Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bài thu hoạch mộ Triếc học Lý luận và vai trò của lý luận Đối với thực tiễn Ý nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.62 KB, 15 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<i><b>Chủ đề số 01: </b></i><b>Lý luận và vai trò của lý luận đối với thực tiễn? Ý nghĩa phươngpháp luận đối với việc khắc phục bệnh kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ lãnhđạo, quản lý ở nước ta? Liên hệ bản thân.</b>

<b>PHẦN IMỞ ĐẦU</b>

Có thể nói, “lý luận” và “thực tiễn” là hai phạm trù thường xuyên được đề Có thể nói, “lý luận” và “thực tiễn” là hai phạm trù thường xuyên được đề cập đến trong các hoạt động của con người. Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau và nó là một trong những vấn đề cơ bản của triết học chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và của lý luận nhận thức macxit nói riêng. Trong bất kỳ một lĩnh vực hoạt động nào của con người thì những vấn đề về lý luận và thực tiễn phải được đưa ra xem xét trong mối liên hệ với nhau. Có như vậy hoạt động của con người mới có thể đi đúng hướng và đạt được hiệu quả cao. Lịch sử phát triển đã chứng minh rằng phải ln ln có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn trong mọi hoạt động. Nếu có sự vi phạm nguyên tắc này thì kết quả thu được sẽ không được như mong muốn. C.Mác và Ăngghen đã xác nhận một cách hiểu về biện chứng của thực tiễn và lý luận: “Tinh thần” coi hiện thực thực tại chỉ là phạm trù đương nhiên sẽ quy mọi hoạt động và thực tiễn của con người thành một quá trình tư duy biện chứng của sự phê phán có tính phê phán”. Nhận thức đúng và giải quyết hợp lý mối quan hệ biện chứng tác động qua lại của thực tiễn và lý luận, biết vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều, đồng thời đứng vững trên lập trường nhận thức chủ nghĩa Mác - Lênin để nhận thức, hiểu rõ và hoạt động lãnh đạo, quản lý. Trên cơ sở đó tránh mắc những căn bệnh này và có căn cứ để đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch. Chính vì vậy bản thân chọn

<i>chủ đề: “Lý luận và vai trò của lý luận đối với thực tiễn? Ý nghĩa phương pháp</i>

<i>luận đối với việc khắc phục bệnh kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quảnlý ở nước ta? Liên hệ bản thân”.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>PHẦN IINỘI DUNG</b>

<b>I. Lý luận và vai trò của lý luận đối với thực tiễn1. Cơ sở lý luận chung</b>

<b>1.1 Khái quát chung về lý luận</b>

Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, từ C.Mác, Ph.Ăngghen, Hồ Chí Minh: lý luận khoa học là hệ thống những tri thức, được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh những mối quan hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong thế giới và được biểu đạt bằng hệ thống nguyên lý, quy luật, phạm trù. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích

<i>trữ lại trong q trình lịch sử”. Trong tác phẩm Sửa đổi lổi làm việc Hồ Chí Minh</i>

chỉ dẫn: “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế”. Đồng thời, theo Người, “kinh nghiệm từ trước và kinh nghiệm hiện nay gom góp, phân tích và kết luận những kinh nghiệm đó thành ra lý luận”. Khi khái quát được những kết luận rồi thì phải đem lý luận “chứng minh với thực tế”. Nghĩa là, lý luận phải được kiểm tra bởi thực tiễn, chứng minh bằng thực tế. Đó mới là lý luận chân chính. Lý luận phải được tổng kểt từ kinh nghiệm thực tiễn. Khơng có kinh nghiệm thực tiễn, rõ ràng là khơng thể thể có lý luận.

Lý luận có những đặc trưng: lý luận có tính hệ thống, tính khái qt cao, tính lơgic chặt chẽ; cơ sở của lý luận là những tri thức kinh nghiệm thực tiễn, khơng có tri thức kinh nghiệm thực tiễn thì khơng có cơ sở để khái qt thành lý luận; lý luận xét về bản chất có thể phản ánh được bản chất, hiện tượng.

