Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Chia tài sản kinh doanh chung của vợ chồng khi ly hôn theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.55 MB, 84 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

<small>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT</small>

TRAN THU HUE

THEO PHAP LUAT VIET NAM

LUẬN VAN THẠC SĨ LUẬT HOC

HÀ NỘI - 2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TRAN THU HUE

Chuyên ngành — : Luật Dân sự và Tố tung dân sự

Mã so : 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYEN MANH THANG

HÀ NỘI - 2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung Luận văn là kết quả nghiên cứu của

<small>cá nhân tơi. Qua q trình học tập và nghiên cứu của bản thân cùng với sự chỉ</small>

bảo của thầy hướng dẫn, tôi đã trang bị cho mình nhiều kiến thức khoa học dé

<small>hồn thành Luận văn.</small>

Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bat cứ cơng trình nghiên cứu nao trước đây. Những nguồn tài liệu tham khảo đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp nhất.

Nếu có bắt kỳ sự gian lận nào, tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình.

<small>Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2023</small>

<small>Tác giả</small>

Trần Thu Huệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

LỜI CẢM ƠN

Sau những năm tháng cố gắng học tập và nghiên cứu, tơi đã hồn thành Luận văn của mình tại Trường Đại học luật, Đại học quốc gia Hà Nội. Luận

<small>văn được hồn thành khơng chỉ là cơng sức của bản thân tác giả mà cịn có sự</small>

giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của nhiều cá nhân và tập thé.

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Nguyễn Mạnh Thang, người trực tiếp hướng dẫn cho luận văn cho tôi. Thầy đã dành cho tôi nhiều thời gian, tâm sức, cho tôi nhiều ý kiến, nhận xét quý báu, giúp

luận văn của tơi được hồn thiện về mặt nội dung và hình thức. Thầy cũng luôn quan tâm, động viên, nhắc nhở kịp thời dé tơi có thé hồn thành luận văn đúng tiến độ.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả các thầy cô Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền thụ cho tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm cũng như giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình

<small>chỉ bảo giúp tơi hồn thành Luận văn.</small>

Trong q trình nhiên cứu, thực hiện dé tài bản thân tơi đã có nhiều cố

gang, tuy nhiên do ban thân chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, hiểu biết còn

hạn chế nên trong Luận văn này khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi

rất mong nhận được sự quan tâm, chi bảo và góp ý của q Thay, Cơ dé Luận

<small>văn của tơi được hồn thiện hơn.</small>

<small>Tơi xin chân thành cảm on!</small>

<small>Hà Nội, ngày 09 tháng l2 năm 2023</small>

<small>Tác giả luận văn</small>

Trần Thu Huệ

<small>1</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>MỤC LỤC</small>

<small>LOI CAM ĐOAN...-2-©5c 2< 2E 2E2E152121122121121121121121111211 1111.1111111 1.111 i</small>

<small>LOI CAM 09) a..Ả... ii</small>

<small>9527100 ...11... 1Chuong 1:NHUNG VAN DE LY LUAN CO BAN VE CHIA TAI SAN CHUNG CUAVO CHONG KHI LY HON ooceeccecccccssssssssessessessessesscssessessesucsscsssssssssatsassassessavssesstssessesseaneaees 41.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của tài sản kinh doanh ... ---- --++-<++s>+s+es+s2 41.2. Nội dung pháp luật về chia tài sản kinh doanh của vợ chồng khi ly hôn... 13Tiểu kết Chương ...--- 2-52 £+SE2E£2E2E2E2E212111711111111111111111111.1. 11g 23Chương 2: THỰC TRẠNG PHAP LUAT VÀ THỰC TIEN CHIA TAI SAN KINH</small>

<small>DOANH CHUNG CUA VO CHONG Ở VIỆT NAM...-2- 2 2S22E2E2E2ErEerkerxees 24</small>

<small>2.1. Căn cứ chia tài sản chung của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh khi ly hôn. ...24</small>

<small>2.2. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh ... 28</small>

<small>2.3. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản kinh doanh chung vợ chồng. ... 342.4 Những bất cập chủ yếu của pháp luật chia tài sản kinh doanh chung của vợ chồng</small>

<small>300181512177. ::‹-+1sSsS... . .. 45</small>

<small>Tiểu kết chương 2...-- ¿52 + 2E EEEEEEEEEE21711111711111111111111111111111. 11.111 te. 60</small>

<small>CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VẺ</small>

<small>CHIA TÀI SAN KINH DOANH CHUNG VO CHONG TẠI VIỆT NAM... 61</small>

<small>3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về chia tài sản kinh doanh chung của vợ chồng</small>

<small>[000117 ... 61</small>

<small>3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về chia tài sản kinh doanh chung của vợ chồng khi ly¡0 ÝỶŸỶẢ... 63</small>

<small>3.3. Giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong</small>

<small>hoạt động kinh doanh ở Việt ÏNam... - -- - - c1 11199111 S1 ng ng rệt 70</small>

<small>I8<‹.1001 em... 73KẾT LUẬN CHƯNG...- - ctStEEk‡EEEEEESEEEEEEEEEEEETEEEEEEEEEEEETEEEEEEEEEEEETEEEESEETEErkrkrrkrree 74DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO... 2-2 22 £+2E£+EE£2EE££EE2£EE+2EE+zrxesrxeer 75</small>

<small>iii</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<small>DANH MỤC TU VIET TAT</small>

<small>Hôn nhân và gia đìnhTài sản chung của vợ</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài luận văn

Chia tài sản chung của vợ chồng là tài sản kinh doanh, trong thời kỳ hôn nhân và khi ly hôn đều là một van dé pháp lý rất phức tạp. Tài sản kinh doanh có những đặc tính riêng do luật thương mại, luật kinh doanh điều chỉnh. Đây là một

vấn đề liên chuyên ngành dân sự và thương mại, kinh tế. Do đó ít khi được nghiên

cứu bao quát, đầy đủ và thấu đáo.

Trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng có thể cùng nhau tạo lập nên tài sản kinh

doanh, ví dụ lấy tài sản chung góp vốn thành lập cơng ty hoặc mua phần vốn góp

trong cơng ty hay mua các trang thiết bị dùng cho sản xuất, kinh doanh của gia đình,

hoặc có thé tạo nên tai sản kinh doanh chung bằng cách gộp tài sản kinh doanh riêng

của hai vợ chồng thành tài sản kinh doanh chung, ..vv...

Việc chia tài sản kinh doanh có những rắc rối đặc biệt về pháp luật chăng

hạn như vụ ly hôn và chia tài sản rất nổi tiếng của hai vợ chồng ca phê Trung Nguyên. Mỗi loại tài sản kinh doanh lại có những qui định pháp luật khác nhau ở

<small>trong những Luật khác nhau qui định. Hiện nay các qui định pháp luật của nước ta</small>

đã trải khá rộng khắp các lĩnh vực kinh doanh nhưng vẫn cịn nhiều lỗ hồng và thiếu

tính nhất qn. Vì vậy chúng gây cản trở lớn cho việc phân chia tài sản trong những vụ ly hôn. Các bên tranh chấp kéo dài gây cản trở cuộc sống của nhau, của con cái,

của những người liên quan và tôn thất không nhỏ trong kinh doanh. Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 đã có những qui định về nguyên tắc đề giải quyết những tranh chấp này. Nhưng áp dụng chúng cho những vụ án cụ thể cần phải có hiểu biết và

<small>giải thích thêm.</small>

Những lý do chủ yếu kể trên khiến tôi lựa chọn đề tài “Chia tai sản kinh doanh chung của vợ chẳng khi ly hôn theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài cho

<small>luận văn thạc sỹ luật học của tơi.</small>

2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận văn

<small>1</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Hiện có một số cơng trình nghiên cứu đáng chú ý như sau theo hiểu biết

<small>của tÔI:</small>

+ “Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn”,

Luận văn thạc sĩ Luật hoc, Khoa Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội, Định Thị

<small>Minh Mẫn, 2014.</small>

+ “Luật hơn nhân và Gia đình Việt Nam”, Sách tình huống, Bình luận bản

án, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ

<small>Chí Minh (2018),</small>

<small>+ “Bình luật khoa học Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa</small>

Việt Nam năm 2015”, Nxb Tư Pháp, Nguyễn Minh Tuấn, 2016.

+ “Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của Tòa

<small>an nhân dân tại Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Ha Nội, Viện Hàn lâm khoa</small>

<small>học xã hội Việt Nam, Nguyễn Thị Lan, 2017.</small>

+ Chia tài sản chung của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh theo pháp

<small>luật Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội, Phạm Xuân</small>

+ “Tách bạch quan hệ hôn nhân và quan hệ cô đông - Bảo đảm quyền tự

do hợp đồng, quyền tự do kinh doanh, quyền tài sản”, Võ Trí Hảo, 2019,

<small>he-hon-nhanva-quan-he-co-dong-bao-dam-quyen-tu-do-hop-dong-quyen-tu-do-kinh-doanh-quyentu-do-tu-huu], (truy cap ngay 12/7/2021).</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn dự định xây dựng hệ thống lý luận quan trùm vấn đề chia tài sản kinh doanh của vợ chồng khi ly hôn và đưa ra những giải

<small>pháp hồn thiện pháp luật và áp dụng chính xác pháp luật.</small>

+ Đối tượng nghiên cứu: Doi tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là

những vấn đề lý luận pháp luật và qui định pháp luật thực định cũng như các vụ

việc tranh chấp đã giải quyết tại tòa án.

<small>+ Phạm vi nghiên cứu: Luan văn nghiên cứu trong phạm vi từ khi LuậtHơn nhân và Gia đình năm 2014 có hiệu lực tới nay.</small>

Luan văn khơng nghiên cứu vào các loại tài sản kinh doanh cu thé.

