Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân từ thực tiễn tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.63 MB, 121 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN THỊ TUYET NHUNG

GIAI QUYET TRANH CHAP DAT DAI TAI UY

BAN NHAN DAN TU THUC TIEN TAI HUYEN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN THỊ TUYET NHUNG

Chuyên ngành : Luật Kinh Tế Mã số :- 838010105

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Doãn Hồng Nhung

HÀ NỘI - 2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỜI CAM ĐOAN

<small>Nội dung luận văn là thành quả mà bản thân tôi đã nỗ lực và dành thời gian</small>

nghiên cứu trong quá trình lên kế hoạch đề cương, nội dung dự trù đến nội dung chỉ tiết của bài. Tơi có tham khảo một số tài liệu sách báo, trang web đã được trích dẫn

cụ thé.

<small>Tơi xin cam đoan bai luận văn này là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi.</small>

Các nội dung, số liệu, trích dẫn được trình bày trong luận văn là hồn tồn trung thực, chính xác. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm cá nhân về bản luận văn của

<small>Tôi xin chân thành cảm ơn!</small>

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Tuyết Nhung

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>MỤC LỤC</small>

DANH MỤC TU VIET TAT

LOI MỞ DAU oe eecescescsssessesssessecsessecssessessesssssuessessessecssessessessessssssessessesansssessessesssesseesees 1 CHƯƠNG 1: NHUNG VAN DE LY LUẬN CƠ BẢN VE GIẢI QUYẾT TRANH CHAP DAT DAI TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN...-- 2-55 cc2c2EeEEerrrrrrkervee 9

1.1. Khái quát chung về giải quyết tranh chấp đất đai...--- 2c s5 s+czzxzsz 9 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp đất dai ...---- 2 + + x+c++zzzzezez 9

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc của giải quyết tranh chấp đất đai... 15

1.2. Khái quát chung về pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân ....23

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân....23

1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy <small>ban mhan dan oo... n...-...4... 25</small>

1.2.3. Nội dung pháp luật về giải quyết tranh chap dat dai tại Uy ban nhân dân ...26

1.2.4. Điều kiện đảm bảo thực thi pháp luật về giải quyết tranh chap đất đai ... 31

.410009/2909:10/9) S0 0115... 33

CHƯƠNG 2: THUC TRANG PHÁP LUẬT VE GIẢI QUYẾT TRANH CHAP DAT DAI TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN TỪ THUC TIEN TẠI HUYỆN DAN PHƯỢNG, THÀNH PHO HÀ NỘII...--- ¿2-52 SE‡EE9EE2EE2EE2E2EEEEEEEEEEerkrrrrree 34 2.1. Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Uy ban nhân dân...34

2.1.1. Quy định pháp luật về hòa giải tranh chap đất đai tại Uy ban nhân dân xã....34

2.1.2. Quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tai Uy ban

2.1.3. Quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai

tai Uy ban mhain 0. MNN"... 42

2.2. Đánh giá thực trang thi hành pháp luật về giải quyết tranh chấp đất dai tai Uy ban nhân dân trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội... 44

2.2.1. Tơng quan về vị trí dia lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình quan ly đất đai tại huyện Dan Phượng, thành phố Hà Nội ...---¿--¿5¿-: 44 2.2.2. Yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế ảnh hưởng đến giải quyết tranh chấp đất đai ở huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội ...----¿ 2-52 S¿2++2E++EE++Exzzxerxesree 48

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.2.3. Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà

<small>Nộii... 55-221 2 2 122112711221211 2711211211 1121 1111111 eeeree51</small>

2.2.4. Đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp đất đai tại Uy ban nhân dân trên địa bàn huyện Dan Phượng, thành phố Hà Nội ...---2- 22 22 E+E+zE£2E++£xsrxzez 68

KET LUẬN CHƯNG 2...-- 2-52 ©S2+SE‡EEEEEE2E12112712112112117171211211 111. xe 74 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHAP ĐẤT DAI TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN... 75 3.1. Định hướng về giải quyết tranh chấp đất đai tại Uy ban nhân dân... 75 3.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chi dao của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong cơng tác giải quyết tranh chấp dat đai tại Uy ban nhân dân...--- 2-5275 3.1.2. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước có thâm quyền giải quyết tranh chấp đất đai ...---¿- 2SsSx‡EE2E2E12E1521711211221 7171121111. 75 3.1.3. Nâng cao nhận thức của Nhân dân về pháp luật đất đai nói chung và các quy định về giải quyết tranh chap đất đai tại Ủy ban nhân dân nói riêng...- 77

<small>3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp dat dai tại Uy ban</small>

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai dựa trên quan điểm, đường lối của Dang Cộng sản Việt Nam ...:--2¿ 2 ©5222++2E+t2EEtEEteExrsrxerreerer 78 3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua Ủy ban nhân dân dựa trên việc chú trọng dé cao vai trò của cơng tác hịa giải ...-.-- 79 3.2.3. Hồn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân phải bao đảm tính thống nhất và đồng bộ giữa các quy định của Luật Dat đai với các

<small>dao luat khac 06 l@n Quan T08... 82</small>

3.3. Giải pháp hồn thiện pháp luật và tăng cường cơng tác giải quyết tranh chấp dat đai tại Ủy ban nhân dân...--- -- -tSE+SE+EE+EE2EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEE2112112111 1111. xe. 83

3.4. Giải pháp tăng cường hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân từ thực tiễn tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội...--- 87 .43I0009/909:1019)1c6111... 92 4009/9003. ...ồ.ỏ... 93 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO... 2-5 St t+E+ESEEEE+EEEEEE+EEEEEEeErrerkrree 95

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

DANH MỤC TỪ VIET TAT

GCNQSDĐ_ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GQTCĐĐ Giải quyết tranh chấp đất đai

<small>TAND Toa án nhân dân</small>

TCDD Tranh chap dat dai UBND Uy ban nhân dân

HĐND Hội đồng nhân dân

UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc

GQKN Giải quyết khiếu nại

BLTTDS Bộ luật tố tụng Dân sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng nên các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phịng của mỗi quốc gia. Đất đai cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Trên thé giới, các nước cũng đã giành sự quan tâm đặc biệt đến các vấn đề liên quan đến đất đai, xây dựng chủ trương, đường lối và chính sách pháp luật về đất đai được điều chỉnh để phù hợp

với nền phát triển kinh tế - xã hội của thế giới.

Ở Việt Nam, công tác quản lý nhà nước về đất đai bằng pháp luật ngày càng hoàn thiện, đạt được những thành tựu đáng kê, tiễn bộ rõ rệt và chất lượng quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường, từng bước phân cấp và phát huy được tính tự chủ của địa phương. Cùng với những thành tựu đã đạt được, về tình hình quản lý và sử dụng đất đai hiện nay đang có những hạn chế, vướng mắc. Vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa có tính chiến lược lâu dài, chưa có định hướng cụ thể 6n định, hành lang pháp lý thiếu tính khả thi; cơ chế quản lý về đất đai thiếu hiệu quả; cơ quan quản lý đất đai các cấp nhìn chung cịn nhiều yếu kém về chun mơn. Chính vì thế dẫn đến tình trạng tranh chấp, khiếu nại về quản lý và sử dụng đất đai có xu hướng tăng và diễn biến phức tạp. Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại còn chưa kịp thời, thiếu hiệu quả. Trong cơng tác quản lý cịn xảy ra những sai sót cũng như yếu kém trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai nói riêng có nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng là bắt nguồn từ sự hạn chế, bất cập của chính sách, pháp luật đất đai và việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp về đất đai của các cơ quan nhà nước có thâm quyền.

Thực tiễn áp dụng pháp luật đất đai trong các vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai của các cơ quan nhà nước nói chung và của Ủy ban nhân dân tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội nói riêng thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực như giải quyết mang tính tương đối 6n thỏa nhiều vụ việc tranh chấp đất dai phức tạp, kéo dài dựa trên cơ sở pháp luật; nâng cao ý thức trách nhiệm và chấp

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<small>hành pháp luật không chỉ của các bên đương sự mà còn của đội ngũ cán bộ, công</small>

chức nhà nước thực hiện nhằm giải quyết tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, còn nhiều vướng mắc hạn chế trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng dẫn đến vụ việc tranh chấp đất đai kéo dài, khiếu kiện qua nhiều cấp, nhiều cơ quan giải quyết những vẫn chưa giải quyết ơn thỏa; thậm chí có nhiều trường hợp giải quyết chưa đúng quy định của pháp luật; hoạt động giải quyết

chấp đất đai của Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng gặp khơng ít khó khăn, trở ngại và đạt hiệu quả thấp .... Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân chính như việc áp dụng chưa đúng, chưa chính xác pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân cho dù các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai thường xuyên được sửa đổi, bố sung nhằm phù hợp với thực tiễn. Để có thé khắc phục hạn chế này thì Uy ban nhân dân, cơ quan có thâm quyền cần nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật về giải quyết tranh chấp đất dai. Đặc biệt là trong bối cảnh Luật Dat đai 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2014, Luật Tố tụng hành chính 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác được ban hành với những sửa đổi, bổ sung liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân.

Chính vì vậy, cần có những nghiên cứu cụ thê, tìm hiểu pháp luật về tranh chất đất đai thông qua q trình áp dụng pháp luật vào thực tiễn, thơng qua cơ quan có thầm quyền. Đó cùng là lý do tác giả lựa chon chủ đề: “Giải quyết tranh chấp đất dai tại Ủy ban nhân dân từ thực tiễn tại huyện Đan Phượng, thành pho Ha Nội ”

làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.

