Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

SINH THÁI VĂN HÓA: XÂY DỰNG CÁC KHÁI NIỆM THÍCH HỢP 10 ĐIỂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.65 KB, 10 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<small>ỖỐ1(33)/2O23</small>

<b>Văn hóa & nguồn lực</b>

<b>ThS. NguyễnThị Anh Thư</b>

<i><b>Tóm tắt:</b></i>

<i>Từ vàithập kỷ gần đây, Phê bình sinhthái (Ecocritỉcism) đã là một trongnhững tràolưu tư tưởng có ảnhhưởng mạnh trong nghiên cứuvănhọc và văn hóa, trên phạm vitồnthếgiới. Sinh thái họcvăn hóa(Cultural Ecology), đượcpháttriểntrước hếtởchâuquacácnỗ lực của những học giả như Peter Finke và HubertZapf, là một nhánh đảng chú ý củaPhêbình sinh thái.Sinh tháihọcvăn hóa nhìnnhận mơhình sinh tháihọc như một mẫu hình cókhả năng tham chiếu cao không chỉ cho nghiên cứu khoa học tự nhiên màcả nghiên cứu văn họcvà văn hóa, đồngthời chấp nhận rằng có một mức độđộclậptương đối giữa cácq trìnhvăn hóa và các q trìnhtự nhiên. Người viếtcho rằngxuhướngSinhthái học văn hóa,nếu muốn phát triển theotinhthầnmà chính nó đặtra, cầnxây dựng hệ thống khái niệmvà thuật ngữ phùhợp với tinh thầnđó. Tham luận đềxuấtmột sốquan điểm vềviệcđịnh hình các kháiniệm: sinhquyến,tổng hịa,phân ly, tính động trong văn họcvàvăn hóa. Trong quả trình xây dựng các khảiniệm này,tham luận chủ ỷtiếpthu và so sảnhvớicácquanđiếm(có liênquan đến vấnđề này) của các trào lưutư tưởng khác như Chủ nghĩacẩu trúc(Structuralism), Tânphê bình(New Criticism), Giải câu trúc (Deconstructionism),Ngôn ngữ họcTri nhận (CognitiveLinguistics), triếthọc Immanuel Kant và Basarab Nicolescu.</i>

<i><b>Từ khóa:</b>Sinh thái họcvăn hóa, cấu trúc, giảicấu trúc,sinh quyển văn hóa.</i>

<b>1. Mởđầu</b>

Thế kỷXXđãchứng kiến sự phát triển

của một số tràolưu, trường phái phê bìnhlớn, trongđóđángkể gồm có: <i>Chủ nghĩacấu trúc</i>

(Structuralism), một trường phái bắtđầu phát triển chủ yếu ở Pháp vàNga từ đầu thế kỷ XX

và phổbiến trong ngôn ngữ học, nhân học và lý thuyết văn học trongnhữngthập kỷ 1950

và 1960, đến cuối nhữngnăm 1960thì thối

trào; <i>Tân phê bình</i> (New Criticism), trường

phái rất có ảnh hưởng ở Mỹtrongnhữngnăm

giữathếkỷXX; Giải<i>cấutrúc,</i> hay<i>Chủ nghĩagiảicấu trúc -</i>nguyên thuật ngữ tiếng Đức là Destruktion của Heidegger (1889-1976), sau

được Derrida (1930-2004) phát triển; <i>Ngôn ngữ học trinhận</i> (cognitive linguistics), được phát triển bởiChomsky và Lakoff...

Các nhà tư tưởng của các trường phái

trên thường kết họp các xuhướng nghiên cứu

vàtư duy trongcác lĩnh vực ngôn ngữ học, văn hố học, triếthọc và văn học... Từ góc độ phê binh văn học, các tranh luận lớn thường xoay

quanhvấn đề quan hệ của các cấu trúc ngôn

ngữ, sự hình thành của các huyền thoạivà đại

tự sự(grand narratives) với tính đơn nghĩa hay đa nghĩa của văn học; quyền lực củachủ thể

sáng tác và chủ thể tiếp nhận(độc giả)...

Vào khoảng những năm cuối thế kỷ XX, trào lưu Phê bình sinh thái(Ecocriticism)

ra đời như mầm mong củamột cuộc thay da đổithịt mớitrong lĩnh vực phê bình (thời điểm sơkhởi của trào lưunày rơi vào những năm

50, 60, nhưng nói chung các nhà nghiên cứu cho rằngdiện mạo tương đối đầy đủ của Phê bình sinh thái chỉ hìnhthành vào những năm 90).Nói một cách ngắn gọn, phê bình sinhthái

là nghiêncứu văn học và mơi trường từ gócđộ

liên ngành, cóxuhướng nhấn mạnh các giátrị tự nhiên trong hoạt động tinh thần cũng như hoạtđộngvậtchất.

Riêng trongbài này, ngườiviết đặcbiệt

quan tâmđến một xu hướng gầnđây của trào

lưunày, đangđược giới nghiên cứu ở Đức và

<small>TẠP CHÍ CỦA DẠI HỌC VĂN HĨA TP. Hổ CHÍ MINH</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Văn hóa s nguồn lực</b>

Nếu như phái Giải cấu trúc, đối với mọi tác phẩm văn học, đều quan tâm hơn cả

đến ý nghĩa của tác phẩm- cái nó chống hay ủng hộ (mà từ góc độ Giải cấu trúc là "điều màngườiđọcnghe thấytác phẩm nói với họ" hơn là "điều mà nhà văn hoặc tác phẩm gửi

gắm đến người đọc") - thì từ cái nhìn Sinh

thái văn hóa, trọng tâm đã dịchtừ "Sự thật của văn bản" (mối quan tâm của con người triết

học) sang quá trình mà các ýtưởngtruyền bá,

nảy nở, sáng tạo, chảy từ mạch nguồn của nền

văn hóa này sang nền văn hóa khác, từ thời đại này sang thời đại khác, từngành học này sang ngành học khác, từ tác giả này sangtác

giả khác... Điều này dường như là sự lặp lại tinh thần phái cấu trúc của Saussure, vốn có

xu hướng đi tìm những cấu trúc chung trong

các ngơnngữ và các nền vănhóa, qua đó là các mơ thức tưduyphổ biến trong xã hộilồi người, như là những thoạitố (mythème, thuật ngữ của Lévi-Strauss), nhưng Sinh thái văn

