Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Tóm Tắt: Khai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 30 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM <small>___________________ </small></b>

<b>PHÙ VĂN TOÀN </b>

<b>KHAI THÁC GIÁ TRỊ NƠI CHỐN </b>

<b>TRONG TỔ CHỨC KHƠNG GIAN KHU VỰC TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

Chuyên ngành : QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ Mã số : 9.58.01.05

<b>TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ </b>

<b>TP. HỒ CHÍ MINH - 2024 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Cơng trình được hồn thành tại:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM

Phản biện 1: GS.TS.KTS. Dỗn Minh Khơi

Phản biện 2: GS.TS.KTS. Nguyễn Quốc Thông

Phản biện 3: TS.KTS. Vũ Thị Hồng Hạnh

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM

Vào hồi ……..giờ ……. ngày……tháng……. năm …..

Có thể tìm hiểu luận án tại:

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM THƯ VIỆN KHOA HỌC TỔNG HỢP TP.HCM

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

i MỤC LỤC

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1</b>

1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 3

3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của luận án ... 3

4. Phương pháp nghiên cứu ... 3

5. Xác định vấn đề nghiên cứu và các bước thực hiện ... 4

6. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của luận án ... 4

1.1.3.Khơng gian đơ thị ... 7

1.1.4.Hình thái khơng gian đơ thị ... 7

1.2 . TỔNG QUAN VỀ NƠI CHỐN TRONG ĐÔ THỊ ... 7

1.2.1.Tinh thần nơi chốn ... 7

1.2.2.Nhận diện giá trị nơi chốn trong đô thị ... 7

1.2.3.Khai thác giá trị nơi chốn trong đô thị... 7

1.2.4.Tổng quan về khai thác nơi chốn tại TP.HCM và trên thế giới. 8 1.3 . TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC TRUNG TÂM TP.HCM ... 8

1.3.1.Vị trí... 8

1.3.2.Lịch sử phát triển ... 8

1.3.3.Hình thái khơng gian đô thị khu vực trung tâm TP.HCM ... 9

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

ii

1.3.4.Đặc trưng cấu trúc không gian đơ thị KV trung tâm TP.HCM12

1.4 . CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ... 12

1.5 . CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ... 12

<b>CHƯƠNG 2.CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ GIÁ TRỊ NƠI CHỐN TRONG ĐÔ THỊ ………13</b>

2.1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NƠI CHỐN VÀ KHAI THÁC GIÁ TRỊ NƠI CHỐN TRONG ĐÔ THỊ ... 13

2.1.1.Các hình thức tạo lập nơi chốn trong đơ thị ... 13

2.1.2.Các lý thuyết về khai thác giá trị nơi chốn trong đô thị ... 13

2.1.3.Tổng hợp lý thuyết về khai thác giá trị nơi chốn trong đô thị . 13 2.2 . CƠ SỞ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN KHAI THÁC GIÁ TRỊ NƠI CHỐN TRONG ĐÔ THỊ ... 14

2.2.1.Các nguyên tắc quốc tế ... 14

2.2.2.Cơ sở pháp lý Việt Nam ... 14

2.2.3.Tổng hợp pháp lý liên quan đến khai thác giá trị nơi chốn ... 14

2.3 . KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ KHAI THÁC GIÁ TRỊ NƠI CHỐN TRONG ĐƠ THỊ ... 15

2.3.1.Các đơ thị ở Châu Âu ... 15

2.3.2.Các đô thị ở Châu Á ... 15

2.3.3.Các đô thị ở Việt Nam ... 15

2.3.4.Tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn về khai thác giá trị nơi chốn 15 2.4 . CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC KHAI THÁC GIÁ TRỊ NƠI CHỐN ... 15

2.5 . KHẢO SÁT, ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC ... 15

2.5.1.Khảo sát chuyên sâu ... 15

2.5.2.Điều tra xã hội học ... 16

<b>CHƯƠNG 3.KHAI THÁC GIÁ TRỊ NƠI CHỐN TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KHU VỰC TRUNG TÂM TP.HCM .... 16</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

iii

3.1 . QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC KHAI THÁC GIÁ TRỊ NƠI

