Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

tiểu luận môn quản lý chuỗi cung ứng phân tích hoạt động phân phối của doanh nghiệp sản xuất điện tử samsung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.72 MB, 39 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG</b>

<b>TIỂU LUẬN MÔNQUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG( Học kỳ 1 nhóm 2 năm học 2023-2024)</b>

<b>PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ĐIỆN TỬ SAMSUNG</b>

<b>GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ VÂN NGA</b>

<b>HÀ NỘI-2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG...1</b>

<b>1.1 Một số khái niệm...1</b>

<i>1.1.1 Quản lý chuỗi cung ứng...1</i>

<i>1.1.2 Sơ đồ mạng lưới cung ứng của doanh nghiệp...4</i>

<i>1.1.3 Hoạt động phân phối hàng hóa của doanh nghiệp...6</i>

<b>PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI HÀNG HĨA CỦA DOANHNGHIỆP SAMSUNG...7</b>

<b>2.1 Giới thiệu về cơng ty Samsung...7</b>

<i>2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển...7</i>

<i>2.1.2 Đặc điểm hoạt động...8</i>

<i>2.1.3 Đặc điểm thị trường/khách hàng trong hoạt động phân phối của Samsung...9</i>

<b>2.2 Sơ đồ chuỗi cung ứng công ty, sản phẩm cung ứng của doanh nghiệp...12</b>

<i>2.2.1 Sơ đồ chuỗi cung ứng của Samsung...12</i>

<i>2.2.2 Các sản phẩm cung ứng của doanh nghiệp Samsung...15</i>

<b>2.3 Phân tích hoạt động phân phối hàng hóa của Samsung...17</b>

<i>2.3.1 Lập kế hoạch, quản lý đơn hàng...17</i>

<i>2.3.2 Đóng gói hàng hóa...19</i>

<i>2.3.3 Vận chuyển hàng hóa...20</i>

<i>2.3.4 Xử lý đơn trả hàng...21</i>

<i>2.3.5 Quản lý dữ liệu và thông tin...22</i>

<b>2.4 Nhận xét, đánh giá chung về hoạt động phân phối hàng hóa của Samsung. 23</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Hình 1.1. Mơ hình chuỗi cung ứng...2

Hình 1.2. Các hoạt động cơ bản của chuỗi cung ứng...3

Hình 1.3. Sơ đồ mạng lưới chuỗi cung ứng...5

Biểu đồ 1. Tỉ lệ thị phần các sản phẩm cung ứng của Samsung...15

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế tồn cầu đang phát triển, đổi mới không ngừng, song song với sự phát triển ấy thì các ngành kinh tế cũng từng bước lớn mạnh. Một lĩnh vực đặc biệt quan trọng quyết định một đất nước có phát triển hay khơng đó chính là ngành điện tử. Các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất điện tử luôn phải thay đổi không ngừng để từng bước theo kịp tốc độ phát triển, nhu cầu của xã hội. Vì vậy việc phân bố chuỗi cung ứng của mình sao cho phù hợp để sản phẩm có thể đến tay khách hàng nhanh nhất, tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa vô vàn doanh nghiệp ngoài kia cũng là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Được mệnh danh là “đế chế điện tử” hàng đầu tại Hàn Quốc, Samsung đã có những chiến lược đặc biệt trong phân phối sản phẩm, phân phối chuỗi cung ứng của mình sao cho tiếp cận được mọi người dùng. Chính vì sự lớn mạnh ấy của Samsung nên em đã chọn công ty để nghiên cứu về hoạt động phân phối sản phẩm của nó từ đó rút ra những ưu và nhược điểm của hoạt động phân phối trong ngành điện tử nói chung.

