Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

THẾ CHIẾN 1 VÀ HÔN NHÂN Ở PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 12 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

THẾ CHIẾN 1 VÀ HÔN NHÂN Ở PHÁP

<small>HỒNG VĂN DŨNG*</small>

<i><b>Tóm tắt: Các mặt của đời sống kinh tế, chính trị, quân sự đã được các sử gia, các </b></i>

<i>nhà kinh tế đề cập nhiều về thời kỳ chiến tranh; tuy nhiên, những tác động của của chiến tranh đến thiết chế gia đình và hơn nhân ít được biến đến. Trong thế kỷ thứ 20, nước Pháp đã trải qua nhiều cuộc chiến dù sự dấn thân là khác nhau, sẽ dẫn đến những hậu quả khác nhau. Dù đã có những thống kê tương đối cụ thể về chiến tranh nhưng cũng phải đợi nhiều năm sau thì các nhà sử học, nhân khẩu học và xã hội học mới đánh giá được những tác động của chiến tranh đến hôn nhân và gia đình. Nhân dịp trịn 100 năm Thế chiến 1 kết thúc, bài viết tổng hợp và phân tích những diễn biến về hôn nhân đã diễn ra trong giai đoạn này như số lượng các vụ kết hôn sụt giảm, tuổi kết hôn giữa vợ và chồng được rút ngắn, những chính sách như luật kết hôn ủy quyền hay các chính sách nhằm giúp đỡ các gia đình có con ngồi mặt trận mà nước Pháp ban hành để củng cố thiết chế hôn nhân và thiết chế gia đình. </i>

<i><b>Từ khóa: hơn nhân, Thế chiến 1, gia đình, Pháp. </b></i>

<i>Nhận bài:10/11/2018 Gửi phản biện:15/11/2018 Duyệt đăng: 17/12/2018 </i>

<b>1. Đặt vấn đề </b>

Chiến tranh Thế giới lần I được coi là một trong những sự trầm cảm lớn nhất của nhân loại về số lượng người chết và những ảnh hưởng lâu dài đến thế hệ tương lai. Điều này tác động đến rất nhiều gia đình, làm cho tuổi kết hơn tăng lên và giảm tỷ lệ sinh đẻ. Tình hình này thêm vào bối cảnh kinh tế và xã hội làm cho tình hình thêm phức tạp. Chiến tranh tác động rất lớn đến phụ nữ góa do phải đối mặt với cuộc sống khi khơng cịn người chồng. Hơn nhân là một giai đoạn quan trọng để duy trì thiết chế gia đình và tái sản sinh xã hội. Nhân kỷ niệm tròn 100 năm kết thúc Thế chiến lần I, không biết bao nhiêu tác giả, tác phẩm phân tích và tổng kết những mất mát mà cuộc chiến gây ra về con người cũng như tinh thần. Những thông tin này đã được hầu hết độc giả Việt Nam nắm bắt. Tuy nhiên, tác động của Thế chiến đến lĩnh vực hôn nhân thì độc giả Việt Nam vẫn chưa được biết. Bài viết nhằm làm sáng tỏ những hệ lụy/tác động của cuộc chiến này, cố gắng phân tích bối cảnh những mất mát về người, những chính sách được triển khai, những lo âu của những nhà lập pháp cũng như người dân, những cặp vợ chồng hay những người yêu nhau, sự bền vững của thiết chế hôn nhân cũng như của thiết chế gia đình.

Lấy trường hợp nước Pháp trong bối cảnh Thế chiến I làm chủ đề phân tích, bài viết phân tích bối cảnh, số lượng mất mát dân sự và quân sự, cộng với những mất mát của các

<small> </small>

<i><small> Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

thế hệ sinh ra và lớn lên đúng vào thời điểm Thế chiến I xảy ra. Thế hệ này đã mất mát rất nhiều. Trước tình hình đó, các nhà lập pháp đã đưa ra luật hôn nhân ủy quyền (mariage par procuration) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lính chiến đấu vì tổ quốc có hạnh phúc riêng nhằm bảo vệ thiết chế hôn nhân, cũng như chiến lược đảm bảo số lượng người có thể để phục vụ cho cuộc chiến mà trong giai đoạn đó người ta khơng biết khi nào kết thúc. Đến ngày nay, các nhà nhân khẩu học hay xã hội học có nhiều tư liệu hơn để phân tích những mất mát và tác động của cuộc chiến này.Vì cuộc chiến đã gây ra nhiều mất mát về người, đặc biệt là nam giới, ngày xưa các nhà nhân khẩu học khi nghiên cứu về hôn nhân đã bỏ qua việc là để kết hơn thì phải có hai người (hai giới), cho nên tỷ lệ kết hôn ở nam giới ở mức cao trong khi tỷ lệ này ở nữ giảm, song song với đó là tỷ lệ độc thân tăng cao. Trong thời gian này và một số năm sau khi cuộc chiến kết thúc, số lượng các cuộc kết hôn giảm, số trẻ em sinh ra ít đi mà sự chênh lệch về tuổi kết hôn giữa vợ và chồng cũng giảm, thậm chí xuất hiện tỷ lệ vợ bằng và nhiều tuổi hơn chồng gia tăng.

