Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tiểu luận: Biến đổi khí hậu đe doạ ngành sản xuất cà phê trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.45 KB, 14 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA </b>

🙞🙞

<b>TIỂU LUẬN MƠN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LỚP L01 --- HK232 </b>

<b>ĐỀ TÀI: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐE DỌA ĐẾN NGÀNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚI </b>

<b>Sinh viên: Nguyễn Hoàng Thiên Ân Mã số sinh viên: 2012635</b>

<b>Ngày nộp bài: 10/04/2024 </b>

<b>Giảng viên hướng dẫn: Võ Lê Phú </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>A. PHẦN MỞ ĐẦU </b>

Được coi là chất bơi trơn xã hội, cà phê đóng một vai trị quan trọng trong hầu hết các khía cạnh của đời sống xã hội của chúng ta. Nhiều người kinh doanh cà phê, hầu hết mọi người giao tiếp với cà phê, thưởng thức cà phê và làm việc với cà phê. Do đó, thật khơng sai khi cho rằng chúng ta đang sống chung với cà phê.

Cà phê cịn là loại hàng có có giá trị xuất khẩu rất cao, hàng chục triệu nhà sản xuất nhỏ ở các nước đang phát triển kiếm sống bằng nghề trồng cà phê. Hơn 2,25 tỷ tách cà phê được tiêu thụ trên thế giới mỗi ngày. Hơn 90% sản lượng cà phê diễn ra ở các nước đang phát triển - chủ yếu là Nam Mỹ - trong khi việc tiêu thụ chủ yếu diễn ra ở các nền kinh tế công nghiệp hóa. Có 25 triệu nhà sản xuất nhỏ sống dựa vào cà phê để kiếm sống trên toàn thế giới.

Từ đó có thể thấy, cà phê rất quan trọng đối với đời sống con người, nhưng lại đang bị đe dọa do biến đổi khí hậu tồn cầu. Cụ thể, biến đổi khí hậu khiến mực nước biển, nhiệt độ và môi trường sống đều bị ảnh hưởng. Các thời tiết cực đoạn như khô hạn, mưa lớn, bão lũ,… kéo dài và diễn biến thất thường làm nhiều loài thực vật khơng thế thích ứng gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành nơng nghiệp và hệ sinh thái tồn cầu. Trong khi đó, cây cà phê lại nổi tiếng là giống cây khó trồng, cực kỳ nhạy cảm với điều kiện khí hậu. Từ những yếu tố đó, tơi quyết định chọn đề tài tìm hiểu về việc biến đổi khí hậu đe dọa đến sự phát triển của cây cà phê cũng như toàn ngành sản xuất cà phê như thế nào, từ đó tìm kiếm giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>B. PHẦN NỘI DUNG I. Giới thiệu </b>

<b>1. Biến đổi khí hậu </b>

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi trạng thái khí hậu có thể xác định thơng qua các thay đổi về giá trị trung bình hoặc biến thiên (dao động) của các yếu tố khí hậu trong một thời gian dài, có thể hàng thập kỷ hoặc lâu hơn (IPCC, 2007).BĐKH có thể do các yếu tố tự nhiên, như là thay đổi lượng bức xạ (năng lượng) mặt trời, nhiệt độ, áp suất,… hoặc do các tác động của con người.

<b>2. Tình hình chung của ngành cà phê trên thế giới </b>

Thế giới hiện có hơn 70 quốc gia canh tác cây cà phê, và gần 1/3 trong số đó xem cà phê là cây trồng nông nghiệp chủ lực.Vành đai cà phê (Coffee belt) là khu vực bao gồm các khu vực trồng cà phê thuộc các vùng xích đạo. Phạm vi của nó kéo dài 25 độ bắc và 30 độ nam xích đạo, nằm vừa khít giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam và gần như hoàn toàn chồng lên vùng nhiệt đới. Khu vực này đa dạng, trù phú với các quốc gia sản xuất cà phê lâu đời, trải dài khắp năm châu từ Trung Mỹ đến Papua New Guinea và Úc ở Thái Bình Dương.

