Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tiểu luận quản trị marketing Phân tích và so sánh hai chuỗi cửa hàng phở 24 và honda head

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.2 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING
Đề tài:
PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH HAI CHUỖI CỬA HÀNG
PHỞ 24 VÀ HONDA HEAD
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thanh Sơn
Nhóm thực hiện: Nhóm 4 – TMVB2-K11
Thành viên:
Nguyễn Trọng Hiếu
Nguyễn Thị Diệu Thiện
Phạ m Thị Thu Hằng
Phạ m Thị Bích Hà
Nguyễn Minh Chung
Trần Hải Thu Yến
Nguyễn Lương Quế Trâm
Phạ m Thị Bích Phương
Nguyễn Thị Thanh Thủy
Hoàng Thị Phương Thảo
10/2009
TP.HCM
Mục lục
Mục lục 2
I. Phở 24 3
1. Giới thiệu tổng quan 3
2. Thị trường mục tiêu 5
a. Đối tượng khách hàng 5
b. Phân bố 5
3. Sản phẩm 5
4. Hệ thống cửa hàng 6
5. Chiến lược kinh doanh 7
a. Chiến lược sản phẩm 7


b. Chiến lược giá 7
c. Vị trí cửa hàng 7
d. Chiến lược xúc tiến 8
6. Nhận xét 8
II. Honda Việt Nam 9
1. Giới thiệu tổng quan 9
2. Thị trường mục tiêu 12
a. Đối tượng khách hang 12
b. Phân bố 12
3. Sản phẩm 13
a.Xe số 13
b. Xe tay ga 13
4. Hệ thống cửa hàng 13
5. Chiến lược kinh doanh 13
a. Chiến lược sản phẩm 13
b. Chiến lược giá 14
c. Vị trí cửa hàng 14
d. Chiến lược xúc tiến 14
6. Nhận xét 15
III. So Sánh Hai Chuỗi Cửa Hàng 15
1. Điểm giống nhau 15
2. Sự khác biệt 15
I. Phở 24
1. Giới thiệu tổng quan
 Giới thiệu
- Phở 24 là chuỗi nhà hàng phở Việt Nam thuộc tập đoàn Nam An Group, tập đoàn thực
phẩm lớn nhất cả nước. Ngoài Phở 24 ra, Nam An Group còn sở hữu và điều hành nhiều
thương hiệu khác, như là An Viên, Maxim’s Nam An, Thanh Niên, Tân Nam, An, Viva
Saigon, Goody, Goddy-Plus, Bamizon, Ibox Café,
- Cửa hàng Phở 24 đầu tiên được mở vào tháng 6 năm 2003 tại đường Nguyễn Thiệp, đối

