Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tiểu Luận - Quản Trị Dự Án Đầu Tư - Đề Tài - Dự Án Cửa Hàng Gốm “Xúc Cảm” (Feeling Pottery)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.52 KB, 25 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>A. Lời mở đầu.</b>

“Mục đích tối trọng của đời người không phải là sự hiểu biết mà là hành động”. Một người dù có học rộng hiểu nhiều đến đâu nhưng nếu những kiến thức đó chỉ dừng lại ở giá trị sách vở thì nó cũng trở thành vô nghĩa. Xuất phát từ suy nghĩ đó, với mục đích đem những kiến thức đã được học trên giảng đường ứng dụng vào thực tế, chúng tôi đã quyết định bắt tay vào hoạt động kinh doanh. Những thứ mới mẻ luôn mang lại rất nhiều khó khăn. Nhưng chúng tơi ln tin tưởng rằng những trải nghiệm cuộc sống sẽ cho chúng tôi những bài học đáng quý, những kinh nghiệm để vững vàng trong cơng việc cũng như trong cuộc sống sau này.

Để có sự chuẩn bị tốt nhất, trước hết chúng tôi xây dựng dự án kinh doanh. Việc lựa chọn ý tưởng kinh doanh, bán mặt hàng gi? ở đâu? Thị trường sản phẩm như thế nào?... là những câu hỏi đầu tiên chúng tôi đặt ra và phải trả lời. Chúng tôi đã đưa ra 3 ý tưởng sau:

<b>1. Cửa hàng phụ kiện thời trang.</b>

Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là nhu cầu của con người ngày một nâng cao. Hãy thử làm một phép so sánh đơn giản: nếu trước đây nhu cầu của người Việt Nam chỉ dừng lại ở “ăn no mặc ấm” thì ngày nay là “ăn ngon mặc đẹp”. Nói như vậy để thấy được rằng nhu cầu làm đẹp, nhu cầu về thời gian với bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào cũng là một điều thiết yếu. Một tín hiệu đáng mừng là ngày nay, ngành công nghiệp thời trang Việt Nam đang ngày càng bắt kịp với những xu hướng của thế giới. Trong thời gian gần đây, khái niệm “phụ kiện thời trang” đã khơng cịn q xa lạ.

Cần phân biệt phụ kiện thời trang với đồ trang sức. Đồ trang sức thường là những thứ đắt tiền, có giá trị lớn như vàng, bạc, kim cương, các loại đá quý,…Phụ kiện thời trang đôi khi chỉ là những vật dụng rất nhỏ: một bông hoa cài áo xinh xắn, những chiếc vịng tay cá tính, chiếc khăn quàng cổ cho những ngày gió heo may về,… Chúng điểm xuyến cho những bộ trang phục thêm mới mẻ và lôi cuốn. Cùng với trang phục, phụ kiện thời trang sẽ nói lên rất nhiều điều về phong cách của người sử dụng chúng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Ý tưởng mở một cửa hàng phụ kiện thời trang của chúng tôi xuất phát từ mong muốn được làm đẹp cho những người phụ nữ trẻ, năng động, hiện đại. Đối tượng khách hàng là những người phụ nữ thuộc hai nhóm tuổi: từ 15 đến 24 và từ 25 đến 40 tuổi.

Điểm độc đáo của cửa hàng là ngoài những phụ kiện được nhập từ bên ngồi, chúng tơi sẽ làm hand- made những phụ kiện như: hoa cài áo, vịng tay, vịng cổ, bờm,…Đó là những thứ đồ rất dễ làm, chỉ cần tỷ mỷ và sáng tạo một chút là có thể tạo ra những phụ kiện “khơng đụng hàng”. Ngồi ra, chúng tơi cịn nhận làm sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, nhận những đơn hàng số lượng lớn và tư vấn kết hợp phụ kiện với trang phục.

