Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.67 KB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM HỒNG MINH HOÀNG

CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật dân sự
Mã số: 60 38 30

HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Phương Lan

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN
T ô i xi n ca m đ o a n đ â y l à cô n g t r ì n h n g h i ên cứu kh o a h ọ c
củ a r i ên g t ô i . Cá c s ố l i ệu , v í d ụ và t r í ch d ẫ n t r o n g Lu ậ n vă n đ ả m b
ả o đ ộ t i n cậ y , ch í n h xá c và t r u n g t h ự c . Nh ữ n g kết l u ậ n kh o a h ọ c c ủ
a L u ậ n v ă n c h ư a t ừ n g đ ư ợc a i c ô n g b ố t r o n g b ấ t k ỳ c ô n g t r ì n h n à o
kh á c .
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Hồng Minh Hoàng



MỤC
LỤC

Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu............................................
6 6. Những điểm mới của luận văn ...................................................................... 7
7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 7
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIA TÀI SẢN
CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN.........8
1.1

Cơ sở lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân........................................................................................ 8

1.1.1

Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân........ 8

1.1.2

Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân...... 11


1.2

Đặc điểm của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.... 18

1.2.1

Cách phân chia đặc biệt..................................................................... 18

1.2.2

Không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật .................. 19

1.2.3

Làm thay đổi căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân............................................................ 21 Ý

1.3

nghĩa của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân ...... 22


1.4

Pháp luật của một số nước về chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân ........................................................ 24

1.4.1

Pháp luật Dân sự Pháp....................................................................... 25


1.4.2

Pháp luật dân sự và thương mại Thái Lan......................................... 30

Chương 2: CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI
KỲ HÔN NHÂN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HIỆN HÀNH.................................................................................... 35
2 .1

Q uy ề n y ê u cầ u c hi a tà i s ả n c hu ng c ủa v ợ c hồ ng t ro ng thời
kỳ hôn nhân ..................................................................................... 35

2 .2

C á c l ý d o c h i a t à i s ả n c h u n g c ủ a v ợ c h ồ n g t r o n g t h ờ i kỳ
hôn nhân .......................................................................................... 37

2 .3

C á c t r ườ ng hợ p c h i a t à i s ả n c h ung c ủa v ợ c hồ ng t r o ng
thời kỳ hôn nhân ............................................................................. 43

2.3.1

Vợ chồng thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân ........... 43

2.3.2

Vợ chồng yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân...... 49


2 .4

P h ương th ức c hi a tà i s ả n ch ung của v ợ chồ ng t ro ng thời
kỳ hôn nhân ..................................................................................... 52

2.4.1

Chia một phần tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ...... 52

2.4.2

Chia toàn bộ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân...... 54

2.5

Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân ........................................................................................... 55

2.5.1

Về nhân thân...................................................................................... 55

2.5.2

Về tài sản ........................................................................................... 62

2.6

Khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng sau khi chia

tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân............................................ 70

2.6.1

Hình thức và nội dung của thoả thuận khôi phục chế độ tài sản
chung của vợ chồng........................................................................... 71

2.6.2

Thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung ........ 72


Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI
KỲ HÔN NHÂN................................................................................ 75
3.1

Những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về chia tài
sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ......................... 75

3.1.1

Những vướng mắc trong quy định của pháp luật .............................. 75

3.1.2

Những vướng mắc từ thực tiễn cần pháp luật điều chỉnh ................. 84

3.1.3


Một số vấn đề tồn tại cần giải quyết trong việc công chứng văn
bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân................ 92

3.2

Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và đảm bảo hiệu quả của
việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ......... 97

3.2.1

Hoàn thiện pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân ................................................................................ 97

3.2.2

Những điều cần chú ý khi giải quyết việc chia tài chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân.......................................................... 103

3.2.3

Một số biện pháp nhằm đảm bảo hiệu quả việc chia tài chung
trong thời kỳ hôn nhân .................................................................... 105

KẾT LUẬN .................................................................................................. 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 110


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS


Bộ luật Dân sự

HĐTP

Hội đồng Thẩm phán

HN&GĐ

Hôn nhân và Gia đình

TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Nghị định số 70/2001/NĐ-CP

Nghị định số

70/2001/NĐ-CP ngày
03/10/2001 của
Chính phủ quy
định chi tiết thi
hành Luật Hôn

nhân và gia đình
n
ă
m
2
0
0
0
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP Nghị quyết số
02/2000/ NQ-HĐTP
ngày 23/12/2000
của Hội đồng
thẩm phán Tòa án


nhân dân tối cao hướng
dẫn áp dụng một số
quy định của Luật
Hôn nhân và Gia đình
năm 2000
Nghị quyết
số
35/2000/Q
H10
Nghị quyết
số
35/2000/Q
H10 ngày
9/6/2000 của Quốc hội
nước Cộng hòa xã

chủ nghĩa Việt Nam về
việc thi hành
Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 2000


