Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài Viết Chính Luận Về Biểu Hiện Của Sự Lệch Chuẩn Xã Hội, Không Gian Mạng2.Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.8 KB, 12 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>NHẬN DIỆN, PHÊ PHÁN CÁC BIỂU HIỆN LỆCH LẠC, “LỆCH CHUÂN”CỦA THANH THIẾU NIÊN TRONG XÃ HỘI VÀ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG</b>

<b>Thể loại: Báo in</b>

<b>I. PHẦN MỞ ĐẦU </b>

Một bức thư tạo ra cơn bão cảm xúc trên mạng Internet trong thời gian qua được coi là của một kẻ tử tù viết gửi mẹ mình trước giờ ra pháp trường như một lời phản tỉnh

<i>với tất cả chúng ta, trong đó có những câu thơ: Nếu cơng lý phân minh/ Thì ngồi concịn mẹ/ Cũng đáng bị tử hình. Tại sao người con bất hảo ấy lại kết án tử hình mẹ mình,</i>

một người mẹ u thương hắn vơ điều kiện? Bởi vì, trước cái chết hiện hình hắn nhận ra qui luật của sự sống là cần phải rèn luyện, cần được định hướng và cần được phê phán, giáo dục nghiêm khắc ngay từ trong gia đình, từ những người yêu thương mình nhất. Kẻ tử tù chết bởi vì tất cả mọi việc làm sai trái của hắn đều được mẹ hắn im lặng hoặc bào biện, bao che, đồng lõa và giới hạn cuối cùng hắn chạm đến là cướp của, giết người. Bởi vậy, trong những ngày chờ ra pháp trường, hắn mới có thời gian tìm hiểu ngun nhân vì sao mình phải nhận tội chết và hắn hiểu ra do mẹ hắn đã không nghiêm khắc răn dạy hắn từ những sai trái, lệch lạc đầu đời để những sai lầm của hắn lớn mãi lên và đến một ngày nó trở thành kẻ thù của nhân dân và bị loại bỏ ra khỏi cuộc sống.

(Trích nguồn: https:// của một tử tù và một CEO gửi cho mẹ, khiến bao người suy ngẫm)

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Trong cuộc sống này, chúng ta không sợ hành vi của những kẻ xấu, vì làm xấu sẽ bị pháp luật trừng trị, thậm chí là loại bỏ ra khỏi xã hội mà ta chỉ sợ sự im lặng của những người tốt. Khi những người tốt im lặng trước cái ác, cái xấu nghĩa là chúng ta đang nhân nhượng, thỏa hiệp, sợ hãi với cái ác, cái xấu, tạo điều kiện cho nó tồn tại và phát triển. Những biểu hiện của sự lệch lạc, “lệch chuẩn” trong xã hội hiện nay là cái xấu thậm chí là cái ác nó gặm nhấm niềm vui, niềm hạnh phúc chân chính của mỗi người, nó đi ngược lại với các giá trị đạo đức truyền thống mà nhân dân ta theo đuổi vì vậy ta cần phải phê phán, đấu tranh để đánh đuổi nó, loại bỏ nó ra khỏi đời sống xã hội. Chỉ như thế mỗi chúng ta mới có một đời sống tinh thần lành mạnh với hoài bão, ước mơ đẹp; với hạnh phúc chân chính và vững bền; với khát vọng và niềm tin bất diệt vào con đường Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

<b>II. NỘI DUNG </b>

<b>1. Khái niệm về lệch lạc, “lệch chuẩn”. </b>

Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên): lệch lạc là sai lệch, không đúng; lệch chuẩn là những hành vi đi chệch với sự mong đợi của số đông, hay sự vi phạm các chuẩn mực xã hội. Lệch lạc,“lệch chuẩn” là một hiện tượng xã hội thường thấy ở trong đời sống xã hội từ xưa đến nay và chúng thường tồn tại song song với sự tuân thủ các chuẩn mực. Lệch chuẩn là sự vi phạm có nhận thức các quy tắc, chuẩn mực của nhóm, tập thể hay xã hội. Mọi sự lệch lạc, “lệch chuẩn” đều làm kìm hãm sự phát triển tiến bộ của xã hội.

