Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giải quyết tranh chấp đất đai kéo dài trên địa bàn xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.31 KB, 20 trang )

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC........................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................1

LỜI MỞ ĐẦU
Đất đai là tài nguyên đặc biệt. Trong nền kinh tế thị trường, người ta coi
đất đai là hàng hoá đặc biệt. Câu nói “tấc đất, tấc vàng” nói lên sự quý giá ở
tầm mức cao nhất của đất đai thực ra cũng không đủ. Neu nói dưới góc độ giá
trị lịch sử - xã hội : “mỗi tấc đất đều nhuốm máu cha ông”; đất đai là “giang
son gấm vóc” thì sự thiêng liêng, quý giá ấy khó lấy thước đo nào mà định giá.
Trong quá trình vận động của xã hội, nhất là trong nền kinh tế thị
trường, nhiều vấn đề bức xúc xảy ra hàng ngày. Trong đó đứng đầu là vấn đề
tranh chấp đất đai. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp là dân không có thói
quen cắm cột mốc, quá trình sử dụng bị sai lệch hoặc chuyển nhượng, tặng cho
không làm đầy đủ các thủ tục cần thiết, hợp lệ. Hệ thống hồ sơ địa chính, đặc
biệt là bản đồ địa chính chính quy chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thống nhất, độ
chính xác và tin cậy không cao nên gây ra những khó khăn rất lớn cho các cấp
chính quyền địa phương trong thực thi thẩm quyền quản lý theo quy định của
pháp luật, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Nhiều vấn đề lịch sử đế lại chưa được giải
quyết dứt điểm và kịp thời như việc xác định nguồn gốc, mốc giới, thời hạn,
mục đích, quy chủ sử dụng đất... đã nảy sinh nhiều bức xúc. Trong quá trình
giải quyết tranh chấp, các cơ quan chức năng gặp không ít khó khăn khi tìm
chứng cứ đế xác định tính khách quan của vụ việc, thậm chí có nhiều trường
hợp phải suy đoán theo lập luận của các bên. Từ đó, xảy ra nhiều tình trạng
khiếu kiện vượt cấp, kéo dài, thưa gửi nhiều nơi và qua nhiều cấp giải quyết
mà các bên vẫn khiếu nại.
Giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai là một trong những chủ trương
lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong những nội dung của công tác quản lý
Nhà nước về đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai. Thực hiện tốt nội
dung này không những góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản
lý nhà nước về đất đai, mà còn góp phần đáng kế trong việc giữ gìn ốn định sản




xuất, đời sống, phát triển kinh tế, hàn gắn tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân,
giữ gìn an ninh, trật tự' và ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng
có thế xảy ra, đảm bảo trật tự’ xã hội cũng như củng cố niềm tin của nhân dân
đối với Đảng và Nhà nước.


Trong những năm qua, công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại trên lĩnh vực
đất đai đã có nhiều chuyển biến tích cực, giải quyết được một khối lượng lớn vụ việc,
góp phần ốn định tình hình chính trị, giữ vững an ninh, trật tự' xã hội. Tuy nhiên, tình
hình tranh chấp, khiếu nại có liên quan đến đất đai hiện nay vẫn còn diễn biến phức tạp,
tiềm ấn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Đây là một vấn
đề nhức nhối đang được Đảng và Nhà nước, xã hội rất quan tâm.
Việc nhận Đức và vận dụng pháp luật không đúng, không thống nhất, thậm chí
sai phạm dẫn đến khiếu nại, tố cáo nhiều, công tác quản lý nhà nước các cấp phải tập
trung quá nhiều lực lượng, kinh phí để giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, gây tốn
kém, mất thời gian. Có sự việc nhỏ chỉ cần giải quyết ở cấp cơ sở là xong, nhưng thực tế
việc hiểu biết và vận dụng pháp luật của một số cán bộ còn chưa đúng, chưa phù hợp đã
làm cho sự việc phức tạp thêm, kéo dài thời gian, tạo ra nhiều dư luận không tốt trong
quần chúng nhân dân.
Với nhận Đức mới được bổ xung qua khóa học bồi dưỡng kiến Đức về quản lý
nhà nước chương trình chuyên viên chính. Với đề tài: “Giải quyết tranh chấp đất đai
kéo dài trên địa bàn xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định” , tôi xin lấy ví dụ
về một vụ việc nhỏ, đơn giản mà đã phải kéo dài về thời gian giải quyết, tình tiết ngày
càng phức tạp trên địa bàn xã Yên Ninh, huyện Ý Yên - tỉnh Nam Định.
Vì thời gian và kiến Đức còn hạn chế, tiểu luận không tránh khỏi những khiếm
khuyết, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý chân thành của các Thầy Cô giáo và các học
viên. Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp tận tình đó, tạo điều kiện cho tôi nhận Đức
được đầy đủ hơn và hoàn thành tốt tiểu luận này.

I- MÔ TẢ TÌNH HUỐNG VỤ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
1. Hoàn cánh xuất xử vụ tranh chấp
Tháng 8 năm 1994, UBND xã Yên Ninh, huyện Ý Yên nhận được đơn xin giải
quyết tranh chấp đất đai của bà Lê Thị Thắm trú tại huyện Ý Yên. Nội dung đơn trình
bày việc ông Nguyễn Anh Đức tranh chấp quyền quản lý, sử dụng 3.500 m 2 đất canh tác
với bà Thắm. Do mâu thuẫn không dàn xếp được dẫn đến vụ việc tranh chấp nói trên.
Bà Lê Thị Thắm là cán bộ công nhân viên chức đã tham gia công tác và được
nghỉ hưu trí năm 1974 xã Yên Ninh, huyện Ý Yên. Chồng bà (ông Bùi Văn Quang) là
viên chức nhà nước, hiện đã nghỉ hưu. Hai ông bà có năm người con đã lập gia đình
riêng, trong đó ba người con gái tham gia công tác xã hội còn hai người con trai làm
ruộng tại xã Yên Ninh, huyện Ý Yên.
Trong thời kỳ bao cấp tình hình kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn, bà Thắm đã


