Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của tài chính toàn diện và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng tại các quốc gia ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 105 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BÁO CÁO TỔNG KẾT </b>

<b>ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC </b>

<b>TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH TỒN DIỆN VÀ CẠNH TRANH ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG TẠI </b>

<b>CÁC QUỐC GIA ASEAN </b>

MÃ SỐ: CT- 2101-166

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. DƯ THỊ LAN QUỲNH

<b>TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023 </b>

<b> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BÁO CÁO TỔNG KẾT </b>

<b>ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC </b>

<b> TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH TỒN DIỆN VÀ CẠNH TRANH ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG TẠI CÁC QUỐC GIA ASEAN </b>

MÃ SỐ: CT- 2101-166

Chủ nhiệm đề tài: TS. Dư Thị Lan Quỳnh Thư ký đề tài: TS. Phan Ngọc Minh Thành viên tham gia:

1. TS. Lê Hoàng Anh

2. ThS. Đoàn Thị Hồng Minh

3. ThS. Vũ Thị Thu Hà

4. ThS. Võ Thị Ngọc Linh

5. ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

6. ThS. Thảo Thị Trường Sinh

<b>TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023</b>

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>TĨM TẮT ĐỀ TÀI </b>

Từ sau khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2007 – 2008, việc thúc đẩy tài chính toàn diện và sự cạnh tranh các ngân hàng nhận được nhiều sự quan tâm ở nhiều quốc gia (ADB, 2020; Ahamed & Mallick, 2019). Từ khóa “tài chính tồn diện” khơng chỉ được các nhà chính sách của các quốc gia xem xét cẩn trọng, còn được các nhà nghiên cứu trên thế giới chú ý đến (xem (Lewis & Lewis, 2017; Thủ tướng Chính phủ, 2020; UN, 2015; ASEAN WC-FINC, 2019; ...). Tuy nhiên, vai trị của tài chính tồn diện đối với ổn định ngân hàng hiện vẫn tồn tại những nghi ngờ chưa được trả lời một cách rõ ràng. Leyshon & Thrift (1995) cho biết điều này khiến cho các ngân hàng hạn chế mở rộng dịch vụ tài chính cho các thành phần khó khăn của xã hội. Mặt khác, cạnh tranh ngân hàng (bank competition – sau đây gọi ngắn gọn là cạnh tranh), nhận được sự quan tâm và nhiều tranh luận của các nhà nghiên cứu, nhất là tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng đã tạo nên khá nhiều tranh cãi trong các năm qua (Beck, 2008; Beck, De Jonghe, & Schepens, 2013; Cull, Demirguc-kunt, & Layman, 2012; Nguyễn Đức Trường, Hà Tú Anh, & Nguyễn Thị Thanh Bình, 2018).

Với mẫu là 96 ngân hàng ở ASEAN, nghiên cứu về “TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH TỒN DIỆN VÀ CẠNH TRANH ĐỐI VỚI SỰ ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG”, đã nêu các cơ sở lý luận về tài chính tồn diện, cạnh tranh ngân hàng và ổn định ngân hàng. Kết quả đã cho

<i>thấy tài chính tồn diện có lợi ích cho sự ổn định ngân hàng ở các quốc gia ASEAN; hay nói </i>

cách khác, các ngân hàng hoạt động ở các mơi trường có tài chính tồn diện cao có thể cải thiện sự ổn định. Kết quả quan trọng này của đề tài đồng nhất với các nghiên cứu thực nghiệm

<i>đã được thực hiện trước đó. Bên cạnh đó, sức mạnh thị trường tác động tích cực đến sự ổn </i>

<i>định của ngân hàng đúng như kỳ vọng của nhóm tác giả. </i>

Với kết quả nghiên cứu nói trên, nhóm tác giả đề xuất thúc đẩy tài chính toàn diện vẫn cần được thúc đẩy mạnh mẽ của các chính phủ ở ASEAN hiện nay, tuy nhiên cần được thực hiện một cách cẩn trọng, tùy theo khía cạnh mà có chính sách phù hợp, để từ đó nâng cao tính ổn định ngân hàng. Song song với việc thúc đẩy tài chính tồn diện, ngân hàng nâng cao sức mạnh thị trường của chính mình cần được chú trọng thúc đẩy... Ngoài ra, một nền kinh tế lành mạnh và tăng trưởng ổn định cũng rất quan trọng cho các vấn đề nói trên.

<i><b>Từ khóa: tài chính tồn diện, cạnh tranh ngân hàng, ổn định ngân hàng. </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ... 1</b>

<b>1.1.LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ... 1</b>

<b>1.2.MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ... 2</b>

Mục tiêu tổng quát ... 2

Mục tiêu cụ thể ... 2

Câu hỏi nghiên cứu ... 2

<b>1.3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ... 2</b>

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ... 2

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ... 3

<b>1.4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU ... 3</b>

Phương pháp nghiên cứu ... 3

Dữ liệu ... 3

<b>1.5.Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ... 3</b>

<b>1.6.KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ... 4</b>

<b>TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ... 5</b>

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG, TÀI CHÍNH TỒN DIỆN VÀ CẠNH TRANH NGÂN HÀNG ... 6</b>

<b>2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG ... 6</b>

2.1.1. Khái niệm về ổn định ngân hàng ... 6

2.1.2. Các chỉ số đo lường ổn định ngân hàng ... 6

2.1.2.1. Chỉ số Zscore ... 7

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.1.2.2. Một số chỉ số đo lường khác ... 8

2.1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng ... 9

2.1.3.1. Các nhân tố bên trong ... 10

2.1.3.2. Các nhân tố bên ngoài ... 13

<b>2.2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH TỒN DIỆN ... 14</b>

2.2.1. Khái niệm của tài chính tồn diện ... 14

2.2.2. Vai trị của tài chính tồn diện ... 15

2.2.2.1. Tài chính tồn diện và sự ổn định tài chính ... 15

2.2.2.2. Tài chính toàn diện và tăng trưởng kinh tế ... 17

2.2.2.3. Tài chính tồn diện và phát triển bền vững ... 18

2.2.3. Các chỉ số đo lường tài chính tồn diện ... 19

2.2.3.1. Các chỉ số riêng lẻ ... 19

2.2.3.2. Chỉ số tổng hợp về tài chính tồn diện theo phương pháp bình khoảng cách Euclid ... 20

2.2.4. Tác động của tài chính tồn diện đến ổn định ngân hàng ... 24

2.2.4.1. Tài chính tồn diện tác động tiêu cực đến ổn định ngân hàng ... 24

2.2.4.2. Tài chính tồn diện tác động tích cực đến ổn định ngân hàng ... 25

<b>2.3.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG ... 29</b>

2.3.1.Khái niệm và cách đo lường cạnh tranh ngân hàng ... 29

2.2.1.1. Chỉ số thống kê H ... 30

2.2.2.2. Chỉ số Boone ... 30

2.2.2.3. Chỉ số Lerner ... 31

2.3.2. Tác động của cạnh tranh ngân hàng đến sự ổn định ngân hàng ... 32

2.3.2.1. Cạnh tranh ngân hàng tác động tiêu cực đến sự ổn định ngân hàng ... 32

2.3.2.2. Cạnh tranh ngân hàng tác động tích cực đến sự ổn định ngân hàng ... 33

<b>2.4.LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU ... 34</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

2.4.1. Lược khảo các nghiên cứu về tác động của tài chính tồn diện đến ổn định ngân hàng

<b>3.2.MƠ HÌNH, CÁC BIẾN VÀ DỮ LIỆU ... 43</b>

3.3.1. Mơ hình nghiên cứu ... 43

3.3.2. Các biến ... 44

3.3.2.1. Biến đại diện cho sự ổn định ngân hàng ... 44

3.3.2.2. Biến đại diện cho mức độ tài chính tồn diện ... 45

3.3.2.3. Biến đại diện cho sự cạnh tranh của ngân hàng ... 45

3.3.2.4. Các biến kiểm sốt khác ... 46

3.3.2.5. Lựa chọn biến cơng cụ ... 50

3.3.3. Nguồn dữ liệu ... 51

<b>3.3.PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG ... 51</b>

<b>TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ... 53</b>

<b>CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 54</b>

<b>4.1.THỐNG KÊ MÔ TẢ VÀ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN ... 54</b>

4.1.1. Một số thống kê mơ tả các biến trong mơ hình ... 54

4.1.2. Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình ... 55

<b>4.2.KẾT QUẢ HỒI QUY VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH TỒN DIỆN VÀ CẠNH TRANH ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG TẠI CÁC QUỐC GIA ASEAN ... 57</b>

4.2.1. Tác động của tài chính tồn diện và cạnh tranh ngân hàng đến tỷ lệ nợ xấu ... 57

4.2.2. Tác động của tài chính tồn diện và cạnh tranh ngân hàng đến chỉ số Zscore ... 58

<b>4.3.THẢO LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH TỒN DIỆN VÀ CẠNH TRANH ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG ... 59</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>4.4.TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIẾN KHÁC ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG TẠI CÁC </b>

<b>QUỐC GIA ASEAN ... 63</b>

<b>TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ... 65</b>

<b>CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH ... 66</b>

<b>5.1.KẾT LUẬN ... 66</b>

<b>5.2.MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ... 66</b>

5.2.1. Tiếp tục thúc đẩy tiến trình tài chính tồn diện ... 66

5.2.1.1. Thúc đẩy tài chính tồn diện cần được triển khai cẩn trọng ở các khía cạnh ... 67

5.2.2. Nâng cao sức mạnh thị trường (năng lực cạnh tranh) của các ngân hàng ... 69

5.2.3. Đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng ổn định ... 69

5.2.4. Cải thiện các vấn đề nội tại của các ngân hàng ở khu vực ASEAN... 70

<b>5.3.HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ... 71</b>

<b>TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ... 71</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... i</b>

<b>PHỤ LỤC ... xiv</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

<b>ADB </b> Asian Development Bank <b>Ngân hàng Phát triển châu Á ASEAN </b> <sup>Association of Southeast Asian </sup>

<b>AEC </b> ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN

<b>ATM </b> Automatic Teller Machine Máy rút tiền tự động

<b>BNM </b> Bank Negara Malaysia Ngân hàng Trung ương Malaysia

<b>BOK </b> The Bank of Korea Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc

<b>BSP </b> Bangko Sentral ng Pilipinas Ngân hàng Trung ương Philippines

<b>CARD </b> <sup>Center for Agriculture and Rural </sup>

Development

Trung tâm Nông nghiệp và phát triển nông thôn Philippines

<b>CARD MRI </b> <sup>The CARD Mutually </sup>

Reinforcing Institutions <sup>Tổ chức hỗ trợ CARD </sup>

<b>CBN </b> Central Bank of Namibia Ngân hàng Trung ương Namibia

<b>ERIA </b> <sup>Economic Research Institute for </sup>

ASEAN and East Asia

Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á

<b>EAtoTA </b> <sup>The ratio of total earning assets </sup>

to total assets <sup>Tỷ lệ tài sản sinh lời trên tổng tài sản </sup>

<b>EQA </b> The equity-to-assets ratio Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

<b>FAO </b>

Food and Agriculture Organization of the United Nations

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

<b>FIC </b> Financial Inclusion Center Ủy ban Tài chính tồn diện Anh

<b>GDP </b> Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

<b>HKMA </b> Hong Kong Monetary Authority Ngân hàng Trung ương Hong Kong

<b>IFI </b> Index of Financial Inclusion Chỉ số tài chính tồn diện

<b>IFIa </b>

IFI – Availability of the banking

services <sup>Chỉ số tài chính tồn diện khía cạnh sẵn </sup>có các dịch vụ ngân hàng

<b>IFIp </b> IFI – Banking Penetration <sup>Chỉ số tài chính tồn diện khía cạnh </sup>thâm nhập ngân hàng

độ sử dụng dịch vụ ngân hàng

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>IMF </b> International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế

<b>IMF FAS </b> IMF Financial Access Survey IMF Khảo sát Tiếp cận tài chính

<b>LossProv </b> <sup>The ratio of loan loss provision </sup>

to total loans <sup>Tỷ lệ dự phòng mất nợ trên tổng nợ </sup>

<b>MAS </b> Monetary Authority of Singapore Ngân hàng Trung ương Singapore

<b>MTI </b> Ministry of Trade and Industry <sup>Bộ Thương mại và Công nghiệp </sup>Singapore

