Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng VCB chi nhánh Hà Nội.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.66 KB, 30 trang )

MỤC LỤC

Lý Thị Huyền Trang

Page 1


LỜI MỞ ĐẦU

Là nhà cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc
tế ,trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn,huy động vốn,tín dụng… rất
nhiều những kết quả đáng khen ngợi trong 46 năm xây dựng và phát triển. Đặc biệt năm
2009 đánh dấu một bước phát triển đột phá trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam,hơn 1 năm kể từ khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế cổ phẩn,
Viecombank đạt mức lợi nhuận kỉ lục kể từ khi thành lập đến nay( lơi nhuận trước thuế đạt
trên 5000 tỷ đồng).Hoạt động quản trị điều hành của Vietcombank cũng ngày càng linh
hoạt và quyết liệt hơn,đưa ngân hàng phát triển theo hướng hiện đại,chuyên nghiệp và hiệu
quả.Tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực và là cơng cụ hữu hiệu của Chính phủ đối với việc
thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Chi nhánh VCB Hà Nội đi vào hoạt
động kể từ năm 1985 Vietcombank Hà Nội có một vai trị quan trọng trong định hướng
chiến lược phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và có nhiệm vụ tích cực đóng
góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế trên địa bàn thủ đô. Trong 25 năm qua,
với sự nỗ lực, phấn đấu cao của toàn thể cán bộ nhân viên, Vietcombank Hà Nội đã từng
bước trưởng thành, khẳng định được vị trí, vai trị của mình và trở thành một trong những
chi nhánh có qui mơ lớn trong hệ thống Vietcombank. Trong hai năm liên tiếp 2003-2004,
chi nhánh Vietcombank Hà Nội đã đạt danh hiệu "Đơn vị dẫn đầu về triển khai ứng dụng
công nghệ" trong hệ thống Vietcombank. Việc đi đầu trong ứng dụng công nghệ ngân hàng
hiện đại của hệ thống Vietcombank nói chung và của Vietcombank Hà Nội nói riêng đã
giúp cho các khách hàng được sử dụng những dịch vụ ngân hàng tiên tiến nhất, giao dịch
với cơng nghệ hiện đại, an tồn, nhanh chóng và chính xác. Hàng loạt sản phẩm dịch vụ
mới của ngân hàng đã được cung cấp cho khách hàng và nền kinh tế, trong đó có phát hành


và sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ATM.

Lý Thị Huyền Trang

Page 2


Sau một thời gian thực tập tại ngân hàng VCB chi nhánh Hà Nội và được sự hướng dẫn tận
tình của ban giám đốc và nhân viên chi nhánh cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên
hướng dẫn ThS.Lê Thu Thủy , em xin viết bài báo cáo tổng hợp về ngân hàng VCB chi
nhánh Hà Nội. Nội dung bài viết của em gồm 3 phần chính:
Phần 1: “Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng VCB chi nhánh Hà Nội ”
Phần 2: “Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng VCB chi nhánh Hà Nội”
Phần 3: “Kết luận”

Lý Thị Huyền Trang

Page 3


PHẦN 1
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
NGÂN HÀNG VCB CHI NHÁNH HÀ NỘI
1 Khái quát về ngân hàng VCB
1.1.Tóm tắt q trình hình thành và phát triển ngân hàng VCB
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo Quyết định số
115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ
Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Sau khi thành lập, NHNT đóng vai
trị là ngân hàng chun doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó, hoạt
động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch

vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối,
quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, thực hiện các quan hệ thanh toán,
vay nợ, viện trợ giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, NHNT còn
tham mƣu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý
quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung Ương các nước, các Tổ
chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH về
việc thành lập lại NHNT theo mơ hình Tổng cơng ty 90, 91 đƣợc quy định tại Quyết định
số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tƣớng Chính phủ và NHNT đã chính
thức chuyển đổi sang mơ hình ngân hàng thương mại quốc doanh với lĩnh vực hoạt động
đa dạng, mở rộng ra ngoài phạm vi tài trợ thương mại và ngoại hối truyền thống, phát triển
xây dựng mảng ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động ngày 2 tháng 6 năm
2008(theo giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng TMCP ngày 23/5/2008 của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do sở Kế hoạch và Đầu
tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 2/6/2008) sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ
phần hóa thơng qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007.