<small>2. Tình hình nghiên cứu</small>

Về tình hình nghiên cứu pháp luật giải quyết tranh chất đất đai và thực tiễn áp dụng của Ủy ban nhân dân đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, có nhiều cơng trình liên quan được cơng bố. Trong đó, có thé kế đến một số cơng trình tiêu biểu sau đây:

- Nguyễn Hồng Anh (2022), “Cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam hiện nay”, ấn phẩm “Hồn thiện chính sách, pháp luật về đất đai”, Tạp chí dân

<small>chủ và pháp luật, Nxb Tư Pháp, tr.84</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật đất đai, Nxb Cơng an

<small>nhân dân, Hà Nội;</small>

- Dỗn Hồng Nhung (2020), Giáo trình Luật đất đai, Nxb Đại học Quốc gia Hà

- Nguyễn Hà My (2020), Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ Luật Học, Khoa Luật — Đại học quốc gia Hà Nội, Tr 28, 29;

- Hoàng Thị Kim Quế (2015), "Các yếu tố tác động đến pháp luật của công dân ở nước ta hiện nay", Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 31, (3),

- Phan Xuân Sơn - Vũ Hồng Trang (2013), “Nguyên nhân của xung đột đất

<small>đai ở Việt Nam”, Tap chí Lý luận chính trị, (7), tr 47-48;</small>

- Nguyễn Vinh Diện, Một số điểm mới về Giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật đất đai năm 2013, Dân chủ & Pháp luật, Bộ Tư pháp, số 11(272), tr. 37-398;

- Doãn Hồng Nhung (2008), “Những dạng tranh chấp đất đai chủ yếu ở nước ta hiện nay và khuôn khô pháp luật liên quan” báo cáo tham luận tại hội thao “Tinh trạng tranh chấp và kiếu kiện đất đai kéo dài: Thực trạng và giải pháp”, tại Buôn Mê Thuột - Đắc Lắc, tr.5-14.

- Luận văn Thạc sĩ Luật học “Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính trong vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh An Giang” của tác giả Nguyễn

<small>Thành Đoàn, được thực hiện tại Trường Đại học Luật TP.HCM năm 2009, tác giả</small>

đã trình bày được Cơ sở lí luận và pháp lí Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính. Thực trạng giải quyết ranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính đối với đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh An Giang và một số giải pháp nâng cao hiệu quả. Đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả việc giải quyết tranh chấp đối với đồng bào dân tộc, góp phần đảm bảo an ninh chính trị và phục vụ yêu cấu phát triển kinh

tế xã hội;

<small>- Luận văn Thạc sĩ Luật học “Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai quathực tiễn tại Cà Mau” của tác giả Huỳnh Văn Vui, được thực hiện tai Trường Dai</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính Nhà nước qua thực tiễn tại Cà Mau và đã đưa ra một

số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết tranh chấp đất đai;

- Luận văn thạc sỹ Luật học “Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành

chính qua thực tiễn tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội” cua tác giả Doan

<small>Đình Thành thực hiện năm 2020.</small>

Các cơng trình nghiên cứu được nêu trên đã có những luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân nói riêng cũng như đưa ra quan điểm về khái niệm, đặc điểm, mục đích và nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai; thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai; đánh giá thực trạng thi hành pháp luật

về giải quyết tranh chấp đất đai và kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai của cơ

<small>quan hành chính nhà nước một cách đầy đủ, chính xác, khách quan, tồn diện, có hệ</small>

thống trên cơ sở lý luận và thực tiễn tham chiếu với những sửa đôi, bổ sung của Luật Dat dai 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2014, Luật Tố tụng hành chính 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì dường như cịn thiếu đi một số cơng trình như vậy ở trình độ thạc sĩ, tìm hiểu về một địa phương cụ thé. Trên cơ sở tham khảo và kế thừa kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học có liên quan đến đề tài đã cơng bó, luận văn đi sâu tìm hiểu quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân.

<small>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu</small>

<small>3.1. Mục dich nghiên cứu:</small>

Mục đích của luận văn là đề xuất các giải pháp tăng cường công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND nói chung và UBND ở huyện Đan Phượng nói riêng, tiếp tục hồn thiện các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy

<small>ban nhân dân và nâng cao hiệu quả thi hành lĩnh vực pháp luật này ở nước ta.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Đề đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn xác định những nhiệm vụ

<small>nghiên cứu cụ thể sau đây:</small>

Nghiên cứu những van dé lý luận pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân bao gồm:

- Phân tích khái niệm và đặc điểm của tranh chấp đất đai; các dạng tranh chấp đất đai; nguyên nhân và hậu quả của tranh chấp đất đai;

- Phân tích khái niệm, vai trị và chức năng cua Ủy ban nhân dân;

- Phân tích khái niệm và đặc điểm của giải quyết tranh chấp đất đai; ý nghĩa của giải quyết tranh chấp đất đai; các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai; các hình thức giải quyết tranh chấp đất đai; đặc điểm và tính ưu việt của giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân; yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân;

- Phân tích cơ sở lý luận, khái niệm và đặc điểm của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân; cấu trúc pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Uy ban nhân dân; các yêu tô bao đảm thi hành pháp luật về giải quyết tranh chap dat đai tại Uy ban nhân dân.

- Phân tích thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân.

- Đưa ra nhận định khách quan, xác định rõ định hướng, kiến nghị những giải pháp có tính thực tiễn cao, hoàn thiện pháp luật về vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật tại nước ta.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Quy định về giải quyết tranh chấp đất đai của Luật Đất đai năm 2013 và các <small>văn bản hướng dẫn thi hành.</small>

- Quy định của Luật Tổ tụng hành chính năm 2015 và các văn bản hướng dẫn

<small>thi hành.</small>

- Các quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và các văn

<small>bản hướng dẫn thi hành.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

- Các quan điểm lý luận, trường phái lý thuyết về tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai và áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban

<small>nhân dân.”</small>

- Thực tiễn thi hành pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân

<small>dân ở nước ta.</small>

<small>4.2. Phạm vi nghiên cứu</small>

Trong khn khổ có hạn của một bản luận văn thạc sĩ luật học, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài vào một số nội dung cụ thê sau đây:

- Về địa bàn, phạm vi: Thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chất đất đai tại Ủy ban nhân dân từ thực tiễn tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

- Về thời gian: Luận văn khảo sát số liệu của UBND tại huyện Đan Phượng trong khoảng thời gian 5 năm gần đây (từ năm 2018 đến năm 2022).

- Về đối tượng nghiên cứu: Các quy định hiện hành về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đồng thời đối chiếu các quy định pháp luật để phù hợp với Luật Thủ đô đang áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Dé dat được mục đích nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

<small>- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch</small>

<small>sử của Chủ nghĩa Mac - Lê nin.</small>

- Bên cạnh đó, luận văn cịn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thé sau:

+ Phương pháp được sử dụng bao gồm các phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử, phương pháp lập luận lô gic, phương pháp hệ thống, phương pháp

<small>nghiên cứu liên ngành</small>

+ Phương pháp diễn giải, phương pháp phân tích kết hợp với luận giải được sử dụng nghiên cứu các yếu tô ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân; các tiêu chí đánh giá hiệu quả áp dụng

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân; yêu cầu của áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân.

<small>+ Phương pháp bình luận, phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh,</small>

phương pháp nghiên cứu hệ thống... được sử dụng khi đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân trong phạm vi cả nước và thực trạng xảy ra tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

+ Phương pháp tông hợp, phương pháp quy nạp được sử dụng khi đề cập định hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân ở nước ta.

+ Cuối cùng là phương pháp lập luận logic được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề xuất các giải pháp góp phần hồn thiện và nâng cao hiệu quả khi áp dụng thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân địa

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Trên cơ sở tham chiếu với Luật Đất đai 2013, luận văn đã có một số đóng góp nhất định. Những đóng góp này vào một số vấn đề cụ thê sau:

- Luan văn đã hệ thống hóa và góp phần nhằm b6 sung hệ thống cơ sở lý luận pháp luật về giải quyết tranh chấp đất tại Ủy ban nhân dân.

- Luan văn đã có những phân tích, bình luận, đánh giá về thực trạng thi hành pháp luật về vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân.

- Dé xuất định hướng và giải pháp góp phần hồn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân.

- _ Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo bé ích cho những ai quan tâm tìm hiểu về

<small>lĩnh vực pháp luật này.</small>

- Luận văn đúc kết và đánh giá những yếu tơ kinh tế - chính trị - xã hội của huyện Đan Phượng, nơi tiếp giáp Thủ đơ Hà Nội đã có những ảnh hưởng tới q trình giải quyết tranh chấp đất đai.

- _ Luận văn phân tích và tiếp cận Luật Thủ đơ năm 2012 dé làm rõ đặc thù giải quyết tranh chấp đất đai.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

7. Cơ cầu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Bảng từ viết tắt, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 Chương, cụ thể là:

- Chương 1. Những vấn dé lý luận cơ bản về giải quyết tranh chấp đất tại Uy

<small>ban nhân dân.</small>

- _ Chương 2. Thực trạng quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân và thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai trên <small>địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.</small>

- _ Chương 3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small>Chương 1</small>

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CƠ BAN VE GIẢI QUYET TRANH CHAP ĐÁT ĐAI TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN

1.1. Khái quát chung về giải quyết tranh chap dat đai 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp đất đai

1.1.1.1. Khái niệm về tranh chấp đất dai

Đất đai là tài nguyên rất quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển của đất nước. Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu của con người đối với đất đai luôn gia tăng, tăng không chỉ về số lượng người cần đất đai để sinh sống, mà còn tăng cả những tham vọng độc chiếm muốn chiếm hữu loại hàng hóa đang dần khan hiếm này.

