Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng: Nghiên cứu trường hợp của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 93 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<b>ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ </b>

<b>TÁC ĐỘNG CỦA SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG: </b>

<b>NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM </b>

<b>CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI </b>

<b>TS. NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH </b>

<b>TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<b>ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ </b>

<b>TÁC ĐỘNG CỦA SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG: </b>

<b>NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM </b>

<b>Chủ nhiệm đề tài : TS. Nguyễn Thị Như Quỳnh Thư ký đề tài : ThS. Lê Đình Luân </b>

<b>Thành viên tham gia : ThS. Phạm Thị Mỹ Châu ThS. Tạ Thu Hồng Nhung </b>

<b>TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>i </small>

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

<b>Từ viết tắt Nguyên nghĩa Tiếng Anh Nguyên nghĩa Tiếng Việt </b>

CIR Cost operating to income operating Tỷ số chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động

DTL Total deposit to total liabilities Tỷ số tổng tiền gửi trên tổng nợ phải trả

HHI Herfindahl-Hirshman Index Chỉ số Herfindahl-Hirshman

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước GMM General Method of Moments Phương pháp ước lượng moment

tổng quát

M&A Mergers & Acquisitions Sáp nhập và mua lại

REM R&om Effects model Mơ hình tác động ngẫu nhiên ROA Return on total assets Suất sinh lời trên tổng tài sản

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

1.2.MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU... 4

1.3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ... 5

1.4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 5

1.5.Ý NGHĨA VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI... 6

1.6.BỐ CỤC NGHIÊN CỨU ... 7

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ... 9

2.1. SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ... 9

2.3.2. Vai trò của ổn định ngân hàng<small> ... 15 </small>

2.3.3. Đo lường ổn định ngân hàng<small>... 17 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>iii </small>

2.4. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG VÀ ĐA

DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG ... 18

2.4.1. Lý thuyết sức mạnh thị trường (Market power theory)<small> ... 18 </small>

2.4.2. Lý thuyết cấu trúc hiệu quả (Efficient structure theory)<small> ... 19 </small>

2.4.3. Lý thuyết cuộc sống tĩnh lặng (The Quiet Life Hypothesis)<small> ... 19 </small>

2.4.4. Lý thuyết về đa dạng hóa thu nhập ... 20

2.5. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ... 21

2.5.1. Tổng quan các nghiên cứu về tác động của sức mạnh thị trường đến ổn định ngân hàng<small> ... 21 </small>

2.5.2. Tổng quan các nghiên cứu về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng<small> ... 25 </small>

2.5.3. Tổng quan các nghiên cứu về tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng.<small> ... 30 </small>

2.6. KHE HỞ NGHIÊN CỨU ... 31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ... 32

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 33

3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 33

3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ... 35

3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ... 43

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<small>iv </small>

4.2.1. Kết quả nghiên cứu về tác động của sức mạnh thị trường đến ổn định ngân hàng

tại Việt Nam<small> ... 49 </small>

4.2.3. Kết quả nghiên cứu về tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam<small> ... 54 </small>

4.2.4. Kết quả tác động của các biến kiểm soát đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam<small> ... 57 </small>

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ... 59

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ... 60

5.1. KẾT LUẬN ... 60

5.2. MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ... 61

5.2.1. Đối với các Ngân hàng thương mại<small> ... 61 </small>

5.2.2. Đối với Chính phủ - Ngân hàng Nhà nước<small> ... 62 </small>

5.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ... 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 65 PHỤ LỤC

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<small>v </small>

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU – HÌNH VẼ </b>

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ... 35

Bảng 3.1. Danh sách các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu ... 43

Bảng 4.1. Kết quả ước lượng hàm chi phí biên của các NHTM Việt Nam ... 45

Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến trong mơ hình nghiên cứu ... 46

Bảng 4.3. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu ... 48

Bảng 4.4. Hệ số VIF của các biến trong mơ hình nghiên cứu ... 48

Bảng 4.5. Kết quả ước lượng tác động của sức mạnh thị trường đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam ... 49

Bảng 4.6. Kết quả nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam bằng phương pháp SGMM ... 52

Bảng 4.7. Kết quả nghiên cứu về tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam bằng phương pháp SGMM ... 55

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<small>1 </small>

<b>CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI </b>

Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2009 cho thấy, một cú sốc dường như không quá nghiêm trọng phát sinh từ một tổ chức tài chính khơng những có thể gây hại cho tổ chức tài chính đó, mà cịn có thể lây lan dẫn đến hậu quả khơn lường cho hệ thống tài chính một quốc gia, thậm chí là tồn cầu (Bernabe Jr, 2012). Do vậy, ổn định hệ thống tài chính, trong đó có ổn định hoạt động ngân hàng là một vấn đề then chốt để duy trì ổn định nền kinh tế nói chung, vì theo Jokipii & Monnin (2013), ổn định ngân hàng là động lực quan trọng cho tăng trưởng GDP trong tương lai. Điều này càng phù hợp với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, vì sự phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam vẫn đang ở một trình độ hạn chế với sự phụ thuộc chủ yếu dựa trên sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Do đó, ổn định ngân hàng đóng vai trị quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Bởi khi hoạt động ngân hàng trở nên bất ổn sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như nợ xấu gia tăng, giảm GDP nền kinh tế,…

Đồng thời trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày một sâu rộng, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) năm 2015, hay trực tiếp tham gia Hiệp định đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) năm 2018 cũng như một số hiệp định thương mại song phương và đa phương khác đã tạo điều kiện cho nhiều ngân hàng nước ngoài với tiềm lực mạnh về tài chính, cơng nghệ và trình độ quản lý được hoạt động tại thị trường Việt Nam. Điều này khiến cạnh tranh không chỉ giữa các ngân hàng trong nước mà còn giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài gia tăng, ảnh hưởng đến sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại (NHTM). Để tiếp tục duy trì thị phần, các NHTM có xu hướng phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ và sản phẩm mới như dịch vụ thẻ, ngân hàng số, ngân hàng điện tử, Bancassurance,… bên cạnh các sản phẩm truyền thống như cho vay, huy động. Với mục tiêu hạn chế và phân tán rủi ro, hướng đến gia tăng lợi nhuận trong tương quan duy trì với ổn định ngân hàng.

Tuy nhiên, liên quan đến chủ đề nghiên cứu này, cho đến nay vẫn chưa có kết luận chung về tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<small>2 </small>

Điều này tạo ra nhiều nghi vấn về lợi ích mà sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập mang lại cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do vậy, dù đã nhận được sự quan tâm của nhiều học giả, cả trong nước và nước ngoài, nhưng chủ đề nghiên cứu về tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng vẫn còn nhiều điều cần bàn. Hiện nay, liên quan đến chủ đề nghiên cứu này, các nghiên cứu đang dừng lại các khía cạnh như sau:

Một là, các nghiên cứu phân tích về ảnh hưởng của sức mạnh thị trường đến sự ổn định ngân hàng. Các nghiên cứu cho rằng, mức độ tập trung của các NHTM ảnh hưởng đến sức mạnh thị trường của hệ thống ngân hàng. Với ý kiến như trên, có hai quan điểm phổ biến “cạnh tranh - ổn định” (competition – stability view) và “cạnh tranh – dễ vỡ” (competiton – fragility view). Với quan điểm thứ nhất, cạnh tranh - n nh, Beck, Demirgỹỗ-Kunt, & Levine (2006) cho rằng, khi mức độ tập trung của các ngân hàng càng cao, làm gia tăng sức mạnh thị trường và giảm sự cạnh tranh của các NHTM có thể gây ra các bất ổn và khủng hoảng về tài chính cho các NHTM. Đồng quan điểm này, John H Boyd, De Nicoló, & Jalal (2006) cũng cho rằng, sức mạnh thị trường càng lớn hay cạnh tranh càng thấp trong thị trường cho vay làm tăng rủi ro cho ngân hàng. Vì lúc này các ngân hàng có xu hướng đẩy các mức lãi suất cao hơn làm cho việc hoàn trả của khách hàng trở nên khó khăn hơn. Hành động này có thể ảnh hưởng đến vấn đề rủi ro đạo đức, ngoài ra, với mức lãi suất cao, ngân hàng chỉ thu hút được những người vay có độ rủi ro cao, từ đó làm gia tăng bất ổn ngân hàng. Hơn nữa, tại các thị trường có sự tập trung độc quyền cao, các tổ chức tài chính tin rằng họ có thể “q lớn để sụp đổ” (too big to fail) và điều này khiến họ có xu hướng đầu tư vào các khoản có mức độ rủi ro lớn (Allen N Berger, Klapper, & Turk-Ariss, 2017). Kết quả của một số nghiên cứu thực nghiệm gần đây đã ủng hộ giả thuyết trên như nghiên cứu của Ariss (2010), John H Boyd & ctg. (2006), De Nicolò & Loukoianova (2007), hay Tuyền, Đạo, & Anh (2017) khi nghiên cứu tại các NHTM Việt Nam cũng cho rằng, cạnh tranh giúp các NHTM Việt Nam hoạt động ổn định hơn mặc dù kết quả chỉ ở giai đoạn đầu và giảm dần khi xảy ra cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, trái ngược với các quan điểm này, nhiều nghiên cứu lại ủng hộ giả thuyết “cạnh tranh – dễ vỡ”, các nghiên cứu cho rằng, khi gia tăng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, làm giảm tính độc quyền cũng như xói mịn sức mạnh thị trường, khiến giảm tỷ suất lợi nhuận và dẫn đến hành vi chấp nhận rủi ro (Keeley, 1990).

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>3 </small>

Jiménez, Lopez & Saurina (2013) và Allen N Berger & ctg. (2017) cũng cho rằng, khi cạnh tranh ngân hàng càng lớn dẫn đến gia tăng rủi ro của danh mục cho vay hay quyền lực thị trường càng cao (nghĩa là cạnh tranh ở mức độ thấp) làm giảm rủi ro ngân hàng.

Hai là, một số nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và ổn định ngân hàng. Các nghiên cứu đưa ra hai luồng ý kiến (i) đa dạng hóa thu nhập sẽ giúp gia tăng ổn định ngân hàng và (ii) đa dạng hóa thu nhập làm giảm sự ổn định của ngân hàng. Với ý kiến thứ nhất, một số nghiên cứu cho rằng, đa dạng hóa thu nhập giúp các ngân hàng giảm nguy cơ phá sản. Theo Haugen & Haugen (2001), đa dạng hóa sẽ giúp các ngân hàng giảm nguy cơ phá sản do ngân hàng đã phân bổ nguồn lực cho các sản phẩm khác nhau. Klein & Saidenberg (2010) cũng chỉ ra, đa dạng hóa thu nhập làm giảm tổng rủi ro của ngân hàng. Tuy nhiên, trái ngược với quan điểm trên, một số nghiên cứu khác lại cho rằng, các ngân hàng nên tập trung phát triển ở một loại hình sản phẩm, dịch vụ hơn là da dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Kết quả nghiên cứu của Abuzayed, Al-Fayoumi, & Molyneux (2018) cho rằng, da dạng hóa sản phẩm khơng làm tăng ổn định của các ngân hàng tại các quốc gia vùng Vịnh. DeYoung & Roland (2001) cho rằng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ làm tăng biến động lợi nhuận của ngân hàng vì (i) các ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh cao, chi phí thơng tin thấp và nhu cầu kém ổn định; (ii) khi mở rộng các sản phẩm dịch vụ dựa trên phí có thể yêu cầu ngân hàng phải thuê thêm đầu vào lao động cố định, điều này làm tăng đòn bẩy hoạt động của ngân hàng; (iii) hoạt động kinh doanh các dịch vụ có tính phí, đơi khi sẽ u cầu ngân hàng phải phân bổ vốn cho các hoạt động này, việc thiếu một yêu cầu về vốn pháp định cho thấy mức độ địn bẩy tài chính cao hơn, và do đó biến động thu nhập cao hơn đối với các ngành nghề kinh doanh này.