Như vậy, lý luận được hình thành trên cơ sở khái quát kinh nghiệm thực tiễn, nhưng khơng phải cứ có kinh nghiệm thực tiễn là có được lý luận. Lý luận được hình thành thông qua hoạt động tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, khái quát lý luận của các nhà lý luận. Vì vậy, lý luận không thể ra đời một cách tự phát

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

và luôn phải được bổ sung, hoàn thiện, phát triển bằng tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn mới, phong phú bởi các nhà lý luận. Do tính độc lập tương đối của mình, lý luận có thể phản ánh vượt trước các dữ liệu thực tiễn. Nhưng xét đến cùng, lý luận không thể không dựa trên cơ sở của kinh nghiệm thực tiễn.

<b>1.2. Khái quát chung về thực tiễn</b>

Thực tiễn theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng triết học MácLênin: thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất cảm tính, có tính lịch sử -xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và -xã hội.

Hoạt động thực tiễn là quá trình con người sử dụng công cụ phương tiện vật chất, sức mạnh vật chất tác động vào tự nhiên xã hội để cải tạo làm biến đổi cho phù hợp với nhu cầu của mình. Hoạt động thực tiễn là quá trình tương tác giữa chủ thể và khách thể trong đó chủ thể hướng vào việc cải tạo khách thể trên cơ sở đó nhận thức khách thể. Vì vậy, thực tiễn là mắt khâu trung gian nối liền ý thức của con người với thế giới bên ngồi. Từ đó có thể thấy, thực tiễn có ba đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, thực tiễn khơng phải là tồn bộ hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt động vật chất – cảm tính. Đó là những hoạt động mà con người phải sử dụng công cụ vật chất, lực lượng vật chất tác động vào đối tượng vật chất để làm thay đổi chúng. Ví dụ: hoạt động sản xuất ra của cải vật chất như cày ruộng, trồng trọt,chăn nuôi,…

Thứ hai, thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử - xã hội. Điều đó có nghĩa là hoạt động thực tiễn là hoạt động của con người, diễn ra trong xã hội với sự tham gia của đông đảo con người và trải qua những giai đoạn lịch sử phát triển nhất định. Hay nói cách khác, hoạt động thực tiễn không thể tiến hành chỉ bằng vài cá nhân riêng lẻ mà phải bằng hoạt động của đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội. Đó là hoạt động của nhiều tầng lớp, nhiều giai cấp. Chủ thể không phải là một vài cá nhân mà là cả xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Thứ ba, thực tiễn hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ con người tiến bộ. Đặc trưng này nói lên tính mục đích, tính tự giác của hoạt động thực tiễn ví dụ như: cải tạo đất trong sản xuất nông nhiệp, nghiên cứu khoa học vũ trụ, tiến hành cách mạng vô sản đánh đỗ chế độ phong kiến, rư sản... Có ba hình thức thực tiễn cơ bản như sau: <small>1</small>là sản xuất vật chất (là những hoạt động sản xuất ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và trao đổi của con người); <small>2</small>là hoạt động chính trị - xã hội (nhằm cải tạo, biến đổi xã hội, phát triển các quan hệ xã hội, chế độ xã hội); <small>3</small>là hoạt động thực nghiệm khoa học (đây là hình thức đặc biệt bởi lẽ trong thực nghiệm khoa học, con người chủ động tạo ra những điều kiện nhân tạo để vận dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào nhận thức và cải tạo thế giới).

<b>2. Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn</b>

Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau. Trong mối quan hệ đó, thực tiễn có vai trị quyết định, vì thực tiễn là hoạt động vật chất, còn lý luận là sản phẩm của hoạt động tinh thần.