CHỐN... 16

3.1.1.Quan điểm, nguyên tắc XD khung nhận diện giá trị nơi chốn 16 3.1.2.Quan điểm, nguyên tắc về giải pháp khai thác giá trị nơi chốn ... 16

3.2 . XÂY DỰNG KHUNG NHẬN DIỆN GIÁ TRỊ NƠI CHỐN .. 16

3.2.1.Khung nhận diện các yếu tố tạo lập nơi chốn... 16

3.2.2.Phương pháp xác định giá trị các yếu tố tạo lập nơi chốn ... 17

3.3 . NHẬN DIỆN CÁC GIÁ TRỊ NƠI CHỐN TRONG KHU VỰC TRUNG TÂM TP.HCM ... 18

3.3.1.Nhận diện các địa điểm là nơi chốn trung tâm TP.HCM ... 18

3.3.2.Xác định các giá trị nơi chốn trong KV trung tâm TP.HCM .. 18

3.3.3.Tổng hợp các giá trị nơi chốn trong KV trung tâm TP.HCM . 19 3.4 GIẢI PHÁP KHAI THÁC GIÁ TRỊ NƠI CHỐN TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KHU VỰC TRUNG TÂM TP.HCM ... 19

3.4.1.Giải pháp tổng thể đối với Khu vực trung tâm TP.HCM ... 19

3.4.2.Giải pháp cục bộ đối với từng nơi chốn trung tâm TP.HCM .. 19

3.5 . BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 20

3.5.1.Bàn luận về tính khoa học và hợp lý của khung nhận diện ... 20

3.5.2.Bàn luận về tính ứng dụng của khung nhận diện ... 21

3.5.3.Bàn luận về các giải pháp khai thác giá trị nơi chốn ... 23

<b>PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ... 24</b>

1. KẾT LUẬN ... 24

2. KIẾN NGHỊ ... 24

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

1

<b>PHẦN MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Trong bối cảnh lịch sử từ Thế kỷ VI TCN đến Thế kỷ IV SCN, khái niệm về nơi chốn được hình thành và phát triển trên nền tảng tín ngưỡng và văn hóa của các nền văn minh cổ đại. Ban đầu, nó gắn liền với yếu tố tâm linh, tôn giáo và triết học. Nơi chốn được coi là nguồn động viên tinh thần, hỗ trợ con người vượt qua khó khăn và đồng hành cùng họ trong suốt cuộc đời. Nơi chốn khi ấy là các không gian linh thiêng, bao gồm các địa điểm tôn giáo hay một nơi ăn chốn ở nào đó duy trì sự cân bằng giữa thế giới vật chất và tinh thần. Nó tạo ra sức mạnh niềm tin nơi cộng đồng - được bảo vệ và được che chở. Rome của người La Mã hay Olympia của người Hy Lạp là những ví dụ điển hình về nơi chốn linh thiêng, nơi tổ chức các nghi lễ cầu nguyện, tôn vinh các vị thần.

Tuy nhiên, khi nền văn minh thế giới phát triển, nơi chốn được nhìn nhận một cách khoa học hơn. Nó là khơng gian sống đặc trưng, cho phép con người tương tác với nhau và với môi trường xung quanh. Trong không gian này, các yếu tố vật lý như cơng trình kiến trúc, cảnh quan hay địa hình đóng vai trị quan trọng trong việc tạo ra các giá trị vật thể. Các giá trị phi vật thể gồm những yếu tố như văn hóa, xã hội, lịch sử và các hoạt động diễn ra hàng ngày là linh hồn của đơ thị. Nó mang lại giá trị tinh thần lớn lao cho cộng đồng dân cư. Thế nhưng, những giá trị nơi chốn này lại bị lãng quên trong các đô thị hiện đại, khi mà sự tập trung chủ yếu vào giá trị vật chất và công năng, làm mất đi ý nghĩa sống của con người và sự gắn bó trong cộng đồng.