Mục tiêu nghiên cứu

Với sự phát triển như vũ bão của các lĩnh vực công nghệ, nhu cầu của con người cũng ngày càng lớn hơn, các thiết bị điện tử thông minh ra đời ngày càng nhiều để phục vụ cho con người. Chính vì vậy, hoạt động phân phối của các doanh nghiệp sản xuất điện tử nói chung cũng như tập đồn Samsung nói riêng là một điều vơ cùng cần thiết. Việc nghiên cứu đề tài này, thứ nhất nhằm tìm ra những chiến lược mà Samsung đã sử dụng nhằm tối đa hóa chuỗi cung ứng trong khâu phân phối. Để tạo nên một chuỗi cung ứng lớn mạnh như vậy, Samsung đã xác định từ ban đầu đối tượng thị trường, đối tác phân phối của nó như thế nào. Thứ hai, tìm ra các cơng nghệ được Samsung sử dụng để quản lí và theo dõi hoạt động phân phối cũng như quản lí kho lưu trữ của họ. Một chuỗi cung ứng hiệu quả là chuỗi cung ứng có thể tối thiểu chi phí và mang lại lợi nhuận cao nhất. Để làm được điều đấy, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Samsung đã có những cách nào để giúp điều chỉnh chi phí trong việc phân phối sản phẩm. Và cuối cùng là đưa ra những giải pháp giúp chuỗi cung ứng của Samsung hoàn thiện, ngày càng phát triển hơn

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

đồng thời nêu lên những mặt hạn chế mà doanh nghiệp này cần khắc phục để cạnh tranh được với các doanh nghiệp lớn mạnh khác trên thị trường.

Đối tượng nghiên cứu

Nói về hoạt động phân phối các doanh nghiệp sản xuất điện tử lớn nhất trên thế giới không thể khơng có mặt “Samsung” – một để chế hùng mạnh của Đại Hàn dân quốc. Samsung là công ty điện tử đa quốc gia hiện đang nắm trong tay con số 221.000 nhân viên và có mạng lưới dây chuyền sản xuất và phân phối trải rộng trên 61 quốc gia. Samsung hiện nay là nhà sản xuất điện thoại và TV lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, cơng ty này cũng đóng vai trị là nhà cung cấp linh kiện bộ nhớ hàng đầu hành tinh. Chỉ đứng sau Apple trong lĩnh vực sản xuất điện thoại. Vậy nên, qua việc nghiên cứu những hoạt động phân phối của cơng ty điện tử lớn nhất nhì thế giới này, ta có thể có thêm nhiều hiểu biết về những đặc điểm giúp tạo nên một chuỗi cung ứng lớn mạnh, đồng thời tìm hiểu về những hạn chế để khắc phục chúng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>PHẦN 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG</b>

<b>1.1 Một số khái niệm</b>

1.1.1 Quản lý chuỗi cung ứng Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng:

Chuỗi cung ứng là một mạng lưới của các cơ sở vật chất và các phương án phân phối thực hiện các chức năng mua sắm nguyên vật liệu và chuyển đổi chúng thành các bán thành phẩm, thành phẩm, đồng thời thực hiệm chức năng phân phối tới khách hàng ( Ganeshanm, 1995)<small>1</small>

Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Các thành viên trong chuỗi không chỉ bao gồm các công ty sản xuất, cung cấp, phân phối mà cịn có cả các cơng ty vận tải, kho bãi, nhà bán lẻ, và khách hàng của mình ( Chopra, Sunil, & Peter Meindl, 2015)<small>2</small>

Quản lý chuỗi cung ứng là sự kết hợp mang tính chiến lược, có hệ thống các chức năng kinh doanh truyền thống và chiến thuật phối hợp các chức năng này trong một cơng ty nói riêng và giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, nhằm mục đích nâng cao kết quả hoạt động trong dài hạn ( Mentzer và cộng sự, 2001) <small>3</small>

Quản lý chuỗi cung ứng còn là hoạch định, thiết kế và kiểm sốt luồng thơng tin và nguyên vật liệu theo chuỗi cung ứng nhằm đạt được các yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.

Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động logistics truyền thống và còn mở rộng đến cả khâu marketing, phát triển sản phẩm mới, tài chính và dịch vụ chăm sóc khách hàng

Tóm lại, chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn và đơn giản thì quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management - SCM) là một q trình tồn diện và liên quan đến việc quản lý và tối ưu hóa các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Mục tiêu chính của SCM là đảm bảo rằng các sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp từ nguồn cung cấp đến khách hàng cuối

<small>1 Nguồn tài liệu chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, bộ môn quản lý Chuỗi cung ứng trang 3</small>

<small>2 Nguồn tài liệu chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, bộ môn quản lý Chuỗi cung ứng trang 4</small>

<small>3 Nguồn tài liệu chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, bộ môn quản lý Chuỗi cung ứng trang 4</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

cùng một cách hiệu quả, hiệu suất cao, và có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Các thành phần của chuỗi cung ứng:

Chuỗi cung ứng (Supply Chain) bao gồm nhiều thành phần và các bên liên quan trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ. Các thành phần chính của chuỗi cung ứng bao gồm:

Mơ hình chuỗi cung ứng điển hình như sau:

<i>Hình 1.1. Mơ hình chuỗi cung ứng</i>

Nhà cung cấp (Supplier): Nhà cung cấp là nguồn cung cấp nguyên liệu, thành phẩm, hoặc dịch vụ cho tổ chức hoặc doanh nghiệp. Chọn lựa và quản lý nhà cung cấp quan trọng để đảm bảo chất lượng và tính đáng tin cậy của nguồn cung cấp

Nhà sản xuất là đơn vị chịu trách nhiệm chế tạo nguyên vật liệu thô sang thành phẩm thông qua các bước chế biến, gia công, lắp ráp và kiểm tra chất lượng,… Nhà sản xuất là nhân tố then chốt trong trong quá trình sản xuất và gia công, đảm bảo chất lượng, hiệu suất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Nhà phân phối: Trong chuỗi cung ứng, nhà phân phối đóng vai trị quan trọng giúp vận chuyển hàng hóa từ nguồn cung ứng đến điểm tiêu dùng, đảm bảo sản phẩm được chuyển đến đúng thời gian, địa điểm với trạng thái tốt nhất

Nhà bán lẻ: Đại lý bán lẻ đóng vai trị trung gian giữa nhà sản xuất và khách hàng cuối cùng. Đơn vị này sẽ mua hàng từ nhà sản xuất hoặc nhà phân phối và bán cho người tiêu dùng hoặc các đơn vị khác. Công việc của đại lý bán lẻ bao gồm mua hàng từ nguồn cung cấp, lưu trữ, trưng

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

bày sản phẩm, quảng cáo, tiếp thị và bán sản phẩm cho khách hàng cuối cùng. Ngoài ra, đại lý bán lẻ cũng có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng như tư vấn, bảo hành, sửa chữa và đổi trả sản phẩm.

Khách hàng: Khách hàng là người cuối cùng trong chuỗi cung ứng, và họ là người tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng là mục tiêu cuối cùng của chuỗi cung ứng.Họ chính là nguồn cung cấp doanh thu cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hiệu suất cũng như thành công của chuỗi cung ứng. Vì vậy doanh nghiệp cần hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng để xây dựng một chuỗi cung ứng hiệu quả, đạt được sự hài lòng từ khách hàng.

Các hoạt động của chuỗi cung ứng:

<i>Hình 1.2. Các hoạt động cơ bản của chuỗi cung ứng</i>

Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều hoạt động quan trọng để đảm bảo việc sản xuất và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ một cách hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Một số hoạt động của chuỗi cung ứng như:

Lập kế hoạch và Dự báo

Dự đoán nhu cầu thị trường cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Lập kế hoạch sản xuất, tồn kho, và vận chuyển dựa trên dự báo. Điều chỉnh kế hoạch theo thời gian thực để đáp ứng biến động của thị trường.

