Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về dịch vụ công chứng ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.73 MB, 93 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

TRẢN THANH LOAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đồng Ngọc Ba

HÀ NỘI - NĂM 2016

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>lôi xin cam đoan đáy là cơng trình nghiên cứu khoa hoc của riêng tơi. CácSỐ liệu, ví đụ và trích dán trong luận văn bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trungthực. Những két luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bo trong bat</small>

<small>kỳ công trình nào khác.</small>

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Tác giả Luận văn

TS. Đồng Ngọc Ba Trần Thanh Loan

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn

<small>liên với đât</small>

Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày

<small>24/9 2013 của Chính phủ quy định xửphat vi phạm hành chính trong lĩnh vực</small>

bồ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hơn

<small>nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phásản doanh nghiệp, hợp tác xã (được sửa</small>

đổi bổ sung bởi Nghị định số

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều

<small>của Luật công chứng</small>

Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày

<small>25/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp</small>

Hướng dẫn thi hành một số điều của <small>trưởng Bộ Tài chính, Bộ Tu pháp hướng</small>

dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý

<small>và sử dụng phí cơng chứng (đã được sửa</small>

đổi, bơ sung bởi Thông tư liên tịch số

<small>115/2015/TTLT-BTC-BTP ngày11/8/2015)</small>

Thông tư số 11/2012/TT-BTP ngày

<small>20/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp</small>

ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề

Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày

<small>29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tai. eececccccecccecscecsesescscsesesscscsesecscsvsesaescssstscsnsaesvseseees 1 2. Tình hình nghiên cứu dé tài...- cscsccsceescssseessscsesescsvsessssescsssesesesseeees 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Luận văn ...-- ¿2 2 s+s+£+£zcz£zczzx+xez 2

<small>4, Mue dich nghiÊn: ett GÚN Laat 'VỒ TH: cas cesctenassan.annsaaosnncos se eas scancuevash 213-3406 0060006388 75 3x các nâu hồi nghiện. gứu. Gửa LUG: VA cesses. gi giang On execu icenenssc.ms cancers sb exe 3</small>

6. Các phương pháp nghiên cứu áp dung dé thực hiện Luận Van ... 4 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn... - 2-5 2+s+cx+zcszse2 4 8. Bố cục của Luận VĂắn... . --- C11210 2 111111131 11111015 1111111 cv cu 4 CHƯƠNG 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE VAN PHỊNG CƠNG CHUNG...5 VÀ PHAP LUAT VE VĂN PHỊNG CƠNG CHUNG 5 1.1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động cơng chứng và Văn phịng cơng chứng ... 5 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động công Chứng...-....---- << <<++ 5 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của Văn phịng cơng chứng...--- 10 1.2. Pháp luật về Văn phịng cơng chứng ...-- - + 2s +S2+E+E££EzE+EeEzxzrsree 14 1.3. Q trình hình thành và phát triển Văn phịng công chứng ở Việt Nam... 16 CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT HIỆN HANH VE TO CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CUA VĂN PHỊNG CƠNG CHỨNG 20 2.1. Ngun tắc quan lý nhà nước đối với Văn phịng cơng chứng... 20 2.1.1. Ngun tắc bảo đảm pháp chế Xã hội chủ nghĩa trong quản lý hoạt

<small>động của Văn phòng CONG CHỨHg... c3 E*33331535555111 111111111 xks 20</small>

2.1.2. Nguyên tac bảo dam sự quản lý nhà nước đối với Van phịng cơng chứng... 20 2.1.3. Nguyên tắc bảo đảm sự độc lập và tự chịu trách nhiệm của công chứng

<small>viên trong thực hiện hoạt động công chứng ... c2 21</small>

2.2. Quy định về tô chức Van phịng cơng Ching ...cececeeeeeeeceeseeeseseseeteeeeeeeeeees 21

<small>2.2.1. Dia vị pháp lý của Văn phịng cơng Chứng...-sssssssss +: 212.2.2. Thanh lap và đăng ký hoạt động Văn phịng cơng chứng... 23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

2.2.4. Chuyển doi Văn phịng cơng chứng do một công chứng viên thành lập... 27 2.2.5. Hợp nhất, sáp nhập và chuyển nhượng Văn phịng cơng chứng... 29 2.2.6. Cham dứt hoạt động Văn phịng cơng chứng...---:©s+scscscscs: 35 2.2.7. Qun và nghĩa vụ của Văn phịng cơng chứng...--- 36 2.3. Quy định về hoạt động Văn phịng cơng chứng...---- 2 2 s+s+£zc+¿ 37 2.3.1. Nguyên tắc hành ngh công chứỨng...- + + c2 222tr 37 2.3.2. Việc hành nghệ công chứng của công chứng viên...--: s55: 44 2.3.3. Công chứng hop dong, giao dịch, bản dịch...-ccccs se: 31

<small>2.3.4. Chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ky cá nhân trong</small>

giấy tờ, văn bẩH... St E1 1EE111111111111112 E211 ng 11H re 53 2.3.5. Cơ chế tai chính của Văn phịng cơng chứng... se cccsa 34 2.3.6. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên... 55 2.4. Những tồn tại, hạn chế của pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động Văn

<small>0005001509105: 2117177... ... 57</small>

2.4.1. Vẻ hệ thong văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực công chứng... 37 2.4.2. Về công tác quản lý nhà nước đối với Văn phịng cơng chứng... 59 2.4.3. Vé chất lượng đội ngũ công chứng VieN.ceeccccccccccscscsvsesssesevsvsvseseeeeees 63 2.4.4. Vé chuyển đổi Phịng cơng chứng thành Van phịng cơng chứng, chuyển đổi Văn phịng cơng chứng do một cơng chứng viên thành lập thành Văn

<small>phịng cơng chứng hoạt động theo loại hình cơng ty hợp danh... 66CHƯƠNG 3 70</small>

GIẢI PHÁP HOÀN THIEN VÀ BAO DAM HIỆU QUA THI HÀNH... 70 PHAP LUAT VE TO CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG VAN PHỊNG CƠNG CHUNG

3.1. Giải pháp hồn thiện pháp luật về Văn phịng cơng chứng ... 70 3.2. Giải pháp bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật về Văn phịng cơng chứng... 72 3.2.1. Tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước đổi với Văn phịng

<small>21/1504/7/7/-0EEEERRE¬... 73</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

3.2.3. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

1. Tính cấp thiết của đề tài

Các quy định pháp luật về công chứng được ban hành đã đánh dấu sự phát triển quan trọng trong tô chức thực hiện hoạt động công chứng, nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp và gop phan bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của các cá nhân tổ chức; 6n định và phát triển kinh tế - xã hội. Luật công chứng năm 2014 được Quốc hội thơng qua, có hiệu lực thi hành ké từ ngày 01/01/2015 là bước tiến quan trọng khắc phục những han chế, bất cập trong Luật công chứng năm 2006, hồn thiện thể chế cơng chứng ở nước ta được nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Kế thừa chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng, Luật công chứng năm 2014 đã tiếp tục phát triển mơ hình Văn phịng cơng chứng. Các quy định pháp luật về Văn phịng cơng chứng thê hiện sự thay đổi có tính bước ngoặt trong nhận thức về vai trò của Nha nước trong nền kinh tế thị trường và tầm quan trọng của việc xã hội hóa hoạt động cơng chứng trong việc cung cấp dịch vụ phục vụ yêu cầu của nhân dân. Xã hội hóa hoạt động cơng chứng là q trình nhà nước đổi mới phương thức tô chức hoạt động cơng chứng, Nha nước chỉ đóng vai trị quản lý nhà nước, từng bước chuyển giao hoạt động công chứng cho các cá nhân, tổ chức phi nhà nước thực hiện nhằm nâng cao hiệu qua công chứng, đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Mơ hình Văn phịng cơng chứng ra đời là kết quả của một quá trình nghiên cứu và thử nghiệm các biện pháp cải cách hành chính ở nước ta, tạo điều kiện cho người dân dễ

<small>tiép cận với dịch vụ công chứng.</small>

Sau gần hai năm triển khai thực hiện Luật công chứng năm 2014, chủ trương xã hội hóa hoạt động cơng chứng là hết sức đúng đắn, đội ngũ công chứng viên và tô chức hành nghề công chứng ở nước ta đã phát triển nhanh về số lượng va chất lượng. Tuy nhiên, tại Việt Nam đây là vẫn đề mới nên phải có một lộ trình để vừa

<small>thực hiện vừa rút kinh nghiệm trong việc vận hành Văn phịng cơng chứng và hồn</small>

thiện cơ chế quản ly của cơ quan nhà nước đối với các Văn phịng cơng chứng dé hạn chế tối đa những khiếm khuyết có thể xảy ra. Đồng thời, sau một thời gian hoạt <small>động, Văn phịng cơng chứng cũng gặp phải những khó khăn khơng nhỏ như: Tâm</small> lý e dè chưa tin tưởng của khách hàng đối với loại hình dịch vụ của Văn phịng cơng

chứng, chưa có sự hợp tác, hỗ trợ của các cơ quan liên quan trong quá trình xử lý

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

“Pháp luật vé dich vụ công chứng ở Việt Nam” cụ thé là pháp luật về Văn phịng cơng chứng ở Việt Nam nhằm góp phần hồn thiện hơn trong tổ chức và hoạt động

<small>của Văn phịng cơng chứng ở nước ta.</small>

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Đối với phần lớn các nước phát triển trên thế giới, vấn đề tô chức và hoạt động của Văn phịng cơng chứng đã được quy định khá rõ ràng và cụ thể trong các văn bản pháp luật. Ở nước ta, mặc dù công chứng với tư cách là một hoạt động bô trợ tư pháp xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu nhưng trong thời gian qua đã có một số

<small>đê tài nghiên cứu như sau:</small>

- Luận án tiến sĩ luật học “Nghiên cứu so sánh pháp luật về công chứng một số nước trên thé giới nhằm góp phan xây dung luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về công chứng ở Việt Nam hiện nay”, mã số: 62380101 của tác giả Tuấn

<small>Đạo Thanh năm 2008;</small>

<small>- Luận văn thạc sỹ “Xã hội hóa cơng chứng ở Việt Nam hiện nay - một sô van</small>

dé ly luận và thực tiễn ” của tác giả Nguyễn Quang Minh năm 2009.