<i>Hình 1: Vành đai cà phê </i>

Cây cà phê cho ra giống cà phê tốt nhất khi được trồng ở vùng hội tụ đủ điều kiện thổ nhưỡng, độ cao, khí hậu và thời tiết,… phù hợp. Các nước trồng trọt cà phê phân bố

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

chủ yếu ở 3 khu vực: Nam – Trung Mỹ, Châu Phi và Châu Á.

<i>Hình 2:Các quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu thế giới niên vụ 2020/2021 </i>

Tuy nhiên hiện nay, ngày càng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối đe dọa của biến đổi khí hậu đối với ngành cà phê. Nhiệt độ tăng cao sẽ gây ra hạn hán, làm tăng phạm vi dịch bệnh và giết chết những đám côn trùng lớn thụ phấn cho cây cà phê.

Ngoài ra, các vấn đề bất bình đẳng giới, biến động giá và thu nhập thấp cũng là những mối quan tâm nghiêm trọng theo quan điểm bền vững xã hội. Lao động trẻ em cũng vẫn là một thách thức xã hội quan trọng trong sản xuất cà phê.

Những thách thức này dẫn đến việc người tiêu dùng yêu cầu các loại cà phê bền vững hơn, kích thích những giải pháp tối ưu được đưa ra. Đây cũng là cơ hội để những người làm ngành cà phê nhìn ra mặt khiếm khuyết cịn tồn đọng, để từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ tốt hơn.

<b>II. Biến đối khí hậu đe dọa đến ngành sản xuất cà phê </b>

Tất cả các quá trình sinh học diễn ra trong cây (như ra hoa, phát triển và chín quả) đều phụ thuộc vào các yếu tố mơi trường bên ngồi như nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng. Sự thích ứng của một lồi thực vật với các yếu tố này quyết định cho hiện tượng học của nó hay cịn gọi là chu kỳ theo mùa. Trước đây, các phản ứng tự nhiên của cây cà phê với các yếu tố kích thích có thể dự báo được vì khí hậu ổn định. Nhưng giờ đây, BĐKH đã làm rối loạn quy luật này, khiến cho các sự kiện sinh lý cũng biến đổi một cách khó lường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>1. Giảm diện tích trồng trọt </b>

<i>Hình 3: Bản đồ các khu vực trồng cà phê </i>

Tổng diện tích đất trồng cà phê trên thế giới lên tới 10 triệu ha và sản lượng trung bình là 6 triệu tấn/ năm. Trong đó các nước có diện tích trồng cà phê lớn là: Brazil chiếm 25% sản lượng cà phê trên thế giới là đất nước có diện tích trồng lớn nhất (khoảng trên 3 triệu ha). Việt Nam cũng đang nằm trong top các quốc gia đứng đầu về sản xuất cà phê. Diện tích đất trồng cà phê tại Việt Nam là khoảng 710 ngàn ha và có sản lượng tới 1.9 triệu tấn (chiếm 19% sản lượng thế giới).

Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích trồng cà phê đang có xu hướng giảm nghiêm trọng dẫn đến sản lượng và thị trường cà phê không ổn định. Theo số liệu thống kê, sản lượng cà phê niên vụ 2022 – 2023 giảm khoảng 10 – 15% so với 2021 – 2022<sup>1</sup>. Nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến tình trạng BĐKH tăng nhanh khiến nước biển dâng cao, diện tích đất trồng phù hợp cho cà phê bị thu hẹp.

Cụ thể, BĐKH khiến băng tại hai cực tan nhanh, dẫn đến mực nước biển dâng cao và tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, hạn hán, lũ lụt, hạn hán. Điều này sẽ làm đất nhiễm mặn, ô nhiễm nguồn nước ngầm và đất nông nghiệp 🡪 Đất nông nghiệp sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực dẫn đến thay đổi tính chất của đất và các điều kiện liên quan để phát triển của cây trồng nói chung và cây cà phê nói riêng.

<i><small> Foodmap, (02/11/2023), “Báo cáo thị trường cà phê tháng 2/2023”, truy cập: </small></i>

<small>a/tin-tuc/bao-cao-thi-truong-ca-phe-thang-2-2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Điều kiện sinh trưởng của cà phê khá phức tạp, chúng địi hỏi mơi trường sống lý tưởng cùng các phương pháp chăm sóc tỉ mỉ trong suốt quá trình phát triển. Vậy nên khi khí hậu thay đổi thất thường sẽ làm giảm các điều kiện phát triển phù hợp của cây cà phê.