Dé giải mã khái niệm tranh chấp dat đai, trước tiên cần hiểu “tranh chấp” là gì? Theo Từ điển tiếng Việt thơng dụng: “Tranh chấp: 1. Giành giật, giằng co nhau cái không rõ thuộc về bên nào, 2. Bat đồng, trái ngược nhau” [18, tr.1165]. Hoặc theo

<small>Từ điền tiếng Việt “Tranh chấp: Giành nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc</small>

về bên nào”. [39, tr.1024] Như vậy, theo ngôn ngữ học, tranh chấp được hiểu là

những bất đồng, trai ngược nhau giữa hai hoặc nhiều thực thể trong tự nhiên hoặc

xã hội. Theo Black’s Law Dictionary thuật ngữ tranh chap (dispute) được định nghĩa là một xung đột, cuộc đấu tranh về tư tưởng hoặc là sự tranh luận, tranh cãi mà có thê trở thành một vụ kiện [38, tr.655].

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, thuật ngữ tranh chấp đất dai đã ton tại từ lâu trong thực tiễn đời sống. Chăng hạn, Luật Cải cách ruộng đất năm 1953 có quy định: “Ở những nơi phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất, sẽ lập Toà

<small>án Nhân dân Đặc biệt. Tòa án Nhân dân đặc biệt có nhiệm vụ xét xử những vụ</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

tranh chấp về ruộng đất và tài sản có liên quan đến cải cách ruộng đất”. Hoặc trong Thông tư số 45-NV/TC được ban hành ngày 02 tháng 7 năm 1958 của Bộ Nội vụ về việc phân phối và quản lý đất bãi sa bồi đã đề cập đến thuật ngữ “tranh chấp đất bãi sa bồi” nhăm chỉ hiện tượng tranh chiếm đất bãi và hoa màu mà người dân chưa kịp phân phối, điều chỉnh đất bãi sa bồi. Đây được gọi là những thuật ngữ tiền thân của khái niệm tranh chấp đất đai trước khi được ghi nhận vào Luật Đất đai năm 1987, những thuật ngữ này mang tính lịch sử khi chúng đều có đối tượng tranh chấp cụ thê (đất ruộng, đất bãi sa bồi) mà chưa có tính khái qt hóa nên chỉ phù hợp với giai đoạn lịch sử nhất định.

Tại Điều 4 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”. Theo từ điển Luật học ghi nhận về quyền sử dụng đất: “Quyền của các chủ thê được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyền giao từ những chủ thể khác thông qua việc chuyên đổi, chuyên nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho,...từ những chủ thể khác có

quyền sử dụng đất.” [38, tr.655]

Như vậy, trong một mối quan hệ tranh chấp đất đai, khi hai bên không sở

hữu dat đai — đối tượng mà chủ thé giành giật — mà chỉ có quyền sử dung đất dé tranh chiếm. Điều này được cho là phù hợp với quan điểm thứ nhất. Đối với quan điểm thứ hai, tranh chấp đất đai đã được mở rộng phạm vi bao gồm tranh chấp về quyền sử dụng đất và tranh chấp trong quá trình giao dịch dân sự về đất đai. Trong đó, tranh chấp liên

quan đến quá trình giao dịch dân sự về đất đai, thực chất đây là những tranh chấp dân sự, bao gồm tranh chấp hợp đồng chuyên đổi, chuyên nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Mặt khác, BLTTDS năm 2015 cũng đã quy định tranh chấp trong quá trình giao dịch dân sự về đất đai và tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất chính là tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự hoặc tranh chấp về thừa kế tài sản [38, tr.655]. Theo quan điểm cá nhân, người viết nhận thấy quan điểm

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

thứ hai là tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền sử dụng đất và tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất có sự hợp lý cả về ngôn ngữ và thực tiễn áp dụng pháp luật ở

<small>nước ta hiện nay.</small>

Về mặt ngơn ngữ giải thích khái niệm này của Luật Đất đai năm 2013, tác giả luận văn có cách nhìn nhận đánh giá van đề này chưa thực sự khoa học, bởi lẽ quy định trên đã sử dụng một thuật ngữ đang cần làm rõ là cụm từ “tranh chấp” dé định nghĩa cho một khái niệm có nội hàm tương tự tranh chấp đất đai. Tiếp đó, định

<small>nghĩa lại diễn giải theo hướng xác định nội dung tranh chấp bao gồm tranh chấp về</small>

quyên và tranh chấp nghĩa vụ của người sử dụng đất. Đối với tranh chấp về quyền là các xung đột, mâu thuẫn giữa các bên trong quan hệ đất đai, khi hành vi của chủ thé trong quan hệ đó xâm phạm đến kha năng xử sự theo những cách thức nhất định mà pháp luật cho phép. Ví dụ, nếu một trong quan hệ đất đai một bên có hành vi trái phép xây dựng lấn chiếm diện tích đất của hộ liền kề, điều này đã vi phạm pháp luật cụ thể xâm phạm tới quyền sử dụng đất hợp pháp của những hộbị lấn chiếm. Còn đối với tranh chấp về nghĩa vụ, người viết cho rằng dé giải thích trong nội hàm khái niệm tranh chấp đất đai là không hợp lý. Bởi lẽ, nghĩa vụ là “cách xử sự mà chủ thé buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thê khác”. (36, tr.158]. Do vậy, không ai chịu trách nhiệm với việc thực hiện nghĩa vụ trừ khi nghĩa vụ đó cũng là quyền lợi của cá nhân

<small>người đó.</small>

Theo giáo trình Luật Dat đai của PGS.TS Dỗn Hồng Nhung thì “7ranh chấp đất đai là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất dai về quyên và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dung dat” [10, tr.557]. Theo Giáo trình Luật Đất đai của Trường Đại học Luật Hà Nội định nghĩa: “Tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai” [37,

Từ những khái niệm trên, theo quan điểm của tác giả, dựa trên kế thừa những

<small>quan điêm, nghiên cứu, dựa trên chê độ sở hữu đât đai ở từng quôc gia, mà ở Việt</small>

<small>II</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Nam đó là chế độ sở hữu tồn dân về đất đai. Từ những phân tích các quan điểm nêu trên và tham khảo các khái niệm, luận văn sẽ đi vào tiếp cận khái niệm tranh chấp dat đai như sau: Tranh chấp dat dai là sự xung đột, mâu thuẫn về quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dung đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất

Đề có thê cách hiểu đầy đủ về khái niệm tranh chấp đất đai, ta có thể đề cập đến vấn đề khiếu nại về đất đai, là một thuật ngữ thường được cùng đề cập trong thực tiễn cuộc sống. Trong bối cảnh tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai vẫn luôn diễn biến phức tạp và có tinh chất tranh chấp ngày càng gay gắt, kéo dài, tập trung vào bồi thường giải phóng mặt bằng phát triển các khu đơ thị (chiếm gần 70% tổng số vụ khiếu nại, t6 cáo [13], trong đó, chủ yếu liên quan đến vấn đề khiếu nại giá đất bồi thường tại một số địa phương. Qua tìm hiểu, có thể hiểu khái niệm khiếu nại về đất đai như sau:

“Khiếu nại về đất đai là việc công dân (cơ quan, tổ chức) đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thâm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng những hành vi đó là xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.” [37, tr.471]

Mặc dù khiếu nại và tranh chấp về đất đai đều có điểm chung như là có hành vi xâm phạm đến quyên và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân trong quan hệ đất đai, tuy nhiên khiếu nại về đất đai cụ thể là quan hệ giữa UBND với công dân, tổ chức, cơ quan. Đối tượng của khiếu nại về đất đai là quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong quản ly đất đai khi thi hành công vụ, gây thiệt hại cho công dân, tô chức. Mối quan hệ pháp lí trong khiếu nại về đất đai là bất bình đăng, cịn mối quan hệ pháp lí trong tranh chấp đất chính là địa vị pháp lí bình đăng giữa hai hoặc các bên tranh chấp. Như vậy, có thể thấy sự khác biệt về bản chất giữa tranh chấp đất đai và khiếu nại về đất đai, trong đó những tranh chấp mang tính dân sự thì cần phải theo các quy định của pháp luật về dân sự, ngược lại khiếu nại là “tranh chấp” có tính chất hành

chính và được giải quyết theo pháp luật về hành chính.

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Mặt khác, nguồn luật điều chỉnh tranh chấp đất đai và khiếu nại về đất đai khác nhau, dẫn đến sự nhằm lẫn về hai van dé này trong quá trình giải quyết tranh chấp tạo các địa phương là điều dễ nhận thấy. Có rất nhiều vụ việc tranh chấp đất đai được người giải quyết cho là “khiếu nại” nhưng sau đó người ta thêm từ “địi đất” hay “tranh chấp đất đai” để thành cụm từ không rõ ràng và chưa hề có một văn bản pháp luật nào của Nhà nước ta quy định (như: “khiếu nại đòi đất”, “khiếu nại tranh chấp đất đai”, “khiếu nại đòi đất cũ”, “khiếu nại địi đất tập đồn”...). Theo đó, vì coi “tranh chấp” là “khiếu nại” nên trong quá trình giải quyết, nhiều nơi không tuân theo quy định của Luật Đất đai (Điều 203 và 204) mà

lại vận dụng Luật Khiếu nại, tố cáo để giải quyết. Điều đó là sai vì trình tự, thâm

quyên giải quyết, thời hạn, thời hiệu khác nhau và đặc biệt là quyết định giải quyết tranh chấp là phán quyết chung thẩm, có hiệu lực thi hành ngay, còn đối với quyết định giải quyết khiếu nại có thé bị khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành

1.1.L2. Đặc điểm của tranh chấp đất đai

Thứ nhất, về đôi tượng tranh chấp: Trước khi có Hiến pháp năm 1980, ở Việt Nam ghi nhận 3 hình thức sở hữu về đất đai đó là sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thê và sở hữu cá nhân [27 Điều 11, 27 Điều 12] nên đối tượng của tranh chấp chính là

quyền sở hữu đất đai. Sau khi Hiến pháp năm 1980 ban hành chỉ cơng nhận một hình thức sở hữu duy nhất đối với tồn bộ đất đai đó là sở hữu tồn dân về đất đai

