Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

tiểu luận cuối khóa xây dựng môi trường văn hoá trong trường đại học sư phạm đại học thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 29 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

<b>HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC</b>

<b>TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA</b>

<b>LỚP BỒI DƯỠNG THEO TCCDNN GVCC HẠNG 1</b>

<b>TỔ CHỨC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM – ĐH THÁI NGUYÊN</b>

<b><small>TÊN TIỂU LUẬN:</small></b>

<b>XÂY DỰNG MƠI TRƯỜNG VĂN HỐ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM</b>

<b>ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN</b>

<b> Học viên: Dương Thị Tú Anh </b>

<b>Thái Nguyên, tháng 7 năm 2019</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC</b>

MỤC LỤC...

1. Đặt vấn đề...1

2. Cơ sở lý luận về xây dựng môi trường văn hố trong trường đại học...2

2.1 Khái niệm văn hóa và văn hóa ứng xử trong nhà trường...2

2.2 Các thành tố cơ bản của mơi trường văn hóa trường đại học...3

2.2.1 Chủ thể của mơi trường văn hóa trường đại học...3

2.2.2 Khách thể của mơi trường văn hóa trường đại học...4

3. Khái quát về trường Đại học Sư Phạm-Đại học Thái Nguyên...6

3.1. Lịch sử hình thành và phát triển...6

3.2 Hoạt động đào tạo...8

3.3 Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế...9

3.4 Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác...11

4. Xây dựng môi trường văn hoá trong trường Đại học Sư Phạm-Đại học Thái Nguyên...11

4.1 Sự cần thiết của công tác xây dựng môi trường văn hóa...12

4.1.1 Phục vụ nhiệm vụ giáo dục đại học trong thời kỳ mới...12

4.1.2 Hệ thống giá trị văn hóa được kế thừa và phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế...13

4.1.3 Phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường...13

4.1.4 Phát huy tốt vai trò chủ thể của mơi trường văn hóa trường đại học...13

4.2 Cơng tác xây dựng mơi trường văn hóa trong Trường Đại học Sư Phạm-Đại

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>1. Đặt vấn đề </b>

Xu hướng hội nhập quốc tế đang mở ra khơng ít những triển vọng phát triển giáo dục cho các quốc gia nói chung và cho giáo dục đại học nói riêng, đồng thời, cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với việc giữ gìn, phát triển văn hóa nói chung và mơi trường văn hóa nhà trường nói riêng. Nghiên cứu về mơi trường văn hố nhà trường cũng chính là nghiên cứu một hệ thống giá trị và chuẩn mực giá trị đặc thù, được con người tích lũy trong q trình tích hợp các hoạt động sáng tạo văn hóa, giáo dục và khoa học.

Hệ giá trị mơi trường văn hố nhà trường được biểu hiện thơng qua vốn di sản văn hóa và các quan hệ ứng xử văn hóa giữa những người trong một mơi trường giáo dục, có tác động chi phối nhiều chiều đến mọi hoạt động và đời sống tâm lý của chính những con người sống trong mơi trường đó: ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục trong nhà trường theo hướng phát triển con người toàn diện; ảnh hưởng rõ rệt cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động của mỗi thành viên trong nhà trường, do đó có thể nâng cao hoặc cản trở động cơ, kết quả dạy - học của giảng viên và sinh viên…

Môi trường văn hóa nhà trường thể hiện ở mọi mặt, bao gồm từ cơ sở vật chất, cảnh quan cây xanh, nơi giải trí, sinh hoạt, hội họp, học tập, bảng tên trường, phòng học, phòng làm việc…đến nền nếp, chuẩn mực, lễ nghi, niềm tin, giá trị, hành vi ứng xử của các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục đào tạo trong nhà trường, là lối sống văn minh trong trường học. Nói chung, mơi trường văn hóa nhà trường lành mạnh sẽ giảm bớt được nguy cơ xung đột và tăng tính ổn định.

Thế nhưng, vấn đề mơi trường văn hóa nhà trường và tìm kiếm các biện pháp quản lý sự hình thành và phát triển mơi trường văn hóa nhà trường hiện nay vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù muốn hay không muốn, những yếu tố tiêu cực từ mơi trường văn hố nhà trường tự phát đang hàng ngày, hàng giờ tác động rất sâu sắc đến quá trình giáo dục - đào tạo trong các trường, đến sinh viên - thế hệ tương lai của đất nước.