Vì vậy, tìm kiếm và khai thác giá trị nơi chốn là một giải pháp thiết thực mang lại cuộc sống chất lượng cho người dân. Nếu thực hiện đúng cách, nó sẽ tạo ra những giá trị mới từ “tài nguyên” có sẵn, đồng thời thiết lập môi trường sống ý nghĩa cho cộng đồng. Tuy nhiên, việc khai thác giá trị nơi chốn đang gặp phải nhiều khó khăn khi các giá trị này

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

2

thường khơng được nhìn nhận hoặc bảo vệ đầy đủ từ chính quyền đơ thị, dẫn đến việc bị xâm phạm, phá hủy hoặc thay đổi mất kiểm sốt. Xét một cách tồn diện, có thể nói q trình này vừa là kết quả hoạt động thực tiễn nhận thức, phương thức nhận thức, phương tiện phản ánh thế giới quan vừa tác động trở lại nâng cao cuộc sống cộng đồng.

Từng được mệnh danh là “Hịn ngọc Viễn Đơng”, TP.HCM hiện là một trong mười thành phố năng động nhất thế giới với nét đẹp giao hòa giữa Đơng và Tây, giữa cổ kính và hiện đại, mang nhiều giá trị biểu tượng của lịch sử. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển phồn thực ấy là những bất cập của cấu trúc đô thị. Khi tốc độ đơ thị hóa ngày một nhanh, khu vực trung tâm trở nên ngày một nén, mật độ xây dựng tăng, cư dân thiếu những khơng gian an tồn, hấp dẫn cho những hoạt động cộng đồng mà những không gian công cộng hiện hữu chưa thể đáp ứng được.

Bằng phương pháp nghiên cứu về nơi chốn, chúng ta kích hoạt sự chú ý của mọi tầng lớp xã hội. Từ đó, những khơng gian di sản kiến trúc lịch sử có giá trị, những hoạt động văn hoá đặc sắc, các địa danh quan trọng của một vùng đất được phục hồi và thức tỉnh trong môi trường hiện tại. Tuy không thể đánh giá bằng định lượng nhưng hiệu lực của nó vơ cùng mạnh mẽ. Nó giúp người dân hiểu và u mến khơng gian mà mình đang sinh sống, biết tôn trọng lịch sử, tôn trọng cội nguồn. Bên cạnh đó, nghiên cứu về nơi chốn cịn giúp các nhà quy hoạch đô thị thiết lập được bản sắc trong hơi thở của những thành phố đẹp, văn minh và sống tốt. Do

<b>đó, Luận án “Khai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian Khu vực trung tâm TP.HCM” nhằm tìm ra những giá trị đặc trưng của khu </b>

vực, từ đó xây dựng các giải pháp kiến tạo không gian phù hợp với bối cảnh phát triển đô thị hiện hữu. Đó chính là một chủ đề hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay, nhằm góp phần phát triển TP.HCM thành đơ thị bền vững và có bản sắc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

3

<b>2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

- Đối tượng nghiên cứu: Giá trị nơi chốn trong Khu vực trung tâm TP.HCM.

- Phạm vi nghiên cứu:

* Giới hạn về không gian: Phân khu 1, Phân khu 2 và một phần Phân khu 3 (Của quy hoạch 930ha khu trung tâm hiện hữu TP.HCM).

* Giới hạn về thời gian: từ trước năm 1698 đến năm 2025 (theo đồ án quy hoạch chung TP.HCM năm 2010).

<b>3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của luận án </b>

<i><b>Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp để khai thác giá trị nơi </b></i>

chốn khu vực trung tâm TP.HCM.

