Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 48 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>BẢNG PHÂN CƠNG, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỒN THÀNH NHIỆM VỤTỪNG THÀNH VIÊN TRONG NHĨM</b>
<b>hồn thành1</b> 2221004892 Thái Xn Hằng Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến lựa chọn địa
<b>3</b> 2221001280 Trần Thị Thu Hiền Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>STTMSSVHọ và tên SVCông việcMức độhồn thành</b>
Chiến lược 4Ps
<b>5</b> 2221001382 Phan Trúc Phương Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><b>MỤC LỤC</b>
<b>DANH MỤC HÌNH...vi</b>
<b>DANH MỤC BẢNG...vii</b>
<b>LỜI NĨI ĐẦU...1</b>
<b>CHƯƠNG 1. MƠ TẢ XU HƯỚNG DU LỊCH TẠI VIỆT NAM...2</b>
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM...2
1.1.1 Tiềm năng ngành du lịch:...2
1.1.2 Một số dữ liệu ngành du lịch...2
1.2 XU HƯỚNG DU LỊCH CỦA NGƯỜI VIỆT NAM...4
1.2.1 Theo đuổi bản ngã mới...4
<b>CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNGCỦA KHÁCH DU LỊCH VIỆT NAM THEO XU HƯỚNG MỚI...6</b>
2.1 CÁC YẾU TỐ BÊN NGỒI...6
2.1.1 Yếu tố văn hóa...6
2.1.2 Yếu tố xã hội...7
2.1.3 Yếu tố công nghệ...7
2.2 CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG...8
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">2.3.2. Quan niệm bản thân...11
2.4 TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP VIETRAVEL...12
2.4.1 Lý do chọn doanh nghiệp Vietravel...12
2.4.2 Giới thiệu về doanh nghiệp Vietravel...12
2.5 CHIẾN LƯỢC STP CỦA DOANH NGHIỆP VIETRAVEL...13
2.5.1 Segmentation (Phân khúc thị trường):...13
2.5.2 Targeting (Thị trường mục tiêu):...15
2.5.3 Positioning (Định vị thương hiệu):...15
<b>CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MARKETING 4Ps CHO SẢNPHẨM15</b> 3.1 Chiến lược sản phẩm (Products)...15
3.2 Giải pháp cho chiến lược Giá (Price)...22
3.2.1 Dựa trên chi phí để tạo ra dịch vụ:...22
3.2.2 Định giá thâm nhập:...22
3.2.3 Định giá phân biệt...23
3.2.4 Chiến lược giá khuyến mãi...23
3.3 Giải pháp cho chiến lược phân phối (Place)...24
3.4 Giải pháp cho chiến lược truyền thông (Promotion)...25
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">3.5 Ngân sách hoạt động dự trù năm 2024...28
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...viiiBÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN...xi</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><b>DANH MỤC HÌNH</b>
Hình 1. 1: Tình hình khách du lịch tại Việt Nam 2023...3
Hình 1. 2: Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch nội địa các tháng năm 2023 (Nghìn lượt người)...3
Hình 1. 3: Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành các tháng năm 2023... 4
Hình 3. 1: Mì Quảng Đà Nẵng...19
Hình 3. 2: Khách sạn Golden Lotus Grand Đà Nẵng...20
Hình 3. 3: Núi Ngũ Hành Sơn Hình 3. 4: Tượng Phật tại Chùa Linh
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><b>Bảng 1: Giá tour...22Bảng 2. Chương trình hoạt động Marketing năm 2024...28</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><b>LỜI NĨI ĐẦU</b>
Hiện nay, với xu thế tồn cầu hoá, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường cũng như sự thay đổi về hành vi con người sau nhiều sự kiện diễn ra như đại dịch Covid 19, nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái hay từ chính nhận thức của người tiêu dùng. Một trong những vấn đề khó khăn nhất mà các cơng ty du lịch phải đương đầu, đó chính là thấu hiểu nhu cầu, xu hướng tiêu dùng của khách hàng du lịch Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp, chiến lược marketing phù hợp cho sản phẩm du lịch của doanh nghiệp.
Đất nước Việt Nam với nhiều danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch phong phú, truyền thống văn hoá đặc sắc là những nguồn tài nguyên dồi dào để phát triển du lịch nước ta. Đi cùng với đó là chất lượng cuộc sống người dân tăng, yêu cầu về các chuyến du lịch cũng gia tăng. Điều đó yêu cầu các nhà marketer lĩnh vực du lịch phải am hiểu thị hiếu, xu hướng mới của du khách và đề ra những giải pháp marketing hiệu quả.
Đề tài tiểu luận này ứng dụng những kiến thức về ảnh hưởng của các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng, cũng như những nghiên cứu về xu hướng du lịch mới thông qua các bài nghiên cứu, tư liệu trong và ngoài nước và vận dụng chúng vào thực tiễn giải pháp chiến lược marketing cho sản phẩm du lịch của doanh nghiệp du lịch nổi tiếng là Vietravel. Kết cấu tiểu luận gồm có 3 phần chính:
Phần 1: Mơ tả xu hướng du lịch mới tại Việt Nam
Phần 2: Các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng du lịch của khách hàng tại thị trường Việt Nam
Phần 3: Đề xuất giải pháp chiến lược marketing cho doanh nghiệp Vietravel Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu chắc chắn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Nhóm chúng em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung ý kiến của quý giảng viên để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn nữa. Xin trân trọng cảm ơn.