diện khách sạn Sheraton Sài Gòn. Vào tháng 9 năm 2009, Phở 24 đã mở được 71 cửa
hàng tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang, Bình Dương,
Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines), Seoul (Hàn Quốc), Phnom Penh (Campuchia),
Sydney (Úc). Phở 24 dự định mở thêm cửa hàng ở một số thành phố chính của Việt Nam
cũng như nước ngoài nơi có đông dân cư người Châu Á. Những người sáng lập tin rằng
Phở 24 là một khái niệm kinh doanh độc nhất nhưng lại dễ nhân rộng do yêu cầu mặt
bằng nhỏ, vốn đầu tư ít, thủ tục điều hành được tiêu chuẩn hóa, và quan trọng nhất là chất
lượng hàng đầu của món ăn.
 Các Cột Mốc Quan Trọng Của Công Ty
2012: Mục tiêu đạt tổng số 200 cửa hàng.
2010: Mục tiêu bắt đầu mở cửa hàng tại Trung Quốc và Nhật Bản.
12/2009: Chuẩn bị nâng tổng số cửa hàng lên 80 (hơn 40 cửa hàng ở Tp. HCM) với 15 cửa
hàng ở nước ngoài (Indonesia, Campuchia, Hàn Quốc, Philippines và Úc). Hợp đồng nhượng
quyền mới ở Hồng Kông và Macau.
8/2009: Hợp đồng nhượng quyền mới ở Hồng Kông và Macau. Cửa hàng đầu tiên sẽ mở tại
Hồng Kông và Macau vào tháng 10/2009. Ký hợp đồng nhượng quyền cho thị trường ở Anh. Cửa
hàng đầu tiên sẽ mở tại London vào tháng 12/2009.
3/2009: Tổng số cửa hàng Phở 24 tại Việt Nam và nước ngoài đã đạt đến con số 70 sau 6 năm
đi vào hoạt động.
9/2006: Phở 24 và VinaCapital – công ty tài chính hàng đầu Việt Nam – chính thức ký một
hợp đồng hợp tác đầu tư.
7/2005: Mở cửa hàng nhượng quyền đầu tiên ở nước ngoài (Jakarta, Indonesia). Hiện có 6
cửa hàng phở 24 ở Jakarta vào tháng 11 năm 2008.
1/2005: Mở cửa hàng nhượng quyền đầu tiên ở quận thành phố Hồ Chí Minh, theo sau đó là
một vài cửa hàng khác ở những thành phố chính của Việt Nam như Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng
Tàu, Bình Dương
12/2004: Mở cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội, thủ đô của Việt Nam và cũng là “thủ đô phở”
6/2003: Mở cửa hàng đầu tiên ở số 5 Nguyễn Thiệp, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Cửa
hàng nhanh chóng trở thành điểm đến nổi tiếng đối với khách du lịch và người dân.
 Triết Lý Kinh Doanh

- Mọi thứ chúng tôi làm đều dựa trên chất lượng, dịch vụ khách hàng và sự trung thực. Chúng
tôi tin rằng các khách hàng thường xuyên là mạch máu của việc kinh doanh của chúng tôi.
Chúng tôi cũng tin rằng khách hàng mới là nguồn năng lượng vô giá cho sự phát triển của
chúng tôi. Do đó, chúng tôi muốn tất cả các khách hàng đến với bất kỳ cửa tiệm nào của Phở
24 với kỳ vọng cao và ra về với sự thỏa mãn hoàn toàn.
- Chúng tôi nhất định nhân rộng công thức thành công của chúng tôi và phương pháp sản xuất,
điều hành thông qua khái niệm nhượng quyền kinh doanh nhung với sự chọn lọc kỹ càng các đối
tác được nhượng quyền. Chúng tôi chỉ chọn ra những đối tác có thể chia sẻ và truyền đạt lại
những tiêu chuẩn cao của chúng tôi cho khách hàng.
2. Thị trường mục tiêu
a. Đối tượng khách hàng
- Những người có thu nhập cao: nhân viên văn phòng, công chức, doanh nhân.
- Khách du lịch nước ngoài, người nước ngoài định cư tại Việt Nam.
b. Phân bố
- Tập trung tại các quận trung tâm, khu vực đông dân cư.
3. Sản phẩm
- Phở:
Phở tô nhỏ
Phở tô lớn
Phở bò
Phở Tái, Bắp
Phở Tái, Nạm
Phở Tái, Gầu
Phở Tái, Gân
Phở Tái, Sách
Phở Tái, Chín
Phở Tái, Nạm, Gầu
Phở Tái, Nạm, Sách
Phở Tái, Nạm, Gân
Phở bò Mỹ (thăn nội)

