Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.28 MB, 104 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

TAC GIA: NGUYEN VĂN PHƯƠNG

Chuyén nganh: Luat Kinh té

Mã số: 6.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH DŨNG SỸ

HÀ NỘI - NĂM 2006

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

DAI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA HỌC

TÁC GIÁ: NGUYÊN VĂN PHƯƠNG

ĐỀ TÀI

Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất để đảm bảo tiền vay và thực tiễn

áp dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 6.01.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS. ĐINH DŨNG SY

HÀ NỘI - NĂM 2006

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

3. Mục dich nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5. Phạm vi nghiện cứu 3 6. Phương pháp nghiên cứu 3

7. Cấu trúc Luận văn 4

CHUONG I: NHŨNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỀ THIẾ CHAP QUYỂN SỬ DỤNG DAT ĐỂ :

BẢO DAM TIEN VAY |

<small>1. Hoạt động ngân hàng và vấn dé bảo dam tiền vay 5</small>

<small>1.1 Ngân hàng và đặc trưng của hoạt động tín dụng ngân hàng 5</small>

<small>1.2 Bảo đảm tiền vay - một nguyên tắc của hoạt động tín dụng 102. Quyền sử dung đất va vấn dé thế chấp quyền sử dụng dat 12</small>

<small>2.1 Quyền sử dung đất theo pháp luật Việt Nam 12</small>

<small>2.2 Thế chấp quyền sử dụng đất - một biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản 163. Những nội dung pháp ly cơ bản về thế chấp quyền sử dung dat 18</small>

<small>3.1 Điều kiện vẻ quyền sử dung đất thé chấp 18</small>

<small>3.1.1 Diéu kién vé bén thé chap 183.1.2 Điều kiện về quyền sử dung đất thế chấp 22</small>

CHUONG 2. THUC TIỀN AP DỤNG PHAP LUAT VỀ THE CHAP QUYEN SỬ DỤNG ĐẤT `

<small>ĐỀ BẢO DAM TIEN VAY TẠI NGÂN HANG NGOẠI THUONG VIỆT NAM "</small>

<small>1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 35</small>

<small>1.1 Về tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 351.2 Về hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 36</small>

<small>2. Thực trang thế chấp quyền sử dụng đất để bao dam tiền vay tai Ngân hàng Ngoại</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>thương Việt Nam</small>

<small>2.1 Những ưu điểm, thuận lợi BY</small>

<small>2.2 Những Khó khan, vướng mac 4H</small>

<small>2.2.1 Vẻ xác định gid trị quyền sử dụng đất lst</small>

<small>2.2.2 Về công chứng hop dong thé chap bang quyền sử dụng dat 46</small>

<small>2.2.3 Về dang ky hợp dony thế chấp quyền sử dụng dat 61</small>

<small>2.2.4 Xử lý quyền sử dụng dat thế chap để tha hồi nợ 70</small>

CHUONG 3. PHƯƠNG HUỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỂ 19

<small>CHAP QUYEN SỬ DỤNG ĐẤT DE BAO DAM TIEN VAY</small>

1. Phương hướng 79

1.1 Cần ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời các văn bản hướng dan thí hành 79

<small>Luật đất dai nam 2003</small>

1.2 Cần nhanh chóng soạn thao và ban hành day đủ các văn bản quy phạm pháp 82

<small>luật hướng dẫn thi hành Bộ luật Dan su nam 2005</small>

1.3 Đổi mới tư duy, nhận thức và cơ chế làm việc của các cơ quan quản lý nhà 83

<small>nude vé dat dai</small>

1.4 Hoàn thiện các quy định về bảo dam tiền vay 84

2. Giải pháp 89

2.1 Phat triển thị trường bất động sản 89

2.2 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế định giá quyền sử dụng đất 31

2.3 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng thế chấp 93

<small>quyền sử dụng đất theo hướng đơn giản, thuận tiện nhưng hiệu lực</small>

KẾT LUẬN

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

PHẦN MỞ ĐẦU

<small>1. Tính cấp thiết của đề tài</small>

<small>Thế chấp quyền sử dụng đất chỉ được pháp luật chính thức thừa nhận khí Luật Đất</small>

<small>dai năm 1993 ra đời. Tại khoản 3 Điều 3 Luật Đất dai năm 1993 quy định: “//6 gia đình,</small>

cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đối, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế,

<small>thé chap quyền sử dung đất”. Theo đó, người sử dụng đất là cá nhân, hộ gia đình được thế</small>

chấp quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng để vay vốn phát triển sản xuất, kinh

Để người sử dụng đất thực hiện được năm quyền nói trên, Bộ luật Dân sự năm

1995 đã quy định về việc thế chấp quyền sử dụng đất (từ Điều 727 đến Điều 737) với các

<small>nội dung: thế chấp quyền sử dụng đất; điều kiện thế chấp quyền sử dụng dat, thế chấp</small>

quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng; thế chấp đất ở; hình thức

<small>thế chấp quyền sử dụng đất; phạm vi thế chấp quyền sử dụng đất; nghĩa vụ của bên thế</small>

chấp quyền sử dụng đất; quyền của bên thế chấp quyền sử dụng đất; nghĩa vụ của bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất; quyền của bên nhận thế chấp quyền sử dụng dat; xử lý

<small>quyền sử dụng đất.</small>

Sau nhiều năm thực hiện, Luật Đất dai năm 1993 (bao pồm cả Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của Luật Đất dai năm 1998 và Luật sửa đổi, bố sung một số điều của

<small>Luật Đất dai năm 2001) và Bộ luật Dan sự năm 1995 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập so</small>

với thực tế. Do đó, hai đạo luật này đã được thay thế tương ứng bằng Luật Đất đai năm

<small>2003 và Bo luật Dan sự năm 2005 cho phù hop với tình hình mới. Nhờ đó mà ngày càng</small>

có nhiều quan hệ vay vốn được xác lập trên cơ sở có bảo đảm bằng thế chấp quyền sử

<small>dụng đất.</small>

<small>Thực tiễn, trong những năm qua, quyền sử dung đất luôn là tài sản bao dam quan</small>

trọng và chiếm một.tỷ lệ lớn trong tổng giá trị tài sản thế chấp của khách hàng vay tại các

tổ chức tín dụng. Tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (tên viết tắt trong giao dịch quốc

tế là Vietcombank), quyền sử dụng đất thế chấp để bảo đảm tiền vay cũng khơng nằm

<small>ngoại lệ đó.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<small>Vietcombank là một trong năm ngân hàng thương mai Nhà nước và là ngan hanghàng đầu tai Việt Nam trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, đạc biệt là lĩnh vực thánh toánquốc tế. Như các ngân hàng thương mại khác, Vietcombank là định chế tài chính trung</small>

<small>gian cũng cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, làm cầu nối piữa Dang, Nhà nước</small>

với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thơng qua việc thực hiện các chủ trương, chính sách <small>và pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hang. Do đó, việc Vietcombank hoạt động có</small>

hiệu qua và 6n định khơng những hồn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ được Đảng, Nha

<small>nước giao cho trong từng thời kỳ mà cịn góp phần đưa chủ trương, chính sách của Dang</small>

<small>và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống.</small>

Hoạt động cho vay là một lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến nhiều ngành, nhiều

lĩnh vực trong xã hội và tiểm ẩn nhiều rủi ro. Cho nên, việc Vietcombank nhận thế chấp

quyền sử dụng đất để cho vay là biện pháp phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở pháp lý và kinh tế

<small>cho việc thu hồi nợ sau này.</small>

Quyền sử dụng đất là tài sản “đặc biệt” có piá trị lớn và gắn liền với sự tồn tại, hoạt động của hầu hết các cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình (gọi chung là người sử dụng dat). Do đó, khi những chủ thể này vay vốn có bảo đảm bằng tài sản, thì quyền sử dụng

đất là tài sản thường sẵn có và đủ giá trị để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với tổ

chức tín dụng. Vì vậy, trong những năm qua, thế chấp quyền sử dung đất để bảo đảm tiền vay tại Vietcombank luôn là biện pháp bảo đảm tiền vay phổ biến và chủ yếu được áp

<small>dụng đối với hầu hết các khách hàng vay.</small>

Chính từ những quy định của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất và thực tiễn

thế chấp quyền sử dụng đất nói trên, tơi đã mạnh dan chọn đề tài Luận văn “Phdp luật về

thé chấp quyền sử dụng đất để bảo dam tiên vay và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng

<small>Ngoại thương Việt Nam”.</small>

<small>2. Tình hình nghiên cứu</small>

Cho đến nay, có nhiều cơng trình nghiên cứu về thế chấp quyền sử dụng đất để bảo

đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách

tồn điện về biện pháp bảo đảm tiền vay bằng thế chấp quyền sử dụng đất và thực tiễn áp

<small>dụng tại Vietcombank.</small>

<small>t</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<small>3. Mục dich nghiên cứu</small>

<small>Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiên vẻ thế chấp quyền sử dụng đất để bảo</small>

<small>đảm tiền vay tại Vietcombank, Luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp đểgóp phần hồn thiện các quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng thế chấp quyền</small>

<small>sử dụng đất.</small>

<small>4. Nhiém vụ nghiên cứu</small>

<small>Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, Luận văn piải quyết các nhiệm vụ sau đây:</small>

<small>- Đặc trưng của hoạt động tín dụng ngân hàng.</small>

<small>- Bảo đảm tiền vay - một nguyên tắc của hoạt động tín dụng.</small>

<small>- Quyền sử dụng đất và vấn đề thế chấp quyền sử dụng đất.</small>

<small>- Thực tiên thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay tại Vietcombank.</small>

- Những ưu điểm và hạn chế, khó khăn của biện pháp bảo đảm tiền vay bằng thế

<small>chấp quyền sử dụng đất.</small>

<small>- Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất</small>

để bảo đảm tiền vay. <small>5. Pham vi nghiên cứu</small>

<small>Dựa vào nhiệm vụ nghiên cứu, Luận van tập trung nghiên cứu các quy định của</small>

<small>pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất và thực tiễn thế chấp quyền sử dụng đất để bảo</small>

<small>đảm tiền vay tại Vietcombank.</small>

<small>6. Phương pháp nghiên cứu</small>

<small>- Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Luận văn chủ yếu dựa trên Chủ</small>

<small>nghĩa Mác Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối và chính sách của Đảng.</small>

<small>- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thực tiễn tại Vietcombank.</small>

<small>©3)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<small>- Phương pháp nghiên cứu, kế thừa tứ liệu, sách báo về thế chấp quyền sử dụngđất để bảo đảm tiền vay và các van bản pháp luật có liên quan.</small>

<small>- Phương pháp phan tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh.</small>

<small>7. Cau (rúc Luận van</small>

<small>Luan van được chia thành 3 chương:</small>

Chương Í: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẾ CHAP QUYỀN SỬ DUNG ĐẤT ĐỀ

BẢO ĐÁM TIỀN VAY

Chương 2: THUC TIỀN THẾ CHAP QUYEN SỬ DUNG ĐẤT DE BẢO DAM TIỀN

VAY TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIÁI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẾ

CHAP QUYỀN SỬ ĐỤNG ĐẤT ĐỀ BẢO DAM TIỀN VAY

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<small>Chương Í</small>

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THE CHAP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT DE BẢO DAM TIỀN VAY

<small>1. Hoạt dong ngân hang và van dé bao dam tiền vay</small>

<small>1.1 Ngan hang và đặc trưng của hoạt động tín dung ngán hang</small>

<small>1.1.1 Ngân hàng</small>

Ngân hàng thương mại là một tổ chức ra đời từ rất lâu trong xã hội, nó xuất hiện

<small>trước khi có Chủ nghĩa Tu bản. Sự ra đời và xuất hiện của ngân hàng thương mại gan liền</small>

với sự xuất hiện và phát triển của nền sản xuất hàng hố xã hội. Với hình thức kinh doanh đa dạng và phong phú, ngân hàng thương mại đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển

<small>hiệu quả hơn. La định chế tài chính trung gian, ngân hàng thương mại đóng vai trị như là</small>

<small>chiếc cầu nối điều hòa nhu cầu về vốn piữa bên có vốn nhàn rỗi gửi tại ngân hàng với bên</small>

thiếu vốn, có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Ở Việt Nam, trước những năm 90, các ngân hàng thương mại Việt Nam không thể