<b>2. Nguyên nhân dẫn đến sự lệch lạc, “lệch chuẩn” </b>

- Do một bộ phận người trẻ không chỉ “thần tượng” là diễn viên, ca sĩ, ngôi sao trong các lĩnh vực giải trí, khoa học, y tế, chính trị hay thể thao… mà còn là những hiện tượng mạng. Thế nên, những cái tên như Khá “bảnh”, Huấn “hoa hồng”, “thánh chửi” Dương Minh Tuyền… dù chẳng có tài cán gì ngồi việc bày ra nhiều chiêu trị lố bịch lại được nhiều bạn chào đón, thậm chí bắt chước theo những hành vi, việc làm, lời nói. Có khơng ít những buổi livestream trên Facebook, Youtube… của những người nổi tiếng cơng khai chửi bới, đả kích người khác với những lời lẽ thô tục, thiếu văn minh, thu hút hàng trăm nghìn lượt người xem, thậm chí người xem cũng có những bình luận nhục mạ lẫn nhau nhằm bảo vệ “thần tượng” của mình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i>(Trích nguồn: )</i>

- Thậm chí hiện nay có khá nhiều người lựa chọn mạng xã hội là nơi để bày tỏ quan điểm của cá nhân mình về người khác, thậm chí là miệt thị, cơng kích, phơi bày đời tư cá nhân của người khác, được một số bạn trẻ làm fan hâm mộ nhiệt tình (như sự việc lùm xùm của CEO Nguyễn Phương Hằng). Hầu hết những người được hỏi đều cho rằng không gian mạng là được tự do phát ngôn mà không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào. Sự lệch chuẩn trong đạo đức, coi thường chuẩn mực đạo đức xã hội, cổ súy hành vi vi phạm pháp luật được truyền tải trên không gian mạng trở thành một thứ “virus” độc hại lây lan nhanh chóng trong xã hội, tác động trực tiếp đến hành vi ứng xử của con người trong xã hội thật - khơng gian thật, làm xói mịn hệ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i>Bà Nguyễn Phương Hằng tại phiên tòa. Ảnh: báo Tiền phong</i>

- Do những biến động phức tạp của cuộc sống và ảnh hưởng mặt trái của thời đại công nghệ số, một bộ phận người dân, giới trẻ hiện nay đang dần xa rời những giá trị truyền thống của dân tộc, không làm chủ được bản thân trước sự lôi cuốn, huyễn hoặc của lối sống sủng ngoại, lai căng.

- Một số bạn trẻ bị ảnh hưởng lối sống thực dụng, khơi dậy ham muốn bản năng, không chịu học tập, làm việc, cống hiến. Và một khi sự ham muốn bản năng trở thành mục đích duy nhất thì tất yếu dẫn đến sao nhãng quá trình học tập và rèn luyện; sự bồng bột, thiếu thực tế, dễ dao động, dễ bị lôi kéo, ảnh hưởng của lối sống đua đòi, dẫn đến một bộ phận giới trẻ coi trọng lối sống vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần; trở nên bàng quang, vô cảm, không đấu tranh với cái sai và cũng không ủng hộ, bảo vệ cái đúng, “lệch chuẩn” đạo đức.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>Hình ảnh Huấn “Hoa Hồng” tại trụ sở Cơng an P.Hồng Liệt (Q.Hồng Mai,TP. Hà Nội ): Âm mưu thâm độc của “diễn biến hịa bình”, những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, sự trải nghiệm non nớt về cuộc sống của giới trẻ đã tạo điều kiện để các thế lực thù địch đã tìm mọi cách tuyên truyền, kích động, mua chuộc; gieo rắc virus độc hại, gây mầm móng cho những hành vi “lệch chuẩn”, những căn bệnh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Để chống phá Đảng, nhà nước Việt Nam.

