Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tiểu luận hs 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.47 KB, 16 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI </b>

<b>KHOA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ KIỂM SÁT HÌNH SỰ ---  --- </b>

<b>TIỂU LUẬN CÁ NHÂN MƠN: LUẬT HÌNH SỰ </b>

<b>Đề tài: Anh/chị hãy phân tích các dấu hiệu của phịng vệ chính đáng và trường hợp vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng? </b>

Họ và tên: Tẩn Văn Thống

Mã số sinh viên : 213801010244

<b>Hà Nội, 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>2. Các điều kiện của phịng vệ chính đáng ... 3 </b>

<b>2.1 Các điều kiện làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng ... 3 </b>

<b>2.2 Các điều kiện của hành vi phịng vệ chính đáng ... 5 </b>

<b>3. Vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng ... 6 </b>

<b>3.1 Khái niệm và điều kiện về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 6 3.2 Trường hợp vượt q phịng vệ chính đáng. ... 7 </b>

<b>4. Phịng bảo vệ tưởng tượng... 8</b>

<b>II. Thực tiễn xác định thế nào là phòng vệ chính đáng, vượt quá giới hạn </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>A. MỞ ĐẦU </b>

Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội và những ích lợi to lớn của nền kinh tế thị trường, những vấn đề xã hội tiêu cực và các loại hình tội phạm cũng gia tăng, thay đổi. Do đó nhà nước cần phải chỉnh sửa bổ sung các chế định của pháp luật trong đó pháp luật hình sự được coi là một cơng cụ sắc bén để nhà nước quản lý xã hội trong vòng trật tự, bảo vệ tối đa quyền con

người và những lợi ích chung của đất nước. Bộ luật hình sự 2015 quy định nhiều chế định trong đó có phịng vệ chính đáng. Phịng vệ chính đáng được xem là quyền pháp lý, nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ về đạo đức trong việc bảo vệ lợi ích chung của con người và của Nhà nước, góp phần khơng nhỏ trong cơng tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của nước ta hiện nay. Tuy nhiên trên thực tế do người dân không nhận thức được hết quy định của phịng vệ chính đáng nên có nhiều vụ án hình sự xảy ra liên quan đến phịng vệ chính đáng nhưng người có hành vi phịng vệ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó các cơ quan áp dụng pháp luật cũng đã gặp khơng ít khó khăn, lúng túng với nhiều tình tiết phức tạp dẫn đến việc áp dụng không đúng quy định. Thậm chí các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, người tiến hành tố tụng hình sự lại có những quan điểm trái ngược nhau trong cùng một vụ án hình sự về phịng vệ chính đáng. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc áp dụng quy định phịng vệ chính đáng khơng đúng đắn, không phát huy được hết ý nghĩa của phịng vệ chính đáng trong vấn đề bảo vệ quyền con người – quyền công dân và đấu tranh phòng, chống tội phạm là do quy định của pháp luật hiện hành, cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành chế định phịng vệ chính đáng vẫn chưa rõ ràng, cụ thể và thống nhất tới những tiêu chí để xác định phịng vệ chính đáng. Vì vậy em quyết định chọn đề tài “<i>Anh/chị hãy phân tích các dấu hiệu của </i>

<i><b>phịng vệ chính đáng và trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?” </b></i>

để phần nào đó giúp cho chúng ta hiểu hơn về thế nào là phịng vệ chính đáng và có thể áp dụng trong việc phịng chống tội phạm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>B. NỘI DUNG </b>

<b>I. Một số vấn đề lý luận về phịng vệ chính đáng trong Bộ luật hình sự 2015 1. Khái niệm </b>

Chế định phịng vệ chính đáng là chế định tồn tại từ lâu trong pháp luật hình sự Việt Nam, và được ghi nhận trong hệ thống pháp luật của nhiều nước trên thế giới. Theo Bộ luật hính sự số 100/2015/QH13 (BLHS 2015) được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 100/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thơng qua ngày 20 tháng 6 năm 2017 quy định về chế

<i>định phịng vệ chính đáng tại Điều 22 như sau: “Phịng vệ chính đáng là hành vi </i>

<i>của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, của tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phịng vệ chính đáng khơng phải là tội phạm.” </i>