1

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Trường Đại học Sư phạm-Đại học Thái Nguyên được thành lập vào năm 1966. Trải qua 53 năm hình thành và phát triển, trường đã đào tạo hàng chục ngàn Nhà Khoa học, nhà quản lý, giáo viên có trình độ đại học và sau đại học cho mọi miền đất nước; đảm bảo chất lượng, uy tín và được xã hội thừa nhận. Trước tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, trước yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW, một trong những thành tích nổi bật của Trường Đại học Sư phạm-Đại học Thái Nguyên trong những năm gần đây là xây dựng một mơi trường văn hóa tiên tiến- mơi trường có nhiều phong trào đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức. Xuất phát từ thực tế nhà trường, tôi lựa chọn

<b>chủ đề: “Xây dựng mơi trường văn hố trong Trường Đại học Sư phạm-Đại học Thái Nguyên”.</b>

<b>2. Cơ sở lý luận về xây dựng mơi trường văn hố trong trường đại học </b>

<b>2.1 Khái niệm văn hóa và văn hóa ứng xử trong nhà trường</b>

Các nhà nghiên cứu về văn hóa như Nguyễn Minh Chung trong Văn hóa lớp học và mơ hình lớp học văn hóa trong nhà trường đại học hiện nay [1], Đỗ Huy trong Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị học [3], Văn Đức Thanh trong Về xây dựng mơi trường văn hóa cơ sở, đều khẳng định: Văn hóa nhà trường là văn hóa diễn ra trong trường học, thể hiện các chuẩn mực đạo đức của xã hội, trong đó, quan hệ giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa trò với trò là quan hệ chủ đạo [4]. Văn hóa nhà trường có ý nghĩa quyết định tới chất lượng giáo dục đào tạo và có ảnh hưởng rất lớn tới cộng đồng xã hội.

Theo Lê Như Hoa thì “Thuật ngữ văn hóa nhà trường xuất hiện tại các nước nói tiếng Anh vào những năm 1990. Một số nước như Mỹ, Úc đã có trung tâm nghiên cứu, khảo sát thực tiễn và đánh giá vấn đề này. Dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng đều thống nhất mỗi trường học đều có văn hóa nhà trường của mình”, ơng khái qt “Văn hóa nhà trường là hệ các chuẩn mực,

2

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

giá trị giúp cán bộ quản lý nhà trường, thầy cô, phụ huynh, học sinh, sinh viên có cách thức suy nghĩ, hành động, tình cảm tốt đẹp. Văn hóa nhà trường ở Việt Nam cần đảm bảo 3 yếu tố: Cơ sở vật chất đảm bảo, môi trường giáo dục tốt và văn hóa ứng xử, giao tiếp” [2].

Các nhà khoa học đã xác định thực chất của văn hóa nhà trường là văn hóa ứng xử. Nội hàm khái niệm “văn hóa ứng xử” gồm cách thức quan hệ, thái độ và hành động của con người đối với môi trường thiên nhiên, đối với xã hội và đối với người khác. Nghĩa là, văn hóa ứng xử gồm 3 chiều quan hệ: Với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và mơi trường văn hóa. Văn hóa ứng xử gắn liền với các thước đo mà xã hội dùng để ứng xử, đó là các chuẩn mực xã hội.

Cho đến nay ở Việt Nam, nhìn chung khái niệm văn hóa ứng xử đã được gián tiếp, trực tiếp làm rõ gồm: Thái độ, cách thức quan hệ, hành động và cả kỹ năng lựa chọn nhằm tận dụng, ứng phó và thể hiện tình người đối với mơi trường tự nhiên, môi trường xã hội và với bản thân. Thái độ, cách thức quan hệ, hành động và kỹ năng lựa chọn đều bị chi phối bởi các giá trị được biểu hiện dưới dạng chuẩn mực cơ bản của xã hội.

