Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

tiểu luận hệ thống chính trị mô hình hệ thống chính trị ở nước ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.32 KB, 16 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Ý là một quốc gia nằm ở Bán đảo Ý phía Nam Châu Âu, và trên hai hịn đảo lớn nhất tại Địa Trung Hải, Sicilia và Sardegna. Ý có chung biên giới phía bắc là dãy Alpine với Pháp, Thuỵ Sĩ, Áo và Slovenia. Các quốc gia độc lập San Marino và Thành Vatican là những lãnh thổ nằm gọn bên trong bán đảo Ý, còn Campione d'Italia lại là một vùng đất của Ý nằm trong lãnh thổ Thuỵ Sĩ. Ý từng là nơi xuất phát của nhiều nền văn hoá Châu Âu, như Etruscan và La Mã, và sau này cũng là nơi sản sinh ra phong trào Phục hưng Ý. Thủ đô Roma của Ý từng là trung tâm của nền Văn minh phương Tây, và là trung tâm của Giáo hội Công giáo La Mã.

Ngày nay, Ý là một nền cộng hoà dân chủ, và là một quốc gia phát triển với GDP đứng hàng thứ 7 và thứ 20 về Chỉ số phát triển con người của thế giới. Nước này là một thành viên sáng lập của tổ chức tiền thân Liên minh Châu Âu ngày nay (đã ký kết Hiệp ước Roma năm 1957), và cũng là một thành viên của G8, Hội đồng Châu Âu, Liên minh Tây Âu, và tổ chức Sáng kiến Trung Âu. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2007, Ý đã trở thành một thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Đồng thời, Ý cũng được coi là một cường quốc.

Để nắm vững kiến thức về tổ chức hệ thống chính trị ở các nước tư bản

<i><b>phát triển chủ yếu ngày nay, em xin chọn nghiên cứu đề tài Mô hình hệ</b></i>

<i><b>thống chính trị ở nước Ý. Do hiểu biết còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm nên</b></i>

bài tiểu luận khơng tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của cơ giáo và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>NỘI DUNG1 Ngành lập pháp:</b>

Ngành lập pháp ở Ý ngày nay có 3 chức năng chính: chức năng đại diện, chức năng quyết định và chức năng kiểm soát.

<b>a. Chức năng đại diện, tính đại chúng và tính đặc quyền:</b>

Ngoại trừ trường hợp đặc biệt là các thượng nghị sĩ thì phương thức phổ thông đầu phiếu vẫn là phương thức căn bản để hình thành nghị viện ở Ý. Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu trở thành nguyên tắc căn bản của nền dân chủ hiện đại, nhờ nó, nhân dân có khả năng lựa chọn người đại diện cho ý chí và quyền lợi của mình. Hơn nữa, mọi công dân theo quy định cụ thể của Hiến pháp đều có quyền ứng cử vào nghị viện, điều này cho phép quần chúng có khả năng tham gia vào bộ máy quyền lực Nhà nước.

Tuy nhiên về thực chất, Nghị viện vẫn là một thiết chế của những người có đặc quyền trong xã hội. Điều này thể hiện ở những điểm sau:

 Những nghị sĩ được bầu ra luôn là những người thuộc về một tầng lớp xã hội bên trên tầng lớp xã hội cuẩ đa số cử tri bầu ra họ. Phần lớn họ là những người giàu có địa vị xã hội cao.

 Nghị sĩ dường như là 1 nghề độc quyền của nam giới. Ở Ý nữ nghị sĩ chỉ chiếm 8%.

 Các cuộc vận động tranh cử vào nghị viện đã bị thương mại hố cao độ. Điều này địi hỏi các ứng cử viên phải có khả năng tài chính rất lớn. Vì vậy, quần chúng hầu như khơng có khả năng tham gia ứng cử.

 Nghị viện là 1 thiết chế được chun mơn hố cao độ. Vì thế, các nghị sĩ phải là những người hoạt động chính trị chuyên nghiệp. Hơn nữa, tính cạnh tranh quyết liệt của các cuộc vận động bầu cử có tác động như một sự “sàng lọc” tự nhiên để lựa chọn những cá nhân ưu

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

tú nhất vào nghị viện. Ngồi việc các nghị sĩ phải có khả năng tài chính và có thể dành tồn bộ thời gian cho hoạt động chính trị, họ cịn phải là những người có trình độ học vấn cao, có uy tín lớn, có kinh nghiệm hoạt động xã hội và có khả năng tổ chức.