[29, Điều 19]. Do đó, đối tượng tranh chấp đất đai lúc này là quyền sử dụng đất dai. Cụ thé, đối tượng của tranh chấp đất dai là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích vật chất khác phát sinh từ quyền quản lý, sử dụng một loại tài sản đặc biệt mà không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp, quyền này thuộc quyền sở hữu toàn dân. Khác với Việt Nam, ở Trung Quốc tôn tại hai hình thức sở hữu đối với đất đai đó là sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể nên đối tượng tranh

chap vẫn có thé là tranh chấp quyên sở hữu đất đai. [1, tr.27]

Thứ hai, về chủ thé tranh chấp đất đai: Chủ thé trong quan hệ tranh chấp dat dai là người quản lý và sử dụng đất đai. Các bên tham gia tranh chấp không phải là

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

chủ sở hữu đối với đất đai. Họ chỉ có quyền quản lý, sử dụng khi được Nhà nước giao dat, cho thuê đất, hoặc nhận chuyên nhượng, thuê lại, được thừa kế quyền sử dụng đất hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, giống như các tranh chấp khác, chủ thé của các tranh chấp đất đai có thé là cá nhân; tổ chức; hộ gia đình; cộng đồng dân cư hay các đơn vị hành chính. Tuy nhiên, khác với các tranh chấp khác chủ thé của quan hệ tranh chap dat đai không phải là chủ

sở hữu của đối tượng bị tranh chấp.

Bên cạnh đó, yếu tố quyền của chủ thé trong quan hệ tranh chấp đất đai có nét đặc trưng là người có quyền sử dụng đất hợp pháp dù khơng có quyền sở hữu nhưng vẫn có quyền định đoạt đất đai trong phạm vi quy định của pháp luật. Vì vậy, như một số nhà khoa học pháp lý đã gọi đây là “Quyền sở hữu hạn chế” [17, tr.12], được người đại diện chủ sở hữu trao cho người sử dụng đất. Do đó, tùy theo mối quan hệ giữa các bên trong quan hệ tranh chấp đất đai mà việc áp dụng pháp luật, thâm quyền để giải quyết tranh chấp khác nhau. Ví dụ: Giải quyết tranh chấp băng tịa án thì áp dụng pháp luật Dân sự, Kinh tế; Giải quyết tranh chấp bằng Ủy ban thi áp dụng pháp luật Dat đai, Luật Hành chính...

Thứ ba, nội dung của tranh chấp đất đai: Tranh chấp đất đai ngày càng đa dạng và phong phú bởi hiện nay đất đai khơng chỉ là tư liệu sản xuất khơng gì có thể

thay thế được của nền nông nghiệp giản đơn mà cịn là một loại hàng hóa có giá trị đặc biệt có khả năng sinh lời trên thị trường. Vì thế, tranh chấp đất đai không chỉ dừng lại ở tranh chấp về quyền sử dụng đất mà còn phát sinh nhiều loại tranh chấp khác như tranh chấp về các giao dịch về quyền sử dụng đất, tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.

1.1.1.3. Các dạng tranh chấp đất đai

Các dạng tranh chấp đất đai hiện nay rất đa dạng, phong phú, nhiều khi đan xen lẫn nhau. Căn cứ vào tính chất pháp lý của các tranh chấp, có thể chia tranh chấp đất đai thành ba loại như sau: (1) Tranh chấp về quyền sử dụng đất; (2) Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất; (3) Tranh chấp về mục đích sử dụng đất. [20, tr.36]

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Tranh chấp về quyền sử dụng đất là tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất, sự bất đồng về lợi ích giữa các bên về quyền

quản lý, quyền sử dụng một diện tích đất đai nào đó hoặc một phần trong diện

<small>tích đó.</small>

Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong q trình sử dụng đất: có bản chất là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Đây là dạng tranh chấp xảy ra khi có một bên vi phạm, làm cản trở tới việc thực hiện quyền của phía bên kia hoặc một bên <small>khơng làm đúng nghĩa vụ của mình làm phát sinh mâu thuẫn, xung đột về lợi ích.</small>

Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: Các tranh chấp này hiện nay cũng diễn ra khá phổ biến, đó là tranh chấp giữa việc sử dụng đất vào việc trồng lúa với việc

dùng đất vào việc nuôi trồng thủy sản, giữa dùng đất trồng cây hàng năm với dùng đất trồng cây lâu năm, giữa sử dụng đất nông nghiệp hoặc đất trồng cây lâu năm với đất thé cư trong quá trình phân bổ và sử dụng đất. Day là tranh chấp giữa người được Nhà nước giao quản lý với người được giao đất.

Ngoài ra, tranh chấp đất đai giữa các đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã với nhau. Đây thường là những tranh chấp diễn ra ở các khu vực có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế địa phương nhưng tại đây sự phân chia ranh giới hành chính chưa rõ ràng dẫn đến tranh chấp phát sinh. Đây là tranh chấp giữa những người được Nhà nước giao quản lý đất đai. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn cũng như quan điểm của tác giả, những tranh chấp về địa giới hành chính được giải quyết theo quy định khoản 4 Điều 29 Luật Đất đai năm 2013. Theo đó, khi có tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính thì Ủy ban nhân dân của

các đơn vị hành chính đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp khơng đạt được sự nhất trí về việc giải quyết thì do Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định. Như vậy, về trình tự giải quyết tranh chấp về địa giới hành chính khơng theo

quy định tại Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 mà tác giả sẽ phân tích ở Chương 2. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tac của giải quyết tranh chấp dat dai

1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm giải quyết tranh chấp đất dai

Tranh chấp, khiếu kiện đất đai kéo dài đang là một thách thức đối với các cơ

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

quan nhà nước có thâm quyên. Giải quyết tranh chấp đất dai là một van đề nhạy cảm, đụng chạm đến nhiều vấn đề của xã hội; nếu giải quyết không tốt sẽ dẫn đến những phản ứng không chỉ của một cá nhân, mà thậm chí là cả cộng đồng dân

cư;và nếu có sự tác động tiêu cực từ bên ngoài sé dé gây nên những hệ quả xấu đối với xã hội. Việc giải quyết dứt điểm, hợp lý và trọn tình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì sự ồn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của dia phương nơi mà tranh chấp xảy ra, cũng như trên cả nước. Qua việc giải quyết tranh chấp đất đai mà các quan hệ đất đai được điều chỉnh phù hợp với lợi ích của Nhà nước, lợi

ích xã hội và của người sử dụng đất, mang lại sự én định trong nội bộ nhân dân,

làm cho những quy định của pháp luật đất đai được thực hiện trong cuộc sống.

Thuật ngữ “Giải quyết tranh chấp đất đai” được sử dụng trong hầu hết các văn bản pháp luật đất đai. Thuật ngữ này được đề cập trong nội dung của Luật Dat dai năm 1987, Luật Dat đai năm 1993, Luật Dat dai năm 2003 và Luật Dat dai năm 2013. Mặc dù được đề cập trong quy định của các đạo Luật Đất đai song nội hàm của thuật ngữ “giải quyết tranh chấp đất đai” lại chưa được giải thích. Theo

Giáo trình Luật đất đai của Trường Đại học Luật Hà Nội:

“Việc giải quyết tranh chấp đất dai là tìm ra giải pháp đúng dan trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những bat đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Trên cơ sở đó phục hồi các quyền lợi hợp pháp cho bên bị xâm phạm đồng thời bắt buộc bên vi

<small>phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý do hành vi của họ gây ra.” [37,tr.462-463]</small>

Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân, người viết đưa ra định nghĩa về giải quyết tranh chấp đất đai như sau: giải quyết tranh chấp dat dai là hoạt động cua cơ quan nhà nước có thẩm quyên nhằm giải quyết những xung đột, mâu thuần về quyên và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ dat dai.

Giải quyết tranh chấp đất đai có một số đặc điểm cơ bản như sau:

- — Giải quyết tranh chấp đất đai là một nội dung quản lý nhà nước về đất dai.

<small>Hoạt động này do cơ quan nhà nước có thâm quyên thực hiện căn cứ vao các quy</small>

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

định của pháp luật và thực tiễn sử dụng đất để tìm ra phương thức phù hợp nhằm dung hòa những bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp.

- Giải quyết tranh chấp đất dai dé cao phương thức thương lượng, hòa giải. Do tranh chấp đất đai là mâu thuẫn phức tạp, có xu hướng ảnh hưởng tiêu cực tới dư luận xã hội, việc quản lý và sử dụng đất có nhiều biến động qua các thời kỳ lịch sử nên tranh chấp đất đai thường huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị dé khuyến khích các bên tranh chấp tự giải quyết, vừa tim ra biện pháp hài hịa lợi ích, vừa giảm thiểu sự tác động tới cộng đồng. Chính vì vậy, thương lượng và hịa giải là những biện pháp giải quyết tranh chấp mà Nhà nước luôn đề cao các bên thực hiện. Bởi lẽ, thương lượng là biện pháp giải quyết tranh chấp tồn tại xuyên suốt quá trình từ phát sinh tranh chấp đến ngay cả khi ra đến Tòa án nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân, và hòa giải cũng là biện pháp bắt buộc thực hiện trước khi đưa vụ án đến giải quyết ở cơ quan tài phán. Hai phương thức này luôn mang đến sự đồng thuận cao nhất về ý chí của các bên tranh chấp và làm cho công tác thi hành phán quyết của Ủy ban nhân dân hay Tòa án nhân dân trở nên thuận

- — Giải quyết tranh chấp đất đai phải dựa trên chế độ sở hữu dat đai toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đất đai thực chất là một loại nguồn lực tự nhiên mà không phải thuần túy là thành quả của lao động, tuy thông qua lao động con người có thể làm thay đổi hoặc nâng cao giá trị sử dụng của nó và chỉ khi có sự kết hợp với lao động đất đai mới trở thành có ích thực sự. Xuất phát từ việc quy định chế độ sở hữu đất đai toàn đân mà quá trình giải quyết tranh chấp đất đai thực chất là giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất và tranh chấp phát sinh từ quá trình sử dụng đất.