<small>Nhìn chung, trên phương diện khoa học quản lý hành chính cơng, chưa có các</small>

đề tài nghiên cứu chun sâu về pháp luật đối với Văn phịng cơng chứng. Luật cơng chứng là cơ sở pháp lý quan trọng để nhà nước quản lý các giao dịch dân sự, tuy nhiên, do biến động của tình hình thực tiễn có nhiều vẫn đề mà Luật công chứng chưa tiên liệu được, van dé đặt ra là làm thé nào dé Văn phịng cơng chứng hoạt động hiệu quả, phát triển bền vững và đáp ứng chủ trương xã hội hóa hoạt động

<small>công chứng.</small>

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Luận văn

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là pháp luật tổ chức và hoạt động Văn phịng cơng chứng ở Việt Nam, xem xét các vấn đề lý luận về Văn phịng cơng chứng dưới góc độ Luật học. Sau khi đã nam rõ về bản chất của Văn phòng cơng chứng, dé tài sẽ tập trung phân tích các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của Văn phịng cơng chứng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành các quy định pháp luật về Văn phịng cơng chứng.

Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về tổ

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<small>pháp luật hiện hành đang có hiệu lực thi hành như: Luật cơng chứng năm 2014,</small>

Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng: Nghị định số

<small>110/2013/ND-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh</small>

vực bồ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hơn nhân va gia đình, thi hành án dân sự, pha sản doanh nghiệp, hop tác xã (đã được sửa đổi, bố sung bởi Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015); Thông tư số 04/2015/TT-BTP ngày 15/04/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng: Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/06/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng: Thông tư liên tịch số

<small>08/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 19/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Tư</small>

pháp hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cơng chứng (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư liên tịch số 115/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 11/8/2015); Thông tư số 11/2012/TT-BTP ngày 20/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy tắc đạo đức hành nghé công chứng...

<small>4. Mục đích nghiên cứu của Luận văn</small>

Luận văn nghiên cứu pháp luật về tô chức và hoạt động của Văn phịng cơng chứng dé thay được những mặt han chế, bat cập. từ đó đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện, bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật về Văn phịng cơng chứng. Cùng với tiễn trình hội nhập kinh tế quốc tế và tồn cầu hóa, địi hỏi chúng ta phải ra sức nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế, tham gia có hiệu quả vào sự phân công lao động quốc tế. Đề làm được việc đó, chúng ta cần phải có những chính sách phát triển nhanh, mạnh và có hiệu quả đối với các dịch vụ pháp ly, trong đó có hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng, bảo đảm an tồn pháp lý cho các giao dịch, góp phan tích cực vào việc phòng ngừa tranh chấp và vi phạm pháp luật. Từ đó, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

<small>5. Các cau hỏi nghiên cứu của Luận văn</small>

- Văn phòng cơng chứng ở Việt Nam đã hình thành và phát triển như thế nào? - Hãy nêu các quy định pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động của Văn

<small>phịng cơng chứng?</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

hiện nay có những hạn chế, bat cập gi và giải pháp khắc phục hạn chế, bat cập đó? 6. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng dé thực hiện Luận văn

Dựa trên cơ sơ lí luận là các nguyên tắc phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới, Luận văn kết hợp sử dụng các biện pháp tổng hợp, phân tích, đối chiếu, so sánh, khái quát để giải quyết nội dung khoa học của đề tài.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn

Là cơng trình nghiên cứu về pháp luật tổ chức và hoạt động Văn phịng cơng chứng, Luận văn có một số đóng góp khoa học mới sau:

- Phân tích những bat cập, hạn chế của các quy định pháp luật hiện hành về tổ

<small>chức và hoạt động của Văn phòng công chứng;</small>

- Đề xuất được hệ thống giải pháp nhằm hồn thiện quy định pháp luật về Văn phịng cơng chứng nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về tổ chức và

<small>hoạt động của Văn phịng cơng chứng trong thời gian tới.</small>

8. Bố cục của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết câu với 3 chương như sau:

- Chương 1. Những van đề lý luận về Văn phòng cơng chứng và pháp luật về

<small>Văn phịng cơng chứng</small>

- Chương 2. Thực trạng pháp luật về tổ chức và hoạt động của Văn phịng

<small>cơng chứng</small>

- Chương 3. Giải pháp hồn thiện và bảo đảm hiệu quả thi hành pháp luật về tổ chức và hoạt động của Văn phịng cơng chứng

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE VĂN PHÒNG CONG CHUNG VA PHAP LUAT VE VAN PHONG CONG CHUNG

1.1. Khai niệm, đặc điểm hoạt động công chứng va Văn phịng cơng chứng 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động công chứng

<small>1.1.1.1. Khải niệm hoạt động công chứng</small>

Việc xác định chính xác bản chất cơng chứng có một vai trò lý luận và thực tiễn quan trọng, khơng những ảnh hưởng mang tính quyết định đến mơ hình tơ chức,

cơ chế hoạt động mà căn cứ vào đó người ta cịn khăng định được phạm vi, nội dung

công chứng và quyền, nghĩa vụ của những cá nhân được nhà nước giao thực hiện quyền năng này. Hoạt động công chứng, chứng thực ở nước ta xuất hiện từ rất sớm. Từ năm 1858 đến năm 1954 đã tồn tại thể chế công chứng Pháp tại Đông Dương,

<small>trong đó có Việt Nam và tập trung ở Sài Gịn. Các công chứng viên là công chức</small>

người Pháp ở nhiều cơ quan khác nhau với nhiệm vụ chủ yếu là công chứng hợp đồng mua bán bất động sản ở Pháp. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công và thiết lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1945, bằng việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 59/SL ngày 15/11/1945 về việc ấn định thể lệ thị thực các giấy tờ và Sắc lệnh số 85/SL ngày 29/02/1952 quy định thé lệ trước bạ về việc mua, bán, cho, đôi nhà cửa, ruộng đất đã chính thức đặt nền móng cho hoạt động

<small>cơng chứng, chứng thực ở nước ta.</small>

Khái niệm đầu tiên về công chứng đã được nêu tại Thông tư số 574/QLTPK

ngày 10/10/1987 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công tác cơng chứng nhà

nước, theo đó “Cơng chứng nhà nước là một hoạt động của Nhà nước, nhằm giúp công dân, các cơ quan, tô chức lập và xác nhận các văn bản, sự kiện có ý nghĩa

<small>pháp ly, hợp pháp hóa các văn ban, sự kiện do, lam cho các văn ban, sự kiện do có</small>

hiệu lực thực hiện”. Theo khái niệm này, cơng chứng được khẳng định mang tính quyền lực nhà nước và được cấu thành bởi hai bộ phận cơ bản là “lập và xác nhận

<small>văn bản, sự kiện có ý nghĩa pháp lý” cũng như “hợp pháp hóa” các văn bản và sựkiện đó.</small>

Đến khi Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/02/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về <small>tô chức và hoạt động công chứng nhà nước được ban hành, quan niệm vê công</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

45/HĐBT: “Cơng chứng nhà nước là việc chứng nhận tính xác thực các hợp đồng và giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi chung là các tổ chức), góp phần phịng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các hop đông và giấy tờ được công chứng có giá trị chứng cứ”.

Tại Điều 1 Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ về tổ chức và

<small>hoạt động công chứng nhà nước: “Công chứng là việc chứng nhận tính xác thực của</small>

các hợp đồng và giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ qun, lợi ích hợp pháp của cơng dân và cơ quan nhà nước, tô chức kinh tế, tô chức xã hội (sau đây gọi chung là tổ chức), góp phan phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các hop dong và giấy tờ đã duoc công chứng nhà nước chứng nhận hoặc Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyên chứng thực có giá trị chứng cứ, trừ trường hợp bi Tòa án nhân dân tuyên bố là vô hiệu ”. Theo khái niệm nay, chủ thê thực hiện công chứng vẫn không được xác định nhưng căn cứ vào quy định về giá trị pháp lý của các hợp đồng, giấy tờ đã được chứng nhận, chủ thé công chứng bao gồm “công chứng nhà nước” và “Ủy ban nhân dân cấp có thâm quyền”. Tuy nhiên, hợp đồng, giấy tờ đã được chứng nhận hoặc chứng thực sẽ khơng cịn giá trị chứng cứ nếu bị Tòa án nhân dân tuyên bố vô hiệu. Tương tự như Nghị định SỐ 45/HDBT, giá trị thực hiện của văn bản công chứng không được đề cập đến, tính quyền lực nhà nước của công chứng chỉ được khang định thông qua chủ thé thực hiện công chứng. Tại khái niệm này, cụm từ “nhà nước” đã không xuất hiện trong

<small>khái niệm công chứng, các nhà làm luật đã tách biệt hành vi chứng nhận của côngchứng nhà nước và chứng thực của Uy ban nhân dân câp có thâm quyên.</small>

Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về cơng chứng, chứng thực đã thay thế Nghị định số 31/CP. Tại Nghị định này, khái niệm công chứng đã được sửa đổi: “Công chứng là việc phịng cơng chứng chứng nhận tính xác thực của hợp đồng được giao kết hoặc giao dịch khác được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác (sau đây gọi là hợp

đồng, giao dịch) và thực hiện các việc khác theo quy định cua Nghị định nay”. Lần

đầu tiên, chủ thể cơng chứng được khang định là Phịng công chứng. Việc quy định chủ thê thực hiện công chứng là tổ chức hành nghề cơng chứng (Phịng cơng chứng) cho thay ảnh hưởng to lớn của chế định công chứng các nước xã hội chủ nghĩa đến

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

thực luôn gắn liền với nhau và cùng được điều chỉnh chung trong cùng một văn bản

<small>quy phạm pháp luật.</small>

Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hệ thống pháp luật nói chung cũng như chế định cơng chứng nói riêng cũng đã có nhiều thay đổi nhăm đáp ứng được yêu cầu của xu hướng hội nhập, khu vực hóa và tồn cầu hóa. Trong bối cảnh này, Luật cơng chứng năm 2006 đã ra đời thay thế Nghị định số

<small>75/2000/NĐ-CP xác định: “Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính</small>

xác thực, tinh hợp pháp của hop dong, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đông, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tô chức tự nguyện yêu cẩu công chứng” (Điều 2). Như vay, chủ thé công chứng đã được khăng định là cá nhân công chứng viên; mục đích cơng chứng hướng đến khơng chỉ đơn thuần là “tính xác thực” mà cịn bao gồm cả “tính hợp pháp” của các hợp đồng, giao dịch. Sự thay đổi về chủ thé công chứng (từ tổ chức hành nghề sang công chứng viên) đánh dấu xu hướng chuyền đổi thiết chế công chứng Việt Nam từ mô hình tổ chức cơng chứng nhà nước sang mơ hình tổ chức công chứng hành nghề tự do.