<b>M-Pesa </b> M - mobile, pesa - money Giao dịch thơng qua thanh tốn di động

Enterprises <sup>Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa </sup>

<b>NonIncome </b> <sup>The ratio of non-interest income </sup>

to total operating income

Tỷ lệ thu nhập phi lãi trên tổng thu nhập hoạt động

<b>NPLTA </b> <sup>Non-performing loan to total </sup>

<b>ROA </b> Return on assets <sup>Tỷ lệ lợi nhuận (sau thuế) trên tổng tài </sup>sản

<b>SDG </b> Sustainable Development Goals Các mục tiêu Phát triển Bền vững

<b>SME </b> Small and Medium Enterprises Doanh nghiệp nhỏ và vừa

<b>TA </b> Total assets Tổng tài sản

<b>UNCDF </b> <sup>United Nations Capital </sup>

Development Fund <sup>Quỹ phát triển vốn Liên Hiệp Quốc </sup>

hàng

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến ... 54

Bảng 4.2. Ma trận tương quan các biến trong mơ hình ... 56

Bảng 4.3. Kết quả hồi quy tác động của IFI và Lerner đến NPLTA ... 57

Bảng 4.4. Kết quả hồi quy tác động của IFI và Lerner đến ln(Zscore) ... 58

<b>DANH MỤC HÌNH </b>

Hình 2.1. Đồ họa giải thích ba chiều (khía cạnh) của IFI ... 22

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>1. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU </b>

<b>1.1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU </b>

Những năm gần đây, việc thúc đẩy tài chính tồn diện và sự cạnh tranh các ngân hàng nhận được nhiều sự quan tâm ở nhiều quốc gia (ADB, 2020; Ahamed & Mallick, 2019). Từ khóa “tài chính tồn diện” khơng chỉ được các nhà chính sách của các quốc gia xem xét cẩn trọng, còn được các nhà nghiên cứu trên thế giới chú ý đến (xem Lewis & Lewis, 2017; Thủ tướng Chính phủ, 2020; UN, 2015; ASEAN WC-FINC, 2019; ...). Tuy nhiên, vai trị của tài chính tồn diện đối với ổn định ngân hàng hiện vẫn tồn tại những nghi ngờ chưa được trả lời một cách rõ ràng. Leyshon & Thrift (1995) cho biết điều này khiến cho các ngân hàng hạn chế mở rộng dịch vụ tài chính cho các thành phần khó khăn của xã hội. Do đó, đảm bảo đồng thời các mục tiêu duy trì ổn định ngân hàng cùng thúc đẩy tài chính tồn diện có thể trở nên bất khả thi (Acharya, Hasan, & Saunders, 2006; Hannig & Jansen, 2010).

Các quốc gia của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt là các quốc gia ASEAN), đã có những động thái rõ ràng trong việc thúc đẩy tài chính tồn diện (xem ADB, 2015, 2020; Banerjee & Donato, 2021; CARD MRI & UNCDF, 2020; Loo, 2019; MAS, 2006; Rahman, 2015; Tambunlertchai, 2015; World Bank, 2015). Tương tự như các nước trên thế giới, từ sau khủng hoảng 2008, các quốc gia ASEAN rất chú trọng đến ổn định ngân hàng (Ovi, Perera, & Colombage, 2014). Tuy nhiên, liệu các nhà chính sách ở các quốc gia này có phải đánh đổi giữa mục tiêu phát triển tài chính tồn diện và mục tiêu gia tăng ổn định ngân hàng?

Mặt khác, cạnh tranh ngân hàng (bank competition – sau đây gọi ngắn gọn là cạnh tranh), là cũng được các nhà nghiên cứu xem xét một cách cẩn thận, nhất là tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng (Nguyễn Đức Trường et al., 2018). Bởi đến nay vẫn ln tồn tại hai quan điểm chính: “(i) quan điểm cạnh tranh có ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định ngân hàng (cạnh tranh - bất ổn), và (ii) quan điểm cạnh tranh có ảnh hưởng tích cực đến ổn định ngân hàng (cạnh tranh - ổn định)” (Sang, Vinh, & Long, 2019). Cụ thể ở nhóm thứ (i), các tác giả cho rằng cạnh tranh làm suy yếu ổn định ngân hàng; nếu có sự cạnh tranh trên thị trường các ngân hàng thực hiện chiến lược chấp nhận rủi ro (Marcus, 1984); quan điểm này được Keeley (1990); Saunders & Wilson (1996) ủng hộ. Ở một góc nhìn khác, nhóm ủng hộ quan điểm (ii) cho rằng cạnh tranh lại không phải là yếu tố gây tổn thương cho ngân hàng; là cần thiết để tăng cường ổn định tài chính (Berger, Klapper, & Turk-Ariss, 2009; Boyd & De Nicolo, 2005; Boyd & Runkle, 1993; Caminal & Matutes, 2002;...)

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Từ các lập luận nói trên, trong bối cảnh tài chính tồn diện ngày càng được chú trọng phát triển và cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà quản lý; tác giả nhận thấy hiện vẫn có sự thiếu hụt trong nghiên cứu về tác động đồng thời của tài chính toàn diện và cạnh tranh ngân hàng đến ổn định ngân hàng tại các nước ASEAN. Do vậy, nhóm tác giả quyết định lựa chọn đề tài “TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH TỒN DIỆN VÀ CẠNH TRANH ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG TẠI CÁC QUỐC GIA ASEAN” với kỳ vọng phân tích tác động của tài chính tồn diện cũng như cạnh tranh ngân hàng đến ổn định ngân hàng, sẽ mang lại ý nghĩa hết sức to lớn cho các nhà quản lý cũng như các nhà hoạch định chính sách ở các quốc gia này.

<b>1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát </b>

Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích tác động của tài chính tồn diện và cạnh tranh ngân hàng đến sự ổn định ngân hàng, đưa ra các hàm ý chính sách liên quan đến tài chính tồn diện và cạnh tranh nhằm làm gia tăng ổn định ngân hàng ở các quốc gia ASEAN.

<b>Câu hỏi nghiên cứu </b>

Để đạt được các mục tiêu nói trên, nghiên cứu cần giải quyết các câu hỏi sau:

- Tác động của tài chính tồn diện và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng ở các quốc gia ASEAN có chiều hướng và mức độ ra sao?

- Những hàm ý chính sách nào liên quan đến tài chính tồn diện và cạnh tranh giúp góp phần gia tăng ổn định ngân hàng ở các quốc gia ASEAN?

<b>1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Tác động của tài chính tồn diện và cạnh tranh ngân hàng đến ổn định ngân hàng ở sáu

<i>quốc gia ASEAN. </i>

<b>1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU Phương pháp nghiên cứu </b>

Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả thực hiện kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, cụ thể như sau:

- Để đạt được mục tiêu cụ thể thứ nhất, các phương pháp chủ yếu sử dụng bao gồm thống kê mơ tả; mơ hình hồi quy System Generalized Method of Moments (SGMM).

- Để đạt được mục tiêu cụ thể thứ hai, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm thảo luận các kết quả nghiên cứu định lượng, từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách liên quan đến tài chính tồn diện và cạnh tranh ngân hàng nhằm góp phần gia tăng sự ổn định của ngân hàng.

<b>Dữ liệu </b>

Nhóm tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF FAS, 2022); từ Worldscope (trích xuất từ Datastream, 2021).

<b>1.5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI</b>

Đề tài dự kiến sẽ có ý nghĩa về mặt thực tiễn như sau:

Hiện chưa có nghiên cứu nào phân tích tác động đồng thời của tài chính tồn diện và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng tại các quốc gia ASEAN. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đánh giá các chính sách được triển khai, thực trạng tài chính toàn diện ở các nước ASEAN. Việc nghiên cứu về sự ổn định ngân hàng khi chịu tác động của tài chính tồn diện và cạnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

tranh đến sự ổn định này là vô cùng cần thiết; có ý nghĩa đối với các quốc gia trong khu vực ASEAN và với những quốc gia có hệ thống tài chính tương tự.

Hơn nữa, đề tài đánh giá sự ổn định thông qua cả tỷ lệ nợ xấu (phản ánh rủi ro tín dụng) và Zscore. Mặt khác, về tài chính tồn diện, tác giả cịn bổ sung thêm khía cạnh về mức độ sử dụng các dịch vụ tài chính, được đo lường thơng qua tỷ lệ tiền gửi và cho vay so với GDP. Từ đó, giúp cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về tác động của tài chính tồn diện nói chung và tác động của từng các khía cạnh nói riêng đến ổn định ngân hàng ở các quốc gia ASEAN.

Ngồi ra, đề tài đề xuất các hàm ý chính sách liên quan đến tài chính tồn diện và cạnh tranh nhằm gia tăng sự ổn định ngân hàng ở các quốc gia ASEAN. Các hàm ý được thể hiện một cách rõ ràng và được gợi ý theo từ kết quả của các biến chính cũng như các khía cạnh

<b>của tài chính tồn diện. </b>

<b>1.6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU </b>

Nghiên cứu này có năm nội dung chính sau:

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Chương này làm sáng tỏ lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, từ đó cho thấy ý nghĩa của đề tài.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH TỒN DIỆN, CẠNH TRANH NGÂN HÀNG VÀ ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG

Chương này trình bày cơ sở lý luận về tài chính tồn diện, cạnh tranh ngân hàng và ổn định ngân hàng. Theo đó xác định khái niệm, phương thức đo lường và xác định mối quan hệ giữa tài chính tồn diện và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Đồng thời thông qua khảo lượt các nghiên cứu trước đó, chỉ ra khoảng trống nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày về các giả thuyết nghiên cứu, xác định mô hình nghiên cứu và cách tính các biến trong mơ hình. Phương pháp ước lượng được trình bày khá rõ trong nội dung chương này.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Kết quả ước lượng được trình bày ở chương này, đồng thời tiến hành thảo luận các kết quả nghiên cứu, với các biến đại diện cho tài chính tồn diện và biến đại diện cho cạnh tranh có kết quả tác động đúng như kỳ vọng của nhóm tác giả.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Kết luận làm nổi bật lên câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu ở chương 1, từ đó nhóm tác giả đề xuất các gợi ý chính sách, cụ thể thúc đẩy tiến trình tài chính tồn diện và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng để nhằm nâng cao sự ổn định ngân hàng.

<b>TÓM TẮT CHƯƠNG 1 </b>

Các nghiên cứu trên thế giới hiện cũng đã chỉ ra tài chính tồn diện và cạnh tranh ngân hàng có tác động ở một mức độ nào đó đến sự ổn định ngân hàng, song ở các nước khu vực ASEAN, các đề tài rất ít chú ý đến mối quan hệ này. Với mẫu quan sát là 96 ngân hàng ở sáu nước ASEAN, trong thời gian 2009 – 2020, đề tài nghiên cứu “TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH TỒN DIỆN VÀ CẠNH TRANH ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG TẠI CÁC QUỐC GIA ASEAN” được nhóm tác giả lựa chọn với kỳ vọng: bằng việc sử dụng kết hợp các phương pháp định tính và định lượng, có thể cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về tác động của tài chính tồn diện và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>2. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG, TÀI CHÍNH TỒN DIỆN VÀ CẠNH TRANH NGÂN HÀNG </b>

<b>2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG 2.1.1. Khái niệm về ổn định ngân hàng </b>

Xét về sự ổn định ngân hàng, đến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất cho ổn định ngân hàng. Sự thiếu thống nhất trong việc xác định ổn định ngân hàng là gì, khiến cho các cơ quan giám sát khó khăn trong việc quyết định xem sự ổn định này là ổn định của các ngân hàng truyền thống hay là sự ổn định của các tổ chức tài chính phi ngân hàng hay thậm chí là các ngân hàng khơng chính thống – shadow banks (Ozili, 2018).

