Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.05 MB, 72 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
HA NOI - 2015
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">Tôi xin cam đoan đây là dé tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng công bố ở
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">Đề hồn thành luận văn, trước hết, tơi xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo giảng dạy, giúp đỡ của các thầy cô và các cán bộ làm việc Tại trường Đại học Luật Hà Nội trong suốt thời gian tôi hoc tập tại đây đã trang bị cho tôi những hiểu biết, kiến thức dé nghiên cứu những van dé trong luận
<small>văn này.</small>
Người tôi muốn đặc biệt cảm ơn là cô giáo hướng dẫn của tôi, TS. Đào
<small>Lệ Thu thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội, người không những chỉ cho bảo</small>
cho tơi những góp ý và chỉ dẫn tận tình mà cịn động viên, cơ vũ, khích lệ tơi
trong suốt q trình nghiên cứu. Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô, người đã dành cho tơi sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình để tơi có thể hồn thành luận
Cuối cùng, những tình cảm biết ơn chân thành tơi xin gửi đến gia đình và những người bạn đã đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian qua.
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á — Thái Bình Dương Hội nghị thượng đỉnh Á- Âu
<small>Bộ luật hình sựCộng hịa liên bang</small>
<small>Cộng hòa nhân dân</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">MỞ ĐẦU ... 22-52 5< 1 1E21211211211212111211011111 2112111110111 211121111 1 re |
CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE CHUNG VE TOI DUA HOI LỘ... 6
1.1. Những vấn đề ly luận về tội đưa hối 16... eeeceeeeeeeseeseseestseesenee 6
1.1.1. Khái niệm tội đưa hối lộ...---2- 2-2 2++2+E+EE£EE£EEEEE2EEZEEEerEerkersre 6
1.1.2. Các luận điểm về tội đưa hối lộ...- - 2 22 s+++£x+zxezxezxezzeee 12
1.2. Tội đưa hối lộ - nhìn nhận từ quan điểm lập pháp hình sự quốc tế... 24 1.2.1. Quan điểm về xây dựng định nghĩa tội hồi lộ...-- 2-5-2 2552 25 1.2.2. Quan điểm vẻ các yêu tô của tội phạm đưa hối 16... eee 26 1.2.3. Một số hình thức hồi lộ đặc biệt cần được tội phạm hóa... 30
1.2.4. Quan điểm về quy định hình phạt đối với tội đưa hối lộ... 31 KET LUẬN CHƯNG ... ¿5-2 5E+SE+SE+EE2E£EEEEEEEEEEE2E121121 212 eEkrred 33 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH VE TOI DUA HOI LO THEO BỘ LUẬT HINH SỰ VIET NAM 1999 VA NHUNG KIEN NGHỊ HOÀN THIEN ... 35
2.1. Dấu hiệu pháp lý của tội đưa hối lộ...-- - 2-52 + ++xe£x+Eerxerxzeered 35
2.1.1. Về chủ thé của tội phạm...-¿- 2 + SE+SE+E£EE£EEEEEEEEEEEEEEerkererkerkd 35
2.1.2. Về mặt khách quan của tội phạm...- - - - ¿+ +55 + + **++*sve++seeexszsessss 37
2.1.3. Về mặt chủ quan của tội phạm... .-- -- + + +3 *+**evExeeeesrseeeerrres 42
2.1.4. Về khách thể của tội 000 Ầ... 43 2.2. Đường lối xử lý đối với người có hành vi hồi lộ...--- 45
2.2.1. Hình phạt đối với người phạm tội đưa hối lộ ...- 2-5-5 2552 46
2.2.2. Đường lối xử lý đối với một số trường hợp đưa hối lộ đặc biệt... 48
2.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam về tội đưa
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">2.3.3. Dé xuất hình sự hóa một số hình thức đưa hối lộ theo tinh than Công ước của LHQ vé chống tham nhũng ...----2- 2 52+ EE+E£E£EEzEeEEerxzxered 57 KET LUẬN CHƯNG 2...¿- 2 -©ESE+EE+EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrred 60 KẾT LUẬẬN...--- S2 SE E1 E1218112111121121111111111 1111111111111 1111111. 62 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO...-- 2-2 2 s+2+£++zxezszzse+z 64
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Có thé nói rằng, Việt Nam là một trong những nước đang trên đà phát
triển. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, Việt Nam đã tận dụng thời cơ thuận
lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đã đạt được những thành tựu
quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Đất nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, kinh tế tăng trưởng khá nhanh, đời sống vật chất và tỉnh thần của người dân được cải thiện. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc
tế được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để phát triển nhanh, bền
vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tuy nhiên, nên kinh tế
càng mở rộng, các quan hệ giao lưu ngày càng nhiều, sự cạnh tranh diễn ra
ngày càng lớn thì việc hối lộ trở thành cách thức nhanh nhất dé con người có thé đạt được lợi ích một cách dé dàng.
Ở Việt Nam, BLHS được ban hành từ năm 1985 đã quy định về các tội
phạm hối lộ, trong đó, tội đưa hối lộ và tội làm môi giới hối lộ được quy định
chung tại một điều luật. Qua các lần sửa đổi, bổ sung va dén khi ban hanh BLHS 1999 thay thé (sửa đổi bổ sung vào năm 2009), tội đưa hối lộ và tội
môi giới hối lộ đã được tách thành hai điều luật riêng biệt nhằm đáp ứng yêu
cầu cá thể hóa TNHS. Bên cạnh đó, Pháp lệnh chống tham nhũng đã có từ năm 1998, đến năm 2005 ban hành Luật phòng, chống tham nhũng dé thay
thế Pháp lệnh trên và liên tục sửa đổi qua các giai đoạn. Việt Nam cũng đã
phê chuẩn Công ước của LHQ về chống tham nhũng dé chung tay trong công
cuộc bài trừ tội phạm tham nhũng của quốc tế. Có thể thấy, tội phạm về hồi lộ
đang không chỉ là vẫn đề đáng lo ngại của Việt Nam mà còn là của cả thế giới.
Trong các tội phạm về hối lộ, tội đưa hối lộ cũng rất đáng quan tâm.
Thực tế cho thay hành vi đưa hối lộ đã và đang diễn ra ở mọi lĩnh vực của đời
<small>sông. Đưa hôi lộ trong các cơ quan nhà nước, trong các đơn vị hành chính sự</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">càng đa dạng, tinh vi, thủ đoạn khó lường để tránh sự trừng phạt của pháp
luật. Tội phạm đưa hồi lộ đang tác động và làm biến chất đội ngũ cán bộ cơng chức nhà nước, tính chất của việc thực thi công vụ ngày càng thay đổi theo chiều hướng xấu, làm mắt lòng tin của người dân vào bộ máy lãnh đạo. Mặt khác, tội đưa hối lộ còn gia tăng cùng với sự gia tăng của tội nhận hối lộ và
tội làm môi giới hối lộ. Đây là loại tội phạm rất nguy hiểm cho sự phát triển của xã hội. Trong khi đó tội phạm đưa hối lộ đang rất phổ biến nhưng khó dé phát hiện và xử lý. Các quy định về tội đưa hối lộ trong Bộ luật hình sự cũng
chưa rõ rang dẫn đến việc áp dụng luật hình sự dé xử lý tội phạm này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Do đó, việc tìm hiểu các quy định của pháp luật
hình sự hiện hành đề từ đó thay được những bat cap con dang tồn tại là rất cần
thiết trong cơng cuộc đấu tranh phịng ngừa tội đưa hối lộ nói riêng cũng như
tội phạm về hối lộ nói chung.
Chính vì thế, tác giả chọn đề tài “Tội đưa hối lộ trong Bộ luật hình sự Việt Nam” dé tìm hiểu rõ hơn các quy định về tội phạm này. Sự cần thiết phải
nghiên cứu đề tài này được thể hiện như sau:
Thứ nhất, quy định về tội đưa hối lộ trong Bộ luật hình sự Việt Nam
còn thé hiện nhiều điểm bat cập cần phải phân tích, làm sáng tỏ dé từ đó tìm ra giải pháp hoàn thiện. Nhận thức về tội đưa hối lộ cả trong lý luận và thực
tiễn chưa được thống nhất và cũng chưa có một văn bản cụ thể nào hướng dẫn áp dụng quy định về tội phạm này.
Thứ hai, tội đưa hỗi lộ gây nguy hại đến sự vận hành bình thường của bộ máy nhà nước, từ đó gây nguy hại đến nguồn nhân lực, tài lực của quốc
gia. Phát hiện và xử lý tội phạm đưa hối lộ còn là cơ sở dé truy cứu TNHS đối
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Vì vậy, đề tài nghiên cứu sẽ là là sự bổ sung cần thiết và có ý nghĩa
trong hệ thống lý luận về tội đưa hối lộ.
<small>2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu</small>
Đề tài nghiên cứu nhằm phát hiện những thiếu sót và hạn chế trong quy
định của BLHS hiện hành về tội đưa hối lộ từ đó đưa ra nhưng kiến nghị cần
thiết dé hồn thiện.
Với mục đích trên, đề tài sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau:
Tht nhất, nghiên cứu các quan điểm của các nhà khoa học Việt Nam về
tội đưa hối lộ dé làm rõ những vấn dé lý luận chung về tội đưa hối lộ, trên cơ
sở xem xét tội phạm này qua một số quan điểm lập pháp hình sự quốc tế dé khăng định thêm những vấn đề lý luận đã đưa ra.