<small>tự chủ, độc lập được trong hoạt động kinh doanh do nước ta cịn duy trì cơ chế hành chính- bao cấp và hệ thống ngân hàng chưa có sự phân biệt chức năng quản lý Nhà nước vớichức năng kinh doanh. Cho nên, hoạt động tín dụng của ngân hàng thường được thực hiện</small>

<small>theo mệnh lệnh, chỉ tiêu từ trên xuống. Do đó, khi có rủi ro xảy ra dẫn đến khơng thu hồiđược vốn, ngân hàng khong phải chịu trách nhiệm về vấn dé đó. Phương thức này đã hạn</small>

<small>chế sự năng động, sáng tao và tinh thần “dám nghĩ, đám làm, đám chịu trách nhiệm” của</small>

những cán bộ có năng lực, trình độ. Khi nước ta xố bỏ cơ chế bao cấp để chuyển sang

<small>nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì việc các ngân hàng cho vay</small>

<small>theo chỉ tiêu, mệnh lệnh hành chính khơng còn phù hợp nữa. Do vậy, ngân hàng thươngmại chỉ thực sự ra đời và hoạt động kinh doanh một cách độc lập theo đúng nghia của nó</small>

<small>vào đầu những năm 90 khi Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh ngân hàng, hợptác xã tín dụng và cơng ty tài chính được Hiội đồng Nhà nước ban hành ngày 23/05/1990.</small>

Kể từ đó, mơ hình tổ chức của hệ thống ngân hàng Việt Nam mới được tổ chức thành hai

<small>cấp: Ngan hàng Trung ương (còn gọi là Ngan hàng Nhà nước Việt Nam) thực hiện chức5</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>năng quan lý Nhà nước đốt với hoạt động ngân hàng, các ngân hàng thương mat thực hiện</small>

<small>chức nang kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng.</small>

<small>Sau hơn 7 năm thực hiện, nhiều quy định của hai Pháp lệnh nói trên đã bộc lộ</small>

những hạn chế nhất định, khơng đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong tiến trình hội nhập <small>kinh tế quốc tế, Cho nên, ngày 12/12/1997, Quốc hội đã thông qua Luật Ngân hàng Nhà</small>

nước và Luat Các tổ chức tín dụng. Hai đạo luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/10/1998 và

<small>cũng kể từ thời điểm này, hai Pháp lệnh nói trên hết hiệu lực. Song cũng chỉ trong một</small>

khoảng thời gian, ngày 15/06/2004, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số

điều của Luật các tổ chức tín dụng cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước. Theo đó, tổ chức tín dụng được hiểu là doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở quy

định của Luật này và các quy định liên quan khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng.

Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung

thường xuyên là nhận tiền gir, sử dụng số tiền này để cấp tín dung và cung ứng các dich

<small>vụ thanh toán.</small>

Từ những vấn dé nêu trên, khái niệm ngân hang được giải thích như sau: “Nedn hàng là loại hình tổ chức tín dung được thực hién toàn bộ hoạt động ngân hàng và các

<small>loạt dong khác có liên ¢ TU,</small>

hot động kl liên quan ”9)

<small>1.1.2 Đặc trưng của hoạt động tín dụng ngân hàng</small>

Hoat động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng ©. Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng ln đóng một vai trị

quan trọng trong phát triển sản xuất, kinh doanh: điều chuyển vốn từ nơi dư thừa (tổ chức

kinh doanh tiền tê hoặc hàng hoá, dịch vụ) đến nơi thiếu vốn (tổ chức, hộ gia đình, cá

nhân cần vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống). Tín dụng là một

<small>phạm trù Kinh tế thể hiện mối quan hệ piữa người cho vay và người đi vay, trong đó người</small>

cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá, dịch vụ cho vay cho

ng ười di vay trong một thời gian nhất định. Khi đến hạn thanh tốn, người di vay có nghĩa

<small>(1) diểm 2 khoản 3 Diéu | Luật xứa doi, bở sung một số diéu của Luật các tổ chức tín dung nam 2001</small>

<small>(2): điểm 8 khoản 3 Dieu L Luật sta doi, bở sung một xố điền của Luật các tổ chức tín dung nàm 200-4</small>

<small>6</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<small>vụ hoàn trả số tiền hoặc gia trị hàng hố, dich vụ đã vay, có hoặc khơng có kèm theo motkhoản lãi nhất định.</small>

<small>Theo ngun nghia, tín dụng có nghấa là "lịng tin’: người cấp tín dụng tin vào kha</small>

<small>năng và uy tín của khách hàng vay. Cho nên, nhiều trường hợp bên cho vay đã cấp tín</small>

<small>dung cho bên đi vay trên cơ sở tính hiệu qua, kha thi của dự án mà khơng yêu cầu có tàisản bao đảm hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Trong quan hệ kinh doanh, thương mại, tíndụng được thé hiện dưới hai hình thức: tín dụng thương mại và tín dụng ngân hang. Nếu</small>

như tín dụng ngân hàng luôn gan liền với tiền mặt mà theo đó bên thừa vốn cho bên thiếu vốn vay với ngun tác có hồn trả pốc và lãi, thì tín dụng thương mại thường gan liền với

<small>hang hoá, dịch vụ mà theo đó bên có hàng hố, dịch vụ bán chịu cho bên mua (ban hang</small>

trả tiền sau), bên mua phải cam kết trả nợ cho bên bán trong một thời hạn nhất định, thời

<small>hạn này được xác định căn cứ vào yêu cầu của dự ấn, các nguồn trả nợ và khả năng thuhồi vốn của bên mua hàng hố, dịch vụ.</small>

<small>Hoạt động tín dụng ngân hàng có những, đặc trưng sau đây:</small>

- Ngân hàng dùng vốn tự có và vốn huy động để cấp tín dụng.

Vốn tự có của ngân hàng gồm có giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ,

một số tài sản “Nợ” khác của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Ngồi nguồn vốn tự có, thì vốn huy động (vốn đi vay) chiếm một tỷ lệ lớn trong

tổng nguồn vốn của ngân hàng, bao gồm: tiền gửi của tổ chức, cá nhân gửi tại ngân hàng,

vốn vay của các tổ chức tín dụng khác và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vốn do phát

<small>hành piấy tờ có gia.</small>

Ngân hàng thương mai là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và

thường xuyên là nhận tiền gti của Khách hàng với trách nhiệm có hồn tra và sử dụng số

tiên đó để cho vay. Cho nên, ngân hàng thương mại phải sử dụng vốn tự có và vốn huy

<small>động, để cấp tín dụng. Thơng qua việc cấp tín dụng, ngân hàng thương mại mới có lợi</small>

nhuận để thanh tốn các chỉ phí phát sinh trong quá trình hoạt động (như điện, nước, tiền

lương, tiền cơng, máy móc, thiết bị, tiền th đất, th trụ so...) và trả lãi tiền gửi cho

người gửi tiền, lãi tiền vay cho người cho vay (Ngân hang Trung ương, các tổ chức tín

<small>dụng khác).</small>

<small>- Cấp tín dụng phải bao đảm ngun tác có hồn tra pốc và lãi.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<small>Mục tiêu hoạt động của các ngân hàng thương mại là lợi nhuận. Do đó, về nguyên</small>

tắc việc ngân hàng thương mai sử dụng vốn tự có, vốn huy động để cấp tín dụng phái dam <small>bao có lãi, tức là lãi cho vay phải lớn hơn lãi huy động.</small>

<small>Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản, mang Jai lợi nhuận chủ yếu cho các ngânhàng thương mai Việt Nam trong những năm qua. Các ngân hàng thương mai được cấp tín</small>

dụng cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình dưới các hình thức cho vay, chiết khấu, tái chiết

<small>khấu thương phiếu và các giấy tờ có pid khác, bảo lãnh, cho thuê iat chính, bao thành tốnvà các hình thức Khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, trong đó hình thức cho vay</small>

là chủ yếu và phổ biến. Dự báo trong nhiều năm tới, doanh thu tín dụng vẫn là nguồn thu

<small>chủ yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Hoạt động dịch vụ khác của các ngân</small>

hàng thương mại nước ta, như: thành tốn thẻ, mở thư tín dụng, thu hộ.... chỉ có thể phát triển ở những thành phố lớn nhưng doanh thu từ các dịch vụ này không lớn hơn doanh thu

<small>tín dụng.</small>

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách

hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với

nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Khách hàng vay vốn của tổ chức tin dụng phải bảo

<small>đảm sử dụng vốn vay đúng mục đích và hồn trả nợ gốc, lãi đúng thời hạn đã thỏa thuận</small>

trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào yêu cầu của dự ấn:

các nguồn trả nợ và khả năng thu hồi vốn, được tính từ khi khách hàng bất đầu nhận vốn

vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay được thỏa thuận trong hợp đồng tín

dụng piữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay.

Về nguyên tắc, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đều có quyền vay vốn ngân hàng

để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải tất cả những chủ thể đó đều được vay vốn ngân hàng mà chỉ có

những chủ thể đáp ứng được những điều kiện nhất định mới được vay vốn ngân hàng.

Theo quy định của Quyết định số 127/2005/QĐ-NIINN ngày 03/02/2005 của Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay của tổ

chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN

ngày 31/12/2001, thì khách hàng vay tại tổ chức tín dụng là các tổ chức, cá nhân Việt

Nam va nước ngồi có nhu cau vay vốn, có kha nang trả nợ để thực hiện các dự án đầu tự,

<small>phương án sản xuất, kinh doanh, dich vụ hoặc dự án đầu tu, phương ấn phục vụ đời song 6</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>trong nước và nước ngoài. Tổ chức tín dụng chỉ xem xét và quyết định cho vay khi khách</small>

<small>hang (tố chức, cá nhân) đáp ứng đủ các điều kiện sau:</small>

<small>® Có nang lực pháp luật dân sự, nang lực hành vi dan sự và chịu trách nhiệm dan sựtheo quy định của pháp luật.</small>

<small>e Đối với khách hàng vay là tổ chức và cá nhân nước ngồi phải có nang lực pháp</small>

<small>luật dan sự và nang lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà phápnhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là cơng dân, nếu pháp luật nước ngồi đó</small>

<small>được Bộ luật Dân sự của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bảnpháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hoà</small>

<small>Xã hội Chủ nghia Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.</small>

<small>e Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.</small>

<small>e Có kha năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.</small>

<small>© Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả;hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thí và phù hợp với quy địnhcủa pháp luật.</small>

<small>e Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ vàhướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.</small>

<small>Thực tiễn tại Việt Nam, doanh nghiệp là chủ thể có như cầu vay vốn ngân hàngnhiều nhất. Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp không chỉ hoạt động sản xuất kinh</small>

<small>doanh trên cơ sở nguồn vốn tự có mà cịn dựa vào nguồn vốn vay. Doanh nghiệp có thể</small>

<small>vay vốn ở ngân hàng, vay dưới hình thức mua bán chịu hàng hố, vay của các tổ chức, cánhân khác thong qua việc phát hành các piấy tờ có gid, trong đó nguồn vốn vay từ ngân</small>

hàng và các loại hình tổ chức tín dụng khác chiếm tỷ lệ chủ yếu.

<small>Vốn vay có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh</small> nghiệp. Nó khơng chỉ bổ sung vốn cho doanh nghiệp mở rộng và phát triển sản xuất, kinh

<small>doanh mà cịn tạo điều kiện lính hoạt cho doar:h nghiệp thu hẹp qui mơ kinh doanh bằng</small>

<small>việc hồn trả các khoản nợ đến han và giảm số lượng vốn vay. Vốn điều lệ của các doanh</small>

nghiệp chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng số vốn sử dụng để sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì các chủ đầu tư không đấm mạo hiểm đầu tư tập trung vốn chủ sở hữu của

<small>mình vào một doanh nghiệp. Cho nên, khi doanh nghiệp đã được thành lập và di vào hoạt</small>

<small>động, vốn huy động của các doanh nghiệp (báo gom cả vốn vay nước ngoài và vốn vay9</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<small>các to chức tín dụng trong nước) trở thành nguồn von quan trọng mà bất Kỳ doanh nghiệpnào cũng, phải coi trong.</small>

1.2 Bao dam tiền vay - một nguyên tắc của hoạt động tín dung

<small>Trong những nam trước day, bao dam tiên vay (thé chấp, cảm cố tài sản hoặc có</small> bảo lãnh của bên thứ ba để báo dam thực hiện nghĩa vụ trả nợ) là một trong những điều

kiện bat buộc để khách hang được vay vốn ngân hàng, ngoại trừ các doanh nghiệp Nhà

nước vay vốn tại ngân hàng thương mai Nhà nước. Nhưng kể từ khi Luật các tổ chức tín <small>dụng có hiệu lực thí hành (01/10/1998) và Chính phủ bạn hành Nghị định số</small>

178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín

dụng (sau đây gọi là Nghị định số 178), thì bảo đảm tiền vay khơng cịn là điều kiện bat buộc về vay vốn nữa. Điều 7 của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách

hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã quy định rõ tổ chức tín dụng xem xét và quyết định

<small>cho vay khi khách hàng thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của</small>

Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. “76 chức tín dụng cho vay trên cơ sở

có bdo dam bằng tai sản cam cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lĩnh của bên thứ ba; khong duoc cho vay trên cơ sở cẩm cố bằng cophiếu của chính tổ chức tín dụng cho vay.

