Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

DSpace at VNU: Pháp luật về chuyển quyền sử dụng đất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.31 KB, 11 trang )

Pháp luật về chuyển quyền sử dụng đất của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp ở Việt
Nam
Bế Thị Hoa
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật kinh tế; Mã số 60 38 01 07
Người hướng dẫn: TS. Doãn Hồng Nhung
Năm bảo vệ: 2014

Keywords. Chuyển quyền sử dụng đất; Luật hôn nhân và gia đình; Vợ chồng; Pháp
luật Việt Nam.

Content
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quí giá, là tài sản có giá trị nhất gắn với cuộc
sống của người dân. Do vậy, vấn đề giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất ở Nước ta từ
xưa tới nay luôn là một đề tài phức tạp nhất và dự luận quan tâm nhất. Những chế định liên
quan đến đất đai luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Theo pháp luật nước ta qua các thời kỳ,
đất đai là thuộc sở hữu toàn dân do Nhà Nước quản lý và là chủ sở hữu, quyền sở hữu đó
thuộc về người dân thông qua Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.
Đảng và Nhà nước ta đang chủ chương xây dựng một xã hội bình đẳng, bình quyền
của Nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. Theo các qui định của pháp luật hiện hành ở
nước ta hiện nay không có sự phân biệt theo giới “Nam nữ bình đẳng”. Điều 108 Bộ Luật Dân
sự năm 2005 qui định về tài sản chung của hộ gia đình và Điều 105, 106 và 108 Luật Đất đai
năm 2003 và các Điều 166, 167, 179, 180 Luật Đất đai năm 2013 qui định quyền chung của
người sử dụng đất, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất có các quyền chung của người sử
dụng đất.



Xuất phát từ những thực tiễn của xã hội, pháp luật đã qui định về chuyển quyền sử
dụng đất ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, vấn đề chuyển quyền sử dụng đất của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp tại Việt Nam hiện nay đang là một vấn đề bức thiết, thực
tiễn giải quyết những tranh chấp này còn nhiều vướng mắc, giải quyết không triệt để, chưa
thỏa mãn lòng dân, do vậy gây ra những bức xúc trong xã hội. Một trong những nguyên nhân
quan trọng nhất đó là những văn bản pháp luật qui định và điều chỉnh vấn đề này chưa được
đầy đủ, rõ ràng, nhà làm luật chưa dự liệu được mọi vấn đề sẽ xảy ra trong thời kỳ kinh tế hội
nhập và nhiều văn bản pháp luật có sự xung đột, mâu thuẫn lẫn nhau. Từ đó dẫn đến luật
không thể theo kịp với thực tiễn và khi áp dụng để giải quyết rất khó khăn.
Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên và đưa ra các giải pháp để một phần
nào đó đóng góp trong công tác xây dựng pháp luật và đưa pháp luật vào thực tiễn một cách
hiệu quả góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong lĩnh vực đất đai
và một phần nào đó góp phần vào sự nghiệp xây dựng Nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ
nghĩa thực sự là của dân, do dân và vì dân. Một trong những vấn đề đặt ra cần giải quyết cấp
bách đó là xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh phù hợp với thực tiễn về đất
đai và nhất là chuyển quyền sử dụng đất trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp, do vậy tôi đã chọn
đề tài “Pháp luật về chuyển quyền sử dụng đất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp
pháp ở Việt Nam ” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Củng cố, bổ sung, mở rộng những lý thuyết đã học, những kiến thức pháp lý về lĩnh
vực đất đai nói chung và chuyển quyền sử dụng đất nói riêng.
- Phân tích được những lý luận liên quan đến pháp luật về chuyển quyền sử dụng đất
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Luận văn hệ thống hóa các qui định liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất phát
sinh trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp tại Việt Nam hiện nay. Làm sáng tỏ các quyền và nghĩa
vụ của vợ chồng trong quá trình sử dụng đất trong thời kỳ hôn nhân của họ.
- Làm rõ thực trạng quyền sử dụng đất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp
ở Việt Nam. Để có thể nghiên cứu được đề tài này một cách hiệu quả nhất thì phải giải quyết