<small>Hiện nay, khai niệm công chứng đã được mở rộng hơn tại Luật công chứng</small>

năm 2014: “Công chứng là việc công chứng viên của một tô chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, khơng trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cau công ching”. Lan đầu tiên, công chứng được mở rộng bao gồm cả chứng nhận tinh

<small>chính xác, hợp pháp của bản dịch.</small>

Như vậy, qua các giai đoạn khác nhau, khái niệm cơng chứng có một sé thay đổi nhất định. Sự thay đổi này không những thé hiện quan điểm chính thức của nha nước về bản chất cơng chứng mà cịn phản ánh kỹ thuật lập pháp, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội... của nước ta qua từng thời kỳ. Công chứng viên được nhà nước uy quyền, thay mặt cho nhà nước chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên khi giao kết hợp đồng, phòng ngừa rủi ro, tranh chấp và các tổ chức hành nghề công chứng chịu

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Việt Nam cũng giống như các nước đều quy định công chứng là hoạt động của cơ quan có thâm quyền xác nhận tính xác thực và tính hợp pháp của các hành vi

<small>pháp lý dân sự, sự kiện pháp lý và các văn bản pháp lý theo trình tự quy định của</small>

pháp luật. Như vậy, hoạt động cơng chứng có hai chức năng chính: thứ nhất là ngăn chặn các tranh chấp pháp lý. Việc chuẩn bị các văn bản công chứng mang lại băng chứng rõ ràng liên quan đến các quyền lợi hợp pháp của các bên trong hợp đồng, giao dịch và giúp ngăn chặn tranh chấp pháp lý. Thứ hai là giải quyết các tranh chấp pháp lý, các văn bản công chứng đáp ứng được những yêu cầu nhất định sẽ là cơ sở để một bên có quyền u cầu Tịa án giải quyết khi một bên khơng thực hiện nghĩa

<small>vụ của mình.</small>

1.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động công chứng

Từ khái niệm hoạt động công chứng cho thấy hoạt động cơng chứng có các

<small>đặc điêm cơ bản sau:</small>

Thứ nhất, cơng chứng mang tính cơng quyền. Cơng chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phịng ngừa tranh chấp; góp phan bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tô chức; ôn định và phát triển kinh tế xã hội. Đặc điểm nay thé hiện ở chỗ không phải bat kỳ ai cũng có thắm quyền thực hiện việc cơng chứng, chỉ khi nào cá nhân được cơ quan có thâm quyền bổ nhiệm làm công chứng viên mới được thực hiện công chứng. Đặc điểm này là lý do dẫn đến giá trị pháp lý của văn bản công chứng được quy định tại Điều 5 Luật cơng chứng năm 2014, theo

đó, hợp đồng, giao dịch được cơng chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên

<small>quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên</small>

kia có quyền u cầu Tịa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hop đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. Văn bản cơng chứng có giá trị chứng cứ, những tình tiết sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh. Bản dịch được cơng chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. Ngồi ra, cơng chứng khơng phải là một chế định mang tính chất hành chính hay mang tính chat tư pháp đơn thuần, mà là chế định bổ trợ tư pháp. Công chứng là việc công chứng viên thay mặt Nhà nước giúp đương sự thể hiện đúng, chính xác và hợp pháp ý chí của mình đồng thời chứng nhận sự thê hiện đó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

khơng sử dụng quyền lực cơng. Các cơng chứng viên khơng có qun lực ban hành mệnh lệnh hành chính như các cơ quan chức năng của chính quyền. Khi hành nghé, cơng chứng viên hồn toàn độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, hành nghề khách quan, trung thực, tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản cơng chứng.

Thứ hai, cơng chứng có yếu tô mang tinh dịch vụ: công chứng viên không đương nhiên thực hiện công chứng mà thực hiện công chứng thông qua yêu cầu của cá nhân, tổ chức. Khi sử dụng dịch vụ công chứng, cá nhân, tô chức phải trả một khoản phí cơng chứng nhất định. Người yêu cầu công chứng phải trả thù lao khi yêu

cầu tô chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch,

đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng (Điều 67 Luật công chứng năm 2014). Trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện cơng chứng ngồi trụ sở của tơ chức hành nghề cơng chứng thì người u cầu cơng chứng phải tra chi phí để thực hiện việc đó; mức chi phí do người u cầu công chứng và tô chức hành nghề công chứng thoả thuận (Điều 68 Luật công chứng năm 2014).

Thứ ba, hoạt động cơng chứng do chủ thé nhất định có thâm quyền thực hiện,

<small>đó là cơng chứng viên hoặc người được giao thực hiện công chứng. Công chứng</small>

viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật cơng chứng, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bố nhiệm để hành nghề công chứng.

Công chứng viên không phải hành nghề tự do, phải hành nghề trong một tổ chức hành nghề công chứng nhất định và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản cơng chứng của mình. Nội dung cơng chứng là xác định tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên kiểm chứng và xác nhận các tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch và xác nhận tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó, bảo đảm cân băng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên ngay từ khi giao kết, kiểm tra năng lực hành vi, tính tự nguyện, chữ ký của các chủ thê tham gia hợp đồng, giao dịch, kiểm tra nội dung và mục đích của hợp đồng, giao dịch có vi phạm điều cấm của pháp luật, có trái đạo đức hay khơng, đối tượng hợp đồng, giao dịch là thật hay giả mạo, hình thức của hợp đồng <small>có phù hợp với quy định của pháp luật hay không...</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của Văn phịng cơng chứng

<small>Cùng với sự ra đời của Luật công chứng năm 2006 là sự ra đời của các Văn</small>

phịng cơng chứng. Điều này đã khắc phục được những hạn chế đáng ké như sự qua

<small>tải của các Phịng cơng chứng, cũng như việc phân định giữa công chứng và chứng</small>

thực, vấn đề phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về cơng chứng... Sự ra đời của Văn phịng cơng chứng đã góp phần chuyên nghiệp hóa và xã hội hóa hoạt động cơng chứng ở Việt Nam. Văn phịng cơng chứng ra đời đánh dấu một bước phát triển xã hội hóa dịch vụ cơng, xóa bỏ độc quyền của Nhà nước trong lĩnh vực công chứng, trở thành bệ phóng cho Nhà nước dan rút khỏi việc trực tiếp cung ứng dich vụ công chứng tiến tới chuyền giao han cho các chủ thé phi nhà nước thực hiện. Nhà nước chỉ đóng vai trị duy nhất là chủ thể quản lý nhà nước về lĩnh vực công

Điều 22 Luật cơng chứng năm 2014 quy định:

“1. Văn phịng cơng chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình

<small>cơng ty hợp danh.</small>

<small>Văn phịng cơng chứng phải có từ hai cơng chứng viên hợp danh trở lên. Văn</small>

phịng cơng chứng khơng có thành viên góp vốn.

<small>2. Người đại diện theo pháp luật cua Văn phịng cơng chứng là Trưởng Vanphịng. Truong Văn phịng cơng chứng phải là cơng chứng viên hợp danh cua Văn</small>

phịng cơng chứng và đã hành nghề cơng chứng từ 02 năm trở lên.

3. Tên gọi của Văn phịng cơng chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phịng

<small>cơng chứng ” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một côngchứng viên hợp danh khác của Văn phịng cơng chứng do các cơng chứng viên hợp</small>

danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nham lẫn với tên của tổ chức hành nghệ công chứng khác, khơng được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, dao đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

4. Văn phịng cơng chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ <small>quy định.</small>

Văn phịng cơng chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo ngun tắc tự chủ về tài chính bằng ngn thu từ phí cơng chứng, thù lao cơng chứng và

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

các nguồn thu hop pháp khác.

5. Văn phịng cơng chứng sử dụng con dấu khơng có hình quốc huy. Văn phịng cơng chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hô sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phịng cơng chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dau”.

<small>Luật công chứng năm 2006 quy định Văn phịng cơng chứng do một cơng</small>

chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân, Văn phịng cơng chứng do hai cơng chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình cơng ty hợp danh. Đến Luật cơng chứng năm 2014 chỉ ghi nhận Văn phịng cơng chứng tơ chức và hoạt động theo loại hình cơng ty hợp danh, phù hợp với xu hướng, yêu cầu phát triển về quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Văn phịng cơng chứng. Sự mở rộng và phát triển của Văn phịng cơng chứng đã góp phần mở rộng dân chủ, tạo điều kiện để người dân hình thành ý thức sử dụng cơng cụ pháp lý, biện pháp hop pha dé bảo vệ minh trong đời sống dân sự; tạo cho người dân ý thức, trách nhiệm tốt hơn khi tham gia giao dịch

<small>dan su, thuong mai...</small>

<small>Van phịng cơng chứng có các đặc diém như sau:</small>

Thứ nhất, Văn phịng cơng chứng được tơ chức và hoạt động theo Luật doanh

<small>nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác, không phải là một cơ quan hành</small>

chính nhà nước nhưng vẫn mang tính quyền lực nhà nước. Trước đây, Luật công

<small>chứng năm 2006 quy định Văn phịng cơng chứng do một cơng chứng viên thành lập</small>

được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân, Văn phịng cơng chứng do hai cơng chứng viên trở lên thành lập được tô chức và hoạt động theo loại

<small>hình cơng ty hợp danh. Hiện nay, theo quy định của Luật cơng chứng năm 2014 thì</small>

Văn phịng cơng chứng được tơ chức và hoạt động theo hình thức cơng ty hợp danh,

<small>thực hiện các hoạt động công chứng theo quy định của pháp luật và đặt dưới sự quảnlý của nhà nước.</small>

Thứ hai, hoạt động của Văn phịng cơng chứng vừa mang tính cơng quyền (nhân danh nhà nước, vì lợi ích nhà nước) vừa mang tính dịch vụ cơng (nhăm mục đích phục vụ ngày càng tốt hơn cho các tổ chức tổ chức, cá nhân có nhu cầu cơng chứng trên cơ sở phù hợp với lợi ích của xã hội). Tính chất dịch vụ cơng của cơng chứng hướng đến ba lợi ích:

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<small>- Lợi ích của Nhà nước: Sự ra đời của Văn phịng cơng chứng đã giúp nhà</small>

nước vừa giảm tải công việc cho minh vừa phát huy được tối đa nguồn lực trong xã hội, bảo đảm an tồn pháp ly cho các giao dịch, góp phần 6n định môi trường đầu tư kinh doanh và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

<small>- Lợi ích của các bên tham gia giao dịch: Văn phịng cơng chứng đã giúp cho</small>

các tổ chức, cá nhân thực hiện các giao dịch của mình một cách thuận lợi, đồng thời bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của các bên tham gia giao dịch.