Để xác định khái niệm của thuật ngữ này, cũng có hai hướng tiếp cận: (1) mô tả trực tiếp ổn định ngân hàng và (2) gián tiếp thông qua sự bất ổn của ngân hàng. Ở hướng tiếp cận đầu tiên, một số quan điểm cho rằng có thể định ra khái niệm thơng qua ổn định tài chính liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Một số tác giả đã khái niệm hóa sự ổn định này một cách rõ ràng, chẳng hạn như Crockett (1997) đã xác định “sự ổn định trong lĩnh vực ngân hàng (bank sector) liên quan đến việc khơng có sự căng thẳng tài chính (financial stress), thứ có thể dẫn đến tổn thất ở các ngân hàng lớn hơn thậm chí là sự phá sản ở các ngân hàng nhỏ hơn, do đó, các ngân hàng có tình hình tài chính ổn định nhất có thể đáp ứng các nghĩa vụ của họ mà không cần hỗ trợ từ bên ngồi”. Ổn định ngân hàng có thể hiểu là khơng có khủng hoảng ngân hàng (Brunnermeier, Crocket, Goodhart, Avinash D., & Hyun, 2009). Sự bất ổn ngân hàng cũng có thể thể hiện qua việc các ngân hàng mất khả năng thanh toán, thường được đặc trưng

<i>bởi một lượng lớn các khoản nợ xấu không lường trước được (Ngalawa, Tchana & Viegi, </i>

2016; Guy & Lowe, 2011). Tình trạng này dễ xảy ra hơn trong thời kỳ suy thoái kinh tế và

<b>sau thời kỳ “bùng nổ” cho vay tư nhân (Allen & Gale, 1998). </b>

Tóm lại, tổng hợp các quan điểm nói trên về ổn định ngân hàng, với phạm vi nghiên cứu

<i>của đề tài, nhóm tác giả cho rằng khái niệm về sự ổn định ngân hàng chính là khơng xuất hiện </i>

<i>vấn đề mất khả năng thanh toán hay các khoản nợ xấu không lường trước ở các ngân hàng. </i>

<b>2.1.2. Các chỉ số đo lường ổn định ngân hàng </b>

Một số nhà nghiên cứu đề xuất một số cách đo lường sự ổn định ngân hàng thông qua sự biến động của lợi nhuận, hay biến động của tiền gửi để xem xét hiện tượng tháo chạy khỏi ngân hàng, hoặc có thể dựa vào chỉ số đơn giản như mức độ nợ xấu trên tổng tài sản.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i><b>2.1.2.1. Chỉ số Zscore </b></i>

Chỉ số Zscore được đặt nền móng đầu tiên bởi Altman vào năm 1968 và từ những năm 1990, chỉ số này được chú ý đến nhiều hơn (Altman, 2000). Dựa vào nền tảng này, Boyd & Runkle (1993) đã đề xuất cơng thức tính như sau:

Zscore = <sup>k+μ</sup>

σ <sup> (2.9) </sup>Trong đó:

k: (tổng vốn chủ sở hữu và các khoản dự trữ)/ tổng tài sản μ: lợi nhuận trung bình/tổng tài sản

σ: độ lệch chuẩn của lợi nhuận/tổng tài sản. Chỉ số này đại diện cho mức biến động lợi nhuận của ngân hàng.

Sau này, các nhóm tác giả đã phát triển công thức (2.9) và sử dụng chỉ số Zscore theo cơng thức tính tốn sau:

<b>Zscore<sub>it</sub> = <sup>ROA</sup><sup>it</sup><sup>+EQA</sup><sup>it</sup></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Chỉ số Zscore được xem là một chỉ tiêu đo lường khoảng cách với tình trạng mất khả năng thanh tốn (Bai & Elyasiani, 2013; Laeven & Levine, 2009; Roy, 1952) và đo lường tốt cho sự ổn định của ngân hàng, vì khi chỉ số càng thấp có nghĩa là tính dễ đổ vỡ của ngân hàng gia

<i>tăng. Theo Chiaramonte et al. (2016), chỉ số Zscore có thể dự báo được 76% khả năng thất </i>

bại của các ngân hàng. Ashraf, Ramady & Albinali (2016) cho rằng Zscore là một thước đo tổng hợp về sự ổn định, xem xét sự ổn định một cách tổng thể của tổ chức tài chính mà không cần quan tâm đến nguồn rủi ro và nhóm nhóm tác giả đã sử dụng chỉ số này để đo lường sự ổn định của các ngân hàng. Vì tính chất này, Li & Malone (2016) đã chọn sử dụng Zscore để đo lường rủi ro cho ngân hàng ở New Zealand. Hơn nữa, một ưu điểm khác của Zscore chính là dễ tính tốn và khơng địi hỏi nhiều dữ liệu bởi chỉ số này chỉ yêu cầu thơng tin có sẵn trên báo cáo tài chính. Đây là lợi thế hàng đầu trong việc ưu tiên sử dụng chỉ số Zscore trong việc đánh giá sự ổn định của ngân hàng.

<i><b>2.1.2.2. Một số chỉ số đo lường khác </b></i>

Nhiều nhà nghiên cứu sử dụng tỷ lệ nợ xấu (so với tổng nợ hoặc so với tổng tài sản) như là thước đo cho sự ổn định của ngân hàng, và xem đây là thước đo truyền thống cho rủi ro của tín dụng ngân hàng. Chẳng hạn như Fernández, González & Suárez (2016) ; S.Kasman & A.Kasman (2015); Guy & Lowe (2011); Nier & Baumann (2006); Martinez Peria & Schmukler (2001); v.v.

Một số các chỉ số khác được các nhóm tác giả chỉ ra, như Bordo, Dueker & Wheelock (2002) phát triển và kiểm tra một chỉ số căng thẳng tài chính rời rạc bao gồm chuỗi thời gian về thất bại kinh doanh, điều kiện ngân hàng, lãi suất thực và mức chênh lệch chất lượng mơ tả tình trạng của khu vực tài chính Hoa Kỳ. Puddu (2008) xây dựng một chỉ số liên tục thực sự cho ngân hàng Hoa Kỳ bằng cách tổng hợp các biến bảng cân đối của ngân hàng thương mại và xem xét tác động của các phương án tỷ trọng khác nhau đến khả năng nhân rộng của các sự kiện khủng hoảng tài chính. Một số nhà nghiên cứu sử dụng độ lệch chuẩn của ROA để đo lường rủi ro từ các ngân hàng như Ahamed & Mallick (2019); Fang, Hasan & Marton (2014). Ngoài ra sự ổn định ngân hàng cịn có thể được thể hiện thơng qua các chỉ số như tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn của ngân hàng, tỷ lệ cho vay so với huy động, khả năng thanh khoản ngân hàng, v.v. (chẳng hạn Wagner, 2007; Köhler, 2015; Ghenimi, Chaibi & Omri, 2017; Khan, Scheule & Wu, 2017)

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>2.1.3. Một số lý thuyết về ổn định hệ ngân hàng </b>

<i><b>2.1.3.1. Lý thuyết quá lớn để sụp đổ “Too-big-to-fail” </b></i>

Lý thuyết quá lớn để sụp đổ “Too-big-to-fail” đề cập đến mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và rủi ro ngân hàng. Trước tiên, thuật ngữ “Too-big-to-fail” (quá lớn để sụp đổ) là thuật ngữ quốc tế, được nhắc đến bởi Nghị sĩ Stewart McKinney (1984) trong một phiên điều trần của Nghị viện Mỹ khi thảo luận về sự cứu trợ của Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang đối với Ngân hàng Continental Illinois để tránh sự sụp đổ. Lý thuyết quá lớn để sụp đổ cho rằng các ngân hàng hay định chế tài chính có quy mơ lớn, hoạt động rộng và liên kết với nhiều thành phần kinh tế khác, có tầm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của một quốc gia nên trước nguy cơ phá sản của họ sẽ là thảm họa cho cả nền kinh tế, do đó cần được hỗ trợ bởi Chính phủ khi họ phải đối mặt với khó khăn.

Lý giải vấn đề này đối với sự ổn định ngân hàng, Boyd and Runkle (1993) cho rằng bắt nguồn từ thực tế các ngân hàng hoạt động trong một thị trường ít sự cạnh tranh có thể trở nên q lớn, quá trọng yếu đối với nền kinh tế và quá liên kết với nhau đến nỗi sự sụp đổ của các ngân hàng này có khuynh hướng gây ra tác động kéo dài đối với nền kinh tế thực và chi phí xã hội tốn kém. Mặt khác quy mô của một ngân hàng tỷ lệ thuận với mức độ phức tạp do đó, các ngân hàng nhỏ sẽ dễ quản lý và giám sát hơn là các ngân hàng lớn. Các ngân hàng lớn cũng thường đi liền với vấn đề quá lớn để giám sát. Thực tế này có thể khuyến khích các ngân hàng chấp nhận rủi ro quá mức vì họ biết rằng các cơ quan quản lý có thể khơng phát hiện được rủi ro mà ngân hàng đang gặp phải.

<i><b>2.1.3.2. Lý thuyết người đại diện </b></i>

Lý thuyết đại diện (Michael and William, 1976) có hàm ý rằng các chủ sở hữu và người điều hành cơng ty khơng có cùng mục tiêu; các quyết định và hành động của các nhà quản lý chắc chắn bị lệch về lợi ích cá nhân, mâu thuẫn với lợi ích của cổ đơng. Lý thuyết này có cơ sở từ tâm lý học đó là: con người vốn có khuynh hướng cá nhân (individualistic), cơ hội (opportunistic), và tư lợi (self-interest); tuy nhiên vấn đề ở đây là làm sao để các cá nhân dung hòa lợi ích để cùng có lợi và phát triển. Nghiên cứu của nhóm tác giả này cho rằng người sở hữu vốn quan tâm đến giá trị công ty, giá cổ phiếu (cũng là lợi ích của chính họ). Trong khi đó, nhà quản trị về cơ bản khơng quan tâm nhiều đến lợi ích cổ đơng mà thường chỉ quan tâm đến lợi ích của mình là chính (lương, thưởng, phụ cấp, nguồn thu khác dựa trên vị trí cơng tác của mình). Điều này làm phát sinh một loạt chi phí “Agency Cost” (tạm dịch là chi phí người

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

đại diện). Trên cơ sở đó, các nhà kinh tế tiếp tục nghiên cứu về mối quan hệ người đại diện, cũng như về các loại chi phí người đại diện.

Fama và Jensen (1983) nghiên cứu về chi phí đại diện này đưa ra kết luận rằng trong một cơng ty ln có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và kiểm sốt. Nói cách khác, người sở hữu thực sự của công ty không tham gia vào việc quản lý công ty và chi phí đại diện sẽ xuất hiện vì tình trạng bất cân xứng thông tin giữa nhà quản lý và các cổ đơng. Nhà quản lý có nhiều thơng tin về tình hình cơng ty và họ sẽ dùng quyền quản lý để trục lợi cho bản thân.

<i><b>2.1.3.3. Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại </b></i>

Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại do Harry Markowitz công bố chính thức vào năm 1959 (Markowitz, 1976). Lý thuyết này đề nghị rằng các nhà tư có thể tối thiểu hóa rủi ro thị trường cho một mức tỷ suất sinh lợi kỳ vọng bằng việc xây dựng một danh mục đầu tư đã được đa dạng hóa. Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại nhấn mạnh tính đa dạng hóa của danh mục so với việc lựa chọn các chứng khoán riêng lẻ. Một kiểu đơn giản hóa của lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại là “đừng bỏ tất cả trứng vào một cái giỏ”. Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại đã thiết lập khái niệm “đường biên hiệu quả”.

Một danh mục hiệu quả là một danh mục mà với mức tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cho sẵn thì có rủi ro là thấp nhất. Rủi ro cao hơn sẽ đi kèm với tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cao hơn. Lý thuyết đa dạng hóa danh mục đầu tư được phát triển bởi Markowitz và Jame (được trích trong bài viết của Levy & Sarnat (1970)) cho rằng rủi ro cá thể sẽ được giảm khi thực hiện đa dạng hóa danh mục đầu tư. Đa dạng hóa danh mục có thể mang lại lợi nhuận nhưng mức độ đa dạng hóa có thể làm giảm rủi ro hay khơng thì cịn phụ thuộc vào sự tương quan giữa các khoản đầu tư trong danh mục.