Các chuyên gia từ Đại học Humboldt (Berlin) và Trung Tâm Nông Nghiệp Nhiệt Đới (CIAT) đã nghiên cứu về tình hình đất trồng cà phê trong tương lai. Nghiên cứu này tham chiếu địa lý hàng chục nghìn đồn điền cà phê khắp thế giới và áp dụng nhiều mơ hình thay đổi để xác định mức độ phù hợp của tình trạng cà phê với khí hậu năm 2050. Kết quả dự báo rằng “biến đổi khí hậu sẽ làm giảm 50% diện tích đất trồng cà phê tồn cầu vào năm 2050”<small>2</small>. Các khu vực bị ảnh hưởng chính có thể kể đến là Brazil, Việt Nam. Một vấn đề nghiêm trọng hơn là khi nền nhiệt tăng, cà phê sẽ chín nhanh hơn, nhưng chất lượng hạt cà phê sẽ giảm sút. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hơn 86°F (30°C), cây cà phê sẽ tăng trưởng còi cọc, vàng lá, hoặc sinh khối u thân. “Vào năm 2012, Tiến sĩ Aaron Davis và đội ngũ của ơng đã hồn tất một bản phân tích mơ hình hóa trên máy tính dự đoán về sự sụt giảm từ 85% đến 99,7% diện tích đất phù hợp cho cà phê Arabica hoang dã vào năm 2080”<small>3</small>.

<b>2. Giảm năng suất cây trồng </b>

Thời tiết khô hạn khiến sản lượng cà phê từ một số quốc gia xuất khẩu lớn trên thế giới như Brazil, Việt Nam... sụt giảm nên mối lo thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn vẫn còn.

Một nghiên cứu được hỗ trợ bởi Bộ Mơi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An tồn Hạt nhân Liên bang – Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (IKI) cho biết, sự nóng lên tồn cầu sẽ khiến thâm hụt áp suất hơi gây nên sự sụt giảm năng suất cà phê Arabica. Thâm hụt áp suất hơi (VPD) là sự chênh lệch giữa áp suất hơi của khơng khí và áp suất hơi bão hịa. Nó cho biết lượng nước bị bay hơi khỏi cây trồng. Đối với cây cà phê, khi mức VPD vượt ngưỡng 0.82 kilopascal (một đơn vị đo áp suất, phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm) năng suất cà phê Arabica sẽ sụt giảm khoảng 400kg/ha, thấp hơn nửa so với sản lượng trung bình của tồn cầu trong dài hạn. Nghiên cứu cũng cho biết hiện nay đã có

<small>2</small><i><small> Nhuệ Mẫn, (24/08/2023), “Biến đổi khí hậu đe dọa sản xuất cà phê”, truy cập: </small></i>

<small> 3</small>

<small> Theo trích dẫn từ Jeremy Torz & Steven Macatonia trong tác phẩm Thế giới cà phê đỉnh cao. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

những khu vực đã vượt qua ngưỡng thâm hụt đáng báo động ngày như Kenya, Mexico và Tanzania.<small>4</small> Nếu biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến xấu đi, các quốc gia sản xuất cà phê lớn sẽ gặp nguy hiểm. Bên cạnh đó, nếu nhiệt độ trung bình tồn cầu tăng từ 2℃ lên 3℃, thì các khu vực trồng cà phê chiếm 81% sản lượng toàn cầu Peru, Honduras, Venezuela, Ethiopia, Nicaragua, Colombia và Brazil sẽ có nguy cơ cao vượt qua ngưỡng thâm hụt áp suất hơi.

