng

day tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các thay cô cua bộ môn

Luật kinh doanh đã giảng dạy và chỉ bảo tôi những kiến thức quý báu trong q

trình học tập, giúp tơi trang bị đây đủ kiến thức để nghiên cứu và hoàn thành đề tài

<small>nghiên cứu.</small>

Đặc biệt, với lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin cảm ơn PGS.TS Lê Thi Thu Thuy, đã tận tình hướng dan, động viên tinh thần và giúp đỡ tơi hồn thành Luận án này.

<small>Qua đây, tơi cũng xin được cảm on gia đình cùng bạn bè đã ln giúp do,</small>

động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập cũng như hồn thành luận án tiễn sĩ của mình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Chương 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYET

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...---ccccccccrrrrree 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài...-- 2 5+ z+cxe+zxczxzerxee 8 1.1.1. _ Các cơng trình nghiên cứu về quản trị ngân hàng thương mại... 8

1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu những van dé lý luận của pháp luật về quản <small>trị ngân hang thương Tmi...- --- 6 + 2xx ng rnrit 171.1.3. Các cơng trình nghiên cứu thực trạng pháp luật và các giải pháp hoàn</small> thiện pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam ... 24

1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu...---2-- 27

1.2.1. Cơ sở lý thuyẾt...-©2- 22c E2 EE12211271121121121121171211 11.111. 27 <small>1.2.2. Phương pháp nghién CỨU... --- G2523 3233311311111 EEEEErkrrkrrrrske 30</small>

Những van đề lý luận về quan trị ngân hàng thương mại... 32

Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản trị ngân hàng thương mại ... 32

Các nguyên tac của quan trị ngân hàng thương mại...--- 55+ 44 <small>Các mơ hình quản tri ngân hàng thương mạai... - --- -- 5+ ++s++s=+s>+s++ 46</small> Những van đề lý luận của pháp luật về quan trị ngân hàng thương mại... 50

Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về quan trị ngân hàng thương mại... 50

Cấu trúc của pháp luật về quản trị ngân hang thương mạii...-... 54

Những yếu tô ảnh hưởng đến pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại ...77 KET LUẬN CHƯNG 2...- 6 ctStSEESEE2EEEEEEEEESEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEESEEkrrkrrkrrree 83

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Chương 3: THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VE QUAN TRI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM...----©5-©2<c2xSEkcEEErkerrerkerrrrree 85

3.1. Về bảo vệ quyền và các lợi ích của cỗ đơng ngân hàng thương mai...85 3.2. Về cách thức tổ chức quan trị nội bộ của ngân hàng thương mạii... 91

<small>3.2.1. Vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan quản tri trong ngân hang thương mại... 92</small>

3.2.2. Tiêu chuẩn bố nhiệm, tránh nhiệm và quyền lợi của lãnh đạo ngân

<small>ibu1sj1n0ii 150i 0P 0010077... 106</small>

<small>3.2.3. Hoạt động quan lý rủi ro trong ngân hang thương mai ...--- -- 110</small>

3.3. Cơng bố thơng tin và minh bạch hóa hoạt động của các ngân hàng

<small>THUONG MAD 00000... ... 113</small>

3.4. Về cơ quan giám sát nhà nước đối với hoạt động quản trị ngân

<small>hàng thương mại...- - s5 SH HT HH HH nh ngưng 117</small>

3.5. Về giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động quản trị ngân

<small>)01101010//)140071)80880Ẻn... 122</small>

.430009/.))8921019) c1... ... 125

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG, ĐÈ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ MOT SO GIẢI PHAP NANG CAO HIỆU QUA ÁP DỤNG PHÁP

LUẬT VE QUAN TRI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM ..127

4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về quản trị ngân hàng thương

<small>Mai 6 Viet NAM 0... ... 127</small> 4.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện các nội dung của pháp luật Việt

Nam hiện hành về quản trị ngân hàng thương mại... 132 4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về

<small>quản trị ngần hàng thương mại ở Việt NÑam... --- 5-5 +- 146</small> .430009/.))809:1019)I1€6 1... ... 152

KET LUẬN ...---:-©52SS 2221221211271 2112712111121 .11 2111.111 xerere 153

DANH MỤC CONG TRÌNH KHOA HỌC CUA TÁC GIA LIÊN QUAN

DEN LUẬN ÁN...---22- 5c 22s 21122 1221122112712T11211E 211.1 E1 eerree 155

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO...--22- 22 2+£22EE+eEEEeerrrxee 156

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐÒ

<small>Số hiệu</small>

<small>x Tên bang, sơ đồ Tran</small>

bảng, sơ đồ 6» 8

Bang 3.1 | Các quyền cô đông ngân hang theo pháp luật Việt Nam 85 Sơ đồ 2.1 | Mơ hình quản trị của ngân hàng JP morgan chase 47 Sơ đồ 2.2 | Mơ hình quản trị của Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking

<small>Corporation 48</small>

Sơ đồ 3.1 | Mô hình quản trị Ngân hàng thương mại theo pháp luật

<small>Việt Nam 92</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hệ thống các ngân hàng thương mại là trung tâm và là trụ cột của nền kinh tế quốc gia, thúc đây sự phát triển của tất cả các chủ thể khác trong nên kinh tế, qua đó

thúc day sự phát triển của cả nền kinh tế. Mọi nền kinh tế muốn đạt được sự tăng trưởng bền vững đều phải dựa vào sự ơn định của tồn bộ hệ thống ngân hàng thương mại. Do đặc thù của ngành ngân hàng, sự ôn định của cả hệ thống ngân hàng

phụ thuộc sâu sắc vào sự ôn định của từng ngân hàng thương mại đơn lẻ. Sự ổn

<small>định của mỗi ngân hàng thương mại đạt được khi ngân hàng đó được quản trị hiệu</small>

quả. Do vậy, quản trị ngân hàng thương mại đóng vai trị quan trọng đối với mọi

nên kinh tế trong công cuộc tăng trưởng bền vững.

Nền kinh tế Việt Nam không phải ngoại lệ. Sự tăng trưởng bền vững của nên kinh tế Việt Nam phụ thuộc sâu sắc vào hiệu quả quản trị ngân hàng thương <small>mại. Nhận thức rõ được quy luật đó, Chính phủ Việt Nam đã có những động thái</small>

<small>tích cực trong việc nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại trongnhững năm vừa qua. Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn nay, hàng loạt vụ việc bê</small>

bối trong lĩnh vực quản trị ngân hàng đã xảy ra. Ví dụ như vụ việc của bà Huỳnh Thị Huyền Như tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, vụ

việc của ông Phạm Công Danh tại ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng, vụ

việc tại ngân hàng thương mại cơ phần Đại Tín V.v... Các vụ việc nói trên không chỉ gây thiệt hại số tiền không lồ của xã hội, của người nộp thuế mà còn gieo rắc sự mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng thương mại trong xã hội Việt Nam qua đó de doa đến sự 6n định của nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Dé xảy ra những vụ việc gây thiệt hại nghiêm trọng này có một phần trách nhiệm rất lớn ở những hạn chế của pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại. Do vậy, cần phải có

những nghiên cứu khoa học đánh giá pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại

ở Việt Nam hiện nay xem đã phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam hay chưa, còn những điểm nào chưa hoàn thiện, phương hướng hoàn thiện,

giải pháp hoàn thiện như thé nào.

Hơn nữa, trên bình diện thế giới, sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu

những năm 2007 đến 2009, vấn đề nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương

mại là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu khoa học, trong đó có các

nhà nghiên cứu khoa học pháp lý. Những năm gần đây, có nhiều cơng trình khoa

học tập trung phân tích những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả quản trị yếu kém tại

các ngân hàng, qua đó chỉ ra được những yêu cầu mới, những nội dung mới của

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại. Trong bối cảnh đó, pháp luật Việt Nam

về quản trị ngân hàng thương mại đã bắt kịp sự thay đổi của pháp luật thế giới hay

chưa? Cần phải hoàn thiện như thế nào?

Đi tìm lời giải cho những câu hỏi trên đây, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài nghiên cứu có tên gọi “Pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam”. Đề tài dựa trên cơ sở nghiên cứu, học hỏi những kinh nghiệm của pháp luật quốc tế

về quản tri ngân hàng thương mai, hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống lý luận về

pháp luật quản trị ngân hàng thương mại, đánh giá thực trạng pháp luật về quản trị

ngân hàng thương mại Việt Nam, đưa ra những định hướng, giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam, nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật về quản trị ngân hàng thương mai, góp phần bảo vệ sự ồn định của nên kinh tế, xã hội nước nhà.

<small>2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu</small>

<small>2.1. Mục đích nghiên cứu</small>

Luận án hướng tới mục đích góp phần hoàn thiện pháp luật hiện hành về quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam qua đó phần nào hạn chế được những

<small>hậu quả xã hội phát sinh từ việc quản tri ngân hàng kém hiệu quả.</small>

<small>2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu</small>

Đề đạt được mục đích nêu trên, đề tài có nhiệm vu cụ thé sau đây:

- Làm rõ những vấn đề lý luận về quản trị ngân hàng thương mại như: khái

niệm, đặc điểm, các mơ hình quản tri ngân hàng thương mai; vai trò của quản tri ngân hàng thương mại; chỉ rõ những điểm khác biệt và những điểm tương đồng giữa quản trị ngân hàng thương mại và quản trị cơng ty nói chung. Từ những kết quả nghiên cứu nói trên, nghiên cứu sinh đưa ra được hướng tiếp cận nghiên cứu pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

- Làm rõ khái niệm, đặc điểm và cau trúc của pháp luật về quản trỊ ngân hàng thương mại; phân tích những nội dung pháp luật này trong mối tương quan so sánh với những nội dung pháp luật về quản trị công ty cô phần; làm rõ những yếu t6 ảnh hưởng đến pháp luật quản trị ngân hàng thương mai.

<small>- Phân tích các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam</small>

về quản trị ngân hàng thương mại; nêu ra những ưu điểm, nhược điểm, khuyết điểm

của các quy định của pháp luật hiện hành về quản trị ngân hàng thương mại, bất cập

<small>trong thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt Nam và chỉ ra nguyên nhân của nó.</small>

- Xác định phương hướng hoàn thiện pháp luật và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về quản trị ngân <small>hàng thương mại ở Việt Nam.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Dé phục vụ mục đích nghiên cứu của dé tài, đối tượng nghiên cứu trọng yếu

của đề tài là các quy định pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam và thực tiễn thi hành pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Ngồi ra, dé dam bảo độ chính xác, tin cậy cho những nhận xét, bình luận, đề

xuất hồn thiện các quy định pháp luật về quản tri ngân hàng thương mai, Luận án

lấy thêm những đối tượng sau đây để nghiên cứu: hoạt động quản trị ngân hàng

thương mại; pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại; một số quy định pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại tại một số quốc gia trên thế giới, một số quy tắc về quản trị ngân hàng thương mai của các tô chức quốc tế đã được thừa nhận dé so sánh với các quy định pháp luật Việt Nam và rút ra những điểm cần hoàn thiện cho

pháp luật Việt Nam về quản trị ngân hàng thương mại.

<small>3.2. Pham vi nghiên cứu</small>

Luận án xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:

Thứ nhất, thuật ngữ “quản trị” trong tiếng Việt được dùng trong nhiều ngành nghề lĩnh vực nên có nhiều cách hiểu khác nhau. Ví dụ: thuật ngữ “quan tri” trong

<small>33 66</small>

<small>các cụm từ sau không mang cùng một ý nghĩa: “quản trị Nhà nước”, “quản trị doanh</small>

nghiệp”, “quản trị mạng máy tính”, “quản trị nguồn nhân lực”, “quản trị nguồn vốn”

v.v... Do vậy, Luận án xác định thuật ngữ “quản tri” trong tên của đề tài được hiểu

là “quản trị công ty”. Thuật ngữ này được gọi là “corporate governance” trong tiếng

Anh, và được gọi là “gouvernement d’entreprise’’ trong tiếng Pháp.

Thuật ngữ này cần được được hiểu như một thuật ngữ hoàn toàn khác với <small>“quản lý công ty” mặc dù ranh giới giữa hai khái niệm này đôi khi không rõ ràng.</small> Theo IFC, “quản trị công ty tập trung vào các cơ cấu và các quy trình cua cơng ty

nhằm dam bảo sự cơng bang, tính minh bạch, tính trách nhiệm và tính giải trình.

Trong khi đó, quản lý cơng ty tập trung vào các công cụ can thiết để điều hành doanh

nghiệp. Quản trị công ty được đặt ở một tâm cao hơn nhằm đảm bảo rằng công ty sẽ được quản lý theo một cách sao cho nó phục vụ lợi ích của các cổ dong” [78,15].