<i><b>Các mục tiêu nghiên cứu: </b></i>

<i>+ Mục tiêu chung của luận án: Tổng hợp các lý luận và thực tiễn về </i>

nơi chốn để vận dụng vào các giải pháp tổ chức không gian đô thị nhằm tạo lập khơng gian có bản sắc và là nơi chốn có giá trị trong đơ thị.

<i>+ Các mục tiêu cụ thể của luận án: </i>

Mục tiêu 1: Xây dựng khung nhận diện giá trị nơi chốn, bao gồm khung nhận diện các yếu tố tạo lập nơi chốn và phương pháp xác định giá trị của các yếu tố đó.

Mục tiêu 2: Xác định các giá trị nơi chốn trong Khu vực trung tâm TP.HCM bằng cách sử dụng khung nhận diện giá trị nơi chốn.

Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp khai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian Khu vực trung tâm TP.HCM.

<b>4. Phương pháp nghiên cứu </b>

Luận án sử dụng các phương pháp: Phương pháp khảo sát, điều tra; Phương pháp thực địa; Phương pháp lịch sử; Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp tổng hợp bằng ma trận; Phương pháp sơ đồ hóa; Phương pháp thống kê so sánh; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp bản đồ; Phương pháp phân tích hình thái.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

4

<b>5. Xác định vấn đề nghiên cứu và các bước thực hiện </b>

Để xác định vấn đề nghiên cứu cũng như lựa chọn đối tượng nghiên cứu phù hợp, luận án tiến hành khảo sát thực trạng đô thị TP.HCM, một trong những thành phố lớn và phức tạp về mặt đô thị hóa ở Việt Nam. Trong đó, luận án sử dụng phương pháp thực địa và phương pháp phân tích tổng hợp để định hướng nghiên cứu.

<b>6. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của luận án </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

5

<i>Kết quả nghiên cứu: </i>

- Hệ thống hóa và làm sâu sắc thêm các lý luận về khai thác giá trị nơi chốn trong quy hoạch và thiết kế đô thị.

- Xây dựng được các cơ sở khoa học để khai thác giá trị nơi chốn. - Xây dựng khung nhận diện các giá trị nơi chốn với 6 yếu tố và 18 tiêu

chí.

- Xác định được 6 khu vực đặc trưng và hệ thống giá trị nơi chốn của trung tâm TP.HCM.

- Đề xuất các giải pháp khai thác giá trị nơi chốn khu vực trung tâm TP.HCM bao gồm các giải pháp tổng thể và các giải pháp cụ thể cho từng khu vực.

<i>Những đóng góp mới của luận án: </i>

- Xây dựng khung giá trị nơi chốn làm hệ quy chiếu kiến tạo nơi chốn. - Nhận diện các giá trị nơi chốn của khu vực trung tâm TP.HCM. - Đề xuất các giải pháp khai thác giá trị nơi chốn khu vực trung tâm

TP.HCM.

<b>7. Giải thích từ ngữ 8. Cấu trúc luận án </b>

Luận án gồm 03 chương: Chương 1:Tổng quan về nơi chốn trong đô thị và trung tâm TP.HCM (41 trang); Chương 2: Cơ sở khoa học về khai thác giá trị nơi chốn trong đô thị (34 trang); Chương 3: Khai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian Khu vực trung tâm TP.HCM (66 trang). Tham khảo 138 tài liệu, 73 trong nước, 57 nước ngoài và 8 website.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Khái niệm nơi chốn đến nay còn nhiều những bàn cãi và tranh luận khác nhau giữa các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, theo quan điểm Phương Tây, nơi chốn là một địa điểm có tinh thần đối với con người và mang tính cá thể. Mỗi con người có thể có nơi chốn của riêng mình và nơi chốn được hình thành bởi cảm nhận cá nhân. Cịn Phương Đơng, nơi chốn là một khơng gian chung có bản sắc riêng mang tính cộng đồng. Nó được đại đa số người dân thừa nhận, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với họ. Xét bối cảnh nền văn hoá Việt Nam mang tính cộng đồng làng xã, có tính