<b>2. Cửa hàng bánh Nhật Bản.</b>

Nhắc tới Nhật Bản là người ta nhắc tới đất nước của Mặt trời mọc, của những sắc hoa anh đào, của một nền công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới. Nền văn hóa giàu truyền thống cũng là một trong những niềm tự hào của người dân Nhật Bản. Xét thấy cùng với thời trang, ăn uống cũng là một nhu cầu thiết yếu của con người. Ngày nay, bạn có thể thưởng thức hương vị ẩm thực tồn thế giới mà không cần phải đặt chân đến những đất nước xa xơi đó. Trên thị trường Hà Nội, có rất nhiều những cửa hàng nổi tiếng chuyên phục vụ những món ăn của các nước trên khắp năm châu. Có rất nhiều món ăn đã trở thành thương hiệu riêng bánh gato Pháp, đồ ăn chay của người Ấn Độ, đồ nướng Trung Hoa,…Với chúng tôi, chúng tôi muôn đem hương vị của ẩm thực Nhật Bản mà cụ thể là các loại bánh Nhật Bản tới đông đảo khách hàng.

Người Nhật Bản rất cầu kỳ trong việc ăn uống. Họ có cả một nghệ thuật thưởng thức trà là Trà đạo. Các món ăn cũng được chế biến qua rất nhiều khâu. Những loại bánh Nhật Bản đều có cơng dụng riêng, đặc biệt rất tốt cho sức khỏe. Cách làm chúng khơng khó những muốn có những món bánh ngon địi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong khâu nguyên liệu, những nguyên liệu lấy trực tiếp từ thiên nhiên như lá trà xanh, các loại thảo mộc,…Hơn thế nữa, mỗi chiếc bánh như một tác phẩm nghệ thuật, đòi hỏi sự hài hòa về màu sắc và bắt mắt trong cách bài trí. Đến với cửa hàng là đến với không gian của sự thảnh thơi, an nhàn bên chén trà thơm và hương vị thanh khiết của những chiếc bánh Nhật.

<b>3. Cửa hàng trang sức gốm.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>B. Nội dung.</b>

<b>1. GIỚI THIỆU DỰ ÁN.</b>

<b>1.1. Tên dự án: Cửa hàng gốm “Xúc cảm” (Feeling Pottery).1.2. Ý tưởng hình thành.</b>

Việt Nam đang ngày càng kết nối gần hơn với thế giới, “là điểm đến của thiên niên kỷ mới”. Chúng tôi – những con người trẻ tuổi mong muốn được đóng góp cơng sức nhỏ bé của mình vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần đưa Việt Nam bay cao, bay xa hơn nữa. Tất cả những sản phẩm của chúng tôi, giống như tên gọi “Xúc cảm”, sẽ mang đến cái nhìn và những cảm nhận về nền văn hóa Việt Nam, gửi tấm chân tình của người Việt qua từng sản phẩm. Ngay bản thân nguyên liệu gốm cũng đã là tâm hồn Việt Nam, từ loại đất sét đặc biệt, bằng mồ hôi, công sức, qua bàn tay khéo léo của người thợ thủ công đã nung nấu thành những tác phẩm, dung dị thơi nhưng ln mang trong nó một ý nghĩa sâu xa. Khách đến với cửa hàng gốm của chúng tơi sẽ thích thú vì lạc vào một khơng gian đồ trang sức muôn màu muôn vẻ, là gốm, những không đơn điệu mà đa dạng, độc đáo. Mỗi sản phẩm gốm được chọn lọc như một tác phẩm nghệ thuật, chỉ cần nhìn ngắm sẽ thấy ngay dáng dấp Việt Nam.