được những câu hỏi đặt ra như: Thế nào là hôn nhân hợp pháp; Hôn nhân thực tế có được coi
là hợp pháp không; Những tranh chấp về chuyển quyền sử dụng đất phát sinh trong thời kỳ


hôn nhân thực tế có được pháp luật qui định và giải quyết không; Vấn đề chia tài sản là quyền
sử dụng đất trong thời kỳ đang tồn tại hôn nhân hợp pháp sẽ giải quyết như thế nào; Pháp luật
về chuyển quyền sử dụng đất trong thời kỳ hôn nhân có yếu tố nước ngoài qui định có công
bằng không; Các phương thức giải quyết tranh chấp về chuyển quyền sử dụng đất của vợ
chồng tại Toà án hiện nay như thế nào đối với trường hợp chung sống như vợ chồng không
đăng ký kết hôn ở các đồng bào dân tộc thiểu số do phong tục tập quán và thiếu hiểu biết pháp
luật nên được gia đình và xã hội chấp nhận... Đấy là những vấn đề cần làm rõ khi nghiên cứu
đề tài này.
- Đánh giá những điểm đạt được, những thành công và tìm ra được những hạn chế
khiếm khuyết trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp, để từ đó tác giả nâng lên tầm khái quát đưa ra
những định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chuyển quyền sử dụng đất trong thời
kỳ hôn nhân hợp pháp. Qua đó để đưa ra một số giải pháp và kiến nghị với các cấp, các ngành
có thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập chung nghiên cứu về chuyển quyền sử dụng đất trong thời kỳ hôn nhân
pháp, trong phạm vi nghiên cứu dưới góc độ luật kinh tế nên xác định quyền sử dụng đất ở
đây là tài sản. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu là: Quyền sử dụng đất, Pháp luật về chuyển
quyền sử dụng đất là tài sản trong thời kỳ hôn nhân, các văn bản pháp luật điều chỉnh và các
tranh chấp liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp
pháp. Chủ thể có thể là quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa người Việt Nam với người Việt
Nam, giữa người Việt Nam với người nước ngoài và giữa người nước ngoài với nhau tại Việt
Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này chúng tôi đề cập tới nội dung là Pháp luật về
chuyển quyền sử dụng đất của vợ chồng phát sinh trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp ở Việt

Nam, theo Luật Đất đai năm 2003; Luật Đất đai 2013, Luật Dân sự năm 2005 và Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000 và dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, các văn bản
luật liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật này. Thực trạng và giải pháp
đảm bảo pháp luật về chuyển quyền sử dụng đất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp
pháp.
Theo các qui định hiện hành vấn đề chuyển quyền sử dụng đất có thể được phân thành
hai loại: Chuyển quyền trọn vẹn (gồm: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi quyền


sử dụng đất, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất…) và chuyển quyền không trọn vẹn (gồm:
Cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp và góp vốn bằng quyền sử dụng đất) …).
Nhưng trong phạm vi Luận văn này để làm rõ đề tài cần nghiên cứu chúng tôi chỉ đề cập đến
các hình thức chuyển quyền như: Chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, chuyển đổi, cho thuê, cho
thuê lại và góp vốn bằng tài sản là quyền sử dụng đất.
4. Tình hình nghiên cứu
Quyền sử dụng đất là một đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học xã hội khác
nhau. Trong lĩnh vực khoa học pháp lý đã có một số công trình khoa học của các tập thể, cá
nhân được công bố nghiên cứu về quyền sử dụng đất và chuyển quyền sử dụng đất, đặc biệt
đất đai liên quan đến quan hệ hôn nhân. Các công trình tiêu biểu mà tác giả tiếp cận được là:
- “Một số vấn đề về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở theo qui định của pháp luật
Việt Nam” – Luận văn Thạc sĩ luật học của Nguyễn Thị Thu Thủy năm 2004.
- “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở” – Khóa luận tốt nghiệp của Hà Văn
Tiến năm 2010.
- “Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn” – Khóa Luận tốt
nghiệp của Lê Thị Tuyết Chinh năm 2010 - Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội.
- “Pháp luật về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân ở
Việt Nam” – Luận văn Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Thị Nắng Mai năm 2011 – Khoa Luật
Đại học Quốc Gia Hà Nội.
- “Một số giao dịch tư lợi trong thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất” – Doãn
Hồng Nhung và Nguyễn Thị Nắng Mai năm 2011 – Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước

và pháp luật số 3/2012 tr. 60 – 65.
- “Chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - Thực tiễn áp dụng và
hướng hoàn thiện” – Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Hạnh năm 2012 – Khoa Luật Đại học
quốc gia Hà nội.
- “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở” – Luận văn Thạc sĩ của Hà Văn
Tiến năm 2012.
-“Tranh chấp đất đai hay tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”, Chu Thị
Châu, Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân tối cao, Số 7/2012, tr.26-27.
- “Pháp luật về đăng ký quyền sử dụng đất ở Việt Nam” - Luận văn thạc sĩ luật học


của Nguyễn Thị Trà Mi năm 2012 - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2012.
- “Pháp luật về giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất khi ly hôn” - Luận
văn Thạc Sĩ của Nguyễn Thị Thanh Xuân năm 2013 – Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội.
- “Một số vấn đề cần lưu ý khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất”, Trần Thị Lịch. Dân chủ và pháp luật. Bộ tư pháp, Số 05/2013, tr.39 - 41.
Một số đề tài xoay quanh vấn đề tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá
nhân, tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Ngoài ra, còn một số bài viết mang tính chất
chuyên đề đăng tải trên các tạp chí về pháp luật như quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Hầu hết các công trình nghiên cứu trên chỉ phát triển, bình luận, trình bày theo Luật
Đất đai năm 2003. Hiện nay, Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01/07/2014, luận văn
sẽ kế thừa kết quả nghiên cứu đi trước và phát triển, bình luận được cập nhật theo Luật Đất
đai năm 2013. Đồng thời luận văn sẽ nghiên cứu sâu hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về
chuyển quyền sử dụng đất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp ở Việt Nam. Cụ thể
như: Pháp luật về chuyển quyền sử dụng đất khi pháp luật công nhận hôn nhân thực tế và
chuyển quyền sử dụng đất trong thời kỳ hôn nhân có yếu tố nước ngoài hoặc những tranh
chấp xảy ra liên quan chuyển quyền sử dụng đất khi vẫn đang trong quan hệ hôn nhân.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn dựa trên các phương pháp luận của triết học nghĩa Mác – Lênin đánh giá

các sự vật, hiện tượng và đề xuất các phương hướng giải pháp theo quan điểm khách quan,
toàn diện, lịch sử để làm rõ các khái niệm phạm trù trong luận văn và đánh giá thực tiễn một
cách khách quan nhất, toàn diện nhất vấn đề cần nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, đề xuất
những phương hướng và giải pháp để đảm bảo pháp luật về chuyển quyền sử dụng đất trong thời
lỳ hôn nhân hợp pháp trong những năm tới. Từ đó, đưa ra phương hướng và giải pháp để pháp
luật phù hợp với thực tiễn.
- Sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp nhằm tham khảo, chọn lọc, kế thừa
các bài viết liên quan đến lĩnh vực luận văn đề cập.
Sử dụng những phương pháp như vậy để có thể nghiên cứu một cách khoa học, chính
xác và khách quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật về chuyển quyền sử dụng
đất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp ở Việt Nam.


6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
6.1 . Tính mới
Các công trình nghiên cứu trước đây đã đề cập đến vấn đề liên quan đến quyền sử
dụng đất theo Luật Đất đai năm 2003. Để kế thừa và phát triển các công trình nghiên cứu đó
luận văn sẽ phân tích, bình luận theo hướng Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành ngày
1/7/2014.
Đồng thời, qua các đề tài nghiên cứu cũng như các công trình nghiên cứu trước đây đã
từng đề cập đến các vấn đề như: Quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất và việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền
sử dụng đất khi ly hôn … .
Hầu như chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu sắc về vấn đề Pháp luật về chuyển quyền
sử dụng đất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp ở Việt Nam. Luận văn sẽ đi sâu
nghiên cứu, tổng hợp đánh giá, phân tích cơ sở lý luận và thực trạng những vấn đề mà các đề
tài nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến cụ thể như: Tranh chấp liên quan đến chuyển quyền
sử dụng đất phát sinh trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp; Chuyển quyền sử dụng đất cho nhau
trong thời kỳ đang tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp; Pháp luật về chuyển quyền sử dụng đất