Trải qua 47 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank luôn giữ vững vị thế là nhà
cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, trong
các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn,huy động vốn, tín dụng,tai trợ dự án…
cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại như: kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái
sinh, dịch vụ thẻ,ngân hàng điện tử…Vietcombank đang chiếm lĩnh thị phần đáng kể tại
Lý Thị Huyền Trang

Page 4


Việt Nam trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như: cho vay
gửi(~12%),thanh toán quốc tế(~23%),thanh toán thẻ(~55%)…Với thế

nghệ,Vietcombank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ
dịch vụ điện tử nhằm” đưa ngân hàng tới khách hàng “ như: dịch
banking,VCB-Money(Homebanking),SMS Banking,Phone banking…

(~10%),tiền
mạnh công
hiện đại vào
vụ Internet

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại,Vietcombank ngày nay đã
phát triển rộng khắp toàn quốc với mạng lưới bao gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội,1 sở giao
dịch, hơn 300 chi nhánh và văn phòng giao dịch trên tồn quốc,3 cơng ty con tại Việt
Nam,1 cơng ty con tại Hồng Kông, 4 công ty liên doanh,3 công ty liên kết,1 văn phịng đại
diện tại Singapore.Bên cạnh đó VCB cong phát triển một hệ thống Autobank với 11.183
máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên tồn quốc.Hoạt động ngân hàng
cịn được hỗ trở bởi mạng lưới 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, được đào tạo bài
bản về lĩnh vực tài chính, ngân hàng,có kiến thức về kinh tế thị trường ,trình độ ngoại
ngữ,có khả năng thích nghi nhạy bén với mơi trường kinh doanh hiện đại và mang tính hội
nhập cao…,Vietcombank vẫn ln là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn,các doanh
nghiệp trong và ngoài nước cũng như của hơn 4 triệu khách hàng cá nhân.
Mốt số giải thưởng trong những năm gần đây mà Ngân hàng VCB đã đạt được:
Giải thưởng Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhất Việt
Nam năm 2008 (“Best Local Trade Bank in Vietnam”) do độc giả tạp chí Trade Finance
(thuộc tập đồn Euromoney) bình chọn.
Thương hiệu Vietcombank đạt danh hiệu Top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam
năm 2008 do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trao tặng
Giải thưởng cúp vàng “Thương hiệu chứng khốn uy tín” và “Công ty cổ phần
hàng đầu Việt Nam”năm 2008.
Chứng nhận kỷ lục Ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam do Trung

tâm sách kỷ lục Việt Nam trao tặng.
Ngày 09/07/2009, tại khách sạn Conrad - Hồng Kông, Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank) vinh dự đón nhận giải thưởng “Best Local Trade Bank in
Vietnam 2009” - “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam về tài trợ thương mại năm 2009”
do độc giả của tạp chí Trade Finance Magazine (TFM) bình chọn. Vietcombank là ngân
hàng duy nhất tại Việt Nam lần thứ 2 liên tiếp nhận giải thưởng này
Ngày 24/09/2009 tại Hong Kong, tạp chí Asiamoney đã trao giải thưởng bình chọn
hoạt động các ngân hàng trên thế giới (với 15 loại hình hoạt động khác nhau).
Lý Thị Huyền Trang

Page 5


Vào ngày 08/072010 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank) đã giành được giải thưởng “Ngân hàng Việt Nam tốt nhất trong lĩnh vực
tài trợ thương mại” của tạp chí Trade Finance
1.2.Q trình hình thành và phát triển ngân hàng VCB chi nhánh HÀ NỘI
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được thành lập và chính thức đi vào
hoạt động từ ngày 01/03/1985 theo Quyết định số 177 ngày 22/12/1984 của Tổng
Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và có trụ sở chính tại 78 Nguyễn Du-Hà
Nội.Trải qua hơn 20 năm hoạt động ,đến nay Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà
Nội đã có những thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh trên đia bàn Hà
Nội.Từ một chi nhánh nhỏ với điều kiện trang thiết bị lạc hậu thì nay chi nhánh có Trụ
sở chính tai 344 Bà Triệu và 8 phịng giao dịch trực thuộc trên địa bàn Thành phố Hà
Nội( sau khi đã tách 4 Chi nhánh cấp II và được chuyển đổi thành Chi nhánh cấp I).
Tóm tắt sơ lược quá trình hoạt động của VCB Hà Nội :
 Giai đoạn 1985-1998
Được thành lập trong bối cảnh của những năm tháng bao
cấp,Vietcombank Hà Nội chấp chững những bươc đi bước đi ban đầu khó
nhọc.Khó khăn chất chồng về cơ sở vật chất tại trụ sở cũ tại phố Ngô Thị

Nhậm,lại thêm bất cập về nguồn nhân lực với chỉ 64 các bộ được điều động
từ nhiều nguồn khác nhau,kết quả kinh doanh còn nhiều khiêm tốn trong
những ngày đầu thành lập:nguồn vốn huy động chỉ đạt 53,4 tỷ đồng …với
lượng khách hàng là 20 doanh nghiệp.
 Giai đoạn 1999-2007
Ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động ngân hàng .Trên cơ sở công
nghệ Core Banking- Silverlake của các ngân hàng hiện đại nước
ngoài,nhiều sản phẩm dịch vụ đã ra đời như Internet Banking ,sms
Banking,VCBMoney,giao dịch “online” gửi tiền một nơi,rút tiền nhiều
nơi…Việc thực hiện các giao dịch ngân hàng và các công tác quản lý đã
trở nên thuận tiện hơn.Mạng lưới giao dịch được mở rộng khắp.Các Chi
nhánh Thành Cơng,Ba Đình,Chương Dương,Cầu Giấy, và hơn 10 phòng
giao dịch lần lượt được ra đời.Tồng nguồn vốn đã đạt trên 10 nghìn tỷ
đồng.
 Giai đoạn 2007 đến nay
Nâng cấp các Chi nhánh Thành Cơng,Ba Đình,Chương Dương,Cầu Giấy
Lý Thị Huyền Trang