Phở bò Mỹ (thăn ngoại)
Phở đặc biệt
Phở gà
- Món khác
- Tráng miệng
- Nước ép
- Sinh tố
- Thức Uống
- Cà Phê & Trà
- Nước Ngọt
- Bia
4. Hệ thống cửa hàng
- Hệ thống chuỗi gồm 12/12 quận huyện tại tp HCM.
- Việc củng cố liên tục tính ổn định và đồng bộ của chuỗi quán phở là một trong những chiến
thuật quan trọng của việc xây dựng thương hiệu Phở 24, đặc biệt đối với chất lượng món ăn, chất
lượng dịch vụ, trang trí nội thất, đồng phục nhân viên, bảng hiệu và hầu như tất cả các dụng cụ và
trang thiết bị dù thật nhỏ trong quán.
- Hệ thống chuỗi Phở 24 được xây dựng theo hướng tập trung vào chất lượng và chiều sâu trước
khi bành trướng ra chiều rộng:
+ Ngay từ đầu, Phở 24 đã đầu tư đáng kể vào việc bảo đảm các thủ tục pháp lí như khâu đăng kí
nhãn hiệu trong và ngoài nước, nhờ luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng nhượng quyền mẫu…
+ Các khâu về tổ chức, đào tạo, huấn luyện cũng được chuẩn bị từng bước để có thể chuyển giao
và hỗ trợ đắc lực cho phía đối tác hợp tác kinh doanh mở cửa hàng phở 24. Chương trình đào tạo
cho phía đối tác bao gồm thời gian 2-3 tuần huấn luyện tại trung tâm đào tạo của tập đoàn dưới
hình thức lớp học lí thuyết và thực hành ngay tại cửa hàng phở. Phía đối tác được yêu cầu gửi ít
nhất 1 nhân viên quản lí, 1 nhân viên bếp và 1 đại diện chủ đến trung tâm để được huấn luyện
miễn phí. Các nhân viên này sau đó sẽ cùng với đội ngũ chuyên gia của tập đoàn huấn luyện toàn
thể nhân viên còn lại của cửa hàng. Đội ngũ chuyên gia của tập đoàn sẽ có mặt tại cửa hàng trước
và sau khai trương ít nhất 3 ngày.
+ Trong suốt quá trình 5 năm của hợp đồng hợp tác, công ty mẹ của thương hiệu Phở 24 sẽ liên

tục hỗ trợ các cửa hàng trong chuỗi về khuyến mãi, quảng bá, tiếp thị, đào tạo, tư vấn, …
5. Chiến lược kinh doanh
a. Chiến lược sản phẩm
- Sản phẩm chính là món phở truyền thống.
- Đặc tính sản phẩm: kết hợp 24 loại hương liệu khác nhau, dung hòa tất cả các yếu tố của phở
Nam và phở Bắc, không quá ngọt, không quá mặn, không quá béo.
- Đề cao an toàn vệ sinh thực phẩm. Đạt chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm của sở y tế tp
HCM.
- Cam kết chính sách chất lượng đồng nhất ở chuỗi cửa hàng hệ thống.
- Chất lượng dịch vụ tốt.
b. Chiến lược giá
- Giá khá cao so với các sản phẩm cùng loại như phở 2000, phở 5 sao.
- Giá phở 24 dao động từ 38.000đ tới 98.000đ, trong đó giá phở 2000 dao động từ 33.000đ tới
48.000đ.
c. Vị trí cửa hàng
- Tập trung ở các tuyến đường chính, khu trung tâm quận, khu vực đông dân cư,
- Khu vực giao thông thuận lợi
- Phở 24 có mặt cả trong các toà cao ốc, trung tâm mua sắm, giải trí, sân bay, hoặc dưới dạng cửa
hàng độc lập trên các tuyến đường chính.
d. Chiến lược xúc tiến
- Thẻ thành viên: thẻ xanh, thẻ vàng. Sau khi đạt mức sử dụng 2.500P24 thì thẻ xanh sẽ chuyển
thành thẻ vàng (khách hàng VIP) .Khách hang được tích luỹ điểm, và sau 1 thời gian thường là
nửa năm hoặc 1 năm, điểm tích luỹ sẽ được quy đổi giá trị tuỳ theo quy định của công ty tại thời
điểm đó với nhiều phần quà và ưu đãi.
- Phiếu quà tặng (Gift Voucher): có nhiều loại với các mức giá trị khác nhau 40K, 50K, 60K,
80K, 100K, thời gian sử dụng lâu dài. Hoặc được thiết kế theo yêu cầu khách hàng.
- Phiếu quà tặng kết hợp với các thương hiệu khác.
- Chiết khấu số lượng: giảm giá cho các tổ chức, doanh nghiệp đặt hàng số lượng nhiều, thường
xuyên. Ví dụ như các công ty du lịch.
- Bên cạnh đó, Phở 24 còn có chương trình Catering phục vụ tiệc tận nơi, đáp ứng mọi nhu cầu