chuyển đến thị trấn Đình Cả, huyện Ý Yên đế làm ăn và xin đăng ký hộ khẩu thường trú
tại đây từ năm 1978 cho tới nay.
Ông Nguyễn Anh Đức (con ông Nguyễn Anh Tùng đã mất năm 1980) là cán bộ
làm việc trong một cơ quan kinh tế của huyện được nghỉ chế độ năm 1990, vợ ông (bà
Hà Thị Huệ) hiện đang công tác trong ngành giáo dục. Vợ chồng ông bà có ba người
con, con cả là giáo viên đã xây dựng gia đình, con thứ hai phục vụ trong quân đội còn
con út đang theo học phố thông trung học.
Gia đình ông Đức có diện tích đất canh tác là 9.520 m 2, trong đó phần diện tích
đang tranh chấp với bà Thắm là 3.500 m2. Do diện tích tương đổi lón trong khi gia đình
lại ít người nên hộ ông Đức không có khả năng canh tác hết số diện tích trên. Vào năm
1995 ông Đức đã làm thủ tục bán một phần diện tích cho các ông, bà:
- Ồng Lưu Văn Đại: 2.640 m2 (thửa 150 tờ bản đồ địa chính số 20)
- Bà Ngô Thị Hương: 690 m2 (thửa 80 tờ bản đồ địa chính số 20)
(trong đó diện tích bán cho bà Hương là diện tích đang tranh chấp).
Khi tiến hành mua bán sổ ruộng đất trên, ông Đức đã làm thủ tục với chính
quyền, được UBND xã Yên Ninh, huyện Ý Yên đồng ý. UBND huyện Ý Yên cũng đã

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Lưu văn Đại và bà Ngô Thị Hương
trong năm 1995. Tới năm 1996, ông Đức tiếp tục bán cho ông Nguyễn Văn Luyện 2.040
m2, diện tích này đang nằm trong diện tranh chấp. Việc mua bán này chưa được UBND
xã Yên Ninh, huyện Ý Yên xác nhận và cũng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
Như vậy qua hai năm ông Đức đã bán cho ba hộ nói trên số ruộng với tổng diện
tích là 5.370 m2 trong đó có 2.730 m2 đất tranh chấp. Hiện nay ông Đức còn sử dụng
4.150 m2, trong đó có 770 m2 đất đang tranh chấp với bà Thắm. Cho tới nay số diện tích
trên chưa được cấp có thẩm quyền giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Qua điều tra, xác minh cho thấy nguồn gốc của sổ ruộng đất kể trên như sau:
Phần diện tích tranh chấp 3.500 m2 nằm trong tổng số 9.520 m2 do hộ ông Đức
sử dụng. Toàn bộ diện tích này trước đây là của ông Thắng (bố ông Đức). Năm 1960
ông Thắng công hữu vào hợp tác xã. Đen năm 1970 có thực trạng các hợp tác xã không
còn hoạt động nữa, song ƯBND xã Yên Ninh, huyện Ý Yên vẫn tiếp tục quản lý toàn bộ
đất canh tác. Lúc đó các hộ tự sản xuất trên diện tích của mình mà trước đây đã góp vào


HTX nhưng không được phép chuyến nhượng, gia đình ông Thắng cũng nằm trong bối
cảnh đó.
Năm 1974 bà Thắm được về nghỉ hưu trí tại địa phương. Ong Thắng đã chia cho
bà 3.500 m2 đất ruộng đế canh tác tăng thêm thu nhập cho kinh tế gia đình vốn có khó
khăn. Sau đó ông Thắng đề nghị UBND xã Yên Ninh, huyện Ý Yên chuyển số diện tích
trên cho bà Thắm và đã có tên trong sổ quy chủ, sổ thuế của xã (theo báo cáo của ông Lê
Văn Đăng - nguyên Chủ tịch kiêm Bí thư Đảng uỷ xã giai đoạn 1970-1977)
Năm 1976 ông Thắng làm giấy giao ruộng cho bà Thắm. Điều này được bà Phó
Chủ tịch UBND xã Yên Ninh, huyện Ý Yên ký xác nhận ngày 03/12/1976, có một sổ
người khác chứng kiến. Theo hồ sơ, bà Thắm được chia số ruộng có diện tích là 3.500
m2 nhưng thực tế lại chỉ sử dụng 770 m2 (từ năm 1974). số diện tích còn lại ông Thắng
vẫn sử dụng, đến năm 1978 khi phong trào được củng cố lại ông góp toàn bộ diện tích
đó vào HTX.

Trên thực tế gia đình bà Thắm là viên chức nhà nước, các thành viên trong gia đình
được hưởng chế độ cung cấp theo chính sách quy định. UBND xã
không đồng ý cho bà được sử dụng số diện tích ông Thắng chia cho. Tuy vậy, do hoàn
cảnh kinh tế gia đình khó khăn hai ông bà đều đã nghỉ hun lại đông con, Đảng uỷ,
UBND xã cũng đã xem xét và đồng ý cho bà được phép sử dụng 770 m 2 đế làm kinh tế
phụ (trên đất 5%) nhằm tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống gia đình.
Với những lý do nêu trên, sau khi HTX đã củng cố trở lại và và hoạt động bình
thường, bà Thắm vẫn được sử dụng 770 m 2 mà không thu lại. Thực tế bà quản lý, sử
dụng ốn định từ năm 1974 cho đến năm 1993. Năm 1994 ông Đức tiến hành đòi lại số
ruộng này đế sử dụng, kê khai với nhà nước, dẫn đến việc tranh chấp với bà Thắm.
2. Diễn biến và quá trình giải quyết vụ tranh chấp
Từ năm 1994 đến năm 1996 bà Thắm nhiều lần làm đơn đề nghị UBND xã Yên
Ninh, huyện Ý Yên xem xét việc ông Đức đòi lại ruộng canh tác của bà nhưng không
được giải quyết. Sau đó bà làm đơn đề nghị lên UBND huyện Ý Yên. Vụ việc này được
các cấp, các ngành chức năng giải quyết như sau:

a. Uỷ ban nhân dân xã Yên Ninh, huyện Ý Yên
Sau khi nhận được đơn của bà Thắm từ Phòng Địa chính huyện chuyển đến,


ngày 25/8/1997 UBND xã Yên Ninh, huyện Ý Yên cho mời hai hộ đến phân tích và
động viên họ dàn xếp với nhau đế cùng có ruộng sản xuất, song hai bên không đồng ý.
UBND xã có kết luận: " Chưa đủ căn cứ trả số ruộng trên cho bà Thắm (vì biên bản xác
minh và giấy tờ mua bán có mâu thuẫn), Uỷ ban nhân dân xã vẫn giao số diện tích này
cho ông Đức quản lý, sử dụng và làm nghĩa vụ năm 1997, chờ cấp trên giải quyết..."
Bà Thắm không nhất trí với kết luận đó và gửi đơn đề nghị UBND huyện Ý Yên
giải quyết.