<b>trọng âm, nơi chốn trong luận án được hiểu và khái niệm là địa điểm có sự gắn bó tinh thần của cộng đồng dân cư nơi đó, được xây dựng trên nền tảng các đặc trưng vật thể và phi vật thể. Các đặc trưng này tạo nên giá trị nơi chốn. </b>

<b>1.1.2. Giá trị nơi chốn </b>

Giá trị nơi chốn là giá trị tinh thần của một vùng đất được xác thực qua giá trị vật thể và giá trị phi vật thể chạm đến cảm xúc của cộng đồng dân cư.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

7

<b>1.1.3. Không gian đô thị </b>

Không gian đô thị trong luận án là không gian mở, nơi mọi người đều có thể thoải mái tiếp cận, không phân biệt địa vị xã hội, giới tính, sắc tộc, tơn giáo. Đó có thể là quảng trường, cơng viên, đường dạo bộ ven sơng, khu vui chơi ngồi trời,... phục vụ cho các nhu cầu thư giãn, kết nối, tương tác trong cộng đồng.

<b>1.1.4. Hình thái khơng gian đơ thị </b>

Là biểu hiện trạng thái không gian của một đô thị tại từng thời điểm nhất định trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Nó bao gồm cả hình dạng bên ngồi của đơ thị và các hoạt động sống bên trong nó. Mối tương tác giữa hình thức và hoạt động này tạo ra giá trị và ý nghĩa của không gian đô thị.

<b>1.2 . TỔNG QUAN VỀ NƠI CHỐN TRONG ĐÔ THỊ 1.2.1. Tinh thần nơi chốn </b>

Tinh thần nơi chốn là giá trị niềm tin, cảm xúc của người dân đối với không gian mà mình đang sinh sống. Nó được biểu hiện qua giá trị của một “vùng đất” (vật thể) hay lối sống (phi vật thể) đem đến cho cộng đồng dân cư sự bình an và hạnh phúc. Tinh thần nơi chốn được tích tụ và lưu giữ trong ký ức của từng cá nhân qua thời gian và trở thành ký ức chung của cả xã hội.

<b>1.2.2. Nhận diện giá trị nơi chốn trong đơ thị </b>

Nhận diện nơi chốn là q trình tìm kiếm những giá trị vật thể và giá trị phi vật thể còn lẫn trong không gian sống, xác thực nó bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học.

<b>1.2.3. Khai thác giá trị nơi chốn trong đô thị </b>

Khai thác giá trị nơi chốn là việc nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá và nhận diện các giá trị nơi chốn trong không gian đơ thị. Từ đó, đưa ra giải pháp khai thác bằng cách phục hồi các giá trị đã mất, nâng cao các giá trị

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

8

cịn thấp và duy trì các giá trị đủ mạnh vì lợi ích cộng đồng và lợi ích quốc gia.

<b>1.2.4. Tổng quan về khai thác nơi chốn tại TP.HCM và trên thế giới </b>

Bên cạnh việc khai thác giá trị nơi chốn thành công của các đô thị như Singapore với các khu phố người Hoa, người Ấn,…; biến Busan thành thánh đường điện ảnh, phục hồi dòng suối Cheonggyecheon ở Hàn Quốc; chuyển đổi “lấy đất từ nước” sang “nhường lại đất cho nước” ở Hà Lan,… thì cũng có khơng ít thất bại từ khuynh hướng “Tabula Rasa” (tấm bảng sạch) phá bỏ các cơng trình cũ để xây dựng các cơng trình kiến trúc hiện đại nhưng thiếu bản sắc nhen nhóm khắp nơi trên thế giới.

TP.HCM cũng không ngoại lệ khi nhiều không gian nơi chốn có giá trị lịch sử như những cơng trình kiến trúc Pháp, cảnh quan sơng Sài Gịn, cấu trúc đô thị hiện đại, lối sống cộng đồng phong phú đang bị đe doạ vì lợi ích kinh tế cũng như tầm nhìn hạn hẹp.