Bài viết làm sáng tỏ thực trạng hôn nhân trong thời chiến, tác động của chiến tranh đến hôn nhân cũng như những chính sách đối phó với chiến tranh của các cơ quan chức năng của Pháp để duy trì thiết chế hơn nhân và gia đình trong cuộc chiến tranh mà người ta thực sự chưa biết rõ khi nào kết thúc.

<b>2. Thế chiến 1 và hôn nhân </b>

Hôn nhân là một thiết chế xã hội quan trọng. Nghiên cứu về hôn nhân giúp chúng ta hiểu được sự năng động của cá nhân, gia đình và xã hội. Khi nghiên cứu về hơn nhân các tác giả chú ý nhiều đến nhân tố tuổi kết hơn. Có nhiều yếu tố tác động đến tuổi kết hôn (kéo dài thời gian đi học, yếu tố hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, yếu tố chiến tranh…). Chúng tơi chỉ nhấn mạnh xem xét đến yếu tố chiến tranh tác động như thế nào đến tuổi kết hôn hay hiện tượng hôn nhân và nhân tố chiến tranh có ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào? Nghiên cứu hôn nhân trước chiến tranh, trong chiến tranh và sau chiến tranh giúp chúng ta hiểu được tính đều đặn hay ngắt quãng của tỷ suất hôn nhân, nguyên nhân và đặc biệt thái độ và hành vi của người dân đối với vấn đề hôn nhân khi họ phải đối diện với những sự kiện lớn đau thương, nó cũng gắn liền với tình trạng xã hội của thời đại đó và các luồng di cư của dân số.

<i><b>2.1. Những thay đổi về nhân khẩu-xã hội </b></i>

Nhờ vào những cơng trình của những nhà sử học và nhân khẩu học, sau nhiều tranh luận và con số thống kê của các tổ chức ( Michel Huber, Antoine Prost, l‟Armée de Terre…) người ta có thể ước tính được những mất mát trong chiến tranh Thế chiến I. Trong cuộc chiến này, khoảng 74 triệu người được huy động và khoảng 10 triệu người chết. Ở Pháp, trên 7.9 triệu người lính trong quân đội thì 1.5 triệu người chết trong cuộc chiến hay 6 tháng sau khi chiến tranh kết thúc 1.5 triệu người chết, những mất mát này được coi như một cuộc “thảm sát” (hécatombe) (Héran, 2014). Không dừng lại ở đó, Francois Héran (2014) đã chỉ ra và phân tích một cuộc “tàn sát” khác là tử vong trẻ em vào thời kỳ đó (mortalité infantine).

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Đã từ rất lâu rồi châu Âu mới mất mát nhiều đến vậy (biển máu), có lẽ từ Cuộc chiến 30 năm (Guerre de Trente ans (1618-1648)). Jay Winter (2012) tương đối hóa số người mất khoảng 10 triệu người, và khoảng 10 triệu người di cư sang Thế giới mới (Nouveau Monde) vào thập kỷ trước cuộc chiến (Dẫn theo Heran, 2014).

Vậy tổng số nạn thân của hai cuộc “thảm sát” này như thế nào?

Héran (2014) đưa ra một sự so sánh khác, đó là tử vong trẻ em (mortalité infantile), ngày nay ở Pháp, chỉ 1% dân số chết trước năm 20 tuổi. So với 1 thế kỷ trước, thế hệ tuổi 20 vào năm 1914 thì tỷ lệ này là 26% đối với nữ và 28% đối với nam; trước đó thế hệ sinh năm 1869 lên đến 37% vào tuổi 20.

Trường hợp rất khác biệt là trường hợp “lớp 1914” (classe 1914), thế hệ nam giới 20 tuổi vào năm 1914, sinh năm 1894 hay còn được gọi là “những người của năm 14”. Thế hệ này mất 28% trước chiến tranh do tử vong trẻ em và vị thành niên và chiến tranh mất thêm 24%, tỷ lệ mất cao nhất trong mọi lớp thế hệ được huy động trong cuộc chiến. Cuộc thảm sát thứ 2 giết chết 1/3 những người còn sống sót sau cuộc thảm sát thứ nhất. Như vậy, nếu tính cả hải cuộc thảm sát thì vào năm 1918, hai cuộc “thảm sát” này đã giết chết 52% nam giới sinh năm 1914 (Héran, 2017). Thế hệ này có 320.000 người. thế hệ năm 1917 được huy động ít bị tác động hơn do thời gian kéo dài cuộc chiến ngắn. Điều này cũng kéo theo tuổi thọ trung bình giảm 11 năm.