<small>Thứ hai, phần tích làm sáng tỏ những quy định của Bộ luật hình sự Việt</small>
Nam hiện hành đồng thời đưa ra những dé xuất kiến nghị dé hoàn thiện các
quy định của tội đưa hối lộ trong BLHS. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quan điểm khoa học và các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội đưa hối lộ, một số văn bản pháp lý quốc tế cũng như trong nước và những tư liệu liên quan đến tội đưa hỗi lộ, chủ yếu là các tư liệu về quy định của luật hình sự Việt Nam.
và phạm vi nghiên cứu, đề tài “Tội đưa hối lộ trong BLHS Việt Nam” <small>được nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự, tập trung vào quy định hiện hành</small> của BLHS Việt Nam về tội đưa hối lộ.
<small>4. Tình hình nghiên cứu</small>
Tội phạm đưa hối lộ là tội phạm rất nguy hiểm và diễn biễn cũng rất
phức tạp. Ở Việt Nam những nghiên cứu về tội đưa hối lộ còn chưa nhiều. Tội
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">hồi lộ.
Hiện nay, liên quan đến tội đưa hối lộ, có một nghiên cứu rất đáng chú
ý là Luận án tiến sĩ của tác giả Đào Lệ Thu với tiêu đề “Các tội phạm về hồi lộ theo Luật hình sự Việt Nam trong sự so sảnh với Luật hình sự Thụy Điển và
Australia”. Trong nghiên cứu này, tội đưa hối lộ đã được tác giả nghiên cứu thông qua nghiên cứu chung về tội phạm về hối lộ, dưới góc độ so sánh luật,
tác gia cũng đã phân tích các quy định về tội đưa hối lộ, nhận hối lộ và làm
môi giới hồi lộ theo BLHS Việt Nam làm cơ sở so sánh, từ đó, chỉ ra những
bất cập và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện BLHS Việt Nam về các tội hồi lộ.
Cịn có một số nghiên cứu khác như: “Khái niệm về tham nhũng”, “Chuyên dé về đấu tranh phòng chống tham những, những van dé lý luận và
thực tiên” của Lê Mạnh Luân, Bộ tư pháp — Viện nghiên cứu khoa học pháp
lý năm 1997; “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Phân các tội phạm — Tap V Các tội phạm về chức vụ” của ThS. Dinh Văn Qué, Nxb thành phố Hồ Chí
Minh, năm 2006; “Báo cáo đánh giá quốc gia của Việt Nam" của Thanh tra
Chính phủ năm 2012; “Dự thao báo cáo cải cách hành chính cơng và Chống <small>tham nhũng — Hình sự hóa hành vi tham nhũng: Nghiên cứu kinh nghiệm</small> quốc té và vận dụng ở Việt Nam” — một tài liệu thảo luận chính sách về phịng chống tham nhũng thực hiện bởi Cơ quan phát triển Quốc tế Anh và Chương
trình Phát triển LHQ năm 2013; “Báo cáo tổng thuật hoàn thiện các quy định
về tội hồ lộ trong BLHS Việt Nam từ góc độ so sánh luật” của Ban nội chính Trung ương trong Chương trình phát triển LHQ năm 2014 cùng một số bài
viết trên các tạp chí chun ngành như “7ơ¡ đưa hồi lộ trong Bộ luật hình sự
Việt Nam năm 1999 của tác giả Trịnh Tiên Việt, Tạp chí Kiểm sát số 22 năm
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">chung, những nghiên cứu nêu trên đều có đề cập đến những vấn đề liên quan đến tội đưa hối lộ, chỉ ra những quy định của tội này trong BLHS, những hạn chế và biện pháp khắc phục. Tuy nhiên như đã nói ở trên, vì các nghiên cứu đều chỉ xem xét tội đưa hối lộ trong nhóm tội tham nhũng hoặc nhóm tội chức vụ nên một số khía cạnh pháp lý hình sự về tội đưa hối lộ cịn đang bỏ ngỏ
cần được nghiên cứu thêm.
Với tình hình nghiên cứu này, tác giả thấy răng cần phải nghiên cứu tội
đưa hối lộ dưới góc độ pháp luật hình sự dé thấy được tính chất nguy hiểm cũng như ý nghĩa trong việc dau tranh phòng chống tội phạm nay.
<small>5. Phương pháp nghiên cứu</small>
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài bao gồm: Phương pháp liệt kê, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch,
<small>phương pháp chứng minh và so sánh...</small>
6. Cơ cau của luận văn
Luận văn gồm ba phần: Phần mở đầu
Phần nội dung gồm có hai chương:
- Chương 1: Những van dé chung về tội đưa hối lộ
- _ Chương 2: Quy định về tội đưa hối lộ trong BLHS Việt Nam năm 1999 và những kiến nghị hồn thiện.
<small>Và ci cùng là phân kêt luận cho toàn bộ luận văn.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">1.1. Những van dé lý luận về tội đưa hối lộ
1.1.1. Khái niệm tội đưa hối lộ
Các tội phạm về hối lộ nói chung và tội đưa hồi lộ nói riêng đã được
nhiều nhà khoa học luật hình sự đưa ra nghiên cứu và bàn luận. Xét về tội đưa hối lộ, khái niệm va các đặc điểm pháp lý hình sự riêng của tội phạm nay hiện
nay chưa được quan tâm nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc. Những nội dung nghiên cứu dưới đây sẽ đưa ra và tập trung làm rõ những van đề này.
Trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam, tội đưa hối lộ khơng được
xem là tội phạm về tham nhũng. Tuy được xếp vào Chương XXI của BLHS —
Các tội phạm về chức vụ nhưng tội đưa hối lộ không được quy định trong
nhóm “Các tội phạm về tham nhũng”. Điều này xuất phát từ quan niệm về
tham nhũng đã được luật hóa băng quy định của Luật phòng, chống tham
những 2005, theo đó “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” (Điều 1).
Đưa hối lộ theo nghĩa rộng là một trong những hiện tượng tiêu cực của xã hội. Bản chất của đưa hối lộ có thể được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác
nhau. Dưới góc độ xã hội, đưa hối lộ được hiểu phổ biến nhất là một hình thức biến tướng của việc đền đáp trả ơn. “Việc “tạ ơn” hoàn toàn phù hợp với
truyền thơng dân tộc, đạo lý tình cảm trong sáng của người Việt Nam, vì như
chúng ta đều ý thức được rằng, trong cuộc sống và công việc, bất kỳ ai nếu được người khác giúp đỡ vượt qua hoạn nạn, khó khăn thì họ đều ghi lịng tạc
<small>dạ, khơng qn ơn người đã giúp đỡ mình. Tuy nhiên, món q “tạ ơn” cũng</small>
ở mức độ tình cảm, mang tính chất trọng nghĩa, trọng tình, kỷ niệm chứ
khơng chi vì lợi ích vật chat và mang tính chất “đánh đổi” hay song phang”
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">giá trị văn hóa đó ảnh hưởng ít nhiều đến tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi đưa hối lộ.
Dưới góc độ hành chính — nhà nước, đưa hối lộ được coi là hình thức “lót tay” để giải quyết vẫn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả. Xuất phát điểm cho hiện tượng đưa hối lộ chính là sự thiếu tôn trọng các quy tắc nghề
nghiệp, xem nhẹ đạo đức và pháp luật của đội ngũ cán bộ dẫn đến bộ máy nhà nước quan liêu, thiếu minh bạch, trì trệ. Cơng chức nhà nước gây khó dễ khiến doanh nghiệp và người dân phát sinh động cơ đưa hối lộ, sau khi khó
khăn được giải quyết, cơng chức lại có động cơ dé tiếp tục chu trình gây khó dễ. Hệ quả là việc đưa hồi lộ diễn ra như một làn sóng ngầm tại nhiều nơi và
trở thành luật bat thành văn. Vi vậy, đấu tranh dé loại bỏ hiện tượng đưa hối lộ lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Về mặt chính trị, đưa hối lộ là cách thức để “mua quyền lực”. Muốn
thăng quan tiến chức phải hối lộ cho cấp trên, cấp trên lại phải hối lộ cho cấp trên cao hơn nữa. Và như thế, hiện tượng “chạy chức, chạy quyền” ngày càng
phố biến. Thang thắn nhìn nhận, "chạy chức, chạy quyền" chính là hành vi
tham nhũng của những người có chức có quyền. Đưa hối lộ lúc này trở thành
cách thức dé tìm kiếm và duy trì quyền lực, từ đó, bộc lộ rõ sự bất cơng trong xã hội. Do đó càng cần phải có biện pháp xử lý hành vi đưa hối lộ một cách
triệt dé nhất.
Về mặt pháp lý hình sự, đưa hối lộ được xác định là một tội phạm về
chức vu, “bị xem là một sự trao đồi lợi ích bat hợp pháp hai chiều. Sự trao đơi đó được thực hiện thơng qua việc bên đưa hối lộ sử dụng những lợi ích khơng chính dang dé đổi lẫy việc bên nhận hối lộ làm theo yêu cầu của mình” [14,
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">Nhìn chung, hiện tượng đưa hối lộ được nhìn nhận dưới góc độ nào
cũng là một hiện tượng tiêu cực, trái đạo đức và ảnh hưởng đến sự phát triển của đời sống con người. Do đó, việc tội phạm hóa hành vi này cần thé hiện rõ bản chat của đưa hối lộ là hành vi nhằm làm sai lệch việc thực thi nhiệm vụ của người có chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi.
