Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.77 KB, 15 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>MỞ ĐẦU Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu</b>
Năm 2024 được thành phố Đà Nẵng xác định là năm cần tạo ra bứt phá để hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Bên cạnh việc Trung ương kịp thời ban hành các chính sách nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thành phố thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đề xuất Trung ương bổ sung một số cơ chế chính sách đặc thù hơn đối với TP Đà Nẵng, hoàn thành lập và phê duyệt các quy hoạch phân khu, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật... dự báo tình hình sản xuất kinh doanh tiếp tục được phục hồi và tăng trưởng. Thành phố sẽ phấn đấu tăng trưởng kinh tế của năm 2024 theo kịch bản 2, đạt tốc độ tăng trưởng 8-8,5%.
Để thực hiện mục tiêu đề ra, Đà Nẵng cần tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai hiệu quả Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội, Nghị định số 34/2021/NĐ-CP của Chính phủ và Đề án phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước gắn với thí điểm tổ chức mơ hình chính quyền đơ thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2026; Nghị định số 40/2022/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 144/2016/NĐ-CP quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 359/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng sẽ nỗ lực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tăng cường thu hút đầu tư trong và ngồi nước, thực hiện tốt cơng tác đối ngoại và hợp tác quốc tế; công tác quản lý đầu tư - xây dựng cơ bản, quy hoạch, đô thị, tài nguyên và môi trường; Thực hiện công tác thu - chi và điều hành ngân sách nhà nước; tiếp tục giải quyết và phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội, tăng cường các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo đời sống nhân dân; nâng cao hiệu quả cơng tác cải cách hành chính, tập trung cơng tác xây dựng chính quyền, thanh tra, tư pháp, giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo; Tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, an tồn giao thơng và trật tự xã hội.
Đối với thành phố Đà Nẵng, năm 2024 được nhận định là năm “tăng tốc” để phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 2021-2025. Trước những bất cập tồn tại lâu dài chưa xử lý dứt điểm trên
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">địa bàn thành phố Đà Nẵng, lãnh đạo thành phố đã thống nhất xác định chủ đề năm 2024 là “Năm đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tiếp tục khơi thông các nguồn lực đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội”.
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, Lãnh đạo các khoa và giáo viên chủ nhiệm lớp trung cấp lý luận chính trị Hướng Hóa rất vinh dự được đến Thành phố Đà Nẵng để nghiên cứu tìm hiểu thực tế về tình hình kinh tế chính trị xã hội tại địa phương.
Sau các buổi làm việc, nghiên cứu, tìm hiểu, thu thập những thơng tin, số liệu, thăm quan tìm hiểu thực tế, giao lưu học hỏi kinh nghiệm học viên đã nắm bắt tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội, hiểu được cách quản lý nền kinh tế và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng.
Với các mục tiêu ý nghĩa trên, sau khi nghiên cứu tìm hiểu và tiếp thu các
<i><b>ý kiến trao đổi kinh nghiệm, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển kinhtế nhanh và bền vững ở thành phố Đà Nẵng và đảm bảo an sinh xã hội” làm</b></i>
bài thu hoạch.
<b>KẾT CẤU NỘI DUNGI. Đặc điểm tình hình thành phố Đà Nẵng</b>
Thành phố Đà Nẵng nằm ở miền Trung Việt Nam với khoảng cách gần như chia đều giữa thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đà Nẵng cịn là
<b>trung tâm của 3 di sản văn hóa thế giới là Cố đơ Huế, phố cổ Hội An và thánhđịa Mỹ Sơn. Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng</b>
Nam, Đông giáp Biển Đông. Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nước, trên trục giao thông Bắc – Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và điểm cuối của Hành lang Kinh tế Đông Tây trải dài từ Việt Nam, Lào, Thái Lan và Burma (Myanmar)
Nằm ở trung tâm địa lý của Việt Nam, là một trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam và là kinh tế xã hội lớn của miền Trung Việt Nam. Tính đến năm 2019, thành phố Đà Nẵng có tổng dân số 1.134.310 người, trở thành thành phố lớn nhất miền Trung và lớn thứ 4 trong cả nước.
Đà Nẵng giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế ở phía Bắc và phía Nam giáp với tỉnh Quảng Nam, tiếp đó là Quảng Ngãi. Cùng với nhau, bốn tỉnh – thành phố này tạo thành vùng Đà Nẵng mở rộng với tổng dân số khoảng 5,8 triệu người.
