Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BÀI DỰ THI CHÍNH LUẬN BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG: PHÁT HUY VÀ VẬN DỤNG SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.22 KB, 16 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<small>BỆNH VIỆN QUÂN Y 103</small>

<b><small>KHOA GÂY MÊ</small></b>

<b>TÁC PHẨM</b>

<b><small>PHÁT HUY VÀ VẬN DỤNG SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍMINH TRONG TÌNH HÌNH MỚI</small></b>

<small>Hà Nội, năm 2024</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>PHÁT HUY VÀ VẬN DỤNG SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯTƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG TÌNH HÌNH MỚI</b>

<i>Thể loại: Tạp chí in</i>

<i>Tóm tắt bài viết: Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời, phát triển đã hơn 175 nămvới bao thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn mang trong lịng nó những giá trị bềnvững khơng thể bác bỏ, đó là: Phát triển; Chủ nghĩa nhân đạo triệt để; Phươngpháp biện chứng duy vật và quan niệm duy vật về lịch sử; Học thuyết giá trị thặngdư, hình thái kinh tế - xã hội, CNXH. Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn làthế giới quan, phương pháp luận khoa học cho chúng ta nhận thức và giải quyếtnhững vấn đề thực tiễn của thế giới đương đại; xây dựng CNXH và thực hiện sựnghiệp đổi mới thành công. Thời gian gần đây, một số nhà nghiên cứu phương Tâyvà một bộ phận cán bộ, đảng viên trong nước cho rằng, trong thời đại ngày nay,chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã lỗi thời. Bởi vậy, chúng ta khôngthể xây dựng được một xã hội mới tốt đẹp, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng và văn minh trên nền tảng của học thuyết lỗi thời đó. Câu hỏi đặt ra là, chủnghĩa Mác-Lênin có thật là đã lỗi thời khơng khi xem xét dưới mọi bình diện, từ ýnghĩa khoa học, mục tiêu xã hội đến ý nghĩa thực tiễn? Làm thế nào để phát huyvà vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiệnthực tiễn của đất nước ta và trong tình hình mới?</i>

<i>Từ khóa: Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Phát huy, vận dụng</i>

sáng tạo

<b>NỘI DUNG</b>

Kẻ thù tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lênin dè bỉu rằng chủ nghĩa Mác -Lênin không phải là một học thuyết khoa học mà là một giáo điều giống như kinh thánh mà những người cộng sản phải học thuộc lòng vận dụng ở mọi nơi. Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin không thể phát triển, sẽ đi vào ngõ cụt. Điều này hồn

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

tồn khơng có căn cứ. Chúng ta đều biết, ngay khi C.Mác và Ph.Ăngghen còn sống, các kẻ thù tư tưởng của các ông cũng đã nói như vậy. Ngay từ năm 1887, trong một bức thư gửi một nữ sĩ người Mỹ bà Phlo-ren-xơ Ken-li-vi-sne-vét-xcai-a, Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Lý luận của chúng tôi là lý luận của sự phát triển, chứ không phải là một giáo điều mà người ta phải học thuộc lịng và lắp lại một cách máy móc”. V.I.Lênin sau này cũng khơng ít lần nhắc nhở những người cộng sản Nga rằng: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống. Chúng tôi nghĩ rằng những người xã hội chủ nghĩa ở Nga đặc biệt cần phải tự mình phát triển hơn nữa lý luận của Mác, vì lý luận này chỉ đề ra những nguyên lý chỉ đạo chung, cịn việc áp dụng ngun lý ấy thì xét riêng từng nơi, ở Anh không giống ở Pháp, ở Pháp không giống ở Đức, ở Đức không giống ở Nga”. Chính vì vậy mà V.I.Lênin đã bổ sung nhiều luận điểm lý luận so với thời đại của C.Mác, Ph.Ăngghen. Hồ Chí Minh rất nhiều lần căn dặn, nhắc nhở cán bộ, đảng viên học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là “phải học tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta”; “Học để mà làm”. Đồng thời, Hồ Chí Minh đã bổ sung nhiều luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin cho phù hợp tình hình thực tiễn Việt Nam, chẳng hạn như: cách mạng ở thuộc địa có thể nổ ra trước cách mạng ở chính quốc; đảng cộng sản khơng chỉ đại biểu cho lợi ích của giai cấp cơng nhân, giai cấp nông dân và nhân dân lao động mà cịn đại biểu cho lợi ích của cả dân tộc; thực hiện liên minh cơng - nơng - trí ở Việt Nam,v.v.. Những đảng cộng sản chân chính đã vận dụng, bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp điều kiện thực tiễn của mỗi nước. Điều đó chứng tỏ phát triển là một giá trị bền vững của