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của xã hội. Đó là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng để
giáo dục và hình thành nhân cách của mỗi cá nhân. Sự phát triển và ổn định
lâu dài của gia đình góp phần vào sự phát triển chung của toàn xã hội. Nhận
thức được tầm quan trọng và vị trí của gia đình tới đời sống kinh tế xã hội,
Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các
quan hệ giữa các thành viên trong gia đình nhằm mục đích xây dựng gia đình
ấm no, hạnh phúc và phát triển bền vững.
Bên cạnh yếu tố tình cảm, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau giữa vợ chồng
thì điều kiện vật chất cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự bền vững của quan hệ
hôn nhân. Khi hôn nhân được xác lập đòi hỏi phải có một khối tài sản chung để
đảm bảo nhu cầu của gia đình. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho các
chủ thể thực hiện quyền định đoạt tài sản của mình, pháp luật HN&GĐ cho
phép vợ chồng có thể chia tài sản chung trong khi hôn nhân còn tồn tại. Vấn đề
chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được áp dụng từ khi Luật
HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực. Luật HN&GĐ năm 2000 tiếp tục kế thừa và
phát triển nội dung này trên cơ sở có những thay đổi mới, hoàn thiện và áp
dụng linh hoạt hơn trong thực tiễn. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc
chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại là một yêu cầu tất yếu, thể hiện
quyền tự do của vợ chồng đối với tài sản chung, đồng thời tạo điều kiện cho vợ
chồng có thể thực hiện được các yêu cầu về nghề nghiệp, đầu tư kinh doanh, và
các nghĩa vụ riêng của mình một cách độc lập mà không ảnh hưởng đến đời

sống chung của gia đình. Từ thực tiễn cho thấy, khi hôn nhân còn tồn tại vợ chồng
có thể xác lập rất nhiều giao dịch liên quan đến

1


tài sản và sẽ không thể tránh khỏi những rủi ro như một bên kinh doanh thua
lỗ, dẫn đến phá sản,… Việc giải quyết hậu quả của những rủi ro này trong nhiều
trường hợp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của cả gia đình, ảnh
hưởng đến các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, ảnh hưởng đến lợi ích
của những người khác có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Do vậy,
quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ góp phần ổn định các
quan hệ hôn nhân gia đình, tạo cơ sở pháp lý thực hiện các quyền và nghĩa vụ tài
sản của vợ chồng. Bên cạnh những kết quả đạt được, một số quy định và việc áp
dụng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân còn khá nhiều bất
cập và vướng mắc cần phải giải quyết.
Từ thực tiễn nêu trên, đề tài của Luận văn đề cập đến "Chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam".
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Gia đình có vị trí và vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội
nên các vấn đề liên quan đến HN&GĐ luôn được nhiều độc giả cũng như các
nhà lập pháp quan tâm. Do đó đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các
quy định của Luật HN&GĐ nói chung và việc chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân nói riêng. Tuy nhiên, việc chia tài sản chung
trong thời kỳ hôn nhân chỉ được nghiên cứu chung trong các các công trình
nghiên cứu về chia tài sản chung của vợ chồng hoặc một vài nghiên cứu chỉ
tập trung nghiên cứu một vài khía cạnh cụ thể của vấn đề này.
Một số luận văn, luận án đã có nghiên cứu một phần về vấn đề này, tiêu
biểu như "Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam", Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Văn Cừ (2005). Luận án

này đã nghiên cứu một cách toàn diện tất cả các vấn đề lý luận chung về chế độ
tài sản của vợ chồng, trong đó có cả trường hợp chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên đây là công trình nghiên cứu tổng

2


thể chế độ tài sản của vợ chồng qua các thời kỳ cũng như đưa ra một số kiến
nghị nhằm hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hiện hành nên
chưa tập trung nghiên cứu, phân tích cụ thể về các vấn đề liên quan đến việc
chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Ngoài ra, còn phải kể
đến một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: Luận văn thạc sĩ Luật
học của Nguyễn Hồng Hải, trường Đại học Luật Hà Nội (2003) với đề tài "Xác
định tài sản của vợ chồng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"; Tác giả Lê Thị
Hà với luận văn Thạc sỹ "Quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình
theo Luật HN&GĐ năm 2000"; Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Đỗ Thị Thanh
Huệ với đề tài "Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân"; Khóa
luận tốt nghiệp của Tô Quang Đô, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với
đề tài "Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, Quy định
pháp luật và thực tiễn", Luận văn cao học của Phạm Thị Tươi, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài "Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi
chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn".
Tuy nhiên các đề tài này chủ yếu nghiên cứu một vài khía cạnh của việc chia
tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Hiện nay chưa có một đề
tài nào nghiên cứu đầy đủ về vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân, đặc biệt là chưa tập trung nghiên cứu một số điểm bất cập
của thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện tại văn
phòng công chứng.
Bên cạnh đó còn có một số giáo trình có đề cập đến việc chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như Giáo trình Luật Hôn nhân và
gia đình của trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,