<b>Ảnh hưởng của chiến tranh lên độ tuổi trung bình. </b>

<b>Các nhà nhân khẩu học thường có hai cách tính: Vào một thời điểm (đối với 1 năm nào đó) và sau một thời gian nào đó (nghiên cứu longitudinal đối với 1 thế hệ). Đối với </b>

phương pháp thứ 1, nếu tính từ năm 1913-1915, tuổi thọ trung bình sụt chỉ 3% với nữ giới từ 53,5 năm xuống 51,7 năm, nhưng lại giảm 46% ở nam giới, từ 49,4 năm xuống 26,6

<b>năm. Đối với phương pháp thứ 2, tức là theo dõi số phận của những thế hệ thực, những </b>

thế hệ bị tác động nhiều nhất là thế hệ nam giới 1894 và 1895. Họ chỉ đạt tuổi thọ trung bình là 37,6 năm trong khi mà họ có thể đạt 48,3 năm nếu khơng có chiến tranh. Tức là bị rút gọn xuống 11 năm; mức giảm 22 % nhưng 2 lần ít hơn 46%. Bởi vì những người cịn

<b>sống mà một số đạt 100 tuổi vào năm 1994-1995 do những tiến bộ về tuổi thọ. </b>

<b>Các hệ quả về lâu dài </b>

Chiến tranh gây ra sự gia tăng số lượng những người hóa. Phụ nữ góa trước năm 1914 đã nhiều, do tỷ lệ tử vong ở nam giới vượt trội. 1/5 phụ nữ góa ở độ tuổi 45 và 50, ½ khi vượt lên trên lứa tuổi này. Tỷ lệ ở độ tuổi này là khơng thay đổi, nhưng nó tăng gấp đơi số phụ nữ góa trong độ tuổi 25-44: 10% năm 1920 so với 5% năm 1913. Có khoảng 2,4 triệu phụ nữ góa trong thời bình cộng với 500.000 góa do chiến tranh. Thế chiến cũng biến khoảng 1 triệu trẻ em trở thành trẻ mồ côi. Chiến tranh cũng làm giảm số trẻ em sinh ra hàng năm ở Pháp từ 800.000 xuống 400.000. Nhìn chung, điều này gây ra hai hệ quả, đây là những mất mát không thể bù đắp và khắc phục được.

- Già hóa dân số bị tăng tốc, biến nước Pháp thành nước có tuổi già nhất trên thế giới vào năm 1939, ngày nay vị trí này thuộc về Nhật Bản.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

- 1.5 triệu người chết, với nhiều người góa, hơn 3 triệu người bị thương trong đó 1/3 là thương binh, mất hơn 500.000 trẻ em không được sinh ra mỗi năm.

<b>Lớp người nào cũng có nỗi đau riêng </b>

Nếu tính cả những mất mát dân sự về con người trong cuộc chiến này khoảng 12%, thường là người trẻ. Theo số liệu thống kê, số lượng dân sự chết trong cuộc Thế chiến I được ước tính khoảng 180.000, tương đương 12% tổng số người chết trong cuộc Đại chiến (Héran, 2017). Lớp thế hệ 1914 không quen thiện chiến như các lớp 1911-1912-1913 vì họ đã phục vụ trong quân đội từ 3 năm; thế hệ này bị sốc trong những tháng đầu tiên và bị động viên trong suốt cuộc chiến.

<i><b>2.2. Luật về hôn nhân ủy quyền </b></i>

Câu chuyện tình yêu trong chiến tranh như thế nào? Khi chiến tranh diễn ra, các cặp vợ chồng hay những người đang yêu bắt đầu một mối quan hệ đặc biệt của quan hệ vợ chồng hay quan hệ tình yêu. Khi chiến tranh nổ ra cũng đồng nghĩa với lời kêu gọi tổng động viên và điều này cũng có nghĩa xảy ra những chia ly. Từ lúc chia tay, xa nhau, chờ tin mới; những mối quan hệ, những cảm xúc như ngoại tình, bỏ rơi, phản bội xuất hiện.

Ngay cả khi đoàn tụ, dù là tạm thời trong thời gian nghỉ phép hay chính thức khi chiến tranh kết thúc thì sau một giai đoạn chia ly, họ có sự khác biệt do kinh nghiệm chiến tranh khác nhau, kéo theo sự tan rã và ly hôn. Khi nghiên cứu về lịch sử vợ chồng trong chiến tranh thường người ta gắn với nỗi đau do chia ly, sự chờ đợi và mất mát. Chiến tranh được đồng hóa với sự đoạn tuyệt kép của tình yêu:

- Chiến tranh làm tan vỡ các mối quan hệ thầm kín, liên cá nhân và thường làm đảo lộn các câu chuyện tình và thường bị gắn vào một thảm họa tình cảm (catastrophe sentimentale).

- Chiến tranh đặt thiết chế gia đình vào sự nguy hiểm vì nó ngăn cản các đôi kết hôn và sinh con; như vậy là đặt nền Cộng hòa vào sự nguy hiểm và đây được coi là một “thảm họa vợ chồng/người chồng” (catastrophe maritale).

Tuy nhiên, đối với một số người lại là giai đoạn (4 năm) mà họ tận dụng để lập gia đình. Nhìn chung, có một vài mơ hình kết hơn thời chiến tranh.