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

chủ nghĩa Mác - Lênin. Chính vì vậy mà chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn tồn tại và phát triển. Nhờ phát triển mà chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn tồn tại, chính sự tồn tại lại đòi hỏi chủ nghĩa Mác - Lênin phải được phát triển.

<i>Chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là học thuyết khoa học trang bị cho ta phương phápluận nhận thức đúng đắn xu thế của chủ nghĩa tư bản hiện đại.</i>

Với phương pháp biện chứng, thế giới quan duy vật, lý luận hình thái kinh tế-xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng từ trong lòng của chủ nghĩa tư bản nhất định sẽ nảy sinh những điều kiện, tiền đề về khoa học, kinh tế, vật chất, kỹ thuật và nguồn nhân lực cho sự ra đời của một xã hội mới tốt đẹp hơn - đó là CNXH, chủ nghĩa cộng sản. Các nước tư bản hiện đại có sự tăng trưởng kinh tế và có sự phát triển về nhiều mặt. Những thành tựu này chính là thành tựu của nhân loại tồn tại dưới chủ nghĩa tư bản. Đây không phải là thành tựu của riêng chủ nghĩa tư bản. Hơn nữa, đúng như một nhận định của một giáo sư người Anh: “Những nước tư bản hiện đại là kết quả của một lịch sử nô dịch, diệt chủng, bạo lực và bóc lột một cách ghê tởm”. Chủ nghĩa tư bản ngày nay đạt nhiều thành tựu về kinh tế, khoa học-công nghệ, giáo dục nhưng chủ nghĩa tư bản không bao giờ giải quyết được một cách triệt để những vấn đề bất cơng xã hội, đói nghèo của một bộ phận dân cư, kiểm soát vũ khí, hủy hoại mơi trường tự nhiên,v.v.. Bởi do lợi ích của giai cấp thống trị không cho phép họ giải quyết một cách triệt để những vấn đề này.

<i>Chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho những ngườicộng sản trong lựa chọn con đường, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội.</i>

Ngay từ cuối 1845 đầu 1846, C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một ý tưởng mà hiện thực phải tuân theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

phong trào ấy là do những tiền đề hiện đang tồn tại đẻ ra”. Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin có vai trò là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho những người cộng sản lựa chọn, tìm tịi con đường xây dựng CNXH trên đất nước của mình. Những con đường, biện pháp ấy phải được tìm thấy từ trong thực tiễn mỗi quốc gia, dân tộc, chứ không thể tìm từ một ý tưởng nào đó rồi bắt hiện thực khn theo. Chính phương pháp luận này là do chủ nghĩa Mác - Lênin mang lại. Do vậy, với phương pháp luận này những người cộng sản chân chính sẽ vận dụng sáng tạo, thành cơng những ngun lý của chủ nghĩa Mác - Lênin vào nhận thức mơ hình và con đường xây dựng CNXH trên q hương của mình.