của khách hàng trong việc tổ chức hội nghị khách hàng, liên hoan, sinh nhật với các mức ưu đãi
hấp dẫn.
- Compo “Thực đơn thân thiện”. Phần ăn gồm phở, phần ăn thêm, nước uống.
- Quảng cáo:
+ Tại các chuỗi nhà hàng, chúng tôi có trang trí, trình bày các bảng hiệu menu, poster,
standcard, brochure, tờ lót phở Đây chính là kênh quảng bá hình ảnh hiệu quả và tiết kiệm chi
phí hiện đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
+ Quảng cáo trên LCD tại hệ thống Phở 24, bao gồm 9 nhà hàng Hà Nội và 37 nhà hàng
TP.HCM (1LCD/Nhà hàng)
+ Quảng cáo trên website Phở 24
+ Các hình thức khác: Brochure, flyers.
- Hệ thống nhận diện thương hiệu: cách bày trí bàn ghế, quầy kệ thống nhất công ty mẹ.
- Các bài viết trên các tạp chí.
6. Nhận xét
- Hệ thống chuỗi cửa hàng Phở 24 là hình thức chuỗi cửa hàng đầu tư theo kiểu nhượng quyền
thương hiệu đầu tiên của một công ty nội đia.
- Chiến lược kinh doanh đạt hiệu quả cao nhờ chất lượng sản phẩm và mô hình kinh doanh đặc
thù, dễ mở rộng nên chuỗi cửa hàng phở 24 sẽ còn tiếp tục phát triển.
- Do đặt trọng tâm phát triển chiều sâu nên tốc độ mở rộng hệ thống chuỗi cửa hàng bị hạn chế,
chưa đáp ứng hết nhu cầu của thị trường. Điều này cũng tạo nên rủi ro cho chủ thương hiệu Phở
24 là có nguy cơ bị đối thủ cạnh tranh sao chép mô hình kinh doanh. Thực tế vấn đề này đã xảy
khi xuất hiện hệ thống Phở 5 sao với cách sắp xếp bài trí rất giống với Phở 24.
- Hệ thống chuỗi cửa hàng Phở 24 kinh doanh theo kiểu nhượng quyền franchise từ tập đòan
Nam An group. Vì thế số lượng cửa hàng trong hệ thống tăng chậm vì phụ thuộc vào đối tác hợp
tác. Mặt khác, rủi ro của mô hình này cũng nằm ở chỗ sự hợp tác của đối tác – người điều hành
quán phở đạt được đến mức độ nào. Dù mọi thứ trong chuỗi quán nhượng quyền đều tuân thủ các
tiêu chuẩn của Phở 24 nhưng nếu chủ quán không quan tâm hay thiếu kinh nghiệm vì chỉ là nhà
đầu tư đơn thuần thì khó có thể cho ra những quyết định đúng đắn. Ngược lại, nếu đối tác là
người có kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà hàng thì lại có xu hướng tự làm theo cách của mình.
Những điều này ít nhiều đều làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu.