- Cưới vội/cưới chạy trước khi ra mặt trận; cưới nhanh chóng khi về phép; chờ đợi đám cưới khi người lính trở về; hay cưới từ xa, được gắn bó bằng hơn nhân ủy quyền (union par procuration).

Hình thức cưới ủy quyền này rất đặc biệt và có lẽ chỉ tồn tại trong thời chiến. Các nhà lập pháp ý thức được những gián đoạn mà cuộc chiến gây ra và những mất mát lớn (cuộc thảm sát) của những tháng đầu tiên, nên họ thông qua luật cho phép hôn nhân ủy quyền (mariage par procuration) hay hôn nhân từ xa (marriage à distance) đối với những người được động viên.

Luật này có hiệu lực ngày 4/4/1915 và được thông qua trong một giai đoạn ngắn. Nguồn gốc của Luật này được tóm tắt như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

- Ngày 8/2/1915, Edouard Herriot đã thỉnh cầu Bộ trưởng Tư pháp trên tờ Le Journal cho phép hôn nhân ủy quyền của những người lính. 10 ngày sau khi xuất bản bài viết này, cỗ máy nghị viện bắt đầu hoạt động và Aristide Briand trình dự án luật. Nhiều khi tình trạng chiến tranh buộc phải đưa ra những giải pháp nhanh chóng. Thượng viện thơng qua luật ngày 18/3 năm 1915 sau một cuộc thảo luận ngắn và các đại biểu Hạ viện cũng thông qua ngày 1/4/1915. Từ ngày trình dự án luật 18/2/1915 và việc áp dụng ngày 4/4/1915 chưa đầy 2 tháng.

- Sau đó, theo luật ngày 19/8/1915 mở rộng hơn nhân ủy quyền cho tù nhân và bằng luật ngày 30/3/1916 cho phép ly hôn từ xa (divorce à distance).

Đây là luật đặc biệt, tạm thời trong thời chiến và được nghị viện thơng qua nhanh chóng. Luật trao cho cặp vợ chồng vai trò quan trọng để cuộc chiến thành công, gắn kết mối liên hệ vợ chồng trong khi vắng mặt và chịu đựng khi ly tán, và thúc đẩy người đương thời suy nghĩ về ý nghĩa thiết chế hôn nhân. Luật này cũng đáp ứng nhu cầu của người lính trong các bức thư của họ.

Vậy hôn nhân ủy quyền là gì? Tổ chức cưới hỏi của những nhà quân sự và thủy thủ đang phục vụ quân ngũ khơng có mặt người chồng. Sự ủy quyền sẽ được ghi trên Giấy đăng ký kết hôn; Luật này cũng được áp dụng ở Algérie và các nước thuộc địa và kết hôn được đại diện bởi một người thay thế bằng ủy quyền đặc biệt.

Củng cố hôn nhân là một thách đố đạo đức, xã hội và tinh thần ái quốc. Khi chiến tranh xảy xa, những kế hoạch của người lính thay đổi. Dư luận mong muốn đơn giản hóa việc kết hôn và Luật về hôn nhân ủy quyền đáp ứng mong mỏi đó để vượt qua “thử thách chiến tranh”. Luật này đáp ứng sự phàn nàn của dư luận xã hội, lo âu khi chia ly và người lính tử trận; thể hiện sự chia sẻ, cảm thông của nhà lập pháp dành cho người lính. Hơn nữa, đây cũng là cách để duy trì thiết chế hôn nhân và rộng ra hơn nữa là thiết chế gia đình. Luật này có lợi ích kép: gắn kết nghĩa vụ ái quốc và nghĩa vụ đạo đức. Làm luật lên vợ chồng, cũng là tham dự chung vào chính sách của đất nước trong chiến tranh và đi đến thắng lợi. Luật này ra đời có nguy cơ làm mất cân đối tài chính cơng do phải lo cho một số lượng người góa quá lớn. Kết hợp giữa nghĩa vụ gia đình và nghĩa vụ quân sự. Kết hôn ủy quyền phải dựa trên nghĩa vụ và tình yêu và phải loại bỏ mọi toan tính lợi ích vật chất.

<b>Luật này làm nổi bật hơn nhân tự do </b>

Mơ hình hơn nhân là khơng có hơn nhân hợp pháp ngồi hôn thú được coi như một nghĩa vụ thiêng liêng (devoir sacré) đối với người đương thời. Hôn nhân là khuôn khổ duy nhất được thừa nhận đối với cuộc sống vợ chồng. Theo Jean Gaudemet (1987) thì vào đầu thế kỷ 20, sống chung tự do thường trong giới công nhân, nhưng là thiểu số (2006). Lúc đầu luật này dành cho những người đính hơn, sau đó lại dành cho những người trước đây đã sống chung với nhau. Như vậy, các nhà luật pháp một cách mâu thuẫn đã chấp nhận việc sự tồn tại song song giữa hôn nhân và sống chung.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Luật này cũng đặt ra một số vấn đề như hôn nhân là sự trao đổi song song sự đồng thuận, còn cưới ủy quyền ngầm hiểu sự ưng thuận của người chồng tương lai trước lễ cưới, và do đó trước sự đồng ý của người vợ tương lai. Tính song song ưng thuận khơng thể thực hiện được trong kết hôn/cưới ủy quyền gây được sự chú ý của người đương thời.