Tính chất pháp lý hình sự của hiện tượng đưa hối lộ được biểu hiện thông qua khái niệm tội đưa hối lộ. Để hiểu được khái niệm tội đưa hối lộ, cần tìm hiểu một số quan điểm của các nhà nghiên cứu luật hình sự đưa ra về
van dé này.
Hiện nay, có một số định nghĩa được đưa ra về khái niệm tội đưa hối lộ và những định nghĩa này cho thấy quan điểm về bản chất pháp lý của tội đưa hối lộ có nhiều nét tương đồng.
ThS. Đinh Văn Quế - ngun Chánh tịa hình sự Tịa án nhân dân tối
cao cho rằng “Pua hoi lộ là hành vi dung tiền, tai sản hoặc lợi ích vật chất khác trực tiếp hoặc qua trung gian dé dua cho người có chức vụ, quyền hạn,
dé người này làm hoặc khơng lam một việc vi loi ích hoặc theo yêu cẩu của
<small>minh.” [ L7, tr.192]</small>
Theo Báo cáo tổng thuật “Hoàn thiện các quy định về các tội hối lộ trong BLHS Việt Nam từ góc độ so sánh luật” của tập thé tác giả TS. Đào Lệ
Thu, TS. Trần Văn Dũng và TS. Trịnh Tiến Việt, quy định của BLHS hiện
hành được hiểu rang “Tội dura hối lộ là hành vi đưa tiền, của cho người có
chức vụ, quyên hạn dưới bat kỳ hình thức nào dé người này làm hoặc khơng làm một việc vì lợi ích hoặc theo u cẩu của người đưa hồi lộ.” [2. tr.28]
PGS. TS. Trần Văn Độ - Đại biểu quốc hội, Phó Chánh án Tòa án nhân nhân tối cao đưa ra định nghĩa “tội đưa hối lộ là hành vi trực tiếp hoặc thông
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiễu lan để người đó làm hay khơng làm theo một việc vì lợi ích hoặc theo u cẩu của mình...” [12. tr.706]
Định nghĩa về tội đưa hối lộ được đưa ra trong Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội cũng thé hiện đồng quan điểm khi xác định “Tôi đưa hoi lộ là hành vi đưa tiễn, tai sản hoặc lợi ích vật chất khác
có giá trị từ hai triệu dong trở lên hoặc dưới hai triệu đông nhưng gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiễu lan cho người có chức vụ quyền han dé
người này làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo u cẩu của
người dua hối lộ.”[2. tr.394]
Các quan điểm này cũng phần nào đã phản ánh được tính chất bất hợp
pháp và vụ lợi của việc trao đổi lợi ích khơng chính đáng giữa một bên là
người có nhu cầu và một bên là người có chức vụ qun hạn trong khả năng của mình có thể giải quyết được nhu cầu đó. Tuy nhiên, vì những định nghĩa trên đều dựa trên quy định hiện hành của BLHS Việt Nam nên mới chỉ thể
hiện sự diễn giải rõ hơn quy định của luật chứ chưa nêu khái quát những dạng hành vi của tội đưa hồi lộ cũng như chưa phản ánh được những khía cạnh mới
của hiện tượng đưa hồi lộ.
“Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi nói đến chức vụ, quyền hạn thường gắn liền với quyền lực nhà nước. Nên khi nói đến hối lộ thường
chỉ hiểu là hối lộ (đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối lộ) trong khu vực cơng
mà khơng có hối lộ trong khu vực tư” [27, tr.87]. Như vậy, các quan niệm
truyền thống này chỉ giới hạn tội phạm đưa hối lộ trong khu vực công, mà không đặt vấn đề tội phạm hóa hành vi này trong khu vực tư. Các định nghĩa này vẫn chưa phản ánh đủ đặc điểm của tội đưa hối lộ trong xã hội hiện đại, khi rõ ràng loại tội phạm này có thé xảy ra trong khu vực tư.
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">Điểm chung của các định nghĩa cũng như trong hệ thông pháp luật hình sự Việt Nam là chủ thé của tội đưa hối lộ không yêu cau phải là chủ thé đặc
biệt như tội nhận hối lộ. Bất cứ cá nhân nào khi muốn đạt được lợi ích của mình thơng qua việc đem tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác cho người có chức
vụ quyền hạn đều có thé trở thành chủ thé của tội phạm đưa hối lộ. Đó là lý do tội đưa hối lộ trong luật hình sự Việt Nam khơng được coi là tội phạm tham nhũng. Tuy nhiên, như đã nói ở trên về bản chất của hiện tượng đưa hỗi
lộ dưới góc độ chính trị, thì việc chủ thể của tội đưa hối lộ là người có chức
vụ quyền hạn hồn tồn có thể xảy ra. Khoản § Điều 3 Luật phịng chống
tham nhũng có quy định hành vi “đưa hồi lộ được thực hiện bởi nguoi có
chức vụ quyên hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tô chức, đơn vị hoặc
<small>cua địa phương vi vụ loi” thì được coi là hành vi tham nhũng và được xử lý</small>
theo quy định của Luật phịng chống tham nhũng. Bên cạnh đó, khi chủ thé là người đại diện cho pháp nhân thực hiện hành vi đưa hối lộ dé đem lại lợi ích
<small>cho pháp nhân, thì pháp nhân này cũng chưa được pháp luật Việt Nam ghi</small>
nhận là chủ thé của tội đưa hối lộ.
Van dé ở đây là lợi ich đạt được của người đưa hối lộ là khơng chính
đáng. Để đạt được lợi ích ấy, thì tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác sẽ được
“đưa” cho người có chức vụ quyền hạn là người nhận. Pháp luật Việt Nam chỉ
ghi nhận hành vi “đưa” là hành vi duy nhất của tội đưa hối lộ, trong khi, có nhiều trường hợp, dé đạt được lợi ich của mình, người đưa hối lộ cịn có thé
“mời nhận hối lộ”, “hứa đưa hối lộ” với người có chức vụ quyền hạn và tính
chất nguy hiểm của tội đưa hối lộ cũng sẽ được bộc lộ qua hai hành vi này.
Sự phát triển của xã hội hiện nay đã không chỉ giới hạn “của hối lộ” chỉ là lợi ích vật chất. “Những thứ như xe hơi, tiền mặt... đều có thé đưa cả người hối lộ và người nhận vào tù. Nhưng hối lộ tình dục - thực trạng đang phổ biến khắp châu A hiện nay là một cách hối lộ khó dé lại bằng chứng”[19]. “Thật ra
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">tham nhũng tinh dục, hối lộ tình dục tại Việt Nam, như một quan chức Ban
Nội chính trung ương khăng định “chắc chăn có”. Hối hộ tình dục có mn
hình vạn trạng. Người ta hối lộ tình dục để thăng quan tiến chức, lay danh hiệu (ví dụ danh hiệu người đẹp), lay hợp đồng kinh doanh hay đơn giản chỉ
dé có một việc làm tốt” [29]. Đây được coi là một dạng lợi ích phi vật chất và do đó, nếu chỉ coi “của hồi lộ” là lợi ích vật chất thì việc khơng xử lý triệt để
hiện tượng hối lộ là điều khơng tránh khỏi.
Các hình thức đưa hối lộ cũng được dé cập trong hau hết các định
nghĩa: “dưới bất kỳ hình thức nào” hoặc “trực tiếp hoặc qua trung gian”. Có
thê thay, khơng chỉ hành vi nhận hối lộ có mối quan hệ với hành vi đưa hối lộ mà hành vi môi giới hối lộ (trung gian) cũng được nhắc đến, thé hiện rõ hơn tính chất tiêu cực của hiện tượng đưa hối lộ.
Đề có thé đưa ra được một định nghĩa bao hàm được các van đề trên, trước hết cần nêu lên một số đặc điểm của tội đưa hối lộ như sau:
Thứ nhát, đưa hoi lộ là hành vi đưa, hứa đưa, mời nhận một lợi ích bat kỳ cho người có chức vụ, quyên hạn.
Thứ hai, chủ thé của tội đưa hối lộ có thé là bất kỳ người nào, không
phụ thuộc vào địa vị pháp lý của họ. Đây là đối tượng có nhu cầu giải quyết
một việc nhất định và có thé được đáp ứng bởi việc trao đổi lợi ích bat hợp pháp với chủ thể có chức vụ, quyền hạn.
Thứ ba, người dua hối lộ nhận thức được về khả năng của người có chức vu, quyền hạn có thé giải quyết và đáp ứng được những lợi ích mà người đưa hỗi lộ mong muốn.