<small>- Lợi ich của công chứng viên, Văn phịng cơng chứng: Văn phịng cơngchứng khi thực hiện hoạt động cơng chứng được thu phí và thù lao cơng chứng theoquy định.</small>

Thứ ba, mỗi Văn phịng cơng chứng là những đơn vị độc lập, chịu sự quản lý

nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Tư pháp) và Bộ Tư pháp. Một trong các hành vi bị nghiêm cam đối với Văn phịng cơng chứng là: “76 clưức hành nghề công chứng mở chỉ nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngồi trụ sở của tơ chức hành nghề cơng chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký” (Điểm i Khoản 1 Điều 7 Luật

<small>công chứng năm 2014).</small>

<small>1.1.3. Dịch vụ công chứng là một dịch vụ pháp ly đặc thi</small>

<small>Trong thời gian qua, hoạt động công chứng ở Việt Nam đã có những bước</small>

phát triển, khăng định ngày càng rõ hơn vị trí, vai trị quan trọng của công chứng trong đời sống xã hội. Về bản chất, hoạt động cơng chứng là một hoạt động mang tính công quyền của Nhà nước, được Nhà nước ủy quyền để chứng nhận tính hợp pháp, tính xác thực của các hợp đồng, giao dịch, bảo đảm pháp lý, phòng ngừa rủi ro, tranh chấp hoặc khi có rủi ro, tranh chấp xảy ra, các cơ quan nhà nước có thầm quyền căn cứ vào văn bản công chứng dé chứng minh sự thật, lay đó làm cơ sở pháp lý để giải quyết vụ việc tranh chấp.

Trên trường quốc tế, cơng chứng Việt Nam đã có bước hội nhập đáng ghi nhận. Ngày 09/10/2013, công chứng Việt Nam đã được kết nạp là thành viên chính thức thứ 84 của Liên minh Công chứng quốc tế. Việc công chứng Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên minh công chứng quốc tế đánh dấu sự phát triển lớn

<small>mạnh của công chứng Việt Nam và sự hội nhập sâu rộng của công chứng Việt Nam</small>

<small>với công chứng thê giới.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Đặc biệt là khi Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và tăng cường tham gia các khu vực mậu dịch tự do trên thế giới thì nhu cầu cơng chứng càng trở nên cấp thiết đối với người dân và doanh nghiệp, là công cụ hữu hiệu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, vừa là cơng cụ quản lý, hỗ trợ cho các hoạt động tư pháp và là một trong những điều kiện cơ bản góp phần đây nhanh việc phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Cơng chứng có yếu tổ mang tính dịch vụ daci thù thé hiện qua các đặc điểm

<small>- Công chứng viên không đương nhiên thực hiện công chứng ma thực hiện</small>

công chứng thông qua yêu cầu của cá nhân, tổ chức. Khi sử dụng dịch vụ công chứng, cá nhân, tổ chức phải trả một khoản phí cơng chứng nhất định. Tuy nhiên,

<small>hoạt động cơng chứng có các đặc diém cơ ban sau:</small>

- Cơng chứng mang tính cơng quyền. Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phịng ngừa tranh chấp.

- Khơng phải bat ky ai cũng có thẩm quyền thực hiện việc cơng chứng, chỉ khi nào cá nhân được cơ quan có thâm quyền bổ nhiệm làm công chứng viên mới được thực hiện cơng chứng. Cơng chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật công chứng, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề

<small>công chứng.</small>

<small>- Hoạt động công chứng là hoạt động thuộc lĩnh vực dịch vụ công, không sử</small>

dụng quyên lực công. Các cơng chứng viên khơng có quyền lực ban hành mệnh lệnh hành chính như các cơ quan chức năng của chính quyền. Khi hành nghề, cơng chứng viên hồn tồn độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, hành nghề khách quan, trung thực, tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn

<small>bản cơng chứng.</small>

- Văn ban cơng chứng có hiệu lực ké từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề cơng chứng. Văn bản cơng chứng có giá trị chứng cứ, những tình tiết sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản <small>được dịch.</small>

- Công chứng không phải là một chế định mang tính chất hành chính hay

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

mang tính chất tư pháp đơn thuần, mà là chế định bổ trợ tư pháp. Công chứng là việc công chứng viên thay mặt Nhà nước giúp đương sự thé hiện đúng, chính xác và hợp pháp ý chí của mình đồng thời chứng nhận sự thể hiện đó.

<small>Theo nguyên tac trong hệ thông công chứng Latin mà Việt Nam là thànhviên, công chứng viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu câu côngchứng vé van ban công chứng, như vậy công chứng viên chịu trách nhiệm về nội</small>

dung cơng chứng, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. 1.2. Pháp luật về Văn phịng cơng chứng

<small>Theo quy định của Luật cơng chứng năm 2014, Văn phịng cơng chứng được</small>

tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình cơng ty hợp danh (Khoản 1 Điều 22). Như vậy, Văn phòng công chứng được tô chức và hoạt động không chỉ theo quy định của Luật cơng chứng mà cịn theo quy định của pháp luật đối với một doanh nghiệp. Quy định này mang tính đặc thù nhưng phù hợp với bản chất, tính chất hoạt động của Văn phịng cơng chứng, đó là cung cấp dịch vụ cơng nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch.

Pháp luật về Văn phịng cơng chứng là những quy định pháp luật làm cơ sở cho sự hình thành, hoạt động và phát triển của Văn phịng cơng chứng, bao gồm các

<small>quy định của pháp luật công chứng, các quy định của pháp luật doanh nghiệp tương</small>

ứng với loại hình tổ chức, hoạt động của Văn phịng cơng chứng, các quy định pháp luật nội dung liên quan đến hoạt động hành nghề công chứng và các quy định pháp luật khác có liên quan (thuế, lao động...)

1.2.1. Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Văn phịng cơng chứng

Pháp luật về tơ chức và hoạt động của Văn phịng cơng chứng là các quy định

của Luật công chứng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đây chính là cơ

sở pháp lý quan trọng nhất cho sự hình thành, phát triển và hoạt động của Văn phịng cơng chứng. Theo đó, những vấn đề có liên quan đến tơ chức và hoạt động <small>của Văn phịng cơng chứng được Luật cơng chứng năm 2014 và các văn bản hướng</small> dẫn thi hành quy định bao gồm: thành lập, đăng ký hoạt động Văn phòng cơng chứng; mơ hình tơ chức của Văn phịng cơng chứng; tên gọi của Văn phịng cơng chứng: người đại diện của Văn phịng cơng chứng; ngun tắc tài chính, nguồn thu của Văn phịng cơng chứng: quyền và nghĩa vụ của Văn phịng cơng chứng; cơng

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

chứng viên - trung tâm của Văn phịng cơng chứng: tổ chức, sắp xếp lại Văn phịng cơng chứng; thâm quyền hoạt động của Văn phịng cơng chứng; cham dứt hoạt động

<small>Văn phịng cơng chứng...</small>

<small>Bên cạnh các quy định của Luật công chứng năm 2014 và các văn bản hướng</small> dẫn thi hành, Văn phịng cơng chứng cịn được Luật cơng chứng xác định hoạt động <small>theo loại hình cơng ty hợp danh (hiện có cả theo loại hình doanh nghiệp tư nhân</small>

được thành lập theo quy định của Luật cơng chứng năm 2006, chưa chun đổi thành Văn phịng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình cơng ty hợp danh). Do đó, những quy định của pháp luật dân sự, pháp luật doanh nghiệp về công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, pháp luật kế toán, thuế, lao động, bảo hiểm xã hội... cũng điều chỉnh t6 chức và hoạt động của Văn phòng cơng chứng. Văn phịng cơng chứng ngồi chịu sự quản lý nhà nước của Sở Tư pháp (về chuyên môn, tổ

<small>chức hoạt động) còn phải chịu sự quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà</small>

nước khác ở địa phương trong từng khía cạnh khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Văn phịng cơng chứng (Ví dụ: tài chính, thuế, lao động - thương binh và xã hội, bảo hiểm xã hội...).

1.2.2. Pháp luật liên quan đến hoạt động hành nghề công chứng

Đây là những quy định pháp luật về nội dung ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hành nghé công chứng của các Văn phịng cơng chứng. Cơng chứng được xác định là hoạt động cung cấp dịch vụ công, chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch, chứng nhận tính chính xác, hợp pháp, khơng trái đạo đức xã hội của bản dịch. Công chứng là hoạt động do công chứng viên hành nghề tại các tổ chức hành nghề cơng chứng, trong đó có các Văn phịng cơng chứng thực hiện. Ngồi thấm quyền cơng chứng hợp đồng, giao dich, ban dịch, công chứng viên còn được giao thêm thầm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký cá nhân trong các giấy tờ, văn bản. Như vậy, những quy định pháp luật điều chỉnh về hợp đồng, giao dịch, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký cá nhân trong các giấy tờ, văn bản chính là những quy định pháp luật liên quan, điều chỉnh hoạt động hành nghề công chứng của công chứng viên, Văn phịng cơng chứng.

Luật cơng chứng là luật hình thức, quy định chủ yếu về điều kiện, tiêu chuẩn,

<small>trình tự, thủ tục cơng chứng. Cịn những nội dung chun mơn, nghiệp vụ công</small>

chứng, chứng thực lại do các văn bản quy phạm pháp luật khác điều chỉnh, cơng

<small>chứng viên, Văn phịng công chứng phải căn cứ vào các quy định pháp luật này (bên</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

cạnh pháp luật công chứng) dé hành nghề công chứng. Pháp luật liên quan đến hoạt động hành nghé công chứng rat rộng, rất phức tap, địi hỏi cơng chứng viên phải có khả năng nghiên cứu, tong hợp dé nắm vững quy định pháp luật trong nhiều lĩnh vực như: dân sự, đất đai, nhà ở, hơn nhân gia đình, doanh nghiệp, thương mại, chứng thực... Đó chính là các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động hành nghề công

<small>chứng của Văn phịng cơng chứng.</small>

1.3. Q trình hình thành và phát triển Văn phịng cơng chứng ở Việt Nam Ở nước ta hiện nay tồn tại song song hai mơ hình tổ chức hành nghề cơng

<small>chứng, đó là: Phịng cơng chứng và Văn phịng cơng chứng.</small>

Phịng cơng chứng được thành lập từ năm 1987 (sau khi Thông tư số

574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công tác cơng

chứng nhà nước có hiệu lực thi hành), gọi là Phịng cơng chứng nhà nước (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập). Suốt thời điểm đó đến trước khi Luật cơng chứng năm 2006 có hiệu lực thi hành, ở nước ta chỉ tồn tại một mơ hình tơ chức hành nghề cơng chứng là Phịng cơng chứng. Tuy nhiên, do số lượng các

<small>Phịng cơng chứng và cơng chứng viên cịn it, lại đảm đương cả cơng tác chứng thựcbản sao, chữ ký nên các Phịng công chứng thường xuyên quá tải, gây bức xúc vàkhông đáp ứng được yêu câu của người dân.</small>

Trước tình trạng đó và dé thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp, ngày 29/11/2006 Quốc hội đã ban hành Luật cơng chứng năm 2006, trong đó có quy định về việc thành lập các Văn phịng cơng chứng do các công chứng viên đề nghị thành lập. Từ thời điểm Luật cơng chứng năm 2006 có hiệu lực thi hành, chủ trương xã hội hóa cơng chứng đã được thực hiện. Số lượng tô chức hành nghề công chứng chỉ trong thời gian ngắn đã tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh đó, các việc có tính chất thị thực đơn giản như chứng thực bản sao, chữ ký đã được giao toàn bộ cho cơ quan thực hiện chứng thực. Các tơ chức hành nghề cơng chứng khơng cịn bị quá tải, có đủ điều kiện để tập trung thực hiện tốt hoạt động công chứng hợp đồng, giao dịch. Chính vì vậy, Thơng tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định số 79/2007/NĐ-CP và Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã giao cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

ương căn cứ vào tình hình phát triển của tô chức hành nghề công chứng để quyết định giao các hợp đồng, giao dich từ Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã cho các tô chức hành nghề công chứng thực hiện.