<b>2.1.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng </b>

Có khá nhiều nhân tố được các nhà nghiên cứu cho là ảnh hưởng đến sự ổn định ngân hàng (chẳng hạn như Beck, De Jonghe & Schepens, 2013; Bai & Elyasiani, 2013; Nier, 2005; v.v.). Nội dung phần này, nhóm tác giả tập trung vào một số nhân tố bên trong và bên ngoài ngân hàng như sức cạnh tranh của các ngân hàng, quy mô vốn các ngân hàng, kinh tế vĩ mô, v.v.

<i><b>2.1.4.1. Các nhân tố bên trong </b></i>

<i>a. Quy mô ngân hàng </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Mối liên hệ giữa quy mô và sự ổn định của ngân hàng có thể được hiểu theo lý thuyết đại diện của doanh nghiệp. Điểm mấu chốt của lý thuyết đại diện (Michael & William, 1976) là các chủ sở hữu và người điều hành cơng ty khơng có cùng mục tiêu; các quyết định và hành động của các nhà quản lý chắc chắn bị lệch về lợi ích cá nhân, mâu thuẫn với lợi ích của cổ đơng. Từ đó, các nhà quản lý có thể tăng quy mô của một công ty để nhận được khoản thù lao lớn hơn hoặc để hưởng lợi ích cá nhân từ uy tín điều hành một cơng ty lớn (Gabaix & Landier, 2008).

Hơn nữa, từ sau khủng hoảng năm 2008, có rất nhiều bằng chứng cho thấy các ngân hàng lớn đã tạo ra cuộc khủng hoảng gây ra thiệt hại đáng kể cho nhiều nền kinh tế trên toàn cầu. Chẳng hạn như nghiên cứu Laeven, Ratnovski & Tong (2016) đã tìm ra bằng chứng chắc chắn rằng rủi ro hệ thống tăng lên với quy mô ngân hàng ở các quốc gia thành viên OECD<small>1</small>, cụ thể sự gia tăng một độ lệch chuẩn trong tổng tài sản làm tăng tỷ lệ đóng góp của ngân hàng vào rủi ro hệ thống lên khoảng một phần ba độ lệch chuẩn khi đo bằng ∆CoVaR và khoảng một nửa độ lệch chuẩn khi đo bằng SRISK. Mặt khác, khi các ngân hàng quy mô lớn sẽ kèm theo các vấn đề như quá lớn để thất bại và quá lớn để giám sát. Goetz, Laeven & Levine (2013); Laeven & Levine (2007) nhận thấy rằng các ngân hàng quá lớn (tài sản quá cao), sẽ

<b>phá hủy giá trị cho các cổ đông của họ, phù hợp với sự hiện diện của chi phí đại diện. Kưhler (2015) báo cáo rằng quy mơ ngân hàng có tác động tiêu cực đáng kể đến sự ổn định của ngân hàng, ngụ ý rằng các ngân hàng lớn hơn kém ổn định hơn các ngân hàng nhỏ hơn. </b>

Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, với quan điểm rằng các nhà quản lý vốn đã đáng tin cậy và do đó khơng dễ bị sử dụng sai nguồn lực của công ty (Davis, Schoorman, & Donaldson, 1997; Donaldson & Davis, 1991). Ảnh hưởng của quy mô ngân hàng đối với sự ổn định của ngân hàng cũng có thể được xem xét từ quan điểm của các giả thuyết về tính ổn định tập trung và tính dễ vỡ của tập trung (Uhde & Heimeshoff, 2009).

Adusei (2015) đã giải thích tính dễ vỡ sẽ giảm thông qua năm kênh sau: (1) các ngân hàng lớn hơn có thể tăng lợi nhuận, xây dựng ‘vùng đệm vốn hóa’ cao, do đó cho phép họ ít nhạy cảm hơn với thanh khoản hoặc các cú sốc kinh tế vĩ mô; (2) các ngân hàng lớn hơn có thể cải thiện giá trị điều lệ của họ, ngăn cản các nhà quản lý ngân hàng khỏi hành vi chấp nhận rủi ro cao. Kết quả nghiên cứu của Boot & Thakor (2000) cũng cho thấy các ngân hàng lớn hơn có

<small>1 OECD bao gồm: Úc, Áo, Bỉ, Canada, Cộng Hòa Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ai Xơ Len, Ai Len, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Luxemburg, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Slovakia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

xu hướng ghi nhận các khoản đầu tư tín dụng ít hơn nhưng chất lượng cao hơn để cải thiện sự ổn định tài chính; (3) các cơ quan giám sát nhận thấy việc giám sát một lượng ít các ngân hàng lớn sẽ dễ giám sát hơn, do đó, có sự giám sát hiệu quả tại các thị trường ngân hàng tập trung, làm giảm nguy cơ lây lan toàn hệ thống; (4) các ngân hàng lớn hơn có xu hướng cung cấp dịch vụ giám sát tín dụng; và (5) các ngân hàng lớn hơn được hưởng lợi thế về quy mô và phạm vi kinh tế cao hơn, do đó, họ có thể đa dạng hóa rủi ro danh mục cho vay một cách hiệu quả (Mirzaei, Moore, & Liu, 2013).

Các nghiên cứu khác cũng có kết luận tương tự như De Haan & Poghosyan (2012) cho rằng quy mô ngân hàng làm giảm biến động lợi nhuận, làm giảm rủi ro. Houston, James & Marcus (1997) nhận thấy các ngân hàng lớn và có sự đa dạng hóa có khả năng hấp thụ các cú sốc thanh khoản tốt hơn. Một nghiên cứu tại Ghana của Adusei (2015), cũng chỉ ra việc tăng quy mô của ngân hàng nơng thơn sẽ làm tăng tính ổn định của ngân hàng.

<i>b. Dự phòng rủi ro mất nợ </i>

Bushman &bWilliams (2012) đã chỉ ra việc trích lập dự phịng hướng tới tương lai được sử dụng để tạo ra thu nhập ổn định làm giảm mức độ chấp nhận rủi ro. Hai tác giả thông qua nghiên cứu của mình đã cho thấy “dấu hiệu tăng cường hạch tốn tổn thất cho vay tiềm ẩn những rủi ro đáng kể về hậu quả khơng mong muốn, vì làm tăng phạm vi chấp nhận rủi ro, ít thận trọng hơn của các ngân hàng” (Bushman & Williams, 2012, trang 15). Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả theo sự gợi ý của Bushman & Williams (2012) và Ahamed & Mallick (2019) chọn tỷ lệ dự phòng mất nợ trên tổng nợ là đại diện để quan sát mức độ ảnh hưởng của biến này đến sự ổn định ngân hàng với kỳ vọng là một sự tác động tiêu cực.

<i>c. Thu nhập phi lãi </i>

Thu nhập phi lãi đại diện cho sự đa dạng hóa trong thu nhập của các ngân hàng. Nhân tố này được các nhà nghiên cứu xác định là một trong những nhân tố chính có thể góp phần vào sự mong manh của các ngân hàng, theo đó các ngân hàng ngày càng phụ thuộc vào thu nhập từ phí và càng gây nguy hiểm cho sự ổn định tài chính của tồn bộ hệ thống tài chính (xem Ashraf, Ramady & Albinali, 2016; Ashraf, Karlan & Yin, 2010; Demirgỹỗ-Kunt & Huizinga, 2010).

DeYoung & Roland (2001) và DeYoung & Rice (2004) đã tìm thấy những tác động của thu nhập phi lãi làm gia tăng sự biến động của lợi nhuận, ngầm cho thấy nhân tố này ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định. DeYoung & Roland (2001) đã lý giải các lý do cho vấn đề

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

này; cụ thể, một là, không giống như hầu hết các khoản vay ngân hàng, đa số các hoạt động thu phí của ngân hàng không dựa trên mối quan hệ, do vậy, thu nhập phi lãi từ các hoạt động thu phí có thể biến động nhiều hơn so với thu nhập lãi từ các khoản cho vay; hai là, hoạt động thu phí có thể u cầu địn bẩy hoạt động lớn hơn so với hoạt động cho vay (chẳng hạn như chi phí nhân cơng), điều này làm cho thu nhập của ngân hàng dễ bị tổn thương hơn khi doanh thu của ngân hàng sụt giảm.

Stiroh (2004) báo cáo rằng các ngân hàng Hoa Kỳ phụ thuộc nhiều hơn vào thu nhập không lãi phải đối mặt với rủi ro cao hơn. Stiroh & Rumble (2006) cũng phát hiện ra các cơng ty tài chính (Financial Holding Companies - FHCs) ở Mỹ khi gia tăng thu nhập phi lãi sẽ làm giảm Zcore, tức là làm giảm sự ổn định. Phát hiện ra mối quan hệ tiêu cực giữa đa dạng hóa và ổn định ngân hàng, Abuzayed, Al-Fayoumi & Molyneux (2018) gọi đây là mặt tối của đa dạng hóa. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả kỳ vọng nhân tố này (đo lường thông qua thu nhập phi lãi) tác động tiêu cực đến sự ổn định.

<i>d. Các nhân tố khác </i>

Meyer & Pifer (1970); Espahbodi (1991); Kolari, Glennon, Shin & Caputo (2002); Martin

<i>(1977) cũng chỉ ra rằng rủi ro vỡ nợ của các ngân hàng cịn là do vốn hóa thấp (đại diện thông </i>

qua tỷ lệ vốn chủ sở hữu). Berger & Bouwman (2013) đã kiểm tra vai trò của vốn điều tiết trong việc cải thiện khả năng phục hồi của các ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng, và nhận thấy rằng vốn làm giảm khả năng thất bại của ngân hàng.

<i>Ngồi nhân tố vốn hóa nói trên, Ahamed & Mallick (2019) cịn chỉ ra ngân hàng có chất </i>

<i>lượng quản lý tốt (đại diện thông qua tài sản sinh lời trên tổng tài sản) dẫn đến ít rủi ro hơn </i>

và có thể giảm thiểu việc chấp nhận rủi ro quá mức. Tài sản sinh lời (earning asset) được Haydon & Wicks (1966) chỉ ra là các khoản vay và các chứng khoán mà ngân hàng nắm giữ. Theo nhóm nhóm tác giả này, việc tối ưu hóa danh mục tài sản này cũng rất quan trọng và mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng.

<i><b>2.1.4.2. Các nhân tố bên ngoài </b></i>

Một trong các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự ổn định ngân hàng chính là tình hình kinh tế vĩ mơ ở mỗi quốc gia. Các nghiên cứu quan trọng đã c thc hin bi Demirgỹỗ-Kunt & Detragiache (1998, 2005) ó chỉ ra rằng trong cả nền kinh tế công nghiệp và thị trường mới nổi, tăng trưởng kinh tế thực tế thấp, lạm phát cao và lãi suất thực tế cao tác động đáng kể đến xác suất xảy ra khủng hoảng ngân hàng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Borio & Drehmann (2009) tăng trưởng giá tài sản và bất động sản cao hơn gắn liền với giai đoạn bùng nổ trong chu kỳ kinh doanh có thể dẫn đến sự mất cân bằng tài chính và dẫn đến bất ổn ngân hàng. Lorenzoni (2008) cho thấy rằng bùng nổ tín dụng và đầu tư dẫn đến bất ổn hệ thống tài chính với thời gian kéo dài hơn tốc độ tăng giá tài sản cao hơn, trong khi các cú sốc kinh tế thực tế ngoại sinh đồng thời đi kèm với bất ổn tài chính. Gertler & Kiyotaki (2010) chú ý đến vai trò của các trung gian tài chính hơn là giải quyết các xung đột tài chính, đặc biệt là thị trường liên ngân hàng trong các mơ hình cân bằng động ngẫu nhiên tổng qt (DSGE) như là động lực quan trọng của sự ổn định hệ thống tài chính nói chung (trong đó có ổn định ngân hàng.

Ở cấp độ vĩ mô, các biến vĩ mơ như GDP bình qn đầu người, tăng trưởng GDP, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp cũng có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của ngân hàng (Ozili, 2018). Phát triển kinh tế nói chung làm gia tăng tài chính tồn diện, mà quan trọng là phải kiểm sốt GDP bình qn đầu người (GDP bình quân đầu người) khi đánh giá mối liên hệ giữa tài chính tồn diện và sự ổn định của ngân hàng (Ahamed & Mallick, 2019). Trong các nghiên cứu trước đây như Bourkhis & Nabi (2013); Cihak (2007); Köhler (2015); Sufian & Habibullah (2012) đã sử dụng các biến số vĩ mơ làm biến kiểm sốt.