<b>b. Chức năng quyết định:</b>

Chính phủ ngày càng lấn át nghị viện (cả ở cấp độ sáng kiến lẫn cấp độ phê chuẩn) trong việc làm luật. Điều này dẫn tới một cơ cấu quyền lực mới giữa Nghị viện và Chính phủ, trong đó, quyền lực là con lắc ln dao động về cả 2 phía. Về thực chất, cơ cấu quyền lực mới này chỉ là một hình thức mới của sự phân công lao động giữa ngành lập pháp và và hành pháp – thay thế cho cơ cấu quyền lực cố điển mang tính duy lí và đẳng cấp. Sẽ chính xác hơn nếu nói rằng thiết chế nghị viện ở Y là một cơng cụ để chuyển hố các dự án luật (thường được soạn thảo từ bên ngồi nghị viện) thành các văn bản pháp luật chính thức. Trong thực tế, nghị viện vẫn là một guồng máy chủ chốt, một điểm chuyển tiếp bắt buộc của mọi quá trình thi hành quyền lực chính trị.

Chức năng đầu tiên (và cũng là biểu hiện của quyền lực) của guồng máy nghị viện giống như chức năng của một cơ thể thẩm lọc – cho phép cái gì sẽ được nhận vào guồng máy để tiếp tục cuộc hành trình của nó trở thành một đạo luật. Người ta tính rằng trung bình hàng năm có tới 10 ngàn dự luật được gửi tới Quốc hội. Nghị viện ln có những thủ tục phản ánh quan điểm của riêng nó để loại trừ tất cả những đề nghị không thể đưa vào chương trình nghị sự. Ở Ý, quyền tự chủ của nghị viện cao hơn so với Anh và Pháp trong việc quyết định chương trình nghị sự của mình. Chương trình nghị sự của Nghị viện được quyết định bởi một cuộc hội nghị của các chủ tịch nhóm, thơng qua sự nhất trí đồng thanh. Nếu khơng đạt được sự nhất trí này thì Chủ tịch Hạ viện sẽ ấn định chương trình nghị sự.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Hầu như mọi dự luật đều phải được thuyết trình trong tất cả khía cạnh của nó. Đặc biệt, điều đó bắt buộc đối với các dự luật bắt nguồn từ cơ quan hành pháp hoặc từ các nhóm lợi ích. Ở Ý, vai trị của cuộc lắng nghe chỉ được đề cao một cách tương đối. Sự xung đột giữa hai viện có thể kéo dài hơn mà khơng bên nào có ưu thế tuyệt đối. Tuy nhiên, bằng cách thu hẹp phạm vi tranh luận, người ta đi đến sự thoả hiệp.

<b>c. Nghị viện giám sát việc hành pháp của chính phủ:</b>

Bỏ phiếu tín nhiệm được coi là một vũ khí tuyệt đối của Nghị viện trong việc thực hiện “quyền sinh sát” đối với chính phủ. Tuy nhiên, việc sử dụng nó trong thực tế tỏ ra rất hạn hữu. Ngày nay, sự mất tín nhiệm của chính phủ trong viêc hành pháp khơng nhất thiết là phải đi đến sự bỏ phiếu theo Hiến pháp tại Nghị viện. Thường thì khi chính phủ nhận thấy rõ sự mất tín nhiệm của mình, trước áp lực của các đảng phái thì chính phủ buộc phải từ chức. Ở Ý, năm 1980, chính phủ của Cosiga buộc phải từ chức vì sự bất đồng của phe đa số trong Nghị viện đối với những dự án mà Chính phủ đệ trình. Năm 1986, chính phủ Craxi cũng phải từ chức vì lí do tương tự.

Các nghị sĩ có thể đặt câu hỏi với các quan chức hành pháp. Quốc hội khoá 8 (1979 – 1983) có 7886 câu hỏi miệng và 20207 câu hỏi viết. Tuy nhiên tỉ lệ trả lời là thấp: 23%. Các cuộc chất vấn chỉ được tiến hành trong các phiên họp toàn thể Quốc hội. Ở Ý, khơng có chuyện vươn tới ghế Bộ trưởng nếu như không được thử thách với tư cách nghị sĩ.