Nhận diện thủ đoạn “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa – Nguồn ảnh từ trang (Học viện lục quân)

<b>3. Các biểu hiện lệch lạc, “lệch chuẩn” cần phê phán ở tầng lớp thanh thiếu niêntrong xã hội hiện nay </b>

Sự lệch lạc, “lệch chuẩn” đáng quan tâm nhiều nhất và cần can thiệp sớm nhất hiện nay thuộc về tầng lớp thanh thiếu niên. Chúng ta phải nghiêm khắc nhìn nhận rằng hiện nay bên cạnh những thanh niên nịng cốt, có một bộ phận không hề nhỏ trong tầng lớp thanh niên có dấu hiều phai Đồn, nhạt Đảng. Những lí tưởng đẹp đẽ, truyền thống

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

của các thế hệ cha anh phần nào đã đóng băng trong tư tưởng của những thanh niên này; nếu chúng ta khơng can thiệp, định hướng kịp thời nó có thể làm băng hoại các giá trị truyền thống đẹp đẽ của dân tộc trong lòng thế hệ trẻ, đi ngược lại với định hướng giáo dục của đất nước.

Thanh thiếu niên là nhóm xã hội dễ có những hành vi sai lệch hơn so với các nhóm xã hội khác. Đó là do tâm lý đặc thù của nhóm tuổi này: muốn khao khát biến đổi, vượt ra khỏi khuôn khổ cứng nhắc, khiến cho trong hành vi của nhóm tuổi này ln có sự đan xen giữa điểm tích cực và tiêu cực. Thanh thiếu niên dễ phạm vào những sai lệch xã hội giống như trạng thái hưng phấn khi họ tham gia vào các hoạt động tích cực của xã hội.

Có hai sự “lệch chuẩn” trong giới trẻ hiện nay cần được nhận diện và điều chỉnh là “lệch chuẩn” thần tượng và “lệch chuẩn” trong đạo đức, lối sống. Trong “lệch

<i>chuẩn” thần tượng dẫn đến hiện tượng các em tôn thờ, làm theo những “thần tượngngược chuẩn ”, họ không cần đẹp chỉ cần độc để được nổi tiếng bằng mọi cách, mọi</i>

giá, không phân biệt được đâu là giá trị chân chính, đích thực của nhân phẩm theo qui định của xã hội.

Chúng ta dễ dàng bắt gặp một bộ phận học sinh đang có lối sống vị kỉ, thờ ơ với các phong trào thanh niên, phong trào sinh viên. Họ còn coi trọng giá trị vật chất hơn giá trị tinh thần, quan tâm những lợi ích trước mắt hơn những lợi ích lâu dài, thích sống hưởng thụ, dễ dao động trước hồn cảnh, thiếu kiềm chế, dễ nản chí khi gặp khó khăn. Nhiều thanh, thiếu niên ham chơi, bỏ học giữa chừng, sa đà vào các tệ nạn xã hội, thậm chí là tụ tập băng nhóm, trộm cắp, hành xử kiểu giang hồ, gây rối trật tự công cộng, kiềm tiền bằng việc đưa ra những phát ngôn gây sốc, những hành vi kì quái như: ăn mì trong bồn vệ sinh, ăn cơm theo kiểu của chó bị nhốt trong chuồng… để câu like, câu view trên Youtube.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Mới đây trên MXH, clipăn mì trong bồn cầu đã được đăng tải. Ngay sau đó, Nam thanh niên đã bị cộng đồng mạng chỉ trích dữ dội. Nguồn phạm của các vụ đánh nhau, giết người xảy ra hiện nay rất nhiều là học sinh, sinh viên tuổi vị thành niên. Mục đích của họ chỉ để phục vụ nhu cầu trước mắt của mình như ghen ghét, trả thù hay vì một chút lịng tham, sự ích kỉ khơng đáng.