<b>1.3 . TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC TRUNG TÂM TP.HCM 1.3.1. Vị trí </b>

Khu vực nghiên cứu nằm ở bờ Tây sơng Sài Gịn, Đơng Bắc giới hạn bởi đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hữu Cảnh và kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, giáp Quận Bình Thạnh. Tây Bắc giới hạn bởi đường Nguyễn thị Minh Khai, giáp Quận 3. Phía Đơng giáp sơng Sài Gịn. Phía Nam giới hạn bởi đường Hàm Nghi và đường Phạm Ngũ Lão, Quận 1. Tây Nam giới hạn bởi đường Cống Quỳnh thuộc Quận 1.

<b>1.3.2. Lịch sử phát triển </b>

Qua lịch đại, có thể chia lịch sử phát triển Sài Gòn - TP.HCM làm 05 giai đoạn phát triển tiêu biểu tương ứng với những bước chuyển biến lớn hình thành cấu trúc đơ thị ngày nay, đó là:

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

9

<b>1.3.3. Hình thái không gian đô thị khu vực trung tâm TP.HCM </b>

<i><b>Hình thái cây xanh, mặt nước KVNC: </b></i>

Mảng xanh giảm dần qua từng giai đoạn. Từ lúc mảng xanh chiếm hoàn toàn chủ đạo của khu đất khoảng năm 1698 nay chỉ còn khoảng 20%. Cây xanh, mặt nước có sự cải thiện nhưng khơng đáng kể giữa giai

<i><b>đoạn trước 1975 và sau 1975. </b></i>

<i><b>Hình thái giao thơng KVNC: </b></i>

Giai đoạn sơ khai được định hình từ các con đường thiên lý. Đến giai nhà Nguyễn cho xây dựng Thành Quy, Thành Phụng mới thực sự định hình các mạng lưới đường rõ nét. Giai đoạn sau đó phát triển mạng lưới ô cờ theo 2 trục Đông Bắc và Đông Nam.

Khi nói đến giao thơng, ngồi các tuyến đường chính mang chức năng kết nối khu vực. Sài Gịn – TP.HCM cịn có đặc trưng văn hóa hẻm nổi tiếng, nơi đây người dân gắn kết và giữ được nếp sống cộng đồng, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong phạm vi những con hẻm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

10

<i><b>Hình thái các ơ phố KVNC: </b></i>

Giai đoạn đầu tập trung tại 2 khu vực là Đồn thu thuế Kas Kroibei (Bến Nghé) và Doanh trại (đồn dinh) Tân Mỹ (Ngã tư Cống Quỳnh – Nguyến Trãi ngày nay). Giai đoạn 2, các ô phố lớn tập trung tại vị trí Thành Quy và Thành Phụng. Giai đoạn 3 các ô phố được chia nhỏ và nối kết với khu vực Chợ Lớn sau khi Thành Phụng bị phá bỏ. Giai đoạn 4 và 5 đã ổn định hình dáng các ơ phố.

<i><b>Hình thái khơng gian công cộng KVNC: </b></i>

KGCC ban đầu chỉ tập trung tại 2 khu vực là Đồn thu thuế Kas Kroibei và Doanh trại Tân Mỹ. Giai đoạn 2, KGCC chủ yếu là các con đường dạng tuyến và không gian tại bến sông Sài Gịn với mơ hình trên bến dưới thuyền. Giai đoạn 3 là giai đoạn xe cơ giới dần xuất hiện, hình thành các cơng viên tập trung, không gian vỉa hè được định hình. Các cơng sở, dinh thự, tịa thị chính được xây dựng. Giai đoạn tiếp theo không gian công cộng chỉ mở rộng các cơ sở hạ tầng phục vụ chiến tranh và các khu vui chơi giải trí phục vụ quan chức chế độ và binh lính.

</div>

×