<b>2 Bộ máy hành pháp:</b>

Trong những thập kỉ gần đây, xã hội phương Tây chứng kiến sự bành trướng ghê gớm của bộ máy hành pháp – cả về quy mô và chức năng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Quyền lực đang chuyển từ lĩnh vực kinh tế và chính trị vào các cơ quan hành pháp – với các điều khiển công nghệ và các nhà tổ chức chuyên môn.

<b>a. Những nguyên nhân căn bản dẫn tới việc bành trướng quymô:</b>

Thứ nhất, Quốc hội chỉ đưa ra những đạo luật chung chung, mơ hồ. Chẳng hạn, đạo luật về bảo vệ môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn hạt nhân, bảo đảm cơ hội bình đẳng… Vai trò của bộ máy hành pháp là quyết định cái gì trong mỗi đạo luật đó sẽ được thực thi trong thực tế. Nói cách khác, sự phức tạp tinh vi của xã hội cơng nghệ địi hỏi các nhà chun mơn kĩ thuật phải cụ thể hoá được những ý định của Quốc hội. Thứ hai chỉ có bộ máy hành pháp mới có đầy đủ những thơng tin cần thiết cho việc hình thành lịch sử chính trị của một quốc gia – nghĩa là làm nổi lên những yêu cầu bức xúc mà Quốc hội hoặc Tổng thống không biết đến hoặc đề nghị bỏ những yêu cầu không thực tế.

Thứ ba, các cơ quan trong bộ máy hành pháp có đầy đủ khả năng để đưa ra những đạo luật riêng của nó.

<b>b. Bợ máy hành pháp tác đợng đến việc hình thành chính sáchcông khai:</b>

Quá trình đưa ra một chính sách trong xã hội cơng nghệ hiện đại địi hỏi những hành động và phản ứng nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Hơn nữa, nó địi hỏi cả sự bí mật cho tới khi chính thức cơng bố. Chính điều này càng làm tăng vai trò quyết định của một thiểu số người có trọng trách – hay người ta cịn gọi là một ê kíp lãnh đạo. Ê kíp này trong thực tế có khả năng đáp ứng trực tiếp các vấn đề xã hội mà không chờ đến sự tranh luận kéo dài ở Quốc hội.

Vai trị lớn nhất của người đứng đàu chính phủ là định hướng đường lối chung: chính trị, kinh tế và xã hội, đến mức mà người ta có thể lấy tên tuổi của vị nguyên thủ để gắn liền cho thời kì lịch sử mà ông ta cai trị. Ở Ý, thủ tướng khơng có được cái hào quang như ở các nước Tây Âu khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Tuy nhiên trong những thập kỉ gần đây, trước sức nặng của các vấn đề mà nước Ý phải đương đầu, thủ tướng đã tăng cường ảnh hưởng của mình đối với các nhà chính sách cơng khai. Đặc biệt trong các lĩnh vực như kiểm sốt tài chính của các cơ quan cơng cộng, kiểm sốt vấn đề an ninh trật tự xã hội nhất là trong việc chống tham nhũng, tội ác và ma tuý.

Tổng thống (hoặc thủ tướng) cùng với những cộng sự thân tín nhất của mình tạo thành một ê kíp quyền lực chóp bu, định hướng chính sách quốc gia. Ở Ý sau Chiến tranh Thế giới thứ II, văn phịng Thủ tướng chỉ có 50 người. Nhưng đến năm 1963, con số này lên tới 300 người. Năm 1986, văn phịng của Thủ tướng Craxi có tới 1568 nhân viên. Ngân sách chi cho văn phòng này đạt con số kỉ lục: 5022 tỉ lia, điều này chứng tỏ vai trò ngày càng tăng của Văn phòng Thủ tướng trong việc hoạch định chính sách. Thường thì người ta cho rằng, nội các (hay nội đồng bộ trưởng) là nơi tốt nhất để đưa ra các quyết định tập thể, quy định các chính sách; các cuộc họp nội các sẽ quyết định những việc như: chấp nhận các dự án luật, các quy tắc lựa chọn ngân sách, phương hướng, chính sách đối nội và đối ngoại, bổ nhiệm các chức vụ. Song trong thực tế, cuộc họp nội các chỉ có ý nghĩa khởi đầu, tượng trưng. Tất cả những việc này trong thực tế lại được sự quyết định ở những nơi khác: các cuộc đàm phán giữa các liên minh bè phái, giữa các đại diện của các đảng, giữa các trọng tài của các bộ… Dĩ nhiên là, vai trị của người đứng đầu chính phủ cùng với ê kíp của ơng ta thể hiện rõ trong q trình này.