hóa nhấn mạnh vào tính đa nghĩa, nước đơi của văn học và vãn hóa. Trong hệ thống tư duy kiểu Sinh thái văn hóa, tác giả (bản thân cũng là người đọc) không "chết" mà người đọc (bản thân cũng là tác giả, nếu họ để lại

cho đời sự diễn giải của mình) cũng khơng thể "chết".Bản thân nhà phê bình hay bạn đọc

khơng bịđịihỏiphải diễn đạtđúng hồn tồn

ýtườngcủa tácgiả (mộtđiều mànhư Derrida

đã chứng minh, là không thể và cũng không nên), nhưng sự cảm nhận với mộtý thức sâu sắc về sự nảy nở và truyền bá của cácý tưởng là khơng thểcó nếu như người tiếp thụ văn học (cũngcóthể làngười táitạo tácphẩm) không cố gắngkết nối với người sáng tác. Tự dodiễn giải vàtự do cảm nhận vẫn tồn tại, nhưng là sau quá trình nhìn nhận về tác phẩm và tác giả từ nhiều góc độ (phương pháp liên ngành là

phương pháp mà các nhà phê bình sinh thái nhấn mạnh hàng đầu), chứ người đọc không đơn thuần biến các chất liệu từ tác phẩm và

tác giả thành“cái loa” để biểu lộ ý tưởngcùa mình. Có thể nói, nếu cấutrúc hướng vềcác bộ khung, các tòa tháp lớn (giả định) của văn hóa, Giải cấu trúc làconđường lật đổ và cách mạng(revolution)thì Sinh thái văn hóa là con đườngnhấnmạnhvào sự tiến hóa(evolution).

<small>TẠP CHÍ CỦA ĐẠI HỌC VÀN HĨA TP. Hổ CHÍ MINH </small>

<small>ổố 1 (33)./2023</small>

Khoảngkhơngtự do của phê bình và tái sáng tác kiểu Sinh quyển văn hóa sẽ xuất hiện ở

giữa những học giả và nghệ sĩ có nền tảnghọc

thuật khác nhau: một học giả có cănbàn học

thuật là tự nhiên học kết hợp với ngôn ngữ học thường thì sẽ tiếp cận vấn đề khác với nhà nghệ thuật đa ngành. Nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại khoảng khơng đó nằm ở trong giả định“Ta khơng biết chính xác tác phẩm bịảnh

hưởng từ những nguồn nào, ành hưởng rasao và ở mức độ nào”.

Từ góc độ ngơn ngữ học cũng như

nghiên cứu hình tượng văn học, ở một mức

độ nào đó cũng có thể nói Sinh thái vàn hóa có khía cạnh tương thơng với Giải cấu trúc: Cảhaihướng tiếp cận đều chấp nhận khả năng biến chuyểnvềýnghĩa (hiểu theocả nghĩa hẹp lẫn khía cạnh mởrộng là “nội hàm”) củacác yếu tố ngôn ngữ và biểu tượng văn hỏa, và

đều khuyếnkhích sự giải thích tác phẩm theo hướng đa dạng và sựtáitạo tácphẩm.

Hơn nữa, <i>quyển ở</i> đây là <i>sinh quyển </i>

(ecosphere). Tại sao?

Cóđiều đáng lưu ý,đó là Giảicấu trúc mặc định là trongnhữngtác phẩm kinh điển, trong những huyền thoại được lưu truyền lâu đời có một thứ tổng hịa (synthesis) mà nhà phê bình (cũng đồng thời là nhà tái tạo tác phẩm)cầnphávỡ, bóc tách các thành tố đơn lẻ (component) rồi lật ngược (reverse) trật tự giữacác thành tố đó- sự pháđổ cáitrật tự tư

tưởng giảtạo cổ xưa bằng cái <i>trật tựgiả tạo mới chỉ tồn tại tạm thời.</i> Trong khi đó, dưới

cái nhìn Sinh thái văn hóa thì thếgiớimà văn học tạo nên là một thế giới giả định - một thế giới “cần được coi như thật”, chứ không phải là một thế giới giả tạo (cũng không phải

là một thế giới thực theo nghĩa vật chất hiện thực hoặc kể cả là sựphản ánh trung thành

củathe giới vậtchấthiện thực). Nếu sử dụng khái niệm của ngành tin học thì cóthể nói đó

là một thế giới mang tính chất ảo hay giả lập (virtual) như khơng gian mạng(hay làtồn bộ

thếgiớiảomàcon người tiếp cận qua các thiết

bị điện tử nói chung) - nếu thế giới ảo của

cơng nghệ thông tinđược tạo lập quacác hệ thống phần cứng (cơ sở vậtchất) vàphầnmềm

<small>114</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>ỏố 1 (33)/2O23</small>

(các cấu trúc được tạo nên bởi ký hiệu điện

tử,đóng vai trị cơ sở tinh thần) thì thếgiớiào

của vănhọcđượctạo lậpqua các hệ thống văn bản vàcác cấu trúc được tạo nên bởi ký hiệu

ngơnngữ. Các thế giới ảo đó có những hiện tượng, quy luật, xu hướng... cụthể củariêng chúng và việc tiếp xúcvới những hiện tượng,

quy luật, xu hướng... đó (gọi chung là các tha

lựcảo) gâynênởcon người những cảmgiác, cảm xúc vàtrải nghiệm, cũng như cách con ngườitương tác với các tha lực trong đờisống thực. Dùng thuật ngữ củaFoucault, văn học là một dạng dị giới(heterotopia).Tồn bộ nền

vănhóacủa lồi người là một sinh quyển văn hóa lớn, trong đó các sinh quyển, bao gồm văn học, và trong văn học lại hàm chứa các

sinh quyển nhỏhơn nữa, cùng tồn tại một cách tươngđối độc lập nhưng vẫn có những mạch nguồn tương thơng. Sinhquyển vănhóa nhỏ nhất là tác phẩm - một tác phẩm cũng như

nhà văn đã viết ra nócó thểchịuảnhhưởngtừ những nền văn học, văn hóakhác nhau, đồng thời có những tư duy mới mẻ của riêng minh khơng phổ biến trongcácnềnvăn hóa ấy(có

thể ngẫu nhiên trùng hợp với một người khác,

nhưng theo một cách độc lập, không phải do

biết đếnnhauvà học tập lẫn nhau) Mộtsinh quyền có thể tiếp thu một lực lượng vãn hóa

