Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VÀ CƠ CẤU CHI PHÍ TRONG QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG TƯỚI BẰNG ĐỘNG LỰC QUY MÔ NHỎ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.27 KB, 10 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BÀI BÁO KHOA HỌC

<b>PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VÀ CƠ CẤU CHI PHÍ TRONG QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG TƯỚI BẰNG ĐỘNG LỰC QUY MÔ NHỎ </b>

<b>VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG </b>

<b>Đinh Văn Đạo<sup>1</sup>, Nguyễn Tùng Phong<sup>2</sup>, Trần Văn Đạt<sup>1</sup>, Nguyễn Quang Phi<sup>3</sup></b>

<i><b>Tóm tắt: Áp dụng phương pháp màng bao dữ liệu theo hướng chú trọng đầu vào và giả thiết hiệu quả </b></i>

<i>thay đổi theo quy mô, nghiên cứu thực hiện trên 48 hệ thống tưới bằng động lực quy mô nhỏ vùng đồng bằng sơng Hồng và dữ liệu là lượng hao phí, chi phí của 7 yếu tố đầu vào trong quản lý vận hành như nhân công trực tiếp, gián tiếp; nguyên nhiên vật liệu; điện năng; sửa chữa thường xuyên; chi phí quản lý và khấu hao. Kết quả chỉ ra các chỉ số hiệu quả kỹ thuật là 0,946 và hiệu quả chi phí tối ưu 0,812 ở các lớp hiệu quả. Tương ứng là các suất chi phí, cơ cấu chi phí hiệu quả kỹ thuật tối ưu và cơ cấu chi phí tối ưu. Phân bổ nguồn lực chi phí theo các cơ cấu chi phí đã chỉ ra tác động nâng cao hiệu quả quản lý vận hành. Đây là cơ sở để các đơn vị quản lý khai thác lựa chọn xây dựng kế hoạch nâng cao hiệu quả quản trị đầu vào và cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chính sách hỗ trợ giá dựa trên cơ cấu đầu vào. </i>

<b>Từ khóa: Hiệu quả, hệ thống tưới bằng động lực, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí. </b>

Chuyển đổi cơ chế quản lý sang cơ chế thị trường đã và đang tạo ra những cơ hội và thách thức lớn trong đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các hệ thống tưới, đặc biệt là các hệ thống tưới bằng động lực quy mô nhỏ (HTT) vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Cơ hội là các đơn vị quản lý vận hành (QLVH) được tự chủ trong công tác điều hành, tổ chức sản xuất dựa trên các nguồn lực có sẵn, được trợ cấp dưới dạng hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ cơng ích thủy lợi (SPDVCITL). Thách thức là phải đổi mới nâng cao hiệu quả (HQ) sử dụng nguồn lực và thu tiền nước từ các đối tượng sử dụng nước do nguồn hỗ trợ chỉ đáp ứng được một phần hao phí, chi phí QLVH. Nhằm khắc phục điều này, nhiều phương thức chuyển giao quản lý tưới đã được áp dụng nhưng mức độ triển khai còn hạn chế đặc biệt là chuyển giao quản lý tưới cho

<i><small>Khoa Kỹ thuật tài nguyên nước, Đại học Thủy lợi; </small></i>

các tổ chức kinh tế xã hội ngoài nhà nước. Nguyên nhân chủ quan được cho là thiếu sự hấp dẫn từ bên ngoài bởi cơ chế hỗ trợ và giải trình chưa được cụ thể, chưa gắn liền với hiện trạng cung cấp và sử dụng SPDVCITL. Trong đó, các cơ chế đấu thầu và đặt hàng được coi là hình thức hiện thực hóa q trình chuyển giao quản lý tưới một cách triệt để. Đồng thời người dùng nước phải trả tiền sẽ đảm bảo hơn rằng hệ thống cơng trình được bảo vệ, vận hành bền vững. Nguồn nước được bảo tồn và sử dụng tiết kiệm trong bối cảnh ngày càng khan hiếm do biến đổi khí hậu và cạnh tranh nguồn nước giữa các ngành ngày càng cao (2030WRG, 2017). Tuy nhiên khắc phục nguyên nhân này này diễn ra một cách chậm chạp.

Việc chuyển giao quản lý tưới thực tế mới chỉ được áp dụng trong khuôn khổ nội bộ đơn vị QLVH gắn với hình thức giao khoán một phần hoặc một số khâu công việc QLVH, giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới (Douglas L. Vermillion et al., 1999). Điển hình là giữa cơng ty và các tổ đội trực thuộc QLVH các hệ thống tưới độc lập cụ thể như