Tìm nguồn cung

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Xác định và chọn lựa nhà cung cấp phù hợp.

Đàm phán hợp đồng mua sắm và các điều khoản thương mại. Quản lý quan hệ với nhà cung cấp và theo dõi hiệu suất chất lượng của họ.

Sản xuất

Quản lý quá trình sản xuất, bao gồm lập kế hoạch sản xuất, quản lý dây chuyền sản xuất, và kiểm sốt chất lượng.

Tối ưu hóa quá trình sản xuất để đạt được hiệu suất cao và giảm thiểu thất thoát.

Phân phối: Ba hoạt động trong đó bao gồm là quản lý, phân phối sản phẩm và xử lý hàng trả lại.

Theo dõi và kiểm sốt tồn kho để đảm bảo có sẵn đủ hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường mà không gây thất thốt hoặc tăng chi phí lưu trữ.

Quản lý vận chuyển sản phẩm từ nhà cung cấp đến khách hàng hoặc các điểm bán hàng.

Lập kế hoạch vận chuyển và lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp.

Xử lý quy trình loại bỏ sản phẩm hoặc chất thải nếu cần.

Cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng, bao gồm xử lý đơn đặt hàng, giải quyết vấn đề và cung cấp thông tin.

Đảm bảo khách hàng nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ theo đúng tiến độ và đúng chất lượng.

1.1.2 Sơ đồ mạng lưới cung ứng của doanh nghiệp

Đối với mỗi một doanh nghiệp, sơ đồ mạng lưới chuỗi cung ứng sẽ có những điểm khác nhau tùy thuộc vào mức độ phức tạp của nguồn hàng, quy mơ, mơ hình cụ thể và nhu cầu của doanh nghiệp đấy. Tuy nhiên dù đi theo bất kì một mơ hình nào, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ gì thì nó cũng cần đi theo một sơ đồ mạng lưới cung ứng mô phỏng tổng quát chung của các doanh nghiệp bao gồm các thành phần cơ bản buộc phải có

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Chuỗi cung ứng hiện nay thường dựa vào chuỗi cung ứng quốc tế SCOR (Supply – Chain Operations Reference).Sơ đồ chuỗi cung ứng thường có 5 quy trình cơ bản: lập kế hoạch, tìm nguồn cung, sản xuất, giao hàng, trả hàng .Nếu một doanh nghiệp có được một sơ đồ chuỗi cung ứng chặt chẻ, nó sẽ mang lại những hiệu quả rõ rệt cho doanh nghiệp

<i>Hình 1.3. Sơ đồ mạng lưới chuỗi cung ứng</i>

Kế hoạch (Plan): Quy trình quyết định về cách phân phối nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong chuỗi cung ứng quốc tế, việc xác định kế hoạch phải tính đến các biến đổi quốc gia và quốc tế.

Tìm nguồn cung (Source): Quá trình tìm kiếm, chọn lựa và quản lý các nhà cung cấp quốc tế, xử lý các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế và quyền sở hữu trí tuệ.

Sản xuất (Make): Quy trình sản xuất hoặc sáng tạo sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong mơ hình quốc tế, việc quản lý quy trình sản xuất có thể phức tạp do sự liên quan giữa nhiều địa điểm khác nhau.

Giao hàng (Deliver): Bao gồm việc vận chuyển, lưu trữ và phân phối sản phẩm đến điểm cuối cùng trong chuỗi cung ứng, thường là các khách hàng quốc tế. Trả hàng (Return): Điều này đề cập đến quá trình quản lý trả hàng hoặc xử lý hàng hóa bị lỗi trong chuỗi cung ứng quốc tế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

1.1.3 Hoạt động phân phối hàng hóa của doanh nghiệp

Hoạt động phân phối hàng hóa của một doanh nghiệp là q trình đưa sản phẩm hoặc dịch vụ từ điểm xuất phát đến các điểm tiêu dùng hoặc đối tượng cuối cùng. Hoạt động này bao gồm nhiều bước quan trọng để đảm bảo sản phẩm được giao đúng lúc và đúng địa điểm. Bởi tất cả các hoạt động phân phối hàng hóa của một doanh nghiệp đều có mục tiêu cuối cùng là đưa sản phẩm từ nguồn sản xuất đến tay khách hàng cuối cùng một cách hiệu quả và đáng tin cậy.