Hơn nhân chỉ có giá trị nếu các bên ưng thuận vào lễ cưới, vậy điều gì xảy ra nếu người chồng tương lại rút lại sự ưng thuận trước lễ cưới? hay người ấy tử trận? Trong những trường hợp này, xảy ra một số trường hợp: Đám cưới bị hủy bỏ nếu người chồng không thể đưa ra sự đồng ý trước lễ cưới. Cịn nếu người chồng chết mà người vợ khơng biết gì thì vẫn được cơng nhận và đứa con ra đời vẫn được coi là hợp pháp. Có thể nói đây là một kiểu hơn nhân bấp bênh (mariage précaire).

<b>Những cuộc kết hôn tư nhân dưới sự kiểm sốt cơng </b>

Kiểu dạng kết hơn này tước đi một phần tự do trong lễ cưới của vợ chồng: sự tự chủ của vợ chồng và sự tối thượng về hơn nhân, vì đặt hơn nhân của người lính dưới sự cho phép của Bộ (Bộ Tư pháp và Chiến tranh), mang tính kiểm sốt cao hơn là hơn nhân truyền thống. Vai trò quyết định chuyển từ cha mẹ sang cho hai Bộ là Tư pháp và Chiến Tranh (dưới sự bảo trợ và đỡ đầu). Hai bộ này có quyền “từ chối chính thức” do chiến tranh. Người lính chiến đấu vì Tổ Quốc thì cần phải được hưởng sự tự chủ tinh thần. Có sự tham gia của người thứ 3 làm cho bản chất của cuộc hôn nhân bị mất đi. Kiểu loại hôn nhân này phụ thuộc vào người được ủy quyền, việc hiện diện của người này ở buổi lễ là quan trọng, người này có thể không hiện diện (ốm, từ chối…). Người đương đại lo lắng về kiểu loại hình hơn nhân này.

<b>Làm mờ đi tính tập tục </b>

Hơn nhân ủy quyền đặt nghi lễ/tập tục và đặc tính trang trọng vào tình trạng lâm nguy. Lúc đầu, người được ủy quyền có thể là chị gái hoặc em gái của cơ dâu. Sau đó, bằng thông tư (circulaire) ngày 8/4/1915 hạn chế người được ủy quyền là đàn ông, tuổi từ 21 và khơng liên quan đến cơ dâu trên bình diện cấm đốn loạn ln.

<b>Mâu thuẫn trong sự lơ-gic khẩn chương </b>

Cặp vợ chồng phải biết được luật và tiến hành các bước cần thiết như xin và nhận được sự cho phép của các Bộ, ủy quyền và công bố kết hôn (publication des bans). Từ tháng 4/1915 - 4/1921, đã có 6.240 đám cưới, chiếm dưới 1% các cuộc kết hơn trong giai đoạn này.

Có sự chênh lệch giữa số đơn xin và đám cưới ủy quyền thực tế diễn ra, tỷ lệ đám cưới từ xa diễn ra đạt 71,5%. Xavier Dussac đưa ra một số giải thích sau: Sự từ chối từ các Bộ trưởng Chiến tranh và Tư pháp; người lính tranh thủ cưới khi về phép trong khi việc xin cưới được tiến hành hay từ bỏ kế hoạch kết hơn; người lính tử trận.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Có lẽ mọi thứ nằm ở giấy phép vì có thể những vợ chồng tương lai thích chờ đợi và tổ chức một đám cưới không bị làm mờ đi bởi ai đó. Cũng có thể khái niệm khẩn trương (notion d‟urgence), nó đưa ra ý nghĩa cho luật và giải thích luật được thơng qua nhanh, có thể cũng là một lý do.

Việc đòi hỏi kép giấy phép của hai Bộ bị coi như bước hạn chế về sự nhanh chóng. Maurice Bernard đề xuất kết hơn tuyên bố (mariage par declaration) nhưng không được chấp nhận, đây cũng là một kiểu hôn nhân từ xa. Điều này có nhiều cái lợi như khơng mất thời gian và công sức để làm các thủ tục cần thiết và; buổi lễ được tổ chức có sự hiện diện của cô dâu và những người làm chứng và không cần người đại diện, nhưng phải làm một văn bản đồng thuận và người officier đọc ở buổi lễ, điều này mang đến một hiệu quả kép, thời gian và tình cảm. Một bên ghế trống, như vậy tạo ra một tình cảm đặc biệt. Tuy nhiên, như vậy theo các nhà lập pháp, đơn giản hóa quá mức và chỉ dựa trên sự thỏa thuận của các bên, một hợp đồng thuần thiết tình cảm (consensual), và như vậy là thay đổi đặc tính của hơn nhân.