Thứ hai, đối với thuật ngữ “ngân hàng thương mại” trong tên gọi của đề tài,

không thể phủ nhận rằng “ngân hàng thương mại” tồn tại dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau như công ty cô phan, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty trách

nhiệm hữu hạn một thành viên, liên doanh v.v... Tuy nhiên, pháp luật tại nhiều

quốc gia trên thế giới quy định ngân hàng thương mại phải mang hình thức pháp lý

là cơng ty cổ phần thậm chí là công ty cỗ phan đại chúng: Ở Việt Nam, khoản 1 điều 6 Luật các tơ chức tín dụng năm 2010 quy định “Ngân hàng thương mai trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

nước được thành lập, tơ chức dưới hình thức công ty cô phan, trừ trường hợp quy

định tại khoản 2 Điều này”; Ở Cộng hịa Pháp, khơng có quy định loại hình pháp lý

cụ thé nào cho ngân hàng thương mai. Tuy nhiên, theo Cristian Noyer — Thống đốc

Ngân hàng Cộng hòa Pháp, hầu hết các ngân hàng thương mại tại nước này đều là sociétés anonyme (một loại hình cơng ty tại Pháp tương đồng với cơng ty phần theo pháp luật Việt nam) [127,316]. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia như Đan Mạch, Căm Pu Chia, UAE thậm chí quy định ngân hàng thương mại phải là công ty cỗ phan đại

chúng v.v... . Thực tế cũng cho thay số lượng ngân hàng thương mai mang hình thức

cơng ty cơ phần áp đảo các ngân hàng thương mại mang hình thức pháp lý khác.

Ngồi ra, về mặt lý thuyết, hình thức cơng ty cơ phần với cách thức quan trị cơng ty

chặt chẽ của nó được xem là hình thức phù hợp nhất đối với các ngân hàng thương mại ngày nay và cả trong tương lai. Vì vậy, Luận án chỉ tập trung nghiên cứu về pháp

luật quản trị các ngân hàng thương mại đưới hình thức cơng ty cơ phần hay cịn gọi là

các ngân hàng thương mại cô phan.

Thứ ba, liên quan đến các quy định pháp luật Việt Nam về quản trị ngân hàng

<small>thương mại, cũng với lí do vừa nêu trên, Luận án chỉ xem xét các quy định pháp luật áp</small>

dụng với loại hình ngân hàng thương mại cơ phan. Các quy định pháp luật áp dung cho

<small>loại hình ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại liên doanh, các chinhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam sẽ khơng được xét tới. Ngồi ra, Luận án chỉ</small>

nghiên cứu pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại áp dụng cho những ngân hàng

thương mại hoạt động trong điều kiện bình thường. Các quy định pháp luật về quản trị

ngân hàng thương mại áp dụng cho các ngân hàng trong tình trạng kiểm sốt đặc biệt khơng năm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận án.

4. Kết quả nghiên cứu và những điểm mới của Luận án

4.1. Kết quả nghiên cứu

Luận án đã đạt được những kết quả nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, Luận án đã hệ thống hoá các kết quả nghiên cứu về quản trị ngân hàng thương mại và pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại của các nhà khoa

học trong và ngoài nước. Luận án nêu ra những vấn đề có liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài mà các nhà khoa học đi trước đã giải quyết và chỉ ra những van đề chưa được giải quyết, những van đề được giải quyết chưa thỏa đáng.

Thứ hai, Luận án làm rõ thêm những vấn đề lý luận về quản trị ngân hàng thương mại và pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại như: khái niệm, đặc

<small>điêm, vai trò của quản trị ngân hàng thương mại; các mơ hình quản trị ngân hàng</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

thương mại; khái niệm và nguyên tắc của pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại; cau trúc của pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại; những yếu tố chi

phối đến pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại. Đặc biệt, Luận án đã chỉ rõ những điểm khác biệt giữa quản trị ngân hàng thương mại và quản trị cơng ty nói

chung, từ đó chỉ ra sự khác biệt giữa pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại và pháp luật về quản trị công ty.

Thứ ba, dựa trên nền tảng lý luận về pháp luật quản trị ngân hàng thương mại

đã xây dựng ở Chương 2, Chương 3 của Luận án đã phân tích một các có hệ thơng

thực trạng pháp luật về quản tri ngân hang thương mai ở Việt Nam dưới cả hai

<small>phương diện: thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật.</small>

<small>Thứ tu, với cơ sở lý luận và thực trạng pháp luật được phân tích ở chương 2</small> và chương 3, Luận án đưa ra những định hướng và đề xuất các giải pháp có cơ sở

khoa học nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản trị ngân hàng thương mại

<small>trong thời gian toi.</small>

4.2. Những điểm mới của Luận án Luận án có những điểm mới như sau:

Thứ nhất, Luận án xác định được hướng tiếp cận nghiên cứu pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại đầy đủ, tồn diện, có hệ thống. Luận án tiếp cận

nghiên cứu pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại dưới góc độ luật học, kinh tế học và cả kinh tế học hành vi.

<small>Thứ hai, Luận án xây dựng được khái niệm quản trị ngân hàng thương mại</small> dựa trên mối tương quan so sánh giữa quản trị ngân hàng và quản trị công ty; Xác định và phân tích sâu sắc các đặc thù của ngành ngân hàng dưới góc nhìn quan trị,

phân tích tác động của các đặc thù này đối với quản trị ngân hàng thương mại và

<small>pháp luật quản trỊ ngân hàng thương mại.</small>

Thứ ba, Luận án chỉ rõ và phân tích sâu sắc những nội dung đặc trưng của

<small>pháp luật quản tri ngân hàng thương mai so với pháp luật quản tri công ty; làm rõ</small>

những yếu t6 chi phối pháp luật quản trị ngân hàng thương mại;

Thứ tư, Luận án phân tích đánh giá sâu sắc các văn bản pháp luật Việt Nam

có liên quan đến những nội dung đặc trưng của pháp luật về quản trị ngân hàng

<small>thương mại; Luận án đã đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động quản</small>

<small>trị ngân hàng thương mại theo hướng đặt trọng tâm vào những nội dung đặc trưng</small>

<small>của hoạt động quản tri ngân hang. Trong quá trình phân tích, đánh giá, Luận án có</small> sự so sánh với pháp luật một số quốc gia như Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc v.v...

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

và các quy tắc quốc tế để đưa ra được nhận định khách quan và khoa học làm tiền

dé cho việc xác định phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật.

Thứ năm, Luận án xác định rõ các mục tiêu, yêu cầu phải đặt ra khi hoàn thiện pháp luật về quản trị ngân hàng đó là phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, hệ thống ngân hàng; đáp ứng được các tiêu chí hồn thiện pháp luật đảm bảo tính đồng bộ, tính tồn diện, tính thống nhất, tính phù hợp, tính khả thi của hệ thống pháp luật; thích ứng với trình độ phát triển kinh

tế xã hội và khoa học công nghệ.

<small>Thứ sáu, Luận án đưa ra được những định hướng có cơ sở khoa học cho việc</small>

hoàn thiện pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam nói chung, định <small>hướng hồn thiện cho từng nội dung của pháp luật quản trị ngân hàng thương mại</small>

<small>nói riêng.</small>

Thứ bảy, Luận án đề xuất các giải pháp cụ thể có khả năng giải quyết được những bắt cập được phát hiện tại chương 3.

Thứ tám, Luận án cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiện quả

thực thi pháp luật quản trị ngân hàng thương mại như: tổ chức hoạt động quyền cổ đông, thành lập hiệp hội thành viên hội đồng quản trị độc lập v.v...

5. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài

Luận án là cơng trình nghiên cứu chuyên sâu, góp phần xây dựng hệ thống lý

luận về quản trị ngân hàng thương mại và pháp luật về quản trị ngân hàng thương

mại. Luận án cũng đánh giá tương đối toàn diện thực trạng pháp luật về quản trị

<small>ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay và đưa ra được những định hướng, giải</small>

pháp hoàn thiện pháp luật. Kết quả nghiên cứu của Luận án có ý nghĩa khoa học và

<small>tính ứng dụng trong thực tiễn như sau: Một là, Luận án là cơ sở khoa học cho việc</small>

tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện lý luận về quản trị ngân hàng thương mại và pháp

luật về quản trị ngân hàng thương mại theo hướng đi sâu phân tích từng nội dung <small>của pháp luật quản tri ngân hàng thương mai. Hai là, Luận án là tài liệu tham khảo</small> hữu ích để các cơ quan nhà nước có thâm quyền nghiên cứu trong việc xây dựng,

sửa đổi pháp luật hiện hành ở Việt Nam về quản trị ngân hàng thương mại. Ba là,

Luận án là tài liệu nghiên cứu cung cấp kiến thức pháp lý về quản trị ngân hàng

thương mại và pháp luật về quản tri ngân hàng thương mại phục vụ công tác đào

tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý ở Việt Nam. Bốn là, Luận án là nguồn tài liệu

tham khảo hữu ích đối với các ngân hàng thương mại trong việc nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại, hạn chế tình trạng phá sản ngân hàng và khủng

<small>hoảng tài chính.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

6. Kết cầu của Luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án được kết cau bới 4 chương như sau:

Chương 1: Tông quan tình hình nghiên cứu, co sở lý thuyết và phương pháp

<small>nghiên cứu</small>

Chương 2: Những vấn đề lý luận về quản trị ngân hàng thương mại và pháp

luật về quản trị ngân hàng thương mại.

Chương 3: Thực trạng pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại ở Việt nam.

Chương 4: Định hướng, đề xuất hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp

nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại ở Việt nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small>Chương 1</small>

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LY THUYET VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về quản trị ngân hàng thương mại

Ở Việt nam, trước tiên, phải kể tới các cơng trình khoa học nghiên cứu về

quan trị cơng ty nói chung. Bởi vì, quản trị ngân hàng thương mai là một thé đặc thù

của quản trị công ty. Quản trị ngân hàng thương mại có nguồn gốc từ quản trị cơng ty, do những đặc thù của ngành ngân hàng mà nó nảy sinh những điểm khác biệt so

với quản trị công ty. Tuy nhiên, quản trị ngân hàng thương mại vẫn còn rất nhiều

điểm tương đồng với quản trị công ty. Do vậy, chắt lọc những nghiên cứu khoa học

về quản trị cơng ty ta cũng có thê thu thập được những kết quả nghiên cứu có giá trị

về quản trị ngân hàng thương mại.

Trong số các cơng trình khoa học nghiên cứu về quản trị công ty không thé

không ké tới cuốn “Cam nang quản trị công ty”. Cam nang quản trị công ty là một sản phẩm của Dự án Quản trị công ty tại Việt Nam của IFC trong khn khổ hợp

tác với Ủy ban Chứng khốn Nhà nước Việt Nam xuất bản năm 2010 [tài liệu tham

khảo số 78]. Cuốn sách hướng tới việc cung cấp cho các chủ thé quản trị, các cô

đông của các công ty đại chúng Việt Nam những kiến thức đầy đủ về cơ cau Quan

trị công ty và thực tiễn tại Việt Nam. Qua đó, cuốn sách mang lại những kiến thức bồ ích cả từ lý thuyết đến thực tiễn quản trị cơng ty tại Việt Nam.

Dưới góc độ lý thuyết cuốn sách đã trình bày rõ ràng, chỉ tiết, có hệ thống về

quản trị công ty. Chang hạn như khái niệm quan trị công ty, lich sử quan trị công ty,

vai trị của quản trị cơng ty, tổng quan về các yêu cầu pháp lý có liên quan đến quản

trị công ty và các nguyên tắc quản trị được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Bên

cạnh đó từng nội dung, từng vấn đề then chốt của quản trị công ty cũng được cuốn

sách trình bày rõ ràng chỉ tiết trong 14 chương của cuốn sách. Trong quá trình phân tích các vấn đề này, cuốn sách thường xuyên đưa ra những thông lệ tốt về quản trị

công ty đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới.

Dưới góc độ thực tiễn quản trị công ty ở Việt Nam, cuốn sách đã trình bày

chi tiết khn khổ pháp luật quản trị công ty ở Việt Nam dựa trên cơ sở phân tích

những văn bản pháp luật của Việt Nam trước năm 2010. Có thé nói cuốn câm nang <small>có tính ứng dụng cao trong hoạt động quản tri công ty ở Việt Nam. Dưới phương</small> diện nghiên cứu pháp luật Việt Nam về quản trị công ty, cuốn câm nang quản trị

công ty được cho ra đời năm 2010, là thời điểm Luật Doanh nghiệp 2014 chưa được

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

ban hành. Vì vậy, một số phân tích dựa trên cơ sở là các văn bản pháp luật cũ đã

khơng cịn phù hợp. Tuy nhiên, những phân tích, lập luận về nhiều nội dung của

quản trị công ty vẫn có nhiều giá trị tham khảo.