Ngoài ra, liên quan đến chủ đề nghiên cứu, một vài nghiên cứu đã phân tích mối quan hệ giữa sức mạnh thị trường, đa dạng hóa thu nhập và ổn định ngân hàng. Điển hình là nghiên cứu của Nguyen, Skully & Perera (2012), nghiên cứu tại thị trường ngân hàng của 4 quốc gia Nam Á (Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka) trong giai đoạn 1998-2008, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đối với các ngân hàng Nam Á có sức mạnh thị trường lớn hơn, họ thường tập trung vào các hoạt động tạo ra thu nhập lãi truyền thống hơn. Tuy vậy, các ngân hàng này trở nên ổn định hơn khi họ đa dạng hóa cả hoạt động phi lãi và hoạt động thu

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<small>4 </small>

lãi. Amidu & Wolfe (2013) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa cạnh tranh, đa dạng hóa và ổn định ngân hàng, kết quả nghiên cứu cho thấy cạnh tranh làm gia tăng ổn định ngân hàng trong mối quan hệ với đa dạng hóa thu nhập. Các tác giả cho rằng, đa dạng hóa thu nhập là kênh trung gian để cạnh tranh tác động đến ổn định ngân hàng.

Như vậy, thông qua việc khái quát các nghiên cứu như trên, có thể thấy mặc dù đã có những nghiên cứu tồn tại về mối quan hệ giữa sức mạnh thị trường, đa dạng hóa thu nhập và ổn định ngân hàng, nhưng kết quả các nghiên cứu này vẫn chưa có sự thống nhất, tùy thuộc vào dữ liệu của từng quốc gia. Đồng thời, các nghiên cứu này chủ yếu xem xét mối quan hệ riêng lẻ giữa sức mạnh thị trường (hoặc cạnh tranh) và ổn định ngân hàng, hay mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và ổn định ngân hàng. Do vậy nghiên cứu “Tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng: Nghiên cứu trường hợp của các NHTM Việt Nam” là cần thiết để xem xét mối quan hệ tổng thể giữa sức mạnh thị trường, đa dạng hóa thu nhập và sự ổn định ngân hàng tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

<b>1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU </b>

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là xem xét tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam.

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu tổng quát như trên, đề tài thực hiện các mục tiêu cụ thể bao gồm:

(i) Phân tích tác động của sức mạnh thị trường đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam (ii) Phân tích tác động của đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam (iii) Phân tích tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam

Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài đưa ra các câu hỏi nghiên cứu sau:

(i) Tác động của sức mạnh thị trường đến ổn định các NHTM Việt Nam như thế nào? (ii) Tác động đa dạng hóa thu nhập đến ổn định các NHTM Việt Nam như thế nào? (iii) Sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập tác động như thế nào đến ổn định các NHTM Việt Nam?

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>Phạm vi nghiên cứu </b>

Phạm vi nghiên cứu theo không gian: Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, hiện nay có nhiều loại hình đang hoạt động tại Việt Nam bao gồm: NHTM, ngân hàng chính sách và ngân hàng hợp tác xã. Trong đó, NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngồi, ngân hàng liên doanh thuộc nhóm các NHTM. Do hoạt động của từng nhóm cũng như từng loại hình ngân hàng có sự khác nhau và được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật khác nhau. Do vậy, việc xem xét ổn định ngân hàng cho tồn hệ thống ngân hàng là điều rất khó khăn. Vì lý do này, đề tài xem xét ổn định ngân hàng cho hệ thống các NHTM để đánh giá và phân tích tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng.

Theo NHNN, đến ngày 31/12/2020, Việt Nam có 31 NHTM, tuy nhiên một số ngân hàng do đặc thù hoạt động, nên thơng tin cơng bố chính thức khơng đầy đủ, một số ngân hàng khác có sự sáp nhập, hợp nhất. Do vậy, đề tài lựa chọn 27 NHTM công bố đầy đủ dữ liệu mà đề tài cần để tiến hành nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu theo thời gian: Nghiên cứu được tiến hành trong giai đoạn 2019. Giai đoạn này được lựa chọn vì nhiều lý do (i) đây là giai đoạn mà các NHTM công bố đủ dữ liệu cho nghiên cứu cần; (ii) đây là giai đoạn chứng kiến nhiều biến chuyển của hệ thống NHTM Việt Nam bao gồm hậu khủng hoảng tài chính tồn cầu 2009, đồng thời là giai đoạn mà Chính phủ và NHNN tiến hành cơ cấu lại hệ thống ngân hàng với đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn liền với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

<b>2008-1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>6 </small>

Trong đó phương pháp nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách khảo lược các nghiên cứu trước để đề ra mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết khoa học. Đồng thời, khi phân tích kết quả, nhóm nghiên cứu phân tích kết quả dựa trên thực tế tại Việt Nam kết hợp với các nghiên cứu trước để tăng sức thuyết phục cho đề tài.

Bên cạnh phương pháp nghiên cứu định tính, để đạt được các mục tiêu đã đề ra, nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với các kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng. Theo Abuzayed & ctg. (2018), các mơ hình kinh tế lượng trong lĩnh vực kinh tế thường xảy ra hiện tượng nội sinh. Do vậy, để khắc phục khuyết tật này, nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng GMM do Arellano & Bond (1991) đề xuất. Điểm mạnh của phương pháp này vừa có thể khắc phục được hiện tượng nội sinh, vừa khắc phục các hiện tượng sai sai số thay đổi và tự tương quan mà các phương pháp truyền thống như FEM, REM, Pooled OLS không thể khắc phục được để kết quả nghiên cứu là đáng tin cậy.

<b>1.5. Ý NGHĨA VÀ ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI </b>

Nghiên cứu có cả ý nghĩa về mặt học thuật và thực tiễn. Trong đó,

Về mặt học thuật: Mặc dù tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu phân tích về tác động của sức mạnh thị trường cũng như đa dạng hóa thu nhập đến hoạt động của NHTM, nhưng hầu hết các nghiên cứu này nghiên cứu riêng lẻ mối quan hệ của sức mạnh thị trường hoặc đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng (Tuyền & ctg., 2017), Vinh & Mai (2015). Do vậy nghiên cứu được thực hiện để bổ sung thêm mối quan hệ tương tác giữa sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng.

Về ý nghĩa thực tiễn: đề tài cung cấp bức tranh tổng thể về tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2019. Đây là bằng chứng thực nghiệm quan trọng để các nhà quản trị ngân hàng đề ra chính sách phù hợp nhằm gia tăng sức mạnh thị trường cũng như đảm bảo hoạt động ổn định cho NHTM.

Từ các ý nghĩa trên, đề tài có một số đóng góp sau:

Một là, khi đề cập đến sức mạnh thị trường, hầu hết các nghiên cứu trước đây thường chỉ sử dụng chỉ số LERNER để xem xét. Trong nghiên cứu này, bên cạnh chỉ số LERNER,

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Ba là, so với các nghiên cứu được thực hiện cho dữ liệu tại Việt Nam, dữ liệu của nghiên cứu này đã cập nhật đến năm 2019 để các nhà quản trị ngân hàng và các nhà làm chính sách có cái nhìn tổng qt nhất về tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng.

Chương 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu. Trong chương này, đề tài làm rõ các khái niệm, cách đo lường liên quan đến sức mạnh thị trường, đa dạng hóa thu nhập và ổn định ngân hàng. Ngồi ra, trong chương này, tác giả cũng làm sáng tỏ tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng. Đồng thời, dựa trên việc khảo lược các nghiên cứu trước đây để chỉ ra khe hở nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết khoa học.

Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Trong chương này, đề tài sẽ mô tả cụ thể về quy trình, phương pháp, mơ hình và dữ liệu nghiên cứu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small>8 </small>

Chương 4. Phân tích kết quả nghiên cứu. Trong chương này, đề tài sẽ thực hiện mô tả dữ liệu của các biến trong mơ hình nghiên cứu. Đồng thời phân tích tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2019.

Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách. Dựa trên kết quả nghiên cứu đã phân tích tại chương 4, chương 5 trình bày kết luận nghiên cứu. Đồng thời, nhóm tác giả trình bày có một số hàm ý chính sách cũng như hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<small>9 </small>

<b>CHƯƠNG 2. </b>

<b>CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU </b>

Trong chương 2, đề tài trình bày cơ sở lý thuyết về sức mạnh thị trường, đa dạng hóa thu nhập, ổn định ngân hàng cũng như một số lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu. Ngồi ra, trong chương này, nhóm tác giả cũng thực hiện khảo lược các nghiên cứu trước để đề xuất giả thuyết nghiên cứu.

<b>2.1. SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1.1. Khái niệm </b>

Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu đề cập về khái niệm sức mạnh thị trường. Theo Khemani (1993), sức mạnh thị trường đề cập đến khả năng của một cơng ty (hoặc một nhóm cơng ty) trong việc nâng cao và duy trì giá trên mức có thể chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh được gọi là sức mạnh thị trường hoặc độc quyền. Việc thực thi quyền lực thị trường dẫn đến giảm sản lượng và lợi ích kinh tế. Với Kaplow (2016), tác giả cho rằng sức mạnh thị trường đề cập đến các điều kiện trong đó các nhà cung cấp dịch vụ có thể ln tính giá cao hơn giá mà thị trường cạnh tranh thiết lập. Fern&ez de Guevara, Maudos, & Perez (2005) đã định nghĩa sức mạnh thị trường của ngân hàng như một chỉ số đánh giá khả năng cạnh tranh và mô tả mức độ ngân hàng có thể định giá các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng vượt quá chi phí biên của ngân hàng.

Như vậy từ các định nghĩa trên có thể hiểu, sức mạnh thị trường trong lĩnh vực ngân hàng là phạm trù qua đó những tổ chức có lợi thế được quyền đưa ra mức giá sản phẩm cao hơn so với giá cả chung của thị trường cạnh tranh, tuy nhiên điều này có thể ảnh hưởng đến năng suất và lợi ích kinh tế của tổ chức đó.

<b>2.1.2. Cách đo lường </b>

Trong các nghiên cứu trước đây, để đo lường sức mạnh thị trường của các ngân hàng, các nghiên cứu thường sử dụng hai phương pháp gồm (i) phương pháp dựa vào lý thuyết tổ chức ngành công nghiệp mới là chỉ số Lerner, chỉ số H (Fernández, González, & Suárez, 2016) và (ii) phương pháp dựa trên chỉ số đo lường mức độ tập trung của các ngân hàng (Allen N Berger, 1995).