(hiểu tương đương với mơt “lồi” trong tự nhiên),mộtmối quanhệ, một cấu trúc từ một

sinhquyển khác,nhưng khi yếu tố đó đi vào

sinh quyển mớithi nó sẽ biến đổi trong sựkết

hợp với những yếu tố đặc hữu của sinh quyển đó. Sinh quyểnnày khácvới sinh quyểnkhác

khơng phải vì nó lật ngược lại những cấu trúc

quy định quan hệ giữa các thành tố tồn tại

trong sinh quyển kia mà vì nó đưa ra những

mối quan hệmới, những cấu trúc mớiphủ lên (submerge), đan xen và có thể là nổi bật lên trên - phương thứcsáng tạo và táitạo chủyếu củavăn học,lấy cơ sởlà yếu tố sinh quyển văn

hóa, làbổ sung, tươngtácvàđối xứng hơn là thaythế và đảo ngược. Qua đó, cách tiếp cận nàyvơ hình trung lại trở nên mộtcon đường gần gũi với tinh thần căn bàn của Derrida -đối mặt và tháchthứcsự tồn tại của trật tự truyền thống, nhưng không lật ngược nó một cách trực tiếp[17, tr.74].

<b>Vân hóa & nguồn lực</b>

<i><b>3.2. Tổng hòa vàphânly</b></i>

Đối với vấn đề tổng hòa (synthesis),sự tiếpcậntheohướng sinh quyểnvăn hóa cũng mở rahướngđi mới mẻ.Derrida dường như đã mặc định tổnghòa (mà với Derrida, trước hết là trật tự quyền lực giữa các lực lượng trong mỗi tácphẩm và trong nền vănhóa) trong văn học ln là một thứ tổng hòa tĩnh. Nhưng thực

tế, văn học - bao gồm cả thần thoại, truyền

thuyết dân gian chođến thi ca bác học - dường

như là thế giớiưutiênchotổng hịa động,hay

nóicách khác làtổng hịa song. Nếu nhưtổng

hịatĩnhcó đượcnhắc đến,thì dường như chỉ như một lý tưởng mà thơi. Văn học là ước

vọng hay quá trình hướng đến tổng hịa, hay là sự tổng hịachuyển hóa thành phânly hay ẩn

chứa mầm mong phân ly. Điều nàythểhiện cả

với những thể loại thiên về “kết thúc có hậu”

nữa. Các câu chuyện cổ tích có hậu phương Tây thường kết thúc bằng: “...Và từ đó họ

sống bên nhau mãi mãi hạnh phúc.” (“... And

they lived happily ever after.”), nhưng bản thân câu chuyện thì khơng bao giờmiêu tả cụ thể q trình sống bênnhauhạnh phúc đó mà ln là q trình nhân vật đấu tranh để đi đến cáikết hạnh phúc ấy.

Nhưvậy, cũng cần nói rằng, dưới cái

nhìn sinh thái vănhóa, phânly (theo cả nghĩa của Heidegger là đi tìmlạinhũng truyền thống

xa xưa đã bị bộ mặt của tổng hòa hiệnđại làm

mờ đi lẫn theonghĩa của Derrida làtáchbiệt những yếu tốmà người đọc tri nhận đượcbất

kể thực chứng về một truyền thống nguyên

gốc có tồn tại hay khơng) là một trongnhững

cơ sởquantrọng cho táitạovà phát triển.Tuy nhiên,sự phânly ở đây không nhằm mục đích giữ cho các thành tố, truyền thống mới (hay

cũ)mãi mãitách biệt, mà luôn đikèm những

hướng thỏa thuận mới, kếthợpmới.Bởi vì, xu hướng sinh thái văn hóa vốn vẫn hướng đến

sức mạnh căn bản của tổng hòa là có thể sinh

ra (generate, hơn là tạo ra, create) cái mới, như

Basarab Nicolescu viết: “sự căng thẳng giữa

hai mặt đối lập tạo nên một thứ hợpnhất mà

bản thân nó bao hàm vàvươn tới cái phong phú hơn là phép cộng đơn giản của hai mệnh

đề gốc”(“ The<i>tensionbetween contradictories </i>

<small>TẠP CHÍ CỦA DẠI HỌC VĂN HĨA TP. Hổ CHÍ MINH </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Văn hóa & nguồn lực</b>

builds a unity that includes and goes beyond

the sum ofthe two terms”. Xem [3, tr.6]; [11,

tr.159). về cơ bản triết học củaNicolescu đi

theo hướng chủ nghĩa Tổng thể (holism), như Hegel người cũng chorằng tổng hòa là cái bao

hàm mặt tốt (như trong tự nhiên, tính trạng trội

thường làtính trạngtốt) của haithể mâuthuẫn

(opposites, bao gồm mệnh đề, tức thesis, và

phản mệnh đề, tức antithesis). Nhưng Nicolescu

chỉ ra rằng ngoại trừ hai thể mâu thuẫn luôn

hoạt động nhưhai mặt đối lập (contradictories)

của cùngmộttổngthể thì cịncómột lớp hiện thực được gọi là<i>cái thứ ba ẩn</i> (Hidden Thứd), cần phải coinhư<i>lớptrung hòa được bao chứa </i>

(theIncluded Middle), làcái cho phép hai mặt

đối lập đó hịa giải (reconcile). Nicolescu nêu

vídụ về sự khơng thểtách biệtcủa hai mặt đối

lậpqua câu chuyện của nhàhài hước Raymond

Devos như sau: “Một người muốntáchhaiđầu gậy đốilập ra khỏi chiếc gậy, liền chẻ chiếcgậy

đó làm đơi. Nhưng thay vì có được hai đầu gậy thì anh ta chi thấy cây gậy biến thành hai cây gậy nhỏhơn,mỗi cây lạicóhai đầu. Cứ thếchẻ

mãi,chả cóđầugậyriêng biệt nào xuất hiện cả ” [5, tr.31]

Thực ra, như John H. Smith viết trong

<i>Dialecticsofthe Will:Freedom, Power, andUnderstandingin Modem French andGermanThought</i> (Smith 2000 : 144), tồn tại có cả hai

mặt: hợp nhất (unity) và phân ly (disunity).