<b>2.2 Các thành tố cơ bản của mơi trường văn hóa trường đại học2.2.1 Chủ thể của mơi trường văn hóa trường đại học</b>

<b>Giảng viên: Đây là đội ngũ những người trực tiếp đứng trên bục giảng</b>

với nhiệm vụ cao quý là trao truyền những tri thức chuyên môn (chủ yếu) và cả kiến thức xã hội cho sinh viên. Với vai trò, vị thế là chủ thể quá trình dạy -học, giảng viên là nhân tố có vai trị quyết định hàng đầu trong việc xây dựng mơi trường văn hóa trường lành mạnh, phong phú ở trường đại học.

<b> Sinh viên: Suy cho cùng, xây dựng môi trường văn hóa trường đại học</b>

là cho sinh viên, nhằm tạo lập cho chính họ có được một mơi trường học tập, nghiên cứu và rèn luyện thuận lợi nhất để phát huy năng lực của mình. Theo đó sinh viên là bộ phận đông đảo nhất và là nhân tố tích cực và quyết định nhất

3

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

trong tồn bộ q trình xây dựng, duy trì và củng cố chất lượng, hiệu quả của mơi trường văn hóa trường đại học.

<b>Cán bộ, viên chức, người lao động: Cán bộ, công nhân viên cũng là</b>

một nhân tố rất quan trọng góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng mơi trường văn hóa nhà trường ở trường đại học.

<b>2.2.2 Khách thể của mơi trường văn hóa trường đại học Hệ thống các giá trị mơi trường văn hóa trường đại học</b>

Giá trị là những tư tưởng bao quát, được tin tưởng mạnh mẽ chung cho một nhóm người, một cộng đồng người, một giai cấp, một dân tộc, một thời đại về cái gì đó được coi là điều đúng, điều sai, điều thiện, điều ác, điều hợp lý, điều không hợp lý, điều xấu, điều tốt, điều mong muốn hoặc không đáng mong muốn.

Hệ thống giá trị văn hóa nhà trường bao hàm nhiều cấp độ: Các giá trị nền tảng giữ vai trò định hướng chung và có tính ổn định tương đối trong môi trường giáo dục (tôn sư trọng đạo...); Các giá trị chuẩn mực là sự thể hiện các giá trị nền tảng và điều kiện đặc thù trường học kính thầy yêu bạn...); Các giá trị cụ thể thường gắn với những tiêu chuẩn, yêu cầu nhất định trong nhà trường, là sự chi tiết hóa giá trị nền tảng và giá trị chuẩn mực (chủ động học hỏi, tự học).

Cũng như ở những môi trường khác, hệ thống những giá trị văn hóa trong mơi trường văn hóa nhà trường tồn tại dưới 2 dạng thức: Những giá trị văn hóa vật thể như phòng học, bàn ghế, phương tiện dạy - học, thư viện, sách báo, nhà truyền thống... và những giá trị văn hóa phi vật thể như lý tưởng, niềm tin, bản lĩnh khoa học, lẽ sống, trình độ thưởng thức nghệ thuật...

<b> Hệ thống các quan hệ môi trường văn hóa trường đại học</b>

Văn hóa thuộc về con người bởi vậy quan hệ văn hóa thực chất là sự thể hiện những mối quan hệ đa dạng trong cộng đồng người.

Trong mơi trường văn hóa trường đại học, quan hệ văn hóa giáo dục được biểu hiện khá đa dạng:

4

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Trong phạm vi nhà trường, đó là quan hệ chủ đạo giữa thầy và trò -người dạy và -người học; là quan hệ giữa giảng viên và giảng viên, giữa sinh viên với sinh viên, giữa giảng viên, sinh viên với cán bộ, công nhân viên trong trường và ngược lại (xét theo thứ bậc có quan hệ dọc như lớn tuổi - nhỏ tuổi, cấp trên - cấp dưới, cán bộ - nhân viên... và quan hệ ngang như đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè.). Bên cạnh đó, khơng thể không kể đến quan hệ giữa con người với ngoại cảnh, cơ sở vật chất trường lớp và nhất là quan hệ tự thân trong mỗi người với một đời sống nội tâm phức tạp của từng cá nhân.