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><b>1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM</b>
<i><b>1.1.1 Tiềm năng ngành du lịch: </b></i>
Nước ta được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho rất nhiều danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp. Cho nên ngành du lịch được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn.
<i><b>Di sản Việt Nam: </b></i>
Nước ta đã có 9 di sản được UNESCO cơng nhận: Di tích Hồng thành Thăng Long, phố cổ Hội An, quần thể danh thắng Tràng An, cố đô Huế, thành nhà Hồ, thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, vịnh Hạ Long (2014), Quần thể Vịnh Hạ Long - Quần Đảo Cát Bà.
<i><b>Danh lam thắng cảnh: </b></i>
Việt Nam đã được UNESCO công nhận 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới, bao gồm: Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Đồng Nai, Cù Lao Chàm, Cần Giờ, Cà Mau, Núi Chúa, Kon Hà Nừng, Langbiang, và biển Kiên Giang. Khơng chỉ có tiềm năng phát triển du lịch biển mà ở đồng bằng, miền núi và trung du nước ta cũng sở hữu nhiều các thắng cảnh “gây nhớ thương” cho khách du lịch.
Mùa hè có tiềm năng phát triển du lịch biển bởi nước ta có hơn 125 bãi biển và nằm trong danh sách 12 quốc gia hàng đầu cho những vịnh đẹp nhất trên thế giới Trong khi đó, mùa thu – đơng và xn ở miền núi như Tây Bắc, Tây Nguyên lại hấp dẫn thực khách bởi những mùa hoa và không gian lãng mạn. Một số địa điểm tham quan đẹp như: Mộc Châu mùa hoa cải hoa mận, Đà Lạt đồi cỏ hồng chớm đơng, Tây Bắc mùa lúa chín, Gia Lai mùa hoa muồng rực vàng.
<i><b>Văn hóa ẩm thực: </b></i>
Văn hóa và Ẩm thực chính là hai trong các tiềm năng du lịch cần được gìn giữ và phát triển. Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lối sống riêng khác nhau tạo thành nét cuốn hút riêng. Chính nhờ sự đa dạng trong văn hóa dân tộc nên Ẩm thực ở nước ta cũng phong phú chẳng kém. Việt Nam đã vinh dự lọt vào Top 15 quốc gia có nền ẩm thực đường phố hấp dẫn nhất thế giới.
<i><b>1.1.2 Một số dữ liệu ngành du lịch</b></i>
Việt Nam có nhiều yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành mũi nhọn. Với ưu điểm đó khách du lịch nội địa ngày càng tăng trưởng, diễn biến tích cực.
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14"><i>Hình 1. 1: Tình hình khách du lịch tại Việt Nam 2023</i>
Tình hình 6 tháng đầu năm 2023 cho thấy số lượng khách nội địa đạt 64 triệu lượt. Trong đó gần nhất là tháng 6 đến tận 13.5 triệu lượt và có 9 triệu lượt khách nghỉ đêm tại các cơ sở lưu trú mang lại doanh thu 343.1 nghìn tỷ đồng cho ngành. Đây quả là thành tựu ấn tượng chỉ trong thời gian ngắn đó là 6 tháng đầu năm 2023. Cụ thể:
<i>Hình 1. 2: Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch nội địa cáctháng năm 2023 (Nghìn lượt người)</i>
<i>Hình 1. 3: Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành các thángnăm 2023</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><b>1.2 XU HƯỚNG DU LỊCH CỦA NGƯỜI VIỆT NAM</b>
Xu hướng toàn cầu hóa, hiện đại hóa và hội nhập thế giới về mọi mặt chắc hẳn khơng cịn xa lạ gì đối với chúng ta nữa và Việt Nam không ngoại lệ, đất nước chúng ta luôn đi theo xu hướng chung của thế giới. Vì vậy có sự thay đổi nhiều của xu hướng du lịch ở Việt.
<i><b> 1.2.1 Theo đuổi bản ngã mới</b></i>
Khi xã hội ngày càng phát triển và sẽ có nhiều tiêu chuẩn đặt ra và khiến cho bản thân của mỗi người phải thay đổi theo. Tuy nhiên mỗi người sẽ có một bản ngã , cá tính riêng. Cho nên họ tìm đến du lịch như là biện pháp giúp họ quay trở về với chính mình. Hay sự bộn bề, căng thẳng trong cuộc sống làm cho họ muốn thoát ly thực tại để tìm về bản thân, tìm về cái bản ngã của mình trong những chuyến du lịch.
<i><b>1.2.2 Du lịch ‘trốn nóng’ </b></i>
Mơi trường ơ nhiễm, biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng. Từ đó tác động đến nhận thức của khách du lịch Việt trong việc lựa chọn hình thức, điểm đến du lịch. Xu hướng đến những nơi mát mẻ như gần sông suối, biển đảo vào những ngày oi bức dần trở thành xu hướng của khách du lịch Việt. Họ muốn thư giãn, thoải mái được ngâm mình trong những dòng nước mát lạnh, tham gia các hoạt động vui chơi trên biển, được massage, trị liệu dưới nước, đá lạnh từ đó tinh thần họ trở nên sảng khối, dịu mát hơn.