khi hôn nhân có yếu tố nước ngoài; Pháp luật chuyển quyền sử dụng đất phát sinh trong thời
kỳ chung sống như vợ chồng qua việc làm rõ các hình thức của chuyển quyền sử dụng đất.
6.2. Đóng góp của đề tài
- Về thực tiễn:
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi góp phần làm rõ một số vấn đề vẫn còn vướng mắc
trong thực tế giải quyết tại Tòa án cũng như những vướng mắc đó ảnh hưởng đến quyền lợi
của người dân. Một mặt sẽ giúp người dân hiểu hơn về vấn đề pháp lý để có thể tìm ra những
hướng giải quyết tốt nhất cho bản thân mình; Qua công trình nghiên cứu này tôi muốn đề cập
các tình huống xảy ra trong thực tế để có những cách nhìn nhận thực tế hơn về thực tiễn. Từ
đó, giúp các nhà làm Luật, cơ quan thi hành pháp luật, đưa ra những văn bản hướng dẫn kịp
thời với thực tiễn.
Đánh giá thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp về chuyển quyền sử dụng đất của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp ở Việt Nam. Luận văn nhằm góp phần xây dựng
và hoàn thiện các qui định của pháp luật phù hợp với thực tiễn.
- Về nghiên cứu khoa học:


Đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chuyển quyền sử dụng đất của vợ
chồng, pháp luật về chuyển quyền sử dụng đất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp
pháp ở Việt Nam. Đề tài làm phong phú thêm trong lĩnh vực pháp luật về: Luật Đất đai,
Luật Kinh tế, Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình…
7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầ u và kế t luận, nội dung của luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển quyền sử dụng đất của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về chuyển quyền sử dụng đất của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân hợp pháp ở Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chuyển quyền sử dụng
đất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp ở Việt Nam.


Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Nguyễn Hải An (2011), Cơ sở lý luận và thực tiễn về tặng cho quyền sử dụng đất, Luận
án Tiến sĩ ngành Luật Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
/>
2.

Ban chấp hành Trung ương Đảng (2011), Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 12-1-2011 đến ngày
19-1-2011, tại Thủ đô Hà Nội.

3.

Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005, về chiến lược cải cách
tư pháp, Hà Nội.

4.

Bộ Tài nguyên và môi trường (2005), Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày
23/04/2005, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai, Hà Nội.

5.

Bộ Tài nguyên và môi trường (2011), Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 20/05/2011
qui định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến thủ tục hành chính về lĩnh vực
đất đai, Hà Nội.


6.

Bộ Tài nguyên và môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày
19/05/2014, qui định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài


sản khác gắn liền với đất, Hà Nội.
7.

Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001, quy định chi tiết thi
hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.

8.

Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, quy định chi tiết thi
hành Luật đất đai, Hà Nội.

9.

Chính phủ (2005), Nghị định số 158/2005/NĐ–CP ngày 27/12/2005, về đăng ký và quản lý hộ
tịch, Hà Nội.

10. Chính phủ (2011), Nghị định số 38/2011/NĐ-CP ngày 26/05/2011, sửa đổi Nghị định số
181/2004/NĐ-CP qui định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, Hà Nội.
11. Chính phủ (2012), Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012, Sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực, Hà Nội.
12. Chính phủ (2013), Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 10/07/2002, quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu
tố nước ngoài, Hà Nội.

13. Chính phủ (2013), Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013, quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia
đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, Hà Nội.
14. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014, quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật đất đai, Hà Nội.
15. Chính phủ (2014), Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014, quy định giá đất, Hà
Nội.
16. Chính phủ (2014), Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014, quy định về thu tiền
sử dụng đất, Hà Nội.
17. Chính phủ (2014), Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014, quy định thu tiền
thuê đất, thuê mặt nước, Hà Nội.
18. Chính phủ (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014, quy định bồi thường,
tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, Hà Nội.
19.