Một nguyên tắc căn bản trong việc đưa ra chính sách xã hội là phải bảo đảm tính hợp lí của nó: phù hợp với các mục tiêu xã hội, có hiệu quả cao đồng thời ít tốn kém nhất. Trên thực tế việc đưa ra các chính sách khơng tn theo ngun tắc này. Tình trạng gia tăng mức độ chi tiêu từ năm này qua năm khác là do:

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

 Những người làm chính sách khơng có đủ thời gian, trí tuệ và khả năng tài chính để khám phá ra tất cả những khả năng có thể có trong việc đưa ra chính sách.

 Những người làm chính sách lo ngại về tính khơng chắc chắn của một chính sách hồn tồn mới.

 Nhà nước (cũng như tư nhân) đã đầu tư quá nhiều vào các chương trình hiện có.

 Chủ nghĩa gia tăng là một thủ đoạn chính trị.

 Đổi mới các nhà làm chính trị, khơng phải lúc nào cũng phân định một cách rạch ròi đâu là “cái lợi” và đâu là “cái hại”.

 Những người làm chính sách cũng như đa số chúng ta khơng phải lúc nào cũng có khả năng thực hiện được những điều mong muốn.

Lịch sử cho thấy, ở các nước phương Tây, giới kinh doanh cơng nghiệp thu được lợi ích từ sự điều chỉnh chính sách của bộ máy hành pháp, đồng thời các cơ quan hành pháp thể hiện quyền lợi của giới kinh doanh. Một chức năng quan trọng của các cơ quan hành chính là: giảm bớt tính gay gắt của sự cạnh tranh trong giới kinh doanh bằng cách hạn chế sự gia nhập của giới kinh doanh nhỏ – tức là duy trì hiện trạng độc quyền. Có một mối liên hệ hữu cơ, khép kín giữa các cơ quan hành chính và giới kinh doanh công nghiệp. Biểu hiện rõ rệt nhất là sự trao đổi nhân sự giữa 2 bên. Các thành viên của các cơ quan hành chính có thế lực – thường là người của các hãng kinh doanh lớn – sau nhiều năm làm việc cho Nhà nước lại quay về với hãng của mình. Họ thường là các luật sư hoặc các nhà chun mơn có tài – đại diện cho quyền lợi của một hãng kinh doanh nào đó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>3 Bợ máy tư pháp:</b>

<b>a. Chức năng tư pháp:</b>

Chức năng tư pháp (Thực thi công lý) được chia thành các lĩnh vực dân sự và hình sự thơng thường, hành chính, kế toán và thuế.

Thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính thuộc về các Tồ án hành chính khu vực (T.A.R) và Hội đồng nhà nước.Thẩm quyền xét xử các vụ án về kế tốn thuộc về các Tồ án kế tốn cùng với Văn phịng cơng tố nằm ngay trong các tồ án đó.

Thẩm quyền xét xử đối với các vụ án về thuế thuộc về các Uỷ ban thuế của tỉnh và các Uỷ ban về thuế của quận. Xét xử trong quân đội là thẩm quyền của các Toà án quân sự, Toà án phúc thẩm qn sự, các Tồ giám sát qn sự, Cơng tố viên quân sự nằm trong các toà án quân sự, các Tổng Công tố viên quân sự nằm trong các Tồ án phúc thẩm qn sự, và Tổng Cơng tố viên quân sự nằm trong Toá án giám đốc thẩm. Thẩm quyền xét xử đối với các vụ án dân sự và hình sự thông thường thuộc về các thẩm phán điều tra theo phân cấp tư pháp, theo đó thẩm phán được chia thành hai loại: thẩm phán và thẩm phán điều tra của văn phịng cơng tố, vừa đảm nhận vai trị của quan tồ lại vừa đảm nhận vai trò của điều tra viên.

Các loại "Thẩm phán" khác nhau có thể được phân loại tại các Toà án như · Toà án phúc thẩm · Toà phúc thẩm đại hình · Toà án giám đốc thẩm

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

· Tồ án khu vực về các vùng nước cơng cộng · Tồ án cấp cao về các vùng nước cơng cộng · Uỷ viên phân xử các quyền tập quán

· Thẩm phán điều tra tại Phịng cơng tố có thể được phân loại như sau: · Công tố viên nằm trong Tồ án

· Cơng tố viên nằm trong Tồ án vị thành niên · Tổng Công tố nằm trong Tồ án phúc thẩm

· Tổng Cơng tố viên nằm trong Tồ án giám đốc thẩm.