<i><b>1.2.3 Du lịch ngẫu hứng, bng bỏ sự kiểm soát</b></i>
Sự ham muốn thoát khỏi sự gò ép của cuộc sống hàng ngày. Xã hội ngày càng hiện đại thì áp lực cơng việc, trách nhiệm gia đình càng nhiều, khiến nhiều người căng thẳng và mệt mỏi. Vậy nên họ muốn thoát khỏi sự ràng buộc, muốn được tự do từ đó xuất hiện xu hướng du lịch ngẫu hứng, buông bỏ đi sự kiểm sốt. Đây là những chuyến du lịch khơng lên một kế hoạch chi tiết, có lịch trình linh động, họ muốn đến những nơi mới, lạ lẫm để bản thân có thể trải nghiệm tự do, thốt khỏi sự ràng buộc hằng ngày. Tóm lại, du lịch ngẫu hứng thường xuyên chấp nhận không chắc chắn và đầy rủi ro, nhưng nó cũng là cách để khám phá thế giới một cách tự do và tận hưởng những điều bất ngờ mà cuộc sống có thể mang lại và dần trở thành trào lưu du lịch ở Việt Nam.
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16"><i><b> 1.2.4 Khám phá ẩm thực</b></i>
Du lịch khơng chỉ riêng nói về phong cảnh mà cịn về ẩm thực. Điểm nổi bật của văn hóa ẩm thực Việt Nam là nét đa dạng, độc đáo những món ăn, cách nấu và hương vị. Mỗi địa phương, vùng miền đều có cho mình những nét riêng biệt về văn hóa ẩm thực. Xu hướng du lịch ẩm thực tại Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu của những người thích khám phá ẩm thực mà cịn mang đến những trải nghiệm sâu sắc về văn hóa, ẩm thực Việt Nam qua sự độc đáo và độ sáng tạo trong nghệ thuật ẩm thực.
<i><b>1.2.5 Du lịch chữa lành </b></i>
Nước ta với sự phong phú và đa dạng về địa điểm du lịch, rất lý tưởng để phát triển xu hướng du lịch chữa lành này. Khách du lịch Việt không chỉ đến để khám phá vẻ đẹp của đất nước mà còn để tìm kiếm sự lành mạnh và cân bằng trong cuộc sống hối hả. Nhìn chung, xu hướng du lịch tự chữa lành tại Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu cá nhân, mà là cơ hội để trải nghiệm sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa truyền thống và hiện đại.
<i><b>1.2.6 Du lịch tối ưu ngân sách nhờ AI</b></i>
Trong tình hình kinh tế đang suy thoái, việc tận dụng AI để tiết kiệm ngân sách, tiết kiệm chi phí khi đi du lịch trở thành một xu hướng mới khi vừa tiện ích và tối ưu ngân sách.
Việc ứng dụng AI giúp khách du lịch Việt truy cập nhiều thông tin 1 cách chi tiết cụ thể, theo dõi lịch trình, đề xuất những ưu đãi hay sự so sánh giữa các địa điểm cung cấp dịch vụ giúp khách hàng có thể lựa chọn những phương án tốt nhất. Từ đó AI khơng chỉ giúp du khách tiết kiệm ngân sách mà còn mang lại trải nghiệm du lịch được cá nhân hóa hơn và thoải mái hơn cá nhân họ, còn giúp đề xuất lựa chọn có sự điều chỉnh theo thời tiết, các sự kiện địa phương cũng như những điểm đến phù hợp với sở thích cá nhân.
<i><b> 1.2.7 Du lịch thẩm mĩ song hành chánh niệm</b></i>
Xu hướng du lịch thẩm mỹ song hành chánh niệm đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực du lịch hiện đại, khi người ta không chỉ tìm kiếm những trải nghiệm thẩm mỹ tinh tế mà còn kết hợp chúng với lòng biết ơn và nhận thức sâu sắc về giá trị văn hóa và tự nhiên. Đây khơng chỉ là một hình thức du lịch mới mẻ, mà còn là sự kết hợp độc đáo giữa sự đẹp và tâm hồn, giúp người du khách kết nối một cách sâu sắc với thế giới xung quanh.
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17"><b>2.1 CÁC YẾU TỐ BÊN NGỒI </b>
<i><b>2.1.1 Yếu tố văn hóa </b></i>
Văn hóa là một thuật ngữ bao gồm hành vi và chuẩn mực xã hội được tìm thấy trong xã hội lồi người, cũng như kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, luật pháp, phong tục, năng lực và thói quen của các cá nhân trong các nhóm này (Tylor, 1958). Văn hóa được coi là một yếu tố mơi trường có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hành vi của người tiêu dùng.
<i><b> Theo Hoàng Đạo Cầm (2022), văn hóa là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối</b></i>
với du lịch, là một trong những những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến của du khách. Văn hóa thực sự là nội lực bên trong của phát triển kinh tế, chính vì thế u cầu thúc đẩy loại hình du lịch văn hóa là vấn đề cần được quan tâm… Truyền thống văn hóa lâu đời, bề dày lịch sử sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển du lịch nói riêng, kinh tế - xã hội nói chung của đất nước ta.
