Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Dạy Học Truyện Ngắn Việt Nam Hiện Đại Ở Trường Trung Học Phổ Thông Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.96 KB, 15 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH </b>

<b>PHAN THỊ NỞ </b>

<b>DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG </b>

<b>THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC </b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN </b>

<b>TRÀ VINH, NĂM 2021 </b>

<b>ISO 9001:2015 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH </b>

<b>PHAN THỊ NỞ </b>

<b>DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG </b>

<b>THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC </b>

<b>NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Tiết Khánh và TS. Trần Thanh Bình. Việc giải quyết các vấn đề đặt ra cũng như các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là hồn tồn trung thực, chính xác và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

<i> Trà Vinh, ngày tháng năm 2021 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Quý Thầy/Cơ Trường Đại học Trà Vinh, Phịng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, Khoa Sư phạm đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho tôi thực hiện luận án này.

Xin cảm ơn Quý Thầy/Cô trong các Hội đồng bảo vệ đã có những ý kiến vơ cùng q báu giúp tơi nhìn nhận sáng tỏ vấn đề nghiên cứu hơn.

Xin cảm ơn Quý Thầy/Cô phản biện độc lập đã có chỉ ra những điểm chưa phù hợp, những vấn đề cần làm rõ thêm đã giúp tơi hồn chỉnh luận án.

Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Quý Thầy/Cô và các em học sinh các trường THPT Chuyên Nguyễn Thiện Thành, Trường Thực hành Sư phạm, Trường THPT Phạm Thái Bường, Trường THPT Tập Sơn, Trường THCS THPT Dân tộc Nội trú Tiểu Cần đã giúp đỡ, hợp tác khảo sát, dạy học thực nghiệm.

Xin được cảm ơn tất cả Quý Thầy/Cô, đồng nghiệp, bạn bè và những người thân yêu trong gia đình cùng đã ln khuyến khích và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận án.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>LỜI CAM ĐOAN ... i</b>

<b>LỜI CẢM ƠN ... ii</b>

<b>MỤC LỤC ... iii</b>

<b>DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ... vii</b>

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU ... viii</b>

<b>DANH MỤC BIỀU ĐỒ, HÌNH VẼ ... ix</b>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU ... 1</b>

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ... 1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ... 3

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ... 3

4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ... 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu... 3

4.2 Đối tượng khảo sát ... 4

5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ... 4

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 4

7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ... 5

8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN ... 6

8.1 Về lí luận ... 6

8.2 Về thực tiễn ... 6

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN ... 6

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 8</b>

1.1 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC NGỮ VĂN VÀ DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ... 15

1.2.1 Giai đoạn trước 2018 ... 15

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

1.2.2 Giai đoạn sau 2018 ... 16

1.3 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN NÓI CHUNG VÀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NÓI RIÊNG ... 20

1.3.1 Những nghiên cứu về thể loại truyện ngắn ... 20

1.3.2 Những nghiên cứu về truyện ngắn Việt Nam hiện đại ... 22

1.3.3 Những nghiên cứu về dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong nhà trường phổ thơng ... 23

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ... 26</b>

<b>CỦA VIỆC DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ... 26</b>

2.2.2 Đánh giá thực trạng việc dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở trường trung học phổ thông hiện nay ... 52

<b>CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ... 55</b>

<b>HIỆN ĐẠI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ... 55</b>

3.1 NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ... 55

3.1.1 Thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học ... 55

3.1.2 Thống nhất giữa cái trừu tượng và cái cụ thể trong dạy học ... 55

3.1.3 Thống nhất vai trò chủ đạo của người dạy và vai trò độc lập, sáng tạo của người học trong dạy học ... 56

3.1.4 Đảm bảo tính cảm xúc tích cực của dạy học ... 57

3.2 NỘI DUNG DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ... 58

3.2.1 Cấu phần của nội dung dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ... 58

3.2.2 Đánh giá chung về nội dung dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ... 69