Sự khẩn cấp thắng thế sự hiệu quả, lờ đi sự khơng hồn thiện của luật và có thể đã khơng có thời gian suy nghĩ về tính phức tạp của các bước tiến hành. Thủ tục chậm chạp và việc mất đi ý nghĩa nghi thức của hôn nhân theo kiểu này làm giảm đi tính hiệu quả của luật.

Nhìn chung, luật này gặp rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng và tỏ ra thiếu hiệu quả, nhưng đó là một hành động cần thiết để đối phó với chiến tranh nhằm duy trì và củng cố thiết chế hơn nhân.

<b>3. Tình trạng kết hơn trong chiến tranh </b>

Sau khi đã trình bày một số thay đổi về nhân khẩu và ban hành luật về hôn nhân ủy quyền, chúng tôi sử dụng số liệu của tác giả Maurice Halbwachs (1935) nhằm làm nổi bật hôn nhân trong giai đoạn Thế chiến 1 diễn ra như thế nào. Tác động của chiến tranh đến tỉ suất hôn nhân ở Pháp trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất như thế nào?

Ở đây, tác giả Maurice Halbwachs chú ý đến số lượng người kết hôn trong những năm trước, trong và sau chiến tranh thế giới lần 1. Tác giả ghi nhận rằng tính thường kỳ của những cuộc hôn nhân giữa chàng trai và cô gái, giữa chàng trai và bà góa, ơng góa và cơ gái, và giữa những người góa với nhau. Sự ổn định này cịn được tìm thấy ở những cuộc hơn nhân được cho là rất bất bình thường, như những người đàn ông tuổi từ 30 đến 35 lấy những người phụ nữ từ 60-65 tuổi, từ năm này sang năm khác. Nói chung, tác giả ghi nhận sự ổn định này trong mọi lứa tuổi của cuộc hơn nhân. Tính thường kỳ trong số lượng các cuộc hôn nhân giữa những người đàn ông ở tuổi nào đó và phụ nữ ở tuổi nào đó có thể phải kéo theo 2 điều kiện: Thứ nhất, số lượng hôn nhân hay sự kết hợp có thể của mỗi lứa tuổi là giống nhau, tức là số lượng đàn ơng và đàn bà có thể kết hôn của mỗi lứa tuổi là khơng thay đổi. Thứ 2, trong mỗi nhóm tuổi, nhìn chung khuynh hướng hơn nhân vẫn như vậy.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Tác giả, dựa trên biểu đồ (đồ thị) mà M. Simiand tham khảo trình bày về tỷ lệ cô dâu chú rể kết hôn trong khoảng thời gian 1805-1930 ở Pháp, ghi nhận rằng từ năm 1805 đến trước đại chiến thế giới, dù có những biến động lớn về mặt kinh tế thì người ta kết hôn nhiều hơn vào thời kỳ phồn thịnh kinh tế và ít hơn vào thời kỳ khủng hoảng. Tuy nhiên, sự cấu thành theo tuổi của dân số khơng thay đổi nhanh như vậy mà nó vẫn tương đối ổn định trong một thời kỳ dài như vậy.

Tác giả đưa ra giả định rằng sau nhiều năm chiến tranh, một lượng lớn phụ nữ bị trắc trở trong hơn nhân. Người ta có thể nói rằng tất cả diễn ra như là dân số trong độ tuổi hơn nhân bị giảm, điều này có thể giải thích rằng số lượng đám cưới giảm. tuy nhiên, điều này là khơng chính xác, nếu như người ta khơng tính đến những người bị chết trong chiến tranh, dân số là không thay đổi, mà là một trở ngại, bây giờ ngăn trở trai gái có thể kết hơn. Cịn về khuynh hướng hơn nhân, khơng có gì chứng tỏ được khuynh hướng này giảm xuống vào lúc này, trong những nhóm này. Mà trái lại, có thể khuynh hướng này được tăng cường, do việc là khuynh hướng này đụng phải những rào cản. Nhưng cũng có thể là người ta cam chịu trước điều không thể, mà người ta quyết định kiên nhẫn: khi đó, khuynh hướng hôn nhân sẽ giảm. Bây giờ chúng ta hãy tính đến những cái chết do chiến tranh gây ra chủ yếu trong dân số là nam giới. Sau cuộc chiến, trong một dân số nữ nhiều hơn, có thể là mong muốn kết hơn cao hơn, do việc là người ta đã chờ đợi quá lâu, có thể do việc cạnh tranh khốc liệt hơn giữa các cơ gái đang tìm kiếm một tấm chồng. Nhưng cũng có thể là một phần dân số nữ từ chối hơn nhân một cách chính thức bởi vì chị em đã phải chờ đợi q lâu hay bởi vì chị em bị nản lịng do phải cạnh tranh gay go này. Còn về nam giới, đối với những người phục viên, hay những tầng lớp mới những người trẻ không tham gia vào cuộc chiến, bằng sự có mặt của một dân số nữ có tỷ lệ lớn hơn bình thường, người ta có thể tiên đốn rằng họ cũng có thể thơng qua một thái độ khác nếu có số đàn ông và phụ nữ bằng nhau (Maurice Halbwachs:6).