- Hình thức hợp tác đầu tư với các đối tác khác là một chiến lược kinh doanh rất khôn khéo vì
vừa có thế giảm rủi ro trong đầu tư, mặc khác nhận được một khỏan tiền nhượng quyền thương
mại và mở rộng hình ảnh Phở 24 nói riêng, tập đòan Nam An nói chung.
II. Honda Việt Nam
1. Giới thiệu tổng quan
- Honda Việt Nam thuộc tập đoàn Honda đa quốc gia. Honda là nhà sản xuất động cơ lớn nhất
thế giới với số lượng hơn 14 triệu chiếc mỗi năm. Từ năm 2004 hãng bắt đầu chế tạo mô tơ chạy
diesel vừa êm vừa không cần bộ lọc nhằm đáp ứng tiêu chuẩn ô nhiễm. Tuy nhiên, có thể tranh
cãi rằng nền của sự thành công của công ty này là phần làm xe máy.
- Công ty động cơ Honda được thành lập ngày 24/9/1948. Ông Soichiro Honda đã nhân cơ hội
nước Nhật có nhu cầu đi lại nhiều, cho dù nền kinh tế Nhật vốn bị hủy hoại sau Thế chiến thứ hai
lúc ấy rất thiếu thốn nhiên liệu và tiền bạc, để thành lập công ty. Công ty đã gắn động cơ vào xe
đạp tạo ra một phương tiện đi lại hiệu quả và rẻ tiền.
- Sau chiến tranh, cơ sở sản xuất pít-tông Honda gần như bị phá hủy. Soichiro Honda lập một
công ty mới mà tiếng Nhật gọi là "Công ty trách nhiệm hữu hạn nghiên cứu Honda". Cơ sở đầu
tiên của công ty có cái tên phô trương này thật ra chỉ là một nhà xưởng bình thường làm bằng gỗ
và cũng là nơi ông Honda cùng cộng sự gắn động cơ cho xe đạp. Điều thú vị là cái tên công ty
theo tiếng Nhật này vẫn được giữ đến nay để vinh danh nỗ lực của Soichiro Honda. Công ty
Honda Hoa Kỳ được thành lập năm 1958.
- Honda bắt đầu sản xuất từ xe máy tới xe tay ga. Soichiro Honda nhanh chóng phục hồi lại công
ty sau những thua lỗ trong thời chiến. Cuối thập niên 1960, Honda chiếm lĩnh thị trường xe máy
thế giới. Đến thập niên 1970 công ty trở thành nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới và từ đó đến
nay chưa bao giờ để mất danh hiệu này.
- Hãng bắt đầu sản xuất xe hơi vào năm 1960 với dự định dành cho thị trường Nhật Bản là chủ
yếu. Dù đã tham dự nhiều cuộc đua xe máy quốc tế nhưng xe hơi của hãng vẫn rất khó bán được
ở Mỹ. Vì xe được thiết kế cho người tiêu dùng Nhật nên nó không thu hút được sự chú ý của
người tiêu dùng Mỹ.
*Công ty Honda Việt Nam
- Xe máy là phương tiện đi lại quan trọng và chủ yếu tại Việt Nam.
Kể từ khi Honda bước chân vào thị trường Việt Nam hơn 10 năm

trước đây, công ty đã liên tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản
xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường mà
xe máy là phương tiện chiếm gần 90% tại các thành phố lớn .
Nhà máy xe máy
Phương châm của công ty:
Mang đến các sản phẩm xe máy công nghệ cao và thân thiện với môi trường
Quá trình phát triển
- Nhà máy xe máy thứ nhất : Tháng 3 năm 1998, Honda Việt Nam khánh thành nhà máy thứ
nhất. Được đánh giá là một trong những nhà máy chế tạo xe máy hiện đại nhất trong khu vực
Đông Nam Á, nhà máy của Honda Việt Nam là minh chứng cho ý định đầu tư nghiêm túc và lâu
dài của Honda taị thị trường Việt Nam.
- Thành lập: Năm 1998
- Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
- Vốn đầu tư: USD 290,427,084
- Lao động: 3.560 người
- Công suất: 1 triệu xe/năm
Sự thành lập: Công ty Honda Việt Nam (HVN) là công ty liên doanh gồm 03 đối tác:
- Công ty Honda Motor (Nhật Bản – 42%)
- Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan – 28%)
- Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam – 30%)
- Nhà máy xe máy thứ hai: Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng Việt
Nam, Honda Việt Nam quyết định đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao sản lượng tại thị trường
Việt Nam. Tháng 8 năm 2008, nhà máy xe máy thứ hai chuyên sản xuất xe tay ga và xe số cao
cấp với công suất 500,000 xe/năm đã được khánh thành tại Viêt Nam. Điều đặc biệt của nhà máy
xe máy thứ 2 chính là yếu tố “thân thiện với môi trường và con người”. Theo đó, nhà máy này
được xây dựng dựa trên sự kết hợp hài hòa và hợp lý nhất các nguồn năng lượng tự nhiên là: Gió,
Ánh sáng và Nước.
- Năm thành lập: Năm 2008
- Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
- Vốn đầu tư: 65 triệu USD