<small>4. Phuong pháp nghiên cứu</small>

Luận văn dự kiến sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau:

<small>- Phương pháp phân loại pháp lý;</small>

<small>- Phương pháp mơ ta và phân tích qui phạm;- Phương pháp lịch sử ;</small>

<small>- Phương pháp so sánh pháp luật;- Phương pháp bình luận án...</small>

5. Bố cục dự kiến của luận văn

<small>Luận văn được chia thành ba chương như sau:</small>

+ Chương 1. Những van dé lý luận cơ bản về chia tài sản kinh doanh chung của vợ chồng khi ly hôn.

+ Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn chia tai sản kinh doanh

chung của vợ chồng khi ly hôn theo pháp luật Việt Nam.

+ Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chia tài sản kinh doanh chung của vợ chồng khi ly hôn tại Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>Chương 1</small>

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CƠ BAN VE CHIA TÀI SAN CHUNG CUA VỢ CHONG KHI LY HON

1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của tài san kinh doanh

Tài sản luôn là một khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong đời sống thực

tại. Nó được xem là cơng cụ hay phương tiện mà có khả năng kinh tế đáp ứng cho

nhu cầu sống của con người- một số phục vụ nhu cầu thiết yếu không thê thiếu trong đời sống của con người. Nhiều người cô gắng đưa ra một định nghĩa về tài

sản nhưng luôn thiếu bao quát và thiếu đầy đủ bởi vì tài sản rất đa dạng, rất phong phú về chủng loại và rất phức tạp. BLDS Pháp 1804 không đưa ra định nghĩa nào về tài sản nhưng có quy định để xác định tại Điều 516 như sau: “tài sản là tất cả

các tải sản là động sản hoặc bất động sản”.

Theo kiểu liệt kê các dạng tài sản lớn và chủ yếu đó, BLDS 1995 của Việt Nam quy định: “Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ giá trị được bằng tiền và các quyên tài sản” (Điều 172). Sau đó Điều 188 của BLDS 1995 lại định nghĩa: “Quyên tai sản là quyên trị giá được băng tiền và có thé chuyền giao trong giao lưu dân sự, kê cả quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Phan thứ sáu của Bộ luật này.” Như

<small>vậy là trong các dạng tai sản, có dạng định nghĩa được và có dang khơng định nghĩa</small>

được mà chỉ liệt kê được. Vì vậy rất khó dé tìm ra những đặc trưng chung của tài sản. BLDS 2005 sau đó lại có chỉnh sửa một vài điểm của các quy định về tài sản. Điều 163 của BLDS 2005 quy định không khác nhiều: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.” và “Quyền tài sản là quyền trị giá được bang

tiền và có thé chuyền giao trong giao dich dân sự, ké cả quyền sở hữu trí tuệ.” (Điều 181). Thực ra thì các quy định này chỉ chủ yếu khác nhau tý ti về thêm bớt từ trong đó. Tuy nhiên tới BLDS 2015, có thay đơi lớn hơn về sử dụng từ và quan niệm:

<small>“1. Tài sản là vật, tiên, giây tờ có giá và quyên tai sản.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thé là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.” (Điều 105)

Quy định này mô tả nhiều dạng tài sản hơn với các quy định giải thích thêm

về bất động sản, động sản; tài sản hình thành trong tương lai; và quyền tài sản. Đặc biệt quyền tài sản được giải thích rắc rối hơn như sau: “Quyên tài sản là

quyền trị giá được băng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.” (Điều 115). Định nghĩa

về quyền tài sản này không nêu đặc trưng của nó nữa mà lại đi liệt kê.

<small>Theo phân loại mà pháp luật của các nước thường dùng thì tài sản đượcchia thành tài sản hữu hình và tài sản vơ hình, ví dụ BLDS Nga 1994 có định</small>

nghĩa tại Điều 128 như sau: “Thuộc về đối tượng của các quyền dân sự phải kê

đến vật, trong đó có tiền và chứng khốn, và cả các loại tài sản khác như quyền tài sản; công việc và dịch vụ; thơng tin; kết quả của hoạt động trí tuệ, bao gồm quyền loại trừ đối với chúng (quyền sở hữu trí tuệ); các giá trị phi vật chất”. Có lẽ nhà

làm luật Việt Nam học theo điều luật này của Nga dé xay dung thanh Điều 172, BLDS 1995 và Điều 163, BLDS 2005 lam tiền thân của Điều 105 va Điều 181

của BLDS 2015 như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên các Điều luật trên của các

<small>BLDS của Việt Nam không phân loại tài sản thành hai loại cơ bản là tài sản hữu</small>

hình và tài sản vơ hình. Vì thế có nhận xét cho rằng đó là sự khác biệt vì khơng

khẳng định tiền và giấy tờ có giá thuộc về tài sản hữu hình, tức là tài sản hữu hình

liên quan tới vật, cịn tài sản vơ hình liên quan tới quyền".

Khơng dựa trên định nghĩa băng sự liệt kê, BLDS Louisiana (Điều 448)

<small>định nghĩa: “Tài sản được phân chia thành tài sản chung, tài sản cơng và tài sản</small>

tư; tài sản hữu hình và tài sản vơ hình; và động sản và bất động sản.” Định nghĩa này hướng hoàn toàn tới hai cách phân loại tài sản khác nhau. Nhưng để định nghĩa tài sản, BLDS Quebec định nghĩa ngắn gọn và được sử dụng thường xuyên

<small>| Ngô Huy Cuong, “Những bat cap về khái niệm tai sản, phân loại tài sản của Bộ luật Dân sự 2005 và định hướng</small>

<small>cải cách” (tr. 21 — 29), Tap chí Nghiên cứu lập pháp, Số 22(159)/11/ 2009, tr. 22.</small>

<small>5</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<small>trong các BLDS như sau: “Tài sản, dù hữu hình hay vơ hình, được phân chia</small>

thành bất động sản và động sản.” (Điều 899).

Như vậy tài sản có bốn loại lớn: Bất động sản hữu hình và bất động sản vơ

hình; động sản hữu hình và động sản vơ hình. Bất động sản và động sản hữu hình

là tất cả các vật mà theo BLDS 2015 xác định như sau: “1. Bất động sản bao gồm:

a) Đất đai;

b) Nhà, cơng trình xây dựng gắn liền với đất đai;

c) Tài sản khác gan liền với dat đai, nhà, cơng trình xây dựng:

<small>đ) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.</small>

2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.” (Điều 107)

Đây là một định nghĩa không rõ về BĐS và DS vì khơng chỉ ra được tính

chat quan trong dé phân biệt giữa bat động sản hữu hình và động san hữu hình. Trước đây BLDS 1995 có chỉ rõ tính chất này tại Điều 181.

Bất động sản hữu hình là các vật khơng di, dời được. Động sản hữu hình là những vật di, dời được. Cịn bat động san vơ hình là các quyền được thi hành trên bất động sản, và động sản vơ hình là các quyền được thi hành trên động sản. Riêng quyền sở hữu trí tuệ là quyền được thi hành trên các thành quả của hoạt

động trí tuệ của con người như phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu... và quyền tác giả.

Vì vậy xem các định nghĩa liệt kê về tài sản trong các BLDS 1995, 2005 và

2015 có những thiếu sót. Những thiếu sót này liên quan tới thiếu sót về mặt nhận thức về tài sản, khơng ảnh hưởng gì tới tài sản trên thực tế vì theo Nguyễn Văn Cừ

và Trần Thị Huệ thì tài sản có ý nghĩa khách quan như sau:

“Tài sản trước hết là điều kiện vật chất để duy trì sự sống của con người và là điều kiện vật chất dé sản xuất, kinh doanh, làm dich vụ... Tài sản còn là các vật

<small>chat khác do con người tao ra, chiêm hữu được và sử dụng được nhăm dé duy tri,</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

bảo vệ cuộc sống và phát triển (nhà ở, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng và các vật phẩm khac...).””

Xét từ những ý nghĩa này, tài sản cịn có thê phân chia tài sản thành tài sản

<small>thông thường và tài sản kinh doanh.</small>

Trong đời thường cũng như trong khoa học pháp luật, việc hiểu kinh

doanh là gì dựa trên việc phân chia giữa những vấn đề thông thường và kinh doanh. Luật dân sự điều chỉnh những quan hệ thông thường của con người phục

vụ cho nhu cầu tiêu dùng để tồn tại. Trong khi đó luật thương mại, luật kinh doanh điều chỉnh mỗi quan hệ của con người trong hoạt động làm ăn, kiếm lời để

có thêm nhiều tài sản. Đặc trưng của làm ăn là hành vi thương mại trong khi đó

<small>đặc trưng của tiêu dùng là hành vi dân sự.</small>

Vì vậy để xác định tài sản kinh doanh cần phải dựa trên sự phân biệt này.

Gan liền với chủ thé kinh doanh là các hành vi kinh doanh được Khoa Luật-Trường đại học khoa học xã hội và nhân van-DHQGHN giải thích từ Điều 3 của Luật Cơng ty 1991. Điều 3 định nghĩa như sau: “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hay tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư sản xuất, đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích kiếm lời.” Định nghĩa này được giải thích bao gồm ba đặc điểm:

+ Thứ nhất, hành vi phải mang tính chất nghề nghiệp;

<small>+ Thứ hai, hành vi phải diễn ra trên thị trường;</small>

+ Thứ ba, hành vi có mục đích kiếm lời”.

Vì vậy tài sản kinh doanh là tài sản gắn với quá trình kinh doanh bao gồm

các tài sản tạo thành vốn kinh doanh, các tài sản hỗ trợ cho quá trình sản xuất,

<small>kinh doanh, các công cụ, phương tiện tạo ra trong các giao dịch thương mại, các</small>

thành phẩm và bán thành phẩm được lưu trữ hay đã đưa vào lưu thông trước khi đến tay người tiêu dùng...

<small>? Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (đồng chủ biên), Binh luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng</small>

<small>hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Ha Nội, 2017, tr. 202.</small>

<small>3 Khoa Luật- Trường đại học khoa học xã hội và nhân vian-DHQGHN, Gido trình luật kinh tế Việt Nam, Nxb. Đạihọc Quốc gia Hà Nội, 1997, tr. 42-43.</small>

<small>7</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Như vậy tài sản kinh doanh cực kỳ phong phú và phức tạp. Nhiều loại tài sản kinh doanh mà trong đời thường không có ví dụ như chứng khốn, phần vốn

góp trong cơng ty, quyền sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu...

