Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

kiến thức thái độ thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã kỳ văn huyện kỳ anh và một số yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 99 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>NGUYỄN VĂN DŨNG </b>

<b>KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT CỦA NGƯỜI DÂN XÃ KỲ VĂN, HUYỆN KỲ ANH </b>

<b> VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC </b>

<b>THÁI NGUYÊN – NĂM 2022 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>NGUYỄN VĂN DŨNG </b>

<b>KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT CỦA NGƯỜI DÂN XÃ KỲ VĂN, HUYỆN KỲ ANH </b>

<b> VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN </b>

<b>Chuyên ngành: Y học Dự phòng </b>

<b>Mã số: </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC </b>

<b>HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THẾ HOÀNG </b>

<b>THÁI NGUYÊN – NĂM 2022 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Tôi xin cam đoan luận văn “Kiến thức, thái độ, thực hành phòng </b>

chống sốt xuất huyết của người dân xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh và một số yếu tố liên quan” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thế Hoàng.

Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nghiên cứu nào khác.

<b>Tác giả </b>

<b>Nguyễn Văn Dũng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Y tế công cộng – Trường đại học Y Dược Thái Nguyên; Đảng ủy, Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy, Cô giáo đã tận tình giảng dạy, cung cấp kiến thức cho tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và đóng góp những ý kiến vơ cùng q giá để tơi hồn thành luận văn và khóa học này.

Đặc biệt tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới TS. Trần Thế Hoàng - người thầy đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức, phương pháp luận quý báu và trực tiếp hướng dẫn tơi suốt q trình nghiên cứu để tơi hồn thành luận văn này.

Tơi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ trạm y tế xã Kỳ Văn và người dân xã Kỳ Văn đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu để tơi hồn thành luận văn này.

Với lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin chân thành cảm ơn những người thân yêu trong gia đình đã ln động viên, tạo mọi điều kiện thn lợi cho tơi trong q trình học tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp đã dành cho tôi những tình cảm tốt đẹp cũng như sự giúp đỡ tận tình để tơi vượt qua mọi khó khăn, hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.

<i>Thái Nguyên, 2022 </i>

<b>Học viên </b>

<b>Nguyễn Văn Dũng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i><small>A. aegypti: Muỗi Aedes aegypti A. albopictus: Muỗi Aedes albopictus </small></i>

<small>CSNBG: Chỉ số nhà có lăng quăng/bọ gậy CSDCBG: Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy </small>

<small>TT-GDSK: Truyền thông giáo dục sức khỏe </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1 </b>

<b>Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 3 </b>

1.1. Đặc điểm chung về bệnh sốt xuất huyết Dengue ... 3

1.2. Dịch tễ học sốt xuất huyết trên thế giới và tại Việt Nam ... 7

1.3. Các nghiên cứu về kiến thức thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt xuất huyết trên thế giới và ở Việt Nam ... 11

1.4. Một số yếu tố liên quan đến phòng chống bệnh sốt xuất huyết ... 20

1.5. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ... 26

<b>Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 27 </b>

2.1. Đối tượng nghiên cứu... 27

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu... 27

2.3. Phương pháp nghiên cứu ... 27

2.4. Chỉ số nghiên cứu ... 29

2.5. Tiêu chuẩn đánh giá biến số nghiên cứu ... 30

2.6. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ... 31

2.7. Phương pháp xử lý số liệu ... 32

2.8. Đạo đức nghiên cứu ... 33

<b>Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 34 </b>

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ... 34

3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt xuất huyết ... 36

3.3. Yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống sốt xuất huyết ... 44

<b>Chương 4. BÀN LUẬN ... 50 </b>

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ... 50

3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt xuất huyết ... 52

4.3. Yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống sốt xuất huyết ... 63

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... PHỤ LỤC ... </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Bảng 3.1. Phân bố tuổi, giới, dân tộc và tình trạng hơn nhân của đối tượng

nghiên cứu ... 34

Bảng 3.2. Phân bố nghề nghiệp, trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ... 35

Bảng 3.3. Kiến thức về phương thức lây truyền của bệnh SXH ... 36

Bảng 3.4. Kiến thức về triệu chứng, biến chứng bệnh SXH... 37

Bảng 3.5. Kiến thức về điều trị và phòng bệnh SXH ... 38

Bảng 3.6. Đặc điểm thái độ của người dân đối với bệnh SXH ... 40

Bảng 3.7. Thực hành phòng chống SXH ... 42

Bảng 3.8. Mối liên quan giữa tuổi với thực hành PC SXH ... 44

Bảng 3.9. Mối liên quan giữa giới tính với thực hành PC SXH ... 45

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân với thực hành PC SXH . 45 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa nghề nghiệp với thực hành PC SXH ... 46

Bảng 3.12. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với thực hành PC SXH ... 46

Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình có người mắc SXH với thực hành phòng chống SXH ... 47

Bảng 3.14. Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành PC SXH ... 47

Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thái độ với thực hành PC SXH... 48

Bảng 3.16. Mối liên quan giữa nghe truyền thông từ cán bộ y tế với thực hành phòng chống sốt xuất huyết ... 48

Bảng 3.17. Mối liên quan giữa nghe trạm y tế xã triển khai chương trình phòng chống sốt xuất huyết với thực hành PC SXH ... 49

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Biểu đồ 3.1. Tiền sử bản thân/gia đình mắc sốt xuất huyết ... 35

Biểu đồ 3.2. Kiến thức chung về phòng chống SXH ... 39

Biểu đồ 3.3. Thái độ chung về phòng chống SXH ... 41

Biểu đồ 3.4. Thực hành chung về phòng chống SXH ... 43

Biểu đồ 3.5. Nguồn thông tin truyền thông bệnh sốt xuất huyết ... 44

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên, bệnh lây theo đường máu với trung gian truyền bệnh chủ

<i>yếu là muỗi Aedes aegypti. Bệnh có biểu hiện chủ yếu là sốt cấp diễn và xuất </i>

huyết với nhiều dạng, thể nặng có biểu hiện sốc do giảm khối lượng tuần hoàn rối loạn đông máu, suy tạng; nếu khơng được chẩn đốn sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong [7]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, sốt xuất huyết đã tăng gấp 30 lần trong 50 năm qua; ước tính mỗi năm có 50-100 triệu ca nhiễm sốt xuất huyết xảy ra trên toàn thế giới [65].

Việt Nam là nước nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của sốt xuất huyết với tỉ lệ mắc và tử vong tương đối cao. Tích lũy năm 2021, cả nước ghi nhận 70.944 trường hợp mắc, 22 tử vong tại Bình Phước (6), TPHCM (4), Đồng Nai (2), Bình Dương (2), Phú Yên (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Sóc Trăng (1), Tây Ninh (2), Bình Thuận (1), Đắk Lắk (1) [10].

Cho đến nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy hoạt động kiểm sốt véc tơ truyền bệnh, diệt lăng quăng (bọ gậy) là biện pháp đơn giản và hiệu quả trong phòng chống sốt xuất huyết [4], [7], [12]. Để thực hiện tốt hoạt động này, địi hỏi người dân phải có kiến thức, thái độ và thực hành đúng trong phòng chống bệnh. Thực tế cho thấy kiến thức, thái độ và thực hành của người dân trong việc phòng chống sốt xuất huyết còn nhiều bất cập. Theo Elson William H và cs (2020), chỉ có 54,2% số người được hỏi biết bệnh sốt xuất huyết do muỗi truyền và 51,7% có thể xác định được sốt và một triệu chứng chính xác khác của bệnh sốt xuất huyết [47]. Nghiên cứu của Selvarajoo Sivaneswari và cs (2020) thấy có 50,7% người dân có kiến thức không đầy đủ về bệnh sốt xuất huyết; 53,2% người dân có thái độ khơng tốt và 50,2% thực hành phòng chống sốt xuất huyết kém [56].

Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có nguy cơ cao mắc sốt xuất huyết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, năm 2017, ghi nhận 194 ca sốt xuất huyết tại 13/13 huyện, thị xã, thành phố. Năm 2018, ghi nhận 27 ca mắc sốt xuất huyết tại 10/13 huyện, thị xã, thành phố. Năm 2019-2020 ghi nhận 247 ca mắc sốt xuất huyết tại 9/13 huyện, thị xã, thành phố [32], [33], [34]. Xã Kỳ Văn là xã bán sơn địa của huyện Kỳ Anh với dân số 6.643 người. Năm 2017, ghi nhận 194 ca SXHD ở 13/13 huyện, thị xã, thành phố; trong đó có ổ dịch tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh với 13 ca mắc [32]. Với chu kỳ của dịch SXH khoảng 3-5 năm một lần; giả thuyết đặt ra là năm 2021, dịch SXH có thể bùng phát trở lại tại xã Kỳ Văn, do đó, việc phịng chống SXH của người dân tại địa bàn là cực kỳ quan trọng.

Câu hỏi đặt ra là kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay ra sao? Yếu tố nào liên quan đến việc thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh? Việc tìm hiểu câu trả lời sẽ cung cấp bằng chứng khoa học cho hoạt động phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn cũng như đề xuất các giải pháp hiệu quả trong cơng tác dự phịng.