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

hệ thống tưới bằng động lực quy mô nhỏ. Để đảm bảo tính linh hoạt và trách nhiệm, nhiệm vụ được chuyển giao thường gắn liền với những hao phí phát sinh như nhân công trực tiếp, vật tư nguyên nhiên liệu, điện năng tiêu thụ thể hiện qua kế hoạch giao khoán thực hiện trong nội bộ đơn vị. Các khoản mục giao khoán như chi phí quản lý, nhân công gián tiếp hay khấu hao được xác định theo quy định và định mức khốn chung của tồn cơng ty, thể hiện ở các quy chế hay quy định nội bộ…. Những hao phí được giao khoán gắn liền với trách nhiệm quản lý các hệ thống tưới từ quá trình vận hành trạm bơm đầu mối, điều tiết nước và quản lý dịch vụ tới các đối tượng hưởng lợi. Điều này cũng tương đồng với những thách thức khi chuyển giao quản lý tưới cho các tổ chức kinh tế xã hội do thiếu những căn cứ ràng buộc trách nhiệm quản lý tưới theo khâu công việc, hay công đoạn QLVH và được cụ thể hóa trong các thỏa thuận, hợp đồng đấu thầu và đặt hàng. Có thể thấy, phân bổ nguồn lực hiện có theo cơ cấu chi phí (CCCP) phản ánh cụ thể phần hỗ trợ đảm bảo ở mức nào và phần phải thu là bao nhiêu sẽ làm tăng tính khả thi khi áp dụng các cơ chế chuyển giao quản lý tưới, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi sang cơ chế giá, theo hướng quản lý dịch vụ (Đoàn Thế Lợi, nnk 2012).

Theo thống kê, tồn vùng ĐBSH có khoảng 9.043 trạm bơm lớn nhỏ, chiếm 46% số trạm bơm của cả nước trong đó phần lớn là các trạm bơm nhỏ có công suất từ 1000 đến 3.600m<sup>3</sup>/h và 300 đến 1000m<sup>3</sup>/h lần lượt là 4.582 và 3.421 trạm (chiếm 37% cả nước). Cấp nước tưới cho lúa khoảng 626 nghìn ha (Bộ NN&PTNT, 2019). Theo đánh giá chung thì hiệu suất cấp nước tưới cũng chỉ đạt khoảng 50-60% công suất thiết kế (Nguyễn Tùng Phong, nnk 2019; Worldbank, 20019). Bởi vậy, các hệ thống này có vai trị quan trọng trong cấp nước và trở thành những đối tượng cần có những cơ chế chuyển giao phù hợp.

CCCP hợp lý trong QLVH được xác định dựa trên chỉ số hiệu quả QLVH ở các lớp hiệu quả kỹ thuật và kinh tế được coi là cơ sở quan trọng hỗ

trợ chỉ ra cơ chế phân bổ nguồn lực hợp lý. Tuy nhiên, các phương án phân bổ chủ yếu ưu tiên giải quyết vấn đề hao phí, chi phí nhân cơng mà bỏ qua các yếu tố đầu vào khác dẫn đến mất cân đối giữa các yếu tố đầu vào. Hiệu quả tưới dần giảm đi và không phản ánh đúng nhu cầu hao phí, chi phí đầu vào như thế nào là đúng và đủ (Đoàn Thế Lợi và nnk, 2018; Peter Rogersa, et al, 2002).

Sau khi Luật thủy lợi có hiệu lực, mục tiêu chuyển giao được cụ thể và đã có một số nghiên cứu về suất hao phí, chi phí, CCCP được tiến hành, cụ thể là nghiên cứu của Đoàn Thế Lợi, nnk (2019) trên phạm vi toàn vùng đã chỉ ra suất chi phí thực tế bình qn là 2,3 triệu đồng/ha. CCCP bao gồm 8 nhóm đầu vào của 7/11 tỉnh vùng ĐBSH, cụ thể là tiền lương 45,4%; điện, nguyên nhiên vật liệu 12,6%; đào tạo, NCKH 4,4%; khấu hao 3,4%; sửa chữa thường xuyên 12%; sửa chữa lớn 10,8; chi phí quản lý 5,1% và chi phí khác 3,2%. Năm 2017, nghiên cứu của Nguyễn Trung Dũng tính tỷ lệ chi phí theo 9 nhóm đầu vào của 7 công ty ở miền trung và miền bắc đã chỉ ra tỷ lệ chi phí tiền lương chiếm lớn nhất, dao động từ 36,15 đến 52,56%. Nguyễn Đức Việt, 2018 dựa vào một số chỉ số HQ kinh tế trong bộ chỉ số Benchmarking để xác định mức HQ chi phí QLVH trung bình trên đơn vị diện tích tưới tiêu của 33 CTTL của ĐBSH là 1,14 triệu đồng, trong đó chi cho lao động là 41,45%, chi QLVH và duy tu sửa chữa 21,89%.

Trước khi có Luật thủy lợi, năm 2004, Hector M. et al cũng đánh giá biến động tài chính của cơng ty thủy lợi ở Việt Nam. Kết quả là cơ cấu tiền lương là 54,09%, chi phí quản lý 9,51%; điện 1,19%; sửa chữa thường xuyên 2,52% và bảo trì 7,58 %; còn lại là các khoản chi khác. Năm 2002, Nguyễn Trí Trung đã chỉ ra tỷ lệ lương 32% và bảo trì 22%, 19% chi phí khác ở các tổ chức thủy lợi cơ sở. Nghiên cứu của Trương Đức Toàn (2015) điều tra mong muốn của 283 người sử dụng dịch vụ thủy lợi đã chỉ ra CCCP mong muốn chi trả của nông dân theo 5 yếu tố đầu vào là chi phí vận hành (50,07%); vốn

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

39,10%, cơ hội 1,75%, kinh tế ngoại sinh 1,80% và môi trường là 7,28%.