Lê Thị Tuyết Chinh (2010), Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn,
Khóa Luận tốt nghiệp, Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội.

20. Đỗ Văn Đại (2010), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, NXB Chính
trị Quốc gia Hà Nội.
21. Đỗ Văn Đại (2012), Giao dịch và giải quyết tranh chấp giao dịch về quyền sử dụng đất,
NXB Lao động, Hà Nội.
22. Đỗ Văn Đại (chủ biên), Lê Thị Hồng Vân (2012), Một số vẫn đề pháp lý về chuyển
quyền sử dụng đất của vợ chồng, NXB Lao động, Hà Nội.


23. Đỗ Văn Đại (chủ biên), Nguyễn Hải An (2012), Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng
đất, NXB Lao động, Hà Nội.
24. Nguyễn Thị Hạnh (2012), Chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật Đại học
quốc gia Hà Nội.

25.

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP
ngày 23/12/2000, hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn
nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.

26. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP
ngày 10/08/2004, hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự,
hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
27. Nguyễn Thị Nắng Mai (2011), Pháp luật về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất
giữa hộ gia đình, cá nhân ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật Đại học
Quốc Gia Hà Nội.
28. Nguyễn Thị Trà Mi (2012), Pháp luật về đăng ký quyền sử dụng đất ở Việt Nam, Luận
văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội;
29. Doãn Hồng Nhung (2009), “Pháp luật đất đai và vấn đề bảo vệ quyền lợi chính đáng của
người phụ nữ”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (23), tr.48-50, Hà Nội.
30. Doãn Hồng Nhung (2014), Kỹ năng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất
đai ở Việt Nam, tr.48-50, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
31. Doãn Hồng Nhung, Nguyễn Thị Nắng Mai (2011), “Một số giao dịch tư lợi trong thực
hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, (3), tr.60-65,
Hà Nội.
32. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, được
Quốc hội thông qua ngày 25/12/2001, Hà Nội.
33. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân - Gia đình số 22/2000/QH10, Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09/06/2000, Hà Nội.
34. Quốc hội (2000), Nghị quyết số 35/2000/QH10, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09/06/2000 về thi hành Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.
35. Quốc hội (2003), Luật Đất đai số 13/2003/QH11, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003, Hà Nội.

36. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 được Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm
2004, Hà Nội.
37. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội


chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 14/06/2005, Hà Nội.
38. Quốc hội (2006), Luật Công chứng số 82/2006/QH11, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006, Hà Nội.
39. Quốc hội (2006), Luật Kinh doanh bất động sản số 63/2006/QH11, Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2006,
Hà Nội.
40. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, được
Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013, Hà Nội.
41. Quốc hội (2013), Luật Đất đai số 45/2013/QH13, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013, Hà Nội.
42. Quốc hội (2013), Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13, có hiệu lực ngày
30/11/2013, Hà Nội.
43. Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân - Gia đình số 52/2014/QH13, Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19/06/2014, Hà Nội.
44. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao về dân sự năm 2007-2008 (Quyền I), Hà Nội.
45. Tòa án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết nghành Tòa án năm 2012 và phương
hướng nhiệm vụ công tác Tòa án năm 2013, Hà Nội.
46. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết nghành Tòa án năm 2013 và phương
hướng nhiệm vụ công tác Tòa án năm 2014, Hà Nội.
47. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2013), Pháp luật về giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử
dụng đất khi ly hôn, Luận văn Thạc Luật học, Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Trang Web
48. Cập nhật ngày 22/08/2014, 3:30 PM.

49. Cập nhật ngày 22/07/2014, 9:47 AM.
50. Cập nhật ngày 22/07/2014, 8:30 AM
51. Cập nhật ngày
22/07/2014, 8:45 AM.
52. Cập nhật
ngày 05/05/2014, 11:20 AM


53. Cập nhật ngày 05/05/2014, 11:35 AM.
54. Cập nhật ngày 22/08/2014, 3:00 PM
55. />56. />Cập nhật ngày 05/05/2014, 3:00 PM.
57. Cập nhật ngày 05/05/2014, 3:00
PM.
58. ngày 22/08/2014, Cập
nhật ngày 22/08/2014, 3:17 PM.



×