Vai trò quyết định của thực tiễn đối với lý luận thể hiện ở chỗ: chính thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục tiêu, là tiêu chuẩn để kiểm tra, đánh giá nhận thức và lý luận; nó cung cấp chất liệu phong phú sinh động để hình thành lý luận và thông qua hoạt động thực tiễn, lý luận mới được vật chất hóa, hiện thực hóa và có sức mạnh cải tạo hiện thực. Lý luận khoa học phải được hình thành trên cơ sở thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, bằng con đường tổng két thực tiễn, phản ánh đúng thực tiễn đó, nếu khơng lý luận đó sẽ là lý luận sng, lý luận thuần tuý sách vở, xa rời cuộc sống dễ trở thành lý luận ảo tưởng, khơng có căn cứ, giáo điều, kinh viện. Vì vậy, Chủ tịch Hơ Chi Minh thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận sng”. Ví dụ: Trong lĩnh vực y học, những căn bệnh nan y, Covid-19 xuất hiện dẫn đến nhu cầu đòi hỏi phải chữa trị cho con người; thực tiễn đó là động lực cho các y bác sĩ tìm ra các loại thuốc mới để chữa trị cho bệnh nhân…

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Lý luận mặc dù được hình thành từ thực tiễn nhưng nó có vai trị tác động trở lại đối với thực tiễn. Sự tác động của lý luận thể hiện qua vai trò xác định mục tiêu, khuynh hướng cho hoạt động thực tiễn (lý luận là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn), vai trò điều chỉnh hoạt động thực tiễn, làm cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn. Lý luận cách mạng có vai trị to lớn trong thực tiễn cách mạng. Như vậy, giữa lý luận và thực tiễn có sự liên hệ, tác động qua lại, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển và gắn bó hữu cơ với nhau.

<b>3. Vai trò của lý luận đối với thực tiễn</b>

Thực tiễn đúng đắn luôn phải được chỉ đạo, soi đường, dẫn dắt bởi một lý luận khoa học, nếu không thực tiễn đó sẽ là thực tiễn mù qng, mị mẫm, mất phương hướng, khơng có tính hướng đích. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở: “Thực tiễn khơng có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng”. Bởi lẽ, lý luận khoa học có vai trò to lớn đối với thực tiễn, thể hiện ở những điểm sau:

<i>Một là, lý luận khoa học đóng vai trò soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực</i>

tiễn. Lý luận bắt nguồn từ thực tiễn, do thực tiễn quy định, phụ thuộc vào thực tiễn, nhưng lý luận có tính độc lập tương đối so với thực tiễn. Sinh ra lý luận trước hết là để khái quát kinh nghiệm thực tiễn, chỉ ra bản chất, tính quy luật trong sự vận động, phát triển của thực tiễn. Do đó lý luận dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn, điều chỉnh hoạt động thực tiễn đạt kết quả cao. Lý luận khoa học làm cho hoạt động của con người trở nên chủ động tự giác, hạn chế tình trạng mị mẫm tự phát. Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “khơng có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”. Lý luận đem lại cho thực tiễn những tri thức đúng đắn về những quy luật vận động và phát triển của thế giới khách quan, giúp con người xác định đúng mục tiêu để hành động có hiệu quả hơn, tránh được những sai lầm, vấp váp, nóng vội. Cũng như trong giai đoạn lịch sử của nước ta trước thời kỳ đổi mới trước năm 1987, chúng ta thực hiện Hợp tác xã hóa ở miền Bắc bắt đầu thực hiện từ những năm 1958 đến năm 1960 cơ bản hoàn thành. Qua một thời gian tiến hành trên thực tế, chúng ta đã khái quát được những

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

kinh nghiệm, làm ăn tập thể ưu việt hơn làm ăn cá thể, kinh tế cá thể tự phát dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, phân chia giai cấp. Làm ăn tập thể sẽ tạo ra sức mạnh, giải quyết được những vấn đề kinh tế xã hội của cộng đồng nông thôn. Chính từ điều này đã chỉ ra được một quy luật vận động của thực tiễn thể hiện được tinh thần đồn kết dân tộc. Đối với tình hình thực tiễn của nước ta lúc bấy giờ, chính nhờ lao động tập thể và sử dụng tập trung các nguồn lực đồn kết dân tộc nên nhiều cơng trình thủy lợi, giao thông, trường học được xây dựng, đồng ruộng được kiến thiết,… làm cho bộ mặt miền Bắc có những thay đổi đáng kể trong giai đoạn đó.