Các nghiên cứu ở hai giai đoạn này cũng đã chỉ ra CCCP thực tế nhưng mới chỉ dừng lại ở mức chung cho toàn tỉnh hoặc rời rạc từng yếu tố mà chưa cụ thể hóa được cho từng loại hình cơng trình cụ thể và ở các lớp hiệu quả. Các phương pháp sử dụng cũng chỉ mang tính thống kê mơ tả mà chưa chỉ ra nguyên nhân làm nền tảng xác định CCCP theo các mức hiệu quả tối ưu về khía cạnh kỹ thuật và kinh tế. Từ đó, nghiên cứu

<i><b>“Phân tích hiệu quả và cơ cấu chi phí trong </b></i>

<i><b>quản lý vận hành hệ thống tưới bằng động lực quy mô nhỏ vùng đồng bằng sông Hồng” được </b></i>

thực hiện. Phương pháp phân tích hiệu quả đường biên DEA được áp dụng để chỉ ra các chỉ số hiệu quả và lớp hiệu quả, làm cơ sở đề xuất các CCCP hiệu quả.

<b>2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp màng bao dữ liệu DEA </b>

Hiện nay, việc xem xét hiệu quả QLVH các HTT thường sử dụng các phương pháp thực nghiệm như RAP, MASSCOTE và Benchmarking hoặc các phương pháp toán tham số đánh giá hiệu quả như Pareto, Cobb-Douglas… Những kết quả này chỉ dừng lại xem xét tình trạng hoạt động của HTT và chưa chỉ ra được những nguyên nhân sự phi hiệu quả mang tính lượng hóa theo các yếu tố đầu vào đồng thời kết hợp ở cả khía cạnh kỹ thuật và kinh tế. Mô hình đánh giá hiệu quả tưới DEA theo hướng trú trọng đầu vào và giả thiết hiệu quả thay đổi theo quy mô (Variable Returns to Scale: VRS) (Timothy J. Coelli et al., 2005) được áp dụng trong nghiên cứu này sẽ chỉ ra được các chỉ số hiệu quả theo các lớp hiệu quả kỹ thuật, kỹ thuật tối ưu và hiệu quả kinh tế, làm cơ sở xác định các CCCP. Lớp hiệu quả kỹ thuật chỉ ra mức sử dụng các hao phí, chi phí đầu vào chung; Lớp hiệu quả kỹ thuật tối ưu thể hiện mức hao phí, chi phí tối ưu khi so với HTT đạt hiệu quả kỹ thuật bằng 1; và Lớp hiệu quả kinh tế xác định trên nền tảng hiệu quả kỹ thuật khi bổ sung giá và bộ công nghệ như phương thức tổ chức quản lý vận hành,

kinh nghiệm quản lý…. Mơ hình tổng qt được giới thiệu như sau:

- HQ kỹ thuật TE theo giả thiết VRS:

Trong đó θ là chỉ số hiệu quả của đơn vị sản xuất thứ j. λ là một vectơ hằng số. Đường biên này thỏa mãn ràng buộc chỉ số θ tiến dần đến 1, tối ưu ở mức 1 (θ<=1). Đơn vị sản xuất nằm trên đường biên là đạt hiệu quả kỹ thuật, có θ=1. Chương trình tuyến tính phải được thực hiện j lần cho mỗi lần cho một đơn vị sản xuất trong mẫu quan sát. Vì vậy, giá trị θ tìm được là cho mỗi đơn vị sản xuất. Mơ hình có ràng buộc = 1.

- Hiệu quả kinh tế: Bổ sung giá và cơng nghệ

<i>thì chi phí sản xuất của đơn vị thứ j sẽ là w<sup>T</sup>x<small>j</small></i> và hiệu quả chi phí (CE) của đơn vị sản xuất thứ j

<i>được tính là tỷ lệ giữa chi phí tối thiểu w<sup>T</sup><small>j </small>x<sup>*</sup><small>j</small></i> và

<i>chi phí thực tế w<sup>T</sup><small>j </small>x<small>j</small></i> của đơn vị đó theo cơng thức:

<i>CE = (w<sup>T</sup><small>j </small>x<sup>*</sup><small>j</small>)/ (w<sup>T</sup><small>j </small>x<small>j</small>) (5) </i>

<i>Trong đó: w<sup>T</sup>x<sup>*</sup></i> là chi phí tối thiểu được xác định dựa vào mô hình tối thiểu hóa chi phí ở

<i>những phương trình dưới và w<sup>T</sup><small>j </small>x<small>j </small></i>là chi phí thực tế của đơn vị sản xuất thứ j. T yếu tố công nghệ bao gồm phương thức, trình độ, kinh nghiệm tổ chức sử dụng hao phí đầu vào. Từ những thông tin về hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả chi phí (CE), hiệu quả phân phối (AE) yếu tố đầu vào

<b>được tính như sau: AE = CE/TE (6). Các chỉ số </b>

hiệu quả này cũng có giá trị trong khoảng từ 0 đến 1, giá trị 1 cho thấy tổ QLVH hệ thống đạt hiệu quả. Mơ hình DEA tối thiểu hóa chi phí có dạng như sau:

Trong đó, w<small>j </small>là vec-tơ giá của các yếu tố đầu vào của các tổ QLVH các HTT bằng động lực quy

<i>mô nhỏ thứ j và x<small>j</small><sup>*</sup> là véc-tơ lượng yếu tố đầu vào </i>

của DMU thứ j tại thời điểm tối thiểu hóa chi phí.