2007; Tập bài giảng Luật Hôn nhân và gia đình, Trường Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh; Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình của Đại học Huế,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003. Một số sách chuyên sâu như: Một số

3


vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật HN&GĐ năm 2000 của hai tác giả Nguyễn
Văn Cừ và Ngô Thị Hường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Chế độ tài sản
của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam của Tiến sĩ
Nguyễn Văn Cừ, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2008; Bình luận khoa học Luật hôn
nhân và gia đình của tác giả Nguyễn Ngọc Điện, Nxb Trẻ, 2002, và còn có một số
sách và giáo trình khác nhưng chưa có công trình nào đi sâu phân tích các vụ
việc thực tế về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Một số bài báo, tạp chí nghiên cứu về vấn đề này như: "Chia tài sản
chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại" của tác giả Nguyễn Văn Cừ trên
Tạp chí Tòa án nhân dân số 11 năm 2003, và Tạp chí Tòa án nhân dân số 9 năm
2000, tr.18-21; "Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân theo pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành" của tác giả Nguyễn
Hồng Hải đăng trên Tạp chí Luật học số 5/2003; bài viết "Hậu quả pháp lý
của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân" của tác giả
Nguyễn Phương Lan, Tạp chí Luật học số 6/2002; ngoài ra còn có nhiều bài
viết được đăng trên nhiều báo điện tử như ,
; ; …
N h ì n c h u n g t ấ t c ả c á c c ô n g t r ì n h n g h i ê n c ứ u t ừ t r ướ c đ ế n n a y c h ưa
có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ các nội dung liên quan đến v i
ệc ch i a t ài s ản ch u n g củ a v ợ ch ồ n g t ro n g t h ời k ỳ h ô n n h ân , c h ư a có cô n g t r ì n
h n à o đ ưa r a n h ữ n g b ấ t c ậ p h ướ n g h o à n t h i ệ n t r o n g v i ệ c c ô n g c h ứn g v ă n b ả
n t h ỏ a t h u ậ n c h i a t à i s ả n c h u n g t r o n g t h ờ i k ỳ h ô n n h â n . V ì v ậ y, đ ề t à i củ a l u ận
v ăn l à h o àn t o àn k h ô n g t rù n g l ập n ộ i d u n g s o v ới c ác cô n g t rì n h n g h i ê n c ứ

u t r ư ớ c đ â y.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Đề tài luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và các quy định của

4


pháp luật thực định về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân, tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này và ảnh hưởng của
việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đến việc giải quyết các tranh
chấp liên quan đến tài sản chung giữa vợ và chồng trong hoạt động xét xử của
Tòa án và các thỏa thuận tại văn phòng công chứng. Qua đó phát hiện những
quy định còn bất cập, chưa cụ thể, những vướng mắc trong việc áp dụng pháp
luật và trong hoạt động thực tiễn, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị hoàn
thiện pháp luật về vấn đề này trong điều kiện hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân.
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật thực định về chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, bao gồm quyền yêu cầu chia, lý do,
những trường hợp chia và hậu quả pháp lý của việc tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân.
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân thông qua hoạt động xét xử của Tòa án và hoạt
động công chứng tại các Văn phòng công chứng khi giải quyết các vụ việc
liên quan đến chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
- Đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và một số biện pháp
nhằm đảm bảo hiệu quả việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng
Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận về chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân; quy định của pháp luật hiện hành về chia tài
sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; một số công trình nghiên cứu

5


và một số vụ việc cụ thể về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân qua thực tiễn.
* Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật về chia tài sản chung
trong thời kỳ hôn nhân trong một số văn bản pháp luật như: Luật HN&GĐ
năm 1986; Luật HN&GĐ năm 2000; Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 và các
văn bản pháp luật khác có liên quan.
- Luận văn cũng nghiên cứu các quy định trong pháp luật của một số n
ướ c c ó q u y đ ị n h v ề v i ệ c c h i a ( t á c h ) t à i s ả n c h u n g c ủ a v ợ c h ồ n g t r o n g t h ờ i k ỳ
h ô n n h â n ; t ừ đ ó c ó s ự s o s á n h v à đ ố i c h i ế u v ớ i p h á p l u ậ t H N & G Đ Vi ệ t Nam,
qua đó học hỏi, tiếp thu có chọn lọc những điểm phù hợp để bổ sung, h o àn t h i
ện c ác q u y đ ị n h v ề ch i a t ài s ản ch u n g t ro n g t h ời k ỳ h ô n n h ân t ro n g t h ờ i g i an t ới
.
- Đặc biệt, luận văn nghiên cứu một số trường hợp thực tế về chia tài
sản chung trong thời kỳ hôn nhân thông qua các bản án của tòa án và các văn
bản thỏa thuận được thực hiện tại các cơ quan công chứng trong thực tiễn áp
dụng Luật HN&GĐ năm 2000.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Việc tiếp cận nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin với phép duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, gắn

với thực tiễn Việt Nam, trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm,
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phân tích, tổng
hợp trên cơ sở phân tích, so sánh, đối chiếu pháp luật của một số quốc gia trên
thế giới; phương pháp khảo sát, thống kê để nghiên cứu đề tài.