Thr tw, hành vi đưa hỗi lộ nhằm mục đích tác động vào việc thực thi chức vụ quyền hạn của người khác để người này tìm cách đem lại lợi ích cho <small>người đưa hôi lộ.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">Trên cơ sở nghiên cứu về hiện tượng đưa hối lộ cũng như xem xét các
đặc điểm pháp lý hình sự về tội đưa hối lộ, tác giả đưa ra một định nghĩa như sau: “Tội đưa hồi lộ là những hành vi đưa, mời nhận hoặc hứa đưa bat kỳ lợi ich nào dưới bat kỳ hình thức nào của cá nhân, tổ chức nào cho người có chức vu, quyền han tac động vào việc thực thi chức trách cua người có chức vụ quyên han đó một cách cơ ý dé người đó làm hoặc khơng làm theo yêu cau
<small>của người dua.”</small>
Có thé thấy, định nghĩa trên phan nào đã bao hàm được những van dé chưa được bàn đến trong các quan điểm truyền thống về tội đưa hối lộ. Thi nhất, hành vi được mô tả trong định nghĩa khơng chỉ có hành vi “đưa” mà còn bao gồm cả hành vi “mời nhận” hoặc “hứa đưa”; thir hai, hành vi đưa hối lộ ở đây diễn ra cả trong khu vực công và khu vực tu; thir ba, “của hối lộ” được
mở rộng ra với cả những lợi ích phi vật chất. Với định nghĩa này, các dau hiệu pháp lý của tội đưa hối lộ như chủ thé, khách thé, hành vi khách quan, lỗi đều
đã được thể hiện rõ.
Trên đây là một số vấn đề lý luận về khái niệm tội đưa hối lộ, làm cơ sở
nghiên cứu những phan sau của luận văn.
1.1.2. Các luận điểm về tội đưa hối lộ
<small>Dưới góc độ luật hình sự, những nội dung được quan tâm nghiên cứu</small>
nhất là những luận điểm về các yếu tố cầu thành tội đưa hối lộ, những luận điểm về “của hối lộ” và những luận điểm về đường lối xử lý tội phạm đưa hồi lộ.
Những van dé đầu tiên có thé dé cập đến ở đây liên quan dé việc xác định khách thể của tội phạm đưa hối lộ. Hành vi đưa hối lộ xâm phạm đến một loại khách thê đó là những quan hệ xã hội bảo đảm cho hoạt động bình thường của cơ quan hoặc tơ chức, qua đó làm giảm uy tin của các cơ quan, tổ chức này. Cụ thể hơn, hành vi đưa hối lộ là hành vi xâm phạm đến quy tắc
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">hành xử va uy tin của công chức, xâm phạm đến những chuẩn mực đạo đức
của cá nhân người có chức vụ, quyền hạn. Pháp luật hình sự Việt Nam chỉ đề cập đến tội đưa hối lộ trong khu vực cơng, do đó, hành vi đưa hối lộ xâm phạm đến các quan hệ xã hội bảo đảm cho hoạt động thực thi chức trách của người có chức vụ quyền hạn, tức là xâm phạm đến sự vận hành của bộ máy nhà nước. Chính vi thế, đối tượng tac động của tội đưa hối lộ thé hiện tính
nguy hiểm cao cho xã hội của tội phạm này, đó là hoạt động thực thi công vụ
của đội ngũ cán bộ. Thực tế, có nhiều quan điểm cho rằng đối tượng tác động của tội đưa hối lộ là người có chức vụ, quyền hạn vì thơng qua những người có chức vụ quyền hạn mà quyền lực được thực thi. Tuy nhiên, hành vi đưa hối lộ không tác động tới người đó với tư cách là con người — chủ thé của quan hệ xã hội, mà người đưa hối 16 đem “của hối 16” cho người có chức vụ quyền
<small>hạn, thơng qua đó, hướng tới hoạt động thực thi chức trách của người có chức</small>
vụ quyền hạn nhằm làm biến đổi hoạt động này theo hướng có lợi cho họ. Do
đó, đối tượng tác động của tội đưa hối lộ cần được hiểu là hoạt động thực thi công vụ của người có chức vụ, quyền hạn.
Hành vi đưa hối lộ một mặt tác động vào hoạt động thực thi cơng vụ
của người có chức vụ qun hạn, mặt khác làm biến dạng xử sự của người có chức vụ, quyền hạn. Thông thường, sự biến dạng xử sự của người có chức vụ,
quyền hạn có thể hiểu là xử sự theo chiều hướng xấu đi của người có chức vụ, quyền hạn. Đối với tội đưa hối lộ, hành vi phạm tội nhằm làm cho người có
chức vụ quyền hạn xử sự theo hướng lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình
dé làm sai chức trách nhằm thỏa mãn yêu cầu hoặc vì lợi ich của người đưa.
Hoạt động thực thi công vụ của họ sẽ diễn ra theo chiều hướng trái pháp luật, lợi ích đem đến cho người đưa hối lộ cũng là lợi ích trái pháp luật. Có quan
điểm đưa ra rằng “Lợi ích mà người đưa hối lộ đạt tới cũng khá đa dạng: có
thể đó là lợi ích chính đáng, hợp pháp nhưng vì họ gặp khó khăn về thủ tục
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">hay bị sách nhiễu, gây khó dễ nên tìm cách “bôi trơn”.”[16, tr38, 39]. Lúc này
hoạt động thực thi công vụ của người có chức vụ quyền hạn sẽ vẫn diễn ra
bình thường, họ sẽ vẫn làm đúng chức trách được giao. Vậy thì ở đây, người
đưa hối lộ có phạm tội đưa hối lộ? Theo tác giả, người đưa hối lộ trong trường hợp này vẫn bị coi là tội phạm, hành vi đưa của hối lộ cho người có chức vụ, quyền hạn với mục đích dé người này làm hay khơng làm một việc vì lợi ích của người đưa, xâm phạm đến những chuân mực dao đức chung của
cá nhân người có chức vụ, quyền hạn và vẫn ảnh hưởng đến hoạt động thực
thi công vụ nói chung của người có chức vụ quyền hạn, đến tính liêm chính
<small>và vơ tư của hoạt động cơng vụ.</small>
Khi tìm hiểu tính chất của tội phạm hối lộ nói chung và tội đưa hối lộ nói riêng thì các quan điểm hiện nay vẫn chỉ coi riêng tội nhận hối lộ là hành vi tham nhũng, trong khi hối lộ liên quan đến hai bên: đưa và nhận. Đưa hối lộ và nhận hối lộ đều tác động tới hoạt động thực thi chức trách của người có
chức vụ quyền hạn và đều xâm hại đến các quan hệ xã hội bảo đảm cho hoạt động bình thường của các cơ quan, tơ chức, do đó nên xem cả tội đưa hối lộ là
<small>tội phạm tham nhũng.</small>
Các quan điểm về chủ thể của tội phạm đưa hồi lộ khá thong nhất. Chủ thé của tội đưa hối lộ có thé là bất kỳ người nào và không nhất thiết phải là người có chức vụ, quyên han, chỉ cần họ có năng lực TNHS và đạt độ tuổi
luật định. Chủ thé của tội phạm này không bị giới hạn như chủ thé của tội
nhận hối lộ, nói một cách khác, dấu hiệu có chức vụ quyền hạn khơng phải là dau hiệu bắt buộc ở tội đưa hồi lộ. Người có chức vụ quyền hạn vẫn có thé trở thành chủ thê của tội phạm này bởi lẽ mục đích của họ mong muốn đạt được là lợi ich khơng chính đáng từ người có chức vụ quyền hạn khác.
Quan điểm truyền thống của khoa học luật hình sự chỉ công nhận cá
nhân là chủ thể của tội đưa hối lộ, pháp nhân không thê là chủ thể của tội
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">phạm này. Trong khi đó, pháp nhân là một thực thê tồn tại trong xã hội được
con người lập ra dé hoạt động vì những mục đích nhất định đem lại lợi ích cho pháp nhân nói chung và chủ thể thành lập ra pháp nhân nói riêng. Mọi hoạt động của pháp nhân được tiến hành thông qua hành vi của những cá
<small>nhân là người đại diện hợp pháp của pháp nhân. Hanh vi của những cá nhân</small>
này không phải tạo ra quyên và nghĩa vụ cho họ mà nhân danh pháp nhân tạo ra quyền và nghĩa vụ cho pháp nhân đó. Khi cá nhân này đưa hối lộ cho những người có chức vụ, quyền hạn dé người có chức vụ, quyền hạn làm hay
<small>khơng làm một việc khơng phải vì lợi ích riêng của bản thân họ mà đem lại</small>
lợi ích cho pháp nhân, vấn đề đặt ra sẽ là pháp nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi đưa hối lộ hay người đại diện hợp pháp cho pháp
<small>nhân phải chịu trách nhiệm, trong khi lợi ích đem lại không phải cho riêng cá</small>
nhân họ? Với nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các doanh nghiệp
được thành lập ngày càng nhiều, việc để có được hợp đồng hay trúng một gói
thầu, dé kinh doanh thêm thuận lợi trong các khâu thủ tục hay bỏ bớt các công
đoạn rườm rà, các doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra một số tiền không nhỏ để đưa hối lộ cho người có chức vụ quyền hạn nhằm đạt được lợi ích mà họ mong
muốn. “Một khảo sát mới đây của Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính
phủ cho thấy 2/3 doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ chủ động đưa các
khoản tiền lót tay, hối lộ cho cán bộ, cơng chức mỗi khi có việc”[25]. Trong khi rất nhiều pháp nhân van đang thực hiện việc đưa hối lộ, đến khi phát hiện
<small>chỉ có một cá nhân đại diện cho pháp nhân phải chịu trách nhiệm. Vậy thì có</small>
nên quy định thêm trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân trong tội đưa hỗi
lộ? Tác giả cho rang cần phải mở rộng phạm vi chủ thé của tội đưa hối lộ và quy định TNHS của pháp nhân đối với tội phạm này mới có tác dụng đấu
tranh phòng ngừa triệt dé tội đưa hối lộ cũng như các tội phạm về hồi lộ khác.