Tác động của yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hình thức, điểm đến du lịch của khách hàng Việt Nam trong năm 2024 là:
Đối với xu hướng "Nhà khám phá ẩm thực", du khách muốn khám phá những món ăn nằm trong danh sách "nhất định phải thử" khi đến một nơi mới. Với nền văn hóa ẩm thực đa dạng của mỗi vùng miền, địa phương đã trở thành nhân tố thu hút khách du lịch Việt. Du lịch ẩm thực khơng chỉ là thưởng thức những món ăn, đồ uống độc đáo, mà còn là tận hưởng những trải nghiệm, học hỏi về bản sắc văn hóa, cộng đồng của điểm đến, mọi thứ tạo nên một bức tranh đầy màu sắc văn hóa truyền thống Việt Nam. Các trải nghiệm du lịch bản địa dự báo tăng mạnh trong năm 2024 sẽ đưa du khách tới những hành trình ẩm thực thú vị và hấp dẫn.
Đối với xu hướng “thẩm mỹ song hành chánh niệm”, yếu tố văn hóa tác động ở đây đó chính là hệ thống niềm tin, suy nghĩ của con người Việt Nam được lưu truyền tới nay. Với các câu ca dao tục ngữ như “tấc đất, tấc vàng”, “Muốn cho cuộc sống bình an, Mơi trường sinh thái phải làm sạch trong”, chính những nét văn hóa này đã khiến cho xu hướng lựa chọn hình thức, địa điểm du lịch của người Việt Nam bị tác động ít nhiều. Họ không muốn việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách quá mức để xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch cho nhu cầu riêng của con người. Xu hướng du lịch “thẩm mỹ song hành chánh niệm” là sự kết hợp hài hòa giữa “bền vững” và “phong cách”, là lối sống hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên, từ đó đem lại cho con người ta cảm giác bình yên. 78% người được hỏi muốn thấy các sáng kiến bền vững được ứng dụng trong thực tiễn, 83% mong muốn phòng ngủ được thiết kế với không
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">gian xanh và cây cỏ mơ phỏng cảnh vật bên ngồi thiên nhiên, vừa đi du lịch vừa góp phần cống hiến và duy trì chánh niệm sẽ là xu hướng nổi bật trong năm tới.
<i><b>2.1.2 Yếu tố xã hội </b></i>
Nhóm tham khảo là bất kì người nào hoặc nhóm người nào có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi của một cá nhân. Niềm tin, giá trị, thái độ, hành vi và chuẩn mực của nhóm được coi là có mối quan hệ với sự đánh giá, hành vi và nguyện vọng của một cá
<i><b>nhân khác. Ngoài ra các cá nhân có thể tham gia vào nhiều loại nhóm khác nhau (ThS.Ngơ Vũ Quỳnh Thi, 2020).</b></i>
Mỗi khi có ý định đi du lịch, du khách Việt thường tham khảo ý kiến từ bạn bè, gia đình, hay những người có sức ảnh hưởng. Hiện nay, khi xã hội càng phát triển, các tư tưởng dần được tiến bộ và được tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông, người có sức ảnh hưởng, họ đề cao lối sống chăm sóc tâm hồn, sống là để trải nghiệm và du lịch là một cách để hiểu rõ phát triển bản thân. Liên hệ với xu hướng “Theo đuổi bản ngã mới”, du khách sẽ bị tác động bởi các nhóm tham khảo, từ đó hình thành nên xu hướng đi du lịch để có cơ hội làm mới chính mình, để sống thật với chính mình và chia sẻ nó lên trên mạng. Vì vậy, nhóm tham khảo là một trong những yếu tố tác động đến việc lựa chọn hình thức, địa điểm du lịch của du khách Việt Nam trong năm 2024.
<i><b>2.1.3 Yếu tố công nghệ</b></i>
Công nghệ là công cụ không thể thiếu trong việc thu hút sự chú ý của khách du lịch trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Ngày nay, người ta thường nói về cuộc cách mạng 3T (Telecommunication – Transport - Tourism), đó là cuộc cách mạng trong viễn thông, công nghệ, giao thông vận tải để thúc đẩy sự phát triển du lịch. Yếu tố cơng nghệ có ảnh hưởng đến việc lựa chọn hình thức, địa điểm du lịch của du khách Việt Nam như sau:
Đối với xu hướng “Buông bỏ sự kiểm soát”, việc khoa học kỹ thuật phát triển đã mang lại nhiều tiện ích cho việc lựa chọn hình thức và địa điểm cho khách du lịch hơn. Việc sử dụng các công cụ như Chat GPT làm người bạn đồng hành trong chuyến du lịch sẽ mang lại những lợi ích như tiết kiệm được thời gian lên lịch trình, AI sẽ giúp tìm kiếm các điểm du lịch nổi tiếng, hay quán ăn đặc sản ở địa phương, hay lên một kế hoạch du lịch phù hợp với tài chính của người sử dụng. Việc tận dụng AI đúng cách giúp hành trình mang lại nhiều trải nghiệm thú vị, “nhàn tênh” và có thêm nhiều thời gian tận hưởng cuộc vui.