<i>Chủ nghĩa Mác - Lênin trang bị cho những người cộng sản Việt Nam phương phápluận khoa học để thực hiện đổi mới thành công.</i>

Nhờ vận dụng đúng đắn thế giới quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút kinh nghiệm từ cải tổ của Liên Xô, quán triệt tốt quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa đổi mới, ổn định và phát triển. Đồng thời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xây dựng được mơ hình CNXH Việt Nam với tám đặc trưng bản chất; tám phương hướng xây dựng CNXH và chín mối quan hệ lớn cần giải quyết. Đồng thời, Đảng Cộng sản Việt Nam còn đứng vững trên lập trường chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giải quyết tốt nhiều vấn đề thực tiễn nảy sinh như xóa thế bao vây cấm vận, mở rộng đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân có điều kiện; chú trọng xây dựng đảng về đạo đức; phát triển kinh tế tư nhân như một động lực quan trọng của nền kinh tế; xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN,v.v.. Nhờ vậy, sự nghiệp đổi mới của Việt Nam đạt nhiều thành tựu rất đỗi tự hào. Những thành tựu này có nhiều nguyên nhân, trong có có nguyên nhân Đảng Cộng sản Việt Nam đã kiên trì, kiên quyết trên nền tảng chủ nghĩa Mác

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giải quyết đúng đắn những vấn đề thực tiễn nảy sinh.

Như vậy, có thể khẳng định, thực tiễn có nhiều đổi thay, khoa học, cơng nghệ có nhiều đột phá, phong trào cách mạng có nhiều biến động nhưng bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn giữ nguyên giá trị. Có thể có những luận điểm riêng biệt nào đó do thực tiễn đổi thay phải được bổ sung, phát triển nhưng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn giữ nguyên giá trị khoa học, cách mạng bền vững. Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho chúng ta nhận thức và giải quyết những vấn đề thực tiễn của thế giới đương đại; xây dựng CNXH và thực hiện sự nghiệp đổi mới vì CNXH.

Thành cơng vang dội của công cuộc đổi mới, mở cửa ở Việt Nam và Trung Quốc đã bổ sung thêm những yếu tố mới về đường lối, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội đối với các nước đang thực hiện quá độ “rút gọn” lên chủ nghĩa xã hội. Thành công đó cịn khẳng định tính nhất qn của chủ nghĩa Mác khơng có nghĩa là áp dụng nó một cách giáo điều, máy móc. Chủ nghĩa Mác cần được vận dụng một cách khoa học, sáng tạo trong điều kiện lịch sử mới. Sự sáng tạo trong ứng dụng. Bổ sung, hoàn thiện chủ nghĩa Mác cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới là con đường đúng đắn để bảo vệ và kiên định theo chủ nghĩa Mác. Trong trường hợp Việt Nam, thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là kể từ năm 1986 khi Việt Nam thực hiện cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, khẳng định việc thực hiện sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin phù hợp với điều kiện văn hóa, xã hội cụ thể của Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn

Chúng ta phải khẳng định rằng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội là kết quả trực tiếp từ việc Người tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin, Hồ Chí

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Minh đã vận dụng sáng tạo nó vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, một đất nước có nền văn hóa phương Đơng lâu đời. Chúng ta có thể thấy điều đó một cách cụ thể trong nhiều lập luận của Người, trong đó Người nói về việc vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin và kinh nghiệm nước ngoài vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.