<b>Chính vì những lý do trên, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh và một số yếu tố liên quan”, với hai mục tiêu sau: </b>

<i>1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh năm 2021. </i>

<i>2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>Chương 1. </b>

<b>TỔNG QUAN TÀI LIỆU </b>

<b>1.1. Đặc điểm chung về bệnh sốt xuất huyết Dengue </b>

Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus Dengue gây nên, bệnh được lan truyền từ người bệnh sang

<i>người lành thông qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi A. aegypti và A. albopictus. Bệnh lưu hành ở các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới </i>

như vùng châu Phi, vùng phía đơng Địa Trung Hải, khu vực Tây Thái Bình Dương, Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam với các triệu trứng lâm sàng như sốt nhẹ, sốt cao, đau khớp, kèm theo xuất huyết dưới da, xuất huyết nội tạng, sốc và có thể gây tử vong. Trong 50 năm qua, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) tăng 30 lần với gia tăng các vùng bị nhiễm mới trong những năm gần đây, phân bố từ thành phố đến nơng thơn. Ước tính tồn cầu có khoảng 50 triệu ca SXH xảy ra hàng năm và khoảng 2,5 tỉ người sống tại các quốc gia có bệnh lưu hành [3].

<i><b>1.1.1. Khái niệm bệnh sốt xuất huyết Dengue </b></i>

SXHD là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên,

<i>bệnh lây theo đường máu với trung gian truyền bệnh là muỗi A. aegypti. Đây </i>

là dịch bệnh lưu hành địa phương ở Việt Nam, nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ và vùng ven biển miền Trung. Bệnh có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sốt cấp diễn và xuất huyết với nhiều dạng khác, thể nặng có biểu hiện sốc do giảm khối lượng tuần hồn rối loạn đơng máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong [4], [7].

<i><b>1.1.2. Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết </b></i>

SXHD do bốn loại virus khác nhau gây nên, bao gồm: DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Khi cơ thể nhiễm với một loại virus thì cơ thể có khả năng

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

miễn dịch suốt đời chống lại với loại virus đó; tuy nhiên khả năng miễn dịch chéo đối với các loại virus khác sau khi hồi phục chỉ mang tính tạm thời và một phần [7].

<i><b>1.1.3. Thời kỳ ủ bệnh và đường lây truyền </b></i>

Thời kỳ ủ bệnh từ 3-14 ngày, trung bình 5-7 ngày. Bệnh nhân là nguồn lây bệnh trong thời kỳ có sốt, nhất là 5 ngày đầu của sốt là giai đoạn trong máu có nhiều vi rút. Muỗi bị nhiễm vi rút thường sau 8-12 ngày sau hút máu có thể truyền bệnh và truyền bệnh suốt đời [4].

<i><b>1.1.4. Tính cảm nhiễm và sức đề kháng </b></i>

Mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể bị mắc bệnh từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn. Sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời với típ vi rút Dengue gây bệnh nhưng không được miễn dịch bảo vệ chéo với các típ vi rút Dengue khác, bệnh nhân có thể bị nặng hơn và dễ sốc Dengue [4].

<i><b>1.1.5. Các biện pháp dự phòng lây truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue </b></i>

<i>1.1.5.1. Giám sát véc tơ phòng bệnh </i>

Giám sát véc tơ nhằm xác định nguồn sinh sản chủ yếu của muỗi truyền bệnh, sự biến động của véc tơ, tính nhạy cảm của véc tơ với các hóa chất diệt cơn trùng và đánh giá hoạt động phòng chống véc tơ tại cộng đồng [4].

<i><b>* Giám sát muỗi trưởng thành </b></i>

Giám sát muỗi trưởng thành bằng phương pháp soi bắt muỗi đậu nghỉ trong nhà bằng ống tuýp hoặc máy hút cầm tay. Soi bắt muỗi cái đậu nghĩ trên quần áo, chăn màn, các đồ vật trong nhà vào ban ngày, mỗi nhà soi bắt muỗi 15 phút. Số nhà điều tra cho mỗi điểm là 50 nhà, điều tra 1 lần/ tháng [4].

<i>Sử dụng 2 chỉ số dưới đây để giám sát muỗi A. aegypty, A. albopitus </i>

(tính theo từng loài).

<i>- Chỉ số mật độ (CSMĐ) muỗi là số muỗi cái Aedes trung bình trong </i>

một gia đình điều tra

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

CSMĐ (con/nhà) = <sup>Số muỗi cái Aedes bắt được </sup>

<i><b>* Giám sát lăng quăng/bọ gậy </b></i>

- Giám sát thường xuyên: 1 tháng 1 lần cùng với giám sát muỗi trưởng thành. Sau khi bắt muỗi, tiến hành điều tra lăng quăng/bọ gậy bằng quan sát, thu thập, ghi nhận và định loại ở toàn bộ dụng cụ chứa nước trong và quanh nhà.

- Giám sát ổ lăng quăng/bọ gậy nguồn: Phương pháp này dựa vào kết

<i>quả đếm toàn bộ số lượng lăng quăng/bọ gậy Aedes trong các chủng loại dụng </i>

cụ chứa nước khác nhau để xác định nguồn phát sinh chủ yếu và độ tập trung của lăng quăng/ bọ gậy của từng địa phương theo mùa trong năm hoặc theo từng giai đoạn để điều chỉnh, bổ sung các biện pháp tuyên truyền và phịng chống véc tơ thích hợp.

- Xác định ổ lăng quăng/ bọ gậy nguồn sẽ tiến hành theo đơn vị tỉnh, điều tra trong những xã điểm 2 lần/năm. Mỗi lần điều tra 100 nhà (phân bố trong các xã, phường trọng điểm) (lần 1 thực hiện vào quý I-II, lần 2 thực hiện vào quý III-IV).

<i>Có 4 chỉ số được sử dụng để theo dõi lăng quăng/bọ gậy của muỗi A. aegypti và A.albopictus (tính theo từng lồi): </i>

a) Chỉ số nhà có lăng quăng/bọ gậy (CSNBG) là tỉ lệ phần trăm nhà có

<i>bọ gậy Aedes: </i>

CSNBG (%) = Số nhà có loăng quăng/bọ gậy Aedes x 100

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Số nhà điều tra

b) Chỉ số dụng cụ chứa nước có lăng quăng/bọ gậy (CSDCBG) là tỉ lệ

<i>phần trăm dụng cụ chứa nước có lăng quăng/bọ gậy Aedes: </i>

CSDCBG (%) = <sup>Số DCCN có loăng quăng/bọ gậy Aedes </sup> x 100 Số DCCN điều tra

<i>c) Chỉ số Breteau (BI) là số DCCN có lăng quăng/bọ gậy Aedes trong </i>

100 nhà điều tra. Tối thiểu điều tra 30 nhà, vì vậy BI được tính như sau: BI = <sup>Số DCCN có loăng quăng/bọ gậy Aedes </sup> x 100

Số nhà điều tra

d) Chỉ số mật độ lăng quăng/bọ gậy (CSMĐBG) là số lượng lăng quăng/bọ gậy trung bình cho 1 nhà điều tra. Chỉ số CSMĐBG chỉ sử dụng khi điều tra ổ lăng quăng/bọ gậy nguồn

CSMĐBG (con/nhà) = <sup>Số loăng quăng/bọ gậy Aedes thu được </sup> x 100 Số nhà điều tra

Trong quá trình giám sát véc tơ (muỗi, lăng quăng/bọ gậy), nếu CSMĐ muỗi cao (0,5 con/nhà) hoặc chỉ số Breteau (BI) 30 là yếu tố nguy cơ cao.

Riêng khu vực miền Bắc chỉ số mật độ muỗi cao (0,5 còn/nhà) hoặc chỉ số BI 20 là yếu tố nguy cơ cao của SXH [4].

<i>1.1.5.2. Biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đẻ trứng </i>

Việc phòng chống SXHD tập trung giải quyết các khâu cơ bản sau: - Phát hiện, chẩn đoán và điều trị SXHD.

- Nghiên cứu vắc xin dự phòng. - Phòng, chống véc tơ truyền bệnh.

<i>Lăng quăng/bọ gậy Aedes có thể phát triển ở các dụng cụ chứa nước </i>

trong nhà và xung quanh nhà, vì vậy xử lý dụng cụ chứa nước để làm giảm nguồn sinh sản là biện pháp đơn giản và rất hiệu quả trong phòng chống véc tơ.

a) Xử lý dụng cụ chứa nước

- Dụng cụ chứa nước sinh hoạt (chum vại, bể nước mưa, cây cảnh...):

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

dùng các biện pháp ngăn ngừa muỗi sinh đẻ (có nắp đậy thật kín, thả cá...). - Lật úp các dụng cụ gia đình như xô, chậu, bát, máng nước gia cầm. b) Loại trừ ổ bọ gậy

- Đối với bẫy kiến, lọ hoa, chậu cây cảnh, khay nước tủ lạnh hoặc điều hòa nhiệt độ: Dùng dầu hoặc cho muối vào, thay nước 1 lần/tuần, cọ rửa

<i>thành dụng cụ chứa nước để diệt trứng muỗi A. aegypti, A. albopictus. </i>

- Thu dọn, phá hủy các ổ chứa nước tự nhiên hoặc nhân tạo (chai, lọ, lu, vò vỡ, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa...) cho vào túi rồi chuyển tới nơi thu gom phế thải của địa phương hoặc hủy bỏ bằng chôn, đốt.

- Các hốc chứa nước tự nhiên (hốc cây, kẽ lá, gốc tre nứa...): loại bộ, lấp kín, chọc thủng hoặc làm biến đổi.

- Sử dụng hóa chất diệt ấu trùng muỗi tại các ổ đọng nước như: các hố ga ngăn mùi, bể cảnh, lọ hoa... [4].