6


6. Những điểm mới của luận văn
L u ậ n v ă n n g h i ê n c ứ u mộ t c á c h đ ầ y đ ủ , t o à n d i ệ n , c ó h ệ t h ố n g v i ệ c
c h i a t à i s ả n c h u n g c ủ a v ợ c h ồ n g t r o n g t h ờ i k ỳ h ô n n hâ n t h e o Lu ậ t
H N & G Đ n ă m 2 0 0 0 . T r o n g q u á t r ì n h n g h i ê n c ứ u l u ậ n v ă n t r ì n h b à y mộ t s ố
đ i ể m mớ i n h ư s a u :
- Luận văn xây dựng khái niệm, và phân tích các đặc điểm của việc chia
tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
- Luận văn nêu ra một số hạn chế, vướng mắc trong quy định của pháp
luật hiện hành và trong quá trình áp dụng pháp luật thông qua việc phân tích
các vụ việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tại tòa án và
tại các văn phòng công chứng, trong đó có địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Trên cơ sở phân tích những bất cập, vướng mắc, luận văn đưa ra một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân
Chương 2: Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

theo quy định của pháp luật hiện hành
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về chia tài sản chung
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

7


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN
1.1 Cơ sở lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân
1.1.1 Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Chế độ tài sản của vợ chồng là một trong những chế độ pháp lý quan
trọng của luật HN&GĐ. Trải qua quá trình phát triển, chế độ tài sản của vợ
chồng đã có những thay đổi đáng kể. Từ việc chỉ quy định chế độ tài sản của vợ
chồng là chế độ tài sản chung, đến nay với sự tác động của nền kinh tế thị trường
đã thay đổi căn bản các quan hệ xã hội trong đó có quan hệ HN&GĐ, vì vậy Luật
HN&GĐ năm 2000 đã quy định chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm chế độ tài
sản chung và tài sản riêng. Điều này sẽ đảm bảo được nhu cầu thiết yếu của gia
đình, thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của vợ chồng để thực hiện
các nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau; chăm sóc và giáo dục con cái,… đều
cần sử dụng đến tài sản chung của vợ chồng. Mặt khác, sự phát triển của nền kinh tế
thị trường đã tạo điều kiện cho mọi người có thể có thể tăng thu nhập cho bản
thân và gia đình, vì vậy nhu cầu tài sản riêng của vợ chồng lúc này trở nên cần
thiết để họ có thể chủ động trong việc quan hệ giao dịch với người khác trong xã
hội mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của gia đình. Do đó, chia
tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là một trong những giải pháp có hiệu
quả để giải quyết nhu cầu chính đáng của vợ chồng.
Sự ảnh hưởng của phong tục, tập quán cũng như những tư tưởng phong

kiến tồn tại trong thời gian dài trong đời sống gia đình của người Việt Nam nên
tài sản chung của vợ chồng vẫn được hiểu theo nghĩa "của chồng công

8


vợ", chưa hề có sự phân định rạch ròi tài sản của mỗi bên vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân.
Luật HN&GĐ năm 1959 không đề cập đến nội dung này. Điều này xuất
phát từ điều kiện kinh tế xã hội chi phối, quan hệ hôn nhân chịu ảnh hưởng
bởi phong tập, tập quán nên trong Luật HN&GĐ năm 1959 xác định sở hữu
chung của vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản. Việc quy định chế độ tài sản
này là hoàn toàn phù hợp với điều kiện xã hội lúc bấy giờ, phù hợp với tập quán
gia đình truyền thống ở Việt Nam. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 1959 còn
quá cô đọng, khái quát, chưa có quy định về chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân.
Luật HN&GĐ năm 1986 ra đời trong điều kiện kinh tế - xã hội đã phát
triển hơn, do đó đã làm thay đổi căn bản nền kinh tế xã hội, ảnh hưởng sâu sắc
đến đời sống gia đình. Luật HN&GĐ đã có sự thay đổi lớn khi xác lập tài sản
chung của vợ chồng dựa trên chế độ cộng đồng tạo sản. Quan hệ tài sản của vợ
chồng tồn tại dưới hình thức tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêng của
mỗi bên vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Bên cạnh đó, Luật HN&GĐ năm
1986 đã có một quy định mới khi mở rộng phạm vi chia tài sản chung của vợ
chồng. Theo đó, luật này đã dự liệu ba trường hợp chia tài sản chung của vợ
chồng bao gồm: khi một bên vợ chồng chết trước (Điều 17); khi vợ, chồng ly hôn
(Điều 42) và trường hợp khi hôn nhân đang tồn tại nếu có lý do chính đáng (Điều
18).
Trên cơ sở kế thừa và phát triển Luật HN&GĐ năm 1986, Luật
HN&GĐ năm 2000 tiếp tục ghi nhận quy định chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân tại Điều 29 và Điều 30. Tuy nhiên, so với Luật

HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định cụ thể hơn về điều
kiện, quyền yêu cầu và hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân.

9


Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đã được
quy định trong Luật HN&GĐ năm 1986 và Luật HN&GĐ năm 2000, nhưng
vẫn còn có nhiều cách hiểu khác nhau về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn
nhân. Tác giả Phạm Thị Tươi đã đưa ra khái niệm về chia tài sản chung trong
thời kỳ hôn nhân như sau: "Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là việc
chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản vốn là tài sản chung của vợ chồng
thành tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng theo sự thỏa thuận của vợ chồng
hoặc do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ, chồng khi có những lý do
nhất định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên vợ, chồng và
người thứ ba có liên quan mà không làm chấm dứt quan hệ giữa vợ và chồng
trước pháp luật" [46]. Khái niệm này đã chứa đựng đầy đủ bản chất của việc chia
tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
Ngoài nghiên cứu trên, qua quá trình tìm hiểu hiện nay chưa có bất kỳ
văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra khái niệm về chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân. Chính vì vậy, chúng tôi mạnh dạn đưa ra
khái niệm về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:
"Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là việc thay
đổi một phần hoặc toàn bộ tài sản chung của vợ chồng thành tài sản riêng
của mỗi bên vợ chồng theo thỏa thuận hoặc do Tòa án quyết định trong
trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự
riêng hoặc có lý do chính đáng khác. Việc chia tài sản chung của vợ chồng
được thực hiện trong thời kỳ hôn nhân và hậu quả của việc này không làm
chấm dứt quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng trước pháp luật".

Kể từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 ra đời và có hiệu lực cho đến nay,
các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đã
phát huy được hiệu quả, góp phần củng cố chế độ HN&GĐ Việt Nam; bảo vệ
được quyền và lợi ích chính đáng của vợ chồng, các thành viên trong gia đình và
lợi ích của bên thứ ba.

10


1.1.2 Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
được xác định là tư tưởng chỉ đạo mang tính chi phối, định hướng cho mọi
hoạt động và hành vi của các chủ thể tham gia vào việc giải quyết các vụ việc có
liên quan đến yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Pháp luật hiện hành không có quy định gì về nguyên tắc chia tài sản chung
trong thời kỳ hôn nhân nên đã ít nhiều gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp
luật. Trước đây Luật HN&GĐ năm 1986 quy định việc chia tài sản chung khi
hôn nhân còn tồn tại được chia Điều 42 - Luật HN&GĐ năm 1986, tức là chia
như khi ly hôn. Tuy nhiên Luật HN&GĐ năm 2000 không quy định gì về
nguyên tắc chia.
Căn cứ từ lý luận và thực tế cho thấy việc chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Theo chúng tôi, việc chia
tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo
những nguyên tắc cụ thể sau:
* Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng
BLDS năm 2005 và Luật HN&GĐ năm 2000 cũng như các văn bản
quy phạm pháp luật khác đều tôn trọng quyền tự định đoạt của vợ chồng đối
với tài sản chung. So với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 đã
có quy định mới cho phép vợ chồng có thể tự thỏa thuận chia tài sản chung trong
thời kỳ hôn nhân. Đây là điểm khác so với BLDS Pháp và BLDS thương mại

Thái Lan khi chỉ quy định việc chia tài sản chung phải được thực hiện qua con
đường tư pháp, do Tòa án quyết định. "Thỏa thuận" có nghĩa là "đi tới sự đồng
ý sau khi cân nhắc, thảo luận" [51]. Theo đó, vợ chồng đã bàn bạc, thảo luận
trước đó rồi mới đi đến sự đồng ý chia tài sản chung. Trong đó họ đã cân nhắc
đến vấn đề như hậu quả sau khi chia, nghĩa vụ của mỗi người đối với con cái
và các thành viên trong gia đình. Người thứ ba hoặc các chủ