3.3 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ... 70

3.3.1 Định hướng chung ... 70

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

3.5.2 Hồ sơ học tập của học sinh... 109

<b>CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ... 114</b>

4.1 MỤC TIÊU THỰC NGHIỆM ... 114

4.2 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC NGHIỆM ... 114

4.2.1 Phạm vi thực nghiệm ... 114

4.2.2 Đối tượng thực nghiệm ... 115

4.2.3 Thời gian thực nghiệm ... 115

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 146</b>

<b>DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN QUAN LUẬN ÁN ... 1</b>

<b>PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ... 1</b>

<b>PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ... 5</b>

<b>PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ XỬ LÍ THỐNG KÊ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ... 7</b>

<b>PHỤ LỤC 4: KẾ HOẠCH DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) ... 12</b>

<b>PHỤ LỤC 5. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ ... 26</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ TRUYỆN NGẮN ... 26PHỤ LỤC 6: KẾ HOẠCH DẠY HỌC DỰ ÁN ... 51</b>

<b>NHÀ VĂN VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN ... 51PHỤ LỤC 7: ĐẠI DIỆN MẪU PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH</b>

<b> ... 57PHỤ LỤC 8: BÀI KIỂM TRA TỰ LUẬN ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA ... 61PHỤ LỤC 9: BẢNG QUAN SÁT THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP DẠY THỰC NGHIỆM VÀ LỚP DẠY ĐỐI CHỨNG ... 63PHỤ LỤC 10: BIÊN BẢN NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ... 65KHOA HỌC ... 65</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU </b>

Bảng 1. 1 Sự khác biệt giữa Chương trình giáo dục tiếp cận nội dung và Chương trình

giáo dục tiếp cận năng lực ... 13

Bảng 2. 1 Bảng thống kê các đơn vị và đối tượng khảo sát ... 40

Bảng 3. 1 Yêu cầu cần đạt về kĩ năng, kiến thức đọc hiểu truyện ngắn ... 59

Bảng 4. 1 Khảo sát các hình thức dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ... 118

Bảng 4. 2 Thống kê lớp dạy thực nghiệm ... 123

Bảng 4. 3 Thống kê lớp dạy thực nghiệm và lớp dạy đối chứng ... 124

Bảng 4. 4 Kết quả đánh giá phiếu học tập của học sinh ... 128 Bảng 4. 5 So sánh kết quả kĩ năng đọc, viết của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng . 129

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>DANH MỤC BIỀU ĐỒ, HÌNH VẼ </b>

Biểu đồ 2. 1 Khảo sát ý kiến của Giáo viên về những yêu cầu cho học sinh chuẩn bị trước khi dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ... 41 Biểu đồ 2..2 Những phương pháp/kỹ thuật dạy học được Giáo viên sử dụng để dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở trường Trung học Phổ thông hiện nay ... 45 Biểu đồ 2. 3 Nhận thức của Học sinh về đọc hiểu tác phẩm ... 51

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU </b>

<b>1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU </b>

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ (Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; Nghị quyết số 88/2014/QH13

<i>của Quốc hội khoá 13; Quyết định số 404/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ…) về đổi </i>

<i>mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, CTGD phổ thông </i>

mới (gồm CTGD phổ thông tổng thể và Chương trình các mơn học, hoạt động giáo dục) của Bộ GD&ĐT (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGD&ĐT ngày 26/12/2018) đã xác định: “CTGD phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hồ đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thơng qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi HS, các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó”.

Theo mục tiêu này, giáo dục phổ thông Việt Nam cần chuyển từ tập trung vào trang bị kiến thức, kỹ năng sang phát triển phẩm chất và năng lực người học, hướng tới phát triển các năng lực chung và các năng lực chuyên biệt liên quan đến từng môn học/hoạt động giáo dục mà mọi HS đều cần có trong cuộc sống, đồng thời tạo điều kiện phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi HS; đảm bảo hài hoà giữa dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội v.v.