- Lao động: 1.375 người
- Công suất: 500.000 xe/năm
- Tính đến thời điểm hiện tại, tổng công suất sản xuất của cả 2 nhà máy xe máy là 1,5 triệu
xe/năm, đưa Honda Việt Nam trở thành một trong những nhà máy sản xuất xe máy lớn nhất tại
khu vực và trên toàn thế giới.
2. Thị trường mục tiêu
a. Đối tượng khách hang
- Dành cho mọi đối tượng khách hàng từ thu nhập thấp đến thu nhập cao, mọi tầng lớp trong xã
hội.
b. Phân bố
- Rộng khắp các quận, huyên
- Tập trung nhiều ở các quận trung tâm
- Trên các tuyến đường chính thuận tiện giao thông, mắt bằng lớn, có chỗ đậu xe.
3. Sản phẩm
-Đa dạng các dòng sản phẩm
a.Xe số
- Wave 110 RSX
- Wave 110 RS
- Wave 110S
- Future NEO
- Future NEO FI
- Super Dream
- Wave α
b. Xe tay ga
- Air Blade FI
- LEAD
- CLICK PLAY
- CLICK
4. Hệ thống cửa hàng
- Hệ thống 47 Head/22 quận huyện tại tp HCM.

- Các cửa hàng trong chuỗi được tổ chức theo hình thức là các đại lý ủy quyền.
5. Chiến lược kinh doanh
a. Chiến lược sản phẩm
- Chia nhiều phân khúc khách hàng khác nhau:
- Phân khúc xe nam, xe nữ
- Phân khúc xe thời trang và cổ điển
- Phân khúc xe số và xe ga
- Phân khúc xe thể thao
- Phân khúc xe người thu nhập cao và thấp
- Chất lượng phục vụ tốt
- Dịch vụ hậu mãi tốt: bảo hành 2 năm hoặc 20.000 km
- Hỗ trợ tư vấn khách hàng chọn xe, chương trình chạy thử xe tại các head.
- Hướng dẫn lái xe an tòan.
b. Chiến lược giá
- Đa dạng nhiều sản phẩm phù hợp cho từng đối tượng trong xã hội
- Giá thấp, phù hợp với sinh viên, học sinh, người có thu nhập thấp: các dòng xe Wave
- Giá trung bình: các dòng dream, future, click
- Giá cao hơn: các dòng xe tay ga Airblade, Lead
c. Vị trí cửa hàng
- Trải rộng khắp thành phố, trung tâm các quận, huyện tp HCM
- Tập trung ở các tuyến đường chính, thuận tiện giao thông, khu trung tâm, khu đông dân cư.
- Các cửa hàng uỷ quyền nằm độc lập.
d. Chiến lược xúc tiến
- Hàng tháng công ty Honda Việt Nam sẽ kết hợp với các cửa hàng HEAD tổ chức các chương
trình khuyến mại dịch vụ cho các khách hàng ở xa, không có điều kiện đên HEAD để làm dịch
vụ.
- Kiểm tra xe miễn phí
- Các chương trình rút thăm trúng thưởng
- Khuyến mãi cho học sinh – sinh viên
- Tặng kèm quà tặng khi mua hàng