<i>x<small>j</small><sup>*</sup></i> được tính bằng chương trình tuyến tính. Các

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

ràng buộc khác được xác định tương tự như trong mơ hình DEA đo lường HQ kỹ thuật theo phương Các biến sử dụng trong mơ hình: Xi là 7 yếu tố đầu vào trong QLVH của 48 HTT khu vực địa hình thấp vùng ĐBSH. Các hệ thống khai thác nguồn nước tạo nguồn trên các hệ thống tưới Đa Độ, Kênh chính Ba Đồng, Hịn Ngọc thành phố Hải Phòng nên có điều kiện tương đồng chiều cao cột nước trung bình 2,4m và đảm bảo nguồn nước ổn định. Các hệ thống này được quản lý bởi các Tổ QLVH trực thuộc các công ty (DMU) và được xác định theo công thức của tác giả DEA là gấp 3 lần tổng số yếu tố đầu vào và đầu ra, tương đương 3x(7+1)=24 (Charnes A. et al. 1978; Cidỏlia Leal Paỗo et al., 2013). Bảy yếu tố đầu

vào bao gồm nhân nhân công gián tiếp (x1), nhân công trực tiếp (x2), vật tư nguyên nhiên liệu (x3); điện năng (x4); sửa chữa thường xuyên (x5), chi phí quản lý (x6); khấu hao (x7) và một yếu tố đầu ra là diện tích tưới cho lúa.

Số liệu sơ cấp được thu thập từ năm 2019 đến 2021 bằng phương pháp điều tra, khảo sát, theo dõi và đánh giá trên cơ sở biểu mẫu các chỉ tiêu có sẵn và áp dụng phương pháp quan sát, ghi chép và đánh giá bán cấu trúc của HTT có cơng suất nhỏ hơn 1000m<sup>3</sup>/h, cung cấp sản phẩm dịch vụ tưới lúa, được quản lý bởi DMU, thực hiện cơ chế giao khốn, khơng có nguồn nước bổ sung khác.

<b>2.2 Phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh </b>

Bằng các chỉ số thống kê trung bình tính tốn các suất chi phí, CCCP dựa trên dữ liệu mức hao phí, chi phí được xác định theo các lớp hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật tối ưu và hiệu quả chi phí. Đồng thời các dữ liệu này được so sánh với lớp hiệu quả thực tế để chỉ ra những khác biệt.

Suất chi phí đầu vào Xi

<b>3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN </b>

<b>3.1. Suất chi phí và cơ cấu chi phí theo hiệu quả đầu vào thực tế </b>

Thực tế ngồi các cơng tác QLVH mà các DMU được giao khốn chủ động thực hiện như bố trí lao động (LĐ), thời gian vận hành… thì cịn được hỗ trợ gián tiếp từ cấp chi nhánh và công ty về các vấn đề kỹ thuật phức tạp. Cụ thể là lập kế hoạch thời vụ tưới và công nghệ xử lý, quản lý dịch vụ tưới… và các vấn đề phức tạp đòi hỏi kinh nghiệm, trình độ… Kết quả là mức hao phí lao động gián tiếp bình quân khoảng 0,42 công/ha, dao động từ 0,27 đến 0,53 công/ha. Lao động trực tiếp tổ chức triển khai các hoạt động quản lý vận

hành, điều tiết phân phối nước và quản lý khách hàng ước bình quân đến 2,6 công/ha và dao động từ 1,4 đến 6,5 công/ha (Bảng 1). Tổng mức lao động trung bình khá tương đồng với định mức lao động chung trong quản lý HTT của các công ty trong vùng là khoảng 3,16 công/ha.

Kết hợp với giá thì chi phí đầu vào được xác định như giá nhân công được xác định trên cơ sở thực tế các đơn vị quản lý chi trả. Mức này tùy thuộc vào hiện trạng nguồn lực và loại lao động thực tế được giao quản lý như cấp bậc thợ, đơn giá và các khoản chi phí liên quan theo quy định. Kết quả tính tốn chi phí thực tế bình quân khoảng 2,639 triệu đồng/ha, cao hơn so với mức tính tốn

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

chung toàn vùng là 2,3 triệu đồng/ha của tác giả Đoàn Thế Lợi và nnk (2019). Trong cơ cấu chi phí thì mức chi khấu hao cao nhất khoảng 1,03 triệu đồng (39,13%) và lao động chung khoảng 0,89 triệu đồng (32,5%), sửa chữa thường xuyên khoảng 0,586 triệu đồng (19,63%). Cịn lại là các mức chi phí cho các yếu tố đầu vào khác như vật tư, nguyên nhiên liệu và chi phí quản lý ở mức

thấp…. Việc xét riêng chi phí đối với HTT cho thấy có mức chi phí cao hơn so với mức hỗ trợ của nhà nước đối với hệ thống tưới bằng động lực là 1,646 triệu đồng/ha, cao hơn khoản 62%. Với mức chi phí này thì các đơn vị quản lý khai thác thường phải tự cân đối từ các nguồn thu khác nếu có hoặc cắt giảm chi của một số yếu tố đầu vào khơng mang tính cấp thiết.