Page 6


và Phòng giao dịch số 6 thành các Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam.Năm 2010 huy động vốn từ nền kinh tế
tăng 30%.Dư nợ tín dụng tăng 23% so với năm 2009 và chiếm tối đa
38% trên tổng nguồn vốn huy động
Một số danh hiệu mà chi hánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã đạt được như:
huân chương lao động hạng 3 của Chủ tịch nước Việt Nam ,các cán bộ công nhân viên
trong chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã đạt nhiều thành tich xuất sắc
trong công tác năm 2000-2002,Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã
thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế năm 2004,chi nhánh dẫn đầu về ứng dụng công nghê

và huy động vốn năm 2004, Và nhiều bằng khen, giấy khen , huy chương và các danh
hiệu thi đua khác cho các cá nhân hay đoàn thể…
Bước sang năm 2010, năm khởi đầu của chiến lược phát triển 10 năm đưa
Vietcombank trở thành tập đoàn tài chính đa năng nằm trong top 70 các định chế tài
chính lớn nhất châu Á và giữ vị thế hàng đầu tại Việt Nam Chi nhánh Ngân hàng VCB
Hà Nội cung thực hiện theo phương châm chung: “ Tăng tốc-An toàn- Chất lươngHiệu quả” và sẽ “linh hoạt ,quyết liệt” trong chỉ đạo điều hành để đạt được những mục
tiêu đặt ra đó là:
• Tăng trưởng huy động vốn từ nền kinh tế 23%
• Tăng trưởng tín dụng 20%
• Kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng,đưa vào áp dụng chính sách
phân loại nợ theo định tính với tỉ lệ nợ xấu khơng q 3.5%
• Đảm bảo chi trả cổ đơng như các năm trước và dành lợi nhuận tích
lũy cho mục tiêu tăng trưởng
• Tiếp tục hồn thiện và nâng cao mơ hình tổ chức và mơ hình quản trị
hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
• Việc lựa chọn đối tác chiến lược cũng sẽ được xúc tiến mạnh mẽ hơn
trên nguyên tắc giữ vững các tiêu chí đã được xác lập để có thể chọn
lựa được đối tác phù hợp nhất.
Với đà phục hồi của nền kinh tế thế giới và nền kinh tế Việt Nam, với những
quyết sách đúng đắn của Chính Phủ,NHNN và các Bộ ngành,với sự tin tưởng và ủng hộ
của khách hàng,bạn hàng,đối tác và quý vị cổ đông,với sự nỗ lực,năng động ,sáng tạo
Lý Thị Huyền Trang

Page 7


,quyết tâm của tập thể cán bộ nhân viên Chi nhánh VCB Hà Nội chắc chắn những mục tiêu
trên sẽ trở thành hiện thực,chắc chắn sự phát triển bền vững của ngân hàng sẽ được kế thừa
và tiếp nối.
1.2.1. Sơ đồ tổ chức và mối quan hệ các phòng ban.


Lý Thị Huyền Trang

Page 8


P.Tổng hợp

P.Thanh tốn XNK

P.Kiểm tra nội
bộ

P.Quản lý nợ

P. cơng tác tổ
chức cán bộ

P.Ngân quỹ

P.Khách hàng

P.Kế tốn tài
chính

P.Khách hàng thể
nhân

P.Giao dịch


Số 1

Số 2

Số 3

Số 4

Số 5

Số 6

Số 7

Bát Đàn

P.Thanh tốn Thẻ

HồngMai

Mơ hình tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

Lý Thị Huyền Trang

P. Tin học

Page 9

Lạc Trung


P.Dịch vụ NH

Lạc Trung

Nội Bài


1.2.2. Chức năng nhiệm vụ các phịng ban
1.Phịng Khách hàng:


Xác định nhóm khách hàng mục tiêu.



Lập kế hoạch khách hàng và thực hiện kế hoạch.



Đầu mối trong quan hệ với khách hàng và xây dựng chính khách
hàng.



Phối hợp trong nội bộ ngân hàng cung ứng các sản phẩm dịch vụ.

• Xây dựng chiến lược và chính sách quản lý rủi ro tín dụng;


Quản lý danh mục đầu tư.




Trực tiếp tham gia các quy trình thẩm định và phê duyệt tín dụng;
Giám sát q trình phê duyệt tín dụng.



Hỗ trợ phát triển và kiểm soát các dấu hiệu rủi ro; Tham gia đào tạo
nghiệp vụ.



Thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc giao

2.Phịng Khách hàng thể nhân:


Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng và cá nhân: cho
vay cầm cố ,thế chấp, tín chấp theo quy định hiện hành.



Tổ chức nghiên cứu triển khai các sản phẩm bán lẻ như cho vay trả
góp,cho vay du hoc,cho vay người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài và các sản phẩm khác…

• Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
3.Phịng Tổng hợp:





Quản lý ,điều hành vốn ngoại tệ và đồng Việt Nam.