Trên thực tế, ở bối cảnh du lịch tồn cầu. Có tới 74% khách du lịch sử dụng Internet để lên kế hoạch cho các chuyến đi (theo Google Travel); hơn 45% người sử dụng điện thoại thông minh để đặt các kỳ nghỉ (theo Tripadvisor); khoảng 80% khách
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">hàng thích tìm hiểu thông tin, 65% du khách Việt cho biết tin tưởng vào AI sẽ giúp họ lên kế hoạch du lịch trong năm 2024 (theo Booking.com). Khoa học công nghệ phát triển, nhận thức của người tiêu dùng phát triển, du khách Việt Nam học hỏi và ứng dụng được nhiều cơng cụ hiện đại vào đời sống của mình từ đó dẫn tới sự thay đổi trong lựa chọn hình thức, địa điểm du lịch.
<b>2.2 CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG </b>
<i><b>2.2.1 Yếu tố nhận thức </b></i>
<i><b> Theo ThS. Ninh Đức Cúc Nhật (2020), nhận thức là quá trình lựa chọn, tổ</b></i>
chức và diễn giải thông tin đầu vào để tạo ra ý nghĩa. Điều này có nghĩa là chúng ta đã chọn những thơng tin mà chúng ta chú ý đến, sắp xếp nó và diễn giải nó. Thơng tin đầu vào là những cảm giác nhận được qua thị giác, vị giác và thính giác, khứu giác và xúc giác (Bettman, 1979).
Nhận thức là yếu tố quan trọng trong quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch. Nhận thức của khách du lịch về một địa điểm du lịch có thể được hình thành từ các nguồn thơng tin khác nhau như sách báo, truyền thông, trải nghiệm của người thân hoặc bạn bè. Mặt khác, nhận thức của khách du lịch cũng phụ thuộc vào trình độ học vấn, trình độ văn hóa, độ tuổi và kinh nghiệm du lịch của họ. Những người có trình độ học vấn cao và kinh nghiệm du lịch nhiều sẽ có nhận thức tốt hơn về các điểm đến du lịch và có khả năng lựa chọn địa điểm phù hợp hơn.
Nhận thức tác động đến việc lựa chọn hình thức, địa điểm du lịch của du khách Việt nam trong năm 2024 như sau:
Đối với xu hướng “Nghỉ dưỡng chữa lành", sau tác động của đại dịch Covid-19, nhận thức về sức khỏe của du khách Việt Nam đã thay đổi đáng kể. Họ đặt sức khỏe thể chất và tinh thần lên hàng đầu. Vì vậy, khi lựa chọn các hình thức và địa điểm du lịch, du khách Việt mong muốn lựa chọn những nơi mang lại cho họ cảm giác bình n, dễ chịu, có khơng khí trong lành, để có thể phục hồi lại được sức khỏe một cách nhanh nhất. Dành thời gian du lịch để thoát khỏi những mệt mỏi, bộn bề trong cuộc sống và chữa lành cho tâm hồn của mình sẽ là xu hướng du lịch của du khách Việt Nam trong năm tới.
Đối với xu hướng “Kỳ nghỉ mát”, du khách Việt Nam nhận thức được việc Trái đất đang ngày càng nóng lên, tồn thế giới đang phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết cực đoan như El Nino, La Nina, khô hạn kéo dài hơn, nắng nóng, nước biển dâng cao... Chính sự nhận thức rõ về tình hình mơi trường, khiến cho xu hướng “du lịch trốn nóng” của du khách Việt tăng cao nhanh chóng. Cụ thể, 82% khách Việt thích ở gần sơng, biển vì mang lại cảm giác thư giãn, dịu mát tâm hồn theo Booking.com.
Trong năm 2023, từ tháng 5 – tháng 8, tình trạng nắng nóng xuất hiện trên tồn quốc, kể cả Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, cao điểm thời tiết nắng ở Bắc Bộ có nơi
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">cao tới 40 độ C như huyện Mường La (Sơn La). Đứng trước thời tiết khắc nghiệt ấy, nhu cầu du lịch tới những nơi gần sông, biển được tăng cao hơn bao giờ hết. Theo Sở Du lịch tỉnh bà Rịa – Vũng Tàu, tổng lượt khách đến tỉnh trong 7 tháng năm 2023 ước đạt trên 8,5 triệu lượt khách, đạt trên 61,2% kế hoạch năm, tăng khoảng 20% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, tại Thanh Hóa- bãi biển Sầm Sơn. đạt 5,3 triệu lượt khách, tăng 19% so với cùng kỳ, doanh thu du lịch du lịch ước đạt 9.164 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023.
Các số liệu ấy đã cho thấy tác động của việc nhận thức về mơi trường ảnh hưởng đến việc lựa chọn hình thức, địa điểm du lịch của khách Việt Nam trong năm 2024.
<i><b>2.2.2 Yếu tố nhu cầu</b></i>
Nhu cầu là một cảm giác hoặc khao khát điều gì đó cịn thiếu thơng qua việc thực hiện các hoạt động khác nhau để có được cảm giác hài lịng. Có thể nói rằng tất cả các các hoạt động của con người đều có nguyên nhân và mỗi hoạt động được hỗ trợ bởi nhu cầu hoặc động cơ cụ thể. “Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và mang tính xã hội cao, biểu hiện sự mong muốn tạm thời rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến với thiên nhiên và văn hóa ở một nơi khác, là nguyện vọng cần thiết của một con người muốn được giải phóng khỏi sự căng thẳng để được nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khỏe và tăng cường hiểu biết” theo TS. Nguyễn Văn Lưu khẳng định.