Tài sản có một vai trị rất quan trọng trong các hoạt động kinh tế - xã hội, có vai trị khơng thể thiếu trong việc đáp ứng các nhu cau vật chất và tinh than của con

người. Nó là đối tượng của các giao dịch dân sự và giao dịch thương mại diễn ra liên tục, thường ngày trong đời sống kinh tế, xã hội. Vì vậy ngay bản thân những tài sản

<small>đang giao dịch này cũng có những tải sản là tài sản kinh doanh. Ví dụ: Cơng ty A</small>

đang sản xuất, kinh doanh trên một bất động sản thuê từ một chủ sở hữu khác. Hợp

đồng thuê đã hết hạn, nhưng nhu cầu thuê tiếp bat động sản này dang lớn vì đừng lại

thì ảnh hưởng rất xấu tới sản xuất, kinh doanh của cơng ty A. Q trình đàm phán

thuê tiếp đang diễn ra mặc dù hợp đồng thuê đã hết hạn, thì quyền sử dụng tài sản đó vẫn được xem là tài sản kinh doanh. Một tài sản ví dụ như ghế mát- xa tự động đang

<small>được một khách hàng đang trong thời gian dùng thử theo thỏa thuận với người bán</small>

hàng thì vẫn được coi là tài sản kinh doanh. Cé phan hay phan vốn góp của một cơng ty đang được một tư nhân cầm cố vẫn được xem là tài sản kinh doanh, ké cả khi nó đã được xử lý cầm cơ chuyển cho người khác dé lấy nợ trên số tiền bán được. Một

chiếc xe ô tô thuộc sở hữu của một cá nhân nhưng được sử dụng để chạy taxi do ky kết hợp đồng chạy taxi với một hãng taxi cũng được coi là tài sản kinh doanh...

Tóm lại, tài sản kinh doanh là bất kể tài sản nào đang trong q trình đầu tư, sản xuất, lưu thơng phân phối khơng ké tới nó thuộc sở hữu của ai.

Vì vậy tài sản kinh đoanh có các đặc điểm pháp lý như tài sản thơng thường như có thể các đặc điểm sau:

(1) Thứ nhất, tài sản kinh doanh gan voi qua trinh dau tu, sản xuất, lưu thông, phân phối, khơng ké chủ sở hữu của nó là ai.

(2) Thứ hai, tài sản này bao gồm hầu hết các dang tai sản. Vi dụ một thửa đất ở nhưng cho thuê đề làm cơ sở kinh doanh thì trở thành tài sản kinh doanh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

(3) Thứ ba, tài sản kinh doanh bị điều chỉnh bởi cả luật dân sự và luật thương mại, kinh doanh. Ví dụ: phần vốn góp trong cơng ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn khi được chuyên nhượng do thừa kế, do chia tài sản chung

của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân hay khi ly hơn thì đều bị điều chỉnh bởi luật dân sự và luật thương mại theo nguyên tắc về mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành, nhưng nền tảng là luật dân sự.

<small>Tuy nhiên tài sản kinh doanh ngồi có vai trị, ý nghĩa chung, cịn có vai trị</small>

và ý nghĩa riêng đối với từng loại tài sản kinh doanh nhưng đều liên quan tới vốn hoặc thành phẩm, bán thành phẩm hoặc dich vụ bán ra. Vi dụ khi thiếu vốn lưu

động nên không muốn bỏ tiền ra mua đứt trang thiết bị mà chỉ thuê tài chính hoặc

nhãn hiệu in ấn trên trên bao bì của thành phẩm hoặc công cụ, phương tiện cung

cấp dịch vụ...

Đối với tài sản được liệt kê trong định nghĩa về tài sản tại Điều 105, BLDS

2015 có thể giải thích như sau dé có cách hiểu thống nhất về tài sản nói chung và

<small>tài sản kinh doanh nói riêng:</small>

- Vật là tài sản hữu hình có thé di, dời hoặc khơng di, dời được. Tuy nhiên, không phải mọi vật đều được coi là tài sản trong giao dịch dân sự, mà chỉ có những vật con người chiếm hữu được (như nước đóng chai, nước mưa trong bể)

mới được coi là tài sản”.

+ Tiền là một loại tài sản đặc biệt, có vài đặc điểm khác biệt như sau so với

vật: Vật được tạo ra theo nhiều cách và bởi bất kỳ ai, nhưng tiền độc quyền phát hành bởi Nhà nước làm vật ngang giá chung: vật có thể được khai thác theo nhiều cách khác nhau, nhưng tiền chủ yếu được dùng tức định đoạt dé đổi lay những

<small>thứ khác như hàng hóa hoặc dịch vụ. Vật thường được xác định bởi những đơn vị</small>

đo lường, trong khi đó tiền được xác định theo mệnh giá ấn định bởi pháp luật.

<small>Tiên có thê được chun đơi qua hệ thơng làm hơi đối đê lây tiên của nước khác</small>

<small>4 Trường Đại hoc Luật Ha Nội, Giáo trinh luật dân sự Việt Nam- Tập 1, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2006, tr.</small>

<small>9</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

(ngoại tệ). Còn vật thì khơng cần phải chun lấy tiền nước khác qua hệ thống làm hồi đối.

+ Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận trái quyền trị giá được băng tiền,

bao gồm: trái phiếu Chính phủ, trái phiếu cơng ty, kỳ phiếu, cổ phiếu... Mặc dù có giá trị nhưng giấy tờ có giá vẫn hạn chế hơn so với tiền khi làm phương tiện lưu

+ Quyên tài sản trị giá được băng tiền và được chuyên giao trong giao lưu

dân sự, bao gồm vật quyên, trái quyền và quyền sở hữu trí tuệ.

Do vậy các tài sản trên đều có thé là tài sản kinh doanh. Tuy nhiên có loại

<small>tài sản luôn luôn được xem là tài sản kinh doanh, ví dụ như chứng khốn.</small>

Vì vậy vợ chồng có thể sở hữu chung tài sản kinh doanh, trừ khi có quy

<small>định khơng cho phép của pháp luật.</small>

Tài sản chung của vợ chồng nói chung có thể chia thành ba nhóm:

+ Nhóm thứ nhất, tài sản do thu nhập hợp pháp của vợ, chồng tạo ra hoặc

có được băng cách khác trong thời kỳ hôn nhân (trong này phải kể tới tài sản sinh ra từ tài sản riêng của vợ hoặc chồng, nhưng không kể quyền sử dụng đất và những tài sản mà hai vợ chồng đã tự nguyện chia trong thời kỳ hơn nhân). Có lẽ suy tính từ tính chất của hơn nhân là sự thống nhất ý chí chung sống, tức là cùng

nhau góp cơng, góp của dé xây dựng gia đình nhăm thực hiện tốt các chức năng là một tế bào xã hội cùng ni dạy, chăm sóc con cái và chăm lo, cấp dưỡng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình với nhau, và cùng nhau làm kinh té..., cho

nên nhà làm luật đã ấn định những tài sản trước hết cùng gan với sự phát sinh

phát triển hay tồn tại của quan hệ hơn nhân và gia đình. Vi vậy chế độ tai sản

chung của vợ chồng là chế độ thống trị trong quan hệ hôn nhân và gia đình ở Việt

+ Nhóm thứ hai, tài sản mà hai vo chồng có được do cùng được thừa kế

<small>hoặc cùng được tặng cho.</small>

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

+ Nhóm thứ ba, những tài sản mà hai vợ chồng đã thỏa thuận là tài sản chung trước hoặc trong thời kỳ hôn nhân, ké cả khi ly hôn.

Sở hữu chung của vợ chồng khác với sở hữu chung theo phần. Sở hữu

chung theo phần là hình thức sở hữu mà phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung được xác định, tức là quyền và nghĩa vụ của mỗi đồng sở hữu chủ tương

ứng với phần quyên sở hữu của họ, trừ khi họ thỏa thuận khác. Còn sở hữu chung hợp nhất (sơ hữu chung của vợ chồng) là hình thức sở hữu mà trong đó quyền sở

hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định, tức là các chủ sở hữu có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. Đây là một rắc rối trong khi chia tài

sản kinh doanh là các cổ phan va phần vốn góp trong cơng ty khi họ ly hôn. Đối

voi các vu an tranh chap tai san kinh doanh cua vo chồng khi ly hơn, thì việc xác

định đâu là tài sản riêng của vợ hoặc của chồng và đâu là tài sản chung của vợ

chồng trở nên cực kỳ quan trọng bởi nó là căn cứ quan dé giải quyết tranh chấp.

Đặc điểm chia tài sản kinh doanh chung của vợ chẳng :

Một là, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh

<small>được thực hiện trong những trường hợp pháp luật quy định. Hiện nay, việc</small>

chia tài sản chung của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh được thực hiện khi hơn nhân cịn tơn tại hoặc hơn nhân chấm dứt theo quy định của pháp luật. Tùy

vào từng trường hợp mà vấn đề chia tài sản chung vợ chồng sẽ được giải quyết theo các cách khác nhau. Vợ chồng có thể thỏa thuận hoặc u cầu Tịa án chia

tài sản chung. Việc chia phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc chung theo quy định của Luật HNGD hiện hành. Đối với việc chia tài sản chung của vợ

chồng trong hoạt động kinh doanh cũng mang những nét rất riêng. Bởi lẽ, đối

với từng loại hình kinh doanh, pháp luật đưa ra các điều kiện khác nhau về năng lực chủ thể, khả năng huy động vốn, trình độ chuyên môn, số lượng thành viên tham gia kinh doanh... Vì thế, đối với những tranh chấp về tài sản khi u cầu

Tịa án giải quyết có liên quan đến loại tài sản này, Tòa án cũng phải cân nhắc một cách cặn kẽ những hệ quả có thê phát sinh sau khi chia tài sản trong hoạt

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<small>động kinh doanh đôi với các bên trong môi quan hệ vừa mang u tơ tình cảm,</small>

lại vừa mang tính kinh tế này.