<b>4. Ngăn chặn sự lệch lạc, “lệch chuẩn”; nuôi dưỡng sự chuẩn mực của thanh thiếu niên trong tư tưởng và hành vi - trách nhiệm khơng của riêng ai </b>

Gia đình và xã hội sẽ góp phần định hướng, điều chỉnh, hướng dẫn giới trẻ nhận biết được đúng, sai; từ đó giúp con em mình nhận thức và hành động một cách đúng đắn. Tuy nhiên, hiện nay vẫn cịn tình trạng gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể chưa thật sự quan tâm, coi trọng đúng mức đến việc giáo dục, dìu dắt, chỉ bảo đối với thanh, thiếu niên, đặc biệt là về mặt nhận thức, tư tưởng.

Các bậc phụ huynh nên quan tâm hơn nữa tới con cái, uốn nắn con từ phát ngôn, cách ứng xử đến định hướng để các con có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Nhiều trường học chỉ chú trọng phần học “văn” mà bỏ qua phần “lễ”, coi trọng giáo dục kiến thức mà xem nhẹ giáo dục đạo đức, tư tưởng, lối sống, kỹ năng sống cho

<i>học sinh. Các bài Giáo dục công dân chỉ nghiêng về giáo dục tính tuân thủ pháp luật</i>

và triết học. Vì vậy, nên chăng cần đưa vào chương trình những bài học định hướng,

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

giáo dục về tư tưởng đặc biệt là tư tưởng chính trị, giúp giới trẻ nhận diện ra những mã xấu độc về tư tưởng trên các trang mạng xã hội để tránh né và đấu tranh loại bỏ.

Truyền thông cũng cần làm tốt nhiệm vụ định hướng dư luận xã hội, thay đổi hành vi cộng đồng bằng cách nêu nhiều gương người tốt, việc tốt hơn nữa. Nên đưa dịng nhạc cách mạng trữ tình vào trường học, có các cuộc thi chính thức cho giới trẻ về dịng nhạc này để ni dưỡng cảm xúc và lí tưởng đẹp đẽ. Phê phán cái xấu báo chí khơng chỉ mơ tả, phản ánh các vụ việc, hành vi thiếu văn hóa, thiếu chuẩn mực mà phải phân tích thấu đáo, từ đó đưa ra khuyến nghị, định hướng tư duy để giới trẻ không bị lệch lạc, “lệch chuẩn”.

Vẫn còn nhiều tổ chức đoàn thể hoạt động theo phong trào, bề nổi để lấy thành tích, chưa tạo ra những hoạt động thực tiễn, theo chiều sâu có tác dụng lơi cuốn, thúc đẩy các em tham gia các hoạt động văn hóa, tinh thần, chưa định hướng lý tưởng trong các hoạt động văn hóa, xã hội cho các em.Tổ chức Đồn, Hội Liên hiệp Thanh niên cần nêu cao hơn nữa vai trò giáo dục thanh, thiếu niên, hướng họ vào lối sống tích cực, lành mạnh, vì cộng đồng, chấp hành pháp luật. Bản thân mỗi thanh, thiếu niên cũng phải tự ý thức và rèn luyện kỹ năng sống tốt, lành mạnh.

<i>Ảnh lực lượng đoàn viên thanh niên ra quân trồng rừng. KẾT LUẬN </b>

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Người còn khẳng định: “Một năm khởi đầu là mùa xuân. Một đời người khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Thực tiễn quá trình cách mạng của đất nước cũng đã minh chứng: Thế hệ trẻ thực sự là một lực lượng xã hội đặc biệt, có vai trị rất quan trọng trong lịch sử, trong các giai đoạn cách mạng cũng như trong hiện tại và tương lai.