<b>Phương pháp dựa vào lý thuyết tổ chức ngành công nghiệp mới </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<small>10 </small>

<b>Chỉ số Lerner </b>

Lerner (1934) đã đề xuất về một chỉ số để phản ánh sức mạnh độc quyền, được gọi là chỉ số Lerner (the Lerner Index of Monopoly Power). Chỉ số Lerner dao động trong khoảng từ 0 đến 1, trong đó chỉ số Lerner càng cao thể hiện sức mạnh thị trường càng lớn và mức độ cạnh tranh càng thấp (Fu, Lin, & Molyneux, 2014). Khi chỉ số Lerner bằng 0, nghĩa là doanh nghiệp không có sức mạnh thị trường để xác định giá, khi đó cạnh tranh thị trường đạt mức hồn hảo. Do vậy, trong các nghiên cứu trước đây để phân tích về sức mạnh thị trường, chỉ số Lerner là một phương pháp được áp dụng phổ biến để đo lường sự khác biệt giữa giá và chi phí biên trong so sánh giá và được tính theo cơng thức sau:

𝐿𝑒𝑟𝑛𝑒𝑟<sub>𝑖𝑡</sub> =<sup>𝑃</sup><sup>𝑖𝑡</sup> <sup>− 𝑀𝐶</sup><sup>𝑖𝑡</sup>𝑃<sub>𝑖𝑡</sub>

Trong đó, 𝐿𝑒𝑟𝑛𝑒𝑟<sub>𝑖𝑡</sub>là chỉ số Lerner của ngân hàng i trong năm t, 𝑃<sub>𝑖𝑡</sub> là giá trung bình đầu ra của ngân hàng được đo lường bằng tỷ lệ tổng thu nhập (bao gồm thu nhập từ lãi và thu nhập từ các hoạt động phi lãi) chia cho tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t; 𝑀𝐶<sub>𝑖𝑡</sub> là chi phí biên của ngân hàng i trong năm t.

Khi đánh giá sức mạnh thị trường, nhiều nghiên cứu đã sử dụng chỉ số Lerner như Nguyen & ctg. (2012), Soedarmono, Machrouh, & Tarazi (2011), Labidi & Mensi (2015)…

<b>Chỉ số H </b>

Panzar & Rosse (1987) đã phát triển chỉ số H, là một trong những chỉ số ước lượng tính độc quyền của các ngân hàng. Tuy nhiên theo Bikker & Bos (2008), một trong những tính năng quan trọng của chỉ số H theo Panzar-Rosse phải được áp dụng trên cơ sở các quan sát có trong cân bằng dài hạn. Dựa trên nghiên cứu của Panzar & Rosse (1987), sức mạnh thị trường của một ngân hàng có thể được đo bằng mức độ thay đổi doanh thu khi thay đổi chi phí của các yếu tố đầu vào và thơng qua phương trình sau:

𝐻 = ∑ <sup>𝜕𝑅</sup><sup>𝑖</sup><small>∗</small>𝜕𝑤<sub>𝑘𝑖</sub> <sup>×</sup>

𝑤<sub>𝑘𝑖</sub>𝑅<sub>𝑖</sub><small>∗𝑚</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<small>11 </small>

trường đạt mức cao nhất. Khi chỉ số H nằm giữa khoảng từ 0 đến 1 (0<H<1), thể hiện các mức độ cạnh tranh khác nhau, giá trị cao hơn cho thấy sức mạnh thị trường thấp hơn so với giá trị H thấp hơn. Khi H=1, lúc này thị trường cạnh tranh là hồn hảo, khi đó, các nguồn lực của thị trường sử dụng hiệu quả nhất và các ngân hàng độc lập khơng có sức mạnh thị trường để áp đặt giá nhằm tạo ra lợi thế độc quyền.

<b>Phương pháp đo lường mức độ tập trung ngân hàng Chỉ số HHI (Herfindhal Hirschman Index) </b>

Trong ngành ngân hàng nói riêng và các ngành cơng nghiệp khác nói chung, chỉ số HHI (Herfindhal Hirschman Index) được sử dụng để đo lường quy mô của doanh nghiệp / ngân hàng trong mối tương quan với toàn ngành. Đây là một chỉ báo về mức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành. Đối với ngành ngân hàng, HHI là thước đo sức mạnh thị trường và cạnh tranh trong các NHTM, được tính bằng tổng bình phương thị phần của các ngân hàng, cụ thể theo công thức:

𝐻𝐻𝐼<sub>𝑡</sub> = ∑ 𝑠<sub>𝑖𝑡</sub><sup>2</sup><small>𝑛</small>

<b>Chỉ số tập trung CR<small>k </small></b>

Chỉ số tập trung thị phần nhóm (Concentration ratio) là tổng thị phần của một nhóm ngân hàng có thị phần lớn nhất. Chỉ số này đánh giá mức độ tập trung thị phần xác định liệu có rơi vào nhóm một số ngân hàng hay khơng. Theo Wesman (2005), chỉ số này được tính tốn thông qua thị phần của k ngân hàng lớn nhất trên thị trường, cơng thức được tính như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small>12 </small>

𝐶𝑅<sub>𝑘</sub> = ∑ 𝑆<sub>𝑖</sub><small>𝑘</small>

Trong đó, 𝐶𝑅<sub>𝑘</sub> là chỉ số tập trung của k ngân hàng lớn nhất trong hệ thống, 𝑆<sub>𝑖</sub> là thị phần của ngân hàng lớn thứ i trong hệ thống, k là số lượng ngân hàng trong nhóm, k có thể là 3 hoặc 5 tùy vào trường hợp xác định CR3 hay CR5.

Dựa vào các mức độ tập trung, có thể phân loại thị trường thành các dạng như sau: (i) sức mạnh thị trường thấp nhất (cạnh tranh hoàn hảo) khi tỷ lệ tập trung là rất nhỏ; (ii) cạnh tranh một cách tương đối CR3<65%, nghĩa là mức độ tập trung của hệ thống ngân hàng ở mức trung bình; (iii) độc quyền nhóm (Oligopoly) hay có vị trí thống lĩnh thị trường nếu CR3>65%, thể hiện mức tập độ tập trung thị trường cao, sức mạnh thị trường ở mức tương đối; (iv) độc quyền khi CR1 xấp xỉ 100% (một ngân hàng chiếm toàn bộ thị trường). Như vậy, có thể thấy, chỉ số CRk càng cao thể hiện mức độ tập trung thị trường càng lớn và sức mạnh thị trường sẽ tập trung tại nhóm ngân hàng này. Ngược lại, nếu chỉ số CRk càng thấp chứng tỏ hệ thống ngân hàng khơng có sự tập trung lớn, lúc này cạnh tranh sẽ gia tăng và sức mạnh thị trường sẽ suy yếu.

<b>2.2. ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP 2.2.1. Khái niệm </b>

Về khái niệm đa dạng hóa, theo từ điển Oxford thì đa dạng hóa là việc phát triển nhiều loại sản phẩm, sở thích, kỹ năng,… để thành cơng hoặc giảm rủi ro<small>1</small>. Một vài nghiên cứu cho rằng đa dạng hóa thu nhập bản chất là sự gia tăng của các nguồn thu nhập với tỷ trọng cân bằng từ các nguồn khác nhau (Wan, Li, Wang, Liu, & Chen (2016). Tuy nhiên, trong ngành ngân hàng thì đa dạng hóa thu nhập được thể hiện rõ ràng về tỷ trọng nguồn thu nhập phi lãi trong tổng thu nhập (Rose & Hudgins, 2013), bởi lẽ nguồn thu truyền thống và chủ yếu của ngân hàng là thu nhập lãi. Đồng thời, Elsas, Hackethal, & Holzhäuser (2010) nêu ra NHTM thường chuyển từ các dịch vụ kinh doanh truyền thống sang các hoạt động thu phí để đa dạng hóa thu nhập. Sau khi nguồn thu nhập từ phí đi vào ổn định, họ sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phi truyền thống khác để gia tăng tỷ trọng thu nhập phi lãi trong tổng thu nhập hoạt động.

<small>1 Truy cập tại ngày 09/05/2021 lúc 10h30 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<small>13 </small>

Như vậy, có thể hiểu đối với ngành ngân hàng thì đa dạng hóa thu nhập là việc các ngân hàng đa dạng hóa các nguồn thu phi lãi từ các khoản phí, hoa hồng, và từ các hoạt động cung ứng dịch vụ tài chính khác bên cạnh nguồn thu truyền thống là thu lãi từ tín dụng

<b>2.2.3. Cách đo lường </b>

Để đo lường đa dạng hóa thu nhập đối với các ngân hàng, một vài nghiên cứu sử dụng chỉ số Herfindahl-Hirshman (Herfindahl-Hirshman Index- HHI) nhằm đo lường mức độ tập trung thu nhập của từng ngân hàng (Mercieca, Schaeck, & Wolfe, 2007), (Kevin J Stiroh, 2004). Hoạt động đa dạng hoá thu nhập của ngân hàng dựa trên cơ cấu thu nhập từ lãi và ngoài lãi. Nếu một ngân hàng có nguồn thu chỉ từ thu lãi thì được gọi là tập trung, nếu một ngân hàng có nguồn thu cả từ lãi và ngồi lãi thì được gọi là đa dạng hoá. Chỉ số HHI, là chỉ số đo lường sự thay đổi trong thu nhập của ngân hàng (Elsas & ctg., 2010), (Sanya & Wolfe, 2011). Theo các tác giả này, HHI được tính theo cơng thức sau:

<b>HHI<small>inc</small>=(NON/NI)<sup>2</sup>+ (NET/NI)<sup>2</sup></b>

Với NON: Thu nhập thuần ngoài lãi; NET: Thu nhập lãi thuần; NI: Thu nhập hoạt động ròng.

Trong đó:

Thu nhập lãi thuần = Thu nhập từ lãi – Chi phí lãi

Thu nhập thuần ngồi lãi = Thu nhập ngồi lãi – Chi phí ngồi lãi NI = NON + NET.

Khi các khoản thu nhập có giá trị bất kỳ (dương khi thu nhập lớn hơn chi phí, hoặc âm khi thu nhập khơng đủ bù đắp chi phí) thì HHI có giá trị từ 0.5 trở lên. Trong đó, khi HHI bằng 0.5 nghĩa là NHTM đa dạng hóa hồn tồn, với giá trị HHI càng cao NHTM có mức độ đa dạng hóa thu nhập càng thấp.