Lý Thị Huyền Trang

Lập kế hoạch kinh doanh,xây dựng chương trình cơng tác: Lập, cơng
bố và quản lý các loại giá mua bán sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Kinh doanh ngoại tệ.
Page 10




Nghiên cứu tổng hợp và phân tích kinh tế.



Xây dựng các biện pháp để thực hiện chính sách,chủ chương của
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.



Thực hiện hoạt động PR của ngân hàng; Phát triển mở rộng mạng
lưới.


• Các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
4.Phịng Kế tốn tài chính:


Bộ phận “Xử lý nghiệp vụ chuyển tiền” , thực hiện các giao dịch
chuyển tiền.



Bộ phận “Quản lý tài khoản”: Quản lý toàn bộ tài khoản khách hàng
và các tài khoản nội và ngoại bảng tổng kết tài sản.



Bộ phận “ Quản lý chi tiêu nội bộ”: Thực hiện các nghiệp vụ liên
quan đến chi tiêu nội bộ và các nghiệp vụ khác.



Bộ phận “Thơng tin khách hàng”: Phục vụ tài khoản khách hàng là tổ
chức kinh tế.



Bộ phận “Kế tốn giao dịch”: Xử lý các giao dịch liên quan đến tài
khoản của khách hàng là các tổ chức kinh tế.



Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất, nhập khẩu: Thực hiện

nghiệp vụ bảo lãnh,thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền nước ngoài,quản
lý và kiểm tra mẫu dấu chữ ký của các ngân hàng đại lý.



Thực hiện một số nghiệp vụ khác do Giám đốc giao.

5.Phịng Quản lý nợ:



Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc rút vốn.



Lập các báo cáo dữ liệu của các khoản vay.



Tham gia vào các q trình thu nơ,thu lãi.


Lý Thị Huyền Trang

Nhập dữ liệu vào hệ thống; Nhận và lưu giữ hồ sơ tín dụng.

Góp ý sửa đổi chương trình quản lý nợ vay.
Page 11



• Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
6.Phịng Dịch vụ ngân hàng:


Huy động vốn tiết kiệm,kỳ phiếu,trái phiếu,chứng chỉ tiền gửi,phát
hành séc cá nhân và các loại chứng từ có giá khác.

• Thu đổi ngoại tệ do chuyển đổi,séc du lịch…,


Chi trả kiều hối, chuyển tiền nước ngồi cho các khách hàng cá nhận.



Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh,chứn từ…

• Thực hiện chức năng marketing khách hàng về thẻ.
7.Phịng thanh tốn thẻ:


Phát hành và thanh tốn các loại thẻ Vietcombank theo thể lệ quy
định.



Tổ chức thực hiện nhiệm vụ đại lý thanh toán thẻ do nước ngồi phát
hành.




Thực hiện chức năng marketing khách hàng về thẻ.



Phát triển và quản lý các cơ sở chấp nhận thẻ,quản lý các máy rút tiền
tự động ATM được giao.



Tổng hợp,thống kê về cơng tác phát hành và thanh tốn thẻ của Chi
nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.

• Thực hiện các cơng tác khác do Giám đốc giao.
8.Phịng Thanh tốn xuất-nhập khẩu:


Thực hiện các nghiệp vụ thanh tốn xuất,nhập khẩu.



Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.



Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền nước ngồi.



Quản lý và kiểm tra mẫu dấu chữ ký của các ngân hàng đại lý.


• Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

Lý Thị Huyền Trang

Page 12


9.Phịng Ngân quỹ:


Thu chi các ngoại tệ,tiền Việt Nam đồng, giám định tiền thật,tiền giả.



Chuyển tiền mặt và séc du lịch đi tiêu thụ nước ngoài qua Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam.



Quản lý kho tiền,quỹ nghiệp vụ,tài sản thế chấp,chứng chỉ tiền gửi.

• Điều chuyển và điều hịa tiền mặt trong lưu thông; Thực hiện một số
nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
10.Phịng Kiểm tra nội bộ:


Lập kế hoạch định kì hoặc đột xuất về kiểm tra,kiểm tốn nội bộ.




Thực hiện cơng tác kiểm tốn nội bộ theo quy chế kiểm toán nội bộ
đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ Tài chính ban hàn.



Làm đầu mối phối hợp với các đồn thanh tra, cơ quan pháp luật,cơ
quan kiểm tốn trong việc thanh tra,kiểm toán đối với các hoạt động
ngân hàng.

• Giúp Giám đốc giải quyết đơn thư khiếu nại,tố cáo liên quan đến hoạt
động của ngân hàng.
11.Phịng Tin học:


Thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ ngân hàng.



Thực hiện quản lý và bảo quản,bảo dưỡng tồn bộ thiết bị tin học của
Chi nhánh và bảo mật thơng tin.



Tiếp nhân các quy trình kỹ thuật và các chương trình phần mềm ứng
dụng nghiệp vụ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.