Chúng ta tự hào về lớp lớp Thanh niên Việt Nam trong quá khứ được sinh ra, lớn lên trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, thôi thúc họ lên đường “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Họ là những người “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”; “nhằm thẳng vào quân thù mà bắn, tạo nên “dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ”… góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hồn tồn miền Nam, thu non sơng về một mối, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, với ưu thế của mình, có tư duy nhạy bén, mạnh dạn đổi mới, được Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội quan tâm, tạo mọi điều kiện đào tạo, bồi dưỡng trong mơi trường hịa bình, ổn định, phát triển, hội nhập quốc tế sâu rộng, có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp cận với thành tựu của các nền giáo dục tiên tiến, khoa học công nghệ hiện đại của các nước trên thế giới, là lực lượng nòng cốt, đặc biệt quan trọng trong công cuộc đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, là lực lượng sản xuất chủ yếu trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.

Với trọng trách lớn lao ấy mỗi người trẻ chúng ta, trước hết, cần tích cực học tập nâng cao trình độ, kỹ năng. Bởi tri thức là sức mạnh, là hành trang không thể thiếu khi lập nghiệp. Thanh niên hiện đại mang trên vai trọng trách lịch sử to lớn đó là trở thành lực lượng lao động trí tuệ, có năng lực, tay nghề cao. Mỗi thanh niên cần nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, khả năng thực tế, nâng cao năng lực số, am hiểu ngoại ngữ để chủ động tham gia, nắm bắt và tận dụng tối đa cơ hội của chuyển đổi số, hình thành những cơng dân đám mây, cơng dân tồn cầu; đặc biệt thanh niên phải là những người xung phong đi đầu trong công cuộc phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ tạo nền tảng vững chắc cho những bước phát triển nhảy vọt của đất nước, đưa đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Thanh niên phải có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình với quê hương, đất nước; nhận thức sâu sắc ý nghĩa, giá trị của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh - kim chỉ nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Cùng với nhận thức ấy, bản thân mỗi đoàn viên, thanh niên cần thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phịng và chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo lức, lối sống. Biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách, lập trường chính trị, tư tưởng của bản thân. Biết tự phê bình và phê bình, lên án những thói hư tật xấu, tránh xa những tệ nạn xã hội. Thanh niên phải có bản lĩnh vững vàng để giữ truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khi mà chúng ta có sự giao lưu với các nền văn hóa khác nhau. Đồng thời, tiếp thu được tinh hoa của nhân loại, của thế giới để xây dựng con người Việt Nam hồn thiện hơn, trở thành một cơng dân tồn cầu nhưng vẫn mang bản sắc rất riêng có của dân tộc Việt Nam.

Mặt khác, các tổ chức chính trị xã hội cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về hình mẫu Thanh niên thời đại mới, những tấm gương “người tốt việc tốt”, những câu chuyện đẹp trong đời sống thường ngày một cách thường xuyên, liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng; đa dạng hóa phương thức truyền tải thơng tin, trong đó chú trọng đến cách thức truyền tải thơng tin đảm bảo gần gũi và dễ tiếp cận giới trẻ như các cuộc thi, diễn đàn trong nhà trường, các ứng dụng và mạng xã hội (zalo, facebook, tiktok, instagram…). Đồng thời, tiếp tục duy trì các hình thức thơng tin truyền thống như Website, sách, báo, bản tin nội bộ, tuyên truyền qua loa phát thanh …

Trách nhiệm của gia đình và xã hội với vai trị giáo dục, dìu dắt, chỉ bảo sẽ góp phần định hướng, điều chỉnh, hướng dẫn giới trẻ nhận biết được đúng, sai; từ đó có điều chỉnh nhận thức và hành động một cách đúng đắn

Để Thanh niên Việt Nam không bị “lệch chuẩn” chúng ta phải xây dựng một thế hệ thanh niên sống có tri thức, có đạo đức phẩm chất tốt đẹp, lối sống văn minh, lành mạnh, vóc dáng đẹp và có nét đẹp về tâm hồn, sống nhân văn. Đó cũng là động lực để chúng ta hiện thực hóa mục tiêu xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa vừa hồng, vừa chuyên theo lời dạy của Bác.

Thanh niên là đội quân tiên phong của các hoạt động cộng đồng, các chương trình thiện nguyện, là nhân tố lan toả tình yêu thương và truyền cảm hứng các giá trị

</div>

×