Việc chuyên giao được thực hiện theo nguyên tắc chỉ chuyên giao tại những địa bàn cấp huyện đã thành lập được tô chức hành nghề công chứng và các tô chức này đáp ứng được yêu cầu công chứng tại địa phương. Việc xác định thời điểm chuyên giao, phạm vi chuyền giao... thuộc thâm quyền quyết định của Uy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện địa lý thực tiễn của địa phương và đã đạt được một số kết quả. Tính đến ngày 15/12/2010, đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành được Quyết định chuyên giao với những phạm vi chuyên giao khác nhau (chuyển giao tại một số địa bàn cấp huyện, một số dia bàn cấp xã thuộc huyện hoặc chuyên giao trong phạm vi toàn tỉnh) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tùy thuộc vào điều kiện thực tế tại địa

phương". và quy mô, đa số các địa phương thực hiện chuyên giao tại một số địa bàn

cấp huyện trong tỉnh, thành phố, song cũng đã có một số địa phương đã hoàn thành chủ trương chuyên giao trên tất cả các địa bàn cấp huyện, như Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Hưng n... Có thé đánh giá chủ trương chuyên giao đã được thực hiện khá hiệu quả, đa số các tỉnh, thành phố trên cả nước đã thực hiện tốt chủ trương này. Sự chuyên giao về thâm quyền công chứng đối với các giao dịch từ Ủy ban nhân dân sang tô chức hành nghề cơng chứng đã tăng cường bảo đảm an tồn pháp lý cho người dân khi thực hiện các giao dịch. Đồng thời, tạo điều kiện cho cán bộ của Ủy ban nhân dân tập trung vào việc thực hiện công tác chứng thực và các công việc chuyên môn khác. Chủ trương chuyên giao thẩm quyền công chứng hợp đồng, giao dịch từ Ủy ban nhân dân sang tổ chức hành nghề công chứng đã tạo tiền đề cho hoạt động công chứng phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa, đặt nền

<small>móng cho việc hình thành một nên hành chính “gân dân” và “vì dân”.</small>

<small>Như vậy, sự ra đời mơ hình Văn phịng cơng chứng là một chủ trương đúng</small>

đắn và khi có các Văn phịng cơng chứng, Nhà nước sẽ khơng phải tốn nhiều kinh phí, con người và cơ sở vật chất cho hoạt động công chứng. Các cơng chứng viên sẽ có trách nhiệm cao hơn rất nhiều, từ trách nhiệm nghề nghiệp, uy tín, thương hiệu tới các quyền lợi kinh tế, uy tín và thương hiệu... Theo Báo cáo tổng kết 5 năm thi

<small>' Báo cáo số 201/BC-BTP ngày 30/8/2013 của Bộ Tư pháp về tình hình quan lý nhà nước đối với hoạt động</small>

<small>công chứng, chứng thực trên phạm vi cả nước từ 01/7/2007 đên nay</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<small>hành Luật công chứng của Bộ Tư pháp ngày 13/5/2013: Thực hiện chủ trương xã</small>

hội hóa cơng chứng, số lượng tổ chức hành nghề cơng chứng và các cơng chứng viên đã có sự phát triển nhanh chóng trong thời gian qua. Đến nay, cả nước có 487 Văn phịng cơng chứng (tăng 4,77 lần so với thời điểm trước khi Luật công chứng năm 2006 có hiệu lực). Các t6 chức hành nghề công chứng trên cả nước đã công chứng được gần 7 triệu việc, với doanh thu gần 2.780 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước gan 1.000 tỷ đồng. Các tổ chức hành nghề công chứng được phân bé tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và đang phát triển theo <small>quy mơ lớn. Các Văn phịng cơng chứng được thành lập theo chủ trương xã hội hóa</small> đã từng bước hoạt động ôn định. Công tác quản trị, điều hành tổ chức, hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng được cải tiễn theo hướng chun nghiệp hóa. Cơng chứng từ chỗ là một thủ tục hành chính đơn thuần nay được coi là một ngành nghề chuyên sâu. Chứng nhận giao dịch, hợp đồng từ chỗ là một nhiệm vụ, quyền

<small>hạn “độc tơn” của cơ quan hành chính nhà nước giờ đây đã trở thành nhiệm vụ chủ</small>

yếu của các tô chức hành nghề công chứng, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tô chức trong việc thực hiện các yêu cầu công chứng. Với những kết quả nêu trên, hoạt động công chứng trong thời gian qua đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước, bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần giảm bớt gánh nặng về biên chế và ngân sách nhà nước, tăng nguồn thu ngân sách của các địa phương, giải quyết công việc cho nhiều người lao động: tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi và tin cậy cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách

<small>hành chính và cải cách tư pháp.</small>

Hiện nay, 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có Văn phịng cơng chứng theo chủ trương xã hội hố”. So với bình diện chung trong cả nước, việc xã hội hóa hoạt động công chứng được tiễn hành tương đối mạnh tại các tỉnh, thành phố như: Hà Nội (103 Văn phịng cơng chứng), Thành phố Hồ Chí Minh (50 Văn

<small>phịng cơng chứng), tỉnh Thanh Hố (28 Văn phịng cơng chứng, tỉnh Nghệ An (25</small>

Văn phịng cơng chứng), tỉnh Đồng Nai (24 Văn phịng cơng chứng)” v.v. Nhìn chung, các tổ chức hành nghề công chứng được phân bố tập trung tại các thành phố

<small>? Tỉnh Lai Châu chưa thành lập được Văn phịng cơng chứng.</small>

<small>> Báo cáo số 201/BC-BTP ngày 30/8/2013 của Bộ Tư pháp về tình hình quản lý nhà nước đối với hoạt động</small>

<small>công chứng, chứng thực trên phạm vi cả nước từ năm 01/7/2007 đên nay.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

lớn như: thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hà Nội năm 2007 có 9 tổ chức hành nghề cơng chứng thì nay có 103 tổ chức hành nghề công chứng (tăng hơn 11 lần). Thành phố Hồ Chi Minh năm 2007 có 07 tổ chức hành nghề cơng chứng thì nay có 50 tổ chức hành nghề công chứng (tăng hơn 6 lần). Các tinh cịn lại, số lượng các tơ chức hành nghề công chứng cũng tăng đáng kể. Nếu

<small>như trước khi Luật cơng chứng năm 2006 có hiệu lực, các địa phương này chỉ có 01</small>

hoặc 02 Phịng cơng chứng, thì đến nay hau hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập thêm các Văn phịng cơng chứng. Tiêu biểu có một số tỉnh, thành phố đã phát triển tổ chức hành nghề công chứng tại tất cả các địa bàn cấp huyện trong địa phương mình như: Hải Dương, Hưng n, Bac NinhỶ....

<small>Các Văn phịng cơng chứng được thành lập theo chủ trương xã hội hóa đã</small>

từng bước hoạt động ôn định. Công tác quản trị, điều hành tô chức, hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng được cải tiến theo hướng chuyên nghiệp hóa. Một số Văn phịng cơng chứng có quy mơ khá lớn với gần 10 công chứng viên. Việc phát triển các tô chức hành nghé công chứng rộng khắp gắn với địa bàn dân cư theo chủ trương xã hội hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tô chức trong việc thực

<small>hiện các yêu câu công chứng.</small>

<small>* Báo cáo số 201/BC-BTP ngày 30/8/2013 của Bộ Tư pháp về tình hình quản lý nhà nước đối với hoạt động</small>

<small>công chứng, chứng thực trên phạm vi cả nước từ 01/7/2007 den nay.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<small>CHƯƠNG 2</small>

PHAP LUẬT HIỆN HANH VE TO CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CUA VAN PHỊNG CƠNG CHỨNG

2.1. Ngun tắc quản lý nhà nước đối với Văn phịng cơng chứng

2.1.1. Ngun tắc bảo đảm pháp chế Xã hội chủ nghĩa trong quản lý hoạt

<small>động của Văn phịng cơng chứng</small>

Thực hiện ngun tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động cơng chứng có nghĩa là những người thực hiện công chứng và những người yêu cầu công chứng phải nghiêm chỉnh và tuân thủ triệt dé pháp luật khi thực hiện nghĩa vụ va quyền hạn của mình, đồng thời cơ quan quản lý nhà nước phải thực hiện việc quản lý, điều

<small>hành đúng quy định của pháp luật, bảo đảm pháp luật được thi hành hiệu quả. Mọi</small>

yêu cầu công chứng phải hợp pháp, phù hợp với đạo đức xã hội, trường hợp không hợp pháp, trái đạo đức xã hội sẽ bị từ chối thực hiện. Khi thực hiện công chứng, các cơng chứng viên, Văn phịng cơng chứng phải tn thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục được quy định trong hệ thống pháp luật về công chứng.

Hoạt động công chứng nhăm giúp cho công dân, tổ chức trong việc thực hiện quyền và bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ. Cơng chứng viên phải có trách nhiệm giải thích cho người u cầu cơng chứng hiểu rõ qun, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của họ, cũng như ý nghĩa pháp lý của việc công chứng mà họ yêu cầu.

