Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Kiểm Định sơ bộ dược liệu ngũ gia bì gai (eleutherococcus trifoliatus (l ) s y hu) thu hái tại huyện sìn hồ tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 66 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN</b>



<b>LÊ THU TRÀ </b>

<b>KIỂM ĐỊNH SƠ BỘ DƯỢC LIỆU NGŨ GIA BÌ GAI </b>

<i><b>(Eleutherococcus trifoliatus (L.) S.Y.Hu) THU HÁI TẠI </b></i>

<b>HUYỆN SÌN HỒ TỈNH LAI CHÂU </b>

<b>KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH DƯỢC HỌC KHÓA 2018 – 2023 </b>

<i><b>Thái nguyên, 2023</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN </b>

<b>ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN </b>

<b>LÊ THU TRÀ </b>

<b>KIỂM ĐỊNH SƠ BỘ DƯỢC LIỆU NGŨ GIA BÌ GAI </b>

<i><b>(Eleutherococcus trifoliatus (L.) S.Y.Hu) THU HÁI TẠI </b></i>

<b>HUYỆN SÌN HỒ TỈNH LAI CHÂU </b>

Ngành đào tạo: Dược học Mã ngành: 7720201

<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH DƯỢC HỌC KHÓA 2018 – 2023 </b>

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Quỳnh ThS. Nguyễn Thị Thu Huyền

<i><b>Thái Nguyên, 2023</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Em là Lê Thu Trà, sinh viên ngành Dược học khóa 14.

Lời đầu tiên, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Khoa Dược –

<i><b>Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa </b></i>

luận. Em cũng rất cảm ơn các thầy cơ trong trường đã dìu dắt, giúp đỡ em hoàn thành chương trình học tập suốt 5 năm qua.

Em xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ, giảng viên thuộc Bộ mơn Hóa Dược, Bộ mơn Dược Liệu, Bộ môn Lý Sinh – Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện nghiên cứu tại trường.

Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, các phòng ban đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em thực hiện khóa luận.

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và tri ân đến TS. Nguyễn Thu Quỳnh và ThS. Nguyễn Thị Thu Huyền, những người đã ln tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, tạo điều kiện hết sức cho em có thể hồn thành được khóa luận này.

Cuối cùng, em xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn ở bên, quan tâm và động viên em thực hiện khóa luận.

Trong suốt 7 tháng qua, em đã cố gắng hết sức mình để thực hiện khóa luận, nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ để khóa luận thêm hồn thiện.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 29 tháng 6 năm 2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

1.1. Tổng quan về Ngũ gia bì gai ... 2

<i>1.1.1. Tên khoa học và phân loại ... 2 </i>

<i>1.1.2. Phân bố và sinh thái ... 2 </i>

<i>1.2.4. Một số đề tài nghiên cứu định lượng CGA bằng HPLC... 8 </i>

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 11

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 11

<i>2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ... 11 </i>

<i>2.1.2. Dung mơi, hóa chất, chất chuẩn... 11 </i>

<i>2.1.3. Thiết bị nghiên cứu ... 11 </i>

<i>2.1.4. Địa điểm – Thời gian nghiên cứu ... 12 </i>

2.2. Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu nghiên cứu ... 12

<i>2.2.1. Đặc điểm hình thái dược liệu Ngũ gia bì gai ... 12 </i>

<i>2.2.2. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu và vi học bột của Ngũ gia bì gai ... 12 </i>

<i>2.2.3. Định tính sơ bộ thành phần hóa học của Ngũ gia bì gai ... 13 </i>

<i>2.2.4. Xác định độ ẩm, tro toàn phần, tro không tan trong acid, tạp chất ... 14 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>2.2.5. Định lượng CGA trong dược liệu Ngũ gia bì gai ... 15 </i>

<i>2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu... 19 </i>

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 20

3.1. Kết quả mô tả đặc điểm hình thái dược liệu ... 20

3.2. Kết quả xác định đặc điểm cấu tạo giải phẫu và vi học bột ... 22

<i>3.2.1. Đặc điểm vi phẫu thân ... 22 </i>

<i>3.2.2. Đặc điểm bột dược liệu ... 23 </i>

3.3. Kết quả định tính sơ bộ thành phần trong cây ... 23

<i>3.4.3. Tro không tan trong acid ... 28 </i>

3.5. Kết quả xây dựng quy trình định lượng hàm lượng CGA có trong dược liệu Ngũ gia

4.1. Về kết quả mơ tả đặc điểm hình thái dược liệu ... 37

4.2. Về kết quả xác định đặc điểm cấu tạo vi phẫu và vi học bột ... 37

4.3. Về kết quả định tính sơ bộ thành phần trong cây ... 37

<i>4.3.1. Định tính bằng phản ứng hóa học ... 37 </i>

<i>4.3.2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng ... 38 </i>

4.4. Về kết quả xác định độ ẩm, tro tồn phần, tro khơng tan trong acid ... 38

4.5. Về kết quả định lượng CGA trong dược liệu Ngũ gia bì gai ... 39

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ... 41

ĐỀ XUẤT ... 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 43

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC BẢNG </b>

Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu đã công bố của dược liệu Ngũ gia bì gai ... 4

Bảng 1.2. Một số đề tài nghiên cứu định lượng CGA bằng HPLC ... 8

Bảng 3.1. Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất trong thân Ngũ gia bì gai ... 24

Bảng 3.2. Kết quả sắc ký đồ TLC định tính thân Ngũ gia bì gai ... 26

Bảng 3.3. Kết quả hàm ẩm của dược liệu thân Ngũ gia bì gai ... 27

Bảng 3.4. Kết quả xác định tỷ lệ tro toàn phần của dược liệu thân Ngũ gia bì gai .. 28

Bảng 3.5. Kết quả xác định tỷ lệ tro không tan trong acid của dược liệu thân Ngũ gia bì gai... 28