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">Van dé lý luận tiếp theo là về mat khách quan của tội phạm dua hối lộ. Các dạng hành vi cua tội dua hối lộ không được bàn luận nhiều trong khoa học luật hình sự. Các quan điểm đều thống nhất cho răng tội đưa hối lộ là tội chỉ cần có dấu hiệu khách quan là hành vi “đưa”. Như ở phần khái niệm về tội đưa hối lộ đã phân tích, người viết cho rằng, hành vi khách quan của tội đưa hồi lộ nên bao gồm các dạng: đưa hối lộ, hứa đưa của hồi lộ và mời nhận hối lộ. Trong đó, “mời nhận hối lộ” là hành vi tỏ ý mong muốn hoặc thỉnh cầu
người có chức vụ, quyền hạn nhận của hối lộ. “Mời nhận hối lộ” thé hiện ý muốn mang tính chủ động của người đưa và khơng chịu áp lực từ người có
chức vụ, quyền hạn. “Hứa đưa của hối 16” được hiểu là nhận lời yêu cầu hối lộ của người có chức vụ quyền hạn, hoặc thỏa thuận với người có chức vụ quyền hạn và đảm bảo việc đưa của hối lộ sau khi người có chức vụ quyền
hạn đã thực hiện mong muốn của người đưa hối lộ. Người đưa hối lộ có thê
chủ động đưa ra lời hứa đưa của hối lộ khi mong muốn đạt được lợi ích, hoặc
lời hứa sẽ phát sinh khi người có chức vụ, quyền hạn gợi ý hoặc địi hối lộ. Nhìn chung, các hành vi của tội đưa hồi lộ thể hiện cách thức trao đồi lợi ích giữa bên cho và bên nhận, phần nào thể hiện tính đặc trưng của các dau hiệu pháp lý của tội đưa hối lộ. Đối với hành vi “mời nhận hối lộ”, người
đưa hối lộ đã biết về khả năng của người có chức vụ quyền hạn, có khả năng hoặc sẽ chuẩn bị “của hối 16” và khi đạt được sự thỏa thuận với người có chức
vụ quyền hạn thì việc trao đối lợi ích sẽ diễn ra sau đó. Tính chat nguy hiểm
cho xã hội của hành vi đã được thấy trước. Trong khi đó, “hứa đưa của hồi lộ”
là một sự đảm bảo cho lợi ích của người đưa hối lộ được thực hiện, có thé của
hối lộ chưa đến tay người có chức vụ quyền hạn thì lợi ích khơng chính đáng mà người đưa hối lộ mong muốn đã được đem đến cho người đưa hối lộ, khi
đó, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi càng bộc lộ rõ. Cũng có trường hợp
<small>cả ba hành vi “mời nhận hôi lộ”, “hứa đưa của hôi lộ” và “đưa hôi lộ” đêu xảy</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23"><small>ra. Cho dù ở giai đoạn nao, các dạng hành vi này cũng nên quy định độc lập</small> trong CTTP tức là việc thực hiện độc lập mỗi hành vi nay đã đủ dé cau thành
tội phạm. Trên quan điểm về ba dạng hành vi này của tội đưa hối lộ, tôi cho rang tội đưa hối lộ sẽ hoàn thành khi người đưa hối lộ thỏa thuận được với
người có chức vụ quyền hạn về việc nhận của hối lộ và đồng ý làm theo yêu cầu của người đưa hoặc khi của hối lộ đã được người có chức vụ quyền hạn nhận. Nếu hành vi “đưa của hối lộ” khơng địi hỏi có sự thỏa thuận trước với người nhận thì hành vi “mời nhận hồi lộ” và “hứa đưa của hối lộ” lại đòi hỏi phải có sự thỏa thuận này. “Vi hành vi đưa của hồi lộ không phụ thuộc vào hành vi nhận của hồi lộ nên tội đưa hồi lộ vẫn hồn thành kể cả trong trường hợp người có chức vụ từ chối nhận của hồi lộ” [14, tr.48]. Cũng có những
<small>trường hợp tội phạm chưa hồn thành, người phạm tội không thực hiện tội</small>
phạm được đến cùng là do những ngun nhân ngồi ý muốn. Đó là khi lời hứa đưa hối lộ hoặc lời mời hối lộ hoặc của hối lộ khơng thé chun tới người có chức vụ quyên hạn hoặc đã được chuyển đến mà người có chức vụ quyền
hạn khơng hề hay biết hoặc được đưa tới nhầm dia chỉ. Những trường hợp
này đều được coi là đã cấu thành tội đưa hối lộ ở giai đoạn phạm tội chưa dat. Như vậy, việc đưa hồi lộ được coi là hoàn thành hay chưa đạt cịn phụ thuộc vào việc người có chức vụ, quyền hạn biết hay khơng biết có người đưa hối lộ <small>cho mình.</small>
Có thể thấy, hành vi đưa hồi lộ thường được thực hiện một cách lén lút
(như đến nhà người có chức vụ, quyền hạn, gặp gỡ tại nơi ít người dé ý...)
<small>nhưng cũng có những khi hành vi được thực hiện một cách công khai (thỏa</small>
thuận trực tiếp tại nơi làm việc hoặc tại nơi cơng cộng...). Do đó, hình thức thực hiện việc đưa hối lộ khơng nên quy định là dấu hiệu bắt buộc trong
CTTP của tội đưa hối lộ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">Lỗi của người phạm tội đưa hối lộ là vấn đề cần đề cập tiếp theo. Rõ
ràng, người đưa hối lộ nhận thức được việc làm của mình là sai trái và khơng
chính đáng, nhưng vì mong muốn đạt được lợi ích từ phía người có chức vụ
quyền hạn nên họ vẫn quyết định thực hiện hành vi của mình cho dù nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội và thê hiện rõ sự tự nguyện trong ý chí của minh. Do đó, lỗi của tội phạm đưa hối lộ ở đây là lỗi cố ý.
Van đề đang được quan tâm nhiều nhất không chỉ đối với tội phạm về
hối lộ nói chung mà cịn ở cả tội đưa hối lộ nói riêng là về “của hối lộ”. Những nội dung được chú ý là khái niệm và tính chat của “của hối lộ” và sự khác biệt giữa của hội lộ với những đối tượng gần giống nó. “Cần phân biệt
trường hợp đưa hối lộ với trường hợp đưa quà “tạ ơn””[32, tr.46]. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng “các tác giả đều thống nhất nhận định của hối lộ là những
thứ có giá tri nhất định được dùng dé đưa cho người có chức vụ, quyền hạn nhằm gây ảnh hưởng khơng chính đáng tới hoạt động thực thi chức trách của
họ” [14, tr.39]. Của hối 16 trong các khái niệm có thể là “khoản tiền” hay “tài sản” hay “lợi ích vật chất khác” và tính bất chính của chúng thể hiện ở chỗ “của hối lộ” sẽ được đưa cho người có chức vụ quyền hạn đề đơi lay một lợi
<small>ích khơng chính đáng khác cho người đưa.</small>
Việc xác định gia tri của “của hối lộ” cũng cần được bàn đến. “Đưa héi
lộ hồn tồn có thể dùng lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất khác. Một sự đề bạt, một văn phòng làm việc rộng hơn, nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn và
bất kỳ một sự thay đổi tích cực nào trong nghề nghiệp đều có thể đo lường được thơng qua lương bồng. Nếu như của hối lộ là những cơ hội tiếp xúc có
<small>lợi mới hoặc thậm chí là quan hệ tình dục thì cũng có thị trường dành cho</small>
chúng, như vậy có thể tính tốn được (một cách ước lượng) giá trị của chúng”
[14. tr.41]. Vậy là giá trị của “của hối lộ” nam ở chỗ nó được khai thác như
<small>thê nào theo nhu câu và sở thích của người được đưa hôi lộ. Tât cả các loại lợi</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">ích mà người có chức vụ, quyền hạn có thể khai thác được từ người đưa đều
có thé xem là của hối lộ. “Của hối lộ” lúc này khơng chỉ có lợi ích vật chất mà cịn bao hàm cả lợi ích phi vật chất bởi “của hồi lộ” phải đa dạng mới có thê đáp ứng được nhu cầu của của con người và có thể gây ảnh hưởng đến các quyết định đúng đắn của người có chức vụ, quyền hạn. “Của hối lộ” có thể là
những lợi ich tinh thần như việc được in sách, được ca ngợi trên báo chí, quan
hệ tình duc...” [20, tr.87-88]. Có ý nghĩa như một sự củng cơ cho luận điểm
nay, một nghiên cứu so sánh đã chỉ ra rang: “Hiện nay, cả lý luận và thực tiễn
lập pháp của quốc tế và nhiều quốc gia trên thế giới đều chứng minh sự hợp
lý và cần thiết của việc quy định “của hối lộ” bao gồm cả những lợi ích về tinh thần” [14, tr.6-7]. Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay thì quan điểm
cho rằng “của hối lộ” phải bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích phi vật chất
là rất cần thiết và có ý nghĩa đối với việc sửa đơi luật hình sự Việt Nam trong
<small>thời gian tới.</small>
Có quan điểm đưa ra rang “tat cả những gì có thé làm cho người nhận
hài lịng và có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động thực thi nhiệm vụ của người này đều nên coi là có giá trị và là “của hối lộ”? [14, tr.42]. Vậy thì van dé là
xác định giá tri của “của hối lộ” như thế nào? Xét theo mục đích mà “của hối
lộ” được đem đến cho người có chức vụ, quyền hạn thì có thể thấy, giá trỊ
của “của hối lộ” thể hiện ở mức độ ảnh hưởng đến hoạt động thực thi nhiệm vụ của người có chức vụ, quyền hạn. Bên cạnh đó, “của hồi lộ” đến tay người nhận thường phải đáp ứng được yêu cầu và sự hưởng thụ của người nhận, do
đó, khơng nhất thiết giá trị của “của hối lộ” phải được quy ra thành vật chat.