11


thể khác có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng đều không thể can thiệp
đến thỏa thuận chia này.
Luật HN&GĐ hiện hành quy định việc thỏa thuận chia tài sản chung
phải lập thành văn bản và ghi rõ các nội dung như: lý do chia tài sản, phần tài
sản chia, phần tài sản còn lại không chia (nếu có), thời điểm có hiệu lực của
việc chia tài sản chung và những nội dung khác (nếu có). Điều này nhằm
tránh việc vợ chồng thỏa thuận với mục đích tẩu tán tài sản, trốn tránh việc
thực hiện nghĩa vụ dân sự với người khác. Ngoài ra, văn bản thỏa thuận chia tài
sản chung có thể có người làm chứng hoặc được công chứng theo yêu cầu của
vợ, chồng hoặc theo quy định của pháp luật [4].
Bên cạnh đó, thực tế cho thấy khi có tranh chấp về tài sản xảy ra, pháp
luật cho phép vợ chồng có thể thỏa thuận được với nhau về những vấn đề
đang tranh chấp. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để vợ chồng tránh được
những bất đồng khi chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại hơn là việc
yêu cầu tòa án giải quyết. Vợ chồng có thể thỏa thuận về hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ tài sản đã chia là sở hữu riêng của mỗi người hay là tài sản chung hoặc
có thể thỏa thuận về thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và
những thu nhập hợp pháp khác của một bên sau khi chia tài sản chung là tài
sản riêng của vợ, chồng hay vẫn là tài sản chung. Với quy định này đã cho
thấy sự tự do thỏa thuận của vợ chồng là hoàn toàn tuyệt đối về việc định đoạt tài

sản chung của vợ chồng.
Như vậy Luật HN&GĐ năm 2000 rất đề cao nguyên tắc tự thỏa thuận
khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Pháp luật
HN&GĐ hiện hành tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của vợ chồng, nhưng sự
thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục
đích trốn tránh nghĩa vụ tài sản đối với người khác thì không được công nhận
theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000.

12


* Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản chung
Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ chồng về tài sản là một trong những quyền
bình đẳng cơ bản của công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Đây là sự cụ
thể hóa quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân giữa công dân nam và
công dân nữ, hay còn gọi là quyền bình đẳng giới. Chính vì vậy, để tạo điều
kiện và cơ hội phát triển ngang bằng cho vợ chồng, pháp luật nước ta đã ghi
nhận sự bình đẳng giữa nam và nữ nói chung và sự bình đẳng giữa vợ chồng
trong việc chia tài sản chung nói riêng trong nhiều văn bản luật khác nhau.
Trước tiên, việc bình đẳng giữa vợ chồng được ghi nhận trong Hiến
pháp theo những nguyên tắc nhất định. Điều 52 Hiến pháp năm 1992 đã quy
định: "Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật". Bình đẳng trước pháp
luật theo quy định này còn bao hàm cả nội dung bình đẳng nam nữ, bình đẳng
vợ chồng. Đó là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá mức độ tiến bộ
của một xã hội, là mức độ giải phóng phụ nữ, giải phóng vị trí lệ thuộc của
người vợ trong gia đình. Ngoài ra, xuất phát từ Điều 57 Hiến Pháp năm 1992
công nhận: "Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp
luật". Cụ thể hóa quyền này, Bộ luật Dân sự, Luật Doanh Nghiệp và một số văn
bản pháp luật khác đã quy định cho các chủ thể khi tham gia vào hoạt động
kinh doanh có các quyền như: "thành lập doanh nghiệp, lựa chọn ngành nghề,

hình thức đầu tư, kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm".
Bên cạnh đó, Điều 63 Hiến pháp năm 1992 cũng quy định: "Công dân nữ và
nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia
đình". Đây là sự ghi nhận quyền bình đẳng về giới, với tư cách là công dân của
nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phụ nữ và nam giới đều bình đẳng trước pháp
luật.
Bình đẳng giữa nam nữ nói chung và bình đẳng vợ chồng nói riêng đã
được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật. Điều 5 BLDS năm

13


2005 đã ghi nhận trong quan hệ dân sự các chủ thể đều bình đẳng, không
được lấy bất cứ lý do nào về sự khác biệt để đối xử không bình đẳng. Các chủ thể
bình đẳng về năng lực pháp luật, về hình thức sở hữu khi giao kết hợp đồng
dân sự, đều được hưởng các quyền và phải gánh vác những nghĩa vụ như
nhau. Tại Điều 8 BLDS năm 2005 cũng quy định trong quan hệ vợ chồng, vợ,
chồng là những chủ thể độc lập khi tham gia bất kỳ một giao dịch hợp pháp mà
bên kia không có quyền ngăn cản, mỗi bên vợ chồng phải tôn trọng quyền bình
đẳng đó. Có như vậy, thì gia đình mới hạnh phúc và xã hội mới phát triển
được. Mặt khác, các chủ thể phải luôn tôn trọng lợi ích của nhà nước, lợi ích
công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 10 Bộ Luật Dân Sự
năm 2005). Có nghĩa rằng, quyền bình đẳng luôn nằm trong khuôn khổ pháp
luật. Quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc chia tài sản luôn được tôn trọng
phát huy, luôn hướng tới sự đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể,
và trong một chừng mực có thể, bảo vệ lợi ích chung của gia đình và xã hội.
Ngoài ra, Điều 40 BLDS năm 2005 quy định: "Vợ chồng bình đẳng với nhau,
có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình và trong quan hệ
dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc,
bền vững". Quy định này đã thể hiện sự bình đẳng về mọi mặt giữa vợ chồng