<b>2.3. ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG 2.3.1. Khái niệm </b>

Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu đề cập về ổn định ngân hàng, song vẫn chưa có một sự đồng thuận chung cho khái niệm này. Khi nghiên cứu về ổn định ngân hàng, các nghiên cứu thường phân tích qua hai khía cạnh ổn định tài chính trong lĩnh vực ngân hàng, hoặc bất ổn ngân hàng như là một trạng thái ngược của ổn định ngân hàng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<small>14 </small>

Với hướng tiếp cận thứ nhất, theo FED (2021), ổn định tài chính là trạng thái mà các tổ chức tài chính có thể hoạt động tốt trong cả điều kiện nền kinh tế thuận lợi và không thuận lợi, đồng thời có thể hấp thụ tất cả các cú sốc trong nền kinh tế của một quốc gia<small>2</small>. Theo quan điểm của NHTW Úc, ổn định tài chính là trạng thái mà các trung gian cũng như thị trường có khả năng phân bổ tốt các luồng vốn giữa tiết kiệm và đầu tư, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. NHTW Anh cho biết ổn định tài chính là việc xác định rủi ro trong hệ thống và các hành động để giảm thiểu các rủi ro này (Kim & Mehrotra, 2017). Theo Crockett (1997), ổn định của các tổ chức tài chính là sự vắng bóng những căng thẳng có nguy cơ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. Large (2003) coi sự ổn định tài chính là duy trì niềm tin vào hệ thống tài chính. Các mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính có thể liên quan đến các cú sốc và lan rộng ra ảnh hưởng đến tính thanh khoản và sự nghi ngờ của các đối tác với tổ chức tài chính. Padoa-Schioppa (2003) đã định nghĩa ổn định tài chính là điều kiện mà hệ thống tài chính có thể chống lại các cú sốc và vẫn có thể thực hiện chức năng giao dịch cũng như chuyển vốn từ tiết kiệm sang đầu tư các hoạt động khác. Duisenberg (2001) đã so sánh ổn định tài chính với ổn định tiền tệ. Trong khi ổn định tiền tệ là sự phản ánh tình hình bền vững của giá cả tổng thể thì ổn định tài chính là khó xác định. Nói chung, ổn định tài chính là ổn định và hoạt động thường xuyên của các yếu tố hoặc thành phần đóng góp vào hệ thống tài chính.

Đối với hệ thống ngân hàng, Theo Deutsche Bundesbank (2003)<small>3</small>, ổn định của hệ thống ngân hàng là trạng thái trong đó hệ thống ngân hàng thực hiện hiệu quả vai trò kinh tế chủ chốt và các chức năng, chẳng hạn như phân bổ nguồn lực và phân tán rủi ro.Quynh (2020) cho rằng, ổn định ngân hàng là trạng thái mà các ngân hàng có thể vận hành trơn tru, thực hiện tốt các chức năng, hiệu quả hoạt động và có khả năng chịu các cú sốc từ mơi trường bên ngồi và bản thân các ngân hàng này không gây ra các cú sốc ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.

<small>2 Truy cập tại website 3 Truy cập tại </small>

<small>stability-data.pdf, ngày 15/05/2021. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<small> </small>

Ở khía cạnh bất ổn ngân hàng, bất ổn ngân hàng có thể xảy ra từ hai nguyên nhân (i) lo ngại về khả năng thanh toán ngân hàng, các khách hàng lớn và tổ chức tài chính có xu hướng rút tiền gửi trước hạn khiến ngân hàng phải thanh lý tài sản ở trạng thái thua lỗ; hoặc do nợ xấu quá nhiều ảnh hưởng đến khả năng thanh toán ngân hàng (Ngalawa, Tchana, & Viegi, 2016). Theo Lai (2002), khủng hoảng thanh toán bắt nguồn từ nhu cầu thanh toán ngắn hạn vượt quá dự trữ tài sản thanh toán cao, phát sinh từ tình trạng mất cân đối trên bảng cân đối kế toán là một trong những nguyên nhân dẫn đến bất ổn ngân hàng.

Như vậy, từ các tiếp cận trên, có thể hiểu ổn định ngân hàng là trạng thái hoạt động ổn định của các ngân hàng, trong đó các ngân hàng thực hiện đầy đủ các chức năng mà NHNN giao phó, giúp nền kinh tế luân chuyển vốn một cách hiệu quả. Đồng thời có khả năng hấp thụ các cú sốc từ nền kinh tế, bản thân ngân hàng không tạo ra các cú sốc tiêu cực gây hại cho nền kinh tế.

<b>2.3.2. Vai trò của ổn định ngân hàng </b>

Theo Hoa & Dân (2017), NHTM là trung gian thanh toán giữa NHTW và nền kinh tế, giữa các chủ thể trong nền kinh tế, giữa người thừa vốn và người thiếu vốn kinh doanh, giữa các chủ thể cần thanh toán tiền qua lại với nhau. Với cách tiếp cận này, có thể thấy NHTM chính là cầu nối về vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Do vậy, bất kỳ một sự gián đoạn nào trong hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng ảnh hưởng tới hoạt động của người dân. Ngoài ra, bằng chứng từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008-2009 tại các quốc gia như Mỹ, Tây Ban Nha cũng thấy rằng một trong những nguyên nhân xảy ra khủng hoảng nền kinh tế là do hiệu ứng domino của ngành ngân hàng. Do vậy, sự ổn định của ngân hàng là rất quan trọng, một mặt tạo ra môi trường làm việc kinh doanh thuận lợi, mặt khác bảo vệ khách hàng gửi tiền và vay tiền ngân hàng. Đồng thời việc các ngân hàng ổn định sẽ thúc đẩy sự ổn định của tồn hệ thống. Nhìn chung, vai trị của ổn định ngân hàng được thể hiện thông qua các khía cạnh sau:

<i><b>Phát huy tác dụng của chính sách tiền tệ </b></i>

Chính sách tiền tệ là một chính sách quan trọng của ngân hàng trung ương các quốc gia, chính sách điều hành và hỗ trợ giúp cho nền kinh tế đạt được những mục tiêu nhất định như tăng trưởng kinh tế, ổn định lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, tạo công ăn việc làm

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<small>16 </small>

cho dân cư trong xã hội, ổn định tỷ giá hối đoái, cải thiện cán cân vãng lai và cán cân vốn. Ngân hàng trung ương cần điều tiết lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế để đạt được những mục tiêu trên. Do đó ngân hàng trung ương cần có sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng thương mại trong quá trình tạo tiền đề để chính sách tiền tệ có hiệu quả, phát huy tác dụng, Do đó, ổn định hệ thống ngân hàng có vai trị quyết định trong việc áp dụng chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế.

<i><b>Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế </b></i>

Ngân hàng gắn liền với cuộc sống và hoạt động hàng ngày của mọi người trong xã hội. Tất cả các hoạt động như thanh tốn hóa đơn, tiết kiệm, mua nhà, tích lũy, đầu tư, vay nợ đều liên quan đến những giao dịch với ngân hàng. Hệ thống ngân hàng ổn định giúp tạo niềm tin cho dân cư trong xã hội trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng, đặc biêt là dịch vụ nhận tiền gửi và cấp tín dụng, qua đó ngân hàng phát huy được vai trị trung gian tài chính, trung gian dẫn vốn cho nền kinh tế. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp, những đơn vị cần hỗ trợ vốn để đẩy nhanh quá trình sản xuất kinh doanh và thúc đẩy chu trình ln chuyển vốn, qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, tăng khả năng cạnh tranh với các nền kinh tế khác trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng tương tác với nhau trong một mạng lưới quốc tế để cung cấp tài chính dịch vụ của họ ở nước ngoài và khách hàng trong nước. Các liên kết giữa các ngân hàng và thực tế là sự ổn định ngân hàng về cơ bản được dựa trên niềm tin của cơng chúng có nghĩa là các vấn đề của một ngân hàng này có thể dễ dàng lây lan sang các ngân hàng khác và lan sang thể chế. Bất kỳ sự gián đoạn lớn nào trong hoạt động ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội. Do đó, sự ổn định của ngân hàng là yếu tố quan trọng để giảm thiểu các tác động kinh tế và xã hội có thể phát sinh từ các vấn đề trong ngành ngân hàng.

Theo de Vries, Straetmans, & Hartmann (2007), một lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định của hệ thống tài chính là lĩnh vực ngân hàng. Các ngân hàng đóng vai trị trung tâm trong q trình tạo tiền và trong hệ thống thanh tốn. Hơn nữa, tín dụng ngân hàng là một yếu tố quan trọng trong việc cung cấp tài chính cho đầu tư và tăng trưởng. Trong lịch sử kinh tế, hệ thống ngân hàng có liên quan đến siêu lạm phát và suy thối. Do đó, để bảo tồn tiền tệ và tài chính sự ổn định của các ngân hàng trung ương và các cơ quan giám sát có mối quan tâm đặc biệt trong việc đánh giá sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<small>17 </small>

Ngoài ra, Jokipii & Monnin (2013) cho rằng, ổn định ngân hàng là động lực quan trọng để tăng trưởng GDP trong tương lai. Thật vậy, khi ngân hàng hoạt động ổn định, sẽ là tiền đề để các hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, từ đó tạo ra được nhiều cơ hội việc làm, nhiều ngành nghề mở rộng và phát triển, đời sống người dân được nâng cao. Nhờ vậy GDP ngày một tăng trưởng, lạm phát được kiềm chế. Kết quả ngày một nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trên đấu trường quốc tế

<b>2.3.3. Đo lường ổn định ngân hàng </b>

Ổn định ngân hàng thể hiện sự tương tác phức tạp giữa các khu vực trong hệ thống ngân hàng. Do vậy, để đo lường ổn định ngân hàng có nhiều quan điểm được đưa ra, như đo lường thông qua khoảng cách tới phá sản hoặc ngưỡng phá sản của các NHTM (John H Boyd & ctg., 2006), đo lường thông qua khung CAMEL hoặc bộ chỉ số lành mạnh tài chính theo chuẩn IMF… Tuy nhiên, trong các cách đo lường này, việc đo lường ổn định ngân hàng thông qua xác suất phá sản được các nghiên cứu áp dụng rộng rãi nhất. Trong đó chỉ số Z-score là chỉ số mà các học giả thường sử dụng để đại diện cho ổn định ngân hàng (Fang, Hasan, & Marton, 2014), (Abuzayed & ctg., 2018), (Amidu & Wolfe, 2013)…

Chỉ số Z-score được đề cập lần đầu bởi giáo sư Edward I. Altman, trường kinh doanh Leonard N.Sterm, thuộc trường Đại học New York vào năm 1968 dựa trên nghiên cứu công phu về số lượng lớn các doanh nghiệp tại Mỹ. Ban đầu giáo sư Altman sử dụng 22 chỉ tiêu tài chính khác nhau để tính Z-score, sau đó ông phát triển thêm và rút gọn còn sử dụng 5 chỉ tiêu để tính tốn, bao gồm (i) tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản (Working Capitals/Total Assets), (ii) tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (Retain Earnings/Total Assets), (iii) tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản (EBIT/Total Assets), (iv) Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ (Market Value of Total Equity/Book values of Total Liabilities), (v) tỷ số doanh số trên tổng tài sản (Sales/Total Assets).

Dựa trên mơ hình nghiên cứu này, đã có nhiều nghiên cứu sau này áp dụng Z-score để đánh giá rủi ro phá sản đối với các ngành nghề khác nhau. Trong đó, với ngành ngân hàng, John H. Boyd & Runkle (1993), Čihák & Hesse (2010) đề xuất tính xác suất phá sản của ngân hàng với công thức:

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<small>18 </small>

𝑍 − 𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒 = <sup>𝑘 + 𝜇</sup>𝜎

Với k được tính bằng (vốn chủ sở hữu và các khoản dự trữ) / tổng tài sản; μ là lợi nhuận trung bình / tổng tài sản; σ là độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tổng tài sản, chỉ tiêu này cho thấy mức biến động lợi nhuận của ngân hàng.