<b>1.2. Dịch tễ học sốt xuất huyết trên thế giới và tại Việt Nam </b>

<i><b>1.2.1. Dịch tễ học sốt xuất huyết trên thế giới </b></i>

Trước năm 1970 chỉ có 9 quốc gia báo cáo có dịch SXHD. Sau đó, SXHD liên tục gia tăng cả về số quốc gia, vùng lãnh thổ và cả về số ca mắc và tử vong. Hiện nay, SXHD đang lưu hành ở 130 quốc gia thuộc các khu vực của WHO ở Châu Phi, Châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Các khu vực Châu Mỹ, Đơng Nam Á và Tây Thái Bình Dương bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, trong đó Châu Á chiếm ~70% gánh nặng bệnh SXHD toàn cầu [66]. Số ca mắc SXH được báo cáo cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tăng hơn 8 lần trong hai thập kỷ qua, từ 505.430 ca vào năm 2000, lên hơn 2,4 triệu ca vào năm 2010 và 5,2 triệu ca vào năm 2019. Số ca tử vong được báo cáo trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2015 đã tăng từ 960 lên 4032, chủ yếu ảnh hưởng đến nhóm tuổi trẻ hơn [66]. Tính chung trên thế giới, SXHD đã tăng gấp 30 lần trong 50 năm qua. Một mơ hình ước tính cho thấy tồn thế giới có 390 triệu ca nhiễm virus SXH mỗi năm

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

(95%CI: 284-528 triệu), trong đó có 96 triệu ca (95%CI: 67-136 triệu) có biểu hiện lâm sàng (với bất kỳ mức độ nghiêm trọng nào của bệnh). Ước tính cho thấy có 3,9 tỉ người có nguy cơ bị nhiễm virus sốt SXHD trên toàn thế giới [66].

Báo cáo cập nhật trong năm 2022 (tính đến ngày 23/11/2022), tồn thế giới có 3.643.763 trường hợp mắc SXH và 3.380 trường hợp tử vong. Phần lớn các trường hợp mắc SXH được báo cáo từ Brazil (2.182.229), Việt Nam (303.637), Philippines (187.560), Ấn Độ (110.473) và Indonesia (94.355). Phần lớn các trường hợp tử vong do SXH được báo cáo từ Brazil (929), Indonesia (853), Philippines (613), Bangladesh (258) và Việt Nam (112) [43].

- Tại khu vực Châu Mỹ và vùng Caribbean: trong năm 2022 (tính đến ngày 23/11/2022), khu vực châu Mỹ có 2.551.093 trường hợp SXH và 1.169 trường hợp tử vong. Năm quốc gia mắc nhiều nhất là: Brazil (2.182.229), Nicaragua (82.861), Peru (64.846), Colombia (56.352) và Mexico (48.187) [43].

- Tại Đông Nam Á, có 7 trong số 10 nước của khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch SXHD; SXHD là nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp nhập viện và tử vong ở trẻ em. Tỉ lệ mắc SXHD trong khu vực tăng lên đáng kể trong vòng 17 năm qua và từ năm 1980 trở lại đây số mắc SXHD đã tăng lên gần gấp 5 lần so với 30 năm về trước. Báo cáo cho thấy:

+ Philippines: Tích lũy năm 2021, ghi nhận 61.170 trường hợp mắc, trong đó có 216 trường hợp tử vong. Số mắc giảm 10,0% so với cùng kỳ 2020.

+ Malaysia: Tích lũy năm 2021, ghi nhận 22.101 trường hợp mắc, trong đó có 17 trường hợp tử vong. Số mắc giảm 61,0% và số ca tử vong giảm 116 ca so với cùng kỳ năm 2020.

+ Lào: Tích lũy năm 2021, ghi nhận 1.251 ca mắc, khơng có ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2020, số mắc giảm 5,5 lần.

+ Singapore: Tích lũy năm 2021, ghi nhận 4.779 trường hợp mắc, khơng có trường hợp tử vong, số mắc giảm 6,8 lần so với cùng kỳ năm 2020.

+ Pakistan: Tích lũy năm 2021, ghi nhận 102.404 trường hợp mắc, trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

đó có 278 trường hợp tử vong. Số mắc giảm 4,6% so với cùng kỳ 2020 [10].

<i><b>1.2.2. Dịch tễ học sốt xuất huyết ở Việt Nam </b></i>

Phân bố bệnh SXHD toàn cầu phụ thuộc vào sự hiện diện của vector (muỗi) và sự xâm nhập của virus. Bệnh có tính chất theo mùa rõ rệt, tương quan với lượng mưa và nhiệt độ, là các yếu tố làm gia tăng đáng kể nơi sinh sản, tỉ lệ sống sót, hoạt động hút máu của muỗi. Dịch SXHD xảy ra thường xuyên nhất trong các khu vực mà có nhiều type huyết thanh của virus Dengue lưu hành cùng lúc hoặc dịch bùng phát sau đó. Sự lan truyền bệnh SXHD xảy ra quanh năm ở vùng nhiệt đới, bao gồm miền Nam Việt Nam, với tần suất tăng đến đỉnh điểm trong mùa mưa. Ở miền Bắc Việt Nam, tại thành phố Hà Nội, tồn tại một mơ hình SXHD theo mùa đặc biệt, với sự bùng phát dịch hàng năm ở mức độ khác nhau trong mùa hè mưa nhiều, với rất ít hoặc khơng có sự lan truyền được ghi nhận ngồi thời gian này [2].

Trước đây, đỉnh dịch SXH năm 1987, có trên 300.000 trường hợp mắc, trên 1.000 trường hợp tử vong. Năm 2010 dịch SXHD xảy ra trên diện rộng, cả nước ghi nhận 128.831 ca mắc và 109 trường hợp tử vong và dịch bùng phát ở nhiều vùng. Số ca mắc tập trung chủ yếu ở miền Nam 58,0%, miền Trung 28,0%, Tây Nguyên 10,0% và miền Bắc 4,0%. Đặc biệt là miền Trung với số ca mắc mới 35.865/11.519 tăng 3,1 lần, số tử vong 24/8 tăng 3 lần so với năm 2009. Năm 2012, số người mắc bệnh SXH ở khu vực phía Nam là 67.158 người, trong đó có 61 người chết, tình hình dịch bệnh năm sau tăng hơn năm trước [36]. Năm 2014, Việt Nam ghi nhận 37.619 ca bệnh SXHD và 20 trường hợp tử vong; số mắc SXHD giảm 46,5% và tử vong giảm 21 trường hợp so với cùng kỳ 2013. Tại miền Bắc, năm 2014 có 2.285 ca, 0 trường hợp tử vong, trong đó Hà Nội là 1.801 ca, số mắc Hà Nội chiếm 79,0% số mắc miền Bắc. Hà Nội là tâm điểm SXHD của miền Bắc [31]. Năm 2016, Việt Nam ghi nhận hơn 114.116 trường hợp mắc bệnh SXH, 36 trường hợp tử vong, tại 56 tỉnh thành phố, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2015 (108.804);

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

với tỉ lệ mắc là 108,06/100.000 dân [6].

Năm 2021, cả nước ghi nhận 70.944 trường hợp mắc SXH, 22 tử vong tại Bình Phước (6), TPHCM (4), Đồng Nai (2), Bình Dương (2), Phú Yên (2), Bà Rịa – Vũng Tàu (1), Sóc Trăng (1), Tây Ninh (2), Bình Thuận (1), Đắk Lắk (1). So với cùng kỳ năm 2020 (133.321/27) số mắc giảm 46,8%, tử vong giảm 05 trường hợp [9]. Trong năm 2022 (tính đến ngày 15/11/2022), Việt Nam có 303.637 trường hợp mắc SXH và 112 trường hợp tử vong đã được báo cáo. Đây là mức tăng 78.866 trường hợp và 20 trường hợp tử vong kể từ ngày 6/10/2022 [43]. vì tính chất khẩn cấp của SXH, ngày 24/11/2022 Bộ Y tế đã gửi Công điện về việc tăng cường cơng tác phịng, chống bệnh SXH [8].

<i><b>1.2.3. Dịch tễ học sốt xuất huyết ở Hà Tĩnh </b></i>

Theo số liệu thống kê về các bệnh truyền nhiễm của Cục Y tế dự phòng (2015) và một số nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học của bệnh SXHD ở Việt Nam cho thấy Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có nguy cơ cao mắc SXHD. SHXD tại Hà Tĩnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, phát triển mạnh từ tháng 6 đến tháng 10 và đỉnh cao vào tháng 7, 8 và 9 [11]. Theo báo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (2011), năm 1998 vụ dịch lớn nhất xảy ra tại Hà Tĩnh với 13.200 ca mắc, 13 ca tử vong; tỉ lệ mắc lên đến 1.036/100.000 dân, tỉ lệ chết/mắc là 0,98%. Đến năm 2010, dịch SXHD lại bùng nổ và diễn biến phức tạp với 933 ca mắc tại 11/12 huyện, thị xã, thành phố; 72/262 xã, phường; tỉ lệ mắc 71,88/100.000 dân gấp 7,46 lần so với giai đoạn 10 năm gần đây. Trong những năm gần đây dịch diễn biến phức tạp, không chỉ xảy ra ở vùng đồng bằng ven biển mà còn ghi nhận ổ dịch ở các huyện miền núi [37].

Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, năm 2017, ghi nhận 194 ca SXHD ở 13/13 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó có 4 ổ dịch tại xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà (48 ca mắc); xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh (13 ca mắc); xã Thạch Long, huyện Thạch Hà (17 ca); và xã Kỳ Long, thị xã Kỳ Anh (13 ca). Các hoạt động giám sát dịch tễ học cho thấy hầu hết các nhà có

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i>bệnh nhân SXHD (95,0%) đều phát hiện sự có mặt của muỗi A. albopictus và một số ít nhà (4,0%) phát hiện muỗi A. aegypi. Năm 2018, ghi nhận 27 ca </i>

mắc SXHD tại 10/13 huyện, thị, so với cùng kỳ 2017 tổng số ca mắc giảm 86,0%. Kết quả giám sát véc tơ truyền bệnh cho thấy chỉ số BI trung bình tại tỉnh 10,0%; thời điểm ghi nhận chỉ số BI, DI cao nhất vào tháng 7; 8; 9; 10/2018. Từ 2019-2020 ghi nhận 247 ca mắc SXHD, trong đó năm 2019 có 7 ổ dịch với 170 ca mắc tại các huyện Thạch Hà, Hương Khê, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà; năm 2020 có 2 ổ dịch tại xã Kỳ Nam, huyện

<i><b>Kỳ Anh (6 ca mắc), thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà (9 ca) [32], [33], [34]. </b></i>

Bên cạnh đó, đặc điểm địa lý của tỉnh Hà Tĩnh có những nét đặc thù riêng (gồm 8 huyện đồng bằng ven biển và 5 huyện miền núi), kết hợp với đặc điểm thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, lũ lụt thường xuyên xảy ra và tập quán dự trữ nước sinh hoạt trong nhà. Đây là những điều kiện rất thuận lợi cho muỗi sinh sản, phát triển và lây truyền bệnh SXH. Chương trình phịng chống SXH đã được triển khai từ nhiều năm nhằm kiểm soát véc tơ truyền bệnh, tuy nhiên SXH vẫn đang là một vấn đề lớn về sức khoẻ tại Hà Tĩnh [32], [33], [34].

<b>1.3. Các nghiên cứu về kiến thức thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt xuất huyết trên thế giới và ở Việt Nam </b>

<i><b>1.3.1. Nghiên cứu về kiến thức thức, thái độ, thực hành phòng SXH trên thế giới </b></i>

Nghiên cứu của Chadee D. và cs ở thành phố Trinidad, phía tây Ấn Độ cho kết quả: khi một ca SXHD được xác nhận, 114 ngôi nhà xung quanh được kiểm tra bọ gậy, muỗi. Các biện pháp xử lý được triển khai như sau: sử dụng temephos để diệt bọ gậy trong các DCCN, phun hóa chất fenthion tường trong nhà, phun khói nóng malathion tất cả các nhà, xử lý lặp đi lặp lại 4 lần trong khoảng thời gian 3 tháng. Sau xử lý, chỉ số bọ gậy giảm có ý nghĩa thống kê so với trước, BI=1,5-17,6 (p<0,0001) trong 84/87 trường hợp [44]. Nghiên cứu tại Singapore thấy để kiểm soát véc tơ, các tình nguyện viên xử lý các vật dụng đọng nước, phát tờ rơi cho hộ gia đình (HGĐ), công nhân xây dựng,

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

công nhân nhà máy, sách hướng dẫn bệnh SXHD được phát cho người thuê nhà trong các khu cơng nghiệp. Thiết lập đường dây nóng báo nơi phát hiện có bọ gậy. Nghiên cứu đã cho thấy giám sát dịch tễ học, huyết thanh học, vi rút học và giám sát côn trùng kết hợp với giáo dục cộng đồng, kiểm soát véc tơ có sự tham gia của cộng đồng là rất quan trọng để kiểm soát bệnh SXHD tại Singapore [53].

Nghiên cứu của Teng H.J. và cs tại thành phố Pingtung của Đài Loan (2007), mô tả một chương trình kiểm soát véc tơ và đánh giá hiệu quả của chương trình trong trong việc kiểm sốt dịch SXHD qua giám sát chỉ số côn trùng và số ca mắc SXHD. Khi có một trường hợp SXHD được xác định các biện pháp kiểm soát được tiến hành bao gồm: điều tra dịch tễ học khu vực nhà bệnh nhân; lấy mẫu máu các cá nhân nghi ngờ ở 50 nhà xung quanh. Điều tra bọ gậy/ quăng, giảm nguồn sinh sản, tuyên truyền giáo dục trong khu vực ổ dịch; Kiểm sốt cơn trùng quy mơ rộng: 3 vịng phun khơng gian/ phun sương hóa chất diệt cơn trùng trong nhà và ngồi nhà khu vực ổ dịch trong vòng 6-7 ngày; 2 vòng giảm nguồn sinh sản bằng cách loại bỏ hoặc xử lý tất cả các DCCN trên tầng và tầng hầm tất cả các ngơi nhà. Sau khi hồn thành các biện pháp kiểm soát rộng lớn, ca mắc SXHD của tuần giảm từ 32 ca xuống 1 ca, chỉ số BI đã giảm đáng kể 51,1%, chỉ số bọ gậy giảm 80,0%, số lượng muỗi

<i>Aedes albopictus giảm 96,0% và Aedes aegypti giảm 71,0%. Như vậy, kiểm </i>

soát véc tơ và làm sạch định kỳ là một chiến lược hiệu quả để ngăn chặn SXHD lây truyền, chấp hành phun hóa chất có thể được cải thiện bằng cách thực thi pháp luật. Để công tác phun hóa chất hiệu quả việc phối hợp và ý thức làm giảm nguồn sinh sản của véc tơ của người dân là rất quan trọng [61]. Nghiên cứu của Ahmed Tauhid U. (2007) tại Dhaka city, Bangladesh cho kết quả: 99,1% đối tượng nghiên cứu đồng ý để cán bộ y tế (CBYT) đến kiểm tra DCCN, nơi sinh sản của véc tơ, 33,5% đối tượng nghiên cứu không sẵn sàng trả tiền phạt [41]. Hành vi nguy cơ của người dân không dễ thay đổi,

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

việc kiểm soát dịch SXHD sẽ khó khăn hơn, 33,5% người dân vẫn cịn phản đối các hoạt động kiểm sốt véc tơ vì hóa chất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của họ, Abate cho một hương vị xấu với nước và không để loại bỏ trứng muỗi, người dân cảm thấy không thoải mãi khi cho CBYT đến nhà kiểm tra. Có 13,5% DCCN được phát hiện có bọ gậy và 42,5% không được bao phủ [62].

Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành đối với bệnh SXH của người dân ở huyện Pakse tỉnh Champasack, Lào, Nalongsack Soodsada và cs (2009) cho biết trong số 230 đối tượng nghiên cứu, 163 đối tượng (70,9%) có kiến thức khá về véc tơ truyền bệnh SXH. Thông tin về bệnh SXH, 101 đối tượng (43,9%) biết về bệnh này từ bạn bè hoặc người thân. 217 đối tượng (94,3%) có thái độ tích cực rằng bệnh SXH có thể được điều trị và rằng 222 đối tượng (96,5%) biết họ nên đến gặp bác sĩ khi họ bị bệnh SXH. Khoảng 196 đối tượng (85,2%) tích trữ nước ở nhà nhưng không thường xuyên thay nước. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng cộng đồng đã khá quen thuộc với bệnh SXH, nhưng vẫn có một số nhầm lẫn về tiêm phòng và lưu trữ nước để sử dụng trong gia đình. Hoạt động nâng cao nhận thức về bệnh SXH nên được tiến hành ở các trường học và trường đại học. Đài phát thanh và truyền hình nên đóng một vai trị quan trọng trong việc truyền đạt thơng tin y tế tới công chúng, và CBYT thường xuyên đến thăm viếng người dân tại cộng đồng [54]. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ thực hành phòng chống bệnh SXH trong số người trưởng thành có điều kiện kinh tế xã hội thấp và cao ở Karachi, Pakistan, Syed Madiha và cs (2010) cho biết trong số 400 người được phỏng vấn (244 nam và 156 nữ), 35% các trường hợp có kiến thức đúng về bệnh SXH và véc tơ truyền bệnh SXH [59]. Abedi A.J và cs (2011) tiến hành nghiên cứu cắt ngang để đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh SXH ở 120 người dân vùng ngoại vi thành phố Aligarh, Ấn Độ cho biết 42% người tham gia nghiên cứu có kiến thức thấp, 44,2% có thái độ tích cực và 10,2% có thực hành tốt về phòng chống bệnh SXH [40].

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Nghiên cứu về kiến thức thái độ thực hành phòng chống bệnh SXH của người dân nông thôn miền Trung Ấn Độ, Amar Taksande và cs (2012) cho biết 43,91% người được phỏng vấn thuộc nhóm tuổi 30-44 tuổi, 84,15% đã lập gia đình và 31,21% người được hỏi có trình độ học vấn phổ thông trung học. 76,58% người tham gia nghiên cứu biết rằng véc tơ truyền bệnh SXH là muỗi. Trong khi đó, 47,8% người được hỏi cho rằng bệnh SXH lan truyền từ người sang người và chủ yếu lây truyền do muỗi đốt. Khoảng 60,48% trong số họ biết được sốt là triệu chứng của SXH. Đối với kiến thức về các biện pháp phòng ngừa, nhìn chung những người tham gia nghiên cứu cho rằng phun thuốc diệt muỗi có thể phịng được bệnh (35,12%). 74,14% người được hỏi biết về nơi sinh sản của muỗi. 94,64% người được hỏi hoàn toàn đồng ý và đồng ý rằng SXH là một bệnh nghiêm trọng. Chỉ 17,06% người được hỏi hoàn toàn đồng ý và đồng ý rằng họ có nguy cơ bị xuất huyết trong khi 62,92% là không chắc chắn về nguy cơ bị bệnh SXH.Về thực hành phòng ngừa bệnh SXH, 28,3% người được hỏi cho rằng nhà cửa sạch sẽ có thể phòng được bệnh và phun thuốc diệt muỗi (23,42%). Nguồn thông tin quan trọng về SXH là từ truyền hình (59,75%), tiếp theo bạn bè /người thân (47,80%) [60].