Cửa hàng của chúng tôi sẽ mang đến cho khách du lịch những sản phẩm đậm chất Việt Nam. Những chiếc vòng tay, vòng cổ, hoa tai, lắc chân,…bằng gốm, qua đôi bàn tay khéo léo của những người thợ lành nghề và tài hoa, đã trở thành những mẫu trang sức độc đáo, cá tính và hữu dụng. Một điều đặc biệt là tất cả sản phẩm của chúng tôi đều được làm bằng tay, từ khâu thiết kế đến việc trang trí sau khi nung, mà khơng qua bất cứ một dây chuyền tự động nào cả. Vì lẽ đó, sẽ khơng có bất cứ sản phầm nào giống sản phẩm nào, mỗi mẫu trang sức được làm ra đều chứa đựng trong nó sự sáng tạo, tình cảm và cả niềm tự hào của những người con đất Việt!

Khi xây dựng cửa hàng, chúng tôi đề ra hai mục tiêu chính:

- Thơng qua những sản phẩm gốm, giới thiệu với bạn bè quốc tế về một nét đẹp văn hóa của đất nước Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

- Đem những kiến thức đã học được áp dụng vào thực tế kinh doanh.

<b>1.3. Mô tả sản phẩm.</b>

Sản phẩm của cửa hàng có thể gói gọn trong một chữ nhỏ xinh “GỐM”. Nghe chừng có vẻ đơn điệu nhưng thực tế gốm lại mn hình mn vẻ, có lịch sử phát triển lâu đời, cách đây cả ngàn năm và chứa đựng cả tâm hồn con người trong đó.

Gốm là sản phẩm mang đậm phong vị Việt. Ông cha ta đã bắt đầu làm gốm từ thời thượng cổ, cách đây 4500 năm. Vào thời các vua Hùng, chúng ta đã có gốm Phùng Ngun, gị Mun (Vĩnh Phúc). Gốm thời đó được nung ở nhiệt độ 800 – 9000 độ C, xương gốm bắt đầu được tinh luyện. Từ thế kỷ XI, chúng ta đã sản xuất được men gốm Đại Việt nổi tiếng với các trung tâm Hà Bắc, Thanh Hóa, Thăng Long, Đà Nẵng. Từ thời Trần có gốm Thiên Trường (Hà Nam Ninh) với những sản phẩm bát đĩa, bình lọ phủ men ngọc, men nâu. Từ cuối đời Trần vào thể kỷ XIV bắt đầu hình thành làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm), rồi sau đó là làng gốm Phù Lăng (Bắc Ninh), Thổ Hà (Bắc Giang), tồn tại và phát triển đến tận bây giờ. Nét văn hóa Việt ngấm vào gốm từ khâu chọn đất đến khi sản phẩm hoàn thành. Sản phẩm ban đầu chỉ là những cái bát ăn cơm, lọ, phù điêu, tượng, gạch, nay lại có thêm tranh gốm và đặc biệt là tác phẩm nghệ thuật “Con đường gốm sứ” chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội – một tuyệt tác nghệ thuật nơi gốm được thăng hoa.

Gốm còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật khơng thể tìm thấy ở các sản phẩm khác, gốm ra đời trước khi xã hội có giai cấp: bắt nguồn từ nghệ thuật dân gian, tình cảm con người, tình cảm người nghệ sỹ trực tiếp chyển vào bản thân của gốm trước tiên qua nghệ thuật “nhào nặn”, làm cho bản thân của gốm rung cảm, nói lên tiếng nói của người nghệ sỹ, của xã hội, của cuộc sống.

Nhóm soạn thảo dự án đã chọn gốm với niềm say mê và mục tiêu giữ gìn văn hóa Việt, đồng thời giới thiệu nét đẹp đậm đà đó cho khách du lịch nước ngồi đến Việt Nam, góp phần đưa nét đẹp Việt ra thế giới.