Xây dựng kế hoạch vật tư,trang bị mới và bảo hành thiết bị tin hoc.


• Thực hiện quản trị mạng,cài đặt chương trình phần mềm hệ thống
mạng, thiết lập hệ thơng bảo mật của hệ thống mạng.
12.Phịng công tác tổ chức cán bộ:
Lý Thị Huyền Trang

Page 13




Thực hiện công tác quản lý nguồn nhân lực : Bố trí ,điều động,bổ
nhiệm,miễn nhiệm,khen thưởng,kỷ luât,tiếp nhận tuyển dụng lao
động.



Xây dựng quy hoạch,bồi dưỡng và quản lý cán bộ.



Thực hiện các chế độ chính sách với cán bộ nhân viên trong cơ quan.



Thực hiện các nhiệm vụ về cơng tác hành chính, quản tri, xây dựng cơ
bản, mua sắm tài sản.



Thực hiện các cơng tác về quản lý,bảo quản tài sản của chi

nhánh,công tác lễ tân,phục vụ,bảo vệ trong ngân hàng.

• Trực tiếp quản lý con dấu của cơ quan,thực hiện công tác văn thư,lưu
trữ,in ấn.fax quản lý tài liệu mật và bảo quản tài liệu lưu trữ tại kho.
13.Phòng giao dịch:
Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hang là cá nhân và tổ chức kinh
tế như sau:
• Mở và quản lý tài khoản tiền gửi, tiền vay của các cá nhân, doanh nghiệp
hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
• Huy động vốn của các thành phần kinh tê hoạt động hợp pháp tại Việt Nam
và của cá nhân dưới dạng các loại tiền gửi, tiền tiết kiệm có kỳ hạn và khơng
có kỳ hạn, cả nội, ngoại tệ và các loại tiền gửi khác. Phát hành các chứng chỉ
tiền gửi như: Kỳ phiếu, trái phiếu theo thong báo của Giám đốc chi nhánh.
• Thực hiện nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung hạn và các nghiệp vụ bảo lãnh
đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong phạm vi được Giám đốc Chi nhánh
Đông Đô giao trên cơ sở uỷ quyền của TGĐ NHĐT&PT Việt Nam;
• Tổ chức lập, lưu trữ, bảo quản hồ sơ khách hàng, hồ sơ tín dụng, bảo lãnh
cầm cố, thế chấp của khách hàng thuộc các thành phần kinh tế đúng quy
định;
Lý Thị Huyền Trang

Page 14


• Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền trong nước bằng VNĐ và
dịch vụ phát hành thẻ ATM cho khách hàng;
• Thực hiện cơng tác tiếp thị mở rộng khách hàng;
• -Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thơng tin, thống kê và báo cáo theo quy
định;
• Tiếp nhận, quản lý, sử dụng có hiệu quả và an tồn tài sản, cơng cụ được

giao;
• Được phép sử dụng con dấu riêng trong quan hệ giao dịch với khách hàng;

PHẦN 2
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG VCB CHI NHÁNH
HÀ NỘI
2.1 Công tác huy động vốn.
Trước yêu cầu phải tăng cường hoạt động huy động vốn của NHTMCPNT Việt
Nam, với các chính sách thỏa thuận lãi suất linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường ,
lượng vốn huy động tiết kiệm của VCBHN đã đạt được những kết quả khá tốt nhất là trong
bối cảnh nền kinh tế bất ổn từ năm 2007 đến nay.
Đơn vị:Tỷ đồng
Kết quả

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Tổng huy động vốn

6.039

7.186

8.481

Lý Thị Huyền Trang


Page 15


Huy động VNĐ
Huy động ngoại tệ

3.141
2.898

3.924
3.262

4.877
3.604

Bảng 1: Tổng huy động vốn cuối kỳ của ngân hàng VCB chi nhánh Hà Nội
Tính đến thời điểm 31/12/2008,tổng nguồn vốn của VCB Hà Nội đạt 7.187 tỷ đồng
tăng 19% so với năm 2007,trong đó huy động VNĐ tăng 24% và huy động Ngoại tệ tăng
12,5% so với cùng thời điểm năm 2007.
Trong năm 2009,huy động vốn của VCB Hà Nội gặp phải sự cạnh tranh gay gắt
từ các NHTM trên địa bàn Hà Nội,đặc biệt là cuộc chạy đua lãi suất huy động VND giữa
các NHTM trong những tháng cuối năm.Thực hiện chủ trương tăng cường huy động vốn
của Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, toàn thể cán bộ nhân viên
VCB Hà Nội đã nỗ lực làm việc,tìm kiếm khách hàng nên tổng nguồn vốn của Chi nhánh
năm 2009 đạt 8.481 tỷ đồng ,tăng 18% so với năm 2008.

