Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (2001 2013) (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.09 KB, 114 trang )

–––––––––––––––––––

NGUYỄN THU HẰNG

CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƢ HUYỆN PHÚ LƢƠNG
TỈNH THÁI NGUYÊN (2001-2013)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

–––––––––––––––––––

NGUYỄN THU HẰNG

CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƢ HUYỆN PHÚ LƢƠNG
TỈNH THÁI NGUYÊN (2001-2013)

Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Minh

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN



/>

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu: Cơng cuộc vận động xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (2001- 2013),
dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Xuân Minh là kết quả nghiên cứu của cá nhân
tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những chỗ sử dụng kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác đều được tác giả trích dẫn rõ ràng.
Tơi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm Luận văn và Nhà trường
về sự cam đoan này.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thu Hằng

i


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy
hướng dẫn TS. Nguyễn Xuân Minh đã tận tình hướng dẫn và động viên tinh
thần cho tác giả trong q trình hồn thành Luận văn.
Tác giả xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Lịch sử Trường
ĐHSP - ĐH Thái Nguyên, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc tỉnh Thái Nguyên, Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện Phú Lương, Sở
Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Ngun, Phịng Văn hóa - Thơng tin
huyện Phú Lương, Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Thái Nguyên, Chi cục Thống kê
huyện Phú Lương,… đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành Luận văn.

Tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong q trình học tập và hồn
thành Luận văn này.
Tác giả xin cảm ơn những đánh giá, nhận xét của Hội đồng khoa học bảo
vệ Luận văn.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thu Hằng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
Danh mục các bảng............................................................................................. iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
nghiên c

............................................................................... 3

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài.................................. 7
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................... 8
5. Đóng góp mới của Luận văn ........................................................................... 8
6. Cấu trúc Luận văn............................................................................................ 8
Chƣơng 1: HUYỆN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN TRƢỚC
KHI TIẾN HÀNH CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỜI

SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƢ ............................................................. 11
1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên........... 11
1.1.1.Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên .............................................................. 11
1.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ........................................................... 13
1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Phú Lương ............................................... 15
1.2.1. Đặc điểm kinh tế ...................................................................................... 15
1.2.2. Đặc điểm xã hội. ...................................................................................... 19
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 28
Chƣơng 2: Q TRÌNH THỰC HIỆN CƠNG CUỘC VẬN ĐỘNG
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƢ HUYỆN PHÚ
LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN (2001-2013) .............................................. 30
2.1. Chủ trương của Trung ương và sự vận dụng của địa phương .................... 30
2.2. Q trình thực hiện cơng cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư huyện Phú Lương (2001-2013)....................................................... 41
2.2.1. Giai đoạn (2001-2007) ............................................................................ 41

iii


2.2.2. Giai đoạn (2008-2013) ............................................................................ 50
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 70
Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐỜI
SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƢ HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH
THÁI NGUYÊN (2001-2013).......................................................................... 71
3.1. Thành tựu .................................................................................................... 71
3.1.1. Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, của cán bộ, đảng viên và
quần chúng nhân dân về công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư được nâng cao ................................................................................. 71
3.1.2. Tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo,
chung sức xây dựng nông thôn mới được phát huy .......................................... 73

3.1.3. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng lành mạnh,
phong phú .......................................................................................................... 75
3.1.4. Sự nghiệp giáo dục, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực
hiện Dân số - Kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh ....................................... 82
3.1.5. Môi trường sinh thái được cải thiện ........................................................ 83
3.1.6. Dân chủ từng bước được phát huy, ý thức chấp hành đường lối, chủ
trương của Đảng, Chính sách Pháp luật của Nhà nước trong nhân dân được
nâng cao ............................................................................................................. 83
3.1.7. Truyền thống Tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cộng đồng và
đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được phát huy ................................................. 86
3.2. Hạn chế ....................................................................................................... 90
3.2.1. Nguyên nhân của những hạn chế............................................................. 90
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa ở khu
dân cư huyện Phú Lương ................................................................................... 90
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 92
KẾT LUẬN....................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 98
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê các thành phần dân tộc ở huyện Phú Lương - Thái Nguyên....20
Bảng 1.2. Kết quả thực hiện các mục tiêu của cuộc vận động Toàn dân đoàn kết
xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư đến hết năm 1998 ........................25
Bảng 2.1. Tổng hợp số liệu cuộc vận động Quỹ “Vì người nghèo” và Quỹ “Đền
ơn đáp nghĩa” giai đoạn 2001-2007 ............................................................46
Bảng 2.2. Tổng hợp số liệu cuộc vận động Quỹ “Vì người nghèo” và Quỹ “Đền
ơn đáp nghĩa” giai đoạn 2008-2013 ............................................................52