Trong một nghiên cứu kiến thức và thái độ của người dân đối với phòng chống bệnh SXH ở vùng nông thôn và thành phố bang Punjab, Pakistan, Fasital Hafeez (2012) cho biết trong số 424 người được phỏng vấn, 98,2% người ở vùng thành phố và 90,2 người ở vùng nông thôn cho rằng muỗi gây ra bệnh sốt rét; 85,5% người ở vùng thành phố và 76,5% người ở vùng nông thôn cho rằng muỗi gây ra bệnh SXH; 5,5% người ở vùng thành phố và 11,8% người ở vùng nông thôn cho rằng muỗi gây ra bệnh tả. Có 81,1% người tham gia nghiên cứu cho rằng bệnh SXH là do muỗi truyền. Tivi và đài truyền thanh là nguồn thông tin phổ biến nhất cho người dân. Những người tham gia nghiên cứu nhận thức tốt về nơi sinh đẻ của muỗi [48].

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh SXH của Gunasekara T.D.C.P và cs (2012) thấy 98,0% người tham gia đã nghe về bệnh SXH và phương tiện truyền thông đại chúng là nguồn thông tin chủ yếu về bệnh SXH. Dựa trên hệ thống điểm, chỉ 58,0% người tham gia nghiên cứu có kiến thức tốt về triệu chứng bệnh, quản lý điều trị bệnh và phương thức lan truyền của bệnh. Hơn thế nữa, 37,0% người tham gia nghiên cứu có thái độ tích cực và 85,0% thực hành tốt đối với bệnh SXH. Kết quả cũng chỉ ra rằng khoảng trống về kiến thức cũng như thái độ tiêu cực ảnh hưởng lớn tới mức độ và tần số thực hành phòng bệnh của người dân [50]. Trong một nghiên cứu về kiến thức, thực hành đối với bệnh SXH của người dân ở khu vực nhà ổ chuột phía Nam Ấn Độ, Keerti.S và cs (2012) cho biết trong số 370 người được hỏi, 291 người (78,65%) biết rằng bệnh SXH lây truyền qua muỗi và chỉ 38 người (10,27%) có thể liệt kê được 3 triệu chứng của bệnh SXH (sốt, đau đầu và xuất huyết). Kiến thức về nơi đẻ của muỗi, chỉ 276 người (74,59%) biết về nơi muỗi sinh đẻ. Về nguồn thông tin bệnh SXH, 191 người (51,62%) biết về bệnh SXH thông qua truyền hình. Mặc dù nhận thức tốt về bệnh SXH, nhưng áp dụng các biện pháp kiểm sốt muỗi cịn rất kém ở khu vực này [52]. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống SXH ở cộng đồng thành phố và nông thôn ở Malaysia, Al-Dubai Sami Abdo Radman và cs (2013) cho thấy tuổi trung bình của người được phỏng vấn là 34,4±5,7 tuổi, và độ tuổi dao động từ 18 đến 65 tuổi. Phần lớn số người được hỏi đã có gia đình (54,7%) và 89,7% người được hỏi đã nghe nói về bệnh SXH. Ti vi là nguồn thông tin phổ biến về bệnh SXH (97,0%). Người tham gia trả lời không đúng 4/15 mục kiến thức về bệnh SXH. Khơng có mối liên quan giữa kiến thức và các yếu tố nhân khẩu học xã hội. Khoảng một phần năm số người được hỏi (24%) tin rằng điều trị ngay lập tức đối với bệnh SXH là không cần thiết và đại đa số trong số họ là không sợ bệnh này (96,0%) [42]. Theo Harapan H. và cs (2018): có 45,0% người tham gia có

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

kiến thức tốt về bệnh SXH và 32,0% có thái độ tốt và thực hành tốt phòng bệnh SXH [51].

Nghiên cứu của Rahman Haliza Abdul và cs (2019) nhằm xác định kiến thức, thái độ và thực hành của người dân ở Kampung Bayam, Kubang Kerian, Kelantan về phòng chống SXH cho kết quả: người dân có kiến thức tốt (51%), thái độ tốt (100%) nhưng thực hành ở mức trung bình (69,6%) liên

<i>quan đến phòng chống muỗi Aedes [39]. Theo Elson William H và cs (2020) </i>

nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành liên quan đến phòng chống SXH thấy: mặc dù 97,9% số người được hỏi đã nghe nói về bệnh SXH, nhưng chỉ có 6,2% số người biết người đã từng mắc bệnh. Khoảng một nửa (54,2%) số người được hỏi biết bệnh SXH do muỗi truyền và 51,7% có thể xác định được sốt và một triệu chứng chính xác khác của bệnh SXH [47]. Nghiên cứu cắt ngang dựa vào cộng đồng tại Malaysia trên 500 người ≥18 tuổi của Selvarajoo Sivaneswari và cs (2020) thấy chỉ có một nửa (50,7%) tổng số người tham gia có kiến thức tốt và 49,3% khơng có đầy đủ kiến thức về bệnh SXH. Có 53,2% người dân có thái độ khơng tốt và 50,2% cho biết thực hành phòng chống SXH kém [56].

<i><b>1.3.2. Nghiên cứu về kiến thức thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt xuất huyết ở Việt Nam </b></i>

Nghiên cứu của Phạm Hoàng Xuân (2010) [38], nghiên cứu tại Bình Phước cho thấy từ 82,1%-82,5% đối tượng nghiên cứu cho rằng cần thiết phải diệt muỗi và bọ gậy để phòng chống SXH, trong đó 59,6% cho rằng biện pháp diệt bọ gậy là biện pháp tốt, 22,5% vẫn lựa chọn biện pháp phun hóa chất diệt muỗi; tỉ lệ người dân chấp nhận thả cá để diệt bọ gậy là 62,5%-70,4%, 92,1%-96,8% đối tượng được phỏng vấn trả lời thường xuyên thau rửa bể để phịng chống SXH, 98,2% trả lời có đậy kín các dụng cụ chứa nước, 81,7-88,6% trả lời thường xuyên kiểm tra bọ gậy trong DCCN. Theo Nguyễn Thị Thúy (2010) tại phường Phương Liệt, Hà Nội: nhiều gia đình đi ngủ

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

không sử dụng màn, tỉ lệ thả cá vào DCCN 68,2%, thu gom phá hủy phế liệu phế thải tuần 1 lần 62,4%, cọ rửa thay nước DCCN hàng tuần 56,2%, là biện pháp quan trọng để diệt bọ gậy. Tỉ lệ người dân từng thực hiện các biện pháp diệt muỗi như phun thuốc diệt muỗi 66,7%, tỉ lệ người dân tin tưởng và làm theo chỉ dẫn của cộng tác viên, tổ trưởng, tổ phó cụm dân cư là 74,3% [29]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tới và cs (2010), tỉ lệ kiến thức người dân nhận biết muỗi vằn là tác nhân truyền bệnh trước can thiệp là 59%. Tỉ lệ người dân biết triệu chứng chính của SXH như xuất huyết dưới da là 48%. Tỉ lệ khảo sát thực hành của người dân về súc rửa dụng cụ chứa nước là 58,5%. Quan sát thực hành của người dân trong xử lý ñậy nắp dụng cụ chứa nước trước can thiệp là 49,0% [27].

Theo Nguyễn Thị Kim Hoa (2011): có 64,0% người dân biết biểu hiện của bệnh SXH là sốt và xuất huyết; 41,1% biết nguyên nhân gây bệnh SXH là do nhiễm virus gây bệnh; 81,6% đối tượng biết bệnh SXH lây truyền là do muỗi đốt trong đó 62,8% biết đúng là do loại muỗi vằn, 80,5% biết biện pháp phòng chống SXH là diệt muỗi và bọ gậy, 62,3% cho rằng phải thu nhặt, phá huỷ dụng cụ phế thải. Về thái độ: hầu hết người dân tự nguyện tham gia vào việc loại trừ nơi sinh sản của muỗi (90,1%). Về thực hành: 59,6% người dân đã áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh SXH; 64,6% người dân đưa người bệnh tới cơ sở y tế khi nghi ngờ SXH [16]. Nghiên cứu của Trương Phi Hùng và cs (2011) cho kết quả: có 63,0% đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về phịng bệnh SXH, 52,5% có thái độ đúng và 53,0% có thực hành đúng về phòng bệnh SXH [19]. Lê Thị Thanh Hương (2012) nghiên cứu về kiến thức thái độ thực hành phòng chống SXH tại xã Bình Thành huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp cho biết tỉ lệ người dân có kiến thức đúng về phòng chống SXH là 50%, tỉ lệ người dân có thái độ đúng về phòng chống SXH là 57% và tỉ lệ người dân có thực hành đúng về phòng chống SXH chỉ chiếm 26%. Nguồn thơng tin về phịng chống SXH mà người dân địa phương

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

thường tiếp cận chủ yếu là ti vi (58,8%), hệ thống loa đài phát thanh (48,7%) và CBYT (16,8%). Đây cũng là 3 kênh cung cấp thơng tin chính và được người dân ưa thích nhất [20]. Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Tài và cs (2015) cho thấy kiến thức của người dân còn thấp, 74,2% số người được hỏi có kiến thức kém, điểm kiến thức về bệnh SXHD trung bình đạt 34,1% so với điểm mong đợi. Tương tự điểm thực hành của người dân cũng rất thấp, 89,3% số người có mức thực hành kém, điểm thực hành trung bình chỉ đạt 19,1% so với điểm mong đợi [24].