Nhìn chung, mặc dù, cuốn sách thiên về dao tạo các kỹ năng thực tiễn về quản trị công ty cho các chủ thể quản trị công ty, các cô đông của công ty đại chúng

nhưng cuốn sách cũng là một tài liệu tham khảo quý giá trong quá trình nghiên cứu

lý luận về quản trị ngân hàng thương mại, pháp luật quản trị ngân hàng thương mại

cũng như thực trạng pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Bên cạnh công trình khoa học nghiên cứu tương đối tồn diện về quản trị cơng ty nói trên, cũng có những cơng trình khoa học của các tác giả khác nhau đề cập đến một hoặc một vài nội dung của quản trị cơng ty cơ phần. Ví dụ như:

Bài viết “Van dé quản trị công ty trong các doanh nghiệp Việt Nam” của tác

giả Nguyễn Trường Sơn [tài liệu tham khảo số 64] đã khái quát đặc điểm, vai trò,

khái niệm của quản tri cơng ty và có đề cập đến sự nhằm lẫn khái niệm quan tri

công ty và quan lý công ty. Theo tác giả, quan lý công ty là điều hành hoạt động san

xuất kinh doanh của doanh nghiệp do Ban giám đốc thực hiện còn quản trị cơng ty là một q trình giám sát và kiểm soát được thực hiện để đảm bảo cho việc thực hiện quản lý kinh doanh phù hợp với lợi ích của các cơ đơng, và những bên có liên

quan như người lao động, khách hàng, Nhà nước, nhà cung cấp, mơi trường v.v...

Cịn có bài viết “Quản trị cơng ty, vấn dé đại diện cua các công ty đại chúng

tại Việt Nam” của tác giả Nhâm Phong Tuấn, Nguyễn Anh Tuan đăng trong tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và kinh doanh, tập 29, số 1 (2013)1-10 [tài liệu tham khảo số 85]. Nghiên cứu này lấy lý thuyết đại diện làm nền tảng của quản trị công ty, là cơ sở dé phân tích cấu trúc Hội đồng quản trị của các công ty đại chúng. Tổng

quan, nguồn gốc và sự liên hệ của lý thuyết đại diện đối với quản trị cơng ty cũng <small>được phân tích mô tả kỹ lưỡng trong nghiên cứu. Hai tác giả cũng tập trung làm rõ</small> khái niệm quan trị công ty trong công ty đại chúng, đưa ra được sơ đồ về hệ thong quản trị công ty cơ bản và các mối quan hệ giữa các thé chế quản trị trong công ty.

Khái niệm quản tri công ty cô phan cũng được dé cập đến trong cuốn Giáo trình Luật thương mại Phần chung và các thương nhân của PGS.TS. Ngô Huy Cương [tài liệu tham khảo số 15]. Theo tác giả quản trị công ty được hiểu theo nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo nghĩa rộng nhất, nó bao gồm tất cả các mối quan hệ liên quan đến sự ra quyết định của công ty như mối quan hệ giữa cổ

đông, các chủ nợ, người lao động, người cung cấp, khách hàng, Nhà nước đối

<small>VỚI công ty.</small>

Bài viết “Biện pháp bảo vệ cổ đông, thành viên cơng ty: Lí luận và thực tiên”

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

của tác giả Bùi Xuân Hải (2011) [tài liệu tham khảo sé 27] đã phan tích sâu sắc các

biện pháp nhằm bảo vệ quyền cô đông trong công ty cô phan. Theo bài viết, pháp luật không phải là biện pháp duy nhất nhằm bảo vệ cổ đơng. Cịn có những biện pháp hữu hiệu khác dé bảo vệ cổ đơng, trong đó quan trọng nhất là việc nâng cao nhận thức của cô đông, phát huy tối đa sức mạnh của điều lệ công ty trong việc bảo

vệ các quyền lợi của cô đông. Bài viết cũng đưa ra những nhận xét sâu sắc về thực

trạng bảo vệ quyền cô đông tai các công ty cổ phần ở Việt Nam.

Trong bài viết "Thách thức trong quan trị công ty cổ phần ở Việt Nam từ lý thuyết đến áp dụng" [tài liệu tham khảo số 80], bằng việc nêu ra những thách thức, tác giả Nguyễn Quý Trọng đã gián tiếp đề cập đến những nội dung liên

quan chặt chẽ đến van đề quyền của cơ đơng. Đó là các nội dung về: Dam bao quyền của cổ đông, nhất là cổ đông thiêu số; Sự lạm quyền của cơ đơng có quyền

chi phối, kiểm sốt cơng ty; Sự độc lập của thành viên hội đồng quản tri; vấn đề

hoạt động của đại hội đồng cô đông. Bên cạnh đó bài viết cũng đề cập đến các <small>nội dung khác của quản tri cơng ty. Ví dụ như: Mức độ tham gia của người lao</small> động vào quản trị công ty, sự đảm bảo quyền lợi của các chủ nợ trong trường

<small>hợp cơng ty phá sản.</small>

Ngồi ra cịn có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về cách thức tổ chức quản trị của cơng ty. Ví dụ: Nghiên cứu về vai trò thành viên Hội đồng quản trị độc lập có bài viết của Đinh Minh Tuấn, “Vai trò của thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị công ty cổ phần” [tài liệu tham khảo số 72]. Bài viết nêu lên khái niệm về thành viên Hội đồng quản trị, phân tích vai trị của thành viên Hội đồng quản trị độc lập trong lĩnh vực quản trị công ty; Nghiên cứu về cấu trúc quản trị có bài viết của Bùi Xuân Hải, “So sánh cau trúc quản trị nội bộ của công ty cổ

phan Việt Nam với các mơ hình điển hình trên thé giới ” [tài liệu tham khảo sé 26].

Bài viết mang lại một cái nhìn tồn cảnh về các mơ hình quản trị cơng ty cơ phan điển hình trên thế giới, xác định mơ hình quản trị mà các cơng ty cổ phan ở Việt

<small>Nam áp dụng.</small>

Nhìn chung các cơng trình khoa học nghiên cứu về quản trị cơng ty ở Việt Nam tương đối nhiều, đa dạng. Các kết quả nghiên cứu rút ra từ những cơng trình này là nền tảng để Luận án đi xa hơn trong quá trình nghiên cứu về quản trị ngân

hàng thương mại cũng như pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại.

Đối với việc nghiên cứu chuyên sâu về quản trị ngân hàng thương mại. Ở

Việt Nam có nhiều cơng trình khoa học, đặc biệt là các cơng trình khoa học trong

lĩnh vực kinh tế học, nghiên cứu về quản trị ngân hàng thương mại nhưng chủ yếu phân tích về quản lý ngân hàng thương mại. Có thể kế tên cuốn sách "Quản trị

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

ngân hàng thương mại" của tác giả TS.Phan Thị Thu Hà do Nhà xuất bản Giao thông vận tải xuất bản năm 2009. Cuốn sách chi tập trung phân tích các van dé <small>như các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại, tài sản có, tài sản nợ, các nghiệp vụ</small> của ngân hàng thương mại v.v... mà khơng hề phân tích những van dé đặc trưng của quản trị ngân hàng thương mại, chang hạn như quyền của các cổ đông, cơ chế

tổ chức bộ máy quản trị của ngân hàng thương mại, vai trò của các cơ quan quản

trị trong ngân hàng thương mại v.v... Những nghiên cứu khoa học đề cập đến thuật ngữ “quản trị ngân hàng thương mại” theo cách hiểu được trình bày trong ví dụ trên không được Luận án liệt kê vào danh sách các cơng trình nghiên cứu về quản trị ngân hàng thương mại sẽ được trình bày trong phần này.

Có thê nói, Việt Nam chưa có nhiều các cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về quản trị công ty trong ngân hàng thương mại. Tuy vậy, vẫn có thé ké tên các

<small>nghiên cứu có giá trị tham khảo như sau:</small>

Đầu tiên là bài viết “Quản trị công ty và quản lý rủi ro hoạt động tại các ngân

hàng thương mại Việt Nam” của TS. Phạm Tiến Thành và ThS. Dương Thanh Hà

[tài liệu tham khảo số 34]. Bài viết mở đầu bằng việc khái qt về quản trị cơng ty nói chung và về quản trị công ty trong ngân hàng thương mại nói riêng. Sau đó, bài

viết chủ yếu nhắm tới mục tiêu chỉ ra tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro hoạt

động đối với quản trị ngân hàng thương mại. Phần lớn nội dung bài viết tập trung

vào phân tích về tầm quan trọng của quản lý rủi ro hoạt động, thực trạng quản lý rủi

ro hoạt động ở các ngân hàng Việt Nam và đề xuất một số phương án nâng cao hiệu

<small>quả quản lý rủi ro hoạt động trong ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Các tác giả</small>

đã phân tích những tác động của quản lý rủi ro hoạt động đối với quản trị công ty trong ngân hàng thương mại. Các phân tích này có giá trị tham khảo đối với nghiên

cứu sinh trong quá trình nghiên cứu các nội dung liên quan đến vấn đề quản lý rủi

ro trong ngân hàng thương mại và tác động của vấn đề quản lý rủi ro đến nội dung

pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại.

Bài viết “Tái cau trúc ngân hàng nhìn từ góc độ quản trị doanh nghiệp” của TS Nguyễn Hồng Yến [tài liệu tham khảo số 89] là một cơng trình khoa học có giá trị nghiên cứu về quản trị ngân hàng thương mại. Về phương diện lý luận, bài viết làm rõ cấu trúc quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc tế, sự vận hành của hoạt động

quản trị công ty trong ngân hàng và chỉ ra được một số điểm khác biệt của quản trị

công ty trong ngân hàng thương mại. Ngồi ra, bài viết cũng có nhiều giá trị tham khảo về khía cạnh thực trạng quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam và đưa ra một số giải pháp pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Nhìn chung, bài viết tiếp cận quản trị ngân hàng thương mại đúng

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

hướng, tiếp thu được nhiều thành tựu nghiên cứu về quản trị ngân hàng thương mại

từ các học giả trên thé giới. Bài viết đã đưa ra được cái nhìn tổng quan về quản tri

<small>ngân hàng thương mại. Các nội dung của ngân hàng thương mại dù khơng được</small>

phân tích sâu do hạn chế về dung lượng của một bài viết nhưng có thê thấy bài viết

đã liệt kê được tương đối đầy đủ các nội dung của quản tri ngân hàng thương mai.

Ngồi ra, bài viết “Quản trị cơng ty trong ngân hàng: Nghiên cứu điển hình

tại ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại nhà nước” [tài liệu

tham khảo số 83] của tác giả Trần Thị Thanh Tú và Phạm Bảo Khánh đã nêu lên

được vai trò của Hội đồng quản trị trong hoạt động quản trị cơng ty trong ngân

hàng. Mặc dù, bài viết có tựa đề về quản trị công ty trong ngân hàng, nhưng các tác

giả chỉ tập trung phân tích vai trị của Hội đồng quản trị trong hoạt động quản trị

<small>công ty của ngân hàng.</small>

Nhìn chung các cơng trình khoa học nêu trên đều có những giá trị tham khảo nhất định đối với nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên, đa

phần các cơng trình khoa học chỉ tập trung nghiên cứu về một hay một vài nội dung

<small>cua quan tri ngân hang thương mại. Trong các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam</small>

mà nghiên cứu sinh tập hợp được, khơng có nhiều phân tích rành mạch, sâu sắc về

các điểm giống và khác nhau giữa quản trị công ty trong ngân hàng thương mại và

<small>quản tri cơng ty nói chung.</small>

Ở nước ngồi, có nhiều các cơng trình khoa học nghiên cứu về quản trị cơng

ty nói chung cũng như quản trị ngân hàng thương mại nói riêng. Đầu tiên phải để

đến các cơng trình nghiên cứu của các tổ chức quốc tế như OECD và Ủy ban

BASEL về giám sát ngân hàng.

Liên quan đến quản trị công ty, bộ các nguyên tắc quản trị công ty của OECD

được ban hành vào năm 2004 [tài liệu tham khảo số 76] được cho ra đời nhằm giúp

chính phủ các nước đánh giá và hồn thiện khn khổ pháp lý, tổ chức quan trị công

ty và cung cấp các hướng dẫn và khuyến nghị cho thị trường chứng khoán, nhà đầu

tư, cơng ty và các bên khác có vai trị trong quản trị cơng ty tốt. Ngồi phần chính là các nguyên tắc quản trị công ty tốt, bộ nguyên tắc cũng khái quát được tầm quan trọng của quản trị công ty trong đây mạnh hiệu quả của thị trường, phát triển kinh tế cũng như tăng cường lòng tin của nhà đầu tư. Khái niệm quản trị công ty đã được đưa ra như là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm sốt cơng ty, liên quan đến các môi quan hệ giữa ban giám đốc, hội đồng quản trị và các cô đông của cơng ty với

các bên có quyền lợi liên quan. Quản tri công ty tạo ra một cơ cau dé dé ra các mục

tiêu của công ty và xác định phương hướng dé đạt được mục tiêu đó, cũng như dé giám sát kết quả hoạt động của công ty. Quản trị cơng ty chỉ được cho là có hiệu quả

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

khi khích lệ được ban giám đốc và hội đồng quản tri theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của cơng ty và các cơ đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát

hoạt động của công ty một cách hiệu quả, từ đó khuyến khích cơng ty sử dụng nguồn

lực một cách tốt hơn.