Hai là, chia tài sản chung của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh chịu sự điều chỉnh về pháp luật hơn nhân gia đình và pháp luật về kinh doanh. Luật HN&GD mang vai trò chủ đạo điều chỉnh các van dé liên quan đến quan hệ hơn nhân và gia đình như kết hơn, ly hôn, quan hệ vợ chồng, khi một trong hai bên

vợ chồng chết.... Do đó, đối với vấn đề chia tài sản chung trong hoạt động

kinh doanh, đây cũng là một trong những nội dung chủ yếu khi yêu cầu Tòa án

giải quyết cũng chịu sự điều chỉnh của luật này. Kinh doanh là hoạt động tương đối phức tạp với đa dạng các loại hình, ngành nghề kinh doanh và ứng với mỗi

loại hình, ngành nghề, pháp luật lại đặt ra những yêu cầu, điều kiện nhất định. Do vậy, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh không chỉ phải tuân thủ các quy định chung trong pháp luật về hôn nhân và gia đình mà cịn phải đảm bảo thoả mãn các quy định có liên quan trong pháp luật về kinh

<small>doanh và luật khác có liên quan.</small>

Thứ ba, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh

không được ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Pháp luật Việt Nam ghi nhận

nhiều loại hình kinh doanh khác nhau. Cụ thể, quy định của Luật doanh nghiệp

năm 2014 điều chỉnh đối với các loại hình doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH (bao gồm một thành viên và hai thành viên), công ty cô phan và doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, Luật Hợp tác xã năm 2012 cũng điều chỉnh đối với mơ hình kinh doanh hợp tác xã; hay Nghị định

số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp cũng ghi nhận cơ chế pháp lý điều chỉnh đối với loại hình hộ kinh doanh... Nói chung,

<small>dù với loại hình kinh doanh nảo thì cũng tạo ra cho Nhà nước những khoản thu</small>

góp phần trong cơng cuộc phát triển kinh tế. Vì thế, khơng có lý do đề việc chia

tài sản chung của vợ chồng trong hoạt kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động kinh

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

doanh như làm thay đổi loại hình kinh doanh vốn có hay khiến cho doanh nghiệp khơng thể tiếp tục hoạt động.

1.2. Nội dung pháp luật về chia tài sản kinh doanh của vợ chồng khi ly hôn

<small>1.2.1 Khái niệm</small>

Khái niệm của pháp luật là: Hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt

<small>buộc chung do nhà nước được ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện,</small>

thê hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tô điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phủ hợp với lợi ích của giai cấp mình. Tài sản là vấn đề trung tâm, cốt

lõi của mối quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng. Cho đến

nay, khái niệm về tài sản vẫn chỉ mang tính chất liệt kê, khái quát chưa mang tính tổng hợp tài sản. Việc chia tài sản chung vợ chồng trong sản xuất kinh doanh vừa

đảm bảo cho lợi ích của gia đình vừa để đảm bảo duy trì hoạt động của doanh

nghiệp một cách bền vững, ngăn chặn những hậu quả không đang có làm ảnh

hưởng đến uy tín hoặc khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay có tài sản chung vợ chồng. Việc xuất hiện những tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi tiến hành chia tài sản chung trong hoạt động kinh doanh thì lúc giải quyết hậu quả này trong nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế

của cả gia đình, ảnh hưởng đến các điều kiện chăm sóc, ni dưỡng con cái, ảnh hưởng đến lợi ích của những thành viên trong cơng ty, lợi ích cổ đơng trong cơng ty. Hiện nay, nhà làm luật mới chỉ dự liệu về những quy định chung liên

quan đến quyên sở hữu tài sản của vợ chồng. Luật chưa dự liệu về cách thức giải

quyết các tranh chấp về tài sản của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh. Việc

xác định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng cũng như trách nhiệm tài sản của vợ

chồng đối với người khác, tô chức, doanh nghiệp... khi vợ chồng sử dụng tài sản

<small>chung, tài sản riêng trong hoạt động kinh doanh chưa được quy định. Khi có</small>

tranh chấp say ra, cơ quan có thâm quyền khơng có cơ sở dé giải quyết một cách

<small>thông nhât, nên môi nơi giải quyêt một cách khác nhau cùng một vân đê.</small>

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<small>Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi tham gia vào các hình thức</small>

kinh doanh khác nhau, vợ chồng sẽ chịu sự điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm

pháp lý tương ứng với mỗi hình thức kinh doanh đó. Về cơ bản có hai chế độ trách nhiệm khi vợ, chồng tham gia các loại hình doanh nghiệp khác nhau, đó là trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vơ hạn. Chế độ trách nhiệm hữu hạn được

áp dụng đối với các công ty cô phần, công ty TNHH, trong đó thành viên của cơng ty chỉ chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn

góp vào cơng ty. Chế độ trách nhiệm vơ hạn được áp dụng với doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ kinh doanh cá thé, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, đều

phải chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ trong hoạt động kinh doanh bằng toàn bộ

tài sản của mình, ké cả tài sản mà vợ chồng không đem vào kinh doanh. Mặt khác, van đề hưởng lợi phát sinh từ hoạt động kinh doanh được xác định căn cứ

vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được chia lợi nhuận tương ứng với tỉ lệ vốn góp sau khi nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính

<small>khác.</small>

Tuy nhiên, đây chỉ là những quy định chung, khái quát đối với cá nhân tham gia kinh doanh. Việc xác định quyền sở hữu tài sản, trách nhiệm tài sản sẽ

<small>phức tạp hơn khi người tham gia vào các hình thức kinh doanh đó là người đang</small>

có vợ, có chồng và họ có thê tham gia với các tư cách khác nhau trong quản trị doanh nghiệp. Dé giải quyết van dé này cần xác định cu thể một số nội dung sau: Vận dụng quy định Luật HN&GD và luật có liên quan như Luật Doanh nghiệp dé

xác định tài san chung trong hoạt động kinh doanh của vợ chồng: Khi vợ chồng

tham gia hoạt động kinh doanh cần phân biệt các trường hợp chia tài sản chung vo chồng như trong thời kỳ hôn nhân, khi ly hôn, một bên vợ hoặc chồng chết

hay bị tòa án tuyên bồ là đã chết, đồng thời cần xem xét việc chia tài sản cần phải được cơng bằng, phù hợp với lợi ích của các bên có liên quan; tiếp theo, các tranh chấp giữa vợ, chồng với nhau về tài sản áp dụng Luật HN&GD để giải quyết.

Các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với nhau nhưng liên quan đến những

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

người khác trong hoạt động kinh doanh (như trách nhiệm đối với các cô đông

<small>khác, trách nhiệm liên đới với các khoản nợ của doanh nghiệp, khoản nợ khác</small>

trong kinh doanh...) cần áp dụng các quy dịnh của pháp luật thương mai dé giải quyết, sau đó áp dụng các quy định của Luật HN&GD giải quyết van dé tài san

<small>giữa vợ chơng.</small>

Do vậy, việc tìm hiểu khái niệm pháp luật về chia tài sản chung trong hoạt động kinh doanh và đi vào nội dung về việc chia này sẽ làm hiểu rõ hơn các vấn

đề xung quanh pháp luật quy định về chia tài sản chung cũng như tài sản trong hoạt động kinh doanh của vợ chồng, góp phan ơn định các quan hệ hơn nhân gia

đình, các mối quan hệ khác mà pháp luật doanh nghiệp và luật khác có liên quan

<small>bảo vệ, tạo cơ sở pháp lý thực hiện các quyên và nghĩa vụ tài sản của vợ chông.</small>

1.2.2 Nội dung pháp luật chia tài sản chung của vợ chông trong hoạt

<small>động kinh doanh</small>

Nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong

kinh doanh thông thường bao gồm những nhóm quy phạm sau:

+ Nhóm quy phạm về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong

<small>hoạt động kinh doanh</small>

Một là, nguyên tắc bình dang giữa vợ chồng về tai sản

Nguyên tắc bình đăng giữa vợ chồng về tài sản là một trong những quyền bình dang cơ bản của công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Đây là sự cụ thê hóa quyền bình đăng trước pháp luật của cơng dân giữa cơng dân nam và

cơng dân nữ, hay cịn gọi là quyền bình đăng giới. Chính vì vậy, dé tạo điều kiện

và cơ hội phát triển ngang bằng cho vợ chồng, pháp luật nước ta đã ghi nhận sự

bình đăng giữa nam và nữ nói chung và sự bình đăng giữa vợ chồng trong việc

chia tài sản chung nói riêng. Trong hoạt động kinh doanh, nguyên tắc này cũng thê hiện sự bình đẳng tài sản của vợ chồng về quyền sở hữu, quyền định đoạt đối

<small>với tài sản trong kinh doanh, người chơng hoặc người vợ có qun ngang nhau vê</small>

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

sở hữu định đoạt khi có sự đồng ý của người cịn lại. Nếu khơng có sự đồng ý của người cịn lại thì vợ chồng khơng thé tự mình định đoạt tài sản đó.