<b>Bảng 1. Bình qn suất hao phí, chi phí và cơ cấu chi phí đầu vào thực tế </b>

<b>3.2. Chỉ số hiệu quả kỹ thuật và kinh tế </b>

Dựa trên phương pháp DEA theo giả thiết hiệu quả thay đổi theo quy mô VRS chỉ ra hiện trạng hoạt động của tất cả các DMU đạt hay không đạt hiệu quả ở mức quy mơ về lượng hao phí đầu vào hiện tại. Bảng 2 thể hiện chỉ số hiệu quả kỹ thuật bình quân là 0,946. Điều này có nghĩa là các DMU cần cắt giảm khoảng 5,4% tổng lượng hao phí đầu vào hiện tại. Tương tự, khi bổ sung giá, mơ hình xác định được hiệu quả phân phối và hiệu quả chi phí, trong đó chỉ số hiệu quả chi phí bình qn đạt mức 0,812 và dao động từ 0,592 đến 1. Điều này thể hiện rằng

để đạt được hiệu quả chi phí như các DMU tốt nhất thì các DMU phi hiệu quả cần cắt giảm trung bình 18,8% tổng chi phí hiện đang phân bổ cho các yếu tố đầu vào. Chỉ số hiệu quả phân phối đạt được là 0,856 cho thấy các DMU đã tổ chức sử dụng khá tốt nguồn lực của mình. Với mức cắt giảm này thì suất chi phí hiệu quả kỹ thuật tương ứng là 2,496 và hiệu quả kinh tế là 2,142 triệu đồng. Cả hai mức này vẫn cao hơn so với mức hỗ trợ thực tế của nhà nước là 1,646 triệu đồng/ha. Điều này đang là bài tốn thực tiễn khó đối với các DMU khi mà các HTT này hầu như khơng có nguồn thu từ dịch vụ thủy lợi

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

khác. Việc tách riêng các HTT cho các đơn vị độc lập tài chính sẽ khó triển khai, đặc biệt là

những quy định quản lý các HTT giao cho các tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý.

Nghiên cứu chỉ ra 3 lớp hiệu quả sử dụng đầu vào tương đương có 3 suất hao phí và chi phí đầu vào hiệu quả QLVH các HTT. Về mặt lý thuyết thì suất hao phí đầu vào trên đơn vị diện tích theo các lớp hiệu quả tương ứng bằng nhau khi DMU đạt tất cả các chỉ số hiệu quả (=1). Đồng thời, suất hao phí đầu vào sẽ giảm dần theo các lớp hiệu quả, thứ tự từ lớp hiệu quả thực tế, kỹ thuật, kỹ thuật tối ưu và chi phí phí tối ưu. Đây là cơ sở đưa ra các phương án lựa chọn khả thi mà các DMU có thể lựa chọn xem xét, áp dụng để đổi mới phương thức QLVH phù hợp với điều kiện hiện tại theo mục tiêu hiệu quả mong muốn. Kết quả đánh giá Bảng 3 cho thấy, theo giả thiết VRS thì lượng điện/ha phải giảm ở các lớp hiệu quả khác nhau, từ lớp hiệu quả thực tế là 83,38 xuống mức

67,02 Kw/ha nếu muốn đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu, tương đương với mức cắt giảm khoảng 19,6%. Kết quả này khuyến cáo rằng các đơn vị cần xem xét điều chỉnh thời gian bơm nước hoặc xem xét mức độ ổn định điện áp cung cấp để máy bơm đủ tải khi vận hành. Đối với lao động, mức giảm với yếu tố đầu vào là lao động trực tiếp thì mức cắt giảm là 9%. Điều này cho thấy để đạt được hiệu quả kỹ thuật thì các DMU phi hiệu quả chỉ cần giảm lượng lao động nội bộ là có thể đạt được hiệu quả trong điều kiện đầu vào thực tế của mình. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả kỹ thuật tối ưu thì cần điều chỉnh các mức hao phí lao động và điện năng theo mức chuẩn mà các DMU khác đã tối ưu đạt được, đây là q trình lâu dài khó có thể thực hiện trong thời gian ngắn vì liên quan đến vấn đề nâng cao năng lực quản trị các yếu tố đầu vào của

<b>3.4 Suất chi phí theo yếu tố đầu vào </b>

Suất chi phí cho từng yếu tố đầu vào được xác định dựa trên hao phí đầu vào tính tốn nhân với đơn giá thực tế tại thời điểm quan sát. Suất chi phí ở lớp hiệu quả kỹ thuật tối ưu là thấp hơn ở lớp chi phí thực tế và lớp hiệu quả kỹ

thuật. Lý do là vì để đưa mức chi phí đầu vào của các DMU phi hiệu quả kỹ thuật về mức chi phí hiệu quả kỹ thuật tối ưu như của các DMU đạt hiệu quả thì các yếu tố này tiếp tục loại bỏ bớt chi phí dư thừa (Slack) được mơ hình DEA đề xuất. Suất chi phí tối ưu thường là thấp nhất,

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

tuy nhiên khi xét từng yếu tố đầu vào của từng đơn vị thì có sự sai khác, có thể mức chi phí của

yếu tố đầu vào cụ thể cao hơn mức chi phí ở lớp hiệu quả kỹ thuật tối ưu.