Ngồi phạm vi nhà trường, có các quan hệ văn hóa mang tính cá nhân và cộng đồng của giảng viên, sinh viên và cán bộ, công nhân viên. Bên cạnh đó là quan hệ gia đình, quan hệ họ hàng, khu phố, phường, quận...

<b>Hệ thống những hình thức hoạt động văn hóa trong mơi trườngvăn hóa trường đại học</b>

Trong mơi trường văn hóa trường đại học hệ thống những hình thức hoạt động văn hóa hay nói đúng hơn là hoạt động văn hóa nhà trường là sự biểu hiện tập trung, sinh động các giá trị văn hóa nhà trường, những quan hệ văn hóa giáo dục với hai hình thức cơ bản là hoạt động gián tiếp và hoạt động trực tiếp.

Hình thức hoạt động gián tiếp bao gồm các hoạt động chứa đựng những yếu tố văn hóa như văn hóa tổ chức (trường, khoa, phòng, ban, trung tâm, lớp học...), văn hóa giáo dục (giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học), văn hóa ứng xử văn hóa giải trí, văn hóa mơi trường...

Hình thức hoạt động trực tiếp biểu hiện dưới 2 dạng thức: Những hoạt động thường xuyên như học tập, giao tiếp, trao đổi thông tin... và những hoạt động định kỳ như đại hội (chi bộ Đảng, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên), hội diễn văn nghệ, các cuộc thi đấu thể dục thể thao, thi Olympic các môn khoa học, hội nghị khoa học, hội thảo, diễn đàn, giao lưu, tham quan, dã ngoại và các hoạt động ngoại khóa khác như hoạt động tình nguyện, từ thiện, hoạt động phục vụ những ngày lễ kỷ niệm của địa phương và cả nước.

<b> Hệ thống các cảnh quan mơi trường văn hóa trường đại học</b>

5

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Cảnh quan văn hóa với tư cách một thành tố của mơi trường văn hóa là sự khái quát quan hệ con người - tự nhiên, tức sự tổng hợp những tác động mang tính văn hóa từ con người đến tự nhiên tạo nên môi trường nhân tạo -môi trường sống, học tập, lao động, nghỉ ngơi của con người.

Cụ thể hơn, đó là cách thức quan hệ, thái độ ứng xử và hành động của con người đối với môi trường tự nhiên xung quanh, trong đó mơi trường tự nhiên là cái gốc quy định lối sống và hành vi ứng xử của con người khơng chỉ với nó mà cả với cộng đồng xã hội để tạo nên một không gian sống đã được “nhân hóa”, “văn hóa hóa”, tức là đã được cải tạo, biến đổi cho phù hợp với những hoạt động sống của con người.

<b> Hệ thống các thiết chế mơi trường văn hóa trường đại học</b>

Trong mơi trường văn hóa trường đại học, các thiết chế văn hóa nhà trường như giảng đường, thư viện, ký túc xá, căng tin, nhà giáo dục thể chất, hội trường - nhà văn hóa, câu lạc bộ sở thích... có vai trị trực tiếp đáp ứng nhu cầu văn hóa (tinh thần) của các thành viên trong nhà trường. Đó là những nơi diễn ra các hoạt động văn hóa nhà trường phong phú với các quan hệ văn hóa nhà trường đa dạng được thực hiện và các giá trị văn hóa nhà trường được trao truyền, cải biến và phát huy.

<b>3. Khái quát về trường Đại học Sư phạm-Đại học Thái Nguyên 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển </b>

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học giáo dục, là một trong các trường trọng điểm trong hệ thống giáo dục đại học các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam.

Tên gọi cũ của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên là Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, được thành lập ngày 31 tháng 10 năm 1966. Ngày 04 tháng 04 năm 1994, Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc là một trường thành viên trực thuộc Đại học Thái Nguyên và được đổi tên thành Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên [5].

6

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Trong lịch sử phát triển của mình, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên được trao tặng 2 Huân chương Lao động hạng Ba, 2 Huân chương Lao động hạng Nhì, 1 Huân chương Lao động hạng Nhất, 1 Huân chương Độc lập hạng Ba và 1 Huân chương Độc lập hạng Nhì. Ngày 31 tháng 10 năm 2011, nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất [5].