<i>Trong CTGD 2018, Ngữ văn là môn học bắt buộc thuộc lĩnh vực giáo dục ngôn </i>

ngữ và văn học từ lớp 1 đến lớp 12. Đây là môn học vừa có tính cơng cụ, vừa có tính thẩm mỹ - nhân văn; giúp HS hình thành và phát triển trước hết là năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy thông qua các mạch kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học; giúp HS phát triển những phẩm chất cao đẹp; có những cảm xúc lành mạnh, biết tơn trọng cái đẹp; có đời sống tinh thần phong phú; có tâm hồn nhân hậu và lối sống nhân ái, vị tha…; đáp ứng mục tiêu giáo dục ở từng cấp học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Nội dung cốt lõi của môn Ngữ văn bao gồm các mạch kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết yếu về văn học, giao tiếp và tiếng Việt, phù hợp với các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của HS ở từng cấp học. Ngữ liệu dạy học Ngữ văn chủ yếu là những văn bản hoặc trích đoạn văn bản thuộc các kiểu loại khác nhau gồm: văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin.

CTNV 2018 cũng quy định một số nguyên tắc đối với việc lựa chọn ngữ liệu; trong đó có các nguyên tắc chủ yếu như:

- Phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình.

- Phù hợp với kinh nghiệm, năng lực nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý, mối quan tâm của HS ở từng lớp học, cấp học; giúp HS có hứng thú để đọc, viết, nói, nghe và có niềm vui trong học tập.

- Có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, nhất là có tính chuẩn mực và sáng tạo về ngôn ngữ nhằm góp phần ni dưỡng ở HS tình u đối với văn học và niềm vui đọc sách.

- Chú trọng các ngữ liệu phản ánh được thành tựu về tư tưởng, văn học, văn hóa dân tộc. Đó là những văn bản thể hiện tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia; tăng tỉ lệ các văn bản đậm tính nhân văn, giáo dục lòng nhân ái, khoan dung, tình yêu chân thiện mỹ, tình yêu thiên nhiên, tinh thần hội nhập quốc tế, hướng đến những giá trị phổ quát của nhân loại…

Với thế mạnh của một loại hình tự sự cỡ nhỏ, truyện ngắn VNHĐ khơng chỉ đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành diện mạo nền văn học Việt Nam đương đại mà còn là mảng văn bản văn học chiếm dung lượng lớn trong cả CTNV 2006 và CTNV 2018, có khả năng đáp ứng đầy đủ mọi nguyên tắc đối với ngữ liệu văn học và mọi yêu cầu của việc dạy học Ngữ văn, phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực HS theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của CTGD 2018.

Tuy nhiên, cũng như tất cả những nội dung dạy học khác theo CTGD 2018, quá trình chuyển việc dạy học truyện ngắn VNHĐ từ cách tiếp cận nội dung sang cách tiếp cận năng lực đang đặt ra rất nhiều vấn đề mới mẻ trên cả hai phương diện lí luận và thực tiễn. Vì thế, nghiên cứu tồn diện việc dạy học truyện ngắn VNHĐ, đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH Ngữ văn trong giai đoạn hiện nay là việc làm cần thiết, mang tính thời sự và có giá trị khoa học - sư phạm cao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Ngoài ra, vốn là một thể loại cơ bản gắn liền với sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại và đương đại, chú ý đến truyện ngắn VNHĐ cũng tạo nên một cơ sở giúp chúng ta nhìn nhận, đánh giá khái quát về diện mạo, đời sống của nền văn học Việt Nam hiện đại; và nghiên cứu việc dạy học truyện ngắn VNHĐ cũng góp phần soi sáng việc dạy học các thể loại văn học khác (trước hết là tiểu thuyết) trong CTNV 2018.