Nếu một loại lợi ich du lớn dù nhỏ nhưng nếu gây ảnh hưởng tới hoạt động thực thi chức trách của người có chức vụ, quyền hạn thì nên được coi là “của
<small>hối lộ”.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">Hình thức tơn tại của “của hồi lộ” là rất đa dạng, đặc biệt là trường hợp
“của hối lộ” tồn tại ở hình thức phi vật chất. Mặt khác, “của hối lộ” rất khó
phân biệt với các loại quà tặng, quà biếu, quả tạ ơn... Vấn đề tranh cái nhiều
nhất là dường như thông qua tục lệ tặng q mà vơ tinh chấp nhận, thậm chí
ủng hộ sự tồn tại của “của hối lộ” dưới dạng quả biếu, quà tạ ơn, khoản ủng
hộ... Điều này cho thấy “của hối lộ” rất dễ trá hình dưới vỏ bọc của những
hình thức lợi ích hợp pháp trên. “Việc xác định “của hối lộ” trong những trường hợp tính chất của lợi ích được đưa và nhận khơng rõ ràng cần căn cứ
vào giá trị thực của lợi ích, vào ý nghĩa của lợi ích đối với người nhận, vào
mỗi quan hệ giữa người đưa và người nhận, vào vị trí công việc của người nhận trong mối quan hệ với hồn cảnh của người đưa lợi ích” [14, tr.44].
Trong mối quan hệ cho nhận giữa tội đưa hối lộ và tội nhận hồi 16 thì
vai trị quan trọng của yếu tố “của hối lộ” đã được khăng định bởi đây là yếu
tố giúp xác định rõ tính bất chính của hành vi hối lộ nói chung và hành vi đưa
hối lộ nói riêng. Vì thế, tác giả cho rằng, “của hối lộ” cần được quy định là
một dấu hiệu pháp lý đặc trưng trong CTTP đưa hối lộ.
Liên quan đến “của hối lộ” thì vấn đề người thứ ba được lợi trong mối quan hệ hối lộ cũng cần phải xem xét bởi nó liên quan đến việc một người có phạm tội đưa hối lộ hay khơng.Ví dụ như của hối lộ đem lại lợi ich cho những
người thân thích của người có chức vụ, quyền hạn hoặc được hiến tặng cho tô
chức từ thiện đứng tên con của người có chức vụ, quyền hạn... Của hối lộ lúc này vẫn được coi là sự trao đôi với người có chức vụ, quyền han dé lay loi ich
cho người đưa hối lộ nhưng không được thụ hưởng trực tiếp bởi người có
chức vụ, quyền hạn. Như vậy, van dé quy định người được hưởng lợi chi là người có chức vụ quyền hạn vơ hình chung tạo điều kiện cho tội phạm tìm được nhiều kẽ hở để trốn tránh sự trừng trị của pháp luật.
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">Van dé nên hay không nên quy định tội phạm đưa hối lộ trong khu vực
tư cũng cần phải bàn luận trong khoa học hình sự. Với quan điểm coi lĩnh vực
tư là một lĩnh vực không thê phát sinh ra quyền lực nên Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành cũng chưa quy trách nhiệm hình sự đối với hành vi đưa hối lộ
trong lĩnh vực tư trong khi đưa hối lộ trong khu vực này đang ảnh hưởng rất lớn đến môi trường kinh doanh lành mạnh. “Tất nhiên, giữa hối lộ trong khu vực công và hối lộ trong khu vực tư có những khác biệt về khách thé bị xâm
hại, về vai trò và chức năng của các chủ thể trong hai khu vực này và tính
chất nguy hiểm cho xã hội của chúng” [14, tr.52]. Bởi đưa hối lộ trong khu
vực tư diễn ra ngồi phạm vi cơ quan cơng qun nên có thé đánh giá tinh
chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi này thấp hơn khi được thực hiện trong khu vực công. Với sự phát triển kinh tế và hội nhập như hiện nay của Việt
Nam thấy rang việc tội phạm hóa hành vi hối lộ trong khu vực tư là cần thiết.
van dé lý luận tiếp theo được dé cập là quan điểm về đường lối xử lý
tội đưa hối lộ. Hiện nay, vì sự nhận thức khơng giống nhau về tính chất nguy hiểm của hành vi đưa hối lộ nên van đề chính sách hình sự đối với các hành vi
này chưa đạt được sự thống nhất. Đưa hối lộ đang ngày càng lan rộng, trở
thành một cách thức phổ biến khi cá nhân, tổ chức cần giải quyết cơng việc
một cách nhanh chóng. Đưa hối lộ đang ngày càng khiến cho công chúng thiếu ý thức và sự tôn trọng đối với pháp luật. Một trong những biện pháp xử
lý hiện tượng đưa hối lộ là sử dụng pháp luật hình sự bao gồm tội phạm hóa
hành vi đưa hối lộ và quy định các chế tài nghiêm khắc tương xứng.
Có nhiều ý kiến cũng cho rằng, khơng nên xử lý hình sự đối với người
đưa hối lộ nhăm khuyến khích người dân tăng cường tố giác tham nhũng [28]. Theo quan điểm này, muốn phòng ngừa tội phạm hối lộ chỉ cần xử lý người
nhận hối lộ là đủ. Quan điểm này được nhìn nhận như là sự phát huy tính dân
chủ trong hoạt động phịng ngừa. Trong khi đó có ý kiến lại cho rằng cần xử
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">lý kiên quyết cả hành vi đưa trong mối quan hệ với hành vi nhận hối lộ. Ví du như Phó thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng “để phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả, một mặt cần ngăn chặn và xử lý nghiêm những
công chức, viên chức nhũng nhiễu, nhận hồi 16; mặt khác phải có chế tài đủ
mạnh để răn đe, xử lý hành vi đưa hối lộ” [21]. Có thể thấy, quan điểm này coi đưa và nhận là anh em sinh đôi, đều cần phải xử lý nghiêm khắc. Bởi lẽ
chúng ta đều thấy rằng, hối lộ là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, có sự
liên kết chặt chẽ giữa hành vi đưa và nhận. Nếu muốn bài trừ hiện tượng này trong xã hội cần phải xử lý nghiêm minh cả hai hành vi. Trong trường hợp này cân phân loại trường hợp cần xử lý (ở mức độ nhẹ hơn) hay không xử lý
đối với riêng người đưa hối lộ để đảm bảo phân hóa, cơng bằng, nhân đạo và
có tác dụng trong đấu tranh phịng ngừa tội phạm này.
Có hai ý kiến trái chiều đang tồn tại về chính sách hình sự đối với tội
phạm đưa hối lộ. Một bên cho rằng cần phải sử dụng hình phạt nghiêm khắc
dé phịng ngừa va ngăn chan tội phạm đưa hối lộ bởi sự gia tăng của hiện tượng hối lộ ngày càng nhiều, hình thức ngày càng đa dạng thể hiện sự coi
thường pháp luật của công chúng. Ý kiến ngược lại cho rằng, cần phải có một
giải pháp nhân đạo và vẫn đảm bảo sự nghiêm khắc cần thiết, từ đó khuyến
khích việc sớm tự nguyện khai báo để khơng chỉ góp phần phát hiện tội phạm
của người phạm tội mà còn liên quan tới việc tố giác tội phạm đối với hành vi nhận hối lộ và môi giới hối lộ. Theo ông Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện
nghiên cứu lập pháp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, quy định của pháp luật
hiện hành, nếu đưa hối lội rồi tổ cáo thì cũng bi xử vì tội đưa hối lộ, nên
người dan dù có bi “vịi vĩnh”, “địi hối lộ” cũng khơng tố cáo tham nhũng
[24]. Có thê thấy, việc quy định một sé trường hợp loại trừ TNHS hoặc được
miễn TNHS hay được giảm nhẹ hình phạt là cần thiết, phù hợp với thực tiễn
<small>đang đặt ra.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">Nhận thức được thừa nhận chung là tội đưa hồi lộ và tội nhận hối lộ có liên quan mật thiết với nhau. Tuy nhiên, đánh giá về mức độ nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của hai chủ thể tham gia quan hệ hồi lộ lại khác nhau. Với cương vi là người có chức vụ, qun hạn nhất định thì người nhận hối lộ sẽ có khả năng nhận thức cao hơn sự ảnh hưởng của hành
vi của mình đối với việc thực hiện nhiệm vụ, trọng trách được giao trong hoạt
động của bộ máy nhà nước. Với người đưa hối lộ, sự nhận biết của họ sẽ
không đầy đủ như người nhận hối lộ và trong nhiều trường hợp người đưa hối lộ thực hiện hành vi hối lộ do bị người có chức vụ, quyền hạn ép buộc, làm khó. Vi thế, dé khuyến khích người phạm tội hop tác và giúp đỡ cơ quan có thâm quyên phát hiện tội phạm thì biện pháp loại trừ TNHS hoặc miễn TNHS
hay giảm nhẹ TNHS đối với người tự tố giác hành vi hối lộ ở tội đưa hối lộ sẽ
<small>làm tăng khả năng phát hiện và xử lý tội phạm.</small>
Một trong những cách thức dé giải quyết van đề giảm nhẹ TNHS đối
với người phạm tội đưa hối lộ là quy định các hình phạt ít nghiêm khắc hơn
<small>hình phạt tù. Hiện nay, Bộ luật hình sự Việt Nam chưa quy định hình phạt</small>
tiền là hình phạt chính ở khung hình phạt cơ bản tại khoản 1 Điều 289 về tội
đưa hối lộ cho nên có quan điểm cho rang “phạt tiền can được quy định là hình phạt chính hoặc hình phạt bé sung bắt buộc áp dụng đối với các tội phạm
hối lộ” [14, tr.292]. Tôi đồng tình với quan điểm cho rằng cần áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính bởi trong một số trường hợp hành vi phạm tội gây
nguy hại không lớn cho xã hội hay của hối lộ có giá trị nhỏ hoặc phạm tội do bị đòi hối lộ... những trường hợp này nên xem xét không cần thiết phải áp dụng hình phạt tù. Vậy nên cần quy định thêm hình phạt tiền là hình phạt chính để cơ quan xét xử có thể xem xét lựa chọn trong quá trình xử lý tội
phạm đưa hối lộ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">Bên cạnh đó, tuy tội đưa hối lộ được nhận thức là có tính nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tội nhận hối lộ nhưng cũng cần đánh giá tính chất
nguy hiểm của hành vi trong mối quan hệ với nhiều yếu tơ khác, ví dụ: với giá tri mà người phạm tội nhận được nhờ việc đưa hối lộ, bởi khi giá tri lợi
ích mà người đưa hối lộ nhận được lớn hơn rất nhiều giá tri của “của hối lộ” thì việc chỉ căn cứ vào giá trị của “của hối lộ” để quyết định hình phạt sẽ khơng bảo đảm tính tương xứng cần thiết.