Việc cho vay có bdo dam bang tài sản hình thành từ vốn vay và việc cho vay khơng có bao dam bằng tài sẵn đối với khách hang được thực hiện theo quy định của Chính phi?

® Nghị định số 178 đã trao quyền cho các tổ chức tín dụng được “lua chọn, quyết định vide cho vay có bảo dam bằng tài sản, cho vay khơng có bảo dam bang tài sản theo quy

định của Nghị định này và chịu trách nhiệm về quyết định của minh” ©. Do vậy, tổ chức

tín dung có quyền lựa chọn khách hàng vay có các điều kiện dưới đây để cho vay khong có bảo đảm bằng tài sản dap ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, trung hạn, dai hạn cho việc thực

hiện các dự án đầu tư phát triển hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời

<small>- Sử dung vốn vay có hiệu qua và trả nợ gốc, lai vốn vay đúng han trong quan hệ</small>

vay vốn với tổ chức tín dung cho vay hoặc các tổ chức tín dụng khác;

<small>(3). Dieu S2 Luật các tổ chức tín dụng năm 1997</small>

<small>t1). Khoản 1 Điền + Nghị định xơ 17À/1999/ND-CP ngày 39/12/1999 của Chính phú</small>

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small>- Có dự án đầu tư, phương an sản xuất kinh doanh, dịch vụ kha thí, có hiệu quả;</small>

<small>hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, phù hợp với quy địnhcủa pháp luật;</small>

- Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ;

<small>- Cam kết thực hiện biện pháp bao đảm bằng tài sản theo yêu cầu của tố chức tíndụng nếu sử dụng vốn vay Khơng đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng; cam kếttrả nợ trước hạn nếu khong thực hiện được các biện pháp bảo đảm bang tài sản,</small>

<small>Tuy nhiên, do hoạt động tín dụng là một loại hoạt động kinh doanh đặc thù của các</small>

<small>ngân hàng thương mại (kinh doanh tiền tệ), nên rủi ro tín dụng có những đặc điểm và bản</small>

<small>chất riêng. Lưu thơng hàng hố là nguồn gốc của lưu thông tiền tệ. Cho nên, hoạt động</small>

của ngàn hàng luôn gắn liền với hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng hố của các

<small>doanh nghiệp. Vì thế, sự hoạt động có hiệu quả hay kém hiệu qua của ngân hàng luôn gắn</small>

<small>liền với sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp. Hon nữa, hoạt</small>

<small>động kinh doanh của ngân hang khơng chỉ có các nghiệp vụ huy động vốn và cho vay mà</small>

<small>cịn có các nghiệp vụ khác nữa, như: thanh toán, ngân quỹ, thẻ .... Do đó, phạm vi và đối</small>

<small>tượng quan hệ của ngân hàng rất rộng, nhiều khi ngân hàng gap phải những rủi ro có tínhcộng hưởng của nhiều doanh nghiệp và đối tượng khác nhau.</small>

Ngân hàng thương mại cũng như các tổ chức kinh tế khác có mục tiêu kinh doanh <small>là tối đa hoá lợi nhuận trên vốn tự có và vốn huy động. loạt động cho vay của ngân hang</small> thương mại luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và nhiều nguy cơ mất an toàn. Việc mất an toàn

<small>trong hoạt động cho vay thường là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất kha năng thanh toán</small>

của ngân hàng, thậm chí ngân hàng có thể bị phá sản. Việc ngân hàng bị phá sản sẽ kéo theo sự giải thể hoặc phá sản của các ngân hàng, doanh nghiệp khác. Do đó, nền kinh tế

và xã hội sẽ phải gánh chịu một hậu quả rất nặng nề do phản tng dây chuyền để lại. Do

<small>vậy, tính an tồn và hiệu qua trong hoạt động tín dung của các ngân hàng thương mại luônđược coi trọng và xem xét Kỹ lưỡng trước khí quyết định cho vay.</small>

<small>Sau khi Luật Doanh nghiệp năm 1999 ra đời và có hiệu lực, có hàng chục nghìndoanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động với quy mô vừa và nhỏ. Những doanh</small>

<small>nghiệp nay 6 trong tình trạng thiếu vốn nhưng, khong vay được vốn ngân hàng vì họ vừa</small>

chưa khẳng định uy tín, tín nhiệm của mình để vay vốn ngân hàng bằng tín chấp (vay

khơng có bảo đảm bằng tài sản), vừa khơng có đủ tài sản thế chấp, cầm cố để bảo đảm

<small>thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hang. Ngày cả những trường hợp doanh nghiệp có1]</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<small>dự án kha thi và hiệu qua, ngân hàng cũng khong có cơ sở để cho vay tín chấp. Thêm vào</small>

<small>đó, vào đầu những năm 90, cơ quan tiến hành tố tụng đã hình sự hố các quan hệ kinh tế,</small>

<small>dan sự trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, như: vụ án Tamexco, vụ ấn Epco - MinhPhụng, vụ ấn Dệt Nam Định, vụ an Công ty TNHIT Thuận Hung ... Cho nên, những cán</small>

<small>bộ ngân hàng trực tiếp thẩm định và xét duyệt cho vay rất hoang mang, lo sợ. Đây là một</small>

<small>trong những lý do dẫn đến các ngân hàng thận trọng và ít mạo hiểm hơn khi xem xét vàquyết định cho vay đối với từng dự án cụ thể, Do đó, để bảo đảm an toàn trong hoạt độngcho vay, tài sản bảo đảm tiền vay được xem như là “chiếc phao cứu sinh” cho ngân hàng</small>

<small>thu hồi nợ khi khách hàng vay khơng trả được nợ đến hạn. Vì vậy, việc ngân hàng áp</small>

<small>dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ phòng ngừa những rủi ro trong tương lai, tạo co</small>

<small>sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.</small>

<small>2. Quyền sử dụng đất và vấn đề thế chấp quyền sử đụng đất</small>

<small>2.1 Quyền sử dụng dat theo pháp luật Việt Nam</small>

<small>Nói đến quyền sử dụng tài sản, người ta thường nghĩ ngay đến quyền khai tháccông dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ một đối tượng tài sản. Khác với các loại tài sản</small>

<small>thông thường khác, đất đai là một loại tài sản đặc biệt, một tư liệu sản xuất đặc thù có giới</small>

<small>hạn về khong pian, diện tích nhưng vơ hạn về thời gian sử dụng và khả nang sinh lời. Đấtdai được quan lý và khai thác tốt sẽ là nguồn tài nguyên vô tận của quốc gia. Ngược lại,</small>

<small>việc con người khai thác và sử dụng không hop lý, đất dai sẽ ngày càng bị cạn Kiệt, ảnhhưởng đến môi trường sống và sức khỏe của con người. Do đó, dù các nước trên thế giớiduy trì hình thức sở hữu về đất dai khác nhau nhưng các nước đều có những chế định pháp</small>

<small>luật quan trọng nhằm xác lập cho người sử dụng đất những quyền và lợi ích nhất định, tạo</small>

<small>điểu kiện tối da cho người sử dụng đất phát huy nang lực tự chủ trong quá trình sử dụng</small>

đất. Chẳng hạn như ở Vương quốc Anh, đất dai thuộc sở hữu của Nữ hoàng nhưng Nữ

<small>hồng lại cho người dân sử dụng và có các quyền đối với đất đai: quyền được mua bán,sang nhượng đất. Hong Kông là thuộc dia của Anh trước năm 1997, đất dai ở đây cũng</small>

<small>thuộc quyền sở hữu của Nữ hoàng, song nhà nước thực hiện quyền cho thuê đất trong thờitran 7Š nam theo hình thức “ban đất” thông qua to chức đấu gid, đấu thầu cong khai.</small>

<small>Trước day, piếng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam cũng thừa nhận sự tổn tại</small>

<small>của nhiều hình thức sở hữu khác nhau về đất dai. Điều 14 của Tiến pháp năm 1959 quy12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<small>định: “Nha nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền sé hitu về ruộng đất và các tư lieu</small>

<small>sản xuất khác của nông dân... ”. Sau khi Hiến pháp năm 1980 ra đời với quy định đất dai</small>

<small>thuộc sở hữu toàn dan do Nhà nước thống nhất quan lý: “Dd? dai, rừng núi, xơng hồ, hammo, tai ngun thiên nhiên trong lịng đất, ở vùng biển và thêm lục dia ... déu thuộc sở</small>

<small>hữu tồn dan” (Điều 19). Theo đó, Nhà nước chỉ thừa nhận một hình thức sở hữu đất đai</small>

<small>duy nhất: sở hữu tồn dan về đất đai. Hình thức sở hữu đất dai này tiếp tục được khẳng</small>

<small>định tại Điều 17 của Hiến pháp năm 1992: “Dat dai, rừng múi, sơng hồ; nguồn nước, tài</small>

<small>ngun trong lịng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thêm lục địa và vùng trời... là của Nhà</small>

<small>nước déu thuộc sở hitu toàn dan”.</small>

Ở Việt Nam, có sự tách bạch giữa chủ sở hữu (Nhà nước - đại diện chủ sở hữu) và

<small>chủ sử dụng, đất trong quan hệ đất dai. Một số nước trên thế giới, trong đó có Thuy Điển,</small>

<small>cũng có sự tách bạch giữa quyền sở hữu với quyền sử dụng đất dai nhưng sự tách bạch</small>

này khơng thuần khiết vì một bộ phận đất đai vẫn thuộc sở hữu tư nhân. Ở những nước

<small>này, cơ chế thực hiện quyền sử dụng đất được xác lập trên cơ sở các hợp đồng thuê. Trung</small>

<small>Quốc là quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về chế độ chính trị, kinh tế, xã</small>

<small>hội cũng có sự tách bạch pitta quyền sở hữu đất dai với quyền sử dụng đất của người sửdụng đất trong thời hạn luật định: đất đai thuộc sở hữu tồn dân, cịn quyền sử dụng đất</small>

thuộc về cá nhân hoặc tổ chức (quyền tư hữu). Ở nước ta, Nhà nước thực hiện quyền đại

diện chủ sở hữu toàn dân về đất dai và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai ©. Cho nên, Nhà nước có quyền quy định hình thức pháp lý cụ thể đối với người sử dụng đất. Đất đai là tài nguyên quốc gia có giá trị lớn song Nhà nước vẫn có thể xác lập hình thức giao đất

<small>khong thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền hoặc cho thuê đất đối với người sử dụng</small>

9 Ở các nước thiết lập chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, quan hệ sử dụng đất được xác

<small>lip giữa người có như cầu đi thuê đất với chủ sở hữu, không có hình thức giao đất như ở</small>

<small>Việt Nam.</small>

<small>Hiện nay, Điều 18 Hiến pháp năm 1992 và Điều 6 Luật Đất dai năm 2003 đều</small>

khẳng định: đất dai thuộc sở hữu toàn dan do Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định và lâu dài. Mặc dù, chế định quyền sử

<small>(5): Điều 7 Luật Dat dai năm 20038</small>

<small>9): Trang 33, Giáo trình Luật Dat dai của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xudt bản Tư pháp Hà Nội -2005</small><sub>& ( § 2t N ( ú pad</sub>

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<small>dụng đất Ga các quốc gia cịn có sự Khác nhau về cách thức và nội dụng biểu hiện nhưng</small>