Từ công thức trên, Fernández & ctg. (2016), Abuzayed & ctg. (2018), Amidu & Wolfe (2013), Nguyen & ctg. (2012) đã phát triển và áp dụng cơng thức tính xác suất rủi ro phá sản của ngân hàng như sau:

𝑍 − 𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒<sub>𝑖𝑡</sub> =

Trong đó, 𝑅𝑂𝐴<sub>𝑖𝑡</sub> là suất sinh lời trên tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t; E/A<small>it</small> là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ngân hàng i trong năm t; 𝜎(𝑅𝑂𝐴)<sub>𝑖𝑡</sub> là độ lệch chuẩn của ROA tại ngân hàng i trong năm t. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ biến động thu nhập với khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng được tính bằng độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân trong một thời kỳ. Z-score càng lớn, nghĩa là mức độ biến động lợi nhuận càng thấp, hay rủi ro ngân hàng càng thấp đồng nghĩa với ổn định ngân hàng gia tăng.

<b>2.4. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG </b>

Để phân tích về tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng, nghiên cứu sử dụng các lý thuyết nền tảng sau đây:

<b>2.4.1. Lý thuyết sức mạnh thị trường (Market power theory) </b>

Theo Chortareas, Garza‐Garcia, & Girardone (2011), có hai hướng tiếp cận chính liên quan đến lý thuyết sức mạnh thị trường, gồm lý thuyết cấu trúc – hành vi – hiệu quả (structure – conduct – performance (SCP)) và lý thuyết sức mạnh thị trường tương đối (relative market power (RMP)). Trong đó, lý thuyết SCP được giới thiệu lần đầu bởi Chamberlin (1933) và sau này được phát triển bởi Bain (1951). Lý thuyết SCP ngụ ý cho rằng việc tập trung quá mức của các doanh nghiệp (ngân hàng) làm giảm sự cạnh tranh do có sự khuyến khích về hợp tác giữa các ngân hàng lớn trên thị trường (Chortareas & ctg., 2011). Van Hoose (2010) cho rằng, vì mức độ cạnh tranh thấp, nên các ngân hàng có khả

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<small>19 </small>

năng tập trung càng cao sẽ càng có nhiều khả năng thao túng thị trường bằng cách áp đặt lãi suất huy động thấp và lãi suất cho vay cao. Trong khi đó, lý thuyết RMP lại cho thấy, các doanh nghiệp có thị phần lớn và sản phẩm khác biệt sẽ hoạt động hiệu quả và có thể kiếm được lợi nhuận nhiều hơn (Chortareas & ctg., 2011). Tóm lại, với lý thuyết sức mạnh thị trường, doanh nghiệp (ngân hàng) có thị phần lớn, hiệu quả hoạt động sẽ gia tăng, từ đó gia tăng ổn định ngân hàng.

<b>2.4.2. Lý thuyết cấu trúc hiệu quả (Efficient structure theory) </b>

Demsetz (1973) là nghiên cứu đầu tiên về lý thuyết cấu trúc hiệu quả, lý thuyết này cho rằng các ngân hàng hoạt động hiệu quả có khả năng giành được cả thị phần và lợi nhuận cao. Allen N Berger (1995) nhấn mạnh sự cần thiết phải có các biện pháp về hiệu quả sản xuất ước tính trong mơ hình nghiên cứu về sức mạnh thị trường đối với hiệu quả ngân hàng. Tác giả đề ra hai giả thiết trong lý thuyết cấu trúc hiệu quả gồm: giả thuyết hiệu quả X (X-efficiency) và giả thuyết hiệu quả theo quy mô (scale efficiency – ESS). Với giả thuyết hiệu quả X, thâu tóm và sáp nhập là kết quả của việc tối thiểu hóa chi phí, các ngân hàng có khả năng giảm giá sản phẩm, dịch vụ để có thể thu hút thêm khách hàng, từ đó đạt thị phần lớn và lợi nhuận cao (Al-Muharrami & Matthews, 2009). Giả thuyết hiệu quả theo quy mô chỉ ra các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng lớn có chi phí sản xuất thấp, nhờ đó có khả năng gia tăng lợi nhuận, đảm bảo duy trì ổn định ngân hàng. Tóm lại, lý thuyết cấu trúc hiệu quả cho rằng, tính ổn định hay hiệu quả của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ các yếu tố nội bộ (khả năng quản trị) của doanh nghiệp. Do vậy, trong nghiên cứu này, ngoài việc xem xét tác động của các yếu tố bên ngoài như các yếu tố về nền kinh tế vĩ mô, nghiên cứu cịn phân tích cả các yếu tố bên trong tác động đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam.

<b>2.4.3. Lý thuyết cuộc sống tĩnh lặng (The Quiet Life Hypothesis) </b>

Trái ngược với lý thuyết cấu trúc – hành vi – hiệu quả, lý thuyết cuộc sống tĩnh lặng (The Quite Life Hypothesis – QL) được Hicks (1935) đề xuất cho rằng, khi một nhà quản lý hoạt động trong một mơi trường khơng có cạnh tranh thì họ sẽ khơng có động lực để tối ưu hóa kết quả hoạt động kinh doanh, bởi họ không gặp bất kỳ một rủi ro nào đến từ đối thủ cạnh tranh. Công việc của họ được ví như một “cuộc sống tĩnh lặng / bình yên”. Với lý thuyết này, một số tác giả ủng hộ cho rằng, khi sức mạnh thị trường tập trung vào một số ít các ngân hàng thì họ càng có khả năng đưa ra mức giá vượt xa chi phí cận biên để gia tăng

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<small>20 </small>

lợi nhuận. Mặc dù vậy, nếu thực hiện hành động này trong dài hạn, ngân hàng có thể đối mặt với tình trạng giảm lượng khách hàng và gia tăng mức độ bất ổn ngân hàng. Đồng thời, để duy trì và tạo ra sức mạnh thị trường, các nhà quản lý ngân hàng có thể sẽ tiêu tốn khá nhiều nguồn lực, điều này sẽ khiến chi phí tăng và lợi nhuận giảm. Vì vậy, tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa sức mạnh thị trường và ổn định ngân hàng, nghĩa là sức mạnh thị trường càng thấp, hay cạnh tranh càng cao thì ngân hàng hoạt động càng ổn định. Lý thuyết này ủng hộ quan điểm “cạnh tranh - ổn định”.

<b>2.4.4. Lý thuyết về đa dạng hóa thu nhập </b>

Hiện nay, có hai trường phái về tác động của đa đạng hóa đến ổn định ngân hàng. Trường phái thứ nhất cho rằng, đa dạng hóa có thể giúp các ngân hàng giảm nguy cơ phá sản. Theo Haugen & Haugen (2001), đa dạng hóa sẽ giúp các ngân hàng giảm nguy cơ phá sản do ngân hàng đã phân bổ nguồn lực cho các sản phẩm khác nhau. Klein and Saidenberg (2010) cũng cho rằng, đa dạng hóa thu nhập làm giảm tổng rủi ro của ngân hàng. Ngoài ra, các nghiên cứu của Nguyen & ctg. (2012), Deng, Elyasiani & Jia (2013) cho rằng đa dạng hóa có quan hệ tích cực đến ổn định ngân hàng.

Trường phái thứ hai cho rằng, các ngân hàng nên tập trung phát triển ở một loại hình sản phẩm, dịch vụ hơn là da dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Kết quả nghiên cứu của Abuzayed & ctg. (2018) cho rằng, da dạng hóa sản phẩm không làm tăng ổn định của các ngân hàng tại các quốc gia vùng Vịnh. DeYoung & Roland (2001) cho rằng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ làm tăng biến động lợi nhuận của ngân hàng vì (i) các ngân hàng phải đổi mặt với sự cạnh tranh cao, chi phí thơng tin thấp và nhu cầu kém ổn định; (ii) khi mở rộng các sản phẩm dịch vụ dựa trên phí có thể u cầu ngân hàng phải thuê thêm đầu vào lao động cố định, điều này làm tăng đòn bẩy hoạt động của ngân hàng; (iii) hoạt động kinh doanh các dịch vụ có tính phí, đơi khi sẽ u cầu ngân hàng phải phân bổ vốn cho các hoạt động này, việc thiếu một yêu cầu về vốn pháp định cho thấy mức độ địn bẩy tài chính cao hơn, và do đó biến động thu nhập cao hơn đối với các ngành nghề kinh doanh này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<small>21 </small>

<b>2.5. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC </b>

<b>2.5.1. Tổng quan các nghiên cứu về tác động của sức mạnh thị trường đến ổn định ngân hàng </b>

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, sự ổn định ngân hàng chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có sức mạnh thị trường. Tuy nhiên khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa sức mạnh thị trường và ổn định ngân hàng, kết quả của các nghiên cứu vẫn chưa có sự thống nhất chung. Dù vậy, có hai quan điểm chính về sức mạnh thị trường và ổn định ngân hàng, bao gồm (1) cạnh tranh – dễ vỡ (competition – fragility view) và (2) cạnh tranh - ổn định (competition – stability view). Với quan điểm thứ nhất, các nghiên cứu cho rằng khi sức mạnh thị trường của ngân hàng càng lớn nghĩa là mức độ cạnh tranh của ngân hàng càng thấp thì sự ổn định của các NHTM càng gia tăng. Trong khi quan điểm thứ hai lại chỉ ra khi sức mạnh thị trường càng thấp, hay cạnh tranh ngân hàng càng mạnh mẽ thì sự ổn định của các ngân hàng lại càng cao.

Theo quan điểm thứ nhất “cạnh tranh – dễ vỡ”, có sự đánh đổi giữa sự ổn định của ngân hàng và cạnh tranh nghĩa là cạnh tranh làm giảm sự ổn định của ngân hàng. Khi sức mạnh thị trường của ngân hàng càng thấp, nghĩa là mức độ cạnh tranh của ngân hàng càng cao thì sự ổn định của các NHTM càng giảm. Thật vậy, thị trường càng cạnh tranh, các ngân hàng càng ít sự độc quyền hơn và càng chịu nhiều rủi ro do tài sản tăng lên, và một số ngân hàng bị giảm lợi nhuận, hệ số an toàn vốn và vốn điều lệ. Do đó, các ngân hàng ít có khả năng chống chọi với những cú sốc mạnh về cung hoặc cầu (Allen & Gale, 2004), (Keeley, 1990). Petersen & Rajan (1995) nhận thấy rằng sức mạnh thị trường có thể giúp ngân hàng giải quyết các vấn đề về thông tin bất cân xứng và phát triển mối quan hệ cho vay với các công ty khác. Các nghiên cứu của Phan, Anwar, Alex&er, & Phan (2019), Dam, Escrihuela-Villar, & Sánchez-Pagés (2015), Nguyen & ctg. (2012), Ariss (2010), Allen & Gale (2004), Keeley (1990) đều ủng hộ cho quan điểm cạnh tranh sẽ dẫn tới sự bất ổn định trong ngân hàng.