Với vị trí chiến lược của mình, Đà Nẵng là một Trung tâm phong cách sống quốc tế và Trung tâm dịch vụ cho miền Trung Việt Nam và khu vực Đông Dương.
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">Nằm trên bờ Biển Đông và là cửa ngõ của Hành lang Kinh tế Đông-Tây (EWEC), Đà Nẵng có tiềm năng trở thành một phần không thể thiếu trong mạng lưới chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu.
Đặc biệt, Đà Nẵng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng cho Lào (quốc gia không giáp biển) và là tuyến đường thay thế giúp Thái Lan và Myanmar tiếp cận Biển Đơng. Ngồi ra, Đà Nẵng có các đường bay trực tiếp đến các trung tâm khu vực khác như Thẩm Quyến, Băng Cốc, Hồng Kông và Singapore. Đây là cơ hội để Đà Nẵng phát triển một cụm logistics và trung tâm thương mại hiện đại phục vụ Đông Nam Á thông qua kết nối đường bộ, đường hàng không và đường biển.
Trong những năm qua, Đà Nẵng đã có bước phát triển mạnh mẽ, tương đối toàn diện, trở thành một thành phố biển năng động, sáng tạo, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh. Kinh tế thành phố duy trì ở mức tăng trưởng khá cao.
<b>II. Thực trạng nền kinh tế Đà Nẵng hiện nay</b>
Đà nẵng từ khi thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, thành phố cũng bám sát và gắn kết chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thì tình hình kinh tế thành phố tiếp tục có bước phát triển, cơ cấu chuyển dịch theo hướng hiện đại, đạt được nhiều kết quả quan trọng trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh; quốc phòng, an ninh được giữ vững, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện với nhiều chính sách mới mang đậm tính nhân văn. Đây là những cơ sở quan trọng để thành phố có thể phát triển nhanh và bền vững trong thời gian đến và cũng là những kết quả chứng tỏ Nghị quyết số 43-NQ/TW đang dần đi vào cuộc sống.
Đà Nẵng đã đề ra nhiều định hướng, mục tiêu quan trọng, như xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quốc tế quy mô cấp vùng; phát triển kinh tế biển, cảng hàng không gắn với dịch vụ logistics và trung tâm tài chính quốc tế; trở thành hạt nhân của trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm văn hóa, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực; xây dựng Đại học Đà Nẵng trở thành Đại học Quốc gia; tập trung đào tạo nguồn nhân lực để phát triển ngành vi mạch, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.
Năm năm qua, Đà Nẵng liên tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh; thực hiện thành cơng mơ hình chính quyền đơ thị. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện,... Đây là tiền đề quan trọng để
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">Đà Nẵng phát triển nhanh và bền vững hơn trong thời gian đến, đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị.
<b>1. Những thành tựu đã đạt được.</b>
Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 16-10-2003, của Bộ Chính trị, “Về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Nghị quyết số 43-NQ/TW, ngày 24-1-2019, của Bộ Chính trị, “Về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Nghị quyết số 43-NQ/TW) khẳng định vai trò quan trọng trong vùng cũng như quốc gia của thành phố Đà Nẵng. Sự phát triển của thành phố Đà Nẵng hiện nay đã khẳng định chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng, Nhà nước, đáp ứng sự kỳ vọng của cán bộ, đảng viên, người dân thành phố và yêu cầu phát triển của đất nước.
Sau hơn 25 năm xây dựng và phát triển, thành phố Đà Nẵng có quy mơ và trình độ nền kinh tế thuộc nhóm phát triển của Việt Nam, kinh tế tăng trưởng tương đối nhanh, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 1997 - 2022 đạt khoảng 9%/năm, GRDP bình quân đầu người hiện nay gấp hơn 15 lần so với năm 1997; các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có hàm lượng cơng nghệ cao được chú trọng phát triển. Diện mạo đô thị thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại với nhiều dự án mang tính động lực, trọng điểm, quy mơ lớn được đầu tư và đưa vào sử dụng; không gian đô thị được mở rộng gấp hơn 3,5 lần so với thời điểm năm 1997. Môi trường đầu tư được đánh giá năng động và thơng thống; ln thuộc nhóm địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số cải cách hành chính, chỉ số ứng dụng cơng nghệ thơng tin, xây dựng thành phố thông minh và chuyển đổi số. Nhiều chính sách an sinh xã hội thiết thực, mang đậm tính nhân văn, thương hiệu riêng của thành phố Đà Nẵng, như chương trình thành phố “5 khơng”, “3 có”, “4 an” đã mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng; đội ngũ cán bộ trưởng thành về nhiều mặt, ln có ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ và phục vụ nhân dân. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, là điểm đến tin cậy của bạn bè trong nước và quốc tế. Uy tín và vị thế của thành phố Đà Nẵng ngày càng được khẳng định.