Những học giả như Derrida, khi quá nhấn

mạnh khía cạnh phânlycủa tồn tại, đãngả về

<i>Chủ nghĩa rút gọn</i> (Reductionism), mà như

Nicolescu nói, có xu hướng“hạ thấp hiện thực

của tầng tinh thần xuống tầng tâm lý, sau làtừ

tầng tâmlý xuống tầngsinh lý, rồitừ tầngsinh

lý xuống tầng vật lý.”(Xem [4, tr.24])

Ở đây có một vấn đề: Nicolescu (và Zapf) đang nói về sự bất khả phân ly của hai

mặt đối lập trong một thể (mà thể trong ví dụ của Devoscịn là vậtthể khơngcósự sống), cịn Derrida thì muốn nói đến bi kịch trong sựkết

hợpkhơng hồn hảo, khơng cơng bằngcủa hai thể khácnhau và nhu cầu hướng tới sự tự chủ

của thể yếuhơn. Có lẽ, một sự <i><b>tích hợp</b></i> giữa

triếthọc củaNicolescu vàtriếthọc của Derrida sẽ phùhọp hơnvới tinh thần của Sinh quyển

văn hóa.

<small>TẠP CHÍ CỦA DẠI HỌC VÀN HĨA TP. Hổ CHÍ MINH</small>

<small>ốố 1 (33)/2O23</small>

Như đã nói, hiện tượng trung tâmtrong

một sinh quyển văn hóalà những <i>tổng hịasống </i>

(organicsynthesis). Tổnghịa sống ln làtổng

hịa tạm thời và chỉ hoạtđộngtốt trên cơsở tự nguyện - trong đó các bên tham gia, ngay trong

sự phụ thuộc lẫn nhau vẫn giữđượcmột mức độtự chủ (autonomy). Các giai đoạn của Chu trình tổng hịa (Synthesization cữcle) có thể được miêu tả nhưsau:

- Tiếpxúc(Exposure): Đâylà giai đoạn có sựtiếp xúc giữa haithể khác biệt (có thểlàmột sinhthểhaymột nhómsinhthểcó cùng mơ thức hoạt động), hay có thể gọi là những lực lượng tự chủ (autonomous forces), trong sinh quyển

vănhóa. Hai thểkhác biệt có mơ thức hoạtđộng

(modusoperand!) khác biệt, nhưng không nhất thiết đối lập với nhau trong mọi đặc điểm.

- Tổng hịa tích cực(Positivesynthesis): Haithể khác biệt kết hợp với nhau tạo nên thể tổnghịa(synthesis),cómột mơ thứchoạt động

chung (common modus operand!) tích hợp những đặc điểm từ hai thể khác biệt ban đầu

và có những đặc điểm mới nảy sinh - đây là khoảng khôngsinh tồn chính của lóp trung hịa

được bao chứa. Hai mơ thứchoạt động của hai thể khác biệt ban đầu vẫn tồntại ở một mức độ

nào đó và thể hiệnrõ nét nhất ở vùngphụcận

hai cực đối lập (contradictories) của thể tổng

hịa. Bởi trong sựchung sống, hai bên sẽ giao

phó (delegate) cho nhau những chức trách mà

bên này khơng cóthế mạnh bằng bên kia, nên

trong giai đoạn này, sự khác biệt giữa các cực càng thể hiện ra hơn sovới giai đoạn tiếpxúc nữa, nhưng đồng thời điềunày cũng tạo ra sự phụ thuộc nhiều chiều (mutual dependence)và làm giảm tính tự chủ của các thành phần tạo nên tổng hòa. Trong tự nhiên điều này giống như sự cộng sinh bền vững (đơi bên cùng có lợi) củacác cá thể của hai loài, sự sốngchung

của con cái và conđựctrongmùa kết đơi... vậy.

- Tổng hịa tiêu giảm (Reductive

synthesis): Mâu thuẫn giữa hai cực trong thể tổng hòa lớnmạnh,tạo nên qtrìnhphân cực

(polarization). Một biểu hiện cóthể là một cực bị yếu đi quá nhiều, dẫn đến quá trình đồng hóa(assimilation), trong đó mơthức hoạt động

chungbị kéoqmạnh ve cựccịn lại.Q trình

<small>116</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>ổố 1 (33)/2O23</small>

đồng hóa sẽ gặp phảisự phán kháng từ cựcyếu

hơn và cả cácthành phần trung hịa. Một biểu

hiệncó thể xảy ra khác là haicực đều quá mạnh

vàkhông chấp nhận mô thứchoạt động chung nữa, dẫnđến lớptrung hịa được baochứamất

khoảng khơng sinhtồn và thể tổng hòa khủng

hoảng, mất năng lượng phát triển (hay “sức

sống”) và khả năng nảy nở những ý tưởng mới.

Bởi đãmất năng lượng pháttriển nên lúc này thể tổnghòa gọi là thể tổng hòa tiêugiảm, dần dầndẫnđếngiai đoạn Chuyển hóa.

- Chuyển hóa (Reform): Vì trong tự

nhiên đãcó sinh thì phải có diệt,nên tổng hịa

sống nàocũng điđến Chuyển hóa - ở đây, Tử cũnglà Tái sinh. Đây là giaiđoạn tổnghịa ban

đầu biến đổi cơbản về chất đến mức khơng

cịn tồn tại dưới dạng thức ban đầu nữa, cóthể

dưới hai dạng biểu hiện hoặc là một sự hỗn hợp của cả haibiểuhiện sau:

+ Tổng hòa biến thể (Reformed

synthesis): Neu mâu thuẫn chất chứa trong tổng hòa giải quyết được thì tổng hịa bước

sang giai đoạn mới.Vìsự giải quyết mâuthuẫn lnln địihỏi những thayđổi nên tổng hịa mới được tạo ra, khác với tổng hòa ban đầu

ở cả yếu tố cấu thành lần môthức hoạt động. + Tái phânly(Re-separation):Khimâu thuẫn nội tại khơng giảiquyết được, thể tổng hịa tan rã. Những thành phầncũcủa thể tổng

hòa tạo nên những thể khác biệt mới, không

bao giờ giống hẳn với hai thể khác biệt ban

đầu (chutrình tổng hịa càng dài thì điềunày càngthểhiện rõ).