Sản phẩm gốm của cửa hàng được thiết kế từ bàn tay tài hoa của những tài năng trẻ, những nghệ nhân tương lai, họ là các sinh viên trường Đại học Mỹ thuật với khả năng sáng tạo vô tận. Bên cạnh những kiểu dáng truyền thống, họ còn sáng

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

tạo ra những sản phẩm muôn hình vạn trạng, vừa bắt kịp xu thế thời trang vừa đảm bảo tính truyền thống cốt lõi của sản phẩm. Càng tuyệt vời hơn khi những bản thiết kế được hiện thực hóa, được thổi hồn để trở thành những món đồ trang sức lung lung qua bàn tay điêu luyện của những nghệ nhân làng gốm Bát Tràng. Mỗi sản phẩm là tâm huyết của cả ekip sẽ được chụp ảnh và lưu giữ lại bởi nó là duy nhất, cửa hàng ln chú trọng tới tính “độc nhất vô nhị” của sản phẩm.

Cửa hàng tập trung cung cấp những mặt hàng trang sức, cụ thể gồm:

- Đồ trang sức: vòng tay, vỏng cổ, mặt dây đeo, kẹp tóc, lắc chân, bơng tai, nhẫn,…

- Phụ kiện: dây đeo di dộng, móc đeo chìa khóa,…

Tóm lại, ý tưởng xun suốt của cửa hàng là những sản phẩm có thiết kế độc nhất vô nhị, chất gốm cổ truyền của các nghệ nhân Bát Tràng, mong muốn tạo nét cá tính riêng biệt trong mỗi sản phẩm để hấp dẫn khách du lịch.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>2.2. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu.</b>

<i><b>2.2.1. Phân đoạn thị trường theo khu vực địa lý.</b></i>

Khách hàng tiềm năng của cửa hàng gồm có người dân trong nước, khách quốc tế đến Việt Nam có nhu cầu mua sản phẩm gốm.

Đoạn thị trường mục tiêu của cửa hàng là khu vực thành phố Hà Nội – nơi đông dân cư và là điểm đến của đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.

<i><b>2.2.2. Phân đoạn thị trường theo thu nhập.</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Cửa hàng hướng đến đối tượng khách hàng có thu nhập cao, gồm có người dân có thu nhập cao và khách du lịch nước ngồi.

 Từ những các phân tích và những phân đoạn thị trường trên, doanh nghiệp sẽ lựa chọn đoạn thị trường người có thu nhập cao và khách quốc tế tại Hà Nội.

<b>2.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh.</b>

Để phục vụ nhu cầu khách du lịch tới Việt Nam, trên địa bàn Hà Nội hiện nay đã có rất nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm có nguồn gốc xuất xứ từ các chất liệu rất phong phú và đa dạng. Đây là một cách thức quảng bá và giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam thơng qua những đồ vật trang trí nhỏ bé, xinh xắn nhưng mang đậm nét văn hóa Việt.

Ý tưởng về một cửa hàng gốm không phải là một ý tưởng mới. Trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là khu phố cổ đã có những cửa hàng kinh doanh chuyên biệt sản phẩm gốm. Chúng tôi đã khảo sát và thu thập được bảng số liệu sau:

<b>Bảng khảo sát thị trường sản phẩm gốm ở phố cổ Hà Nội</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Ý tưởng kinh doanh mặt hàng gốm không phải là mới, tuy nhiên không giống như những của hàng trên, “Feeling Pottery” chỉ tập trung vào những sản phẩm trang sức từ gốm. Sản phẩm của chúng tôi khác biệt với những sản phẩm khác trên thị trường vì chúng là những thứ độc nhất vơ nhị, được chuẩn bị kỹ lưỡng và chuyên nghiệp ngay từ khâu ý tưởng và thiết kế sản phẩm. Chúng tôi xây dựng thương hiệu và thu hút khách hàng bằng sự sáng tạo, độc đáo và hữu dụng cùa sản phẩm trang sức gốm.

<b>3. PHƯƠNG ÁN MARKETING.</b>

Sau khi phân đoạn thị trường, xác định thị trường mục tiêu và tìm hiểu rõ nhu cầu, khả năng thị trường, chúng tôi quyết định sẽ vạch ra những chiến lược marketing cụ thể. Việc một doanh nghiệp có được những chiến lược marketing cụ thể, phù hợp sẽ mang lại thành công bước đầu, tạo điều kiệ cho các bước tiếp theo.