Từ một số luận điểm trên, có thé rút ra một số nhận định sau: Thi nhát,
tội đưa hối lộ nên được xem là tội phạm tham nhũng; thir hai, nên coi pháp
nhân là chủ thể của tội đưa hói lộ và khái niệm người có chức vụ, quyền hạn ở tội phạm này cần mở rộng nội hàm là bao gồm cả một số người làm việc
trong khu vực tư; thir ba, các dạng hành vi của tội đưa hối lộ cần mở rộng và
chi tiết gồm cả hành vi “mời nhận hối lộ” và “hứa đưa của hối lộ”; thie tr, lỗi
của người phạm tội đưa hối lộ phải được thê hiện rõ trong CTTP; / năm,
của hối lộ nên bồ sung thêm lợi ich phi vật chất; va /# sáu, của hỗi lộ không
nhất thiết phải được thụ hưởng trực tiếp bởi người có chức vụ quyền hạn mà chỉ cần có sự đồng ý tiếp nhận của người có chức vụ quyền hạn.
1.2. Tội đưa hối lộ - nhìn nhận từ quan điểm lập pháp hình sự
quốc tế
Xã hội càng phát triển, càng gia tăng các tội phạm về hối lộ, trong đó
có tội đưa hối lộ và dé lại những hậu quả đáng lo ngại đối với đời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia. Chính vì thế, tội đưa hối lộ rất được cộng đồng quốc tế quan tâm, theo đó hàng loạt các văn bản pháp lý quốc tế và khu vực đã được ban hành. Trong phần này sẽ đề cập đến các vấn đề liên quan đến tội đưa hối lộ trong Công ước của LHQ về chống tham nhũng mà Việt Nam đã phê chuan cũng như quan điểm lập pháp của một số nước trên thế giới về tội đưa hối lộ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">1.2.1. Quan điểm về xây dựng định nghĩa tội hối lộ
Thay vì đưa ra một định nghĩa chung về tội phạm đưa hối lộ, Điều 15 Công ước của LHQ về chống tham nhũng đưa ra định nghĩa về hành vi đưa
hối lộ cho công chức quốc gia như sau: “hành vi cố ý hứa hẹn, mời nhận hoặc
dua cho chính bản thân cơng chức quốc gia hoặc một người khác hoặc một tổ chức, trực tiếp hoặc gián tiếp, bất kỳ một lợi ích bat chính nào, để người công
<small>chức làm hoặc không làm một việc trong quá trình thực thi cơng vụ cua ho”.</small>
Định nghĩa này đã và dang tạo ra những chuân mực pháp lý quốc tế đối với
các quốc gia thành viên trong việc quy định loại tội phạm này trong luật quốc
gia. Các dạng hành vi đã được mô tả đầy đủ trong định nghĩa và được chấp nhận chung trong thực tiễn lập pháp hình sự quốc tế.
Một số các quốc gia trên thé giới đã quy định tội đưa hối lộ trong luật
hình sự của quốc gia và xây dựng định nghĩa mơ tả cụ thê và chỉ tiết trong luật hình sự. Ví dụ như Điều 334 BLHS CHLB Đức mơ tả tội đưa hối lộ là “người nào dé xuất, hứa hẹn hoặc đưa cho một nhà chức trách, một người có
<small>nghĩa vụ đặc biệt trong cơng vụ hoặc một quân nhân của quán đội liên bang</small>
một mối lợi cho người này hoặc cho một người thứ ba như là một sự trả công
<small>cho việc họ đã hoặc sẽ thực hiện một cơng vụ, và qua đó đã xâm phạm hoặc</small>
sẽ xâm phạm những nghĩa vụ công của ho...”; hay Điều 433 — 1 BLHS
Cộng hòa Pháp định nghĩa đưa hối lộ là “hành vi dé nghị một cách bat hợp
pháp, vào bat kỳ lúc nào, một cách trực tiếp hay gián tiếp, các vật phẩm, quà tặng, quà biếu hoặc bat kỳ một lợi ích đối với một người nam giữ quyên lực công, người chịu trách nhiệm về một công vụ nhằm mục dich để người này
<small>thực hiện hoặc không thực hiện một việc thuộc chức trách công vụ hoặc việc</small>
mà mình được ty quyên nhờ vào chức trách cơng vụ hay việc mà mình được
<small>uy qun”</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">Nếu như BLHS Việt Nam chưa có một định nghĩa mang tính mơ tả về tội đưa hối lộ thì BLHS của một số nước đã đưa ra định nghĩa khá cụ thể về
tội phạm này. Các định nghĩa trên đã nêu được đầy đủ các yếu tố cấu thành
tội phạm của tội đưa hồi lộ như chủ thé, các dạng hành vi, đối tượng tác động,
của hồi lộ...
1.2.2. Quan điểm về các yếu tố của tội phạm đưa hối lộ
Công ước của LHQ về chống tham nhũng coi chi thé của tội phạm đưa
hối lộ là bất kỳ người nào và không phụ thuộc địa vị pháp lý của họ, không
yêu cau phải là chủ thé đặc biệt. Pháp nhân cũng có thé trở thành chủ thé của
tội phạm. Khi người đưa hối lộ thực hiện hành vi phạm tội được mơ tả trong
điều luật vì lợi ích của pháp nhân thì pháp nhân đó phải chịu TNHS đối với
hành vi đó. Khoản 4 Điều 26 Cơng ước LHQ chống tham nhũng quy định
“Cụ thé, mỗi quốc gia thành viên sẽ dam bảo các pháp nhân chịu trách nhiệm theo quy định của Điều này phải chịu chế tài hình sự hoặc phi hình sự hiệu quả, tương xứng và có tác dụng ngăn ngừa, bao gồm cả hình phạt tiền”.
Đa số các quốc gia trên thế giới đều đồng quan điểm về yếu tố chủ thé để phù hợp với Cơng ước. “Ví dụ luật hình sự CH Pháp quy định người phạm
tội đưa hối lộ có thể là tất cả những đối tượng chịu sự điều chỉnh của luật tư,
bao gồm thé nhân và pháp nhân tư quyền. TNHS của pháp nhân phạm tội đưa hối lộ được quy định tại điều 433-25 của BLHS Cộng hịa Pháp” [14, tr.66].
<small>Một ví dụ khác là BLHS CHND Trung Hoa ngoài việc quy định cá nhân là</small>
chủ thé của tội đưa hối lộ còn quy định TNHS đối với một số tổ chức. Điều 30 BLHS quy định: “cơng ty, xí nghiệp, cơ quan, tơ chức, đồn thé thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hôi, pháp luật coi là đơn vị phạm tội phải chịu trách
<small>nhiệm hình sự”.</small>
Cơng ước của LHQ về chống tham nhũng cũng coi hành vi nguy hiểm cho xã hội là biéu hiện cơ bản nhất trong yếu tô mặt khách quan của tội phạm
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">va đồng thời quy định tội phạm đưa hối lộ là tội phạm có cầu thành hình thức. Trong Cơng ước, những hành vi cấu thành tội đưa hối lộ gồm ba dạng hành vi <small>“hứa hẹn”, “chào mời” và “cho”. Như vậy, Công ước đã không giới hạn tội</small> đưa hối lộ ở hành vi đưa của hối lộ. Chỉ riêng hành vi hứa hen (thé hiện một sự thỏa thuận giữa người đưa hối lộ và người nhận hối lộ) hoặc chào mời từ
phía người đưa hối lộ về một lợi ích mà công chức hoặc người khác như họ hàng, gia đình của cơng chức đó hoặc một tơ chức sẽ có được để cơng chức làm hoặc khơng làm một việc trong q trình thực thi cơng vụ đã cấu thành
tội đưa hối 16 cho dù trên thực tế, việc đưa “của hối lộ” chưa thực sự diễn ra.