Bảng 2.3. Tổng hợp số liệu cuộc vận động “Toàn dân đồn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư” từ năm 2009 đến năm 2013.........................53
Bảng 3.1. Kết quả thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư ..........................................................................76
Bảng 3.2. Tổng hợp số liệu cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư” từ năm 2001 đến năm 2013.........................81
Bảng 3.3 Tổng hợp số liệu cuộc vận động Quỹ “Vì người nghèo” và Quỹ “Đền
ơn đáp nghĩa” giai đoạn 2001-2013 ............................................................88

iv


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn hố ln là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của xã hội,
thể hiện trình độ phát triển chung của một đất nước, một thời đại. Đời sống văn
hoá là một bộ phận cấu thành của nền văn hóa dân tộc; có tác động tích cực đối
với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Nhận thức được điều này, ngay
trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh rất quan tâm đến lĩnh vực văn hóa. Năm 1943, Hồ Chí Minh đã nêu
một định nghĩa về văn hóa Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn,
mặc, ở và các phương thức sử dụng khác. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh
đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt, cùng
với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu
đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [32, tr.431].
Nhận thức rõ về vai trò và tầm quan trọng của văn hoá, Đảng ta đưa ra
văn kiện nổi tiếng, đó là Đề cương văn hóa Việt Nam (năm 1943). Trong văn
kiện này xác định rõ Văn hoá là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn

hố). Sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng và Nhà
nước ta rất chú trọng tới công tác vận động nhân dân xây dựng đời sống mới.
Hồ Chí Minh chỉ ra trong phát biểu của Người tại Đại hội văn hố tồn quốc
lần I (năm 1946) Văn hố phải soi đường cho quốc dân đi.
Văn kiện Hội nghị lần thứ V, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII
khẳng định Văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự
nghiệp cách mạng lâu dài, địi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận
trọng [2, tr.58]. Vậy, xây dựng đời sống văn hóa là một nhiệm vụ khơng kém
phần quan trọng và đó cũng là một sự nghiệp lâu dài, gian khổ, địi hỏi phải có
quyết tâm cao của tồn xã hội và của cá nhân từng con người.

1


Cơng cuộc xây dựng đời sống văn hố ở khu dân cư trong cả nước nói
chung, cũng như ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên nói riêng đang là một
trong những vấn đề được Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hết sức quan tâm. Đây là một chủ trương quan trọng, đúng đắn mang ý
nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp văn hoá, giáo dục, kinh tế, chính trị của đất
nước, tạo nên một lối sống mới, phù hợp với con người mới, đáp ứng yêu cầu
địi hỏi của đất nước trong thời kì q độ lên chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết Ban
Chấp hành Trung ương V khoá VIII đã đề ra Xây dựng và phát triển nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó nêu rõ 5 quan điểm
chỉ đạo, 10 nhiệm vụ và 4 giải pháp lớn mang tính cấp bách trong cơng cuộc
xây dựng đời sống văn hoá ở các khu dân cư. Một trong 4 giải pháp lớn đó là
phát huy tinh thần Đại đồn kết dân tộc, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân
cư trong cả nước nói chung, và các khu dân cư trên địa bàn huyện Phú Lương
tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Huy động mọi nguồn lực sẵn có từ trong nhân dân
và của cả hệ thống chính trị các cấp từ trung ương đến cơ sở, từ trong Đảng, cơ
quan Nhà nước, các đồn thể ngồi xã hội tích cực tham gia vào công cuộc xây