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế quý I năm 2024 của thành phố có xu hướng chậm lại do một số ngành chiếm tỷ trọng lớn vẫn tiếp tục đối mặt với khó khăn: sản xuất cơng nghiệp chưa hồn tồn phục hồi, thị trường bất động sản trầm lắng; lĩnh vực đầu tư và xây dựng chưa có nhiều điểm sáng... Tuy nhiên, tiêu dùng trong dân ổn định, lĩnh vực du lịch tăng trưởng khá tích cực, đây chính là trụ đỡ
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">chính giúp kinh tế của Đà Nẵng đứng vững trong quý I năm 2024.
Tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I năm 2024 ước đạt 99,17% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khu vực dịch vụ tăng nhẹ ở mức 0,14%, đây cũng là khu vực đóng góp chính cho tăng trưởng chung của thành phố; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục tăng trưởng âm (-3,55%) và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 3,06% so với cùng kỳ năm 2023.
Với kết quả trên, quý I năm 2024, thành phố Đà Nẵng là một trong 6 địa phương của cả nước có tốc độ tăng GRDP ở mức âm. Xét trong khối các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, Đà Nẵng và Quảng Nam là hai địa phương có quy mơ GRDP (theo giá so sánh) đạt thấp hơn cùng kỳ<small>1</small>. Quy mô nền kinh tế quý I năm 2024 (giá hiện hành) ước đạt hơn 33.344 tỷ đồng, mở rộng 1.750 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị tăng thêm (VA) khu vực dịch vụ tăng thêm 1.759 tỷ đồng; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản gần 12 tỷ đồng; riêng khu vực công nghiệp và xây dựng thu hẹp quy mô 135 tỷ đồng so với cùng kỳ. Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế quý I, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục giảm tỷ trọng từ 1,53% trong quý I năm 2023 xuống còn 1,49% trong quý I năm 2024; khu vực công nghiệp và xây dựng cũng có xu hướng tương tự, từ 17,83% xuống cịn 16,49%; ngược lại, khu vực dịch vụ tiếp tục được mở rộng từ 70,21% lên 71,80%; thuế sản phẩm từ 10,42% xuống còn 10,22%. Như vậy, cơ cấu nền kinh tế quý I tiếp tục duy trì xu hướng mở rộng khu vực dịch vụ và thu hẹp các khu vực còn lại.
<i><b>2. Một số hạn chế, khuyết điểm</b></i>
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì sự phát triển của thành phố Đà Nẵng hiện nay đặt ra một số vấn đề cần được tích cực xử lý, cải thiện trong thời gian tới như: Tăng trưởng kinh tế đang chững lại, dư địa để phát triển không cịn nhiều; quy mơ nền kinh tế cịn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội, lợi thế cạnh tranh, trong khi năng suất lao động chưa cao; cơ cấu kinh tế bộc lộ một số điểm chưa phù hợp, thể hiện rõ qua tác động của đại dịch COVID-19; kinh tế tư nhân còn nhiều hạn chế; thu hút đầu tư nước ngoài mới chủ yếu ở lĩnh vực du lịch, dịch vụ, chưa có nhiều dự án công nghệ cao, công nghệ nguồn; công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn một số bất cập, nhất là trong quy hoạch đô thị và sử dụng đất đai; chưa thể hiện rõ nét vai trò là đô thị trung tâm, đầu tàu, động lực dẫn dắt. Đà Nẵng có nhiều lĩnh vực phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế. Công nghiệp phát triển chưa bền vững, chưa có ngành mũi nhọn và chủ lực, chưa có nhiều thương hiệu nội địa và xuất khẩu có uy tín, chưa có cơng nghệ cao thu hút lao động tri thức của thành phố. Mặc dù có nhiều chế
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">độ ưu đãi nhưng tiền lương so với các thành phố lớn ở hai đầu đất nước cịn thấp. Ngành đóng tàu là một trong những kinh tế biển được ưu tiên phát triển nhưng cũng gặp sóng gió VINASHIN chưa phục hồi tạo nên bộ mặt mới cho kinh tế biển thành phố.