<b>3.2. Hoạt động đào tạo </b>

Trường đại học Sư phạm-Đại học Thái Nguyên tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo theo qui chế của Bộ GD&ĐT và thực hiện các phương thức, hình thức tổ chức đào tạo mềm dẻo, linh hoạt phát huy tính tích cực của người học, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo và đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Trải qua 53 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐHSP – ĐHTN luôn kiên định với sứ mạng và mục tiêu của Nhà trường. Sứ mạng của Trường ĐHSP – ĐHTN: là cơ sở đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng cao; là trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, phục vụ sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đặc biệt là khu vực Trung du, miền núi phía Bắc.

Tính đến 12/2018, tổng số cán bộ của Trường là 562 người, gồm 386 người là GV, trong đó có 01 GS, 43 PGS, 140 TS (chiếm tỉ lệ gần 50%); 186 ThS (55 người đang học nghiên cứu sinh trong và ngoài nước) và 26 người có trình độ đại học. Tỉ lệ SV đại học chính quy/GV quy đổi của Trường là 15,97 (thấp hơn nhiều so với định mức theo quy định của Bộ GD&ĐT đối với các trường đại học sư phạm là 25 SV/GV quy đổi).

Từ chỗ chỉ là cơ sở đào tạo giáo viên THPT cho con em đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc với 07 chuyên ngành đào tạo, đến nay, Trường đang thực hiện đào tạo 13 chuyên ngành TS; 23 chuyên ngành ThS; 27 chương trình đại học và các chương trình cấp chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên, GV, CBQL giáo dục. Tính đến tháng 12/2016, tổng số người học các hệ đang học tập của Trường là 13.852 người (trong đó 123 NCS, 721 học viên CH, 8.436 SV đại

7

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

học chính quy, 4.572 SV đại học VLVH). Ngồi ra, Trường có gần 300 lưu học sinh quốc tế đang theo học. Từ khi thành lập đến nay, Trường đã đào tạo gần 100.000 giáo viên, cán bộ quản lý; gần 3.000 ThS, TS cho đất nước và hơn 800 SV quốc tế.

Điểm nổi bật nhất trong hoạt động đào tạo của Trường là trường đã xây dựng lộ trình và thực hiện triệt để việc chuyển đổi quy trình đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ, một phương thức đào tạo linh hoạt, mềm dẻo, tạo điều kiện thuận lợi đồng thời cũng nâng cao tính chủ động cho người học. Bên cạnh đó, Nhà trường đã thực hiện nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng, chương trình liên kết đào tạo theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Đây chính là chìa khóa giúp cơng tác đào tạo của Trường từng bước đáp ứng nhu cầu xã hội.

Nhà trường đã ban hành Bộ tiêu chuẩn và Quy trình đánh giá về chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên để thống nhất triển khai, và tổ chức đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên trong toàn Trường từ năm 2005; 100% đề cương chi tiết học phần quy định rõ về thời điểm, số lượng, tiêu chí và hình thức kiểm tra, đánh giá; và các đề cương chi tiết học phần được thực hiện đúng quy trình và được đánh giá.

Nhà trường có quy định, quy trình và thông báo kết quả, lưu trữ kết quả học tập của người học, có đầu tư phần mềm quản lý và hạ tầng công nghệ thông tin tiên tiến và hiện đại phù hợp với yêu cầu quản lý. Hệ thống văn bằng được cấp đúng quy định, sổ cấp văn bằng rõ ràng, thuận tiện cho việc theo dõi và kiểm tra.

<b>3.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế </b>

Trường Đại học Sư phạm-Đại học Thái Nguyên luôn coi hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) và chuyển giao công nghệ là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường. Định hướng NCKH và chuyển giao công nghệ của Nhà trường là gắn kết chặt chẽ giữa NCKH và phát triển công nghệ với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo tại Trường, phù hợp với định hướng khoa học, công nghệ của Quốc gia và các tỉnh phía Bắc, đáp ứng

8

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

nhu cầu ứng dụng KH&CN vào việc phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và đất nước.