Hai là, lý luận khoa học góp phần giáo dục, thuyết phục, động viên, tập hợp quần chúng để tạo thành phong trào thực tiễn rộng lớn của đông đảo quần chúng. Lý luận khơng chỉ là sự giải thích thế giới, điều quan trọng hơn là cải tạo thế giới, phục vụ cho cuộc sống của con người. Lý luận có vai trò giáo dục, tuyên truyền giác ngộ mục tiêu, lý tưởng, xác định phương pháp, biện pháp thực hiện, liên kết, tập hợp lực lượng tạo thành sức mạnh to lớn cải tạo tự nhiên, xã hội vì sự phát triển của các cá nhân và xã hội. Lênin khẳng định: “khơng có lý luận cách mạng thì khơng thể có phong trào cách mạng”. Ở Việt Nam có thể tiến tới xây dựng hoàn chỉnh một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, vấn đề đầu tiên được đặt ra cho thực tiễn là chúng ta cần phải có những biện pháp, những cách giáo dục để toàn dân hiểu một cách thấu đáo

<b>về đặc trưng cơ bản, bản chất của nền kinh tế đó như thế nào. Tiếp đó là tập</b>

hợp mọi lực lượng, tầng lớp trong xã hội cần phải liên kết lại, tập hợp các kinh tế cá thể, tiểu thủ công, kinh tế tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức khác nhau. Mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật…

Ba là, lý luận nếu phản ánh đúng quy luật vận động, phát triển của sự vật, của thực tiễn sẽ góp phần dự báo, định hướng đúng đắn cho thực tiễn; giúp cho thực tiễn bớt mò mẫm, đỡ vòng vo; chủ động, tự giác hơn. Lý luận khoa học giúp con người nắm bắt quy luật vận động của thực tiễn, thấy được bản chất, tất yếu, quyết định chiều hướng vận động, phát triển của thực tiễn. Do

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

vậy, lý luận có khả năng dự báo được sự vận động, phát triển của thực tiễn. Nếu con người dự báo không đúng sẽ dẫn đến những sai lầm, hậu quả xấu không thể lường trước được trong thực tiễn. Cùng với đó, lý luận khoa học cịn có khả năng dự báo trước những rủi ro, khó khăn, thách thức có thể xảy ra trên con đường vận động, phát triển của thực tiễn. Tất cả những dự báo trên giúp con người chủ động trong định hướng mục tiêu phát triển, xây dựng bản lĩnh, chủ động, vững vàng, kiên định, “không lạc quan thái quá”, không bi quan dao động trên con đường đi tới tương lai mà lý luận khoa học đã chỉ ra. Đối với Việt Nam, trong giai đoạn trước quá trình phát triển kinh tế, mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã dần bộc lộ những khuyết điểm hạn chế, từ sau năm 1975 khi đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào việc xây dựng và phát triển kinh tế, có những hạn chế: thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật; triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, khơng kích thích tính năng động sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh; làm cho đội ngũ cán bộ cơng chức các cơ quan hành chính nhà nước rơi vào tình trạng quan liêu, lộng quyền, hách dịch…Tất cả những lý luận trên đã dự báo trước sự khơng phù hợp của mơ hình kinh tế này trong tiến trình phát triển của Việt Nam nói riêng cùng với sự phát triển kinh tế trên toàn thế giới nói chung. Từ đó, Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới (năm 1986).

Bốn là, lý luận khoa học cung cấp cho con người những tri thức khoa học về tự nhiên, xã hội và về bản thân con người. Trên cơ sở những tri thức khoa học đó, con người có thể thơng qua hoạt động thực tiễn làm biến đổi tự nhiên, xã hội và bản thân phục vụ cho mục đích của mình.