Yếu tố nhu cầu đã tác động đến việc lựa chọn hình thức và địa điểm du lịch của du khách Việt Nam như sau:
Đầu tiên là nhu cầu được thay đổi, là nhu cầu tìm kiếm trải nghiệm mới và tránh các thói quen lặp lại, nhu cầu này tương thích với xu hướng “Bng bỏ sự kiểm sốt” của du khách Việt trong năm 2024, họ có xu hướng lựa chọn những chuyến phiêu lưu ngẫu hứng thay vì lựa chọn các tour du lịch đã được thiết kế sẵn hoặc lên kế hoạch một cách chi tiết. 62% người được hỏi sẽ đặt một chuyến đi mà khơng tìm hiểu trước điểm đến. Việc thay đổi hình thức du lịch này, giúp cho các du khách thoát ra khỏi sự gị bó, khn khổ thường nhật, và tìm kiếm được những trải nghiệm mới.
Đối với xu hướng “Theo đuổi bản ngã mới”, 56% du khách Việt cho biết sẵn sàng chi trả thêm để thuê xe xịn hơn chiếc họ vẫn thường lái nhằm tiếp thêm sự tự tin. Bên cạnh đó, 65% khách Việt nói rằng họ cảm thấy mình là “nhân vật chính” trong những chuyến du lịch và muốn trở thành “ngơi sao của cuộc đời mình”. Đây có thể được xem là nhu cầu thể hiện bản thân, chúng ta ln muốn được nhìn nhận là một người tốt đẹp, thành đạt, thơng minh,…Du khách nhận thức hình ảnh lý tưởng của bản thân dựa trên nhu cầu nguyện vọng và điều này phụ thuộc vào tình trạng cá nhân, tài chính và giáo dục, mơi trường và đặc điểm tính cách. Điều đó dẫn tới sự liên kết với xu hướng “Tối ưu ngân sách và ưu tiên du lịch sang chảnh”, du khách sẽ cắt giảm chi phí khơng cần thiết mà đổi lấy trải nghiệm đi nghỉ cao cấp như giới thượng lưu. Hành động thuê xe xịn hơn, trải nghiệm các dịch vụ cao cấp hơn cũng là cách mà du khách Việt Nam thể hiện bản thân mình trước xã hội, muốn cho mọi người thấy rằng bản
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">thân mình cũng luôn phát triển, tận hưởng cuộc sống, qua cách chia sẻ những khoảnh khắc đi du lịch, “check in sang chảnh” cùng bạn bè, đi xe “xịn”, du thuyền trên mạng xã hội.
<i><b>2.2.3 Yếu tố động cơ</b></i>
Động cơ định hướng cho hành vi của con người. Chúng ta có thể nói động cơ là một trạng thái bên trong năng lượng, kích hoạt hoặc di chuyển và chỉ đạo hoặc kênh hành vi hướng tới mục tiêu. Động cơ du lịch là lý do của hành động đi du lịch nhằm
<i><b>thoả mãn nhu cầu, mong muốn của khách du lịch và còn là nhân tố chủ quan khuyến</b></i>
khích mọi người hành động chỉ nguyên nhân tâm lý khuyến khích người ta thực hiện hoạt động, lựa chọn địa điểm và hình thức du lịch. Các nhóm động cơ du lịch có tác động đến việc lựa chọn hình thức và địa điểm du lịch của du khách Việt Nam là:
<b>Động cơ về thể chất: Thông qua hoạt động du lịch như nghỉ ngơi, điều dưỡng,</b>
vui chơi, giải trí, tiêu khiển, vận động để khắc phục sự căng thẳng, thư giãn, sảng khoái về đầu óc, phục hồi sức khỏe. Liên hệ với xu hướng “Nghỉ dưỡng chữa lành”, trước những bộn bề, mệt mỏi của cuộc sống thường nhật, thời gian du lịch là thời gian du khách nghỉ ngơi, tìm kiếm sự thoải mái, riêng tư, hay tìm lại chính con người bên trong của mình thơng qua các hoạt động thể chất như thiền, yoga,…
<b>Động cơ về văn hóa: Thơng qua hoạt động du lịch như khám phá và tìm hiểu</b>
phong tục tập qn, nghệ thuật văn hóa, di tích lịch sử, tơn giáo tín ngưỡng để thỏa mãn sự ham muốn tìm hiểu kiến thức, hiểu biết nhiều hơn về các nền văn hóa khác, muốn tận mắt thấy được người dân của một quốc gia về phong cách sống, phong tục tập qn, các loại hình nghệ thuật, món ăn. Liên hệ với xu hướng “Nhà khám phá ẩm thực”, việc mong muốn nâng cao trải nghiệm, kinh nghiệm thơng qua các món ăn địa phương, muốn lắng nghe các bài học, câu chuyện về đặc sản vùng miền cũng chính là một trong các động cơ về văn hóa tác động đến việc lựa chọn địa điểm du lịch của du khách Việt Nam.
<b>Động cơ về giao tiếp: Thông qua các hoạt động du lịch để kết bạn, mở rộng</b>
mối quan hệ xã hội, thăm bạn bè người thân và muốn có được những kinh nghiệm, cảm giác mới lạ, thiết lập các mối quan hệ và củng cố chúng theo hướng bền vững. Liên hệ với xu hướng “Nghỉ dưỡng chữa lành”, 62% du khách Việt độc thân dành thời gian trong kỳ nghỉ để tìm kiếm một mối tình hay người yêu mới. Vừa đi du lịch vừa mở rộng được vòng tròn quan hệ của mình là một trong các yếu tố tác động đến việc lựa chọn hình thức và địa điểm của du khách Việt Nam.