Thơng thường, khi quyền và lợi ích bị xâm phạm trái phép, cá nhân, cơ quan, tổ chức phải căn cứ theo pháp luật đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ, mà khơng có quyền tự xử lý. Nhưng theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 thì các cá nhân có quyền tự bảo vệ mình hoặc tham gia vào bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tổ chức, của người khác trước những hành vi tấn cơng xâm hại, luật hình sự ghi nhận phịng vệ chính đáng là một trong những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự (khơng phải chịu trách nhiệm hình sự). Phịng vệ chính đáng trong nhiều trường hợp cũng có thể gây thiệt hại cho một chủ thể nào đó, nhưng vì có những yếu tố làm cho tính nguy hiểm cho xã hội khơng cịn, thậm chí phù hợp với lợi ích của xã hội, được xã hội khuyến khích và được pháp luật ghi nhận. Tuy nhiên, để tránh việc sử dụng quyền này một cách bừa bãi, gây hậu quả nguy hại cho xã hội, Bộ luật hình sự đã quy định điều kiện sử dụng và giới hạn của quyền này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>2. Các điều kiện của phịng vệ chính đáng </b>

Xét về bản chất phịng vệ chính đáng là hành động nhằm ngăn chặn hành vi tấn công, đẩy lùi sự tấn công trái pháp luật, hạn chế những thiệt hịa gây ra, lập lại sự bình qn xã hội. Do đó khơng xâm phạm lợi ích chung của xã hội và được luật coi là quyền của mỗi người, hợp pháp và loại trừ tính trái luật hình sự của hành vi vi phạm gây thiệt hại. Chính vì vậy mà hệ thống bảo vệ chính đáng khơng phải là tội phạm. Tuy nhiên để được coi là phịng vệ chính đáng phải đảm bảo các điều kiện cần thiết liên quan đến hành vi tấn cơng, hành vi chống trả. Đó là các điều kiện để xác định cơ sở phát sinh quyền phòng vệ cũng như điều kiện để được xem là phịng vệ chính đáng. Vì vậy phải căn cứ vào quy định của pháp luật hình sự, nhưng cho đến nay chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể thế nào là phòng vệ chính đáng ngồi Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự 1985, trong đó tại mục II của Nghị quyết này có đề cập đến chế định phịng vệ chính đáng. Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phịng vệ chính đáng khi có đủ các điều kiện sau đây:

<b>2.1 Các điều kiện làm phát sinh quyền phịng vệ chính đáng </b>

Trước hết muốn biết là hành vi gây thiệt hại của một người có thuộc trường hợp phịng vệ chính đáng hay khơng thì cần phải xác định người đó có quyền phịng vệ chính đáng hay khơng. Quyền phịng vệ chính đáng của cá nhân chỉ phát sinh khi có các điều kiện sau:

Thứ nhất, có hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội. Nói cách khác có hành vi xâm hại bất hợp pháp gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho quyền hoặc lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Nguồn gây nguy hiểm cho các lợi ích cần được bảo vệ chính là hành vi của con người, đây chính là nguồn gốc làm xuất hiện quyền phòng vệ, nếu hành vi gây nguy hại không phải do con người gây ra thì khơng được xem là phịng vệ chính đáng. Hành vi

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

gây nguy hiểm đó có thể đến mức bị coi là tội phạm, nhưng cũng có thể khơng phải là tội phạm như hành vi xâm hại của người bị tâm thần hoặc người chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, hành vi xâm hại những lợi ích quan trọng, hợp pháp cần được bảo vệ đồng thời phải gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại đáng kể, cần ngăn chặn kịp thời để tránh xảy ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản...

Thứ hai, hành vi xâm hại các quyền hoặc lợi ích cần bảo vệ đang tồn tại, nghĩa là hành vi đó đang diễn ra hoặc đe dọa xảy ra ngay tức khắc và chưa kết thúc. Đây chính là điều kiện để xem xét về thời điểm phát sinh quyền phịng vệ. Theo đó, hành vi tấn cơng đang diễn ra được xét ở ba thời điểm: (1) hành vi tấn công chưa bắt đầu, nhưng người tấn công thực hiện hành vi liền trước để hỗ trợ cho hành vi tấn cơng. Ví dụ: A có hành vi cúi xuống nhặt dao để chém B, trường hợp này B có quyền phịng vệ ngay thời điểm A cúi xuống nhặt dao, lúc này, hành vi tấn công để chém B chưa xảy ra, nhưng có nguy cơ xảy ra ngay tức l khắc, nên chủ thể có quyền phịng vệ; (2) hành vi tấn công đang diễn ra mà chưa kết thúc; (3) hành vi tấn công xâm hại đã kết thúc, , nhưng quyền phòng vệ phát sinh liền ngay sau đó để ngăn chặn, khắc phục hậu quả. Ví dụ: A có hành vi giật túi xách của chị B, ngay lúc A mới giật xong thì C thấy, tại thời điểm này C có quyền chống trả (cần thiết) để lấy lại túi xách cho chị B, sự chống trả tại thời điểm hành vi tấn cơng kết thúc này vẫn được xem là phịng vệ chính đáng.