- Dịch vụ du lịch ưu đãi đầu tư trong nhiều năm gần đây nhưng hiệu quả chưa cao, phần lớn đang trong giai đoạn đầu tư, chưa phát huy hết hiệu quả năng lực nội tại.
- Đà Nẵng có thương hiệu lớn về đào tạo kỹ thuật công nghệ và kinh tế tại miền Trung; song chưa có viện nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ chuyên ngành lớn thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Người lao động chuyển đổi ngành nghề, khơng qua đào tạo khó kiếm được việc làm và làm ra sản phẩm chất lượng chưa cao.
- Sự phát triển kinh tế thành phố còn nặng nề về chiều rộng, chưa thật đi vào chiều sâu, chưa thật sự có những sản phẩm chủ lực chứa đựng hàm lượng chất xám cao, có giá trị gia tăng lớn, có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, nhất là một số sản phẩm công nghiệp và các loại dịch vụ cao cấp.
- Các nguồn nhân lực của thành phố, đặc biệt là nguồn lực khoa học – công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đủ mạnh để có thể tạo ra sự đột phát trong sự phát triển đặc biệt là phát triển kinh tế
- Một số quy hoạch và một số dự án đầu tư chưa được cân nhắc, tính tốn một cách đầy đủ, khoa học, nên khi xây dựng xong hiệu quả hoạt động còn thấp, thậm chỉ phải hủy bỏ, điển hình là cơng viên nước, đầu tư tới 65 tỷ đồng, nhưng chỉ hoạt động được vài năm rồi phải dừng.
- Du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Đà Nẵng và thực tế cũng đã có những đóng góp to lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của Thành phố. Tuy nhiên, cần có sự tính tốn cẩn trọng, khoa học và có chiến lược lâu dài đối với phát triển ngành kinh tế này, nếu không nhiều cảnh quan môi trường của Thành phố sẽ bị ảnh hưởng bất lợi, đặc biệt là vùng bán đảo Sơn Trà, vùng núi Ngũ Hành Sơn, Vùng núi Bà Nà, vùng đèo Hải vân, bãi biển Mỹ Khê. Thêm vào đó là tính chun nghiệp trong hoạt động du lịch nói riêng, dịch vụ nói chung cịn chưa cao.
- Việc tăng nhanh quy mơ dân số của Thành phố, đặc biệt là khu vực nội đô, việc đẩy mạnh phát triển của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và việc phát triển mạnh mẽ các hoạt động dịch vụ, nhất là việc phát triển hệ thống nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi, nghỉ dưỡng, việc gia tăng các phương tiện giao thông …Cộng với sự phát triển bất thưởng của thời tiết, khí hậu đã đặt
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Thành phố trước những các thách thức lớn về sự suy giảm của môi trường
- Mặt khác, cũng do tác phong, lối sống cơng nghiệp của mọi người chưa được hình thành một cách đầy đủ, chưa ăn sâu vào tiềm thức và trở thành hành động tự giác của người dân dẫn đến làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế thị trường của Thành phố.
- Việc xử lý ô nhiễm môi trường, nhất là ở một số khu công nghiệp vẫn chưa được quan tâm một cách thỏa đáng dẫn tới tình trạng ơ nhiễm vẫn cịn xảy ra, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như nguồn lợi thủy sản của thành phố.
<b>III. Một số giải pháp phát triển kinh tế nhanh và bền vững ở thànhphố Đà Nẵng hiện nay. </b>
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024, Thành ủy, UBND thành ph Đà Nẵng yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện phải quyết tâm giữ vững tinh thần vượt khó, đồn kết, tự lực tự cường, chủ động thích ứng linh hoạt, hành động quyết liệt, khoa học, hiệu quả, tích cực đổi mới sáng tạo, nhằm triển khai hiệu quả các giải pháp phục hồi và tăng trưởng kinh tế đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024, nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành; đồng thời, thực hiện thành công chủ đề năm 2024 là “Năm đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tiếp tục khơi thông các nguồn lực đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội”.