Lập kế hoạch và quản lý đơn đặt hàng:

Q trình này là q trình chuyển thơng tin đặt hàng từ khách hàng trở lại thông qua chuỗi cung ứng từ nhà bán lẻ đến nhà phân phối, nhà cung cấp dịch vụ và sản xuất

Bốc dựng và đóng gói hàng hóa:

Sau khi sản phẩm được đặt hàng, sản phẩm cần được bốc dựng từ kho lưu trữ và sau đó được đóng gói an tồn cho q trình vận chuyển. Vận chuyển hàng hóa:

Việc chọn phương tiện vận chuyển phù hợp là một phần quan trọng của quá trình phân phối. Phương tiện vận chuyển có thể là xe tải, container, tàu biển, máy bay hoặc bất kỳ phương tiện nào khác phù hợp với loại hàng hóa và khoảng cách cần đi.

Xử lý đơn trả hàng (logistics ngược)

Một phần quan trọng của hoạt động phân phối là việc xử lý đơn trả hàng từ khách hàng. Điều này bao gồm việc đảm bảo rằng sản phẩm được đổi/trả và tiền được hoàn lại nếu cần.

Quản lý dữ liệu và thơng tin:

Dữ liệu và thơng tin đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý chuỗi cung ứng và hoạt động phân phối. Hệ thống thông tin cần được sử dụng để theo dõi và quản lý dữ liệu liên quan đến lưu lượng sản phẩm, tồn kho, vận chuyển, và đơn đặt hàng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>PHẦN 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI HÀNG HÓACỦA DOANH NGHIỆP SAMSUNG</b>

<b>2.1 Giới thiệu về công ty Samsung</b>

Samsung là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc được thành lập bởi Lee Byung-chul với tên là Samsung Sanghoe có trụ sở chính đặt tại Samsung Town, Seocho, Seoul. Tập đồn sở hữu rất nhiều cơng ty con, chuỗi hệ thống bán hàng cùng các văn phòng đại diện trên toàn cầu hoạt động dưới tên thương hiệu mẹ. Đây là một trong những thương hiệu công nghệ lớn nhất thế giới, là đế chế hàng đầu tại châu Á. Có thể nói, đây là một trong những tập đồn tư bản có sức mạnh chi phối nền kinh tế tại Hàn

Tầm nhìn của Cơng ty Điện tử Samsung trong thập kỉ mới đã được nêu trong tuyên ngôn “Khơi nguồn cảm hứng, sáng tạo tương lai”. Tầm nhìn này được phản ánh trong cam kết của công ty điện tử Samsung trong việc khơi nguồn cảm hứng cho cộng đồng, dựa trên ba thế mạnh chính của mình là “Công nghệ mới”-“Sản phẩm mới” và “Giải pháp sáng tạo” và trong việc quảng bá những giá trị này của Samsung đến với ba nhân tố chính trong mối quan hệ cốt lõi của Samsung- Ngành công nghiệp- Đối tác và Nhân viên. Thông qua những nỗ lực này, Samsung hy vọng sẽ tiếp tục xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn cũng như những kinh nghiệm sống phong phú hơn cho tất cả mọi người.