<b>2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH TỒN DIỆN 2.2.1. Khái niệm của tài chính tồn diện </b>

Trong nghiên cứu của World Bank đã đề cập lần đầu vào năm 2008, sau đó được mở rộng hơn vào năm 2017, cụ thể, xác định rõ tài chính tồn diện là “việc cá nhân và doanh nghiệp tiếp cận đến các sản phẩm và dịch vụ tài chính hữu ích với giá cả hợp lý và đáp ứng được nhu cầu của họ về giao dịch, thanh tốn, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm – và các dịch vụ sản phẩm này đều được cung cấp theo phương châm trách nhiệm và bền vững” (World Bank, 2018). Ngân hàng Phát triển Châu Á khái niệm về tài chính tồn diện chính là “tất cả các bộ phận dân cư - ngay cả những người có thu nhập thấp nhất - có thể tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính chính thức” (ADB, 2017). Liên hợp Quốc cũng đưa ra khái niệm là khả năng tiếp cận tài chính, với chi phí hợp lý, vào một loạt các dịch vụ tài chính, được cung cấp bởi nhiều tổ chức lành mạnh và bền vững, từ đó tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho cả cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (UN, 2015). Dưới góc độ quốc gia, mỗi nước đều chương trình hoặc kế hoạch hành động khác nhau và cũng có khái niệm về tài chính tồn diện khác nhau. Chẳng hạn như ở Anh, Ủy ban Tài chính tồn diện (FIC) đã đưa ra quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

điểm rằng “tài chính tồn diện là phương tiện mà mọi người có thể làm cho tiền của họ có thể sinh lời, cho phép họ tối đa hóa cơ hội, trở nên tự chủ hơn, và nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần; do vậy, tài chính tồn diện góp phần thúc đẩy sự di chuyển xã hội và nâng cao trình độ, một hệ thống phúc lợi hiệu quả hơn và khả năng phục hồi quốc gia cao hơn trước cú sốc kinh tế” (FIC, 2016).

Dưới góc độ nghiên cứu, Leyshon & Thrift (1995) đưa ra khái niệm này sớm nhất và xác định “tài chính tồn diện là q trình một số nhóm xã hội và cá nhân nhất định được tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức”. Sinclair (2001) lại cho rằng “tài chính tồn diện là khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cần thiết bằng cách thức thích hợp”..

Ở những quốc gia có tài chính tồn diện phát triển, người dân sử dụng dịch vụ tài chính chính thống nhiều hơn bao gồm các loại dịch vụ đa dạng từ tiết kiệm, thanh tốn, tín dụng, bảo hiểm (Hannig & Jansen, 2010). Do vậy tài chính toàn diện phản ánh khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng nói trên (Khan, 2011). Sarma (2012) cho rằng tài chính tồn diện là

<i>“việc đảm bảo sự dễ dàng tiếp cận, sẵn có và mức sử dụng của hệ thống tài chính chính thức </i>

<i>cho tất cả các thành viên của nền kinh tế”. Các khía cạnh: tiếp cận, sẵn có và mức độ sử dụng </i>

sẽ liên quan sâu sắc đến nội dung về xây dựng chỉ số đo lường tài chính tồn diện do chính Sarma đề xuất. Mặt khác, trong đề tài này, tài chính tồn diện được nghiên cứu trên góc độ của ngân hàng bởi ngân hàng được xem là tổ chức tài chính chủ đạo trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản nhất, ngân hàng tồn diện (banking inclusion) được xem là tương tự như tài chính tồn diện (Sarma, 2008, 2012).

<b>2.2.2. Vai trị của tài chính tồn diện </b>

Tài chính tồn diện có vai trị quan trọng đối với sự ổn định tài chính, tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

<i><b>2.2.2.1. Tài chính tồn diện và sự ổn định tài chính </b></i>

Đứng ở cấp độ vi mô, theo nghiên cứu của Adasme, Majnoni & Uribe (2006) đã cho thấy các thiệt hại của các khoản vay nhỏ có rủi ro hệ thống thấp hơn thiệt hại liên quan tới các khoản vay lớn, khơng thường xun và biến động khó dự đốn. Như vậy, tài chính tồn diện về mặt tiếp cận tín dụng có thể đồng thời đồng nghĩa với sự ổn định lớn hơn ở cấp độ các nhà cung ứng dịch vụ tài chính. Tỷ lệ thành lập và phát triển các công ty mới đồng thời cũng có liên quan tỷ lệ thuận với sự phát triển tài chính (Klapper, Laeven, & Rajan, 2006) và ảnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

hưởng của việc nới rộng các hạn chế tài chính là đặc biệt mạnh mẽ đối với tỷ lệ tăng trng ca cỏc cụng ty nh (Beck, DemirgỹỗKunt, & Maksimovic, 2005).

Ahamed & Mallick (2019) rằng tài chính tồn diện giúp các ngân hàng có được nhiều khoản tiền gửi khơng có rủi ro và rẻ, từ đó giảm chi phí, nâng cao sức mạnh và làm cho ngân hàng ổn định hơn. Hơn nữa, tài chính tồn diện cao sẽ thúc đẩy mơi trường chính trị - xã hội ổn định, nhờ đó các ngân hàng có thể cải thiện sự ổn định khi họ hoạt động hiệu quả trong những môi trường như vậy. Chính vì vậy, nhóm nhóm tác giả này nhấn mạnh rằng tầm quan trọng của việc đảm bảo hệ thống tài chính tồn diện khơng chỉ là mục tiêu phát triển mà còn là vấn đề cần được các ngân hàng ưu tiên, vì một chính sách như vậy là tốt cho sự ổn định của họ. Điều này cũng được tìm thấy tương tự ở các ngân hàng ở Châu Á trong nghiên cứu của Vo, Nguyen & Thi-Hong Van (2021).

Neaime & Gaysset (2018) nghiên cứu và kết quả cho thấy rằng tài chính tồn diện góp phần tích cực vào sự ổn định tài chính; cụ thể hơn, nhóm nhóm tác giả có nhấn mạnh việc tiếp cận các dịch vụ tài chính nhiều hơn đang góp phần tích cực vào khả năng phục hồi của cơ sở tiền gửi của hệ thống ngân hàng, điều này đặc biệt quan trọng trong thời gian khủng hoảng tài chính. Hannig & Jansen (2010), đã nhấn mạnh rằng tài chính tồn diện nhiều hơn sẽ tạo nhiều cơ hội cho việc thúc đẩy ổn định tài chính. Hơn nữa, các chi phí tiềm ẩn của tài chính tồn diện sẽ được thay thế hoặc cân bằng để bảo đảm cho việc thúc đẩy ổn định tài chính qua hệ thống tài chính sâu rộng hơn, nhờ nhu cầu về tiết kiệm chính thức ngày càng lớn giúp vượt qua các rào cản tín dụng tốn kém để mở rộng kinh doanh.

Alvi, Rafique & Shehzad (2020)đã nhìn thấy rằng gia tăng tài chính sẽ tăng cường sự ổn định của ngân hàng trên các nền kinh tế của khu vực Nam Á. Nghiên cứu này bao gồm một số hàm ý chính sách quan trọng nhằm tạo ra các cơ hội thực sự để tài chính tồn diện cải thiện sự ổn định của ngân hàng. Hay với một nghiên cứu nhỏ khác, Garcia (2016) đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa tài chính tồn diện và ổn định ngân hàng.

Ở cấp độ vĩ mơ, có bằng chứng cho thấy tài chính tồn diện mang lại lượng tiết kiệm nội địa lớn hơn, các chu kỳ tiết kiệm có tính vững hơn và đầu tư nội địa lành mạnh, từ đó tạo nên sự ổn định tốt hơn (Prasad, 2010). Khan (2011) cũng đã chỉ ra ba cách thức chủ yếu mà việc mở rộng tài chính tồn diện có thể đóng góp tích cực cho ổn định tài chính. Một là, việc gia tăng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ sẽ khiến tài sản của ngân hàng được đa dạng hơn, từ đó làm giảm mức độ rủi ro tổng thể của danh mục cho vay của hệ thống ngân hàng. Điều này

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

sẽ làm giảm quy mơ tín dụng tương đối của từng khách hàng cũng như độ biến động của nó, hay nói cách khác giảm rủi ro lan truyền của hệ thống tài chính. Hai là, việc gia tăng số lượng khách hàng gửi tiết kiệm nhỏ sẽ làm tăng cả quy mô và độ ổn định của cơ số tiền gửi, từ đó giảm sự phụ thuộc của ngân hàng vào các nguồn huy động vốn dễ biến động trong thời kỳ khủng hoảng. Ba là, một phạm vi tiếp cận tài chính rộng cũng có thể đóng góp tốt hơn vào cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ cũng như một nền tảng ổn định tài chính vững chắc.

Mặt khác, những tầng lớp người dân có thu nhập thấp thường ít bị tác động bởi chu kỳ kinh tế, do vậy việc thu hút họ tham gia vào lĩnh vực tài chính sẽ làm tăng mức độ ổn định của cơ số tiền gửi và cho vay (Hannig & Jansen, 2010). Nhóm nhóm tác giả đã đưa ra minh chứng điển hình là những tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ cho các phân khúc thị trường thấp có xu hướng thích nghi tốt hơn với những cuộc khủng hoảng ở tầm vĩ mô và giúp tăng cường bền vững hoạt động kinh tế khu vực.

Tuy nhiên, tiếp cận tài chính q dễ dàng cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định tài chính. Ví dụ rõ ràng nhất là nếu ngân hàng nỗ lực mở rộng khách hàng vay thì dẫn đến là nới lỏng các tiêu chuẩn cho vay (Rajan, 2011). Khủng hoảng dưới chuẩn tại Mỹ năm 2008 có một nguyên nhân quan trọng là từ vấn đề nêu trên. Bên cạnh đó, các ngân hàng có thể làm tăng rủi ro đại diện (Acharya et al., 2006) nếu họ sử dụng các tổ chức bên ngoài, chẳng hạn như tổ chức đánh giá tín dụng, để tiếp cận được các khách hàng vay nhỏ. Cuối cùng, nếu các tổ chức tài chính vi mơ khơng được quản lý và giám sát một cách hiệu quả thì chỉ cần một sự gia tăng cho vay của nhóm đối tượng này có thể đưa đến hiệu lực tổng

<i>thể của hệ thống quy định bị xói mịn và tăng rủi ro hệ thống tài chính. </i>

<i><b>2.2.2.2. Tài chính tồn diện và tăng trưởng kinh tế </b></i>

Mức độ ảnh hưởng của tài chính tồn diện đến tăng trưởng kinh tế cũng đã được làm rõ

<b>qua hai cấp độ: vi mô và vĩ mô. Cự thể, ở cấp vi mô, tài chính tồn diện ảnh hưởng đến tăng </b>

trưởng kinh tế thơng qua các kênh như: tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm, thanh tốn di động. Mặc dù, ở kênh tín dụng, vai trị của tài chính tồn diện đối với tăng trưởng kinh tế là chưa rõ, nhưng kênh tiết kiệm lại thể hiện khá nổi bật vấn đề này. Một đánh giá ngẫu nhiên ở nông thôn miền tây Kenya cho thấy các khách hàng nữ giới tiếp cận được dịch vụ tiết kiệm mới có thể giảm thiểu được những tác động tiêu cực của những cú sốc về sức khỏe, tăng chi tiêu gia đình (chi tiêu cá nhân tăng 13%) và tăng đầu tư kinh doanh 38-56% so với những khách hàng nữ khơng có tiết kiệm (Dupas & Robinson, 2013a). Ngoài ra, ở Malawi, những tác động tích

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

cực của tiết kiệm đối với đầu tư kinh doanh, tăng chi tiêu và sản lượng cây trồng đã được tìm thấy (Brune, Giné, Goldberg, & Yang, 2011). Ở Ghana, nông dân được bảo hiểm tốt có thể có diện tích trồng thêm, thuê nhiều lao động hơn và có thu nhập cao hơn, dẫn tới đời sống người dân được cải thiện và kích thích tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, một đánh giá ngẫu

<i>nhiên về tác động của một chương trình chuyển tiền bằng điện thoại di động, Aker et al. </i>

(2013) cho thấy giảm cả chi phí phân phối đối với cơ quan thực hiện và chi phí để chuyển tiền cho người nhận thuộc chương trình. Việc tiết kiệm chi phí của người nhận tiền đã dẫn đến đa dạng hóa các khoản chi tiêu (bao gồm thực phẩm), tiêu tốn ít tài sản hơn và trồng được nhiều loại cây hoa màu khác nhau hơn, đặc biệt những cây hoa màu do phụ nữ trồng.