<small>nhìn một cách khái quát, quyền sử dụng đất do pháp luật của các quốc gia quy định đều</small>

có điểm chung: quyền sử dụng đất chỉ là kha nàng của chủ thể được thực hiện hoặc hưởng

<small>những quyền nhất định khi khai thác và sử dụng đất. Những quyền đó được pháp luật phi</small>

<small>nhận và đảm bảo thực hiện trên thực tế.</small>

<small>Luật Đất dai nam 1993 chỉ quy định chung hộ gia đình được thực hiện nam quyền:</small> chuyển doi, chuyển nhượng, cho thue, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất. Để thí hành

<small>Luật Dat dai năm 1993, ngày 29/03/1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số</small>

<small>17/1999/NĐ-CP quy định về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,</small>

<small>thừa kế quyền sử dụng đất và góp vốn quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, năm quyền này của</small>

<small>người sử dụng đất không đấp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc</small>

<small>tế. Vì thế, Luật Dat dai năm 2003 ra đời đã bố sung một số quyền của người sử dụng đất.</small>

<small>Cho nên, quyền của người sử dụng đất được quy định trong Luật Đất dai năm 2003 đã</small>

<small>nhiều hơn so với trước đây, bao gồm: quyén chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho</small>

<small>thuê lại, thừa kế, tặng cho và thế chap, bdo lĩnh, góp vốn bằng quyền sit dung đất (9</small>

<small>quyền). Ngồi ra, người sử dụng đất cịn được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theoquy định tại Mục 4 Chương TT của Luật Đất dai năm 2003.</small>

<small>Luật Đất dai năm 2003 có sự phân chia và quy định tương đối chi tiết về nhữngquyền chung và quyền riêng của người sử dung đất. Theo đó, dù là to chức hay cá nhân,sau khi đã lựa chọn hình thức thuê đất hoặc giao đất, người sử dụng đều có các quyền</small>

<small>chung sau đây:</small>

<small>- Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng dat;</small>

<small>- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;</small>

<small>Thành qua lao động, kết quả đầu tư trên đất được xác định là: nhà cửa, vật kiến</small>

<small>trúc khác trên đất; khả năng sinh lợi, lợi thế của đất được tạo ra trong quá trình sử dụng</small>

<small>đất. Ví dụ như: cai tạo đất xấu thành đất tốt, san lấp đất trăng thành đất bằng v.v...; sản</small>

phẩm thu hoạch từ cây trồng, vật ni... trong q trình sử dụng đất vào mục đích sản

<small>xuất nơng nghiép, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm mudi.</small>

<small>- Hưởng các lợi ích do cơng trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;</small>

<small>- Được Nhà nước hướng dan và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp;</small>

<small>- Được Nhà nước bảo hộ khi bị người Khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp</small>

<small>oháp của mình.</small>

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small>Quyền sử dụng đất hợp pháp là quyền mà người sử dụng đất có được do pháp luật</small>

<small>quy định; do người sử dụng đất tự tạo ra trong quá trình sử dụng hoặc do nhận chuyển</small>

<small>giao, nhận thừa kế từ người khác ... mà không thuộc các trường hợp bị pháp luật cấm.</small>

<small>- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp</small>

<small>pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật ve đất dai.</small>

<small>Từ khi Luật Đất dat năm 1993 ra đời cho đến nay, đất dai là loại tài sản “dac biệt”</small>

<small>được phép tham gia thị trường bất động san. Do đó, tuy Khơng phải la chủ sở hữu đất dai</small>

<small>nhưng người sử dụng đất được hoàn toàn chủ động trong quản lý và khai thác mảnh đất</small>

<small>của mình. Người sử dụng đất được quyền luân chuyển quyền sử dụng đất của mình để làm</small>

<small>tăng vòng quay vốn. Lần đầu tiên, quyền của người sử dụng đất trong quan hệ thế chấp để</small>

<small>bảo đảm thực hiện nghia vụ dân sự được xác lập và phí nhận trong Luật Đất dai năm</small>

1993. Nhờ đó, các hộ gia đình, cá nhân được thế chấp quyền sử dụng đất của mình để bảo

<small>đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng. Cho nên, người sử dụng đất đã vay được</small>

vốn ngân hàng để đáp ứng nhu cầu đời sống hàng ngày hoặc mở rộng, phát triển sản xuất,

<small>kinh doanh. Việc Luật Đất dai cho phép người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất là</small>

cơ sở pháp lý quan trọng để người sử dụng đất và ngân hàng xác lập quan hệ tín dụng với

<small>nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu, mục đích của mỗi bên,</small>

<small>Quyền sử dụng đất được thực hiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó</small>

<small>có cả yếu tố chủ quan và yếu tổ khách quan. Do vậy, trong một số trường hợp, người sử</small>

dụng đất trực tiếp khai thác, sử dụng đất để nâng cao thu nhập của mình. Trong những

<small>trường hợp khác, người sử dụng đất khơng đủ khả năng tự mình khai thấc cơng dụng của</small> đất. Cho nên, người sử dụng đất có thể chuyển quyền sử dụng đất cho chủ thể khác theo

cơ chế thị trường để khai thác, sử dụng đất được tốt hơn. Trong trường hợp này, pháp luật đất dai có một cơ chế mở để khuyến khích, tạo điều kiện cho người sử dụng đất được thực

hiện các piao dich về quyển sử dụng đất trên thị trường như: quyền chuyển đổi, quyền

<small>chuyển nhượng, quyền cho thuê, quyền cho thuê lại, .... Day thực sự là những quyền năng</small>

<small>rong rãi, tạo điều kiện cho người sử dụng đất phát huy được tính nang động, tự chủ của</small>

minh trong q trình sử dụng đất. Thông qua việc thực hiện các quyền nang cụ thể được

<small>pháp luật cho phép, những người có kha năng và biết san xuất gidi có cơ hội sử dụng vakhai thác được nhiều đất. Vì thế mà nguồn tài nguyên đất dat được khái thác hợp lý. Mặt</small>

khác, quyền sử dụng đất mà pháp luật ghi nhận cho mỗi chủ thể sử dụng đất càng được

<small>ở rong bao nhiều, thì đất dai càng có cơ hội được khai thác tốt bấy nhiều. Điều đó cũng</small>

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<small>lý giai tai sao Luật Đất dai năm 2003 đã quan tâm sâu sắc hơn đến quyền loi thiết thực</small>

<small>của người sử dụng đất và mở rộng quyền hon cho người sử dụng đất trong quá trình sửdung đất so với quyền của người sử dụng đất được quy định trong Luat Đất dai nam 1993.</small>

Từ những vấn dé nói trên, quyền sử dung đất có thể được định nghĩa như sau: Quyển sit dung đất là những quyền năng sử dụng đất cụ thể, được pháp luật ghỉ nhận và

<small>dam Đảo thực liện dot với các chủ thể xứ dụng đất trong quá trinh khái thác và xứ dụng</small>

2.2 Thế chấp quyền sử dụng dat - một biện pháp bdo dam tiền vay bang tài sẵn

<small>Theo quy định tại Điều 342 của Bộ luật Dan sự năm 2005, thì thế chấp tài sản nói</small>

chung là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo

<small>dam thực hiện nghĩa vụ dân sự đối vớt bên kia (got là bên nhận thế chấp) và khơng</small>

chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Thế chấp quyền sử dụng đất là việc bên có

nghĩa vụ dùng quyền sử dụng đất của mình hoặc thuộc quyền quản lý, sử dụng của mình

để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ với bên có quyền. Bên thế chấp được tiếp tục sử dụng đất

trong thời hạn thế chấp. Thông qua biện pháp bảo đảm này, người có quyền có thể chủ

động tiến hành các hành vi để tác động trực tiếp đến tài sản của bên có nghĩa vụ nhằm

<small>thỏa mãn quyền lợi của mình khi đến hạn mà bên có nghia vụ khơng thực hiện hoặc thựchiện không đầy đủ. Thế chấp tài sản luôn là sự bảo đảm, phòng ngừa rủi ro cho bên nhận</small>

<small>thế chấp.</small>

<small>Trong quan hệ dan sự, biện pháp bao dam thực hiện nghĩa vụ dân sự rộng hơn biệnpháp bảo đảm tiền vay. Nếu như biện pháp bảo dam thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy</small>

định trong Bộ luật Dân sự có đến bảy biện pháp, bao gồm: cầm cố tài sản; thế chấp tài

sản; dat cọc; ký cược; ký quỹ; bảo lãnh; tín chấp, thì biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tai sản được quy định trong Nghị định số 178 chỉ có các biện pháp: cầm cố, thế chấp bằng tài

sản của khách hàng vay; bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; tín chấp.

Tài sản thế chấp được sứ dụng để bảo đảm tiền vay sồm có: Nhà ở, cơng trình xây dựng gan liền với nhà ở, cơng trình xây dựng và các tài sản khác gan liên với đất; Giá trị

cuyển sử dụng đất mà pháp luật về đất dai quy định được thế chấp; Tàu biển theo quy

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<small>định của Bộ luật Hang hai Việt Nam, tau bay theo quy định của Luật Hang không dândụng Việt Nam trong trường hợp được thế chấp °”.</small>

<small>Tài sản mà Khách hang vay dùng để thế chấp vay vốn tại tổ chức tín dụng phải cóđủ các điều Kiện sau đây:</small>

<small>- Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng, quản lý của khách</small>

<small>hàng vay.</small>

<small>Đối với giá trị quyền sử dụng dat, phải thuộc quyền sử dụng của khách hàng vay vàđược thế chấp theo quy định của pháp luật về đất đai;</small>

<small>Đối với tài sản của doanh nghiệp Nhà nước, thì phải là tài sản do Nhà nước giao</small>

<small>cho doanh nghiệp đó quản lý, sử dụng và được dùng để bảo đảm tiền vay theo quy định</small>

<small>của pháp luật về doanh nghiệp Nhà nước;</small>

<small>Đối với tài sản khác, thì phải thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay. Trường hợptài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, thì khách hàng vay phải có giấy</small>

<small>chứng nhận quyền sở hữu tài sản.</small>

<small>- Tat san được phép giao dịch, tức là tài san mà pháp luật cho phép hoặc không</small>

<small>cấm mua, bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các</small>

<small>giao dịch khác.</small>

<small>- Tài sản khơng có tranh chấp, tức là tài sản khơng có tranh chấp về quyền sở hữu</small>

<small>hoặc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm.</small>

Trong văn bản lập riêng hoặc hợp đồng thế chấp, khách hàng vay phải cam kết với tổ chức

<small>tín dụng về việc tài sản thế chấp khơng có tranh chấp và phải chịu trách nhiệm về cam kết</small>

<small>của mình. Tuy nhiên, cho đến nay, pháp luật nước ta chưa có văn bản quy phạm pháp luật</small>

nào hướng dẫn cụ thể về thủ tục, trình tự xác nhận tài sản có hay khơng có tranh chấp, nên khi cán bộ ngân hàng đi kiểm tra, xác minh lời cam kết của bên thế chấp, nhiều uỷ

<small>bạn nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có tài sản thế chấp đã khơng xác nhận về tình trạng</small>

tài sản thế chấp đó. Do đó, thời gian mà cán bộ ngân hàng đi kiểm tra, xác minh điều kiện

<small>nối trên thường bị kéo dai, làm ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của khách hàng.</small>

<small>(7): Tiết 3.2 điểm 2 Mục 1 Thông ut số 07/2003/TT-NHINN ngày 19/05/2003 của Ngân hàng Nhà nước hướng danthực hiện một số quy định về bảo đâm tiên vay của các tố chức tín dụng.</small>

V- Lb /62483 i

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<small>[Hiện nay, Bộ luật Dan sự nam 2005 đã bỏ điều Kiện về tài sản khơng có tranh</small>

<small>chấp: “Vat bdo dam thực hiện nghĩa vụ ddn sự phai thuộc quyền sở hữu của bên bao damvà được phép giao dich” (khoản | Điều 320).</small>

- Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng vay phải mua

bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay.