Chang hạn, Luật HN&GD cho phép thâm phán chỉ được “suy đoán công bang” rằng mọi tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng dé phân chia theo nguyên tắc 50/50, nếu không có thỏa thuận riêng hay có sự phản đối của một bên. Như vậy, khi có su giao thoa giữa các luật khác nhau liên quan đến phân chia tài sản chung thì phải chăng nguyên tắc “luật riêng đè luật

chung” phải được áp dụng? Có nghĩa rằng đối với tài sản là doanh nghiệp, bởi

Luật Doanh nghiệp như là “luật riêng” đã yêu cầu kê khai rõ tên và tỷ lệ nắm giữ

cổ phan của người chủ khi thành lập doanh nghiệp, trong trường hợp đăng ký

doanh nghiệp có ghi (hoặc khơng) tên vợ hay chong, thì tình trạng sở hữu cụ thé đó phải được tơn trọng. Trên thực tế, khác với trường hợp bán bat động san là tài

sản trong thời kỳ hôn nhân mà theo Bộ luật Dân sự bắt buộc phải có ý kiến của bên kia là vợ hoặc chồng, khi chuyên nhượng cô phan công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp, chi cần quyết định duy nhất của chủ sở hữu cơ phan có tên

trên đăng ký doanh nghiệp là đủ. Tuy nhiên, bởi Luật HN&GD ra đời nhằm mục đích hiện thực hóa các ý tưởng cao quý và nhân đạo về tôn trọng quyền của phụ nữ, tại nhiều nước đã có sự tách bạch giữa quyền quản lý, định đoạt cổ phần

công ty (vốn chỉ dành cho người nắm giữ cô phần công ty) và quyền hưởng lợi

<small>nhuận được chia từ cơng ty. Bởi vì, người vợ dù không tham gia kinh doanh</small>

nhưng lại đảm nhiệm chức năng chăm sóc con và gia đình thay cho chồng, pháp luật cho họ quyền được hưởng thành quả, được chia sẻ tiền cổ tức hay đồng sở hữu các tai sản được tạo lập từ kết quả kinh doanh do người chồng làm chủ

<small>nhăm bảo vệ người phụ nữ yêu thê hơn.</small>

Hai là, nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng

Trong thời kỳ hơn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần

hoặc toàn bộ khối tài sản chung. Đây hoàn toàn là sự thỏa thuận riêng của vợ chồng, người thứ ba và các chủ thé có liên quan khơng thé can thiệp đến thỏa

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

thuận chia này. Hiện nay, việc chia tài sản chung vợ chồng trong hoạt động kinh doanh xuất phát từ nhu cầu thực tế của vợ hoặc chồng. Ngồi những trường hợp

chia bị coi là vơ hiệu như quy định tại Điều 42 Luật HN&GD năm 2014 thì vo

chồng hồn tồn có quyền thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản chung. Tuy

<small>nhiên sự thỏa thuận này chỉ được coi là hợp pháp khi nó được xác lập trên cơ sở</small>

hồn tồn tự nguyện, khơng bị lừa đối, cưỡng ép đồng thời đó là ý chí độc lập

của vợ, chồng dựa trên sự nhận thức đầy đủ và rõ ràng về những hậu quả pháp lý

<small>phát sinh sau khi chia tài sản chung.</small>

Ba là, nguyên tắc sự thỏa thuận của vợ chồng chia tài sản chung không

<small>được trái với quy định pháp luật và đạo đức xã hội</small>

Việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định của Luật HN&GD cho phép vợ chồng có quyên tự thỏa thuận. Quy định này đã thé hiện sự tự do cua vo chồng đối với khối tài sản chung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vợ chồng tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh của của doanh nghiệp. Dựa trên nguyên tắc này, khi vợ chồng có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật

HN&GD và pháp luật dân sự có thé thỏa thuận với nhau bat kỳ các vấn đề liên

quan đến tài sản chung của vợ chồng, nếu vợ chồng có yêu cầu. Tuy nhiên thỏa

<small>thuận chỉ có hiệu lực pháp luật, được pháp luật cơng nhận và bảo vệ khi ý chí</small>

của vợ chồng khi thỏa thuận đó phù hợp với ý chí của nhà nước. Hay nói cách khác, sự tự do ý chí trong thỏa thuận của vợ chồng phải nằm trong khuôn khổ, giới hạn nhất định - giới hạn lợi ích của các cá nhân khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng. Nếu dé vợ chồng tự do thỏa thuận vơ hạn thì thỏa thuận

đó có thé sẽ trái với quy định của pháp luật, trở thành phương tiện dé trốn tránh việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự với người khác và ảnh hưởng đến lợi ích

<small>chung của xã hội.</small>

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế phát triển trên cơ sở tự do sở hữu, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ kinh doanh, tự chịu lỗ lãi, tự phát triển, tự điều

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

chỉnh. Yêu cầu tham gia thị trường của mỗi chủ thé đều cần có quyên tự chủ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, lắp đặt thiết bị sản xuất,...

Trong đời sống hôn nhân, các bên với tư cách là vợ, chồng của nhau nhưng xét

về bản chất, họ vẫn là một cá nhân độc lập, có quyền và nghĩa vụ của công dân

theo quy định của pháp luật, trong đó có quyền tự do kinh doanh. Ngày nay, “hơn nhân khơng cịn là rào cản lớn đối với mỗi cá nhân khi họ muốn tham gia vào các quan hệ dân sự, thương mại, kinh tế. Quyền tự do cá nhân ngày càng

được thê hiện rõ nét trong xã hội hiện đại”. Điều này dẫn đến ngày nay kinh tế gia đình khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi thoả mãn, đáp ứng nhu cầu cuộc sống

cho các thành viên gia đình, mà kinh tế gia đình đã tham gia tích cực vào đời

song kinh tế - xã hội.

+ Nhóm quy phạm về căn cứ chia tài sản chung vợ chồng trong hoạt

<small>động kinh doanh</small>

<small>Căn cứ vào Luật HN&GD, Luật Doanh nghiệp, Luật Dân sự và các văn</small>

bản quy phạm pháp luật có liên quan, việc chia tài sản chung vợ chồng trong

hoạt động kinh doanh được quy định cụ thé trong các điều khoản áp dụng luật và

việc chia tài sản này của vợ chồng được chia theo ngun tắc tài sản được chia đơi nhưng có tính đến các yếu tố đó là hồn cảnh gia đình và của vợ chồng, xác

định cơng sức đóng góp của vợ, chồng trong tạo lập, duy trì và phát triển khối tài

sản chung vợ chồng, bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên sản xuất, kinh doanh

và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tụ tạo thu nhập và xác định lỗi của vợ chồng đề quyết định chia tài sản. Trong đó, cơng sức đóng góp là những đóng

góp của các bên vào việc tạo lập, giữ gìn, phát triển tài sản chung... Trong hoạt động kinh doanh, cơng sức đóng góp của vợ chồng trong tạo lập, duy trì phát

triển khối tài sản chung cũng rất là quan trọng. Một mặt là để xác định nguồn

vốn, tạo lập, một mặt là dé xác định cơng sức đóng góp và duy trì hoạt động trong

các loại hình hoạt động doanh nghiệp dé từ đó có căn cứ chia tai sản chung vợ

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Điểm b Khoản 2 Điều 59 Luật HN&GD năm 2014 quy định việc chia tài sản chung vợ chồng phải xem xét đến cơng sức đóng góp của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung trong chia tài sản chung của

vo chồng. Kinh doanh là hoạt động nhăm mục đích sinh lợi, vì vậy việc một bên

kinh doanh từ tài sản chung của vợ chồng có thê được xem như đã có sự đóng

góp cơng sức trong việc tạo lập và phát triển khối tài sản chung nếu như quá trình kinh doanh mang lại kết quả. Nhìn từ phương diện cơng sức, nếu chỉ một

bên vợ/chồng tiến hành hoạt động kinh doanh từ tài sản chung thì theo lẽ thơng thường, người trực tiếp kinh doanh nên được xem xét có cơng sức lớn hơn so với

người cịn lại trong vấn đề quản lý, tạo lập và phát triển khối tài sản chung trong

hoạt động kinh doanh này. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của vợ, chồng, Luật

HNGD 2014 xem xét lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao

<small>động có thu nhập va Thơng tư liên tịch </small>

01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP xác định thu nhập của người vợ/chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà khơng đi làm được tính tương đương với thu nhập của chồng/vợ đi làm. Điều này có nghĩa rằng, nếu một bên trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh, và bên còn lại thực hiện một số cơng việc trong gia đình như nội trợ, hay chăm sóc, giáo dưỡng con cái thì cơng sức của họ được tính ngang bang nhau..

Mặt khác, nguyên tắc xét lỗi khi giải quyết việc chia tài sản chung vợ chồng là điểm son pháp lý đã được Luật Hơn nhân gia đình năm 2014 ghi nhận.

Quy định áp dụng lỗi để phân chia tài sản cho các bên là hợp lý, bởi lẽ nó bảo vệ cho bên vợ hoặc chồng bị yếu thế, nâng cao trách nhiệm của vợ, chồng trong việc việc vun đắp, xây dựng gia đình hạnh phúc, gìn giữ, phát triển khối tài sản

chung. Vi dụ: người chồng kinh doanh thua lỗ nhiều tai sản chung, trường hợp này cần xác định lỗi làm cho tài sản chung bị giảm sút là do người chồng ảnh hưởng đến đời sống gia đình, nếu u cầu Tịa án chia thì nên xem xét chia cho

<small>người vợ nhiêu tài sản hơn dé duy trì đời sơng gia đình và con cái.</small>

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Khi tham gia hoạt động kinh doanh, vợ chồng có thê linh hoạt dùng tài sản chung thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cơ phan trong cơng ty. Do vậy, khi

phát sinh van dé chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh khi giải

quyết tranh chấp, tuỳ từng vụ việc cụ thé, hàng loạt van đề pháp lý có thé được đặt ra mà Tồ án cần giải quyết, ví dụ như: 7# nhất, trong trường hop vợ chồng cùng kinh doanh, khi chia tài san chung, ai là người được tiếp tục kinh doanh, cơ

chế nào được vận dụng để bảo vệ quyền lợi của bên còn lại?; 77z⁄ hai, những co

sở nào có thê được xem xét, viện dẫn khi xác định cơng sức đóng góp của vợ, chồng trong hoạt động kinh doanh?, Thi ba, vợ/chồng vay vốn đề kinh doanh mà

khơng thơng qua ý kiến của chồng/vợ minh thì nghĩa vụ phat sinh từ giao dich

<small>đó được xác định là nghĩa vụ chung hay nghĩa vụ riêng khi lợi ích có được từ</small>

hoạt động kinh doanh được dùng dé đáp ứng các nhu cầu thiết u của gia đình? Đó có được xem là yếu tơ lỗi khi phát sinh hoạt động kinh doanh thua lỗ... Nói

chung, đời sống kinh tế phát triển là một trong những nguyên do mà pháp luật thừa nhận việc đưa tài sản chung vào kinh doanh và ghi nhận cơ chế chia loại tài

<small>sản trong hoạt động kinh doanh này.</small>

+ Nhóm quy phạm về chủ thể yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng

<small>trong hoạt động kinh doanh</small>

Vợ chồng yêu cau chia tài sản chung trong hoạt động kinh doanh là một trong những quy định thé hiện sự bình dang giữa vợ chồng về tài sản. Sự thừa nhận quyền yêu cầu chia tài sản chung đã cho phép vợ chồng có quyền sở hữu tai sản riêng của mỗi người, từ đó nhằm mục đích củng cố quan hệ vợ chồng đồng thời tơn trọng, bảo đảm tự do ý chí cá nhân trong việc chiếm hữu, sử dụng

và định đoạt khối tài sản chung.