Nghiên cứu tại Thái Nguyên năm 2018 trên 400 người dân có độ tuổi từ 18 trở lên cho kết quả: Trong 400 người dân được nghiên cứu thì tỉ lệ người dân hiểu biết đúng nguyên nhân (88,5%); biết đúng đường lây (84,69%); biết đúng triệu chứng (61,2%) và 79,5% biết đúng cách phòng chống bệnh SXH; 81,2% có thái độ sử dụng tốt biện pháp phòng tránh, và 100,0% có thái độ đúng về diệt muỗi phòng bệnh SXH. Có 88,5% tiến hành diệt muỗi và 71,5% tiến hành sử dụng các biện pháp phòng muỗi đốt, 44,5% tự giác tìm hiểu thơng tin về bệnh [1]. Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích được tiến hành trên 400 người dân có độ tuổi từ 18 trở lên tại Bình Dương năm 2018. Kết quả: Trong 400 người dân được nghiên cứu thì tỉ lệ người dân hiểu biết đúng nguyên nhân (88.5%); biết đúng đường lây (84,69%); biết đúng triệu chứng (61,2%) và 79,5% biết đúng cách phòng chống bệnh SXH; 81,2% có thái độ sử dụng tốt biện pháp phịng tránh, và 100% có thái độ đúng về diệt muỗi phịng bệnh SXH. Có 88,5% tiến hành diệt muỗi và 71,5% tiến hành sử dụng các biện pháp phịng muỗi đốt, 44,5% tự giác tìm hiểu thông tin về bệnh [13].

Nghiên cứu của Lê Thị Tố Tâm (2019) trên người nhà người bệnh SXHD về kiến thức, thực hành phòng, chống bệnh SXHD tại Bệnh viện Quân y 4 cho kết quả: 75,2% người hiểu biết nguyên nhân truyền bệnh do muỗi đốt; 55,8% cho rằng muỗi đốt ban đêm, 53,3% cho rằng muỗi cư trú nơi cống rãnh bẩn, nước tù bẩn. Đối tượng nghiên cứu chưa chủ động phòng muỗi đốt ban

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

ngày, chủ yếu chỉ mắc màn vào ban đêm (73,9%); đa số sử dụng bình phun thuốc muỗi cá nhân (73,9%), dùng nhang-thuốc xua muỗi đốt (58,2%). Hiểu biết của đối tượng về lâm sàng bệnh SXHD tương đối cao (97,0-98,2%). Có 55,8-67,9% đối tượng nghiên cứu chưa biết dấu hiệu cảnh báo chuyển mức độ của bệnh (trong đó, 55,8% cho rằng khi hết sốt là hết bệnh). Trong xử trí sốt ban đầu, đa số biết phải tăng cường bổ sung nước, điện giải qua đường uống, kết hợp lau – chườm mát với uống thuốc hạ sốt (95,8-98,2%), nhưng có 7,3% cịn xử trí bằng các biện pháp nguy hiểm (giác hơi, xơng hơi). Có mối liên quan giữa kiến thức đúng với thực hành đúng của người nhà người bệnh SXHD trong việc phòng, chống dịch bệnh này [25]. Nghiên cứu của Trần Thế Hoàng và cs (2018) trên 620 người nhằm mơ tả thực trạng phịng chống SXH của người dân tại xã Hóa Thượng cho kết quả: Tỉ lệ người dân có kiến thức chung về phòng chống SXH tốt là 18,4%, chưa tốt là 81,6%; thái độ chung tốt là 10,2% và chưa tốt là 89,8%; thực hành chung tốt là 5,6% và chưa tốt là 94,4% [18].

Theo Trần Công Tú (2019) thì kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống SXHD của người dân tại xã can thiệp ở khu du lịch Cát Bà (trước can thiệp) có nhiều bất cập: tỉ lệ đã nghe về bệnh SXHD 98,0%; biết dấu hiệu nhận biết và triệu chứng của bệnh 47,0%; biết sự nguy hiểm của SXHD 95%; biết SXHD truyền bởi muỗi 71,0%; biết véc tơ SXHD là muỗi vằn 59,0%; biết nơi trú đậu của muỗi 75,0%; biết nơi sống của bọ gậy muỗi truyền bệnh SXHD 56,0%. Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu có thái độ đúng về phun thuốc diệt muỗi 36,9%; về nằm màn tránh muỗi đốt 27,1%; về dùng hương diệt muỗi 9,2%; về thu nhặt, phá hủy dụng cụ phế thải 52,8%; về thau rửa bể nước thường xuyên 22,4% và về thả cá, Abate vào DCCN 19,5%. Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu có thực hành đúng về phun thuốc diệt muỗi 37,0%; về nằm màn tránh muỗi đốt 28,0%; về dùng hương diệt muỗi 15,0%; về thu nhặt, phá hủy dụng cụ phế thải 50,0%; về thau rửa bể nước thường xuyên 19,0% và về thả

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

cá, Abate vào DCCN 18,0% [28]. Theo Nguyễn Văn Hương và cs (2019) thì điểm kiến thức trung bình về phòng chống SXH là thấp là 4,6/19. Những người được hỏi cho rằng nguy cơ nhiễm SXH của họ là rất thấp (39,5%) đến thấp (20,7%). Có tổng số 17,6%, 9,8% và 6,6% người được hỏi cho biết thường xuyên thay nước, xử lý rác thải đúng cách và đậy kín các dụng cụ chứa nước để diệt bọ gậy [55].

Nghiên cứu của Trần Minh Hòa (2020) tại huyện Long Thành thấy có 45,16% đối tượng có kiến thức không đạt (chỉ biết 1-6 nội dung/17 nội dung); khơng có đối tượng nào có kiến thức đầy đủ tất cả 17 nội dung về phịng chống SXH. Có tới 48,42% đối tượng có mức thực hành khơng đạt (chỉ thực hiện từ 0 đến 2 nội dung trong tổng số 7 nội dung cần thiết); khơng có đối tượng nào thực hành đầy đủ tất cả 7 nội dung về phòng chống SXH [17].

<b>1.4. Một số yếu tố liên quan đến phòng chống bệnh sốt xuất huyết </b>

<i><b>1.4.1. Yếu tố vi khí hậu: Đặc trưng của yếu tố thời tiết/mùa liên quan đến </b></i>

SXH chính là lượng mưa, độ ẩm và nhiệt độ.

<i>- Lượng mưa: Bằng sự phân tích khí tượng và các dữ liệu giám sát dịch </i>

tễ và côn trùng, tác giả Elodie Descloux đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của khí hậu đối với bệnh SXHD ở Noumea, thủ đô của New Caledonia, trong giai đoạn 1971-2010. Kết quả cho thấy đỉnh dịch ở vào tháng có nhiệt độ nóng nhất trong 1 đến 2 tháng với lượng mưa và độ ẩm tương đối ở mức tối đa. Sự phát triển theo mùa của các chỉ số côn trùng phù hợp với mùa vụ của dịch SXH. Có mối tương quan thuận giữa nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa với tỉ lệ mắc SXHD [45]. Theo kết quả nghiên cứu của Díaz Quijano và Waldman cho thấy lượng mưa có liên quan chặt chẽ với tỉ lệ tử vong do SXH ở Mỹ Latinh và các nước khu vực Caribbean [46]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Văn Văn (Đồng Nai) có mối liên quan giữa lượng mưa và số ca mắc, khi số ca mắc tăng nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 10 [35]. Điều này thể hiện tính phân bố theo mùa của SXHD trên thế giới cũng như tại Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i>- Độ ẩm: Độ ẩm có lợi cho việc xuất hiện và lan truyền của các loại </i>

bệnh do muỗi truyền. Độ ẩm cao kết hợp với môi trường sống đông đúc, kém vệ sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh SXHD phát triển. Nghiên cứu tại Singapore cho thấy độ ẩm tuyệt đối cao liên quan tới tỉ lệ mắc SXHD cao. Điều này giúp cho việc dự báo và phịng chống SXHD chủ động thơng qua chỉ số độ ẩm [67].

<i>- Nhiệt độ: Nghiên cứu của tác giả Tsuzuki và cs (2009) tại thành phố </i>

Nha Trang tỉnh Khánh Hòa từ năm 2004-2006 đã chỉ ra rằng sau khoảng 2 tháng khi nhiệt độ tăng cao thì số ca bệnh bắt đầu tăng và khi nhiệt độ giảm thì số ca mắc vẫn cịn duy trì ở mức cao sau 1 đến 2 tháng nữa rồi mới giảm [63]. Như vậy khi lượng mưa, độ ẩm và nhiệt độ môi trường gia tăng là điều kiện hết sức lý tưởng, phù hợp cho sự sinh sôi và phát triển của véc tơ truyền bệnh SXH [58]. Các thống kê khoa học cho thấy, sự xuất hiện dịch SXH có tính chất chu kỳ cứ 3 đến 5 năm lại xảy ra một trận dịch. Tại Việt Nam, cao điểm của dịch SXH là vào mùa mưa, bởi đây là thời điểm độ ẩm tăng cao, thơng thường có 2 đỉnh dịch đáng lưu ý là tháng 4-5 và tháng 9-10 ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Theo Nguyễn Phương Toại và cs (2014) thì có mối liên quan giữa hành vi phịng chống SXH theo mùa mưa và mùa khô, bao gồm hành vi thực hiện phòng chống muỗi đốt cho gia đình, sử dụng nước máy, chứa nước, người làm vệ sinh vật dụng chứa nước, loại trừ lăng quăng giữ nhà cửa và môi trường sạch sẽ, loại bỏ nước đọng quanh nhà và nhà có vật dụng chứa lăng quăng [26].

<i><b>1.4.2. Các yếu tố kinh tế xã hội </b></i>

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu xem xét mối liên quan giữa nguy cơ mắc SXHD với các đặc điểm nhân khẩu học, các yếu tố kinh tế xã hội. Nghiên cứu của Gubler Duane J. (2011) cho thấy, có nhiều yếu tố góp phần làm gia tăng SXHD nhưng có 3 yếu tố chính đó là 1/đơ thị hóa, 2/tồn cầu

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

hóa và 3/thiếu kiểm sốt muỗi hiệu quả; ngồi ra cịn do thay đổi lối sống và yếu tố khác [49]. Trong khi đó, theo Spiegel Jerry và cs, các yếu tố ảnh hưởng đến sự gia tăng SXHD gồm các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, sinh thái [57]. Một nghiên cứu khác cho thấy SXHD gặp cả ở vùng thành thị, nông thôn và ngay cả miền núi, tuy nhiên tập trung cao nhất ở các khu vực có mật độ dân cư đơng, tình trạng đơ thị hóa cao [64].

Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc SXHD ở các tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp như Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM, Bà Rịa-Vũng Tàu cao hơn những tỉnh khác. Báo cáo của Viện Pateur TPHCM cho thấy tỉ lệ mắc SXHD ở các tỉnh thành này tăng liên tục theo tốc độ đô thị hóa, cơng nghiệp hóa. Tỉ lệ mắc SXHD ở các tỉnh thành này năm 2001 chiếm 17,0%, năm 2005 tăng lên 25,0%, năm 2010 là 45,0% và năm 2014 đã là 66,0% số mắc toàn khu vực phía Nam. Trong khi đó, tỉ lệ mắc SXHD ở các tỉnh còn lại giảm tương ứng theo thời gian. Tuy nhiên nghiên cứu tại Bạc Liêu thấy SXHD không chỉ lưu hành ở thành thị và ven thành thị mà còn xuất hiện nhiều ở các khu vực nơng thơn và có xu hướng tăng cao trong khu vực này [30]. Ở Bình Phước, TPHCM…các cộng đồng dân cư biến động, người dân từ các địa phương khác đến làm công nhân ở các khu công nghiệp, ở các nhà trọ ẩm thấp có nhiều dụng cụ chứa nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường nhà ở kém… khiến cho nguy cơ dịch SXH bùng phát [21].

<i><b>1.4.3. Các yếu tố kiến thức, thái độ, thực hành </b></i>

Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân là yếu tố quan trọng đối với sự xuất hiện và gia tăng của dịch bệnh SXHD. Tại Việt Nam, vấn đề TT-GDSK tới người dân được thực hiện thông qua hệ thống nhân viên y tế thôn bản tới thăm hỏi định kỳ từng HGĐ, qua loa đài, ti vi và hệ thống báo chí, áp phích, băng rơn, khẩu hiệu, tờ rơi... Tuy nhiên hiệu quả của công tác TT-GDSK làm thay đổi hành vi, ý thức người dân tự phòng chống bệnh SXH cho gia đình cho trong cộng đồng họ sinh sống tại một số nơi chưa đạt được kết quả như kỳ

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

vọng [22].

Nghiên cứu của Trần Văn Hai (2008) cho kết quả: có mối liên quan ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và thực hành phòng chống sốt dengue/SXHD [15]. Theo Lê Thành Tài và cs (2008): có khác biệt ý nghĩa về kiến thức và thái độ phịng chống SXHD giữa nam và nữ, giữa nhóm người có trình độ học vấn trên cấp I với nhóm có trình độ học vấn thấp hơn; cũng như có khác biệt về thực hành giữa nhóm người làm ruộng với nhóm nghề khác, giữa những HGĐ từng có người mắc bệnh SXHD với những hộ cịn lại. Có mối liên quan ý nghĩa giữa kiến thức và thực hành phòng chống SXHD của người dân (OR=6,075) [23].

Nghiên cứu về kiến thức, thái độ thực hành phòng chống bệnh SXH trong số người trưởng thành ở Karachi, Pakistan, Syed Madiha và cs (2010) thấy kiến thức về bệnh SXH có liên quan tới trình độ học vấn (p=0,004) và điều kiện kinh tế xã hội (p=0,02). Nhóm có tình trạng kinh tế xã hội cao thực hành phòng bệnh SXH tốt hơn so với nhóm có tình trạng kinh tế thấp hơn [59]. Abedi A.J và cs (2011) khi tiến hành một nghiên cứu cắt ngang để đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh SXH ở 120 người dân vùng ngoại vi thành phố Aligarh, Ấn Độ thấy có sự ương quan thuận giữa kiến thức và thực hành (p<0,05), tuy nhiên khơng có tương quan thuận giữa thái độ và kiến thức hoặc giữa thái độ và thực hành. Tác giả đưa ra khuyến nghị cần tăng cường hoạt động nâng cao sức khoẻ để cải thiện kiến thức và thay đổi hành vi trong phòng chống SXH của người dân ở khu vực nghiên cứu [40].

Nghiên cứu của Trương Phi Hùng và cs (2011) thì có mối liên quan giữa kiến thức đúng với trình độ học vấn (p<0,01), số người trong nhà mắc bệnh SXH (p=0,02); giữa thái độ đúng với số người trong nhà mắc bệnh SXH (p=0,02); giữa thực hành đúng với nghề nghiệp của thân nhân (p=0,02), tình trạng nhà ở của các thân nhân (p=0,02), nguồn nước (p=0,01), số người mắc bệnh SXH trong nhà (p=0,02). Có mối liên quan chặt chẽ giữa kiến thức đúng

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

với thực hành đúng (p<0,01) và thái độ đúng với thực hành đúng (p<0,01) [19]. Lê Thị Thanh Hương (2012) nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống SXH tại xã Bình Thành đã chứng minh được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức đúng và thực hành đúng về phòng chống SXH [20].

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống SXH của Al-Dubai S.A. và cs (2013) thấy: thái độ đối với bệnh SXH liên quan có ý nghĩa với trình độ học vấn và tình trạng việc làm (p<0,05). Thực hành liên quan có ý nghĩa với tuổi tác, tình trạng hơn nhân, và khu vực địa lý (p<0,05) và kiến thức về bệnh SXH (p=0,030) [42]. Nghiên cứu của Trần Thế Hồng và cs (2018) trên 620 người nhằm mơ tả thực trạng phòng chống SXH của người dân tại xã Hóa Thượng cho kết quả: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nghề nghiệp, kinh tế HGĐ, kiến thức, thái độ và được nghe truyền thông trực tiếp với thực hành phòng chống SXH (p<0,05) [18]. Theo Harapan H. và cs (2018): có mối liên quan giữa kiến thức và thái độ, kiến thức và thực hành, và thái độ và thực hành. Những người có kiến thức tốt có khả năng có thái độ tốt cao hơn 2,7 lần và những người có thái độ tốt có thực hành tốt về bệnh SXH cao hơn 2,2 lần. Trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hơn nhân, thu nhập hàng tháng, tình trạng kinh tế và cuộc sống ở thành phố liên quan với kiến thức (p<0,05). Nghề nghiệp, tình trạng kinh tế và từng bị SXH có liên quan đến thái độ (p<0,05). Giáo dục, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế và loại hình cư trú có liên quan đến thực hành phòng chống SXH (p<0,05) [51].

Theo Nguyễn Văn Hương và cs (2019) thì giới tính, trình độ học vấn, thời gian bị bệnh và tiền sử đi lại có liên quan với kiến thức (p<0,05). Nghề nghiệp, sự hiện diện của SXH trong khu vực lân cận, mật độ muỗi ở nhà và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng SXH có liên quan đến thái độ (p<0,05). Nghề nghiệp, mật độ muỗi tại nhà, loại bệnh nhân, kiến thức và thái độ có

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

liên quan đến thực hành (p<0,05) [55]. Nghiên cứu của Rahman H.A. và cs (2019) nhằm xác định mức độ hiểu biết, thái độ và thực hành của người dân ở Kampung Bayam, Kelantan về phịng chống SXH cho kết quả: trình độ học vấn có ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết và thực hành của cộng đồng với p=0,01. Khơng có mức độ liên quan đáng kể về KAP liên quan đến phòng chống SXH giữa các cộng đồng. Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ hiểu biết và mức độ thực hành, mức độ hiểu biết và mức độ thái độ cũng như mức độ thực hành và mức độ thái độ liên quan đến phòng chống SXH của cộng đồng tại Kampung Bayam (p< 0,05) [39].

Nghiên cứu của Huỳnh Thanh Hà và cs (2019) cho kết quả: so với người 18-24 tuổi, các nhóm tuổi khác có tỉ lệ thực hiện vệ sinh mơi trường cao hơn là có ý nghĩa thống kê (p<0,05); tương tự với người đã từng có người thân mắc bệnh sẽ thực hiện vệ sinh môi trường cao gấp 1,50 lần (95%CI: 1,11-1,98) so với người chưa từng có người thân mắc bệnh; những người biết Nghị định 176/NĐ-CP có tỉ lệ thực hiện vệ sinh môi trường cao gấp 1,70 lần (95%CI: 1,23-2,34) so với những người không biết. Chỉ những người cho rằng bệnh SXH là “rất nguy hiểm cho mình” hoặc “rất nguy hiểm cho cộng đồng” thì mới có hành vi vệ sinh môi trườngtốt hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với những người không xem SXH là bệnh nguy hiểm. Đồng thời, chỉ những người “rất đồng ý” mới có hành vi vệ sinh môi trường tốt hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với những người không đồng ý [13]. Theo Trần Minh Hịa (2020), nhóm HGĐ khơng có học sinh có tỉ lệ thực hành phịng chống SXHD khơng đạt cao hơn 0,74 lần so với nhóm gia đình có học sinh; khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Có mối liên quan rất chặt chẽ giữa kiến thức và thực hành. Ở nhóm kiến thức khơng đạt thì thực hành khơng đạt cao hơn 1,74 lần so với nhóm kiến thức đạt; khác biệt có ý nghĩa thống kê [17]. Nghiên cứu của Elson William H và cs (2020) thấy giới tính nữ có liên quan đáng kể với

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

kiến thức về triệu chứng bệnh SXH cao hơn (OR=2,22, 95%CI: 1,0-4,72) và kiến thức phòng ngừa (OR=2,12, 95%CI: 1,06-4,21). Đi học đại học trước đây hoặc hiện tại có liên quan đáng kể với kiến thức về triệu chứng bệnh SXH (OR=2,56, 95%CI: 1,25-5,44) và kiến thức truyền tải về bệnh SXH (OR=3,46, 95%CI: 1,69-7,57). Kiến thức về bệnh SXH không liên quan đáng kể đến việc thực hiện các biện pháp kiểm soát muỗi (OR=1,76, 95%CI: 0,87-3,54) [47].