<b>Bảng 4. Suất chi phí theo từng yếu tố đầu vào tại các lớp hiệu quả (1.000 đồng/ha) </b>

Cụ thể khi xét hiệu quả theo giả thiết VRS thì suất chi phí thực tế của các DMU là 2,639 triệu đồng/ha và các suất chi phí ở các lớp hiệu quả kỹ thuật, kỹ thuật tối ưu và chi phí tối ưu đều thấp hơn và xu hướng giảm lần lượt là 2,500; 2,393 và 2,166 triệu đồng/ha. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, ở lớp hiệu quả chi phí tối ưu CE thì mức chi phí của yếu tố đầu vào vật tư, nguyên vật liệu và chi phí khấu hao cao hơn so với hai mức chi phí ở lớp hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kỹ thuật tối ưu (Bảng 4). Ở lớp hiệu quả kỹ thuật tối ưu, kết quả tương ứng với suất chi phí chung của vùng ĐBSH mà tác giả Đoàn Thế Lợi và nnk (2019) đã xác định và ngay ở lớp hiệu quả tối ưu thì suất chi phí vẫn cao hơn mức hỗ trợ của nhà nước. Bởi vậy, với nguồn lực tài chính hạn chế như hiện nay, việc nhà nước hỗ trợ 100% giá sản phẩm dịch vụ cơng ích thủy lợi là không khả thi. Để đảm bảo cơng trình bền vững và dịch vụ cấp nước tưới đầy đủ thì người dùng nước phải tham gia chi trả một phần, tối thiểu tương đương mức chênh lệch so với suất chi phí tối ưu. Đồng thời để đạt mức hiệu quả chi phí tối ưu thì các DMU phải thay đổi tư duy, phương thức quản trị lực đầu vào hiện có thay vì trơng trờ vào sự hỗ trợ của nhà nước.

<b>3.5. Cơ cấu chi phí đầu vào ở các lớp hiệu quả </b>

Như phân tích ở trên, kinh phí cung cấp các

SPDVCITL được nhà nước hỗ trợ là rất hạn chế, chỉ đáp ứng được một số yếu tố đầu vào trong khi nhu cầu chi lớn mà nguồn lực khác thì hầu như khơng có. Bởi vậy, việc đưa ra CCCP theo các lớp hiệu quả làm cơ sở phân bổ, sử dụng và hỗ trợ nguồn lực là cấp thiết, giúp các cơ quan nhà nước làm cơ sở lựa chọn phương thức hỗ trợ dựa trên các yếu tố đầu vào phù hợp. Dựa trên kết quả tính tốn suất chi phí tại các lớp hiệu quả chỉ ra ba loại CCCP đầu vào. Thứ nhất, tại lớp hiệu quả kỹ thuật có mức cắt giảm chi phí đầu vào chung mà tất cả các DMU phi hiệu quả cắt giảm để đạt hiệu quả, tương ứng với phần trăm giá trị hiệu số của 1 và chỉ số hiệu quả (1-TE)*100. Thứ hai, tại lớp hiệu quả kỹ thuật tối ưu là để so sánh với DMU đạt hiệu quả kỹ thuật thì các DMU phi hiệu quả tiếp tục cắt giảm phần dư thừa hao phí, chí phí đầu vào (Slack) đề đạt hiệu quả như các DMU đạt hiệu quả kỹ thuật bằng 1. Thứ ba, lớp hiệu quả chi phí, khi bổ sung giá đầu vào thì DEA tiếp tục chỉ ra CCCP tối ưu. Điều này được xác định khi mà DMU có đồng thời lượngnchi phí biên, hao phí biên bằng nhau và chỉ số HQ chi phí bằng 1, cụ thể mô tả trong Bảng 2. Các CCCP có sự khác biệt khi xem xét ở các lớp hiệu quả. Kết quả Bảng 5 cho thấy, tỷ lệ chi phí khấu hao chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là chi phí nhân cơng và chi phí sửa chữa thường xuyên, lần

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

lượt chiếm khoảng 40%, 30% và 19% đối với các lớp hiệu quả thực tế, kỹ thuật và kỹ thuật tối ưu. Tỷ lệ chi phí nguyên nhiên vật liệu là thấp nhất khoảng 0,25 đến 0,27%. Chi phí điện năng khoảng 5,11 đến 5,76%. Sự khác biệt lớn đối với CCCP ở lớp HQ chi

phí ối ưu là tỷ lệ chi phí của các yếu tố đầu vào, hầu hết thấp hơn tỷ lệ của CCCP thực tế ngoại trừ tỷ lệ chi phí khấu hao lại cao hơn và chiếm 46,61%; sửa chữa thường xuyên thấp hơn chiếm 16,37%, điện năng thấp hơn và chỉ chiếm 2,96%...