Quyền sử dụng đất chỉ là một trong những tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện

<small>nghĩa vụ của bên có nghia vụ đốt với bên có quyền. Vì thế, thế chấp quyền sử dụng đất</small>

cũng chỉ là một biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản mà tổ chức tín dụng áp dụng khi

<small>cho vay.</small>

3. Những nội dung pháp lý cơ bản về thế chấp quyền sử dụng đất

<small>3.1 Điều kiện về quyền sử dụng đất thế chấp</small>

<small>3.1.1 Diéu kiện về bên thế chap</small>

Chủ thể thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Dat dai, Bộ luật Dân

<small>sự và các văn bản hướng dẫn thi hành là rất phong phú và da dang. Tương ứng với từng</small>

chủ thể, pháp luật đã quy định cụ thể quyền và nghia vụ của họ trong quan hệ thế chấp

quyền sử dụng đất. Do đó, chỉ có những chủ thể đáp ứng được những điều kiện nhất định

do pháp luật quy định mới được thế chấp quyền sử dụng dat tại tổ chức tín dụng để vay

vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

Khi thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt

Nam để vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, bên thế chấp phải có năng lực pháp luật

dan sự, nang lực hành vi dan sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Luật Đất dai nam

2003 quy định những trường hợp sau đây được thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm

<small>tiền vay:</small>

3.1.1.1 Đối với tổ chức

- Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất:

Trường hop thứ nhất: Vo chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng

đất mà tiền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, thì tổ chức đó

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<small>được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gan liền với đất tại tổ</small>

<small>chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn theo quy định của pháp luật.</small>

<small>Trường hợp thứ hai: to chức Kính tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụngđất mà tiền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì tổ chức đó chỉ được</small>

<small>thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gan liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép</small>

<small>hoạt động tại Việt Nam.</small>

- Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không được

<small>thế chấp quyền sử dụng đất mà chỉ được thế chấp tài san thuộc sở hữu của mình gan liền</small>

với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn theo quy định

<small>của pháp luật.</small>

- Tổ chức kinh tế sử dụng đất thuê của Nhà nước và tổ chức kinh tế thuê lại đất

trong khu cơng nghiệp có quyền thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gan liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh

<small>doanh. Nếu thuê đất trước ngày có hiệu lực của Luật Đất đại năm 2003 (01/07/2004) mà</small>

<small>đã trả tiền thuê đất cho ca thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà</small>

thời hạn thuê đất đã được trả tiền cịn lại ít nhất là năm năm, thì tổ chức này cũng có quyền thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dung được phép hoạt động tại Việt Nam

<small>trong thời hạn đã trả tiền thuê dat.</small>

- Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử

<small>dung dat:</small>

Trường hợp thứ nhất: tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dung đất, chuyển mục đích sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả khơng có nguồn gốc từ ngân sách

nhà nước, thì tổ chức đó được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của

mình gan liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn.

Trường hợp thứ hai: tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất,

chuyển mục đích sử dụng đất mà tiền sử dung đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà

nước, thì tổ chức đó chỉ được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê

tai tổ chức tín dung được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh.

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<small>311.2 Đối với hộ via dinh, cá nhân</small>

<small>Theo quy định tại khoản 7 Điều 113 của Luật Đất dai năm 2003, thì hộ gia đình,</small>

<small>cá nhân được thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động taiViệt Nam, tại các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân để vay vốn sản xuất, kinh doanh.</small>

<small>- 116 pia đình, cá nhân sử dụng đất thuê được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của</small>

<small>minh gan liền với đất thuê tai các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tai Việt Nam, taicác tổ chức kinh tế Khác hoặc cá nhan để vay vốn sản xuất, kinh doanh.</small>

<small>Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trước ngày</small>

<small>01/07/2004 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất</small>

<small>cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm thì hộ gia</small>

đình, cá nhân đó có quyền thế chấp quyền sử dụng đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân để vay vốn sản xuất, kinh

<small>Trường hợp hộ gia đình, cá nhân th lại đất trong khu cơng nghiệp, thì chỉ được</small>

thế chấp, bảo Linh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân để vay

<small>vốn sản xuất, kinh doanh.</small>

- Hộ gia đình, cá nhân chuyển mục dich sử dụng đất từ đất khơng thu tiền sang đất

<small>có thu tiền hoặc th đất phụ thuộc vào hình thức trả tiền sử dụng đất mà hộ gia đình, cá</small>

nhân có quyền được quy định tại khoản 7 Điều 113 (giao đất có thu tiền) hoặc quyền

<small>được quy định tại khoản | Điều 114 nói trên (thuê đất).</small>

<small>31.1.3 Đối với người Việt Nam định cư 6 nước ngoài</small>

<small>Trường hợp thứ nhất: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam</small>

được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng dat được thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ <small>chức tín dụng được hoạt động ở Việt Nam.</small>

Trường hợp thứ hai: Người Việt Nam định cứ ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam

được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê © được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại tổ chức

<small>(8): Khoản 1 Dieu 119 Luật đất đạt nam 2003</small>

<small>(9): Khoản 3 Dieu 119 Luật dat dat năm 2003</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<small>tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.</small>

<small>Trường hợp thứ ba: Người Việt Nam định cư ở nước ngồi đầu tư tại Việt Nam</small>

<small>0® được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của</small>

<small>được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm</small>

minh gan liền với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.

<small>Trường hợp thứ tr: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam</small>

được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao,

<small>khu kinh tế #2 được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gan liền</small>

với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.

<small>Trường hợp thứ năm: Người Việt Nam định cư ở nước ngồi th đất trong khu</small>

0® được thế chấp,

<small>cơng nghiệp, khu công nghệ cao, Khu kinh tế trả tiền thuê đất hàng năm</small>

bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của minh gan liên với đất thuê, đất thuê lại tại các tổ

<small>chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.</small>

<small>Ngoài các trường hợp trên đây, nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc</small>

điện được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam theo quy định tại Điều

121 của Luật Đất dai nam 2003, thì được thế chấp nhà ở gan liền với quyền sử dụng đất ở

<small>tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.3.1.1.4 Đối với tổchức, cá nhân nước ngoài</small>

Trường hợp thứ nhất: TỔ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất thu

tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê #? được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản

thuộc sở hữu của mình gắn liên với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại

<small>Việt Nam.</small>

Trường hợp thứ hai: TỔ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất thu

tiền thuê đất trả tiền hàng nam “? được thế chap tài sản thuộc sở hữu của mình gan liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.

<small>(10). Khoản 2 Diéu 119 Luật đất dai năm 2003(11). Khoản ổ Diéu 120 Luật dat dat nam 2003(12): Khoản 2 Diểu 120 Luật dat dat nam 20038</small>

<small>(13). Khodn 2 Diệu 119 Lait dat dat nam 2003</small>

<small>(14). Khodn 3 Diễu 119 Ludt dat dai năm 2003</small>

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Trường hợp thứ ba: Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất trong khu công nghiệp, “ được thế chấp tài sản thuộc

<small>khu cong nghệ cao, khu kinh tế trả tiền thuê đất hàng năm</small>

<small>sở hữu cua mình gan liền với đất thuê, đất thuê lại tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt</small>

<small>dong tai Việt Nam.</small>

<small>3.1.2 Điều kiện về quyền sứ dung đất thé chấp</small>

<small>Ngoài các điều kiện về chú thể thế chấp, quyền sử dụng đất thế chấp phải có các</small>

<small>điều kiện sau đây:</small>

<small>- Có piấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ</small>

sở pháp lý để xác định mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Ngồi

<small>ra, nó cịn là cơ sở để tạo niềm tin đối với bên nhận thế chấp và xác định giá trị quyền sử</small>

dụng đất khi vay vốn. Việc pháp luật quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một

<small>điều kiện của thế chấp quyền sử dụng đất giúp cho Nhà nước quan lý đất dai, giảm đượcnhững hành vi ví phạm pháp luật về đất dai và hạn chế được những rủi ro cho ngân hang.</small>

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi của quy định về điều kiện thế chấp quyền sử dụng

<small>đất nói trên (phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng dat), thì quy định này đã bộ lộ</small>

những bất cập so với thực tế, hạn chế và cán trở người sử dung đất thế chấp quyền sử dụng

đất tại tổ chức tín dụng để vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

Trong một thời gian dai trước đây, nước ta đã buông lỏng quan lý Nhà nước về đất

dai. Cho nên, nhiều hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất đã lâu năm mà vẫn chưa

<small>được cấp piấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thêm nữa, thủ tục cấp giấy chứng nhận</small>

quyền sử dụng đất rất phức tạp, mất nhiều thời gian (yêu cầu người sử dụng đất phải làm nhiều loại giấy tờ và đóng nhiều khoản phí, thuế với số tiền vượt khả năng tài chính của

nhiều người dan ...), nên nhiều hộ gia đình, cá nhân khơng quan tâm lắm đến giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất. Ngay như ở Thành phố Hồ Chí Minh và Thanh phố Hà Nội, ty lệ

số người dân được cấp giấy chứng quyền sử dụng đất vẫn chưa cao, cho dù gần đây pháp

luật đã được sửa đổi theo hướng thơng thống, đơn giản hơn để người dân có điều kiện

được cấp giấy nhận quyền sử dụng đất, như: cho nợ và phí vào gay chứng nhận quyền sử dụng đất đối với lệ phí địa chính, lệ phí trước bạ nhà đất và các Khoản truy thu về thuế...

Chính vì vậy, Luat Đất dai năm 2003 đã khong yêu cầu người sứ dụng, dat phải có gidy

<small>(15)- Khodn 2 Dieu 120 Lact dit dai nant 2003</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<small>chứng nhận quyền sử dụng đất mới được thế chấp quyền sử dụng đất để báo dam tiền vay</small>

<small>như quy định của Luật Đất đại nam 1993 mà quy định một cách lĩnh hoạt hơn trên cơ sở</small>

<small>có can nhac và xem xét đến hoàn cảnh, điều Kiện thực tế của Việt Nam. Cu thể, đối với</small>

những trường hợp người sử dụng đất (hộ gia đình, cá nhân, tổ chức) có đủ điều kiện thế

<small>chấp quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất dai nhưng chưa được cấp giấy</small> chứng nhận quyển sử dụng đất, thì người sử dụng đất vẫn có thể được thế chấp quyền sử

<small>dụng diện tích đất đó nếu có một trong các loại plấy tờ sau day:</small>

<small>e Những giấy tờ vé quyền sit dung đất dai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơquan có thấm quyển cặp trong q trình thực hién chính sách đất dai của Nha</small>

<small>nước Việt Nam dan chủ công hồ, Chính phí Cách mạng lâm thời Cơng hồ mién</small>

<small>Nam Việt Nam và Nhà nước Cong hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;</small>

e Giấy chứng nhận quyền sử dung đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thấm

quyền cấp hoặc có tên trong sổđăng ký ruộng đất, số địa chính;

# Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, ting cho quyền xử dụng đất hoặc tài sản gan liền

<small>với dat; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;</small>

® Giấy tờ chuyển nhượng quyền xử dung đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở

trước nuày 15 tháng 10 năm 1993, nay được UY bạn nhân dân xa, phường, thị trấn

<small>vdc nhận là dd xứ dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;</small>

« Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liển với đất ở theo quy định của pháp

eGidy tờ do cơ quan có thấm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

<small>Trường hop mot trong các gidy tờ trên day ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ vẻtóc chuyến quyén xử dụng dat có chữ kế của các bên liền quan, nhưng đến trước ngày 01</small>

tháng 07 năm 2004 chưa thực hiện thí tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của

<small>pháp luật, nay được Uy ban nhàn dan xd, phường, thị trấn vác nhận là đất khơng có tranh</small>

Người sit dung đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân ddan, quyết định

thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chap đất dai của cơ

<small>` " z _ 2 - ¬ ght ps lo</small>

quan nhà nước có thâm quyền dd được thi hành. °°

<small>(16): khoản 1,2 và 5 Điều SO của Luật Dat dai năm 2003</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<small>Những trường hợp trên day, khi đăng ky thế chấp quyền sử dụng đất, van phòng</small>

<small>dang ký quyền sử dụng đất thực hiện đăng ký thế chấp vào hồ sơ địa chính và chỉnh lý</small>

<small>giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận</small>

quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, người sử dụng đất phải

<small>có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng</small>

đất tại t6 chức tín dung để vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

<small>- Dat khong có tranh chấp. Việc ben cho vay nhận thế chấp quyền sử dụng, đấtkhơng nằm ngồi mục đích phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở pháp lý cho việc thu hồi vốn vay</small>

sau này trong trường hợp bên vay Khơng tra được nợ theo thỏa thuận. Do đó, ngày từ khi

thế chấp, bên thế chấp phải cam kết đất khơng có tranh chấp nhằm bảo đảm tính hợp pháp

<small>của quan hệ thế chấp và tránh bên thứ ba tham gia tranh chấp tài san thế chấp với bên cho</small>

<small>- Quyền sử dung đất không bi kê biên để bảo đảm thi hành án và trong thời han sử</small>

dụng đất. Khi cơ quan tiến hành tố tụng đã kê biên tài sản để bảo đảm thí hành án, thì dù

<small>gtd trị tài sản có lớn hơn rất nhiều lần so với nghia vụ mà bên thế chấp phải thực hiện theo</small>

<small>bản án hoặc quyết định của Tòa án, bên thế chấp vẫn khong được thế chấp tài sản đó tại</small>

ngân hàng để vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Để biết được quyền sử dụng đất có

<small>bị cơ quan tiến hành tố tụng ké biên hay không, trước khi quyết định cho vay, ngân hàng</small>

nên liên hệ với uy ban nhân xã, phường, thị trấn nơi có đất để xác minh. Nếu biết được

quyền sử dụng đất đã bị kê biên để bảo đảm thí hành án, thì ngân hàng có quyền khơng

<small>nhận thế chấp quyền sử dụng đất đó nữa. Mặt khác, khi cho vay, ngân hàng và khách</small>

hàng phải thỏa thuận, xác định rõ thời hạn cho vay trong hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng vay. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dung đất khong được

ngắn hơn thời hạn cho vay. Do đó, khách hàng vay chi được thế chấp quyền sử dung đất của mình tat ngân hàng để bảo đảm tiền vay trong thời hạn sử dụng đất.