Ngay từ khi bắt đầu cuộc chiến năm 1914, tác giả theo dõi theo dõi số lượng đám cưới trong 77 tỉnh khơng bị chiếm đóng, ghi nhận số lượng và nhịp độ trong 7 tháng đầu năm 1914 giống như năm 1913. Tuy nhiên, sau khi tuyên chiến số lượng đám cưới giảm từ 17600 vào tháng 7 xuống còn 9600 vào tháng 8 và chỉ cịn 4300 vào tháng 9

Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy rằng số lượng người kết hơn sụt giảm nhanh chóng vào hai tháng ngay sau tuyên chiến, sụt giảm gần một nửa trong tháng 8 và hơn một nửa vào tháng 9, tương đối ổn định đến tháng 4 năm 1915, và tăng dần đến tháng 10 năm 1917, sau đó ổn đỉnh đến cuối năm 1918 và tăng nhanh chóng vào năm 1919.

Giải thích vấn đề về sự sụt giảm nhanh chóng nhưng khơng q nhanh vào tháng 8 năm 1914 so với tháng 7 liên quan đến “mong muốn hợp thức hóa một số cuộc hơn nhân và do đó cũng có thể đảm bảo cho phụ nữ và trẻ em quyền được thừa hưởng những trợ cấp sau nhập ngũ đã dẫn đến một số đám cưới được tổ chức vội vàng” (Halbwachs:7)

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Theo Halbwachs (1935) thì vào tháng 6 năm 1915, chế độ thường kỳ cho phép người lính được về thăm nhà được thiết lập, chính vì thế số lượng đám cưới đã tăng lên đến tháng 12 năm 1915. Ba tháng cuối cùng của tháng 12 năm 1917, chứng kiến việc tăng lên của số lượng người kết hôn do “các hoạt động quân sự giảm vào mùa đông nên việc cho phép kết hôn dễ dàng hơn”.

Dù đã ký hiệp ước đình chiến vào tháng 11 năm 1918, số lượng các cuộc hôn nhân vẫn giảm vào tháng 11 và 12, điều này được giải thích là việc chiến sự dừng lại nhưng những người được động viên vẫn chưa được về, nó làm thay đổi đột ngột điều kiện tồn tại và các luồng dân số như tù nhân trở về hay những người tị nạn và sự xáo trộn chung như vậy không dẫn đến việc tăng nhanh số lượng các cuộc hôn nhân. Vào năm 1919, việc giải ngũ được tiến hành đều đặn thì số lượng người kết hơn tăng lên nhanh chóng.

Việc giảm số lượng người kết hơn trong giai đoạn chiến tranh, theo tác giả là một

đã làm giảm mức sinh xuống còn 121/10000 dân, thay vì mức trung bình từ 155-160, và nâng lên 145 ngay năm 1871. Vào thời kỳ đó trong năm ở tình trạng bình thường, có 3 thời điểm trong năm có rất ít đám cưới: Tháng 2 và 3 tiếp sau lễ Phục sinh, hai tháng không quá tập trung là tháng 7 và 8, đây là thời kỳ thu hoạch mùa vụ và tháng 12 và hai tháng có nhiều đám cưới nhất là tháng 4 và tháng 10, nhưng chúng ta không thể ghi nhận sự bình thường này trong giai đoạn của cuộc chiến. Sau cuộc chiến, tác giả cũng ghi nhận việc tăng rất nhanh tần suất những cuộc tái hôn, ở những người phụ nữ mất chồng hay li dị, tỉ lệ tái hôn gần như tăng gấp đôi, so với trước chiến tranh; đối với những người đàn ông mất vợ, tỉ lệ này tăng gần 2/3. Tỷ lệ những chàng trai lấy các cô gái thuộc nhóm tuổi cao hơn rất ít thay đổi từ năm 1909 đến năm 1913, nó giảm từ 80 xuống còn 77, hay từ 104 xuống còn 100 nếu tính theo con số tương đối.

Tương tự, chúng ta thấy được trong nhóm I, tỉ lệ các chàng trai lấy cô gái thuộc nhóm tuổi dưới sụt giảm nhanh chóng lần lượt là 15%, và 12% trong những năm 1915, 1916,1917. Đối ngược với sự giảm này, chúng ta ghi nhận sự tăng lên liên tục từ 11% đến 16% trong 3 năm từ năm 1915 đến năm 1918 của những cuộc hơn nhân giữa vợ chồng có cùng nhóm tuổi vì nhóm 1 giảm và nó cịn tăng hơn nữa đến năm 1931 vì nhóm thứ 3 bắt đầu giảm. Đặc biệt chúng ta ghi nhận sự gia tăng lên đến 76% vào năm 1915 so với năm 1913 đối với nhóm 3, người vợ ở nhóm tuổi cao hơn lấy người chồng ở nhóm tuổi thấp hơn, con số cao nhất từ năm 1915 đến năm 1931, tuy có sụt giảm ở hai năm 1916 và 1917 xuống còn 43% và 35% nhưng vẫn cao nhất nếu tính đến năm 1931. Lí giải cho việc tăng giảm nhóm 1, tăng nhanh ở nhóm 2 và đặc biệt là 3 nằm ở việc là dân số nam đã được huy động ra mặt trận và có nhiều người bị chết, bị thương, bị bắt trong số họ và các cơ gái cịn ít sự lựa chọn như bình thường. Sau năm 1915 thì tình hình có chững lại nhưng vẫn cao có thể vào năm 1915 do người ta nghĩ rằng chiến tranh sẽ kéo dài và sau đó thì khơng