Liên quan trực tiếp đến quản trị ngân hàng thương mại, có thé ké đến bản

hướng dẫn “Các nguyên tắc tăng cường quản trị công ty đối với tổ chức ngân

hang’ do ủy ban Basel ban hành lần đầu tiên vào năm 1999 và được sửa đôi vào

những năm 2006 và 2010 [tài liệu tham khảo số 87]. Hai bản sửa đồi sau của bản hướng dan được phỏng theo các nguyên tắc quản trị công ty của OECD dé đưa ra các nguyên tắc quản trị công ty dành riêng cho các ngân hàng. Mặc dù không đưa

ra khái niệm về quản trị ngân hàng thương mại, nhưng cơng trình đã nêu lên nhiều đặc điểm của quản trị ngân hàng so với quản trị các doanh nghiệp khác. Với các

đặc thù chỉ có trong lĩnh vực của mình như: trách nhiệm với cổ đơng, với những

người gửi tiền và các bên có quyền lợi liên quan khác, tam quan trọng đặc biệt của

việc duy trì niềm tin của công chúng, sự phức tạp trong cơ cấu sở hữu cộng thêm

khả năng xảy ra khủng hoảng thanh toán hay rủi ro sụp đồ dây chuyền, các ngân <small>hàng địi hỏi phải có sự quản trị cơng ty đặc biệt hơn so với các doanh nghiệp</small>

<small>không thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng. Bản hướng dẫn cũng khái quát được vai</small>

trò của quản trị ngân hàng đối với nền kinh tế, những người gửi tiền, các bên liên

quan và với chính bản thân ngân hàng. Bản hướng dẫn tập trung vào những vấn đề

quản tri công ty đặc thù của ngân hàng. Đó là các nguyên tắc quản trị công ty liên

quan tới:hội đồng quản trị, ban giám đốc, bộ phận quản lý rủi ro và hệ thống kiểm

sốt nội bộ, chính sách lương thưởng, cơ cấu cơng ty, cơng bồ thơng tin và tính minh bạch. Ngoài ra, các nội dung được xem là tương đồng giữa quản trị công ty

và quản trị ngân hàng như quyền của cô đông và các chức năng sở hữu cơ bản hay

việc đối xử bình đằng giữa các cổ đông được bản hướng dẫn dẫn chiếu đến “Các

nguyên tắc quản trị cơng ty của OECD”.

Ngồi ra, có thể ké tên các nghiên cứu của các học giả nước ngoài như tài liệu công việc của ngân hàng Hà Lan (De Nederlandsche bank) số 386/tháng 7 năm

2013 ‘Corporate governance of bank: A survey’ (dich là ‘Khao sát về quan trị công ty

<small>trong ngân hàng ’) của tác gia Jakob de Haan va Razvan Vlahu — De Nederlandsche</small>

bank, University of Groningen, Nederland [tài liệu tham khảo số 102]. Tài liệu nghiên

cứu chủ yếu về lý thuyết quản trị ngân hàng thương mại. Các tác giả bắt đầu bằng

<small>việc nêu lên những khác biệt chính giữa ngân hàng so với các cơng ty phi tài chính</small>

và tập trung vào những đặc điểm khiến ngân hang trở nên đặc biệt như cau trúc vốn, sự phức tạp và khó hiểu của nghiệp vụ ngân hàng. Sau đó, các tác giả bàn về các

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

đặc điểm của quản trị ngân hàng và giải thích tại sao quản trị ngân hàng thương mại

lại khác với quản trị một cơng ty nói chung. Sự khác biệt này được thể hiện qua

nghiên cứu ba cơ chế của quản trị ngân hàng thương mại là hội đồng quản trị, cấu

trúc sở hữu và trách nhiệm của ban điều hành.

Liên quan đến vai trò của quan trị ngân hàng thương mại có thé ké đến bài

viết "The roles of corporate governance in bank failures during the recent financial

crisis"(dich là "Vai trị của quan trị cơng ty trong sự sup đồ của các ngân hang trong

cuộc khủng hoảng tài chính gần đây") của các tác giả Berger Allen N. — University

<small>of South California, Imbierrowicz Bjorn, Rauch Christian - University of Franfurt,</small>

viết năm 2012 [tài liệu tham khảo số 94]. Bang cách tập trung vào phân tích su quan trị công ty yếu kém tại một số ngân hàng đã bị phá sản sau khi cơn khủng hoảng đi qua, các tác giả đã làm nỗi bật tam quan trọng của quản trị ngân hàng trong bối cảnh khó khăn, khủng hoảng. Các tác giả nhấn mạnh rằng chỉ có quản trị cơng ty tốt mới

giúp cho các ngân hàng giữ được sự tín nhiệm cũng như niềm tin của cơng chúng,

của các nhà đầu tư qua đó trụ vững trước cơn khủng hoảng tài chính tồn cầu.

Phân tích về đặc trưng của quản trị ngân hàng thương mại là bài viết "Les

<small>banques se gouvernement-t-elles come les autres entreprises?" (dịch là ngân hàng</small>

có được quản trị giống như các doanh nghiệp khác?) của tác giả Cristian Noyer,

Thống đốc ngân hàng Cộng hòa Pháp, trong cuốn sách "Les banques entre droit et

économique" (dịch là "Ngân hàng dưới góc nhìn kinh tế và pháp luật") do Marie

-Anne và Frison - Roche tong hop, duoc Nha xuất bản Luật và Luật hoc (L.G.D.J:

Librairie génerale de droit et jurisprudence) phát hành [tài liệu tham khảo số 127].

Bằng kinh nghiệm thực tiễn của mình, tác giả đã chỉ ra những điểm đặc thù trong lĩnh vực ngân hàng mà chính những điểm đặc thù này đã đặt ra những thách thức về <small>quản tri công ty cho một ngân hàng cao hơn cho một doanh nghiệp khơng thuộc</small> lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Các đặc điểm đó là: sự quan trọng mang tính sống

cịn của việc duy trì liên tục niềm tin của công chúng đối với ngân hàng: sự phức

tap trong hoạt động kinh doanh khiến cho những lỗi lầm hay những hành vi cô ý làm sai dé dang được giấu đi trước sự giám sát của các cổ đơng hay những cơ quan giám sát. Về vai trị của quản trị ngân hàng, tác giả có cái nhìn khá thú vị khi cho rằng, càng trong hoàn cảnh khó khăn thì vai trị của quản trị ngân hàng mới càng

được phát huy tích cực, cịn khi cơng việc kinh doanh thuận lợi thì chắng ai nhắc tới

nó. Cũng trong cuốn sách, bài viết “Ngân hàng: Những cách thức quản trị hoàn toàn

khác” của tác giả Olivier PASTRE Giảng viên kinh tế trường đại học Saint- Denis

<small>(Paris V) phân tích khái niệm quản trị ngân hàng dưới một góc nhìn mới lạ. Theo</small>

tác giả, ngày nay, thuật ngữ quản trị công ty là một thuật ngữ rất không rõ ràng. Tác

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

giả cho rằng vai trò của các chủ thé trong kênh thơng tin tài chính như kiểm tốn

viên, các cơng ty xếp hạng doanh nghiệp hay các nhà phân tích cịn chưa được tính

vào số các chủ thể của quản trị công ty. Tác giả cho rằng quản trị ngân hàng là một

phạm trù có tính hai mặt: Một là mặt bên trong bao gồm các van dé liên quan đến các xung đột lợi ích nội bộ mà chủ yếu là giữa các cổ đơng và ban điều hành; Hai là, mặt bên ngồi chính là những vần đề nảy sinh khi ngân hàng đóng vai trị là một cơ đơng của các doanh nghiệp khác.

Liên quan đến cấu trúc quản tri của các ngân hàng, phải kể đến Luận văn

<small>thạc sỹ “Structure de regie d'entreprise dans le secteur bancaire: Comparaison entre</small>

le Canada, La France, Les Etats-unis, Le Japon et L'Allemagne’’ (dịch là Cau trúc

<small>quản trị doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng: So sánh giữa Canada, Pháp, Mỹ,Nhật bản và Đức) của tác gia Nabil Tchini - Université du Québec à Montréal thực</small>

hiện năm 2007 [tài liệu tham khảo số 129]. Tác giả đã mô tả chi tiết, cặn kẽ về cau

trúc quản trị doanh nghiệp trong các hệ thống ngân hàng khác nhau trên thế giới. Các quốc gia được tác giả chọn làm đối tượng nghiên cứu về cơ bản đã đại diện

được cho toàn bộ các kiểu hệ thống quản tri ngân hàng thương mại trên thế giới: hệ thống theo xu hướng thị trường như Mỹ(mơ hình một cấp), hệ thống xu hướng mạng lưới như Đức (mơ hình hai cấp), hệ thống theo xu hướng trung gian như Nhật Bản, Pháp(mơ hình hỗn hợp). Luận văn đã đưa ra được một cái nhìn tồn cảnh về

cấu trúc các cơ quan quản trị trong ngân hàng thương mại trên thế giới.

Cũng có thé kế đến một nghiên cứu của tác giả người Mỹ Benton E Gup là

cuốn sách “Corporate governace in banking: a global perspective” (dịch là “quản trị cơng ty trong lĩnh vực ngân hàng: một cái nhìn toàn cảnh”) được xuất bản năm

2007 bởi Edward Elgar Publishing Itd [tài hiệu tham khảo số 93]. Bên cạnh việc

<small>phân tích các nội dung của quản trị ngân hàng với các đặc thù của ngân hàng Mỹ,</small>

tác giả cũng hệ thống tương đối đầy đủ các nội dung của của quản trị ngân hàng nói

chung. Tuy nhiên, cuốn sách được viết trước khi cuộc khủng hoảng tài chính ngân

hàng nỗ ra, nên có thé nói nhiều nội dung của cuốn sách đã lỗi thời và khơng cịn phù hợp với bối cảnh kinh tế, các xu thế mới trong quản trị ngân hàng thương mại hiện nay nữa. Chang hạn như các van đề liên quan đến quản lý rủi ro trong ngân

hàng thương mại, cơ cau bộ máy của ngân hàng thương mai hay đặc biệt là van dé

minh bạch trong công bố thông tin ở thời điểm trước năm 2007 đã rất khác so với hiện tại. Song, không thé phủ nhận những nền tảng lý thuyết cơ bản về nội dung

quản trị ngân hàng thương mại mà cuốn sách mang lại.

Cuộc khủng hoảng tài chính là động lực lớn lao để các học giả phát triển các

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

nghiên cứu về quản trị công ty nói chung và quản trị ngân hàng thương mại nói

riêng. Có thể ké ra hàng loạt các nghiên cứu chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng

hoảng như: báo cáo chuyên viên của Cục dự trữ liên bang Mỹ tại New York số

<small>502-Tháng 6/2011 “Corporate governance and bank: What we have learned from thefinancial crisis ?’’ (dich là ‘’quan trị công ty và ngân hàng, chúng ta học được gi từ</small>

cuộc suy thoái”) tác gia Hamid Mehran, Alan Morrison, Joel Shapiro [tài liệu số 99];

Bài viết “Corporate governance in banks: Problems and Remedies” (dịch là “Quan trị

công ty trong ngân hang: Các vấn dé va cách giải quyết”) của tác giả Monica

<small>Marcinkowska — University of Lodz, Finance banking and Insurance Institude,</small>

Poland, viết năm 2012 [tài liệu tham khảo số 112]; Tài liệu công việc của IMF năm

2014 “Reforming the corporate governance of Italian bank’’ (dịch là Cải tổ quản tri công ty trong các ngân hàng Ý) của tác giả Nadege Jassaud [tài liệu tham khảo số

113]; Bài viết “The role of corporate law in preventing a financial crisis: Reflection <small>on In re Citigroup Inc. Shareholder derivative litigation” (dich là: vai trị của luậtcơng ty trong phịng ngừa khủng hoảng tài chính: phan ánh từ tập đồn Citigroup,</small> vấn đề tranh chấp giữa các cổ đông phái sinh”) của tác giả Franklin A.Gevurtz viết

<small>năm 2010 được đăng trong tạp chí Global business and development Law Journal</small>

số 23 [tài liệu tham khảo số 98]; Bài viết “Bank corporate governance: A paradigm for the post-crisis world” (dịch là “quản trị ngân hang: Sự tiến hóa sau cuộc khủng

hoảng” của tác giả Jonathan Macey và Maureen O’Hara viết năm 2014[tài liệu tham

khảo số 105]; Chỉ dẫn lý thuyết về pháp luật ngày 16.1.2015 “The corporate

governance movement, bank, and the finacial crisis” (dịch là “sự chuyên động của

<small>quản trỊ công ty, ngân hàng và cuộc khủng hoảng tài chính”) của tác giả Brian R.</small>

Cheffins đại học University of Cambrige [tài liệu tham khảo số 05]; V.v...