<b>Ở cấp độ kinh tế vĩ mô, các bằng chứng thực nghiệm cho thấy tài chính tồn diện có </b>

tương quan tỷ lệ thuận với tăng trưởng và việc làm. Các nhà nghiên cứu thường tin vào tác động nhân quả cơ bản. Các cơ chế chính mà họ trích dẫn để nói như vậy là chi phí giao dịch thấp hơn và phân phối vốn và phân bổ rủi ro tốt hơn trong toàn b nn kinh t. Theo Demirgỹỗ-Kunt, Honohan & Beck (2008), phát triển tài chính tồn diện sẽ có hai tác động đến quá trình phát triển kinh tế: một là phát triển tài chính là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng khả năng tiết kiệm, giúp khởi nghiệp đầu tư, sản xuất, từ đó giảm đói nghèo và bất bình đẳng; hai là cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp, giá cả hợp lý cho người nghèo, cải thiện phúc lợi cho tầng lớp khó khăn. Như vậy, đối với một quốc gia đang phát triển, tài chính tồn diện có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của khu vực có thu nhập thấp, qua đó góp phần xóa đói, giảm nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế.

<i><b>2.2.2.3. Tài chính tồn diện và phát triển bền vững </b></i>

Khái niệm về phát triển bền vững được đề cập lần đầu tiên trong Báo cáo của Ủy ban Bruntland năm 1987 và được mô tả là “sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các nhu cầu của chính họ”; bao gồm bốn vấn đề trọng yếu: xã hội, mơi trường, văn hóa và kinh tế (UNESCO, 2021). Vào ngày 25/9/2015, đại hội đồng Liên hợp Quốc thơng qua chương trình Nghị sự 2030 về sự phát triển bền vững cùng một bộ các mục tiêu phát triển mới được gọi chung là các mục tiêu phát triển bền vững – SDG (UN, 2020). Các SDG bao gồm 17 mục tiêu đầy tham vọng. Bằng cách xem xét nghiên cứu về mối liên hệ giữa tài chính tồn diện và phát triển, các nghiên cứu cho thấy các dịch vụ tài chính ở đâu và như thế nào để có thể giúp đạt được một số SDG.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>2.2.3. Các chỉ số đo lường tài chính tồn diện </b>

Hiện nay chưa có chỉ số đo lường tài chính tồn diện một cách thống nhất và sử dụng rộng rãi. Dù vậy, đã có khá nhiều nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu tổng hợp từ phía cung để đo lường tài chính tồn diện như Honohan (2008), Sarma (2008), (2012)… Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, một số phương pháp đo lường tài chính tồn diện sau đây đã được áp dụng trên thế giới, được xem là khá phổ biến.

<i><b>2.2.3.1. Các chỉ số riêng lẻ </b></i>

<i>a. Các chỉ số Global Findex </i>

Global Findex là hệ cơ sở dữ liệu công khai đầu tiên đưa ra một phương pháp đồng nhất các chỉ số cho việc sử dụng các sản phẩm tài chính của cá nhân trên khắp các nền kinh tế (Cámara & Tuesta, 2014). Cơ sở dữ liệu Global Findex do World Bank thực hiện (World Bank, 2017) và là cơ sở dữ liệu tồn diện nhất về tài chính toàn diện, cung cấp dữ liệu chuyên sâu về cách thức các cá nhân tiết kiệm, vay mượn, thanh toán và quản lý rủi ro. Global Findex dựa trên các cuộc phỏng vấn với khoảng 150.000 người dân ở 140 quốc gia, với các thông tin nhằm đo lường việc tiếp cận các dịch vụ tài chính giữa các nhóm khác nhau như người nghèo, thanh niên và phụ nữ (World Bank, 2008).

Global Findex (2017) bao gồm bảy nội dung lớn, được chia thành bảy chương. Bao gồm: sở hữu các tài khoản chính thức (account ownership), người dân không giao dịch ngân hàng (the unbanked), thanh toán (payments), sử dụng tài khoản (use of accounts), tiết kiệm, tín dụng và phục hồi tài chính (saving, credit and financial resilience), truy cập vào điện thoại di động và internet (access to mobile phones and the internet around the world) và công nghệ kỹ thuật số (opportunities for expanding financial inclusion through digital technology). Nhược điểm lớn nhất của Global Findex là không thu thập đủ số liệu cho từng chỉ tiêu ở từng quốc gia, và việc thu thập không diễn ra hàng năm (xem Global Findex, 2017). Điều này gây khó khăn trong việc nghiên cứu mức độ tài chính của mỗi quốc gia trên thế giới.

<i>b. Các chỉ số IMF FAS </i>

IMF cũng xây dựng các bộ dữ liệu về tiếp cận tài chính, trong đó có các chỉ tiêu về khảo sát tiếp cận tài chính, FAS – Financial Access Survey, được đề khởi vào năm 2009 (FAS, 2021). Theo đó, FAS là bộ dữ liệu từ phía cung của việc tiếp cận và sử dụng tài chính, hướng đến mục tiêu là giúp các nhà hoạch định chính sách có thể đo lường, giám sát tài chính tồn

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

diện ở quốc gia mình đồng thời đối sánh tiêu chuẩn với các quốc gia khác. FAS được xây dựng dựa trên dữ liệu thu thập từ các ngân hàng trung ương và các cơ quan quản lý tài chính khác.

Bộ dữ liệu này bao gồm 189 quốc gia trong thời gian hơn mười năm (kể từ 2004), chứa 121 chuỗi thời gian về tiếp cận tài chính và sử dụng các dịch vụ tài chính. Các chỉ số của FAS có chín chỉ số quan trọng cần được xem xét: (1) Số lượng ATM trên 100.000 người trưởng thành; (2) số chi nhánh ngân hàng trên 100.000 người trưởng thành; (3) số giao dịch qua thanh toán di động trên 100.000 người trưởng thành; (4) số tài khoản tiền gửi ở các ngân hàng trên 1000 người trưởng thành; (5) số người tham gia bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ trên 1000 người trưởng thành; (6) số tài khoản tiền gửi của các SME tại các ngân hàng; (7) số tài khoản vay của các SME tại các ngân hàng; (8) số lượng điểm đại diện giao dịch thơng qua thanh tốn di động trên 100.000 người trưởng thành; (9) số tài khoản vay nợ ở các ngân hàng trên 1000 người trưởng thành (FAS, 2021) .

Bộ dữ liệu của FAS được công khai và cập nhật hàng năm, khá đầy đủ và tương đối dễ tiếp cận, tuy nhiên dữ liệu rời rạc theo từng chỉ tiêu. Vì vậy cần phải có phương pháp tổng hợp và phân tích các chỉ số này để đưa ra một chỉ số tổng hợp có ý nghĩa khi so sánh mức độ tài chính tồn diện giữa các quốc gia theo thời gian. Hai phương pháp dưới đây phần nào khắc phục những nhược điểm này.

<i><b>2.2.3.2. Chỉ số tổng hợp về tài chính tồn diện theo phương pháp bình khoảng cách Euclid </b></i>

Do tài chính tồn diện có tính chất đa chiều nên cần xây dựng chỉ số tổng hợp đo lường mức độ tài chính tồn diện. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả dựa vào đề xuất của (Sarma 2012), đo lường chỉ số tài chính tồn diện (IFI) bằng cách xây dựng từng chỉ số riêng lẻ cho mỗi khía cạnh của tài chính tồn diện. Theo đó, việc tính tốn chỉ số IFI dựa trên ba khía cạnh cơ bản: khả năng thâm nhập, tính sẵn có và mức độ sử dụng dịch vụ tài chính.

<b>Cơng thức tính tổng quát </b>

Với ba khía cạnh sau đây:

Khía cạnh (1) - khả năng thâm nhập: được đánh giá thông qua số lượng tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính vi mô và số lượng tài khoản tiền gửi điện thoại di động đã đăng ký trên 1000 người trưởng thành. Khía cạnh (2) - sự sẵn có của dịch vụ

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

tài chính được đo lường thơng qua số lượng phịng giao dịch ngân hàng, số đại lý cung cấp dịch vụ tài chính di động đã đăng ký và số máy ATM trên 100.000 người trưởng thành. Khía cạnh (3) – mức độ sử dụng dịch vụ tài chính: được đánh giá thơng qua tổng khối lượng của các giao dịch tín dụng và khối lượng tiền gửi.

Các chỉ số được tính tốn cho từng khía cạnh của tài chính tồn diện (d<small>i</small>), với mỗi khía cạnh được tính tốn theo cơng thức sau:

d<sub>i</sub> = w<sub>i</sub> <sup>A</sup><sup>i</sup><sup> - m</sup><sup>i</sup>

M<sub>i</sub> - m<sub>i</sub><sup> (2.2) </sup>Trong đó:

A<small>i</small> : giá trị thực tế của chỉ số khía cạnh thứ i m<i><small>i</small></i> : giá trị tối thiểu của chỉ số khía cạnh thứ i M<small>i</small>: giá trị tối đa của chỉ số khía cạnh thứ i w<small>i</small>: tỷ trọng được gán cho mỗi khía cạnh

Giá trị d càng cao, mức độ tài chính tồn diện theo khía cạnh đó càng tốt. Tiếp theo, để tính IFI, cần tính X<small>1</small> và X<small>2</small> theo công thức sau:

X<sub>1</sub>=

√d<sub>1</sub><sup>2 </sup>+ d<sub>2</sub><sup>2 </sup>+ d<sub>3</sub><sup>2 </sup>…+ d<sub>n</sub><sup>2 </sup>√w<sub>1</sub><small>2 </small>+ w<sub>2</sub><small>2 </small>+ w<sub>3</sub><small>2 </small>…+ w<sub>n</sub><small>2 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>Hình 2.1. Đồ họa giải thích ba chiều (khía cạnh) của IFI </b>

<i>Nguồn: Sarma (2012) </i>

Với ba khía cạnh nói trên, một quốc gia nào đó được biểu diễn bởi điểm X(p; a; u) trong khơng gian Cartesian ba chiều (xem hình 2.1). Trong hình 2.1, điểm O (0;0;0) là điểm thấp nhất, điểm W(w<small>1</small>; w<small>2</small>; w<small>3</small>) là điểm tốt nhất. Lúc này, việc tính tốn IFI cho một quốc gia cụ thể nào đó cũng được thực hiện hai bước tương tự như trên: xác định khoảng cách từ X đến W, từ X đến O, rồi tính trung bình giản đơn. Cơng thức của IFI (cơng thức 2.3 nói trên) lúc này được viết lại:

<b>𝐈FI= 1 2</b>

<b>Các khía cạnh của tài chính tồn diện và trọng số </b>

Chỉ số IFI theo lập luận của Sarma (2012) khơng q khó để xác định. Việc quan trọng tiếp theo là làm sáng tỏ các chỉ tiêu nào có thể được lựa chọn làm chỉ tiêu đại diện cho các chiều (khía cạnh) của tài chính tồn diện. Tương ứng với mỗi khía cạnh nhóm tác giả phân tích khá rõ các vấn đề tương ứng như sau.

<i><b>Khía cạnh thứ nhất - thâm nhập ngân hàng (banking penetration, ký hiệu p): Khía cạnh </b></i>

này xem xét việc quy mơ người dân có tiếp cận với dịch vụ ngân hàng, bởi thơng qua đó có thể thấy tài chính tồn diện được phổ biến rộng rãi đến người dân. Sarma (2012) gợi ý có thể sử dụng các dữ liệu như số người có tài khoản ngân hàng, hoặc số tài khoản ngân hàng tiền

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

gửi trên 1000 dân số trưởng thành. Đồng thời, Sarma (2012) cho rằng nên gán trọng số là bằng 1 cho khía cạnh này, bởi vì thâm nhập ngân hàng là chỉ số trọng yếu về tài chính tồn diện.