<b>3. Tăng mầm bệnh cho cây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm </b>

Biến đổi khí hậu tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại sâu bệnh gây hại cho cây cà phê sinh sơi và phát triển nhanh chóng. Các nhà khoa học cho biết, các mầm bệnh như bệnh gỉ sắt, sâu đục trái, sâu đục lá, tuyến trùng,… sẽ lây lan với tốc độ chóng mặt và khó kiểm sốt khi mơi trường sống càng nóng lên. Trước đây, các loại dịch bệnh chỉ xuất hiện một lần trong một năm, nhưng do nhiệt độ tăng cao chúng có thể sản sinh bất cứ lúc nào và tấn công đồn điền cà phê với tần suất dày đặc.Đại dịch gỉ sắt ở Colombia, giai đoạn 2008-2011, khiến sản lượng giảm bình quân 31% so với năm 2007.

Ngồi ra biến đổi khí hậu cịn tạo ra những lồi sâu bệnh mới chẳng hạn như bệnh thán thư. Đây là một bệnh nấm thường gặp ở các loại cây trồng khác và chỉ xuất hiện trên quả nhưng hiện nay nó đã lây lan sang hoa cà phê, gây hư hỏng cho những quả cà phê xanh làm ảnh hưởng tới năng suất của các vụ cà phê liên tiếp trong nhiều năm.

Cấu hình hương vị của cà phê đặc sản được đặc trưng bởi lượng axit, body và hương vị tổng thể. Tất cả hòa quyện trong một hạt cà Arabica. Khi mơ hình thời tiết thay đổi và mùa màng trở nên đầy rủi ro do dịch bệnh, các thuộc tính quen thuộc của một số giống cà phê nhất định có nguy cơ bị ảnh hưởng.

<b>III. Giải pháp </b>

Biến đổi khí hậu đang đặt ra nhiều thách thức cho nơng dân trồng cà phê khiến hành trình tạo ra những mẻ cà phê thơm ngon, chất lượng càng trở nên gian nan hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, họ cũng có nhiều cách để trở mình chiến đấu với những khó khăn này.

Một trong những cách được các nhà nghiên cứu đề xuất nhiều nhất, đó là “di canh cây cà phê từ vùng thấp hơn lên vùng cao hơn”. Tuy nhiên, cách làm này lại có thể đối

<small> Factory Coffee Roaster, “sản xuất cà phê arabica đang bị đe doạ nghiêm trọng do sự nóng lên tồn cầu”, truy cập: fee/news/san-xuat-ca-phe-arabica-dang-bi-de-doa-nghiem-trong-do-su-nong-len-toan-cau/ </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

mặt với khó khăn trong việc vận chuyển các khâu hậu cần và con người. Trong khi đó, một số Chính phủ đã xem xét “tái định canh, định cư một số cộng đồng tới những khu vực có khí hậu phù hợp hơn” nhưng cần rất nhiều thời gian để tái thiết sản xuất.

Ngoài những biện pháp cải tiến về giống cây, những người làm ngành cũng chú ý đến những biện pháp bảo vệ môi trường sống như đất, nước, rừng,…Một trong số đó có thể kể đến như phương pháp canh tác cà phê kết hợp trồng rừng, tái sử dụng nguyên vật liệu, đầu tư máy móc thiết bị xử lý nước thải trong sản xuất cà phê. Cách tốt nhất là tập thích nghi với BDKH bằng phương pháp nông lâm kết hợp.

Nông lâm kết hợp cho phép người trồng cà phê có nhiều nguồn thu nhập khác nhau từ các nông phẩm thâm canh cùng cây cà phê. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro do biến động giá cả và thị trường của cà phê, đồng thời tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngồi ra, trong nông lâm kết hợp cây trồng được phát triển tự nhiên hạn chế tối thiểu sử dụng các chất hố học giúp tiết kiệm chi phí đầu vào như phân bón hố học, thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nước tưới tiêu,.…

● Biện pháp nông lâm kết hợp

Nông lâm kết hợp là một phương thức trồng trọt (trong đó bao gồm trồng cà phê) đan xen hay giữa các loại cây khác và rừng. Phương thức được phát triển, thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn sử dụng đất một cách bền vững, bảo vệ rừng, thân thiện với môi trường, duy trì và phát triển đa dạng sinh học. Cà phê trồng theo nông lâm kết hợp được trồng chung với các cây bụi, thân gỗ lâu năm, cây nông nghiệp ngắn ngày và kết hợp với chăn nuôi.