3.2 Trình tự, thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất

<small>3.2.1 Hình thức thé chấp quyền sử dụng dat</small>

<small>Hop đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt</small>

quyền, nghia vụ. Thế chấp quyền sử dụng đất là một biện pháp bao đảm thực hiện nghia

vụ dan sự mà theo đó làm phát sinh, thay doi hoặc cham đút quyền, nghĩa vụ dan sự giữa <small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<small>bên thế chap và bên nhận the chấp. Cho nên, khí thể chấp quyền sử dụng đất, các bên đãxác lap với nhau một giao dich dân su. Theo quy định của Bộ luật Dan sự, thì giao dich</small>

<small>dan sự có thể được thể hiện bang lời nói, bang van bản hoặc bằng hành vi cu thé. Trong</small>

trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có

<small>cơng chứng hoặc chứng thực, phải ding ky hoặc xin phép, thì các bên phải tn theo quy</small>

<small>định đó.</small>

<small>Trước đây, tại Điều 731 của Bộ luật Dan sự nam 1995 quy định hợp đồng thế chấp</small> quyền sử dụng đất được lập thành văn bản. Điểm | Mục II Thông tư số 07 cũng quy định

<small>“Hợp đồng cầm cố, thế chap, bảo lãnh (gọi chung là hợp đồng bao đảm) phải được lập</small>

thành văn bản”. Hiện nay, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định rõ việc thế chấp quyền

<small>sử dụng đất phải được lập thành văn bản dưới hình thức hợp đồng và “/lop đồng thế chap</small>

<small>quyền sứ dung đất là sit thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên sứ dụng đất (sau đây gọt la</small>

bên thé chấp) dùng quyền sử dụng đất của mình dé bảo dam việc thực hiện nghĩa vụ dân

sự với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)” ©”.

<small>Hop đồng thế chấp quyền sử dụng đất được Luật Đất dai năm 2003 và các văn ban</small>

hướng dẫn thi hành quy định khá chặt chẽ để giúp các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

kiểm sốt được các giao dịch về thế chấp quyền sử dụng đất. Quyền và lợi ích của các bên tham gia hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất chỉ được pháp luật thừa nhận và bảo vệ nếu nội dung và hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.

Theo quy định tai Điều 130 Luật Đất dai năm 2003 và Điều 153 Nghị định số 181/2004/ND-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thí hành Luật Đất dai (sau đây gọi tất là Nghị định số 181), thì ngồi việc lập bằng văn bản, hợp đồng thế chấp

quyền sử dụng đất còn phải được đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nơi

<small>có đất và phải có chứng nhận của công chứng Nhà nước; trường hợp hợp đồng thế chấp</small>

<small>quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, thì các bên được lựa chọn hình thức cơng</small>

chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Hợp đồng

thế chấp quyền sử dụng đất chi có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng

ky quyền sử dụng đất. Thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất

được xác định theo thứ tự đăng ký tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Đối với

<small>(17): Diéu 715 Bộ luật Dan sự năm 2005</small>

<small>(8): khoản 2 Dieu 1-46 Nghĩ định xo 191/3004/ND-CP ngày 39/10/2001 của Chính phú về thi lành Luật Dat dat</small>

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<small>quyền sử dung đất thuộc quyền sử dụng chung của hộ gia đình, thi hop dong thế chấp</small>

<small>quyền sử dung đất đó phải được tất cả các thành viên có đủ nang lực hành vi dân sự trong</small>

<small>hộ gia đình đó thống nhất và ky tên hoặc có van bản ủy quyền theo quy định của pháp</small>

<small>luật về dan sự °® Do vậy, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải tuân thủ các quy</small>

<small>định sau: lập thành van bản, có cơng chứng hoac chứng thực và dang ký tại Văn phòng</small>

<small>đăng ký quyền sử dụng đất.</small>

<small>Việc thé chấp quyền sử dụng đất khong được lập thành hợp đồng sẽ thiếu can cứ</small> để xác định trách nhiệm của bên thế chấp trong trường hợp bên vay không trả được nợ <small>đến hạn. Lúc đó, bên cho vay khơng có cơ sở để tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đấtthế chấp, thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.</small>

<small>3.2.2 Dinh giá quyền sử dung đất thế chap</small>

<small>Theo quy định của Nghị định số 178, thì tài sản bảo đảm tiền vay phải được xác</small>

định gia trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm để làm cơ sở xác định mức cho vay của

tổ chức tín dụng. Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo

<small>đảm, trừ trường hợp ngân hàng và khách hàng vay thỏa thuận bảo đảm bằng tài sản như là</small> một biện pháp bổ sung đối với khoản vay mà khách hàng vay đã đủ điều kiện vay khong

<small>có bảo đảm bang tài sản. Đối với tài sản bảo đảm tiền vay khơng phải là quyền sử dung</small>

<small>đất, thì việc xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay là do các bên tự thỏa thuận hoặc thuê</small>

tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm xác

<small>định, có tham khảo đến các loại piá do Nhà nước quy định (nếu có), gid mua, giá trị cịn</small>

<small>lại trên sổ sách kế tốn và các yếu tố khác về gid. Riêng đối với tài sản bảo đảm tiền vay</small>

<small>là quyền sử dụng đất, thì việc xác định quyền sử dụng đất thế chấp phải theo giá đất của</small>

<small>Uy ban nhân dan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành áp dụng tại thời điểm</small>

<small>thế chấp.</small>

<small>Tuy nhiên, phí trị quyền sử dụng đất thế chấp được xác định theo gid đất do Uy</small>

<small>bạn nhân dân cấp tỉnh quy định thường thấp hơn rất nhiều so với giá đất thực tế chuyểnnhượng trên thị trường. Do vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85 sửa đổi một số</small>

<small>điều của Nghị định số 178, theo đó đất do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân sử</small>

<small>dụng để sản xuất nơng nghiệp, lầm nghiệp, đất ở, đất mà hộ gia đình, cá nhân nhận</small>

chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp; đất do Nhà nước giao có thu tiền đối với tổ

<small>chức kinh tế; đất mà to chức Kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng dat hop pháp, thi</small>

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

gid trị quyền sử dụng đất thế chấp do tổ chức tín dụng và khách hàng vay, bên bao lãnh

thỏa thuận theo gid đất thực tế chuyển nhượng ở địa phương đó tại thời điểm thế chấp. Tổ

<small>chức tín dung xem xét, quyết định mức cho vay và tự chịu trách nhiệm về rủi ro vốn cho</small>

<small>vay. Như vậy, so với quy định của Nghị định số 178, Nghị định số 85 đã trao quyền cho</small>

<small>các bên được tự thỏa thuận xác định giá trị quyền sử dụng đất thế chấp theo gid thị trườngvà tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.</small>

<small>Dé người sử dụng, đất và ngần hàng có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc thỏa thuận</small>

<small>giá trị quyền sử dụng đất thế chấp, Luật Dat dai năm 2003 đã quy định gia đất được hình</small>

<small>thành do Uy ban nhân dân tinh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định và được côngbố công khai vào neày OL thang O1 hàng năm hoặc gia đất được hình thành do đấu giá</small>

quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất. Ngồi ra, giá đất cũng có thể được <small>hình thành do người sử dụng đất thỏa thuận với những người có liên quan khi thực hiện</small> các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất hoặc gid gop vốn

bằng quyền sử dụng đất. Trong trường hợp thuê tổ chức tư vấn xác định giá trị quyền sử

dung dat, thì giá đất tư vấn được sử dụng để tham khảo trong quan lý Nhà nước về tài

chính đất dai và trong hoạt động giao dịch về quyền sử dụng dat.

<small>Khác phục những hạn chế trước đây về giá đất do Uy ban nhân dân cấp tinh quyđịnh, ngày 16/11/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 188/2004/NĐ-CP quy định</small>

phương pháp xác định giá đất, khung gia các loại đất và định giá các loại đất cụ thể tại địa phương. Theo đó, căn cứ giá chuyển nhượng quyền sử dung đất thực tế tại địa phương, Uy ban nhân dan cấp tỉnh được quyết định giá các loại đất cụ thể trong gidi hạn cho phép với

một biên độ + 20% so với mức gid tối đa hoặc mức giá tối thiểu của khung gid đất cùng

<small>loại do Chính phủ quy định. Giá đất này phải được xác định và cong bo công Khai hang</small>

năm. Cho nên, gia đất do Uy ban nhân dan cấp tỉnh quy định không cịn có sự chênh lệch lớn so với gid đất thực tế trên thị trường như những nam trước đây. Chính vì vậy, gid trị

quyền sử dụng đất thế chấp được xác định trên cơ sở tham Khảo giá đất do uy ban nhân đân tỉnh quy định tương đối sát với piá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường.

3.2.3 Công chứng hop dong thé chap quyền xử dung dat

<small>Trước đây, theo Quy chế thế chấp, cầm cố, bao lãnh vay von ngân hang ban hành</small>

kem theo Quyết định số 217/Q1-NLIT ngày T7 tháng OS nam 1996 của Thong doc Ngân

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<small>hàng Nhà nước, đối với tài sản thế chấp mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu</small>

hoặc tài sản không phải dang ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật nhưng tổng

<small>gid trị tài sản phí trên hợp đồng từ 50 triệu đồng, trở lên, thì hợp đồng thế chấp tài sản phải</small>

<small>được công chứng hoặc chứng thực. Khi nhận thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gan</small>

<small>liển với đất của khách hàng, ngân hang và khách hàng phải yêu cầu công chứng viên xemxét, chứng nhận hợp đồng thế chấp đó. Cho nên, khách hàng vừa phải chịu phí cơng,chứng hợp đồng, vừa phải chờ cơng chứng viên xem xét, chứng nhận tính xác thực của</small>

hợp đồng. Lúc bấy giờ, nhiều doanh nghiệp than phiển rằng quy định nói trên vừa gay

<small>khó khăn cho bên thé chấp (ting chí phí che hoạt động kinh doanh và mất thời gian</small>

không cần thiết), vừa can trở hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng (khơng thể quay

<small>vịng nhanh nguồn vốn cho vay). Do vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178 quy</small>

<small>định về bao dam tiền vay, trong đó có quy định việc cơng chứng hoặc chứng thực hợpđồng thế chấp tài sản là do các bên tự thỏa thuận, ngoại trừ trường hợp pháp luật có quy</small>

định khác. Mặt khác, lúc đó pháp luật về đất đai (Luật Dat dai năm 1993) chưa quy định

<small>hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải cơng chứng hoặc chứng thực. Vì vậy, khi nhận</small>

thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản pắn liền với đất, ngân hang và khách hàng thường thỏa thuận không công chứng hợp đồng thế chấp nhằm tiết kiệm chỉ phí và thời gian.