Lý Thị Huyền Trang

Page 16



Bảng 2: Tổng nguồn vốn Vietcombank Hà Nội 1985-2009

Huy động vốn được thực hiện đa dạng dưới các hình thức:
• Tiết kiệm lĩnh lãi định kì
• Tiền gửi có kì hạn của các tổ chức và cá nhân
• Chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ
• Các loại kỳ phiếu,trái phiếu
• Tiền gửi thanh tốn

2.2.Sử dụng vốn

Cơng tác quản lý & sử dụng vốn của Chi nhánh được thực hiện theo phương châm
hiệu quả va an toàn,tăng khả năng sinh lời và luôn đảm bảo khả năng thanh khoản cao.
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2007
31/12/2008
31/12/2009
Tổng dư nợ
2552
2524
3125
Dư nợ ngắn hạn
1863
1843
2312
Dư nợ trung dài hạn
689
681

813
Bảng 3: Hoạt động tín dụng qua các năm 2007 – quý IV/2009
Hoạt động tín dụng thực hiện dưới các hình thức:
• Cho vay vốn lưu động: Khách hàng có thể lựa chọn theo từng lần hoặc vay theo hạn
mức tín dụng.
• Cho vay dự án đầu tư để đổi mới công nghệ,đáp ứng nhu cầu tài sản cố định hoặc
bất động sản của khách hàng.
• Cho vay khấu bộ chứng từ.
Lý Thị Huyền Trang

Page 17


Bảng 4: Tổng dư nợ tại Vietcombank Hà Nội 1985-2009

Năm 2009.VCBHN đã thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả cao về chủ trương chống
suy giảm kinh tế, khuyến khích đầu tư,tiêu dung,kich thích tăng trưởng kinh tế thơng qua
kênh hỗ trợ lãi suất cho vay của Chính phủ; đồng thời góp phần bảo đảm ổn định cán cân
đổi tiền tệ quan trọng,duy trì an tồn hệ thống ngân hàng và tạo điều kiện hỗ trợ cho các
doanh nghiệp,người dân phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống.Với mốt số thành tựu
đã đạt được như sau:

Lý Thị Huyền Trang

Page 18


• Tổng dư nợ tính đên 31/12/2009 đạt 3.135 tỷ đồng tăng 27.3% so với cuối năm
2008,đạt kế hoạch mục tiêu năm 2009 NH TMCP NT VN giao cho Chi nhánh.



Dư nợ phân theo loại ngoại tệ: dư nợ VND chiếm 75%,dư nợ ngoại tệ chiếm
28%.Tỷ trọng dư nợ VND tăng cao là do trong năm 2009 ,thực hiện chủ trương cho
vay hỗ trợ lãi suất của Chính phủ,các doanh nghiệp đều có xu hướng chuyển sang
nhận nợ băng VND để được hưởng hỗ trợ lãi suất ưu đãi 4%/năm.

• Tính đến 31/12/2009, nợ xấu ở mức 163,4 tỷ đồng chiếm 5,23% tổng dư nợ.
• Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất tính đến 31/12/2009 đạt 1.678 tỷ đồng tăng 38% so
với thời điểm 31/05/2009.
• Hoạt động cho vay đối với khách hàng thể nhân: Dư nợ tính đến 31/12/2009 đạt 260
tỷ đồng ,chiếm 11,5% tổng dư nợ ,tăng 50% so vơi thời điểm 31/12/2008.Phòng
Khách hàng Thể nhân là đầu mối cho sự phát triển hoạt động tín dụng đối với khách
hàng cá nhân và hộ gia đình.
2.3 Dịch vụ ngân hàng,phát hành và thanh tốn thẻ
Cơng tác dịch vụ ngân hàng phát triển là một trong những yếu tố quan trọng tác
động đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Chi nhánh.
Số liệu tính đến 31/12/2009
-

Số lượng tài khoản cá nhân mở mới đạt 16.980 tài khoản,nâng tổng số tài khoản cá
nhân mở tại Chi nhánh ước lên 96.856 tài khoản,tăng 4,9% so với năm 2008.

-

Chuyển tiền trong nước đạt 186 tỷ đồng,bằng 63% so với năm 2008

-

Chuyển tiền đi nước ngồi đạt 3.530 nghìn USD,tăng 26,7% so với năm 2008


-

Chi trả kiều hối đạt 54,3 triệu USD,đạt 75% so với cuối năm 2008 và bằng 73,6%
kế hoạch TW giao cho Chi nhánh cả năm 2009 là 73,78 triệu USD

-

Số lượng khách hàng SNS Banking đạt 20.678 người,bang 91 % so với kế hoạch
năm 2009

-

Số lượng khách hàng Internet Banking đạt 16.678 người,vượt 10.4% so với kế
hoạch năm 2009

-

Dịch vụ chi trả tiền Money Gram đạt 589 ngàn USD,bằng 92,6% so với năm 2008

Lý Thị Huyền Trang

Page 19


-

Doanh số thanh toán quốc tế qua thẻ đạt 6.564 nghìn USD,đạt và vượt kế hoạch TW
giao cho Chi nhánh cả năm 2009 là 211 tỷ đồng