- Giải quyết tranh chấp dat đai không chi dựa vào quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước mà còn căn cứ vào tâm lý, thị hiếu, phong tục, tập quán, hương ước, luật tục... trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai

của người dân ở các vùng, miền khác nhau trong cả nước. Các quan hệ xã hội, mà trong đó có quan hệ tranh chấp đất đai, dường như bị chỉ phối mạnh mẽ bởi các

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

quy tắc đạo đức, phong tục tập quán truyền thống hơn là các quy phạm pháp luật. Người dân sống trong các đơn vị làng, xã luôn coi trọng ý thức giữ gìn tình đồn kết giữa các thành viên trong cộng đồng và loại bỏ các yếu tố gây ton hại đến mối quan hệ khăng khít giữa các thành viên với cộng đồng. Vì thế, trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, đặc biệt là hoà giải, áp dụng các tập quán, thiết chế đạo đức rất hiệu quả trong việc thuyết phục các bên trong tranh chấp đất đai ở khu vực nông thôn. [19, tr.13-21] Mặc dù Luật Đất đai năm 2013 chưa có sự đề cập về tập quán, đạo đức trong việc giải quyết tranh chấp đất đai, nhưng thực tế quá trình áp dụng pháp luật vẫn được vận dụng dé đưa ra những giải pháp dé dung hòa tranh chấp đất đai.

1.1.2.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai

Nguyên tắc tức là nói đến phương hướng chỉ đạo, là nền tảng pháp lý xuyên suốt quá trình thực hiện pháp luật. Đối với công tác giải quyết tranh chấp đất đai,

<small>những phương hướng, đường lối cũng được khái quát thành các nguyên tắc áp</small>

dụng rất quan trọng nhằm định hướng xuyên suốt trong quá trình giải quyết tranh chấp về đất đai, đặc biệt là trong nên kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, quan hệ pháp luật đất đai đã trở nên đa dạng, phức tạp kéo theo

các tranh chấp đất đai phát sinh cũng đa dạng, phức tạp và gay gắt. Do đó, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai cần quán triệt là:

Thứ nhất, nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Điều 53 Hiến pháp năm 2013 khăng định:

Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản cơng thuộc sở hữu tồn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất

<small>quản lý.</small>

Như vậy, toàn bộ dat đai trên lãnh thé Việt Nam đều thuộc quyền sở hữu đại diện của Nha nước. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chỉ là những người được Nhà nước giao đất sử dụng. Quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai là quyền sở hữu duy nhất và tuyệt đối. Tính duy nhất và tuyệt đối thể hiện ở chỗ quyền sở hữu toàn dân

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

bao trùm lên tất cả đất đai, dù đất đó đang do ai sử dụng. Đây là nguyên tắc pháp lý xuyên suốt trong quá trình quản lý và sử dụng đất, phản ánh đặc trưng của quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai. Do vậy, khi giải quyết các tranh chấp đất đai, các cơ quan có thấm quyền phải nghiêm chỉnh chấp hành nguyên tắc này và coi đó là cơ sở để giải quyết tranh chấp đất đai. Việc giải quyết tranh chấp được thực hiện nếu không thuộc trường hợp đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong q trình thực hiện chính sách đất đai của

<small>Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa</small>

miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ hai, nguyên tắc đảm bảo lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích tự hịa giải trong nội bộ quần chúng nhân dân.

Thực hiện nguyên tắc này, có nghĩa là hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai đã thé hiện được tư tưởng đổi mới trong quá trình Nhà nước điều hành các quan hệ xã hội về đất đai. Trên thực tế, bất cứ cá nhân, t6 chức nào khi tham gia vào một quan hệ dân sự đều mong muốn đạt được một lợi ích nhất định, trong quan hệ pháp luật đất đai cũng vậy, vấn đề lợi ích ln là vấn đề cốt lõi, luôn là mỗi quan tâm hàng đầu của các bên, nếu lợi ích của người sử dụng đất khơng được đảm bảo thì việc sử dụng đất không thé đạt được hiệu quả mong muốn. Do vậy, khi giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn về đất đai, điều đầu tiên cần phải chú ý

<small>là giải quyết hài hịa lợi ích kinh tế giữa các bên. Chính vì thế, Nhà nước cần tơn</small>

trọng qun tự định đoạt của các chủ thé khi tham gia quan hệ pháp luật đất đai, tôn trọng quyền tự do thỏa thuận, thương lượng của họ trên cơ sở quy định của

<small>pháp luật.</small>

Thứ ba, nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai phải nham mục đích 6n định tình hình kinh tế - xã hội, gắn việc giải quyết tranh chấp dat đai với việc tô chức lại

sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa.

Suy cho cùng, tranh chấp ở lĩnh vực nào đều có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống. Tranh chấp đất đai cũng không ngoại lệ, khi tranh chấp nảy sinh sẽ gây tác động đến không chỉ các bên tranh chấp mà cả cộng động liên

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

quan, gây nên sự căng thắng trong các mối quan hệ xã hội, tạo ra gánh nặng cho các cơ quan giải quyết tranh chấp. Vậy nên, khi giải quyết tranh chấp phải nhằm mục đích ổn định các quan hệ xã hội, bảo vệ sản xuất của người dân. Cụ thé, gan VIỆC giai quyét tranh chap đất đai với việc tổ chức lại sản xuất, tạo điều kiện cho lao động ở nơng thơn có việc làm phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cau sử dụng đất và cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước ồn định và cải thiện đời

sống nhân dân.

1.1.2.3. Mục đích, ý nghĩa của giải quyết tranh chấp đất dai

Tiếp cận, tìm hiểu về giải quyết tranh chấp đất đai cho thấy hoạt động này nhằm một số mục đích sau:

- Giải quyết tranh chấp dat đai là một trong những biện pháp quan trọng dé phát huy được vai trò của pháp luật đất đai trong đời sống xã hội.

<small>- Thông qua việc giải quyết tranh chap đất đai, Nhà nước điều chỉnh các</small>

quan hệ đất đai cho phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của xã hội.

- Việc giải quyết tranh chap đất dai cũng là một cách thức, biện pháp giáo dục ý thức tuân thủ và tôn trọng pháp luật đất đai cho mọi công dân, ngăn ngừa những

vi phạm pháp luật đất đai có thể xảy ra.

Hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai mang ý nghĩa trên một số vấn đề sau:

- _ Về phương diện chính trị, tranh chấp đất đai luôn là van đề phức tap, là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến sự mat ồn định về chính trị, vì vậy việc giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu quả là một trong những biện pháp hữu hiệu đề giữ vững ổn định chính trị, nhất là trong thời kỳ bước sang nền kinh tế thị trường, đất đai được coi là loại hàng hóa đặc biệt có giá trị cao nên Dang va Nhà nước càng cần phải có những chính sách, pháp luật dé bảo vệ, bao đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể sử dụng đất đúng pháp luật.

Mặt khác, tranh chấp đất đai xảy ra sẽ tác động không nhỏ đến tâm lý, tinh thần của các bên, gây nên tình trạng mất ơn định, bat đồng trong nội bộ nhân dân, điều này sẽ tạo ra các "kẽ hở" dé kẻ xấu lợi dụng xuyên tac, tuyên truyền chống pha

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Đảng va Nhà nước; nhưng nếu giải quyết tranh chấp đất đai một cách triệt dé, kịp thời, đúng quy định của pháp luật, hợp với lịng dân sẽ góp phần duy trì sự đồn kết trong nội bộ nhân dân và tạo điều kiện cho những chính sách, pháp luật về đất đai đi vào cuộc sông, những quy định về đất đai đến được với nhân dân.

- Về phương diện kinh tế, việc giải quyết tranh chấp đất đai nhanh chong, kịp thời, đúng pháp luật sẽ giúp cho các bên tranh chấp tiết kiệm được đáng kể thời gian, cơng sức, chi phí... so với việc theo các cuộc tranh chấp kéo dài. Hơn nữa, khi tranh chấp được giải quyết, bên có quyền sử dụng đất sẽ tiến hành được các hoạt động sản xuất, kinh doanh dé thu lợi nhuận về kinh tế. Tranh chấp đất đai xảy ra, dé giải quyết tranh chấp đó không chỉ tốn công sức, tiền của của các bên tranh chap mà cịn mat rất nhiều thời gian, cơng sức, kinh phí của các cơ quan nha nước có thâm quyên trong việc phán xét các tranh chấp; nên một nguyên tắc đặt ra với các cơ quan nha nước có thâm quyền là phải xem xét, giải quyết kịp thời, <small>nhanh chóng, dứt điểm và đúng pháp luật, hạn chế tới mức thấp nhất giải quyết</small>

tranh chấp không đúng pháp luật dẫn đến việc khiếu kiện liên quan đến quyết định giải quyết tranh chấp đó.