Do đó ngồi những thời điểm nói trên, hành vi chống trả khơng được xem xét để áp dụng phịng vệ chính đáng, những trường hợp này có thể rơi vào trường hợp phòng vệ quá sớm hoặc phòng vệ quá muộn hoặc phòng vệ tưởng tượng, và những trường hợp này vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự bình

thường. Ví dụ, một người phụ nữ B đang đứng ngoài đường thấy một người đàn ơng A đang tiến lại gần mình nhưng chưa có dấu hiệu sẽ tấn công, cưỡng bức B hay cướp đoạt tài sản thì khơng có quyền phịng vệ. Hành vi tấn công của B trong trường hợp này luật hình sự gọi là phịng vệ “q sớm”. Ngược lại, nếu A có hành vi cướp giật hay cưỡng bức đã kết thúc thì B cũng khơng có quyền

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

phịng vệ chính đáng. Vì vậy hành vi tấn cơng lại lúc này khơng phù hợp với mục đích của phịng vệ chính đáng, trường hợp này gọi là phòng vệ “quá

muộn”. Do đó, việc gây thiệt hại cho người có hành vi xâm hại trong khi người này đã bị bắt giữ hoặc loại trừ khả năng tiếp tục thực hiện hành vi xâm hại, sẽ không được coi là phịng vệ chính đáng và những trường hợp này vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự bình thường.

<b>2.2 Các điều kiện của hành vi phòng vệ chính đáng </b>

Quyền phịng vệ chính đáng nhằm cho cá nhân khả năng thực hiện hành vi chống trả lại những hành vi xâm hại đến các lợi ích chính đáng cần được bảo vệ. Tuy nhiên quyền này chỉ xuất hiện khi hành vi xâm hại đã thỏa mãn những điều kiện do luật định, khi đó quyền này mới được thực hiện trong thực tế. Do đó khi thực hiện quyền phịng vệ chính đáng, hành vi phòng vệ phải thỏa mãn những điều kiện sau:

<i>Thứ nhất, hành vi phòng vệ phải gây thiệt hại trực tiếp cho chính người có </i>

hành vi xâm hại hoặc công cụ phương tiện mà người đó đang sử dụng. Thiệt hại do hành vi phịng vệ gây ra là thiệt hại cho chính người có hành vi tấn cơng chứ khơng được nhằm vào người khác và gây thiệt hại khác của họ. Mục đích của phịng vệ chính đáng là ngăn chặn hành vi xâm hại quyền hoặc lợi ích cần bảo vệ và đẩy lùi sự tấn công từ phía người tấn cơng mà khơng được nhằm mục đích khác. Do đó nếu hành vi phịng vệ chống trả nếu vô ý gây thiệt hại cho người khác khơng phải là người tấn cơng thì người phịng vệ vẫn phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.

<i>Thứ hai, hành vi phịng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là </i>

khơng có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại và nhằm ngăn chặn hoặc loại bỏ hành vi xâm hại.

Tương xứng khơng có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ. Mà với mục đích ngăn chặn hoặc loại

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

bỏ hành vi xâm hại, người phòng vệ có thể gây ra những thiệt hại lớn hơn thiệt hại mà người tấn cơng có thể gây ra. Tuy nhiên để xem xét hành vi chống trả có tương xứng hay khơng, có rõ ràng là q đáng hay khơng, thì phải xem xét tồn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ như: khách thể cần bảo vệ (ví dụ: bảo vệ địa điểm thuộc bí mật quốc gia, bảo vệ tính mạng); mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra và do hành vi phịng vệ gây ra; vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng; nhân thân của người xâm hại (nam, nữ; tuổi; người xâm hại là côn đồ, lưu manh…); cường độ của sự tấn cơng và của sự phịng vệ; hồn cảnh và nơi xảy ra sự việc (nơi vắng người, nơi đông người, đêm khuya) v.v… Đồng thời cũng cần phải chú ý đến yếu tố tâm lý của người phải phịng vệ có khi khơng thể có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ.

<b>3. Vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng </b>

<b>3.1 Khái niệm và điều kiện về vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng </b>

Phịng vệ chính đáng là một chế định được pháp luật hình sự ghi nhận để khuyến khích cơng dân tham gia vào việc bảo vệ các lợi ích cần thiết của xã hội, tuy nhiên, pháp luật hình sự khơng khuyến khích và khơng cho phép một người nào đó gây ra thiệt hại vượt quá mức “cần thiết” khi chống trả hành vi tấn công để bảo vệ các lợi ích trên. Chính vì vậy, khi một người thực hiện hành vi vượt quá mức cần thiết sẽ bị xem là vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng và phải chịu trách nhiệm hình sự.