2.1.2. Nguyên tac bảo dam sự quản lý nhà nước doi với Văn phịng cơng chứng

<small>Theo quy định của Luật cơng chứng năm 2014 thì Văn phịng cơng chứng có</small>

tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, có tài khoản riêng và có con dấu theo quy định

<small>của pháp luật. Văn phịng cơng chứng có Trưởng Văn phịng, cơng chứng viên, nhân</small>

viên nghiệp vụ và các nhân viên hành chính khác. Nội dung nguyên tắc này thê hiện ở chỗ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Văn phịng cơng chứng, Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước đối với Văn phịng cơng chứng trong phạm vi toàn quốc; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với Văn phịng cơng chứng trên phạm vi địa phương; Sở Tư pháp được giao giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối

<small>với Văn phịng cơng chứng tại địa phương.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

2.1.3. Nguyên tac bảo đảm sự độc lập và tw chịu trách nhiệm của công

<small>chứng viên trong thực hiện hoạt động công chứng</small>

Công chứng viên thực hiện công chứng một cách độc lập, không bị chi phối hoặc chịu sự áp đặt bởi bat cứ tổ chức, cá nhân nào, chính vì thé người thực hiện hành vi công chứng phải chịu trách nhiệm độc lập trước pháp luật về cơng việc mà mình thực hiện. Theo quy định hiện hành, công chứng là một trong các nghề bô trợ

<small>tư pháp, công chứng viên là một chức danh tư pháp, hoạt động độc lập, tuân theo</small>

pháp luật, thủ trưởng cơ quan công chứng không chịu trách nhiệm về văn bản công

<small>chứng do công chứng viên thực hiện. Như vậy, quan hệ giữa công chứng viên vàTrưởng phịng cơng chứng chỉ là quan hệ hành chính khi được phân công thực hiện</small>

các công việc công chứng. Công chứng viên phải bảo đảm giữ bí mật tuyệt đối về nội dung công chứng và các thông tin liên quan đến hoạt động công chứng, trừ những trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bằng van bản về việc cung cấp hồ sơ công chứng phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, truy tố, xét xử vụ việc có liên quan đến việc đã cơng chứng.

2.2. Quy định về tổ chức Văn phịng cơng chứng

<small>2.2.1. Dia vị pháp lý của Văn phịng cơng chứng</small>

Văn phịng cơng chứng là một trong hai hình thức tổ chức hành nghề công

<small>chứng được quy định trong Luật công chứng. Theo quy định tại Luật công chứng</small>

năm 2006, Văn phịng cơng chứng được tổ chức và hoạt động theo 02 loại hình:

<small>doanh nghiệp tư nhân và cơng ty hợp danh. Việc thành lập Văn phịng cơng chứng</small>

phải tn thủ thủ tục chặt chẽ, được sự cho phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và

<small>phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở. Tuy nhiên, Luật cơng chứngnăm 2014 chỉ cho phép Văn phịng cơng chứng được thành lập theo một loại hìnhcơng ty hợp danh và quy định rõ Văn phịng cơng chứng khơng có thành viên góp</small>

vốn (Khoản 1 Điều 22). Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, Văn phịng <small>cơng chứng có tư cách pháp nhân và quy định này có ý nghĩa nâng cao năng lực và</small> quy mơ tổ chức hoạt động của các Văn phịng cơng chứng. Các Văn phịng cơng chứng phải chịu trách nhiệm vơ hạn đối với hoạt động của mình và việc quy định khơng có thành viên góp vốn trong mơ hình công ty hợp danh theo quy định của Luật công chứng năm 2014 là việc cam kết trách nhiệm vô hạn của công chứng viên đối với khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Quy định thống nhất về loại hình này

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<small>vừa thuận tiện cho việc thông nhât quản lý của các cơ quan nhà nước và cơ quan tôchức xã hội - nghê nghiệp của công chứng viên.</small>

Theo quy định tại Điều 79 Luật cơng chứng năm 2014, Văn phịng cơng

<small>chứng do một cơng chứng viên thành lập theo quy định của Luật công chứng năm</small>

2006 phải chun đổi thành Văn phịng cơng chứng được tô chức và hoạt động theo quy định tại Điều 22 của Luật công chứng năm 2014 trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày 01/01/2015. Như vậy, hiện nay vẫn cịn tồn tại loại hình Văn phịng cơng chứng do một công chứng viên thành lập được tô chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về doanh nghiệp tư

<small>nhân như sau: “Doanh nghiệp tu nhân là doanh nghiệp do một ca nhân lam chu và</small>

tự chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động cua doanh nghiệp; Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào; Mỗi cá nhân chỉ được quyển thành lập một doanh nghiệp tr nhân. Chủ doanh nghiệp tr nhân không được dong thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân khơng được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cơ phan, phan vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công

ty cổ phần ” (Điều 183).

Đồng thời, Luật công chứng năm 2014 quy định trách nhiệm pháp lý của Văn phịng cơng chứng, cụ thé là trách nhiệm hành chính và trách nhiệm bồi thường thiệt hại: “Tổ chức hành nghệ công chứng vi phạm quy định của Luật này thì bị xử phat vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật” (Điều 72). Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, cụ thé trong lĩnh vực công chứng được quy định tại Mục 3 Chương II (từ Điều 11 đến Điều 15) và trong lĩnh vực chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký (được quy định tại Mục 1 Chương III (từ Điều 24 đến Điều 26) tại Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bỗ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hơn nhân

<small>va gia đình, thi hành an dan sự, pha sản doanh nghiệp, hợp tác xã (được sửa</small>

déi, bd sung bởi Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015).

Ngoại trừ những hành vi vi phạm hành chính đã được liệt kê cụ thể theo quy định hiện hành, Văn phịng cơng chứng còn là đối tượng điều chỉnh trong các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác như

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

thuế (chậm nộp thuế, trốn thuế...). Như vậy, Văn phịng cơng chứng trong phạm vi tài sản của mình phải gánh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại như bat kỳ một chủ thê độc lập tham gia giao kết hợp đồng dân sự, kinh tế, thương mại...

<small>2.2.2. Thành lập và đăng ký hoạt động Văn phịng cơng chứng</small>

<small>Theo quy định pháp luật hiện hành, trình tự, thủ tục thành lập Văn phịng</small>

cơng chứng đã được quy định tại Điều 23 Luật cơng chứng năm 2014. Văn phịng <small>cơng chứng hoạt động theo mơ hình cơng ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp</small> được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014, điểm khác biệt lớn nhất về trình tự,

<small>thủ tục đăng ký hoạt động Văn phịng cơng chứng là vai trò của Sở Tư pháp. Sở Tư</small>

pháp có trách nhiệm cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phịng cơng chứng. Đồng

<small>thời, với tư cách là một doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của Luậtdoanh nghiệp, Văn phịng cơng chứng cũng có nghĩa vụ tuân thủ các quy định chung</small>

về doanh nghiệp.

Sự tồn tại và phát triển của Văn phịng cơng chứng phụ thuộc vào chất lượng

<small>công chứng các văn bản, sự nhanh chóng, thuận tiện, chính xác trong hoạt độngcơng chứng của mình, do đó đã khơi dậy tính chủ động, tích cực và ý thức trách</small>

nhiệm của công chứng viên khi thực hiện nhiệm vụ. Các tô chức hành nghề công chứng nói chung va Văn phịng cơng chứng nói riêng đều lay yếu tô “phục vụ khách hàng” là tiêu chí phục vụ hang đầu và là một trong những yếu tô dé cạnh tranh lành

<small>mạnh trong hoạt động công chứng.</small>

<small>Pháp luật hiện hành quy định Văn phịng cơng chứng phải có trụ sở riêng, có</small>

phịng làm việc của cơng chứng viên, có khi lưu trữ hồ sơ cơng chứng... nhăm thắt chặt công tác quan lý nhà nước đối với việc chuẩn bi các thủ tục thành lập Văn phịng cơng chứng, dé cơng chứng viên thay rõ hoạt động cơng chứng phải tương xứng với vai trị, nhiệm vụ, tính chất của một tơ chức thay mặt Nhà nước thực hiện dịch vụ cơng, tránh tình trạng trụ sở là nơi tạm bợ hoặc là nơi kết hợp nhiều hình thực dịch vụ khác khơng phù hop với tính chất nghiêm túc, quyền lực cơng của hoạt <small>động cơng chứng.</small>

2.2.3. Chuyển đổi Phịng cơng chứng thành Văn phịng cơng chứng

Trong q trình xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã

<small>hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, Đảng đã chủ trương khuyên khích các tơ</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

chức và cá nhân có đủ điều kiện tham gia vào việc cung ứng dịch vụ công cho xã hội. Nghị quyết Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị đảm bảo cung ứng dịch vụ cơng cộng thiết yếu, bình đăng cho mọi người dân””.

Hoạt động cơng chứng có liên quan đến quyền lực nhà nước, công chứng là lay quyền công ra làm chứng, tuy nhiên, trong một số lĩnh vực không nhất thiết phải là cơng chức nhà nước thì mới có quyền nhân danh quyền cơng. Tùy theo tình hình cụ thể mà nhà nước có thê giao quyền đó cho một số tô chức và cá nhân không phải của nhà nước thực hiện. Thực tế ở nước ta đã có lĩnh vực công quyền được nhà nước giao cho những người không phải là công chức thực hiện: Hội thâm nhân dân không nhất thiết phải là công chức nha nước nhưng vẫn cùng với tham phán xét xử. Điều đó chứng tỏ van dé xã hội hóa một số lĩnh vực quản lý nhà nước không chi là van đề

<small>của riêng nước ta mà đã trở thành xu hướng chung của thê giới hiện đại.</small>

<small>Theo quy định tại Luật công chứng năm 2014, “Phong công chứng chi được</small>

thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phịng cơng chứng” (Điều 18) và “Trong trường hợp khơng can thiết duy trì Phịng cơng chứng thì Sở Tu pháp lập dé án chuyển đổi Phịng cơng chứng thành Văn phịng cơng chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định”; “Trường hợp không có khả năng chuyển đổi Phịng cơng chứng thành Văn phịng cơng chứng thì Sở Tư pháp lập dé án giải thé Phịng cơng chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét,

quyết định” (Điều 21). Như vậy, việc chuyển đổi Phịng cơng chứng là hoạt động

<small>thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động cơng chứng, bảo đảm hài hịa lợi ích củaNhà nước và cơng chứng viên, viên chức, người lao động làm việc tại Phịng cơng</small>

chứng được chuyền đồi.