- Về phương diện xã hội, tranh chấp đất đai dé lại những hậu quả nặng nề về mặt xã hội, phá vỡ sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, gây mâu thuẫn trong làng xóm, láng giềng, gây sứt mẻ tình cảm giữa các thành viên trong gia đình thậm chí <small>có những bên tranh chấp có những manh động, sử dụng bạo lực, vũ lực để giải</small>

quyết tranh chấp. Do đó, việc giải quyết tranh chấp đất đai sẽ góp phần bảo vệ sự đoàn kếttrong nhân dân, mối quan hệ truyền thống tốt đẹp trong làng xóm, gia

- Về phương diện quản lý đất dai, thông qua giải quyết tranh chấp dat đai, các cơ quan quản lý thấy rõ được những bất cập, những tôn tại, hạn chế trong hệ thống chính sách, pháp luật đất dai để kiến nghị các nhà lập pháp nhanh chóng sửa đổi, bổ sung hồn thiện. Mặt khác, thơng qua việc giải quyết tranh chấp đất dai, năng lực, trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ giải quyết tranh

<small>châp đât đai ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng được yêu câu của công</small>

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

tác giải quyết tranh chấp đất đai trong tình hình mới. 1.1.2.4. Các hình thức giải quyết tranh chấp dat dai

Thực tế hiện nay, việc giải quyết tranh chấp được thực hiện thơng qua các hình thức giải quyết chủ yếu sau đây:

Hình thức giải quyết thơng qua Thương lượng:

Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp khơng cần đến vai trị của người thứ ba. Đặc điểm cơ bản của thương lượng là các bên cùng nhau trình bày quan điểm, tim ra các biện pháp thích hợp, trên cơ sở đó đi đến thống nhất dé giải quyết các bất đồng. Thương lượng là một biện pháp khá phổ biến và thích hợp dé giải quyết tranh chấp do đơn giản, không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý phiền phức kéo dai, chi phí ít tốn kém. Cách thức giải quyết này địi hỏi các bên phải có thiện chí, trung thực và hợp tác, phải am hiểu đầy đủ những kiến thức cần thiết về chuyên môn và về pháp lý. Đối với các tranh chấp phức tạp, mỗi bên có <small>thé chỉ định những chun gia có trình độ chun mơn và kinh nghiệm thay mặt</small>

mình dé tiến hành thương lượng. Thương lượng thật sự đã trở thành quá trình trao đổi ý kiến, bày tỏ ý chí, nguyện vọng giữa các bên nhằm tìm giải pháp tháo gỡ những bắt đồng, mâu thuẫn. Kết quả của thương lượng thường là những thoả thuận về những giải pháp cụ thể, các bên tự nguyện thực hiện cam kết.

Giải quyết tranh chấp thơng qua Hồ giải:

Hồ giải là cách thức giải quyết tranh chấp có nhiều ưu điểm hiện nay. Khi đã có trung gian hồ giải thì mối quan hệ giữa các bên sẽ có sự thân thiện. Hình thức của hoà giải cũng linh hoạt và mềm dẻo. Cách giải quyết của nó sẽ khiến các bên gần gũi nên dễ trình bay quan điểm. Hồ giải là một biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính tự nguyện, tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của các bên. Bên thứ ba với vai trị trung gian hồ giải phải có vị trí độc lập với các bên tranh chấp. Điều

này có nghĩa là bên thứ ba khơng ở vị trí xung đột về lợi ích với các bên tranh chấp, khơng có lợi ích gắn liền với lợi ích của các bên tranh chấp mà họ chỉ tham

<small>gia với vai trị là người trung gian hồ giải.</small>

Giải quyết tranh chấp thơng qua Cơ quan hành chính:

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Cơ quan hành chính nhà nước là một loại hình cơ quan trong hệ thống cơ quan nhà nước, được thành lập và tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật; sử dụng quyền lực nhà nước thực thi chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi thâm quyền do pháp luật quy định. Hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai là một nội dung của quản lý nhà nước về dat đai. Vì vậy, Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước, trực tiếp tổ

chức và thực hiện các quy định của pháp luật về địa giới hành chính, xây dựng quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất,

thu hồi đất, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài chính đất đai, giá đất... nên đây là những cơ quan thống kê, thu thập được số liệu, tài liệu, chứng cứ chứng minh nguồn gốc sử dụng đất, chủ thể sử dụng đất... một cách nhanh chóng, thuận tiện phục vụ cho q trình giải quyết tranh chấp đất đai.

Giải quyết tranh chấp thông qua Tịa án:

Tồ án là hình thức giải quyết tranh chấp phơ biến nhất và lâu đời nhất, có lịch

<small>sử hàng nghìn năm tồn tại. Đây là hình thức giải quyết tranh chấp thơng qua cơ</small>

quan quyền lực cơng có chức năng xét xử. Bằng việc đưa ra phán quyết dưới hình thức là một bản án, quyết định, Tồ án nhân danh quyền lực Nhà nước giải quyết tranh chấp. Phán quyết của Tịa án có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên. Dé dam bảo sự công bang, khách quan và công minh, pháp luật quy định cho Tịa

án một cơ cấu tơ chức, cơ chế hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

1.2. Khái quát chung về pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm giải quyết tranh chấp đất dai tại Ủy ban nhân dân Giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân là hoạt động thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai của Ủy ban nhân dân cấp có thầm quyền nhằm

giải quyết những xung đột, mâu thuẫn về quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cũng có những đặc điểm riêng như sau:

Thứ nhất, giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân là hoạt động giải

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

quyết tranh chấp bằng con đường hành chính. Ủy ban nhân đân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, được thành lập đề thực hiện chức năng quản lý hành

<small>chính nhà nước tại địa phương. Hoạt động của Ủy ban nhân dân là hoạt động quản</small>

lý nhà nước mang tính thường xuyên, liên tục và tương đối ơn định. Trong đó, hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai là một mặt hoạt động của Ủy ban nhân dân, mà kết qua của hoạt động này là một quyết định hành chính — Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Nội dung của hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân bao gồm trình tự, thủ tục phục vụ cho việc kiểm tra, xác minh, kết luận về chứng cứ nguồn gốc và quá trình sử dụng đất, đối chiếu với các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai.

Thứ hai, quyết định giải quyết tranh chấp đất đại của Ủy ban nhân dân được

<small>bảo dam thi hành.</small>

Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực phải được các bên tranh <small>chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế</small>

thi hành. Nếu như, thương lượng và hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp mà khơng có cơ quan tài phán tham gia giải quyết thì việc thực hiện kết quả của quá trình thương lượng, hịa giải hồn tồn phụ thuộc thiện chí của các bên mà khơng có bất cứ một sự đảm bảo nao. Hoặc giải quyết tranh chấp đất đai bằng tịa án cũng phải thơng qua một cơ quan thi hành án mới thực hiện công tác cưỡng chế thi hành khi một trong các bên không chấp hành bản án. Như vậy, Ủy ban nhân dân vừa là cơ quan đưa ra phán quyết, vừa là chủ thê tổ chức việc thi hành phán quyết. Điều này tạo ra tính tích cực trong giải quyết tranh chấp đất đai là sự nhanh chóng, khân trương, nhưng cũng xảy ra xu hướng lạm quyên, tiêu cực, cậy thế, cậy quyền ở địa phương.

Thứ ba, Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã là điều kiện bắt buộc trước khi các bên có sự lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai.

Kế từ Luật Dat đai năm 1993, quy định hòa giải là thủ tục đầu tiên của quá trình giải quyết tranh chap đất đai được ghi nhận. Trường hợp các bên khơng thé tự hịa giải thương lượng được với nhau thì việc giải quyết tranh chấp sẽ thơng qua

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Tổ hịa giải ở cơ sở. Nếu hịa giải ở cơ sở vẫn khơng đạt được sự thống nhất thì các bên có quyền gửi đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tranh chấp tơ chức việc hịa giải. [32, Điều 38].

Tuy nhiên hiện nay, Dự thảo Luật đất đai sửa đổi đã bé sung quy định đối với các dia bàn khơng thành lập đơn vi hành chính cấp xã trực thuộc UBND cấp huyện thì tranh chấp đất đai chỉ cần thực hiện tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai theo sự khuyến khích của Nhà nước [7, Khoản 6 Điều 226].

1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về giải quyết tranh chấp dat dai tại Ủy

<small>ban nhân dân</small>

Pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai ra đời nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác giải quyết tranh chấp đất đai đảm bảo khách quan, cơng bằng, nghiêm minh, có lý, có tình. Có thé hiểu khái niệm pháp luật về giải quyết tranh chấp dat dai là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết những mâu thuân, xung đột về lợi ích giữa các bên trong quan hệ đất đai.

Pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân có một số đặc điểm

<small>như sau:</small>

Thứ nhất, pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm các quy định của nhiều đạo luật có liên quan mà cụ thé là Luật Đất đai, Luật Tơ chức chính quyền địa phương, Luật Tổ chức tòa án nhân dân, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Hịa giải ở cơ sở... Theo đó, Luật Dat đai là đạo luật cơ sở nhằm xác định những nội dung cơ bản trong quan hệ tranh chấp đất đai như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nguồn gốc hợp pháp của thửa đất; thâm quyên giải quyết tranh chap đất đai. Các Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Tổ chức tòa án nhân dân, Bộ luật Tố tụng dân sự xác định chức năng, nhiệm vụ của các thiết chế giải quyết tranh chấp là Ủy ban nhân dân và Tòa án nhân dân, quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tại

<small>cơ quan đó.</small>

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Thứ hai, pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai cũng xem xét, tiếp thu và vận dụng các quy phạm tập quán, các án lệ trong quá trình giải quyết tranh chấp

nhằm bồ sung và tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các phán quyết.

Thứ ba, pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai đề cao sự tự thỏa thuận của

các bên tranh chấp, hạn chế sự can thiệp của mệnh lệnh hành chính. Có thể xác

định quan hệ tranh chấp đất đai là tập con của quan hệ dân sự, nên dẫn tới pháp luật điều chỉnh cũng mang tính chất thỏa thuận trong dân sự để dàn xếp những

<small>tranh chấp. Trường hợp phải quy định về những biện pháp cưỡng chế, pháp</small>

luật giải quyết tranh chấp đất đai cũng luôn hướng tới sự thuyết phục các đương sự nhằm tìm ra lợi ích chung và hạn chế tối đa đối kháng quyết liệt.