2.4 Kết quả kinh doanh

Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực tế

Năm 2007
56
64

Năm 2008
73,6
76,4

Năm 2009
85
46

Bảng 5: Tổng lợi nhuận trước thuế theo kế hoạch và thực tế của chi nhánh
ngân hàngVCB chi nhánh Hà Nội năm 2007 – quý IV/2009
Kết quả kinh doanh năm 2008 lợi nhuận đạt 76,4 tỷ đồng,vượt 4% so với kế hoạch
VCBTW giao cho Chi nhánh đầu năm 2008 là 73,6 tỷ đồng.
Lợi nhuận của Chi nhánh tính đến 31/12/2009 đạt 46 tỷ, bằng 54% so với kế hoạch
TW giao cho Chi nhánh cả nawm2009 là 85 tỷ đồng sau khi Chi nhánh đã trích lập DPRR
là 158 tỷ theo yêu cầu củ VCBTW.
2.5.Thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ
 Thanh tốn xuất nhập khẩu
Phát huy uy tín và thương hiệu bền vững đã tạo dựng được về thanh toán quốc tế
Vietcombank Hà Nội đã thực sự trở thành địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu ở Thủ đô Hà Nội.
Đơn vị: Triệu USD

Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tổng doanh số
438
512
404
Nhập khẩu
246
295
258
Xuất khẩu
192
217
146
Bảng 6: Hoạt động Xuất Nhập Khẩu tử Năm 2007-quý IV năm 2009
Cơng tác thanh tốn quốc tế năm 2008 có chất lượng khá tốt với tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu đạt 512 triệu USD tăng 17,7% so với năm 2007 và đạt 115% so với kế
hoạch năm 2008 đề ra đầu năm.
Lý Thị Huyền Trang

Page 20


• Nhập khẩu đạt 295 triệu USD ,tăng 20% so với năm 2007,vượt so với kế
hoạch năm 2008 đề ra đầu năm là 27%.
• Xuất khẩu đạt 217 triệu USD ,tăng 14,5% so với năm 2007,đạt 101% so
với kế hoạch năm 2008 đã đề ra đầu năm.
Cơng tác thanh tốn quốc tế năm 2009,tổng doanh số XNK đạt 404 triệu USD ,bằng

87% so với năm 2008,đạt 98% kế hoạch đã đề ra đầu năm.
 Kinh doanh ngoại tệ
Đơn vị : Triệu USD
Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Tổng doanh số
725
828
632,5
Doanh số mua
372
423
316,3
Doanh số bán
353
405
316,2
Bảng 7: Tổng doanh thu Kinh doanh ngoại tệ từ năm 2007-quý IV năm 2009
Doanh số mua bán ngoại tệ của VCB Hà Nội năm 2008 đạt 828 triệu
USD,tăng 14% so với năm 2007.Ngoại tệ mua được phần lớn từ nguồn các
tổ chức kinh tế đáp ứng cho nhu cầu thanh tốn nhập khẩu và trả nợ tại Chi
nhánh.
• Doanh số mua vào đạt khoảng: 423 triệu USD
• Doanh số bán ra đạt khoảng: 405 triệu USD

Trong năm 2008, do chủ động được phần lớn lượng ngoại tệ mua
được từ khách hàng, VCB Hà Nội giảm lệ thuộc tối đa vào nguồn mua từ
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam,góp phần hỗ trợ cho nguồn ngoại
tệ của hệ thống.Lãi kinh doanh ngoại tệ năm 2008 đạt 17 tỷ đồng,gấp 2.7 lần
so với năm 2007.

Công tác kinh doanh ngoại tệ năm 2009 , tổng doanh số tính đến
31/12/2009 đạt 632,5 triệu USD ,bằng 77% so với cuối năm 2008,
• doanh số mua vào đạt khoảng 316,3 triệu USD
• doanh số bán ra đạt khoảng 316,2 triệu USD.
Lý Thị Huyền Trang

Page 21




Lãi kinh doanh ngoại tệ đạt 14,8 tỷ đồng

2.6.Công tác Kiểm tra nội bộ
Năm 2009, phòng Kiểm tra nội bộ đã tiến hành kiểm tra các báo cáo tài chính năm
2008,đảm bảo sự khớp đúng giữa hạch tốn phân tích và hạch toán tổng hợp;tổng kiểm kê
kho quỹ 6 tháng đầu năm và cuối năm 2009;tổng kiểm kê tài sản công cụ và dụng cụ.Kiểm
tra hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vốn của phòng Tổng hợp; kiểm tra hoạt động phịng
Thanh tốn Xuất Nhập Khẩu,Ngồi ra,Phịng cũng tiến hành kiểm tra quỹ tiền mặt đột xuất
của các phòng Ngân quỹ và các phòng giao dịch trong thang 3,tháng 9,tháng 11 năm 2009.
Ngoài việc kiểm tra thường xuyên các mặt hoạt động nghiệp vụ ,kiểm tra nội bộ Chi
nhánh còn thường xuyên theo dõi kiểm tra công tác quản trị nội bộ tại Chi nhánh.Qua đó
phát hiện một số thiếu sót và đề xuất những biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa việc bảo
vệ an tồn trụ sở.

Cơng tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ thực sự đã góp phần quan trọng vào mọi hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Hà Nội.