<i>Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì: “Vượt </i>

<i>quá giới hạn phịng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại”. </i>

Hành vi gây thiệt hại được coi là vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng khi thỏa mãn các điều kiện sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Một là, người gây thiệt hại có quyền phịng vệ chính đáng nghĩa là có đủ các căn cứ phát sinh quyền phịng vệ chính đáng (đã trình bày ở điểm a mục 2 của phần này);

- Hai là, hành vi chống trả gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm hại hoặc cơng cụ, phương tiện mà người này đang sử dụng

- Ba là, hành vi chống trả rõ ràng là quá mức cần thiết, khơng phù hợp với tính chất và mức độ của hành vi xâm hại.

Việc đánh giá xem hành vi chống trả khi phịng vệ có “vượt q mức cần thiết” hay không, chúng ta dựa vào các tiêu chí đã nêu, tuy nhiên, ngồi những tiêu chí đó, cịn có thêm tiêu chí định lượng về thiệt hại mà hành vi tấn công gây ra so với thiệt hại của hành vi chống trả gây ra, theo đó, nếu thiệt hại mà hành vi chống trả gây ra rõ ràng lớn hơn thiệt hại do hành vi tấn cơng gây ra thì trường hợp này bị xem là vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng và phải chịu trách nhiệm hình sự

<b>3.2 Trường hợp vượt q phịng vệ chính đáng. </b>

<b> Trường hợp vượt quá phòng vệ chính đáng là trường hợp mà người </b>

phịng vệ đã sử dụng những phương tiện và phương pháp gây thiệt hại quá bên cho kẻ xâm nhập có tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại cũng như hồn cảnh cụ thể khơng thể yêu cầu phải sử dụng phương tiện và phương pháp pháp đó.

Ví dụ: Khi đang bán hàng cho khách thì bà A bị 2 người phụ nữ trong thôn là C và D cầm cái chổi chít qt nhà đánh do hơm trước bất đồng quan điểm nên có cãi cọ nhau. Vì bị đánh bất ngờ từ cả hai người kia sau khi bị trúng 1 số địn thì bà A có chạy vào phía trong bàn bán thịt nhưng vẫn bị đánh từ hai phía trước và sau người, bà B có vớ được con dao dưới bàn thịt tấn công(chém) cả bà C và bà D gây tỉ lệ thương tích cho C và D tới 20% mỗi người.

Trong trường hợp này ta thấy mặc dù bà A là người bị tấn công trước nhưng hành vi của bà A đã vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng cụ thể:

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Phương tiện sử dụng: bà A đã sử dụng con dao có mức độ nguy hiểm hơn rất nhiều so với cái chổi chít quét nhà.

- Phương pháp gây thiệt hại: sử dụng con dao tấn cơng (chém)

- Hồn cảnh cụ thể: Trong trường hợp này khi bà A lấy được con dao. Bà A không cần thiết tấn ông vào C và D mà có thể dùng dao để dọa cho C và D khơng dám tấn cơng vào mình.

<b>4. Phòng bảo vệ tưởng tượng </b>

Phòng vệ tưởng tượng là trường hợp do nhận thức sai lầm nên tưởng là có hành vi xâm hại của người khác nên thực hiện hành vi chống trả, gây thiệt hại cho người đó nhưng trên thực tế khơng có hành vi xâm hại. Phịng vệ tưởng tượng khơng được coi là phịng vệ chính đáng vì hành vi xâm hại khơng có thật nên khơng phát sinh quyền phịng vệ chính đáng.

Phịng vệ tưởng tượng là dạng sai lầm về sự việc do đó trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi chống trả trong phòng vệ tưởng tượng. Phòng vệ tưởng tượng thuộc 2 dạng sau: Hồn tồn khơng có một sự tấn công nào nhưng đã nhầm tưởng có sự tấn cơng; có sự tấn cơng nhưng đã nhầm lẫn người tấn cơng. Vì sự lầm tưởng trong hồn cảnh cụ thể nào đó mà một người có hành vi xâm hại đến tính mạng sức khoẻ của người khác thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

<i>Ví dụ: Nguyễn Văn H đang dạo chơi trong Cơng viên có nhiều người qua </i>

lại, thấy một người đang ngồi ở ghế đá đứng dậy lững thững đi về phía mình mà khơng nói năng gì, H liền rút dao trong người ra đâm người này một nhát vào bụng làm người này ngã gục. Sau khi sự việc xảy ra H cho rằng tưởng người này đến cướp tài sản của mình, nhưng căn cứ vào hồn cảnh thực tế lúc xảy ra sự việc thì trường hợp của H khơng phải là phịng vệ tưởng tượng, nên H phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×