Các văn phịng cụ thể nằm trong cơ quan công tố là Công tố viên chống Mafia quốc gia và Công tố viên chống Mafia quận.

<b>b. Thực hiện hoạt động tư pháp hình sự và dân sự thông thường:</b>

Thực hiện hoạt động tư pháp dân sự và tư pháp hình sự thông thường là một trong các hình thức phục vụ quan trọng của Nhà nước đối với công dân. Nó bao gồm cả chức năng tư pháp và hành pháp. Chức năng tư pháp do các thẩm phán điều tra thực hiện, còn chức năng hành pháp được giao cho Bộ Tư pháp.

Thẩm phán điều tra đóng tại và làm việc từ các trụ sở Toà án phân bố theo khu vực thẩm quyền lãnh thổ. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện chức năng hành pháp thông qua một cơ cấu tổ chức được phân chia giữa cán bộ của Bộ Tư pháp (trụ sở chính tại Rome) và cán bộ của Tồ án, đại diện cho các trung tâm ở xa của ngành hành pháp.

Ngồi chức năng tư pháp, tồ án cịn thực hiện các nhiệm vụ thuần tuý hành chính (dưới sự quản lý của Bộ Tư pháp) và dịch vụ bổ trợ tư pháp. Chức năng hành pháp của các văn phòng xa trung tâm do các cán bộ hành pháp và thẩm phán điều tra được bổ nhiệm làm người đứng đầu toà án thực hiện.

<b>c. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Tư pháp:</b>

Hiến pháp Italia có 2 điều đề cập đến các nhiệm vụ quan trọng của Bộ trưởng Bộ Tư pháp: công tác tổ chức và cung cấp dịch vụ cần thiết cho việc

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

thực hiện chức năng tư pháp (Điều 110) và việc thi hành kỷ luật đối với thẩm phán điều tra (Điều 107).

Nói một cách khái quát hơn, một trong những chức năng quan trọng của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong lĩnh vực hành pháp là giữ cương vị của người bảo lãnh chính và người chịu trách nhiệm về các luật do Nghị viện thơng qua việc đóng dấu vào các luật đó. Bộ trưởng cịn chịu trách nhiệm về việc đăng Cơng báo quốc gia và lưu giữ chính thức các luật và nghị định. Bộ trưởng còn được giao các nhiệm vụ quan trọng khác theo các luật khác nhau trong các Bộ luật và quy định tư pháp.

Như vậy, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp liên quan đến cả hoạt động hành pháp trong các lĩnh vực quản lý và cung cấp dịch vụ và hoạt động đặc biệt quan trọng gắn với toàn bộ hệ thống pháp luật. Các dịch vụ đó bao gồm: tuyển dụng và quản lý cán bộ, cung cấp trụ sở, cơ cấu hoạt động và kinh phí.

Nhiệm vụ quản lý của Bộ Tư pháp bao gồm 4 lĩnh vực: tư pháp, nhà tù, tư pháp vị thành niên và hồ sơ công chứng.

Nhiệm vụ của Bộ Tư pháp trong hệ thống pháp luật nói chung bao gồm các nhiệm vụ cụ thể trong lĩnh vực pháp luật, quản lý nghề luật, thi hành hình phạt và đối xử với tù nhân. Ngồi ra, cịn có nhiệm vụ thẩm tra đơn xin ân giảm trình Tổng thống quyết định, cũng như các yêu cầu cho phép tiến hành tố tụng, dẫn độ, hỏi cung quốc tế v.v…

Trong quan hệ với Hội đồng thẩm phán điều tra cấp cao (the Superior Council of the Magistracy), Bộ trưởng Bộ Tư pháp tham gia thủ tục bổ nhiệm những người đứng đầu của tồ án và có thể tham gia các cuộc họp của Hội đồng này để nêu ý kiến hoặc làm rõ vấn đề có liên quan. Bộ trưởng cịn có quyền u cầu người đứng đầu tồ án cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của hệ thống tư pháp liên quan đến các thẩm phán hoặc thẩm phán điều tra cụ thể. Bộ trưởng cũng có thể thực hiện chức năng thanh tra và điều tra hành chính để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ hiến định của mình và nhằm

</div>

×