Mục tiêu “đến năm 2045, xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị lớn, sinh thái và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và
<i>thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực châu Á” theo tinh thần Nghị</i>
quyết số 43-NQ/TW; đồng thời, khẳng định được vai trị, vị thế của mình trong khu vực, trở thành đô thị lớn của cả nước với chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao; khẳng định thương hiệu là một “thành phố đáng sống”, cần thực hiện một số giải pháp sau:
<b>1. Phát triển kinh tế trên cơ sở đổi mới mơ hình tăng trưởng, nângcao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế theo tinhthần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XXII,nhiệm kỳ 2020 - 2025.</b>
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, đặc biệt trước sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, có thể thấy rằng cơng nghệ và con người là hai yếu tố then chốt, là chìa khóa để đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế thành phố Đà Nẵng hướng đến tăng trưởng nhanh và bền vững. Tuy nhiên, việc tận dụng được thành tựu
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để đổi mới mơ hình, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế là nhiệm vụ khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thành phố còn nhiều hạn chế. Do vậy, để cụ
<b>thể hóa định hướng chiến lược này, thành phố Đà Nẵng tập trung thực hiện một</b>
số nội dung sau:
<i>Một là, tiếp tục duy trì cơ cấu kinh tế hợp lý, như tỷ trọng của khu vực</i>
dịch vụ là 60 - 65%; công nghiệp và xây dựng là 25 - 30%; nông, lâm nghiệp và thủy sản là 2 - 3%; bảo đảm phát triển bền vững các ngành kinh tế chủ lực, chuyển đổi từng bước, căn bản các ngành, lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp sang những ngành, lĩnh vực có giá trị gia tăng cao; chú trọng phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hoàn thiện thể chế để phát triển các mơ hình kinh tế mới gắn với ứng dụng công nghệ số, khởi nghiệp, sáng tạo, với 3 trụ cột: 1- Phát triển các ngành dịch vụ tạo ra giá trị gia tăng lớn, phát huy thế mạnh về du lịch, ngành kinh tế mũi nhọn, có thương hiệu quốc tế; 2- Phát triển mạnh công nghiệp, nhất là công nghiệp công nghệ cao và công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông phù hợp với xu hướng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thơng minh và nền kinh tế số; 3- Tiếp tục đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo; phát triển nông nghiệp phục vụ đô thị và du lịch, gắn với cung ứng sản phẩm nơng, lâm, thủy sản an tồn.
<i>Hai là, thực hiện chuyển đổi số toàn diện và phát triển kinh tế số, kinh tế</i>
xanh, kinh tế tuần hoàn là định hướng chiến lược quan trọng cho mục tiêu phát triển thành phố Đà Nẵng theo hướng xanh và bền vững. Ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn trên các lĩnh vực quản lý chất thải rắn, nguyên liệu, năng lượng, khu công nghiệp sinh thái. Đẩy mạnh, ứng dụng hiệu quả các mơ hình sản xuất sạch, tập trung chủ yếu vào các ngành (nông nghiệp, công nghiệp chế biến thủy hải sản, các ngành công nghiệp phát sinh chất thải lớn), bảo đảm sự cân đối giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển bền vững.
<i>Ba là, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ mơi trường đầu tư, kinh doanh; định kỳ</i>
rà sốt, đánh giá kết quả triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, trên cơ sở đó khẩn trương điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng tập trung, trọng tâm, trọng điểm, nhất là sớm ban hành chính sách xã hội hóa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2022 - 2025. Tập trung thu hút đầu tư có chọn lọc, nhất là vào khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, các khu công nghiệp, thông qua tổ chức diễn đàn, hội nghị xúc tiến đầu tư với thị trường trọng điểm và quốc gia đang có chính sách chuyển dịch dòng vốn đầu tư, gắn thu hút đầu tư với bảo đảm quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi trường.
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><i>Bốn là, nâng cao chất lượng hội nhập kinh tế quốc tế, theo hướng khuyến</i>
khích doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi
<b>mới mơ hình tăng trưởng theo hướng xanh và bền vững, góp phần cải thiện năng</b>
suất lao động, đồng thời nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
<i>Năm là, xác định phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo là</i>
đột phá quan trọng. Do vậy, cần nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của thành phố. Đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế về khoa học - công nghệ, huy động mọi nguồn lực cho phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.