Trường đã có nhiều đóng góp giải quyết những vấn đề cấp bách trong phát triển kinh tế xã hội, giáo dục đào tạo. CB, GV của Trường đã chủ trì nhiều đề tài độc lập, đề tài NCKH trọng điểm cấp Nhà nước; thực hiện hàng trăm đề tài NCKH cấp Bộ, cấp Đại học; công bố hơn 1.000 bài báo trên tạp chí quốc tế có uy tín. Cùng với hoạt động NCKH của GV, hoạt động NCKH của SV luôn được Trường quan tâm đầu tư, hằng năm, SV của Trường đều giành thứ hạng cao trong giải thưởng SV NCKH tồn quốc.

Về HTQT, Trường có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học, tổ chức quốc tế trên thế giới như Nhật Bản, Hoa Kì, Đức, Úc, Hà Lan, New Zealand, Hàn Quốc, Bỉ, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Campuchia. Trường đã kí nhiều biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác; đã tổ chức hơn 100 lượt cán bộ đi thực tập khoa học, trao đổi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ ở nước ngoài. Đồng thời, Trường đã thu hút hàng trăm học viên, SV quốc tế đến học tập dài hạn và ngắn hạn tại Trường.

Với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, nghiên cứu và CGCN trong 50 năm xây dựng và phát triển, Trường đã vinh dự được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý:

- 02 Huân chương Lao động hạng Ba (1967, 1982); - 02 Huân chương Lao động hạng Nhì (1989, 1991); - 01 Huân chương Lao động hạng Nhất (1996); - 01 Huân chương Độc lập hạng Ba (2001); - 01 Huân chương Độc lập hạng Nhì (2005); - 01 Huân chương Độc lập hạng Nhất (2011);

- 01 Huân chương Hữu nghị của Nước CHDCND Lào (2016); Đặc biệt, năm 2015, Trường vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý - Danh hiệu Anh hùng Lao động.

9

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Trong 10 năm gần đây, tập thể Trường đã được các cấp tặng thưởng 17 Cờ thi đua (04 Cờ của Chính phủ, 05 Cờ của Bộ GD&ĐT, 06 Cờ của tỉnh Thái Nguyên và 02 Cờ của Bộ Công an); 43 Bằng khen Tỉnh, Bộ, Ngành; Liên tục đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh, Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu trong Đảng bộ ĐHTN; Liên tục đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, đơn vị tiên tiến xuất sắc trong khối thi đua ĐHTN và Bộ GD&ĐT. Số lượng bài báo khoa học là một thước đo về trình độ khoa học, cơng nghệ và hiệu quả hoạt động KH&CN của trường đại học. Vì vậy, Trường đại học Sư phạm-Đại học Thái Nguyên rất coi trọng việc nâng cao số lượng bài báo khoa học của CB, GV được cơng bố trên các tạp chí chun ngành trong nước và quốc tế.

Nhà trường đã xây dựng, đẩy mạnh phát triển tiềm lực KH&CN, ban hành nhiều cơ chế khuyến khích CB, GV công bố bài báo trên các tạp chí chun ngành và đã có văn bản quy định sản phẩm của đề tài từ cấp cơ sở trở lên phải có ít nhất 01 bài báo đăng trên tạp chí chun ngành, vì vậy, số lượng bài báo do CB, GV Nhà trường đăng trên tạp chí chuyên ngành hằng năm thường lớn hơn số đề tài.

Từ năm 2012 - 2016, Trường đã tổ chức quản lí 259 đề tài đề tài khoa học các cấp của CB, 1496 đề tài NCKH SV, nghiên cứu sản xuất 152 học liệu, tổ chức 09 hội thảo khoa học lớn và nhiều hội nghị chuyên đề, đã công bố 1011 bài báo trong nước và quốc tế, trong đó có 121 bài báo trên tạp chí quốc tế. Số bài báo công bố cao gấp 3,9 lần so với số lượng đề tài. Các bài báo khoa học là sản phẩm và kết quả của hoạt động NCKH của GV theo các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục.