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Thành lập vào năm 1938 bởi Lee Byung chul một thương nhân kiêm nhà tư bản công nghiệp. Tiền thân của đế chế này là một chuỗi cửa hàng nhỏ lẻ chuyên kinh doanh buôn bán các loại thực phẩm khô như: gạo, cá khô, tạp hóa phẩm… Thay đổi về định hướng chiến lược kinh doanh phát triển thành công nghệ điện tử. Sản phẩm đầu tiên mang thương hiệu Samsung là chiếc tivi trắng đen. Qua 80 năm đóng góp và phát triển, Samsung đã dần khẳng định và trở thành thương hiệu đáng tự hào của Đại Hàn, góp mặt ở hơn 80 quốc gia trên thế giới. Khơng những thế, Samsung cịn có mức độ ảnh hưởng đến sự định hình và phát triển đời sống, văn hóa, kinh tế chính trị tại đất nước này.

Ban đầu, công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, dệt may, và sản xuất sản phẩm gỗ. Trong thập kỷ 1960, Samsung mở rộng hoạt động của mình vào lĩnh vực khác, bao gồm bảo hiểm, giáo dục, và thậm chí cả công nghệ thông tin.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Samsung mở rộng thương hiệu của mình vào lĩnh vực cơng nghệ và điện tử vào những năm 1970. Họ sản xuất truyền hình, tủ lạnh, và các thiết bị gia dụng khác. Vào năm 1980, Samsung bắt đầu sản xuất chip bộ nhớ và trở thành một trong những nhà sản xuất chính của cơng nghệ bán dẫn trên thế giới.

Trong thập kỷ 1990, Samsung mở rộng sự hiện diện toàn cầu của mình và trở thành một tập đồn đa quốc gia. Họ mở các nhà máy sản xuất ở nhiều quốc gia và mở rộng thị trường tiêu dùng trên tồn cầu. Samsung Electronics, một trong những cơng ty con của tập đoàn, trở thành một trong những nhà sản xuất hàng đầu của điện tử tiêu dùng, điện thoại di động và chip bán dẫn trên thế giới. Samsung tiếp tục đa dạng hóa hoạt động của mình và đã trải qua sự phát triển đáng kể trong lĩnh vực công nghệ cao bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng, các thiết bị gia dụng thơng minh, và nhiều sản phẩm và dịch vụ công nghệ khác. Họ trở thành một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới về điện thoại di động và được biết đến với dòng sản phẩm Galaxy của họ.

Samsung đã đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển và đạt được nhiều bản sao về công nghệ, bao gồm màn hình OLED, chip bộ nhớ NAND Flash, và các sản phẩm điện tử tiêu dùng. Họ cũng đã mở các trung tâm nghiên cứu và phát triển trên khắp thế giới và phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, ô tô tự hành, và năng lượng tái tạo. Từ năm 2016 đến nay, Samsung vẫn luôn dẫn đầu hàng loạt bảng xếp hạng về sức ảnh hưởng trên thị trường Châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Với nhiều phát minh cơng nghệ đột phá, Samsung trở thành thương hiệu đắt giá. Một thương hiệu toàn cầu lớn nhất Châu Á và đứng thứ 2 trên thế giới trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm điện tử. Vào năm 2020, Samsung vượt qua nhiều tên tuổi lớn trở thành thương hiệu được yêu thích nhất Châu Á trong 9 năm liền.

Chúng ta có thể thấy, Samsung đã trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất và đa dạng nhất trên thế giới, với sự hiện diện mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ công nghệ thông tin, điện tử, đến năng lượng và nhiều lĩnh vực khác.