Sơ đồChu trình tổnghịa:

<b>Văn hóa & nguồn lực</b>

Điều này có thể hiểu như câu chuyện

Lạc Long Quân và Âu Cơ củangười Việt ta vậy. Lạc Long Quân là Thủy mà Âu Cơ là Hỏa,

vìkhácbiệt nên chẳngthể ở mãi bên nhau (nếu hình thành tổng hịatĩnh thì cảhaivịchẳngthể cùng giữtư thế qn trưởng,và khó mà được

sống đúng với bản chất của mình mãi mãi)

nhưng cũng vì khác biệt nêncósự hấpdẫn và

có sức mạnh tạo ra kỳ tích to lớn, là trăm người

con Bách Việt (cũng có thểnói làđại diện cho

“lớp trunghịa được bao chứa” - “the Included

Middle” theo thuật ngữ của Nicolescu), mà những người con nàycó phầnthừa kế cha, có

phần thừa kế mẹ, lại có những đặc điểm mới

khơng có ởchacũng như ở mẹ. Sựphân ly ở

đây làsự giữ khoảng cách để cả hai bên đều có

khoảng khơng phát triểnđộc lập, tự làmmới

mình, mà khỏi phải chèn ép hay hy sinh quá

nhiều cho nhau. Trong sự phânlyấy vẫn làsự

hòa hợp về tinh thần, là hình thái mớicủa một tổng hịa lý tưởng dựa trêntình u vậy.Người

Triều Tiên có câu chuyệntươngtựvới hai vị Quốc tổ Soseono và Jumong. Soseono cùng

Jumong lập ra nước Cao Câu Ly, nhưng khi Jumong chếtvà truyền ngôi cho người con trai

của minhvới đời vợ trướcthì Soseono mang hai con của minhra đi mà lậpnước Bách Te. Sự chia lyở đây là để tránh thứ xung đột mang

tínhhủy diệt (giữa Soseono vớicon trai riêng của Jumong), sẽ đạp đổ cơng trình mà hai người đã dàycơng xây dựng và hủyhoạihồn tồn phe yếu hơn.Nhưng trong những sự phân ly ấy, cũng cócảhàm ý hứahẹn (implication)

rằng những người con cùng chung một gốc rễ một ngày nào có thể sẽ trở về chung mái nhàquốc gia, như đã xảy ra vớicả ngườiViệt

Nam và ngườiTriềuTiên. Cũng cókhi, chính

trong cái chết của tổng hòa mà tổng hòa trở

nên trọn vẹn, đạt đến sự phát triển cao nhất

và sinh ra tổng hòa mới cũng tốt đẹp. Cái chết của Romeo và Julietcũnglàlúcsựhy sinh cao

nhất mà họ dành cho nhau khiến tình yêu trở nên vĩnh cửu, có sức cảm hóa khiến cho gia tộchai bên từbỏmâuthuẫn và đi đến hịa giải.

<i><b>3.3.Tính động</b></i>

Lý thuyết sinh thái văn hóa cịn cho thấy <i><b>khả năng tíchhợpvà phát triển thêm</b></i>

<small>TẠP CHÍ CỦA ĐẠI HỌC VĂN HĨA TP. Hổ CHÍ MINH117</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>Văn hóa & nguồn lực</b>

<i><b>các ý niệm vềtínhđộng khơnggian-thời gian của Ngơn ngữ học tri nhận, cũngnhư khảnăng liênthông với phương phápluậncủa </b></i>

<i><b>Tân phêbình</b></i> qua sự khai thác tínhđa tầng của văn học.

- Tính động phứchợp

Tính động trongNgơnngữhọc tri nhận có tồn tại, nhưng lý thuyết này thường nhấn

mạnh vào <i>chuyểnđộngkhông gian-vật lý, </i>

tức sự di chuyển từ điểm này đến điểm kia

<i>(physical-spatial motion).</i> Trong khi đó, cái động quan trọng hơn cả trong văn chương là sự biếnhóahaytính biến hóa (transformation).

Đó là bởi vi, như đã nói, văn chương khơng chỉ đi tìm cái Thực (vấn đề thường được nhấn mạnh trong triết học và các ngành

khoa học nói chung), mà trênhếtlàhướng đến

cái Đẹp nữa - cái Đẹp không phải chỉ theo

nghĩa là cái mang lại sự dễ chịunhấtthời cho giácquan, màcònlà cái đáng mong muốn, cái khơi gợinhững khả năng kỳdiệuđang ẩn tàng trong tâm hồn con người và trong hiện thực cuộc sống, một thứhài hịa cơng bằng hơnvà giàu không gian pháttriển hơn cho tất cả các

bên, hơn là cái đang xảy ra trong hiện trạng

(status quo).

<i>Biển hóa mang tính thẩmmỹ </i>là một thứ

biến hóa có chiều sâu, mộtthứ biếnhóa cùng lúc hấp dẫn vàkhơi gợi chiêm nghiệm. Con

người cũng thường bị hấp dẫn bởi một mức

độ kịch tính (drama, hay cóthể hiểu làyếu tố bất thuận), một phầnkhông thể thiếu của một tác phẩm văn chương (tất nhiên, không phải yếu tố sốcđơn thuần như trong các loại báo chí săntin).

Khơng có người lớn hay trẻ con nào

thích đọc một câu chuyện (mặc dù câu chuyện này có thể phản ánh một sựthậtphổquáthàng ngày) đại loại: <i>anh A và chị B đều là ngườikhá giả, côngviệc ổnđịnh, học vấncao. Mộtngày,hai người lấy nhau, đượccha mẹ anh em họhàng ủng hộ ngay. Sau đóhọ có cuộc sống tươngđối bình thường, càng giàu có hơn,sốnglâu, có hai người con cũng bìnhthường. </i>

Trong khi đó những câu chuyện như Tấm Cám, Cinderella... thì lạilimtruyềnmạnhmẽ

<small>TẠP CHÍ CỦA DẠI HỌC VĂN HĨA TP. Hổ CHÍ MINH</small>

ỐỐ1(33)/2O23

trong vănhóa rất nhiều dân tộc, mặc dù tình huống ngườicon gái sinh ra ở đẳng cấp thấp

mà sautrở thành Cơng chúa, Hồng hậu vốn khơng phổ biến trong lịch sử thành văn của con người.