Trong khi quan điểm thứ hai “cạnh tranh - ổn định”, cho rằng khi sức mạnh thị trường càng thấp, hay cạnh tranh càng mạnh mẽ, sẽ tăng cường sự ổn định trong ngành ngân hàng (Noman, Gee, & Isa, 2017), (Fiordelisi & Mare, 2014), (Soedarmono & ctg., 2011), (Brown & Dinỗ, 2011) v (John H Boyd & De Nicolo, 2005). Quan điểm này được hỗ trợ bởi cả

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<small>22 </small>

bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm gần đây (Fiordelisi & Mare, 2014). Dựa trên lý thuyết “quá lớn để sụp đổ” (too big to fail), các ngân hàng lớn thường có được sự hỗ trợ của chính phủ, có thể gây ra rủi ro đạo đức và thúc đẩy hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng này, do đó gây ra sự mong manh về tài chính (Beck, De Jonghe, & Schepens, 2013), (Brown & Dinỗ, 2011), (Demirgỹỗ-Kunt & Huizinga, 2013). Theo nghiên cứu của Caminal & Matutes (2002), khi các ngân hàng có sức mạnh thị trường lớn hơn, họ có thể đối mặt với tình trạng mất khả năng thanh tốn thường xun hơn do phải chịu chi phí giám sát và chấp nhận rủi ro tổng thể hoặc danh mục cho vay có liên quan đến rủi ro o c. Beck, Demirgỹỗ-Kunt, & Maksimovic (2004) cho rằng những trở ngại về tài chính càng gia tăng khi mức độ tập trung của khu vực cao hơn và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của ngân hàng. John H Boyd & De Nicolo (2005) cho rằng các ngân hàng sẽ trở nên rủi ro hơn khi mức độ tập trung cao. Goetz (2018) cho rằng cạnh tranh làm tăng tính ổn định ngân hàng, vì nó cải thiện đáng kể lợi nhuận và chất lượng tài sản của ngân hàng .

Một số nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng về mối quan hệ phức tạp giữa cạnh tranh và ổn định. Kick & Prieto (2015), Fu & ctg. (2014), Jeon & Lim (2013), Caminal & Matutes (2002) chỉ ra mối quan hệ phức tạp giữa sức mạnh thị trường và thất bại ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các ngân hàng có sức mạnh thị trường lớn hơn có xác suất thất bại cao hơn khi người đi vay của ngân hàng đối mặt với vấn đề rủi ro đạo đức. Tuy nhiên, các lựa chọn dự án tùy thuộc vào cấu trúc thị trường có thể dẫn đến thất bại ngân hàng. Do đó, kết quả nghiên cứu của các tác giả trên đã hỗ trợ cho mối liên hệ thực tế không rõ ràng giữa sức mạnh thị trường và sự mong manh tài chính. Kick & Prieto (2015) đã chỉ ra rằng có mối quan hệ khác nhau giữa cạnh tranh và rủi ro ngân hàng khi sử dụng các biện pháp cạnh tranh khác nhau. Sức mạnh thị trường được đo lường bằng chỉ số Lerner được điều chỉnh theo hiệu quả có tương quan âm đến tình trạng khó khăn của ngân hàng. Tuy nhiên, sự gia tăng cạnh tranh của ngân hàng có xu hướng làm giảm rủi ro của ngân hàng khi thị phần và chỉ báo Boone<small>4</small> được sử dụng. Jeon & Lim (2013) đã phát hiện ra sự khác biệt

<small>4 thước đo về cường độ cạnh tranh được Boone đưa ra năm 2008 và được tính là hệ số co giãn của lợi nhuận so với chi phí cận biên. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<small>23 </small>

trong mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng phụ thuộc vào các đặc trưng của ngân hàng. Mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định là phi tuyến tính đối với các ngân hàng thương mại nhưng cạnh tranh lại có ảnh hưởng tích cực đến sự ổn định của các ngân hàng tiết kiệm. Liu, Molyneux, & Nguyen (2012) còn cho thấy có một mối quan hệ hình chữ U ngược tồn tại giữa cạnh tranh và ổn định của các ngân hàng trong khu vực Châu Âu giai đoạn 2000 - 2008. Sự cạnh tranh và sự tập trung có thể đồng thời khuyến khích sự ổn định hoặc đổ vỡ (Liu & ctg., 2012). Allen N. Berger, Klapper, & Turk-Ariss (2009) cho rằng sức mạnh thị trường có thể làm giảm rủi ro tổng hợp, nhưng sự tập trung ngân hàng có thể dẫn đến nhiều rủi ro trong danh mục cho vay. Các nghiên cứu của Martinez-Miera & Repullo (2010), Jiménez & ctg. (2013), Liu & ctg. (2012) cho rằng tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa cạnh tranh ngân hàng và chấp nhận rủi ro trên thị trường cho vay của ngân hàng. Trong một thị trường tập trung cao độ, nhiều cạnh tranh hơn sẽ tăng cường sự ổn định. Tuy nhiên, cạnh tranh cao có thể dẫn đến sự mong manh dễ vỡ trong lĩnh vực ngân hàng cạnh tranh.

Liên quan đến chủ đề nghiên cứu này, tại Châu Á tồn tại một số nghiên cứu cho ra kết quả trái ngược nhau. Dựa trên quan điểm “cạnh tranh – dễ vỡ”, nghiên cứu của Phan & ctg. (2019) ủng hộ cho quan điểm này, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng cạnh tranh có thể có tác động tiêu cực đến sự ổn định của ngân hàng. Nói cách khác, sự gia tăng cạnh tranh giữa các ngân hàng khu vực Đông Á (Trung Quốc, Hồng Kông, Malaysia và Việt Nam) có thể làm giảm tính ổn định của các ngân hàng này trong giai đoạn 2004 – 2014. Những phát hiện này của Phan & ctg. (2019) ủng hộ mạnh mẽ quan điểm “cạnh tranh – dễ vỡ”, cho rằng các ngân hàng có sức mạnh thị trường lớn hơn thì ổn định hơn. Kết quả nghiên cứu khơng chỉ nêu bật mối tương quan thuận giữa các chỉ số Lerner và sự ổn định của ngân hàng mà còn cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ tập trung và sự ổn định của ngân hàng. Một chiến lược để ổn định khu vực ngân hàng là khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sáp nhập các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ. Việc sáp nhập các ngân hàng nhỏ hơn với các ngân hàng mạnh cũng có thể cải thiện hoạt động tài chính của khu vực ngân hàng. Tuy nhiên, để ngăn chặn sự tập trung quá mức trong lĩnh vực ngân hàng, các cơ quan quản lý sẽ cần phải thận trọng trong việc hợp nhất. Ngồi ra, có thể cần một số rào cản gia nhập nhất định như yêu cầu về vốn tối thiểu để thúc đẩy sự lành mạnh về tài chính.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<small>24 </small>

Tan & Anchor (2017) sử dụng GMM và chỉ số Lerner được điều chỉnh hiệu quả để xem xét tác động của cạnh tranh lên ổn định ngân hàng ở Trung Quốc giai đoạn 2003 – 2013 đã chỉ ra các mối quan hệ hỗn hợp giữa cạnh tranh và sự ổn định ngân hàng thông qua các bằng chứng cho thấy cạnh tranh cao có ảnh hưởng tích cực đến rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro vốn, nhưng có liên quan tiêu cực đến rủi ro mất khả năng thanh toán. Fu & ctg. (2014) cho thấy rằng sự tập trung cao hơn sẽ thúc đẩy sự mong manh về tài chính, đồng thời các rào cản gia nhập khó khăn hơn có thể có lợi cho sự ổn định của ngân hàng, trong khi các chương trình bảo hiểm tiền gửi mạnh mẽ hơn có liên quan đến tính mong manh đối với 14 ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương giai đoạn 2003 – 2010. Ariss (2010) ủng hộ quan điểm truyền thống khi cho rằng gia tăng cạnh tranh có thể làm suy yếu sự ổn định của ngân hàng và có thể có những tác động đáng kể đối với các hệ thống ngân hàng đang căng thẳng trong các nền kinh tế đang phát triển. Allen & Gale (2004) cho rằng cạnh tranh tăng có thể tốt cho hiệu quả, nhưng không tốt cho sự ổn định tài chính.

Ngược lại, dựa trên quan điểm cạnh tranh - ổn định, Islam, Ebenezer, Sobhani, & Shahriar (2020) đã hỗ trợ cho quan điểm này bằng cách sử dụng SGMM để phân tích tác động của cạnh tranh đến sự ổn định của các NHTM Đông Nam Á và gợi ý rằng các ngân hàng trong các thị trường cạnh tranh hơn duy trì tỷ lệ vốn cao hơn để được có khả năng hấp thụ những tổn thất bất ngờ. Noman & ctg. (2017) sử dụng GMM để kiểm tra tác động của cạnh tranh đối với sự ổn định của ngân hàng ở các nước ASEAN-5 trong giai đoạn 1990 – 2014 và nhận thấy rằng cạnh tranh giúp tăng cường sự ổn định của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu ủng hộ mạnh mẽ cho quan điểm cạnh tranh - ổn định. Louati & Boujelbene (2015) thông qua việc hồi quy chỉ số cạnh tranh Lerner và áp dụng phương pháp cận biên ngẫu nhiên trên chỉ báo Z-score đã chỉ ra rằng các ngân hàng Hồi giáo cạnh tranh hơn sẽ trở nên ổn định hơn trong giai đoạn 2005 – 2012. Nghiên cứu của Soedarmono, Machrouh, & Tarazi (2013) dựa trên một loạt các ngân hàng ở Châu Á trong giai đoạn 1994 – 2009 đã nhận thấy rằng các ngân hàng có sức mạnh thị trường cao hơn có thể sẽ chấp nhận rủi ro nhiều hơn và đối mặt với rủi ro mất khả năng thanh toán lớn hơn. Tuy nhiên, trong các giai đoạn khủng hoảng, cụ thể là cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997 đã ảnh hưởng trực tiếp đến các ngân hàng Châu Á, sức mạnh thị trường trong lĩnh vực ngân hàng có tác động ổn định.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<small>25 </small>

Liu & ctg. (2012) cho thấy cạnh tranh cao hơn làm giảm hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng ở bốn quốc gia Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam) giai đoạn 1998 - 2008. Họ cũng phát hiện ra rằng cạnh tranh và tập trung có thể xảy ra cùng nhau và tác động cùng chiều đến sự ổn định của ngân hàng. Soedarmono & ctg. (2011) cũng ủng hộ quan điểm cạnh tranh dẫn tới sự ổn định đối với việc nghiên cứu 12 ngân hàng Châu Á sau cuộc khủng hoảng năm 1997. Nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn 2001 - 2007, cho thấy các ngân hàng có sức mạnh thị trường lớn hơn dễ dẫn đến bất ổn hơn. Tuy nhiên, mối quan hệ này phụ thuộc vào môi trường kinh tế. Tăng trưởng kinh tế cao hơn góp phần trung hịa việc chấp nhận rủi ro lớn hơn.