Giống như quy định trên của Công ước, các quốc gia như Pháp, Đức, Thụy Điển, Hoa Kỳ cũng quy định ba dạng hành vi khách quan tương ứng là mời hối lộ, hứa đưa hối lộ đưa của hối lộ và cũng khơng địi hỏi người đưa va người nhận phải có sự thỏa thuận trước trong trường hợp của hối lộ được đưa
<small>sau đó.</small>
Một dấu hiệu khách quan bắt buộc phải có trong cấu thành tội phạm
đưa hối lộ được quy định trong Công ước của LHQ về chống tham nhũng là dau hiệu về “ca hối lộ”. “Của hối lộ” trong Công ước được quy định là “lợi ích không chính đáng”. Ở đây “của hối lộ” được xem xét từ góc độ tính chất,
<small>đó là lợi ích khơng chính đáng. Loại lợi ích được coi là khơng chính đáng khi</small>
bị pháp luật cắm. Lợi ích khơng chính đáng có thể là hữu hình hoặc vơ hình, bằng tiền hoặc khơng phải bằng tiền. Lợi ích này cũng có thể được hứa hẹn,
chào mời hoặc đưa trực tiếp cho công chức hay gián tiếp qua trung gian. Yếu tố bắt buộc ở đây là lợi ích khơng chính đáng đó phải gan với chức trách của
<small>cơng chức đó, nghĩa là việc hứa hẹn, mời chào hoặc trao lợi ích khơng chính</small>
đáng đó là để cơng chức làm hoặc khơng làm một việc gì thuộc phạm vi chức
<small>năng, nhiệm vụ của mình.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">Quy định về của hối lộ trong luật hình sự của hầu hết các quốc gia cũng phù hợp với quy định của Công ước của LHQ. “Của hối lộ” tại Điều 17
Chương 7 BLHS Thụy Điển được phản ánh bang thuật ngữ “của hồi lộ hoặc
các khoản thưởng khơng chính đáng”. Mặc dù không được quy định trực tiếp trong BLHS song khoa học luật hình sự Thụy Điền vẫn thừa nhận “của hối
lộ” có thé là những lợi ích tinh thần bên cạnh loại của hối lộ thơng thường là
những lợi ích vật chất [14, tr.130]. Hay như BLHS CHLB Đức quy định tất cả
các lợi ích vật chất và phi vật chất mà các cơng chức cơng qun có thể nhận
và những thứ đó làm cho ho được lợi về kinh tế, pháp lý hoặc về những khía
cạnh cá nhân. BLHS Cộng hòa Pháp định nghĩa “của hối lộ” là những lời
<small>mời, những lời hứa, những khoản ủng hộ, những món q và các loại lợi ích</small>
khác. Theo đó, “của hối lộ” có thể là những khoản tiền hoặc đối tượng vật chất cụ thể song cũng có thể là các loại dịch vụ.
Nhìn chung, cho dù “của hối lộ” trong pháp luật các quốc gia được quy định dưới hình thức nảo thì cũng cho thấy sự thống nhất trong quan điểm lập
pháp giữa các nước, thể hiện sự tương thích đối với Cơng ước của LHQ. Van đề bên thir ba được lợi cũng được Công ước của LHQ quy định, đó là “người hoặc tổ chức khác”. Như vậy, của hối lộ sẽ được tiếp nhận và
<small>hưởng lợi từ những người khác không phải người công chức, tuy nhiên phải</small>
có mối quan hệ với người cơng chức. Quy định này sẽ hướng cho các quốc gia quy định về tội phạm đưa hối lộ trong luật của quốc gia mình cần bao gồm
cả trường hợp lợi ích được đưa trực tiếp cho bên thứ ba và người công chức
cần phải có mối liên hệ với bên thứ ba này, như có sự đồng ý hay sự nhận biết
về lợi ích từ phía người cơng chức. BLHS Thụy Điển cũng ghi nhận bên thứ
<small>ba được lợi, đó là “một nhân viên hoặc những người khác”. Luật hình sựCHLB Đức quy định lợi ích được đưa vì bản thân người cơng chức hoặc vì</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">một người thứ ba. Nhìn chung, các quốc gia đa số có sự tương đồng và phù hợp với Công ước của LHQ về vấn đề này.
Cơng ước của LHQ cịn đề cập đến đối tượng tác động của hành vi dua hồi lộ, đó là hoạt động “thi hành cơng vụ” của người công chức. Trong trường hợp người công chức làm hay không làm một việc mà không bị pháp luật cắm
nhưng dé dem lại lợi ích cho người đưa hối lộ thì hành vi này của người cơng
chức vẫn cấu thành tội phạm. Điều luật khơng địi hỏi người cơng chức phải
đáp trả lại lợi ích nhận được bằng việc phải làm hay không làm một việc trái pháp luật hay trái cơng vụ. Điều 432-11 của BLHS Cộng hịa Pháp cũng quy
định rằng của hồi lộ được đưa cho người công chức “dé thực hiện hoặc không
thực hiện một hành vi liên quan đến nhiệm sở, trách nhiệm hoặc nhiệm kỳ
<small>cơng tác của người cơng chức” hay “vì một nhiệm vụ chính thức” là quy định</small>
tại Điều 331 BLHS CHLB Đức. BLHS Thụy Dién cũng tương tự khi đề cập
đến đối tượng tác động của tội đưa hối lộ tại Điều 17 Chương 17 là “gây ảnh hưởng đến việc thực hiện chức trách của người nhận”.
Yếu tô mặt chủ quan của tội phạm đưa hối lộ cũng được phản ảnh trong nội dung của Công ước LHQ về chống tham nhũng. Về mặt chủ quan, hành vi đưa hối lộ, cụ thể là hứa hẹn, chào mời hoặc trao trên thực tế lợi ích khơng chính đáng được thực hiện một cách cơ ý. Theo đó, người đưa hối lộ thực
hiện tội phạm với mong muốn là người nhận hồi lộ làm hoặc không làm một việc mà người đưa hối lộ yêu cầu. Quy định nay thé hiện sự yêu cau đối với
các quốc gia thành viên chỉ hình sự hóa hành vi đưa hối lộ với lỗi cố ý. Lỗi cố
ý ở đây thể hiện sự mong muốn của người đưa hối lộ nhưng không đặt vấn đề
yêu cầu của người đưa hối lộ phải được thực hiện. Lỗi cố ý cũng đã được các quốc gia như Cộng hòa Pháp, CHLB Đức, Hoa Kỳ, Australia quy định là dấu
hiệu bắt buộc trong tội phạm đưa hối lộ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">1.2.3. Một số hình thức hối lộ đặc biệt cần được tội phạm hóa
Trước hết, liên quan đến hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công, cụ thé ở đây là liên quan đến tội đưa hối lộ trong Công ước của LHQ về chống
tham nhũng thì những hành vi mà các quốc gia thành viên có nghĩa vụ hình sự
hóa bắt buộc bao gồm hối lộ công chức quốc gia — Điều 15(a) và đưa hối lộ cơng chức nước ngồi hoặc cơng chức của tổ chức quốc tế công — Khoản 1 Điều 16. Các quốc gia hiện nay mới chỉ quy định hành vi đưa hối lộ công
chức quốc gia trong pháp luật hình sự quốc gia mình. Cơng ước của LHQ
khuyến khích các nước thành viên hình sự hóa hành vi đưa hối lộ cơng chức
nước ngồi hoặc cơng chức của tổ chức quốc tế công. Quy định này của Công ước là nham ngăn ngừa tội phạm đưa hối lộ trong mơi trường kinh doanh quốc tế. Mục đích của hành vi đưa hối lộ cơng chức nước ngồi là để đạt được hoặc để duy trì hoạt động kinh doanh, các giao dịch thương mại quốc tế.
“Hành vi hối lộ cơng chức nước ngồi cấu thành tội phạm cả trong trường hợp giao dịch kinh tế mà người đưa hối lộ đạt được đã đem lại lợi ích kinh tế
cho chính quốc gia nước ngồi có cơng chức nhận hối lộ” [14, tr.80]. Dé có
cơ sở pháp lý xử lý hình sự đối với tội phạm này cũng như đáp ứng yêu cầu của Công ước, cần quy định thành tội phạm hành vi đưa hối lộ cho công chức
nước ngồi hoặc cơng chức của tổ chức quốc tế công.
TNHS đối với hành vi đưa hối lộ trong khu vực tư cũng được Cơng ước LHQ cũng khuyến khích các quốc ra đưa vào trong luật. Một số quốc gia đã
tội phạm hóa hành vi này. Vi dụ:CHLB Đức có các quy định cụ thé về việc
đưa hồi lộ trong khu vực tư, Indonesia hình sự hóa hành vi của cá nhân hoặc
công ty làm giàu cho bản thân một cách bất hợp pháp thông qua việc gây thiệt hại cho tài chính nhà nước hoặc kinh tế nhà nước [9, tr.29]. Sự can thiét phai
hình sự hóa hành vi đưa hối lộ trong khu vực tư là dé duy trì sự cạnh tranh
cần thiết trong khu vực tư, bảo vệ phát sự phát triển bình thường của các quan
</div>