Như Zapf chỉ ra, văn học là một thứ “phản-diễn ngơn sáng tạo” (imaginative counter-discourse) có khả năng đưa con người vượt không gian của các cấu trúc thống trịhiện tại. Có thểnói văn học là dạng dị giới vừa nằm

ở trong vừa nằm ở ngồi những diễnngơn lớn của các nềnvăn hóa [11, tr. 141], một thứ dị

giới mà trong đó ranh giới giữa những lĩnh vực kiến thức khác nhau tan chảy. Ởđây, một

điều là bấtthuận đối với quy luật nàynhưng lại là thuận lý so với quy luật khác. Các nhà

<i>Tân phê bình</i> cũng hướng đến sự khám phá

sựbấtthuậntrong vãn học trong chiều sâu và

tính đa dạng của nó, mà họ thường miêu tả

dướibốn góc cạnh: nghịch lý, điều mỉa mai, tính nước đơi, sự căng thẳng (paradox, irony,

Ở đầy có một vấn đề: Bản thân sự bất thuậnnhư một cáncân mànhất định sẽthiên

về một bên trong hai thể mâu thuẫn hay hai

cực đối lập ở hai đầu. Vì các nhà Tânphêbình quan tâm đến những bài thơ trữ tình ngắn mà

họ coinhư một sinhthểkhép, trọn vẹn,không nhấnmạnhcác yếu tố bênngoài, cho nênsự thiên vềmột bên ấyrõrệt, gợi người ta theo hướng “một nghĩa”. Neu xét văn học làmột sinh quyển, thi cũng một motif hay hìnhtượng

đó có thểđược táihiện đi tái hiện lạiở nhiều

khía cạnh, tạo nên một chuỗi vô biênnơi các cán cân thuận lývà bất thuận, tĩnhvà động... hòa trộn vàliên tục biến ảo trong nhiều tầng lớp khác nhaucủa tác phẩm. Mỗi mắt xích nghịch

lý hay mỉa mai đềutồntại trong trạng thái vừa

mởvừa khép và liên kết với những mắtxích

khác. Đó là tính chất phức hợp độngcủa văn họcvới tư cách sinh quyểnvãn hóa. Từgóc độ

nhìnnhận văn học như sinh quyển văn hóa, thì

tác phẩm ngắn nhất cũng không tách khỏi nền văn học, ngơn ngữ và văn hóa của lồingười,

cho nên đều có thể xét như một sinh quyển

cả. Ví nhưở thơĐường, mỗibài thơ vốn súc

tíchtrịntrặn trong cái kết cấu gọnvàchặt chẽ

<small>118</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i><small>&ổ</small></i><small> 1 (33)/2O23</small>

của nó, nhưng đồngthời có khảnăng gợi mở

bấttận. Sự bấttận ấy được khơi gợi lên thành

cơng là bởi bài thơ có mạch nguồn thông với di sản thi ca, ngôn ngữ, tơn giáo thời Đường

cũngnhư nền văn hóa Á Đơng nói chung. Bài thơ Phong<i>kiều dạbạc </i>đẹpcũngvì nógắn với truyền thuyết về cáiđêmmà ba thi nhân - chú

tiểu, sư cụvà tác giảTrương Ke - cùng ngắm trăng, cùng làm thơ, rồichẳng hẹn màgặp <i>gỡ</i>

nhau trong sự thănghoa của hồn thơ lẫn hồn

đạo. Rồi tiếng quạ, tiếngchuông,ánhtrăngấy vang vọng qua không gianthời gian trong tác

phẩmcủa bao thi nhânthờiTống, thời Thanh khác, với những sắc thái, góc độ khác nhau.

Đối với những tác phẩm trường thiên và những tác phẩm mang tính chất tập hợp có cùng chủđề (tuyển tập bài thơ, tuyển tập truyệnngắn... cócùng chủ đề), tức những tác phẩm mà bản thân nóđã có kết cấu đa tầngvề mặt hìnhthức sáng tác(vớiđiềukiệntácphẩm

có chất lượngnghệthuật cao),tính chất phức

động và nằmở nhữngcấu trúc tậptrung nhiều

năng lượng nhất củatác phẩm. Thứ tổng hòa này có thể mang lại bức bối, nhưng ln là sự

bứcbối pha trộn với sức hấpdẫn, thu hút độc

giả ở mọi giai tầng, Từ Tiếpxúc đến Chuyển

hóa, một thứ Cân <i>bằng động</i> luôn cần tồn tại.

<i>Cân bằng động </i>đượctạo nên nhờ sựđiều phối lẫn nhau<i> cân bằng</i>và<i> hài hịa</i> của các nguồn

năng lượng và các khía cạnh bổ sungchonhau

trong tác phẩm.

Giữanănglượng hủy diệt haykhíacạnh mâu thuẫn, xung đột giữa các lực lượng, và

năng lượng xây dựng hay khía cạnh thống nhất,hịagiải trong tácphẩm cần phảitồn tại

một hệ <i>cân bang </i>(pendulum).

Ví dụ như trong <i>Thủy hử, người</i> đọc càng thấm thìatấm lịng trung nghĩa của các thủ lĩnh LươngSơn thì càng thấy sức nặng cảm

xúc trong cái việc họ buộc phải làm phản, càng

thấy hứngkhỏi với giaiđoạnoanhliệt và tự do 119

<b>Văn hóa & nguồn lực</b>

của Lương Sơnthì càng xót xa khi họ từ bỏ cái tự dođó màquay vềvới triềuđình (dùngười đọcđồng tình với cách làmnàochăngnữa).

Như Zapf chỉ ra, sinh <i>quyển văn hóa </i>

cũnggiốngnhưsinh quyển của giới tự nhiên,

cầnphải có<i> sựhài hịa</i> (harmony) giữa năng

<i>lực sảnsinh </i>(generativeness) và<i>khả năng diêntrì</i>(sustainableness).<i> Cải mới lạ</i>khơng những cần xuất hiện, nó cịnphảicó hồn,phải chứng

tỏ được sức sống của nó trong sinh quyển của

tácphẩmnữa. Do đó, sáng tạocũngthường là

táitạo,làsự chuyển hóa một phầncủa cái cũ. Chẳng hạn, ỏ-'-'-' cấp độ từ, văn học với tư cách sinh quyển văn hóa có vai trị quan trọng trong sự hình thành các từ mới,

sựchuyểnnghĩa của từ... Sự sáng tạo từmới thường dựa trên những thành tổ đã tồn tại từ

trước. Tùy vào ngôn ngữ cụ thể, những phương

thức tạotừmới có thể làláy, dịch từ ngoạilai,

mơphỏng âm thanh (từ tượngthanh)... Nhìn chung, các từ và cách biểu đạtsáng tạo mới thường là "mới một phần, cũ một phần": người sáng tạo từ mới luyện ra vàng từ những mỏ quặng mà họ gặp trong khurừng của ngôn ngữ

dân gian, hay là vănhóanhân loại nói chung. Xét đến cùng, bản chất củaquá trình sáng tạo từ(hayrộng ra làngữ liệu và chất liệu văn học nói chung) là <i>sựtáisảnsinh </i>(re-generation)

hơn là<i>tạo tác</i> (creation). Nhất làưong trường hợp của những nhà văn lớn,họ thường không chỉ sử dụng lại hệ thống dấu hiệu hay mã

văn hóađã tồn tại từ trước, mà còn sáng tạo thêm những mã mới dựatrên nền tàng đó, đưa

những nét nghĩa mới vàkhơi gợi những kiểu liên tưởng mới vàocác thành tố cũ, mởđường chonhữngtư duy mới [6] [14],