<b>1.5. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu </b>

Xã Kỳ Văn là xã bán sơn địa của huyện Kỳ Anh, cách trung tâm huyện 12 km về phía nam. Xã Kỳ Văn có tổng diện tích đất tự nhiên 24,3398 km<small>2</small>, dân số 6.643 người. Xã Kỳ Văn có địa hình trải dài có Quốc lộ 1A và đường tránh 1B đi qua, cùng nhiều tuyến đường trục chính khác đây là những điều kiện thuận tiện cho xã giao lưu văn hoá và phát triển kinh tế nhưng cũng là yếu tố làm lây lan dịch bệnh. Xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh thuộc vùng đất có những đặc điểm thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, lũ lụt thường xuyên xảy ra và tập quán dự trữ nước sinh hoạt trong nhà. Đây cũng là những điều kiện rất thuận lợi cho muỗi sinh sản, phát triển và lây truyền bệnh SXHD.

Chu kỳ của dịch SXH khoảng 3-5 năm một lần, ghi nhận của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thì thơng thường, cứ sau khoảng 4 năm dịch lại bùng phát mạnh ở miền Bắc với số ca mắc gia tăng [37]. Theo quy luật, năm 2021-2022 đúng vào chu kỳ đó, nên sẽ tiềm ẩn nguy cơ lớn có thể bùng phát dịch. Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh, năm 2017, ghi nhận 194 ca SXHD ở 13/13 huyện, thị xã, thành phố; trong đó có ổ dịch tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh với 13 ca mắc [32]. Giả thuyết đặt ra là năm 2021, theo chu kỳ, dịch có thể bùng phát trở lại tại xã Kỳ Văn, do đó, việc phịng chống SXH của người dân là cực kỳ quan trọng. Nghiên cứu này sẽ đi sâu tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống SXH của người dân tại xã Kỳ Văn,

<b>huyện Kỳ Anh. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>Chương 2. </b>

<b>ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

<b>2.1. Đối tượng nghiên cứu </b>

Người dân ≥ 18 tuổi thuộc xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

<i><b>* Tiêu chuẩn lựa chọn </b></i>

- Có hộ khẩu thường trú tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. - Thường trú trên địa bàn 6 tháng trở lên

- Không bị bệnh rối loạn chức năng nghe, nói hay bệnh tâm thần kinh - Đồng ý tham gia nghiên cứu

<b>2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu </b>

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5 năm 2021 đến tháng 12 năm 2022. - Địa điểm nghiên cứu: xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

<b>2.3. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>2.3.1. Thiết kế nghiên cứu </b></i>

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.

p = 0,47 (Tỉ lệ thực hành khơng đúng về phịng bệnh SXH trong nghiên cứu của Trương Phi Hùng (2011) là 47,0%) [19].

Thay số được cỡ mẫu tối thiểu n = 590, làm tròn 600

<i><b>2.3.3. Phương pháp chọn mẫu </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

- Chọn HGĐ: Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. + Trên cơ sở danh sách HGĐ của xã (1.228 HGĐ), chúng tơi tiến hành tính khoảng cách mẫu theo cơng thức: k = tổng số hộ / cỡ mẫu = 1.228 / 600 = 2,05.

+ Chọn ngẫu nhiên HGĐ đầu tiên bằng cách làm các lá thăm (2 lá thăm) có đánh số từ 1 đến 2, bốc thăm lấy một lá (được lá số 2). Chọn trong danh sách hộ đầu tiên là hộ có số thứ tự bằng số ghi trong lá thăm bốc được là số 2.

+ Các hộ tiếp theo thì được tính bằng cách hộ có số thứ tự bằng số thứ tự của hộ đứng trước cộng với 2, cứ như thế đến khi nào đủ số lượng 600 HGĐ.

+ Kết quả được các HGĐ số 2, 4, 6, 8... - Chọn thành viên trong HGĐ:

Mỗi HGĐ sẽ có một người trong độ tuổi từ 18 trở lên được chọn phỏng vấn một cách ngẫu nhiên theo phương pháp KISH GRID, cụ thể các bước:

+ Tìm số cuối cùng trong mã HGĐ (số cuối cùng trong danh sách thứ tự HGĐ).

+ Gán thứ tự cho những người từ 18 tuổi trở lên (Đủ điều kiện theo tiêu chuẩn chọn mẫu; đánh số từ 1 – hết tăng dần theo tuổi. Ví dụ: gia đình có 6 người đủ tiêu chuẩn: thì người nhỏ nhất mang STT 1, người lớn tuổi nhất mang STT 6).

+ Tra bảng KISH GRID để tìm ra Số thứ tự của người cần phỏng vấn (STT người được phỏng vấn được xác định: Cột: số cuối cùng trong mã HGĐ. Hàng: tổng số người từ 18 tuổi trở lên. Giao giữa cột và hàng là STT của người được phỏng vấn).

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>PHƯƠNG PHÁP KISH GRID LỰA CHỌN NGƯỜI PHỎNG VẤN </b>

<i><b>2.4.1. Chỉ số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu </b></i>

- Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu - Phân bố giới của đối tượng nghiên cứu - Phân bố dân tộc của đối tượng nghiên cứu

- Phân bố tình trạng hơn nhân của đối tượng nghiên cứu - Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

- Phân bố trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu - Tỉ lệ tiền sử bản thân/gia đình mắc SXH

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i><b>2.4.2. Chỉ số về kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt xuất huyết </b></i>

- Tỉ lệ kiến thức về phương thức lây truyền của bệnh SXH - Tỉ lệ kiến thức về triệu chứng bệnh SXH

- Tỉ lệ kiến thức về biến chứng bệnh SXH - Tỉ lệ kiến thức về điều trị bệnh SXH - Tỉ lệ kiến thức về phòng bệnh SXH

- Phân bố kiến thức chung về phòng chống SXH

- Tỉ lệ đặc điểm thái độ của người dân đối với bệnh SXH - Phân bố thái độ chung về phòng chống SXH

- Tỉ lệ các biện pháp thực hành phòng chống SXH - Phân bố thực hành chung về phòng chống SXH - Tỉ lệ nguồn thông tin truyền thông bệnh SXH

<i><b>2.4.3. Chỉ số về yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống SXH </b></i>

- Mối liên quan giữa tuổi với thực hành PC SXH - Mối liên quan giữa giới tính với thực hành PC SXH

- Mối liên quan giữa tình trạng hơn nhân với thực hành PC SXH - Mối liên quan giữa nghề nghiệp với thực hành PC SXH

- Mối liên quan giữa trình độ học vấn với thực hành PC SXH

- Mối liên quan giữa tiền sử gia đình có người mắc SXH với thực hành phòng chống SXH

- Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành PC SXH - Mối liên quan giữa thái độ với thực hành PC SXH

- Mối liên quan giữa nghe truyền thông với thực hành PC SXH

- Mối liên quan giữa trạm y tế xã triển khai chương trình phịng chống SXH với thực hành PC SXH

<b>2.5. Tiêu chuẩn đánh giá biến số nghiên cứu </b>

<b>- Tuổi: tuổi của đối tượng nghiên cứu được tính theo năm dương lịch; </b>

được phân thành các nhóm: 18-29; 30-39; 40-49; 50-59 và ≥60.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

- Tình trạng hơn nhân: đang sống cùng vợ/chồng, góa, ly hơn, ly thân, chưa có vợ chồng, khác).

- Nghề nghiệp: Nghề cho thu nhập chính liên tục trong 6 tháng gần đây, được chia thành các nhóm: Nơng dân; Bn bán; Cán bộ viên chức; Khác.

- Trình độ học vấn: là trình độ học vấn cao nhất mà đối tượng nghiên cứu đạt được, được chia thành các nhóm: Tiểu học trở xuống, trung học cơ sở, trung học phổ thông và ≥Trung học chuyên nghiệp.

- Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống SXH của đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn dựa trên bộ câu hỏi có sẵn và tính điểm. Đối với kiến thức, thái độ, thực hành (KAP): mỗi câu trả lời đúng, cho 1 điểm và mỗi câu trả lời sai cho 0 điểm. Sau đó tính tổng điểm và chia làm 2 mức độ: ≥ 60% tổng số điểm → Xếp loại: đạt

< 60% tổng số điểm → Xếp loại chưa đạt. Phân mức cụ thể KAP được trình bày chi tiết dưới đây:

+ Đánh giá mức độ kiến thức phòng chống SXH (14 câu): + Kiến thức đạt: Trả lời được: ≥ 8 câu + Kiến thức chưa đạt: Trả lời được: <8 câu

+ Đánh giá thái độ phòng chống SXH của đối tượng nghiên cứu (10 câu): + Thái độ đạt (ủng hộ): Trả lời được ≥ 6 câu

+ Thái độ chưa đạt: Trả lời được: <6 câu

+ Đánh giá thực hành PC SXH của đối tượng nghiên cứu (11 câu): + Thực hành đạt: Thực hiện được: ≥ 6 câu

+ Thực hành chưa đạt: Thực hiện được: <6 câu

<b>2.6. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu </b>

<i><b>2.6.1. Công cụ thu thập thông tin </b></i>

Bộ công cụ kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng chống bệnh SXHD gồm 4 phần: phần thông tin chung, phần kiến thức, phần thái độ, phần thức hành. Các thông tin vể bệnh SXHD được xây dựng dựa vào

</div>

×