Trong thời kỳ hôn nhân cũng như khi ly hơn, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc tồn bộ tải sản chung, nếu khơng thỏa thuận được thì

có quyền u cầu Tịa án giải quyết [24, Khoản 1, Điều 38]. Với quy định trên, tài sản chung vợ chồng trong hoạt động kinh doanh chỉ được chia khi có thỏa

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

thuận của vợ chồng hoặc khi vợ chồng không thỏa thuận được thì mới u cầu tịa án chia. Như vậy, người yêu cau chia tài sản chung chỉ có thé là vợ hoặc chồng, ngồi ra khơng có chủ thé nào khác có quyền yêu cầu chia tài sản chung

của vợ chồng, ké cả người có quyền lợi liên quan đến việc chia tài sản chung của

VỢ chồng (chăng hạn như chủ nợ của bên vợ hoặc chồng hoặc một người thứ ba

<small>có liên quan).</small>

Chủ thé có quyền yêu cầu chia tài sản chung vợ vợ hoặc chéng chết hay bi Tòa án tuyên bố chồng trong trường hợp là đã chết là vợ hoặc chồng cịn sống và

<small>người có qun thừa kê.</small>

+ Nhóm quy phạm về phương thức chia tài sản chung vợ chồng trong

<small>hoạt động kinh doanh</small>

Có hai phương thức chia tài sản chung đó là: Chia một phần tài sản chung của vợ chồng va chia Chia một phan tài sản chung của vợ chồng và chia toàn bộ tài sản chung của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh.

Chia một phần tài sản chung là chỉ chia một lượng nhất định trong khối tài

sản chung của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh. Vợ chồng có quyền thỏa

thuận hoặc yêu cầu Tòa án chỉ chia một lượng tài sản nhất định trong tồn bộ

<small>khơi tài sản chung của vợ chơng.</small>

Chia tồn bộ tài sản chung của vợ chồng là trong trường hợp không thực hiện chia một phan tài sản chung, pháp luật HN&GD hiện hành cho phép vợ

chồng có thé thỏa thuận hoặc yêu cầu chia toàn bộ tài sản chung trong hoạt động kinh doanh. Toàn bộ được hiểu là: “Tat cả những thành phan, bộ phận hợp thành một khối, một chính thé”. Chia toàn bộ tài sản chung là chia tat cả tài sản

chung mà vợ chồng tạo dựng được trong hoạt động kinh doanh theo khối tài sản bao gồm tất cả tài sản trong doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh

<small>nghiệp và pháp luật khác có liên quan. Việc chia toàn bộ tài sản chung được đặt</small>

ra trong trường hợp vợ chong là người chèo lái, tham gia điều hành doanh nghiệp

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<small>hoặc người vợ, chong có nghĩa vụ về tai sản quá lớn với người thứ ba. Vi vậy,</small>

chia toàn bộ tài sản chung là giải pháp được lựa chọn trong tình huống này.

+ Nhóm quy phạm về hậu quả pháp lý về chia tài sản chung vợ chồng

<small>trong hoạt động kinh doanh</small>

Thứ nhất, về quan hệ nhân thân

Khi có quyết định, bản án của Tịa án giải quyết ly hơn có hiệu lực thì

quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng chấm dứt. Sau khi ly hơn thì quan hệ giữa

cha mẹ — con vẫn tồn tại. Cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc,

ni dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành

<small>vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản đê tự ni mình.</small>

Thứ hai, về quan hệ tài sản

Sau khi ly hôn, chia tải sản do các bên thỏa thuận; nếu bên khơng thỏa

thuận được thì u cầu Tòa án giải quyết, tài sản riêng của bên nào thuộc sở hữu bên đó. Tài sản chung của vợ chồng về ngun tắc chia đơi nhưng có xem xét

<small>hồn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, cơng sức đóng góp của mỗi bên vào</small>

việc xác lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ chồng trong gia đình coi như lao động có thu nhập. Bảo vệ quyền lợi ích hợp của vợ, con chưa

thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, khơng

<small>có khả năng lao động và khơng có tài sản tự ni mình. Bảo vệ lợi ích chính</small>

đáng mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động thu nhập.

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Tiểu kết Chương 1

Ké từ khi Luật HN&GD năm 2014 ra đời và có hiệu lực cho đến nay, các

quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng như các hoạt động chia tài sản chung của vợ chồng trong kinh doanh đã phát huy được hiệu quả, góp phần củng cơ chế độ hơn nhân và gia đình Việt Nam; bảo vệ

được quyền và lợi ích của vợ chong, các thành viên trong gia đình va lợi ich của

bên thứ ba. Sự riêng biệt về tài sản giữa vợ và chồng khi chia toàn bộ tài sản

chung hoặc chia một phần khối tài sản chung tạo điều kiện cho người trực tiếp kinh doanh có một khối tài sản của riêng, khơng bị phụ thuộc vào người còn lại.

Họ chủ động về vốn và chủ động thực hiện công việc kinh doanh. Việc chia tài

sản chung vợ chồng trong hoạt động kinh doanh thê hiện quyền tự do của vợ

chồng đối với tai sản chung, đồng thời tạo điều kiện cho vợ chồng có thé tiếp tục

phát triển doanh nghiệp, phù hợp với nền kinh tế đang phát triển.

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<small>Chương 2</small>

THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIEN CHIA TÀI SAN KINH

DOANH CHUNG CUA VQ CHONG Ở VIỆT NAM

2.1. Căn cứ chia tài sản chung của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh khi

<small>ly hôn.</small>

Về nguyên tắc, TSCCVC sẽ được chia đôi khi ly hôn. Tuy nhiên, để đảm

bảo sự công băng cũng như quyên và lợi ích hợp pháp khác của vợ, chồng, việc phân chia này phải dựa trên các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật HNGD

2014. Việc áp dụng những căn cứ này được hướng dẫn cụ thể hơn tại Thông tư

liên tịch số 01/2016/TTLT - TANDTC - VKSNDTC - BTP như sau: “Hoàn cảnh

của gia đình và của vợ, chồng: là tình trạng về tài sản, năng lực chủ thé, khả năng

tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng và các thành viên trong gia đình mà

vợ chồng có nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng”.

Bên nào gặp khó khăn hơn sẽ được chia phần tài sản nhiều hơn, hoặc được ưu tiên nhận tài sản để bảo đảm duy trì, ơn định cuộc sống của họ. “Cơng sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tai sản chung:

bao gồm mọi sự đóng góp băng tài sản, công sức của vợ, chồng vào khối tài sản

<small>chung”.</small>

Sự đóng góp này có thể thực hiện dưới hình thức trực tiếp bằng việc góp tài

sản riêng vào khối tài sản chung, hoặc bang suc lao động dé sửa chữa, cải tạo, tu bổ làm tăng giá trị của TSCCVC... Ngồi ra Luật HNGĐ 2014 có quy định rất đáng lưu ý, đó là coi “lao động của vợ, chồng trong gia đình như lao động có thu

“Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề

nghiệp dé các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập: nghĩa là việc chia tài sản phải bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh, nghề nghiệp không bị gián

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

đoạn bằng cách người nào đang sử dụng tài sản thì sẽ được chia tài sản đó, và họ phải thanh toán phần giá trị tài sản chênh lệch cho bên kia”.

Quy định này hoàn toàn hợp lý, bởi nếu không theo cách chia này, việc kinh doanh, sản xuất và hoạt động nghề nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, và trong một số trường hợp thậm chí là khơng thể tiếp tục được.

Có một điểm cần lưu ý khi áp dụng căn cứ này, đó là việc chia tài sản theo nguyên tắc này không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiêu của vợ, chồng

và con khơng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

“Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng: là lỗi của

vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng mà vi phạm này là nguyên

nhân trực tiếp dẫn đến ly hôn”.

Các yêu tố được nêu trên mang tính định tính, nên sẽ có nhiều khó khăn

<small>trong việc áp dụng cũng như đánh giá việc áp dụng các quy định trên có chính</small>

xác, hợp lý hay không. Do vậy Thâm phán không những cần phải nắm vững quy định mà còn phải kiểm tra và hiểu chính xác các thơng tin liên quan đến tài sản

<small>như: cơng sức đóng góp,</small>

Đây được coi là quy định rất tiến bộ bởi thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, vì rất nhiều gia đình vẫn khơng coi trọng đóng góp của người phụ nữ trong việc

quán xuyến, chăm lo cơng việc nội trợ gia đình, vì khơng có thu nhập, cịn kinh tế sẽ thuộc sở hữu của người chồng làm ra. Sẽ là bất công đối với người phụ nữ

<small>khi công sức họ bỏ ra trong thời kỳ hôn nhân này sé không được coi là lao động</small>

có thu nhập khi đánh giá chia tài sản chung khi ly hôn. Cần lưu ý, việc đưa ra

<small>chứng cứ chứng minh lỗi là trách nhiệm của bên còn lại, và lỗi ở đây phải là là</small>

nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ly hơn, như cơ tình tau tán tài sản, cờ bạc, rượu chè, có hành vi ngoại tình, bạo lực gia đình... Những lỗi khơng phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ly hôn thì khơng phải là căn cứ xem xét, đánh giá khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hơn.