<b>3.1. Chiến lược sản phẩm.</b>

Sản phẩm của cửa hàng có tính chất độc nhất vô nhị, “không đụng hàng”, vừa tạo ra nét cá tính riêng có cho người sử dụng, vừa tạo được sự thích thú, tị mị của khách hàng. Để duy trì điểm mạnh của sản phẩm ta cần chú ý các điểm sau:

- Đảm bảo sản phẩm có thiết kế đặc sắc:

+ Tìm kiếm và lựa chọn nhóm sinh viên thiết kế là những bạn trẻ có năng lực, am hiểu về gốm và thiết kế trang sức.

+ Ký kết hợp đồng để đảm bảo mẫu thiết kế được sử dụng một lần.

- Đảm bảo nguồn hàng luôn sẵn có, chất lượng cao và được thực hiện theo như đúng thiết kế, đảm bảo đến mức tối đa bản thiết kế:

+ Tạo điều kiện cho nhà thiết kế làm việc với cơ sở sản xuất gốm Bát Tràng. + Ký kết hợp đồng đảm bảo không sử dụng lại mẫu thiết kế cũng như tái sản xuất mẫu thiết kế đó cho những mục đích khác.

+ Xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với xưởng gốm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

+ Tham khảo ý kiến chuyên giam nghệ nhân về các sản phẩm cả về mẫu mã và chất gốm.

- Đảm bảo sản phẩm bắt kịp xu hướng thời trang và thị hiếu của khách hàng. + Nghiên cứu thị trường trang sức nói chung và trang sức gốm nói riêng tại Hà Nội và các vùng, miền khác, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu đang được ưa chuộng,…

+ Thường xuyên cập nhật, nắm bắt những xu hướng thời trang của thế giới để kịp thời sản xuất những món đồ trang sức hợp thời trang.

+ Đặc biệt cần nghiên cứu đặc điểm của những tập khách hàng đến từ những quốc gia khác nhau, về văn hóa, phong tục tập quán,…Sản xuất những sản phẩm riêng biệt cho những tập khách hàng khác nhau hoặc sản xuất những sản phẩm phù hợp nhất với tất cả khách hàng. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn luôn luôn phải mang đậm nét văn hóa Việt Nam.

- Cần chú ý đến vấn đề bao gói sản phẩm. Mỗi sản phẩm khi giao cho khách hàng đều được đóng bao gói có in logo và tên doanh nghiệp để phân biệt sản phẩm của cửa hàng với sản phẩm của những nơi khác.

<b>3.2. Chiến lược giá.</b>

Chiến lược giá có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu cũng như lợi nhuận đạt được của cửa hàng, đồng thời nó cũng khẳng định chất lượng sản phẩm và nói lên tập khách hàng mà cửa hàng hướng tới. Giá cũng là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu. Tuy nhiên, do đặc điểm đoạn thị trường và tập khách hàng đã được xác định trước là khách du lịch nước ngoài và khách hàng có thu nhập cao nên những sản phẩm của cửa hàng được định giá tương đối cao so với những sản phẩm trên thị trường.

Cụ thể như sau:

- Đối với mặt hàng trang sức:

+ Giá từ 10 – 20$ cho những sản phẩm thông thường.

+ Giá từ 20 – 60$ cho những sản phẩm đặc biệt và được làm từ những vật liệu đắt tiền.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Giá cả còn tùy thuộc vào chủng loại cũng như độ tinh xảo của sản phẩm. - Đối với mặt hàng phụ kiện:

Giá dao động từ 5 – 10$ cho các mặt hàng dây đeo điện thoại và móc treo chìa khóa.

<b>3.3. Chiến lược phân phối.</b>

Một bộ phận quan trọng của chiến lược Marketing là phân phối. Hoạt động phân phối giải quyết vến đề hàng hóa và dịch vụ được đưa như thế nào đến tay người tiêu dùng. Hiện ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến phân phối như là biến số marketing tạo lợi thế cạnh tranh dài hạn cho doanh nghiệp trên thị trường.