Tư duy Sinh quyềnvãn hóa chú trọng

vào sự biến đổi. Nhưng bên cạnh sự biến đổi

của những từ,nhữngkháiniệmcụthể, cái nhìn sinh thái<i>vănhóa</i> cịn quan tâm đến sựthayđổi trong mốiquan hệ của những khái niệm đó với nhau, hay nóicách khác làcáitrật tự tưởng vơ hình đằng sau sựbiến đổicủa ngơnngữ và văn học nữa.

Ví dụ:

Từ “mythos” trong tiếng Hy Lạp (vàcác

<small>TẠP CHÍ CỦA ĐẠI HỌC VĂN HĨA TP. Hồ CHÍ MINH</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>Văn hóa & nguồn lực</b>

biến thể hiệnđại củanó là “myth”trong tiếng Anh, “mythe” trong tiếng Pháp, “Mythos” trong tiếng Đức...), có thể tạm dịch “huyền

thoại” “cáiHuyền”,“huyền tính” .

Từ thời cổ, từ này vốn chỉ một câu chuyện có ý nghĩa với sự hình thành, định

hình của mộtchủ thể tự nhận thức nào đó, có thể là một quốc gia, một dân tộc, một cộng

đồng tôn giáo. Ở khía cạnh triết học, thuật ngữ“mythos”biểuhiệnmột xu hướngtư duy

hướng đến cái tồn thể, tổng hịa hơn là cái

phân đoạn, tuyến tính. Hiện tại, trong các ngơn ngữ kể trên, nhất là đối với từ “myth” trong tiếng Anh và trong mơi trường thơng tục (thậm chí một phần nào là môi trường

học thuật), từ này được hiểu theo nghĩa“việc hoang đường, lời nói dối, sự bịađặt” (nhất là sự bịa đặt có mụcđíchchínhtrị, cần phải vạch trần) (Ve sự biến nghĩa này, xem thêm [16, tr.32-33, 131]; [12, tr.104]).

Thời cổ, khái niệm được đem khu biệt với “mythos” thường là “logos” (cái Lý, lý

tính) - haihình thức tư duy mà haikhái niệm này biểu đạtđôikhi mâu thuẫn nhưng thường là tương hỗ - làm nền tảng cho nhau, và cùng được coi trọng, cùng có những khảnăngtốt

lẫn xấu. Cịn từ “myth” hiện đại thì thường

được đặt khu biệt trong thế đối kháng tuyệt

đối với “reality” (hiện thực) vốn là một khái

niệm thường gắn với “logical thinking” (tư duy logic): Một sự kiện có thể thỏa mãn cả “logos” và “mythos”,nhưng nếu đã là “myth” thì khơng thểlà “reality” và ngược lại.

Thực ra, khi xem xét cách dùng từ

“myth” hiệnđại (chẳng hạn, “myth of the Lost Cause”,hay “huyền thoại về một lý tưởng đã

mất”, ý chỉcác câu chuyện ca ngợi phe miền

Nam trong nội chiến Mỹ, mà theo quanđiểm

của nhiều nhà sử họcvà giới hoạt động nhân quyền ngày nay là không phù hợp sự thực lịch sử-’-’-'), kể cả trong dạng thức “thơngtục

hóa”đã phổ biến, ta thấy về căn bản, từnày vẫnđược hiểu là “mộtcâu chuyện có ýnghĩa với sự hình thành,định hình của một chủ thể

tựnhận thức nào đó”, chỉ có điều sắcthái đã đổi thành tiêu cực, bỉ thị: thái độ với<i>cái được biểu đạt đã</i> thay đổi.Sự thay đổisắc thái hay

<small>TẠP CHÍ CỦA ĐẠI HỌC VĂN HĨA TP. Hổ CHÍ MINH</small>

<small>ổố 1 (33)/2O23 </small>

thay đổimột nét nghĩa này là một biến động

nhỏ nếu xéttừgóc độ ngônngữhọc Saussure, nhưng lại phản ánhbiếnđộng lớn củacả <i>trậttự tưtưởng </i>đằng sau hệ thốngcác khái niệm

liên quan đến nhau: Ởđây,vớingười hiện đại,

hiện thực (hiểu là cái xác lập dựa trên biện

luận logic và có thực chứng từ góc độ một ngành khoa họcnào đó, vỉ dụ sử học) được coi trọng hơn so với các câu chuyện về ý nghĩa của sự tồn tại (mà người ta mặc định rằng

được đặtra với ý đồ xấu hoặc ít ra là tư duy lệch lạc); tư duy logic, tuyến tính và có thực

chứng (có thể tri nhận trực tiếp hay gián tiếp qua cácgiác quan)được coi là mô thức tưduy ưu việt nhất và đượccoilàconđườngdẫn đến

hiện thực. Cầnnói thêm, từ“legend”(“huyền thoại”, “câu chuyện”, xưa kia thường chỉ câu chuyện cuộc đời các Thánh) cũng đang trải

qua đoạn đườngchuyển nghĩa ít nhiềutương

đồng, mặc dùcó phần bớt nặngnề hơn. Sự

thay đổi ởđây cũng không diễn ra theo kiểu

đứtđoạn, “cắtlóp” màlà cả q trình lâudài

và phứchợp, với kết quả thayđổi cũngkhông đồng đều ngay cảtrong cùngmộtcộng đồng sửdụng ngơn ngữ.