Như vậy, thơng qua các nghiên cứu trên, có thể thấy rằng mối quan hệ giữa sức mạnh thị trường và ổn định ngân hàng vẫn còn nhiều sự tranh cãi, đặc biệt là tại các quốc gia có điều kiện kinh tế khác nhau. Do vậy, nghiên cứu cần thực hiện để xác nhận lại mối quan hệ này giữa các NHTM Việt Nam trong thời gian qua để có những khuyến nghị chính sách phù hợp nhằm gia tăng ổn định ngân hàng.

<b>2.5.2. Tổng quan các nghiên cứu về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng </b>

Cho đến nay, đã có nhiều bài viết nghiên cứu về mối quan hệ giữa đa dạng hóa và sự ổn định của hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên có những nghiên cứu cho rằng đa dạng hóa tác động cùng chiều đến sự ổn định của hoạt động ngân hàng, có những nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ này là ngược chiều.

Theo quan điểm truyền thống, một số nghiên cứu cho rằng, đa dạng hóa thu nhập thực sự mang lại lợi ích cho các NHTM. Bởi lẽ bản chất của hoạt động tín dụng ln tiềm ẩn rủi ro, do đó, các ngân hàng cần phải đa dạng hóa nguồn thu, nhất là các nguồn thu từ hoạt động phi lãi như phí dịch vụ, hoa hồng, … So với thu nhập từ lãi, nguồn thu từ hoạt động phi lãi dường như ổn định hơn nên rủi ro ngân hàng sẽ giảm xuống (DeYoung & Roland, 2001). Cùng quan điểm này, Meslier, Tacneng, & Tarazi (2014) khi phân tích tác động của đa dạng hóa thu nhập đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Philippines. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, không giống như các quốc gia phương Tây, sự chuyển hướng sang hoạt động phi lãi của các ngân hàng Philippines đã làm tăng lợi nhuận và lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro của ngân hàng, đặc biệt là khi các ngân hàng tham gia nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>26 </small>

chứng khốn của Chính phủ. Ngồi ra, khi xem xét về môi trường thể chế và pháp lý ủng hộ các khoản vay của doanh nghiệp SMEs, các tác giả thấy rằng hoạt động phi lãi có lợi cho các ngân hàng có rủi ro thấp đối với các doanh nghiệp SMEs. Cũng chủ đề nghiên cứu này, Meslier, Morgan, Samolyk, & Tarazi (2016) thực hiện nghiên cứu đo lường tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng ở các nền kinh tế mới nổi. Kết quả nhấn mạnh khi các ngân hàng chuyển đổi sang hoạt động phi lãi sẽ làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng và điều chỉnh giảm rủi ro, đặc biệt khi ngân hàng tiếp cận với các doanh nghiệp nhỏ. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng gia tăng thu nhập khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Nghiên cứu trên cũng gợi ý định hướng về mặt chính sách nhằm thúc đẩy đa dạng hóa, giảm thiểu rủi ro, tăng cường chính sách cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Khi xem xét mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập với hiệu quả hoạt động ngân hàng, sử dụng mẫu dữ liệu của 29 quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn 1995-2009 với tổng 2,372 ngân hàng, Lee, Hsieh, & Yang (2014) đã chỉ ra, hiệu quả ngân hàng được gia tăng thơng qua hoạt động đa dạng hóa. Kevin J Stiroh (2004) khi đánh giá các lợi ích của việc đa dạng hóa đối với ngành ngân hàng tại Mỹ cho rằng, để có được sự đa dạng hóa trong thu nhập, các ngân hàng Mỹ phải thay đổi liên tục sang các hoạt động thu phí, doanh thu giao dịch và các thu nhập phi lãi khác. Đa dạng hóa các nguồn thu kể trên giúp các ngân hàng giảm chi phí hoạt động cũng như chia sẻ các yếu tố đầu vào, từ đó giúp tiết kiệm các chi phí tiềm năng và cải thiện lợi nhuận dẫn đến gia tăng ổn định tài chính.

Bên cạnh nghiên cứu trên, Deng, Elyasiani, & Jia (2013) khi phân tích các đặc điểm đa dạng hóa của các ngân hàng Hoa Kỳ đối với rủi ro ngân hàng trong giai đoạn từ năm 1994 đến 2009 thấy rằng sở hữu thể chế lớn hơn có sự đa dạng hóa tốt hơn giúp các ngân hàng Mỹ giảm rủi ro trong hoạt động. Sử dụng dữ liệu của các ngân hàng tại Đức trong giai đoạn 2000-2012, khi xem xét tác động của thu nhập phi lãi và rủi ro ngân hàng.

Saghi-Zedek (2016), khi xem xét mối quan hệ giữa đa dạng hóa sản phẩm và hiệu quả hoạt động của ngân hàng với tác động của cơ cấu sở hữu, tác giả đã sử dụng mẫu gồm các NHTM tại 17 quốc gia Tây Âu gồm Áo, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Irel&, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh trong giai đoạn từ 2002-2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các ngân hàng

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<small>27 </small>

có cổ đơng kiểm sốt là các tổ chức ngân hàng khác, các nhà đầu tư tổ chức và các công ty công nghiệp sẽ được hưởng lợi ích từ đa dạng hóa khi mà các NHTM này có suất sinh lời cao hơn, mức biến động thu nhập thấp hơn và giảm được rủi ro vỡ nợ.

Sanya & Wolfe (2011) nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập với hiệu quả hoạt động và rủi ro ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng gồm 226 ngân hàng niêm yết của 11 nền kinh tế mới nổi với phương pháp SGMM. Kết quả nghiên cứu chỉ ra đa dạng hóa chéo và trong cả các hoạt động tạo ra thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi sẽ giúp cải thiện lợi nhuận và giảm rủi ro mất khả năng thanh toán. Fang & ctg. (2014) khi nghiên cứu giai đoạn khủng hoảng 2007-2009 lại hoài nghi về việc liệu ngân hàng có gia tăng thu nhập từ đa dạng hóa phạm vi địa lý (Geographic diversification) hay khơng, mặc dù việc này đóng vai trị quan trọng đối với một số tập đoàn ngân hàng xuyên quốc gia. Hai tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu là 49 tập đoàn ngân hàng nhưng số liệu được lấy từ các cơng ty con của các tập đồn này ở các quốc gia khác nhau. Các công ty con được xem là tài sản của ngân hàng và thể hiện mức độ đa dạng hóa phạm vi địa lý. Kết quả nghiên cứu chỉ ra đa dạng hóa làm giảm thiểu rủi ro tín dụng, là loại rủi ro đáng kể nhất trong hoạt động ngân hàng.

Bên cạnh các nghiên cứu trên cho rằng đa dạng hóa giúp các NHTM gia tăng ổn định tài chính, cũng có quan điểm ngược lại cho rằng đa dạng hóa thu nhập khiến các NHTM gia tăng rủi ro mất khả năng thanh toán. Lý giải điều này, các nghiên cứu nêu quan điểm, thu nhập từ hoạt động cho vay có thể sẽ ổn định theo thời gian vì khách hàng thường có xu hướng ngại thay đổi quan hệ tín dụng, trong khi nguồn thu nhập ngồi lãi lại có thể biến động lớn vì ngân hàng có thể dễ dàng chuyển dịch từ hoạt động này sang hoạt động cho vay. Do đó, khi ngân hàng mở rộng hoạt động thu nhập ngoài lãi, đồng nghĩa với ngân hàng phải tăng chi phí cố định, dẫn đến tăng địn bẩy hoạt động và làm tăng rủi ro. Bên cạnh đó, các nguồn thu nhập từ các hoạt động phi truyền thống có mối tương quan với biến động lãi suất cũng khiến cho hoạt động đa dạng hóa khơng hiệu quả dẫn đến các nguy cơ tiềm ẩn cho bất ổn ngân hàng (DeYoung & Roland, 2001), (Kevin J. Stiroh & Rumble, 2006)

Đồng tình với quan điểm này, Abuzayed & ctg. (2018) khi phân tích tác động của đa dạng hóa đến ổn định ngân hàng tại các Ngân hàng hồi giáo và NHTM tại các quốc gia vùng Vịnh gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia, và United Arab of Emirates từ năm 1999 đến 2014. Sử dụng phương pháp ước lượng SGMM, kết quả nghiên cứu cho thấy có

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<small>28 </small>

mối quan hệ tiêu cực giữa đa dạng hóa và ổn định ngân hàng. Tuy vậy, lại tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập phi lãi và ổn định ngân hàng, trong đó các ngân hàng có thể giảm rủi ro khi mức độ đa dạng hóa cao hơn. Các NHTM thông thường gặp nhiều rủi ro hơn so với ngân hàng hồi giáo. Đồng thời, các yếu tố như chất lượng thể chế, các điều kiện kinh tế vĩ mô và các yếu tố đặc thù khác của ngân hàng thúc đẩy ổn định ngân hàng.

DeYoung & Roland (2001), nghiên cứu phân tích các biến động hàng quý về doanh thu và lợi nhuận tại 472 ngân hàng lớn và vừa từ năm 1988 đến 1995 tại Mỹ. Nghiên cứu chỉ ra ngân hàng trung bình trong mẫu giảm doanh thu lãi từ các hoạt động cho vay và thay thế các khoản thu này bằng tăng thu nhập phi lãi từ phí dịch vụ, thu nhập của ngân hàng dễ biến động hơn. Nghiên cứu giải thích rằng ngân hàng truyền thống cho vay là một hoạt động kinh doanh quan hệ — người đi vay và / hoặc người cho vay ổn định, do đó doanh thu từ hoạt động kinh doanh cho vay có thể sẽ ổn định theo thời gian. Hơn nữa, ngân hàng phải nắm giữ một số vốn tự có chống lại các khoản dư nợ cho vay làm giảm địn bẩy tài chính. Ngược lại, nhiều hoạt động dựa trên phí (ví dụ: quỹ tương hỗ, bán bảo hiểm có phí, kinh doanh thẻ) có mối quan hệ ngân hàng-khách hàng kém ổn định hơn, bởi vì chi phí thơng tin thấp và tính cạnh tranh cao. Cuối cùng, mức độ tổng đòn bẩy liên quan đến các hoạt động tính phí có thể tương đối cao do tỷ lệ chi phí cố định biến đổi cao và quy định về vốn đối với khách hàng tương đối thấp, thậm chí khách hàng khơng cần vốn đối ứng.