Cái quý giá nhất Hồ Chí Minh tìm thấy ở chủ nghĩa Mác là phương pháp biện chứng. Người khẳng định phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác là thế giới quan khoa học, là vũ khí cách mạng mang lại hạnh phúc cho nhân loại. Phương pháp này đã giúp Người áp dụng được những nguyên lý phổ quát vào những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Mọi giáo điều và cơ chế đều xa lạ với phương pháp biện chứng. Người chỉ ra rằng “Mác xây dựng giáo lý của mình trên nền tảng của một triết lý lịch sử nhất định, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Châu Âu là gì? Đó khơng phải là tồn bộ nhân loại”. Nhờ phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác, Hồ Chí Minh đã giải quyết khéo léo mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại, cá nhân và xã hội, lý luận và thực tiễn trong quá trình phát triển. Người nhận thấy sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc cơ bản của phương pháp biện chứng Mác. Hồ Chí Minh viết “khi nhấn mạnh tầm quan trọng của lý luận, đồng chí Lênin đã nhiều lần nhắc đến lý luận cách mạng không phải là giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động cách mạng; lý thuyết không phải là một cái gì đó cố định và cứng nhắc mà hồn tồn sáng tạo; lý luận phải khơng ngừng được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ thực tiễn sống động… cụ thể hóa chủ nghĩa Mác - Lênin cho phù hợp với mọi hoàn cảnh, điều kiện cụ thể”. Người chỉ ra rằng “tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là tìm hiểu tinh thần ứng xử với mọi công việc, với mọi người và với chính bản thân mình… học tập là cần thiết để hành động. Lý thuyết phải đi đôi với thực hành. Việc học không nên chỉ để học vẹt hay trang trí”.

Hồ Chí Minh phê phán hai khuynh hướng sai lầm trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin một cách máy móc: xu hướng giáo điều phớt lờ thực tiễn và xu

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

hướng đánh giá quá cao kinh nghiệm và do đó thách thức lý thuyết. Hồ Chí Minh viết “Một số đồng chí khơng sẵn sàng tìm hiểu thực tiễn cách mạng Việt Nam. Họ không hiểu rằng chủ nghĩa Mác Lênin là kim chỉ nam cho hành động chứ không phải Kinh Thánh. Vì vậy, việc họ làm là học thuộc lịng một số câu nói của Mác, Lênin để lừa gạt mọi người. Cũng có một số đồng chí chỉ nhấn mạnh vào kinh nghiệm cá nhân. Họ không hiểu rằng lý thuyết là rất quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng… Cả hai khuynh hướng đều sai lầm. Sai lầm nhất là xu hướng giáo điều vì nó lừa dối mọi người bằng cách sử dụng câu nói của Mác và Lênin”. Hồ Chí Minh ln nhắc nhở các thế hệ trẻ bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác một cách sáng tạo cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện lịch sử của mỗi dân tộc, nhất là các dân tộc ở phương Đông. Người viết “Dù sao, không thể cấm bổ sung các cơ sở lịch sử bằng cách thêm vào đó những tài liệu mà Mác khơng thể có được ở thời của mình” và cần phải “suy nghĩ lại chủ nghĩa Mác về mặt cơ sở lịch sử của nó và củng cố chúng”. Vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng muốn lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi, tránh sai sót, dị đường thì cần học hỏi kinh nghiệm các nước anh em và vận dụng một cách sáng tạo. Đồng thời, cần đẩy mạnh việc trau dồi, giáo dục chủ nghĩa Mác Lênin để vận dụng các quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin để tổng kết những nét đặc sắc phù hợp với điều kiện của nước ta. Làm như vậy chúng ta có thể dần dần nắm bắt quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam và vạch ra những đường lối, bước đi cụ thể cách mạng xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình nước ta. Vì vậy, cần phải học lý luận, phát huy trình độ lý luận chung của Đảng, trước hết là của đội ngũ cán bộ chủ chốt của Đảng. Vì vậy Hồ Chí Minh ln quan tâm đến tính phổ quát của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng Người cũng yêu cầu vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin. Chính sự sáng tạo này sẽ dẫn dắt sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đến thắng lợi, tránh được những thất bại do chủ nghĩa giáo điều và cơ chế gây ra.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Hồ Chí Minh cho rằng con người là gốc rễ của cách mạng. Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ ta “nhớ rằng nhân dân là chủ. Nhân dân là nước, cán bộ chúng ta là cá. Tất cả quyền lực và sức mạnh của chúng ta đều dựa vào vào nhân dân”. “Chính phủ là đầy tớ của nhân dân. Những gì chính phủ làm là để đạt được mục tiêu duy nhất, mục tiêu đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Vì vậy chính quyền nhân dân phải ln dành ưu tiên cao nhất cho lợi ích của người dân. Chúng ta nên làm những gì có lợi cho dân và tránh những gì có hại cho dân”. Những quyền mà người Việt Nam có được là quyền được sống, quyền được được hạnh phúc và tự do. Mong muốn duy nhất của Người là “làm sao mang lại tự do, độc lập trọn vẹn cho nhân dân. Và loại tự do và độc lập như vậy nên được mọi người hưởng thụ giống như cách mọi sinh vật tận hưởng ánh sáng của Mặt trời”. Người khẳng định: "Tơi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".