Tuy nhiên, kể từ ngày Luật Đất dai năm 2003 có hiệu lực, các hợp đồng thé chấp

<small>quyền sử dụng đất phải có cơng chứng hoặc chứng thực. Trong thời hạn không quá 5 ngày</small>

làm việc kể từ ngày ký hợp đồng tín dụng, bên thế chấp và bên nhận thế chấp phải hồn

thành xong việc cơng chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dung đất. Doi với hoạt động

ngân hàng, hợp đồng tín dụng là hợp đồng chính (hợp đồng mà hiệc lực khơng phụ thuộc vào hợp đồng phụ) và hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là hợp đồng phụ (hợp đồng

mà hiệc lực phụ thuộc vào hợp đồng chính). Trên thực tế, hợp đồng thế chấp quyền sử

dụng đất thường được ký sau hợp đồng tín dụng, nên các bên khó có thể hồn thiện được

việc cơng chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất trong thời hạn 5 ngày làm việc

theo quy định trên. Lý do là ở chỗ công chứng viên cần có thời gian để xem xét nội dung

của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và có thể yêu cầu các bên sửa đổi, bổ sung hợp

đồng hoặc cung cấp thêm một số giấy tờ mà công chứng viên cho là cần thiết trước khi

<small>chứng nhận hợp đồng.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>3.2.4 Đăng ký hợp dong thé chap quyển xử dung dat</small>

<small>Cũng trong thời han 5 ngày lầm việc kể từ ngày ky hop đồng tín dụng, sau khi hop</small>

<small>đồng thế chấp quyền sử dụng đất đã được công chứng hoặc chứng thực, mot trong các bên</small>

<small>hoặc các bên phải nộp cho Văn phòng đáng ký quyền sử dụng đất một (OL) bộ hồ sơ gồm</small>

<small>- Don yêu cầu đăng ky thế chấp quyền sử dụng đất;</small>

<small>- Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đã được cơng chứng hoặc chứng thực hoặc</small>

<small>có xác nhận của Ban quan lý khu cơng nghiệp, khu kính tế, khu công nghé cao;</small>

<small>- Giấy chứng nhận quyền sử dung đất hoặc một trong các loại gidy tờ về quyền sửdung đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 5O của Luật Đất dai nam 2003;</small>

<small>- Trong trường hợp thực hiện việc đăng ký thế chấp đồng thời với việc tach thửa,</small>

<small>hợp thửa (nếu có u cầu) thì ngoài các piấy tờ trên, bên thế chấp con phải nộp</small>

<small>thêm đơn xin tách thửa hoặc hợp thửa theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường</small>

<small>quy định.</small>

<small>Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Van</small>

<small>phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ thực hiện đăng ký thế chấp vào hồ sơ địa chính, piấy</small>

<small>chứng nhận quyền sử dụng đất và trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận</small>

<small>thế chấp. Trong trường hợp hồ sơ dang ky dược nộp tại Uy ban nhân dan xã, thị trấn, thì</small> Uy ban nhân dân xã, thị trấn thu lệ phí đăng ký; vào số tiếp nhận hồ sơ đăng ký thế chấp

<small>và trao cho người yêu cầu đăng ký giấy biên nhận hồ sơ. Trong thời hạn không quá ba</small>

(03) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm chuyển tồn bộ hồ sơ và lệ phí dang ký đã thu cho Văn phịng dang ký quyền sử dụng đất cấp huyện. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thế chấp, cán bộ đăng ký phải kiểm

tra việc đăng ký có đúng thẩm quyền của cơ quan mình hay khơng; kiểm tra hồ so đăng ký g6m các loại piấy tờ nói trên. Nếu việc dang ky đúng thẩm quyền và ho sơ dang ký

hop lẻ, thì cin bộ dang ký yêu cầu người nộp hồ sơ nộp lệ phí dang ky; phí thời điểm nhận hồ sơ (gis, phút, ngày, thang, năm) va đơn yêu cầu đăng ký; vào số tiếp nhận hồ sơ

<small>đăng ký thế chấp và cấp cho người yêu cầu đảng ky phiếu hẹn trả Kết quả đăng ký.Trường hợp có can cứ từ chối dang ky, cần bộ dang ky từ choi đăng ky và hướng danngười yếu cầu dang ky thực hiện theo đúng quy định. Việc từ chối đăng ký phat được lậpthành van bản và nêu rõ lý do.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<small>Tuy nhiền, quy định nói trên không phù hop với thực tế, ảnh hưởng den hoạt động</small>

<small>kinh doanh của cả bên nhận thế chấp và bên thế chấp. Do đó, ngày 16 tháng 06 năm</small>

<small>2005, Bo Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tu liên tịch số</small>

<small>05/2005/1TTLT-BTP-BTNMT hướng dar: việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyển sử</small>

<small>dụng dat, tài sản gan liền với đất (sau đây gọi là Thơng tư liên tịch số 05), theo đó thờihạn đăng ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất nói trên đã được hướng dẫn cụ thể hơn</small>

<small>cho phù hợp với thực tế. Cụ thể, nếu nội dung hợp đồng tín dụng có điều khoản vẻ thế</small>

<small>chấp quyền sử dụng đất được ký kết trước hoặc cùng thời điểm ký kết hợp đồng tín dụngthì trong thời hạn khơng quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng tín dung,một hoặc các bên nộp hồ so dang ky thế chấp cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.</small>

<small>Bên thế chấp và bên nhận thế chấp phải chịu trách nhiệm về nội dung đơn yêu cầu đăngký và vàn bản, giấy tờ khác có trong hồ sơ đăng ký. Văn phòng đăng ký quyền sử dụngđất không được yêu cầu các bên nộp thêm bất cứ loại piấy tờ nào khác ngoài các giấy tờ</small>

<small>hướng dẫn tai Thông tư liên tịch số 05.</small>

<small>Mặc dù Thông tư liên tịch số 05 đã có một số quy định tiến bộ hơn so với Thông tư</small>

<small>liên tịch số 03/2003 nhưng thời hạn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất vẫn còn dài, chưa</small>

<small>đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Do vậy, ngày 13 thang 06 năm 2006, Bộ Tư pháp vàBộ Tài nguyên và :Môi trường ban hành Thông tư liên tịch số </small>

<small>03/2006/TTLT-BTP-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 05, trong đó quy định</small>

<small>thời hạn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất như sau:</small>

<small>- Trường hợp hồ sơ dang ký hợp lệ có ptấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì việcđăng ký thế chấp được thực hiện trong ngày nhận hồ sơ; nếu nộp hồ sơ đăng ký sau ba (3)gid chiều thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện chậm nhất trong ngày lam việc tiếp</small>

<small>- Trường hợp hồ so đăng ky có một trong các loại giấy tờ quy định tai các khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật Đất dai năm 2003, thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện trong</small>

thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày Văn phòng đăng ký quyền sử

<small>dụng đất nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.</small>

Kể từ thời điểm đăng ký, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực và có

gia tri pháp lý đối với người thứ ba cho đến thời điểm xóa dang ky. Trong trường hợp xử lý tài sản thế chấp để thu nợ, thì thứ tự ưu tiên thanh tốn giữa những người cùng nhận thế

<small>chấp quyền sử dụng một diện tích đất được xác định theo thứ tự đăng ký.</small>

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<small>3.2.5 Xử lý quyền sứ dung dat thế chấp dé thu nợ</small>

<small>Theo quy định của Nghị định số 178, khi đến han mà khách hàng vay không thực</small>

<small>hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ, thì quyền sử dụng đất thế chấp được xử</small>

<small>lý để thu nợ. Quyền sử dụng đất thế chấp phải được xử lý theo các phương thức mà các</small>

<small>bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày đến hạn trả nợ màquyền sử dụng đất thế chấp chưa được xử lý theo thỏa thuận, thì tổ chức tín dụng có</small>

<small>quyền thực hiện xử lý theo một trong các phương thức sau:</small>

<small>-Uy quyền việc bán đấu giá tài san cho Trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh</small>

<small>nghiệp bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật;</small>

- Uỷ quyền hoặc chuyển giao cho tổ chức có chức năng được mua bán tài sản để

<small>- Nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thé cho nghia vụ trả no.</small>

<small>Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất thế chấp cũng được quy</small>

định cụ thể tại Mục III - Phần B của Thông tư liên tịch số <small>03/2001/TLTT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày 23 thang 04 năm 2001 của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ</small>

<small>Cơng an, Bộ Tài chính và Tổng cục Địa chính (sau đây gọi là Thơng tư liên tịch số</small>

<small>03/2001). Theo Thông tư liên tịch số 03/2001, thì các bên được quyền thỏa thuận trong</small>

<small>hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm về việc xử lý quyền sử dụng đất thế chấp phù hợp</small>

<small>với quy định của pháp luật. Điều 737 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định “Khi dd đến han</small>

<small>thực hiện nghĩa vụ được bảo dam bằng thế chấp quyền sử dung đất mà bên thế chấpkhông thực hiện hoặc thực hién không ding nghĩa vụ, thì quyền sử dụng đất đã thế chấpchược xứ lý nhì sau:</small>

<small>{. Trong trường hợp quyền sứ dụng chất nông nghiệp, lam nghiệp để trồng rừng da</small>

<small>thế chap tai Nedn hàng Viet Nam, tở chức tín dung Việt Nam, thì bên nhận thế chấp cóquyển yeu cẩu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chúc đấu giá quyền sứ dụng dat để thu</small>

<small>hỏi von va lai;</small>

<small>2. Trong trường hop quyền sit dung đất ở đã thế chấp với tố chức kinh tế, cá nhân</small>

<small>Việt Nam Ở trong nước, thi bên nhận thế chap có quyền yêu cầu cơ quan Nhà Hước cótha quyen to chức đấm giá quyền sứ dung dat dé thu hồi vốn và lei;</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<small>3. Tố chức đấu giá quyền xứ dụng đất nói tại Dieu này phái phi hợp với quy định</small>

<small>của Bộ luật này và pháp luật về dat dai”.</small>

<small>Như vậy, Bo luật Dan sự nam 1995 van chưa quy định cụ thể phương thức xử lý</small>

<small>quyền sử dụng, đất thế chấp để làm cơ sở pháp lý cho các bên có thể thỏa thuận. Do đó,</small>

<small>các bên chỉ còn lựa chọn phương thức xử lý quyền sử dụng đất thông qua việc yêu cầu cơ</small>

quan Nhà nước có thẩm quyền bán đấu giá. Mặt khác, Bộ luật Dân sự năm 1995 chí mới

<small>quy định quan hệ thé chấp giữa bên thế chấp với ngân hàng trong nước, tỏ chức tín dụng</small>

<small>Việt Nam, chứ chưa quy định quan hệ thế chấp giữa bên thế chấp với tổ chức tín dụng</small>

<small>nước ngồi được phép hoạt động tại Việt Nam hoặc quan hệ piữa các bên thế chấp là cá</small>

<small>nhân, hộ gia đình với nhau. Chính vì thé, Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời đã quy định</small>

<small>phương thức xử lý quyền sử dụng đất theo hướng lính hoạt hơn để tạo điều kiện cho các</small>

<small>bên lựa chọn, thỏa thuận. Điều 721 của Bộ luật Dan sự năm 2005 quy định “Khi dã đến</small>

<small>han thực hién nghĩa vụ được báo dam bằng thế chấp quyền sử dụng đặt mà bên thế chấp</small>

<small>không thực hiện hoặc thực liện không dúng nghĩa vụ thì quyển sử dụng đất dd thế chấp</small>

<small>được vứ lý theo thỏa thuận; nếu khơng có thỏa thuận hoặc khơng vứ lý dược theo thỏathuận thì bên nhận thế chap có quyền khởi kiện tai Tịa án”. Tuy nhién, cả Bộ luật Dan sự</small>

<small>nam 1995 và Bộ luật Dan sự năm 2005 đều không quy định rõ phương thức xử lý quyền</small>

<small>sử dụng đất mà các bên được phép thỏa thuận trong hợp đồng là những phương thức nào.</small>

Do đó, khi xử lý quyền sử dụng đất thế chấp để thu nợ, tổ chức tín dung vẫn thụ động,

<small>lúng túng về việc thực hiện phương thức thỏa thuận trong hợp đồng.</small>