Số lượng bài báo khoa học của GV được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước và tạp chí quốc tế vượt trội so với số lượng đề tài đã được phê duyệt. Đặc biệt trong giai đoạn này, Trường có cơ chế khuyến khích GV đăng bài trên tạp chí quốc tế, vì thế số lượng bài báo quốc tế tăng dần. Chất lượng của các công bố báo quốc tế ngày càng tăng lên thể hiện ở số báo ISI tăng nhanh. Có những bài báo ISI đạt chất lượng tốt đã được Bộ GD&ĐT trao thưởng cơng trình tốn học giai đoạn 2010 - 2020. Điều này phản ánh chất

10

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

lượng đội ngũ GV của Trường và chất lượng đào tạo của Trường được nâng lên. Tuy nhiên số lượng bài báo đăng trên tạp chí quốc tế của các nhóm ngành Khoa học xã hội – nhân văn và KHGD còn hạn chế. Số lượng bài báo nghiên cứu chưa phân bố đều trên đội ngũ GV.

Bảng 1. Bảng thống kê hoạt động NCKH của giảng viên trong 5 năm

<b>3.4. Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác</b>

Trường đảm bảo đầy đủ các cơ sở vật chất và điều kiện cho 100% GV làm việc hiệu quả. Hệ thống phòng học, phòng thực hành, phịng thí nghiệm và trang thiết bị đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu của GV và người học. Trường có hệ thống học liệu đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu của GV và người học.

Khu giảng đường có tổng diện tích là 15.019 m²; tổng diện tích phịng thí nghiệm và thực hành là 2.800 m²; thư viện có tổng diện tích là 1.087 m²; tổng diện tích nhà làm việc là 5.786 m²; diện tích nhà ở sinh viên là 10.210 m². Tổng số 06 hội trường, trong đó hội trường lớn với hơn 1000 chỗ ngồi. Ngồi ra,

11

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

trường cịn có hệ thống sân vận động, bể bơi và sân chơi quần vợt đạt tiêu chuẩn thi đấu.

Trường có tổng số 122 phịng học phục vụ các ngành đào tạo, trong đó có: 07 phòng học lớn từ 100 đến 200 chỗ ngồi, 101 phòng học từ 50 đến 100 chỗ ngồi, 14 phòng học dưới 50 chỗ ngồi. Các phòng học được lắp đặt các trang thiết bị hỗ trợ dạy học như máy chiếu, bị bảng tương tác, máy chiếu đa vật thể, camera, thiết bị trợ giảng, bảng viết ray trượt, bộ phát sóng wifi; hệ thống phịng thí nghiệm, cơ sở thực hành được trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học của giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên các ngành Cử nhân Sư phạm Vật lý, Hóa học, Sinh học. Tuy nhiên, đối với hệ VLVH, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động thực hành, thí nghiệm cịn hạn chế vì phụ thuộc vào các đơn vị liên kết đào tạo tại địa phương.

Thư viện đảm bảo đủ số đầu sách, tài liệu tham khảo cho các CTĐT: SP Toán 356 đầu sách, SP Tin 203 đầu sách, SP Vật lý 287 đầu sách, SP Hóa học 180 đầu sách, SP Sinh học 225 đầu sách, SP Ngữ văn 2.409 đầu sách, SP Lịch sử 732 đầu sách, SP Địa lý 412 đầu sách, GD Tiểu học 122 đầu sách; GD Mầm non 55 đầu sách, SP Tiếng Anh 70 đầu sách, GD Thể chất 41 đầu sách, Tâm lý -Giáo dục; Công tác xã hội 329 đầu sách, GD Chính trị 718 đầu sách và các ngành khác 50 đầu sách.

<b>4. Xây dựng mơi trường văn hố trong trường Đại học Sư phạm-Đại học Thái Nguyên </b>

Xây dựng mơi trường văn hóa nhà trường nhằm góp phần xây dựng hệ giá trị giáo dục trong môi trường học. Đó là các nội dung văn hóa cụ thể được định danh rõ ràng, kết quả có thể kiểm tra đánh giá được. Các nội dung này được hình thành trên cơ sở hệ giá trị chung của ngành giáo dục, phù hợp với đặc điểm của Thành phố Thái Nguyên, của từng trường đại học nhưng phải đảm bảo các nội dung sau:

- Xây dựng hệ các giá trị cốt lõi của nhà trường có tính truyền thống và hiện đại; tạo mơi trường văn hóa để mỗi cán bộ cơng chức, viên chức,

12

</div>

×