Nhìn chung các cơng trình khoa học ở nước ngồi nghiên cứu về quản trị cơng ty và quản trị ngân hàng thương mại tương đối nhiều và đa dạng. Mặc dù, quản trị ngân hàng thương mại ở mỗi quốc gia lại có những điểm khác biệt do các đặc điểm kinh tế xã hội của mỗi quốc gia là khác nhau, mỗi tác giả nghiên cứu về quản trị ngân hàng thương mại cũng có ít nhiều những quan điểm khơng tương đồng. Nhưng các cơng trình khoa học ở nước ngoài về quản trị ngân hàng thương

mại là một nguồn tham khảo quý giá trong quá trình nghiên cứu lý thuyết về pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại và pháp luật về quản trị ngân hàng thương

<small>mại ở Việt Nam.</small>

Từ những cơng trình khoa học nghiên cứu về quản trị ngân hàng thương mại ở trong nước và ngoài nước nêu trên, nghiên cứu sinh có thé đưa ra một số <small>đánh giá như sau:</small>

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

() Hiện nay, ở Việt Nam, những cơng trình nghiên cứu chun sâu về quản trị công ty cô phần tương đối nhiều, da dạng, có giá trị tham khảo. Quản trị

cơng ty và quản trị ngân hàng thương mại có nhiều nội dung tương đồng như

nội dung về bảo vệ quyền cô đông, một số khía cạnh trong nội dung cách thức tổ chức quản tri nội bộ, một số khía cạnh trong nội dung về cơng bố thơng tin và tính minh bạch v.v... Do vậy, Luận án sẽ kế thừa những kết quả

<small>nghiên cứu của những cơng trình này ở những nội dung nói trên.</small>

(ii) Về quy mơ nghiên cứu, đa phan các cơng trình nghiên cứu về quản trị ngân

hàng thương mại nằm dưới dạng bài viết, một chương, mục nhỏ trong các

cơng trình nghiên cứu về quản trị cơng ty. Do vậy, các cơng trình nghiên cứu

<small>này thường tập trung phân tích một hoặc một vài nội dung của quản trị ngân</small>

hàng thương mại. Hiện nay, đang thiếu vắng một cơng trình khoa học nghiên

cứu tong thé và tồn diện về quan trị ngân hàng thương mai.

(ii) Về tiếp cận nghiên cứu, nhiều cơng trình tiếp cận nghiên cứu quản trị ngân hàng thương mại chưa hợp lý: Một số cơng trình khoa học bị nhằm lẫn thuật

<small>ngữ quản tri ngân hang thương mai và thuật ngữ quan lý ngân hàng thương</small>

mại. Một số cơng trình nghiên cứu về quản trị ngân hàng thương mại nhưng không tập trung nghiên cứu các điểm khác biệt giữa quản trị ngân hàng thương mại và quản tri cơng ty nói chung, hoặc có chỉ ra một số điểm khác biệt nhưng thiếu những phân tích, lập luận xác đáng dé dẫn đến những kết luận về những điểm khác biệt đó. Ngồi ra, chưa có nhiều cơng trình khoa

<small>học nghiên cứu quản tri ngân hàng thương mai đặt trong sự tương quan giữaquản tri ngân hàng thương mại trước va sau giai đoạn khủng hoảng tài chính</small>

tồn cầu những năm 2007 — 2009.

(iv) Ở nước ngồi, các cơng trình khoa học nghiên cứu về quản trị ngân hàng

thương mại có rất nhiều, rất đa dạng, và có giá trị tham khảo cao. Trong số

đó có nhiều cơng trình khoa học mang tính thời sự, được ra đời trong một vài

năm trở lại đây, đã chỉ ra được những thay đổi của quản trị ngân hàng thương mại sau thời kỳ khủng hoảng. Đây là nguồn tư liệu quý giá đối với nghiên cứu sinh trong quá trình xây dựng nền tảng lý luận về quản trị ngân hàng thương mại và pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại cũng như trong

quá trình đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về quản trị ngân hàng

<small>thương mại.</small>

1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật về

<small>quản trị ngân hàng thương mại</small>

Ở Việt Nam, không nhiều công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

pháp luật quản trị ngân hàng thương mại. Nhiều nội dung của pháp luật quản trị

ngân hàng thương mại nằm rải rác trong những cơng trình khoa học nghiên cứu về

quản trị công ty. Chia theo từng nội dung của pháp luật về quản trị ngân hàng

thương mại, có thê ké tên một số cơng trình khoa học như sau:

Về nội dung bảo vệ quyền cổ đông trong ngân hàng thương mại, gần như khơng

có sự khác biệt nào giữa pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại và pháp luật quản

trị cơng ty nói chung. Có rất nhiều cơng trình khoa học đã nghiên cứu về nội dung này

và đã dé lại những kết quả nghiên cứu có giá trị. Một số cơng trình khoa học đã được

liệt kê ở phần trên sẽ không được nhắc lại nữa. Ngồi ra, có thé ké tên các cơng trình khoa học liên quan đến nội dung này như sau:

Cuốn sách "Những vấn đề pháp lý về tài chính doanh nghiệp" do nhà xuất bản chính trị quốc gia phát hành năm 2013 của tác giả TS. Nguyễn Thị Lan Hương [tài liệu

tham khảo số 33] có những phân tích về một vài nội dung của pháp luật quản trị

ngân hàng thương mại. Nếu xem quản trị công ty là một q trình giám sát và kiểm

sốt được thực hiện để đảm bảo cho việc thực hiện quản lý kinh doanh phù hợp với

lợi ích của các cổ đơng, và những bên có liên quan, thì van đề giám sát tài chính

<small>trong cơng ty là một nội dung quan trong của quan tri cơng ty nói chung và quản tri</small>

ngân hàng thương mại nói riêng. Thơng qua các phân tích về giám sát tài chính, tác giả nêu lên vai trò, trách nhiệm của chủ sở hữu mà đại diện là hội đồng quản tri và

ban kiểm soát đối với van đề giám sát tài chính trong cơng ty cơ phần. Ngồi ra,

cuốn sách cịn đề cập đến một nội dung khác của quản trị doanh nghiệp là sự bảo vệ

quyền lợi của cổ đông, nhất là các cổ đông thiêu số và thành viên góp vốn thiêu sé.

Ngồi ra, có thê kế đến một số cơng trình khoa học nghiên cứu về quyền cổ đông như bài viết “Luật Doanh nghiệp bảo vệ cổ đông pháp luật và thực tiên ” của tác giả TS.Bùi Xuân Hải [tài liệu tham khảo số 28]; Bài viết “Hoàn thiện cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần” của tác giả Bành Quốc Tuấn và Lê Hữu Linh [tài

liệu tham khảo số 84]; Bài viết “Tạo thuận lợi hơn cho việc thực hiện quyền cổ dong

<small>trong Luật Liên minh châu Âu và luật Đức - Kinh nghiệm cho Việt Nam” của tac giả</small>

Phan Huy Hồng [tài liệu tham khảo số 29]; Bài viết “Quyên của cổ đông thiểu số theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Quách Thùy Quynh [tài liệu tham khảo số 61]. Các cơng trình nói trên mang nhiều kết quả nghiên cứu có giá trị về lĩnh vực bảo vệ quyền

cơ đơng cả về khía cạnh lý thuyết lẫn thực tiễn, có sự so sánh pháp luật.

Nhìn chung, nội dung pháp luật về bảo vệ cô đông ngân hàng thương mại

được nghiên cứu kỹ lưỡng dưới nhiều phương diện. Các cơng trình khoa học liên

quan đến nội dung này mang nhiều giá trị tham khảo, có tính cập nhật, có sự so sánh với pháp luật các quốc gia khác. Các công trình nghiên cứu này mang nhiều

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

giá trị tham khảo đối với nghiên cứu sinh trong quá trình xây dựng nội dung pháp

luật về quản trị ngân hàng thương mại tại chương 2 và chương 3 của Luận án.

Nội dung về cách thức tổ chức các cơ quan quản trị ngân hàng thương mại

cũng nhận được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu. Có thê liệt kê một số cơng

<small>trình khoa học như:</small>

Cuốn “Giáo trình luật thương mại Phân chung và các thương nhân” của

PSG.TS Ngô Huy Cương [tài liệu tham khảo số 15] có chương phân tích về cơng ty

cơ phan va quản trị cơng ty cổ phần. Theo giáo trình, các cơ quan quản trị trong công ty cô phần bao gồm: đại hội đồng cơ đơng, hội đồng quản trị, ban kiểm sốt, ban giám đốc. Giáo trình đã nêu lên những vấn đề cơ bản của nội dung pháp luật về

cách thức tổ chức các cơ quan quản trị nội bộ trong cơng ty cổ phan nói chung. Những kết quả nghiên cứu này có giá trị cao trong việc nghiên cứu nội dung pháp

luật về những cơ quan quản trị trong ngân hàng thương mại.

Nghiên cứu pháp luật quản trị công ty dưới góc độ luật so sánh có bài viết

“Hoạt động quản trị công ty ở Australia và một số goi ý cho Việt Nam” của

<small>PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, ThS Nguyễn Thi Thu Trang, ThS. Nguyễn Thị Kim</small>

Ngân [tài liệu tham khảo số 75]. Bài viết phân tích tổng quan về quản trị cơng ty,

sau đó phác thảo những điểm nổi bật trong pháp luật quản trị công ty của Australia

và đưa ra những điểm mà pháp luật Việt Nam có thể học hỏi được. Những nội

dung pháp luật về quản trị cơng ty mà bài viết đề cập có giá trị tham khảo cao, đặc

biệt là các nội dung pháp luật về mơ hình quản trị cơng ty, một vài cơ quan quản trị trong công ty như hội đồng quản trị.

Ngồi ra, vai trị, nhiệm vụ của hội đồng quản tri, ban kiểm soát cũng được dé cập đến trong nhiều cơng trình nghiên cứu có nhiều giá trị khoa học. Có thé kế tên một số cơng trình khoa học như sau: Bài viết “Vai trị của thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị công ty cổ phan” được đăng trong Tap chí Tài chính- Bảo hiểm của tác giả Dinh Minh Tuan [tài liệu tham khảo số 85]; Bài viết “Ban kiểm soát trong công ty cổ phan theo Pháp luật Việt nam” của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương [tài liệu tham khảo số 32].

Nhìn chung, nội dung pháp luật về bảo vệ cé đông và pháp luật về cách thức tổ chức quản trị bên trong ngân hàng thương mại là đối tượng nghiên cứu của nhiều cơng trình khoa học tại Việt Nam. Tuy nhiên, hai nội dung này chủ yếu được phân tích như một bộ phận của pháp luật quản trị cơng ty cổ phần mà chưa được phân

<small>tích như một bộ phận của pháp luật quản tri ngân hàng thương mai.Vi vậy, các đặc</small>

trưng của pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại chưa được phân tích cụ thé, rõ ràng. Người đọc chưa thé nhìn ra được điểm khác biệt giữa các nội dung của

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại và pháp luật về quản trị cơng ty nói

chung. Đặc biệt là các nội dung về cách thức quản trị công ty, mặc dù pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại cũng có những nội dung tương tự như pháp luật về quản trị cơng ty nói chung. Nhưng đi sâu vào chỉ tiết, các nội dung tương ứng của pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại mang những điểm rất khác so với pháp

luật về quản trị cơng ty.

Về nội dung dam bảo tính minh bạch trong công bố thông tin của ngân hàng

thương mại, có thê kế tên: Bài viết “Quản tri cơng ty và quản lý rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” của TS. Phạm Tiên Thành và ThS. Dương

Thanh Hà [tài liệu tham khảo số 65]; Bài viết “Minh bạch thông tin, vấn dé cấp thiết của thị trường chứng khoán Việt Nam” được đăng trong Tạp chí nghiên cứu tài chính kế tốn của tác giả Nguyễn Thị Bích Loan, Nguyễn Gia Đường [tài liệu

tham khảo số 36]; Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Võ thị Hà Linh (2015) về

Việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật quản trị

công ty niêm yết của Việt Nam; Bài viết của TS Võ Văn Nhị & Ths. Lê Hoàng Phúc

về “Sự hoà hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tẾ -Thực trạng, nguyên nhân và định hướng phát triển ” [tài liệu tham khảo số 50]; Bài viết của TS. Đào Mạnh Huy Đại học Lao động Xã hội TS. Đặng Phương Mai -Học viện Tài chính về “Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) cơ hội và

thách thức khi áp dụng tại Việt Nam [tài liệu tham khảo số 30]. Các cơng trình nói

trên tuy khơng trực tiếp nghiên cứu về việc đảm bảo tính trung thực trong cơng bố

thơng tin và minh bạch hóa của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chắt lọc những

phần có liên quan đến nội dung này, nghiên cứu sinh cũng thu được nhiều thành quả

<small>nghiên cứu có giá tri.</small>

Các nội dung khác của pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại nội dung

về các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ giám sát hoạt động quản trị ngân hàng thương mại hay nội dung về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực quản trị ngân hàng thương mại ít được nghiên cứu trực tiếp trong các cơng trình khoa học ở Việt Nam. Tuy nhiên các nội dung này cũng năm rải rác trong một số cơng trình nghiên cứu. Có thể kê tên các cơng trình nghiên cứu như: Bài viết của Nguyễn Thuy Dương; Vũ Thị Thanh Hà; Phan Thị Hoàng Yến; Trần Hải Yến về “Phân tích một số điểm yếu của

hệ thống giám sát tài chính Việt Nam” [tài liệu tham khảo số 16]; Bài viết “Bình

luận và giới thiệu khái quát 25 nguyên tắc cơ bản của Uỷ Ban Basel về Thanh tra

-Giám sát Ngân hàng ” của TS. Nguyễn Đại Lai [tài liệu tham khảo số 34]; Bài viết

“Pháp luật Việt nam về giám sát thị trường tài chính và thực tiễn áp dung” của tác giả

<small>PGS.TS.Lê Thị Thu Thuỷ.</small>

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Về các yếu tô tác động đến pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại, ở Việt

Nam, một vài cơng trình nghiên cứu đã dé cập đến những yếu tố như sau:

Chang hạn như, sự tác động của bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt nam đối

<small>với pháp luật ngân hang nói chung và pháp luật quản trị ngân hang nói riêng được</small>

nhắc đến trong các cơng trình nghiên cứu sau: Tài liệu nghiên cứu Hiệp định Thương mại Việt Nam — Hoa kỳ của Bộ tư pháp (2002); Bài viết “Nhân tổ chủ yếu tạo năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại khi hội nhập quốc tế” của Phan

Hồng Quang (2007); Bài viết “Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu câu gia nhập WTO của hệ thống ngân hàng Việt Nam” của Nguyễn Đình Tự (2007); Bài viết “Pháp luật doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập” của PGS.TS. Bùi

Xuân Hải; Báo cáo về chuẩn mực và quy tắc quản trị công ty dành cho Việt Nam được tiến hành bởi nhóm sáng kiến về Báo cáo các chuẩn mực và quy tắc quản trị

công ty của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế.