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP, Phịng cơng chứng chuyền đồi thành Văn phịng công chứng trong các trường hợp sau: Các địa bàn cấp huyện đã thành lập đủ số tổ chức hành nghề công chứng theo Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và số lượng Văn phịng cơng chứng nhiều hơn số lượng Phịng cơng chứng; các địa ban cấp huyện chưa thành lập đủ số tổ chức hành nghé công chứng theo Quy hoạch tong thê phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã được Thủ tướng Chính phủ phê

<small>° Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc làn thứ X, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2006, trang 101, 104 và</small>

<small>105</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

duyệt, nhưng có ít nhất 02 Văn phịng cơng chứng đã hoạt động 6n định từ 02 năm trở lên, ké từ ngày đăng ký hoạt động.

Về phương thức chuyển đổi Phịng cơng chứng, Điều § Nghị định số 29/2015/NĐ-CP quy định: Quyền nhận chuyển đổi Phịng cơng chứng được chun

<small>giao cho chính các cơng chứng viên đang làm việc tại Phịng cơng chứng theo giá</small>

quyền nhận chuyển đổi Phịng công chứng đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Các cơng chứng viên của Phịng cơng chứng dự kiến chuyển đổi đều có quyền tham gia nhận chuyển đổi Phịng cơng chứng. Trưởng Phịng cơng chứng có trách nhiệm tập hợp danh sách công chứng viên của Phịng cơng chứng có nhu cầu nhận chun đổi Phịng công chứng gửi Sở Tư pháp để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Quyền nhận chun đổi Phịng cơng chứng được tổ chức đấu giá trong trường hợp có giá trị lớn và có nhiều công chứng viên khác đang hành nghề trên địa bàn đủ điều kiện tham gia đấu giá quyền nhận chuyền đổi theo quy định có văn ban đề nghị được tham gia đấu giá quyền nhận chuyền đổi Phịng cơng chứng. Trong trường hợp này, Sở Tư pháp phối hợp với Sở Tài chính có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập Hội đồng đấu giá quyền nhận chun đổi Phịng

<small>cơng chứng.</small>

Ngồi ra, Điều 9 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP cịn quy định về điều kiện của người tham gia đấu giá quyền nhận chuyền đổi Phịng cơng chứng, cụ thể:

“Người tham gia đấu giá qun nhận chuyển đổi Phịng cơng chứng phải là công chứng viên đang hành nghề trên địa bàn cấp tỉnh có Phịng cơng chứng dự kiến chuyển đổi, trong đó người di kiến làm Trưởng Van phịng công chứng phải hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên. Cơng chứng viên dang là Trưởng Văn <small>phịng công chứng hoặc dang là công chứng viên hợp danh cua Văn phịng cơng</small>

chứng khơng được tham gia dau giá qun nhận chuyển đổi Phịng cơng chứng. Hà sơ đăng ký tham gia đấu giá quyên nhận chuyển đổi Phòng cơng chứng phải có sự tham gia của 02 cơng chứng viên trở lên và cam kết bằng văn bản của các công chứng viên tham gia dau giá quyên nhận chuyển đổi về việc tiếp nhận và ký hợp đồng lao động với các công chứng viên, viên chức, người lao động của Phịng cơng chứng được chuyển đổi, bảo đảm cho những người này được tiếp tục

<small>làm công việc chun mơn của mình như tại Phịng cơng chứng được chuyên đổi ”.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Như vậy, về mặt ngun tac, trụ sở phịng cơng chứng được chun đổi sẽ phải giữ nguyên trạng, giao cho Văn phòng công chứng được thành lập sau chuyền đôi nhằm bảo toàn tài sản của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi sử dụng dịch vụ công chứng. Đây là cách thức quy định rất sát với tình hình thực tế cũng như u cầu, mục đích của q trình chuyển đổi, nhất thê hóa thiết chế cơng chứng bang cách tiễn hành chuyển đổi Phịng cơng chứng thành Văn phịng cơng chứng là một chính sách vô cùng đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, để chính sách kế trên có thé phát huy hiệu lực trong thực té cuộc sống, cách thức thực hiện đóng một vai trị mang tính quyết định. Cho dù chuyên đổi băng cách thức nào thì chúng ta cũng phải dung hịa, cân bằng được lợi ích của Nhà nước với quyền và lợi ích của người lao động tại tổ chức hành nghề cơng chứng đó, nhất là khơng được gây thất thốt tài sản của Nhà nước, thực hiện tốt chủ trương tinh giản biên chế nhưng vẫn động viên, khuyến khích được những cơng chứng viên giàu kinh nghiệm, có năng lực tiếp tục cơng hiến. Đặc biệt, quá trình chuyên đổi phải đảm bảo việc cung cấp dịch vụ công chứng cho cá nhân, tơ chức có u cầu diễn ra một cách bình thường, thông suốt. Việc thẩm định kỹ càng các văn bản, giấy tờ trước khi công chứng là việc vô cùng quan trọng, nếu cơng chứng khơng chính xác sẽ mang lại nhiều rủi ro cho khách hàng, gây thiệt hại lớn thì cơng chứng viên phải bồi thường băng tài sản của mình hoặc khách hàng có thể kiện cơng chứng viên, Văn phịng cơng chứng ra tịa. Cho đến nay, sau gần 1 năm thực hiện Nghị định số 29/2015/NĐ-CP, trên cả nước đã có 03 Phịng cơng chứng chuyển sang Văn phịng cơng chứng, cụ thé: tinh Lâm Đồng (01)°; thành phố Cần Thơ (02)” và Thành phó Hà Nội sẽ thực hiện việc chuyên đồi 10 Phịng Cơng chứng thành Văn phịng cơng chứng trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020Ÿ.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh té quốc tế của đất nước, số lượng việc công chứng tại hầu hết các tỉnh, thành phố đã có sự gia tăng. Song sự gia tăng số lượng việc u cầu cơng chứng tại các địa phương có sự chênh lệch nhất định. Điều này xuất phát từ việc hoạt động cơng chứng có mối liên hệ chặt chẽ với

<small>5 http://lamdong. gov.vn/vi-VN/a/sotp/tin-tuc/noibat/Pages/stplamdongchuyendoipccthanhvpcc.aspx, ngày</small>

<small>20160114171037921.htm, ngày truy cập 13/7/2016</small>

<small>Š_ ngày</small>

<small>truy cập 14/7/2016</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Một số tỉnh, thành phố lớn có số lượng u cầu cơng chứng, chứng thực tương đối cao như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu... Trong khi đó, một số địa phương như Lai Châu, Bắc Kạn... yêu cầu công chứng không nhiều

<small>nên chưa tạo được động lực xã hội hóa hoạt động cơng chứng tại các địa bàn này.</small>

Luật cơng chứng với chủ trương xã hội hóa đã được sự đồng tình, đón nhận.

Thực tiễn đã chứng minh chủ trương xã hội hóa hoạt động cơng chứng là chủ trương

đúng đắn; sự hài lòng và thuận tiện của nhân dân về hoạt động công chứng là thước

<small>đo sự thành công và hiệu quả thi hành của Luật công chứng nam 2014.</small>

2.2.4. Chuyển đổi Văn phịng cơng chứng do một công chứng viên thành lập Điều 79 Luật công chứng năm 2014 quy định: “7rong thời hạn 24 tháng kể

<small>từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Văn phịng công chứng do một công chứng</small>

viên thành lập theo quy định của Luật công chứng số 82/2006QHI1 phải chuyển đổi thành Văn phịng cơng chứng được tơ chức và hoạt động theo quy định tại Diéu

<small>22 cua Luật này. Văn phịng cơng chứng do một cơng chứng viên thành lập không</small>

thực hiện xong việc chuyển đổi trong thời hạn này thì Uy ban nhân dân cap tinh thu hồi quyết định cho phép thành lập, Sở Tư pháp thu hôi giấy đăng ký hoạt động công

<small>chứng ”.</small>

Luật công chứng năm 2014 có hiệu lực thi hành kê từ ngày 01/01/2015, theo quy định hiện hành, đến ngày 01/01/2017, các Văn phịng cơng chứng do một cơng chứng viên thành lập được chun đổi thành Văn phịng cơng chứng tơ chức và hoạt động theo mơ hình cơng ty hợp danh. Thủ tục chuyển đổi Văn phịng cơng chứng do một công chứng viên thành lập được quy định tại Điều 19 Thông tư số 09/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dan thi hành một số điều của Luật công chứng quy định của Luật cơng chứng. Theo đó, hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp nơi đăng ký

<small>hoạt động.</small>

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây: Giấy đề nghị chun đổi Văn phịng cơng chứng; Báo cáo tình hình tài chính, tơ chức, hoạt động, hồ sơ cơng chứng hiện đang lưu trữ tai Văn phịng cơng chứng đề nghị chuyên đổi; Quyết định bổ nhiệm công chứng viên của cơng chứng viên hợp danh của Văn phịng cơng chứng đề nghị <small>chuyên đôi.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Trong thời han 07 ngày làm việc, ké từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chun đổi Văn phịng cơng chứng. Uy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển đổi Văn phịng cơng chứng trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp.

Sau khi nhận được quyết định cho phép chuyền đổi, Văn phịng cơng chứng chun đổi phải thực hiện việc đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp. Hồ sơ đăng ký hoạt động bao gồm các giấy tờ sau đây: Đơn đăng ký hoạt động; Quyết định cho phép chuyền đổi Văn phịng cơng chứng; Giấy tờ chứng minh về trụ sở mới của Văn phòng cơng chứng chun đổi trong trường hợp Văn phịng cơng chứng thay đổi trụ sở. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, ké từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho Văn phịng cơng chứng chuyền đồi.

Trong thời gian làm thủ tục chuyển đổi, Văn phịng cơng chứng đề nghị chuyền đổi được tiếp tục hoạt động cho đến khi Văn phịng cơng chứng chun đổi được cấp giấy đăng ký hoạt động. Văn phịng cơng chứng chuyền đổi kế thừa tồn

bộ quyền, nghĩa vụ và có trách nhiệm lưu trữ tồn bộ hồ sơ, tài liệu cơng chứng của

Văn phịng cơng chứng dé nghị chun đồi.