Bảng 3.6. Các thơng số đánh giá đối với CGA ... 29

Bảng 3.7. Kết quả đánh giá tính phù hợp hệ thống ... 32

Bảng 3.8. Quan hệ tuyến tính giữa nồng độ và diện tích pic CGA ... 33

Bảng 3.9. Kết quả đánh giá độ lặp lại ... 34

Bảng 3.10. Kết quả đánh giá độ đúng ... 35

Bảng 3.11. Kết quả định lượng CGA trong dược liệu thân Ngũ gia bì gai ... 36

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC HÌNH ẢNH </b>

Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của acid chlorogenic ... 6

Hình 3.1. Cành non (A) và cành già (B) của cây Ngũ gia bì gai ... 20

Hình 3.2. Dược liệu thân Ngũ gia bì gai ... 20

Hình 3.3. Mẫu thân được ép tiêu bản khô lưu tại Bộ môn Dược liệu ... 21

Hình 3.4. Vi phẫu thân Ngũ gia bì gai... 22

Hình 3.5. Đặc điểm vi học bột thân Ngũ gia bì gai... 23

Hình 3.6. Kết quả sắc ký đồ TLC định tính dược liệu thân Ngũ gia bì gai... 26

Hình 3.7. Sắc ký đồ của mẫu trắng (1), mẫu chuẩn (2), mẫu thử (3) ... 31

Hình 3.8. Đường biểu diễn sự tuyến tính giữa nồng độ CGA và diện tích pic ... 33

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

1

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Thiên nhiên Việt Nam là một kho tàng các lồi cây thuốc q giá, trong đó

<i>có họ Nhân sâm (Araliaceae) hay họ Ngũ gia bì là họ có thành phần lồi khá đa </i>

dạng, phân bố rộng; thường tập trung nhiều ở các khu vực núi cao, có khí hậu mát lạnh, ơn hịa. Hầu hết các lồi trong họ đều được nghiên cứu và sử dụng làm thuốc trong Y học cổ truyền ở nhiều nước Á-Âu, đặc biệt là các nước Đơng-Bắc Á. Nhiều

<i>lồi như Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv.), Đinh lăng (Polycias </i>

<i>fruticosa (L.) Harms), Ngũ gia bì gai (Eleutherococcus trifoliatus (L.) </i>

<i>S.Y.Hu)…được coi là những cây thuốc có giá trị, hiện đang được sử dụng rộng rãi </i>

trong Y học cổ truyền dân tộc ở Việt Nam [8].

<i>Trong số những lồi đã biết, đáng chú ý có cây Ngũ gia bì gai tên khoa học là </i>

<i>Eleutherococcus trifoliatus (L.) S.Y.Hu, phân bố tương đối tập trung ở các tỉnh dọc </i>

theo biên giới phía Bắc như Lạng Sơn (huyện Bắc Sơn, Tràng Định), Lai Châu (huyện Phong Thổ Sìn Hồ)… Dân tộc Dao đã sử du ̣ng vỏ thân, vỏ rễ của loài cây này để chữa các bệnh đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Theo Đơng y, ngũ gia bì gai cịn là một vị thuốc có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa thấp chủ trị đau bụng [7]. Theo một số nghiên cứu, terpenoid từ dịch chiết ether dầu hỏa và ethyl acetat của Ngũ gia bì gai có tác dụng chống ung thư [25]; polyphenol trong Ngũ gia bì gai có tác dụng chống viêm [21], [32]; polysaccharid trong Ngũ gia bì gai có tác dụng chống oxy hóa [18]. Điều đó cho thấy rằng Ngũ gia bì gai là một cây thuốc vơ cùng tiềm năng để khai thác, nghiên cứu và việc xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu này là điều cần thiết. Để góp phần cung cấp cơ sở tiền đề cho các nghiên cứu sau này, chúng em tiến hành đề tài nghiên cứu <b>“Kiểm định sơ bộ dược liệu </b>

<i><b>Ngũ gia bì gai (Eleutherococcus trifoliatus (L.) S.Y.Hu) thu hái tại huyện Sìn </b></i>

<b>Hồ, tỉnh Lai Châu” với mục tiêu: </b>

- Mô tả đă ̣c điểm hình thái, đă ̣c điểm hiển vi của dược liê ̣u Ngũ gia bì gai

<i>(Eleutherococcus trifoliatus (L.) S.Y.Hu) thu hái tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. </i>

- Nghiên cứ u sơ bộ thành phần hóa ho ̣c của dược liê ̣u Ngũ gia bì gai

<i>(Eleutherococcus trifoliatus (L.) S.Y.Hu) thu hái tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

2

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về Ngũ gia bì gai </b>

<i><b>1.1.1. Tên khoa học và phân loại </b></i>

Ngũ gia bì gai hay cịn gọi là Tam gia bì, Tam diệp ngũ gia,... có tên khoa học là

<i>Eleutherococcus trifoliatus (L.) S.Y.Hu (syn: Acanthopanax trifoliatus (L.) Merr) </i>

Cây Ngũ gia bì gai có vị trí phân loại (bậc taxon [3]) như sau: Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)

Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) Phân lớp Hoa hồng (Rosidae)

Bộ Nhân sâm (Araliales)

Họ Nhân sâm (Araliaceae)

<i>Chi Ngũ gia bì (Eleutherococcus) </i>

<i><b>1.1.2. Phân bố và sinh thái </b></i>

Ngũ gia bì gai tập trung chủ yếu ở dọc theo các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn (Bắc Sơn, Tràng Định), Cao Bằng (Quảng Hòa, Trùng Khánh), Lai Châu (Phong Thổ, Sìn Hồ),…

Ngũ gia bì gai thuộc loại cây ưa ẩm, ưa sáng; thường mọc ở ven rừng núi đá vôi ẩm, dọc theo các bờ suối hoặc cịn sót lại ở các bờ nương rẫy.

Cây ra hoa quả nhiều hằng năm, quả chín và rụng xuống đất trong mùa đơng. Cây trồng sau 2-3 năm có thể cho thu hoạch [11].

<i><b>1.1.3. Đặc điểm thực vật – Bộ phận dùng </b></i>

Cây bụi nhỡ, cao 1-7 m, mọc dựa. Cành vươn dài có gai.

Lá kép chân vịt, mọc so le, gồm 3-5 lá chét. Lá hình bầu dục hoặc thn, gốc tròn, đầu nhọn, dài 5-8 cm, rộng 2-4 cm, lá chét giữa lớn hơn. Mép lá khía răng to, gân lá có gai, 2 mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng. Cuống lá kép dài 4-7 cm, có gai.