b. Phòng Địa chính huyện Ý Yên
Ngày 22/10/1997 sau khi điều tra xác minh Phòng Địa chính huyện mời hai

đương sự đến, Phòng Địa chính đã phân tích trên cơ sở có lý, có tình để hai bên tự thoả
thuận, thương lượng với nhau đồng thời vẫn giữ được tình cảm hàng xóm láng giềng,
nhưng đã không giải quyết được. Phòng Địa chính căn cứ theo pháp luật và những
chứng cứ điều tra thu được và giải quyết như sau:
- Thu hồi thửa ruộng sổ 170 thuộc tờ bản đồ địa chính số 20 có diện tích 770 m 2
của ông Đức giao cho bà Thắm quản lý, sử dụng tù' sau ngày 22/10/1997.
- Giao cho ông Đức được quản lý, sử dụng số diện tích 2.730 m 2 gồm hai thửa
145 và 80 thuộc tờ bản đồ địa chính số 20.
Với kết luận trên, hai hộ không đồng ý và lại tiếp tục gửi đơn đề nghị UBND
huyện Ý Yên giải quyết.

c.

Thanh tra Nhà nước huyện Ý Yên
Qua thời gian nghiên cứu xem xét ngày 20/6/1999, Thanh tra nhà nước huyện Ý

Yên có kết luận số 06/KL-XKT về việc giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp giữa hai
hộ với các nội dung:
- Không công nhận việc đòi quyền sử dụng 3.500 m 2 đất nông nghiệp gồm các
thửa 170, 145, 80 thuộc tờ bản đồ địa chính số 20 của bà Lê Thị Thắm.
- Giao cho ông Nguyễn Anh Đức được quyền quản lý, sử dụng 3.500 m 2 đất ở
các thửa nói trên từ năm 1999.
Nhận được kết luận đó, bà Thắm không đồng ý và tiếp tục gửi đơn đề nghị
UBND huyện Ý Yên giải quyết.

d.

Uỷ ban nhân dân huyện Ý Yên



Xét hồ sơ vụ việc, căn cứ luật đất đai năm 1993 và báo cáo kết luận số 06/KLXKT ngày 20/6/1999; Công văn số 22/CV-TTr ngày 15/7/2001 của Thanh tra nhà nước
huyện Ý Yên, UBND huyện Ý Yên ra quyết định số 125/QĐ-UB ngày 28/11/2001 giải
quyết vụ tranh chấp với các nội dung sau:
- Thu hồi các thửa ruộng 170, 145, 80 có diện tích 3.500 m 2 ở tờ bản đồ địa
chính số 20, hiện đang có sự tranh chấp giữa hộ bà Thắm và hộ ông Đức.
- Giao cho ông Đức được quản lý, sử dụng 3.500 m 2 đất ở các thửa đất trên kê
từ vụ mùa năm 2001.
Bà Thắm vẫn không đồng ý với quyết định đó và tiếp tục làm đơn khiếu nại.
Ngày 20/4/2002 ƯBND huyện Ý Yên ra quyết định số 84/QĐ-UB giải quyết
khiếu nại của bà Thắm. Tại quyết định này, UBND huyện đã kết luận: Quyết định giải
quyết số 125/QĐ-UB ngày 28/11/2001 là phù hợp với quy định của pháp luật đất đai và
không công nhận nội dung khiếu nại của bà Thắm.
Cả hai quyết định giải quyết của ƯBND huyện Ý Yên không đuợc sự đồng ý của
bà Thắm, tiếp đó bà lại làm đơn đề nghị lên cấp trên giải quyết.
II/ PHÂN TÍCH, XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1 - XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU xử LÝ

Trên cơ sở phân tích hồ sơ tài liệu, các văn bản huớng dẫn thi hành Luật đất đai,
chúng ta thấy: Bản thân ông Đức cũng như vợ ông Đức đều là cán bộ viên chức nhà
nước, không thuộc đối tượng được giao đất nông nghiệp theo quy định tại Nghị định
64/CP ngày 27/9/1993. Đối với số diện tích trước đây ông Thắng (bố ông Đức) theo
chính sách đất đai của Nhà nước đã góp vào HTX có nghĩa là toàn bộ số đất đó trở thành
tài sản của HTX, do HTX quản lý, sử dụng và thực hiện các chính sách theo quy định.
Bởi vậy việc ông Đức đòi quyền sử dụng đối với số diện tích trên là không được thừa
nhận. Hơn nữa, trên thực tế cho thấy gia đình ông Đức không có nhu cầu sử dụng đất
nông nghiệp, thế hiện qua việc ông đã bán đi tổng số 5.370 m 2 đất cho ba hộ. Cho nên
UBND huyện Ý Yên có quyết định giao 3.500 m2 đất nông nghiệp cho ông Đức sử dụng
là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong quá trình điều tra, bà Ngô Thị Hương có làm đơn đề nghị các cấp có thẩm



quyền xem xét và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà hiện đang sử dụng
diện tích 690 m2 ở thửa 80 thuộc tờ bản đồ địa chính số 20 (trước kia bà đã được cấp
giấy chứng nhận, nhưng lúc đó diện tích này vẫn đang là diện tích tranh chấp giữa bà
Thắm và ông Đức).
Vì vậy mục tiêu của việc xử lý là cần phải điều tra, xem xét, giải quyết dứt điểm
vụ tranh chấp đất đai giữa các hộ trên, trên cơ sở pháp luật đất đai, nguồn gốc đất đai
đồng thời cũng phân tích cho các bên hiếu đó là phương án giải quyết hợp lý nhất vừa có
lý, vừa có tình, đem lại sự công bằng theo pháp luật và sự hoà thuận trong nhân dân.
2 - CO SỞ LÝ LUẬN