Năm là, lý luận có tính độc lập tương đối so với thực tiễn, do vậy, nó có thể thơng qua thực tiễn tác động trở lại thực tiễn, góp phần làm biến đổi thực tiễn, khi nó phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan, thâm nhập được vào đông đảo quần chúng nhân dân và được con người vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt, phù hợp điều kiện thực tiễn, lịch sử cụ thể. Nếu lý luận sai lầm, ảo tưởng, chủ quan, duy ý chí, giáo điều, kinh nghiệm,... sẽ tác động tiêu cực trở lại đối với thực tiễn. Ở Việt Nam, trong thời kỳ xây dựng CHXH trước đây trong quá trình cải tạo, xây

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

dựng xã hội mới, đôi lúc chúng ta mắc phải những sai lầm, đôi khi rơi vào chủ quan duy ý chí, rơi vào bệnh giáo điều, đề cao lý luận hay lý luận không bám sát thực tiễn hoặc nóng vội đốt cháy giai đoạn một cách thiếu biện chứng. Điều này đã làm cho nước ta có một giai đoạn nền kinh tế bị trì trệ, chậm phát triển, đời sống nhân dân khó khăn, nhất là từ sau năm 1975 đến trước Đại hội lần thứ VI năm 1986; rồi sự xụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu…

<b>II. Ý nghĩa phương pháp luận đối với việc khắc phục bệnh kinh nghiệmcủa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta</b>

<b>1. Thực trạng bệnh kinh nghiệm</b>

Bệnh kinh nghiệm chính là những sai lầm trong phương pháp tư duy cũng như trong cải tạo thực tiễn. Thực chất của bệnh kinh nghiệm là khuynh hướng tuyệt đối hoá kinh nghiệm, coi thường lý luận khoa học, khuếch đại vai trò thực tiễn để hạ thấp vai trò lý luận; cho kinh nghiệm là yếu tố duy nhất quyết định mọi thành công trong nhận thức và hoạt động thực tiễn; khơng đánh giá đúng vai trị của đội ngũ trí thức,…

Kinh nghiệm thực tiễn đóng vai trị hết sức to lớn trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn của con người. Nhưng nếu tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coi thường, hạ thấp lý luận, không chịu học tập lý luận thì sẽ mắc bệnh kinh nghiệm. Bệnh kinh nghiệm, về bản chất là khuynh hướng tư tưởng và hành động tuyệt đối hóa kinh nghiệm cá biệt, cụ thể. Dần dần biến kinh nghiệm cá biệt, cụ thể đó thành những kinh nghiệm phổ biến nhằm áp dụng những kinh nghiệm này cho mọi trường hợp, mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh. Người mắc bệnh kinh nghiệm thường nhân danh đề cao thực tiễn để hạ thấp lý luận. Trên thực tế, vấn đề thực tiễn mà họ đề cao là thực tiễn cục bộ, vụn vặt, chưa chỉnh thể, chưa trọn vẹn, chưa mang tính phổ biến. Về thực chất, những người mắc bệnh kinh nghiệm khơng chỉ hạ thấp lý luận mà cịn hạ thấp cả thực tiễn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX

<i>đã khẳng định: “Nhiều cán bộ, đảng viên nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin và</i>

<i>tư tưởng Hồ Chí Minh cịn đơn giản, hiểu biết về chủ nghĩa tư bản hiện đại chưa</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>sâu sắc, có mặt cịn lệch lạc; phương pháp tư duy chưa tới tầm biện chứng, cịndừng lại ở trình độ cảm tính, ở chủ nghĩa kinh nghiệm hoặc thực dụng”. Qua đó</i>

làm nảy sinh những bức xúc trong dân, chưa tạo đủ niềm tin trong dân và chưa đáp ứng được mong muốn cũng như ý trí và nguyện vọng của nhân dân.