2.1.2 Đặc điểm hoạt động

Với slogan “ Imagine – Hãy tưởng tượng” , Samsung muốn nhắn nhủ đến khách hàng của mình rằng hãy tưởng tượng những điều tuyệt vời mà Samsung có thể mang đến, những điều thú vị mà Samsung và khách hàng có thể cùng nhau tạo

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

ra. Hai chiến lược của Samsung được đánh giá rất cao chính là tấn công vào thị trường điện tử gia dụng và kết hợp giữa sản phẩm gia dụng với yếu tố dân tộc.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Samsung thâm nhập vào hầu hết mọi lĩnh vực, trở thành thương hiệu công nghệ đắt giá bậc nhất toàn cầu. Sau hơn 3 thập kỷ, Samsung đã xuất sắc đi từ một công ty nhỏ lẻ vươn lên thành tập đồn tài phiệt đa ngành có mặt ở nhiều ngành nghề khác nhau. Trong đó, lĩnh vực cơng nghệ và điện tử như smartphone được Samsung trú trọng hơn cả. Họ tập trung nghiên cứu và phát triển nhiều chiến lược quảng cáo giúp chúng trở thành ngành mũi nhọn mang lại doanh thu cao. Trong ngành điện tử tiêu dùng, Samsung Electronics là một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới bao gồm điện thoại di động, máy tính bảng, TV, tủ lạnh, máy giặt, và nhiều sản phẩm khác.

Ngoài ra, Samsung hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm công nghiệp, dịch vụ tài chính, dược phẩm, xây dựng, vận tải, và nhiều lĩnh vực khác. Một số công ty con của Samsung nổi tiếng bao gồm Samsung Electronics, Samsung Heavy Industries, Samsung C&T Corporation và Samsung Life Insurance. Samsung có sự hiện diện mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với các hoạt động sản xuất và xây dựng cơng trình trên tồn cầu. Họ cịn đầu tư lớn vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, là một trong những công ty hàng đầu trong việc phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, bao gồm cả việc phát triển các sản phẩm thơng minh, trí tuệ nhân tạo, và các giải pháp công nghiệp.

2.1.3 Đặc điểm thị trường/khách hàng trong hoạt động phân phối của Samsung

<b>Thị trường</b>

Samsung hoạt động ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới và mạng lưới cung ứng toàn cầu với các chi nhánh, nhà máy sản xuất, vân phòng làm việc. Các quốc gia mà Samsung góp mặt đều là những khu vực có tiềm năng phát triển vậy nên đã tạo nên một chuỗi cung ứng chặt chẽ, như một mạch máu lưu thông xuyên suốt nuôi dưỡng nên một Samsung lớn mạnh như hiện tại. Một số quốc gia mà Samsung góp mặt khơng thể khơng kể đến như:

Hàn Quốc: Hàn Quốc là quê hương của Samsung, và tập đoàn này có trụ sở chính tại Seoul, Hàn Quốc. Họ có một sự hiện diện mạnh mẽ ở nước này và đóng một vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc gia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Hoa Kỳ: Samsung có một sự hiện diện lớn tại Hoa Kỳ với các trung tâm nghiên cứu và phát triển, cửa hàng bán lẻ, và các hoạt động sản xuất. Họ sản xuất và tiếp thị nhiều sản phẩm điện tử tiêu dùng tại Hoa Kỳ.

Trung Quốc: Trung Quốc là một thị trường quan trọng cho Samsung, và họ có nhà máy sản xuất và cửa hàng bán lẻ ở nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc.

Ấn Độ: Ấn Độ là một thị trường nổi bật cho Samsung trong lĩnh vực điện thoại di động và điện tử tiêu dùng. Họ có các nhà máy sản xuất và cửa hàng bán lẻ tại nhiều địa điểm ở Ấn Độ.

Việt Nam: Samsung cũng có một sự hiện diện mạnh mẽ tại Việt Nam. Samsung đã đầu tư lớn và mở rộng hoạt động kinh doanh của họ tại Việt Nam qua nhiều năm bao gồm các nhà máy sản xuất điện thoại di động, TV, máy tính bảng và các sản phẩm điện tử tiêu dùng khác. Các nhà máy này tạo ra một lượng lớn sản phẩm Samsung được xuất khẩu đi khắp thế giới

Châu Âu: Samsung có một hiện diện mạnh mẽ tại các quốc gia châu Âu như Vương quốc Anh, Đức, Pháp, và Tây Ban Nha. Họ cung cấp một loạt sản phẩm và dịch vụ cho thị trường châu Âu.