Đât đai thuộc quyền quản lý của Nhà nước, đế có thế nhận Đức rõ hơn xin được
đưa ra một số khái niệm về vấn đề quản lý Nhà nước như sau:
Quản lý Nhà nước là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành
pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đổi nội, đối ngoại của Nhà nước.Nói
cách khác: Quản lỷ Nhà nước là sự tác động bang pháp luật của các chủ thê mang
quyền lực Nhci nước tới các đối tượng quản lý nham thực hiện các chức năng đổi nội và
đổi ngoại của Nhà nước. Như vậy, tất cả các cơ quan Nhà nước đều làm chức nâng
quản lý Nhci nước.
Trong quản lý xã hội thì quản lý Nhà nước có các đặc điếm sau:
- Chủ thể quản lý nhà nứơc là các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện chức năng
lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- Đối tượng của quản lý Nhà nước là toàn thế nhân dân sống và làm việc trong phạm vi
lãnh thố quốc gia.
- Quản lý Nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vục của đời sống xã hội, chính trị, kinh
tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, ngoại giao ... nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp
của nhân dân.
Quản lý Nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước, pháp luật là phương tiện,
công cụ chủ yếu đế quản lý Nhà nước nhằm duy trì sự ôn định và phát triến của xã hội.
Nhà nưóc quán lý xã hội bằng pháp luật:



Đối với các nhà nước nói chung: pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà
nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thê hiện ỷ chỉ của giai cấp thống trị trong xã hội,
là nhân tổ điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Quan hệ Nhà nước và pháp luật là mối quan hệ giữa hai yếu tố của kiến trúc
thượng tầng. Nhà nước là cơ quan duy nhất ban hành ra pháp luật và pháp luật ban hành
ra điều chỉnh cả Nhà nước. Pháp luật tiến bộ sẽ giúp Nhà nuớc phát triến và ngược lại.
Trong nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, việc điều chỉnh các quan
hệ xã hội được thực hiện theo: Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thong các quy tắc xử
sự, thê hiện ỷ chỉ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh dạo của
Đảng, do nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và bảo đảm thực hiện bang sức mạnh
cưỡng chế của nhà nước, trên cơ sở giảo dục, thuyết phục mọi người tôn trọng và thực
hiện. Pháp luật là co sở pháp lý cho tố chức hoạt động của tố chức xã hội và nhà nước,
là công cụ, phương tiện đế Nhà nước thực hiện quyền lực và tuân theo nguyên tắc tất cả
quyền lực đều thuộc về nhân dân.
Hệ thống pháp luật là tống thế các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại
thống nhất với nhau được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và
được thế hiện trong các văn bản do Nhà nước ban hành theo những trình tụ 1 thủ tục và
hình Đức nhất định.
Pháp chế - cơ sở đế phát huy hiệu lực pháp luật trong quản lý Nhà nước
Bản chất của Nhà nước sẽ được thế hiện như thế nào, sức mạnh của Nhà nước
được củng cố và tăng cường đến mức nào, hiệu lực của pháp luật được phát huy ra sao
liên quan đến vấn đề pháp chế. Khái niệm về pháp chế được thế hiện rõ trong Hiến pháp
Việt nam năm 1992. Điều 12 Hiến pháp quy định:
“Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã
hội chủ nghĩa”. Điều này khắng định một trong những nội dung quan trọng của pháp chế
là quản lý nhà nước bằng pháp luật, pháp luật là cơ sở chủ yếu của quản lý Nhà nước.
Như vậy có the hiếu: Pháp chế là những yêu cầu, đòi hỏi các cơ quan Nhà nước,
các tô chức kinh tế, tô chức xã hội, đơn vị vú trang nhân dân và mọi công dân phải tuân

thủ, chấp hành, thực hiện đúng đan nghiêm chỉnh pháp luật trong mọi hoạt động, hành
vi, xử sự của mình; đồng thời không ngùĩĩg đấu tranh phòng ngừa, chống các tội phạm


và các vi phạm pháp luật khác, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật.
Pháp chế và pháp luật xã hội chủ nghĩa có mối quan hệ mật thiết vói nhau. Là hai
khái niệm gần nhau nhưng không đồng nhất với nhau. Pháp luật chỉ có thể phát huy hiệu
lực của mình, điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội khi dựa trên cơ sở vững chắc
của nền pháp chế và ngược lại. Pháp chế chỉ có thế được củng cố và tăng cường khi có
một hệ thống pháp luật hoàn thiện về nội dung và hình Đức. Pháp luật là tiền đề của
pháp chế. Nhưng để có pháp chế, bên cạnh hệ thống pháp luật hoàn thiện phải có sự tuân
thủ, chấp hành, sử dụng pháp luật thường xuyên liên tục, nghiêm minh của mọi cơ quan,
tố chức và công dân.
Quản lý hành chính nhà nước:
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp được gọi là quản lý hành chính nhà
nước. Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động tác động bằng quyền lực pháp luật của
nhà nước, được thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là đảm bảo
sự chấp hành các văn bán pháp luật của các cơ quan quyển lực nhà nước, nham tô chức,
chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc kinh tế, văn hoá - xã hội và hành
chỉnh - chỉnh trị. Nói cách khúc quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành điều hành của nhà nước.
Tính chất chấp hành thể hiện ở chỗ mọi hoạt động đều được tiến hành trên cơ sở
pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế.
Tính chất điều hành được thể hiện ở chồ bảo đảm cho các văn bản pháp luật của
các cơ quan quyền lực nhà nước được thực hiện trên thực tế, các chủ thế quản lý hành
chính nhà nước phải được tiến hành hoạt động tố chức và chỉ đạo trực tiếp đổi với các
đối tượng quản lý thuộc quyền quản lý. Trong quá trình điều hành, cơ quan hành chính
nhà nước có quyền nhân danh nhà nước ban hành ra các văn bản quy phạm pháp luật đế
đặt ra các quy phạm pháp luật hay các mệnh lệnh cụ thế buộc các đối tượng quản lý có
liên quan phải thực hiện.
Hoạt động điều hành là một nội dung cơ bản của hoạt động chấp hành quyền lực

nhà nước, luôn gắn với hoạt động chấp hành và cùng với hoạt động chấp hành tạo thành
hai mặt thống nhất của quản lý hành chính nhà nước.
Nội dung của hoạt động quản lý hành chính nhà nước được cụ thế hoá thông qua


các mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng hoạt động cụ thế của từng cơ quan hành chính Nhà
nước, tòng ngành, tòng cấp và toàn thế hệ thống hành chính Nhà nước.Các cơ quan hành
chính Nhà nước với thẩm quyền được xác định, với cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ
công chức tương ứng thực hiện chức năng hành pháp hoạt động trên tất cả các mặt và
lĩnh vục, trong đó có quản lý hành chính Nhà nước về đất đai.
Ngành luật đất đai: khái niệm về ngành luật đất đai ở Việt nam như sau: Tông
hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm thiết lập quan hệ đất đai trên
cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về dất đai và sự bảo hộ đầy đủ của Nhà nước đối với các
quyển của người sử dụng đất tạo thành một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp
luật Việt nam, đó là ngành luạt đất dai.
Chế độ quán lý Nhà nưó’c về đất đai: Hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai
không chỉ chú trọng đến việc hình thành và kiện toàn cơ quan quản lý Nhà nước về đất
đai; mà điều có ý nghĩa quan trọng và thiết thực hơn cả là xác định nội dung quản lý đất
đai một cách cụ thế, phù họp và thực hiện nội dung đó trên thực tế thật triệt đế.
Luật đất đai: Là tống thế các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ về
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt số phận pháp lý của đất đai giữa Nhà nước và người sử
dụng đất; nhằm mục đích sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả. Bảo vệ quyền và lợi ích của
Nhà nước và người sử dụng đất.
Nhận thấy được ý nghĩa to lớn của hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai; pháp
luật về đất đai trong thời gian qua đã không ngừng được sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh
các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai cho phù họp với yêu cầu mới của nền kinh tế
xã hội.Trên cơ sở kế thừa và phát triền các nội dung về quản lý Nhà nước đâ được ghi
nhận trong Luật đát đai 1993; luật đất đai 2003 đặc biệt quan tâm đến một số nội dung
quan trọng trước thực tế cuộc sống đòi hỏi cần phải quản lý mà pháp luật đất đai trước
đây chưa đề cập hoặc đề cập chưa cụ thế, rõ ràng như: thanh tra, kiếm tra, xử lý các vi

phạm đát đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
3 - PHÂN TÍCH TÌNH HUÓNG

Quá trình diễn biến cụ thế cho thấy tính chất phức tạp của vụ việc tranh chấp đất
đai nói trên, vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, diễn biến kéo dài nhiều năm, qua nhiều
cấp ngành xử lý, giải quyết, song chưa dứt điếm, gây dư luận không tốt trong nhân dân.


về việc tranh chấp đất đai, tại khoản 2 điều 38 luật đất đai năm 1993 đã quy định:
" Các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không có giấy chứng nhận
của cơ quan có thâm quyền thì do UBND giải quyết theo quy định sau đây:
a. UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết các tranh chấp
giữa cá nhân, hộ gia đình với nhau, giữa cá nhân hộ gia đình với tố chức, giữa tổ chức
với tố chức nếu các tổ chức đó thuộc quyền quản lý cuả mình.
b. UBND tỉnh, thành phổ trục thuộc Trung ương giải quyết các tranh chấp, giữa
tố chức với tổ chức, giữa tổ chức với hộ gia đình, cá nhân nếu tổ chức đó thuộc quyền
quản lý của mình hoặc Trung ương.
c. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của UBND đã giải quyết tranh
chấp, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên. Quyết
định của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trục tiếp có hiệu lực thi hành...”.
Trên cơ sở điều tra thu thập hồ sơ, nghiên cứu xác minh tài liệu có liên quan đến
vụ việc, đối chiếu với quy định của Luật đất đai, các văn bản pháp quy được ban hành
và phân tích điều kiện, hoàn cảnh thực tế của hai gia đình, tôi có các nhận xét sau:
- về nguồn gốc đất của ông Đức: Diện tích đất tranh chấp 3.500 m 2 nguyên trước
đây là cuả ông Thắng - bố ông Đức sử dụng. Trải qua các thời kỳ thay đối chính sách đất
đai của Nhà nước, diện tích đó không thuộc quyền quản lý của ông Thắng nữa. Mặt
khác, khi có chủ trương thay đối vế hình Đức tố chức quản lý trong nông nghiệp thì bản
thân ông Đức cũng chưa được cấp có thẩm quyền giao đất sản xuất nông nghiệp. Lúc
này ông Đức sử dụng diện tích trên với ý nghĩa là đất cũ của cha đế lại. Mặt khác khi
ông Thắng mất năm 1980 không có di chúc thừa kế để lại cho ông Đức. Như vậy số diện

tích trên chưa thuộc quyền sử dụng họp pháp của ông Đức.
- về nguồn gốc đất của bà Thắm: Tuy được ông Thắng chia cho 3.500 m 2 đất,
được UBND xã Yên Ninh, huyện Ý Yên xác nhận, có tên trong số quy chủ của xã vào
năm 1976, song bà Thắm chỉ sử dụng diện tích 770 m 2 từ năm 1974 đến năm 1993. Như
vậy diện tích 2.730 m2 còn lại không thuộc quyền quản lý sử dụng của bà Thắm, do vậy
không thể giao sổ diện tích này cho bà Thắm.
- Việc UBND xã Yên Ninh, huyện Ý Yên đồng ý đế ông Đức chuyến nhượng
đất nông nghiệp cho các hộ ông Luyện và bà Hương trong lúc diện tích chuyển nhượng