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Có thể nói, Luật HNGD 2014 đã kế thừa và dần hoàn thiện các nguyên tắc chia tài sản chung khi vợ chồng ly hôn, tạo cơ sở pháp lý để đảm bảo sự công

bằng và hai hịa lợi ích giữa vợ, chồng, người thứ ba cũng như các chủ thể khác

có liên quan trong việc phân chia TSCCVC khi họ ly hôn, nhất là khi tình trạng ly

hơn ngày cảng có xu hướng tăng cao và các tranh chấp về phân chia TSCCVC khi ly hôn ngày càng phổ biến.

Quyển yêu cau chia tài sản chung của vợ chong đưa vào kinh doanh khi ly

<small>hôn</small>

Trong thời kỳ hôn nhân cũng như khi ly hôn, vợ chồng có quyền thỏa thuận

chia một phần hoặc tồn bộ tải sản chung, nếu khơng thỏa thuận được thì có quyền u cầu Tịa án giải quyết. Điều 64 Luật HNGĐ 2014 chỉ đề cập đến phương thức chia tài sản chung đưa vào kinh doanh chứ không đề cập đến quyền yêu cầu chia tài sản. Với những quy định trên, có thê thấy khi vợ chồng ly hôn, tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh chỉ được chia khi vợ chồng có thỏa

thuận hoặc có u cầu Tịa án chia.

Như vậy, ngay cả các thành viên cùng kinh doanh hoặc người có quyền lợi liên quan đến tài sản chung cũng khơng có quyền yêu cầu chia tài sản chung.

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được quy định tại Điều 51 Luật HNGD 2014, theo đó khơng chỉ vợ, chồng mà “cha, mẹ, người thân thích khác cũng có

qun u cầu Tịa án giải quyết ly hơn”.

Việc cha, mẹ, người thân thích khác của vợ, chồng có được quyền yêu cầu

chia TSCCVC đồng thời với u cầu giải quyết ly hơn khơng thì khơng được đề

cập trong Luật HNGD 2014. Bên cạnh đó, trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thi TSCCVC được chia đôi khi có yêu cầu về chia di sản, “trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản”.

Quy định này không đề cập đến quyền yêu cầu chia tài sản chung, nhưng thông qua việc đề cập đến quyền yêu cầu chia di sản, có thé thay TSCCVC vẫn

<small>được chia ngay cả khi vợ, chơng khơng có u câu.</small>

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Phương thức chia tài sản chung của vợ chong đưa vào kinh doanh khi ly

Về nguyên tắc, khi ly hôn TSCCVC được chia đôi. Tuy nhiên, có những tai

sản là vật khơng chia được; có những tài sản có thể chia được, nhưng nếu chia sẽ làm sụt giảm giá trị của tài sản, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hoặc quyền

lợi của các chủ thé liên quan. Do đó, pháp luật HNGD có đưa ra nguyên tắc: “Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng

hiện vật thì chia theo giá tri; bên nào nhận phần tài sản băng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh tốn cho bên kia phần chênh lệch”.

<small>Như vậy, phương thức chia TSCCVC được coi là một trong những nguyên</small>

tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hơn. Quy định này góp phần giảm

những hệ quả xấu có thé xảy ra khi chia TSCCVC đến mức thấp nhất, đồng thời

giúp cho Toà án thuận lợi hơn trong việc phân chia tài sản mà không làm mất đi

<small>gia tri sử dụng của tài san đó.</small>

Tuy nhiên, việc chia tài sản theo giá trị lại dẫn đến một vấn đề khác, là cần định giá chính xác tài sản chung. Trên thực tế, đây là việc không phải đơn giản, và thường là một trong những nội dung tranh chấp giữa các bên. Dé giảm bớt loại tranh chấp này, Hội đồng thâm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn “việc

xác định giá trị khối tài sản chung của vợ chồng hoặc phần giá trị mà họ phải thanh toán, họ được hưởng là căn cứ vào giá giao dịch thực tế tại địa phương vào

thời điểm xét xử”.

Quy định này giúp các Tòa án thống nhất trong đường lỗi xét xử, tuy nhiên

<small>không phải lúc nào cũng xác định được giá trị của một tài sản theo giá giao dịch</small>

thực tế tại địa phương.

“Thứ nhất, đối với những tài sản không phổ biến, không phải địa phương

<small>nào cũng thường xuyên có giao dịch. Ngay cả khi tài sản cùng loại, giá tri giao</small>

dịch tại các địa phương khác nhau cũng sẽ khác nhau, ví dụ giá trị tài sản là bắt

động sản trên thực tế là rất phức tạp. Thứ hai, nếu việc thanh toán phần chênh

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<small>lệch giá tri tài sản bị bên nhận được hiện vật kéo dài thì bên cịn lại sẽ thiệt thoi,</small>

và điều này dé làm cho tranh chấp kéo dài, khó giải quyết”. Do đó, nội dung này

cần được tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới.

2.2 Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong hoạt động kinh

Việc xác định tai sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, trách nhiệm tài

sản của vợ chồng, về nguyên tắc phải xuất phát từ các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, dựa vào căn cứ thời kỳ hơn nhân và nguồn gốc tài sản. Khi vợ

chồng tham gia vào các hoạt động kinh doanh khác nhau thì quyền tai sản của vợ

chồng còn bị điều chỉnh bởi hệ thống các luật khác có liên quan trong từng lĩnh vực cụ thê. Vì vậy, xác định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng phải xem xét kết

<small>hợp các quy định của Luật Hơn nhân và gia đình và các luật khác có liên quan, đặc</small>

biệt là luật doanh nghiệp, luật thương mại, luật kinh doanh bảo hiểm, Luật kinh doanh bắt động sản, Luật Dân sự, Luật chứng khốn...

Thực tiễn cho thay vợ chồng có thể tham gia nhiều hoạt động sản xuất

kinh doanh khác nhau dưới những hình thức khác nhau, ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Vợ chồng có thé cũng tham gia hoạt động kinh doanh bằng tài sản chung

hoặc có thể chỉ một bên thực hiện bằng tài sản riêng. Vợ chồng có thể đầu tư

trực tiếp qua việc góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc đầu tư gián tiếp qua ngân hàng, mua bán chứng khoán, tham gia quan hệ bảo hiểm...Các loại hình doanh nghiệp mà vợ chồng thành lập, hoặc với tư cách là cơ đơng rất đa dạng, có thé là doanh nghiệp tư nhân, có thé là cơng ty TNHH, công ty cô phan, công ty hợp danh. Khi tham gia các loại hình doanh nghiệp, tài sản của vợ chồng đưa vào

doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp và điều lệ cơng ty.

Vì vậy, để xác định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng khi chia tài sản

<small>trong kinh doanh, cũng như xác định trách nhiệm của họ khi tham gia vào kinh</small>

doanh cần xác định: thứ nhất, nguồn vốn góp vào doanh nghiệp hoặc đưa vào các

hoạt động kinh doanh khác nhau là tài sản chung của vợ chồng hay là tài sản

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

riêng của mỗi bên. Thứ hai, lợi nhuận thu được qua hoạt động sản xuất kinh doanh đó là hoạt động chung của vợ chồng hay hoạt động riêng của mỗi bên, và phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà vợ chồng lựa chọn để kinh doanh; thứ ba là khi vợ chồng tham gia kinh doanh trong từng lĩnh vực thì xác định quyền

sở hữu tài sản của vợ chồng phải căn cứ trước tiên vào sự điều chỉnh của pháp

luật trong lĩnh vực đó. Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra một số nguyên tắc chia

tài sản chung của vợ chồng trong kinh doanh và trách nhiệm về tài sản của vợ

chồng trong hoạt động kinh doanh như sau: nếu vợ chồng thoả thuận bằng văn bản dùng tai sản chung dé đầu tư kinh doanh thì cần xác định rằng sự thoả thuận đó là cơ sở pháp lý dé xác định mọi tài sản, lợi nhuận phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh là tài sản chung và vợ chồng có trách nhiệm chung về tài

sản đối với hoạt động kinh doanh đó, dù chỉ có một bên vợ hoặc chồng là người

trực tiếp tham gia đầu tư kinh doanh, là thành viên góp vốn hay là chủ doanh

<small>nghiệp. Sau khi chia tài sản chung, thì tài sản, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ hoạt</small>

động kinh doanh đó là tài sản riêng của vợ chồng, trừ trường hợp có thoả thuận

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 59 Luật HN&GD năm 2014: Nếu vợ chồng lựa chọn tài sản chung của vợ chồng theo chế độ thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hơn được áp dụng theo thỏa thuận đó nếu thỏa thuận khơng day đủ, khơng rõ rang thì áp dụng các quy định tương ứng của luật định dé giải

quyết. Trường hợp, chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết

<small>tài sản sẽ ưu tiên, căn cứ trên cơ sở thỏa thuận của các bên. Pháp luật tôn trọng</small>

quyền tự định đoạt tài sản của vợ chồng va cho phép vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng nhưng thỏa thuận đó phải tn thủ theo ngun tắc bình đăng của vợ chồng về tài sản, tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng và

<small>không được trái với quy định pháp luật, đạo đức xã hội.</small>

<small>29</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<small>Trên cơ sở của ngun tặc vợ, chơng có qun bình đăng trong việc hưởngcác quyên dân sự nói chung và qun sở hữu tài sản nói riêng, vợ chơng đượcthỏa thuận chia tài sản chung hoặc yêu câu Tòa án chia.</small>

Thực tế cho thấy, bên cạnh trường hợp thuận tình ly hôn, khi giải quyết tài sản của vợ chồng trong vụ án ly hơn, Tồ án cũng ưu tiên cho các bên thoả thuận phân chia. Ví dụ, Quyết định giám đốc thâm số: 19/2018/HN-GDT về “V/v xin

ly hôn” của Toà án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chi Minh trong vu án ly hôn giữa bà Lý Thị Bước (nguyên đơn) và ông Dương Văn Tiên (bị đơn): Liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng là quyền quản lý, sử dụng 02 sạp liền nhau số 03, 04 lô A chợ Long Sơn Ngọc của Ban quản lý chợ cho vợ chồng

ông Tiền, bà Bước thuê để mua bán vải sợi, quần áo, giày dép... và vợ chồng cùng kinh doanh tại 02 sạp này Đối với tài sản là 02 sạp chợ liền nhau số 03, 04 do vợ chồng bà Bước và ông Tiền thuê để kinh doanh và giá trị tài sản có trong hai sạp, hai người đã thống nhất được với nhau cách thức phân chia nên Tồ án

tơn trọng sự thoả thuận này. Theo đó, bà Bước và ông Tiền thống nhất theo biên

bản thoả thuận ngày 18/4/2014 là tổng giá trị tài sản trong hai sạp là 200.000.000

đồng, ơng Tiền đã nhận tồn bộ tài sản và có nghĩa vụ thanh tốn 1/2 giá trị cho

bà Bước là 100.000.000 đồng. Ngoài ra, bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của

mỗi bên, ông bà thoả thuận mỗi người nhận 01 sạp để quản lý, sử dụng cho đến khi hết hợp đồng với Ban quản lý chợ và đã thực hiện xong việc chia sạp. Riêng đối với những tài sản chung khác mà hai vợ chồng khơng thoả thuận được, Tồ

án tiến hành giải quyết phân chia theo luật định trên cơ sở yêu cầu của các bên.