Cụm hoa mọc đầu cành, gồm 3-10 tán, cuống dài 3-4 cm. Hoa nhỏ, mẫu 5, màu trắng lục, lá đài không rõ, cánh hoa hình tam giác. Nhị 5, chỉ nhị mảnh; bầu dưới, 2 ô.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

3

Quả mọng, hình cầu dẹt, mang vịi tồn tại, đường kính khoảng 2,5 mm. Khi chín màu đen, có 2 hạt.

Tồn cây có tinh dầu thơm.

Mùa hoa: tháng 9-11. Mùa quả tháng 12-1 năm sau [11].

Bộ phận dùng: Vỏ rễ, vỏ thân, lá đã phơi hay sấy khơ của cây Ngũ gia bì gai [11], [19]. Trong nghiên cứu này, chúng em sử dụng thân cây Ngũ gia bì gai.

<i><b>1.1.4. Thành phần hóa học </b></i>

Ngũ gia bì gai chứa acid 3α, 11α- dihydroxy-23-oxylup-20-en-28-oic, acid 24-nor-11α-hydroxy-3-oxolup-20-en-28-oic, acid 24-nor-3α, 11α-hydroxylup-20-en-25-oic, acid 3α-11α-dihydroxylup-20-en-28-oic và acid 3α, 11α-23-trihydroxylup-20-en-28-oic, nevadensin, taraxerol; tinh dầu gồm hơn 60 thành phần, trong đó các chất chính là α-pinen, sabinen, terpinen-4-ol, β-pinen và p-cymen [11]. Tác giả Pongtip Sithisarn (2014) đã phân tích được thành phần chính trong

<i>các mẫu rễ cây Ngũ gia bì gai là các dẫn xuất của acid caffeoylquinic bao gồm acid </i>

chlorogenic, cynarin, acid 3,5-dicaffeoylquinic, acid 1,4-dicaffeoylquinic và acid 4,5-dicaffeoylquinic [32].

Huaqian Wang và cộng sự (2015) đã xác định được thân và lá của Ngũ gia bì

<i>gai có chứa acid chlorogenic, acid isochlorogenic A, acid isochlorogenic C, và rutin </i>

[34].

Dong-Li Li, Xi Zheng và cộng sự (2015) đã tìm ra hai triterpenoid mới là acid acantrifoic C và acid acantrifoic D [25].

Zefeng Chen, Shupeng Cheng và cộng sự (2021) đã phân tích được thành phần dịch chiết ethyl acetat của Ngũ gia bì gai có chứa lượng lớn rutin, acid chlorogenic, acid isochlorogenic A và acid isochlorogenic C [17].

Ling - Yun Cai, Feng – Shiang Shi, Xia Gao tiến hành định tính bằng phản ứng hóa học cho thấy trong Ngũ gia bì gai có chứa anthranquinone, coumarin, flavonoid, saponin, đường khử, polyphenol, polysaccharid và acid amin; nồng độ các nhóm hợp chất như polyphenol, polysaccharid, flavonoid có nhiều hơn ở lá so với thân, rễ [15].

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

4

<i><b>1.1.5. Tác dụng – Công dụng </b></i>

- Ngũ gia bì gai có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, ngồi ra cịn kích thích tâm thần; tăng cường tác dụng gây co giật của strychnin [11]. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng terpenoid từ dịch chiết ether dầu hỏa và ethyl acetat của Ngũ gia bì gai có tác dụng chống ung thư [25]; polyphenol từ dịch chiết ethyl acetat của Ngũ gia bì gai có tác dụng chống viêm trên chuột thực nghiệm [32].

- Theo kinh nghiệm dân gian, Ngũ gia bì gai là một vị thuốc bổ, làm mạnh gân xương, thấp khớp, lưng gối mỏi đau [11].

<i><b>1.1.6. Tiêu chuẩn đã công bố về dược liệu Ngũ gia bì gai </b></i>

Theo DĐVN V, tiêu chuẩn dược liệu Ngũ gia bì gai [1] như sau:

<i>Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu đã công bố của dược liệu Ngũ gia bì gai </i>

rộng 0,5 cm đến 1 cm, dày khoảng 1 mm đến 3 mm. Mặt ngồi có lóp bần mỏng, màu vàng nâu nhạt có một số đoạn rách nứt, đê lộ lớp trong màu nâu thầm. Mặt cắt ngang lởm chởm. Vị chát nhẹ, giòn, hơi xốp. Mùi thơm nhẹ.

2 Vi phẫu Nhiều tế bào mơ cứng hình chữ nhật hoặc hình nhiều cạnh màu vàng nhạt, thành rất dày, ống trao đổi rõ, đứng riêng lẻ hoặc tụ lại từng đám. Sợi thành dày, có ống trao đổi rõ. Mảnh bần với tế bào hình nhiều cạnh, thành dày, màu vàng nhạt. Tế bào mơ mềm hình nhiều cạnh, thành mỏng, chứa nhiều hạt tinh bột nhỏ hình nhiều cạnh, đơn hoặc kép. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai, có đường kính 12 µm đến 40 µm.

lên nhau thành dãy xuyên tâm đều đặn. Tầng phát sinh bần lục bì gồm một lớp tế bào hình chữ nhật. Mô mềm gồm những tế bào thành mỏng, hình dạng méo mó. Trong mơ mềm vị rải rác có ống tiết và tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Sợi mô cứng

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

5

xếp thành từng đám rải rác theo một vòng không liên tục giữa ranh giới mô mềm và libe. Vùng libe dày có các tia tủy xuyên tâm. Tầng sinh libe-gỗ.

4 Định tính Phương pháp sắc ký lớp mỏng. - Bản mỏng: Silica gel G.

- Dung môi khai triển: n – Butanol – ethanol – dung dịch amoniac (7:2:5). [Dung dịch amoniac: Trộn 1 thể tích amoniac đậm đặc (TT) với 3 thể tích nước].

- Dung dịch thử. Ngâm 0,5 g bột dược liệu với 5 ml ethanol 80 % (TT), đun trong cách thủy khoảng 15 phút, lọc lấy phần dịch trong.

- Dung dịch đối chiếu: Hòa tan acid oleanolic chuẩn trong cloroform (TT) để được dung dịch chứa 0,5 mg/ml.

- Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl dung dịch thử và 10 µl dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phun dung dịch vanilin 1 % (TT) trong hỗn hợp đồng thể tích methanol (TT) và acid phosphoric (TT). sấy bản mỏng ở 120 °C khoảng 5 phút. Quan sát dưới ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử xuất hiện 3 vết màu tím trong đó có 1 vết cùng giá trị màu và cùng Rf với vết của acid oleannolic trên sắc ký đồ của dung

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

6

Theo một số nghiên cứu, người ta chỉ ra rằng trong lá và rễ của Ngũ gia bì gai có chứa acid chlorogenic (CGA) [17], [32], [34], nên trong khóa luận này em tổng quan về CGA và các phương pháp định lượng CGA bằng HPLC.

<b>1.2. Tổng quan về CGA </b>

<i><b>1.2.1. Công thức hóa học </b></i>

<i>Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của acid chlorogenic </i>

- Công thức phân tử: C<small>16</small>H<small>18</small>O<small>9</small>

- Trọng lượng phân tử: 354, 31 g/mol

- Tên khoa học theo hệ thống IUPAC: (1S,3R,4R,5R)-3-[(E)-3-(3,4- dihydroxyphenyl) prop-2-enoyl] oxy-1,4,5-trihydroxycyclohexane-1-carboxylic acid

- Tên khác: 3-O-Caffeoylquinic acid

3-(3,4-Dihydroxycinnamoyl) quinic acid 3-Caffeoylquinic acid

(E)-chlorogenic acid [39].

<i><b>1.2.2. Tính chất vật lý </b></i>

- Acid chlorogenic (CGA) là chất rắn, dạng bột màu trắng hoặc hơi ngả vàng, tan được trong nước và trong dung môi hữu cơ như ethanol, methanol, dimethyl sulfoxyd, dimethylformamid. Đây là một chất khá bền vững, điều kiện bảo quản tốt nhất là 4 °C [10].

- Nhiệt độ nóng chảy: 205 – 209 °C; Độ hịa tan: 40 mg/mL ở 25 °C [40].

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

7

<i><b>1.2.3. Tác dụng dược lý </b></i>

- CGA là một trong những hợp chất có nhiều trong tự nhiên, nhất là cà phê và trà xanh. Nó mang hoạt tính sinh học quan trọng, đóng vai trị như chất chống oxy hóa, chống viêm kháng khuẩn, chống viêm, bảo vệ một số cơ quan của cơ thể [29].

- Nghiên cứu của Lin Li, Congping Su và cộng sự (2020) đã chỉ ra rằng CGA có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, béo phì và tiểu đường loại 2 [26].

- Zaixiang Lou, Hongxin Wang và cộng sự (2011) đã đánh giá tác dụng kháng khuẩn của CGA. Kết quả cho thấy CGA ở khoảng nồng độ từ 20 – 80 µg/ml ức chế hiệu quả sự phát triển của tất cả mầm bệnh vi khuẩn được thử nghiệm; do CGA có khả năng làm tăng tính thấm màng tế bào vi khuẩn, can thiệp vào quá trình tổng hợp nucleotid của vi khuẩn [28].

- Hongkang Zhu, Wenhao Jjang (2022) đã nghiên cứu tác động của CGA trên chuột bị tổn thương gan do rượu thông qua hệ vi sinh vật đường ruột. Nồng độ alanine aminotransferase (ALT), aspartate aminotransferase (AST), lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), cholesterol toàn phần (TC) và triglycerid (TG) trong huyết thanh tăng ở những con chuột được cho uống ethanol đã được cải thiện khi dùng CGA. Đồng thời, CGA cũng thúc đẩy sản xuất n – butyric (một acid béo giúp duy trì tính tồn vẹn của hàng rào ruột) gấp 3 lần so với thông thường và làm gia tăng các vi khuẩn có lợi cho đường ruột [38].

- Shuai Huang, Lu-Lu Wang (2019) nghiên cứu đánh giá tác dụng chống ung thư của CGA. Các tế bào ung thư được điều trị bằng CGA cho thấy tỷ lệ tăng sinh, khả năng di cư, xâm lấn và sản xuất ATP của ty thể giảm; CGA chỉ biệt hóa tế bào ung thư, khơng ảnh hưởng đến tế bào thường; nó ức chế sự phát triển ung thư gan và ung thư phổi ở những con chuột mang khối u và ngăn chặn sự phát triển khối u mới ở những con chuột đang mang khối u [23].

Với rất nhiều kết quả khả quan về tác dụng dược lý, CGA được coi là một chất tiềm năng để tiếp tục nghiên cứu và phát triển trong tương lai.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

8

<i><b>1.2.4. Một số đề tài nghiên cứu định lượng CGA bằng HPLC </b></i>

Trên thế giới đã có một số nghiên cứu định lượng CGA trong dược liệu bao gồm cả phương pháp truyền thống cũng như phương pháp hiện đại. Dưới đây là một số đề tài nghiên cứu định lượng CGA bằng HPLC:

<i>Bảng 1.2. Một số đề tài nghiên cứu định lượng CGA bằng HPLC </i> - Pha động: Nước chứa 0,1 % acid phosphoric (kênh A) và ACN (kênh - Kết quả: Thời gian lưu pic CGA trong dược liệu Ké đầu ngựa khoảng 10,2 phút. Hàm lượng CGA trong dược liệu Ké đầu ngựa thu hái tại Việt Nam nằm trong khoảng từ 0,057

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

- Kết quả: Hàm lượng CGA tìm thấy

<i>trong nụ hoa Kim ngân (Lonicera </i>

<i>japonica), lá Tía tơ đất (Melissa officinalisa) và hạt cà phê (Coffea </i>

- Kết quả: Thời gian lưu pic CGA trong mẫu Ngũ gia bì chân chim

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

- Kết quả: Thời gian lưu pic CGA trong mẫu cà phê rang là 5,09 phút.

- Kết quả: Thời gian lưu pic CGA trong mẫu cúc hoa là 18 phút; hàm lượng CGA trong các mẫu cúc hoa khoảng 0,152 – 0,301 %.