đó đang có tranh chấp là trái pháp luật (Quy định tại khoản 3 điều 30 Luật đất đai năm
1993)
- Tại điều 2, luật đất đai năm 1993 quy định: " Nhà nước không thừa nhận việc
đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai
của Nhà nước ...". Như vậy việc ông Đức đòi lại diện tích 770 m 2 đất nông nghiệp mà bà
Thắm đang sử dụng là trái với quy định này.
- Tại điều 6 khoản 7 Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ quy định
việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục
đích sản xuất nông nghiệp như sau: " Đối tượng được giao đất nông nghiệp là nhân khâu
nông nghiệp thường trú tại địa phương. Đổi với cán bộ, công nhân viên chức nhà nước
nghỉ mất sức, phải nghỉ việc do tinh giản biên chế chỉ được hưởng trợ cấp một lần... Neu
có nhu cầu sử dụng đất đế sản xuất nông nghiệp thì UBND xã, phường căn cứ vào quỹ
đất của địa phương xét và đề nghị ƯBND huyện, thị xã, thành phố giao đất..."
- Tại điểm 1 điều 5 của Chỉ thị số 06/CT-TU ngày 20/4/1990 của Tỉnh uỷ Bắc
Thái (trước đây) và Quyết định số 106/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái ban hành ngày
09/5/1990 có quy định:
+ Ruộng đất là sở hữu của N hà nước, không có khái niệm ruộng ông cha, ruộng
tổ, ruộng cũ.
+ Không giao ruộng đất cho hộ phi nông nghiệp...
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên cho thấy việc giải quyết của ƯBND

huyện Ý Yên tại quyết định số 125/QĐ-UB ngày 28/11/2001 là không đúng pháp luật.
Trong quá trình xem xét giải quyết vụ tranh chấp, các cấp các nghành chức năng của
huyện Ý Yên đã thiếu thận trọng, thiếu hiếu biết về pháp luật đất đai, do đó có những sai
sót trong việc xử lý giải quyết, gây ra tranh chấp kéo dài và ngày càng phức tạp.
4 - NGUYÊN NHẢN VÀ HẬU QUẢ

Nguyên nhân:
Bản thân nhũng người là đối tượng sử dụng đất đang tranh chấp như đã nêu trên
nằm ở khu vực địa bàn thuộc vùng sâu , vùng xa của một huyện miền núi nên sự hiểu
biết của họ về chế độ, chính sách, quy định của pháp luật về đất đai còn rất nhiều điếm
bị hạn chế. Một mặt do nguyên nhân chủ quan là tụ' bản thân họ chưa có ý Đức, tức là


không chủ động tìm hiểu . Mặt khác còn do công tác tổ chức nhằm tuyên truyền, nâng
cao nhận Đức cho người dân về chế độ, chính sách, quy định pháp luật nhà nước về đất
đai của cơ quan chức năng trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương chưa
được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và triệt đế.
Ngoài ra, chính bản thân các phòng, ban, cơ quan chức năng tại địa phương cũng
chưa nắm bắt các quy định của luật đất đai; các hướng dẫn chế độ, chính sách về đất đai
tại các văn bản dưới luật.Trình độ, năng lực về chuyên môn , nghiệp vụ của đội ngũ cán
bộ còn nhiều hạn chế.
Hậu quả:
Tình trạng tranh chấp đất đai diễn ra ngày càng căng thẳng. Trong quá trình xem
xét giải quyết vụ tranh chấp, các cấp các nghành chức năng của huyện Ý Yên đã thiếu
thận trọng, thiếu hiểu biết về pháp luật đất đai, do đó có những sai sót trong việc xử lý
giải quyết, gây ra khiếu kiện kéo dài và ngày càng phức tạp. Không giải quyết dứt điểm
được vụ tranh chấp đất đai giữa các hộ trên, gây nên dư luận không tốt trong quần chúng
.
5 - XÂY DựNG PHƯƠNG ÁN VÀ LỤA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT


Qua quá trình xem xét, phân tích hồ sơ tài liệu, các số liệu điều tra thu thập đuợc,
chúng ta có thể đưa ra một số phương án giải quyết vụ việc tranh chấp trên như sau:
- Phương án 1: Giao cho bà Thắm quản lý và sử dụng diện tích 3.500 m 2 đất
nông nghiệp. Phương án này không hợp lý. Bởi vì mặc dù bà Thắm đã được ông Thắng
(bố ông Đức) chia cho 3.500 m2 và đã có tên trong sổ quy chủ của xã. Tuy nhiên bà
Thắm tù' năm 1974 đến năm 1993 chỉ sử dụng diện tích 770 m 2 ở thửa 170 thuộc tờ bản
đồ địa chính số 20. Do đó không thế giao số diện tích 3.500 m 2 này cho bà Thắm được.
Hơn nữa bà Hương hiện nay đang sử dụng diện tích 690 m 2 ở thửa 80, tờ bản đồ địa
chính só 20 đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hàng năm bà vẫn đóng và nộp
thuế đầy đủ.
- Phương án 2: Giao cho ông Đức quản lý và sử dụng diện tích 3.500 m 2 đất
nông nghiệp. Phương án này cũng không hợp lý. Bởi vì diện tích 3.500 m 2 trước đây là
của ông Thắng (bố ông Đức) sử dụng, qua các thời kỳ thay đổi chính sách đất đai của
Nhà nước, diện tích đó không thuộc quyền quản lý của ông Thắng nữa. Mặt khác, khi có


chủ trương thay đối vế hình Đức tố chức quản lý trong nông nghiệp thì bản thân ông
Đức cũng chưa được cấp có thấm quyền giao đất sản xuất nông nghiệp. Lúc này ông
Đức sử dụng diện tích trên với ý nghĩa là đất cũ của cha đế lại. Mặt khác khi ông Thắng
mất năm 1980 không có di chúc thừa kế đế lại cho ông Đức. Trong quá trình sử dụng đất
ông Đức đã bán cho bà Hương diện tích 690 m 2. Như vậy số diện tích trên không thuộc
quyền sử dụng họp pháp của ông Đức.
- Phưomg án 3: Đế giải quyết dứt điểm vụ việc tranh chấp đất đai nói trên, trên
cơ sở phân tích hồ sơ tài liệu, chứng cứ đã điều tra, thu nhập và xác minh, căn cứ các
quy định của pháp luật đất đai, văn bản pháp quy có liên quan, xuất pháp tù' điều kiện
hoàn cảnh thực tế của hộ ông Nguyễn Anh Đức và hộ bà Lê Thị Thắm, theo tôi biện
pháp xử lý vụ việc trên là: Giao quyền quản lý và sử dụng đất cho bà Thắm 770 m 2, ông
Đức 2.040 m2. Đồng thời để tránh tình trạng tranh chấp đất đai sau này giữa ông Đức, bà
Thắm và bà Hương (do bà
Hương đã có đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) đề nghị các cơ

quan có thẩm quyền hợp Đức hoá chính Đức diện tích 690 m 2 cho bà Hương để bà
Hương yên tâm quản lý và sử dụng diện tích đất đó.
KÉ HOẠCH TỎ CHỨC THựC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ LựA CHỌN