- Các hoạt động xã hội nhằm củng cố thương hiệu
• Hoạt động từ thiện: “Lá lành đùm lá rách”,
• Hoạt động giáo dục: “Ý tưởng Trẻ thơ”
• Hoạt động khác: Góp phần vào sự phát triền bóng đá Việt Nam, chắp cách những ước mơ
cho ca sĩ trẻ (Sao Mai điểm hẹn)….
6. Nhận xét
- Thị trường mục tiêu đại chúng
- Sản phẩm đa dạng các dòng sản phẩm phù hợp với từng phong cách và mọi tầng lớp xã hội.
- Chiến lược kinh doanh rất khôn khéo. Honda đang tập trung vào PR hơn là các công cụ quảng
cáo khác. Honda đang tiến hành các hoạt động chủ yếu nhằm củng cố và nâng cáo giá trị thương
hiệu tại Việt Nam.
- Hệ thống các head vừa là nhà phân phối vừa là của hàng bán lẻ. Các head độc quyền phân phối
sản phẩm trong khu vực hành chính nhất định.
III. So Sánh Hai Chuỗi Cửa Hàng
1. Điểm giống nhau
- Thống nhất trong trang trí, thiết kế cửa hàng, trang phục nhân viên.
- Hệ thống cửa hàng rộng khắp.
- Vị trí cửa hang chủ yếu đặt ở các tuyến đường chính, khu trung tâm, khu đông dân cư.
- Có chính sách cam kết chất lượng sản phẩm.
- Có chương trình huấn luyện, đào tạo các chuỗi trong hệ thống.
- Phục vụ tốt.
2. Sự khác biệt
Pho24 Honda Việt Nam
Về công ty
Công ty thuần Việt Công ty liên doanh nước ngoài
Kinh doanh theo chính sách nhượng quyền Chuỗi cửa hang là hệ thống đại lý uỷ quyền
Chiến lược thương hiệu: Sub-master brand
name
Chiến lược thương hiệu: Master brand
name

Thị trường mục tiêu
Hạn chế Tất cả mọi đối tượng
Về sản phẩm
Ngoài sản phẩm chính còn có sản phẩm Không có sản phẩm phụ ngoài sản phẩm
phụ chính từ công ty mẹ
Tiêu chuẩn Việt Nam Quốc tế hóa tiêu chuẩn
Chưa phải sản phẩm toàn diện Là sản phẩm toàn diện
Giá sản phẩm
Linh động cho từng của hàng Giá thống nhất tòan quốc
Vị trí của cửa hàng
Cửa hàng phân bố độc lập hoặc gắn liền
với cao ốc văn phòng, trung tâm mua sắm
giải trí
Cửa hàng nằm độc lập trên các tuyến
đường giao thông chính thuận tiện
Marketing
Chủ yếu sử dụng công cụ khuyến mãi Chủ yếu dùng công cụ PR phát triển củng
cố thương hiệu
Phân bố hệ thống chuỗi cửa hàng
Phân bố chủ yếu quân trung tâm, số lượng
ít
Phân bố rộng khắp các quận huyện, số
lượng nhiều
Về các tiêu chí khác
Không có dịch vụ sử dụng thử Có dịch vụ sử dụng thử
Ít dịch vụ hơn Đa dạng về dịch vụ hơn
Các hệ thống bán lẻ được quyền bán sản
phẩm khác
Chỉ bán sản phẩm do Honda sản xuất
Đào tạo đại diện Đào tạo cho tất cả nhân viên