trong gia đình, cũng như phải có sự bình đẳng trong việc chia tài sản của vợ
chồng, nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và bền
vững, đồng thời có thể hạn chế được các mâu thuẫn phát sinh trong đời sống vợ
chồng và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các bên.
Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định cụ thể hơn về bình đẳng giữa vợ
chồng, Điều 19 Luật HN&GĐ năm 2000: "Vợ chồng bình đẳng với nhau, có
nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình". Có nghĩa vợ
chồng không chỉ được bình đẳng trong quan hệ nhân thân mà còn được bình

14


đẳng trong quan hệ tài sản: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt cũng như phân chia
tài sản. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng đối với tài sản chung thể hiện ở
việc: tài sản chung đó không nhất thiết phải do cả hai vợ chồng cùng tạo ra
một cách trực tiếp mà có thể do một bên vợ hoặc chồng tạo ra và cũng không
phụ thuộc vào công sức đóng góp của mỗi bên. Điều này xuất phát từ tính
chất đặc biệt của quan hệ vợ chồng, được gắn kết bởi mối quan hệ tình cảm gia
đình, vợ chồng cùng chung sức chung lòng để tạo dựng khối tài sản
chung, cùng có trách nhiệm và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dạy con cái [7].
Do đó dưới góc độ bình đẳng thì việc chia tài sản của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân là hoàn toàn cần thiết khi nền kinh tế của đất nước đang phát
triển mạnh mẽ như hiện nay. Nền kinh tế thị trường đã mở ra cho vợ chồng
nhiều cơ hội nhưng cũng chứa đựng những rủi ro không lường trước được.
Chính vì vậy, chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cần phải đảm bảo
quyền bình đẳng của vợ chồng nhằm thực hiện được các quyền năng về tài sản
của mỗi người và giúp cho cuộc sống gia đình bền vững, hôn nhân đạt được
mục đích.
* Nguyên tắc tự do thỏa thuận nhưng không được trái pháp luật và đạo
đức xã hội

Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo quy
định của Luật HN&GĐ cho phép vợ chồng có quyền tự thỏa thuận. Quy định
này đã thể hiện sự tự do của vợ chồng đối với khối tài sản chung nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho vợ chồng có thể thỏa mãn những nhu cầu cá nhân nhất định.
Dựa trên nguyên tắc này, khi vợ chồng có đủ điều kiện theo quy định của pháp
luật HN&GĐ và pháp luật dân sự có thể thỏa thuận với nhau bất kỳ các vấn đề
liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, nếu vợ chồng có yêu cầu. Tuy nhiên
thỏa thuận chỉ có hiệu lực pháp luật, được pháp luật công nhận và bảo vệ khi ý
chí của vợ chồng khi thỏa thuận đó phù hợp với ý chí của nhà

15


nước. Hay nói cách khác, sự tự do ý chí trong thỏa thuận của vợ chồng phải
nằm trong khuôn khổ, giới hạn nhất định - giới hạn lợi ích của các cá nhân
khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng. Nếu để vợ chồng tự do
thỏa thuận vô hạn thì thỏa thuận đó sẽ trở thành phương tiện để trốn tránh
việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự với người khác và ảnh hưởng đến lợi ích
chung của xã hội. Lênin đã viết "phải đi xa hơn nữa trong vấn đề tăng cường sự
can thiệp của nhà nước vào các quan hệ pháp luật tư, các việc dân sự…
không được bỏ qua một khả năng tối thiểu nào để mở rộng sự can thiệp của nhà
nước vào các quan hệ dân luật" [24, tr.577]. Chính vì vậy, trong xã hội ta - xã
hội xã hội chủ nghĩa, lợi ích chung của toàn xã hội (lợi ích cộng đồng) và đạo
đức xã hội không cho phép bất cứ cá nhân, tổ chức, kể các vợ chồng được lợi
dụng ý chí tự do để biến những thỏa thuận của cá nhân thành phương tiện trốn
tránh việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự. Do đó, thỏa thuận chia tài sản của vợ
chồng không nhằm mục đích tẩu tán tài sản, trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ
dân sự với người khác; không nhằm mục đích trốn tránh việc thực hiện các
nghĩa vụ dân sự chung đối với gia đình thì có thể thực hiện được. Nếu thỏa
thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không tuân theo quy định của