dựng đời sống văn hố ở khu dân cư trong cả nước nói chung và huyện Phú
Lương tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
Phú Lương là huyện miền núi ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách trung
tâm thành phố 22 km; diện tích tự nhiên 368,94 km2; có 16 đơn vị hành chính gồm
14 xã, 2 thị trấn và 274 xóm, bản, tiểu khu; dân số trên 106.000 người thuộc 8
thành phần dân tộc anh em cùng chung sống. Nhân dân các dân tộc huyện Phú
Lương có truyền thống cách mạng, đồn kết xây dựng quê hương.
Cùng với cả tỉnh, công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá ở khu
dân cư ở huyện Phú Lương đã được triển khai. Trong điều kiện nền kinh tế đất
nước chuyển sang cơ chế thị trường, việc xây dựng đời sống văn hố ở khu dân
cư có nhiều thuận lợi, nhưng cũng có nhiều khó khăn. Huyện Phú Lương đã
quán triệt và vận dụng chủ trương của cấp trên vào hoàn cảnh cụ thể của địa

2


phương. Nhờ đó, cơng cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư ở
huyện Phú Lương đã đạt được nhiều kết quả.
Để góp phần đánh giá đúng q trình thực hiện cơng cuộc xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư, làm rõ hơn truyền thống lịch sử văn hóa của nhân
dân Phú Lương trong quá khứ và hiện tại, từ đó giáo dục thế hệ trẻ biết trân
trọng, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tơi lựa chọn đề tài Cơng cuộc
vận động xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư huyện Phú Lương tỉnh Thái
Nguyên (2001-2013) làm Luận văn Thạc sĩ Sử học.
2.
Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa mới ở Việt Nam từ trước tới nay đã
từng được đề cập dưới nhiều góc độ và mức độ khác nhau. Năm 1943, Đảng ta
đưa ra văn kiện nổi tiếng, đó là Đề cương văn hóa Việt Nam, nêu rõ văn hoá là
một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hố). Đề cương đã xác định nền
văn hóa dân chủ mới của Việt Nam phải được xây dựng theo ba tính chất cơ

bản: Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa.
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước cách mạng
đã rất quan tâm đến vấn đề xây dựng đời sống mới. Năm 1946, Ủy ban Vận
động đời sống mới Trung ương được thành lập. Một năm sau, ngày 20/3/1947,
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm Đời sống mới và được Ủy ban Vận động
đời sống mới Trung ương cho xuất bản, coi đây là tài liệu tuyên truyền học tập
của các cấp chỉ đạo và của toàn dân.
Năm 1946 tại Hội nghị Văn hóa tồn quốc lần thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nói: Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Tiếp đó, từ ngày 16 đến
ngày 20/7/1948, Hội nghị văn hóa tồn quốc lần thứ 2 được triệu tập, thông qua
bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Đảng Trường
Chinh trình bày. Bản báo cáo nêu rõ lập trường văn hóa Mácxít, tính chất và
nhiệm vụ văn hóa dân tộc dân chủ; phê phán những khuynh hướng và quan
điểm văn hóa thực dân, phong kiến, tư sản; xác định thái độ đúng đắn của

3


những người làm cơng tác văn hóa kháng chiến. Mọi hoạt động văn hóa trong
kháng chiến đều hướng theo phương châm “văn hóa hóa kháng chiến, kháng
chiến hóa văn hóa”.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960), Đảng ta đã chỉ ra sự
cần thiết phải tiến hành cách mạng tư tưởng và văn hóa đồng thời với cách
mạng kĩ thuật và cách mạng quan hệ sản xuất. Đại hội IV năm 1976 và Đại hội
V năm 1981 tiếp tục xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tồn
Đảng, tồn dân trong thời kì q độ lên chủ nghĩa xã hội là xây dựng nền văn
hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa, có hình thức dân tộc, có tính Đảng và nhân
dân. Các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần VI, VII, VIII; các nghị
quyết của Bộ Chính trị và Hội nghị Trung ương khơng ngừng hồn thiện các tư
tưởng văn hóa mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt cơ sở.