Hayden, Porath, & Westernhagen (2007) đã nghiên cứu trên mẫu là 983 ngân hàng tại Đức trong giai đoạn 1996 – 2002 sử dụng tài liệu là tập hồ sơ cho vay khách hàng cá nhân để tìm ra bằng chứng thực nghiệm, đa dạng hóa là một trong những nguyên dẫn đến việc giảm lợi nhuận ngân hàng ngay cả khi có sự kiểm sốt về rủi ro. Bằng chứng thực nghiệm của nghiên cứu cung cấp cho thấy rằng khơng có lợi ích hiệu suất gắn liền với đa dạng hóa vì mỗi loại đa dạng hóa có xu hướng giảm lợi nhuận của các ngân hàng. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng này thậm chí cịn tồn tại sau khi điều chỉnh rủi ro, ngụ ý rằng khơng có bằng chứng cho thấy các ngân hàng kiểm sốt rủi ro hồn trả hiệu quả. Hơn nữa, kết quả cho thấy tác động của đa dạng hóa phụ thuộc mạnh mẽ vào mức độ rủi ro của các ngân hàng. Tuy nhiên, trong trường hợp đa dạng hóa cơng nghiệp (chiến lược trong việc lựa chọn cấu trúc hoạt động thay đổi một loạt các hoạt động tạo ra doanh thu) thì đa dạng hóa cải thiện đáng kể lợi nhuận của các ngân hàng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<small>29 </small>

Nghiên cứu của Lepetit, Nys, Rous, & Tarazi (2008) khi phân tích mối quan hệ giữa rủi ro ngân hàng và đa dạng hóa sản phẩm trong thay đổi cấu trúc của ngành ngân hàng châu Âu trong giai đoạn 1996-2002. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng mở rộng sang các hoạt động thu nhập phi lãi có rủi ro hơn và rủi ro phá sản cao hơn so với các ngân hàng chủ yếu cung cấp các khoản cho vay. Tuy nhiên, xem xét các ảnh hưởng về quy mô và việc tách các hoạt động phi lãi suất thành hoạt động thương mại và hoạt động thu phí, hoa hồng, nghiên cứu cho thấy rằng đối với phần lớn các ngân hàng nhỏ mối liên hệ cùng chiều giữa rủi ro và hoạt động hoa hồng, phí. Tuy nhiên, nếu ngân hàng nhỏ có tỷ trọng hoạt động thương mại thì một số trường hợp rủi ro vỡ nợ giảm đi. Như vậy nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa rủi ro và đa dạng hóa sản phẩm được đo lường bằng cơ cấu thu nhập ngân hàng rõ rệt hơn đối với các ngân hàng nhỏ.

Allen N Berger, Hasan, Korhonen, & Zhou (2010) tìm ra đa dạng hóa làm giảm lợi nhuận, tăng chi phí và tăng rủi ro cho các ngân hàng khi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm 1449 các ngân hàng Nga giai đoạn 1996-2006. Bài báo này đặc biệt nghiên cứu mối quan hệ giữa các chiến lược đa dạng hóa và đánh đổi rủi ro hoàn vốn trong ngành ngân hàng Nga bằng phương pháp hồi quy OLS. Đa dạng hóa được đo lường theo bốn khía cạnh: cho vay, tiền gửi, tài sản và nợ. Nghiên cứu đánh giá tác động của chiến lược đa dạng hóa đối với hiệu quả hoạt động của công ty dựa trên khái niệm về nền kinh tế phân hóa được phát triển bởi Berger & ctg. (2010) và so sánh kết quả với chỉ số tập trung quy chuẩn hơn, chỉ số dựa trên tổng bình phương tỷ lệ danh mục đầu tư trong bốn tiêu thức phân loại. Đối với tất cả bốn khía cạnh, nghiên cứu nhận thấy rằng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng có xu hướng không liên quan đến chiến lược đa dạng hóa và tác động cận biên của các chỉ số trọng tâm đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng liên quan phi tuyến với mức độ rủi ro và tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Cụ thể, nghiên cứu nhận thấy rằng động thái ban đầu của ngân hàng theo hướng tập trung (từ chiến lược đa dạng hóa hồn tồn) có xu hướng tăng lợi nhuận của ngân hàng và giảm thiểu rủi ro, nhưng tác động có lợi của việc trở nên tập trung hơn có xu hướng bị đảo ngược khi vượt quá một ngưỡng nhất định. Điều này cho thấy rằng không phải các ngân hàng cứ đa dạng hóa là được mà cách thức, q trình đa dạng hóa diễn ra như thế nào, được quản lý ra sao để xác định liệu sẽ có lợi ích, năng suất hay rủi ro trong tương lai.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<small>30 </small>

Sử dụng dữ liệu tại Việt Nam, Ngoc Nguyen (2019) sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 2010-2018 bằng phương pháp GMM, kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời và khiến cho rủi ro của các NHTM Việt gia tăng. Tuy nhiên, đối với mẫu là các ngân hàng đã niêm yết trên sàn chứng khốn, đa dạng hóa thu nhập lại giúp cho các ngân hàng này gia tăng ổn định. Đồng thời nghiên cứu cũng cho rằng, thu nhập từ lãi vẫn là động lực để phát triển ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận. Tuy nhiên, khi mở rộng mẫu dữ liệu cho các quốc gia Nam Á. Thêm vào đó, khi nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận và rủi ro ngân hàng,

Võ Xuân Vinh & Mai (2015) sử dụng dữ liệu của 37 NHTM trong giai đoạn 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi các ngân hàng càng đa dạng hóa thu nhập, thì lợi nhuận thu được của họ càng cao. Tuy nhiên, nếu xem xét góc độ rủi ro, đa dạng hóa khiến các ngân hàng giảm lợi nhuận điều chỉnh rủi ro. Nghiên cứu cho rằng, tại Việt Nam đa dạng hóa thu nhập khơng mang lại lợi ích cho các NHTM.

2006-Tóm lại, liên quan đến chủ đề nghiên cứu về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến ổn định tài chính của các ngân hàng cho đến nay vẫn chưa cho ra một kết quả chung. Tồn tại hai luồng quan điểm (i) đa dạng hóa thu nhập mang lại lợi ích cho các NHTM tuy nhiên một số tác giả khác lại phản bác quan điểm này và đưa ra bằng chứng (ii) đa đạng hóa thu nhập là nguyên nhân khiến các NHTM gia tăng rủi ro.

<b>2.5.3. Tổng quan các nghiên cứu về tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng. </b>

Có thể thấy, các nghiên cứu về tác động của sức mạnh thị trường đến ổn định ngân hàng cũng như tác động của đa dạng hóa thị trường đến ổn định ngân hàng đã nhận được sự quan tâm của khá nhiều học giả. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra, khi ngân hàng vừa có sức mạnh thị trường, vừa đa dạng hóa thu nhập thì liệu có ổn định hơn khơng? Liên quan đến chủ đề nghiên cứu này, có thể kể đến một số nghiên cứu nước ngoài như nghiên cứu của Nguyen & ctg. (2012) khi xem xét tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng. Nghiên cứu thực hiện mẫu dữ liệu gồm 151 ngân hàng đang hoạt động tại bốn quốc gia Nam Á (Bangladesh, India, Pakistan & Sri Lanka) trong giai đoạn 1998-2008, bằng phương pháp GMM, nghiên cứu chỉ ra rằng các NHTM với sức mạnh thị trường lớn hơn, họ tập trung nhiều hơn vào các hoạt động thu lãi truyền thống. Tuy

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>2.6. KHE HỞ NGHIÊN CỨU </b>

Như vậy, thông qua việc khảo lược các nghiên cứu trước, có thể thấy liên quan đến chủ đề nghiên cứu về tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng, cho đến nay các nghiên cứu có đặc điểm như sau:

Một là, các nghiên cứu về tác động của sức mạnh thị trường hoặc cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, song các nghiên cứu này vẫn chưa đưa ra kết luận chung về mối quan hệ giữa sức mạnh thị trường và ổn định ngân hàng. Có nghiên cứu cho rằng, sức mạnh thị trường là tiền đề cho ổn định ngân hàng, nhưng một số nghiên cứu thực nghiệm khác lại đưa ra quan điểm trái chiều.

Hai là, các nghiên cứu về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng. Cũng như mối quan hệ giữa sức mạnh thị trường và ổn định ngân hàng, kết quả thực nghiệm về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng cịn nhiều tranh cãi. Có những nghiên cứu chỉ ra đa dạng hóa thu nhập giúp ngân hàng gia tăng ổn định, nhưng một số nghiên cứu khác lại cho rằng đa dạng hóa thu nhập là một trong những yếu tố khiến hoạt động của ngân hàng có nhiều rủi ro hơn.

Ba là, các nghiên cứu về tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng. Tuy nhiên các nghiên cứu này mới được thực hiện tại các quốc gia ngồi Việt Nam.

Do vậy, từ các khía cạnh phân tích trên, khoảng trống nghiên cứu của đề tài này là: Một là, nghiên cứu sẽ cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về vai trò của sức mạnh thị trường cũng như đa dạng hóa thu nhập trong việc duy trì ổn định ngân hàng tại Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Đề tài tập trung các khía cạnh nêu trên, một mặt cung cấp thêm các bằng chứng chuyên sâu về tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng tại một nền kinh tế đang phát triển là Việt Nam. Mặt khác, kết quả nghiên cứu giúp các nhà làm chính sách, nhà quản trị ngân hàng có những chính sách phù hợp để gia tăng ổn định ngân hàng tại Việt Nam, từ đó tạo động lực cho hoạt động nền kinh tế và gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 </b>

Trong chương 2, nhóm nghiên cứu đã trình bày cụ thể cơ sở lý thuyết về sức mạnh thị trường, đa dạng hóa thu nhập và ổn định ngân hàng. Đồng thời nghiên cứu cũng nêu một số lý thuyết nền tảng, tổng quan về các nghiên cứu đã phân tích về tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam để chỉ ra khoảng trống cho nghiên cứu và làm tiền đề để chương 3 xây dựng mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<small>33 </small>

<b>CHƯƠNG 3. </b>

<b>PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

Trên cơ sở phân tích lý thuyết và khảo lược các nghiên cứu trước trong chương 2, chương 3 đề tài trình bày về phương pháp, quy trình, mơ hình và mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu. Đồng thời trong chương này nghiên cứu cũng trình bày cách thu thập dữ liệu và sự phù hợp của kích thước mẫu.

Nội dung tiếp theo đề tài trình bày về phương pháp và quy trình được thực hiện trong nghiên cứu.

<b>3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

Để phân tích tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2008-2019, nghiên cứu sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện qua hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất, được thực hiện thông qua việc khảo lược, tổng hợp các nghiên cứu trước phân tích về tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng nhằm đề xuất các mơ hình nghiên cứu. Giai đoạn thứ hai, sau khi đã có kết quả phân tích định lượng, nghiên cứu thực hiện phân tích các kết quả nghiên cứu này dựa trên thực tiễn tại Việt Nam và có sự so sánh, đối chiếu với các nghiên cứu trước đây để chứng minh độ tin cậy về kết quả nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm lượng hóa các mơ hình nghiên cứu. Trong đề tài, nhóm tác giả áp dụng các kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng (panel data). Theo Abuzayed & ctg. (2018), các mơ hình nghiên cứu về kinh tế thường xảy ra hiện tượng nội sinh, hiện tượng này là nguyên nhân dẫn đến kết quả bị sai lệch (bias) khi áp dụng các ước lượng truyền thống như Pooled OLS, FEM, REM. Để khắc phục vấn đề này, Greene (2003) đề xuất sử dụng phương pháp ước lượng GMM do Blundell & Bond (1998) phát triển.

Ước lượng GMM có hai dạng thay thế lẫn nhau là GMM sai phân (Different GMM – DGMM) và GMM hệ thống (System GMM – SGMM). Cả hai phương pháp này đều được sử dụng cho các dữ liệu có t (thời gian) nhỏ và khơng gian (mẫu kích thước – N) lớn. Điểm

</div>

×