<b>Động cơ về sự khẳng định địa vị và kính trọng: Thơng qua các hoạt động du</b>
lịch như khảo sát khoa học, giao lưu học thuật, tham dự hội nghị, bàn bạc công việc để thực hiện nguyện vọng thu hút sự chú ý, tôn trọng, thể hiện tài năng, chuyển giao hiểu biết kinh nghiệm và khẳng định uy tín cá nhân trong cộng đồng. Liên hệ với xu hướng “Theo đuổi bản ngã mới”, khi 65% khách Việt nói rằng họ cảm thấy mình là “nhân vật chính” trong những chuyến du lịch và muốn trở thành “ngôi sao của cuộc đời mình”. Bên cạnh đó, xu hướng “tối ưu
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">ngân sách và ưu tiên du lịch sang chảnh” cũng là cách để du khách Việt thấy mình được gia tăng địa vị và sự kính trọng từ xã hội khi sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ cao sang như khách sạn 5 sao, thuê xe xịn.
<b>2.3 YẾU TỐ CÁ NHÂN</b>
<i><b>2.3.1. Tình trạng kinh tế</b></i>
Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đáng kể đến hành vi tiêu dùng của khách du lịch. Khả năng tài chính của khách du lịch, bao gồm số tiền tiết kiệm, thu nhập khả dụng, khả năng chi tiêu cho việc đi lại, lựa chọn chỗ ở và chi tiêu cho các hoạt động và điểm tham quan. Giá cả sẽ là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc lựa chọn hình thức và địa điểm du lịch của du khách Việt Nam trong năm 2024. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang bị suy thoái trong năm 2023, khách du lịch thường có xu hướng cắt giảm chi tiêu và tìm kiếm các giải pháp thay thế phù hợp hơn với gia đình và bản thân. Tuy nhiên, giá cả khơng phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến quyết định của khách du lịch. Khách du lịch cũng quan tâm đến chất lượng dịch vụ, trải nghiệm du lịch, văn hóa địa phương, cảnh quan và nhiều yếu tố khác.
Theo ông Varun Grover, lý do du khách cắt giảm chi phí những thứ khơng cần thiết là để dùng khoản tiết kiệm này đổi lấy trải nghiệm đi nghỉ cao cấp như giới thượng lưu. Theo nghiên cứu của Booking.com ngày 7/11, trong năm 2024, gần một nửa (48%) du khách dự định chọn các điểm đến có chi phí sinh hoạt thấp hơn nơi ở hiện tại, 66% du khách Việt sẵn sàng mua vé theo ngày để sử dụng các tiện nghi trong khách sạn 5 sao thay vì lưu trú tại đó để hưởng dịch vụ. 66% nói rằng sẽ xin cho con nghỉ học để đi du lịch vào mùa thấp điểm, cắt giảm chi phí. Vì vậy xu hướng “Tối ưu ngân sách và ưu tiên du lịch sang chảnh” được dự đoán là xu hướng du lịch trong năm tới, khách du lịch Việt tiết kiệm cho những thứ không cần thiết, nhưng lại sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ như thuê xe xịn hơn thông thường để đi, ở khách sạn 5 sao. Các địa điểm du lịch cần cân nhắc giữa giá cả và các yếu tố khác để thu hút khách du lịch và tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho họ, Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến hấp dẫn trong năm tới khi đáp ứng được các tiêu chí giá hợp lý, nhưng vẫn đem lại được các sản phẩm và dịch vụ đa dạng, phong phú từ thiên nhiên, ẩm thực, văn hóa trải dài từ Bắc vào Nam.
<i><b>2.3.2. Quan niệm bản thân</b></i>
<i><b>Theo ThS. Nguyễn Xuân Trường & ThS. Nguyễn Thái Hà (2020), quan niệm</b></i>
bản thân là toàn bộ suy nghĩ và cảm xúc của cá nhân có liên quan đến bản thân mình như một đối tượng. Quan niệm bản thân xã hội thực tế: cá nhân nghĩ những người khác nhìn bản thân mình như thế nào. Quan niệm bản thân xã hội lý tưởng: cá nhân muốn những người khác nhìn bản thân mình như thế nào. Quan niệm bản thân là một trong những yếu tố tác động đến việc lựa chọn hình thức, địa điểm du lịch của du khách Việt trong năm 2024, và ngược lại.
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">Đối với xu hướng “Theo đuổi bản ngã mới”, khách du lịch muốn tìm kiếm một phiên bản mới của bản thân, vì các nguyên nhân như muốn trải nghiệm một địa vị mới, một trải nghiệm mà trước đây chưa từng có, hay đơn thuần là muốn biết bản thân mình là ai, có cơ hội để làm mới chính mình.
Tương tự với xu hướng “Buông bỏ sự kiểm soát”, quan niệm bản thân của người theo xu hướng này là họ muốn thoát ra khỏi sự gị bó thường nhật, mà tận dụng khoảng thời gian du lịch để tự do tìm lại con người của mình, được sống thoải mái và khơng theo một khn khổ nhất định.