Năm 1986 báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII
của Đảng đã khẳng định vai trị to lớn của văn hóa trong việc xây dựng tình
cảm lành mạnh tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con
người. Toàn bộ các văn kiện Hội nghị Trung ương đều khẳng định văn hóa sẽ
phát triển theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong nhiều năm gần đây, một số cơng trình nghiên cứu của các nhà
khoa học trong và ngồi nước về văn hóa đã được công bố:
Năm 1998, cuốn sách Một số giá trị văn hóa truyền thống và đời sống
văn hóa ở cơ sở nông thôn của tác giả Phạm Việt Long được ra đời. Tác giả đã
phân tích và làm rõ một số giá trị văn hóa truyền thống và đời sống văn hóa cơ
sở ở nơng thơn.
Năm 1999, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phối hợp với Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam xuất bản cuốn Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống
mới ở khu dân cư. Đây là cuốn sách tuyển chọn các bài báo cáo tiêu biểu, đại
diện cho địa bàn dân cư ở các vùng, miền, thành thị cũng như nơng thơn, địa bàn
có các dân tộc, các tơn giáo…để bồi dưỡng điển hình và nhân rộng điển hình.

4


Năm 2001, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng Đại học Quốc
gia Hà Nội công bố một số bản báo cáo khoa học tại Hội thảo Quốc tế lớn với
chủ đề: Việt Nam trong thế kỉ XX được tổ chức tại thủ đô Hà Nội (19 21/9/2000). Đáng chú ý có một số báo cáo sau đây:
- Củng cố các nền văn hóa truyền thống của Việt Nam trong bối cảnh
tồn cầu hóa của TS. Frank Proschan, Trường Đại học Indiana, Hoa Kì. Tác
giả đề cập nhiều vấn đề về văn hóa; trong đó nhấn mạnh vấn đề văn hóa truyền
thống của Việt Nam trước những biến đổi văn hóa đang diễn ra với tốc độ
chóng mặt. "Trong bối cảnh này, rất cần xác định xem các cơ quan văn hóa
của Việt Nam đang được áp dụng có đủ để đối mặt với những thách thức mới
của xu hướng tồn cầu hóa đang tăng lên hay khơng..." [62, tr. 271], để "đóng

góp vào mục tiêu chung là xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc" [62, tr. 272].
- Văn hóa truyền thống và hiện đại hóa xã hội ở Việt Nam trong thế kỉ
XX của TSKH Lương Việt Hải, Viện Triết học. Tác giả chỉ rõ: "Các giá trị của
truyền thống văn hóa là yếu tố cấu thành quan trọng của động lực hiện đại hóa xã
hội ở Việt Nam trong thế kỉ vừa qua cũng như trong những thập kỉ tới của thế kỉ
XXI" [63, tr. 304].
- Tác động của giao lưu văn hóa đối với sự phát triển của con người Việt
Nam trong thế kỉ XX của PGS.TS Đỗ Long, Viện Tâm lí học. Trên cơ sở trình
bày các vấn đề: Giao lưu và sự phát triển của con người; Giao lưu văn hóa và
sự chuyển biến từ con người nông dân đến con người chiến sĩ; Con người Việt
Nam bước vào thế kỉ XXI trong bối cảnh giao lưu văn hóa và phát triển thơng
tin, tác giả phân tích sự chuyển biến trong đời sống văn hóa từ sau Cách mạng
tháng Tám 1945. Tác giả nêu rõ: "Phong trào xây dựng Đời sống mới đề ra
nhiệm vụ trước hết là cải tạo đời sống văn hóa cũ, khẳng định đời sống văn
hóa mới trong các tầng lớp quần chúng nhân dân, chống hủ tục, xây mĩ tục,
chống mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè, xây nếp sống vệ sinh, văn minh, khoa
học, chống hành vi xâm phạm, bạo lực đối với con người, trước hết là đối với

5


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full















×