Trước khi nói đến hoạt động bán lẻ, chúng tơi muốn đề cập đến khâu mua hàng. Do doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, tồn tại dưới dạng một của hàng bán lẻ chứ không phải một doanh nghiệp sản xuất, chúng tôi phải nhập hàng gia công từ Bát Tràng. Vì vậy chắc chắn phải bỏ ra một khoản chi phí cho việc vận chuyển. Để giảm thiểu tối đa chi phí vận chuyển, chúng tơi sẽ tiến hành nghiên cứu và lựa chọn loại xe sao cho tiết kiệm nhất mà vẫn đảm bảo yêu cầu vận chuyển cho cửa hàng. Ngoài ra, đối với nhà cung cấp, chúng tôi đưa ra những yêu cầu ràng buộc kỹ thuật như giảm giá nhập hàng đối với những loại hàng đặc biệt hay nhập với số lượng lớn.

Về phân phối:

- Kênh phân phối: phân phối một cấp: nhà sản xuất – nhà bán lẻ - người tiêu dùng. Khách hàng trực tiếp đến xem sản phẩm trưng bày, đặt hàng và mua tại của hàng. Việc không phân phối qua bất cứ trung gian nào khác cũng góp phần đảm bảo tính độc đáo, khơng đụng hàng của sản phẩm.

- Do là cửa hành bản lẻ nên chúng tơi khơng gặp phải những khó khăn q lớn trong vấn đề chuyển hàng tận nơi như các đại lý bán buôn, tuy nhiên, đối với những khách hàng mua với số lượng lớn, cửa hàng sẽ tiến hành giảm giá và giao hàng tận nói nếu khách hàng yêu cầu và khoảng cách địa lý cho phép. Ngoài ra, với những khách hàng ở xa không thể đến cửa hàng để mua hàng, chúng tôi sẽ

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

nhận tiền qua tài khoản ngân hàng, sau đó tiến hành gửi hàng qua đường bưu điện. Trong trường hợp này, khách hàng sẽ phải chịu chi phí chuyển hàng.

- Về hình thức thanh tốn: Hình thức thơng thường và chủ yếu nhất ở Việt Nam là thanh toán bằng tiền mặt. Tại cửa hàng khách hàng có thể thanh tồn bằng VNĐ hoặc một số ngoại tệ thơng thường. Đối với những sản phẩm đắt tiền hoặc những trường hợp khách mua số lượng lớn, cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng thẻ, nhưng chỉ áp dụng với một số loại thẻ các định và được phép lưu hành trên thị trường Việt Nam như: Master card, Visa debit, American express.

- Vấn đề dự trữ: cửa hàng sẽ căn cứ vào tình hình tiêu thụ hàng, nhu cầu mua hàng và các yếu tố khác như khả năng cung ứng của nhà sản xuất,…để xác định lượng hàng nhập, chu kỳ nhập hàng, để dự trữ một lượng vừa đủ, không để tồn kho quá nhiều nhưng cũng giảm tải đến mức tối đa việc thiếu hàng cung cấp cho khách.

<b>3.4. Chiến lược xúc tiến và quảng cáo.</b>

Với các loại sản phẩm của chúng tôi do đối tượng chủ yếu là du khách nước ngoài nên phương án quảng cáo đầu tiên mà chúng tôi nghĩ tới là “bắt tay” với các công ty du lịch, các tour du lịch thường có một lượng lớn khách hàng là người nước ngồi nên việc hợp tác với các cơng ty đó sẽ rất có lợi cho việc quảng bá sản phẩm của cửa hàng. Cụ thể:

- Ký kết hợp đồng với các tour du lịch khi dẫn khách thăm quan Hà Nội sẽ dừng chân ở cửa hàng chúng tơi, với mục đích giới thiệu với khách hàng về sản phẩm, để họ tận mắt nhìn thấy sản phẩm và thuyết phục họ mua.