Ngày nay, một số du khách Việt quan niệm mình là người có lối sống xanh, đặc biệt là người trẻ hiện đại. Họ quan tâm nhiều đến môi trường sống với không gian gần gũi với thiên nhiên. Với xu hướng “Thẩm mỹ song hành chánh niệm”, số liệu từ Booking cho thấy 73% du khách Việt muốn các địa điểm nghỉ dưỡng phải giải quyết được các thách thức đối với môi trường, 83% mong muốn phịng nghỉ của mình được thiết kế với không gian xanh và cây cỏ mô phỏng cảnh vật bên ngồi thiên nhiên. Qua đó, có thể cho thấy quan niệm bản thân của khách du lịch có thể ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của họ và mức độ sẵn sàng để thử những hoạt động mới.
<b> 2.4 TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP VIETRAVEL</b>
<i><b>2.4.1 Lý do chọn doanh nghiệp Vietravel</b></i>
Vietravel là một trong những doanh nghiệp lữ hành hàng đầu tại Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch. Công ty luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu, đảm bảo sự an toàn và tiện nghi cho khách hàng trong suốt chuyến đi. Ngoài ra, Vietravel cịn có đội ngũ nhân viên chun nghiệp, tận tâm và am hiểu về các điểm đến, giúp khách hàng có được trải nghiệm du lịch tuyệt vời.
Vietravel nhắm đến phân khúc khách hàng từ độ tuổi trung niên đến người cao tuổi, thường là những người có thu nhập ổn định và có nhu cầu khám phá, trải nghiệm các điểm đến mới và thú vị. Tuy nhiên, Vietravel cũng cung cấp các tour du lịch phù hợp với đối tượng khách hàng trẻ tuổi, như các tour du lịch sinh viên, tour du lịch tự túc, tour du lịch gia đình,…Do đó, Vietravel có thể đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.
<i><b>2.4.2 Giới thiệu về doanh nghiệp Vietravel</b></i>
<i>2.4.2.</i>a Lịch sử hình thành doanh nghiệp Vietravel
Vietravel là một trong những công ty lữ hành hàng đầu tại Việt Nam, được thành lập vào năm 1995 bởi ông Nguyễn Quốc Kỳ với tên gọi ban đầu là Công ty Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải trực thuộc Bộ Giao thông vận tải. Đến ngày 01 tháng 01 năm 2014, chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">Giao thông vận tải Việt Nam hay Vietravel. Trụ sở chính được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, các chi nhánh của Vietravel nằm ở khắp các tỉnh thành trong nước như: thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Quy Nhơn, Quảng Ninh, Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Nam,
<i><b>Quảng Ngãi, Lào Cai, Phú Quốc,... (Vietravel.com, 2023)</b></i>
<i><b>Theo Báo tuổi trẻ (2019), đến tháng 5/2019, ngồi trụ sở chính tại TP HCM,</b></i>
Vietravel hiện sở hữu mạng lưới gồm 61 Văn phòng - Trung tâm, Chi nhánh tại TP HCM và các tỉnh, thành từ Bắc chí Nam. Đây là địa chỉ đáng tin cậy và kịp thời mang đến những sản phẩm, chính sách ưu đãi tốt nhất cho khách hàng.
<i>2.4.2.b Triết lí về chiến lược phát triển / kinh doanh của doanhnghiệp</i>
Triết lý kinh doanh của Vietravel là "Khách hàng là trung tâm". Điều này có nghĩa là Vietravel ln đặt khách hàng lên hàng đầu và tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ du lịch chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với triết lý phát triển/kinh doanh này, Vietravel đã và đang không ngừng nỗ lực để trở thành đối tác du lịch tin cậy và lựa chọn hàng đầu của khách hàng.
<b>2.5 CHIẾN LƯỢC STP CỦA DOANH NGHIỆP VIETRAVEL</b>
<i><b>2</b></i>
Phân khúc thị trường, phân chia thị trường người tiêu dùng thành các nhóm được xác định rõ ràng bằng cách xem xét các đặc điểm mô tả, rất quan trọng trong việc xác định ai được phục vụ, nhu cầu cụ thể của họ là gì và làm thế nào để giao tiếp tốt hơn với họ (Kotler et al, 2012). Vì Vietravel hiện nay, hệ thống Vietravel có 01 trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, cùng 55 chi nhánh, văn phòng đại diện trên khắp ba miền Bắc – Trung - Nam và nước ngoài. Do đó doanh nghiệp Vietravel được phân khúc dựa trên các biến số sau: phân khúc theo địa lý, nhân khẩu học, tâm lý và hành vi.
<i> 2.5.1.a Phân khúc theo địa lý:</i>
Vietravel có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong nước: có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, hơn 55 chi nhánh tại Việt Nam và các văn phịng đại diện nước ngồi. Nếu xét về khơng gian địa lý thì Vietravel được chia làm 3 khu vực: inbound (20%), outbound (40%), domestic (40%).
Khách hàng outbound và domestic mà Vietravel hướng đến là các doanh nhân hay nói chung là các phân khúc thị trường khá trở lên, những người có khả năng chi trả. Khách hàng của Vietravel thường có số lượng lớn như: Công ty Sony Việt Nam, Công ty Masan, Ngân hàng quốc tế VIB Bank, hãng hàng không Việt Nam Airlines.
</div>