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

phải vậy. Hơn nữa, số thanh niên dần giảm sút vì phải ra chiến trường. Nhìn chung, số lượng đám cưới ở nhóm 1 đã giảm đi nhiều.

Còn vào năm 1919, chúng ta ghi nhận một sự thay đổi rõ nét, những người kết hơn ở nhóm 1 bắt đầu tăng trở lại, và giảm nhanh ở nhóm 2 và 3 và cả 3 nhóm tiến gần về mức năm 1913. Ở đây, chúng ta không thể hy vọng một sự cân bằng giới tính ở những người ở độ tuổi kết hôn, cứ cho rằng những cuộc hôn nhân của nhóm 1 bị trì hỗn khơng thể tiến hành được do nguyên nhân chiến tranh, thì sau chiến tranh có thể là một số lượng lớn những người giải ngũ muốn lấy vợ và họ phải cạnh tranh lẫn nhau, trong số đó có một số lượng lớn người muốn lấy vợ trẻ hơn nhiều.

Chúng ta thấy tác động ngay lập tức và lâu dài đến vấn đề hôn nhân của cuộc chiến. Số lượng các cuộc hơn nhân có thể đo lường được các lí do và động cơ thúc đẩy con người ta lập gia đình. Chiến tranh làm trì hỗn nhiều cuộc hơn nhân và vì nhiều lí do, chướng ngại khác nhau. Thông qua việc nghiên cứu hôn nhân trong cuộc chiến tranh và một số năm sau đó giúp chúng ta ghi nhận một hiện tượng của những cuộc hôn nhân giữa vợ và chồng ở những độ tuổi khác nhau mà bình thường chúng ta thấy khơng bình thường lắm ví dụ như người vợ nhiều tuổi hơn người chồng, hay người chồng rất già còn người vợ còn rất trẻ. Nếu trong một giai đoạn bình thường, vì nhiều lí do khác nhau, đức tin hay định kiến mà những cuộc hôn nhân kiểu này bị cấm đốn hoặc hạn chế, thì trong thời chiến nó bùng phát để duy trì một mức độ hơn nhân nào đó, và khuynh hướng hôn nhân biến đổi và có hình thành một dạng khác. Và khi cuộc chiến kết thúc, trong điều kiện bình thường thì chúng ta cũng chỉ ghi nhận số lượng các cuộc hôn nhân tăng nhanh chứ độ chênh lệch tuổi giữa vợ và chồng khơng có nhiều thay đổi so với thời kỳ trước chiến tranh.Ở đây chúng ta cũng thấy được rằng, dù chiến tranh có tác động đến nhiều việc nhưng khơng thể lâu dài trên toàn bộ xã hội mà xã hội sẽ điều chỉnh và thích ứng với sự tiến hóa của nó.

Trong một nghiên cứu khác của Louis Henry “ Những xáo trộn về tỉ suất cưới xin do cuộc chiến tranh 1914-1918 gây ra”, tác giả nghiên cứu tình trạng độc thân của phụ nữ ở các lứa tuổi khác nhau cho biết là về mặt lí thuyết số lượng đàn ơng chết do chiến tranh sẽ để lại nhiều phụ nữ trong tình trạng độc thân, theo tác giả này, tỉ lệ độc thân của phụ nữ ở độ tuổi 50 chỉ là 9,5%, còn khi cuộc chiến xảy ra, tỉ lệ này có thể lên tới 16,8%, đối với những phụ nữ sinh ra trong những năm cuối cùng của thế kỷ thứ 19, tỉ lệ này còn cao hơn, gần 23% ở tuổi 50 thay vì 9,6% khi khơng có chiến tranh. Nhưng quan sát số liệu thực tế, điều này đã không xảy ra, tác giả ghi nhận phần lớn phụ nữ đều tránh được tình trạng độc thân: 11,2% người độc thân vào tuổi 50 thay vì 16,8% trung bình, 12% thay cho 23% đối với những người có nguy cơ nhất, 12,5% thay vì 20% đối với những người bị mắc phải nhiều nhất.

<b>4. Kết luận </b>

Vậy điều gì giải thích cho tỉ lệ độc thân trong thực tế lại kém hơn trên lý thuyết, theo tác giả trước tiên là vấn đề di cư, trong và sau cuộc chiến tranh, đã có nhiều phong

</div>

×