[6]

Các nghiên cứu trên chỉ ra rằng CGA thường được phát hiện ở bước sóng từ 320 – 350 nm; hệ dung môi pha động thường là hỗn hợp ACN và nước chứa acid phosphoric 0,1 %. Tùy vào mẫu cây nghiên cứu mà tỷ lệ pha động và thời gian lưu của pic CGA sẽ khác nhau, kết quả hàm lượng CGA trong mẫu cây cũng sẽ khác nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

11

<b>CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>2.1.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Đối tượng nghiên cứu: Thân, cành mang hoa, lá của cây Ngũ gia bì gai có tên

<i>khoa học Eleutherococcus trifoliatus (L.) S.Y.Hu) được thu hái tại huyện Sìn hồ, </i>

tỉnh Lai Châu. Mẫu tươi gồm hoa, lá, thân cây tươi dùng xác định tên khoa học, làm tiêu bản vi phẫu thân cây. Mẫu khô cung cấp bởi thầy lang người dân tộc Dao được sấy khô ở nhiệt độ 70 - 80<small>0</small>C, bảo quản trong túi PE. Mẫu khô dùng trong nghiên cứu vi học bột, định tính, định lượng. Thời điểm thu hái: từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2022.

<i><b>2.1.2. Dung mơi, hóa chất, chất chuẩn </b></i>

<b>STT </b>

<i><b>2.1.3. Thiết bị nghiên cứu </b></i>

- Cân phân tích Sartorius TE214S của Nhật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

12

- Cân kỹ thuật Sartorius TE3102S của Nhật. - Tủ sấy ETROLAB của Đức.

- Máy siêu âm Branson.

- Thiết bị cô quay chân không Etrolab. - Cân đo độ ẩm MA 150 Sartorius. - Bếp điện Trung Quốc.

- Kính hiển vi BIO BASE. - Bộ dụng cụ sắc ký lớp mỏng.

- Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao Hitachi.

- Các dụng cụ thủy tinh khác dùng trong phân tích.

<i><b>2.1.4. Địa điểm – Thời gian nghiên cứu </b></i>

- Địa điểm nghiên cứu: Bộ môn Dược Liệu, Bộ mơn Hóa Dược, Bộ mơn Lý Sinh; Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên.

- Thời gian nghiên cứu: 11/2022 – 07/2023.

<b>2.2. Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu nghiên cứu </b>

<i><b>2.2.1. Đặc điểm hình thái dược liệu Ngũ gia bì gai </b></i>

- Quan sát dược liệu thân Ngũ gia bì gai bằng cảm quan ở ánh sáng thường. Mơ tả phân tích màu sắc, hình dạng, kích thước, thể chất, mùi vị [3].

- Chỉ tiêu nghiên cứu: Mơ tả đặc điểm hình thái dược liệu.

<i><b>2.2.2. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu và vi học bột của Ngũ gia bì gai </b></i>

<i>2.2.2.1. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu </i>

Tiến hành làm tiêu bản vi phẫu thân Ngũ gia bì gai bằng phương pháp tẩy nhuộm kép theo Tài liệu thực tập Dược liệu 2 [4] (Phụ lục 1.1).

- Chỉ tiêu nghiên cứu: Mô tả và chụp ảnh các đặc điểm vi phẫu thân Ngũ gia bì gai.

<i>2.2.2.2. Đặc điểm vi học bột </i>

Tiến hành làm tiêu bản bột thân Ngũ gia bì gai bằng phương pháp giọt ép theo Tài liệu thực tập Dược liệu 2 [4] (Phụ lục 1.2).

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

13

- Chỉ tiêu nghiên cứu: Chụp ảnh và mô tả đặc điểm điển hình của các thành phần có trong tiêu bản bột dược liệu thân Ngũ gia bì gai.

<i><b>2.2.3. Định tính sơ bộ thành phần hóa học của Ngũ gia bì gai </b></i>

<i>2.2.3.1. Định tính bằng phản ứng hóa học thường quy </i>

Xác định các nhóm hợp chất thiên nhiên (saponin, tanin, đường khử, polysaccharid, acid amin, acid hữu cơ, flavonoid, coumarin, chất béo, steroid, caroten, anthranoid, alcaloid, glycosid tim) có trong thân Ngũ gia bì gai bằng các phản ứng hóa học thường quy theo trong sách Dược liệu học [2] (Phụ lục 1.3).

- Chỉ tiêu nghiên cứu: Xác định sự có mặt của các hợp chất có trong dược liệu Ngũ gia bì gai.

<i>2.2.3.2. Định tính bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng</i>

Tiến hành theo Phụ lục 5.4, DĐVN V [1] như sau:

- Chuẩn bị dịch chiết dược liệu: Ngâm 5 g dược liệu trong 50 ml methanol trong 24 giờ, lọc lấy dịch chiết, đem cô bớt dung môi để thu được dịch chiết đậm đặc.

- Bản mỏng silicagel GF<small>254</small>, cho các bản mỏng vào tủ sấy và sấy ở 105 - 110 °C trong 30 phút để hoạt hóa.

- Chuẩn bị bình khai triển, khảo sát để tìm hệ dung mơi thích hợp. Một số hệ dung mơi thường dùng để tách tốt các hợp chất polyphenol [22], [31] như:

Chloroform - methanol (9:1) Toluen - ethyl acetat (7:3)

n-butanol – acid acetic – nước (4:1:5)

Ethyl acetat - acid acetic - acid formic – nước (137:11:11:26)

Sau khi triển khai sắc ký , lấy bản mỏng ra khỏi bình, đánh dấu mức dung môi, làm bay hơi dung môi còn đọng lại trên bản mỏng rồi soi vết dưới đèn UV với bước sóng 254 nm và 366 nm. Sử dụng TT natri hydroxyd 10 % để phun hiện màu. Quan sát các vết xuất hiện, tính giá trị Rf hoặc Rr.

Chỉ tiêu nghiên cứu: Xác định sơ bộ sự có mặt của nhóm hợp chất polyphenol có trong thân Ngũ gia bì gai.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

14

<i><b>2.2.4. Xác định độ ẩm, tro tồn phần, tro khơng tan trong acid, tạp chất </b></i>

<i>2.2.4.1. Độ ẩm </i>

- Sử dụng cân đo độ ẩm MA 150 Sartorius: cân chính xác 1 g bột dược liệu thân Ngũ gia bì gai, khởi động máy và đọc kết quả khi máy dừng [1].