<small>Ngoài ra, việc bám sát chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc xây</small> dựng hồn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về quản trị ngân hàng nói riêng cũng được đề cập rải rác trong các cơng trình nghiên cứu.

Ở nước ngồi, có nhiều cơng trình nghiên cứu về pháp luật quản trị ngân

<small>hàng thương mại cũng như nội dung của pháp luật quản trị ngân hàng thương mại.</small>

Có thé liệt kê các cơng trình khoa học như sau:

Cuốn sách “The law on corporate governance in banks” (dịch là “Luật về quản

trị công ty trong ngân hàng”) của tác giả Iris H-Y Chiu và Michael Mckee được xuất bản bởi Elgar Financial law and Practice vào năm 2015 [tài liệu tham khảo số 101] đã tập trung vào phân tích khá tồn diện về pháp luật quản trị cơng ty tại Vương Quốc Anh. Cuốn sách mang tính thời sự cao, các tác giả nghiên cứu vấn đề dựa trên những nền tảng lý thuyết mới nhất, những xu thế mới nhất trong lĩnh vực quản trị ngân hàng. Cuốn sách cũng mô tả tương đối đầy đủ và chỉ tiết về các nội dung của pháp luật về

quản trị ngân hàng thương mại. Cuốn sách được kết cấu bởi 9 chương. Mỗi chương

mô tả về một nội dung của pháp luật quản trị ngân hàng. Có những chương đề cập đến những nội dung rất cơ bản của pháp luật quan trị ngân hàng. Chang hạn như, chương 2 về vai trò và thành phần của Hội đồng quản trị; Chương 3 về bon phận va trách nhiệm pháp lý của ban điều hành; Chương 7 về các báo cáo công ty và trách

nhiệm phải báo cáo của ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Lại có chương đề cập đến nhưng vấn đề tương đối mới mẻ như Chương 8 về hệ thống và sự kiểm soát trong vấn

đề chống hối lộ và tham nhũng hay Chương 6 về mối quan hệ giữa quản trị công ty và quản lý rủi ro trong ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Mặc dù cuốn sách nghiên cứu về pháp luật thực định về quản trị ngân hàng tại Vương Quốc Anh nhưng vẫn có

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

thể chắt lọc được nhiều nội dung có giá trị tham khảo về mặt lý luận của pháp luật <small>quản trị ngân hàng thương mại nói chung.</small>

Liên quan đến một nội dung quan trọng của quản trị ngân hàng là quyền của cơ đơng, có thể nêu tên cuốn sách “Shareholder primacy and corporate governance. Legal Aspects, pratices and future directions” (dịch là “quyền cô đông và quản trị

<small>công ty. Phương diện pháp luật, thực tiễn và định hướng cho tương lai”) của tác giả</small>

Shuangge Wen được Routledge xuất ban vào năm 2013 [tài liệu tham khảo số 116];

cuốn sách “Corporate governance in the common-law world. The political foundations of shareholder power” (dich là “Quan trị công tycông ty trong hệ thống common-law. Nền tảng pháp luật của quyền cô đông”) tác giả Cristopher M.Bruner

được xuất bản bởi Cambridge university press năm 2013 [tài liệu tham khảo số 96]. Cả hai cuốn sách đề cập đến một nội dung cơ bản của pháp luật quản trị ngân hàng

thương mại là quyền của các cơ đơng hay người góp vốn. Qua cuộc khủng hoảng tài

chính, van đề quyền của cổ đông được xem là một trong những đề tài thảo luận sôi noi nhất. Với nghiên cứu tương đối mới của mình, tác giả đã đưa ra được một cái nhìn tồn cảnh về pháp luật về quyền cổ đơng tai các nước theo hệ thống common-law. Bên cạnh đó là cuốn sách “Corporate governance in the Shadow of the State”

<small>(dịch là “quản trị cơng ty dưới cái bóng của Nhà nước” của tác giả Marc T Moore</small>

được xuất bản bởi OXFORD and Portland năm 2013 [tài liệu tham khảo số 110].

Cuốn này nghiên cứu tương đối toàn diện về các nội dung của pháp luật quản trị

công ty trong hệ thống pháp luật common-law.

<small>Ngồi ra, cịn có hàng loạt cơng trình nghiên cứu khác có quy mơ nhỏ hơn</small> nghiên cứu về một hay một vài nội dung của pháp luật quản trị ngân hang. Có thé kế đến các nghiên cứu sau: An phẩm đặc biệt của International Corporate Rescue có

tựa đề “Company law, corporate governance and the banking crisis” (dịch là “Luật

công ty, quan tri công ty và cuộc khủng hoảng ngân hang”) của nhiều tác giả: Marc T

<small>Moore, Edward Walker-Arnott, Roger Barker, Michael Mckee va Michelle</small>

Monteleone, CliffWeight [tài liệu tham khảo số 111]; Tài liệu làm việc pháp luật số

<small>207/2013 cua European corporate governance institute (ECGI) “Better governance of</small>

financial Institutions” (dich là “Sự quan trị tot hon tại các tổ chức tài chính” của tác giả Klaus J. Hopt viết năm 2013 [tài liệu tham khảo số 108]; Bài viết “The role of

<small>corporate law in preventing a financial crisis: Reflection on In re Citigroup Inc.Shareholder derivative litigation” (dich là: vai trị của luật cơng ty trong phịng ngừa</small>

khủng hoảng tài chính: phản ánh từ tập đồn Citigroup, vấn đề tranh chấp giữa các cơ đơng phái sinh”) của tác giả Franklin A.Gevurtz viết năm 2010 được đăng trong tạp chí Global business and development Law Journal số 23 [tài liệu tham khảo số 98];

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Bài viết “Corporate governance and securities law responses to the financial crisis”

<small>(dich là quản tri công ty và pháp luật bảo vệ công ty. Cau trả lời cho khủng hoảng tài</small>

<small>chính”) cua tác gia Lisa M.Fairfax được đăng trong Journal of Business and</small> technology law số 5 năm 2010 [109] v.v...

Trong số các cơng trình nghiên cứu nước ngoài nghiên cứu về nội dung pháp

luật quản trị ngân hàng thương mại phải kể đến cuốn sách Banking Regulation

Review [tài liệu tham khảo số 103]. Cuốn sách là tập hợp các quy định pháp luật về

ngân hàng nói chung bao gồm rất nhiều quy định pháp luật quản trị ngân hàng

thương mại ở hầu hết các quốc gia trên thé giới. Cuốn sách là một nguồn tư liệu

tham khảo quý giá đối với nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu, so sánh pháp luật quản trị ngân hàng thương mại ở các quốc gia khác nhau trên thế giới.

Tóm lại, sau khi tổng hợp những nghiên cứu lý luận về pháp luật quản trị

ngân hàng thương mại, nghiên cứu sinh có thể đưa ra những đánh giá sau

(i) Ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu chun sâu những vấn dé lý luận

của pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại chủ yếu nằm ở quy mô bài

viết, một chương, mục nhỏ trong các cơng trình nghiên cứu pháp luật quản trị

công ty, luận văn thạc sỹ. Cách tiếp cận nghiên cứu những van đề lý luận về pháp luật quản trị ngân hàng thương mại tương tự cách tiếp cận nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật quản trị công ty.

(ii) Trong số những cơng trình khoa học ở Việt Nam mà nghiên cứu sinh tập

hợp được, một số nội dung pháp luật của quản trị ngân hàng thương mại như cách thức quản trị ngân hàng, quyền cô đông được nghiên cứu chủ yếu dưới góc nhìn của quản trị cơng ty nói chung. Luận án sẽ kế thừa những thành quả nghiên

cứu này đề từ đó phát triển các nội dung này trong mối tương quan so sánh giữa <small>pháp luật quản tri công ty và pháp luật quản trị ngân hàng. Bên cạnh đó, các nội</small> dung về minh bạch hóa ngân hàng, cơng bố thơng tin của ngân hàng, cơ quan

nhà nước giám sát hoạt động quản trị, giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt

<small>động quản trị ngân hàng thương mại ít được quan tâm nghiên cứu. Những nội</small>

dung này sẽ là điểm Luận án tập trung nghiên cứu trong chương 2.

(iii) Ở nước ngồi, các cơng trình khoa học nghiên cứu về pháp luật quản tri ngân hàng thương mại rất đa dạng, có tính cập nhật cao. Các cơng trình khoa

học tập trung phân tích luật thực định tại quốc gia sở tại nhưng vẫn thé hiện

những phân tích sâu sắc về lý luận pháp luật về quản trị ngân hàng thương

mại. Các cơng trình khoa học này là nguồn tư liệu tham khảo quý giá đối

nghiên cứu sinh trong quá trình xây dựng nền tảng lý luận về pháp luật về

quản trị ngân hàng thương mại cũng như trong việc so sánh pháp luật nhằm <small>đưa ra những định hướng, giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam.</small>

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<small>1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu thực trạng pháp luật và các giải pháp</small>

hoàn thiện pháp luật về quan trị ngân hàng thương mai ở Việt Nam

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về pháp luật quản trị ngân hàng thương mại chưa tách bạch khỏi quản trị công ty cổ phần. Do vậy, thực trạng các quy định pháp luật của

<small>một hoặc một vài nội dung của pháp luật quản tri ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã</small>

<small>được nghiên cứu dưới góc nhìn của quản trị cơng ty nói chung. Đặc biệt là các quy</small> định pháp luật thuộc nội dung bảo vệ quyền cổ đông và cơ cấu quan trị bên trong ngân hàng thương mại được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm hơn các nội dung khác. Hau hết

các cơng trình nghiên cứu về lý luận pháp luật quản trị ngân hàng thương mại được kế tên ở các phần trên ít nhiều đề cập đến thực trạng các quy định pháp luật quản trị ngân

hàng thương mại ở Việt Nam. Nghiên cứu sinh sẽ không liệt kê lại tất cả các cơng trình

đó ở phan này ma sẽ chỉ liệt kê những cơng trình nồi bật như sau:

Đầu tiên là những nghiên cứu về thực trạng pháp luật Việt Nam về quản trị ngân hàng thương mại của những tơ chức nước ngồi như IMF và Diễn đàn Quản

trị Cơng ty Tồn cầu:

Những báo cáo thẻ điểm quản trị công ty các năm 2010, 2011, 2012 [tài liệu tham khảo số 77,78,79] hay Báo cáo Thẻ điểm Quản trị công ty ASEAN năm 2015-2016 [tài liệu tham khảo số 19] là một nguồn tư liệu quý giá dé đánh giá tình hình

quản trị cơng ty ở Việt Nam cũng như pháp luật về quản trị công ty ở Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, các báo cáo này cũng đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp

luật quản trị công ty ở Việt Nam rất có giá trị tham khảo. Mà pháp luật về quản trị

ngân hàng thương mại cũng là một bộ phận của Pháp luật về quản trị công ty. Do vậy, Luận án sẽ sử dụng những kết quả nghiên cứu này làm cơ sở dé đưa ra những nhận xét đánh giá về pháp luật quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam, từ đó đề xuất phương hướng hồn thiện pháp luật.

Ngồi ra, cuốn “Cẩm nang quản trị cơng ty[tài liệu tham khảo số 78] cũng chỉ ra nhiều thực trạng của pháp luật Việt Nam về quản trị cơng ty nói chung. Cuốn sách cũng đưa ra nhiều thông lệ tốt đã được đông đảo các quốc gia trên thế giới áp dụng.