<i><b>Khía cạnh thứ hai - tính sẵn có (hoặc khả dụng) của các dịch vụ ngân hàng (availability </b></i>

of the banking services, ký hiệu a): Khía cạnh này xem xét tính sẵn sàng phục vụ nhu cầu về dịch vụ tài chính của khách hàng, có thể được biểu thị thơng qua số lượng phòng giao dịch ngân hàng trên 1000 dân; số ATM trên 1000 người; số nhân viên ngân hàng trên mỗi khách hàng...

<i><b>Khía cạnh thứ ba - sử dụng các dịch vụ ngân hàng (Usage, ký hiệu u): Khía cạnh này </b></i>

được Kempson, Atkinsonand Pilley (2004) đề xuất và phát triển, vì trong thực tế tồn tại những người có tài khoản ngân hàng nhưng rất ít khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Do vậy, cần xét đến việc các dịch vụ ngân hàng phải được sử dụng đầy đủ hay không, đặc biệt là hai dịch vụ cơ bản nhất: gửi tiền và tín dụng. Theo đó, có thể sử dụng khối lượng tín dụng và tiền gửi từ khu vực tư nhân so với GDP của quốc gia.

Xét về trọng số gán cho một khía cạnh, nhóm tác giả dựa trên những lập luận của Sarma (2012), gán trọng số cho khía cạnh thâm nhập là 1, khía cạnh sẵn có là 0,5 và khía cạnh sử dụng là 0,5. Cơng thức tính IFI (cơng thức 2.3) được xác định lại:

<b>IFI= <sup>1 </sup>2</b>

<b>√p<sup>2</sup>+a<small>2</small>+u<small>2</small>√1,5</b> +

<b>1 - </b>

√<b>(1 - p)<sup>2</sup>+(0,5 - a)<sup>2</sup>+(0,5 - u)<sup>2</sup>√1,5</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>2.2.4. Tác động của tài chính toàn diện đến ổn định ngân hàng </b>

Như đã phân tích từ trước, tài chính tồn diện đóng vai trị quan trọng đối với một số vấn đề, trong đó có sự ổn định; đồng thời sự ổn định ngân hàng cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ nhiều nhân tố. Tuy nhiên từ góc độ lý thuyết, vẫn chưa rõ tài chính tồn diện có tác động như thế nào đến ổn định ngân hàng, từ đó tạo ra những tranh cãi về vấn đề này với hai quan điểm đối lập nhau (Ahamed & Mallick, 2019).

<i><b>2.2.4.1. Tài chính toàn diện tác động tiêu cực đến ổn định ngân hàng </b></i>

Ở quan điểm này, có nhóm tác giả cho rằng do tài chính tồn diện sâu rộng khiến các ngân hàng thu hút một lượng lớn những người đi vay có mức tín dụng thấp (low creditworthy) này từ đó có thể gây ra bất ổn ngân hàng. Lý giải chi tiết hơn, Rajan (2011) phân tích rằng từ cuộc khủng hoảng dưới chuẩn gần đây, “tín dụng dễ dàng” (easy credit) có thể làm giảm bất bình đẳng thu nhập, nhưng lại có thể tạo ra “đường đứt gãy” (fault line) làm xói mịn sự ổn định tài chính. Như vậy, mục tiêu duy trì sự ổn định của hệ thống và thúc đẩy tài chính tồn diện khơng thể thực hiện đồng thời, hay nói cách khác phải đánh đổi giữa 2 mục tiêu này (Hannig & Jansen, 2010).

Các nhóm tác giả cho rằng những khó khăn mà các ngân hàng phải vượt qua khi thực hiện và quản lý các khoản vay cho các hộ gia đình cá nhân (individual households) và các doanh nghiệp nhỏ và vừa chính là thiếu các thơng tin u cầu, thiếu tài sản đảm bảo và lịch sử tín dụng (chẳng hạn như Conning, 1999; Demirgỹỗ-Kunt, Honohan & Beck, 2008; Hermes, Lensink & Meesters, 2011; v.v.). Do vậy, việc mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của các nhóm khách hàng này có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng như sự ổn định ngân hàng.

Trong khía cạnh thâm nhập của tài chính tồn diện, có trường hợp các ngân hàng mở rộng tiếp cận, đa dạng hóa theo địa lý mang lại mất ổn định ngân hàng do sự bất cân xứng về thông tin ràng buộc với các hộ nghèo hoặc doanh nghiệp nhỏ. Điều này có thể xảy ra do thiếu chuyên môn về quản lý và kỹ thuật, các vấn đề về đại diện (agency problems) liên quan đến sự phức tạp của cơ cấu tổ chức và cấu trúc sản phẩm (Acharya et al., 2006). Về vấn đề này, các cuộc điều tra được thực hiện ở Italia (Acharya et al., 2006) và ở Hoa Kỳ (Martin R Goetz et al., 2013), lại không tìm thấy bất kỳ sự cải thiện nào trong việc đánh đổi giữa lợi nhuận - rủi ro và định giá thị trường khi ngân hàng thâm nhập sâu rộng về mặt địa lý. Từ những lập luận trên khiến cho nhiều nhóm tác giả nghi ngờ tác động tích cực của tài chính tồn diện bởi có

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

quan điểm cho rằng khả năng tiếp cận tài chính q dễ dàng (tài chính tồn diện) ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, do người nghèo khó tích lũy tiền tiết kiệm, khó xây dựng tài sản để phòng ngừa rủi ro cũng như đầu tư vào các dự án mang lại thu nhập (chẳng hạn Neaime & Gaysset, 2018).

<i><b>2.2.4.2. Tài chính tồn diện tác động tích cực đến ổn định ngân hàng </b></i>

Ở góc độ này, nhiều nhà nghiên cứu đã ủng hộ trong vai trị tích cực của tài chính tồn diện trong việc thúc đẩy ổn định ngân hàng. Cụ thể, tác động này được thể hiện rõ ở hai nghiệp

<i>vụ chính của ngân hàng là: tiền gửi và cho vay. Ngoài hai kênh này, tác động của tài chính tồn diện còn thể hiện gián tiếp thông qua việc thúc đẩy sự phát triển bền vững, tạo mơi </i>

trường cho ngân hàng có được sự ổn định.

<i>a. Gia tăng tiền gửi bán lẻ ổn định </i>

Thơng qua tài chính tồn diện - thâm nhập mạng lưới chi nhánh ngân hàng theo địa lý hoặc nhân khẩu học - các ngân hàng có thể phục vụ nhiều đối tượng khách hàng có khả năng với chi phí giảm một khi đã có sẵn cơ sở hạ tầng cần thiết (Berger, Hasan, & Zhou, 2010). Bằng cách khai thác chuyên sâu về quản lý và kỹ thuật, ngân hàng có thể cải thiện hiệu quả hoạt động và doanh thu vì họ có nguồn vốn rẻ hơn, các cơ hội mới, một bước đệm để tạo ra sự ổn định (kết quả này được thể hiện trong các nghiên cứu của Berger & DeYoung, 2001; Deng & Elyasiani, 2008; Demirgỹỗ-Kunt & Huizinga, 2010).

Mt số nhóm tác giả lập luận rằng tiền gửi bán lẻ phản ứng chậm, thậm chí khơng nhạy cảm với rủi ro, từ đó cung cấp một nguồn tài trợ dài hạn, ổn định và rẻ hơn (Calomiris & Kahn, 1991; Song & Thakor, 2007) so với nguồn vốn bán buôn, rất dễ bay hơi và thường tốn kém (Demirgỹỗ-Kunt & Huizinga, 2010; Huang & Ratnovski, 2011; Poghosyan & Čihak, 2011). Nói rõ hơn, các khoản tiền gửi bán lẻ phản ứng chậm bởi vì việc rút tiền ở các khoản gửi này được quyết định bởi nhu cầu của người gửi tiền cá nhân, có thể dự đốn được dựa trên quy luật số lượng lớn (Ahamed & Mallick, 2019). Đồng thời, các khoản tiền gửi bán lẻ không nhạy cảm với rủi ro một phần là do chính phủ cung cấp bảo hiểm tiền gửi (Kim, Kliger, & Vale, 2003; Song & Thakor, 2007). Một ví dụ khác bổ sung thêm cho luận điểm này là trường hợp của Northern Rock, việc người gửi tiền bán lẻ rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng diễn ra sau khi ngân hàng này gần như cạn kiệt tài sản thanh khoản để trả cho các nhà tài chính bán buôn ngắn hạn (Goldsmith-Pinkham & Yorulmazer, 2010; Shin, 2009). Điều này cho thấy các nhà tài chính bán bn ngắn hạn thoái vốn ra nhanh hơn những người gửi tiền lẻ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Mặt khác, Huang & Ratnovski (2011) cho thấy rằng các nhà tài chính bán bn dễ bị tác động bởi những thông tin hoặc tin đồn tiêu cực nhẹ, và gần như không muốn rút hay chuyển vốn ngắn hạn vì họ có quyền truy cập thông tin về chất lượng của các dự án ngân hàng, tuy nhiên, nhà tài trợ bán buôn này có thể ngừng cấp vốn cho một dự án có giá trị âm, trừ khi họ được đền bù bằng lãi suất cao hơn (Rajan, 1992). Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây cũng cho thấy rằng các ngân hàng có tiền gửi bán lẻ nhiều hơn bán bn, có tính ổn định hơn trong cuộc khủng hoảng tài chính (Demirgỹỗ-Kunt & Huizinga, 2010; Poghosyan & ihak, 2011). C th, Demirgỹỗ-Kunt & Huizinga (2010), s dng mu cỏc ngõn hng niêm yết ở 101 quốc gia trong giai đoạn 1995-2007, cũng nhận thấy rằng tỷ lệ tài trợ không phải là tiền gửi (non-deposit) cao hơn, làm tăng tính mong manh của ngân hàng. Ratnovski & Huang (2009) chỉ ra rằng nguồn tiền gửi bán lẻ dồi dào là yếu tố then chốt cho khả năng phục hồi tương đối của các ngân hàng Canada trong thời kỳ hỗn loạn năm 2008.

Hơn nữa, trong cuộc khủng hoảng tín dụng gần đây khi nguồn vốn bán buôn cạn kiệt, cơ sở tiền gửi bán lẻ đa dạng đã làm đệm các tổ chức tài chính thốt khỏi sự mong manh (Hannig & Jansen, 2010). Hơn nữa, khi các ngân hàng mở rộng cơ sở tiền gửi cho một nhóm lớn khách hàng, họ có thể thu hút một số lượng lớn các khoản tiền gửi nhỏ lẻ thường rẻ hơn nguồn vốn bán buôn. Nhận thức được điều này, một số chính phủ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, đang đưa tài chính trở thành một phần thiết yếu trong các kế hoạch quốc gia. Ví dụ điển hình, vào năm 2014, chính phủ Ấn Độ đã phát động ‘Pradhan Mantri Jan Dhan Yojana’ (Đề án tiền cho nhân dân của Thủ tướng Chính phủ), với mục đích rõ ràng là xóa bỏ loại trừ tài chính. Mặc dù chương trình này có tùy chọn mở tài khoản ngân hàng mới với số dư bằng không, các ngân hàng có thể thu được khoản tiền gửi xấp xỉ 240 triệu đơ la Mỹ, trong vịng hai tuần kể từ khi ra mắt chương trình, với khoảng 30,2 triệu tài khoản mới (Ahamed & Mallick, 2019).

Ahamed & Mallick (2019) cũng ủng hộ quan điểm này, rằng tài chính tồn diện càng sâu rộng sẽ góp phần giúp các ngân hàng ổn định hơn thông qua việc cung cấp một cơ sở tiền gửi ít rủi ro, chi phí rẻ và dễ phục hồi dù có khủng hoảng xảy ra. Tầm quan trọng của việc đảm bảo duy trì hệ thống tài chính tồn diện khơng chỉ có ý nghĩa đối với mục tiêu phát triển mà còn là vấn đề cần được các ngân hàng ưu tiên, bởi điều này sẽ tốt cho sự ổn định của ngân hàng. Việc mở rộng khả năng tiếp cận của tất cả các tác nhân kinh tế đối với các dịch vụ tài chính chính thức – tức là tài chính tồn diện cao hơn – có thể có ảnh hưởng tích cực đến mức độ ổn định của ngân hàng.