1.2.3. Nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân

Thứ nhất, pháp luật về hòa giải thành các vụ tranh chấp đất đai tại UBND xã Theo pháp luật đất đai hiện hành, tranh chấp đất đai đã qua hoà giải ở cơ sở mà khơng thành thì một trong các bên tranh chấp gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chap dé đề nghị hồ giải [33, Điều 202, khoản 3].

Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp về đất đai ở cơ sở, UBND cấp xã hiểu được nguồn gốc, thực trạng và các tài liệu, chứng cứ pháp lý của mảnh đất tranh chấp, do đó hồ giải tranh chấp dat đai do cơ quan này tiễn hành được đánh giá là có tính thuyết phục cao, đạt tỉ lệ thành công lớn.

Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai của các bên đương sự, UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp phải thực hiện các thủ tục sau: (1) Thâm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc dat, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất; (2) Thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải; (3) Tổ chức cuộc hop hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp dat đai và người có qun lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hịa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt, trường hợp một trong các bên tranh chấp văng mặt đến lần thứ hai thì được coi là hịa giải khơng thành; (4) Kết quả hịa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản.

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Khi UBND cấp xã hòa giải thành giữa các bên tranh chấp đất đai thì UBND cấp xã ban hành một Quyết định hòa giải thành. Đây là nội dung quan trọng của hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai của UBND cấp xã.

Đối với công tác hịa giải, ngồi việc áp dụng đúng đắn quy định của pháp luật, cơ quan chuyên môn giải quyết tranh chấp đất đai của UBND cấp xã phải có khả năng hướng các đương sự đến các cách thỏa thuận dé giải quyết tranh chap, làm cho các tranh chấp từ phức tạp trở thành đơn giản, có như vậy cơng tác về hịa giải các vụ tranh chấp đất đai mới đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai của UBND cấp huyện Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà khơng thành, nếu đương sự khơng có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc khơng có một trong các loại

giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (theo quy định tại Điều 100 Luật Đất Đai 2013) mà đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND thì UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và xem xét giải quyết. Hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai của UBND cấp huyện chỉ được tiến hành đối với trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. UBND cấp huyện căn cứ vào các quy định của pháp luật đất đai và các quy định khác của pháp luật dé ban hành các quyết định giải quyết tranh chấp đất đai giữa các chủ thê.

Hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai của UBND cấp huyện phải tuân thủ trình tự, thủ tục chặt chẽ theo quy định của pháp luật về đất đai: (1) Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp don tại UBND cấp có thẩm quyền; (2) Chủ tịch UBND cấp có thâm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết; (3) Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, t6 chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan dé tư van giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai; (4) Chủ tịch UBND cấp có thâm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và

<small>nghĩa vụ liên quan. [23, tr 28,29].</small>

Ở hầu hết các quốc gia mà tác giả đã tham khảo những quy định pháp luật

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

về giải quyết tranh chấp, thì cơ quan giải quyết tranh chấp luôn luôn được ghi được là hệ thống cơ quan tài phán riêng, có tính độc lập và chuyên biệt về chức năng phân xử những tranh chấp. Ở Việt Nam, sự hiện diện của Ủy ban nhân dân, vừa là một cơ quan hành pháp, vừa có chức năng “ xét xử” đối với tranh chấp đất đai han là một điều hiếm gặp. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay vẫn quy định Ủy ban nhân dân giải quyết các tranh chấp đất đai bởi một

số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, theo lịch sử của quá trình quản lý đất đai, khi vấn đề về giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu tiên được quy định đã trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cho cơ quan hành chính nhà nước. Theo đó, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, nhất là tranh chấp có tính chất điều chỉnh ruộng đất thì Ủy ban nhân dân xã bàn bạc với hợp tác xã để lãnh đạo nhân dân thương lượng giải quyết; tranh chấp giữa cơ quan nhà nước, tổ chức với nhau do Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Đến Luật Dat đai năm 1987, thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của hệ thống co quan hành chính được quy định tại Điều 21 theo nguyên tắc phân cấp giải quyết cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và quy định rõ quyết định nào có hiệu lực thi hành dé chấm dứt tranh chấp kéo dài. Luật Đất đai năm 1993 và 2003 đều ghi nhận thâm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân đối với những tranh chấp <small>liên quan đến địa giới hành chính và những tranh chấp về quyền sử dụng đất mà</small>

đương sự khơng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc khơng có một số các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật. Như vậy, Ủy ban nhân dân đã được giao thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai liên tục qua các thời kỳ và được bảo đảm bởi các cơ sở pháp lý vững chắc ở từng thời kỳ đó.

Thứ hai, do cơng tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu thực tế, nhiều diện tích đất vẫn chưa có giấy tờ chứng minh quyền sử

Khi khơng có các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất thì cơ quan có

<small>thâm qun sẽ căn cứ vào một sơ các tiêu chí: ngn gơc, diễn biên q trình sử</small>

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

dụng đất, diện tích đất tranh chấp, sự phù hợp của hiện trạng đất đang sử dụng với

quy hoạch sử dụng dat, các quyết định giao đất, cho thuê đất, bản đồ, hồ sơ địa chính, số sách tai liệu lưu ở xã... Với các tiêu chí này, cơ quan thu thập nhanh chóng và thuận tiện đó là Ủy ban nhân dân bởi Ủy ban nhân dân là cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về các vấn đề trên, do vậy Ủy ban nhân dân sẽ nhanh chóng chứng minh được chủ thé sử dung đất hợp pháp và giải quyết được tranh chấp dat đai hợp tinh, hợp lý.

Công tác cấp GCNQSDĐ là vấn đề được người dân rất quan tâm. Trên thực tế hiện nay, thủ tục và dich vụ hành chính cơng liên quan đến giấy GCNQSDD vẫn còn nhiều nhiêu khê. Ở hầu hết các tỉnh, thành phố, người làm thủ tục xin cấp mới hoặc cấp đổi GCNQSDD thường phải đi qua nhiều “cửa”, phải gặp nhiều người dé giải quyết công việc hơn so với những người làm các giấy tờ tùy thân ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở xã/phường/thị tran. Tỉ lệ người làm thủ tục hành chính <small>xin cấp mới hoặc cấp đổi GCNQSDD đã phải chi “lót tay” giao động từ 40% đến</small>

90% ở hơn 40 tỉnh. Bên cạnh đó, việc chậm trễ trong trả kết quả là điểm yếu nhất trong xử lý hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho người dân ở phần lớn các tỉnh, thành phố [2]. Vì vậy cần phải xem xét dé có những bồ sung, thay đổi các quy định của pháp luật về cải cách các thủ tục hành chính dé day nhanh việc cấp GCNQSDD là một trong những nội dung quan trong khi điều chỉnh quan hệ giải quyết tranh chấp băng pháp luật tại Ủy bân nhân dân.

Thứ ba, các cơ quan hành chính hiện cịn lúng túng trong việc giải quyết tranh chấp đất đai. Các cán bộ, các cơ quan ở các địa phương cịn có cách phân tích, hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau. Bên cạnh đó cơng tác kiểm tra, thanh tra chưa thật sự được chú trọng, trong đó các dự án, cơng trình sau khi được giao đất, cho th đất trên địa phương chưa thực hiện tốt việc hậu kiểm. Đồng thời, tình trạng sử dụng đất khơng đúng mục đích, khơng đúng tiến độ, khơng đầu tư theo dự án mà chỉ chờ chuyển nhượng kiếm chênh lệch gia đã ít được phát hiện và xử lý kip thời. [11; Tr 27]

Thứ tư, xu thé mọi tranh chấp cần được hướng đến một cơ quan tài phán là Tòa án nhân dân là một xu thế hợp lý, nhưng trong bối cảnh tranh chấp đất đai

<small>29</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

khơng có các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất còn nhiều việc chuyển thâm quyền giải quyết tranh chấp đất đai sang tòa án là lợi bất cập hại.

Thật vậy, Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp trên cơ sở các chứng cứ, chứng minh đã rõ ràng, cụ thể, còn đối với các tranh chấp đất đai khơng có giấy tờ thì Tịa án nhân dân lại phải thu thập các chứng cứ, tài liệu, số liệu thông qua các

cơ quan quản lý về đất đai, điều này sẽ làm mất rất nhiều thời gian, nhiều công

đoạn. Mặt khác, do tranh chấp kéo dài không được giải quyết dứt điểm sẽ phát sinh

nhiều tiêu cực gây ảnh hưởng đến ồn định chính trị, trật tự an tồn xã hội. Vì vậy, đối với các tranh chấp đất đai khơng có một trong số các loại giấy tờ chứng minh được quyền sử dụng đất theo Quy định tại điều 100 của Luật đất đai năm 2013 vẫn được giao cho Ủy ban nhân dân giải quyết là điều hợp lý. Tuy nhiên, các đương sự có quyền lựa chọn Ủy ban nhân dân hoặc Tịa án nhân dân dé giải quyết tranh chap

sau khi đã hòa giải ở Ủy ban nhân dân cấp xã.