<small>Để bảo vệ quyền lợi của bên thế chấp, Thông tư liên tịch số 03/2001 đã quy định</small>

trước khi xử lý quyền sử dụng đất thế chấp theo thỏa thuận, tổ chức tín dụng phải thơng

<small>báo bang văn bản cho bên thế chấp về việc xử lý quyền sử dụng đất thế chấp và đăng ký</small>

thông báo yêu cầu xử lý tài san bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ky giao dich

<small>bảo đảm. Văn bản thông báo xử lý quyền sử dụng đất thế chấp có các nội dung chủ yếu</small>

<small>sau: lý do xử lý quyền sử dụng đất; giá trị nghĩa vụ được bảo đảm; diện tích và vị trí</small>

quyền sử dụng đất thế chấp được xử lý; phương thức xử lý quyền sử dụng đất; thời điểm xử lý quyền sử dụng đất; thời hạn và địa điểm giao đất. Tổ chức tín dụng ấn định thời

điểm xử lý quyền sử dụng đất trong thông báo nhưng không được sớm hon 15 ngày kể từ

<small>ngày đăng ký thông báo yêu cầu xử lý quyền sử dụng đất.</small>

Trường hop khong xử lý được theo thỏa thuận trong hợp đồng, thì tổ chức tín dụng

có quyền dua tài sản ra bán đấu giá để thu hồi nợ hoặc Khởi kiện tại Tòa án. Tuy nhiên,

<small>32</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<small>cũng như Bộ luật Dan sự, Thong tư liên tịch số 03/2001 Không quy định rõ những phương</small> thức xử lý cụ thể đối với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liên với đất,

<small>nên các tổ chức tín dụng khong có cơ sở pháp lý để thỏa thuận với khách hàng về phương</small>

thức xử lý cụ thể đối với quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Mặt khác, việc tổ

<small>chức tín dụng tổ chức bán đấu gid quyền sử dụng đất thế chấp để thu nợ (có thể tự bán</small>

hoặc thong qua tổ chức có chức nang bán đấu giá tài sản) phải được cơ quan nhà nước có

<small>thẩm quyền cho phép: Uy ban nhân dan cấp huyện doi với trường hợp bên thế chap là hộ</small>

<small>gia đình, cá nhân và Uy ban nhân dân cấp tinh đối với trường hợp bên thế chấp là tổ chức.</small>

Sau khi được Uy ban nhân dan cấp có thẩm quyền cho phép bán đấu gid quyền sử dụng

<small>đất, tố chức tín dụng mới thực hiện các thủ tục xử lý quyền sử dụng đất theo thỏa thuậntrong hợp đồng và thường uỷ quyền cho Trung tâm bán đấu giá tài sản để tổ chức bán đấu</small>

<small>gia quyền sử dụng đất thế chấp. Do vậy, quy định trên đã hạn chế tính chủ động của các</small>

tổ chức tín dung trong quán trình xử lý quyền sử dụng đất thế chấp để thu nợ, làm tăng

<small>chỉ phí và kéo dài thời pian xử lý quyền sử dụng đất thế chấp.</small>

Việc đăng ký thay đổi hoặc sửa chữa sai sót trong nội dung dang ký thế chấp

<small>quyền sử dụng đất được thực hiện theo trình tự, thủ tục tương tự như trình tự, thủ tục dang</small>

<small>ký thế chấp quyền sử dụng đất nói trên.</small>

<small>3.2.6 Giải chap quyển xử dung dat thế chap</small>

<small>Căn cứ quy định hiện hành của pháp luật, các bên thường thỏa thuận hợp đồng thế</small>

<small>chấp quyền sử dụng đất chấm đút khi xây ra một trong các trường hợp sau đây:</small>

- Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp đã được thực hiện;

- Việc thế chấp quyền sử dụng đất được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp

<small>bảo đảm khác;</small>

<small>- Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bị chấm dứt theo bản ấn, quyết định của</small>

<small>Tòa ấn;</small>

<small>- Quyền sử dụng đất thế chấp đã được xứ lý theo quy định của pháp luật;- Theo thỏa thuận của các bên.</small>

Do đó, sau khi đã hồn thành nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng theo thỏa

<small>thuận, bên thế chấp có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng làm các thủ tục xố đăng ký thế</small>

<small>chấp quyền sử dụng và trả lai bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng, đất cho mình.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<small>Để xoá dang ky thế chấp quyền sử dụng, đất theo yêu cầu của bên thé chấp, tổ chứctín dụng phải nộp cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nơi đã nhận đăng ký thếchấp trước day một (OL) bộ hồ sơ g6m có: Don yêu cầu xoá đăng ký thế chấp hai (02) bản</small>

<small>và giấy chứng nhận quyền sử dung đất. Đơn yêu cầu phải nêu rõ bên thế chấp đã hoànthành nghia vụ tra nợ trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất hoặc xác nhận bên thế</small>

<small>chấp đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kểtừ ngày nhàn đủ hồ sơ hợp lẻ, Van phòng dang ký quyền sử dụng đất kiểm tra việc hồn</small>

<small>thành nghĩa vụ trả nợ của người xin xố đăng ky thé chấp. Nếu bên thé chấp đã hoànthành nghĩa vụ trả nợ theo đúng nội dung đơn yêu cầu, thì Văn phịng dang ký quyền sử</small>

<small>dụng đất thực hiện việc xoá đăng ký thế chấp trong hồ sơ địa chính và chỉnh lý piấychứng nhận quyền sử dụng đất.</small>

<small>Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trả trực tiếp cho người yêu cầu xoá đăng ký</small>

<small>hoặc pửi qua đường bưu điện có bảo đảm (theo yêu cầu của người xoá đăng ký) một (01)</small>

<small>bản Don yêu cầu xoá đăng ký, piấy chứng nhận quyền sử dung đất; hoặc gửi cho Uy bannhân dân xã, thị trấn nơi có đất trong trường hợp hồ sơ dang ky được nộp tại Uy ban nhândân xã, thị trấn; lưu piữ các giấy tờ cịn lại của hồ sơ xố đăng ký. Trong thời hạn không</small>

quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết qua dang ky từ Văn phòng đăng ky

<small>quyền sử dung đất cấp huyện, Uy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm trả kết quả đó</small>

<small>cho người u cầu đăng ký.</small>

Tổ chức tín dụng tiến hành trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên thế

<small>chấp sau khi nhận được đơn yêu cầu xoá đăng ký và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất</small>

từ Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất. Lúc đó, quyền và nghia vụ piữa bên thế chấp và

<small>bén nhận thế chấp mới thực sự chấm dứt.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<small>Chương 2</small>

THUC TIEN ÁP DUNG PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHAP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỂ BẢO

DAM TIỀN VAY 'TALNGAN HÀNG NGOẠI THUONG VIET NAM

1. Khái quát về co cấu tổ chức va hoạt động của Ngân hang Ngoại thương Việt Nam

1.1 Về cơ cấu tổ chức của Ngán hàng Ngoại thương Việt Nam

<small>Vietcombank là ngân hàng thương mại quốc doanh được thành lập 01/04/1963 và</small>

<small>được thành lập lại theo mô hình tổng cơng ty 90, 91 năm 1996. Khi Nhà nước đánh giá,</small>

<small>xếp hạng các doanh nghiệp Nhà nước, thì Vietcombank là một trong 23 doanh nghiệpNhà nước hạng đặc biệt.</small>

<small>Mạng lưới tổ chức của Vietcombank phát triển mạnh mẽ và rộng kháp ở hầu hết</small>

<small>các tinh trong ca nước. Từ chỉ có 23 Chi nhánh vào năm 2000, đến cuối tháng 8/2006Vietcombank đã có 58 Chi nhánh (bao gồm ca sở giao dich). Trong giải đoạn này,</small>

<small>Vietcombank thành lập thêm 19 phịng giao dich và 02 cơng ty: Cơng ty chứng khốn và</small>

<small>Cơng ty Quản lý nợ và Khai thác Tài sản.</small>

<small>Tinh đến cuối tháng 8/2006, hệ thống Vietcombank eồm có:</small>

<small>- Hội sở chính, OL Sở Giao dịch, 57 Chi nhánh và 79 phịng giao dịch;</small>

<small>- OL Cơng ty tài chính tại Hồng Kơng và 03 văn phịng đại diện ở nước ngồi (1</small>

<small>van phịng đại diện tại Singapore, | văn phòng dai diện tại Pháp và | văn phịng đạiđiện tại Nga);</small>

<small>- 03 Cơng ty trực thuộc (Cơng ty Chứng khốn, Cơng ty Cho th Tài chính, Cơng</small>

<small>ty Quan lý nợ và Khai thác tài sản;</small>

- Tham gia góp vốn thành lập 6 doanh nghiệp (2 cơng ty bảo hiểm, 3 công ty kinh

<small>doanh bất động sản, | công ty dau tư kỹ thuat), 7 ngân hàng và T quỹ tín dụng:</small>

<small>- Tham gia gop vốn thành lập 4 doanh nghiệp hiên doanh với nước ngoài.</small>

<small>Để đáp ứng sự tăng trưởng và phát triển mạng lưới tổ chức của mình, trong những</small>

<small>nam qua, nguồn nhân lực của Vietcombank không ngừng được tầng cường ca về lượng và</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<small>chất. Hien tai, doi ngũ cần bo nhân viên của Vietcombank đã lên tới gan 7.000 người,tăng xấp xỉ 2,5 lần so với cuối nam 2000.</small>

<small>1.2 Về hoạt dong của Ngan hàng Ngoại thương Việt Nam trong 5 năm qua</small>

<small>Trong năm 2001 - 2005, dư nợ tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Namtang trưởng mạnh, đặc biệt là năm 2002 khi Vietcombank có chủ trương bút phá tín dụng.</small>

Dư nợ tín dụng tang trung bình 28%/nam - cao hơn nhiều so với tốc độ tăng tổng tài sản,

tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản đến cuối năm 2005 đạt 40,5%, tăng cao so với mức 22,9%

<small>vào cuối năm 2000. Tính đến cuối năm 2005, dư nợ tín dụng tăng gần 4 lần so với thời</small>

điểm cuối năm 2000 góp phần cải thiện đáng kể thị phần tín dụng của Vietcombank. Song

<small>song với việc tăng trưởng về số lượng, chất lượng tín dụng của Vietcombank cũng ngày</small>

được nâng cao, nợ quá hạn đã được kiểm soát và duy trì ở mức thấp, tỷ lệ nợ quá hạn vào

<small>cuối năm 2005 là 2,7%.</small>

Hoạt động thanh toán quốc tế của Vietcombank đạt được tốc độ tăng trưởng ổn

định. Trong giai đoạn 2001 - 2005, Vietcombank duy trì tỷ trọng 28% tổng kim ngạch

thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước với mức tăng bình quân 26%/nam.

Vietcombank tiếp tục piữ vững vị trí hàng đầu trong việc phát triển dịch vụ thẻ,

cung cấp cho khách hàng những tiện ích mới, tiên tiến và an tồn. Thị phần thanh tốn thẻ chiếm 50%, thị phần phát hành thẻ quốc tế chiếm 40% và thị phần phát hành thẻ nội địa

chiếm 60%. Hiệu quả hoạt động phát triển mạng lưới giao dịch ATM và POS được thể

hiện qua mức tăng trưởng doanh số thanh toán thẻ quốc tế hơn 300% chi trong vịng 5

năm tái cơ cấu. Cơng tác phát triển sản phẩm mới với thẻ Connect 24 đã thu hút gần một

<small>triệu khách hàng trong vòng 3 năm trở lại đây.</small>

<small>Năm 2001, hệ thống ngân hàng lối “VCB Core Banking” được đưa vào hoạt động</small>

đánh dấu sự phát triển công nghệ của Vietcombank, cho phép tập trung hố, vi tính hố

moi thơng tin và xử lý giao dịch cho khách hàng cũng như thay đổi tập quán giao dịch

giữa Ngân hàng với khách hàng theo hướng “giao dịch một cửa”. Trên nên tảng này,

Vietcombank đã phát triển hàng loạt các sản phẩm sau đây:

- Dịch vụ ngân hàng trực tuyến “VCB Online” hoạt dong từ tháng 5/2002 cho phép khách hàng mo tài khoản một nơi nhưng được thực hiện giao dich tại tất cả các

<small>điểm giao dich của Vietcombank trên toàn quốc;</small>

<small>36</small>

</div>

×