<i>b. Mở rộng cho vay an toàn </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Các vấn đề về thông tin bất cân xứng luôn là nguyên nhân làm gia tăng khoảng cách giữa người cho vay và người đi vay, từ đó làm giảm hiệu quả của các dịch vụ ngân hàng (Deng & Elyasiani, 2008; Hauswald & Marquez, 2006). Tuy nhiên các ngân hàng có thể giảm thiểu vấn đề này bằng cách sử dụng thông tin về khách hàng đã được lưu lại từ các dịch vụ trước đó mà khách hàng đã sử dụng (Black, 1975; Fama, 1985; Rajan, 1992).

Để đối phó với những khách hàng kém uy tín và những người thường thiếu tài sản thế chấp, các ngân hàng cần áp dụng các kỹ thuật cho vay dựa trên thông tin mềm (tức là cho vay theo quan hệ). Khai thác kỹ thuật cho vay này, họ cũng có thể giảm thiểu rủi ro đạo đức và các vấn đề lựa chọn bất lợi, đồng thời có được lợi thế so sánh so với các tổ chức tài chính khác đang tìm kiếm thơng tin khách hàng (Buch, Koch, & Koetter, 2012; Petersen & Rajan, 1994; Sharpe, 1990). Chi tiết hơn, trong nghiên cứu Beck et al. (2018) đã cho thấy rằng cho vay theo mối quan hệ làm giảm bớt các hạn chế tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải trong thời kỳ suy thoái theo chu kỳ và tác động này là mạnh nhất đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ (loại hình này thường khơng minh bạch về thơng tin tài chính), và ở những vùng mà suy thối kinh tế trầm trọng hơn.

Trong một nghiên cứu gần đây, Adasme, Majnoni & Uribe (2006) xem xét danh mục đầu tư của các ngân hàng Chile và cho thấy tổn thất đối với các khoản cho vay lớn thường nhiều hơn và khó lường hơn so với tổn thất đối với các khoản vay nhỏ. Ở Sri Lanka, nhóm nhóm tác giả De Mel, McKenzie & Woodruff (2008) và ở Mexico, nhóm nhóm tác giả McKenzie & Woodruff (2008), đã điều tra thấy các doanh nhân vi mô thực sự có khả năng trả lãi suất cao mà tài chính vi mơ địi hỏi. Điều đó cho thấy rằng bằng cách mở rộng tiếp cận tín dụng cho nhiều người vay nhỏ lẻ, các ngân hàng có thể giảm chi phí giám sát, sàng lọc và giảm sự biến động của thu nhập, bởi giải ngân các khoản vay nhỏ luôn là một nhiệm vụ thường xuyên và tiêu chuẩn (Ahamed & Mallick, 2019).

Hơn nữa, theo lý thuyết danh mục đầu tư, các ngân hàng đa dạng hóa có thể làm giảm sự biến động trong thu nhập và giảm sự chấp nhận rủi ro bất lợi thông qua trợ cấp chéo (Boot & Schmeits, 2000). Việc đa dạng hóa danh mục cho vay ngày càng tăng địi hỏi các ngân hàng phải duy trì mức trích lập dự phịng trong tương lai thấp hơn, do đó dẫn đến giảm rủi ro thực tế (Rossi, Schwaiger, & Winkler, 2009). Xem xét các ngân hàng Hồi giáo, giai đoạn 2002-2010, Shaban et al. (2014) đã nhận thấy các ngân hàng Indonesia cho các doanh nghiệp nhỏ vay vốn bởi vì có mức sinh lời tốt, cụ thể việc đa dạng hóa hơn các khoản vay đối với các doanh nghiệp nhỏ có thể dẫn đến dự phòng rủi ro thấp hơn cho các ngân hàng Indonesia. Như

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

vậy, bằng cách mở rộng khả năng tiếp cận của một nhóm lớn khách hàng bán lẻ với các khoản tín dụng nhỏ, các ngân hàng có thể giảm chi phí giám sát tiềm ẩn và các tổn thất so với các khoản cho vay lớn, do đó cải thiện sự ổn định ngân hàng.

Mặt khác, vì tài chính tồn diện nhiều hơn làm tăng cung cấp tín dụng ngân hàng – một nguồn tài chính bên ngồi quan trọng và rẻ, cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Berger & Udell, 1998; Petersen & Rajan, 1997), từ đó cũng hỗ trợ sự tăng trưởng của các công ty nhỏ và các công ty cần nguồn tài trợ bên ngoài. Lý thuyết cũng gợi lên rằng sự phát triển tài chính (tức là tài chính tồn diện) sẽ điều hịa lại sự khơng cân xứng đối với các ngành có số lượng lớn các doanh nghiệp nhỏ (Rajan & Zingales, 1998). Vì các hệ thống tài chính toàn diện tốt hơn sẽ cải thiện các mâu thuẫn thị trường - tức là sự thiếu thông tin và chi phí giao dịch - các cơng ty nhỏ và các cơng ty phụ thuộc nhiều vào nguồn tài chính bên ngoài trong nền kinh tế sẽ phát triển nhanh hơn do khả năng tiếp cận tín dụng tương đối dễ dàng hơn.

Với nguồn cung cấp tín dụng ngày càng tăng, người đi vay sẽ có được các hợp đồng cho vay thuận lợi, điều này rất cần thiết để người vay thoát khỏi vấn đề tài sản thay thế, asset substitution – tức là người vay sử dụng tiền để đầu tư vào các dự án rủi ro hơn. Và từ đó sẽ tăng cường sự ổn định của ngân hàng khi xác suất vỡ nợ của người đi vay giảm (Ahamed & Mallick, 2019).

<i>c. Thúc đẩy sự phát triển bền vững </i>

Ngoài hai kênh quan trọng nói trên, một trong các vai trị của tài chính toàn diện được thể hiện ở việc thúc đẩy sự phát triển bền vững cả về kinh tế và xã hội, từ đó có thể tác động một cách gián tiếp đến sự ổn định ngân hàng. Tài chính tồn diện sâu rộng sẽ làm giảm bất bình đẳng thu nhp v nghốo úi (Beck, Demirgỹỗ-Kunt, & Levine, 2007; Bruhn & Love, 2014; Burgess & P&e, 2005); tăng việc làm (Prasad, 2010); cải thiện sức khỏe tinh thần (Angelucci, Karlan, & Zinman, 2013; Karlan & Zinman, 2009); ủng hộ giáo dục (Flug, Spilimbergo, & Wachtenheim, 1998); giúp ra quyết định tốt hơn (Mani, Mullainathan, Shafir, & Zhao, 2013); và tăng cường thành lập công ty mới (Karlan et al., 2013).

<i>Bauchet et al. (2011) đã tìm ra chứng cứ từ các đánh giá ngẫu nhiên về tài chính vi mơ, </i>

phát hiện ra các dịch vụ tài chính có tác động tích cực đến nhiều chỉ số kinh tế vi mô, bao gồm tư nhân, hoạt động kinh doanh, tiêu dùng của hộ gia đình và hạnh phúc. Một ví dụ khác, Burgess & P&e (2005) nhận thấy rằng việc mở rộng các chi nhánh ngân hàng ở khu vực nơng thơn có tác động tích cực đáng kể đến việc giảm nghèo thông qua sử dụng dữ liệu cấp nhà

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

nước ở Ấn Độ. Hay như Jayaratne & Strahan (1996) nhận thấy rằng chính sách nới lỏng việc mở chi nhánh trong và giữa các tiểu bang có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tương tự như thế, Bruhn & Love (2014) cung cấp bằng chứng từ Mexico sử dụng đánh giá ngẫu nhiên cho thấy rằng tạo điều kiện tài chính tồn diện tốt hơn cho những người nghèo nhất trong số nghèo có tác động tích cực đến xóa đói giảm nghèo.

Tóm lại, những tác động tích cực của tài chính tồn diện khơng chỉ thể hiện thơng qua tiền gửi và cho vay của ngân hàng, mà cịn thơng qua vấn đề kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện và ổn định, do đó có thể dẫn đến hiệu quả cao hơn và lành mạnh ở các ngân hàng (Cull, Demirguc-kunt & Layman, 2012; Hannig & Jansen, 2010; Khan, 2011; Ahamed & Mallick, 2019). Từ những phân tích này, nhóm tác giả ủng hộ quan điểm rằng tài chính tồn diện cao hơn sẽ giúp các ngân hàng ổn định nhiều hơn là có hại.

<b>2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG 2.3.1. Khái niệm và cách đo lường cạnh tranh ngân hàng </b>

Sự cạnh tranh ngân hàng (bank competition) có thể hiểu như là sự phủ định của sức mạnh thị trường - bank market power(Badarau & Lapteacru, 2020), hay nói một cách cụ thể hơn, càng có nhiều sự cạnh tranh ngân hàng càng làm xói mịn sức mạnh thị trường (Berger, Klapper, & Ariss, 2009). Thị trường cạnh tranh hoàn hảo được xem là khơng có sức mạnh thị trường và ngược lại thị trường độc quyền có sức mạnh thị trường cao nhất (Church & Ware 2000). Do vậy, nhiều tác giả đã ngầm hiểu về cạnh tranh ngân hàng thông qua khái niệm về sức mạnh thị trường hay năng lực cạnh tranh (Cetorelli, 2004; Fernández de Guevara, Maudos, & Perez, 2005; Martin R Goetz, 2018; Klapper et al., 2009; Owen & Pereira, 2018; Shaffer, 2004; Sang, Vinh, & Long, 2019)

Shepherd (1970) cho rằng sức mạnh thị trường là khả năng mà các doanh nghiệp tham gia thị trường ảnh hưởng đến mức giá chung, chất lượng và tính chất của các sản phẩm trên thị trường, Berger &Hannan (1998), Koetter et. Al (2012) khẳng định ngân hàng có sức mạnh thị trường đáng kể có khả năng tăng giá vượt quá mức cạnh tranh và áp đặt các điều khoản bất lợi khác ngoài giá cho khách hàng. Fern&ez de Guavara et al. (2005) xem sức mạnh thị trường của ngân hàng như là một chỉ số đo lường sức cạnh tranh và mô tả ngân hàng có khả năng đặt giá sản phẩm, dịch vụ sản phẩm vượt quá chi phí biên của ngân hàng. Khi sức mạnh thị trường càng cao, ngân hàng có nhiều lợi thế độc quyền và đồng nghĩa với việc cạnh tranh thấp trong các ngân hàng (Sang 2019).

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Phương pháp đo lường cạnh tranh đến nay được chia làm hai nhóm, chi số theo cấu trúc và chỉ số phi cấu trúc. Một số chỉ số thơng dụng có thể kể đến như: chỉ số thống kê H, chỉ số Boone, chỉ số Lerner,

<i><b>2.2.1.1. Chỉ số thống kê H </b></i>

Chỉ số thống kê H (H-statistic) đo lường mức độ thay đổi của doanh thu với các chi phí của ngân hàng. Chỉ số H-statistic càng lớn cho thấy sự cạnh tranh càng lớn trong hệ thống ngân hàng. Chỉ số này được sử dụng đo lường mức độ cạnh tranh của ngân hàng trong một khu vực hay giữa thị trường này với thị trường khác.

Chỉ số này được xác định theo công thức:

<i><b>2.2.2.2. Chỉ số Boone </b></i>

Chỉ số Boone do Boone (2008) xây dựng và được tính bằng cách tính hệ số co giãn của lợi nhuận đối với mức chi phí, giá trị của chỉ số càng cao thể hiện sự cạnh tranh càng khốc liệt (P. H. Linh, 2021). Chỉ số này tính tốn khá đơn giản và dễ thực hiện, nên được một số tác giả sử dụng trong nghiên cứu như (Tabak, Fazio, & Cajueiro, 2012; Leuvensteijn, Bikker, van Rixtel, & Sørensen, 2011). Mơ hình đo lường cạnh tranh theo chỉ số Boone như sau:

</div>

×