Biểu hiện của những người mắc bệnh kinh nghiệm là đề cao kinh nghiệm cảm tính, coi thường tri thức lý luận, tri thức khoa học, vận dụng kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề thực tiễn một cách máy móc, dẫn đến tình trạng áp đặt kinh nghiệm trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Vậy, họ lấy những kinh nghiệm đó ở đâu? Về đại thể, đó là sự từng trải của bản thân, kinh nghiệm của người khác, kinh nghiệm của địa phương này hay địa phương nọ, kinh nghiệm của nước này hay nước khác, kinh nghiệm của các thế hệ trước… Tuy nhiên, trong số nguồn kinh nghiệm đó thì xu hướng chủ yếu là tuyệt đối hố kinh nghiệm bản thân, như Lênin nói: "Nếu chỉ biết bắt chước, khơng có tinh thần phê phán mà đem rập khn kinh nghiệm đó một cách mù qng vào những điều kiện khác, như thế là sai lầm nghiêm trọng".

<b>Những người mắc bệnh kinh nghiệm không hiểu được rằng: những kinh</b>

nghiệm của bản thân họ chỉ mang tính chất cục bộ, chứ không phải là cái phổ biến và càng không phải là tri thức kinh nghiệm phổ biến theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin; những kinh nghiệm này họ vay mượn của người khác hoặc của quá khứ chưa hẳn đã là những kinh nghiệm được bảo tồn và phát triển theo “quan điểm chọn lọc”. Hơn nữa, những tri thức kinh nghiệm mới chỉ là sự khái quát từ một thực tiễn, một hoàn cảnh cục bộ, riêng biệt và trong nhiều trường hợp, chúng chỉ mới phản ánh được cái bề ngoài ngẫu nhiên, nhưng trong thực tế cụ thể, sự việc đã diễn ra một cách khác mà chúng ta đã không thể (và bất cứ ai cũng khơng có thể) dự đốn được, nó đã diễn ra một cách độc đáo hơn và phức tạp hơn.

Sự quan sát dựa vào kinh nghiệm tự nó khơng bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu. Con người Việt Nam vốn mang đậm nét "tư duy kinh nghiệm". Vì vậy, mặc dù đã được trang bị chủ nghĩa Mác -Lênin, đặc biệt là phép biện chứng duy vật, nhưng ở một số nơi cịn có cán bộ lãnh đạo,

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

quản lý của chúng ta ít nhiều vẫn mắc bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa. Với căn bệnh này, trong hoạt động thực tiễn, họ đã rơi vào tình trạng mị mẫm, tuỳ tiện, … khơng nhất qn trong việc thi hành các chủ trương, chính sách của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và bản thân họ cũng trở nên bảo thủ, lạc hậu và trì trệ bởi phương pháp hành động cũ kỹ. Hậu quả đó sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa đan kết chặt chẽ với bệnh chủ quan duy ý chí.

<b>2. Nguyên nhân bệnh kinh nghiệm</b>

Nguyên nhân của bệnh kinh nghiệm ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều, như: ảnh hưởng tiêu cực của nền sản xuất nhỏ, theo mùa, theo chu kỳ; ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng gia trưởng, phong kiến; ảnh hưởng tiêu cực của những kinh nghiệm chiến tranh…Những nguyên nhân cơ bản, trực tiếp nhất là vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, không hiểu quan hệ biện chứng giữa lý luận với thực tiễn của cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chúng và ở địa phương nói riêng. Hiện nay vẫn cịn tình trạng số ít cán bộ lãnh đạo, quản lý cịn biểu hiện gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền cấp dưới nói khơng nghe, quy phạm ngun tắc dân chủ, áp dụng phát triển kinh tế địa phương theo lối mòn, bảo thủ, chuyển biến chậm… ỷ mình có cơng với cách mạng địi hỏi nhiều chế độ khơng thuộc quy định của Đảng, Nhà nước…

<b>3. Giải pháp ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm</b>

Để ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thì phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, cụ thể như sau:

Một là, thực hiện thành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của nền sản xuất nhỏ; khắc phục tư tưởng gia trưởng, phong kiến …

Hai là, tăng cường học tập nâng cao trình độ lý luận, phải quán triệt sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, hiểu và vận dụng đúng quan hệ biện chứng giữa lý luận với thực tiễn trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Thường xuyên tổng kết thực tiễn, gắn tổng kết thực tiễn với

</div>

×