pháp luật, trốn tránh nghĩa vụ tài sản đối với người khác và trái đạo đức xã hội
sẽ bị tuyên bố vô hiệu theo các quy định của pháp luật HNGĐ và pháp luật dân
sự về giao dịch dân sự.
Tóm lại các chủ thể tự do thỏa thuận trong bất kỳ trường hợp nào cũng
cần đặt lợi ích của cộng đồng, của xã hội lên hàng đầu. Vì lúc này, lợi ích của
cộng đồng, của toàn xã hội được quy định bởi pháp luật và đạo đức xã hội trở
thành giới hạn cho sự tự do ý chí của các chủ thể khi tham gia giao kết hợp
đồng nói riêng, và trong mọi hành vi của chủ thể nói chung.
* Nguyên tắc đảm bảo quyền lợi của con chưa thành niên và con đã
thành niên không có khả năng lao động sau khi chia tài sản chung trong thời
kỳ hôn nhân
16


Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, dù chia một phần
hay chia toàn bộ tài sản chung thì mối quan hệ pháp lý và tình cảm giữa vợ
chồng vẫn chưa chấm dứt. Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ về nhân thân của cha mẹ đối với con
cái. Vì vậy, vợ chồng cần chú ý đảm bảo quyền lợi của các con, đặc biệt là con
chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động do mất năng
lực hành vi dân sự, tàn tật,… Khoản 1 Điều 34 Luật HN&GĐ năm
2000 đã ghi nhận:
Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng,
chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con;
chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí
tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích
cho xã hội [31].
Nuôi dạy con cái không chỉ là nghĩa vụ của cha mẹ đối với con, mà đó
còn là nghĩa vụ của cha mẹ trước Nhà nước và xã hội. Cha mẹ phải có nghĩa vụ
chăm lo cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ và đạo đức của con, đặc biệt là con

chưa thành niên. Công ước về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc
đã cho rằng trẻ em là đối tượng "còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được
chăm sóc và bảo vệ đặc biệt" [12]. Vì vậy, trẻ em là đối tượng cần được chăm sóc
đặc biệt, đồng thời đây là quyền cơ bản mà trẻ em được hưởng và phải đảm bảo
thực hiện.Vì vậy, việc chia tài sản chung đòi hỏi vợ chồng phải có sự cân nhắc
việc thực hiện các nghĩa vụ về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các con sau khi
chia tài sản chung, đặc biệt là khi chia toàn bộ tài sản chung và khi vợ chồng
sống riêng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Thực hiện nguyên
tắc này nhằm đảm bảo lợi ích chung của con chưa thành niên, con đã thành
niên không có khả năng lao động, tàn tật hoặc mất năng lực hành vi dân sự,
đồng thời cũng thể hiện truyền thống tốt đẹp của gia đình

17


Việt Nam, luôn có sự yêu thương, chăm sóc, đùm bọc lẫn nhau giữa các thành
viên trong gia đình.
Tóm lại các nguyên tắc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là cơ sở
pháp lý để giải quyết khách quan, đúng pháp luật yêu cầu chia tài sản chung
của vợ chồng. Những nguyên tắc này có mối liên hệ mất thiết với nhau. Tuân thủ
các nguyên tắc này là yêu cầu cần thiết, bắt buộc đối với vợ chồng, mọi chủ thể
và cơ quan trong hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật.
1.2 Đặc điểm của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Do tính chất đặc thù của yêu cầu chia tài sản chung được thực hiện khi hôn
nhân còn tồn tại giữa vợ và chồng nên việc chia này có những đặc điểm khác với
trường hợp chia tài sản chung khi ly hôn và chia tài sản chung khi một bên chết
trước. Vì vậy, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có một
số đặc điểm cơ bản sau:
1.2.1 Cách phân chia đặc biệt
Khi hôn nhân đã đổ vỡ do nhiều nguyên nhân khác nhau thì vợ chồng

có thể tính toán một cách sòng phẳng phần quyền của mỗi người trong khối tài
sản chung hợp nhất. Đặc biệt, vợ chồng có thể dựa vào các quy định liên quan
đến công sức đóng góp của người này hay người kia vào sự phát triển của
khối tài sản chung để phân chia khối tài sản đó trước khi thực hiện việc yêu cầu
chia. Việc chia tài sản chung của vợ, chồng lúc này được thực hiện theo đúng
các quy định trong luật chung về chia tài sản thuộc sở hữu chung theo phần,
cũng như theo các quy định về chia tài sản sau khi ly hôn, đặc biệt là các quy
định về phân chia nhà ở, quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp...
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là một trường hợp đặc
biệt. Đây được xem như một biện pháp hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh hoặc
nghề nghiệp của vợ chồng. Khi vợ chồng yêu cầu chia một phần hoặc toàn bộ tài
sản chung, thông thường họ có thể thỏa thuận mỗi người nhận một nửa tài

18


×