- Chỉ tiêu nghiên cứu: Xác định độ ẩm của dược liệu thân Ngũ gia bì gai.

<i>2.2.4.2. Tro toàn phần </i>

Tiến hành theo DĐVN V [1] như sau:

- Lấ y một chén sứ nung tới đỏ trong 30 phút. Để nguội trong bình hút ẩm rời cân. Lấ y khoảng 1,000 g mẫu thử rải đều vào chén nung, sấ y 1 giờ ở 100 – 105 ºC rồi đem nung trong lò nung ở 600 ± 25 ºC đến khối lượng không đổi (nung trong 6 giờ). Sau mỗi lần nung, lấ y chén nung cùng cắn tro để nguội trong bình hút ẩm rời cân.

- Tỷ lệ % tro toàn phần (X %) của dược liê ̣u được tính theo cơng thức:

Trong đó: m: Khối lượng tro toàn phần (g); M: Khối lượng mẫu thử (g);

a: Độ ẩm mẫu thử; độ ẩm mẫu thử là 9,53 %.

- Chỉ tiêu nghiên cứu: Xác định hàm lượng tro toàn phần của dược liệu thân Ngũ gia bì gai.

<i>2.2.4.3. Tro khơng tan trong acid</i>

Tiến hành theo DĐVN V [1] như sau:

- Cho 25 ml dung di ̣ch acid hydrocloric 2M vào tro tồn phần, đun sơi 5 phút, lọc để tập trung những chất không tan vào một giấy lo ̣c không tro, rửa bằ ng nước nóng rời đem nung ở 600 ± 25ºC đến khối lượng không đổi (nung trong 4 giờ).

- Tỉ lệ % tro không tan trong acid của dược liê ̣u được tính theo cơng thức sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

15

Trong đó: m: Khối lượng tro không tan trong acid (g); M: Khối lượng mẫu thử (g);

a: Độ ẩm mẫu thử; độ ẩm mẫu thử là 9,53 %.

- Chỉ tiêu nghiên cứu: Xác định hàm lượng tro không tan trong acid của dược liệu thân Ngũ gia bì gai.

<i><b>2.2.5. Định lượng CGA trong dược liệu Ngũ gia bì gai </b></i>

Hàm lượng CGA trong dược liệu thân Ngũ gia bì gai được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) với chất chuẩn CGA. Phương pháp

<i>định lượng được tiến hành theo các bước như sau: </i>

Bước 1: Chuẩn bị dung dịch thử và dung dịch chuẩn

- Dung dịch thử: Cân chính xác 1 g bột dược liệu thân Ngũ gia bì gai cho vào bình nón, thêm chính xác 20 ml dung dịch acid formic 5 % trong methanol 50 %. Chiết xuất bằng phương pháp siêu âm trong 40 phút, rút dịch chiết, lọc qua màng lọc 0,45 µm được dung dịch thử.

- Dung dịch chuẩn CGA: Cân chính xác khoảng 11,7 mg chất chuẩn CGA, chuyển vào bình định mức 50 ml, định mức đến vạch mức bằng methanol 50 %, thu được dung dịch chuẩn có nồng độ chính xác khoảng 234 µg/ml. Từ dung dịch này tiến hành pha loãng bằng methanol 50 % theo các tỷ lệ khác nhau để thu được các dung dịch chuẩn có nồng độ nhỏ hơn đem phân tích.

Bước 2: Khảo sát điều kiện sắc ký

Tham khảo các nghiên cứu về định lượng CGA trong dược liệu bằng phương pháp HPLC [6], [9], [10], trong nghiên cứu này chúng em lựa chọn các điều kiện tiến hành sắc ký như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

16

Đánh giá về thời gian lưu (t<small>R</small>), độ phân giải (R<small>S</small>), và hệ số đối xứng (A<small>S</small>). R<small>S</small>

≥ 1,5; A<small>S</small> nằm trong khoảng 0,8 – 1,5; trên cơ sở kết quả khảo sát lựa chọn các điều kiện sắc ký thích hợp.

Bước 3: Thẩm định phương pháp định lượng CGA trong dược liệu thân Ngũ gia bì gai

Sau khi lựa chọn được các điều kiện sắc ký, tiến hành thẩm định phương pháp định lượng CGA trong dược liệu thân Ngũ gia bì gai theo hướng dẫn của

<b>hướng dẫn của AOAC [12]. Các tiêu chí cần thẩm định gồm có: tính thích hợp hệ </b>

thống, độ đặc hiệu, độ tuyến tính, độ lặp lại, độ đú ng, giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ).

a, Độ đặc hiệu của phương pháp

Là khả năng đánh giá một cách rõ ràng chất cần phân tích khi có mặt các thành phần khác như tạp chất hoặc các chất cản trở khác. Trong sắc ký lỏng hiệu năng cao, độ đặc hiệu thể hiện trên sắc ký đồ thu được từ mẫu chuẩn, mẫu thử và mẫu trắng, pic của chất cần phân tích tách hoàn toàn với các pic tạp. Trên sắc ký đồ mẫu trắng phải khơng xuất hiện pic có thời gian lưu tương ứng với thời gian lưu của mẫu chuẩn.

- Cách xác định: Tiến hành chạy sắc ký dung dịch chuẩn CGA, dung dịch thử và mẫu trắng với chương trình đã lựa chọn. Ghi lại các thông số thời gian lưu và diện tích pic.

Thời gian lưu pic CGA của dung dịch chuẩn, dung dịch thử phải tương đương nhau. Pic CGA trong mẫu thử phải tách hoàn toàn với các pic khác trong nền mẫu.

b. Tính thích hợp hệ thống

- Là phép thử nhằm đánh giá độ ổn định của tồn hệ thống phân tích bởi các yếu tố như máy móc, thiết bị.

- Cách xác định: Tiến hành sắc ký 6 lần liên tiếp một dung dịch chuẩn CGA đã chuẩn bị ở trên. Ghi lại các giá trị thời gian lưu, diện tích pic. Tính tương thích hệ thống được biểu thị qua độ lệch chuẩn tương đối RSD của các đáp ứng phân tích. Yêu cầu các giá trị thời gian lưu, diện tích pic có RSD ≤ 2 %.

c. Khoảng tuyến tính

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

17

- Khoảng tuyến tính của một phương pháp phân tích: Là khoảng nồng độ ở đó có sự phụ thuộc tuyến tính giữa tín hiệu đo được và nồng độ chất phân tích.