Các thông lệ này là nguồn tham khảo quý giá không chỉ với các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động quản trị công ty mà cịn có giá trị đối với các nhà lập pháp, nhà nghiên cứu trong việc xây dựng pháp luật về quản trị công ty. Nghiên cứu sinh sẽ sử

dụng những kết quả nghiên cứu này như một nguồn tham khảo dé xây dựng những định hướng giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại.

Tiếp theo là những cơng trình nổi bật nghiên cứu về thực trạng pháp luật

Việt Nam về quản trị ngân hàng thương mại của những tác giả trong nước. Trong số <small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

này, phải ké đến cuốn sách “Những van đề pháp lý về tài chính doanh nghiệp”? của tác giả TS. Nguyễn Thị Lan Hương được nhà xuất bản Chính trị quốc gia cơng bố

năm 2013 [tài liệu tham khảo số 33]. Sách nghiên cứu sâu những vấn đề pháp lý về

tài chính doanh nghiệp nói chung. Qua đó, cuốn sách cũng phân tích bình luận các quy định pháp luật Việt Nam về quyền cổ đông trong công ty. Chang hạn như van đề bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu hay sự minh bạch trong thông tin về quản lý, sử dụng vốn được đề cập trong chương IV "Pháp luật về quản lý, sử dụng vốn và tài

sản của doanh nghiệp"; hay vấn đề giám sát tài chính doanh nghiệp của chủ sở hữu

thơng qua các cơ quan giám sát như hội đồng quản trị, ban kiểm sốt được trình bày trong chương VI "pháp luật về hoạt động giám sát trong doanh nghiệp", hoặc vấn đề

bảo về quyền của cơ đơng, người góp vốn thiểu số cũng được giới thiệu qua trong chương VII "Liên kết cơng ty trong tập đồn kinh tế".

Về thực trạng các quy định về giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam, có thể khăng định số lượng các cơng trình nghiên cứu chưa tương ứng với nhu cầu của đời sống. Thời gian qua, vấn đề sát nhập ngân hàng ở Việt Nam đang là một vấn đề mang tính thời sự, và việc giải quyết tranh chap phát sinh từ việc bảo vệ quyên lợi các cô đông thiêu số tại các các <small>ngân hàng bị sát nhập đang bỏ ngỏ.</small>

Qua các cơng trình nghiên cứu về thực trạng pháp luật cũng như phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại ở Việt

Nam, nghiên cứu sinh rút ra một vài nhận kết luận như sau:

() Ở Việt Nam hiện nay, có các cơng trình khoa học đã đề cập đến một hoặc

một vài khía cạnh của thực trạng các quy định pháp luật về quản trị ngân hàng

thương mại dưới góc nhìn của quản trị cơng ty. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình này rất đáng ghi nhận và sẽ là nguồn tư liệu quý giá dé Nghiên cứu

sinh xây dựng chương 3 và 4 của Luận án. Bên cạnh đó, có sự thiếu vắng một cơng trình nghiên cứu một cách tơng thể thực trạng các quy định pháp luật cũng

như thực tiễn thi hành pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam. <small>(ii) Sự ra đời của Luật doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực từ 01/07/2015,</small> Luật sửa đổi luật các tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực từ 01/01/2018

và hàng loạt những văn bản dưới luật điều chỉnh nhiều nội dung của pháp luật quản trị ngân hàng thương mại, nhu cầu cần phải có một cơng trình nghiên cứu tong thé các quy định pháp luật quản trị ngân hàng thương mai

<small>Việt Nam hiện hành là chính đáng.</small>

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Trên đây là những cơng trình khoa học có liên quan đến dé tài Luận án mà

nghiên cứu sinh đã tập hợp được. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, tổng hợp, phân tích các cơng trình khoa học này, nghiên cứu sinh đã rút ra được những điểm có

thể kế thừa và xác định được phương hướng nghiên cứu dé tài như sau:

Thứ nhất, về phương diện lý thuyết, các cơng trình khoa học ở Việt Nam đã

đạt được nhiều thành tựu về quản trị công ty và pháp luật về quản trị công ty. Mà

quản trị ngân hàng thương mại cũng như pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại

có mỗi quan hệ tương đối gần gũi với quản trị công ty và pháp luật về quản trị công

ty. Do vậy, Luận án sẽ kế thừa những thành quả nghiên cứu về quan tri cơng ty cơ phần nói chung: các thành quả nghiên cứu về nội dung pháp luật quản trị công ty liên quan đến bảo vệ quyền cô đông; cách thức tổ chức quản trị nội bộ của công ty cơ phan, trong đó bao gồm các lý luận về hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản

trị, ban kiểm soát v.v...; Dựa trên những thành quả nghiên cứu nói trên, Luận án sẽ <small>tập trung phân tích, làm rõ khái niệm, nội dung quản tri ngân hàng thương mại cũng</small> như khái niệm, cấu trúc của pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại đặt trong mối

<small>tương quan so sánh với quản trị công ty và pháp luật quản trị công ty. Luận án cũng</small>

<small>tập trung vào phân tích các nội dung của quản trị ngân hàng thương mại và pháp luật</small> quan trị ngân hàng thương mại dưới tác động của van đề kiểm soát rủi ro trong ngân hàng thương mại. Ngoài ra, một sỐ cơng trình khoa học ở Việt Nam đã đạt được những

kết quả nghiên cứu có giá trị về một vài nội dung của pháp luật về quản trị ngân hàng

thương mại như: nội dung quản lý rủi ro trong ngân hàng thương mại, nội dung về

giám sát tài chính của cơ quan nhà nước đối với ngân hàng thương mại, các chuẩn mực

giám sát hệ thống ngân hàng thương mại v.v... Các kết quả nghiên cứu này sẽ là nguồn tư liệu tham khảo đáng quý đối với nghiên cứu sinh trong quá trình xây dựng hệ thống

lý luận về pháp luật quản trị ngân hàng thương mại.

Ở nước ngoài, với số lượng lớn, bề dày lịch sử trong lĩnh vực nghiên cứu về

quản trị ngân hàng và pháp luật về quản trị ngân hàng, các cơng trình khoa học

nước ngồi chứa đựng nhiều kết quả nghiên cứu có giá trị, nhiều phân tích sâu sắc, có tính cập nhật, thời sự liên quan đến lý thuyết về pháp luật quản trị ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu mới chỉ xảy ra cách đây vài năm, các kết quả nghiên cứu mới về quản trị ngân hàng thương mại và pháp

luật về quản trị ngân hàng thương mại còn cần thời gian dé chứng minh tính đúng

dan của nó. Hơn nữa, do số lượng các cơng trình nghiên cứu và số lượng các học giả nghiên cứu quá lớn, do tập quán kinh doanh, trình độ, văn hóa của mỗi quốc giá một khác, nên không thể tránh khỏi những điểm bất đồng giữa các học giả về lý thuyết về quản trị ngân hàng thương mại và pháp luật về quản trị ngân hàng thương

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

mại. Do đó, nghiên cứu sinh sẽ tiếp thu có chọn lọc các thành quả nghiên cứu về quản trị ngân hàng thương mại và pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại của

<small>các cơng trình khoa học ở nước ngồi trong quá trình nghiên cứu, xây dựng hệ</small>

thống lý luận về pháp luật quản trị ngân hàng thương mại.

Thư hai, về phương diện thực trạng quy định pháp luật Việt Nam và thực tiễn

áp dụng pháp luật ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam mang nhiều

kết quả nghiên cứu có giá trị về quản trị cơng ty và pháp luật quản trị công ty. Luận

án sẽ kế thừa những kết quả nghiên cứu này để đi xa hơn trong q trình phân tích,

<small>đánh giá thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam.</small>

Ngồi ra, khơng có nhiều cơng trình khoa học nước ngồi tập trung nghiên cứu vấn

đề này. Có một vài cơng trình nêu lên những quy định pháp luật thực định của Việt Nam về lĩnh vực này mà khơng tập trung phân tích, so sánh, bình luận (ví dụ cuốn Banking Regulation Review [tài liệu tham khảo số 103]).

Dựa trên cơ sở xây dựng một cách có hệ thống lý luận tại chương 2, kế thừa

thành quả nghiên cứu về một số nội dung kể trên, đi sâu vào việc phân tích những

<small>đặc thù của pháp luật quản trị ngân hàng thương mại, Luận án tập trung bình luận,</small>

<small>đánh giá thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam và thực trạng thi hành pháp</small> luật Việt Nam về quản tri ngân hàng thương mai một cách có hệ thong tai chương 3.

Thứ ba, về phương diện định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật,

Luận án sẽ tiếp thu các định hướng và giải pháp có giá trị, khả thi nhằm hoàn

thiện một số nội dung pháp luật tương đồng giữa quản trị công ty và quản trị

<small>ngân hàng thương mại.</small>

1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Cơ sở ly thuyết

Lý thuyết nghiên cứu

Khi nghiên cứu về quản trị ngân hàng và Pháp luật về quản trị ngân hàng,

nghiên cứu sinh sử dụng một số cơ sở lý thuyết điên hình như sau:

Lý thuyết đại điện được sử dụng trong chương 2 của Luận án, phần lý luận về quản trị ngân hàng thương mại, nhằm mục đích làm rõ vai trị, mục đích, khái niệm của

<small>quan trị cơng ty nói chung, quản tri ngân hàng thương mại nói riêng.</small>

Lý thuyết về quản tri công ty được sử dụng trong chương 2 Luận án dé làm rõ các

vấn đề của quản trị công ty, từ đó nêu được sự đặc biệt của quản trị ngân hàng thương mại. Lý thuyết về kinh tế thị trường cũng được sử dụng trong quá trình phân tích, làm <small>rõ, giải thích sự đặc biệt của quản trị ngân hàng thương mại, làm rõ đặc thù của mơ hình</small> quản trị ngân hàng thương mại, các yếu tố tác động đến pháp luật về quản trị ngân hàng <small>thương mai.</small>

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Lý thuyết về pháp nhân, thể nhân được sử dụng dé nghiên cứu, phân tích năng <small>lực trách nhiệm của các ngân hàng thương mại, năng lực trách nhiệm của các lãnh đạongân hàng thương mại trong quá trình hoạt động kinh doanh.</small>

Lý thuyết về rủi ro và kiêm soát rủi ro được sử dụng xuyên suốt cả Luận án dé phân tích những tác động của rủi ro và kiểm soát rủi ro lên nội dung của quản trị ngân

hàng thương mại và pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại.

Lý thuyết trò chơi cũng được sử dụng trong phần này để đề giải thích tại sao vấn

đề kiểm sốt rủi ro chính là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt cơ bản giữa quản trị ngân

hàng thương mai và quản trị cơng ty, từ đó chỉ ra được những điềm khác biệt giữa pháp

luật về quản trị ngân hàng thương mại và pháp luật quản trị công ty.

Học thuyết Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật, lý thuyết được sử dụng trong việc xây dựng nền tảng lý luận của pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại tại chương 2 của Luận án, phần những vấn đề lý luận của pháp luật quản trị <small>ngân hàng thương mai.</small>

Ngoài ra, dé xây dựng được nền tang lý luận về quản trị ngân hàng thương mại và

pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại, Luận án còn sử dụng các lý thuyết về hợp đồng, lý thuyết về quản trị công ty, lý thuyết về quan hệ pháp luật.

Bên cạnh đó, các ngun tắc về quản trị cơng ty của OECD và các nguyên tắc

về tăng cường quản trị ngân hàng thương mại của Ủy ban BASEL được sử dụng

xuyên suốt trong các chương 2, chương 3 và chương 4 của Luận án. Các nguyên tắc

nói trên thể hiện các chuẩn mực quốc tế về quản trị ngân hang thương mai. Chúng là nền tảng, kim chỉ nam của Luận án trong quá trình đánh giá thực trạng pháp luật về

<small>quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam cũng như trong việc xây dựng phương</small>

hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản trị ngân hàng thương mại. <small>Câu hỏi nghiên cứu</small>

Luận án được triển khai với các câu hỏi như sau:

Về khía cạnh lý luận

<small>+ Quản tri ngân hàng thương mai là gì? Vai trò của quan trị ngân hàng</small>

thương mại đối với đời sống xã hội như thế nào? So sánh giữa quản trị ngân hàng thương mại và quản trị công ty nói chung? Các điểm giống nhau là gì? Các điểm khác nhau là gì? Giải thích sự giống và khác nhau đó. Các mơ hình quản trị ngân hàng thương mại trên thế giới là gì? Các nội dung của quản trị ngân hàng thương

mại là gì? Quản trị ngân hàng thương mại cần tuân thủ những nguyên tắc nào?

+ Pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại được hiểu như thé nào? Định

nghĩa pháp luật quản trị ngân hàng thương mại là gì? Các nguyên tắc của pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại là gì? Pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

có những đặc điểm gì? có những nội dung gi? Các yếu tổ tác động tới pháp luật

quản trị ngân hàng thương mại là gì? So sánh pháp luật về quản trị ngân hàng

thương mại và pháp luật về quản trị công ty? Những đặc trưng của pháp luật về

quản trị ngân hàng thương mại là gì? Ngun nhân dẫn đến sự khác biệt đó là gì? Về khía cạnh thực trạng pháp luật

+ Pháp luật quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện hành thé hiện qua nội dung các văn bản pháp luật như thế nào? Nội dung của các quy định hiện

hành về quản trị ngân hàng là gì? Những bat cập, hạn chế của các quy định pháp

<small>luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay là gì? Tình hình áp</small>

dụng pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại trong đời sống xã hội Việt Nam ra

sao? Những khó khăn trong việc áp dụng pháp luật về quản trị ngân hàng thương <small>mại là gi? Ngun nhân của những khó khăn đó là gì?</small>

Về giải pháp hoàn thiện

+ Những yêu cau đặt ra trong việc hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam? Những

định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại là gì?

Những giải pháp cụ thê nhằm mục tiêu hoàn thiện pháp luật về quản trị ngân hàng trong bối cảnh hội nhập là gì? Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp

luật về quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam là gì? Giả thuyết nghiên cứu

Luận án được triển khai với các giả thuyết nghiên cứu sau:

+ Các van dé lý luận về quản trị ngân hàng thương mại chưa được phân tích

đầy đủ và cụ thể. Khái niệm về quản trị ngân hàng thương mại còn chưa rõ ràng,

<small>chưa tách bạch với quan tri cơng ty nói chung.</small>

<small>+ Sự phá sản của hoàng loạt ngân hàng thương mại trong cuộc khủng hoảng</small> tài chính ngân hàng 2007 -2009 đặt ra nhu cầu nghiên cứu về quản trị ngân hàng thương mại và pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại.

+ Khoa học pháp lý Việt Nam chưa xây dựng được hệ thống lý luận khoa học của pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại. Chưa có nghiên cứu cụ thê về đối tượng và phương pháp điều chỉnh của pháp luật quản trị ngân hàng. Đặc điểm,

<small>nội dung của pháp luật quản trị ngân hàng còn chưa được làm rõ.</small>

<small>+ Các quy định pháp luật về quản trị ngân hàng còn nhiều hạn chế, bất cập,</small>

<small>chưa tạo cơ sở pháp lý cho việc đảm bảo tính hiệu quản trong hoạt động của các</small> ngân hàng thương mại, chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn. Một số quy định trong pháp luật hiện hành còn chưa thê hiện được sự phù hợp với với các quy tắc về quản trị ngân hàng thương mại theo thông lệ quốc tế. Hiện nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu chuyên sâu đánh giá thực trạng pháp luật về quản trị ngân hàng.

<small>29</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

+ Hiện vẫn cịn thiếu các cơng trình khoa học đưa ra các giải pháp đầy đủ,

hợp lý dé sửa đối, bd sung, khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện

hành về quản trị ngân hàng thương mại, đáp ứng những yêu cầu trong van dé tái cầu trúc hệ thống ngân hàng ngày nay.

<small>1.2.2. Phương pháp nghiên cứu</small>

Đề thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu sinh <small>sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:</small>

<small>+ Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật biện chứng và</small>

duy vật lịch sử được sử dụng xuyên suốt trong cả Luận án, từ quá trình xây dựng đề cương Luận án đến q trình xây dựng các lập luận chỉ tiết.

+ Ngồi ra, Luận án còn sử dụng các phương pháp liệt kê phân tích, tổng hợp,

so sánh. Cụ thể: Chương 1 của Luận án được xây dựng chủ yếu bởi phương pháp liệt kê, tổng hợp, phân tích. Luận án liệt kê, sưu tầm các cơng trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án, dùng phương pháp tổng hợp, phân tích dé chat lọc được những

thành quả nghiên cứu có giá trị liên quan đến dé tài của Luận án, từ đó xác định được phương hướng xây dựng Luận án. Các phương pháp này cũng được sử dụng nhiều

trong chương 2. Thơng qua việc phân tích, tổng hợp, Luận án đã xây dựng được nền tảng lý thuyết về quản trị ngân hàng thương mại và pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại. Phương pháp so sánh cũng được sử dụng trong chương 2 nhằm mục đích <small>làm rõ những đặc trưng của quản tri ngân hang thương mai với quản tri cơng ty nói</small> chung, so sánh pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại với pháp luật quản trị

cơng ty nói chung. Ngoài ra, phương pháp so sánh pháp luật được áp dụng phô biến trong chương 3 và chương 4. Nội dung so sánh chủ yếu bao gồm so sánh quy định

của pháp luật hiện hành của Việt Nam với chuân mực quốc tế về quan trị ngân hàng thương mại và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới. Từ đó Luận án có cơ sở dé đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về quản trị ngân hàng thương mại và đề xuất

<small>các phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật.</small>

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Thứ nhất, sau khi tong hợp, thống kê, phân tích những cơng trình khoa học có

liên quan đến đề tài Luận án, nghiên cứu sinh rút ra được một số kết luận như sau:

Hiện nay, các cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài tương

đối phong phú, đa dang, có nền tảng vững vàng cùng bề day lịch sử nghiên cứu, có

<small>tính cập nhật. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu nước ngồi nào nghiên cứu</small>

chuyên sâu về quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam cũng như pháp luật về

<small>quản tri ngân hàng thương mại ở Việt Nam.</small>

Ở Việt Nam, đa phần các cơng trình nghiên cứu về quản trị ngân hàng thương mại có quy mơ bài viết, một chương, mục nhỏ trong các cơng trình nghiên cứu về quản trị cơng ty, Luận văn thạc sỹ. Các cơng trình nghiên cứu về quản trị ngân hàng thương mại hiện nay mới chỉ để cập đến một, một vài nội dung của quản trị ngân hàng thương mại. Nhiều công trình tiếp cận nghiên cứu quản trị ngân hàng

thương mại, pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại chưa hợp lý. Thực trạng

các quy định pháp luật cũng như việc thực thi pháp luật liên quan đến một số khía

cạnh của pháp luật Việt Nam về quản trị ngân hàng thương mại chưa được phân

tích, đánh giá sâu sắc.

Hiện nay, đang thiếu vắng một cơng trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu,

một cách có hệ thống về pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Do

vậy, đề tài “pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam” là một cơng trình khoa học có tính mới, chưa từng được nghiên cứu ở cấp độ Luận án tiến sy.

Thứ hai, từ những kết quả tập hop được sau khi nghiên cứu các công trình có

liên quan đến đề tài Luận án, nghiên cứu sinh xác định được các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học khác sẽ được kế thừa, các vấn đề liên quan đến đề tài Luận án

mà nghiên cứu sinh cần tập trung nghiên cứu.

Thứ ba, nghiên cứu sinh cũng xác định được các lý thuyết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu đúng đắn, phù hợp với việc nghiên cứu đề tài; xác định

những câu hỏi nghiên cứu mà Luận án sẽ giải đáp trong những chương tiếp theo.

<small>31</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<small>Chương 2</small>

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE QUAN TRI NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI VA PHAP LUAT VE QUAN TRI NGÂN HANG THUONG MẠI

2.1. Những van đề lý luận về quản tri ngân hàng thương mại

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quan trị ngân hàng thương mại

<small>Cách thức quản trị doanh nghiệp phụ thuộc vào hình thức pháp lý của doanh</small>

<small>nghiệp đó. Một doanh nghiệp tư nhân có cách quản trị khác với một cơng ty trách</small>

nhiệm hữu hạn. Một cơng ty hợp danh có cách quản trị khác với công ty cô phan v.v... Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp. Do đó, để tiếp cận khái niệm quản trị ngân hàng thương mại ta cần phải xác định được hình thức pháp lý của ngân hàng thương mại. Như đã giới hạn ở phần phạm vi nghiên cứu, Luận án chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động quản trị ngân hàng thương mại cô phan và pháp

luật về quản trị ngân hàng thương mại áp dụng với ngân hàng thương mại cô phan. Do vậy, khi nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản trị ngân hàng thương <small>mại và pháp luật quản tri ngân hàng thương mai, Luận án đặt ngân hàng thương mại</small> trong mối tương quan so sánh với công ty cô phần. Quản trị ngân hàng thương mại

có nhiều nét tương đồng với quan trị cơng ty cơ phan nói chung nhưng cũng có đặc

điểm của riêng nó.

<small>2.1.1.1. Định nghĩa quan trị ngân hàng thương mai</small>

Quan trị ngân hàng thương mại có nguồn gốc từ quản trị công ty. Do vậy, dé

định nghĩa được quan tri ngân hàng thương mai ta cần xác định được định nghĩa về

quản trị cơng ty. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị công ty nhằm phục

vụ cho những mục đích khác nhau. Dé phục vụ mục đích nghiên cứu pháp luật quản trị cơng ty nói chung và pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại nói riêng, ta cần tìm ra định nghĩa quản trị công ty phù hợp. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét một số định nghĩa về quản trị công ty:

<small>Theo tác gia Shleifer va Vishny trong bài A Survey of Corporate</small>

Governance, “Quản tri công ty la cách thức mà các nhà cung cấp nguồn vốn cho doanh nghiệp, nhà dau tư đảm bdo thu được lợi tức từ các khoản dau tư của ho” [62.1].

Theo OECD, quan tri công ty là một yếu tổ then chót dé day mạnh

hiệu quả thị trường, phát triển kinh tế cũng như tăng cường lịng tin của nha dau tư. Quản trị cơng ty liên quan tới một tập hợp các mối quan hệ

giữa ban giám đốc, hội dong quản trị, cổ đông và các bên có quyển lợi

<small>32</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

liên quan khác. Quản trị công ty cũng thiết lập cơ cấu qua đó giúp xây dựng mục tiêu của cơng ty, xác định phương tiện để đạt được các mục

<small>tiêu đó, và giám sát hiệu quả thực hiện mục tiêu [76, 11].</small>

Theo chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP), quản tri cơng ty có thé được coi là hành động sử dụng các chính sách kinh doanh và quyển

lực điều hành nhằm mục đích quản lý việc kinh doanh của công ty [123, 3]

<small>Theo J. Wolfensohn, Cựu Chủ tịch World bank, quản trị công ty</small>

nhắm tới mục tiêu thúc day sự cơng bằng doanh nghiệp, tính minh bach <small>và năng lực chịu trách nhiệm [62, 1).</small>

Theo tạp chí Financial Times, quản trị cơng ty có thé được hiểu theo nghĩa hep là quan hệ của một doanh nghiệp với các cổ đông, hoặc

<small>theo nghĩa rộng là quan hệ của doanh nghiệp với xã hội[62, 1].</small>

Qua các định nghĩa về quản trị cơng ty được trích dẫn trên, có thể nhận ra sự

khác biệt nhất định giữa các định nghĩa. Có định nghĩa chỉ ra cụ thê chỉ tiết về phân

chia quyền lực giữa các thành phần khác nhau trong công ty, cơ chế vận hành giám sát công ty, lại có định nghĩa mang tính tơng qt định nghĩa quan trị công ty là mối

quan hệ giữa cô đông và doanh nghiệp. Các định nghĩa này được hình thành dựa <small>trên từng góc nhìn khác nhau và khơng phải góc nhìn nào cũng phù hợp với mục</small> đích nghiên cứu đề tài Luận án. Dé tìm ra được góc nhìn nao hay định nghĩa nào là phù hợp nhất, Luận án sẽ phân tích về lý thuyết đại diện - một học thuyết khởi

nguồn cho khái niệm quan tri công ty.

Quan hệ đại diện là một khái niệm thường xuyên được sử dụng trong kinh tế học cũng như khoa học pháp lý. Khái niệm này dùng dé mô tả việc ma trong đó A chỉ thị B hành động thay mặt A với mục đích tối đa hóa lợi ích cho A, đổi lại B

được nhận thù lao từ A [101,33]. Đây là nghĩa rộng nhất của quan hệ đại diện. Theo nghĩa này ta có thê thấy một số ví dụ về quan hệ đại diện trong đời sống xã hội như

quan hệ giữa người bau cử và nghị viện hay giữa cổ đông và người quan lý công ty. Thông thường, quan hệ đại diện này sẽ làm nảy sinh vấn đề giữa người chủ

<small>(A) và người đại diện (B) khi mà người đại diện khơng có cùng lợi ích với người</small>

chủ và sự truyền đạt thơng tin giữa hai người này không được day đủ và rõ ràng.

<small>Nói rõ hơn thì, khi người đại diện thực hiện nhiệm vụ của mình, các thơng tin liên</small>

quan đến công việc của anh ta không được cung cấp đầy đủ cho người chủ hoặc đã được cung cấp nhưng người chủ không hiểu được day đủ, rõ ràng các thơng tin đó.

Trong trường hợp này, người chủ sẽ có xu hướng nghi ngờ rằng người đại diện

đang không hành động vì lợi ích của mình. Và trên thực tẾ, người đại diện thường có xu hướng làm ít hơn so với trách nhiệm của mình, thậm chí có xu hướng chuyền

<small>tài sản của chủ thành tài sản của mình.</small>

<small>33</small>

</div>

×