Mặt khác, Tòa án nhân dân chưa đáp ứng hết được nguồn lực, vật lực dé giải quyết được toàn bộ các vụ việc tranh chấp về đất đai. Xét điều kiện, hoàn cảnh thực tế cho thấy việc trao thâm quyền cho việc giải quyết toàn bộ các tranh chấp đất đai cho ngành tòa án cần thực hiện theo lộ trình hợp lý. Bởi lẽ hiện nay, cơ sở vật chất của một số tòa án địa phương còn nghèo nàn, thiếu thốn, trụ sở chật chội, điều kiện và phương tiện còn lạc hậu, chưa được đầu tư mới. Đội ngũ cán bộ trong <small>ngành cịn thiếu; trình độ, năng lực của đội ngũ thâm phán chưa đồng đều. Trong</small>

khi đó, tranh chấp đất đai là tranh chấp phức tạp về tính chất, trầm trọng về lợi ích kinh tế, nhạy cảm về chính trị, nên địi hỏi người giải quyết tranh chấp phải am hiểu kiến thức pháp luật, nắm bắt được nghiệp vụ quản lý đất đai, phân tích được

các giấy tờ, hồ sơ, số liệu, tài liệu liên quan đến đất, có hiểu biết rõ và năm bắt về tình trạng cũng như vị tri ... thì mới giải quyết được tranh chấp đất dai đúng pháp

luật, kip thời, dứt điểm, đem lại hiệu quả cao.

Việc đan xen giữa hai cơ chế hành chính và tư pháp trong giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất cũng tạo ra sự kéo dài trong giải quyết vụ việc tranh chấp. Ví

dụ: Trường hợp vụ việc đang được UBND giải quyết, Tòa án trả lại đơn khởi kiện

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

cho người khởi kiến. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp người sử dụng đất gửi

<small>đơn lên cơ quan hành chính nhưng việc giải quyết khiếu nại kéo dài, dẫn đến tình</small> trạng muốn chuyên sang Tịa án cũng khó khăn. [22; Tr 84]

1.2.4. Điều kiện đảm bảo thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai

Dé thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu quả phụ thuộc và nhiều điều kiện khác nhau. Bởi hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai là một mắt xích trong tong thé những mối liên hệ của xã hội dân sự có sự ràng buộc chặt chẽ

<small>với nhau. Khi những điều kiện trở nên thuận lợi thì quá trình giải quyết tranh chấp</small>

cũng thông suốt và ngược lại. Theo quan điểm của tác giả, đảm bảo thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai cần đáp ứng những điều kiện sau:

Thứ nhất, về điều kiện kinh tế. Bat cứ một yếu tố nào của thượng tang xã hội cũng chịu sự chi phối từ kết cấu hạ tầng mà cụ thê là kinh tế. Khi nền kinh tế trì trệ, chậm phát triển thì các cơ quan nhà nước cũng chịu khó khăn trong giải quyết tranh chấp đất đai. Hoặc khi nền kinh tế vận hành cơ chế thị trường, sự sôi động

của nền kinh tế cũng kéo theo nhu cầu giành giật lợi ích từ tranh chấp đất đai khiến cho hoạt động thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai phải vận hành nhiều hơn.

Thứ hai, về điều kiện chính trị. Hoạt động thực thi pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai là một chức năng của cơ quan nhà nước nhằm phục vụ cho giai cấp <small>thống trị trong xã hội, nên điều kiện đảm bảo thực thi luôn phải đề cập đến yếu tố</small>

chính trị. Các điều kiện chính trị chủ yếu được đề cập đến ở Việt Nam là vai trò và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là hoạt động tích cực của hệ thống tổ chức chính trị xã hội và là tính ổn định chính trị của địa phương, khu vực và đất nước. Theo đó, những đường lối, chính sách của Dang là yếu tố chi phối trực tiếp đến xây dựng pháp luật, và từ xây dựng pháp luật chuyển hóa vào thực thi pháp luật. Bên cạnh đó, sự lãnh đạo toan diện va sát sao của Dang, mà cụ thé là cấp ủy chính quyền địa phương cũng khiến cho công tác giải quyết tranh chấp được đây nhanh và đi vào thực chất. Đối với hệ thống t6 chức chính trị xã hội chính là khối đồn kết có tác động mạnh mẽ trong tun truyền, phơ biến và giáo

<small>31</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

dục pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai cho tầng lớp nhân dân.

Thứ ba, về điều kiện xã hội. Thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai là hướng tới giải quyết hiện tượng xã hội nên các yếu tố xã hội cũng là một trong những điều kiện dé hoạt động thực thi được diễn ra hiệu quả. Do là sự tham gia

của cộng động dân cư, là sự dé cao những tập quán, hương ước, luật tục ở nơng

thơn và việc vận động, hịa giải thuyết phục các bên tranh chấp. Khơng chỉ có vậy,

các quy phạm xã hội là nguồn quan trọng trong thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai đối với chủ thể giải quyết tranh chấp.

Thứ tư, về điều kiện pháp lí. Sự hồn thiện của hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và công tác tổ chức thực hiện pháp luật là điều kiện trực tiếp đảm bảo thực thi pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai. Cụ thẻ, hệ thống pháp luật phải đảm bảo những tiêu chuẩn, những yêu cầu kỹ thuật lập pháp, đảm bảo tính hợp hiến hợp pháp, tính đồng bộ tồn diện và tính khả thi. Các quy định được ban

<small>hanh bên cạnh phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp và các dao</small>

luật liên quan, cịn phải đảm bảo tính khả thi, có thể thực hiện được trên thực tế.

Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai cần được tiến hành thường xuyên, thống nhất, đồng bộ và triệt để. Cơng tác tổ chức địi hỏi cơ quan có trách nhiệm thực hiện phải được tơ chức một cách khoa học, có sự phân cơng rõ rang về chức năng, nhiệm vụ. Lực lượng các bộ, công chức, viên chức và người lao động trực tiếp thực thi pháp luật phải có nghiệp vu, có hiểu biết sâu sắc pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai. Mặt khác, điều kiện vật chất kỹ thuật cũng phải được đảm bảo dé hoạt động cơng tác có thé triển khai được.

<small>32</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

KET LUẬN CHUONG 1

Tranh chap dat dai là hiện tượng xã hội xảy ra giữa những chủ thé khi tham gia vào quan hệ đất đai. Để nhận diện rõ ràng về tranh chấp đất đai, tác giả luận văn đã tìm hiểu, phân tích và xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về tranh chấp đất đai

dé có cái nhìn tồn diện và sâu sắc nhất bao gồm: khái niệm tranh chấp, khái niệm

tranh chấp đất đai, phân biệt khái niệm tranh chấp đất đai với các khái niệm thường gặp, chỉ ra những đặc điểm cũng như giải thích nguyên nhân và hậu quả

của tranh chấp đất đai.

Ủy ban nhân dân là một thiết chế xã hội được Nhà nước phân cơng quyền lực để duy trì sự 6n định và phát triển cho địa phương nơi mà Ủy ban nhân dân quản lý. Vì vậy, Ủy ban nhân dân nhân danh quyền lực nhà nước đề dàn xếp, giải quyết những hiện tượng xã hội, đặc biệt là tranh chap đất đai, có nguy cơ gây mat

ồn định chính trị, kinh tế của khu vực quản lý

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai mang dấu ấn mạnh mẽ trong các thời kỳ lịch sử khác nhau của pháp luật đất đai. Khi Nhà nước duy trì ba hình thức sở hữu đối với đất đai: sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thê và sở hữu cá nhân thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền sở hữu đất đai, hoặc tranh chấp về quyền quanly và sử dụng đối với đất đai. Sau Hiến pháp năm 1980, Nhà nước trở thành đại diện duy nhất của chủ sở hữu toàn bộ đất đai trên cả nước, vì thé chủ thé của quan hệ tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể của quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Các bên tham gia tranh chấp không phải là chủ sở hữu đất đai mà họ chỉ được Nhà nước giao đất, cho sử dụng trong khuôn khổ pháp luật quy định. Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc quyền sở hữu toàn dân dân, Nhà nước thống nhất quản lý. Vì vậy, việc xây dựng lý luận pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cung cấp cho chúng ta cơ sở khoa hoc dé soi chiếu nội dung pháp luật hiện hành, cũng như có cái nhìn tổng thé dé hồn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân.

<small>33</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<small>Chương 2</small>

THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VE GIẢI QUYET TRANH CHAP DAT DAI TAI UY BAN NHÂN DÂN TỪ THUC TIEN TẠI HUYỆN DAN PHƯỢNG,

THANH PHO HA NOI

2.1. Thực trang pháp luật về giải quyết tranh chấp dat đai tại Uy ban nhân dân 2.1.1. Quy định pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã

Tham quyên hòa giải tranh chấp dat đai thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Quy định về việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị tran được đặt ra với tư cách là một điều kiện bắt buộc khi thụ lý giải quyết

các tranh chấp đất đai tại các cấp Tịa án. Tính chất bắt buộc này thê hiện ở việc cơ quan quyền lực nhà nước chỉ chấp nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai của các bên tranh chấp khi vụ việc đã hoàn thành thủ tục hòa giải tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp — theo quy định tại Điều 203 Luật Dat dai năm

Việc hòa giải tranh chấp đất đai do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện tồn tại sự khác biệt cơ bản đối với các loại hình tự hịa giải tại CƠ SỞ - vốn là các hình thức hịa giải thuần túy trong nội bộ nhân dân, khơng có bất cứ một sự can thiệp nào từ

<small>phía cơ quan hành chính nhà nước.</small>

<small>Chính vì sự khác biệt rõ nét giữa hòa giải tranh chấp đất đai do Ủy ban nhân</small>

dân cấp xã tiến hành với các hình thức hịa giải tranh chấp đất đai khác, nên căn cứ quy định của pháp luật, việc hòa giải tranh chấp đất đai phải được tiến hành như một trình tự thủ tục tương đối chặt chẽ cụ thé là phải đảm bảo thời gian luật định; việc hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và xác nhận hòa giải thành hoặc không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã; và biên bản hòa giải này được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thi tran nơi có tranh chấp và gửi đến cơ quan nhà nước có thầm quyên.

Điều đáng lưu ý là, cơng tác hịa giải tranh chấp đất đai do Ủy ban nhân dân xã tiến hành không phải là việc giải quyết tranh chap đất đai của cơ quan hành chính nhà

<small>34</small>

</div>

×