<i>- Đường chuẩn: Là đường biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính giữa đại lượng đo </i>

được và nồng độ các chất phân tích. Đánh giá đường chuẩn dựa vào giá trị R<small>2</small> và độ chệch các điểm nồng độ dùng xây dựng đường chuẩn (Δ). Yêu cầu: 0,99 ≤ R<sup>2</sup> ≤ 1.

- Cách xác định: Tiến hành sắc kí các dung dịch chuẩn có nồng độ thay đổi và khảo sát sự phụ thuộc của tín hiệu đo được và nồng độ. Vẽ đồ thị thuộc giữa tín hiệu và nồng độ, sau đó quan sát sự phụ thuộc cho đến khi khơng cịn tuyến tính. Việc xác định khoảng tuyến tính thường được khảo sát bắt đầu từ giới hạn định lượng (điểm thấp nhất) và kết thúc là giới hạn tuyến tính (điểm cao nhất).

d. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ)

<i>- Giới hạn phát hiện (LOD – Limit of Detection): Là nồng độ thấp nhất của </i>

chất phân tích mà hệ thống phân tích cịn cho tín hiệu phân tích, khác có ý nghĩa với tín hiệu mẫu trắng hay tín hiệu nền nhưng chưa thể định lượng được.

<i>- Giới hạn định lượng (LOQ – Limit of Quantitation): Là nồng độ tối thiểu </i>

của một chất có trong mẫu thử mà ta có thể định lượng được bằng phương pháp khảo sát và cho kết quả có độ chính xác mong muốn.

- Sử dụng hàm Linest trong Excel để xác định δ, sau đó tính được giá trị LOD và LOQ theo công thức dưới đây:

LOQ = 3,3. LOD (kl/tt) Trong đó:

+ δ: xác định từ độ lệch chuẩn của tập hợp các giá trị b của đường chuẩn + a: hệ số góc của đường hồi quy tuyến tính (y=ax+b) giữa nồng độ - đáp ứng của chất cần phân tích

e. Độ lặp lại

- Độ lặp lại của phương pháp là mức độ gần nhau của các giá trị riêng lẻ của các phép đo lă ̣p lại và được biểu diễn bằng độ lệch chuẩn SD (Standard Deviation) hay độ lệch chuẩn tương đối RSD (%).

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

18

- Cách xác định: Cân 1 g dược liệu chiết siêu âm trong 20 ml dung dịch acid formic 5 % trong MeOH 50 %. Tiến hành định lượng 6 lần riêng biệt trên một mẫu dược liệu và tính tốn độ lệch chuẩn tương đối; theo AOAC yêu cầu RSD ≤ 5,3 % đối với chất phân tích có hàm lượng trong mẫu ≥ 0,01 % [13].

f. Độ đúng

- Độ đú ng của phương pháp là khái niệm chỉ mức độ gần nhau giữa các giá trị trung bình của kết quả thử nghiệm và giá trị thực hoặc giá trị được chấp nhận là đúng.

- Cách xác định: Lấy 2 ml dịch chiết Ngũ gia bì gai (1,001 g dược liệu chiết siêu âm trong methanol 50 %) vào 7 ống nghiệm riêng biệt. Trong đó:

+ Ống 1 khơng thêm chuẩn.

+ Ống 2, 3, 4 hút 2 ml dd chuẩn 18,7 µg/ml vào, lắc đều. + Ống 5, 6, 7 hút 2 ml dd chuẩn 37,4 µg/ml vào, lắc đều. + Ống 8, 9, 10 hút 2 ml dd chuẩn 55,1 µg/ml vào, lắc đều.

- Lọc qua màng lọc 0.45 µm thu được các dung dịch tiêm sắc ký. - Độ thu hồi được tính như sau:

Trong đó: Ctc: Nồng độ chất phân tích trong mẫu thử thêm chuẩn (µg/ml). Ct: Nồng độ CGA trong mẫu thử (µg/ml).

Cc: Nồng độ chuẩn thêm (lý thuyết) (µg/ml).

Đem định lượng CGA trong mẫu thêm chuẩn và mẫu không thêm chuẩn bằng HPLC, mỗi mức thêm chuẩn được làm lặp lại 3 lần và lấy kết quả trung bình; theo AOAC yêu cầu độ thu hồi là 90 – 107 % đối với chất phân tích có hàm lượng trong mẫu ≥ 0,01 % [13].

Bước 4: Sau khi phương pháp thẩm định đạt yêu cầu, áp dụng quy trình định lượng đã xây dựng để xác định hàm lượng của CGA trong dược liệu thân Ngũ gia bì gai. - Tiến hành: Cân 2,015 g bột NGBG chiết siêu âm trong 20 ml dung dịch acid formic 5 % trong MeOH 50 %. Lọc thu được dịch chiết mẫu thử, đem định lượng 3 lần riêng biệt.

- Hàm lượng CGA trong mẫu thử được tính tốn theo cơng thức sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

19

Trong đó: X: Hàm lượng CGA trong mẫu thử (%)

C: Nồng độ CGA tính từ đường chuẩn (µg/ml) P: Độ tinh khiết của mẫu chuẩn (98 %)

m: Khối lượng dược liệu (g)

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

20

<b>CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả mơ tả đặc điểm hình thái dược liệu </b>

<i>Hình 3.1. Cành non (A) và cành già (B) của cây Ngũ gia bì gai </i>

<i>Hình 3.2. Dược liệu thân Ngũ gia bì gai </i>

Hình 3.1A và 3.1B là ảnh chụp đoạn cành Ngũ gia bì gai lúc non và già. Thân cây tiết diện trịn có nhiều gai, thân già nâu sần sùi, thân non nhỏ hơn màu xanh. Lá kép chân vịt, mọc so le, gồm 3-5 lá chét dài khoảng 4-6 cm. Lá hình bầu dục hoặc thn, gốc tròn, đầu nhọn, dài 5 - 8 cm, rộng 2 - 4 cm, lá chét giữa lớn hơn. Mép lá khía răng cưa, gân lá có gai, 2 mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng. Cuống lá kép dài 4 - 7 cm, có gai tiếp giáp giữa cuống lá và thân. Cụm hoa tán kép, mọc trên

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

21

các nách lá, mỗi tán kép có 3-10 tán đơn; cuống tán kép dài 2 - 4 cm; cuống hoa dài 1 - 2 cm. Bao hoa có 5 bộ phận, nhẵn. Bầu nhụy 2 lá noãn. Quả mọng.