Tuy nhiên, không phải loại cà phê nào cũng sinh trưởng tốt trong mơi trường có độ che phủ dày đặc. Để trồng cà phê nông lâm kết hợp cần sử dụng các giống cà phê có đặc tính ưa bóng. Vì thế, Tổ chức nghiên cứu nông nghiệp phục vụ phát triển bền vững tại khu vực nhiệt đới và Địa Trung Hải (CIRAD) đã tập trung nghiên cứu các giống cà phê đa dạng hơn, cải thiện kỹ thuật canh tác, cũng như đánh giá hiệu suất để tìm ra các giống mới phù hợp. Cà phê nông lâm kết hợp nỗ lực tăng chất lượng, giá trị cà phê dựa trên các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ môi trường. Điều này khiến giá trị thương mại và môi trường được cân bằng đảm bảo tương lai bền vững cho ngành cà phê toàn cầu.

Hơn nữa, các các kỹ thuật sử dụng trong nơng lâm kết hợp cũng có thể giúp thúc

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

đẩy và cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc và tính minh bạch. Nếu chúng được thu hoạch và chế biến riêng biệt, cà phê có thể dễ dàng được truy xuất nguồn gốc từ một nhà sản xuất, trang trại hoặc hợp tác xã.

● Ưu điểm

- Mơ hình trồng này cịn cung cấp cho cây cà phê bóng râm tránh khỏi ánh nắng khắc nghiệt của mặt trời, làm giảm nhiệt độ.

- Giúp làm chậm giai đoạn trưởng thành của quả khi cà phê phát triển, cho phép nó tích tụ nhiều đường, chất béo và các hợp chất hương vị.

- Giúp cây phát triển tốt, tăng năng suất và chất lượng.

- Sau khi được chế biến, sấy khơ và rang, nó sẽ có nhiều hương vị ngọt ngào, phức tạp, được ưa chuộng trên thị trường quốc tế.

● Nhược điểm:

- Để trồng cà phê nông lâm kết hợp cần sử dụng các giống cà phê có đặc tính ưa bóng.

- Thị trường cho phân khúc cà phê này chưa được phổ biến

- Các nơng dân nhỏ lẻ cũng khó duy trì nếu khơng có nguồn thu lâu dài.

Trồng cà phê nơng lâm kết hợp sẽ tạo ra một môi trường sống phong phú cho nhiều loài động thực vật. Điều này giúp duy trì sự cân bằng sinh thái, giảm thiểu sự xâm nhập của các loài gây hại và bệnh tật, bảo vệ đa dạng di truyền của các lồi cây trồng.Chính vì thế, việc trồng cà phê nơng lâm kết hợp có thể giúp các trang trại giảm thiểu tác động môi trường rộng lớn hơn, bù đắp đến mức các trang trại cà phê này có thể trở thành nơi trung hịa carbon hoặc âm tính carbon.

<i>Mơ hình nơng lâm kết hợp tại Việt Nam: </i>

Theo đánh giá của các chuyên gia, điều kiện đất đai và

<i>Hình 4 : Mơ hình nông lâm kết hợp trồng cà phê + điều</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

khí hậu của huyện Đắk Lắk có tiềm năng để sản xuất nơng lâm nghiệp nói chung và nơng lâm kết hợp nói riêng. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền ở huyện địa cần quan tâm hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được vay vốn và hỗ trợ lãi suất vốn vay để xây dựng các câu lạc bộ; nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, dịch vụ cung ứng, tiêu thụ, chuyển giao công nghệ...

Tropenbos Việt Nam đã hỗ trợ kỹ thuật cho một số hộ dân ở huyện Đắk Lắk xây dựng các mơ hình nơng lâm kết hợp và cải tạo vườn cà phê trên các chân đất không phù hợp. Từ năm 2019-2021, Tropenbos Việt Nam đã hỗ trợ cho 41 hộ dân khu vực trên xây dựng mơ hình với 13.717 cây trồng trên diện tích 37,2 ha<small>5</small>.

<small> Bảo Chung, (30/09/2022), “Giúp đỡ nông dân trồng cà phê thông minh để thích ứng với biến đổi khí hậu”, truy cập: </small>

</div>

×