Trên cơ sở phân tích hồ sơ tài liệu, chứng cứ đã điều tra, thu thập và xác minh,
căn cứ các quy định của pháp luật đất đai, chúng tôi chọn phưong án 3. Đây là phương
án hợp pháp, họp lý nhất. Thực hiện theo phương án này sẽ giải quyết dứt điểm được vụ
tranh chấp đất đai giữa các hộ trên, đem lại sự công bằng trong xã hội và sự hoà thuận
trong nhân dân.
Cơ quan chức năng có trách nhiệm giải quyết khiếu nại của bà Thắm là Sở Tài
Nguyên và Môi trường Nam Định. Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định lập hồ sơ
chi tiết vụ việc và đề nghị UBND tỉnh như sau:
1. Ra quyết định huỷ bở Quyết định giải quyết số 125/QĐ-UB ngày 28/11/2001
về việc giải quyết tranh chấp đất đai và Quyết định số 84/QĐ-UB ngày 20/3/2002 về
việc giải quyết khiếu nại đổi với bà Lê Thị Thắm của UBND huyện Ý Yên
2. Không chấp nhận việc bà Lê Thị Thắm đòi quyền sử dụng đối với diện tích


3.500m2 đất nông nghiệp do ông Nguyễn Anh Tùng chia cho bà vào năm 1976 (vì các
căn cứ đã phân tích ở trên)
3. Căn cứ các quy định tại Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 và Nghị định số
85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 quy định và bổ xung một số điều về việc giao đất nông
nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ốn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông
nghiệp, hộ bà Thắm không thuộc diện đối tượng được giao đất nông nghiệp do bà không
có hộ khẩu thường trú tại xã Yên Ninh, huyện Ý Yên. Nhưng xét thấy điều kiện hoàn
cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, để đảm bảo cho gia đình bà đỡ thiệt thòi, đề nghị
UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Ý Yên tiến hành thủ tục thu hồi diện tích 770 m 2 đất
nông nghiệp mà ông Nguyễn Anh Đức đang sử dụng, giao cho hai hộ con trai bà Lê Thị
Thắm là ông Bùi Văn Lâm và ông Bùi Xuân Trường đế sử dụng vào mục đích sản xuất
nông nghiệp. Hiện nay hai hộ này có hộ khâu thường trú tại xã Yên Ninh, huyện Ý Yên

nhưng có ít diện tích canh tác, thực sự có nhu cầu sử dụng để sản xuất nông nghiệp.
4. Do bà Hương đã có đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
thực tế bà Hương đã quản lý, sử dụng và đóng thuế từ năm 1995 đến nay. Vì vậy đề nghị
các cơ quan có thấm quyền xem xét và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
bà Hương diện tích là 690 m2 ở số thửa là 80, thuộc tờ bản đồ địa chính số 20.
5. Diện tích còn lại 2.040 m 2 có số thửa 145, thuộc tờ bản đồ địa chính số 20
giao cho ông Nguyễn Anh Đức quản lý và sử dụng. Ông Đức có trách nhiệm quản lý và
sử dụng diện tích đất trên có hiệu quả theo quy định của Luật đất đai năm 2003.
III- KIẾN NGHỊ
Từ trường hợp tranh chấp cụ thế nói trên và tình hình thực tế diễn biến tranh
chấp đất đai đã và đang diễn ra trên nhiều địa phương nói chung và trên địa bàn tỉnh
Nam Định nói riêng, tôi xin có một số kiến nghị sau đây:
- Khi có hiện tượng tranh chấp đất đai giữa các chủ sử dụng đất và các chủ sử dụng
có đơn đề nghị các cấp giải quyết thì chính quyền các cấp mà đầu tiên là cấp xã, phường
tổ chức giải quyết ngay theo thẩm quyền cuả mình mà pháp luật quy định, tránh đế tồn
đọng kéo dài gây mất đoàn kết trong nhân dân.
- Khi đã giải quyết thì phải giải quyết triệt đế trên cơ sở hợp pháp, họp lý. Ngay sau


khi giải quyết tranh chấp ốn thoả phải tiến hành việc hoàn chỉnh các hồ sơ địa chính cần
thiết có liên quan, đế tránh có sự tranh chấp tiếp theo mang tính dây chuyền. Đây chính
là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý đất đai sau này.
- Hiện nay đã có Luật đất đai năm 2003 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá IX kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003. Tuy
nhiên Nhà nước cần xây dựng ban hành nhanh chóng hệ thống chính sách pháp luật đất
đai một cách hoàn thiện, đồng bộ, các văn bản hướng dẫn thống nhất tù' trung ương đến
địa phương đầy đủ, kịp thời, tránh hiện tượng chồng chéo và phù hợp với sự phát triến
của kinh tế xã hội đất nước.
- Chú trọng củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành địa chính từ Trung ương
đến cơ sở, quan tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành nhằm

nâng cao trình độ, kiến Đức quản lý nhà nước về đất đai cũng như năng lực chuyên môn
đế đáp ứng tốt yêu cầu giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra, đặc biệt là đội ngũ cán bộ địa
chính xã, phường, thị trấn. Lực lượng này có vai trò rất quan trọng, đảm nhiệm giải
quyết những vấn đề nảy sinh tù' cơ sở.
- Quan tâm đầu tư kinh phí cho đo đạc lập bản đồ và hồ sơ địa chính cũng như
đầu tư các thiết bị máy móc, công nghệ tiên tiến, hiện đại, tạo điều kiện cho ngành xây
dựng nhanh chóng, đầy đủ và chính xác hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính đế đáp ứng
việc quản lý đất đai một cách có hiệu quả nhất ở các cấp như ứng dụng công nghệ tin
học vào quản lý, khai thác tư liệu, trang bị máy móc thiết bị công nghệ mới cho đo vẽ,
thành lập bản đồ và các tư liệu, hồ sơ địa chính khác ...
- Tăng cường phố biến, tuyên truyền pháp luật đất đai nói riêng và các pháp luật
nói chung trong nhân dân bằng nhiều hình Đức, nhằm giáo dục mọi người có ý Đức
chấp hành đúng các chính sách pháp luật của nhà nước. Đồng thời cấp uỷ và các cấp
chính quyền địa phương cần quan tâm đến công tác địa chính một cách thoả đáng để giải
quyết kịp thời, có hiệu quả các vấn đề đặt ra.
- Ở phạm vi địa phương, ngành cần cụ thế hoá pháp luật đối với những vấn đề
được Trung ương uỷ quyền một cách kịp thời, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội ở
địa phương.
KẾT LUẬN