<i><b>Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi xây dựng đề tài: “Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở trường Trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực.” </b></i>

<b>2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU </b>

<b>Mục tiêu chung: Luận án góp phần triển khai việc dạy học môn Ngữ văn theo </b>

CTGD phổ thông mới.

<b>Mục tiêu cụ thể: Luận án nhằm xây dựng quy trình, xác định các phương pháp, </b>

hình thức dạy học tích cực để thiết thực chuyển việc dạy học truyện ngắn VNHĐ ở trường THPT từ định hướng tiếp cận nội dung sang định hướng PTNL người học; đảm bảo hướng đến mục tiêu chung của CTGD phổ thông và mục tiêu cụ thể của CTNV 2018.

<b>3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU </b>

Trên cơ sở phân xuất nội dung đề tài, quá trình thực hiện luận án sẽ là quá trình giải quyết những câu hỏi nghiên cứu chủ yếu sau:

- Dạy học truyện ngắn VNHĐ ở trường THPT theo định hướng PTNL có những khác biệt gì so với dạy học truyện ngắn VNHĐ theo định hướng tiếp cận nội dung?

- Nên tổ chức dạy học truyện ngắn VNHĐ ở trường THPT theo quy trình, phương pháp, hình thức như thế nào để đảm bảo PTNL Ngữ văn cho HS phổ thơng?

- Kết quả nghiên cứu của luận án có đóng góp gì vào việc đổi mới PPDH truyện ngắn VNHĐ trong CTNV 2006 và thực hiện CTNV 2018?

- Có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận án để tổ chức dạy học các thể loại văn học khác trong CTNV 2006 và CTNV 2018 không?

<b>4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 4.1 Đối tượng nghiên cứu </b>

- Các văn bản truyện ngắn VNHĐ trong CTNV 2006.

- Các văn bản truyện ngắn VNHĐ trong danh mục gợi ý của CTNV 2018.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>4.2 Đối tượng khảo sát </b>

- GV Ngữ văn một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

- HS một số lớp 10, 11, 12 một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

<b>5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phạm vi về nội dung </b>

+ Các lí thuyết hiện đại về CTGD, dạy học và tổ chức quá trình dạy học ở trường phổ thơng.

+ Các lí thuyết hiện đại về dạy học Ngữ văn và tổ chức quá trình dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng PTNL người học.

+ Các tác phẩm truyện ngắn VNHĐ trong CTNV 2006.

+ Danh mục gợi ý các tác phẩm truyện ngắn VNHĐ trong CTNV 2018. - Phạm vi về khơng gian

Do khơng có điều kiện khảo sát thực tiễn và tổ chức thực nghiệm sư phạm tại các vùng miền, địa phương trong cả nước, tác giả luận án triển khai khảo sát thực tiễn và tổ chức thực nghiệm sư phạm tại 05 trường THPT trên địa bàn tỉnh Trà Vinh với đầy đủ các loại hình; trong đó bao gồm: 01 trường chuyên, 01 trường có nhiều cấp học, 01 trường đạt chuẩn ở thành phố, 01 trường đạt chuẩn ở nông thôn, 01 trường nội trú dành cho HS dân tộc thiểu số.

- Phạm vi về thời gian Từ năm 2016 đến nay.

<b>6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

Để nghiên cứu, giải quyết những vấn đề của luận án, tác giả luận án vận dụng linh hoạt và kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Là nhóm các phương pháp thu thập thông tin trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã công bố, kết hợp với các thao tác tư duy logic để rút ra những kết luận khoa học cần thiết. Nhóm này bao gồm: phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hố lí thuyết; được sử dụng chủ yếu để xây dựng tổng quan vấn đề nghiên cứu, hình thành cơ sở lí luận cho đề tài, phân tích các văn bản truyện ngắn VNHĐ đang và sẽ được giảng dạy ở trường THPT.

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Là nhóm các phương pháp trực tiếp tác động vào đối tượng có trong thực tiễn để làm bộc lộ những đặc trưng, thuộc tính cơ

</div>

×