Quản lý trong phạm vi từng cửa hàng trong
giới hạn quy định
Chính sách quản lý thống nhất
IV Nhận xét
Về mô hình kinh doanh của 2 chuỗi
- Phở 24:
+ Phở 24 hoạt động theo dạng nhượng quyền nên sẽ giới hạn trong việc phát triển hệ
thống chuỗi cửa hàng. Vì vậy cần chủ động trong việc mở rộng.
+ Cần nên đa dạng món phở để có thể phục vụ khách hàng mục tiêu rộng. Từ Honda ta có
nhận xét: Honda có những dòng sản phẩm cho các đối tượng khác nhau, kể cả người có thu nhập
thấp nhưng vẫn không đánh mất hình ảnh thương hiệu sản phẩm. Vậy thì tại sao Phở 24 không
làm được chuyện này, trong khi đó Phở là món truyền thống đã trở thành món ăn phổ biến người
dân, từ đầu hẻm ra ngòai đường đâu đó củng có những tiệm Phở, từ cửa tiệm bé đến cửa tiệm lớn.
- Honda:
+ Hình thức họat động các Head Honda trong hệ thống chuỗi đang gặp vấn đề vì vừa là
nhà bán lẻ, vừa là nhà phân phối độc quyền trên đơn vị hành chính. Vì vậy khó có thể kiểm sóat
giá bán lẻ như đề xuất của hãng khi tới tay người tiêu dùng. Giải quyết chỉ có thể tồn tại các head
hoặc là đại lý độc quyền hay nhà phân phối độc quyền. Vi khi làm như vậy thì giá bán lẻ tới
người tiêu dùng mới đảm bảo.
+ Chiến lược sản phẩm chưa thật sự tốt vì thị trường tiêu dùng tại tp HCM vẫn nhập các
loại xe từ Honda Thái Lan hay Honda Trung Quốc về, vì vậy Honda nên tập trung để làm các
nghiên cứu thị trường để đưa ra những dòng sản phẩm kịp thời.
+ Honda nên làm tốt hơn nữa trong khâu dịch vụ sản phẩm bằng cách đóng gói sản phẩm
có seal niêm phong xe gắn máy để khách hàng có thể yên tâm về đảm bảo chất lượng sản phẩm
tốt nhất. Ngoài ra Honda có thể làm thêm dịch vụ giao hàng tận nơi để củng cố thêm phần dịch
vụ nhằm làm hài lòng khách hàng.
Về tương lai phát triển của 2 chuỗi cửa hàng:
- Phở 24:
Phở là một món ăn truyền thống không thể thay thế và với định hướng phát triển chuỗi
cửa hàng Phở 24 theo mô hình fast-food để đáp ứng nhu cầu của nhịp sống hiện đại, chuỗi cửa

hàng Phở 24 sẽ còn tiếp tục mở rộng thị trường, tăng thị phần, tăng doanh số … Và Việt Nam nói
chung và Tp.HCM nói riêng đang vẫn là thị trường béo bở cho mô hình kinh doanh nhượng
quyền nên việc phát triển rộng khắp chuỗi cửa hàng Phở 24 là xu hướng tất yếu.
- Honda:
Trong tương lai xa, Honda sẽ phải đối mặt với một thách thức là có lẽ xe gắn máy không
còn là lựa chọn tối ưu cho giao thông Việt Nam. Do mức sống nâng cao, người dân sẽ có xu thế
chuyển sang lựa chọn phương tiện xe hơi hoặc do vấn đề giao thông thuận tiện, tránh kẹt xe, gây
ô nhiễm môi trường, người dân sẽ lựa chọn các hình thức phương tiện giao thông công cộng.
Dẫu vậy đây là điều còn phải mất rất nhiều thời gian mới thực hiện được do sự vướng
mắc về trình độ quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn còn rất hạn chế nhiều
vướng mắc nên trước mắt xe máy vẫn là sự lựa chọn mang tính khả thi nhất. Tuy nhiên cách phát
triển tốt nhất cho chuỗi cửa hàng của Honda không phải là bành trướng chiều rộng mà là vào
chiều sâu như đẩy mạnh hơn nữa dịch vụ sản phẩm, dịch vụ khách hàng, … để khẳng định vị trí
dẫn đầu.

×