- Ngồi ra, chúng tơi sẽ đặt những catalogue tại quầy lễ tân của các khách sạn và các công ty du lịch, kèm theo địa chỉ, thơng tin liên lạc để khách hàng có thể dễ dàng tìm đến cửa hàng khi có nhu cầu mua sản phẩm.

- Liên kết với các cửa hàng bán đồ truyền thống khác như đồ mây tre đan, tranh sơn mài, các phòng tranh, viện bảo tàng,… để được lưu lại những thơng tin về cửa hàng thích hợp với từng bối cảnh cụ thể.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>4. XÁC ĐỊNH ĐỊA BÀN TRIỂN KHAI DỰ ÁN.</b>

Việc lựa chọn địa điểm rất quan trọng đối với một dự án kinh doanh, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách hàng, doanh thu và lợi nhuận của dự án. Với tình hình kinh tế hiện nay, khi số lượng cửa hàng ngày càng phát triển cả vể số lượng và sự phong phú trong sản phẩm, việc tìm cho mình một địa điểm kinh doanh hợp lý và có hiệu quả là một bài tốn vơ cùng khó khăn đối với chúng tôi. Hơn nữa, do là của hàng bán lẻ phân phối trực tiếp nên đại điểm kinh doanh quyết định đến doanh số bán hàng. Bên cạnh đó, nguồn cung cấp sản phẩm cho cửa hàng là làng gốm Bát Tràng, việc đặt cửa hàng gần nơi sản xuất là khơng thể. Sau một thời gian tìm hiểu thị trường và khảo sát các đối thủ cũng như giá cả thuê mặt bằng trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi quyết định đặt địa điểm kinh doanh tại phố Hàng Bạc.

Hàng Bạc là một phố cổ của Hà Nội. Đúng như tên gọi của nó, trên tuyến phố này có rất nhiều những cửa hàng trang sức vàng, bạc. Vì lẽ đó, câu hỏi đầu tiê cần phải đặt ra là nếu kinh doanh tại đây có vấp phải quá nhiều khó khăn với đổi thủ cạnh tranh hay không? Trên thực tế, khi kinh doanh trên một con phố chuyên bán trang sức như vậy có cả những thuận lợi và khó khăn. Ơng cha ta đã có câu “bn có bạn, bán có phường”. Khi đặt địa điểm tại đây có cái lợi là sẽ có nhiều khách đến thăm quan sản phẩm, chưa tính đến chuyện họ có mua hay khơng. Vì theo như những nhận thức thơng thường, khi có nhu cầu mua trang sức, mọi người sẽ tìm đến những địa chỉ uy tín hoặc những con phố đã có tên tuổi, thương hiệu như Hàng Bạc. Một khi có nhiều khách hàng đến thăm quan, chúng tơi có thể hy vọng tăng doanh số. Tuy bị cạnh tranh bởi nhiều đối thủ nhưng sản phẩm của cửa hàng chúng tơi có những điểm độc đáo và khác biệt với sản phẩm của những cửa hàng khác. Nguyên liệu gốm chính là điểm phân biệt chúng tôi với những cửa hàng khác và cũng là điểm tạo ra lợi thế cạnh tranh của cửa hàng.

Tập khách hàng mà chúng tôi hướng tới là khách nước ngoài. Hàng Bạc là một con phố có khá đơng khách du lịch nước ngồi thăm quan. Một ngày sẽ có rất nhiều lượt khách nước ngồi đi qua đây và ghé thăm cửa hàng của chúng tơi. Ngồi ra, Hàng Bạc cũng gần những tuyến phố chuyên về tour du lịch như Mã Mây, Hàng Bè,… nên rất thuận lợi cho việc triển khai các phương án marketing. Do vậy, với mục tiêu thị trường của chúng tơi thì Hàng Bạc là một địa điểm lý tưởng cho việc thu hút khách du lịch nước ngoài.

</div>

×