<b>Bảng 5. Cơ cấu chi phí đầu vào tại lớp hiệu quả (%) </b>

Kết quả này khác biệt với các nghiên cứu trước, cụ thể cơ cấu chi phí lao động cao hơn kết quả nghiên cứu của Trần Chí Trung (2005) là 32%, thấp hơn của Đoàn Thế Lợi (2019) là 45% và của Nguyễn Trung Dũng (2017) là 36,15 đến 52,56. Tuy nhiên đây là mức chi chung của vùng ĐBSH và của một số công ty. Đặc biệt mức chi phí sửa chữa thường xuyên nằm trong mức xấp xỉ 20%, cao hơn 2% là không đáng kể so với mức quy định của nhà nước là tối thiểu bằng 18% (Bảng 5). So sánh với suất chi phí hiệu quả tối ưu và hiệu quả kỹ thuật tối ưu thì mức hỗ trợ của nhà nước chỉ đáp ứng được lần lượt là 75,9% và

68,76% trong khi cơ cấu chi phí khấu hao, sửa chữa thường xuyên, vật tư, nguyên liệu lần lượt là 64,31 và 66,42%, đây là những khoản chi tối thiểu để vận hành cơng trình. Bởi vậy, với điều kiện nguồn lực tài chính hạn chế, mức hỗ trợ của nhà nước hiệu nay hồn tồn có thể bù đắp mức chi phí này và một phần chi phí quản lý, chi phí lao động. Điều này sẽ nâng cao tính chủ động của DMU trong đổi mới tổ chức quản lý và người sử dụng nước phải chi trả phần còn thiếu để nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm.

<b>3.6. Tác động phân bổ chi phí theo các cơ cấu chi phí tối ưu </b>

<b>Bảng 6. Tác động phân bổ nguồn lực theo CCCP tại các lớp hiệu quả </b>

Việc áp dụng các CCCP tại các lớp hiệu quả để phân bổ chi phí đều có tác động tăng diện tích tưới

trên đơn vị chi phí. Kết quả Bảng 6 cho thấy, hiệu quả thực tế là 0,38 ha/triệu đồng. Khi áp dụng

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

CCCP ở lớp hiệu quả chi phí là 0,46 ha/triệu đồng, tăng bình quân 21,80%, mức tăng tối đa đến trên 68,79%. Ở lớp hiệu quả kỹ thuật tối ưu thì kết quả là 0,42 ha/triệu đồng, tăng bình quân 10,24%, mức tăng tối đa 43,72% nhưng không phổ biến chỉ ở 1-2 DMU. Tương tự ở lớp hiệu quả kỹ thuật thì mức tăng thấp nhất 5,53%. Xét chung thì những DMU đã đạt chỉ số hiệu quả kỹ thuật TE=1 và chi phí tối ưu CE=1 thì khơng có tác động vì DMU đã QLVH tốt nhất cả về kỹ thuật và kinh tế và là DMU mầu để các DMU hoạt động phi hiệu quả làm tiêu chuẩn đối sánh.

<b>4. KẾT LUẬN </b>

Nghiên cứu đã áp dụng mơ hình đánh giá hiệu quả theo hướng chú trọng đầu vào và giả thiết HQ thay đổi theo quy mô VRS trong phương pháp DEA để đánh giá hiệu quả kỹ thuật và kinh tế QLVH của 48 HTT ở khu vực địa hình thấp vùng ĐBSH. Việc áp dụng DEA đã chỉ ra các chỉ số hiệu quả bình quân ở các lớp hiệu quả là khá cao, cụ thể là hiệu quả kỹ thuật 0,946, hiệu quả phân phối 0,856 và hiệu quả chi phí 0,812. Tuy nhiên,

để đạt được hiệu quả tối ưu các DMU vẫn phải tiếp tục tổ chức lại hoạt động QLVH để đạt hiệu quả mong muốn. Căn cứ trên các giá trị hiệu quả, nghiên cứu chỉ ra suất chi phí chung và CCCP tại các lớp hiệu quả kỹ thuật, kỹ thuật tối ưu và hiệu quả kinh tế, từ đó cũng chỉ ra những tác động khi áp dụng các cơ cấu chi phí để phân bổ nguồn lực đầu vào là rất rõ dệt giữa các lớp hiệu quả. Kết quả này khuyến nghị các đơn vị QLVH cần có kế hoạch tổ chức, phân bổ lại yếu tố đầu vào và cơ quan nhà nước xem xét lựa chọn xác định cơ chế hỗ trợ giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi theo các cơ cấu các yếu tố đầu vào trong các CCCP kỹ thuật tối ưu hoặc hiệu quả kinh tế. Việc áp dụng CCCP này sẽ nâng cao tính chủ động đổi mới phương thức quản lý của các đơn vị quản lý vận hành; người sử dụng nước tham gia trả phí sẽ sử dụng nước tiết kiệm; và nhà nước sẽ giảm áp lực tài chính, cơng trình hoạt động bền vững. Xa hơn nữa là làm cơ sở xây dựng các kế hoạch chuyển giao quản lý tưới dựa trên các yếu tố đầu vào, phù hợp với cơ chế chính sách hiện nay.