Hình 3.2 là ảnh chụp thân Ngũ gia bì gai đã được rửa sạch, thái phiến, sấy khô: phiến chéo dài từ 2-5 cm, chiều rộng khoảng 2-3 cm, mặt cắt ngang phẳng; thể chất nhẹ, giòn, hơi xốp, mùi thơm nhẹ; bên ngoài là lớp bần mỏng, sần sùi màu nâu có gai, một số chỗ bị nứt, bên trong lõi màu nâu ngà vàng.

Mẫu tươi đã được Bộ môn Thực vật, trường Đại học Dược Hà Nội xác định

<i>tên khoa học là Eleutherococcus trifoliatus (L.) S.Y.Hu), họ Nhân sâm (Araliaceae) </i>

(Phụ lục 2). Mẫu đã được ép tiêu bản khô và tiêu bản được lưu trữ tại bộ môn Dược liệu, Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên.

<i>Hình 3.3. Mẫu thân được ép tiêu bản khô lưu tại Bộ môn Dược liệu </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

22

<b>3.2. Kết quả xác định đặc điểm cấu tạo giải phẫu và vi học bột </b>

<i><b>3.2.1. Đặc điểm vi phẫu thân </b></i>

<i>Hình 3.4. Vi phẫu thân Ngũ gia bì gai </i>

<i>1 - Bần; 2 - Mơ dày; 3 - Ống tiết tinh dầu; 4 - Tinh thể calci oxalat; 5 - Mô mềm vỏ; 6 - Mô cứng; 7 - Libe cấp 2; 8 - Tia ruột; 9 - Tầng phát sinh libe – gỗ; 10 - Gỗ cấp 2; </i>

<i>11 - Gỗ cấp 1; 12 - Mô mềm ruột </i>

Vi phẫu cắt ngang thân của Ngũ gia bì gai có tiết diện trịn, từ ngồi vào trong có các đặc điểm: Bần (1) gồm 3-5 hàng tế bào ngồi cùng hình chữ nhật, xếp thành dãy xun tâm đều đặn, lớp tế bào ngoài cùng thường bị bong rách. Mơ dày góc (2) gồm 5-6 hàng tế bào ngay dưới lớp bần, các góc tế bào dày lên, xếp xít nhau bắt màu hồng đậm. Mô mềm vỏ (5) gồm những tế bào vách mỏng, hình dạng méo mó; trong mơ mềm vỏ rải rác có ống tiết (3) và tinh thể calci oxalat (4) hình cầu gai; tế bào mơ cứng (6) xếp thành từng đám rải rác theo một vòng không liên tục giữa ranh giới mô mềm và libe. Libe cấp 2 (7) xếp thành vòng cung, giữa các bó libe có các tia ruột (8) xuyên tâm xuống tận gỗ cấp 2 (10), giữa các bó libe và gỗ là tầng sinh libe - gỗ (9). Mạch gỗ cấp 2 to, hình trịn hoặc gần trịn. Gỗ cấp 1 (11) hình vịng cung, nằm bên trong gỗ cấp 2. Mơ mềm ruột (12) ở trong cùng là các tế bào vách mỏng xếp xít nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

23

<i><b>3.2.2. Đặc điểm bột dược liệu </b></i>

<i>Hình 3.5. Đặc điểm vi học bột thân Ngũ gia bì gai </i>

<i>1 – Mảnh bần; 2 – Mảnh mô mềm; 3,4,5 – Mảnh mạch; 6 – Đám tế bào mô cứng 7 - Sợi; 8 – Tinh thể Calci oxalat </i>

Bột màu trắng xám, mịn, mùi thơm, khơng vị. Soi trên kính hiển vi thấy: mảnh bần với tế bào hình nhiều cạnh, thành dày, xếp thành dãy xuyên tâm, màu vàng nhạt (1); Mảnh mơ mềm với tế bào hình đa giác, thành mỏng (2); Mảnh mạch gồm 3 loại mảnh mạch (3, 4, 5); Tế bào mô cứng hình chữ nhật hoặc hình nhiều cạnh màu vàng nhạt, thành rất dày, ống trao đổi rõ, đứng riêng lẻ hoặc tụ lại từng đám (6); Sợi thành dày, có ống trao đổi rõ (7); tinh thể calci oxalat hình cầu gai (8), có đường kính 12 µm đến 40 µm.

<b>3.3. Kết quả định tính sơ bộ thành phần trong cây</b>

<i><b>3.3.1. Định tính bằng phản ứng hóa học </b></i>

- Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất trong thân Ngũ gia bì gai bằng phản ứng hóa học được trình bày ở bảng 3.1 dưới đây:

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

24

<i>Bảng 3.1. Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất trong thân Ngũ gia bì gai </i>

Phản ứng tăng huỳnh quang dưới ánh sáng tử ngoại trong môi trường kiềm

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

25

Nhận xét: Kết quả định tính sơ bộ cho thấy thân cây Ngũ gia bì gai có chứa đường khử, polysaccharid, acid amin và polyphenol. Dịch chiết thân Ngũ gia bì gai cho phản ứng dương tính với sắt (Ⅲ) clorid 5 % và chì acetat 10 %, đều là 2 phản ứng đặc trưng định tính nhóm hợp chất polyphenol.

<i><b>3.3.2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng </b></i>

- Sau khi khảo sát các hệ dung mơi khác nhau, nhóm nghiên cứu thấy rằng hệ dung môi toluen – ethyl acetat – acid formic – methanol với tỉ lệ 4:6:0,5:1 và TT natri hydroxyd 10 % là phù hợp để tách các hợp chất polyphenol có trong thân Ngũ gia bì gai.

- Kết quả thu được sắc ký đồ như sau:

</div>

×