Có thể nói, nếucái nhìn kiểu Saussure chỉ nhấn mạnh vào bản thân sự khu biệt (ở đây, “mythos” khu biệtvới“logos”, và “myth”

khu biệt với “reality”)thì cái nhìn kiểu Sinh

thái văn hóa cịn chú trọng sự<i> chuyển dịch </i>

<i>trọng tâm khu biệt;</i> bản chất của quan hệ

khu biệt (đối kháng, tương hỗ, cấu

thành-bao hàm...); mối liên hệ giữa sự thay đổi tự nghĩa, từnghĩa, ngữ nghĩa... với sự thay đổi

của nền văn hóa, của tư duy triết học, nghệ thuật... cũng nhưbóng dáng của những biến chuyển về mơi trường, kỹ nghệ, chính trị... đằng saucác thay đổi ấy; vị thế của một dấu hiệuhay một khái niệmtrong một sinh quyển văn hóa.... Nói ngắn gọn, cái nhìn Sinh thái văn hóa quan tâm đến các “hệ” thay vì quá nhấn mạnh vào từng hiện tượngriêngbiệt(từ, khái niệm, biểu tượng... theo nghĩa ngơn ngừ học hayvăn hóa học v.v...), và cho rằng sự

biếnchuyểncủa cáchiện tượng riêng biệtchỉ

có thểhiểu được khi quan sátcác hệ thốngmà

chúng thuộc về hayliên quan.

<small>120</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i><small>&ổ</small></i><small> 1 (33)/2O23</small>

Nghệ thuật thường được cho là sự bắt

chước tự nhiên, hay ít nhất có cội nguồn từ sự bắt chước tự nhiên. Trong tác phẩm xuất

bản năm 1878 <i>Con người,quá đỗicon người </i>

(Menschliches, Allzumenschliche), Nietzsche cũng cho rằng: “Khoa học là sự bắt chước tự

nhiên từ góc độ khái niệm.” Cái nhìn Sinh thái vănhoá mở ra khả năng để văn học, với tư cách

mộtkhông gian, một dị giới, một quyển, nối kết thế giới tựnhiên với thế giới tinh thần của con người - ở đây, thế giớitinh thần của con người

cũng chính là giới tựnhiên đượctái hiện, tái tạo

và tiếp tục diễn hố dưới những dạngthức mới.

<b>Văn hóa & nguồn lực</b>

Các nhànghiên cứu vàphê bình theo xu

hướng Sinh thái văn hố có phản biện lại một số khái niệm và cái nhìn của cácnhà cấu trúc,Giải

cấu trúc và các trườngphái khác,nhung Sinhthái văn hố có thế mạnh đặc biệt ởtiềm năng tiếp

nhận và tích họp các xu hướng tư tưởngkhác. Từ góc độ phê bình và nghiên cứu ở ViệtNam, Sinh

thái văn hố là mảnh đất cịnnhiềukhơng gian

khai thác và kết nối. “Bản địa hoá” tư duy Sinh thái vãn hoá cũng sẽ là sự kiến tạo những sinh quyển văn hoá mới cho các ngành nghệ thuật,

phêbình, nhân học, Việt Nam học, Hán Nơm...

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

1. Art Berman, <i>From the New Criticism toDeconstruction: The ReceptionofStructuralism andPost-structuralism,</i> University of IllinoisPress, 1988;

2. Arthur Koestler (1967). <i>The Ghost in the Machine</i> (1990 reprint ed.). Penguin Group. ISBN 0-14-019192-5.

3. Basarab Nicolescu, “Levels of Reality as Source of Quantum Indeterminacy”, published in

<i>Determinismo e complessità, Fondazione</i> Nova Spes and Armando Editore, Roma, 2000, pp. 127-158, edited by F. Tito Arecchi.

4. Basarab Nicolescu, “Transdisciplinarity: the hidden third, betweenthe subject and the object”,

<i>Human and Social Studies,</i>2012,pp. 13-28;

5. Basarab Nicolescu,Manifesto ofTransdisciplinarity, SUNY Press, Jan 1, 2002;

6. Clotaire Rapaille, <i>TheCulture Code:An Ingenious Way toUnderstand Why People Around theWorld Live and Buy as TheyDo,</i> Crown, Jun 6, 2006.

7. DavidSpangler."A Vision ofHolarchy". Seven Pillars Review.2008.

8. Finke, p. 2013 "A BriefOutline of Evolutionary Cultural Ecology," in Traditions of Systems

Theory: Major Figures and Contemporary Developments, ed. Darrell p. Arnold, New York: Routledge.

9. GS.Trần Văn Cơ, “Những khái niệm ngôn ngữ học tri nhận”,<i>Ngônngữ học tri nhận. Từ điển.</i>

Nxb. Phương Đơng. TP. HồChí Minh,2011. Bản online.

10. Hannes Bergthaller, “Cultural Ecology - A New Transdisciplinary Paradigm for Literary Studies?”, <i>Journal of literary theory,</i> 2009.

11. HubertZapf,<i> Literature as Cultural Ecology: Sustainable Texts, Bloomsbury Publishing,</i> Apr 21, 2016.

12. Jacques Chlopczyk & Christine Erlach,<i>Transforming Organizations:Narrative and Story-Based Approaches,</i> Springer,2019.

13. John H. Smith,<i>Dialectics of theWill: Freedom, Power, and Understanding in Modern French andGerman Thought, </i>WayneState University Press, 2000.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>Văn hóa & nguồn lực </b>

<small>ốố 1 (33)/2023</small>

14. Nguyễn Thị BíchHà. “Mã và mã vănhóa”,Tạpchí Văn hóa Nghệ thuật,bản điện từ đăng trên

17. ZeynepDirek, Leonard Lawlor, <i>Jacques Derrida,</i> Psychology Press, 2002.

<b>STRUCTURE AND BIOSPHERE</b>

<i>During the lastfew decades, Ecocriticism has been oneofthe influentialideological movementsin literary and cultural studies,ona worldwide scale.Cultural Ecology, developed primarily inEurope through the effortsof scholars such as PeterFinkeand Hubert Zapf, isa notable branch ofecological criticism. Cultural ecology sees the ecologymodelasaparadigmatic model for not onlynatural sciencesbutalso literary and cultural studies, while accepting that there is a relative degreeofindependence betweencultural and natural processes. The paper suggests that cultural ecology, if it wants to operate anddevelopin the spirit that itsetsout, needs to build a systemofconcepts andtermsthat are in accordance with that spirit. The presentation proposes a number ofperspectives onshaping the following concepts:biosphere,synthesis, division, and dynamicsin the context ofliterature andculture. In the process of building these concepts, the paperpays attention to theviews(related to this issue) of other movements and systems of thought likeStructuralism, New Criticism, Deconstructionism, CognitiveLinguistics, ImmanuelKant’sandBasarab Nicolescu sphilosophy.</i>

<i><b>Keywords: </b>Cultural ecology, structure, deconstruction, culturalbiospher.</i>

</div>

×