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

<i>Bộ Nông nghiệp và PTNT (2019), Quyết định số 4076/QĐ-BNN-TCTL ngày 28 tháng 10 năm 2019 về việc phê duyệt kết quả Điều tra về quản lý, khai thác và hiệu quả sử dụng công trình thủy lợi. </i>

<i>Đồn Thế Lợi, Lê Thu Phương, Đinh Văn Đạo (2018), Cơ sở khoa học về định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi. Kỷ yếu Hội nghị khoa học và công nghệ - Chuyên ngành thủy lợi và phòng chống thiên tai, </i>

Bộ NN&PTNT. Trg 134-150.

<i>Nguyễn Trung Dũng (2017), Giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trên cơ sở bù đắp chi phí – Ý kiến đóng góp khi thực hiện Luật Thủy Lợi. Tạp chí Khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trường, số 59, tháng 12/2017 PP.17-25. Nguyễn Tùng Phong, Vũ Hải Nam (2019), Hiện đại hóa vận hành hệ thống kênh tưới. Nhà xuất bản </i>

khoa học và Kỹ thuật, Số ĐKXB:2023-2019/CXBIPH/2-44/KHKT, Hà Nội.

<i>Đoàn Thế Lợi, Trần Việt Dũng (2012), Ban quản lý dịch vụ thủy lợi Hà Nội- Mơ hình mới về quản lý vận hành cơng trình thủy lợi theo phương thức đặt hàng. Tạp chí khoa học thủy lợi. Số 3/2012. Tr. 30-34. 2030WRG (2017), Hydro-Economic Framework for Assessing Water Sector Challenges in Vietnam. </i>

Washington, DC: 2030 Water Resources Group. https:// www.2030wrg.org/ wp-content/uploads/2017/08/VietnamHydro-Economic-Framework.pd.

<i>Charnes A., Cooper W. & Rhodes E. (1978), “Measuring the efficiency of decision-making units”, </i>

European Journal of Operations Research, vol. 2(6), pp. 429-444.

<i><b>Cidália Leal Paỗo and Juan Manuel Cepeda Pộrez, 2013, « The use of DEA (Data Envelopment </b></i>

<i>Analysis) methodology to evaluate the impact of ICT on productivity in the hotel sector », Via [Online], 3 | 2013, online dal 01 janvier 2013, consultato il 10 novembre 2021. URL: </i>

DOI:

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>Douglas L. Vermillion, Juan A. Sagardoy, 1999. Transfer of Irrigation management service, Guideline. Water Resources, Development and Management Service, FAO. </i>

<i>Hector Malano, Martin Burton and Ian Makin (2004), Benchmarking Performance in the irrigation and drainage Sector: A tool for change. Journal of Irrigation and Drainage 53: 119–133 (2004). </i>

<i>Nguyen Duc Viet, Dao Trong Tu, Nguyen Tung Phong, Ha Hai Duong (2018), Performance Assessment of irrigation Schemes and Water pollution Issues Raised in the Red River, Vietnam. International </i>

Journal of Environmental Protection and Policy. Vol. 6, No. 1, 2018, pp. 1-8. doi: 10.11648/j.ijepp.20180601.11.

<i>Peter Rogersa, Radhika de Silvab, Ramesh Bhatiac (2002), Water is an economic good: How to use prices to promote equity, efficiency, and sustainability. Water policy 4, page 7. </i>

<i>Timothy J. Coelli, D.S. Prasada Rao, Christopher J. O’Donnell and George E. Battese (2005), An In troduction of Efficiency and Productive Analysis (Second Edition), Springer Science and Busisness </i>

Media, New York. 2005.

<i>Tran Chi Trung, 2005. Evaluation of Alternative Irrigation Management Models in Vietnam, Doctor </i>

Thesis Asian Institute of Technology, Thailand.

<i>Truong Duc Toan (2015), Subsidies to irrigation water use and farmers’ responsiveness to change: Lessons for Policy Reform in Vietnam. PHD Thesis. Department of Economics and finance La Trobe </i>

Business School, College of Arts, Social Sciences and Commerce, La Trobe University, Australia.

<i>World Bank (2019), “Vietnam: Toward a Safe, Clean, and Resilient Water System” World Bank, </i>

Washington, DC.

<b>Abstract: </b>

<b>ASSESSMENT OF OPERATIONAL AND MAINTENANCE COST EFFICIECY AND STRUCTURE FOR SMALL-PUMPING SCALE IRRIGATION SYSTEMS IN RED RIVER DELTA </b>

<i>Using the Data Envelopment Analysis according to the input orientated model and hypothesis of variable returns to scale VRS, the study conducted in 48 small-pumping scale irrigation systems in Red River Delta and cost data by 7 input variables being indirect labor, direct labor, materials, electricity, recurrent repairs, overhead cost, depreciation cost and an output being irrigated paddy areas. The achievements were scores of technical efficiency and cost efficiency being 0.946; 0.856; 0.812, respectively at efficient layers. The parallelly, cost structure and their efficient cost structures were indicated. Cost allocation according to cost structure shown the impacts on enhancement of operational and maintenance performance of the irrigation systems. They were the basis which the operation and maintenance agencies could establish the target plans on input governance and governmental agencies could set up the compensation policies by input rates. </i>

<b>Keywords: Performance, Small-pumping irrigation systems; Technical and cost efficiency. </b>

<i>Ngày nhận bài: 11/02/2022 Ngày chấp nhận đăng: 09/3/2022 </i>

</div>

×