Qua phân tích vụ việc xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giải quyết
tranh chấp đất đai trên, có thể rút ra kết luận là:
Một là: Việc quản lý đất đai chặt chẽ, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất đúng quy định, đầy đủ cơ sở là cực kỳ quan trọng, đây chính là một trong những
nguyên nhân gây nên khiếu kiện phức tạp kéo dài.
Hai là: Công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai là một trong những nội
dung quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Các vụ việc đã được giải
quyết thì phải tổ chức thực hiện, kiếm tra, đôn đốc kịp thời đế không xảy ra khiếu kiện
kéo dài, gây bức xúc, làm phát sinh những quan hệ khiếu kiện mới phức tạp hơn. Thực

hiện tốt nội dung này không những góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
quản lý nhà nước về đất đai, mà còn góp phần đáng kế trong việc phát triến kinh tế, đảm
bảo trật tự xã hội cũng như củng cổ niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng,
hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai, xin được đề xuất một số giải
pháp như sau:
1. Trên cơ sở quy định của pháp luật về đất đai, khiếu nại, tố cáo...Tăng cường
sự quan tâm, lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo sát sao, kiên quyết, nhất quán
của cấp huyện, cấp tỉnh đối với chính quyền cơ sở. Đặc biệt, trong những vấn đề phức
tạp, nhạy cảm như bồi thường, giải phóng mặt bằng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý
vi phạm đất đai.
Phải tăng cường xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, đáp ứng yêu cầu quản
lý và điều hành các mặt hoạt động của địa phương. Tiếp tục kiện toàn hệ thống cơ quan
quản lý đất đai, tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ - công chức, quản lý đất đai trên địa
bàn đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai trong tình hình mới. Tăng cường trách nhiệm và sự
phối hợp hoạt động, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong quản lý đất đai giữa các
ngành, các cấp, khắc phục tình trạng chông chéo hoặc khoảng trông trong quản lý đất
đai.
2. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Làm tốt công tác tuyên truyền phố
biến giáo dục pháp luật đất đai, nâng cao ý Đức pháp luật đất đai. Công khai, minh bạch
hoá các văn bản của Nhà nước liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Tập trung xử lý dứt điếm những vấn đề lịch sử đế lại trong quản lý, sử dụng đất đai, đảm
bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất và lợi ích của Nhà nước, xã hội, thiết lập


trật tự quản lý, sử dụng đất theo pháp luật. Tố chức tốt công tác hòa giải ở co sở.
3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết các khiếu nại về đất đai đổi với cấp
huyện, gắn với tăng cường công tác tiếp dân, đối thoại giải đáp, giải thích pháp luật có
liên quan đến khiếu nại, tranh chấp. Đe làm tốt nội dung này, đòi hỏi cán bộ thụ lý hồ sơ
phải có kiến Đức nghiệp vụ chuyên môn, am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm thực tiễn,

có trách nhiệm cao, nghiên cứu kỹ hồ sơ. Bộ máy hành chính ở địa phương phải hiếu rất
rõ pháp luật về đất đai của tòng thời kỳ, áp dụng đúng pháp luật hiện hành. Có như vậy
chất lượng giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất đai mới có tính khả thi và phù hợp với
pháp luật.
4. Tăng cường đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, hiện đại hoá, tin học hoá, ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai trên địa bàn, xây dựng hoàn thiện cơ sở
dữ liệu đất đai, đảm bảo tính nhanh nhạy, chính xác, cập nhật kịp thời mọi biến động
trong quản lý, sử dụng đất.
Tăng cường công tác xác lập hồ sơ địa chính các cấp và cấp giấy chứng nhận
QSD đất, chỉnh lý biến động đất đai thường xuyên gắn với công tác lưu trữ hồ sơ tài
liệu. Công tác này rất có ý nghĩa đối với công tác giải quyết hồ sơ khiếu nại, tranh chấp
đất đai khi phát sinh khiếu nại thì thời gian thụ lý sẽ rút ngắn vì có đầy đủ căn cứ để xem
xét. Nội dung này liên quan trực tiếp đến cán bộ địa chính xây dựng cấp xã, thông tin về
nguồn gốc đất, quá trình sử dụng và biến động đất đai ... để tham mưu hòa giải ở cơ sở
ngay khi khiếu nại, tranh chấp phát sinh.
5. Tăng cường công tác kiếm tra, thanh tra về áp dụng pháp luật về đất đai, để
sớm phát hiện những bất cập trong chính sách, những thiếu sót, vi phạm trong tổ chức
thực hiện, nhằm triệt tiêu nguyên nhân, ngăn chặn những phát sinh mới về tranh chấp,
khiếu nại, tổ cáo về đất đai. Kiên quyết giải quyết hết các trường hợp tồn đọng, không
đế kéo dài, phức tạp thêm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Luật Đất đai 1987.
2.Luật đất đai năm 1993.
3.Luật sửa đối, bố sung một số điều của Luật đất đai năm 1998.
4.Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Luật đất đai năm 2001.


5.Luật Đất đai năm 2003.
6.Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và úy ban nhân dân được Quốc hội
khúa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003.

7.Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998.
8.Luật sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo của Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 58/2005/QH11.
9.Quyết định số 201-ĐKTK ngày 14/7/1989 của Tổng cục Quản lý ruộng
đất về việc ban hành quy định cấp giấy CNQSD đất.
10.

Thông tư 302/TT - ĐKTK của Tổng cục Quản lý ruộng đất

ngày 28/10/1989, hướng dẫn thi hành Quyết định sổ 201-ĐKTK .
11.

Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày

29/10/2004, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
12.

Tài liệu bồi dường về Quản lý hành chính nhà nước (chương

trình chuyên viên chính), Học viện Hành chính quốc gia, năm 2009.



×