Có thê thấy, trong vụ việc này nhìn từ sự kiện vợ chồng kinh doanh chung, có

thé suy luận vợ chồng đã có sự thống nhất đưa tài sản chung vào tham gia hoạt

động kinh doanh nói trên và theo quy định tại Điều 25 Luật HNGĐ năm 2014,

vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là đại diện hợp pháp của nhau

trong quan hệ kinh doanh, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Có thể thấy răng, tòa án ưu tiên sự thỏa thuận của vợ chồng nếu có yêu câu chia tài sản chung.

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Mặt khác, nếu không thỏa thuận được, yêu cầu tòa án chia va dé đảm bảo việc phân chia tài sản chung của vợ chồng được thực hiện công bằng, phù hợp với thực tế, khoản 2 Điều 59 LHN&GD năm 2014 được hướng dan tại khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT - TANDTC - VKSNDTC - BTP quy định rang khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đơi

nhưng có tính đến các yếu tố sau đây dé xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được

<small>chia.</small>

Thứ nhất, hồn cảnh của gia đình và của vợ, chồng: là tinh trang về năng

<small>lực pháp luật, nang lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu</small>

nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có qun, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của LHN&GĐ. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hơn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ồn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và

<small>của vợ, chơng.</small>

Thứ hai, cơng sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát

triển khối tài sản chung là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, cơng việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài

sản chung. Sự đóng góp đó có thé trực tiếp bằng sức lao động hoặc tài sản mà người đó bỏ ra để tạo nên tài sản chung của vợ chồng như dùng tài sản riêng để

sửa chữa, cải tạo, tu b6 làm tăng giá tri của tài sản chung, tài sản riêng của mỗi

<small>bên đem nhập vào khơi tài sản chung của vợ chơng...</small>

Ngồi ra điểm mới rat đáng lưu ý trong LHN&GD năm 2014 chính là việc

thừa nhận lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập. Day được coi là quy định rất tiễn bộ bởi thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, vi rất nhiều gia đình vẫn khơng coi trọng đóng góp của người phụ nữ trong việc quán

<small>xuyên, chăm lo công việc nội trợ gia đình, vì khơng có thu nhập, cịn kinh tê sẽ</small>

<small>31</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

thuộc sở hữu của người chồng làm ra. Sẽ là bất công đối với người phụ nữ khi

<small>công sức họ bỏ ra trong thời kỳ hôn nhân này sẽ không được coi là lao động cóthu nhập khi đánh giá chia tài sản chung khi ly hôn. Quy định trên của LHN&GD</small>

đã phần nào khắc phục được hạn chế nêu trên, theo đó người chăm lo cơng việc

<small>gia đình vẫn được coi là lao động có thu nhập .</small>

Thứ ba, bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh

và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh

toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghé nghiệp không được

ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên,

con đã thành niên nhưng mat năng lực hành vi dân sự.

Vi du: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc 6 tô người chồng đang chạy xe taxi tri giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ơ tơ cho người chồng đề họ

tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.

Thứ tw, lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hơn. Cần lưu ý, lỗi ở đây có thé là khơng chăm lo làm ăn, cố tình tau

tán tài sản, cờ bạc, rượu chè, có hành vi ngoại tình, bạo lực gia đình... mà các lỗi này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ly hơn, nếu một bên có lỗi nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ly hơn thì khơng xem xét, đánh giá khi chia tài

sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

<small>32</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Tuy nhiên, để chứng minh được lỗi của bên đối phương thì chủ thể bên kia phải cung cấp được chứng cứ chứng minh cho Tòa án về những lỗi vi phạm

quyên, nghĩa vụ đó. Những hành vi vi phạm sẽ là một trong những căn cứ được

Tòa án xem xét khi phân chia tài sản. Căn cứ vào mức độ lỗi vi phạm quyên, nghĩa vụ Tòa án xem xét chia tài sản theo hướng người nào có lỗi, lỗi nhiều hơn

<small>thì sẽ nhận được tai sản ít hon.</small>

Các yếu tô được nêu trên là những quy định mang tính định tính, do vậy

nó khơng những địi hỏi Tham phán phải năm vững các quy định của pháp luật mà còn phải thu thập, kiểm tra kĩ mọi vấn đề liên quan tới tài sản: hoàn cảnh các

bên, cơng sức đóng góp... Cũng như phải có sự hiểu biết đúng đắn, chính xác và

day đủ về các tiêu chi này nhằm chia tài sản được chính xác, tránh những sai sót, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên. Trên thực tế, để xác định cơng

<small>sức đóng góp của các bên Tịa án thường căn cứ vào mức thu nhập của các bên,</small>

xem xét công việc của các bên, nguồn gốc của tài sản chung của vợ chồng... Tuy nhiên, khi xem xét mức thu nhập của các bên, Tòa án cũng cần lưu ý đến mức

đóng góp thực tế của vợ chồng vi khơng phải trường hợp nao có thu nhập cao là đương nhiên đóng góp vào khối tài sản chung của gia đình nhiều hơn người có thu nhập thấp hơn. Ngồi ra, Tịa án cịn căn cứ vào nguồn gốc tài sản chung

của vợ chồng. Trong trường hợp, vợ hoặc chồng đem tài sản riêng của mình

<small>nhập vào khơi tài sản chung.</small>

Mặt khác, một quy định pháp luật dé cập đến là “bdo vệ loi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất kinh doanh và nghề nghiệp dé các bên có điều

kiện tiếp tục lao động tạo ra thu nhập” [24, Điều 59]. Đối với những tài sản là tư liệu sản xuất, công cụ lao động phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp của bên nào thì khi chia tài sản sẽ chia cho bên đó, bên cịn lại

sẽ được trả băng số tiền tương ứng. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi nếu thực hiện việc chia tư liệu sản xuất sẽ làm cho các bên khó có thê tiến hành sản xuất, kinh doanh hoặc không thể tiếp tục sản xuất kinh doanh. Chang hạn nếu tài sản

<small>33</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

chung là nhà xưởng do người chồng đang thực hiện việc quản lý, kinh doanh. Khi ly hôn, vợ yêu cầu chia đôi nhà xưởng cùng các tư liệu sản xuất khác. Nếu thực hiện theo yêu cầu này của người vợ thì hoạt động sản xuất khó có thể thực hiện được hoặc khơng thể diễn ra bình thường dẫn đến khơng chỉ ảnh

hưởng đến cơng việc của người chồng mà có thể cả những người lao động tại nhà xưởng sản xuất đó, người chồng có khả năng sản xuất thì khơng có đủ tư liệu để sản xuất, người vợ khơng có khả năng quản lý, kinh doanh dẫn đến

không sử dụng hiệu quả các tư liệu sản xuất, kinh doanh được phân chia. Chính vì vậy cần có quy định này dé bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản

xuất, kinh doanh và nghề nghiệp của họ khi chia tài sản chung của vợ chồng do

<small>ly hôn.</small>

2.3. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản kinh doanh chung vợ chồng.

Ly hôn sẽ làm chấm dứt chế độ tài sản chung của vợ chong. Viéc chia

tài san chung là điều kiện cần thiết đảm bảo điều kiện sống của mỗi bên sau khi ly hôn. Nếu như kết hôn là một trong những sự kiện pháp lý xác lập chế độ tài sản chung của vo chong thì ly hơn là một sự kiện pháp lý cham dứt chế độ tài

sản chung của vợ chồng. Vợ chồng có thé tự thỏa thuận chia tài sản chung của vo chồng hoặc thỏa thuận tại Tịa án khi ly hơn. Sau khi chia tài sản chung của

VỢ chồng, tài sản chia cho bên nào sẽ thuộc sở hữu riêng của bên đó. Theo

Khoản 1, Điều 40 Luật HN&GD năm 2014 thì hoa lợi lợi tức thu được từ phần tài sản riêng của mỗi người sẽ thuộc tài sản riêng của người đó. Tuy nhiên

<small>luật hơn nhân gia đình năm 2014 vẫn chưa quy định cách tính hoa lợi, lợi tức</small>

phát sinh từ tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn chưa chia thì xác định quyền

sở hữu của vợ, chồng đối với phần tài sản này như thế nào. Tuy nhiên có thể

áp dụng nguyên tắc, xác định tài sản riêng của mỗi người kể từ thời điểm ly

hôn, quan hệ sở hữu chung hợp nhất chấm dứt. Nếu tài sản chung của vợ chồng chưa chia sẽ trở thành tài sản chung theo phần của họ. Phần hoa lợi, lợi

<small>34</small>

</div>

×