Hiện nay, đa số các Văn phịng cơng chứng do một cơng chứng viên thành lập, hoạt động và tơ chức cịn thiếu tính ôn định, bền vững. Luật công chứng năm 2014 đã quy định theo hướng vẫn phát triển mạnh hình thức tổ chức hành nghề cơng chứng là Văn phịng cơng chứng nhưng vẫn bảo đảm sự chặt chẽ về mô hình tổ chức

<small>của Văn phịng cơng chứng. Theo đó, “Van phịng cơng chứng phải có từ hai cơng</small>

chứng viên hợp danh trở lên. Văn phịng cơng chứng khơng có thành viên góp vốn” (Điều 22) và “Phịng cơng chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có diéu kiện phát triển được Văn phịng cơng chứng” (Điều 18) dé đáp ứng nhu cầu của người dân. Những quy định này nhằm xác định đúng địa vị pháp lý của Văn phịng cơng chứng là tơ chức dịch vụ cơng thay mặt Nhà nước chứng nhận tính xác thực, hợp pháp các hợp đồng, giao dịch mà không phải là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đơn thuần, hạn chế các tiêu cực trong việc thành lập, hoạt động của các Văn phịng cơng chứng. Xuất phát từ thực tế vừa qua, Văn phịng cơng chứng do một công chứng viên thành lập hiệu quả hoạt động không cao, có nhiều trường hợp <small>cơng chứng viên là trưởng văn phịng ơm đau, bị tai nạn hoặc vì các lý do cá nhân</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

khác mà không thể hành nghề công chứng trong một thời gian nhất định như thực tế đã từng xảy ra, đồng thời nếu Văn phịng cơng chứng do một cơng chứng viên thành lập bị “chết” thì mọi hoạt động sẽ phải dừng, việc chuyển nhượng rất khó khăn. Quy định chuyên đổi Văn phịng cơng chứng do một cơng chứng viên thành lập đáp ứng nhu cầu được chuyền nhượng để tiếp tục kế thừa, duy trì hoạt động của Văn phịng cơng chứng, mặt khác sẽ tiết kiệm được tiền bạc, cơng sức của chính cơng chứng viên có nhu cầu thành lập Văn phịng cơng chứng và ngân sách Nhà nước dành cho

<small>việc làm các thủ tục thành lập Văn phịng cơng chứng mới.</small>

2.2.5. Hợp nhất, sáp nhập và chuyển nhượng Văn phịng cơng chứng 2.2.5.1. Hợp nhất, sáp nhập Văn phịng cơng chứng

Theo quy định tại Điều 28 Luật cơng chứng năm 2014 thì hai hoặc một số Văn phịng cơng chứng có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thê hợp nhất thành một Văn phịng cơng chứng mới bằng cách chuyền toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Văn phịng cơng chứng được hợp nhất, đồng thời chấm dứt hoạt động của các Văn phịng cơng chứng bị hợp nhất. Một hoặc một số Văn phịng cơng chứng có thê sáp nhập vào một Văn phịng cơng chứng khác có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương băng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Văn phịng cơng chứng nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng bị sáp nhập. Việc hợp nhất, sáp nhập Văn phịng cơng chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Thủ tục hợp nhất Văn phòng công chứng được quy định tại Điều 13 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP:

“1. Các Văn phịng cơng chứng hợp nhất theo quy định tại khoản I Diéu 28 của Luật công chứng nộp 01 (một) bộ hồ sơ hợp nhất tại Sở Tư pháp noi dang ký

hoạt động. Hồ sơ bao gom:

a) Hop dong hợp nhất Văn phịng cơng chứng, trong đó có các nội dung chủ yếu sau: Tên, địa chỉ trụ sở của các Văn phịng cơng chứng được hợp nhất, tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng hop nhất; thời gian thực hiện hợp nhất; phương án chuyển tài sản của các Văn phịng cơng chứng được hợp nhất sang Văn phịng cơng chứng hợp nhất; phương án sử dụng lao động của Văn phòng công

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

chứng hợp nhất; việc kế thừa tồn bộ qun, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các Văn phịng cơng chứng được hợp nhất và các nội dung khác có liên quan.

Mỗi Văn phịng cơng chứng hợp nhất cử một công chứng viên hợp danh làm đại diện để kỷ kết hop đồng hợp nhất;

b) Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba) năm gân nhất đã được kiểm toán của các Văn phịng cơng chứng được hợp nhất tính đến ngày dé nghị hợp nhất;

c) Biên bản kiểm kê các hô sơ công chứng và biên bản kiểm kê tài sản hiện có của các Văn phịng cơng chứng được hợp nhất;

<small>d) Danh sách các công chứng viên hợp danh và công chứng viên làm việc</small>

theo chế độ hợp dong tại các Văn phịng cơng chứng được hợp nhất;

d) Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của các Van phịng cơng chứng được hợp nhất.

2. Trong thời hạn 20 ngày, kề từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tai khoản 1 Diéu này, Sở Tư pháp lấy ý kiến của tô chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên (ở những nơi đã thành lập), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất Văn phịng cơng chứng.

3. Trong thời hạn 15 ngày, ké từ ngày nhận được dé nghị của Sở Tư pháp, Uy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất Văn phịng cơng chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kế từ ngày nhận được Quyết định cho phép hợp nhất, Văn phòng công chứng hợp nhất phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp. Khi đăng ký hoạt động phải có đơn đăng kỷ hoạt động, Quyết định cho phép hợp nhất Văn phịng cơng chứng, giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phịng cơng chứng va giấy đăng ky hành nghệ của các công chứng viên.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kế từ ngày nhận đủ hô sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho Văn phịng cơng chứng hợp nhất, dong thời thực hiện việc xóa tên các Văn phịng cơng chứng được hợp nhất khỏi danh sách đăng ký hoạt động; trường hợp từ choi phải thông báo bằng văn bản và <small>nêu rõ lý do.</small>

5. Trong thời gian làm thủ tục hợp nhất, các Văn phịng cơng chứng được

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

hop nhất tiếp tục hoạt động cho đến khi Văn phịng cơng chứng hợp nhất được Sở Tu pháp cấp giấy đăng kỷ hoạt động. Văn phịng cơng chứng hợp nhất kế thừa tồn bộ quyên, nghĩa vụ, yêu cau công chứng đang thực hiện tại các Văn phịng cơng chứng được hợp nhất và có trách nhiệm lưu trữ tồn bộ hơ sơ cơng chứng của các

Văn phịng cơng chứng được hợp nhất.

6. Việc cung cấp thông tin, đăng báo nội dung đăng ký hoạt động của Văn phịng cơng chứng hợp nhất thực hiện theo quy định tại Điều 25, 26 của Luật Cơng

<small>chứng ”.</small>

Thủ tục sáp nhập Văn phịng cơng chứng được quy định tại Điều 13 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP:

“1. Các Văn phịng cơng chứng sáp nhập theo quy định tại khoản 2 Diéu 28 của Luật Công chứng nộp 01 (một) bộ hồ sơ sáp nhập tại Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Hồ sơ bao gỗm:

a) Hợp đồng sáp nhập Văn phịng cơng chứng, trong đó có các nội dung chủ yếu sau: Tên, địa chỉ trụ sở của các Văn phịng cơng chứng bị sáp nhập; tên, địa chỉ

<small>trụ sở cua Văn phịng cơng chứng nhận sap nhập; thời gian thực hiện sáp nhap;</small>

phương án chuyển tài sản của các Văn phịng cơng chứng bị sáp nhập sang Văn

<small>phịng cơng chứng nhận sáp nhập; phương án sử dụng lao động của Văn phịng</small>

cơng chứng nhận sáp nhập; việc kế thừa toàn bộ quyển, nghĩa vu và lợi ích hợp

<small>pháp của các Văn phịng cơng chứng bị sáp nhập và các nội dung khác có liên quan.</small>

Moi Văn phịng cơng chứng sáp nhập cử một cơng chứng viên hợp danh làm đại diện để ký kết hợp đồng sáp nhập.

b) Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba) năm gân nhất đã được kiểm toán của các Văn phịng cơng chứng tính đến ngày dé nghị sáp nhập;

c) Biên bản kiểm kê hô sơ công chứng và biên bản kiểm kê tài sản hiện có của <small>các Văn phịng cơng chứng;</small>

<small>d) Danh sách các cơng chứng viên hợp danh và công chứng viên làm việc</small> theo chế độ hợp dong tại các Văn phịng cơng chứng;

ä) Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của các Van

<small>phịng cơng chứng.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

2. Trong thời hạn 20 ngày, kề từ ngày nhận đủ hồ so hợp lệ theo quy định tai khoản 1 Diéu này, Sở Tư pháp lấy ý kiến của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên (ở những nơi đã thành lập), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép sáp nhập Văn phịng cơng chứng.

3. Trong thời hạn 15 ngày, kề từ ngày nhận được dé nghị của Sở Tư pháp, Uy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép sáp nhập Văn phịng cơng chứng; trường hợp từ chối phải thông bdo bằng văn bản và nêu rõ ly do.

4. Trong thời han 15 ngày, ké từ ngày nhận được Quyết định cho phép sáp nhập, Văn phịng cơng chứng nhận sáp nhập phải thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật Công chứng. Hồ sơ dé nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động bao gom: Don dé nghị, Quyết định cho phép sáp nhập Văn phịng cơng chứng, giấy tờ chứng mình về trụ sở của Văn phịng cơng chứng nhận sáp nhập và giấy đăng ký hành nghề của các cơng chứng viên đang hành ngh tại các Văn phịng công chứng bị sáp nhập.

<small>5. Trong thời gian làm thủ tục sáp nhập, các Văn phịng cơng chứng bị sap</small>

nhập tiếp tục hoạt động cho đến khi Văn phịng cơng chứng nhận sáp nhập được thay đồi nội dung đăng ký hoạt động. Văn phịng cơng chứng nhận sáp nhập kế thừa tồn bộ qun, nghĩa vụ, u cầu cơng chứng đang thực hiện tại các Văn phịng cơng chứng bị sáp nhập và có trách nhiệm lưu trữ tồn bộ hơ sơ cơng chứng của

<small>các Văn phịng cơng chứng bị sap nháp.</small>

6. Việc cung cấp thông tin, đăng báo nội dung đăng ký hoạt động của Văn phịng cơng chứng nhận sáp nhập thực hiện theo quy định tại Diéu 25, 26 của Luật

<small>Cơng chung”.</small>

2.2.5.2. Chuyển nhượng Văn phịng cơng chứng

Văn phịng cơng chứng có thể coi là “sản nghiệp” của công chứng viên, nên trong một số trường hợp Văn phịng cơng chứng khơng cịn trưởng văn phịng hoặc vì lý do nào đó mà các cơng chứng viên hợp danh không thé tiếp tục hành nghề công chứng, thì cần cho phép chuyển nhượng Văn phịng cơng chứng dé duy trì hoạt động cho văn phịng, tránh phải chấm dứt hoạt động, vì điều đó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy phức tạp, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Trong q trình thực hiện chủ trương xã hội hóa cơng chứng, việc chuyên nhượng Văn phòng

</div>

×