2.7. Định hướng hoạt động kinh doanh trong năm 2010 của Chi nhánh
1. Trên cơ sở rà soạt việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch trong năm 2009 và
đinh hướng về huy động vốn năm 2010 của VCB thêm 20% so với năm
2009.Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội xây dựng kế hoạch
nguồn vốn –sử dụng vốn cho năm 2010 như sau:
• Huy động vốn từ nên kinh tế năm 2010 ước đạt 9.780 tỷ đồng ,tăng
20% so với thực hiện năm 2009.Bên cạnh những giải pháp về nghiệp
vụ,Chi nhánh đã và sẽ tiếp tục triển khai các chương trình huy động
vế sử dụng vốn, các sản phẩm,dịch vụ của Vietcombank…, triển khai
các chương trình khuyến mãi,ưu đãi ,chăm sóc khách hàng của Chi
nhánh để hỗ trợ cơng tác khách hang
• Về sử dụng vốn: Chi nhánh sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc quy chế
điều hành vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và duy
trì việc sử dụng vốn qua 2 kênh đầu tư tín dụng trực tiếp,điều chuyển
Lý Thị Huyền Trang

Page 22


vốn nội bộ trên nguyên tắc đảm bảo an toàn và có hiệu quả, tận dụng
thế mạnh của Chi nhánh trong cơng tác huy động vốn ngoại tệ
• Tỉ lệ nợ xấu tối đa dự kiến trong năm 2010 : 3%
2. Mở mới 1 Phòng giao dịch ,cải tạo một số PGD cũ,tạo lập không gian làm
việc khang trang,đồng bộ và xây dựng văn hóa giao dịch Vietcombank nhằm
tăng năng lực cạnh tranh .
3. Tăng cường đào tạo và bổ sung cán bộ cho yêu cầu mở rộng quy mô hoạt
động.Nâng cao chất lượng hoạt động

4. Thực hiện các chủ trương và chỉ đạo chung của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam Chi nhánh VCB Hà Nội phấn đấu thực hiện các nội dung
sau:
• Tăng cường huy động vốn và coi huy động vốn là chiến lược kinh
doanh của VCB Hà Nội.
• Nâng cao chất lượng tín dụng,tập trung xử lý nợ xấu;rà sốt ,có biện
pháp giải quyết đối với những khoản nợ xấu,nợ q hạn.
• Rà sốt và phân tích cơ cấu tín dụng, tập trung vốn đầu tư những dự
án trọng điểm những mặt hàng thiết yếu,xuất khẩu và những ngành
hàng kinh doanh truyền thống của những khách hàng truyền thống.
• Tập trung phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ như: thẻ,trả lương tự
động qua tài khoản,phát triển các cơ sở chấp nhận thẻ.


Làm tốt cơng tác phân loại nợ,trích lập và xử lý dự phịng rủi ro.

5.Sứ mệnh & Tầm nhìn
• Sứ mệnh của Vietcombank Hà Nội là cung cấp một cách chuyên
nghiệp những dịch vụ ngân hàng tài chính tốt nhất đến khách hàng.
• Tầm nhìn của Vietcombank Hà Nội là cùng với hệ thống
Vietcombank.đến năm 2020 trở thành tập đồn tài chính đa năng có
quy mơ lớn ở khu vưc châu Á.
6.Chiến lược phát triển
Lý Thị Huyền Trang

Page 23


• Không ngường tăng trưởng về nguồn vốn,mở rộng và nâng cao chất
lượng tín dụng.

• Ứng dụng cơng nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh.
• Áp dụng mơ thức quản trị theo thơng lệ quốc tế.
• Chuẩn mực hóa quy trình và khơng gian giao dịch.
• Mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ.
• Duy trì vai trị chủ đạo trên thị trường liên ngân hàng và kinh doanh
ngoại tệ.

Lý Thị Huyền Trang

Page 24


1.

PHẦN 3
KẾT LUẬN

Trong thời gian thực tập và tìm hiểu sơ bộ về Ngân hàng VCB chi nhánh Hà Nội
cũng như thông qua đánh giá về chỉ tiêu hoạt động của chi nhánh có thể thấy hoạt động
của ngân hàng khá tốt. Với sự nỗ lực và cố gắng của ban điều hành và nhân viên, chi nhánh
đạt những thành quả nhất định, quy mô của chi nhánh tăng nhanh qua các năm, hiệu quả
hoạt động ngày càng nâng cao. Đó là tiền đề cho chi nhánh tiếp tục phát triển.
Trên đây là toàn bộ báo cáo thực tập tổng quan về chi nhánh VCB Hà Nội.Do hạn chế về
kiến thức cũng như thời gian tìm hiểu về đơn vị thực tập nên cịn nhiều thiếu xót. Em rất
mong nhận được sự đóng góp chỉnh sửa của Cơ để bài viết của em hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, cùng các anh chị trong chi nhánh, cảm ơn cơ
ThS.Lê Thu Thủy đã nhiệt tình hướng dẫn em thực hiện bài báo cáo này.

Lý Thị Huyền Trang


Page 25


×