<b>2. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo gắn với phát triển nguồnnhân lực, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của cuộc Cáchmạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.</b>
Tập trung vào việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng các trung tâm nghiên cứu khoa học để thúc đẩy sự phát triển của thành phố Đà Nẵng. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo cán bộ; bám sát chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học khu vực và quốc tế. Tăng cường, nâng cao chất lượng đào tạo cao đẳng, đại học, trong đó xây dựng Đại học Đà Nẵng thành Đại học quốc gia và có cơ chế gắn kết giữa Đại học Đà Nẵng, các viện, trung tâm nghiên cứu nhằm đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu, trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ hội nhập và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khắc phục tình trạng thiếu cán bộ khoa học - kỹ thuật, công nhân kỹ thuật bậc cao, lao động thiếu trình độ ngoại ngữ, tin học. Xây dựng cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao, học đi đôi với hành để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp và du lịch. Đẩy mạnh chính sách hỗ trợ, khuyến khích nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngồi có kinh nghiệm, có trình độ quản lý, liên kết hoặc thành lập mới cơ sở đào tạo nguồn lực lao động đáp ứng yêu cầu hội nhập; chú trọng dự án thuộc các lĩnh vực đào tạo nghề, kỹ năng mềm và phát triển khoa học - cơng nghệ. Đồng thời, có chính sách ưu tiên nguồn nhân lực, chú trọng phát triển nguồn nhân lực phục vụ 5 lĩnh vực mũi nhọn của thành phố: 1- Du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; 2- Cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics; 3- Công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp; 4- Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số; 5- Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><b>3. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, có trọng điểm, kết nối miềnTrung - Tây Nguyên, phát triển Hành lang Kinh tế Đông - Tây, Tiểu vùngsông Mê Công.</b>
Tập trung huy động nguồn lực thực hiện tốt Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 3-11-2022, của Bộ Chính trị, “Về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Nghị quyết số 43-NQ/TW; Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được ban hành. Trong đó, tập trung triển khai thực hiện và hồn thiện các cơng trình động lực, trọng điểm, như xây dựng bến cảng Liên Chiểu; nâng cấp, cải tạo Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, đầu tư tuyến kết nối giao thơng sân bay về phía Tây, đường hầm qua sân bay Đà Nẵng; di dời ga đường sắt Đà Nẵng và tái phát triển đơ thị; cơng trình vượt sông Hàn; nâng cấp, mở rộng quốc lộ 14B, 14D, 14G... Kết nối đồng bộ hệ thống giao thông với các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp, khu công nghệ cao Đà Nẵng và các cảng hàng không, cảng biển. Tập trung đầu tư phát triển hoàn thiện hệ thống đường bộ cao tốc, gồm cao tốc Bắc - Nam để kết nối toàn bộ địa phương trong vùng và đường cao tốc Đà Nẵng - Thạch Mỹ - Ngọc Hồi - Bờ Y. Hoàn thành tuyến đường bộ ven biển tại các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.
<b>4. Xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng vàphát triển thành phố Đà Nẵng, đẩy mạnh hợp tác, liên kết vùng và quốc tế.</b>
Tập trung xúc tiến, triển khai thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng theo Nghị quyết số 43-NQ/TW, thực hiện và hoàn thiện mơ hình chính quyền đơ thị; đẩy mạnh thực hiện phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm của địa phương và người đứng đầu trên các lĩnh vực; xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quốc tế cấp vùng; thành lập khu phi thuế quan thành phố. Tiếp tục triển khai nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù theo hướng những việc đã rõ, đã được thực tế chứng minh là hiệu quả thì làm ngay, việc gì mới, phức tạp, nhưng cấp thiết thì nghiên cứu thực hiện thí điểm với mục đích cuối cùng là xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng, tạo động lực cho phát triển khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Bên cạnh đó, đẩy mạnh hợp tác, liên kết vùng trên cơ sở khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh hạt nhân của thành phố Đà Nẵng và lợi thế vùng; tạo sự thống nhất trong liên kết phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa phương khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với các nước trên thế giới, nhất là các nước Tiểu vùng sông Mê Công và ASEAN.
</div>