Châu Phi: Samsung cũng có sự hiện diện ở nhiều quốc gia châu Phi thông qua các hoạt động trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo và dự án công nghiệp.

Châu Á-Pasific: Samsung hoạt động rộng rãi ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm các thị trường như Nhật Bản, Singapore, Malaysia, và nhiều quốc gia khác.

<b>Khách hàng</b>

Samsung nhắm đến thị trường khách hàng bằng cách chia thành các phân khúc khách hàng khác nhau và đưa ra từng phân khúc sản phẩm khác nhau dựa trên đặc điểm chung của chúng. Một một phân khúc khách hàng được Samsung thiết kế những sản phẩm, dịch vụ riêng với những tính năng, cơng dụng nhằm phù hợp với nhu cầu cá nhân và mức thu nhập của từng đối tượng. Họ cố gắng tiếp cận được tất cả các phân đoạn thị trường từ người tiêu dùng cá nhân đến các doanh

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

tử lớn như Best Buy, MediaMarkt, Fnac, và nhiều cửa hàng trực tuyến khác. Ngồi ra, họ cịn hợp tác với các nhà mạng và nhà cung cấp dịch vụ di động trên toàn cầu để cung cấp sản phẩm điện thoại di động và thiết bị kết nối như AT&T, Verizon, và T-Mobile ở Hoa Kỳ.

Một số nhà phân phối chính thức của Samsung ở các thiết bị điện tử khác như Cơng ty cổ phần TIE-nhà phân phối chính thức màn hình tivi Samsung, Cơng ty Digiword-nhà phân phối máy tính, máy in,... Sau khi sản phẩm có mặt tại các nhà phân phối chính thức của tập đồn Samsung, nó sẽ nhanh chóng được phân phối đến tồn quốc thông qua các đại lý, cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên toàn quốc. Ngoài ra, khách hàng có thể sử dụng các sản phẩm của Samsung thông qua việc đặt hàng trực tuyến, hoặc qua lực lượng bán hàng của công ty không qua trung gian phân phối

Nhà bán lẻ: Samsung bán sản phẩm của mình thông qua nhiều kênh khác nhau, bao gồm cửa hàng bán lẻ của riêng họ, đại lý, trang web chính thức và các cửa hàng trực tuyến, cũng như các đối tác bán lẻ khác.

Với hệ thông bán lẻ điện thoại di dộng dày đặc từ các cửa hàng trực tiếp đến các hệ thống phân phối trên khắp thế giới thì người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận, sử dụng các dòng sản phẩm, dịch vụ của Samsung. Một khi sản phẩm đã có mặt từ các các đại lý chính thức của Samsung, các thiết bị điện tử sẽ nhanh chóng được phân phối trên tồn quốc thông qua các đại lý cấp nhỏ hơn và các điểm bán lẻ trên cả nước. Bằng việc bán hàng thơng qua các đại lý chính thức, Samsung giúp tiết kiệm một số chi phí cho hoạt động kinh doanh, tối đa hoá lợi nhuận. Một trong số những chi phí có thể kể đến như: Chi phí mặt bằng, nhân công… Bằng cách phân phối như này, khách hàng có thể mua tất cả các sản phẩm của Samsung tại trung tâm điện máy với nhiều khuyến mãi hấp dẫn. Ngồi ra, khách hàng rất dễ dàng tìm kiếm sản phẩm của Samsung trên các chuỗi hệ thống các cửa hàng đồ điện tử trên toàn quốc.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trên thị trường, việc kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử là điều hết sức cần thiết để tiếp cận khách hàng. Vậy nên bên cạnh kênh bán hàng truyền thống, Samsung cũng đang mở rộng hoạt động bán hàng thông qua kênh online trên nền tảng thương mại điện tử trực tuyến. Thông qua hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, lượng hàng

</div>

×