Đối với câu hỏi “Chủ nghĩa xã hội là gì?”. Hồ Chí Minh viết “Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của người dân”. Vì vậy chủ trương của Đảng và Chính phủ là quan tâm tối đa đến đời sống nhân dân “Nếu nhân dân đói thì Đảng và Chính phủ có tội; nếu dân khơng đủ quần áo, Đảng và Chính phủ có tội, dân khơng được tiếp cận với giáo dục thì Đảng và Chính phủ có tội, nếu người dân mắc bệnh thì Đảng và Chính phủ có tội”. “Đảng đấu tranh để làm gì? Để con người có đủ cơm ăn, chỗ ở và được tự do. Mỗi đảng viên đấu tranh vì điều gì? Để mọi người có thức ăn, chỗ ở và cũng được tự do. Như vậy, chủ nghĩa xã hội đối với Hồ Chí Minh trước hết là vấn đề sinh kế của nhân dân, hay giải quyết những nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Nếu khơng có những giải pháp phù hợp cho những nhu cầu đó thì việc xây dựng chủ nghĩa xã hội là vô nghĩa và nhân dân sẽ không quan tâm đến chủ nghĩa xã hội. Như Hồ Chí Minh đã nói với cán bộ của mình “với cái bụng trống rỗng, người ta sẽ không chú ý đến những gì

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

bạn nói, bất kể bạn có nói chuyện hấp dẫn như thế nào”. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là mang lại phúc lợi, giáo dục và hạnh phúc cho nhân dân “Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu, chủ nghĩa xã hội trước hết là giải phóng người lao động khỏi đói nghèo, mang lại việc làm, phúc lợi và hạnh phúc cho nhân dân”.

Dự thảo báo cáo rà soát xây dựng Đảng, Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng trình Đại hội XIII khẳng định sự kiên định của Việt Nam và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, là kim chỉ nam cho Đảng ta xây dựng đường lối, lãnh đạo cách mạng nước ta giành nhiều thắng lợi. Chỉ khi tiếp cận và nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là Luận cương về dân tộc và thuộc địa của Vladimir Ilyich Lênin, Hồ Chí Minh mới tìm ra con đường cứu nước. Khi đó, Người đã thốt lên rằng “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!” Khi chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Người khẳng định: “Trong vô số học thuyết, chủ nghĩa hiện nay, chủ nghĩa Mác-Lênin là đúng đắn nhất, cách mạng nhất”. Việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn ở Việt Nam và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với các phong trào lao động, yêu nước. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong quá trình tự phát triển, lãnh đạo cách mạng đất nước và nhìn nhận thực tế, ngay từ Đại hội VII, Đảng ta đã đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào nền tảng tư tưởng của mình, nhấn mạnh “tư tưởng Chủ tịch nước là kết quả của việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin đối với điều kiện thực tiễn của đất nước và trên thực tế đã trở thành tài sản tinh thần quý giá của Đảng và dân tộc ta.” Đối với cách mạng và con người Việt Nam, chủ nghĩa Mác - Lênin đi cùng với hệ tư tưởng Hồ Chí Minh và ngược lại.

Trong hơn 90 năm lãnh đạo cách mạng đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh khi xây dựng

</div>

×